Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

THIẾT LẬP LẠI MẶT BẰNG ĐỊNH GIÁ BÁO CÁO THÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>XEM PHỤ LỤC 1 Ở CUỐI BÁO CÁO VỀ CÁC TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM.</small>

<b>KINH TẾ VĨ MƠ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN</b>

Thiết lập lại mặt bằng định giá

<b>[Báo cáo tháng] Ngày 3/11/2023</b>

<b>Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NỘI DUNG</b>

[Tóm tắt]Bán lẻ

Sản xuất cơng nghiệpXuất khẩu

Vốn FDI giải ngânVốn FDI đăng kýVốn đầu tư từ NSNNCPI

Diễn biến thị trường chứng khốn và các sự kiện chính

Lợi nhuận q 3/2023 theo ngành của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSELợi nhuận quý 3/2023 của VN30

Đánh giá tổng quan và cập nhật triển vọng

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)3 | Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khốn</b>

<b>[Tóm tắt] Phần 1. Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam</b>

<b>Tăng trưởng bán lẻ<sub>+1,5% MoM</sub><sup>+7% YoY</sup>+9,4% YoY<sup>Cải thiện, nhưng tốc độ </sup><sub>hồi phục đang chậm lại</sub></b> <sup>Bán lẻ hàng hóa kì vọng giữ đà hồi phục, nhờ vào lãi suất giảm và tăng trưởng kinh tế giữ đà tăng</sup><sub>trưởng. Du lịch tiếp tục hồi phục: 1) mùa cao điểm du lịch vào những tháng cuối năm; 2) thực hiện cấp</sub>

thị thực điện tử, thời hạn thị thực điện tử được nâng lên từ 30 ngày thành 90 ngày kể từ giữa tháng 8.

<b>Sản xuất công nghiệp<sub>+5,5% MoM</sub><sup>+4,1% YoY</sup>+0,5% YoYCải thiện</b> <sup>Sản xuất cơng nghiệp kì vọng cải thiện hơn để phục vụ hoạt động xuất khẩu các tháng cuối năm. Theo</sup><sub>S&P Global PMI, hoạt động mua hàng tăng trong tháng 10, và đây là lần tăng thứ ba liên tiếp trong bối</sub>

cảnh các công ty nỗ lực tăng dự trữ hàng hóa đầu vào để đáp ứng nhu cầu sản xuất được dự kiến tăng.

<b>Xuất khẩu<sub>+5,3% MoM</sub><sup>+5,9% YoY</sup>-7,1% YoYCải thiện</b>

Xuất khẩu kì vọng sẽ duy trì tăng trưởng dương trong các tháng tới, trong bối cảnh nhu cầu của một sốthị trường xuất khẩu dần khả quan hơn trong các tháng cuối năm và lượng hàng tồn kho của Mỹ đãgiảm từ mức đỉnh.

Rủi ro chính cần theo dõi: Tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến của các đối tác xuất khẩu chính.

<b>Vốn FDI giải ngânVốn FDI đăng ký</b>

<b>+3,2 % YoY+49,9 % YoY</b>

<b>+2,4 % YoY+14,7 % YoY</b>

<b>Ổn định</b>

<b>Cải thiện</b>

Cơ hội thu hút đầu tư FDI từ các mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện:

- Quan hệ đối tác chiến lược tồn diện với Mỹ có thể mở đường cho các dự án FDI từ nước này đến ViệtNam (hiện chỉ chiếm 2,6% tổng vốn FDI của các dự án còn hiệu lực), đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn vànăng lượng tái tạo.

- Việt Nam và Nhật Bản (chiếm 15,7% tổng vốn FDI của các dự án còn hiệu lực) đang lên kế hoạch nângcấp mối quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện.

Các động lực dài hạn: 1) Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; 2) các chính sách hỗ trợ và cam kết hướng tớimức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050.

<b>Vốn đầu tư từ NSNN+20,7% YoY<sub>65,8% kế hoạch năm</sub><sup>+22,6% YoY</sup>Duy trì tăng trưởng</b> <sup>Đầu tư cơng dự kiến sẽ là động lực chính để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, trong bối cảnh các động</sup><sub>lực tăng trưởng khác cịn đang chậm.</sub>

Một điểm tích cực là lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt trong thời gian gần đây, giúp Việt Nam giảm bớt áplực từ nhập khẩu lạm phát.

Tuy nhiên, lạm phát tiếp tục áp lực bởi: 1) Giá dầu thế giới chịu áp lực từ cuộc chiến Hamas-Isarael; 2)Giá gạo tăng trong bối cảnh nhu cầu tại các thị trường châu Á và châu Phi tăng lên.

<b>Tăng trưởng tín dụng+0,17% MoM+7,1% YTDTăng chậm</b>

Chúng tơi kì vọng tín dụng tăng trưởng 12% YoY trong năm 2023, dựa trên cơ sở: 1) Lãi suất cho vay cóthể giảm hơn nữa, trên cơ sở lãi suất huy động đã giảm thêm; 2) Yếu tố mùa vụ: Tín dụng thường tăngtốc trong quý 4 trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng và đầu tư công cũng thường tăng tốc trong quý 4; 3) Xuất khẩu đã có dấu hiệu khởi sắc, đi kèm sản xuất trong nước đang dần sôi động hơn.

<b>Những dấu hiệu phục hồi</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)

<b>4 | Báo cáo kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn</b>

<b>Lưu lượng khách quốc tế đến Việt Nam</b>

<b>Bán lẻ: Cải thiện, </b>

<b>nhưng tốc độ hồi phục đang chậm lại</b>

<b>① Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam</b>

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng duy trì đà tăng trưởng dương trong tháng 10, mặc dù tốc độ tăng có phần chậm lại so với tháng 9. Trong đó, bán lẻ hànghóa tăng 6,7% YoY trong tháng 10 (so với +8,4% YoY trong tháng 9). Doanh thu từ dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng (dịch vụ lưu trú ăn uống: +14,9% YoY, dịchvụ du lịch: +51,4% YoY) trong tháng 10. Số lượt khách quốc tế tháng 10 tăng 130% YoY, duy trì mức trên 1 triệu lượt khách quốc tế tháng thứ 4 liên tiếp. Tínhchung 10 tháng, số lượt khách quốc tế đạt gần 10 triệu lượt người, gấp 4,2 lần cùng kỳ năm trước nhưng bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019.

o

Khách quốc tế từ Trung Quốc vẫn hồi phục yếu trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc cịn nhiều khó khăn. Tính trong 10 tháng đầu năm, khách TrungQuốc chiếm 13% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam (so với tỷ trọng hơn 30% giai đoạn trước dịch Covid) và chỉ bằng 29% so với cùng kì năm 2019.

o

Khách quốc tế từ Hàn Quốc hồi phục khả quan hơn trong 10M23 (tương đương 83% so với 10M19).

Bán lẻ hàng hóa kì vọng giữ đà hồi phục, nhờ vào lãi suất giảm và tăng trưởng kinh tế giữ đà tăng trưởng.

Động lực cho du lịch: 1) mùa cao điểm du lịch vào những tháng cuối năm; 2) thực hiện cấp thị thực điện tử, thời hạn thị thực điện tử được nâng lên từ 30 ngàythành 90 ngày kể từ giữa tháng 8.

<b>Tăng trưởng doanh thu bán lẻ</b>

<small>Nguồn: Phòng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam tổng hợp dữ liệu từ GSONguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam tổng hợp dữ liệu từ GSO-10</small>

<small>Tăng trưởng lũy kế từ đầu năm</small>

<small>Tăng trưởng lũy kế từ đầu năm (loại trừ lạm phát)(% YoY)</small>

<small>(Triệu lượt)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Cơng ty Chứng khốn Mirae Asset (Việt Nam)

<b>5 | Báo cáo kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn</b>

<b>Sản xuất cơng nghiệp: </b>

<b>Cải thiện</b>

IIP tháng 10 ước tính tăng tốc so với tháng 9 tăng 4,1% YoY (IIP tháng 9 điều chỉnh xuống +2,9% YoY từ mức ước tính +5,1% YoY). IIP lũy kế 10 tháng đầunăm tăng 0,5% YoY (duy trì mức tăng trưởng dương IIP lũy kế trong 2 tháng liên tiếp). Các ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục cải thiện (+4,9%YoY) trong tháng 10: Sản xuất chế biến thực phẩm (+12,4% YoY), Dệt (+18,1% YoY), Sản xuất trang phục (+11,1% YoY), Sản xuất sản phẩm từ cao su vàplastic (+15,3% YoY), Sản suất kim loại (+14,3% YoY).

Theo S&P Global PMI, chỉ số PMI sản xuất Việt Nam vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 10 (tháng 10: 49,6; tháng 9: 49,7), cho thấy sức khỏe củangành sản xuất suy giảm tháng thứ hai liên tiếp. Tuy vậy, số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ ba liên tiếp khi có các dấu hiệu cải thiện nhu cầukhách hàng, mặc dù tốc độ tăng trưởng chỉ là nhẹ và là mức yếu nhất trong thời kỳ tăng hiện nay.

Sản xuất cơng nghiệp kì vọng cải thiện hơn, trong bối cảnh xuất khẩu cải thiện trong các tháng cuối năm. Theo S&P Gloabal PMI, hoạt động mua hàngtiếp tục tăng trong tháng 10, và đây là lần tăng thứ ba liên tiếp trong bối cảnh các công ty nỗ lực tăng dự trữ hàng hóa đầu vào để đáp ứng nhu cầu sảnxuất được dự kiến tăng.

<b>① Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (tiếp theo)</b>

<small>Nguồn: Phòng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam tổng hợp, Tổng cục hải quan, GSO</small>

<small>Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP, P)IIP công nghiệp chế biến, chế tạo (P)</small>

<small>(% YoY)</small>

<small> 42 44 46 48 50 52 54 56 58 60</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Cơng ty Chứng khốn Mirae Asset (Việt Nam)

<b>6 | Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoánXuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam</b>

<b>Xuất khẩu: Cải thiện</b>•

Xuất khẩu mở rộng đà tăng trưởng dương tháng thứ 2 liên tiếp, nhờ vào sự hồi phục của thị trường Mỹ, ASEAN, và Hàn Quốc, riêng thị trường TrungQuốc đã duy trì tăng trưởng dương 6 tháng liên tiếp.

Trong tháng 10, xuất khẩu ước đạt 32,31 tỷ USD (+5,9% YoY; +5,3% MoM; trong đó, doanh nghiệp nội địa: +15,1% YoY, doanh nghiệp FDI: +3% YoY) vànhập khẩu ước đạt 29,31 tỷ USD (+5,2% YoY; +2,9% MoM). Mức suy giảm của xuất khẩu (-7,1% YoY) và nhập khẩu (-12,3% YoY) thu hẹp trong 10M23. Cáncân thương mại duy trì thặng dư (tháng 10: 3 tỷ USD và 10M23: 24,61 tỷ USD).

Xuất khẩu kì vọng sẽ duy trì tăng trưởng dương trong các tháng tới, trong bối cảnh nhu cầu của một số thị trường xuất khẩu dần khả quan hơn trongcác tháng cuối năm và lượng hàng tồn kho của Mỹ đã giảm từ mức đỉnh.

Rủi ro chính cần theo dõi: Tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến của các đối tác xuất khẩu chính.

<b>① Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (tiếp theo)</b>

<small>Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam tổng hợp, Tổng cục hải quan, GSO</small>

<small>Cán cân thương mạiXuất khẩu (P)Nhập khẩu (P)</small>

<small>20</small> <sup>Apr</sup><small>20</small> <sup>Jun</sup><small>20</small> <sup>Aug</sup><small>20</small> <sup>Oct</sup><small>20</small> <sup>Dec</sup><small>20</small> <sup>Feb</sup><small>21</small> <sup>Apr</sup><small>21</small> <sup>Jun</sup><small>21</small> <sup>Aug</sup><small>21</small> <sup>Oct</sup><small>21</small> <sup>Dec</sup><small>21</small> <sup>Feb</sup><small>22</small> <sup>Apr</sup><small>22</small> <sup>Jun</sup><small>22</small> <sup>Aug</sup><small>22</small> <sup>Oct</sup><small>22</small> <sup>Dec</sup><small>22</small> <sup>Feb</sup><small>23</small> <sup>Apr</sup><small>23</small> <sup>Jun</sup><small>23</small> <sup>Aug</sup><small>23</small> <sup>Oct</sup><small>23</small>

<small>(% YoY)</small>

<b>Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam theo đối tác thương mại</b>

<small>Nguồn: Phòng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam tổng hợp, Tổng cục hải quan, GSO</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)

<b>7 | Báo cáo kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn</b>

<b>FDI: Cải thiện</b>•

FDI giải ngân ổn định: 18 tỷ USD (+2,4% YoY) trong 10 tháng đầu năm. FDI đăng ký và góp vốn mua cổ phần tăng tốc: 25,76 tỷ USD (+14,7% YoY) trong 10tháng đầu năm. Trong đó, vốn đăng ký mới của Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 13,27 tỷ USD (86,7% tổng vốn đăng ký cấp mới), Kinh doanh bất động sảnđạt 756 triệu USD (chiếm 4,9%).

Các dự án lớn trong tháng 10: 1) Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko solar Hải Hà Việt Nam (1,5 tỷ USD); 2) Nhà máy Liteon Quảng Ninh (690 triệu USD).

Liên quan tới thuế tối thiểu tồn cầu, Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mịn cơ sở thuế toàn cầu và

Nghị quyết về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao chưa được đưa vào nội dung thảo luận ở kì họp quốc hội tháng 10này.

Cơ hội thu hút đầu tư FDI từ các mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện: 1) Quan hệ đối tác chiến lược tồn diện với Mỹ có thể mở đường cho các dự án FDItừ nước này đến Việt Nam (chiếm 2,6% tổng vốn FDI của các dự án còn hiệu lực), đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn và năng lượng tái tạo; 2) Việt Nam và NhậtBản (chiếm 15,7% tổng vốn FDI của các dự án còn hiệu lực) đang lên kế hoạch nâng cấp mối quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện.

Động lực dài hạn: 1) đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; 2) các chính sách hỗ trợ và cam kết hướng tới mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050.

<b>① Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (tiếp theo)</b>

<small>Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam tổng hợp từ MPINguồn: Phịng phân tích Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam tổng hợp từ MPI -</small>

<small> 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000 5,500 6,000</small>

<small>Hàn QuốcSingaporeNhật BảnĐài LoanHồng KôngTrung QuốcBritishVirginIslandsHà Lan</small>

<small>Thái LanMalaysiaHoa KỳKhác</small>

<small>1.3%</small><sup>1.2%</sup> <sup>1.1%</sup>

<small>Công nghiệp chế biến, chế tạoHoạt động kinh doanh bất động sảnSản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hịa</small>

<small>Dịch vụ lưu trú và ăn uốngXây dựng</small>

<small>Bán bn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy</small>

<small>Vận tải kho bãi</small>

<small>Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ</small>

<small>Thông tin và truyền thôngKhác</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)

<b>8 | Báo cáo kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn</b>

<b>Vốn đầu tư hàng tháng từ Ngân sách nhà nước</b>

<b>Đầu tư cơng: Duy trì </b>

<b>tăng trưởng</b>

Trong 10M23, vốn đầu tư thực hiện từ NSNN ước đạt 479,3 nghìn tỷ đồng, bằng 65,8% kế hoạch năm và tăng 22,6% YoY (cùng kỳ năm 2022 bằng 65,1%và tăng 21,1% YoY). Đáng chú ý, vốn đầu tư thực hiện từ NSNN của Bộ giao thông vận tải tăng 77,8% YoY trong 10M23. Trong 10M23, thặng dư NSNN lũykế đạt 41,1 nghìn tỷ đồng (so với dự tốn đầu năm là thâm hụt 455,5 nghìn tỷ đồng) tạo dư địa cho tăng trưởng đầu tư công trong thời gian tới.

Đầu tư cơng dự kiến sẽ là động lực chính để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, trong bối cảnh các động lực tăng trưởng khác còn đang chậm.

<b>① Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (tiếp theo)</b>

<small>Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam tổng hợp dữ liệu từ GSO</small>

<small>010,00020,00030,00040,00050,00060,00070,000</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Cơng ty Chứng khốn Mirae Asset (Việt Nam)

<b>9 | Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khốn</b>

<b>Lạm phát: Thấp hơn mức lạm phát mục tiêu 4,5%</b>

Lạm phát trong tháng 10 (+3,59% YoY) thấp hơn so với mức tăng trong tháng 9 (+3,66% YoY), nhờ sự hạ nhiệt của chỉ số giá Đồ uống và thuốc lá, Nhà ởvà vật liệu xây dựng. Lạm phát cơ bản trong tháng 10 (+3,43% YoY) tiếp tục xu hướng hạ nhiệt, ghi nhận mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm.Bình quân10 tháng đầu năm, lạm phát tăng 3,2% YoY, duy trì mức thấp hơn mục tiêu 4,5% của Chính phủ. Lạm phát cơ bản bình qn 10 tháng đầu năm tăng4,38% YoY.

Lạm phát kì vọng duy trì dưới mức mục tiêu 4,5% của Chính phủ trong năm 2023. Một điểm tích cực là lạm phát tồn cầu đã hạ nhiệt trong thời gian gầnđây, giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ nhập khẩu lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát tiếp tục áp lực bởi: 1) Giá dầu thế giới chịu áp lực từ cuộc chiến Hamas-Isarael; 2) Giá gạo tăng trong bối cảnh nhu cầu tại các thị trường châu Á và châu Phi tăng lên.

<b>① Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (tiếp theo)</b>

<small>Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam, dữ liệu Tổng Cục thống kê </small>

<small>Lưu ý: Chỉ số lạm phát cơ bản được tính tốn bằng phương pháp loại bỏ trực tiếp 16 nhóm hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và giá do Nhà nước quản lý. </small>

Văn hố, giải trí và du lịch 4.6% -0.1 0.3 0.5 1.8 2.8 3.4 4.3 4.8 4.8 4.8 5.0 5.0 5.3 4.7 4.7 3.0 2.5 2.3 1.7 1.3 1.4 1.3 2.8

Bưu chính viễn thơng 3.1% -0.7 -0.7 -0.6 -0.5 -0.3 -0.5 -0.2 -0.2 -0.1 -0.2 -0.2 -0.2 -0.2 -0.3 -0.3 -0.3 -0.5 -0.6 -0.9 -1.1 -1.3 -1.3 -0.7

Đồ uống và thuốc lá 2.7% 2.8 2.2 2.6 2.7 3.0 3.2 3.4 3.5 3.4 3.6 3.5 3.8 4.4 3.8 3.7 3.6 3.4 3.2 3.0 3.1 3.0 2.8 3.4

<b>2022</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Cơng ty Chứng khốn Mirae Asset (Việt Nam)

<b>10 | Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khốn</b>

<b>Tín dụng kì vọng tăng tốc trong tháng 11 và 12</b>

<b>Tăng trưởng tín dụng: </b>

<b>Tăng chậm</b>

<small>Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam, dữ liệu từ NHNN</small>

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến 27/10/2023, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,1% YTD (so với mức +6,92% YTD tính tới cuốitháng 9). Điều này phản ánh sức hấp thụ vốn của nền kinh tế cịn thấp trong bối cảnh khó khăn chung cũng như sự thận trọng của các ngân hàng trongviệc cấp tín dụng.

Chúng tơi giữ ngun kì vọng tín dụng tăng trưởng 12% YoY trong năm 2023, dựa trên cơ sở: 1) Lãi suất cho vay có thể giảm hơn nữa, trên cơ sở lãi suấthuy động đã giảm thêm; 2) Yếu tố mùa vụ: Tín dụng thường tăng tốc trong quý 4 trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng và đầu tư công cũng thường tăng tốctrong quý 4; 3) Xuất khẩu đã có dấu hiệu khởi sắc, đi kèm sản xuất trong nước đang dần sôi động hơn.

<small>2019 13.65%2020 12.17%2021 13.61%2022 14.17%</small>

<small>Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam tổng hợp từ NHNNNguồn: Phòng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam tổng hợp</small>

<b>① Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (tiếp theo)</b>

<small>6 tháng12 tháng</small>

<small>Thay đổi lũy kế của kỳ hạn 6 tháng (P)Thay đổi lũy kế của kỳ hạn 12 tháng (P)</small>

<small>(điểm cơ bản </small>

<small>0%5%10%15%20%25%</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)11 |Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán</b>

<b>① Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (tiếp theo)</b>

<b>9 tháng đầu năm 2023</b>

<b>• Tăng trưởng GDP: 4.24%• Lạm phát: 3.16%</b>

<b>• Tăng trưởng tín dụng: 6.92%</b>

<b>Mục tiêu 2023</b>

(01/NQ-CP ngày 6/1/2023)

<b>• Tăng trưởng GDP: 6.5%• Lạm phát: 4.5%</b>

<b>• Tăng trưởng tín dụng: 14%</b>

<b>Mục tiêu 2024</b>

<b>• Tăng trưởng GDP: 6.0%−6.5%• Lạm phát: 4.0−4.5%</b>

<b>• Tăng trưởng tín dụng: 15%</b>

<small>Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam tổng hợp từ dữ từ GSO và kế hoạch của Quốc hội. </small>

<b>Các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 từ kỳ họp Quốc hội khóa XV</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)12 | Báo cáo kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn</b>

<b>[Tóm tắt] Phần 2. Ổn định vĩ mơ Việt NamBối cảnh thế giới</b>

•Việc thắt chặt chính sách tiền tệ có tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh tế. Chính sách này giúp giảm đòn bẩy trong nền kinh tế, nhưng cũng tạora những thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay và sự suy giảm của nhu cầu tiêu dùng, đặcbiệt là trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19.

•Thị trường chứng khốn của các nền kinh tế lớn đã bước vào giai đoạn điều chỉnh kể từ tháng 7 năm 2023 do lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh và định giá của doanh nghiệp.

•Đặc biệt ở Mỹ, các lần tăng lãi suất liên tiếp đã đẩy lợi suất trái phiếu và lãi suất thế chấp lên mức cao nhất kể từ năm 2006. Trong khi đó, chi tiêu tiêu dùngcủa người tiêu dùng tăng nhanh hơn so với tăng trưởng lương trong 4 tháng qua, gây ra lo ngại về sự suy giảm của mức sống trong khi tiết kiệm của hộgia đình cũng đạt mức thấp kỷ lục.

•Bất động sản đối mặt với những thách thức đa chiều từ suy giảm nhu cầu đến tỷ suất lợi nhuận yêu cầu cao hơn do mức lãi suất thế chấp lên mức cao nhấttrong lịch sử. Tại Mỹ, bất động sản thương mại (CRE) được quan tâm khi xu hướng làm việc từ xa làm giảm nhu cầu thuê văn phòng, hơn nữa việc lãi suấtthế chấp đạt mức gần như cao nhất trong lịch sử gây ảnh hưởng khả năng trả nợ của người vay.

•Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục giảm bớt đòn bẩy cho thị trường bất động sản tại đất nước này, trong khi thúc đẩy tăng trưởng thông qua đầu tư công.

<b>Việt Nam nổ lực duy trì sự ổn định vĩ mơ trong bối cảnh thế giới có nhiều biến số cần theo dõi</b>

•Xu hướng tăng giá của đồng USD (chỉ số DXY) trong những tuần gần đây liên tiếp tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND. Điều này đặt ra một thách thức đáng kểđối với quyết định vận hành của NHNN khi không thể cùng lúc duy trì dự trữ ngoại hối và giữ mặt bằng lãi suất điều hành thấp.

•Chúng tơi duy trì một quan điểm thận trọng đối với xu hướng phục hồi của thị trường bất động sản khi nhu cầu tiêu dùng và lòng tin của nhà đầu tư vẫnchưa có sự cải thiện đáng kể. Ngồi ra, nếu lãi suất cao kéo dài đi cùng với tiêu chuẩn tín dụng siết chặt sẽ khiến cho việc giải quyết tình trạng này càng trởnên khó khăn hơn.

•Trong khi đó, chúng tôi đặc biệt theo dõi diễn biến của ngành ngân hàng sau khi giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ ngày 01/10/2023 (theo lộ trình của Thông tư 08/2020/TT-NHNN). Điều này sẽ khiến tăng chi phí sử dụng vốn ngắn hạn trong việc điều chỉnh tỷ lệ thông qua việc phát hành giấychứng nhận tiền gửi để đáp ứng yêu cầu của NHNN, qua đó làm áp lực lên biên thu nhập lãi thuần (NIM).

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Cơng ty Chứng khốn Mirae Asset (Việt Nam)

<b>13 | Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán</b>

<b>Bối cảnh thế giới (1): Lạm phát</b>

Hạ cánh mềm trong nền kinh tế bất định

<b>② Ổn định vĩ mơ Việt Nam</b>

• Trong thời gian gần đây, việc tăng lãi suất và các chính sách thắt chặt tiền tệ khác khơng chỉ làm giảm tăng trưởng tín dụng mà còn làm suy giảm sứcmua của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến định giá của tài sản rủi ro.

• Hầu hết các nước phát triển đã ghi nhận lạm phát đạt đỉnh vào quý 3/2022, với một độ trễ nhất định so với chu kỳ lạm phát tại Mỹ. Fed đã tiến hành cácbiện pháp mạnh mẽ để đưa lạm phát xuống ngưỡng 2% bằng cách tăng lãi suất nhiều lần trong suốt năm 2022 và những tháng đầu năm 2023. Mặc dùlạm phát đã hạ nhiệt trong thời gian qua, chúng tôi tin rằng việc đạt được mục tiêu lạm phát 2% của Fed vẫn cần thêm thời gian để tác động của việc lãisuất hoàn toàn thẩm thấu vào nền kinh tế. Điều này là do tác động trực tiếp của chi phí thuê nhà (vốn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong rổ CPI) có sức ì (stickiness) cao hơn so với các hàng hóa khác như thực phẩm hoặc năng lượng.

• Hơn nữa, chúng tơi cũng ghi chú mối tương quan nghịch giữa lãi suất và hiệu suất thị trường chứng khốn tồn cầu. Hầu hết các thị trường chứngkhoán ở các quốc gia phát triển đã bước vào giai đoạn điều chỉnh kể từ tháng 7/2023. Đặc biệt là Chỉ số Hang Seng đã liên tục giảm từ tháng 2/2023, chủyếu do áp lực từ thị trường bất động sản tại Trung Quốc.

<small>Nguồn: Phòng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam, dữ liệu từ BloombergDữ liệu được cập nhật đến ngày 30/10/2023. </small>

<b>Chứng khoán hạ nhiệt khi lãi suất cao tác động đến định giá</b>

<small>Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam, dữ liệu từ BloombergDữ liệu được cập nhật đến ngày 30/10/2023. </small>

<small>Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam, dữ liệu từ BloombergDữ liệu được cập nhật đến ngày 30/10/2023. </small>

<small>EURO STOXX 50NIKKEI 225HANG SENG</small>

<small>China CPI YoY(%)</small>

<small>012345678</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Cơng ty Chứng khốn Mirae Asset (Việt Nam)

<b>14 | Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khốn</b>

<b>Bối cảnh thế giới (2): Nợ</b>

Cần có giải pháp bền vững

• <b>Trong thời kỳ hậu COVID-19, chính sách nới lỏng tiền tệ đã mở ra một giai đoạn tiền rẻ nhằm kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên, các chính sách này</b>

cũng đồng thời gia tăng rủi ro thanh tốn đối với các cá nhân và doanh nghiệp có sức khỏe tài chính yếu, khi chính sách tiền tệ thắt chặt được ban hànhnhằm kiểm soát lạm phát. Đáng chú ý, xu hướng Mỹ và EU đã trải qua có phần giống nhau, với việc liên tục tăng lãi suất chính sách làm giảm nhu cầuvay của các doanh nghiệp, kèm theo thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay hơn để quản lý các rủi ro mang tính hệ thống. Trong khi đó, các thị trường mới nổi (EM) đã có sự trễ hơn (lagging) so với các diễn biến tổng thể tại các quốc gia phát triển (DM).

• Bên cạnh đó, việc siết chặt tiêu chuẩn cho vay mang đến những tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh tế. Chính sách này giúp giảm đòn bẩytrong nền kinh tế, nhưng cũng tạo ra những thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay và sựsuy giảm của nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19.

<b>Lợi suất trái phiếu nhiều nước đạt mức đỉnh mới kể từ 2006Nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp giảm từ nửa cuối 2022</b>

<small>Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam, dữ liệu từ IMF</small>

<small>Ghi chú: Đối với nhu cầu vay, giá trị dương cho thấy nhu cầu tích cực hơn; giá trị âm cho thấy nhu cầu suy yếu. Dữ liệu được cập nhật đến tháng 7/2023.</small>

<b>Tiêu chuẩn cho vay được siết chặt ở các quốc gia phát triển</b>

<small>Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam, dữ liệu từ IMF</small>

<small>Ghi chú: Đối với tiêu chuẩn tín dụng, giá trị dương cho thấy tiêu chuẩn cho vay thắt chặt hơn; ngược lại cho thấy nới lỏng tiêu chuẩn cho vay. Dữ liệu được cập nhật đến tháng 7/2023.Nguồn: Phịng phân tích Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam, dữ liệu từ Bloomberg</small>

<small>Dữ liệu được cập nhật đến ngày 30/10/2023. </small>

<small>06</small> <sup>Jan</sup><small>07</small> <sup>Jan</sup><small>08</small> <sup>Jan</sup><small>09</small> <sup>Jan</sup><small>10</small> <sup>Jan</sup><small>11</small> <sup>Jan</sup><small>12</small> <sup>Jan</sup><small>13</small> <sup>Jan</sup><small>14</small> <sup>Jan</sup><small>15</small> <sup>Jan</sup><small>16</small> <sup>Jan</sup><small>17</small> <sup>Jan</sup><small>18</small> <sup>Jan</sup><small>19</small> <sup>Jan</sup><small>20</small> <sup>Jan</sup><small>21</small> <sup>Jan</sup><small>22</small> <sup>Jan</sup><small>23Lợi suất TPCP Mỹ 10 nămLợi suất TPCP EU 10 nămLợi suất TPCP UK 10 nămLợi suất TPCP Nhật 10 nămLợi suất TPCP TQ 10 năm</small>

<small>(%)</small>

</div>

×