Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động công chứng ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.02 MB, 99 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Đề tài luận văn “Thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơngchứng ở địa phương” được thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2013. Luậnvăn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đãđược chỉ rõ nguồn gốc, có một số thơng tin thu thập từ thực tế ở địa phương,một số số liệu đã được phân tích, tổng hợp và xử lý với mục đích nghiên cứu

khoa học trong phạm vi đề tài luận văn.

<small>Tôi xin cam đoan:</small>

1. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hồn tồn trung thực và

có nguồn trích dân rõ ràng, đảm bảo.

<small>2. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này hồn tồn vì mục tiêu</small>khoa học, cơng hiến, khơng có mục đích vụ lợi hoặc làm sai lệch thơng tin ảnh

hưởng đến đường lơi chính trị của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

3. Cam kết đã nghiêm túc nghiên cứu, minh bach trong sử dụng thông tin,

không làm ảnh hưởng đến uy tín của bất cứ nhà nghiên cứu nào có liên quan đến

<small>đê tài của luận văn.</small>

Bắc Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2013<small>Học viên</small>

Nguyễn Thị Lê

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

- HDND Hội đồng nhân dân- UBND Ủy ban nhân dân- TP. Thành phó

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BAN VE THỰC HIỆN PHÁPLUAT VE XÃ HỘI HÓA HOAT ĐỘNG CONG CHUNG TẠI DIA

1.1. Khai niệm, đặc điểm và các hình thức thực hiện pháp luật về xã hội<small>Hữm, IigWF CLG, NR ETT sc cece some aman ese secs nantes oan me as. em 6</small>

1.1.1. Xã hội hóa hoạt động cơng chứng và pháp luật về xã hội hóa hoạt

<small>l[0ii500:1509010x:.088®7.a... 6</small>

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động

<small>cơng chứng tại dia phƯƠnE...-- --- c5 2 1331118351311 rree 27</small>

1.1.3. Các hình thức thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng

1.1.4. Trình tự thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng tại

<small>li ;800101i 52117777 ...Ả... 32</small>1.2. Vai trò của thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt đơng cơng chứng tại

<small>(OF. 0) 010K 0) ... 34</small>

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về xã hội hóa

<small>hoạt động công chứng tạo địa phương ...-- --‹-+s-s+++ss++ss+ssesss 2</small>

1.3.1. Chất lượng của hệ thống pháp luật công chứng và các hệ thống luậtcó liên quan như: Dân sự, đất đai, nhà ở, hộ tịch...----s-c-cscscsc: 35

<small>1.3.2. Trình độ, ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân tại địa phương.. 35</small>1.3.3. Các điều kiện và môi trường thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt<small>động cơng chứng tại dia phƯơng... ..- -- -cc + vx+seevrereeerrerrsee 36</small>KET LUẬN CHƯNG ...-- 22 SE E*EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkrree 39Chương 2: THUC TRẠNG THUC HIỆN PHAP LUAT VE XÃ HOI HĨAHOẠT ĐỘNG CƠNG CHỨNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNGCAO HIỆU LỰC, HIEU QUA THUC HIEN PHÁP LUẬT VE XÃ HỘIHĨA HOẠT CƠNG CƠNG CHỨNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIAI<small>DOAN HIEN NAY...--- CS 222323 21212111 812111 1181111121011 11 10.1 re 40</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>li 8001012111177. +... 40</small>2.1.1. Những kết quả đạt đưỢC...-- ¿+ sSs+E2 2E EEEExEErkerkees 402.1.2. Những hạn chế, bat cập, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân ... 562.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luậtvề xã hội hóa hoạt động cơng chứng tại địa phương trong giai đoạn hiện<small>THẾ: can nu ớnH Lành HT Iã 144086 MARSA AOD tö0B:44A 3613.248182 BIHRA Bộ SABO RAAT et ARS RAED RSLS BAU 64</small>

2.2.1. Giải pháp trước Tmắt...--- ¿St SE E1 1811111111111 111. xe. 64

<small>2.2.2 Giải pháp lâu đài...--- 2-52 SxSEESEEE 2121212111211. rxee 67</small>KET LUẬN CHƯNG 2...--G- 2E SE 2E XE EEEEEE11111211121e 111 cxe. 70PHAN KET LUẬN...--- (5c SE SE 3E SE 1E 1811111111111. 11 1xx cree 71

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

<small>Xã hội hóa hoạt động công chứng là một trong những chủ trương quan</small>trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện cơng cuộc cải cách tư pháp,

cải cách hành chính, hướng tới xây dựng thành công Nhà nước Pháp quyền xã

<small>hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.</small>

Tại Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về

chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với nội dung:

Hồn thiện thể chế cơng chứng. Xác định rõ phạm vì cơng chứng và

<small>chứng thực, gia trị pháp ly của văn bản cơng chứng. Xdy dựng mơ hình quan</small>

lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan cơngchứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa cơng việc này.

Nhằm thể chế chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng, Luật cơngchứng được Quốc hội khóa XI thơng qua ngày 29/11/2006 với nội dung xãhội hóa sâu sắc. Trong thời gian qua, ké từ thời điểm Luật công chứng có hiệulực thi hành, 01/7/2007, các quy định pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơngchứng đã được các địa phương tích cực triển khai thực hiện và đạt được nhiềukết quả góp phần vào thành cơng bước đầu của q trình xã hội hóa hoạt độngcơng chứng. Tuy nhiên, xã hội hóa cơng chứng là vẫn đề mới, chưa có tiền lệ,

vì vậy việc triển khai thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứngtrong thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các địa phương, nhận

thức về van dé xã hội hóa cơng chứng cịn hạn chế, chính quyền và người dânđã quen với nếp thực hiện công chứng như một loại “thủ tục hành chính”. Dé

nghiên cứu ly luận về thực hiện pháp luật về xã hoạt động công chứng; đánh

giá một cách khoa học và toàn diện thực trạng đồng thời tìm ra những giải

pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt

động cơng chứng tại địa phương, học viên chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật

vê xã hội hóa hoạt động công chứng ở địa phương” làm đề tài nghiên cứu<small>cho luận văn tơt nghiệp của mình.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, van đề xã hội hóa hoạt động cơng chứng đã thu

hút được nhiều cơng trình nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, các

<small>cơng trình đó là:</small>

- “Cơ sở ly luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện t6 chức và hoạt

động công chứng ở Việt Nam” - Dé tài cap Bộ, mã số 92-98-224 năm 1993<small>của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp. Đây là cơng trình nghiên</small>cứu của các chun gia đầu ngành về lĩnh vực công chứng, đã xây dựng nên

một hệ thống cơ sở lý luận về công chứng gồm: Khái niệm công chứng, ý

<small>nghĩa pháp lý của văn bản công chứng, phạm vi công chứng và trách nhiệm</small>của công chứng cũng như mơ hình tơ chức, quản lý cơng chứng trên thế giới

đồng thời nghiên cứu về thực tiễn tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt

Nam và xây dựng các chuyên đề khoa học.

- “Những van dé ly luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội

<small>dung hành vi cơng chứng có giá trị pháp ly của văn bản công chứng ở nước</small>

ta hiện nay” - Luận án tiễn sĩ của tác giả Đặng Văn Khanh. Trong luận ánnày, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về xác định phạm vi, nội dung hành vi côngchứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng, đề ra giải pháp hồn thiệnpháp luật cơng chứng về các nội dung nêu trên.

“Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta hiện nay”

-Luận án tiến sĩ của tác giả Dương Khánh năm 2002. Tác giả đã nghiên cứu về

nguyên tắc tô chức hoạt động công chứng nhà nước cũng như thực trạng ởnước ta. Trong phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng ở

nước ta, tác giả nêu ra “yêu cầu đổi mới tổ chức công chứng nhà nước”

- “Nghiên cứu so sánh pháp luật về công chứng một số nước trên thểgiới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hồn thiện pháp luậtvề cơng chứng ở Việt Nam hiện nay” - Luận án tiễn sĩ của tac giả Tuan Dao<small>Thanh, 2007. Trong Luận án này, tác giả nghiên cứu nội cơ bản trong pháp</small>luật công chứng của một số quốc gia, thực trạng công chứng tại Việt Nam vànêu lên một số luận cứ khoa học cho việc hồn thiện pháp luật cơng chứng tại

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>Việt Nam hiện nay. Trong đó, luận cứ “kiên trì chủ trương xây dựng mơ hình</small>

cơng chứng hành nghề tự do cũng như cụ thể hóa chủ trương này thành nhữngquy định cụ thể”.

<small>- “Nang cao hiệu quả hoạt động công chứng ở nước ta trong giai đoạn</small>

hiện nay” - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Chí Thiện. Trong luận văn,

tác giả đã đề cập đến hiệu quả hoạt động cơng chứng, q trình hình thành vàphát triển cơng chứng ở nước ta và những tôn tai, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt<small>động công chứng. Ngoài ra tác giả cũng nêu ra các biện pháp nâng cao hiệuquả hoạt động công chứng.</small>

- “Xã hội hóa cơng chứng ở Việt Nam hiện nay, một số vấn dé ly luận

và thuc tiên” - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quang Minh. Trong luậnvăn nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển các quy định pháp luật thực

<small>định của nước ta, đánh giá thực trạng xã hội hóa hoạt động cơng chứng ở Việt</small>Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả q trình<small>xã hội hóa hoạt động công chứng hiện nay.</small>

- “Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đông trong giai đoạn

hiện nay” - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lê Dung.

<small>- “Xã hội hóa cơng chứng ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Thị</small>

<small>Phương Hoa...</small>

Tuy nhiên, hầu hết ở các cơng trình nghiên cứu nêu trên chỉ mới tậptrung nghiên cứu lý luận về vẫn đề xã hội hóa hoạt động cơng chứng, sự cần

thiết xã hội hóa hoạt động cơng chứng; một số cơng trình nghiên cứu về hồn

thiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng... Có thể nói vấn đề“thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng tại địa phương” lần

đầu tiên được đề cập. nghiên cứu.

<small>3. Phạm vi nghiên cứu của luận van</small>

Dưới góc độ lý luận Nhà nước và pháp luật, luận văn chủ yếu tập trungnghiên cứu, làm rõ các van dé lý luận về thực hiện pháp luật về xã hội hóa

hoạt động cơng chứng, gắn liền với lịch sử phát triển hệ thống pháp luật về

<small>cơng chứng; xác định định nội dung xã hội hóa hoạt động công chứng theo</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

quy định của pháp luật hiện hành; đánh giá thực trạng về thực hiện pháp luậtxã hội hóa hoạt động cơng chứng tại địa phương, tìm ra những khó khăn, batcập và nguyên nhân; dé ra các giải pháp co ban dé tăng cường hiệu lực, hiệuquả thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng tại địa phương.

<small>4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn4.1. Mục đích</small>

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện

pháp luật về xã hội hóa hoạt động công chứng, luận văn sẽ đánh giá hiệu quả

thực tiễn thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động công chứng tại các địaphương, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực hiệu quả thực hiện

pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng, nhằm thực hiện thành cơng<small>chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng của Đảng và Nhà nước, góp</small>phần tích cực vào thành quả của công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hànhchính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân,

<small>do dân, vì dân.</small>

<small>4.2. Nhiệm vụ của luận văn</small>

Đề thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Làm rõ một số van đề lý luận về xã hội hóa hoạt động cơng chứng;

pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng

- Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơngchứng tai các địa phương trong cả nước, những khó khăn, tơn tại, bat cập<small>trong quá trình thực hiện tại các địa phương.</small>

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về<small>xã hội hóa hoạt động cơng chứng tại các địa phương.</small>

<small>5. Cơ sé lý luận và phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê</small>

nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng,

Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyén xã hội chủ nghĩa của dân, do

<small>dân, vì dân; vê cải cách hành chính, cải cách tư pháp.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>Luận van dựa trên co sở phương pháp luận của Chu nghĩa Mác - Lénin,</small>

trực tiếp sử dụng các phương pháp của triết học Mác - Lênin, như phươngpháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp lịch sử cụ thể, phân tíchvà tong hợp, thống kê luật học, lý thuyết hệ thống...

<small>6. Đóng góp mới của luận văn</small>

Luận văn là chuyên khảo khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tươngđối có hệ thống về thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động công chứng,

đưa ra khái niệm về thực hiện pháp luật xã hội hóa hoạt động cơng chứng, ý

nghĩa của việc thực hiện xã hội hóa hoạt động cơng chứng; hệ thống hóa cácquy định của pháp luật thực định về xã hội hóa hoạt động cơng chứng; đánh

giá về thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng tại địaphương; các giải pháp cơ bản dé nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xã<small>hội hóa hoạt động công chứng tại địa phương</small>

7. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Xây dựng hệ thông lý luận về thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt

động cơng chứng tại Việt Nam. Những van dé được làm sáng tỏ trong luậnvăn có thé làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về xã hội hóahoạt động cơng chứng ở Việt Nam phù hợp với đặc điểm, đặc thù của từng<small>địa phương; đưa chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng của Đảng và</small>Nhà nước vào cuộc sống.

- Luận văn có thê được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về

<small>cơng chứng, xã hội hóa hoạt động cơng chứng...</small>8. Kết cầu của luận văn

Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>Chương 1</small>

<small>NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE THUC HIỆN PHÁP LUAT VE XÃ</small>

<small>HỘI HĨA HOẠT ĐỘNG CƠNG CHỨNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG</small>

1.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức thực hiện pháp luật về

<small>xã hội hóa hoạt động cơng chứng</small>

1.1.1. Xã hội hóa hoạt động cơng chứng và pháp luật về xã hội hóa

<small>hoạt động cơng chứng</small>

<small>1.1.1.1. Xã hội hóa hoạt động cơng chứng.</small>

Nhà nước với hai chức năng cơ bản đó là chức năng giai cấp và chứcnăng xã hội, biểu hiện tập trung ở việc tổ chức và quản lý xã hội. Nhà nước tổ

chức thực hiện những hoạt động chung vì sự ton tại xã hội, chăm lo tới cơng

việc chung của tồn xã hội, cuộc sống cộng đồng, phục vụ xã hội, trong giới

hạn nào đó phải thỏa mãn một số nhu cầu chung dưới sự quản lý của mình. Ở

những Nhà nước tiến bộ, dân chủ chú trọng tới việc tô chức đời song xã hội,cộng đồng nhiều hơn. Song song với nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với mọi

lĩnh vực của đời song xã hội, nhà nước thực hiện cung ứng một số dịch vụ

cơng nhằm phục vụ các lợi ích thiết yếu, bảo đảm quyền cơ bản của công dânvà các tô chức. Khác với những Nhà nước lạc hậu, nhà nước đứng trên xã hội

và thực hiện chức năng cai tri, quản lý xã hội theo co chế “xin - cho”, tức là

nhu cầu thiết yếu, quyền, lợi ích chung, cơ bản của công dân, tổ chức muốn<small>được đáp ứng thì phải “xin” nhà nước, cịn nhà nước bảo đảm trật tự, thực</small>

hiện “cho” hay ban phát cho công dân, tổ chức quyền cơ bản của họ, ở nhànước tiễn bộ, chức năng phục vụ xã hội được tách riêng và đặt ở vi tri trong

ứng với chức năng cai trị khi đời sống xã hội phát triển, nhất là xu hướng dân

chủ hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì nhà nước có trách nhiệm phục vụ xã hội,

<small>phục vụ công dân qua việc cung ứng dịch vụ công.</small>

Chức năng quản lý nhà nước bao gồm các hoạt động quản lý và điều

tiết đời sống kinh tế - xã hội thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như pháp

<small>luật, chiên lược, chính sách, quy hoạch, kê hoạch và kiêm tra, kiêm soát.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Chức năng phục vụ bao gồm các hoạt động nhằm phục vụ cho các lợi ích thiếtyếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tô chức (cung ứng dịch vụcông). Việc thực hiện quản lý nhà nước là theo nhu cầu của bản thân bộ máynhà nước nhằm đảm bảo trật tự, ôn định, công bằng xã hội; cịn việc cung ứngdịch vụ cơng lại do nhu cầu này có thể phát sinh từ những yêu cầu của Nhànước. Tuy nhiên, hai chức năng này ln gắn bó chặt chẽ với nhau. Theo Ph.

Ang-ghen, “ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị;

va sự thống trị chính tri cũng chỉ kéo dài chừng nao nó cịn thực hiện chức<small>năng xã hội đó của nó” [22, tr.253].</small>

Thực tế cho thấy, trên ý nghĩa nhất định, mức độ, hiệu quả thực hiện<small>dịch vụ công quy định mức độ, hiệu quả thực hiện chức năng chính trị của</small>giai cấp. Vì vậy, mọi Nhà nước đều dành sự chú ý đặc biệt cho việc cải tiến,

cung ứng dịch công nhằm nâng cao chất lượng công, đáp ứng nhu cầu củamol tang lop nhan dan, dam bao su ơn định chung của xã hội - đó chính là cơsở dé duy tri một Nhà nước vững mạnh. Trong quá trình chuyên từ Nhà nước

cai trị sang Nhà nước phục vụ, khả năng cung cấp, đảm bảo dịch vụ cơng

<small>được coi là một trong các tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực của Chính</small>

phủ. Một Chính phủ được coi là có năng lực khi ngày càng cung cấp nhiều

<small>dịch vụ công cho xã hội.</small>

Theo PGS.TS Lê Chi Mai (Học viện Hành chính Quốc Gia): “Dich vucơng là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các qun, lợi

ích hợp pháp của cơng dân và tổ chức, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hayuy quyên cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm dam bảo trật tự, lợiích chung và cơng bằng xã hội ” [ 37 - tr452]

Dịch vụ công gồm hai loại: Dịch vụ hành chính cơng và dịch vụ cơng cộng.

<small>Dịch vụ hành chính cơng là nhóm các hoạt động thực hiện chức năng</small>

quản lý hành chính, có sự giao tiếp với người dân, do các cơ quan hành chính

nhà nước trực tiếp đảm nhận, nhằm cai quản các cơng việc của xã hội, duy trìkỷ cương xã hội, bảo đảm quyền dân chủ và các quyền hợp pháp khác của

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

công dân (như: Khai sinh, hộ tịch, hộ khẩu...). Các dich vu này, ít nhiềumang tính bắt buộc, u cầu các cơng dân phải tuân thủ.

Dịch vụ công cộng là các hoạt động phục vụ trực tiếp lợi ích cơng cộng,bao gồm các nhu cầu thiết yếu, cơ bản trong đời sống con người (cung cấpđiện, nước, thu gom rác thải, giáo dục, y tế, tư vấn pháp lý, công chứng...).Đối với các dịch vụ cơng cộng, Nhà nước có thể trực tiếp cung ứng hoặc

chuyên giao cho tư nhân, tổ chức phi nhà nước cung ứng, Nhà nước chỉ đóng

vai trị định hướng, điều tiết, kiểm sốt nhằm đảm bảo sự cơng bằng trong

phân phối các dịch vụ này.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế xã hội, sự gia tăng dân

số và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, các mối quan hệ xã hội

ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, nhu cầu sử dụng dich vụ cơng ngày càng

địi hỏi cao cả về phạm vi sử dụng và chất lượng cung ứng. Nhà nước - đểđảm bảo thực hiện tốt chức năng xã hội của mình nhưng vẫn đảm bảo tơ chức

bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả thì việc huy động nguồn lực

to lớn từ xã hội tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ công là hết sức cần

thiết nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước và áp lực cho bộ máy

nhà nước. Việc huy động nguồn lực xã hội cũng đồng thời tạo ra môi trườngcạnh tranh khắc phục tình trạng nhà nước “độc quyền”, “hành chính” hóa các

dịch vụ cơng; chất lượng dịch vụ theo đó mà nâng cao. Đây chính là việc xã

hội hóa dịch vụ cơng, theo đó, nhà nước chuyển giao một số chức năng của

<small>nhà nước cho khu vực ngoài nhà nước đảm nhận, nhà nước chỉ giữ vai trò</small>

định hướng, điều tiết và kiểm sốt

“Xã hội hóa dịch vụ cơng là q trình huy động, tổ chức sự tham gia

rộng rãi, chủ động của nhân dân và các tô chức vào hoạt động cung ứng dịch

vụ công cộng trên cơ sở phát huy sáng tạo và khả năng đóng góp của mỗi

<small>người `” [47-tr 54]</small>

Có thể hiểu xã hội hóa theo một cách khác, đó là: “Q trình chuyểnhóa, tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quan ly mới của một số lĩnhvực hoạt động kinh té - xã hội, trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm nhằm khai

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thác, sử dung có hiệu quả các ngn lực xã hội, phục vụ cho mục dich pháttriển kinh tế xã hội của đất nước ” [38-tr106]

Việc chuyền giao các dịch vụ công cho tư nhân, các tô chức phi nhànước cung ứng thực chất là q trình “phi nhà nước hóa”, hay xã hội hóa dịch<small>vụ cơng, với mục tiêu hồn thiện bộ máy nhà nước, làm cho bộ máy nhà</small>

nước gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả đồng thời thúc đây sự cạnh tranh, nâng caochất lượng dịch vụ, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc. Ở

một số nước trên thế giới, việc xã hội hóa dịch vụ công đã trở thành một xuhướng tất yếu. Phạm vi các dịch vụ cơng được xã hội hóa ngày càng rộng rãi

theo nguyên tac “cái gì các chủ thể khác có thé đảm đương được thi nhà nước

khơng tham gia”, nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng, điều tiết và kiểm soát

để các chủ thê khác thực hiện một cách thuận lợi, hiệu quả.

Xã hội hóa dịch vụ công được tiến hành khi Nhà nước nhận thấy nhữngvan đề nhất định, có thé dé cho xã hội tự thực hiện và thực hiện có hiệu quả

hơn; thu hẹp phạm vi can thiệp cua nhà nước đối với các q trình xã hội. Xã

hội hóa cũng có thé diễn ra khi việc can thiệp qua sâu của Nhà nước dẫn đếncác hiệu quả tiêu cực, không đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội. Xã hội

hóa nhăm phát huy hình thức tự quản xã hội, kết hợp quản lý nhà nước với tự

quản của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, phát huy tính tíchcực, chủ động, năng động của xã hội, làm cho Nhà nước gần với xã hội hơn.

Nhà nước hóa hay xã hội hóa dịch vụ cơng, thực chất chỉ là các biện

<small>pháp, cách thức thực hiện chức năng của Nhà nước trong từng giai đoạn cụ</small>thể. Nhà nước hóa hay xã hội hóa dịch vụ cơng phải dựa trên cơ sở khách

quan, mà quan trọng nhất là sự phát triển kinh tế xã hội và năng lực quản lý

<small>của Nhà nước. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào mức độ dân chủ hóa trong từng</small>quốc gia, theo đó, băng pháp luật, Nhà nước xác định giới hạn can thiệp của<small>Nhà nước vào các quá trình xã hội và mức độ tham gia của người dân vàoquản lý nhà nước, quản lý xã hội, trình độ dân trí, theo đó, người dân nhận</small>

<small>thức được vai trị, qun, nghĩa vụ của mình đơi với Nhà nước và xã hội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Ở Việt Nam, xã hội hóa dịch vụ cơng là một chủ trương quan trọng của

Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước phápquyên xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, Nhà nước

ta đã thực hiện chủ trương từng bước mở rộng phạm vi xã hội hóa trên nhiềulĩnh vực như: Y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, giao thông vận tải... và gan<small>đây, ở lĩnh vực công chứng, q trình xã hội hóa dang được thực hiện mộtcách mạnh mẽ.</small>

- Về hoạt động công chứng.

Khái niệm công chứng là một vấn dén lý luận cơ bản có ý nghĩa quyết

định đối với toàn bộ các van dé khác có liên quan đến cơng chứng, đặc biệt làviệc xây dựng thé chế, xác định mơ hình tổ chức đảm bảo phát huy vai trịcơng chứng và hiệu quả công chứng trong đời sông xã hội. Tuy nhiên, ở ViệtNam, đến nay về mặt lý luận, khái niệm công chứng chưa được làm rõ, quanniệm về công chứng mới chỉ được thể hiện thông qua các văn bản pháp lý về

<small>công chứng.</small>

Điều 2, Luật Công chứng 2006 đưa ra khái niệm về công chứng như

<small>sau: “Công chứng là việc cơng chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp</small>

pháp của Hop dong, giao dịch khác bang văn bản mà theo quy định của phápluật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công ching”.

Theo quy định của hai điều luật trên cho thấy công chứng là hoạt động

vừa mang tính cơng qun, vừa mang tính dịch vụ. Tính cơng qun thê hiệnở chỗ: Cơng chứng viên thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, tính

hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, đem lại cho văn bản cơng chứng giá trị<small>pháp lý đặc biệt, đó là: Gia trị thi hành va giá trị chứng cứ. “Văn ban cơng</small>chứng có giá trị pháp lý cao hơn hắn những loại chứng cứ khác, bởi nó mangdau ấn của quyền lực công quyền và được đảm bảo bằng trách nhiệm đặc biệtcủa công chứng viên - là một công chức do nhà nước bố nhiệm dé thực hiện<small>chức năng cơng chứng”. [69 - tr. I8]</small>

Tính dịch vụ thể hiện ở chỗ: Băng hành vi công chứng, công chứng

viên đảm bảo tính an tồn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

tranh chấp có thé xảy ra giữa các bên. Điều đó cũng có nghĩa là cơng chứngviên đã cung cấp một dịch vụ về an toàn pháp lý cho cá nhân, tổ chức khitham gia giao dịch. Day là biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa cá nhân, tơ chức. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, việc công chứngviên soạn thảo văn bản công chứng theo yêu cầu của các bên giao dịch cũng

là một biểu hiện rõ nét của tính dịch vụ.

Nghiên cứu các quan điểm của thế giới và lịch sử về cơng chứng, thì

cơng chứng thực sự là loại hình dịch vụ mang tính chất công.

Theo từ điển Luật học của Mỹ, công chứng (Notarial) là hoạt động củacông chứng viên... Công chứng viên, theo tiếng Latinh là “Notarius”.“’Notarius” trong Luật Anh cô là một người sao chép hay trích lục các loại

văn bản, giấy tờ khác, người làm chứng. Trong Luật La Mã, người ghi chép,

thư ký, tốc ký, người ghi chép các hoạt động trong nghị viện của tòa án, hoặcghi chép theo lời người khác đọc, người soạn các di chúc và giấy chuyên<small>nhượng sở hữu.</small>

Như vậy, có thể thấy, xét về nguồn gốc, công chứng là nghề sớm xuất

hiện trong lịch sử loài người (từ thời La Mã cố dai), với vai trò ghi chép, sọan

<small>thảo văn bản và làm chứng.</small>

Trên thế giới có ba hệ thống cơng chứng: Hệ thống công chứng Latinhtương ứng với hệ thống luật La Mã (còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự -

CivilLaw); hệ thống công chứng Anglo - Saxon tương ứng với hệ thống pháp

luật Anglo-Saxon (Comon Law) và hệ thống công chứng Collectiviste (côngchứng tập thể) tương ứng với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

(Sovietique) mà điền hình là các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.

Trong đó, hai hệ thống công chứng Latinh và Ănglo - Saxon có lịch sửrất lâu đời, cơng chứng xuất hiện ở Pháp năm 1270, ở Anh năm 1279.

Vào khoảng thé kỷ XII - XIII ở một số nước Châu Au, các giao dịch

bất động sản phát triển mạnh mẽ. Từ đó đã làm nảy sinh nhu cầu soạn thảo

hop đồng rõ ràng, chặt chẽ và phù hợp với pháp luật. Nhu cầu đó được đáp

<small>ứng bởi các Notaire - một nhóm người chuyên soạn thảo các văn bản hợp</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

đồng theo yêu cầu. Thời kỳ đầu hoạt động của các Notaire chỉ đơn thuần làmột dịch vụ xã hội. Về sau, do nhận thấy các hợp đồng nêu trên có tinh ưuviệt đặc biệt là tinh làm chứng của các Notaire khi có tranh chấp, nhà nướcđã khuyến khích và cơng nhận giá trị pháp ly, giá trị chứng cứ trong tơ tụngcủa các hợp đồng đó. Nhà nước đã tiễn tới công nhận dia vi của các Notaire,

khiến cho việc làm chứng của họ có tính chất quyền lực cơng của nhà nước.Vì vậy, tuy các Notaire không phải là công chức nhà nước và hành nghề tự do

<small>nhưng các văn bản của họ được nhà nước cơng nhận có giá trị chứng cứ trước</small>Tịa án. Như vậy có thê thây được hoạt động cơng chứng theo hệ thống Latinh

như là một loại dịch vụ có dau ấn quyền lực cơng. [9 - tr.2]

Qua đó, cho ta thấy răng, chế định về cơng chứng có nguồn gốc từ yêucau của thực tiễn xã hội cần có dịch vụ làm chứng chuyên nghiệp, đáng tin<small>cậy va có gia trị pháp lý cao.</small>

So sánh các hệ thống công chứng cho thấy, mặc dù giữa hệ thống công

chứng Latinh và hệ thống cơng chứng Anglo - Saxon có sự khác biệt nhau về

cách thức t6 chức, hoạt động, trình tự, thủ tục công chứng, song quan niệm vềcông chứng ở hai hệ thống này về cơ bản tương đồng. Cả hai hệ thống nàyđều coi công chứng là một nghề tự do, công chứng viên hoạt động độc lập, tựchịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình. Tuy nhiên, dé được cơng

nhận là cơng chứng viên, người đó phải đáp ứng được những điều kiện, tiêuchuẩn nhất định về trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ theo quy định và

phải được cơ quan nha nước có thâm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.

Khác với hai hệ thống trên, hệ thống công chứng Collectiviste chưa coicông chứng là một nghề, mà công chứng là một hoạt động của nhà nước, do

nhà nước trực tiếp thực hiện và được tổ chức dưới loại hình Phịng cơngchứng nhà nước, do nhà nước thành lập và chịu trách nhiệm bảo đảm tất cảđiều kiện, cơ sở vật chất, con người..., công chứng viên là công chức nhà<small>nước thực hiện cả việc công chứng và chứng thực và công chứng viên khôngphải chịu trách nhiệm dân sự với khách hàng mà chỉ phải chịu trách nhiệm vê</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

sai phạm trong hoạt động của mình. Dién hình cho các nước theo hệ thống

này là Trung Quốc, Ba Lan, Việt Nam...

Xuất phát từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, hệ thống công

chứng nhà nước đã ton tại và đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên,

khi nền kinh tế vận hành sang nén kinh tế thị trường hệ thống công chứng nhànước đã bộc lộ nhiều bất cap, han ché va khơng cịn phù hop. Quan niệm vềcơng chứng theo đó cũng được đổi mới, hệ thống công chứng Latinh và

Anglo - Saxon tỏ rõ sự phù hợp, đó là xác định cơng chứng là một nghề tự do

đặt dưới sự quản lý của nhà nước; đó là sự dé cao, phát huy trách nhiệm cá

nhân của công chứng viên; tạo ra cơ chế cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực

để công chứng viên phát huy tính tích cực, chủ động, trách nhiệm trong hoạt

động của mình; giảm nhẹ sự bao cấp của Nhà nước và chức năng cung ứng

dịch vụ công trong lĩnh vực công chứng: tăng thu ngân sách từ việc thu thuếnguồn thu của tô chức hành nghề công chứng, đồng thời tao ra sự linh hoạt về

mặt t6 chức, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu công

chứng của xã hội trong nền kinh tế thị trường. Những ưu điểm của mơ hìnhcơng chứng tự do là khơng thể phủ nhận, đây là mơ hình phản ánh đúng bảnchất cơng chứng, phát huy vai trị của cơng chứng trong đời sống xã hội. Ởcác nước có mơ hình cơng chứng theo hệ thống Colectiviste có xu hướng cảicách hệ thống cơng chứng phù hợp với mơ hình cơng chứng tự do như hệ

thống công chứng Anglo - Saxon và hệ thơng cơng chứng Latinh. Chính vì

vậy, van đề xã hội hóa được đặt ra như một giải pháp hiệu quả cho việc cảicách công chứng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường , Nhà nước phápquyên và xu thế hội nhập quốc tế.

Khi xem xét cơng chứng là một dịch vụ cơng, ta có thể hiểu: Xã hội hố

cơng chứng là qua trình nhà nước chuyển hóa, đổi mới phương thức quan ly,phương thức tổ chức hoạt động công chứng, tiễn tới chuyển giao việc công

chứng cho các cá nhân, tô chức phi nhà nước thực hiện nhằm nâng cao hiệuquả công chứng, đáp ứng yêu cau của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Với sự chuyển giao công chứng cho các tổ chức, cá nhân thì cơng

chứng được coi là một nghề, chủ thê thực hiện việc công chứng được xác định

là công chứng viên, nhà nước rút dần khỏi việc trực tiếp cung ứng dịch vụcông chứng và chuyên hắn cho các tổ chức, cá nhân phi nhà nước bằng cáchcho phép thành lập các t6 chức hành nghề công chứng. Người thành lập tổ

chức hành nghề cơng chứng sẽ tự chịu trách nhiệm bố trí cơ sở vật chất, con

người và các điều kiện khác dé hoạt động và chịu trách nhiệm dân sự đối với

khách hàng về việc thực hiện cơng chứng của mình. Nhà nước chỉ thực hiện

chức năng quan lý nhà nước về nghề công chứng, không phải gánh vác nguồnngân sách dành cho việc xây dựng trụ sở, điều kiện vật chất và con người déphục vụ hoạt động công chứng trước nhu cầu công chứng ngày càng nhiều

của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, dé đảm bảo thực hiện tốt chức

<small>năng phục vụ xã hội của mình trong việc cung ứng dịch vụ công chứng, khi</small>chuyên giao cho các tô chức, cá nhân, Nha nước đồng thời phải tăng cườngcông tác quản ly nhà nước đối với nghề công chứng, đổi mới phương thức, cơchế quản lý bằng cách xây dựng pháp luật, xây dựng thể chế, tạo môi trườngpháp lý, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lànhmạnh trong lĩnh vực công chứng: định hướng, hoạch định việc phat triển nghềcông chứng trong từng giai đoạn cụ thể, đồng thời tăng cường các biện phápquản lý nhà nước như: Thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ việc bổnhiệm công chứng viên, thành lập tổ chức hành nghề công chứng, quản lyhoạt động của công chứng viên và tổ chức hành nghề cơng chứng... Trongq trình xã hội hố cơng chứng, song song với việc đây mạnh xã hội hóa là

việc tăng cường năng lực quản lý nhà nước theo kịp với u cầu của q trình

<small>xã hội hóa. Bởi vậy, phải xác định xã hội hố cơng chứng là một quá trình lâu</small>dài với những bước đi phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân

trí, q trình dân chủ hố mọi mặt đời sống xã hội...đảm bảo hoạt động côngchứng phát trién bền vững, đúng với định hướng của nhà nước.

<small>- Nội dung xã hội hóa cơng chứng</small>

Đề đạt được mục tiêu cung ứng dịch vụ thuận tiện, chất lượng và hiệu<small>quả, nội dung xã hội hóa cân hướng tới các nội dung cơ bản như sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Thứ nhất, xây dựng hành lang pháp lý làm cơ sở cho việc xã hội hóahoạt động cơng chứng, bắt đầu bằng việc luật hóa chủ trương xã hội hóa hoạt

động cơng chứng và hồn thiện hệ thống pháp luật về cơng chứng đảm bảo sự

thống nhất, đồng bộ và phù hợp với hệ thống pháp luật có liên quan và sựphát triển ôn định, bền vững của nghề công chứng:

<small>Thứ hai, xác định phạm vi công chứng, nội dung hành vi công chứng</small>

và giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Đây là ba yếu tố cơ bản của chế

định công chứng, chúng liên quan mật thiết với nhau. Việc xác định phạm vi

công chứng tức là xác định những loại việc nào thì thuộc thâm quyền chứngnhận của các cơng chứng viên, người có thâm quyền cơng chứng, loại việc

nào thì khơng thuộc thâm quyền cơng chứng của họ, sẽ làm cơ sở cho việc

xác định lại trình tự, thủ tục thực hiện các loại việc thuộc thâm quyền công

<small>chứng đó. Và một khi đã xác định được trình tự, thủ tục thực hiện các hành vicông chứng này, sẽ là cơ sở cho việc xác định giá trị pháp lý của văn bản</small>công chứng - sản phâm của quá trình thực hiện hành vi cơng chứng.

Thứ ba phát triển đội ngũ công chứng viên không thuộc biên chế nhanước, cho phép thành lập các tô chức hành nghề công chứng ngồi cơng lập;

quy hoạch mạng lưới cơng chứng trên phạm vi tồn lãnh thổ, có mục tiêu phát

triển cụ thể với từng lộ trình thực hiện và có chính sách phát triển phù hợp.Thư tu, phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và quản lý nghề côngchứng. Đổi mới cơ chế, tăng cường năng lực quản lý nhà nước đảm bảo hiệuquả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với nghề công chứng.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và đặc thù của từng quốc gia,ngoài những nội dung cơ bản nêu trên, ở mỗi quốc gia sẽ có các giải pháp và

cách thức riêng dé thực hiện thành công chủ trương xã hội hóa cơng chứng.

1.1.1.2. Pháp luật về xã hội hóa hoạt động công chứng- Khái niệm pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng

<small>Theo Giáo trình ly luận nhà nước và pháp luật của Trường Dai học</small>

Luật Hà Nội (2011, Nxb Cơng an nhân dân thì: “Pháp luật là hệ thống các

quy phạm (quy tắc hành vi hay xử sự) có tính chất bắt buộc chung và được

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

thực hiện lâu dài nhằm diéu chỉnh các quan hệ xã hội, do nhà nước ban hành

hoặc thừa nhận thể hiện y chí Nhà nước và được Nhà nước bao đảm thực

hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ<small>máy nhà nước”.</small>

Từ những nhận thức về xã hội hóa hoạt động cơng chứng như trên, có

thê định nghĩa pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng như sau:

Pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng là hệ thong các quy

phạm pháp luật có tính chất bắt buộc chung nhằm điều chỉnh các mỗi quanhệ trong quả trình nhà nước chuyển giao việc công chứng cho các tổ chức, cánhân phi nhà nước thực hiện và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng cácbiện pháp tô chức, giáo duc, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước

Khác với hệ thống cơng chứng cũ, trong q trình xã hội hóa cơngchứng, các mỗi quan hệ trong hoạt động công chứng cũng thay đổi, các mốiquan hệ đa dang hơn, bản chất, chủ thé của quan hệ cũng thay đổi theo quan

hệ trong tư cách là một nghé tự do. Trước đây, khi việc công chứng do nhà

nước thực hiện và đảm bảo các điều kiện để trực tiếp cung ứng cho các tơchức, cá nhân thì các quan hệ cơng chứng nói chung chỉ được thiết lập giữa tổ

<small>chức, cá nhân với Nhà nước mà đại diện là cơ quan nhà nước có chức năng</small>

<small>thực hiện việc cơng chứng; người thực hiện việc công chứng chịu sự quan ly</small>

<small>của cơ quan nhà nước theo quan hệ công vụ và không phải chịu trách nhiệm</small>

với khách hàng về hành vi cơng chứng của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện

hoạt động cơng chứng được xã hội hóa, nhà nước chỉ giữ vai trị quản lý bằng

chính sách, bằng pháp luật, xuất hiện thêm nhiều chủ thể, các quan hệ côngchứng đa dang và phức tap hon đó là quan hệ giữa nha nước và các tô chứchành nghề công chứng, nhà nước với công chứng viên, nhà nước với người

yêu cầu công chứng: quan hệ giữa tô chức hành nghề công chứng và khách

hàng, tô chức hành nghề công chứng với công chứng viên, người lao động:

<small>quan hệ giữa công chứng viên và khách hàng.... đòi hỏi Nhà nước phải xây</small>dựng được hệ thống pháp luật thông nhất dé điều chỉnh các quan hệ trên, trậttự hóa, củng cố và phát triển các quan hệ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

cho định hướng xã hội hóa cơng chứng nhằm đạt được mục đích nâng cao

chất lượng, hiệu quả phục vụ của hoạt động cơng chứng, quản lý nhà nước vềcơng chứng. Theo đó, trong nội dung pháp luật công chứng khang định công

chứng là một nghề, xác định quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thé

trong hoạt động công chứng, và thiết lập các biện pháp quan ly nha nước phù

hợp với q trình xã hội hóa nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật trong đờisống xã hội. Đồng thời, xây dựng pháp luật về công chứng để làm cơ sở đồng

bộ hóa hệ thống pháp luật có liên quan đến chế định công chứng trong pháp

luật về: Đất đai, dân sự, kinh doanh bất động sản, nhà ở, hộ tịch...

Ở Việt Nam, hệ thống cơng chứng được hình thành từ khi Nghị định

số 45/HDBT ngày 27/02/1991 có hiệu lực. Đây là Nghị định đầu tiên củanước ta quy định về tô chức và hoạt động công chứng nhà nước. Tiếp đó,Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 quy định về tổ chức và hoạt động củacông chứng nhà nước, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 quyđịnh về công chứng, chứng thực. Như vậy, trong suốt thời gian từ khi giànhđược độc lập tức là từ 1945 đến năm 2000, Nhà nước ta mới ban hành được 3

Nghị định và một số chỉ thị, thông tư hướng dẫn thi hành. Gần đây, trước địi

hỏi về nhu cầu cơng chứng của việc phát triển nền kinh tế - xã hội trong thờiký hội nhập, với việc nhận thức đúng đắn và bản chất và vị trí vai trị của hoạtđộng cơng chứng, vấn đề xã hội hóa hoạt động cơng chứng đã được đặt ra

trong các Nghị quyết của Đảng. Trong Phần II - Định hướng xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005, Bộ

Chính trị có nêu “Xây đựng và hoàn thiện pháp luật về bồ trợ tư pháp (luật<small>su, công chứng, giám định, cảnh sát, tư pháp...) theo hướng dap ứng ngày</small>càng day du, thuận lợi các nhu cau da dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân,doanh nghiệp; thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ các hoạt động bồ trợ tư phap;kết hợp quan lý nhà nước với tự quản của tô chức xã hội nghé nghiệp ”.

Trong phần II - Phương hướng và nhiệm vụ cải cach tư pháp, Nghịquyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, Bộ chính trị đã dé ra nhiệm vu: “Hoan<small>thiện ché định công chứng. Xác định rõ phạm vi của công chứng va chứng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>thực, giá trị pháp ly cua văn bản công chứng. Xây dựng mơ hình quản ly nhà</small>

nước về cơng chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan cơng chứngthích hợp; có bước di phù hop dé từng bước xã hội hóa lĩnh vực này”.

Các chủ trương, nhiệm vụ này đã được cụ thé hóa trong luật cơng

chứng - Luật số 82/2006/QH11 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thơng

<small>qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Đây là văn</small>

bản luật đầu tiên trong hệ thống văn bản pháp luật về công chứng.

Luật công chứng đã làm chuyển biến mạnh mẽ hệ thống công chứng

<small>của nước ta. Trong Luật công chứng và các văn bản dưới luật có liên quan,</small>

nội dung xã hội hóa cơng chứng đã được thê hiện rất rõ tại các quy định về tổ

chức hành nghề công chứng, công chứng viên, thâm quyền cơng chứng, phí

cơng chứng, chế độ tài chính cũng như quản lý nhà nước về công chứng.

Thnk nhất, nội dung xã hội hóa cơng chứng được thé hiện rõ ràng trongquy định về tổ chức hành nghề công chứng. Ngay trong tên gọi đã thể hiện sựthay đổi. Điều 23 Luật cơng chứng quy định về hình thức tổ chức hành nghềcơng chứng gồm: Phịng cơng chứng và các Văn phịng cơng chứng. Trongđó, Văn phịng cơng chứng do công chứng viên thành lập, t6 chức và hoạt<small>động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc cơng ty hợp danh, theo</small>nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của cơngchứng viên, phí, thù lao cơng chứng. Đây chính là biểu hiện cụ thể, sinh độngcủa chủ trương xã hội hóa cơng chứng, đánh dấu sự thay đổi căn bản trongquan niệm tô chức công chứng phải do “co quan nhà nước” thành lập. Với

hình thức Văn phịng cơng chứng và trao quyền tự chủ về tơ chức, hoạt động

cho văn phịng cơng chứng đã khuyến khích nguồn nhân lực tham gia vàohoạt động cơng chứng, khuyến khích sự phát triển của mạng lưới tô chức

hành nghề công chứng rộng khắp, nâng cao tính cạnh tranh và tính phục vụ,

điều đó nói lên răng, xã hội sẽ được hưởng một dịch vụ cơng chứng chấtlượng, hiệu quả cao hơn nhiều. Hình thức tổ chức hành nghề công chứng rất

phù hợp với nền kinh tế thị trường, bản thân nó là kết quả tất yếu của sự phù

hợp giữa các quy định pháp luật và sự phát triên kinh tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Thứ hai, nội dung xã hội hóa cơng chứng được thé hiện trong các quyđịnh về công chứng viên. Theo Điều 2 Luật công chứng, chỉ duy nhất một chủthé được Nhà nước trao quyền thực hiện hành vi công chứng đó là cơng

<small>chứng viên: “Cơng chứng là việc cơng chứng viên chứng nhận tính xác thực,</small>

tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giaodịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá

nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Quy định này và quy định tại

Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về Thâm quyền và trách<small>nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí và phân định rõ</small>

<small>phạm vi công chứng và phạm vi chứng thực. Các quy định này đã làm thay</small>

đổi mạnh mẽ hoạt động của cả hệ thống công chứng. Trước đây, 97% khối

<small>lượng công việc của phịng cơng chứng nói chung và các cơng chứng viên nói</small>

riêng là chứng nhận bản sao, bản dịch giấy tờ, tài liệu. Theo thống kê của Bộ<small>Tư pháp, trong 5 năm (2001 - 2006) các phịng cơng chứng đã thực hiện tới</small>38.757.000 việc, trong đó chỉ có 1.231.057 việc công chứng. Khối lượng côngviệc rất lớn này chỉ do 129 phịng cơng chứng và 366 cơng chứng viên thựchiện. Với tương quan giữa số lượng phịng cơng chứng với số lượng việc côngchứng quá lớn như vậy dẫn đến sự quá tải trong việc đáp ứng nhu cầu côngchứng của thực tiễn, người có nhu cầu cơng chứng phải xếp hàng, chờ đợi rấtlâu, chất lượng công chứng không đảm bảo, mặt khác, với việc “độc quyền”

trong chức năng công chứng như vậy là cơ hội để các biểu hiện sách nhiễu,

phiền hà cho người yêu cầu công chứng. Có thể nói, các quy định mới củaLuật cơng chứng và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP đã góp phần giảm tải cho

<small>các cơng chứng viên, các phịng cơng chứng, xác định rõ và tách bạch giữa</small>

công chứng và chứng thực, phản ánh đúng bản chất của công chứng làm cơ sở

cho việc cải cách hệ thống cơng chứng.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn công chứng viên cũng được quy định rõ tạiKhoản 1 Điều 13 Luật công chứng: “Công dan Việt Nam thường trú tại ViệtNam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hién pháp và pháp luật, có phẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bồ nhiệm<small>làm cơng chứng viên:</small>

a) Có bang cử nhân luật,

<small>b) Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan,</small>

tổ chức;

c) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghệ công chứng;

d) Đã qua thời gian tập sự hành nghệ cơng chứng;

d) Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề công chứng.”

<small>So với quy định trước đây: “Công chứng viên là công chức do Bộ</small>

trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm” tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định

75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 thì rõ ràng nguồn cơng chứng viên đã được mở rộng hơn

rất nhiều. Công chứng viên không cân phải là công chức nhà nước, chỉ cần

đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện luật định khắc phục được tình trạngthiếu biên chế, thiếu kinh phí đào tạo, tạo điều kiện cho việc phát triển côngchứng viên nhằm đáp ứng u cầu của q trình xã hội hóa.

Ngồi ra, Điều 15 Luật cơng chứng cịn quy định về người được miễn đàotạo nghề công chứng. Theo quy định này, những người đã đảm nhiệm các chức

danh tư pháp như thâm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, thâm tra viên được

miễn đào tạo nghề công chứng. Đây là quy định mới, cần phải quan thời gian ápdụng và tổng kết để chứng minh tính hợp lý. Cơng chứng có thể nói là một nghề

đặc thù, cần kiến thức pháp luật liên quan đến nhiều lĩnh vực: dân sự kinh tế,

thuế, đất đai, nhà ở, hộ tịch, ngân hàng... Vì vậy, việc đào tạo nghề công chứnglà rat cần thiết kế cả đối với các chức danh tư pháp nêu trên. Tuy vậy, quy định

này cũng đã góp phan mở rộng hơn nữa về nguồn công chứng viên.

Thư ba, nội dung xã hội hóa cơng chứng được thé hiện trong quy định

về việc mở rộng thâm quyên địa hạt công chứng. Điều 23 Nghị định số

75/2000/NĐ-CP quy định về thấm quyền địa hạt của phịng cơng chứng vaỦy ban nhân dân cấp huyện trong việc công chứng, chứng thực hợp đồng, giai

<small>dịch liên quan đên bât động sản như sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

“1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tinh quyết định thẩm quyên địa hatcông chứng hợp đông, giao dịch liên quan đến bắt động sản trong địa phươngmình cho từng Phịng Cơng chứng. "Địa hạt” là một hoặc một số quán,huyện, thị xã, thành pho thuộc tinh.

2. Uy ban nhân dân huyện, quận, thị xã chứng thực hop dong, giaodich liên quan đến bắt động sản trong phạm vi địa hạt của huyện, quận, thị xã

mình mà khơng thuộc thẩm qun địa hạt của Phịng Cơng chứng quy định tại

khoản 1 Diéu nay...”

Để thực hiện quy định này, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành

Quyết định 1830/QD-UB ngày 03/3/2001, trong đó có nội dung:

“Diéu 1: Phân định thẩm quyên theo địa hat đối với việc cơng chứng,chứng thực có liên quan đến bat động sản trên địa thành phố Hà Nội như sau:

a. Phịng cơng chứng nhà nước số 1 thực hiện việc công chứng đối vớicác bat động sản thuộc địa bàn các quán: Ba Đình, Hồn Kiếm, Đống Đa,<small>Hai Bà Trưng.</small>

b. Phịng cơng chứng nhà nước số 2 thực hiện việc công chứng đối vớicác bat động sản thuộc địa bàn các huyện: Gia Lâm, Đơng Anh.

c. Phịng cơng chứng nhà nước số 3 thực hiện việc công chứng đối với các

bắt động sản thuộc dia bàn các quan, huyén: Cau Gidy, Thanh Xuân, Từ Liêm.

d. UBND các quận, huyện: Tay Hồ, Thanh Trì, Sóc Sơn thực hiện

chứng thực đối với các bat động sản thuộc quán, huyện minh.”

Việc phân định thầm quyền địa hạt nêu trên đã hạn chế phạm vi hoạtđộng cơng chứng về bất động sản của các phịng cơng chứng, đồng thời cũng

thể hiện việc chưa phân biệt rõ thâm quyên về công chứng, chứng thực. Khắc

phục điều này, trong Điều 37 Luật Công chứng đã quy định:

“Thẩm quyên công chứng hợp đông, giao dịch về bắt động sản

1. Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quncơng chứng các hop đồng, giao dịch về bắt động sản trong phạm vi tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trusở, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điêu này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

2. Công chứng viên của các tổ chức hành nghệ cơng chứng có thẩmqun cơng chứng di chúc, văn bản từ choi nhận di sản là bat động san.”

Như vậy, thâm quyền về địa hạt của các tổ chức hành nghề công chứng đã

được mở rộng, quy định này tạo sự thuận tiện cho người dân khi có nhiều sự lựa

chọn dé thực hiện yêu cầu cơng chứng của mình. Người dân ở quận, huyện nàymuốn công chứng hợp đồng, giao dịch bất động sản tại quận, huyện khác cùngtinh, thành phố có thé cơng chứng ngay tại nơi mình thường trú. Đối với những

thành phố rộng lớn như Hà Nội, khoảng cách giữa các quận, huyện lên đến60km thì điều này rất có ý nghĩa, tiết kiệm được thời gian, công sức cũng nhưlàm cho hệ thống công chứng gần dân hơn, khả năng đáp ứng u cầu cơng

chứng tốt hơn. Đây chính là mục tiêu của việc xã hội hóa hoạt động cơng chứng.

Thit tu, nội dung xã hội hóa cơng chứng được thê hiện trong quy định về

phí cơng chứng. Trước đây, theo Thông tư liên tịch số <small>BTP ngày 21/11/2001 của Liên bộ Tài chính và Tư pháp, Phịng cơng chứng</small>được thu “lệ phí cơng chứng”. Hiện này, theo quy định mới, tổ chức hành nghềcơng chứng được thu “phí cơng chứng”. Điều này được quy định tại Điều 56

93/2001/TTLT-BTC-Luật công chứng, Điều 21 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 củaChính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công

chứng và Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 của

Liên Bộ Chính, Tư pháp. Sự khác nhau về tên gọi đã thể hiện rõ sự thay đôi vềnội dung. Theo Điều 2, Điều 3 Pháp lệnh về phí, lệ phí số 38/2001/PL-

UBTVQHI0 ngày 28/8/2001 của Ủy ban thướng vụ Quốc Hội:

“Phí là khoản tiền ma tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tô chức,cá nhán khác cung cấp dich vụ. ”

“Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi duoc cơ quannhà nước hoặc tổ chức được uy quyên phục vụ cơng việc quản lý nhà nước `.

Lệ phí mang tính cơng vụ, cịn phí mang tính dịch vụ, được thu để bù

đắp chi phí. Điều này thé hiện sự chun mình của hệ thống cơng chứng từ cơ<small>quan hành chính sự nghiệp sang đơn vi cung ứng dich vu cơng. Bên cạnh đó,</small>phí cơng chứng theo Thơng tư lên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP được quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

định cao hơn nhiều với lệ phí cơng chứng cũ. Quy định này nhằm bảo đảmnguyên tắc xác định mức thu phi bù đắp được những chi phí phục vụ cho việc<small>thực hiện dịch vụ công chứng, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp,</small>khắc phục được những mặt hạn chế của chế độ thu lệ phí cơng chứng.

Ngồi ra, theo thơng tư liên tịch số 93, các Phịng cơng chứng được tạmtrích 15% đến 20% trên tong số tiền lệ phí cơng chứng thu được trước khi nộp

ngân sách nhà nước. Số tiền tạm trích được sủ dụng vào các nội dung chỉ

<small>phục vụ công tác thu lệ phí và cũng được quy định rõ:</small>

“Đối với tồn bộ số tiền lệ phí cơng chứng, chứng thực được tạm trích

<small>theo quy định trên đây, cơ quan cơng chứng, chứng thực phải sử dụng đúng mục</small>

dich, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định và quyết toán năm nếu chưa sửdụng hết thì phải nộp số cịn lại vào ngân sách nhà nước theo quy định... ”

Đây là quy định chặt chẽ, thé hiện rõ tính hành chính nhà nước. Phịngcơng chứng do Nhà nước thành lập ra và lệ phí cơng chứng phần lớn cũng

<small>nộp vào ngân sách nhà nước. Cán bộ nhân viên Phịng cơng chứng chỉ được</small>

nhận tiền lương, thù lao theo đúng giới hạn mà có thể khơng tương xứng với<small>thời gian cũng như cường độ lao động bỏ ra.</small>

Dé thay thé cho Thong tư liên tịch số 93, Thông tư liên tịch sé

<small>91/2008/TTLT-BTC-BTP đã được ban hành ngày 17/10/2008, hiện nay được</small>thay thế bằng Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày

19/01/2012 của Liên Bộ Tài chính, Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ

thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cơng chứng quy định về quản lý, sử dụng phí<small>cơng chứng như sau:</small>

“1. Đối với don vị thu phí là Phịng cơng chứng: Phí cơng chứng là

<small>khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản ly, sử dụng như sau:</small>

a) Don vị thu phí được trích 50% (năm mươi phan trăm) số tiên phi thuđược để trang trải chỉ phí cho việc quản lý và thu phí theo chế độ quy định.

<small>b) Don vị thu phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước 50%</small>(năm mươi phân trăm) tiên phí thu được theo chương, loại, khoản, mục của<small>mục lục ngán sách nhà nước hiện hành.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

2. Đối với đơn vị thu phí là Văn phịng cơng chứng: Phí cơng chứngthu được là khoản thu khơng thuộc ngân sách nhà nước. Tiên phí thu được làdoanh thu của đơn vị thu phí. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quyđịnh của pháp luật đối với số tiền phí thu được và có qun quản lý, sử dungsố tiễn thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hang năm,đơn vị thu phí phải thực hiện quyết tốn thuế doi với số tiền phí thu được với

cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành. ”

Như vậy, đối với Phịng cơng chứng, mặc dù phí cơng chứng vẫn được

xác định là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước nhưng số tiên trích lại được tăng

lên. Đối với Văn phịng cơng chứng, phí cơng chứng chính là doanh thu, bị đánhthuế doanh thu như đối với thu nhập của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp

danh. Quy định nêu trên nhằm giúp cho các phịng cơng chứng có thể tự chủ về

tài chính từ đó độc lập về mặt tổ chức hoạt động, điều chỉnh nhân sự theo nhucầu thực tế cũng như có thé duy trì, phát triển hoạt động cơng chứng của minh.<small>Đây chính là một trong các ý nghĩa quan trọng của quá trình xã hội hóa.</small>

Tư năm, nội dung xã hội hóa cơng chứng được thể hiện trong quy địnhmới về chế độ tài chính áp dụng đối với phịng cơng chứng. Các Phịng cơng

chứng chuyền đổi loại hình sang đơn vi sự nghiệp va được áp dụng chế độ tài

chính của đơn vi sự nghiệp có thu. Day là quy định mới, ghi tại Điều 24 Luật

<small>cong chứng: “Phịng cơng chứng là đơn vi sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ</small>

sở, con dấu và tài khoản riêng”.

Ngày 10/10/2007, Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 4282/BTP-HCTPhướng dẫn về việc thực hiện chuyên đổi Phịng cơng chứng sang đơn vị sự<small>nghiệp như sau:</small>

“Phịng công chứng lập ra phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

<small>tài chính gửi Sở Tư pháp...</small>

- Sau khi có ý kiến của Sở Tài chính, Sở Tư pháp trình UBND cấp tỉnhra quyết định giao quyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho Phịng

<small>cơng chứng.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

- Kể từ ngày có Quyết định chuyển sang don vị sự nghiệp thì chế độ tàichính của Phịng cơng chứng thực hiện theo quy định của Nghị định số

<small>43/2006/ND-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”.</small>

Các nội dung trên đã được cụ thé hóa trong các Quyết định của các

UBND cap tỉnh. Trong Quyết định số 1639/QĐ-UBND của UBND thành phố

<small>Hà Nội ngày 08/5/2008 đã ghi:</small>

“Diéu 1. Chuyển nguyên trạng về chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn (rừcác chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn về quản lý hành chính) và tổ chức bộmáy, biên chế của các đơn vị:

1. Phịng cơng chứng số 1 thành phơ Hà Nội2. Phịng cơng chứng số 2 thành phố Hà Nội3. Phịng cơng chứng số 3 thành phố Hà Nội4. Phịng cơng chứng số 4 thành phố Hà Nội5. Phịng cơng chứng số 5 thành phố Hà Nội6. Phịng cơng chứng số 6 thành phố Hà Nội

<small>Từ đơn vị hành chính sang đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một</small>phần kinh phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Sở Tư pháp Hà Nội, có tưcách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại Kho bạc<small>Nhà nước và Ngan hàng theo quy định hiện hành của Nhà nước ”.</small>

Với nội dung tương tự, UBND thành phố Hỗ Chí Minh đã ban hành

Quyết định số 1598/QĐ-UBND ngày 09/4/2008 về việc chuyển đổi cácPhịng Cơng chứng thành phó Hỗ Chí Minh sang loại hình đơn vị sự nghiệp

<small>có thu.</small>

Như vậy, phịng cơng chứng là đối tượng áp dụng Nghị định số43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ quy định về quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vu, tô chức bộ máy, biên chế và tài chính

đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Điều 2 của Nghị định này quy định rất rõvề các mục tiêu:

1. Trao đổi quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp<small>trong việc tô chức công việc, sap xêp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguôn</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

lực tái chính đề hồn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng củadon vị dé cung cap dịch vụ với chat lượng cho xã hội...

2. Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong viéc cung cấp dịch vụ cho xã

hội, huy động sự đóng góp của cộng đông xã hội để phát triển các hoạt động

sự nghiệp, từng bước giảm dân bao cấp từ ngân sách nhà nước. ”

3. Thuc hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đổi với cac don vị sự nghiệp.

4. Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đổi với đơn vị sự nghiệp với cơ

chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước.

Việc ban hành các quy định nêu trên đánh dấu một bước chuyên mới vềmơ hình tổ chức của các phịng cơng chứng. Trong đó, Nhà nước trao quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các phịng cơng chứng trong việc tơ chức, sắpxếp bộ máy, sử dụng lao động cũng như tự chủ một phần về tài chính. Quyđịnh này rõ ràng là một bước tiến của q trình xã hội hóa, từng bước giảmdần sự bao cấp của Nhà nước đề hướng tới các phịng cơng chứng sẽ trở thànhcác đơn vị tự chủ về mặt tài chính, tơ chức.

Tứ sáu, nội dung xã hội hóa cơng chứng được thể hiện trong quy địnhquản lý nhà nước về công chứng. Trước đây, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP

dành hắn Chương II gồm 4 Điều: 17, 18, 19, 20 để quy định về vấn đề này.

Trong đó, có những quy định rất chỉ tiết, can thiệp sâu vào công việc chuyênmôn cũng như tổ chức bộ máy của các phịng cơng chứng, số chứng thực; quy

định và hướng dẫn việc sử dụng thống nhất các số công chứng, số chứng

thực; quy định và hướng dẫn việc sử dụng mẫu hợp đồng, giao dịch, mẫu nộidung lời chứng”; Điều 19 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền hạn:“Quyết định thâm quyền địa hạt cho từng Phịng Cơng chứng; bồ nhiệm, miễn<small>nhiệm, cách chức Trưởng phịng, Phó Trưởng phịng Cơng chứng: định biên</small>chế cho từng Phịng Cơng chứng”. Điều 26 Nghị định số 75 còn quy định cụthê về tổ chức bộ máy của Phịng cơng chứng:

<small>“Phong Cơng chứng có Trưởng phịng, Pho Trưởng phịng, cơng</small>

<small>chứng viên, chun viên và các nhân viên khác. Phong Cơng chứng phải có it</small>

<small>nhất 3 cơng chứng viên ”.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>Đây là phương thức quan lý mang nặng tính hành chính nhà nước theo</small>nguyên tắc mệnh lệnh tập trung. Phương thức quản lý này khơng cịn phù hợp

khi xuất hiện văn phịng cơng chứng - hình thức t6 chức hành nghề côngchứng không phải do Nhà nước thành lập ra. Vì vậy, Nhà nước đã đổi mới

phương thức quan lý mới. Điều này thé hiện tại Điều 11 Luật Cơng chứng,

<small>với những quy định:</small>

Chính phủ “thong nhất quản lý nhà nước về công chứng; Bộ Tu pháp

xây dựng và trình Chính phủ chính sách phát triển công chứng”: Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh “/hực hiện các biện pháp phát triển tô chức hành nghề công

chứng ở địa phương để đáp ứng nhu cau công chứng của tô chức, cá nhân;tuyên truyền, pho biến pháp luật về cơng chung...”

<small>Bên cạnh đó, Luật Cơng chứng cho phép các địa phương khi thành lập</small>

Phịng cơng chứng tự xác định số lượng công chứng viên cần thiết, tùy theoyêu cầu trong từng giai đoạn, mỗi Phịng có thể có một hoặc nhiều cơng<small>chứng viên. Đây là quy định mang tính linh hoạt hơn so với quy định cũ.</small>

Như vậy, Nhà nước chủ yếu quản lý về công chứng bằng các chínhsách, quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề cơng chứng và có sự

phân cấp, phân cơng rõ ràng trách nhiệm quản lý. Phương thức này nâng cao

khả năng quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô đồng thời tăng cường tính tựchủ, tự quản của các tổ chức hành nghề cơng chứng. Đây chính là một biểu<small>hiện của việc xã hội hóa hoạt động cơng chứng.</small>

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt

<small>động cơng chứng tại địa phương</small>

“Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục dich nhằm hiện thực hóa

các quy định của pháp luật, làm cho ching di vào cuộc sống, trở thành nhữnghành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. ” [42 - tr15]

<small>Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có lý trí và có ý chí của</small>các chủ thể pháp luật làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống

nhằm đạt được mục đích nhất định vì lợi ích của mỗi thành viên, cũng như của

cả cộng đồng xã hội. Thực hiện pháp luật là một giai đoạn không thể thiếu và vô

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

cùng quan trọng dé những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành không chỉtồn tại trên giấy mà đi vào đời sống xã hội trở thành hành vi thực tế hợp phápcủa tô chức và cá nhân. Thực hiện pháp luật nghiêm minh sẽ tạo ra trật tự cầnthiết dé các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những định hướng mongmuốn có lợi cho xã hội, cho Nhà nước, cũng như cho ca nhân.

<small>Xã hội hóa hoạt động cơng chứng là chủ trương mà Đảng và Nhà nước</small>

hướng tới xây dựng thành công. Đề thực hiện thành cơng chủ trương đó Nhà

nước phải xây dựng hệ thống công chứng phù hợp nhằm điều chỉnh các quan

hệ, hành vi của chủ thể pháp luật công chứng theo hướng đưa các quan hệcông chứng trong môi trường xã hội hóa đồng thời tơ chức thực hiện có hiệu

quả các quy định đó trong thực tiễn. Các quy định về xã hội hóa hoạt động

cơng chứng năm trong hệ thơng pháp luật cơng chứng. Chính vi vậy, có thé

định nghĩa về thực hiện pháp luật về cơng chứng như sau:

Thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoại động cơng chứng là hoạt độngcó mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật cơng chứng vềxã hội hóa hoạt động cơng chứng, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thànhnhững hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật v công chứng.

Thực hiện pháp luật theo quan điểm của lý luận chung về Nhà nước và

pháp luật có những đặc điểm chung như:

Một là, thực hiện pháp luật là giai đoạn quan trong không thê thiếu của

cơ chế điều chỉnh pháp luật. Bởi, pháp luật chỉ có thê phát huy được vai trị và

những giá tri của mình trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội, duy trì trật tự vàtạo điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tôn trọng và thực hiện đầy đủ,nghiêm minh trong cuộc sống.

Hai là, thực hiện pháp luật là các hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp

luật. Những đòi hỏi, cam đoán hay cho phép của pháp luật đối với các tổ chức,cá nhân đã được biéu hiện thành các hành vi thực tế thực hiện quyên, nghĩa vụ

của chủ thê pháp luật. Hành vi thực hiện pháp luật là hành vi có ích về mặt xã<small>hội, được thực hiện vì lợi ích của cá nhân, tập thê hoặc của toàn xã hội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Ba là, thực hiện pháp luật là nghĩa vụ của tất cả các tô chức, cá nhân.

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi cơng dân đều bình đăng trước pháp luật,ma pháp luật mang tính bắt buộc chung nên địi hỏi mọi tổ chức, cá nhântrong xã hội đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Do vậy, tất cả các tổ chức và cánhân đều phải có nghĩa vụ thực hiện pháp luật như thực hiện các quyền tự đo,<small>hoặc các nghĩa vụ pháp lý của họ mà pháp luật quy định.</small>

Bon là, thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa

<small>các quy định của pháp luật. Thực hiện pháp luật là một qua trình hoạt động có</small>

lý trí và có ý chí của các chủ thể pháp luật làm cho những quy định của pháp

luật đi vào cuộc song nham dat duoc những mục đích nhất định vì lợi ích củamỗi thành viên, cũng như của cả cộng đồng xã hội. Qua thực hiện pháp luật

cho phép làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định, dé từ

đó có thé đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bố sung hoàn thiệnhệ thống pháp luật hiện hành và cơ chế đưa pháp luật vào cuộc sông.

Năm la, thực hiện pháp luật được tiễn hành thơng qua nhiều hình thứcvà với với nhiều quy trình khác nhau. Pháp luật gồm rất nhiều các loại quy

phạm pháp luật khác nhau, với mỗi loại quy phạm có cách thức và quy trìnhthực hiện khác nhau. Việc thực hiện pháp luật có thê phụ thuộc vào ý chí của

mỗi chủ thể nhưng cũng có thể chỉ phụ thuộc ý chí của nhà nước. Hành vi

thực hiện pháp luật có thê được chủ thể tiến hành trên cơ sở nhận thức sâu sắcvề sự cần thiết phải làm như vậy va chủ thé tự giác thực hiện. Cũng có théhành vi thực hiện pháp luật được chủ thê tiễn hành do ảnh hưởng của người

khác. Việc thực hiện một số quy phạm pháp luật có thé được tiễn hành thơng

qua những quy trình đơn giản, song cũng có nhiều quy phạm pháp luật địi hỏi

phải thơng qua q trình hết sức phức tạp với sự tham gia của nhiều tô chức,<small>cá nhân khác nhau, theo trình tự, thủ tục chặt chẽ mà pháp luật quy định.</small>

Ngoài ra thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng có

những đặc điểm nỗi bật sau:

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động công chứng<small>nhăm đưa chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong thực tiên cuộc sông.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng là sự chuyên biến căn bản trongnhận thức, tư tưởng của Đảng và Nhà nước từ hệ thông công chứng Nhà nướcsang hệ thong công chứng tự do phù hop với xu thé phát triển của xã hội vađịnh hướng xây dựng Nha nước pháp quyên. Thực hiện pháp luật về xã hộihóa hoạt động cơng chứng là việc truyền tải sự thay đổi căn bản đó trong cuộcsống nhằm đưa hoạt động cơng chứng về đúng vị trí, chức năng của nó, pháthuy tối đa vai trị đối với xã hội, gánh vác trách nhiệm xã hội, chia sẻ gánhnặng với bộ máy nhà nước với tư cách là một “nghề”, đảm bảo an toàn pháplý cho các giao dịch, hợp đồng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên

tham gia giao dịch, góp phan tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội;

<small>Thứ hai, việc thực hiện pháp luật xã hội hóa hoạt động cơng chứng sẽ</small>

làm xuất hiện thêm chủ thể mới, hay nói cách khác, chủ thể thi hành pháp luật

về công chứng sẽ được mở rộng thêm, đó là sự xuất hiện của các chủ thê: Tổchức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng tạiTrung ương và địa phương, người tập sự hành nghề công chứng: ...

T”ư ba, việc thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động công chứng

không được thực hiện đồng bộ, thống nhất ngay sau khi ban hành mà phải đượctriển khai theo lộ trình phù hợp, ở mỗi địa phương có điều kiện kinh tế xã hội

khác nhau thì đề ra lộ trình xã hội hóa khác nhau. Q trình cải cách cơng chứngtheo hướng xã hội hóa là một q trình chuyển hóa phức tạp, cần phải kết hợpvới việc nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi địa phương.

Tại Điều 12 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, được sửa đôi, bố sung

năm 2001 quy định: “... Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã

hội, don vi vũ trang nhân dan và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành

Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chong các tội phạm, các viphạm Hiến pháp và pháp luật”. Điều 79 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, đượcsửa đổi, b6 sung năm 2001 quy định: “Cơng dan có nghĩa vụ tn theo Hiếnpháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, chấp hành những quytắc sinh hoạt công cộng”. Trong chê độ xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều<small>bình đăng trước pháp luật, tât cả các tơ chức và cá nhân, Nhà nước, cơ quan</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

nhà nước, các tô chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhândân, những người có chức vụ, quyền hạn từ Trung ương đến địa phương, cơngdân và mọi cá nhân đều phải có nghĩa vụ thực hiện pháp luật. Việc thực hiệnpháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng tại địa phương được hiểu làhoạt động tô chức thực hiện pháp luật của các chủ thê pháp luật về côngchứng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thực hiện

pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng tại địa phương được thực hiện

ở các hình thức và tuân theo quy trình chung về thực hiện pháp luật.

1.1.3. Các hình thức thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động

<small>cơng chứng</small>

Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện các quy phạm pháp luật,

khoa học pháp lý xác định thực hiện pháp luật có thé được tiễn hành thơng

<small>qua các hình thức sau:</small>

<small>Tn thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ</small>

thể pháp luật cơng chứng tn thủ theo sự điều chỉnh của nội dung quy định

pháp luật khi tham gia quan hệ pháp luật cơng chứng, từ đó kiềm chế, không

thực hiện những hoạt động mà pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng

Thi hành pháp luật cịn gọi là chấp hành pháp luật là hình thức thựchiện pháp luật, trong đó các chủ thể quan hệ pháp luật công chứng thực hiện

các nghĩa vụ pháp lý của mình được ghi nhận trong các quy định pháp luật về

xã hội hóa hoạt động cơng chứng bằng hành động tích cực nhằm hiện thực

hóa các nghĩa vụ đó trong thực tiễn. Ví dụ, cơng chứng viên khi thực hiệncơng chứng phải giải thích rõ quyền, nghĩa vụ theo quy định cua pháp luật

cho người yêu cầu công chứng.

<small>Sứ dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chu</small>

thê quan hệ pháp luật cơng chứng thực hiện quyên, tự do pháp ly của mình

vào những quan hệ công chứng cụ thê (những hành vi mà pháp luật cho phép<small>chủ thê tiên hành) ví dụ, người u câu cơng chứng có qun u câu tơ chức</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

hành nghề công chứng thực hiện công chứng giao dich theo quy định của

<small>pháp luật.</small>

Ap dung pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, Nhà nướcthơng qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm qun tơ chức

cho các chủ thê pháp luật công chứng thực hiện những quy định của pháp luật

về xã hội hóa hoạt động cơng chứng hoặc tự mình căn cứ vào các quy địnhcủa pháp luật công chứng dé tạo ra các quyết định làm phat sinh, thay đổi,

đình chỉ hoặc cham dứt những quan hệ pháp luật công chứng cụ thé. Vi dụ,

trên cơ sở yêu cầu của người yêu cầu công chứng và dựa trên quy định của

pháp luật, Tịa án có thâm quyên có thê đưa ra phán quyết về hợp đồng vơ

1.1.4. Trình tự thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng

<small>chứng tại địa phương</small>

<small>Quy trình này được chia thành 2 giai đoạn:</small>

1.1.4.1. Chuẩn bị đưa quy định pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng<small>chứng vào thực hiện.</small>

- Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về xã hội hóa hoạt

động cơng chứng phù hợp với đặc thù địa phương như Quyết định và các vănban hướng dẫn thực hiện chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch từUBND cấp huyện, xã cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; Quy

hoạch phát triển mạng lưới t6 chức hành nghề công chứng trong phạm vi diaphương: Ban hành tiêu chí để xem xét cho phép thành lập văn phịng cơng

- Ban hành văn bản hay quy định về trình tự thủ tục thực hiện như:Trình tự thủ tục thực hiện cơng chứng hợp đồng, giao dịch; trình tự thủ tụcthành lập các tổ chức hành nghề công chứng...

- Tuyên truyền, phô biến về nội dung, tinh thần của Luật công chứng và

các văn bản hướng dẫn thi hành, nhấn mạnh những quy định pháp luật về xã

hội hóa hoạt động cơng chứng tới cán bộ, nhân dân và các đối tượng có liên

quan trên địa bàn địa phương mình quản lý để mọi người nhận thức chính xác

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của việc xã hội hóa hoạt động cơng chứng, từ đó, mỗichủ thể sẽ tự quyết định hành vi của mình, tự giác thực hiện.

- Các hoạt động liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ như: Phân côngcơ quan, tô chức, những người có chức vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm tôchức thực hiện văn bản hay quy định pháp luật về cơng chứng; củng cố kiệntồn bộ phận trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động công chứng;<small>cho phép thành lập các Văn phịng cơng chứng, thành lập Phịng cơng chứng</small>tại địa bàn khơng khuyến khích được thành lập văn phịng cơng chứng; thú

hút, phát triển đội ngũ công chứng viên; thành lập tô chức xã hội nghề nghiệp

<small>công chứng tại địa phương...</small>

- Chuan bị về cơ sở vật chất, kỹ thuật dé phục vu cho việc thực hiệnquy định xã hội hóa hoạt động cơng chứng, tăng cường cơ sở vật chất, trangthiết bị, trụ sở cho Phịng cơng chứng để tiếp nhận việc chuyển giao cơngchứng hợp đồng, giao dịch. Bồ trí kinh phí cho công tac quản lý nhà nước,tăng cường nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếplàm công tác quản lý nhà nước, đảm bảo cho công tác quán lý nhà nước về

<small>hoạt động công chứng theo kip q trình xã hội hóa.</small>

1.1.4.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật trên thực té

Các tô chức, cá nhân trên cơ sở nhận thức nội dung, yêu cầu, địi hỏicủa các quy định pháp luật về cơng chứng, khi gặp các tình huống cụ thé, căncứ quy định của pháp luật dé lựa chon phuong an thuc hién hiéu qua, chinhxác, có lợi nhất. Các cơ quan có thầm quyền thực hiện việc kiểm sốt, quản lýđối với việc thực hiện pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan nhà

nước, cá nhân có thấm quyền có thé can thiệp, giúp đỡ thực hiện, áp dụng

pháp luật như ra quyết định, biện pháp cần thiết khác để thực thi pháp luật xã<small>hội hóa hoạt động cơng chứng.</small>

Sau mỗi khoảng thời gian thực hiện, tiến hành các hoạt động tổng kết,

đánh giá hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện nhằm tổng hợp, tiếp thu nhữngphản biện, kiến nghị phù hợp dé việc thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

động cơng chứng đạt hiệu quả cao hơn hoặc cung cấp thông tin cần thiết choviệc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng.

1.2. Vai trị của thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt đông công<small>chứng tại địa phương</small>

- Đối với hoạt động xây dựng, hồn thiện pháp luật về cơng chứng:

Qua hoạt động thực hiện pháp luật trong thực tiễn, có thể đánh giá được chất

lượng xây dựng pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng, thé hiện ở tínhđồng bộ, toàn diện, phù hợp với đặc điểm của các địa phương của các quy

định đã được ban hành. Những thông tin thu được từ thực tiễn thực hiện sẽ là

cơ sở vơ cùng q giá cho việc hồn thiện pháp luật về cơng chứng, tháo gỡkhó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện ở địa phương nhằm thực hiện<small>thành cơng chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng.</small>

- Doi với pháp chế và dân chủ xã hội: Thực hiện pháp luật công chứnggiúp đánh giá đúng thực trạng pháp chế trong đời sống xã hội, sự tôn trọng,thực hiện nghiêm minh của các chủ thể thực hiện trong đời sống xã hội; đảmbảo quyền tự do, dan chủ của các tổ chức cá nhân trong việc lựa chọn nghềcông chứng, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ công chứng...

- Thực hiện pháp luật về xã hội hóa hoạt động cơng chứng một cáchđầy đủ, chính xác, triệt để và hiệu quả giúp cho cơ chế điều chỉnh pháp luậtcông chứng vận hành tốt, pháp luật về công chứng phát huy được vai trị, giátrị của mình trong đời sống xã hội.

- Thực hiện pháp luật về công chứng nhằm đạt được mục đích cungứng cho xã hội dịch vụ công chứng chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ cao,hiệu quả, thuận lợi cho nhu cầu về công chứng của cá nhân, tổ chức; đáp ứng

được đòi hỏi ngày càng cao về dịch vụ công chứng của nền kinh tế thì trườngvà sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyên, tạo điều kiện cho hoạt độngcông chứng phát huy tốt vai trị của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về xã hội<small>hóa hoạt động cơng chứng tạo địa phương</small>

1.3.1. Chất lượng của hệ thông pháp luật công chứng và các hệ thơngluật có liên quan như: Dan sự, đất đai, nhà ở, hộ tịch...

Chất lượng của hệ thống pháp luật về công chứng là một trong nhữngcơ sở để đảm bảo cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật công chứng đạtđược kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả nănghiện thực hóa các quy định của pháp luật công chứng trong đời sống xã hội.

Hệ thống pháp luật có chất lượng cần đảm bảo các u cầu cơ bản: Tính tồn

diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, ngơn ngữ va kỹ thuật xây dựng

pháp luật, tính khả thi, đáp ứng được những nhu cầu, đòi hỏi mà cuộc sống

<small>đang đặt ra.</small>

<small>1.3.2. Trình độ, ý thức pháp luật của can bộ, nhan dan tại địa phương.Trình độ, ý thức pháp luật của cán bộ, cơng chức, nhân dân có tác động</small>

rất lớn đối với việc thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về

cơng chứng nói riêng ở các địa phương. Ở những địa phương có trình độ dântrí, ý thức pháp luật của người dân cao, việc tiếp cận, nhận thức về ý nghĩa vaitrò của việc xã hội hóa cơng chứng tương đối nhanh và tồn diện, vì vậy, khipháp luật được ban hành, các tơ chức, cá nhân hình thành ngay ý thức tự giác

chấp hành pháp luật, minh chứng cụ thể đó là, ở thành phố Hà Nội, ngay saukhi Luật cơng chứng có hiệu lực, một số Văn phịng cơng chứng được thành

lập và đi vào hoạt đông, mặc dù UBND thành phố chưa có quyết định chuyên

giao chứng thực hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp huyện, xã cho các tô chức

hành nghề cơng chứng nhưng một số lượng lớn người có nhu cầu công chứng

vẫn đến các tổ chức hành nghề cơng chứng thay vì đến UBND xã, phường<small>chứng thực; sự phân biệt giữa Phịng cơng chứng và Văn phịng cơng chứng</small>cũng ngay lập tức được người dân xóa bỏ ranh giới và tìm đến với các Vănphịng cơng chứng dé được thụ hưởng dich vụ công chứng thuận tiện.

Ngược lại, đối với các địa phương có trình độ dân trí thấp hơn, qtrình nhận thức và đón nhận xã hội hóa hoạt động cơng chứng tương đối

</div>

×