Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp : công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” / Trường Đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.05 MB, 44 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

MỤC LỤC

1. LY do ChOM dé nh . . ... |2. Mục đích và nhiệm vụ khoa học của dé tài ...-... --¿- cccc+cssecseererrsree 2"N00: ... 2

3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU...-- --- eters +s‡vtseesrrrrees 2Bib. e, da ... 23,7. PHOT nhấp righiến GỮM... se nas 32665 cca can 120004 SD HURON COTE KHE S991 33.3..KẾT cẩn của để (ÀI... «se seessaesssesan alld Bi: 50814 INGA EE TOE 6 3Chương I: Những vấn đề lý luận về tuyên truyền, giáo dục pháp luật ... 41. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tuyên truyền, giáo dục pháp luật... 41.1. Khái niệm và đặc điểm của tuyên truyền, giáo dục pháp luật... 41.2. Vai trò của tuyên truyền, giáo dục pháp luật ...-.-- ---c+c<ccceereeeres 52. Mục dích, chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức và phương pháp tuyêntruyền, giáo dục pháp lUật ... --- -¿- :- ¿S233 1221121121 111211 E1 Ty ng nưt 62.1. Mục đích, chủ thé, đối tượng của tuyên truyền, giáo dục pháp luật ... 62.2. Nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật... 113. Quan điểm của Đảng về tuyên truyền, giáo dục pháp luật và yêu cầu kháchquan của việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong giaiđoạn hiỆn nay ... ác 011 v1 n1 HT TH HH KH KV. 133.1. Quan điểm của Đảng về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật... 133.2. Yêu cầu khách quan của việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dụcPOAT LEAT BGT We as se se saisna soni LCD Lang nha Hanis LH KAD DEN RRS KHANH SORES RR 15Chương II: Thực trang công tac tuyên truyền, giáo duc pháp luật chonhân dân trong giai đoạn HEN NAY soccc-.ceccckEeesesessrsenssansssisisssssirsosesserae 17|. Những thành tựu về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dantrong giai đoạn hiỆn NAY ...-- ác 11201112111 v1 91 19v Tnhh 17

THƯ VIỆN |

#1

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

trong giai đoạn hiên nay và nguyên nhân của nÓ ...--.--c 2c e2 232.1. Những tồn tại, hạn chế trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luậtCORE øiml MOAN NIGH fT4ÿ...c Sas send same HH0 § Ba Basi SE ĐINH RN S4 232.2. Nguyên nhân của những tồn tai, han chế nêu trên ...---‹- 25

Chương III: Quan điểm và giải pháp day mạnh công tác tuyên truyền,

giáo dục phấp luật chũ nhằn DAN. ,..:eccccezseeeeenisianisasessensssvssanrrsanosse 271. Quan điểm về tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân. 272. Các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chonhân dân trong giai đoạn hiện nay ... sEnnnnnHhnHgenryệt 282.1. Nhóm giải pháp chung ... ... ---- c1 t1 2v ng nh ng 282.2. Nhóm giải pháp cụ thỂ... . i12 2212132121 15115121 111111111. 29Kết LUẬN seeseensnnnnnesiitsennnasdineAIDIAARAEIINEEINSGASSEEINESERXSIOIESSSEIOYEESSESEDSSISSE 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>|</small>

MỞ ĐẦU

1. LY DO CHON ĐỀ TÀI

Trong giai đoạn thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đấtnước, Dai hội Đảng toàn quốc lan thứ IX đã xác định rõ: “phát huy dân chủ di đôivới giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng phápluật, tuyên truyền, giáo duc toàn dan nâng cao ¥ thức chấp hành pháp luật".

Dé việc thực hiện quan lý xã hội bang pháp luật và không ngừng tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thì việc quan trọng là hệ thống pháp luật phảitừng bước được xây dựng hồn thiện và đi vào cuộc sống. Qúa trình đưa phápluật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động tuyên truyền, giáo dục phápluật. Bởi vì, thực hiện pháp luật dù bang hình thức nào: tuân theo pháp luật, thihành pháp luật, sử dụng pháp luật hay áp dụng pháp luật thì trước hết phải hiểubiết pháp luật. Nếu khơng nhận thức day đủ vi trí quan trọng và không thực hiệntốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thì dù cơng tác xây dựng pháp luậtcó làm tốt đến may cũng không dat được hiệu quả thực thi pháp luật.

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn là một trong những mắt xích quan

trọng, có ý nghĩa đặc biệt của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởivì: tuyên truyền, giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức tơn trọng, tnthủ pháp luật cho mọi cơng dân, nhằm đấu tranh và phịng ngừa vi phạm phápluật, phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Với vị trí, vai trị quan trọng như vậy, cơng tác tun truyền, giáo dụcpháp luật phải được xác định là một trong những cơng tác trọng tâm của cả hệthống chính trị. Chúng ta đã coi trọng việc xây dựng pháp luật, đã đến lúc phảiđầu tư tương xứng cho việc tổ chức thực hiện pháp luật mà trước hết là tuyêntruyền. giáo dục pháp luật. Đó là trách nhiệm của mọi cơ quan nhà nước, tổchức xã hội và mọi công dân mà trước hết là các cơ quan hành pháp và tư phápcủa Nhà nước ta.

Dựa trên yêu cầu thực tế của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

trong giai đoạn hiện nay, là sinh viên năm thứ 2 của trường đại học Luật HàNội bước đầu được tiếp xúc với những tri thức về Nhà nước và pháp luật emmạnh dan lựa chon dé tài: “Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật tronggiai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp” làm đề tài để tham gia cuộcthi giải thưởng “sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2006” với mong muốngóp phần trí tuệ nhỏ bé của mình nhằm đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáodục pháp luật cho nhân dân nhằm đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật,

đồng thời trau đồi thêm kiến thức, nâng cao được năng lực của bản thân để sau

khi ra trường có một hành trang vững chắc góp sức mình vào cơng cuộc xâyđựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

<small>2.1. Mục đích</small>

Mục đích của đề tài là phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn công táctuyên truyền, giáo dục pháp luật một cách khách quan, khoa học, tồn diện.Từ đó, đề xuất giải pháp đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dụcpháp luật nhằm đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống.

<small>2.2. Nhiệm vụ</small>

- Xác định nội hàm khái niệm, vai trị, mục đích, chủ thể, đối tượng, nộidung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tính tất yếukhách quan của việc tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

- Phân tích, đánh giá những thành tựu và những hạn chế trong công táctuyên truyền, giáo dục pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội,từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể cho cơng tác đó.

3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

3.1. Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê

nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Các quan điểm của

Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về đổi mới và phát huy vai trò củaNhà nước pháp luật trong quản lý xã hội nói chung và tuyên truyền, giáo dục

<small>pháp luật nói riêng.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩaMác - Lê nin. Trong đó, chủ yếu vận dụng các phương pháp lấy lý luận ápdụng vào thực tiễn và từ thực tiễn hồn thiện lý luận, phương pháp phân tíchtổng hợp...

3.3. Kết cấu của đề tài- Phần mở đầu.

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về tuyên truyền, giáo dục pháp luật- Chương 2: Thục trạng về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

<small>cho nhân dán</small>

- Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân trong giai đoạn hiện nay- Phần Kết luận

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

CHUONG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ TUYEN TRUYEN, GIAO DỤC PHAP LUẬT

|. KHÁI NIỆM, DAC DIEM, VAI TRO CUA TUYEN TRUYEN,

GIAO DUC PHAP LUAT

1.1. Khái niệm và đặc điểm của tuyên truyền, giáo dục pháp luật` Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc

ban hành pháp luật nhằm để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo

hướng phục vụ lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Nhưngmục đích điều chỉnh của pháp luật lại được thực hiện thông qua hành vi xử sự

cụ thể của con người và hoạt động cụ thể của các cơ quan nhà nước, các tổ

chức xã hội trong đó việc tự giác chấp hành pháp luật của cơng dân là vấn đềcó ý nghĩa quan trọng nhất để đảm bảo cho pháp luật phát huy hiệu lực.

; Điều kiện để cho công dân tự giác chấp hành đúng các quy định của

pháp luật chính là phải trang bị cho họ ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật càng

được nâng cao thì tỉnh thần tôn trọng pháp luật, thái độ xử sự theo yêu cầu củapháp luật càng được bảo đảm. Vì vậy, muốn pháp luật được thực hiện nghiêmchỉnh địi hỏi phải có những biện pháp để nâng cao kiến thức pháp luật trongcán bộ và nhân dân. Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao kiếnthức pháp luật trong nhân dân đó là cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật.

⁄ Hiểu đúng và vận dụng đầy đủ khái niệm về tuyên truyền, giáo dụcpháp luật là một yêu cầu khách quan, nó khơng những có ý nghĩa về mặt lýluận mà cịn có giá trị thực tiễn sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.

Nét đặc thù của tuyên truyền, giáo dục pháp luật khác tương đối so vớicác đạng giáo dục khác ở những điểm sau:

Một là, tuyên truyền, giáo dục pháp luật có mục đích riêng của mình.Đó là hoạt động nhằm hình thành tri thức, thói quen xử sự phù hợp với quyđịnh của pháp luật, làm cho cơng dân tự giác tn thủ pháp luật, có ý thứcpháp luật cao, góp phần tăng cường hiệu quả pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Hai là, tuyên truyền, giáo dục pháp luật có nội dung riêng, đó là sự tácđộng có tính định hướng với nội dung cơ bản là chuyển tải tri thức về Nhanước và pháp luật mà trong đó pháp luật của Nhà nước là bộ phận cơ bản quantrọng nhất, đồng thời nó có ý nghĩa to lớn trong việc đấu tranh, phòng ngừa vi

<small>phạm pháp luật.</small>

Ba là. xét trên các yếu tố chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức thìcơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật cũng có những phương pháp riêng.Tuyên truyền, giáo dục pháp luật tác động một cách thường xuyên, liên tục,

lâu dài chứ không phải là sự tác động một lần của chủ thể lên đối tượng giáo

dục. Vì thế, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải trở thành một hoạt độngthường xuyên trong các gia đình, trường học, các tập thể lao động, các tổ chứcĐảng, Nhà nước và đồn thể xã hội.

Từ những phân tích trên, giới khoa học pháp lý đã dua ra định nghĩa

như sau: tuyén truyền, giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổchức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằmmục đích hình thành ở ho trí thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp vớicác địi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.

1.2. Vai trò của tuyên truyền, giáo dục pháp luật

1.2.1. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lựcvà hiệu qua quan lý Nhà nước, quan lý xã hội

~ Vai trò quan trọng của tuyên truyền, giáo dục pháp luật chính là batnguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật - phương tiện hàng đầu để quảnlý Nhà nước, quản lý xã hội. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật giúp cho mọingười có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, làtiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huydân chủ, mở rộng quyền tự do của mỗi người. Tuyên truyền, giáo dục phápluật còn tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội trong môi trường quản lýnhà nước, tạo ra khả năng hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi choquá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo ra khả năng phát hiện và kiênquyết loại trừ những hiện tượng tiêu cực, chống đối pháp luật diễn ra trongquá trình quản lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

1.2.2. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thứcpháp luát và văn hoá pháp lý của cơng dân

v Vai trị thứ hai khơng kém phần quan trọng này của công tác tuyêntruyền, giáo dục pháp luật là xuất phát từ bản chất của nó. Tuyên truyền, giáodục pháp luật là quá trình tác động nhằm hình thành tri thức pháp lý, tình camvà hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Vì vậy,kết quả đạt được các mục đích do sự tác động định hướng là góp phần xâydựng ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của cơng dân.

2. MỤC ĐÍCH, CHỦ THỂ, ĐỐI TUONG, NỘI DUNG, HÌNH THUC

VA PHUONG PHAP TUYEN TRUYEN, GIAO DUC PHAP LUAT

2.1. Mục dich, chủ thé, đối tượng của tuyên truyền, giáo dục pháp luật

<small>2.1.1. Mục đích</small>

V Mục đích của tuyên truyền, giáo dục pháp luật là nhằm phổ cập nhữngkiến thức cơ bản về pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thứcchấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường trật tự, kỷcương, ngăn ngừa có hiệu quả su vi phạm pháp luật, nâng cao dân trí pháp lývà văn hố pháp luật và điểm mấu chốt là đưa pháp luật vào thực tiễn cuộcsống. Để đạt được mục đích trên, quá trình tuyên truyền, giáo dục pháp luậtphải thực hiện qua những khâu, những giai đoạn nhất định:

Thứ nhất: Trước hết đó là q trình đi đến nhận thức các tri thức, tiếpđó là củng cố niềm tin, tình cảm đối với nhận thức đã có và cuối cùng lànhững hành động đúng đắn của con người trong thực tiễn cuộc sống. Cáckhâu, các giai đoạn có mối quan hệ thống nhất để đạt mục đích của giáo dụcnói chung, giáo dục pháp luật nói riêng. Để đạt được mục đích cuối cùng củagiáo dục pháp luật, quá trình của tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải đặt ramục tiêu cụ thể, mục đích cần đạt đến phản ánh con đường vận động quá trìnhtuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Trong điều kiện nước ta, khi mà đại bộ phận các tang lớp dân cư dang ởtrong tình trạng ít hiểu biết về pháp luật, nếu khơng muốn nói là “mù phápluật” thì mục đích nói trên giữ vị trí hàng đầu trong việc nâng cao trình độ dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>trí và trình độ pháp lý cho mọi người dân.</small>

Thứ hai: Mục đích hình thành lịng tin pháp luật hay cịn gọi là mụcđích cảm xúc. Sự hình thành lịng tin vào pháp luật có ý nghĩa hết sức quantrọng, lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở hình thành động cơ của hànhvi hợp pháp. Sự hình thành lịng tin vào pháp luật của con người khơng đơn

giản chỉ bằng việc cung cấp càng nhiều tri thức pháp lý, càng không thể dùng

các biện pháp răn đe, cưỡng chế, tuyệt đối hố quyền lực, mà địi hỏi tuyêntruyền, giáo dục pháp luật phải tăng những nội dung, hình thức, phương pháplinh hoạt, mềm dẻo để kích thích sự cảm thụ (lĩnh hội) các thông tin pháp lý,các tri thức pháp lý cua mỗi người dân va dần dần hình thành lịng tin vữngchắc của nhân dân vào pháp luật.

_ Thứ ba: Mục đích làm hình thành hành vi tích cực của pháp luật. Day làmục đích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì kết quả cuối cùng của tuyêntruyền, giáo dục pháp luật phải được thể hiện bằng hành vi xử sự theo phápluật của con người. Việc cung cấp tri thức pháp luật, giáo dục lòng tin sâu sắcvào sự cần thiết phải tuân theo một cách tự nguyện những mệnh lệnh của phápluật là những yếu tố rất quan trọng nhằm hình thành hành vi hợp pháp, xâydựng các thói quen xử sự theo những đòi hỏi của pháp luật một cách vữngchắc. Con đường đúng đắn để đạt đến cái đích ấy chính là nhờ vào q trìnhtun truyền, giáo dục pháp luật một cách chủ động, kiên trì, bằng nhiều biệnpháp và cách thức tác động hợp lý và hiệu quả.

‹ Tóm lại: Tat cả các mục đích tun truyền, giáo dục pháp luật đều là sựđòi hỏi khách quan bắt nguồn từ bản chất hoạt động của con người. Giữa cácmục đích đó có sự đan xen quan hệ qua lại thống nhất chặt chẽ với nhau, quyđịnh lẫn nhau. Vì vậy, khi tiến hành tuyên truyền, giáo dục pháp luật phảihướng mọi hoạt động giáo dục nhằm đặt ra mục đích trên. Tuy nhiên ở từnghồn cảnh, giai đoạn và đối tượng cụ thể cần phải có sự cân nhắc, tính tốnđến từng mục đích để có hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục

<small>pháp luật cho phù hợp.</small>

2.1.2. Chủ thể

Chủ thể của tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung hết sức rộng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

lớn, không chi là những thay, cô giáo mà ca những người làm cơng tác giáodục khác. Nói cách khác, chủ thể tuyên truyền, giáo dục pháp luật là ngườihoạt động giáo dục pháp luật. Tính phong phú, đa dạng của chủ thể tuyêntruyền, giáo dục pháp luật được xác định khá rõ: đó là tất cả những người mà

<small>theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội đã tham gia vào việc thực</small>

hiện mục tiêu tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Ngoài ra, chủ thể tuyên truyền, giáo dục pháp luật cịn là các cơng dânbằng sự giáo dục, bằng ý thức trách nhiệm và sự gương mẫu thực hiện phápluật của mình có tác dụng ảnh hưởng giáo dục tích cực tới các cơng dân khác.

Việc xác định được vị trí, trách nhiệm và yêu cầu đối với từng chủ thểc6 vai trò rất quan trong, là căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đáp ứng vớiyêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay.

v 2.1.3. Đối tượng của tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Đối tượng của tuyên truyền, giáo dục pháp luật là những cá nhân,những nhóm cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp nhữngtác động của hoạt động tuyên truyền, giáo dục do các chủ thể tuyên truyền,giáo dục pháp luật tiến hành nhằm đạt được mục đích đề ra.

Hiện nay, các đối tượng của tuyên truyền, giáo dục pháp luật có nhucầu khá lớn về tri thức pháp luật. Đó là yêu cầu khách quan đặt ra trong qtrình đổi mới tồn diện nền kinh tế của đất nước. Đối tượng tuyên truyền, giáodục pháp luật khá đa dang, phong phú. Do vậy trong triển khai thực hiện tuyêntruyền, giáo dục pháp luật phải vừa mang tính tổng thể, vừa ưu tiên tập trungcho từng đối tượng cụ thể. Trên cơ sở đó, đối tượng tuyên truyền, giáo dụcpháp luật chủ yếu hiện nay ở nước ta gồm:

Thứ nhất: Công chức Nhà nước

Việc hoc tập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật co bản cho đối tượng này làyêu cầu bắt buộc, thường xuyên và có hệ thống để họ có thể từng bước tiếpcận một cách tương đối, kịp thời các vấn đề cơ bản của pháp luật và thực tiễn

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

pháp luật trong hoạt động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của mình theo đúngyêu cầu, nhiệm vụ về chức danh, tiêu chuẩn công chức đo Nhà nước ban hànhtrong cải cách hành chính, cải cách tư pháp hiện nay.

<small>Thứ hai: Thanh niên, học sinh và sinh viên</small>

Đây là lực lượng đơng đảo, trẻ, là lực lượng lao động nịng cốt, chủ nhântương lai của đất nước. Do vậy, nội dung học tập bồi dưỡng về pháp luật cho đốitượng này phải đảm bảo yêu cầu trang bị một số kiến thức cơ bản có hệ thốngpháp luật như quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nhất là trong lĩnh vực lao

<small>động, học tập, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, hơn nhân va gia đình, nghĩa vụ</small>

qn sự... thể hiện trong Hiến pháp 1992 và các đạo luật quan trọng khác như:

<small>Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình..., các pháp luật chuyên ngành</small>

khác gắn với mục tiêu đào tạo tại các trường.

Hình thức học tập, bồi dưỡng pháp luật phải được lựa chọn phù hợp vớitừng đối tượng (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp). Với học sinh, sinh viên kếthợp các giờ học về pháp luật theo chương trình chính khố ở từng cấp, bậc học

<small>với các hoạt động pháp luật ngoại khoá. Đặc biệt chú ý hình thức dưa nội</small>

dung pháp luật vào các buổi sinh hoạt Đồn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu

pháp luật, tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tham gia cơng tác hồ giảiở xã, phường, thi trấn, sử dụng tốt các hoạt động tư vấn, dịch vụ pháp luật...

Thứ ba: Các nhà kinh tế, các chủ doanh nghiệp, người quản lý, cán bộcơng đồn ở các doanh nghiệp

Quan điểm của Đảng ta là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phầnđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế đều bình đẳng với nhautrong sản xuất và kinh doanh. Thực tế những năm qua, các thành phần kinh tếđã góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng và ổn định nền kinh tế đấtnước. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều yếu kémvà sai phạm, cơ chế chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu,nhưng một nguyên nhân hết sức cơ bản là việc hiểu biết pháp luật của một sốbộ phận không nhỏ các nhà kinh tế, các chủ doanh nghiệp, các cán bộ cơngđồn cịn non kém trong cơ chế thị trường. Do vậy, ngoài việc học tập, bồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

dưỡng kiến thức pháp luật co ban thì cịn phải được học tập, bồi dưỡng có hệthống pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình:

<small>các Luật Thuế, Luật Kinh tế, Luật Lao động, Luật Tài chính - Ngân hàng, chế</small>

<small>nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, tao hơn, mê tín dị đoan... Việc học tập, giáo dục</small>

pháp luật đối với đối tượng này có đặc thù riêng, cần chú trọng đến hình thứctuyên truyền miệng, các hình thức sinh hoạt tập thể mang tính truyền thốngtheo cụm dân cư, làng bản và dòng họ. Đặc biệt chú trọng giáo dục pháp luậtthơng qua hoạt động hồ giải, qua vai trị của trưởng bản, già làng, các phongtục, tập quán tiến bộ, phù hợp với pháp luật. Nhà nước cần quan tâm nhiềuhơn đến hình thức giáo dục pháp luật qua phương tiện thơng tin, cổ động, báochí tun truyền bao cấp toàn bộ hoặc một phần, in ấn phát hành rộng rãisách, báo về pháp luật bằng tiếng dân tộc.

Thư năm: Đối tượng đã phạm tội hoặc bị xử lý về hành chính

Với loại đối tượng này cần được học tập, bồi dưỡng nội dung cơ bản củaHiến pháp 1992, pháp luật về hình sự, kinh tế, lao động và một số nội dungpháp luật cụ thể liên quan đến từng nhóm đối tượng. Việc học tập, bồi dưỡngvề pháp luật với đối tượng này là bắt buộc, với hình thức đa dạng ở các trạigiam, trường giáo dưỡng, ở các tổ dân cư, các lớp học tình thương, các trung

<small>tâm cai nghiện ma tuý...</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Ngoài ra, cần sử dụng tốt các hình thức tự giác hoặc vận động nhữngđối tượng nay (số đã có thành tích tốt và đã qua học tập, cải tạo) tham gia vàocác hoạt động bảo vệ trật tự trị an ở nơi cu trú.

2.2. Nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục

<small>pháp luật</small>

2.2.1. Nội dung của tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một thành tố quan trọngcủa quá trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xác định đúng nội dung tuyêntruyền, giáo dục pháp luật sẽ bảo đảm được hiệu quả và tác dụng trong thực tế.Những nội dung chủ yếu của tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên cơ sởlý luận và thực tiễn được xác định theo từng cấp độ khác nhau, theo từngnhóm đối tượng và chủ thể giáo dục pháp luật, căn cứ vào nhu cầu và đặcđiểm của đối tượng giáo dục nhưng tối thiểu việc tuyên truyền, giáo dục phápluật trước tiên là phải phổ cập cho mọi công dân. Day là những kiến thức phápluật phổ thông, cơ bản, phù hợp với mọi đối tượng cơng dân, nhằm hình thànhở họ những kiến thức pháp lý cơ bản để thơng qua đó bảo vệ được các quyềnvà lợi ích hợp pháp của mình, nghiêm chỉnh tn thủ pháp luật, tích cực thamgia vào cơng tác đấu tranh và phịng ngừa vi phạm pháp luật.

Ngồi ra, cịn có nội dung tun truyền, giáo dục pháp luật mang tính cábiệt, đó là tun truyền, giáo dục pháp luật cho trẻ em hư ở các trường giáodưỡng, các đối tượng tệ nạn xã hội... Đối tượng này, nội dung phổ biến, giáo dụcpháp luật vừa mang tính răn đe, vừa mang tính nhân đạo để họ tự giác giáo dục,

<small>cải tạo, cam hoá họ trở thành người lương thiện, hồ đồng với xã hội.</small>

2.2.2. Hình thức tun truyền, giáo dục pháp luật

Các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật rất đa dạng, phong phúvà luôn được hồn thiện, phát triển trong q trình tổ chức thực hiện.Từ thựctiễn nước ta cho thấy có các hình thúc chủ yếu sau:

- Nhóm các hình thức có tính phổ biến, rộng rãi và có hiệu quả trongthực tế ở các ngành, các cấp và cho mọi loại đối tượng xã hội, đó là tuyên

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

truyền miệng, thong qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua cáchội nghị tập huấn, thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thơng qua các lễhội truyền thống, sinh hoạt văn hoá, các câu lạc bộ pháp lý, qua cơng tác hồgiải Ở cơ sở, thơng qua cơng tác trợ giúp pháp lý và thông qua trường học.

- Nhóm các hình thức giáo dục pháp luật đặc thù, là những hình thức ganvới chuyển tải nội dung có tính chuyên biệt, ngành nghề, thể hiện trong địnhhướng giáo dục của các cơ quan nhà nước trong hoạt động lập pháp, hành pháp,

<small>tư pháp của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, giáo dục pháp luật</small>

thông qua các hoạt động của tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp.

Việc lựa chọn hình thức tuyên truyền, giáo dục là rất quan trọng trongviệc xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật để đạthiệu quả cao.

2.2.3. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Phương pháp tuyên truyền, giáo dục là tổng thể các hình thức, biệnpháp mà chủ thể sử dụng để tác động lên đối tượng giáo dục giúp họ lĩnh hộinội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Các phương pháp tuyên truyền,giáo dục pháp luật cũng rất đa dạng và phong phú, từ thực tiễn có thể phân ra

<small>hai nhóm phương pháp khác nhau:</small>

- Các phương pháp áp dụng trong một hoạt động giáo dục cụ thể như:phương pháp giải thích, phương pháp thuyết phục, phương pháp trực quan,phương pháp kiểm tra, đánh giá, phương pháp tạo tình huống cụ thể, phươngpháp nêu gương, phương pháp đối thoại, tranh luận, phương pháp kết hợp lýluận và thực tiên.

- Các phương pháp tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật như: cácmô hình về tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các phương pháp phối hợp tronglãnh dao, chi dao và triển khai giáo dục pháp luật ở từng cấp. từng ngành, từngđịa phương theo chương trình, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, theo từng chuyênđề cụ thể hoặc tổng thể trong từng giai đoạn.

Vấn đề lựa chọn phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật có ý

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

nghĩa hết sức quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật, là yếu tốquyết định chất lượng, hiệu quả của giáo dục pháp luật.

3. QUAN DIEM CUA DANG VE TUYEN TRUYEN, GIAO DUC

PHAP LUAT VA YEU CAU KHACH QUAN CUA VIEC TANG CUONG

CONG TAC TUYEN TRUYEN, GIAO DUC PHAP LUAT TRONG GIAI

DOAN HIEN NAY

3.1. Quan điểm của Dang về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luậtNhận thức rõ vị trí, vai trị và tầm quan trọng của cơng tác tun truyền,

<small>giáo dục pháp luật trong từng thời kỳ và giai đoạn cách mạng, Đảng ta đã có</small>

nhiều chủ trương quan trọng trong lĩnh vực này. Có thể hệ thống những quanđiểm đó như sau:

- Thứ nhất: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà sáng lập Nhà nước và nềnpháp luật kiểu mới ở Việt Nam. Về tuyên truyền, giáo dục pháp luật Ngườikhẳng định rõ quan điểm kết hợp điều chỉnh pháp luật và đạo đức trong quátrình quản lý xã hội. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai dịng tư tưởng

<small>“pháp trị” và “đức trị”, trong đó “đức trị” là nền tang của công cụ “pháp tri”.Coi trọng biện pháp phòng ngừa, ran đe, giáo duc là chính hơn là cưỡng chế,</small>

trừng tri, Người nói: “Chúng ta cần phải giáo dục đạo đức công dân... Giáodục là chính, nhưng đối với những kẻ ngoan cố khơng chịu sửa đổi thì phảidùng pháp luật”. (Hồ Chí Minh tồn tập - tập 7- NXB CTOO Hà Nội năm

<small>1995, trang 453).</small>

- Thứ hai: Các Nghị quyết của Đảng qua các giai đoạn cách mạng đềuđề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là từ Đại hội lần thứVI (12/1986) cho đến Đại hội lần thứ IX của Đảng đều xác định rõ vai tròquan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và triển khai mạnhmẽ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân nhằm thiết lậptrật tự ky cương phép nước, xây dựng nếp sống “Sống và làm việc theo phápluật”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng đã xác định: “Coi trọngcông tác giáo dục, giải thích pháp luật. Đưa việc dạy pháp luật vào hệ thốngcác trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thơng, các trườngđại học) của các đồn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

đến cơ sở phia có kiến thức về quan lý hành chính và hiểu biết pháp luật cầnsử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luậtvà làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”. (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốclan VI - NXB Sự that - Ha Nội năm 1987, trang 121).

<small>Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện</small>

đại hố đất nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định rõ: “Phát huydân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lýxã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấphành pháp luật”. (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần IX - NXB CTOG -

<small>Hà Nội, trang 135).</small>

Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, nhất là cácquan điểm trong thời kỳ đổi mới đất nước là cơ sở chỉ đạo thực tiễn phổ biến,giáo dục pháp luật, trước hết là chỉ đạo Nhà nước trong việc xác lập những cơsở pháp luật cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Đặc biệt ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng có Chỉthị số 32/CT-TƯ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tuyêntruyền, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật không chỉ dừng lại ở quanđiểm, chủ trương của Đảng mà đã cụ thể hoá trong Hiến pháp 1992; Luật tổchức chính phủ 2001; Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dânnăm 2004; Chi thị số 02/1998/CT-TTg và quyết định số 03/QĐ-TTg về tăngcường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn 1998-2002; Quyếtđịnh số 13/2003/QĐ-TTg về chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giaiđoạn 2003-2007; Quyết định 212/2004/QD-TTg về chương trình hành độngquốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luậtcho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ 2005 đến 2010. Ngồi ra nó cịnđược cụ thể thành trách nhiệm pháp lý của các cấp, các ngành, các đồn thể xãhội và của mọi cơng dân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

mới, việc triển khai công tác này vẫn còn nhiều bất cập, cần được tiếp tục tăng

cường hơn nữa. Có thể kể đến mot số lý do cụ thể sau:

Thứ nhất: Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng đòi hỏi trước hết Nhà nước phải thựchiện quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng

<small>dân, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế</small>

xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai: Phổ cập kiến thức cơ bản về pháp luật cho các đối tượng, nângcao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cườngtrật tự, ky cương, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật, nâng

<small>cao dân trí pháp lý và văn hoá pháp luật.</small>

Do vậy, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay là để nâng cao dân trípháp lý và văn hoá pháp lý cần phải phổ biến, giáo dục pháp luật có tổ chứctrong hệ thống Đảng, Nhà nước và tổ chức xã hội.

Thứ ba: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật gắn với quá trình dân chủ ởnước ta hiện nay. Xây đựng chế độ dân chủ là một trong những tư tưởng lớn củaChủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể nói rằng, điểm xuyên suốt, nhất quán trong tưtưởng lý luận và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là thiết lập trênthực tế ở nước ta một Nhà nước dân chủ. Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh,Đảng và Nhà nước ta ln có những chủ trương, giải pháp phù hợp, nhằm mởrộng, phát huy dân chủ trong bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị.

Điểm cốt lõi trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là xây dựngchế độ xã hội mà trong đó nhân dân là người chủ thực sự, tham gia và quản lýNhà nước, quản lý xã hội. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nhưng quyềnlực này phải được thể chế hoá bằng Hiến pháp, pháp luật. Muốn phát huy dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

chu phải dam bao thực hiện dân chu tới co sở. Trung thành va vận dụng sángtạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ngày18/12/1998, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 30/CT-TƯvề thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Bộ Chính trị đã khẳng định dân chủ vừalà mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

CHUONG II

THUC TRANG

CONG TAC TUYEN TRUYEN, GIAO DUC PHAP LUAT

CHO NHAN DAN TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

Cách đây gần 50 năm, khi nói về ý nghĩa của việc ban hành Luật hơnnhân và gia đình năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói” Cơng bố đạoluật này chưa phải là mọi việc đều xong, mà còn phải tuyên truyền, giáo dụclâu dài mới thực hiện được tốt”

Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trị vô cùng quantrọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nó là trách nhiệm của các cấp,các ngành, các địa phương và các tổ chức xã hội. Công tác tuyên truyền giáodục pháp luật phải được coi là nhiệm vụ chính trong cơng cuộc xây dựng đất

<small>nước hiện nay.</small>

|. NHŨNG THÀNH TUU VỀ CÔNG TÁC TUYEN TRUYEN, GIÁO

DỤC PHAP LUAT CHO NHÂN DAN TRONG GIAI DOAN HIEN NAYNhận thức rõ vai trị, tầm quan trong của cơng tác tun truyền, giáodục pháp luật theo yêu cầu đổi mới hiện nay, trên cơ sở các đường lối chủtrương của Đảng. Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội và pháp luật của Nhànước, các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ Trung ương đến cơ sở đã có sự quantâm đúng mức đối với công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Căn cứ kế hoạch về triển khai công tác giáo dục pháp luật từ năm 2002 của Chính phủ được ban hành theo quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày07 thang 01 năm 1998 của Chính phủ và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg chogiai đoạn 2003-2007. Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã có quyết định thành lậpHội đồng phối hợp cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật ở các cấp Tỉnh vàHuyện với những quy chế tổ chức và hoạt động cụ thể, có sự phân cơng nhiệmvụ cho các thành viên, quy định rõ phạm vi trách nhiêm phối hợp giữa cácthành viên trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật.

1998-Với sự hoạt động có kế hoạch, đồng bộ,: mang tính vi mơ của các cấp

SF

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

uy Dang va chính quyền từ Trung ương đến tận cơ sở, sự phối hợp công táctuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giữa các ngành, các cấp đã tạo ra sựđổi mới và nâng cao một bước về chất lượng và hiệu quả việc giáo dục phápluật, đã đa dang hố cơng tác tun truyền pháp luật trong giai đoạn hiệnnay.Đó là một thuận lợi hết sức cơ bản.

1.1. Về hoạt động chuyên môn của ban chỉ đạo công tác tuyêntruyền,giáo dục pháp luật và Hội đồng phối hop công tác tuyên truyền,

<small>giáo dục pháp luật</small>

Thực tiễn cho thấy, 5 năm triển khai Chỉ thị 02/1998 và Quyết định03/1998 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 1998-2002 và Quyết định số13/2003/QĐ-TTg giai đoạn 2003-2007, công tác tuyên truyền, giáo dục phápluât đã đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao. Trước đây trong hoạt động chunmơn chủ yếu phó mặc cho ngành Tư pháp, với một thời gian dài chúng ta ítquan tâm dến công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật dẫn đến tình trạng“mù pháp luật” phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước.

Theo chỉ đạo của Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền, phổ

biến giáo dục pháp luật của Chính phủ và Bộ tư pháp với những kế hoạch,chương trình hướng dẫn việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật theo từng nộidung, chuyên dé cụ thể. Trên cơ sở đó, Hội đồng phối hợp cơng tác tun

truyền, giáo dục pháp luật các tỉnh sẽ cụ thể hoá chương trình, nội dung cho

phù hợp với tình hình của địa phương mình.

Hàng năm, Ban chỉ đạo cơng tác tun truyền giáo dục pháp luật và Hộiđồng phối hợp công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đều cử các đoànkiểm tra chỉ đạo về tận các địa phương nhằm đánh giá đúng thực chất công tác

công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt

động trong năm, đề ra chương trình, kế hoạch cho những năm tiếp theo. Nộidung, chương trình, kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải gắn vớichương trình làm Luật của Quốc hội đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ củahệ thống pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

1.2. Về tổ chức và đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật

- Về tổ chức: Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhândân, Nghị định 171/2004/NĐ-CP ngày 29/09/2004 của Chính phủ về việc sắpxếp các cơ quan chun mơn của UBND tỉnh, trong đó Sở Tư pháp là cơ quanchuyên môn của Uỷ ban nhân dân, có chức nang giúp Uy ban nhân dan tinhthực hiện quản lý Nhà nước về công tác Tư pháp trên địa bàn tồn tỉnh, có

nhiệm vụ tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức

phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Căn cứ Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày 29/09/2004 của Chính phủ về sắpxếp lại các Phịng, Ban chun mơn của Uy ban nhân dân cấp huyện, phòng tưpháp các huyện đã được kiên toàn để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấphuyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác Tư pháp trên địa bànhuyện, trong đó có hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Đối với cấp xã, các Ban Tư pháp được kiện toàn theo các khoá Hộiđồng nhân dân và Uỷ ban nhân dan. Đội ngũ làm công tác tuyên truyền, giáodục pháp luật thường xuyên được củng cố và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụđáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

-Về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ công chứcvà những người trực tiếp thực thi pháp luật: Đây là đối tượng có tác động rấtlớn trong việc đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Họ phảinắm vững các quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cùnghướng dẫn cho nhân dân hiểu và chấp hành pháp luật. Do đó, đối với cán bộcơng chức cần phải nắm vững lý luận cơ bản về Nhà nước pháp luật nói chungvà những kiến thức về pháp luật hành chính, kinh tế có hệ thống và cập nhậtcác văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động chun mơn, nghiệp vụthuộc lĩnh vực công tác của cán bộ công chức được đảm nhiệm.

Nâng cao năng lực vận dụng, thi hành pháp luật trên cương vị công tác vàthực thi công vụ, xây dung niềm tin pháp luật, ý thức nghiêm chỉnh tự giác thihành pháp luật, kiên quyết bảo vệ kỷ cương phép nước, bảo vệ pháp chế xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Trên cơ sở triển khai của Hội đồng tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật, các cấp, các ngành chủ động tập huấn chuyên sâu cho cán bộ công

<small>chức thực thi công vụ phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.</small>

Cán bộ cơng chức hành chính và chính quyền các cấp được nghiên cứusâu pháp luật hành chính; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước;các chế độ đối với cán bộ, công chức; các quyền nghĩa vụ cơ bản của côngdân; thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; quan hệ giữa cơ quan Nhà nước vớicác tổ chức chính trị xã hội.

Cán bộ cơng chức thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật, được tập huấnchuyên sâu pháp luật về tố tụng, về thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo cácquyền tự do dân chủ của công dân...

- Về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường:Việc đưa chương trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật vào các trường học làbiện pháp quan trọng, cơ bản và lâu dài để đưa pháp luật vào cuộc sống.Thông qua việc học tập pháp luật trong nhà trường, các em, những chủ nhântương lai của đất nước ln có ý thức tn thủ pháp luật, để sau này khi trưởngthành, dù ở bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, là người cán bộ hay ngườicông nhân, nông dân, những kiến thức pháp luật cơ bản được học trong nhàtrường sẽ giúp cho họ có những cách ứng xử trong cuộc sống phù hợp vớipháp luật. Xác định phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh là một giải phápmang tính hệ thống cơ bản, lâu đài.

- 1.3.Vé hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tang lớp nhân dân: Việctuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân là nhiệm vụ của cả hệthống chính trị do đó phải vận dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức phong phúthường xuyên, liên tục và nội dung phải phù hợp với từng đối tượng.

Trước hết, đối với tất cả các đối tượng cần tuyên truyền, phổ biến pháp

luật về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân như quyền tham gia quản lý nhànước, quyền giám sát hoạt động của các cơ quan và công chức nhà nước,quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động, ... Nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, pháp

</div>

×