Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Một số vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.1 MB, 72 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÙNG TRỌNG QUE

Chuyên ngành: Luật Kinh tếMã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Trung Kiên

HÀ NOI - 2012

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>LỜI NÓI ĐẦU 1</small>

Chuong 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VE TAP DOAN KINH TE VA

<small>PHAP LUAT VE TAP DOAN KINH TE NHA NUOC 51.1 Một số van dé ly luận vé Tap doan kinh té 51.2 Pháp luật về Tập đoàn kinh tế nha nước 17</small>

Chương 2 NHỮNG NOI DUNG CƠ BẢN CUA PHAP LUẬT VE TAP

<small>DOAN KINH TE NHA NUOC O VIET NAM 252.1 Quy định về thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước 252.2 Quy định về tơ chức, hoạt động của Tập đồn kinh tế nhà nước 33ĐẶC: Quy định về quản lý nhà nước đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước 48Chương 3 THUC TIEN VE TẬP DOAN KINH TE NHÀ NƯỚC VÀ MOT</small>

<small>SO KIEN NGHI NHAM HOAN THIEN PHAP LUAT VE TAPDOAN KINH TE NHA NUOC O VIET NAM 523.1 Thuc tién vé Tap doan kinh tế nhà nước ở Việt Nam 52Jud Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về Tập đoàn kinh tế</small>

<small>nhà nước ở Việt Nam 61</small>

<small>KET LUAN 68DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 69</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã vạch ra con đườngđổi mới cho đất nước ta, đó là con đường chuyên đổi từ nền kinh tế kế hoạchhóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trongnhững nội dung trọng tâm và cũng là khó khăn trong q trình chun đơinói trên chính là việc đơi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Quađó vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồngthời đảm bảo được vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Đề làmđược việc đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa IX) có nêu: “Hìnhthành một số tập đồn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng cơng ty nhà nước, cósự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó cóngành kinh doanh chính, chun mơn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớntrong nền kinh tế quốc dân, có quy mơ rất lớn về vốn, hoạt động cả trong<small>nước và ngồi nước, có trình độ cơng nghệ cao và quản lý hiện đại, đào tạo,</small>nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh. Thí điểm hình thành tập đồnkinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng pháttriển dé cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như: dầu khí, viễn<small>thơng, điện lực, xây dựng...”</small>

<small>Thực hiện chủ trương này, Nhà nước ta đã ban hành các quy định pháp</small>luật cho việc thành lập cũng như hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước.Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho tập đồnkinh tế này cịn manh mún, chưa đầy đủ và thiếu tính thống nhất. Luật Doanhnghiệp 2005 đã có một vài quy định bước đầu về tập đồn kinh tế. Trên cơ sởđó, Chính phủ cũng đã đưa ra một SỐ quy định cụ thé về đơn lẻ một số hoạtđộng của tập đoàn kinh tế như là Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫnb6 sung về tập đoàn kinh tế, Nghị định 141/2007/NĐ-CP về chế độ tiền lươngđối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong tậpđoàn kinh tế; Nghị định 142/2007/NĐ-CP về quy chế quản lý tài chính củaCơng ty mẹ - Tập đồn Dau khí Việt Nam. Ngày 05 tháng 11 năm 2009,Chính phủ đã ban hành nghị định 101/2009/NĐ-CP nhằm điều chỉnh hoạtđộng của các tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng vẫn chỉ đừng lại ở mức độ quyđịnh việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý các tập đoànkinh tế nhà nước. Xuất phát từ nguyên nhân thiếu cơ sở pháp lý chặt

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

dé chuyên đổi, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao, xu hướngmở rộng kinh doanh quá rộng, quản lý điều hành yếu kém, chưa tươngxứng với các nguồn lực và các ưu thế khác...

Trước tình hình đó, gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo tạm dừng việcthí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước. Đây không phải là sựthừa nhận chủ trương thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước là chưaphù hợp. Sự ra đời của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta là vôcùng cần thiết. Tuy nhiên, để tạo cơ sở pháp lý vững chắc và nâng caohiệu quả hoạt động của các tập đoàn chúng ta cần phải xây dựng vàhoàn thiện khung pháp lý cho tập đoàn kinh tế nhà nước.

Với ý nghĩa thiết thực như vậy, việc tìm hiểu va lựa chon nghiêncứu đề tài: “Một số vấn dé pháp lý về Tập đoàn kinh tế nhà nước ở ViệtNam” là hết sức cần thiết và mang tính thời sự cao.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chủ trương thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước là một chủ<small>trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Hơn nữa, do vai trò quan trọng</small>của các doanh nghiệp nhà nước nói chung trong sự phát triển của nền kinhtế nước ta nên pháp luật về thành lập, tơ chức hoạt động va quản lý tậpđồn kinh tế nhà nước đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhànước cũng như nhiều nhà nghiên cứu. Đã có khá nhiều các cơng trìnhnghiên cứu, bài viết về tập đồn kinh tế nhà nước dưới góc độ kinh tế, pháplý hay quản lý nhà nước. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu đó đa phầnmới chỉ đề cập ở phạm vi từng khía cạnh đơn lẻ hoặc từng nội dung, từnggiải pháp cụ thể về việc thành lập và hoạt động của tập đoàn kinh tế ở nướcta, tiêu biểu như:

- Va Huy Từ, Mơ hình tập đồn kinh tế trong cơng nghiệp hóa, hiệnđại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002;

- _ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương — CIEM, Tap đoànkinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Hội thảoquốc tế, Hà Nội, 2005;

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đoàn kinh tế theo Luật Doanh nghiệp năm 2005”, Tạp chí Luật học, sỐ<small>9/2010;</small>

- Dinh La Thăng, “Ve tap doan kinh tế nhà nước ở Việt Nam”, Tạpchí Cộng sản, số 817 (11/2010);

- Trường đại học Thương mại, Vấn dé địa vị pháp lý cua tập đồnkinh tế nhà nước ở Việt Nam dưới góc độ nghiên cứu của Luật so sảnh, Đề tàinghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2011;

- Tran Tiến Cường, “Tập đoàn kinh tế - một số lý luận và áp dungvào thuc tiễn ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế số 1/2005.

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn</small>

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu khái quát về thựctrạng pháp luật cũng như hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước,đánh giá những kết qua đạt được cũng như các van đề cịn tồn tại của tậpđồn kinh tế nhà nước và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoànthiện pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước.

<small>Với mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:</small>

- Phân tích những vấn đề mang tính lý luận về tập đoàn kinh tế cũngnhư khái lược về q trình hình thành của tập đồn kinh tế nhà nước ở Việt<small>Nam.</small>

- Phân tích thực trạng pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước, bao gồmnhững nội dung cơ bản về thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước.

- Đánh giá thực tiễn về tập đoàn kinh tế nhà nước và đề xuất các kiếnnghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam.

<small>4. Pham vi nghiên cứu của dé tài</small>

Pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước là một van dé có phạm vinội dung rộng và phức tạp. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đềcập đến một số khía cạnh pháp lý cơ bản, khái qt nhất xung quanh việchình thành, tơ chức, hoạt động và quản lý đối với tập đoàn kinh tế nhà<small>nước ở Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành.</small>Trên cơ sở đó có nghiên cứu và tham khảo các quan điểm khoa học vàquy định pháp luật của một số quốc gia trong khu vực có điều kiện kinhtế xã hội gần gũi với nước ta.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nghiên cứu khoa học khác nhau, như phương pháp tổng hợp và phântích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp

<small>nghiên cứu lý luận và thực tiễn... Các phương pháp nghiên cứu trong</small>

luận văn được thực hiện trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước trong quản lý nhà nướcnói chung và quản lý nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế nói riêng.

<small>6. Những đóng góp mới của luận văn</small>

- Luận văn đã tổng hợp được các quan điểm khác nhau về tậpđoàn kinh tế trên thế giới và ở Việt Nam, phân tích được vai trị của tậpđồn kinh tế nhà nước, xây dựng được khái niệm và chỉ ra những nộidung cơ bản của pháp luật về tập đồn kinh tế nhà nước.

- Luận văn đã phân tích, đánh giá được tương đối toàn diện thựctrạng pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam.

- Luận văn đã phân tích và đánh giá được về thực tiễn về tậpđoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua và chỉ ra đượcnguyên nhân, bất cập của tình trạng đó.

- Luận văn đề ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phápluật về tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta.

7. Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm có 3 chương với kết câu như sau:

- Chương 1: Một số van dé lý luận về tập đoàn kinh tế và phápluật về tập đoàn kinh tế.

- Chương 2: Những nội dung cơ bản của pháp luật về tập đoànkinh tế nhà nước ở Việt Nam.

- Chương 3: Thực tiễn về tập đoàn kinh tế nhà nước và một sốkiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước ở<small>Việt Nam.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TẬP DOAN KINH TEVA PHAP LUAT VE TAP DOAN KINH TE NHA NUOC1.1. MOT SO VAN DE LY LUAN VE TAP DOAN KINH TE1.1.1. Quan điểm về tập đoàn kinh tế

1.1.1.1. Một số quan điểm về tập đoàn kinh tế trên thế giới

Hiện nay trên thé giới vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tậpđoàn kinh tế. Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến khái niệm tậpđồn kinh tế người ta thường sử dụng các thuật ngữ như: consortium,<small>conglomerate, cartel, trust, alliance, syndicate hay group... [rong khi đó, ở</small>châu Á, nếu như người Nhật gọi tập đoàn kinh tế là keiretsu hoặc zaibatsuthì người Hàn Quốc lại gọi là cheabol; ở Ấn Độ là bussiness house, còn ởTrung Quốc, cụm từ tập đoàn doanh nghiệp được sử dụng dé chỉ khái niệm<small>này [18].</small>

Trên thé giới, khái niệm về tập đoàn kinh tế bắt đầu xuất hiện vàokhoảng cuối thé ky XVIII ở các nước phương Tây [17]. Sự ra đời của tậpđoàn kinh tế vào thời điểm này gan liền với cuộc cách mạng khoa học kỹthuật chuyền từ nền sản xuất thủ cơng sang nền sản xuất cơ khí hóa. Cáctập đồn kinh tế được hình thành dưới các quy luật tất yếu của nền kinh tếnhư: quy luật tích tụ tư bản và quy luật cạnh tranh. Sự phát triển của nềnsản xuất mà trước hết là về quy mô sản xuất đã khiến cho nhịp độ cũng nhưphạm vi tích tụ tư bản ngày càng tăng cao nên muốn đáp ứng được yêu cầucủa nền kinh tế, các doanh nghiệp buộc phải liên kết với nhau dé phát trién.<small>Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp thường xuyên phải cạnh</small>tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác. Kết quả của quá trình cạnh tranhđối kháng đầy khắc nghiệt này là việc một hoặc một số doanh nghiệp giànhđược thắng lợi. Các doanh nghiệp này vẫn đứng vững trên thị trường vàthực hiện việc thơn tính các doanh nghiệp bị đánh bại dưới nhiều hình thứckhác nhau, trong đó có thể bao gồm cả việc biến những doanh nghiệp đóthành một bố phận của mình theo quy luật “cá lớn nuốt cá bé” hay nắmquyền kiểm soát băng cách mua những phần cô phiếu lớn. Những xu hướngvận động này đã tác động trở lại nền kinh tế, góp phần đây mạnh q trìnhtập trung và tích tụ tư bản. Đồng thời, q trình tập trung và tích tụ này laiđưa đến nhu cầu liên kết về mọi mặt, trong đó yếu tố về vốn là điều cực kỳquan trọng. Chính vì guồng quay này của nền kinh tế thị trường, các tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bên cạnh nguyên nhân guồng quay của nền kinh tế thị trường, tậpđồn kinh tế được hình thành cịn dưới ảnh hưởng to lớn của cuộc cáchmạng khoa học kỹ thuật và các cuộc khủng hoảng kinh tế thé giới. Cáchmạng khoa học kỹ thuật đã cải tiến công cụ lao động, làm tăng năng suấtlao động, đây nhanh q trình tích lũy vốn, mở rộng thị trường cũng nhưđây mạnh sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Dưới tác<small>động mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp phải có</small>nguồn lực đủ mạnh dé có thé đáp ứng được yêu cầu triển khai, ứng dụngcác thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều này đã thúc đây hơnnữa nhu cau liên kết giữa các doanh nghiệp dé hình thành các tập đồn kinhtế có nguồn vốn khơng lồ. Thêm vào đó là nhu cầu liên kết của các doanhnghiệp trước những lo ngại về ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinhtế. Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn tới sự ra đời của các tập đoànkinh tế mà hiện nay, phạm vi hoạt động của nó đã vượt hắn ra khỏi biêngiới quốc gia hay châu lục.

Các nhà kinh tế học phương Tây cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa vềTập đoàn kinh tẾ, chăng hạn:

“Tập đoàn kinh tế là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanhtrên các thị trường khác nhau dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quan trichung, trong đó các thành viên của chúng rang buộc với nhau bang các mốiquan hệ tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại”(Leff, 1978); “Tập đoàn kinh tế là một hệ thống công ty hợp tác thường<small>xuyên với nhau trong một thời gian dài” (Powell & Smith - Doesrr, 1934);</small>“Tập đoàn kinh tế dựa trên hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ thông

qua mỗi ràng buộc trung gian, một mặt ngăn ngừa sự liên minh ngắn hạn

ràng buộc đơn thuần giữa các công ty, mặt khác ngăn ngừa một nhóm cơngty sát nhập với nhau thành một t6 chức duy nhất” (Granovette, 1994) [18].

Như đã nói ở trên, hiện nay trên thế giới có nhiều thuật ngữ để nói vềtập đoàn kinh tế. Các thuật ngữ này được gắn liền với cấu trúc ngôn ngữcủa mỗi quốc gia.

Ở Nhật Bản, tập đoàn kinh tế (keiretsu) được xác định là một tổ hợpcác doanh nghiệp độc lập về pháp lý, trong đó các doanh nghiệp nắm giữcơ phần của nhau và có mối quan hệ gắn bó về vốn, cơng nghệ, nguyênliệu, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản pham. Thông thường, keiretsu

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

ngân hàng đề phục vụ lợi ích cho các bên. Trong keiretsu, có những doanh<small>nghiệp giữ vai trò quan trọng như: các ngân hàng thương mại, trung tâm</small>thương mại quy mô lớn, tạo cho keiretsu có lợi thế lớn về vốn và đa dạnghóa ngành nghề kinh doanh. Các doanh nghiệp thành viên thường nắm giữcô phan lẫn nhau. Do sở hữu cổ phan lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của một<small>ngân hàng và công ty thương mại chung nên các doanh nghiệp trong</small>keiretsu thường có chiến lược kinh doanh giống nhau, phát huy khả nănghợp tác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó,các cơng ty thành viên cịn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh doanh,kinh nghiệm quản lý và các cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường. Tônggiám đốc của keiretsu thường được lựa chọn từ các doanh nghiệp thànhviên và có quyền chi phối rất lớn đối với tập đồn. Một số tập đoàn kinh tế<small>lớn của Nhật hiện nay như là: UFJ, Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubisi,Sumitomo....</small>

Còn ở Han Quốc, tập đoàn kinh tế (chaebol) được hiểu là một liênminh gồm nhiều cơng ty hình thành quanh một cơng ty mẹ. Các cơng tynày có mối quan hệ liên kết về tài chính, chiến lược kinh doanh và sự điềuphối chung trong hoạt động. Các doanh nghiệp trong chaebol năm giữ vốngóp, cơ phần của nhau và khơng có sự tách bạch giữa quyền sở hữu vớiquyền kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong tập đoànthường do những người trong cùng một gia tộc nắm giữ quyền sở hữu vàđiều hành. Về mặt pháp lý, chaebol không phải là một pháp nhân hay thựcthê hữu hình. Các hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua các côngty thành viên. Quyền lãnh đạo tối cao đối với cả tập đoàn được tập trungvào chủ tịch hội đồng quản trị. Thông thường, chủ tịch hội đồng quản trịcủa tập đồn là cổ đơng lớn nhất, năm giữ phan lớn nguồn vốn của tậpđoàn. Một số tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc hiện nay như là: Samsung,<small>Daewoo, LG, Huyndai motor....</small>

Ở Trung Quốc, tập đoàn doanh nghiệp hay tổng công ty được xácđịnh là một t6 chức kinh tế được hình thành theo mơ hình nhiều cấp liênkết bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác. Các doanh nghiệp thành viêntrong tập đồn đều có tư cách pháp nhân độc lập nhưng tập đồn khơng cótư cách pháp nhân. Công ty mẹ là hạt nhân, là đầu mối liên kết các thànhviên trong tập đoàn. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên thường làmỗi liên kết về chức năng và về tài chính. Ngồi việc công ty mẹ nam giữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, các quan điểm về tập đoànkinh tế ở mỗi quốc gia trên thế giới là khơng đồng nhất với nhau, mà cónhững điểm đặc thù. Nếu như mơ hình tập đồn kinh tế ở Nhật ghi nhận vaitrò quan trọng của các tổ chức ngân hàng, tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc thìthé hiện dấu ấn của gia đình thì mơ hình tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc lạithể hiện đặc điểm có sự ràng buộc rất lớn với Nhà nước. Thêm vào đó làviệc quan điểm về tập đồn kinh tế cịn ln được thay đổi dé phù hợp vớinhững chuyền biến về điều kiện kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia trongtừng giai đoạn lich sử cụ thé. Tuy nhiên, tựu trung lại thì quan điểm về tậpđoàn kinh tế ở các quốc gia đều thừa nhận rằng tập đồn kinh tế chính làmột tơ hợp hay là sự liên kết giữa nhiều chủ thé kinh tế có chung lợi ích.Hay nói cách khác, bản chất của tập đồn kinh tế chính là sự liên kết giữacác doanh nghiệp và sự liên kết đó phải thực sự chặt chẽ về rất nhiềuphương diện như vốn, tài chính, công nghệ, nguồn lực, đào tạo, nghiên cứu,thông tin và các liên kết khác đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp thànhviên. Mơ hình liên kết được áp dụng phơ biến nhất trong các tập đồn kinhtế chính là mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con (cau trúc holdings).

1.1.1.2. Quan điểm về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam, khái niệm tập đoàn kinh tế là một trong nhữngvấn đề đang cịn có nhiều quan điểm khác nhau. Các quan điểm này xuấtphát từ có các nhận thức khác nhau về phương thức hình thành, nguyên tắctổ chức hoạt động hay tư cách pháp nhân của tập đồn. Trên thế giới, qtrình hình thành tập đồn kinh tế ở các nước đó được tiễn hành một cáchtuần tự, tuân theo các quy luật và có bề dày hình thành và phát triển. Trongkhi đó, việc hình thành các Tập đồn kinh tế ở Việt Nam mới chỉ được tiễnhành trong những năm gan đây. Do đó, khó tránh khỏi những hạn chế cũngnhư các cách hiểu không thống nhất với nhau về khái niệm, bản chất củaTập đoàn kinh tế.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, tập đoàn kinh tế được địnhnghĩa là một thực thé pháp ly, mà trong khi được sở hữu chung bởi một sốngười tự nhiên hoặc những thực thé pháp lý khác có thể tồn tại hồn tồn độclập khỏi chúng. Sự tồn tại độc lập này mang lại cho tập đoàn những quyềnriêng mà những thực thê pháp lý khác khơng có. Quy mơ và phạm vi về khả

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Theo GS, TS Vũ Huy Từ thì “tập đồn kinh tế là co câu sở hữu, tổ chứcvà kinh doanh đa dạng, có quy mơ lớn, vừa có chức năng sản xuất kinh doanh,vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trungcao nhất các nguồn lực ban đầu (vốn, sức lao động, công nghê...) dé tăng khanăng cạnh tranh trên thị trường và tối đa hóa lợi nhuận. Trong đó có các tậpđồn kinh tế là tổ hợp các doanh nghiệp thành viên (công ty con) do một côngty me nam quyên lãnh đạo chi phối về nguồn lực ban dau, chiến lược phát

triển và hoạt động tại nhiều ngành, lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thô khác nhau”

Theo Viện nghiên cứu quan lý kinh tế Trung ương CIEM thì tập đồnkinh tế là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt độngmột hoặc nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, cơng nghệ,thơng tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác nhau, xuất phát từ lợi íchcủa các bên tham gia. Trong mơ hình này thì công ty mẹ nam quyền lãnh đạo,chi phối hoạt động của cơng ty con về tài chính và chiến lược phát triển<small>[21;tr.16].</small>

Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Chính phủ thé hiện quanđiểm tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân, gồm nhiềudoanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về tài chính và các dịch vụ cóliên quan, có quy mơ tương đối lớn, hoạt động đa ngành trên phạm vi toàn

quốc, một khu vực hoặc một vùng lãnh thé nhất định (Điều 2).

Theo ý kiến của nhóm tác giả của cuốn sách “Thành lập và quản lý cáctập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” năm 1996 thì “Tập đồn kinh tế là phápnhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên cóquan hệ với nhau về kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và tài chính trên quy mơlớn”. Có ý kiến thì cho rằng “Tập đoàn kinh tế là một thực thể kinh tế thựchiện sự liên kết giữa các thành viên là các doanh nghiệp có quan hệ với nhauvề cơng nghệ và lợi ích kinh tế” [16;tr. I8].

Luật Doanh nghiệp 2005 cũng đã có những quy định đề cập đến Tậpđồn kinh tế, nhưng đó mới chỉ tiếp cận dưới hình thức nhóm công ty. Điều149 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Tập đồn kinh tế là nhóm cơng tycó quy mơ lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý vàhoạt động của tập đoàn kinh tế”,

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nghị định số 101/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/11/2009 về việcthí điểm thành lập, tổ chức và hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nướcđã đưa ra khái niệm về Tập đoàn kinh tế nhà nước như sau:

“Tập đồn kinh tế nhà nước thí điểm thành lập theo Nghị định này lànhóm cơng ty có quy mơ lớn liên kết dưới hình thức cơng ty mẹ - cơng ty convà các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gan bó chặt chẽ valâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ, thị trường và các dịch vụ kinhdoanh khác.” (Điều 4).

Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chitiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005, thay thế cho nghị địnhsố 139/2007/NĐ-CP đã có quy định bé sung về tập đoàn kinh tế như sau:

“Tập đồn kinh tế bao gồm nhóm các cơng ty có quy mơ lớn, có tưcách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thơngqua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tơ chức lại hoặc các hình thức liên kếtkhác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ, thị trường và cácdịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanhnghiệp trở lên dưới hình thức cơng ty mẹ - cơng ty con.” (khoản 1 điều 38).

Như vậy, chúng ta có thê thấy không chỉ ở trên thế giới mà ở ngay ViệtNam, trong phạm vi một quốc gia thì các quan điểm về tập đồn kinh tế cũngkhơng han là đồng nhất. Tuy nhiên, các quan điểm này đều thừa nhận tậpđồn kinh tế có những đặc điểm chung của một tập đoàn kinh tế trên thế giớinhư về bản chất là sự liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp, hoạt động vớiquy mô lớn và đa dạng về lĩnh vực, có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệpthành viên, được tơ chức theo mơ hình với tầng nắc chặt chẽ. Bên cạnh nhữngđặc điểm chung kể trên, tập đồn kinh tế ở Việt Nam hiện nay cịn có một sỐđiểm đặc thù, đó là việc tồn tại hai hệ thống tập đoàn kinh tế là tập đoàn kinhtế nhà nước và các tập đoàn kinh tế tư nhân, trong đó tập đồn kinh tế nhànước là chủ yếu.

1.1.2. Sự ra đời và phát triển của các Tập đoàn kinh tế nhà<small>nước ở Việt Nam</small>

Năm 1986, Đại hội Đảng tồn quốc lần VI đã thơng qua chươngtrình đơi mới đất nước với nội dung cơ bản là chuyền đơi nền kinh tế từ nềnkinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nên kinh tế hàng hóa

nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà

nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Quán triệt nội dung đổi

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

mới, chúng ta đã và đang từng bước tiến hành chuyên đổi nền kinh tế, tiếnhành hội nhập kinh tế quốc tế dé có thé bắt kịp với các quốc gia phát triểntrên thế giới, làm cho đất nước ngày càng vững mạnh và phát triển. Đối vớibat cứ một quốc gia nào, dé có thé điều tiết nền kinh tế vĩ mô, Nha nướccần nắm giữ và chi phối các lực lượng kinh tế ở một số ngành, lĩnh vựcquan trọng. Hơn nữa, với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu,dé tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, việc hội nhập kinh té quốctế địi hỏi chúng ta khơng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng cao, phát triển mạnhkinh tế đối ngoại, mà còn phải phát huy được hết các tiềm năng, thế mạnhcủa các ngành kinh tế mũi nhọn. Muốn vậy, một trong những kinh nghiệmcủa các quốc gia trên thế giới chính là việc hình thành và phát triển các tậpđồn kinh tế vững mạnh và có tầm vóc quốc tế. Đây là một trong nhữngchiến lược giúp chúng ta nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nướcphát triển khác.

Đến năm 1991, tại Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã đặt ra nhiệm vụsắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng cơng ty phù hợp với yêu cầu mớicủa cơ chế thị trường, hình thành va phát triển một số công ty hoặc liên<small>hiệp xí nghiệp lớn, có uy tín, có khả năng hội nhập và cạnh tranh với các</small>doanh nghiệp nước ngoài trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 07/3/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 90/TTg vềviệc tiếp tục thành lập và đăng ký lại những doanh nghiệp Nhà nước chưalàm xong; sắp xếp, thành lập va đăng ký lại các liên hiệp xí nghiệp, tơngcơng ty, cơng ty lớn. Các tơng cơng ty, liên hiệp xí nghiệp được thành lậplại theo Quyết định 90/TTg này được gọi tat là Tổng cơng ty 90.

Cũng trong ngày 07/3/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số91/TTg về thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh ở một số ngành nghềkinh tế - kỹ thuật. Như vậy, với Quyết định này, địa vị pháp lý của tập đoànkinh doanh đã được xác lập. Các tổng công ty được thành lập theo Quyếtđịnh 91/TTg được gọi tắt là Tổng công ty 91. Doanh nghiệp Nhà nướcđược chọn làm thí điểm thành lập Tổng công ty 91 phải là các tổng công ty,công ty lớn có mối quan hệ theo ngành và vùng lãnh thổ, không phân biệt<small>doanh nghiệp do Trung ương hay là địa phương quản lý, có vị trí quan</small>trọng trong nền kinh tế quốc dân, bảo đảm những yêu cầu cần thiết cho thịtrường trong nước và nước ngồi, có triển vọng mở rộng quan hệ kinhdoanh với nước ngoài. Các tổng công ty được thành lập trong hàng loạt cácngành, một số trường hợp tong cơng ty chiếm tồn ngành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Sau một thời gian hoạt động, hiệu quả kinh tế mà các tong công ty<small>mang lại là chưa cao, chưa đáp ứng được mong đợi của Nhà nước cũng như</small>chưa tương xứng được với các nguồn lực và ưu thế khác. Tình trang làm ănthua lỗ, kém hiệu quả của các tổng cơng ty ít nhiều đã tác động không tốtđến công cuộc chuyền đổi nền kinh tế và phát triển đất nước của nhà nướcta. Mối liên kết giữa trong mơ hình tong cơng ty nhà nước còn lỏng lẻo vàkhá nhiều bat cập. Tổng cơng ty chưa thực sự thé hiện được vai trị trung tâmđiều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên, thu hútnguồn von đầu tư còn kém, cơ chế quản lý điều hành còn nhiều phức tap...

Cùng trong thời gian này, tình hình kinh tế khu vực và thế giới đã cónhiều biến chuyên lớn lao. Việt Nam đang trên con đường gia nhập tô chứcthương mại thé giới WTO và đang ở giai đoạn cuối cùng thực hiện cam kết<small>lộ trình AFTA.</small>

Trước tình hình như vậy, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trungương Đảng lần ba, khóa IX đã đề cập đến van dé thành lập các Tập đoànkinh tế nhà nước một cách cụ thé. Nghị quyết của Hội nghị đã chỉ rõ “Hìnhthành một số tập đồn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng cơng ty nhà nước,có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đócó ngành kinh doanh chính, chun mơn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớntrong nền kinh tế quốc dân...” [1].

Được giao nhiệm vụ chỉ đạo việc xây dựng thí điểm mơ hình Tậpđồn kinh tế nhà nước, bắt đầu từ năm 2005, Chính phủ đã lần lượt ra cácquyết định thành lập một số Tập đoàn kinh tế nhà nước. Tháng 11/2005,tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tiên của nước ta là Tập đồn Cơng nghiệp<small>Than - Khoáng sản Việt Nam (TVN) ra đời và di vào hoạt động, theo</small>Quyết định số 345/2005/QD-TTg, ngày 26-12-2005 của Thủ tướng Chínhphủ, về việc thành lập cơng ty mẹ. Cùng thời điểm này, Tổng công ty Dệtmay Việt Nam cũng chuyên thành Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Tổng côngty Bảo hiểm Việt Nam cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề ánthành lập Tập đồn Bảo Việt. Năm 2006, Tổng cơng ty Bưu chính - Viễnthơng Việt Nam (VNPT) chuyền thành Tập đồn Bưu chính - Viễn thơngViệt Nam (VNPT), Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam chuyền thành Tậpđồn Dầu khí Việt Nam; Tổng cơng ty Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Namchuyền thành Tập đồn Vinashin; Tổng công ty Điện lực Việt Nam chuyênthành Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN); Tổng cơng ty Cao su Việt Namchuyển thành Tập đoàn Cao su Việt Nam. Cuối năm 2009, Thủ tướng

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Chính phủ ra quyết định đồng ý để Tổng công ty Viễn thơng Qn độichun thành Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) và Tổng cơng ty Hóachất Việt Nam chun thành Tập đồn Hóa chất Việt Nam. Đến đầu năm2010, Thủ tướng tiếp tục phê duyệt Đề án thành lập và ra quyết định thànhlập Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam (HUD); đồng thời trongcùng ngày, ra quyết định thành lập Tập đồn Cơng nghiệp Xây dựng doTổng cơng ty Sơng Đà làm nịng cốt.

Sau một thời gian đi vào hoạt động, các Tập đoàn kinh tế nhà nước ítnhiều đã thê hiện được vai trị của mình đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, xét<small>một cách tồn diện thì hiệu quả, sức cạnh tranh chưa cao, chưa tương xứng</small>với ưu đãi về nguồn lực và các lợi thế khác. Thậm chí, một số tập đồnhoạt động còn yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngày 09/12/2011, tại Hộinghị sơ kết mơ hình tập đồn kinh tế nhà nước, Thủ tướng Chính phủ saukhi nghe báo cáo và các kiến nghị đã chỉ đạo tạm dừng thí điểm thành lậpmới các tập đoàn kinh tế nhà nước, thực hiện rà sốt, hồn thiện khungpháp lý và xây dựng phương án tái cấu trúc tập đoàn một cách nhanhchóng. Việc dừng thành lập mới các tập đồn kinh tế nhà nước không đồngnghĩa với việc thừa nhận sai lầm của chủ trương kinh tế này. Hình thànhcác tập đoàn kinh tế vững mạnh, nắm giữ các ngành, lĩnh vực then chốt, trởthành công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước là một chủ trương đúngdan. Tuy nhiên, chúng ta đang thực hiện chủ trương đó theo phương thức<small>“vừa làm vừa rút kinh nghiệm”. Vì vậy, chúng ta phải xóa bỏ những rào</small>cản, vướng mắc dé nâng cao hiệu quả hoạt động cho các tập đoàn kinh tế<small>nhà nước.</small>

1.1.3. Vai trị của các Tập đồn kinh tế nhà nước ở Việt NamCác tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đóng vai trị rất quantrọng trong việc thúc đây nền kinh tế theo những hoạch định chiến lược củaĐảng va Nhà nước ta, thé hiện ở một số khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, Tập đồn kinh tế nhà nước là công cụ điều tiết kinh tế vĩ môcủa Nhà nước, đảm bảo được định hướng của Nhà nước đối với nền kinh tếquốc dân.

Nước ta đã và đang thực hiện việc chuyền đôi nền kinh tế của đất

nước ta sang nén kinh té hang hoa nhiéu thanh phan, van động theo co ché

thị trường, có sự định hướng XHCN. ĐỀ mục tiêu của công cuộc chuyển đơi<small>này được đảm bảo thì vai trị của Nhà nước lại càng phải được nâng cao hơn</small>bao giờ hết. Nhà nước phải thực hiện trách nhiệm điều tiết nền kinh tế theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

những hoạch định phù hợp với định hướng XHCN, đảm bảo sự ôn định vimô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Dé làm được điều đó, Nhà nướcphải thực hiện đồng bộ và kết hợp nhiều cơng cụ điều tiết, trong đó sử dụngbộ phận nguồn lực trực tiếp là các doanh nghiệp nha nước dé định hướng vàđiều tiết là một trong những công cụ hiệu quả. Nếu như quốc gia chỉ có cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ thì khó có thé dan dat được nền kinh tế quốc dân,khó có thê cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế được. Tập đoàn kinh tế nhànước với ưu thế về nguồn vốn, nắm giữ những ngành nghề, lĩnh vực thenchốt của nền kinh tế sẽ làm cho sở hữu nhà nước dù chỉ có một mức nhấtđịnh vẫn có thé chi phối được nguồn vốn lớn của xã hội, trong đó phan lớn làsở hữu tư nhân. Với mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con trong tập đồn kinh tếnhà nước, Nhà nước chỉ cần bỏ một lượng vốn nhất định thơng qua cơng tymẹ nhưng vẫn có thé giữ vai trò chi phối đối với nền kinh tế.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, các tập đoàn kinh tế nhà nướcnăm giữ các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, then chốt, giữ vai trò trụ cộtcủa nền kinh tế quốc dân. Thơng qua các tập đồn này, Nhà nước thực hiệnvai trò chỉ phối nền kinh tế theo định hướng, bảo đảm việc sản xuất, cungứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế. Trong giaiđoạn vừa qua, khi đất nước phải đối phó với những diễn biến bất lợi và ảnhhưởng xấu từ suy thoái kinh tế thé giới và khu vực đối với nền kinh tế quốcdân, thì Tập đồn kinh tế nhà nước thực sự là lực lượng vật chất quan trọngdé Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế. Nhà nước có thé bao đảmcân đối cung - cầu và giữ ôn định giá các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiếtyếu cho nên kinh tế (xăng dầu, điện, đạm, khí hóa lỏng, than...) dé bình ônthị trường, kiềm chế tình trạng lạm phát.

Thứ: hai, Tập đoàn kinh tế nhà nước là đầu tàu của nền kinh tế, gópphần thúc day kinh tế quốc gia ngày càng phát trién.

- Về tích tụ vốn, tập đồn kinh tế nhà nước cho phép huy động đượcnguồn lực vật chất và lao động to lớn trong xã hội vào q trình sản xuấtkinh doanh. Từ đó hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cầu sản xuất, hình thành nhữngcơng ty hiện đại, quy mơ có tiềm lực kinh tế lớn. Những cơng ty này sẽ lànhân tố đóng góp không nhỏ đối với nền kinh tế quốc dân. Việc hình thànhtập đồn kinh tế cịn cho phép phát huy lợi thế kinh tế có quy mơ lớn, khaithác triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chungcủa cả tập đoàn, tiết kiệm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, phát huy đượcthương hiệu chung của cả tập đoàn dé tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất. Qua

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

đó, tạo thành các “quả đấm thép”, làm đầu tàu thúc đây sự phát triển của nềnkinh tế. Hơn nữa, việc hình thành nên các tập đồn kinh tế sẽ khắc phụcđược tinh trạng han chế vốn nhỏ lẻ của các doanh nghiệp nhà nước như đã<small>nêu ở trên.</small>

- Tập đồn kinh tế nhà nước có mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợinhuận. Đây là mục tiêu cơ bản của một doanh nghiệp, một tập đoàn kinh tếhay một chủ thê kinh tế bất kỳ nào. Với mục tiêu này, các tập đoàn kinh tế

nhà nước phải khai thác và sử dụng nguồn vốn của nhà nước, thực hiện các

hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng hợp tác, liên kết đầu tư nhằm tạo ralợi nhuận dé bổ sung cho nguồn ngân sách nhà nước.

- Việc xây dựng Tập đồn kinh tế cịn hỗ trợ đắc lực trong việc đâymạnh nghiên cứu, trién khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất<small>kính doanh. Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã trở thành một lực lượng sản</small>xuất trực tiếp. Vấn đề nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, tiếp nhậnvà chuyên giao công nghệ là vấn đề ln được các tập đồn kinh tế chú trọngvà trên thực tế chỉ có các tập đồn kinh tế lớn mới đủ tiềm lực để đầu tưnghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật. Khi các công ty liên kết lại với nhauthành tập đoàn, doanh nghiệp sẽ tận dụng được các lợi thế của các thành<small>viên khác, trong đó có các ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng như các dây</small>chuyền công nghệ. Bên cạnh việc tận dụng những lợi thế vốn có, các thànhviên trong tập đồn kinh tế cịn có sự hợp tác trong việc nghiên cứu ứng<small>dụng khoa học công nghệ mới. Sự hợp tác này sẽ cho phép các doanh nghiệp</small>thành viên có khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất<small>kinh doanh trên một quy mô rộng lớn hơn, một cách nhanh chóng hơn, qua</small>

<small>đó nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu cũng như ứng dụng.</small>

- Tập đoàn kinh tế nhà nước cịn có vai trị quan trọng trong việc đàotạo, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, giải quyết vẫn đề việc làm chongười lao động. Dé đi vào hoạt động, các tập đoàn kinh tế nha nước cần<small>phải có đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà khoa học và công nhân. Và với quy</small>mô lớn về vốn cũng như các dự án đầu tư trên phạm vi rộng, nguồn nhânlực dé đáp ứng nhu cầu cho các tập đồn cũng khơng hề nhỏ. Thơng quanhu cầu này, tập đồn kinh tế sẽ góp phần vào việc giải quyết việc làm vàthu nhập hợp pháp cho người lao động, qua đó nâng cao đời sống về mọi<small>mặt cho người dân.</small>

- Tập đoàn kinh tế nhà nước cịn có vai trị thúc day hội nhập kinh tếquốc tế của Việt Nam thông qua việc mở rộng phân công lao động quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

và hợp tác quốc tế. Tập đoàn kinh tế vừa đi đầu trong quá trình cạnh tranhkhốc liệt với các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, và cũng vừa đi đầu trong việchợp tác, phân cơng chun mơn hố với các đối tác trong và ngoài nướcnhằm tận dụng những ưu thé của nhau, giảm thiểu các chi phí và tăng thêmlợi nhuận. Chính các tập đồn kinh tế là lực lượng tiên phong trong việc mởrộng phạm vi kinh tế quốc tế, là tác nhân chủ yếu thúc day hợp tác kinh tế

quốc tễ.

Thứ ba, bên cạnh vai trò đầu tàu thúc day tăng trưởng kinh tế, cáctập đoàn kinh tế nhà nước cịn có chức năng thực hiện các nhiệm vụ chínhtrị - xã hội mà Nhà nước giao phó. Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, đềucó những lĩnh vực, ngành nghề khơng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì lợinhuận ít, thu hồi vốn chậm hoặc việc kinh doanh lệ thuộc rất lớn vào điềukiện thiên nhiên và cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Tuy nhiên, những lĩnh vực nàylại rất cần thiết cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế cũng như đối vớinhu cầu của cộng đồng, xã hội. Chính vì vậy, Nhà nước thành lập và giaocho các tập đoàn kinh tế nhà nước nhiệm vụ tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh trong các lĩnh vực này và thực hiện các hoạt động cơng íchkhác, nhằm thực hiện mục tiêu chính trị - xã hội của Nhà nước.

Thứ tư, Tập đồn kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng trongchiến lược bảo vệ nền sản xuất trong nước trước làn sóng tồn cầu hóa,đặc biệt là đối với nước đang tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa<small>như nước ta. ;</small>

<small>Nên kinh tê của nước ta còn lạc hậu so với các nước phat triên trên</small>thế giới. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là sức cạnh tranh của các doanhnghiệp trong nước so với các cơng ty đa quốc gia, các tập đồn kinh tế củanước ngồi cịn q xa. Hiện nay, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế đangdiễn ra một cách nhanh chóng hơn bao giờ hết. Nước ta đã trở thành thànhviên chính thức của Tổ chức Thương mai thé giới WTO và phải tuân thủ cáccam kết thương mại của “sân chơi” này. Do đó việc xây dựng các Tập đồnkinh tế nhà nước cịn có ý nghĩa vơ cùng cấp thiết. Chúng ta phải có các Tậpđồn kinh tế đủ tiềm lực, giữ vai trò chủ đạo và điều tiết các lĩnh vực quantrọng trong nền kinh tế để hạn chế sự ảnh hưởng và chi phối của các cơngty đa quốc gia và tập đồn kinh tế quốc tế xâm nhập vào nước ta do sự ảnhhưởng sâu rộng của việc hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Đây cũng chính<small>là bài học kinh nghiệm của các quôc gia đi trước, sự hô trợ của Nhà nước</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

cộng với chiến lược phát triển đúng đắn dé hình thành các tập đồn kinh tế<small>vững mạnh.</small>

1.2. PHAP LUẬT VE TAP DOAN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

1.2.1. Khái niệm và nội dung cơ bản của pháp luật về Tập đoànkinh tế nhà nước

Trong thời đại ngày nay, bất kỳ một Nhà nước nao trên thế giớicũng đều sử dụng pháp luật như là một công cụ hữu hiệu để quản lý,điều chỉnh các mối quan hệ chủ yếu trong xã hội. Thông qua việc banhành các quy định pháp luật và việc tổ chức, triển khai các quy định đóvào thực tiễn đời sống và trên phạm vi toàn xã hội, Nhà nước sẽ đảm bảođược trật tự kỷ cương, sự ơn định cho xã hội.

Do có những yếu tơ khách quan lẫn chủ quan nên q trình hìnhthành các tập đồn kinh tế nhà nước ở nước ta không hề đồng nhất như ởcác nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, dù có đặc điểm hình thành khácnhau đi thế nào chăng nữa thì chúng ta phải thừa nhận tập đoàn kinh tế đãtrở thành một chủ thể kinh tế độc lap, có vi tri vai trị nhat dinh trong nénkinh tế và xã hội, có các quyền và nghĩa vu nhất định trong mối quan hệvới Nhà nước cũng như với các chủ thể kinh tế khác. Thật vậy, các tậpđoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam là các chủ thé kinh tế độc lập được hìnhthành trên sự liên kết giữa nhiều doanh nghiệp, khác với các doanh nghiệp<small>đơn lẻ khác và tập đoàn này phân biệt với tập đoàn khác. Các tập đoàn kinh</small>tế nhà nước có vị trí và vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển củanên kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình trong nước vàquốc tế hiện nay.

Như vậy, với tư cách là một chủ thé kinh tế độc lập và có vị trí vaitrị quan trọng đối với nền kinh tế xã hội, tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ phảichịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật mà Nhà nước ban hành.Đồng thời, các quy định pháp luật mà Nhà nước ban hành về tập đoàn kinhtế nhà nước sẽ tạo ra hành lang pháp lý cần thiết để các tập đoàn kinh tếnày được thừa nhận, hình thành và tiến hành những hoạt động của mình.Đây là một vấn đề hết sức quan trọng bởi Nhà nước ta là Nhà nước phápquyền XHCN, có nghĩa là mọi hoạt động đều phải dựa trên nền tảng phápluật, phải tuân thủ pháp luật. Ở các quốc gia khác nhau thì sự can thiệp củaNhà nước vào vấn đề này là không giống nhau về nội dung, phạm vi vàmức độ. Tuy nhiên, các nước trên thế giới đều sử dụng pháp luật dé điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này nói riêng và trong xã<small>hội nói chung.</small>

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung doNhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo nhữngmục tiêu định hướng cụ thể. Hệ thống các quy tắc xử sự đó được thể hiệndưới hình thức các quy phạm pháp luật. Như vậy, có thể hiểu khái quátpháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước là tổng thé các quy phạm pháp luậtdo Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trongquá trình thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà<small>nước.</small>

Với cách tiếp cận như trên, nội dung cơ bản của pháp luật về tậpđoàn kinh tế nhà nước sẽ tập trung bao gồm các vấn đề về việc thành lập, tổchức, hoạt động và việc quản lý nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế nhà<small>nước.</small>

Với tư cách là một chủ thé kinh tế độc lập và có vai trị đặc biệt trongviệc phát triển nền kinh tế, vẫn đề thành lập các tập đoàn kinh tế là vấn đềđầu tiên và có ý nghĩa quan trọng. Việc pháp luật điều chỉnh các quan hệ xãhội phát sinh trong nội dung này không chỉ thê hiện ý nghĩa ghi nhận sự tồntại của các tập đoàn kinh tế nhà nước mà còn tạo ra cơ sở pháp lý để phânbiệt với các chủ thể kinh tế độc lập khác. Trong đó các quy định về điềukiện, tiêu chuẩn và trình tự thủ tục thành lập phải được thể hiện rõ.

Các quy định về cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động là điều khơngthé thiếu đối với một chủ thé kinh tế nói chung và tập đồn kinh tế nhanước nói riêng. Các quy định về tô chức và hoạt động sẽ làm cho mô hìnhtập đồn kinh tế nhà nước được thống nhất, hồn thiện hơn, gián tiếp tácđộng đến hiệu quả hoạt động của các tập đồn đó. Hơn nữa, đối với các tậpđồn kinh tế nhà nước thì vấn đề quan tri nội bộ và hoạt động của tập đoàncũng liên quan trực tiếp đến Nhà nước bởi Nhà nước chính là chủ sở hữu<small>của tập đoàn. Với tư cách chủ sở hữu này, Nhà nước sẽ phải thực hiện vai</small>trò của mình trong việc quyết định các vấn đề quan trọng về tơ chức và hoạtđộng của tập đồn, như: cơ cau tổ chức, nhân sự, tiền lương, tổ chức lại, giảithé tập đồn... Do đó, pháp luật quy định chặt chẽ van dé này là góp phầngiải quyết mỗi quan hệ giữa nhà nước (chủ sở hữu) đối với tập đoàn kinh tế.Đồng thời, đây cũng là một trong những nội dung khơng thê thiếu của phápluật về tập đồn kinh tế nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Các hiện tượng kinh tế xã hội đều chịu sự quản lý của Nhà nước. Vàvới tư cách là một chủ thé kinh tế độc lập, một công cụ điều tiết nền kinh tế vĩmơ với sự tập trung tích tụ nguồn vốn lớn trong các lĩnh vực then chốt củaquốc gia, tập đoàn kinh tế nhà nước càng cần phải được sự quản lý chặt chẽhơn từ phía Nhà nước. Do đó, pháp luật cần phải ghi nhận sự quản lý của Nhànước đối với tập đoàn kinh tế. Các quy định trong vấn đề này như kiểm tra,thanh tra..v.v.. sẽ giúp cho chúng ta có thể kiểm sốt được các tập đồn kinhtế nhà nước, góp phan giải quyết mối quan hệ giữa tư cách chủ sở hữu và tư<small>cách cơ quan quản lý của Nhà nước.</small>

1.2.2. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật về Tậpđoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam

Sau khi có chủ trương chuyên đổi nền kinh tế, thực hiện đổi mới đấtnước, vào những thập niên cuối của thế kỷ XIX, ở nước ta đã xuất hiện mộtsố mơ hình liên kết kinh tế theo kiểu tập đồn kinh tế, như: Tổng cơng ty<small>xây dựng, cơng ty Du lịch Sài Gịn, Searodex, cơng ty lương thực thành</small>phố H6 Chí Minh.. .[4:tr.23].

Thực hiện nhiệm vụ sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công typhù hợp với yêu cầu mới của cơ chế thị trường mà Đại hội Dang lần VII đã<small>đặt ra, ngày 07/3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai văn bản là</small>Quyết định số 90/TTg về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và

Quyết định số 91/TTg vé viéc thi diém thanh lap tap doan kinh doanh. Cac

tong cơng ty, liên hiệp xí nghiệp được thành lập lại theo Quyết định số90/TTg được gọi tắt là Tổng công ty 90. Dé được thành lập và đăng ký lạitheo Quyết định này, các tổng cơng ty phải có đủ 6 điều kiện, trong đóquan trọng nhất là: (i) tong cơng ty là doanh nghiệp nhà nước phải có itnhất 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về cơng nghệ, tài chính, chương

trình đầu tư phát triển, dịch vụ về cung ứng, vận chuyên, tiêu thu, thông tin,

đào tạo; (ii) Tồn tổng cơng ty phải có vốn pháp định ít nhất là 500 tỷđồng, đối với một số tổng cơng ty trong những ngành đặc thù thì vốn phápđịnh có thê thấp hơn nhưng khơng được dưới 100 tỷ đồng.

Quyết định 91/TTg đã chủ trương thực hiện việc thi điểm thành lập

tập đoàn kinh doanh với mục dich thúc đây tích tu, tập trung, nâng cao khanăng cạnh tranh, đồng thời tạo điều kiện từng bước để xóa bỏ cơ chế bộchủ quản, sự chia cắt nền kinh tế theo địa giới hành chính, sự phân biệtgiữa kinh tế trung ương và địa phương, tăng cường vai trò quản lý nhànước đối với hoạt động của các doanh nghiệp, bảo đảm định hướng đúng

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

đắn đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Mặcdù tinh thần của Quyết định 91/TTg là hướng tới thí điểm thành lập các tậpđồn kinh doanh, song vào thời điểm đó, tập đồn kinh doanh cịn là kháiniệm khá mới mẻ nên các tong công ty được thành lập theo quyết định naythường được gọi là Tổng công ty 91. Đây không chỉ là cách gọi trong thựctế mà còn được thê hiện trong các văn bản chính thức sau thời điểm banhành quyết định này. Tuy nhiên, với quyết định số 91/TTg, lần đầu tiên, địa<small>vị của tập đoàn kinh doanh đã được pháp luật ghi nhận.</small>

<small>Việc thành lập tập đoàn kinh doanh phải dựa trên cơ sở lựa chọn các</small>tong công ty, công ty lớn trong hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, cómỗi quan hệ theo ngành hoặc vùng lãnh thổ, không phân biệt doanh nghiệpdo Trung ương hay địa phương quản lý, có vị trí quan trọng trong nền kinhtế quốc dân, đảm bảo những yêu cau cần thiết cho thị trường trong nước vàcó triển vọng mở rộng quan hệ kinh doanh với nước ngoài.

Tập đoàn kinh doanh được xác định là một tô chức kinh tế, gồmnhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về tài chính và các dịch<small>vụ liên quan và có quy mô lớn; được thành lập theo một trong ba hình thức</small>tổ chức là tập đồn tồn quốc, tập đồn khu vực và tập đồn vùng. Mỗi tậpđồn phải có ít nhất 7 doanh nghiệp thành viên và có vốn pháp định ít nhất là

1.000 tỷ đồng.

Về lĩnh vực hoạt động, tập đồn kinh doanh có thể hoạt động đangành, đa nghề nhưng bắt buộc phải có ngành, nghề chính, giữ vai trò chủđạo trong hoạt động kinh doanh của tập đồn. Mỗi tập đồn được tơ chứccơng ty tài chính dé huy động vốn, điều hịa vốn phục vụ cho yêu cầu phattriển của nội bộ tập đoàn hoặc liên doanh với các đơn vị kinh tế khác, ké cảliên doanh với nước ngoài. Quản lý, điều hành hoạt động của tập đoàn làHội đồng quản lý, gồm các thành viên do Thủ tướng bồ nhiệm, là người daidiện cho sở hữu chủ Nhà nước trong tập đoàn. Hội đồng quản lý có tráchnhiệm thực hiện quyền sử dụng và quản lý các nguồn vốn của nhà nước,phân phối và điều hịa vốn chung trong nội bộ tập đồn; quyết định chiếnlược phát triển và các phương án kinh doanh của tập đoàn.

Về tư cách chủ thê, tập đoàn kinh doanh được xác định là pháp nhânkinh tế do Nhà nước thành lập mà người đại diện là tổng giám đốc. Tổnggiám đốc có tồn quyền thay mặt tập đoàn trong các quan hệ kinh doanhvới đối tác và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động đại diện đó.<small>Các doanh nghiệp thành viên của tập đồn kinh doanh là những pháp nhân</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

độc lập, chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản ly có thấm quyền và thực hiệnquyền hạn và trách nhiệm theo quy định của điều lệ tập đoàn kinh doanh và<small>pháp luật.</small>

<small>Như vậy, với các quy định này thì tập đồn kinh doanh là khái niệm</small>chỉ các tổng cơng ty có quy mơ lớn, được tơ chức theo mơ hình tập đồnkinh doanh. Tuy nhiên, các tổng cơng ty 91 lại thiếu đi một số đặc điểmvốn có của các tập đoàn kinh tế trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đều chorằng việc thay thế các lên hiệp xí nghiệp bằng những tập đồn kinh doanhchỉ là hiện tượng “bình mới, rượu cũ” [4;tr.27]. Về thực chat, tập đồn kinhdoanh theo mơ hình này chỉ là hình thức liên kết giữa những doanh nghiệpnhà nước, được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp nhà nước. Sự liên kếtgiản đơn này nếu so sánh với mơ hình liên xí nghiệp từng tồn tại trong thờigian trước đây ở nước ta thì khơng khác biệt là may hay là bản chất khơngcó gì thay đổi. Sự ra đời của các tơng cơng ty 91 theo mơ hình tập đồnkinh doanh thuần túy mang tính chất hành chính, lắp ghép cơ học, chỉ làbiện pháp sắp xếp, tô chức lại các doanh nghiệp nhà nước mà không xuấtphát từ bản chất kinh tế là nhu cầu tích tụ và tăng cường năng lực cạnhtranh của các đơn vị thành viên dưới tác động của các quy luật của nền kinhtế thị trường.

Ngày 20/4/1995, Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nướcvới mục đích tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhànước, hoàn thiện các quy định pháp luật. Các van đề về tổng công ty nhànước đã được quy định khá chỉ tiết tai văn bản này. Cụ thé hóa Luật Doanhnghiệp nhà nước 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/CP ngày27/6/1995 về Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của tông công ty nhà<small>nước.</small>

Sau một thời gian, để khắc phục những bắt cập của Luật Doanh

nghiệp nhà nước 1995, Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp 2003 vớihiệu lực thay thế. Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 đã tiếp tục có nhữngquy định khá chi tiết về các van đề liên quan đến tong công ty nhà nước.

<small>Sau khi ban hành Luật Doanh nghiệp 2003, chúng ta đứng trước tình</small>trạng có nhiều quy định riêng rẽ, theo những hướng không đồng nhất trongnhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau về doanh nghiệp nhà nước vàdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tình trạng này đã thể hiệnsự không thống nhất trong hệ thống quy định pháp luật, và không nhận được

sự đồng thuận của xã hội. Trước thực trạng đó, với mục đích khắc phục

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

những bat cập nói trên và tạo ra một mặt bằng pháp ly chung cho các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh<small>nghiệp 2005.</small>

Trong đạo luật này, lần đầu tiên khái niệm về tập đoàn kinh tế đã đượcpháp luật ghi nhận. Theo đó thì tập đồn kinh tế được xác định là một hìnhthức của nhóm cơng ty. Cụ thể, tập đồn kinh tế là nhóm cơng ty có quy mơlớn, do Chính phủ quy định về tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động. Nhómcơng ty là tập hợp các cơng ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợiích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, bao hồmcác hình thức cơng ty mẹ - cơng ty con, tập đồn kinh tế và các hình thức<small>khác.</small>

Cụ thê hóa các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005, Chính phủ đãban hành Nghị định số 139/2007/NĐ-CP, trong đó có các quy định chỉ tiếtvề tập đồn kinh tế. Sau đó, văn bản này đã được thay thế bằng Nghị địnhsố 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 về hướng dẫn chỉ tiết thi hành một sốđiều của Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó thì: “Tap đồn kinh tế bao gồm<small>nhóm các cơng ty có quy mơ lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình</small>thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thơng qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mualại, tơ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dai với nhau vềlợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạothành tơ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thứccơng ty mẹ - công ty con.” (Khoản 1 điều 38).

Trên cơ sở lựa chọn các tổng công ty 91, bắt đầu từ năm 2005, Thủtướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt đề án chuyển đổi một số Tổngcông ty 91 sang hoạt động theo mơ hình tập đồn kinh tế. Tại thời điểmhiện tại, khung pháp luật về tập đoàn kinh tế chưa đầy đủ nên để quản lýviệc hình thành, tổ chức và hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản cá biệt đề điều chỉnh từngtập đoàn kinh tế thí điểm. Đó là các Quyết định về phê duyệt đề án thí điểmthành lập tập đồn kinh tế nhà nước; thành lập cơng ty mẹ Tập đồn; bénhiệm hội đồng quản trị cơng ty mẹ; ngồi ra cịn có Quy chế quản lý tàichính và Nghị định 141/2007/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với công ty mẹdo nhà nước làm chủ sở hữu và công ty con trong tập đoàn kinh tế.

Trên cơ sở yêu cầu hoàn thiện hệ thơng pháp luật về tập đồn kinh tế,<small>ngày 05/11/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP quy</small>định về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

nhà nước. Trong Nghị định này, lần đầu tiên khái niệm chính thức về tập đồnkinh tế nhà nước được xác lập. Theo đó, tập đồn kinh tế nhà nước “là nhómcơng ty có quy mơ lớn liên kết dưới hình thức cơng ty mẹ - cơng ty con và cáchình thức khác, tạo thành tơ hợp các doanh nghiệp gan bó chặt chẽ và lâu daivới nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanhkhác” (điều 4).

Tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm công ty mẹ, công ty con và doanhnghiệp liên kết. Công ty mẹ và mỗi doanh nghiệp thành viên của tập đồnkinh tế đều có tư cách pháp nhân độc lập; có vốn và tài sản riêng: có quyềnchiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật vàtheo thỏa thuận chung của tập đoàn. Nhà nước là người thành lập, tổ chức quảnlý cơng ty mẹ trong tập đồn. Tập đồn kinh tế nhà nước không phải là một<small>pháp nhân.</small>

Hiện nay, Chính phủ đã quyết định tạm dừng việc thí điểm thành lậptập đoàn kinh tế nhà nước. Nguyên nhân của sự tạm dừng này xuất phát từthực tiễn hoạt động của các tập đoàn đạt hiệu quả chưa cao, chưa tươngxứng với những nguồn lực và lợi thế khác. Và một trong những rào can,ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhànước chính là hệ thống pháp luật điều chỉnh cịn nhiều thiếu sót và chưahồn thiện. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, hệ thống pháp luật điềuchỉnh về tập đồn kinh tế nhà nước sẽ được rà sốt và hoàn thiện để nângcao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh té.

1.2.3. Pháp luật về tập đoàn kinh tế nha nước ở một số quốcgia trên thế giới

Trung Quốc đã tiến hành hai lần thí điểm thành lập tập đoàn doanhnghiệp vào năm 1991 và năm 1997 [16;tr.64]. Pháp luật Trung Quốc quyđịnh tập đoàn doanh nghiệp là tổ hợp nhiều công ty thành viên, được tô chứctheo nhiều tầng nac khá chặt chẽ với mơ hình nhiều cấp liên kết bằng quan

hệ tài sản và quan hệ hợp tác, liên kết. Công ty mẹ là hạt nhân, là đầu mối

liên kết các doanh nghiệp thành viên của tập đồn. Mỗi cơng ty thành viênđều có tư cách pháp nhân độc lập nhưng tập đồn doanh nghiệp khơng có tưcách pháp nhân. Tổng giám đốc của tập đồn do Nhà nước bổ nhiệm. Giámđốc công ty thành viên đều do cơng ty mẹ của tập đồn bé nhiệm. Mỗi cơng tythành viên trong tập đồn có thể năm giữ một phần vốn ở các công ty thànhviên khác. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các công ty thành viên đượctoàn quyền thực hiện các giao dịch nhưng ưu tiên cho các giao dịch với những

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>cơng ty thành viên khác trong tập đồn. Với chủ trương thực hiện mạnh mẽ và</small>triệt dé việc chuyền đổi, hợp nhất các doanh nghiệp nhà nước nên pháp luậtTrung Quốc cũng quy định khá đầy đủ về những vấn đề có liên quan đến việchình thành các tập đoàn doanh nghiệp trên cơ sở hợp nhất các doanh nghiệpnhà nước. Đặc biệt, pháp luật Trung Quốc đã có quy định về việc chuyền cáccơ quan quản lý chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật thành các công ty con trong<small>tập đoàn doanh nghiệp.</small>

Pháp luật về tập đoàn kinh tế ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều quy địnhtập đồn kinh tế là tổ chức khơng có tư cách pháp nhân, là tập hợp nhiều côngty thành viên, được tổ chức theo nhiều tang nắc, trong đó có cơng ty mẹ namquyền chỉ phối đối với các công ty thành viên. Mỗi cơng ty thành viên đều cótư cách pháp nhân độc lập. Các cơng ty thành viên có thé nam giữ cơ phần củanhau. Trong tập đồn kinh tế có các cơng ty tài chính. Cơ quan quản trị và<small>người quản lý kinh doanh của tập đoàn do các doanh nghiệp thành viên lựa</small>chọn và bầu ra. Riêng trong pháp luật Hàn quốc thì quyền sở hữu và quyềnkinh doanh của tập đồn kinh tế khơng được tách bạch. Đây là điểm đặc thùcủa pháp luật về tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc so với pháp luật về tập đoànkinh tế ở các nước khác.

Ở các nước phương Tây phát triển, tập đoàn kinh tế nhà nước đã xuấthiện từ sớm và đã có những đóng góp đáng ké cho sự phát triển của nền kinhtế của các quốc gia này. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, mơ hình tập đồn kinh tếthuộc sở hữu của nhà nước đã xuất hiện ở một số nước Tây Âu trong giaiđoạn cơng nghiệp hóa phát triển bùng nỗ ban đầu. Sau một thời gian hoạtđộng, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai bùng nô đã mang lạimột trong những hệ quả là sự phát triển của công nghệ và dịch vụ thời đạikinh tế tri thức và tồn cầu hóa đã cho phép nhiều sản phẩm kinh tế đi vàolĩnh vực tư nhân và hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước đã bị giảmsút di đáng kể. Tình hình trên đã khiến cho các quốc gia này phải loại bỏphần lớn các tập đoàn kinh tế nhà nước bằng cách bãi bỏ các quy định phápluật liên quan đến tập đoàn kinh tế nhà nước hoặc tiến hành tư nhân hóa các<small>tập đồn này [17].</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>Chương 2</small>

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬTVE TAP DOAN KINH TE NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM2.1. QUY ĐỊNH VẺ THÀNH LẬP TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀNƯỚC

2.1.1. Mục tiêu, yêu cầu và nguyên tắc của việc thành lập tập<small>đoàn kinh tê nhà nước</small>

Thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước là một trong những chủtrương lớn mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu, yêucầu cũng như nguyên tắc của việc thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước đãđược thê hiện ở nhiều văn kiện của Đảng và văn bản của Chính phủ.

Quyết định 91/TTg đã chủ trương thực hiện việc thi điểm thành lập

tập đoàn kinh doanh với mục dich thúc day tích tụ, tập trung, nâng cao khanăng cạnh tranh, đồng thời tạo điều kiện từng bước để xóa bỏ cơ chế bộchủ quản, sự chia cắt nền kinh tế theo địa giới hành chính, sự phân biệtkinh tế trung ương và địa phương: tăng cường khả năng huy động, điều hòavốn giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoặctrong các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau; vừagop phan hạn chế độc quyền, vừa hạn chế cạnh tranh bừa bãi, tăng cườngvai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp, bảo đảmđịnh hướng đúng đắn đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội<small>chủ nghĩa.</small>

Theo Điều I Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập,tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước thì việc thí điểmthành lập các tập đoàn kinh tế bao gồm các mục tiêu và yêu cầu sau đây:

“1. Tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhómcơng ty có quy mơ lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển,nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Giữ vai trò bảo đảm các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân;ứng dụng công nghệ cao; tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vựckhác và toàn bộ nền kinh tế.

3. Thúc day liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, phát triển các thànhphần kinh tế khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

4. Tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với vốn, tài sản nhànước đầu tư tại các doanh nghiệp trong tập đoàn.

5. Tạo cơ sở dé tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật vềtập đồn kinh tế.”

Như vậy, có thé thấy rằng việc thành lập các tập đồn kinh tế nhanước trong giai đoạn thí điểm vừa có mục tiêu về kinh tế là hình thànhnhóm cơng ty có quy mơ lớn, thúc day sự phát triển nền kinh tế; vừa cómục tiêu đảm bảo cân đối lớn trong nên kinh tế với tư cách là công cụ điềutiết của nhà nước, vừa mang mục tiêu u cầu của giai đoạn thí điểm, đó làtạo cơ sở dé hồn thiện chính sách và pháp luật về lĩnh vực này.

2.1.2. Quy định về điều kiện và phương thức thành lập tập đoànkinh tế nhà nước

Theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 101/2009/NĐ-CP thì việcthành lập tập đoàn kinh tế nhà nước phải dựa trên cơ sở các tổng cơng ty,cơng ty nhà nước có đủ điều kiện. Như vậy, với quy định về phương thứcthành lập này, chúng ta có thể thấy rằng nịng cốt của các tập đoàn kinh tếnhà nước là các doanh nghiệp nhà nước, mà cụ thé là các tổng công ty vàcông ty nhà nước được lựa chọn. Nếu chỉ nhìn nhận quy định này một cáchriêng rẽ thì chắc han sẽ có nhiều ý kiến cho rằng việc thành lập tập đoànkinh tế nhà nước chỉ đơn thuần là việc tô chức, sắp xếp lại các doanhnghiệp nhà nước và gan mác “tập đồn” cho nó hay chi là hiện tượng “bìnhmới, rượu cũ” như trước đây. Tuy nhiên, dé nhìn nhận một cách thấu đáovấn đề này thì chúng ta cần phải xem xét tồn diện với các quy định kháccó liên quan như về cơ cau tổ chức, hoạt động của tập đoàn.

Cơ sở của việc thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước là các tong côngty, công ty nhà nước nhưng không phải bat kỳ một tổng công ty hay côngty nhà nước nào cũng có thê hình thành tập đồn kinh tế nhà nước. Chỉ cócác tơng cơng ty, cơng ty nhà nước có đủ các điều kiện thì mới có thể hìnhthành tập đoàn kinh tế nhà nước. Các điều kiện này đã được Điều 10 củaNghị định 101/2009/NĐ-CP quy định khá chi tiết, cụ thể là:

“1. Có ngành nghề kinh doanh chính theo quy định tại Điều 3 Nghịđịnh này; có khả năng phát triển trên cơ sở ngành nghé kinh doanh chính vàngành nghề có liên quan;

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

2. Đảm bảo các điều kiện về cơ cấu ngành nghề quy định tại Điều 16<small>Nghị định này;</small>

3. Công ty mẹ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn mức vốn tối thiểu quyđịnh đối với công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước trong từng ngành, lĩnh vựckinh doanh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanhngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quảntrị, điều hành, phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp thành viên, doanhnghiệp liên kết;

c) Có khả năng sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường déchi phối các công ty con và tiễn hành liên kết với các doanh nghiệp liên kết<small>khác;</small>

d) Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy độngnguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các cơng ty con, các doanhnghiệp liên kết khác.

4. Các doanh nghiệp dự kiến trở thành doanh nghiệp thành viên của tậpđoàn kinh tế nhà nước có thé chuyền đổi, có kế hoạch chuyên đổi hoặc đãchuyền đổi, đăng ký kinh doanh dưới hình thức cơng ty cổ phần, cơng ty trách<small>nhiệm hữu hạn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.”</small>

Diéu kiện thứ nhất, Nghị định 101/2009/NĐ-CP đã đưa ra các kháiniệm về ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề kinh doanh có liên quanđến ngành nghề chính và ngành nghề kinh doanh khơng liên quan đếnngành nghề kinh doanh chính.

+ Theo quy định tại Nghị định trên thì ngành nghé kinh doanh chínhcủa doanh nghiệp được hiểu là ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tưthành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định vàgiao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp (khoản 1 điều 6).

+ Ngành nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanhchính (ngành nghề có liên quan) là ngành nghề phụ trợ hoặc phái sinh từngành nghé kinh doanh chính, trên cơ sở điều kiện và lợi thé của ngành nghềkinh doanh chính hoặc sử dụng lợi thế, ưu thế của ngành nghề kinh doanhchính và phục vụ trực tiếp cho ngành nghề kinh doanh chính (khoản 2 điều 6).

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

+ Ngành nghề kinh doanh khơng liên quan đến ngành nghề kinhdoanh chính của doanh nghiệp (ngành nghề không liên quan) là ngành nghềkhông phái sinh hoặc phát triển từ ngành nghề kinh doanh chính hoặc từngành nghề có liên quan đến ngành nghè kinh doanh chính (khoản 3 điều<small>6).</small>

Như vậy, có thể hiểu ngành nghề kinh doanh chính của các tổng cơngty, cơng ty nhà nước chính là ngành nghề kinh doanh được Nhà nước quyđịnh và giao cho. Ví dụ, Tổng cơng ty Đầu tư và phát triển nhà và đô thịđược Nha nước giao cho thực hiện ngành nghề kinh doanh chính là đầu tưcác dự án phát triển nhà ở và khu đơ thị mới; các ngành nghề có liên quanđến ngành nghề kinh doanh chính có thé là sản xuất xi măng, vật liệu xâydựng: xây dựng cơng trình giao thông, nhà ở cho thué...; ngành nghề khôngliên quan đến ngành nghề kinh doanh chính như là bưu chính viễn thơng,bảo hiểm... v.v.

+ Các ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn kinh tế nhà nướcđược quy định tại Điều 3 của Nghị định 101/2009/NĐ-CP, cụ thể là:

- Bưu chính, viễn thơng và cơng nghệ thơng tin;<small>- Đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ;</small>

- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện nang;- Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí;- Khảo sát, thăm dị, khai thác, chế biến than và khống sản;<small>- Dệt may;</small>

- Trong, khai thác, chế biến cao su;

- Sản xuất, kinh doanh phân bón và các sản phâm hố chất;- Đầu tư và kinh doanh bat động sản;

- Công nghiệp xây dựng và cơ khí chế tạo;- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;

- Các ngành nghé khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Như vậy, dé có thé hình thành tập đồn kinh tế nhà nước thì doanhnghiệp nhà nước được lựa chọn phải đáp ứng được điều kiện về ngànhnghề sản xuất kinh doanh thuộc một trong những lĩnh vực kể trên. Quyđịnh này đã gián tiếp cho chúng ta thấy các ngành nghề, lĩnh vực kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

doanh nào có thé thí điểm hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước. Cácngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nêu trên đều là các ngành nghềlĩnh vực then chốt, quan trọng đối với nền kinh tế đất nước ta hiện nay. Vàchỉ có thể hình thành tập đồn kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực này thìmơ hình tập đồn kinh tế nhà nước mới có thé thực hiện được vai trị to lớn<small>mà Đảng và Nhà nước kỳ vọng.</small>

Diéu kiện thứ hai là dam bảo được cơ cau ngành nghề được quy địnhtại điều 16 của Nghị định 101/2009/NĐ-CP. Cụ thể:

<small>“Công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn được đăng</small>ký những ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhưng phảitập trung đầu tư và hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanhchính và ngành nghề có liên quan đến ngành nghé kinh doanh chính; chịusự giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước về việc đầu tư, tỷ lệ von đầutư và hiệu quả đầu tư vào ngành nghé kinh doanh chính, ngành nghé có liênquan đến ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề không liên quan đếnngành nghề kinh doanh chính”.

Như vậy, tập đồn kinh tế nhà nước dự kiến thành lập phải đảm bảođược co cấu ngành nghề bao gồm: ngành nghề kinh doanh chính và ngànhnghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính. Từ quyđịnh này, chúng ta có thể suy luận răng tập đồn kinh tế nhà nước khơngđược tập trung hoạt động vào ngành nghé không liên quan đến ngành nghềkinh doanh chính. Hay nói cách khác là ngành nghề khơng liên quan đếnngành nghề kinh doanh chính chỉ được phép chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơcau ngành nghé của tập đoàn kinh tế nhà nước. Điều này đồng nghĩa vớiviệc các tập đoàn kinh tế nhà nước sau khi thành lập mà hoạt động tậptrung vào các ngành nghề kinh doanh không liên quan này sẽ trái với cácquy định về điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước.

Diéu kiện thứ ba là, dé trở thành tập đoàn kinh tế nhà nước phải đápứng điều kiện về công ty mẹ trong tập đồn kinh tế nhà nước. Cơng ty mẹhay còn gọi là doanh nghiệp cấp L chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trongmơ hình tập đồn kinh tế nhà nước. Đây là là doanh nghiệp do Nhà nước nắmgiữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyên chi phối theo quyết định của Thủ tướngChính phủ. Tập đồn kinh tế nhà nước được tổ chức theo mơ hình công tymẹ - công ty con. Công ty mẹ trong mơ hình liên kết này nam giữ phần vốnđối với các cơng ty con, giữ vị trí trung tâm và có quyền chi phối và lãnh đạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

đối với các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn. Với vị trí và vai trịquan trọng trong mơ hình tập đoàn kinh tế nhà nước như vậy, pháp luật đãquy định nhiều điều kiện đối với công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế nhà nướcdự kiến thành lập. Các điều kiện đó bao gồm các điều kiện về vốn điều lệ,điều kiện về nguồn lực tài chính cũng như phương án huy động vốn, điềukiện về nguồn nhân lực, điều kiện về khả năng kinh doanh. Như vậy, cáctổng cơng ty, cơng ty nhà nước có thé hình thành tập đồn kinh tế nhà nướcthì trong cơ cấu tơ chức phải hình thành được cơng ty mẹ với đầy đủ cácđiều kiện về các nguồn lực nêu trên.

Diéu kiện thứ tư là các doanh nghiệp dự kiến trở thành thành viên củatập đoàn kinh tế nhà nước dự kiến thành lập cũng phải đáp ứng được cácđiều kiện mà pháp luật quy định. Doanh nghiệp thành viên tập đồn kinh tế<small>nhà nước là “các doanh nghiệp do cơng ty mẹ, công ty con của công ty mẹ</small>hoặc công ty con các cấp tiếp theo trực tiếp nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoặcnăm giữ cơ phan, vốn góp chi phối; giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệpđó” (khoản 6 điều 6 Nghị định 101/2009/NĐ-CP). Các doanh nghiệp thànhviên này có thể chuyển đổi, có kế hoạch chuyên đổi hoặc đã chuyền đổi,đăng ký kinh doanh dưới hình thức công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữuhạn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (khoản 4 điều 10 Nghị định

Như vậy, các tông công ty, công ty nhà nước muốn hình thành tập đồnkinh tế nhà nước thì phải có đầy đủ các điều kiện về ngành nghề kinh doanh,đảm bao được cơ cấu ngành nghề cũng như các tiêu chuẩn về công ty mẹ vàdoanh nghiệp thành viên trong mơ hình tập đồn kinh tế nhà nước dự kiếnthành lập. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ là người có thâm quyền quyếtđịnh thành lập tập đồn kinh tế nhà nước.

2.1.3. Quy định về trình tự, thủ tục thành lập tập đoàn kinhtế nhà nước

Việc thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước phải thực hiện theo trìnhtự, thủ tục gồm các bước được quy định tại điều II Nghị định

101/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Cho phép xây dựng Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà<small>nước</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Căn cứ quy định của Chính phủ về ngành, lĩnh vực thí điểm thànhlập tập đồn kinh tế nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quanhoặc tô chức xây dựng Đề án thí điểm thành lập tập đồn kinh tế nhà nước.

Đây là giai đoạn đầu tiên của trình tự thành lập tập đoàn kinh tế nhànước. Ở giai đoạn này, Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người có thẩmquyền quyết định việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ căn cứvào các điều kiện dé cho phép xây dựng Đề án thí điểm thành lập tập đoànkinh tế nhà nước. Như vậy, muốn thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước, điềuđầu tiên là phải nhận được sự chấp thuận xây dựng Đề án thí điểm thành<small>lập từ phía Chính phủ.</small>

- Xây dựng và trình Đề án thí điểm thành lập tập đồn kinh tế nhà nướcSau khi được sự cho phép xây dựng Đề án thí điểm thành lập tậpđồn kinh tế nhà nước, cơ quan tổ chức được trao nhiệm vụ phải có tráchnhiệm xây dựng Đề án và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hồ sơ Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm<small>các nội dung sau đây:</small>

e Tờ trình về Dé án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước;e Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước

Đề án gồm các nội dung cơ bản sau đây: sự cần thiết, mục đích thànhlập tập đoàn kinh tế nhà nước; thực trạng tổ chức, quản lý và hoạt động củatổng công ty nhà nước; cơ câu các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệpliên kết; phương thức xây dựng, duy trì và phát triển các hình thức liên kếtgiữa tổng cơng ty, cơng ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên, doanhnghiệp liên kết và giữa các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết;phương thức hình thành cơng ty mẹ; hình thức pháp lý, tên gọi, cơ cấu tôchức và quan lý của công ty mẹ; tên gọi, hình thức pháp lý, cơ cau tổ chứccủa các doanh nghiệp thành viên; ngành nghề kinh doanh chính và ngànhnghề có liên quan; cơ cấu đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh chính,ngành nghề có liên quan và khơng liên quan trong tập đồn kinh tế nhànước; phương án sử dụng, phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý tạicông ty mẹ; nguồn nhân lực thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu côngty mẹ tại các doanh nghiệp thành viên; phương án sắp xếp, sử dụng nguồnnhân lực; phương án hoạt động kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nướcsau khi thành lập; định hướng chiến lược phát triển dài hạn của tập đồn; tơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

chức, quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước; đại điện chủ sởhữu nhà nước đối với công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; đề xuấtvới chủ sở hữu nhà nước trong hình thành tập đồn kinh tế; kế hoạch và lộtrình chuyền đơi, hình thành tập đồn;

e Dự thảo Điều lệ cơng ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước;

e Y kiến về Dé án của Bộ Kế hoạch và Dau tư, Bộ Tài chính, Bộ Tưpháp, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp cơ quan trình Đề án là Tổngcơng ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập), Bộ Nội vụ, Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội (khoản 2 điều 11 Nghị định 101/2009/ND-<small>CP).</small>

- Phê duyệt Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nướcSau khi các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng Đề ántrình Đề án, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét và quyết định việc phê duyệtĐề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong giai đoạn này,thơng thường Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định trên cơ sở Hồ so Đề ánthí điểm và sau khi có ý kiến của các Bộ ngành có liên quan và kết luận củaThường trực Chính phủ. Nếu Đề án thí điểm thành lập có đầy đủ các nộidung theo yêu cầu trên, Thủ tướng Chính phủ sẽ ra quyết định phê duyệtĐề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước. Quyết định phê duyệtcủa Thủ tướng phải thể hiện rõ nội dung giám sát thực hiện Đề án, nhưtrách nhiệm của các tô chức, cá nhân giám sát việc thực hiện Đề án cũngnhư việc giải quyết các vướng mắc phát sinh và việc điều chỉnh Đề án (nếu<small>có).</small>

- Triển khai thực hiện Đề án thí điểm thành lập tập đồn kinh tế nhà<small>nước</small>

Đây là giai đoạn hiện thực hóa Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhànước vào thực tiễn. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt Đề án của Thủtướng Chính phủ, các tơ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm triểnkhai việc thực hiện Đề án, cụ thể:

e Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập cơng ty mẹ; bổ nhiệmChủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị công ty mẹ.

e Hội đồng quản trị công ty mẹ trực tiếp chịu trách nhiệm triển khaithực hiện Đề án; phát triển các hình thức liên kết trong nhóm cơng ty mẹ -

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

cơng ty con, giữa các doanh nghiệp thành viên trong quá trình triển khaithực hiện Đề án và hoạt động của tập đoàn kinh tế.

Như vậy, với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước sẽ quyết định<small>việc thành lập công ty mẹ cũng như các chức danh lãnh đạo của cơng ty mẹ</small>trong tập đồn kinh tế nhà nước. Quá trình triển khai thực hiện Đề án, baogồm việc phát triển các hình thức liên kết trong nhóm công ty mẹ - công ty<small>con, giữa các doanh nghiệp thành viên hoặc với các doanh nghiệp liên</small>kết..v.v.. sẽ thuộc trách nhiệm của Hội đồng quản trị của công ty mẹ trongtập đoàn kinh tế nhà nước.

2.2. QUY ĐỊNH VE TÔ CHỨC, HOẠT DONG CUA TẬP DOANKINH TẾ NHÀ NƯỚC

2.2.1. Quy định về co cấu tổ chức của Tập đoàn kinh tế nhà nướcNgay trong khái niệm tập đoàn kinh tế nhà nước đã xác định cơ cautổ chức của mơ hình này là sự liên kết đưới hình thức liên kết công ty mẹ -công ty con và các hình thức khác. Như vậy, cơ cấu tổ chức của tập đồnkinh tế nhà nước sẽ bao gồm: cơng ty mẹ, các công ty con và các doanhnghiệp liên kết. Điều này cũng đã được Nghị định 101/2009/NĐ-CP quyđịnh tại khoản 2 điều 4, cụ thể như sau:

Công ty mẹ (doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắmgiữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủtướng Chính phủ. Theo khoản 7 điều 6 Nghị định 101/2009/NĐ-CP thìquyền chi phối là khái niệm chỉ quyền của một doanh nghiệp đối với mộtdoanh nghiệp khác, bao gồm ít nhất một trong các quyên sau đây:

- Quyền của chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp;

- Quyền của cơ đơng, thành viên góp vốn nắm giữ cơ phan, vốn gópchi phối của doanh nghiệp;

- Quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm da số hoặc tất cả cácthành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc của<small>doanh nghiệp;</small>

- Quyền quyết định phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của doanhnghiệp;

- Các trường hợp chi phối khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệpchi phối và doanh nghiệp bị chi phối và được ghi vào Điều lệ của doanhnghiệp bị chỉ phối.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Cơ cấu tô chức của công ty mẹ bao gồm: Hội đồng quan trị, Tổnggiám đốc, Ban kiểm soát và bộ máy giúp việc. Trong trường hợp công tymẹ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực đặc biệt thì cơ cau tơ chức quản lýcủa cơng ty mẹ sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Hội đồng quản trị của công ty mẹ là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở

hữu nhà nước tại công ty mẹ, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu

đối với các doanh nghiệp do công ty mẹ đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và củachủ sở hữu đối với phần vốn góp của cơng ty mẹ tại các doanh nghiệpkhác. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh công ty me dé quyết định mọivan đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ vàquyền lợi của công ty mẹ, trừ những vấn đề thuộc thâm quyền, trách nhiệmcủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc phân cấp cho các cơ quan, tổ<small>chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện quy định tại Nghị định</small>101/2009/NĐ-CP. Thành viên Hội đồng quản trị bao gồm từ 05 đến 09thành viên do Thủ tướng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc thaythế, khen thưởng hoặc kỷ luật theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.Hội đồng quản trị làm việc theo quy định của Điều lệ công ty mẹ đã được phê<small>duyệt và quy định của pháp luật liên quan.</small>

Hội đồng quản trị có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thê tạiđiều 22 Nghị định 101/2009/NĐ-CP. Có thé nói, Hội đồng quản trị củacơng ty mẹ là hạt nhân lãnh đạo, quản lý điều hành công ty mẹ và của toànthé tập đoàn kinh tế nhà nước. Hội đồng quan trị có quyền hạn quyết địnhrất nhiều van dé quan trọng và có tầm ảnh hưởng có thé chi phối đối với tơhợp liên kết trong tập đồn kinh tế nhà nước. Cũng chính vì vậy, Hội đồngquản trị phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính phủ vàtrước pháp luật về mọi hoạt động của công ty mẹ.

Tổng giám đốc công ty mẹ là người đại diện theo pháp luật của côngty mẹ, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quyết định khác theo đềnghị của Hội đồng quản trị; điều hành hoạt động hàng ngày của công ty mẹtheo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quảntrị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản tri và trước pháp luật về việcthực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễnnhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật sau khiđược Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản. Điều lệ công ty mẹ

</div>

×