Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Giáo trình: SẢN PHỤ KHOA doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 208 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN PHỤ SẢN





BÀI GIẢNG
SẢN PHỤ KHOA

(TẬP I)

(Lưu hành nội bộ)










THÁI NGUYÊN, 2008







CHỦ BIÊN
BS CKII. Phạm Thị Quỳnh Hoa

THAM GIA BIÊN SOẠN
1. BS.CKII. Lê Thị Tình
2. BS. CKII. Phạm Thị Quỳnh Hoa
3. BS CKI. Lê Thị Bẩy

4. BS CKI. Đặng Văn Huỳ
5. ThS. Lê Minh Chính

6. ThS. Phạm Mỹ Hoài
8. ThS. Nguyễn Thị Bình
9. Th.S. Cán Bá Quát


1
Lời nói đầu
Mục tiêu giáo dục của trường Đạt học y khoa Thái Nguyên là đào tạo ra các bác
sỹ đa khoa thực hành để chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc khu vực Miền
núi phía Bắc.
Để đáp ứng với yêu cầu đào tạo và giúp đỡ các sinh viên y khoa học tập trước tốt
hơn, Bộ môn Phụ sản đã tiến hành biên soạn cuốn sách Sản phụ khoa. Cuốn sách bao
gồm những nội dung cơ bản v
ề lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh và kế hoạch hoá giá
đình. Nội dung các bài giảng đã được biên soạn và chỉnh sửa thống nhất theo các lĩnh
vực Kiến thức - Thái độ - Kỹ năng của chương trình "Tăng cường giảng dạy định
hướng cộng đồng " có lồng ghép với chương trình "Tăng cường giảng dạy sức khoẻ

sinh sản "
Trong quá trình biên soạn các giảng viên đã sử
dụng nhiều nguồn tài liệu cập
nhật đặc biệt là tử hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh
sản do Bộ y tế ban hành năm 2004 và các nguồn tài liệu của Tổ chức y tế Thế giới, Tổ
chức JHPIEGO.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn hội đồng chuyên môn thẩm định sách và tài liệu
dạy học Trường đạt học Y khoa Thái Nguyên và Bộ Giáo Dụ
c Đào tạo đã cho phép và
tạo điều kiện xuất bản cuốn sách này. Trong quá trình biên soạn cuốn sách vẫn còn
một số khiếm khuyết không thể tránh khỏi, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của
quý độc giả để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2008
Chủ biên
BS CKII. Phạm Thị Quỳnh Hoa

2
MỤC LỤC
1. RAU TIỀN ĐẠO 3
2. RAU BONG NON 12
3. VỠ TỬ CUNG 21
4. TIỀN SẢN GIẬT - SẢN GIẬT 28
5. ĐA ỐI 40
6. THIỂU ỐI 44
7. THAI GIÀ THÁNG 47
8. U NANG BUỔNG TRỨNG 50
9. U XƠ TỬ CUNG 57
10. SA SINH DỤC 64
11. UNG THƯ NIÊM MẠC TỬ CUNG 75
12. UNG THƯ VÚ 79

13. TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH Ở CỔ TỬ CUNG, ÂM HỘ, ÂM ĐẠO 86
14. CÁC TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỦA VÚ VÀ U VÚ 91
15. NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG SINH DỤC 94
16. RỐI LOẠN KINH NGUYỆT 102
17. ĐẠI CƯƠNG VÔ SINH 108
18. TIỀN MÃN KINH, MÃN KINH 115
19. CÁC BIỆN PHÁP KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH 121
20. TƯ VẤN KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH 142
21. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁ THAI 147
22. HIV/AIDS VÀ THAI NGHÉN 162
23. TỬ VONG MẸ VÀ TỬ VONG TRẺ SƠ SINH 168
24. CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ TRONG SẢN KHOA 172
25. CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ TRÒNG PHỤ KHOA 193
26. SỨC KHOẺ SINH SẢN 199



3
RAU TIỀN ĐẠO
1. Đại cương
Gọi là rau tiền đạo khi bánh rau không bám hoàn toàn vào đáy hay thân tử cung,
mà một phần hay toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung ở thời điểm ba tháng
cuối của thai kỳ, nó chắn đường ra của thai nhi khi chuyển dạ đẻ.
Rau tiền đạo là trường hợp bất thường về vị trí bám của bánh rau, là yếu tố đẻ
khó do phần phụ của thai. Rau tiền đạo gây chảy máu trong 3 tháng cuối của thờ
i kỳ
thai nghén, trong chuyển dạ và sau đẻ. Nó có khả năng gây tử vong cho cả mẹ và con
do chảy máu hay do đẻ non. Rau tiền đạo là một cấp cứu sản khoa và gây cản trở sự
bình chỉnh của thai. Tỷ lệ gặp rau tiền đạo 1/200 tổng số đẻ, nếu rau tiền đạo được
phát hiện sớm và xử trí tốt có thể hạn chế được tỷ lệ tử vong của mẹ và con.


Hình 1. A. Rau bám vị trí bình thường B. Rau tiền đạo
2. Phân loại:
2.1. Phân loại theo giải phẫu
- Rau tiền đạo bám thấp: là phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ có một
phần nhỏ bám lan xuống đoạn dưới, ít gây chảy máu khi có thai và khi chuyển dạ,
thường gây ối vỡ sớm, chỉ có thể chẩn đoán hồi cứu sau đẻ bằng cách đo khoảng cách
tử mép bánh rau đến lỗ rách màng rau nơi gần nhất dưới 10cm.
- Rau tiền đạo bám bên: phần lớn bánh rau bám vào đoạn dưới, nhưng bờ bánh
rau chưa tới cổ tử cung, chảy máu nhẹ. Chẩn đoán hồi cứu sau đẻ bằng cách đo khoảng
cách tự mép bánh rau đến lỗ rách màng rau nơi gần nhất dưới 10cm.
- Rau tiền đạo bám mép: là mép bánh rau đã bám sát tới cổ tử cung (bám sát tới

4
lỗ rách màng rau) nhưng chưa che lấp cổ tử cung, chảy máu ở mức độ vừa. Loại này
có thể chẩn đoán được trong lúc chuyển dạ, khi cổ tử cung mở hết thăm âm đạo có thể
sờ thấy bờ bánh rau sát mép cổ tử cung.
- Rau tiền đạo bán trung tâm: thăm âm đạo qua lỗ cổ tử cung có thể thấy một
phần bánh rau che lấp một phần lỗ cổ tử cung, phầ
n còn lại là màng ối.
- Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn : bánh rau che lấp toàn bộ lỗ cổ tử cung.



Hình 2. Phân loại theo giải phẫu rau tiền đạo
2.2. Phân loại theo lâm sàng
- Rau tiền đạo chảy máu ít: gặp trong rau tiền đạo bám thấp, bám bên, bám mép
có khả năng đẻ đường dưới được nếu chảy máu ít.
- Rau tiền đạo chảy máu nhiều: gặp trong rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn và rau
tiền đạo bán trung tâm. Loại này không có khả năng đẻ đường dưới, rất nguy hiểm cho

tính mạng của mẹ và con vì gây chảy máu nặng.
2.3. Phân loại theo siêu âm
Khi siêu âm lúc thai
đủ tháng, chưa chuyển dạ:
- Đo khoảng cách tử bờ dưới mép bánh rau tới lỗ trong cổ tử cung trên 20 mm thì
khi chuyển dạ có thể đẻ đường dưới được, thường chảy máu ít.
Đo khoảng cách tử bờ dưới mép bánh rau tới lỗ trong cổ tử cung dưới 20 mm,
khó có khả năng đẻ đường dưới được, thường phải mổ lấy thai vì chảy máu nhiều.

5
- Nếu thấy bờ dưới mép bánh rau lan tới lỗ trong cổ tử cung, thì khi chuyển dạ
thường trở thành rau tiền đạo bán trung tâm không có khả năng đẻ đường dưới, cần mổ
lấy thai chủ động tránh chảy máu khi chuyển dạ. Nếu thấy bánh rau lan qua lỗ trong cổ
tử cung, thì khi chuyển dạ là rau tiền đạo trung tâm, không có khả năng đẻ đường
dưới, cần mổ lấy thai chủ động tránh chảy máu khi chuyển d
ạ.
3. Nguyên nhân
Người ta chưa hiểu đầy đủ nguyên nhân gây ra rau tiền đạo, nhưng thấy có
những yếu tố thuận lợi sau:
Có tiền sử rau tiền đạo trước đó.
Tiền sử đã mổ tử cung lấy thai.
- Tiền sử đã mổ tử cung vì bất kỳ lý do nào đó như: u xơ tử cung, chửa góc tử
cung, mổ tạo hình tử cung
- Tiền sử nạo thai, n
ạo sảy, hút điều hoà kinh nguyệt.
- Tiền sử đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau nhân tạo.
Tiền sử đẻ nhiều lần.
4. Đặc điểm giải phẫu của rau tiền đạo
4.1. Bánh rau
Hình thể không tròn đều, diện bám của bánh rau rất rộng, chiều dày của bánh rau

mỏng thường dưới 2cm. Các gai rau thường ăn sâu vào niêm mạc tử cung dễ gây rau
cài răng lược Rau tiền đạo gây rau cài răng lược có tỷ
lệ từ 4,1 - 10,1 %.
4.2. Màng rau
Màng rau xung quanh bánh rau thường dày, độ chun giãn kém. Khi eo tử cung
giãn thành đoạn dưới tử cung gây co kéo vào bánh rau, bánh rau không giãn dài ra kịp
nên bị bong và gây chảy máu. Càng về những tháng cuối nguy cơ chảy máu càng cao,
đặc biệt trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Khi chuyển dạ, đoạn dưới tử cung
hình thành thực sự gây co kéo mạnh vào bánh rau càng gây bong rau nhiều hơn và gây
chảy máu dữ dội.
4.3. Dây rau
Dây rau của rau tiền đạo thường không cắm ở giữ
a bánh rau, mà thường cắm ở
rìa bánh rau. Nếu dây rau cắm ở rìa bánh rau về phía cổ tử cung như trong trường hợp
rau tiền đạo bám thấp, bám bên, bám mép thì khi ối vỡ tự nhiên hay bấm ối thường dễ
bị sa đây rau.
4.4. Đoạn dưới
Đoạn dưới của tử cung được cấu tạo bởi hai lớp cơ, cơ vòng và cơ dọc không có
lớp cơ đan nên dinh dưỡng cho thai nhi kém. Vì bánh rau mỏng, diện bám c
ủa bánh

6
rau trải rộng, gai rau bám sâu vào lớp cơ đoạn dưới tử cung để lấy dinh dưỡng nuôi
thai, đó là nguyên nhân của rau cài răng lược. Đoạn dưới tử cung được thành lập suốt
trong thời kỳ mang thai, ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén đoạn dưới được thành
lập rõ hơn lúc đó mới có giá trị chẩn đoán.là rau tiền đạo nếu siêu âm thấy rau bám
xuống đoạn dưới tử cung. Sau khi s
ổ rau dễ bị chảy máu, cầm máu bằng phương pháp
nội khoa có thể khó khăn, có khi phải cầm máu bằng phương pháp ngoại khoa để khâu
cầm máu vùng rau bấm hoặc có thể phải cắt tử cung bán phần

5. Cơ chế chảy máu trong rau tiền đạo
Máu chảy tử máu mẹ, nhiều nhất là tử các tĩnh mạch lớp niêm mạc và cơ của
đoạn dưới tử cung. Đôi khi máu tử con ra do rách gai rau. Rách gai rau có thể do bong
rau, do tổn thương đến các múi rau khi xé rộng màng ối không đúng kỹ thuật. Vì vậy
có trường hợp chảy máu ít nhưng thai thiế máu nặng nên dễ suy thai, dễ ngạt thai.
Những nguyên nhân nào gây chảy máu?
+ Vì có sự hình thành đoạn dưới trong những tháng cuối: trọng 6 tháng đấu, rau
phát triển song song với sự lớn lên của tử cung, nhưng trong ba tháng cuối đoạn dưới
được thành lập rõ hơn (giãn ra) trong khi đó sau không phát triển theo kịp, gây bong
rau chảy máu, đó là nguyên nhân chính. Th
ực ra sự hình thành đoạn dưới có khác
nhau, ở người cón so đoạn dưới thành lập sớm hơn người con rạ, chảy máu sớm hơn;
thành trước đoạn dưới nở to hơn thành sau chảy máu nhiều hơn, nguy hiểm hơn.
Thành sau đoạn dưới bị hạn. chế hởi đây chằng tử cung- cùng, ít chảy máu. Càng đến
ngày chuyển dạ, cơn co tử cung càng tăng, bong rau càng nhiều nhịp độ
chảy máu
càng mau hơn. Vì vậy thường do thuốc giảm co để hạn chế bong rau, chảy máu.
+ Vì các màng thai co kéo bánh rau: cơn co làm tăng áp lực trong buồng ối,
màng ối bị căng và lôi kéo bánh rau gây bong rau, chảy máu. Nếu màng ối bị rách đầu
ối vỡ tự nhiên, hoặc khi chuyển dạ bấm ối thì sẽ cầm được máu do ngôi thai xuống và
tỳ đè vào bánh rau Không thể bấm ối trong rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn vì không
có đầu ối.
+ Vì có tổn thươ
ng ở đoạn dưới tử cung và bong rau thêm khi đẻ thai. lớp cơ
đoạn dưới mỏng, bị rạn nứt bởi gai rau bám sâu vào cơ tử. cung ở đoạn dưới dễ gây
chảy máu. Khi thai qua đoạn dưới và cổ tử cung để ra ngoài bởi động lực của cơn co.
tử cung sẽ kéo theo các múi rau đã bong sẵn tử trước, làm rau bong thêm và chảy máu.
Khi làm thủ thuật trong chuyển dạ rau tiền đạo cầ
n phải: cẩn thận khi nội xoay, lấy đầu
hậu phải chờ cổ tử cung mở hết và phải làm thủ thuật nhẹ nhàng đề phòng rách đoạn

dưới tử cung. Sau sổ rau cần kiểm tra sự toàn vẹn của đoạn dưới tử cung để kịp thời xử
trí.
6. Triệu chứng rau tiền đạo
6.1. Triệu chứng lâm sàng

7
6.1.1. Khi có thai
- Triệu chứng cơ năng
Chảy máu là triệu chứng chính, chảy máu thường xuất hiện ở 3 tháng cuối của
thời kỳ thai nghén, nhưng đôi khi sớm hơn tử cuối tháng thớ 6 của thời kỳ thai nghén,
với những tính chất đặc biệt:
+ Đột ngột, tự nhiên, bất ngờ, không có nguyên nhân, không thấy đau bụng.
+ Máu đỏ tươi có khi lẫn máu cục, số lượng máu có thể nhi
ều, máu chảy ra nhiều
hoặc ít làm cho bệnh nhân hết hoảng lo sợ, sau đó máu chảy ít dần mầu thẫm lại.
+ Sau mỗi lần chảy máu, máu cầm tự nhiên mặc dù có hay không điều trị.
+ Chảy máu tái phát nhiều lần với tính chất: lượng máu chảy lần sau nhiều hơn
lần trước, khoảng cách chảy máu lần sau ngắn lại hơn lần trước, nhưng thời gian chảy
máu kéo dài hơn.
- Triệu chứng toàn thân: biểu hiện thiếu máu và mệt mỏi phụ thuộc vào số lượng
máu mất và số lần chảy máu.
- Triệu chứng thực thể
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở có thể bình thường hay thay đổi tuỳ thuộc lượng máu
mất nhiều hay ít.
+ Nhìn: da niêm mạc nhợt nhạt hay không cũng tuỳ thuộc vào lượng máu mất
nhiều hay ít. Tử cung có thể có hình trứng hay hình bè ngang tuỳ theo tư thế ngôi thai
ở trong buồng tử cung.
+ Sờ nắn: trong rau tiền đạo hay gặp ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi
ngược, đầu cao lỏng.
+ Nghe tim thai: nhịp tim thai bình thường nếu rau tiền đạo không chảy máu

nhiều, tim thai chỉ thay đổi (thai suy) khi rau hồn đạo chảy máu nhiều.
+ Đặt mỏ vịt hay van âm đạo để chẩn đoán phân biệt rau tiền đạo với các tổn
thương thực thể ở cổ tử cung và âm đạo
+
Thăm âm đạo qua cùng đồ bên: có cảm giác thấy một lớp đệm dầy khác với
nước ối giữa ngôi thai và ngón tay, đó là bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung.
6.1.2. Khi chuyển dạ
Cơ năng: bệnh nhân có quá trình chảy máu trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai
nghén, nay tự nhiên ra máu ồ ạt, máu tươi lẫn máu cục. Máu ra ngày một nhiều khiến
bệnh nhân rất lo sợ và mệt mỏi. Kèm theo ra máu bệnh nhân thấy đau bụng, đau ngày
m
ột tăng, đó là dấu hiệu đau bụng do cơn co tử cung khi chuyển dạ.
- Toàn trạng: mạch, huyết áp, nhịp thở bình thường hay thay đổi tuỳ thuộc vào
lượng máu mất nhiều hay ít. Bệnh nhân hốt hoảng, lo lắng, sợ hãi, có khi thờ ơ, bất

8
tỉnh khi mất máu quá nhiều.
- Thực thể:
+ Nhìn: vẻ mặt sản phụ xanh xao. Tử cung có thể có hình trứng hay hình bè
ngang tuỳ theo tư thế ngôi thai ở trong buồng tử cung.
+ Nắn: có thể thấy ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược
+ Nghe tim thai bình thường hay thai suy tuỳ số lượng mất máu nhiều hay ít có
ảnh hưởng đến thai hay không.
+ Thăm trong khi cổ tử cung mở:
Có thể sờ thấy màng ối dầy hay mép bánh rau nếu rau tiề
n đạo bám mép. Nếu
vừa sờ thấy múi rau vừa sờ thấy màng ối là rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn.
Nếu chỉ sờ thấy múi rau là rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn. Phương pháp chẩn đoán
rau tiền đạo bằng tay qua lỗ cổ tử cung đã mở rất dễ gây chảy máu nặng trong khi
thăm khám. Thăm âm đạo qua cùng đồ bên khi cổ tử cung đang xoá mở có cảm giác

thấy một lớp đệm dầy khác với nướ
c ối giữa ngôi thai và ngón tay, đó là bánh rau bám
vào đoạn dưới tử cung.
+ Thăm khám bằng mỏ vịt hay van âm đạo khi chuyển dạ có thể nhìn được màng
ối và múi rau. Đây là phương pháp thăm khám nhẹ nhàng, chính xác và không gây
chảy máu, rất an toàn cho sản phụ.
6.2. Cận lâm sàng
6.2.1. Khi có thai
Chụp X quang bằng tia mềm: ta cổ thể thấy hình mờ của bánh rau khi rau ở trước
ngôi thai. Phương pháp này ngày loay không dùng.
- Chụp X quang có bơm thuốc cản quang vào bàng quang thấy hình ảnh giống
như đầu thai nhi đội mũ nồi. Nói chung người ta khuyên không nên dùng X quang để
chẩn đoán rau tiền đạo vì có thể làm thai nhi bị nhiễm xạ.
- Chụp đồng vị phóng xạ Iod 131, hiện nay không làm.
- Siêu âm: thấy được vị trí bám của bánh rau, đo được khoảng cách tử mép bánh
rau tới lỗ trong cổ tử cung dưới 50 tâm khi thai đủ tháng. Ngoài ra còn cho ta biết
được ngôi thai và tình trạng thai nhi (siêu âm thai cần điều kiện bàng quang có nhiều
nước tiểu)
- Xét nghiệm công thức máu: số
lượng hồng cầu và tỷ lệ huyết sắc tố giảm ít hay
nhiều tuỳ thuộc vào lượng máu mất.
6.2.2. Khi chuyển dạ.
- Ít dùng các phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán; nhưng nếu cần thì có thể
sử dụng siêu âm giúp chẩn đoán và tiên lượng.

9
7. Nguy cơ của rau tiền đạo
- Mẹ: nguy cơ chủ yếu là chảy máu (71%) đe doạ tính mạng của mẹ và con. 83%
phải mổ lấy thai để cầm máu. 17% phải cắt tử cung mới cấm được máu Tỷ lệ tử vong
cho mẹ 3,23%.(bệnh việnGia Lai năm 1997).

Con: 52% non tháng, cân nặng lúc sinh thấp (≤ 2500g). Tỷ lệ tử vong chu sinh
cao từ 8 - 12,2%.
8. Chẩn đoán
8.1. Chẩn đoán xác định.
8.1.1. Tuyế
n y tế cơ sở
- Ra huyết trong 3 tháng cuối với tính chất ra máu trong rau tiền đạo như đã mô
tả ở trên.
- Khám phát hiện được ngôi bất thường hoặc ngôi đầu cao lỏng
8.1.2. Tuyến chuyên khoa
Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Cận lâm sàng: đã mô tả ở trên
8.2. Chẩn đoán phân biệt
Rau bong non: ra huyết đỏ loãng không đông, có hội chứng nhiễm độc thai
nghén, tử cung co cứng như gỗ, tim thai khó nghe hoặc mất, b
ệnh nhân choáng.
Vỡ tử cung trong khi có thai: ra huyết đỏ tươi, đau bụng dữ dội, sờ thấy các phần
của thai nhi ngay dưới da bụng, tim thai mất, cạnh thai nhi là một khối nhỏ đó chính là
tử cung.
9. Xử trí
9. 1. Tuyến y tế cơ sở
Khi chẩn đoán được hoặc nghi ngờ là rau tiền đạo, phải cho thuốc giảm co bóp tử
cung và chuyển tuyến trên ngay để điều trị
9.2. Tuy
ến chuyên khoa
9.2.1. Trong thời kỳ mang thai
Nguyên tắc cứu mẹ là chính, có ưu tiên cho con khi thai gần đủ tháng hoặc đủ
tháng.
* Chế độ chăm sóc:
+ Khuyên bệnh nhân vào viện điều trị để theo dõi?.mặc dù máu đã ngừng chảy

và dự phòng cho lần chảy máu sau.
+ Hạn chế vận động ở mức tối đa.

10
+ ăn chế độ dinh dưỡng tốt; chống táo bón.
* Điều trị nội khoa:
+ Dùng các thuốc ức chế cơn co tử cung như: Papaverin, Salbutamol.
+ Nếu bệnh nhân thiếu máu, có thể truyền máu.
+ Dùng kháng sinh: Ampicilin.
* Điều trị nội khoa:
+ Nếu điều trị nội khoa không kết quả thì điều trị sản khoa.
+ Nếu điều trị nội khoa có kết quả, có thể gi
ữ thai đến đủ tháng.
Nếu là rau tiền đạo chảy máu ít, có thể theo dõi chờ chuyển dạ đẻ tự nhiên, nếu là
rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm thì chủ động mổ lấy thai.
Tuyến cơ sở nếu phát hiện được rau tiền đạo dù ở bất kỳ tuổi thai nào cũng cần
phải tổ chức chuyển tuyến ngay đề phòng biến chứng chảy máu nặng. Trước khi
chuyển cần cho b
ệnh nhân dùng thuốc giảm co, hồi sức chống choáng nếu cần thiết.
9.2.2. Trong khi chuyển dạ.
Nguyên tắc xử trí: cầm máu để cứu mẹ là chính nếu cứu được con thì càng tốt vì
thai nhi ở những trường hợp rau tiền đạo thường là non tháng và mất máu nên khó
sống, nếu không xử trí nhanh để mẹ chảy máu nhiều có thể làm chết cả mẹ và con.
+ Loại rau tiền đạo bám thấp, bám bên
Khi chuyển dạ phả
i bấm ối để cầm máu, nếu cầm được máu chờ chuyển dạ tiến
triển bình thường và cho đẻ đường dưới. Nếu không cầm được máu thì phải mổ lấy
thai để cầm máu.
+ Loại rau tiền đạo bám mép
Bấm ối để cầm máu, sau bấm ối phải xé rộng màng ối giúp cầm máu. Nếu không

cầm được máu phải mổ lấy thai. Cách bấm ối: ta dùng kìm bấm ối nh
ư bình thường,
nhưng sau khi bấm ối như bình thường ta phải xé rộng màng ối song song với mép
bánh rau để tránh rách bánh rau.
+ Loại rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn
Thường phải mổ lấy thai vì chảy máu nhiều, trước khi mổ phải bấm ối và dùng
thuốc giảm co bóp tử cung để cầm máu tạm thời.
+ Loại rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn
Chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối, dùng thuốc giảm co trong khi chuẩn bị m
ổ, cần

11
phối hợp hồi sức chống choáng trước, trong và sau khi phẫu thuật. Trong khi phẫu
thuật nếu không cầm được máu thì phải cắt tử cung bán phần.
10. Phòng bệnh
- Cần làm tốt công.tác vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh thai nghén
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, khống chế nhiễm khuẩn trong các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ sinh sản, giảm tỷ lệ nạo hút thai
- Làm tốt công tác vô khuẩn trong sản khoa

12
RAU BONG NON
1. Đại cương
1 1. Định nghĩa
. Rau bong hơn là rau bám đúng vị trí bình thường nhưng bị bong sớm trước khi
thai nhi sổ ra ngoài do có sự hình thành khối huyết tụ sau rau. Khối huyết tụ tro dần
làm rau và màng rau bong dần ra khỏi thành tử cung, cắt đứt tuần hoàn tử cung rau, cắt
đứt sự trao đổi ôxy giữa mẹ và con làm thai nhi có thể bị chết.

Hình 3. Rau bong non

1 2. Tầm quan trọng
Rau bong non là một cấp cứu sản khoa xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh gây tử
vong cho thai nhi và đe doạ tính mạng người mẹ do tình trạng choáng mất máu, biến
chứng rối loạn đông máu hay vô niệu. Bệnh thường gặp ở 3 tháng cuối thời kỳ có thai
và gặp chủ yếu khi chuyển dạ.
1.3. Tỷ lệ
- Tỷ lệ bệnh khoảng tử 0,38%- 0,6% trong tổng số
thai nghén.
- Tỷ lệ tử vong mẹ tử 1 - 4%.
- Tỷ lệ tử vong con tử 70 - 100%.
2. Dịch tễ học
Chưa xác định được chính xác nguyên nhân, người ta nhận thấy các yếu tố nguy
cơ gây rau bong non:
- Rau bong non gặp ở người con rạ lớn tuổi nhiều hơn người con so trẻ tuổi.
- Rau bong non thường gặp ở người có bệnh mạch máu thận, cao huyết áp mạn
tính, rối loạn cao huyết áp do thai nghén chiếm 60 - 70%.

13
- Tiền sản giật, sản giật, sự căng giãn quá mức của tử cung
- Những thương tổn của mạch máu tại bánh rau, tại vùng rau bám, xuất hiện
trong các bệnh lý: rau tiền đạo, cao huyết áp, đái tháo đường.
Sự thay đổi thể tích đột ngột của tử cung: chọc hút ối trong đa ối, song thai
Thiếu axit folic trong những tháng đầu của thai kỳ, ở những sản phụ có mức sống
thấ
p.
- Do sang chấn trực tiếp vào vùng bụng (ngã, bị đánh, đấm ).
- Dây rau ngắn
- Do chọc vào bánh rau khi chọc dò ối không đúng chỗ.
- Những tác động thô bạo vào tử cung như: ngoại xoay thai không đúng kỹ thuật,
do đẩy vào đáy tử cung trong chuyển dạ.

- Hút thuốc lá, nghiện ma tuý
3. Giải phẫu bệnh lý
3.1. Khối máu tụ sau rau
Khi bong rau một phần gây chảy máu và hình thành cục máu ở sau bánh rau, cục
máu to hay nhỏ phụ thuộc vào mứ
c độ bong rau và chảy máu, sau sổ rau thấy cục máu
thẫm màu, nặng tử 500 - 1500g. Thai nhi sống hay chết phụ thuộc vào khối máu tụ sau
rau to hay nhỏ, rau bong nhiều hay ít.
3.2. Bánh rau
Mặt bánh rau về phía tử cung (mặt ngoại sản mạc) bị lõm xuống do khối máu tụ
ở sau rau đè vào còn mặt nội sản mạc bình thường.
3.3. Tử cung
Lớp cơ tử cung bị nhồi máu do các mạch máu ở vùng rau bám bị xung huyết vỡ
ra làm tử
cung bầm tím, mức độ lan rộng của vùng nhồi máu phụ thuộc vào thể nhẹ
hay nặng của rau bong non. Trong thể nặng tử cung bầm tủn, tổn thương lan sang dây
chằng rộng, phần phụ và các cơ quan khác, các sợi cơ bị bóc tách làm mất khả năng co
bóp và đàn hồi và đó là lý do làm cho tử cung cứng như gỗ.
3.4. Buồng trứng và các tạng
Bàng quang, trực tràng, lan, tụy, phúc mạc, dây chằng rộng, buồng tr
ứng hai bên
đều có thể bị chảy máu và nhồi máu nhất là trong trường hợp phong huyết tử cung rau.
4. Sinh lý bệnh
Sự hình thành khối máu tụ sau rau ngày càng lan rộng và to dần dẫn đến:
4.1. Về phía thai

14
Thai bị suy nhanh và có nguy cơ tử vong do sự trao đổi dưỡng khí giữa mẹ và
thai bị cắt đứt một phần. Ngoài ra, tử cung co cứng và tình trạng tụt huyết áp ở người
mẹ cũng sẽ làm giảm lưu lượng máu tử cung - rau.

4.2. Về phía mẹ.
- Mất máu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:
- Choáng do mất máu và đau.
- Rối loạn đông máu do giảm hoặc thiếu hụt hoàn toàn sinh sợi huyết có thể
dẫn
đến hội chứng tiêu sợi huyết thứ phát.
- Vô niệu do lượng máu đến thận giảm.
- Có thể tử vong do chảy máu, vô niệu.
5. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng có thể khác nhau tuỳ theo thể nặng hay nhẹ. Trường hợp
điển hình có các triệu chứng sau.
5.1. Toàn thân
Tình trạng toàn thân không đi đôi với số lượng máu mất ra ngon âm đao: choáng
có thể xuất hiện nhanh, bệnh nặng nhưng máu ra âm đạo ít, giai đ
oạn mới choáng
mạch có thể chậm, huyết áp bình thường hoặc giảm nhẹ.
5.2. Cơ năng
Đau bụng dưới: xuất hiền đột ngột, lúc đầu đau ở tử cung, sau đau lan ra khắp
bụng đau xuyên ra sau lưng, lan xuống đùi, đau liên tục và kéo dài, bệnh nhân vật vã
lăn lộn, hết hoảng. Dấu hiệu đó có khi không rõ ràng do triệu chứng choáng ngày càng
tăng.
- Ra máu âm đạo: lúc đầu chả
y máu trong tử cung, sau đó vừa chảy máu trong
vừa chảy máu ra ngoài, số lượng ít, màu sẫm, loãng, không đông (không thấy có máu
cục).
5.3. Thực thể
Có triệu chứng của nhiễm độc thai nghén chiếm 60 - 70%, đôi khi có hội chứng
tiền sản giật kèm theo.
Nhìn tử cung ngày càng to, cao lên rõ.
Đo chiều cao tử cung lớn hơn so với lần đo trước.

Sờ nắn tử cung co cứng là dấu hiệu quan trọng do trương lực cơ b
ản của tử cung
tăng cao 30 - 40mm Hg, không có khoảng nghỉ giữa các cơn co làm tử cung cứng như
gỗ.
- Nắn bụng khó thấy các phần của thai nhi.

15
- Nghe tim thai:
+ Thể ẩn nhịp tim thai bình thường.
+ Thể nhẹ nhịp tim thai nhanh 160 – 170 lần/phút.
+ Thể trung bình biểu hiện suy thai nhịp nhanh rồi suy thai nhịp chậm.
+ Thể nặng mất tim thai.
- Thăm âm đạo:
+ Đoạn dưới tử cung căng.
+ Đầu ối căng phồng.
+ Cổ tử cung cứng khó mở do trương lực cơ tử cung tăng.
+ Bấm ối: nước ố
i lẫn máu (máu hồng)
5.4. Cận lâm sàng
Công thức máu: hồng cầu giảm, Hematocrit giảm.
- Nước tiểu: protein tăng cao có giá trị trong chẩn đoán.
- Sợi huyết giảm nhiều hoặc không côn
- Tiểu cầu giảm
- Siêu âm thấy khối huyết tụ ở sau rau hoặc hình ảnh bóc tách bánh rau.
Thể sốc chảy máu Nhiễm độc Tử cung sinh sợi huyết Tim thai
Thể ẩn (0)

-

-


-
Không thay
đổi
Bình thường
+

Thể nhẹ (I)
-

-

+ - Cường tính Giảm
+

Thể vừa (II)
+

++
+ Co cứng Giảm
+

Thể nặng (III)
+++ +++ +++
Co cứng như
gỗ
Giảm ít hoặc
giảm nhiều
-


Ngoài ra có thể gặp những hình thái sau:
* Chảy máu trong: gặp ở 30% các trường hợp
- Sốc nặng.
- Tử cung to nhanh.
- Tim thai mất.
* Rau bong non kết hợp với rau tiền đạo:
- Có dấu hiệu của rau tiền đạo, chảy máu ngoài nhiều.
- Dấu hiệu rau bong non.

16
* Rau bong non kèm theo tiền sản giật
- Dấu hiệu nhiễm độc nặng, dấu hiệu của tiền sản giật.
- Sốc nặng.
- Tim thai mất.
- Tiên lượng xấu
* Rau bong non tái diễn, hiếm gặp:
- Tiền sử có viêm thận.
- Xơ cứng động mạch.
- Bệnh nhân thường đến muộn và khi xử trí thường phải cắt tử cung nên việc
chẩn đoán dễ bỏ sót.
7. Chẩn đoán
7.1. Chẩn đoán xác định
7.1.1. Ở tuyến y tế cơ sở dựa vào các dấu hiệu sau:
Trên thai phụ có yếu tố nguy cơ như: hội chứng nhiễm độc thai nghén, bị chấn
thương va đập mạnh vào vùng tử cung
- Bệnh nhân thấy đau bụng tửng cơn tăng dần, rồi đau liên tục.
- Ra máu âm đạo đỏ loãng, sẫm màu.
- Tử cung co cứng liên tục.
- Nghe tim thai có biểu hiện suy thai hoặ
c mất tim thai.

- Nước ối có màu hồng
- Cần phải gửi tới tuyến chuyên khoa có đầy đủ phương tiện giúp chẩn đoán xác
định đảm bảo cho việc xử trí kịp thời, hiệu quả.
7.1.2. Ở tuyến chuyên khoa dựa vào
- Lâm sàng:
+ Hội chứng nhiễm độc thai nghén hoặc tiền sản giật.
+ Dấu hiệu sốc: da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp có khi không
giảm.
+ Chảy máu trong và chả
y máu ngoài.
+ Tử cứng co cứng như gỗ
+ Tim thai mất.
- Cận lâm sàng:

17
+ Siêu âm: thấy hình ảnh khối huyết tụ sau rau, tim thai không đáp.
+ Xét nghiệm sinh sợi huyết: giảm hoặc không còn.
+ Xét nghiệm cộng thức máu: tỷ lệ huyết sắc tố, hồng cầu, hematocrit giảm.
+ Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu tăng cao
7.2. Chẩn đoán phân biệt: phân biệt với vỡ tử cung và rau tiền đạo
Triệu chứng Rau bong non vỡ tử cung Rau tiền đạo
Shock + + +
Chảy máu Chảy máu trong và
ngoài
Máu không đông
Chảy máu trong và
ngoài
Máu đông
Chảy máu tươi ra
ngoài là chủ yếu Máu

đông
Nhiễm độc
+
- -
sợi huyết Giảm Bình thường Bình thường
Tử cung Cứng như gỗ Mất cơn co tử cung Cơn co tử cung bình
thường
Tim thai - (+) hoặc (-)
Thăm âm đạo Cổ tử cung căng cứng,
đoạn dưới căng, nước
ối có máu
Xác định nguyên nhân
đẻ khó
Sờ thấy rau
8. Tiến triển và biến chứng
Thường sau khi rau bong chuyển dạ xảy ra và đến triển nhanh, đôi khi cuộc
chuyển dạ không xảy ra, tình trạng toàn thân người mẹ ngày càng trầm trọng nên có
nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Chảy máu nặng: chảy máu trong và chảy máu ngoài do thiếu hoặc không có
sinh sợi huyết, chảy máu nhiều dễ rối loạn đông máu, khi đã rối loạn đông máu càng
gây chảy máu, cơ chế chảy máu phức t
ạp chính do rau bong non gây ra máu không
đông.
- Sốc: vừa là triệu chứng, vừa là biến chứng nên sốc diễn biến nhanh và nặng lên
do:
+ Mất máu.
+ Tử cung căng to, đau.
+ Các độc tố serotonin xâm nhập vào máu mẹ.
+ Rối loạn đông máu: do thiếu sinh sợi huyết, tình trạng chảy máu càng
nặng khi sợi huyết càng giảm.

- Vô niệu, do lượng máu đến thận giảm, do huyết áp tụt, do hoại tử vỏ thậ
n:
+ Nước tiểu rất ít hoặc không có nước tiểu.
+ Xét nghiệm me máu tăng cao
+ Vô niệu kéo dài bệnh nhân có thể tử vong.

18
- Rau bong non có thể để lại di chứng:
+ Viêm gan cấp.
+ Viêm thận mãn, suy thận mãn.
+ Viêm tuyến thượng thận.
+ Cao huyết áp.
9. Hướng xử trí
Rau bong non là bệnh của hệ thống mao mạch, xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh,
yêu cầu phải xử trí toàn diện, kịp thời. và đúng phương pháp kết hợp điều trị nội khoa,
sản khoa, ngoại khoa và điều trị biến chứng.
9.1. Tại tuyế
n y tế cơ sở
Chẩn đoán trước đẻ thường khó, nếu nghi ngờ hoặc chẩn đoán được rau bong
non cần tổ chức chuyển tuyến ngay.
9.2. Tại tuyến chuyên khoa
9.2.1. Hình thái ẩn và nhẹ
- Nếu chẩn đoán được trước đẻ, nên chủ động mổ lấy thai để cứu con và phòng biến
chứng nặng hơn cho mẹ.
- Nếu chỉ chẩn đoán được sau đẻ:
+
Điều trị nội khoa: phòng rối loạn đông máu: EAC (EpxiIon-Amino-Caproic),
transamin, làm các xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu, cho thuốc co hồi tử
cung.
+ Điều trị sản khoa: kiểm soát tử cung, tiêm thuốc co hồi tử cung, theo dõi co hồi

tử cung, tình trạng chảy máu để xử trí kịp thời.
9.2.2. Hình thái vừa
- Điều trị nội khoa:
+ Chống choáng, thở oxy
+ Giảm đau bằng Dolosal.
+ Cho thuốc kháng histamin tổng h
ợp: pipolphen
+ Trợ tim, Cocticoide.
+ Chống chảy máu: EAC, Transamin, truyền máu tươi, Plasma tươi, sợi huyết, tiêm
Oxytocin
- Điều trị sản khoa và ngoại khoa:
+ Trước đây bấm ối làm giảm áp lực trong buồng ối.

19
+ Hiện nay không nên bấm ối mà nên mổ cấp cứu lấy thai để cứu con và tránh
biến chứng nặng thêm cho mẹ vì bệnh tiến triển rất nhanh.
Trong khi mổ lấy thai, đánh giá tổn thương ở tử cung để quyết định bảo tồn tử
cung hay cắt tử cung bán phần để cầm máu.
Trong và sau mổ phải bù nhanh và đủ khối lượng tuần hoàn, khối lượng máu bị
mất để phục h
ồi chức năng tuần hoàn và dinh dưỡng cho các tạng: gan, thận, não
Dùng kháng sinh toàn thân.
9.2.3. Hình thái nặng và rất nặng.
-Điều trị nội khoa:
+ Chống choáng, thở oxy liên tục.
+ Chống rối loạn đông máu: EAC 8 - 12gl 24 giờ, fibrinogen 6-8gl 24 giờ.
+ Truyền máu tươi cùng nhóm, truyền khối hồng cầu, Plasma
+ Chống vô niệu bằng Lasix liều cao (sau khi đã bù đủ khối lượng tuần hoàn).
+ Trợ tim : Uabain
+ Chống nhiễ

m khuẩn bằng kháng sinh liều cao, đường tiêm.
+ Cân bằng điện giải bằng truyền dung dịch Lactat ringer
- Điều trị sản khoa và ngoại khoa:
+ Bấm ối cho tử cung đỡ căng.
+ Mổ lấy thai cả khi thai chết:
+ Trong khi mổ tuỳ theo tổn thương mà xử trí. Nếu là con so: mổ lấy thai, bảo
tồn tử cung nếu tử cung tổn thương ít, sau mổ tử cung co hồi tốt. Nếu là con r
ạ: sau mổ
lấy thai tiếp cắt tử cung bán phần thấp cầm máu, nếu chảy máu nặng thắt động mạch
hạ vị để hạn chế chảy máu.
9.2.4. Điều trị biến chứng
- Điều trị rối loạn đông máu bằng máu tươi và sinh sợi huyết.
- Điều trị vô niệu bằng dung dịch Manitol truyền tĩnh mạch (với điều ki
ện đã bù
đủ thể tích) nếu không kết quả phải thẩm phân phúc mạc hay chạy thận nhân tạo.
9.2.5. Chăm sóc sau đẻ.
- Theo dõi toàn trạng mạch, huyết áp, nhiệt.độ.
- Theo dõi co hồi tử cung.
- Theo dõi số lượng nước tiểu.
- Làm lại các xét nghiệm: công thức máu, nước tiểu, sinh sợi huyết, điện giải đồ

20
để tiếp tục điều trị cho thích hợp.
10. Dự phòng
Không có biện pháp dự phòng đặc hiệu vì không có nguyên nhân rõ ràng, tuy
nhiên cần phải:
- Khám thai định kỳ, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ để chuyển tuyến.
- Vệ sinh thai nghén, chăm sóc thai nghén tốt
- Thực hiện sinh đẻ kế hoạch.


21
VỠ TỬ CUNG
Đại cương
- Định nghĩa: vỡ tử cung là tổn thương thành tử cung một phần hay toàn bộ,
thường là tổn thương ở đoạn dưới của tử cung, đôi khi tổn thương thân tử cung trong
những trường hợp vỡ sẹo mổ ở thân tử cung
- Khái niệm: vỡ tử cung là một tai biến sản khoa, có thể xảy ra trong thời kỳ
mang thai, nhưng thường gặp vỡ tử cung trong khi chuy
ển dạ.
Tầm quan trọng: đây là một cấp cứu sản khoa có thể nguy hiểm cho tính mạng
của người mẹ và thai nhi, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây tử vong cho mẹ
và cho thai nhi.

Hình 4. Vỡ tử cung
- Tỷ lệ: thay đổi tuỳ điều kiện chăm sóc thai nghén của các nước, trung bình
khoảng 1/2000 cuộc đẻ. Thường gặp ở những nước nghèo nàn, lạc hậu và vấn đề chăm
sóc sức khoẻ sinh sản chưa được quan tâm đúng mức.
Trước đây, vào thời kỳ chưa có kháng sinh và điều kiện gây mê hồi sức chưa tốt,
tỷ lệ tử vong m
ẹ rất cao. Theo Jeannin (Pháp), tử vong mẹ là 60 - 80%. Ở Việt Nam
cho đến 1954, tử vong mẹ là 55 - 60%. Theo Eastman (Mỹ) tỷ lệ tử vong mẹ trong vỡ
tử cung có sẹo mổ cũ là 3%, vỡ tử cung tự nhiên là 20 - 40%. Tỷ lệ tử vong thai nhi
trong vỡ tử cung khoảng 50 -75%.
Hiện nay nhờ có sự đăng ký quản lý thai nghén tốt nhờ có kháng sinh và kỹ thuật
gây mê hồi sức hiện đại, chỉ định mổ lấy thai đúng lúc, hạn chế các th
ủ thuật thô bạo,
do đó giảm dược tỷ lệ vỡ tử cung, tỷ lệ tử vong mẹ do vỡ tử cung đã giảm xuống còn
10 -15%. Hiện nay ở nước ta, có nhiều nơi đã đạt được mức không có người mẹ nào
chết vì vỡ tử cung.
1. Giải phẫu bệnh lý

Trong vỡ tử cung có thể gặp các hình thái sau:
+ Vỡ tử cung hoàn toàn: toàn bộ tử cung đều bị xé tử niêm m
ạc, cơ, lớp phúc
mạc làm cho buồng tử cung thông với ổ bụng. Vị trí rách thường ở bên trái và mặt

22
trước của đoạn dưới tử cung, có thể tử thân tử cung kéo dài đến cổ tử cung, có khi tổn
thường tử cổ tử cung dọc lên đoạn dưới.Trong trường hợp này thai và rau bị đẩy vào
trong ổ bụng.
+ Vỡ tử cung không hoàn toàn: còn gọi là vỡ tử cung dưới phúc mạc. Chỉ có lớp
niêm mạc vào lớp cơ bị xé rách, phúc mạc đoạn dưới bị bong ra nhưng vẫn còn
nguyên v
ẹn. Máu tràn vào đây chằng rộng gây nên các huyết tụ dây chằng, huyết :tụ ở
tiểu khung. Trong trường hợp vỡ tử cung không hoàn toàn, thai và rau vẫn nằm trong
tử cung.
+ Vỡ tử cung ở người có sẹo mổ cũ: thường do sẹo ở tử cung bị toác ra hoặc bị
nứt một phần, trường hợp này bờ vết rách không nham nhở và có khi ít chảy máu.
+ Vỡ phức tạp: ngoài vỡ tử cung hoàn toàn, tổn th
ương có thể kẻo dài xuống âm
đạo xé rách cùng đồ, xé rách bàng quang tạo nên một vết rỡ phức tạp.

Hình 5. (a) Vỡ tử cung trong dây chằng rộng. (b) Vỡ tử cung hoàn toàn
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân về phía mẹ
- Các loại đẻ khó do. khung chậu hẹp tuyệt đối, khung chậu giới hạn, khung chậu
méo
- Có sẹo mổ cũ ở tử cung do: mổ thân tử cung để lấy thai, mổ ngang đoạn dưới,
mổ khâu tử cung bị vỡ, phẫu thuật bóc tách nhân xơ tử cung, phẫu thuật Strassmann,
mổ lấy thai tử 2 lần tr
ở lên, mổ cắt góc tử cưng trong chửa ngoài tử cung, mổ lấy thai

bị nhiễm khuẩn, sau phẫu thuật cắm vòi rồng vào tử cung, mổ thủng tử cung sau nạo
phá thai sau nạo sót rau sau đẻ.
- Tử cung dị dạng như: tử cung đôi hoặc tử cung kém phát triển.
- Rách cổ tử cung kéo dài lên gần đoạn dưới nên phục hồi xấu.
- Đẻ nhiều lần, nạo phá thai nhiều lần làm tử cung nhão, m
ỏng dễ vỡ.
- Đẻ khó do các khối u tiền đạo như u xơ ở eo tử cung, u nang buồng trứng trong
tiểu khung u ở xương cũng, u ở âm đạo không được giải quyết đúng cách và đúng lúc.

23
2.2. Nguyên nhân về phía thai
- Do thai to toàn bộ.
- Do thai to từng phần như não úng thuỷ không được phát hiện và can thiệp đúng
lúc.
- Do ngôi, kiểu thế bất thường: ngôi chỏm cúi không tốt, ngôi mặt cầm cùng,
ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi vai, ngôi mông
- Do các thai dính nhau trong sinh đôi làm thể tích thai lớn có thể gây vỡ tử cưng.
2.3. Nguyên nhân do can thiệp
- Do truyền oxytocin không đúng chỉ định, không đúng liều lượng và không được
theo dõi sát.
- Do can thiệp các thủ thuật không đúng chỉ định, không đủ
điều kiện và làm thủ
thuật thô bạo như: forxep, giác hút, nội xoay thai, huỷ thai
3. Triệu chứng
- Vỡ tử cung trong thời kỳ thai nghén có thể xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng
cuối, thường xảy ra trong những tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
- Trên thai phụ có tiền sử mổ tử cung, thường gặp nhất là sẹo mổ dọc thân tử
cung lấy thai, không có dấu hiệu doạ vỡ tử cung báo trước. Vỡ thân t
ử cung do sẹo mổ
cũ thường xảy ra đột ngột.

- Vỡ tử cung ở đoạn dưới thường có những dấu hiệu báo trước gọi là dấu hiệu
doạ vỡ tử cung, đó là dấu hiệu rất quý cho người thầy thuốc để phát hiện và xử trí kịp
thời sẽ hạn chế được vỡ tử cung.
3.1. Doạ vỡ tử cung
- Triệu ch
ứng cơ năng:
+ Thai phụ đau bụng nhiều, đau dồn dập, quằn quại.
+ Thai phụ mệt mỏi, kêu la.
- Triệu chứng thực thể:
+ Nhìn: thấy rõ hai khối bị thắt ở giữa như hình quả bầu nậm. Khối được là đoạn
dưới tử cung bị kéo dài (có khi lên tới rốn), giãn mỏng, đẩy khối thân tử cung lên cao.
Chỗ thắt ở giữa là vòng Bandl, càng g
ần vỡ. vòng Bandl càng lên cao và càng rõ.
+ Đo cơn co tử cung thấy mau và mạnh.
+ Sờ nắn: thấy hai đây chằng tròn bị căng như hai sợi dây đàn, đoạn dưới tử cung
cảm thấy mỏng. Vòng Bandl và đây chằng tròn tạo thành dấu hiệu Bandl- Frommel.
Chú ý: phải thông đái trước khi khám vì có khi bàng quang đầy nước tiểu dễ
nhầm với đoạn dưới bị kéo dài.

×