Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Cấu trúc vốn và sự chi phối của cấu trúc vốn đối với cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58 MB, 100 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BO GIÁO DUC VA ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

<small>ok ok ck ok ok ok oft ok ok ok ok ;</small>

HOANG THI GIANG

CAU TRUC VON VA SU CHI PHOI CUA

CẤU TRÚC VỐN ĐỐI VỚI CƠ CẤU TOCHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Chuyên ngành: Luật Kinh tếMã số: 60.38.50

THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC U NÀNG

| PHỊNG ĐỌC _„¿ §_6..__ |

LUẬN VĂN THAC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS-TS Lê Hồng Hạnh

HÀ NỘI - 2003

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠNG TY CO PHAN VÀ NHỮNG UU THECỦANĨ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

Mot số van dé lý luận về công ty cổ phan.

Những ưu thế của công ty cổ phan.

' Chương 2: CẤU TRÚC VON CUA CÔNG TY CỔ PHAN.

Vốn của công ty cổ phần .

Những đặc thù trong cơ cấu vốn của công ty cổ phan .

So sánh cổ phần của công ty cổ phần và phần vốn góp trong

các loại doanh nghiệp có vốn góp khác.

Chương 3: SU CHI PHỐI CUA CẤU TRÚC VỐN ĐỐI VỚI

CƠ CẤU TỔ CHỨC QUAN LY CUA CÔNG TY CỔ PHAN.

Cổ đông và bộ máy quản lý của công ty cổ phần .

Cổ phần- Cổ đông và Đại hội đông cổ đông.Cổphần- Cổ đông và Hội đồng quản trị.Cổ phần- Cổ đơng và Ban kiểm sốt.

Cổ đơng thiểu số trong cơng ty cổ phần .

Một số đề xuất bước đầu nhằm hồn thiện pháp luật cơng ty ở

<small>th,</small>95

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

BANG CHỮ VIET TAT

Tén chit viét tat Ky hiéu

Công ty cổ phần CTCP

Công ty Trách nhiệm hưu han Công ty TNHH

Doanh nghiệp Nha nước DNNN

Doanh nghiệp tu nhân DNTN

Đợi hội đồng cổ đơng DHDCD

Hội đồng quan trị HĐQTHợp tóc xa HIX

Vốn điều lệ VDLVốn phap định VPĐ

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

MO ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào muốn thực hiện các hoạt động kinhdoanh vì mục tiêu lợi nhuận thì vốn là điều kiện tiên quyết, là cơ sở nền tảng

không thể thiếu. Đối với CTCP vốn là cơ sở cho hoạt động kinh doanh, đồng

thời vốn là một trong những tiêu chí để xác định vị thế, phạm vi, qui mơ cũng

như năng lực cạnh tranh của CTCP trên thị trường. Vì vậy, vấn đề quan tâmhàng đầu của CTCP cũng như của giới đầu tư và các đối tác đó là cấu trúc vốn.

Cấu trúc vốn không những quyết định hoạt động kinh doanh mà cịn đóng vai

trị quan trọng trong việc chi phối cấu trúc quản lý của CTCP. Bởi vì, nguyên

tắc hoạt động cơ bản đặc trưng của CTCP là nên dân chủ cổ phần. TrongCTCP, việc hình thành bộ máy tổ chức quản lý và việc phân chia quyền lực

giữa các bộ phận cấu thành đó, cấu trúc vốn có ảnh hưởng quyết định và chi

phốt. Vì vậy, xây dựng một cơ cấu vốn như thế nào là hợp lí, phù hợp với các

qui định của pháp luật, phù hợp với khả năng của công ty và phù hợp với

phạm vi, qui mô hoạt động kinh doanh, nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn

trong xã hội là vấn đề mà bất cứ CTCP nào cũng quan tâm. Với cấu trúc vốn

mở, đa dạng hoá các loại cổ phần khác nhau được qui định trong Luật doanh

nghiệp 1999, đã và đang là nền tảng pháp lý cho CTCP trong việc tạo lập và

huy động vốn, là cơ sở nền tảng thúc day sự phát triển của thị trường chứngkhốn. Đồng thời căn cứ vào đặc điểm, tính chất của cấu trúc vốn mà đặc biệtquan trọng là cơ cấu VDL để CTCP thiết lập một cơ cấu quyền lực cho hợp lý.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp có nhiều ý kiến xung

quanh cơ cấu vốn của CTCP như việc bỏ VPD đối với các ngành nghề kinh

doanh liệu có thơng thống q hay khơng khi cơ chế hậu kiểm vẫn cịn nhiềubất cập. Cần phải qui định một tỷ lệ cụ thể giữa VDL và vốn vay nhàm đảmbảo an toàn cho các chủ nợ, quyền và lợi ích của các cổ đơng thiểu số được

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

bảo vệ như thế nào... Để nghiên cứu và khai thác cấu trúc vốn của CTCP dưới

nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là nghiên cứu sự chi phối của cấu trúc vốnđối với cấu trúc quản lý của CTCP. Tác giả đã chọn đề tài: “Cấu trúc vốn và

sự chỉ phôi của cấu trúc vốn đổi với cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP” làm

đề tài cho Luận văn Thạc sỹ.

2. Mục đích, đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những đặc trưng, nhữngưu thế của CTCP trong nền kinh tế thị trường. Từ đó đi sâu nghiên cứu cấu

trúc vốn của CTCP dưới nhiều góc độ khác nhau, để làm rõ sự chi phối của

cấu trúc vốn đối với cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP. Đồng thời, qua quá

trình nghiên cứu tác giả đã đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện cấu trúc

vốn của CTCP.

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề vềcấu trúc vốn của CTCP và sự chi phối của nó đối với cơ cấu quản lý của CTCP.

Pham vi nghiên cứu: Cấu trúc vốn của CTCP là vấn đề rất phức tap cả

về lý luận và thực tiễn. Để nghiên cứu cấu trúc vốn của CTCP, trong phạm vicủa luận văn, tác giả đã nghiên cứu những đặc điểm, ưu thế của CTCP, tuy

nhiên đây không phải là phạm vi nghiên cứu chính của luận văn mà trên cơ sởđó làm rõ cấu trúc vốn của CTCP, so sánh với cấu trúc vốn của các CTCP củacác nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời nghiên cứu sự chi phối củacấu trúc vốn đối với cơ cấu quản lý của CTCP.

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu dựa trên quanđiểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lénin, đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời luận văn sử dụng phương pháp so sánh, diễn giải, phân tích tổng

hợp đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn.

3. Những đóng góp mới của luận văn:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Thứ nhất: Luận văn đã đưa ra được những ưu thế của CTCP trong nền

kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Từ đó khẳng định vị thế của CTCP với

tư cách là một chủ thể kinh doanh độc lập.

Thứ hai: Luận văn đã phân tích cấu trúc vốn của CTCP dưới nhiều gócđộ khác nhau, đặc biệt cấu trúc vốn được tiếp cận dưới góc độ pháp lý, làm rõtại sao trong cấu trúc vốn của cơng ty về cơ bản có hai bộ phận, VĐL và vốnvay, cơ cấu VDL, ưu thế, vai trò của VDL trong CTCP. Mối quan hệ, tỷ lệgiữa VĐL và vốn vay, từ đó các nhà đầu tư có phương án đầu tư thích hợp.

Thứ ba: Cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP là một trong những chế định

được pháp luật điều chỉnh và các cổ đông quan tâm. Vấn đề cốt yếu nhất là sự

phân chia quyền lực như thế nào trong các bộ phận cấu thành. Luận văn đã lýgiải một cách đầy đủ và dẫn chứng, so sánh với cơ cấu bộ máy quản lý của

CTCP của các nước khác, để thấy rõ tổ chức bộ máy quản lý của CTCP rất chặtchẽ, đồng thời có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các bộ phận cấu thành.

Thứ ti: Vốn là cơ sở chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ

doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Đối với CTCP cơ cấu vốn cóvai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Là cơng ty đối vốn điển hình,

cấu trúc vốn của CTCP là cơ sở cho hoạt động kinh doanh đồng thời cấu trúc

vốn còn chi phối cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP. Đây là vấn đề mà từ trước

đến nay hầu như chưa có tác giả nào khai thác cách .

Thứ năm: Trên cơ sở nghiên cứu từ lí luận và thực tiễn về cấu trúc vốn của

CTCP, luận văn đã đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn của CTCP.

4. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo. Kết cấu của luận

văn gồm ba chương:

Chương 1: CTCP và những ưu thế của nó trong nền kinh tế thị trường.

Chương 2: Cấu trúc vốn của CTCP.

Chương 3: Sự chi phối của cấu trúc vốn đối với cơ cấu tổ chức quản lý

của CTCP.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>CHƯƠNG 1</small>

CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ NHỮNG ƯU THẾ CỦA NÓ

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN.1.1.1. KHÁI NIỆM CÔNG TY CỔ PHẦN.

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của CTCP gắn liền với nền kinh tế thịtrường. Với tính chất là một hiện tượng kinh tế - xã hội, CTCP nói riêng cũngnhư các loại hình cơng ty nói chung có thể được hiểu trên nhiều nghĩa khi tiếpcận từ các góc độ khác nhau. Từ góc độ kinh tế, CTCP là một tổ chức kinh tếchuyên thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường, là sự liên kết của

nhiều người để tiến hành các hoạt động kinh doanh vì mục đích kiếm lời. Dưới

góc độ pháp lý, CTCP là một pháp nhân kinh tế, được xác định bởi hệ thống

pháp luật của mỗi quốc gia cụ thể. Vì vậy, CTCP là đối tượng nghiên cứu của

nhiều ngành khoa học trong đó có khoa học pháp lý. Trong khoa học pháp lý,

CTCP được tiếp cận như là một thương nhân-pháp nhân. Các nhà nghiên cứu,

các luật gia đưa ra rất nhiều cách định nghĩa về CTCP.

Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, pháp luật của Cộng hồ Nhân dân

Trung Hoa thì “CTCP (gọi là cơng ty hữu hạn cổ phần) là một loại hình

cơng ty mà toàn bộ vốn chia thành các cổ phần có mức bằng nhau, cổ phầnphát hành cơng khai theo pháp luật bằng hình thức cổ phiếu và tự do chuyểnnhượng. Trong công ty hữu hạn cổ phần, số cổ đông rất nhiều, tài sản cá nhân

tách riêng khỏi tài sản cơng ty, trách nhiệm đối với các món nợ của Công tyhạn chế ở muitc bỏ vốn của từng người ” [56, tr. 1947]. Dinh nghĩa này nhấn

mạnh tính chất và cấu trúc vốn của CTCP và tính chất đa thành viên của nó

cũng như giới hạn trách nhiệm của thành viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: CTCP là những cơng ty

được hình thành trên cơ sở liên hợp tư bản cá nhân bằng cách phát hành và

bán cổ phần và lợi nhuận của công ty dược phân phối giữa các cổ đông theo

số lượng cổ phan” (39, tr. 593]. Định nghĩa của Từ điển Bách khoa nhấn mạnh

chủ yếu khía cạnh kinh tế, cụ thể là tính chất của việc phân phối lợi nhuận,tính chất hợp vốn của cơng ty. Khác với cách tiếp cận từ góc độ kinh tế, các

nhà luật học Việt Nam đã đưa ra định nghĩa pháp lý khá rõ ràng, cụ thể vềCTCP: “C7CP là công ty trong đó VDL được chia thành những phan nhỏ nhấtvà bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần của công ty gọi là cổ

đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trước nghĩa vụ của công ty đến hết giá trị

cổ phần mà họ nắm giữ. Công ty gỗ quyền phát hành chứng khốn để cơng

khai huy động vốn ”[43, tr. 22]. Định nghĩa này về CTCP nhấn mạnh đến tínhchất và cấu trúc vốn, chế độ trách nhiệm của thành viên.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng các định nghĩa về CTCP là không đồng

nhất với nhau, nhưng những định nghĩa trên đều nêu những điểm chung nhất

thể hiện bản chất của CTCP là doanh nghiệp vốn góp với cơ cấu vốn đặc thù

và chế độ TNHH của các thành viên.

Những quan điểm khác nhau về CTCP trong khoa học kinh tế, pháp lý

dẫn đến hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau cũng có những cáchtiếp cận khác nhau về CTCP. Tại các quốc gia theo hệ thống dân luật (Civil

Law), tiêu biểu là Pháp, Đức, CTCP là loại hình cơng ty đối vốn, có qui chế

pháp lý riêng và được phân biệt rõ ràng với cơng ty đối vốn khác, đó là cơngty TNHH [25, tr.105]. Theo pháp luật của Cộng hoà Pháp, CTCP được gọi là

cơng ty vơ danh phải có ít nhất 7 cổ đông, VDL của công ty được chia thành

các cổ phần với mệnh giá thống nhất là 100 F. Các cổ đơng có quyền tự dochuyển nhượng cổ phần. Cơng ty có thể phát hành chứng khốn để huy độngvốn theo các quy định pháp luật về chứng khốn [50, tr.47]. Ở Cộng hồ Liên

bang Đức, theo luật về CTCP ngày 4/4/1892 (được sửa đổi ngày 4/7/1980),

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

CTCP có những đặc điểm pháp lý cơ bản giống như công ty vô đanh của Pháp.Bên cạnh đó, CTCP của Đức cũng có những đặc điểm riêng thể hiện ở chỗ sau

khi CTCP được chứng nhận tư cách pháp nhân thì tồn số vốn cổ phần có thể

được chuyển nhượng cho một thành viên duy nhất và CTCP này sẽ trở thànhdoanh nghiệp một chủ.

Khác với các nước theo hệ thống dân luật, các nước theo hệ thống phápluật Anh-Mỹ (hay còn được gọi là Common law) không phân chia công ty đối

vốn thành CTCP hoặc công ty TNHH mot cách rõ rang. Tuy nhiên, ở các nướcnày tồn tại cơng ty có tính chất pháp lý tương tự như CTCP theo hệ thống dân

luật. Ở Vương quốc Anh, công ty đối vốn được tổ chức dưới hình Cơng ty

cơng -hitu han (Public limited Company) hay Cơng ty TNHH theo cổ phần

(Company limited by Share). Công ty cơng hữu han có cấu trúc vốn linh hoại,

VĐL được chia thành các cổ phần. Các cổ phần đều có thể được chuyển

nhượng trừ khi điều lệ cơng ty có quy định khác [49, tr. 48, 49].

Ở Australia, công ty đối vốn có thể là Cơng ty cơng (Public Company)

hoặc Công ty tu (Proprietary Company). Công ty công cua Australia có những

đặc điểm pháp lý về cơ bản giống như Công ty công hữu hạn của Vương quốcAnh. Công ty bắt buộc tối thiểu phải có 5 thành viên và không bị hạn chế sốlượng tối đa. Vốn cổ phần của công ty được tự do chuyển nhượng theo quyđịnh của pháp luật. Cơng ty cơng phải có kiểm tốn viên và phải thực hiện chế

độ báo cáo công khai tài chính hàng năm [1, tr. 8, 9]. Ở Hoa Kỳ, pháp luật hiện

hành quy định có ba loại hình Công ty: |. Công ty hợp danh (Partnership) là

công ty trong đó một số thành viên khơng trực tiếp điều hành hoạt động của

công ty, chịu trách nhiệm giới hạn trong phần hùn của họ; 2. Công ty công

(Public Corporation) là cơng ty có cổ phần bán rộng rãi cho cơng chúng; 3.

Cơng ty đóng (Closed Corporation) là cơng ty giới hạn bởi số lượng cổ đơng

và khơng có cổ phần bán rộng rãi ra công chúng [25, tr. 514, 515].

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Hệ thống pháp luật các nước ASEAN, kể cả pháp luật công ty chịu ảnh

hưởng sâu sắc hệ thống pháp luật của các nước trước đây đã từng áp đặt áchthống trị. Do các nước ASEAN chịu khá nhiều ảnh hưởng khác nhau từ cácnước Anh, Mỹ, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha nên trong pháp luật cơng tycũng có những dấu ấn của ảnh hưởng trên. Khơng có gì ngạc nhiên khi cáchtiếp cận về CTCP của một vài nước ASEAN giống với các nước theo hệ thống

dân luật và hệ thống pháp luật Anh-Mỹ, trong lúc đó có nước lại chịu ảnh

hưởng của Common Law. Tuy nhiên, nhìn chung luật cơng ty của các nước

trong khối ASEAN chịu ảnh hưởng hệ thống pháp luật Anh-Mỹ nhiều hơn. Ở

Thái Lan, công ty hữu han được chia thành công ty công (public corporation)

và công ty tư (private corporation ) tương tự như ở Hoa Kỳ. Cơng ty TNHH tu

là cơng ty trong đó vốn được chia thành các cổ phần bằng nhau với mệnh giá

nhất định. Cơng ty được hình thành sau khi được Bộ thương mại đăng ký vàodanh bạ. Đối với công ty TNHH tư không yêu cầu mức vốn tối thiểu, nhưng

lại giới hạn số thành viên tối thiểu là 7 và số thành viên tối đa là 99. Công tyTNHH tư được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự và thương mại. Công ty TNHH

công là công ty được thành lập để tạo điều kiện cho công chúng tham gia rộngrãi vì cơng ty phát hành các loại chứng khốn ra cơng chúng. Cơng ty có sốlượng thành viên tối thiểu là 100 không hạn chế số lượng thành viên tối đa.

Công ty TNHH công được điều chỉnh bởi Luật công ty TNHH công năm

1978 [15, tư. 87].

Luật công ty của Philippines không phân chia công ty thành công ty

TNHH và CTCP như các nước theo hệ thống dân luật truyền thống. Điều này

cho thấy sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ đối với lĩnh vực luật

công ty của Philippines. Pháp luật công ty của Philippines phân chia công tythành công ty công (public corporation) và công ty tu (private corporation).

Công ty công là công ty do Nhà nước thành lập và nắm giữ hoàn toàn tài sản.Nếu cơng ty mà trong đó Nhà nước nắm phần lớn cổ phiếu hoặc cổ phần thì

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

cũng khơng được gọi là cơng ty cơng. Tiêu chí cơ bản để phân biệt giữa công

<small>ty công và công ty tư là mục đích hoạt động. Cơng ty cơng hoạt động vì mục</small>đích phúc lợi cơng cộng cịn cơng ty tư hoạt động với mục đích lợi nhuận [15,

<small>tr. 88, 89]</small>

Như vậy, ở các quốc gia theo hệ thống dân luật hoặc hệ thống pháp luậtAnh-Mỹ và các quốc gia chịu ảnh hưởng của hai hệ thống pháp luật đó, có

những cách tiếp cận khác nhau về cơng ty, nhất là cách phân loại công ty

công .và công ty tư. Việc so sánh các cơng ty này địi hỏi phải nghiên cứu

chúng một cách tồn diện vì pháp luật về CTCP ở các quốc gia này không đưara định nghĩa chính thức về CTCP.

Ở Việt Nam, trong nền kinh tế tập trung bao cấp khơng tồn tại (hoặc

nói chính xác hơn là hầu như không tồn tại) công ty với bản chất đặc trưng

của nó là sự liên kết của các thành viên, cùng góp vốn nhằm thực hiện các

hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, đù trên thực tế có rất nhiều tổ

chức kinh tế được gọi là cơng ty. Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI năm 1986

đã đề ra đường lối đổi mới, chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều

thành. phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định

hướng xã hội chủ nghĩa [16, tr. 142]. Chính sách này đã được thể chế bằng

nhiều văn bản pháp luật. Trong số đó có Luật cơng ty 1990 - văn bản quan

trọng cho sự xuất hiện và hoạt động của CTCP và công ty TNHH. Theo luật

công ty 1990, CTCP và cơng ty TNHH là loại hình cơng ty đối vốn có sự liên

kết của nhiều thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận và cùng chịu

lỗ trong phạm vi phần vốn góp. Xét ở nhiều khía cạnh, Luật cơng ty năm 1990

có cách tiếp cận về CTCP khá đồng nhất với cách tiếp cận về CTCP với pháp

luật nhiều nước nhất là các nước theo hệ thống dân luật. Luật công ty 1990

không nêu định nghĩa về CTCP mà chỉ nêu những dấu hiệu cơ bản, đặc trưng

thể hiện bản chất của nó. Khoản 1, 2, Điều 30 Luật công ty 1990 quy định :

“CTCP là cơng ty trong đó số thành viên gọi là cổ đơng mà cơng ty phải có

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là 7, VDL của công ty được chia thành

nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mơi cổ đơng có thể mua một hoặcnhiều cổ phan”.

<small>Theo xu hướng này, Luật doanh nghiệp duoc ban hành sau đó 10 nam</small>

vẫn giữ nguyên cách tiếp cận như vậy. Điều 51- Luật doanh nghiệp 1999 quy định:

<small>S1, CTCP là doanh nghiệp trong đó:</small>

a) VDL được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần,

b) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của

doanh nghiệp trong phạm vì số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

_©) Cổ đơng có quyên tự do chuyển nhượng cổ phan của minh cho người khác.d) Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân số lượng cổ đông tối thiểu là 3 vàkhông hạn chế số lượng cổ đông tối da.

2. CTCP có quyền phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo quy định

của pháp luật về chứng khốn.

3. CTCP có tu cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận

đăng ky kinh doanh”.

Như vậy, tuy Luật doanh nghiệp 1999 có đưa ra thêm một vài đặc điểm

nữa về CTCP song nhìn chung cách tiếp cận vẫn giống như Luật cơng ty 1990.

Điều này cho thấy tính chất phức tạp của loại hình doanh nghiệp này kể cả về

cơ cấu tổ chức, kể cả về địa vị pháp lý. Sẽ là phi thực tế nếu có ý định xâydựng một khái niệm chung, đầy đủ chính xác về CTCP phù hợp cho tất cả cácquốc gia. Vì vậy, chúng ta có thể tìm thấy trong pháp luật của các quốc gia

khác nhau khá nhiều qui định đặc thù về CTCP phản ánh điều kiện kinh tế, xã

hội, truyền thống lịch sử và truyền thống lập pháp của của quốc gia đó. CTCPđù được tiếp cận dưới góc độ nào cũng đều ghi nhận là loại hình cơng ty đối

vốn điển hình, cấu trúc vốn va cơ cấu cổ đơng linh hoạt, có khả nang xã hội

<small>1]</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hố cao, việc tổ chức và hoạt động của CTCP cũng như quyền lợi, trách nhiệm

của các cổ đông được giải quyết chủ yếu dựa trên cơ sở nguyên tác đối vốn.Từ những phân tích nêu trên có thể khái qt những đặc điểm của CTCP

<small>như sau:</small>

- Thứ nhất: CTCP là một pháp nhân kinh tế.

CTCP là một pháp nhân kinh tế hoạt động độc lập có tính tổ chức chặt

<small>chẽ, cấu trúc vốn hồn thiện, hoạt động mang tính xã hội hố cao. Tài sản của</small>CTCP được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu được hình

thành từ nguồn vốn do các cổ đơng góp và tách bạch rõ ràng với tài sản của

các cổ đông. Cổ đông có quyền sở hữu một phần trong cơng ty tương ứng vớigiá trị cổ phần mà mình nắm giữ, nhưng khơng có quyền sở hữu tài sản củacơng ty. Việc thay đổi số lượng cổ đông không ảnh hưởng đến sự tồn tại của

CTCP. Chính vì vậy người ta cho rằng một trong những đặc điểm của CTCP làtính trường tồn của nó. CTCP là chủ thể tạo được sự ổn định cao cho các nhàđầu tư khi muốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị

trường. Với tư cách là một chủ thể pháp luật, CTCP tham gia vào các quan hệ

pháp luật một cách độc lập. CTCP có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ

thể pháp luật khi tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Khi thamgia vào các quan hệ pháp luật, cơng ty nhân danh chính mình thơng qua người

đại diện theo pháp luật, đồng thời phải chịu trách nhiệm vô hạn trước cácnghĩa vụ phát sinh đến hết giá trị tài sản của công ty. Với tư cách là một thực

thể kinh tế dựa trên chế độ đa sở hữu, CTCP có khả năng huy động nhiều nhà

đầu tư tham gia góp vốn thành lập và có khả năng tập trung được nguồn vốn

lớn để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Thứ hai: CTCP là loại Cơng ty đối vốn điển hình.

Khi tham gia vào CTCP, các cổ đông không quan tâm đến nhân thâncủa nhau mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp (cổ phần). Cơ cấu tổ chức bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

máy quản lý, những vấn đề về quản lý nội bộ, quyền lợi và nghĩa vụ của cáccổ đông được giải quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (tức là căn cứvào giá trị cổ phần mà các cổ đông nắm giữ). Đặc điểm này cùng với khả năngchuyển nhượng cổ phần dé dàng trên thị trường, làm cho CTCP có phạm vi,

quy mơ kinh doanh lớn, số lượng cổ đơng đơng đảo và có khả năng tập trung

huy động vốn lớn để phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ ba: CTCP có cấu trúc vốn mém deo, linh hoạt.

Với cấu trúc vốn mở, có khả năng xã hội hố cao, VDL của CTCP đượcchia thành các cổ phần bằng nhau. Có rất nhiều các loại cổ phần khác nhaunhư cổ phần phổ thông và các loại cổ phần ưu đãi. Cấu trúc vốn đa dạng hoá

các loại cổ phần tạo điều kiện thuận lợi cho-công ty trong việc thiết lập một cơ

cấu vốn hợp lý, tính chuyển nhượng dễ dàng của cổ phần trên thị trường tạo

điều kiện thuận lợi cho CTCP trong việc tạo lập và huy động vốn, đáp ứng cácnhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư khi đầu tư vốn vào CTCP. Trong quá

trình hoạt động kinh doanh CTCP được phát hành các loại chứng khốn racơng chúng để huy động vốn. Do đó, sự ra đời và phát triển của CTCP gắnliền với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán - đỉnh cao của thịtrường vốn và là sản phẩm của nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ cao.

Thứ tut: Về cơ cấu tổ chức bộ máy quan lý trong CTCP.

CTCP là loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, là hiện thân của nền kinh tế

thu nhỏ. Với tính chất đa sở hữu, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế quản

lý trong CTCP dựa trên sức mạnh kinh tế của các nhóm sở hữu trong công ty.

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa

các bộ phận. Sự phân chia quyền lực này hoàn tồn phụ thuộc vào mức độ (tỷ

lệ) vốn góp của các cổ đông nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt

chẽ, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Điểm khác biệt về cơ cấu tổ chức quản

lý, đồng thời là đặc trưng của CTCP so với các loại hình doanh nghiệp khác đó

là cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP chịu sự chi phối của cấu trúc vốn.

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

_1.1.2. SO SÁNH CONG TY CỔ PHẦN VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ

VỐN GÓP KHÁC.

Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại<small>doanh nghiệp có vốn góp như: Cơng ty TNHH có 2 thành viên trở lên, HTX,</small>DNLD. Giữa CTCP và các doanh nghiệp này có những điểm chung sau đây:

Về thành viên: Một trong những đặc trưng của các doanh nghiệp có vốngóp là phải có nhiều người tham gia. Những người tham gia vào các doanhnghiệp đối vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong các doanh nghiệp khác

nhau tên gọi của những người tham gia có thể khác nhau. Đối với HTX, cơngty hợp danh, cơng ty TNHH thì người góp vốn để tham gia doanh nghiệp đượcgọi là các thành viên, còn đối với CTCP thì đó là cổ đơng, đối với DNLD thì là

bên góp vốn. Tuy nhiên, đối với từng loại cơng ty, pháp luật có những hạn chế

nhất định đối với việc trở thành thành viên của doanh nghiệp góp vốn. Chẳng

hạn, để trở thành thành viên hợp danh, người tham gia nếu là thể nhân thì phải

đáp ứng được điều kiện tối thiểu là phải đạt tuổi thành niên trong lúc hạn chếnày không áp dụng đối với việc trở thành cổ đông của CTCP.

Về vốn: VDL của các doanh nghiệp có vốn góp ban đầu đều do cácthành viên góp. Khi góp vốn vào doanh nghiệp, thành viên trở thành chủ sở

hữu đối với doanh nghiệp chứ không phải đối bất cứ phần tài sản cụ thể nào

trong đó. Các thành viên của doanh nghiệp có vốn góp chỉ chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi phần vốn góp đã góp

vào doanh nghiệp trừ các thành viên chịu trách nhiệm vơ hạn của cơng ty hợp

danh. Mục đích góp vốn của các thành viên chủ yếu là nhằm kiếm lợi nhuận

từ hoạt động thương mại của bản thân doanh nghiệp.

Về tổ chức bộ máy: Trừ hợp danh theo Luật doanh nghiệp 1999, tổ chức

bộ máy quản lý, cơ chế quản lý của các doanh nghiệp có vốn góp đều chịu sự

chi phối của mức vốn góp. Về cơ bản, bộ máy quản lý của doanh nghiệp có

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

vốn góp có sự phân chia quyền lực và cơ cấu hoàn chỉnh rõ ràng hơn so với

DNTN, hợp danh phổ thông và cả hợp danh hữu hạn như kiểu hợp danh được

qui định trong Luật doanh nghiệp 1999.

-Khi khi nghiên cứu về CTCP, ngồi các điểm chung nói trên, giữa

CTCP với các doanh nghiệp có vốn góp khác, nhất là cơng ty đối vốn như:Cơng ty TNHH có hai thành viên trở lên; HTX; Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngồi cịn có nhiều điểm khác nhau cần được nhận diện đầy đủ.

* Một số điểm khác nhau giữa CTCP và cơng ty TNHH có hai

thành viên trở lên.

Giữa CTCP và cơng ty TNHH có mot số điểm khác nhau sau:

Về giới hạn số lượng chủ thể tham gia vào công ty: CTCP giới hạn số

lượng cổ đông tối thiểu (ba cổ đông) không giới hạn số lượng cổ đơng tối đa,

cịn cơng ty TNHH có hai thành viên trở lên giới hạn số lượng thành viên tối

<small>đa không vượt quá năm mươi thành viên. Tại sao lại có sự qui định khác nhau</small>

này về việc hạn chế số lượng cổ đông tối thiểu và số lượng thành viên tối đa?

Như chúng ta đã biết CTCP và công ty TNHH đều là loại hình cơng ty đối

vốn, song CTCP là loại hình cơng ty đối vốn đặc trưng bởi tính chất sở hữu,phạm vi quy mơ hoạt động, số lượng cổ đông. Các cổ đông của CTCP thường

rất đơng, có những CTCP có tới hàng vạn cổ đơng ở khắp nơi. Có thể dé dang

nhận thấy rằng CTCP có khả năng thu hút vốn lớn thơng qua việc phát hành

cổ phần ra cơng chúng. Cũng chính từ khả năng này mà CTCP có mức độ xã

hội hóa rất cao. Cơng ty TNHH về bản chất là loại hình công ty đối vốnnhưng vẫn mang nhiều nét của công ty đối nhân. Nét đối nhân trong công tyTNHH thể hiện ở chỗ thành viên trong công ty TNHH thường là những người

quen biết nhau hoặc có quan hệ họ hàng với nhau. Vì vậy, thành viên trong

cơng ty TNHH thường có mối quan hệ tin cậy lẫn nhau lớn, số lượng thành

viên cũng hạn chế hơn. Ở Việt Nam, theo qui định của Luật doanh nghiệp

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

1999, số lượng thành viên của công ty TNHH không vượt quá năm mươithành viên (ở Thái Lan giới hạn không quá một trăm thành viên). Như vậy, rõ

ràng xét ở tiêu chí này thì qui mơ của CTCP lớn hơn nhiều so với công ty TNHH.Vốn diéu lệ: Trong CTCP VDL bat buộc phải chia thành các phần bằng

nhau gọi là cổ phần. Hình thức thể hiện của các cổ phần là cổ phiếu. Trong<small>công ty TNHH VDL không có kết cấu như vậy. VDL của CTCP và vốn thực</small>có của nó ở thời điểm thành lập có thể có sự chênh lệch, song điều này khơngthể xảy ra đối với công ty TNHH. Các cổ đông trong CTCP góp vốn bằngcách mua các cổ phan. Các cổ đơng có thể mua một hoặc nhiều cổ phan phụthuộc vào khả năng của mình. Thành viên của cơng ty TNHH góp vốn bằngcách góp trực tiếp và phải góp đầy đủ, đúng hạn số vốn mà họ đã cam kếtgóp vào công ty. Về phần này chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn ở chương II.

Trong CTCP việc chuyển nhượng vốn được thực hiện một cách tự do,

linh hoạt giữa các cổ đông. Việc huy động vốn của CTCP cũng được thựchiện một cách thuận tiện thông qua việc phát hành các loại chứng khốn trên

thị trường tài chính. Vì vậy, CTCP có khả năng thu hút được lượng vốn lớnnhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư phục vụ cho các hoạt động kinh doanh.

Trong công ty TNHH việc chuyển nhượng vốn bị hạn chế. Theo qui định của

Luật doanh nghiệp việc chuyển nhượng vốn của công ty TNHH được thực

hiện trước hết giữa các thành viên trong nội bộ công ty. Các thành viên chỉ

được chuyển nhượng vốn ra bên ngồi khi các thành viên của cơng ty không muahoặc mua không hết và được chuyển nhượng theo một trình tự khá khat khe.

Về cấu trúc quản lý : Thông thường số lượng thành viên trong công ty

TNHH không lớn và chủ yếu chỉ giới hạn ở những người quen biết, hoặc có

họ hàng với nhau. Thành viên của công ty TNHH không muốn trao quyềnquản lý và kiểm sốt cơng ty cho người khác, các thành viên thường trực tiếp

quản lý hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, cấu trúc quản lý của cơngty TNHH trong nhiều trường hợp khơng mang tính chất chun nghiệp. Các

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

thành viên đều tham gia hội đồng thành viên để quản lý điều hành các hoạtđộng kinh doanh của công ty TNHH. Day là điểm khác với bộ máy quản lýcủa CTCP.

* CTCP và hợp tác xã

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do những người lao động có

nhu cầu và lợi ích chung tự nguyện góp vốn góp sức lập ra theo qui định củapháp luật. Giữa CTCP với HTX khác nhau ở những điểm sau:

Vốn điểu lệ: Trong CTCP, VDL được chia thành các phần bằng nhau

như trên đã phân tích, con VDL trong HTX khơng chia thành các phần bằng

nhau. Về góp vốn, mỗi xã viên HTX có thể góp ít hoặc nhiều vốn hồn tồn

phụ thuộc vào khả năng của mình. Ngồi việc góp vốn các xã viên HTX cịnphải góp sức lao động, đây chính là đặc thù của HTX. Trong HTX, việc gópvốn của các xã viên bị khống chế mức tối đa. Mức vốn góp của mỗi xã viên

có thể nhiều hơn mức tối thiểu nhưng ở mọi thời điểm không vượt quá 30%

tổng số VĐL của HTX. Đối với CTCP, các cổ đông không bị hạn chế về số

lượng vốn góp mà ngược lại được khuyến khích góp càng nhiều càng tốt (trừ

một số hạn chế đối với cá nhân và tổ chức nước ngồi). Ngồi việc góp vốn,

các cổ đơng có thể tham gia hoặc không tham gia vào hoạt động của CTCP,

họ được chia lợi nhuận theo điều lệ của CTCP qui định. Việc hạn chế mứcvốn góp trong CTCP chỉ áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân nước ngồi.Việc đóng góp nhiều hay ít vốn vào HTX khơng mang lại ưu thế của thành

viên trong việc hoạch định chính sách, kế hoạch của HTX. Điều này khác với

cơ chế một cổ phần một phiếu bầu trong CTCP.

Về tổ chức bộ máy quản lí: Tổ chức bộ máy quan lý của HTX thống trịmột nguyên tắc truyền thống bất di, bất dịch đó là bình đẳng và dân chủ. Các

xã viên trong HTX khơng phụ thuộc vào số vốn góp nhiều hay ít họ đều có

quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau. Mỗi xã viên có quyền biểu quyết

ngang nhau va ho có một phiếu bầu tại dai hội xã viên để bầu Ban quản trị và

THU VIỄN

<small>€ Đai HOGUL Ay HA NỘI</small>

<small>oa </small><sub>: </sub>

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Chủ nhiệm HTX. Trong khi đó, tổ chức bộ máy quản lí của CTCP dựa trênnguyên tắc đặc trưng là nén dân chủ cổ phần, cổ phần dựa vào phiếu và phiếuhoàn toàn phụ thuộc vào số lượng và tỷ lệ cổ phần mà các cổ đông sở hữu.

1.2. NHỮNG ƯU THẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN.

1.2.1. CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

Mục đích của các cổ đơng khi góp vốn vào CTCP chủ yếu là vì lợi ích

kinh tế vì mối quan tâm hàng đầu của đa số các cổ đông là cổ tức. Lợi ích

kinh tế của các cổ đông gắn chặt với CTCP trong suốt q trình tồn tại và hoạtđộng của nó. Để đảm bảo lợi ích cho các cổ đơng, để tồn tại và phát triển,

CTCP phải hoạt động có hiệu quả. Để hoạt động có hiệu quả CTCP phải sử

dụng một cách hợp lí các nguồn vốn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của

CTCP phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức, quản lí sử dụng vốn. Các cổ đơng

với tư cách là chủ sở hữu đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọnphương án đầu tư, lựa chọn cách thức, hình thức tập trung huy động vốn cũngnhư quản lí và sử dụng vốn. Các chủ sở hữu của CTCP có thể tham gia trựctiếp hoặc gián tiếp vào việc quản lí, sử dụng vốn, tham gia vào việc huy độngvốn, quyết định các giao dịch lớn cũng như định đoạt các tài sản của CTCP

thông qua cơ quan quyền lực của mình là ĐHĐCĐ. Những quyết định đã được

ĐHĐCĐ thông qua sẽ được HDQT cơ quan quản lí điều hành hoạt động của

CTCP thực thi. Tai Đại hội cổ đông, HĐQT phải thông qua báo cáo tài chính

hàng năm. Báo cáo tài chính của CTCP bao gồm bản cân đối kế toán và bản

quyết toán tài chính, thơng qua báo cáo tài chính các cổ đông sẽ nắm bat được

hoạt động kinh doanh cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP.

Đồng thời báo cáo tài chính của CTCP phải nộp cho cơ quan đăng ký kinh

doanh và cơ quan thuế, để các cơ quan này kiểm tra hoạt động kinh doanh củaCTCP. Từ đó các cổ đơng có thể xem xét và quyết định phương thức quản lí,

sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay các CTCP nói

riêng và các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo qui định của Luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

doanh nghiệp nói chung khơng thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm.Theo thống kê của Sở Kế hoạch - Dau tư Hà Nội trên dia bàn Hà Nội có 90%doanh nghiệp khơng nộp báo cáo tài chính theo qui định của Pháp luật, trongkhi đó cả nước có 80% doanh nghiệp khơng nộp báo cáo tài chính [36, tr. 41].

Đối với CTCP nếu khơng nộp báo cáo tài chính các cổ đông không thể biết

thực trạng kinh doanh, thực trạng tài chính cũng như kết quả kinh doanh của

CTCP. Điều này làm ảnh hưởng trước hết đến lợi ích của các cổ đông, vi phạm

các qui định của Luật doanh nghiệp .

1.2.2. CÔNG TY CO PHAN VỚI VIỆC TẬP TRUNG VON VÀ DÂN CHU

HOÁ ĐỜI SỐNG DOANH NGHIỆP.

* Một trong những ưu thế của CTCP so với các doanh nghiệp khác là

khả năng tập trung và huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện thơng

qua việc phát hành rộng rãi các loại chứng khốn ra cơng chúng để gọi vốn.Chính nhờ tính chất chuyển nhượng dễ dàng của cổ phiếu trên thị trường

chứng khốn mà CTCP có những lợi thế hơn hẳn trong việc huy động vốn so

với các loại hình doanh nghiệp có vốn góp khác như cơng ty TNHH có hai

thành viên trở lên, HTX. Trong cơng ty TNHH có hai thành viên trở lên, việcgóp vốn của các thành viên được thực hiện một cách trực tiếp, khơng phải

mua cổ phần hoặc cổ phiếu, tính chất chuyển nhượng vốn không được thực

hiện tự do dé dàng. Vi vậy, công ty TNHH muốn huy động vốn đồng nghĩavới việc phải kết nạp thêm thành viên mới hoặc tăng phần vốn góp của các

thành viên. Như vậy, cơng ty sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn để mở

rộng sản xuất kinh doanh khi người đầu tư mới chỉ muốn trở thành thành viên

“tạm trú” và các cổ đông hiện hành không muốn thay đổi phần vốn góp của

Trong CTCP việc gọi vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh được thực

hiện chủ yếu bằng cách phát hành cổ phần. Đặc trưng của cổ phần là tính

chuyển nhượng dễ dàng, tính thanh khoản cao. Điều này làm cho cơng chúng

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

thích mua cổ phiếu của CTCP để tìm kiếm lợi nhuận mà khơng sợ đồng vốn

của mình bị cột chặt vào trong cơng ty. Họ có thể ln chuyển vốn đầu tư từ

cơng ty này sang công ty khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác một cáchdễ dàng thông qua việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần trên thị trường thứ

cấp. Có thể nói phát hành cổ phần là một kênh huy động vốn rất hiệu quả của

CTCP, khiến cho loại hình cơng ty này khơng chỉ có sức hút, sức hấp dẫn đốivới các nhà kinh doanh mà còn cả đối với cơng chúng. “Khơng có sáng kiến

tim ra cổ phiếu thì khơng nghĩ đến sự phát triển. Cổ phiếu đã trở thành công

cụ để chuyển những dành dum trong mọi tang lớp dân cư vào đầu tu sảnxuất. Cổ phiếu tạo điều kiện tách bạch chức năng của nhà cấp vốn. Một

người có tài kinh doanh có thể trở thành nhà kinh doanh ngay khi anh ta

không giàu”(32]. Trong tất cả các kênh huy động vốn của doanh nghiệp nói

chung, việc phát hành cổ phần, trái phiếu là kênh huy động vốn hiệu quả

nhất, giúp cho CTCP tập trung không những được nguồn vốn trong nước màđặc biệt còn huy động được nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện

nay các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần tại doanh nghiệp theo qui

định của pháp luật Việt Nam. Đây là bước tiến của pháp luật Việt Nam nhằmthu hút vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời làm

cho pháp luật của Việt Nam tương thích với pháp luật của các nước trong khu

vực và trên thế giới, làm cho thị trường chứng khốn trở nên sơi động hơn khicó các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Với thành phần cổ đông bao gồm cổ

đông trong nước, cổ đông Nhà nước (đối với DNNN cổ phần hố), và cổ

đơng là các nhà đầu tư nước ngồi các CTCP sẽ có tiềm lực kinh tế mạnhhơn, đóng vai trị ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tế.

* Do tính chất đa sở hữu, cơ chế quản lí của CTCP phụ thuộc vào các

chủ sở hữu tùy theo mức độ góp vốn. Vì vậy, so với các loại doanh nghiệpkhác CTCP là sự biểu hiện rõ nét nhất tính dân chủ trong hoạt động kinhdoanh cũng như trong tổ chức quản lý. Tuy nhiên, cần khẳng định đây là nền

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

dân chủ cổ phần, tức là nền dân chủ dựa vào sức mạnh đóng góp của cổ

đơng. Nên dân chủ cổ phần hầu như không mang sắc thái chính trị mà chủ

yếu mang sắc thái kinh tế. Cơ chế quản lý và đời sống của CTCP nói chungchứa đựng nhiều yếu tố dân chủ hơn so với các loại hình doanh nghiệp mộtchủ như DNNN, DNTN. Trong DNNN, cơ chế quản lý hoạt động của doanh

nghiệp do Nhà nước chi phối với tư cách là chủ sở hữu. Như vậy, cách thức tổ

chức quản lý của DNNN vẫn mang tính mệnh lệnh hành chính. Đối với

DNTN, do tính chất đặc thù một cá nhân đầu tư vốn, tổ chức quản lý. Vì vậy,

tồn bộ hoạt động của DNTN đều do một cá nhân quyết định và định đoạt,

do đó khơng thể có tính dân chủ trong hoạt động của DNTN.

Trong CTCP với tính chất đa chủ sở hữu tham gia góp vốn. Vì vậy,quyền lực của CTCP khơng nằm trong tay một cá nhân mà thuộc về tất cả các

cổ đơng góp vốn với tư cách là chủ sở hữu thông qua nguyên tắc hoạt độngđặc trưng của CTCP là dựa trên nền dân chủ cổ phần. Các cổ đơng có quyền

bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến sự tồn tại và

phát triển của CTCP như: bầu thành viên của HĐQT, quyết định các loại cổphần và tổng số cổ phần được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng

năm của từng loại cổ phần, việc tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, giải thể

CTCP... đều do các cổ đông bàn bạc dân chủ và quyết định tại cơ quan

quyền lực cao nhất của mình, đó là DHDCD.

1.2.3. CƠNG TY CỔ PHẦN VỚI TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HỐ DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Cổ phần hoá là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước.Mục đích, yêu cầu, các giải pháp và tiến trình cổ phần hố đã được nói rõ

trong nhiều văn kiện của Đảng cũng như trong nhiều văn bản pháp luật của

Nhà nước. Việc cổ phần hoá DNNN nhằm hướng tới hai mục tiêu cơ bản.

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Thứ nhất, huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước, để đầu tư đổi mới công nghệ,phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, tạo thêm việc làm, thay đổi

cơ cấu DNNN.

Thứ hai, tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổphần và những người góp vốn được làm chủ thực sự. Thay đổi phương thứcquản lý, tạo động lực để thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nâng

cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước [35,

<small>tr, 36-38].</small>

Hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN vẫn cònmang nặng dấu ấn của cơ chế hành chính mệnh lệnh, xuất phát từ đặc trưng

cơ bản của DNNN là do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp kinhdoanh khơng hiệu quả, khơng bảo tồn được vốn của Nhà nước. Vì vậy,

chuyển DNNN thành CTCP với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư khơng chỉ

vào việc góp vốn mà vào cả q trình quản lý doanh nghiệp một cách thực sự

dựa trên nguyên tắc dân chủ cổ phần, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có

hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trương Đảng khố IX đã nói

TÕ: “Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm tạo ra loại hình

doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đơng đảo người lao động, để

sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn cua xã

hội để phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo động lực mạnh mé và cơ chế quan

lý năng động, có hiệu qua cho doanh nghiệp Nhà nước, phát huy vai trò lam

chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của

xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hồ lợi ích của Nhà nước, doanh

nghiệp và người lao động. Cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước khơng được

biến thành tu nhân hoá doanh nghiệp” [ 1, tr.11).

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Để thực hiện cổ phần hoá từ năm 1992 đến nay Đảng và Nhà nước rất

quan tâm và chủ trương day nhanh tiến trình cổ phần hố (tính đến cuối tháng11 năm 2002 cả nước có 907 doanh nghiệp cổ phần hố). Tuy nhiên, tiến trìnhthực hiện cổ phần hố doanh nghiệp diễn ra cịn chậm, cịn gặp nhiều vướngmắc về cơ chế chính sách, về chính sách ưu đãi đối với người lao động, về tổ

chức quản lý, về việc quyết định phương án kinh doanh và soạn thảo điều lệ.Nhưng vướng mắc cơ bản nhất là việc xử lý tài chính và xác định giá trị doanh

nghiệp trước khi cổ phần hoá. Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, để đẩynhanh tiến trình cổ phần hoá, để thực hiện Nghị quyết Trung ương ba khố IX,

ngày 19 tháng 6 năm 2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2002/NĐ-CP

về chuyển DNNN thành CTCP thay thế cho Nghị định 44 CP. Nghị định 64CP đã qui định cụ thể về việc xử lí tài chính và xác định giá trị của doanhnghiệp trước khi cổ phần hoá như xác định và xử lý tài sản thuê, mượn, góp

vốn liên doanh, liên kết, các khoản nợ phải thu, phải trả, các khoản dự phòng

và lãi chưa phân phối, tài sản góp vốn liên doanh với nước ngồi. Với nhữngquy chế xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp trước

khi cổ phần hố nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN [36, tr.

<small>15,16], [8, tr. 20, 21].</small>

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả hạn chế của tiến trình cổ

phần hố là sự thiếu hồn chỉnh trong nền tảng pháp lý cho hoạt động của

CTCP. Trong 8 now trước khi ban hành Luật doanh nghiệp 1999, các DNNN

cổ phần hố khơng thể hoạt động một cách có hiệu quả vì nhiều vấn đề đặt ra

từ thực tiễn hoạt động khơng tìm được lời giải đáp trong Luật cơng ty 1990 và

trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Vấn đề vốn, vấn đề đại diện, vai trò của

cổ đơng sáng lập, cơ chế bỏ phiếu, cơ chế hình thành HĐQT, thẩm quyền vàmối quan hệ giữa các bộ phận cơ cấu quyền lực trong CTCP chưa được xác

định rõ trong pháp luật, khi thực tiễn nước ta chưa coi trọng điều lệ cơng ty.

DNNN cổ phần hố thường chuyển sang hoạt động như những CTCP. Việc

hoàn thiện các qui định pháp luật điều chỉnh hoạt động của CTCP, khiến cho

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

loại hình doanh nghiệp này chiếm vi trị chủ đạo trong nền kinh tế không chỉ

về số lượng mà cả về hiệu quả sẽ là một động lực thúc đẩy tiến trình cổ phần

hố ở nước ta.

1.2.4. CƠNG TY CỔ PHAN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN

CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Để xây dựng nền kinh tế thị trường, một trong những điều kiện quantrọng cần có là xây dựng thị trường vốn. Thị trường vốn là yếu tố quan trọng

của kinh tế thị trường hiện đại, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế và giảiquyết. các vấn đề xã hội. Để xây dựng thị trường vốn, đặc biệt là thị trường

chứng khoán phải có một q trình và những bước đi thích hợp. Trước hết phải

tạo cơ sở tiền đề để thiết lập và bảo đảm sự hoạt động của thị trường chứng

khoán. Dang ta khẳng định: ‘phdi phát triển thị trường vốn bằng nhiều cách.

Mở rộng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu và xúc tiến chuẩn bị về thể chế,

cán bộ và các điều kiện cần thiết cho việc thiết lập thị trường chứng khoán và

bao dam sự hoạt động lành mạnh cua thị trường nay” [10] và “phát triểnnhanh và bền vững thị trường vốn nhất là thị trường vốn dài hạn và trung hạn.

Tổ chức vận hành thị trường chứng khốn, thị trường bảo hiểm an tồn, hiệuquả. Hình thành đơng bộ thị trường tiền tệ, tăng khả năng chuyển đổi của

đồng tiền Việt Nam ”[12, tr.101]. Trong điều kiện đó CTCP có vai trị đặc biệt

quan trọng. CTCP là chủ thể sản xuất “hàng hoá ” cho thị trường chứng

khoán. Mối quan hệ giữa CTCP và thị trường chứng khoán là mối quan hệ đặcthù giữa người sản xuất và người tiêu thụ, và cổ phiếu, cổ phần là những

chứng khoán đầu tiên [14, tr.13- 15], [48, tr. 33-35]. Việc phát hành chứng khoáncủa CTCP tạo ra thị trường chứng khoán sơ cấp. Trong các doanh nghiệp đang

hoạt động trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, CTCP là chủ thể cóquyền phát hành chứng khoán rộng rãi nhất bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu.

Bản chất của thị trường chứng khoán là rất sôi động và nhạy cảm và hoạt độngtrên cơ sở của ngun tắc cơng khai, minh bạch. Vì vậy, các CTCP được niêm

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

yết và giao dịch cổ phiếu trên thị trường phải hoạt động có hiệu quả và minhbạch về tài chính. Nếu CTCP làm ăn có lãi các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, giá

cổ phiếu tăng. Ngược lại CTCP làm ăn khơng có hiệu quả, có hành vi lừa đảo

hoặc gian lận trong kinh doanh, các cổ đông sẽ bán cổ phần làm giá cổ phầngiảm, gây phản ứng dây chuyền cho thị trường chứng khốn. Ví dụ như cổ

phiếu của CAN (CTCP đồ hộp Hạ Long) bị ngừng giao dịch khi cán bộ củacơng ty có hành vi chiếm đoạt tiền của cơng ty thơng qua việc hồn thuế giátrị gia tăng. Cổ phiếu của CAN tụt đốc nhanh chóng. Hay khi xuất hiện tin

đồn toà nhà e.Town của CTCP cơ điện lạnh Thành phố Hồ Chí Minh (REE) cóvốn đầu tư trên 10 triệu USD mới đưa vào hoạt động đã bị lún làm cho các cổ

đông hoang mang và tác động mạnh mẽ đến cổ phiếu của REE!. Như vay, để

tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán hoạt động, trở thành kênh huy động

vốn có hiệu quả nhất. CTCP phải cung cấp nguồn hàng hóa có chất lượng tốt

sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, ngược lại nếu CTCP kinh doanh

khơng có hiệu quả, khơng minh bạch về tài chính sẽ làm chao đảo thị trường

chứng khốn, ảnh hưởng xấu đến nhà đầu tư.

<small>' Tin từ Saigonnet.</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>CHƯƠNG 2</small>

CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

2.1. VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

.2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào

cũng cần có vốn. Hoạt động kinh doạnh của doanh nghiệp nhìn từ góc độ tàichính là q trình phân phối nhằm tạo lập va sử dụng các qui tiên tệ của doanh

nghiệp để thực hiện các mục tiêu của hoạt động kinh doanh. Vì vậy, để thựchiện các hoạt động kinh doanh vốn là nhân tố cơ bản và không thể thiếu.

Trong cơ chế quản lý tập trung, vốn chưa được xem xét một cách toàndiện, đúng đắn bởi những đặc trưng của cơ chế quản lý bao cấp chi phối. Thờikỳ này, hoạt động tài chính của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào cơ chế cấpphat, giao nộp giữa Nhà nước va các đơn vị kinh tế của Nhà nước. Vốn củadoanh nghiệp trong thời kỳ này thường được qui về hiện vật, qui về giá trị sử

dụng, còn yếu tố giá trị của nó khơng được chú trọng. Mặt khác, nhiều yếu tốkhác của vốn trong một doanh nghiệp như lợi thế kinh doanh, sở hữu công

nghiệp không được tính đến.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, vốn được xem xét dưới nhiều

góc độ khác nhau và quan niệm về vốn đã có những thay đổi căn bản. Để thựchiện các hoạt động kinh doanh, ngoài nguồn vốn bằng tiền, doanh nghiệp cònhuy động nhiều nguồn vốn khơng phải bằng tiền nhưng có vai trị quan trọng

trong-hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, vốn có thé là nguồn tài sản

(kể cả sức lao động) để làm tăng giá trị của doanh nghiệp, hoặc vốn có thể là

tồn bộ hàng hố, tài sản, những sở hữu khác được dùng làm ra lợi nhuận.Trong nền kinh tế thị trường ngoài nguồn vốn là tài sản hoặc các quyền tài sảnthì lợi thế doanh nghiệp, uy tín danh dự của doanh nghiệp và thị phần trên thị

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

trường mà doanh nghiệp đó đang có lợi thế cũng được coi là vốn của doanh

nghiệp, nguồn vốn này khơng thể xác định và tìm thấy ngay trước mắt, mà

nằm 6 lợi thế tương lai của doanh nghiệp, có vai trị quan trọng đối với hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, ngoài nguồn vốn bằng tiền vớichức năng phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ, là thước đo trong q

trình lưu thơng, trao đổi phục vụ cho hoạt động kinh doanh, cịn có nguồn vốn

khơng phải bằng tiền. Như vậy, vốn bao gồm nhiều loại khác nhau, song điểmchính nhất vốn là tất cả giá trị (vật chất, phi vật chất) được doanh nghiệp sửdụng để làm ra lợi nhuận đó là tiền, giấy tờ được trị giá bằng tiền, tài sản,

quyền tài sản, lao động, chất xám, kỹ năng, lợi thế của doanh nghiệp.

Cũng như các chủ thể kinh doanh khác, để thực hiện các hoạt động kinhdoanh CTCP phải có vốn. Vốn của CTCP là vấn đề phức tạp, không chỉ liên

quan đến bản chất kinh tế, khả năng tài chính mà cịn là yếu tố xác định vị thế,

năng lực cạnh tranh của CTCP trên thị trường, liên quan đến hàng loạt các vấnđề pháp lý như quyền sở hữu, chuyển nhượng, thế chấp. Không thể không

nhận thấy rằng vốn của công ty là cơ sở vật chất cho hoạt động của nó, có thể

nói sự tồn tại và độ tin cậy của một cơng ty trước các đối tác của nó chủ yếu

phụ thuộc vào cấu trúc vốn và tư cách pháp lí của cơng ty. Những yếu tố đó

được các đối tác của công ty quan tâm đến nhiều nhất [13, tr.19-25].

Vốn của doanh nghiệp có thể tiếp cận dưới góc độ pháp lý và góc độ

kinh tế. Dưới góc độ kinh tế vốn được coi là ‘todn bộ giá trị chiếm dụng mà

doanh nghiệp dùng để mua tu liệu sdn xuất, trả thù lao cho người lao độngtrong quá trình sản xuất kinh doanh ” [51] hay vốn là tổng thể nói chung

những tài sản bỏ ra lúc đầu, thường biểu hiện bằng tiền, dùng trong sản xuất,

kinh doanh, nói chung trong hoạt động sinh loi” [40, tr.1087]. Pháp luật củanhiều nước cũng có những định nghĩa riêng về vốn. Theo Luật công ty của

Thái Lan, Malaysia, Philippin, Singapore vốn của cơng ty là khoản tiền có thể

được đầu tư hoặc thực sự được đầu tư vào một công ty bằng việc bán cho các

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chủ đầu tư những cổ phần thể hiện lợi ích, quyền sở hữu của họ trong cơng ty[53, tr: 28]. Tóm lại, vốn dù định nghĩa ở góc độ nào cũng thể hiện cách hiểu

nhất quán rằng vốn là toàn bộ những giá trị mà doanh nghiệp đưa vào hoạt

động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.

Trong đời sống CTCP vốn là yếu tố năng động, ln biến đổi và có khả

năng gây chấn động, nhạy cảm với thị trường đóng vai trị quyết định trongq trình hoạt động kinh doanh của CTCP. Đồng thời vốn cũng là yếu tố phản

ánh tiềm lực, khả năng tài chính, vị thế của CTCP trước các đối tác và trên thị

2.1.2. CẤU TRÚC VON CUA CÔNG TY CỔ PHAN

Trong CTCP, cấu trúc vốn giữ vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại

và phát triển của CTCP, ảnh hưởng tới quyền lực và việc phân chia lợi ích

<small>trong CTCP. Cấu trúc vốn phản ánh rõ vị thế, qui mơ, uy tín của CTCP trên thị</small>trường. Một cấu trúc vốn mềm dẻo, linh hoạt sẽ đáp ứng được các nhu cầukhác nhau của các nha đầu tư, dap ứng được các hoạt động kinh doanh củaCTCP. Vốn trong CTCP bao gồm các bộ phận cấu thành như: vốn do cổ đơnggóp dưới dạng mua cổ phần được xác định là VĐL và vốn vay dưới dạng các

hợp đồng tín dụng, hoặc phát hành trái phiếu. Mỗi bộ phận nằm trong cấu trúc

vốn của CTCP có những đặc điểm, vai trị và tính chất riêng, thể hiện đúng

bản chất của nó đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho

nhau. Qua nghiên cứu pháp luật về CTCP của các quốc gia và ở Việt Nam chothấy thành phần cơ bản trong cấu trúc vốn hay những cơng cụ tài chính màCTCP sử dụng về cơ bản bao gồm hai bộ phận chủ yếu đó là : VDL và vốn

vay (tuy nhiên ở các nước trong khối ASEAN không sử dụng thuật ngữ VDL

mà gọi là vốn cổ phần) [54, tr. 28]. Cấu trúc vốn của công ty theo Luật công ty

Singapore, bao gồm hai bộ phận cơ bản vốn cổ phần và vốn vay. Vốn cổ phầnđược phân thành VDL (authorized capital), vốn phát hành (issued capital) vàvốn đã nộp (paid-up capital). Vốn vay (hay gọi là tài chính nợ) bao gồm trai

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

phiếu , trái khốn cơng ty và giấy nhận nợ [15, tr.79). Như vậy, so với cấu trúc

vốn của công ty TNHH, của HTX về cơ ban cũng bao gồm VDL và vốn vay,cấu trúc vốn của CTCP tương đối hoàn thiện, phản ánh đúng bản chất và lợithế của CTCP trong nền kinh tế thị trường.

Cấu trúc vốn của CTCP là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận cấu

thành có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, là một trong những yếu tố tạonên bản chất pháp lí của nó. Cấu trúc vốn của CTCP được xem xét từ haiphương diện pháp lí và kinh tế. Việc xem xét từ hai phương diện này có ýnghĩa trong việc xác định đúng bản chất cấu trúc vốn của CTCP, xác định rõvị thế của CTCP trong nền kinh tế [52, tr.7,8].

Dưới góc độ kinh tế, cơ cấu vốn của CTCP do công ty tự quyết định phùhợp với tính chất, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Pháp luật chỉ ràng buộcmột số vấn đề trong quá trình quản lý và sử dụng vốn như: nguyên tắc tríchkhấu hao tai sản cố định, quản lí các chi phí sản xuất kinh doanh, các nghĩa vụmà công ty phải gánh vác phát sinh từ việc quản lý và sử dụng vốn nhằm đảm

bảo cho cơng ty sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và thực hiện nghĩa vụ nộp

thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác. Dưới góc độ kinh tế, cấu trúc vốncủa CTCP bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động.

Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền (trị giá) của tài sản cố định và các

khoản đầu tư đài hạn.

Tài sản cố định: Đây là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớntham gia vào nhiều chu kì sản xuất, giá trị của nó được chuyển dịch dần từngphần vào giá trị sản phẩm trong các chu kì sản xuất. Tài sản cố định bao gồm:

Tài sản cố định hữu hình: La những tư liệu lao động chủ yếu được biểuhiện bằng các hình thái vật chất cụ thể như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị,

phương tiện vận tải, các vật kiến trúc.

} 29

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Tài sản cố định vơ hình: Đây là những tài sản cố định khơng có hình

thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, có liên quan

trực tiếp đến nhiều chu kì kinh doanh như: chi phí thành lập, chi phí về đất sửdụng, chi phí mua bang sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại, giá ty

loi thé thuong mai.

Các khoản đầu tu dài hạn: Bao gồm các loại chứng khốn dai han, vốn

góp liên doanh dài hạn, cho vay vốn dài hạn, cho thuê tài sản cố định theophương thức thuê tài chính, đầu tư kinh doanh bất động sản.

Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiên (trị giá) của tài sản lưu động.Tài sản lưu động: Là các đối tượng lao động (như nguyên, nhiên, vậtliệu, bán thành phẩm) chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất và khơng giữ

ngun hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch tồn bộ,

một lần vào giá trị sản phẩm. Tài sản lưu động bao gồm: tiền, các chứng

khoán ngắn hạn, tài sản trong thanh toán, tài sản dự trữ trong sản xuất kinh

doanh và vốn lưu động của CTCP được chia thành: vốn bằng tiền và cáckhoản đầu tư ngắn hạn, vốn trong thanh toán, vốn dự trữ trong sản xuất kinhdoanh đảm bảo cho hoạt động của CTCP được tiến hành thường xuyên liên

<small>tục [42, tr. 27, 59], [45, tr. 255-262].</small>

2.1.2.1. CẤU TRÚC VỐN DƯỚI GĨC ĐỘ PHÁP LÍ

Việc xem xét vốn của CTCP từ phương diện pháp lí có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng. Xét ở góc độ nay, cơ cấu vốn bao gồm: VPD , VDL và vốn vay.

Việc xem xét vốn của CTCP được xem xét từ phương diện pháp lí có ý nghĩathực tiễn đối với CTCP khi thành lập và hoạt động kinh doanh. Trong quátrình hoạt động kinh doanh, CTCP căn cứ vào cơ sở pháp lí qui định về cấu

trúc vốn để thực hiện việc tạo lập và huy động vốn phù hợp với các qui địnhcủa pháp luật.

Dưới góc độ pháp lý, cấu trúc vốn của CTCP bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

* Vốn pháp định

Theo Luật công ty 1990 VPĐlà mức vốn tối thiểu phải có để thành lập

cơng ty do pháp luật qui định đối với từng ngành nghề (Diéu 3- Luật công ty

1990). Như vậy, theo qui định tại Điều 15, Luật công ty 1990 VPĐlà một điều

kiện quan trọng để thành lập công ty. Muốn thành lập công ty các nhà đầu tưbắt buộc phải có VDL tối thiểu phải bằng hoặc lớn hơn mức VPD qui định đối

với nghành nghề đăng ký kinh doanh.

Nghị định 26 CP ngày 07/05/1998 của Chính phu qui định ba nhómngành nghề: Chế biến nơng lâm thuỷ sản; Công nghiệp xây dựng; Du lịchkhách sạn. CTCP, cơng ty TNHH, DNTN, kinh doanh trong những nhómngành nghề đó phải có VDL tối thiểu bằng VPĐ mà pháp luật qui định.

<small>Như vậy, khi qui định VPD , các nhà lập pháp xuất phát từ mục dich</small>chủ yếu thực hiện sự quản lý Nhà nước đối với CTCP trong thành lập và đăngký kinh doanh, đồng thời nhằm bảo vệ lợi ích cho các đối tác. Vì vậy, trong

quan hệ kinh doanh, nhiều khi đối tác chỉ nhìn vào VPD để xác định độ tincậy đối với bạn hàng của mình.

Thực tiễn 10 năm thực hiện luật cơng ty cho thấy, việc qui định về VPD

là rất hình thức, bất hợp lí. Thực chất VPD của nhiều cơng ty chỉ là vỏ bao bên

ngồi, khơng có thật dẫn đến tình trạng VPĐ “ma” đã được hợp pháp hóa

khiến cho các đối tác nhầm lẫn. Trong thực tế có nhà đầu tư vay ngân hàng A

sau đó gửi vào ngân hàng B lấy giấy xác nhận có tài khoản ở ngân hàng để

được thành lập công ty và đăng ký kinh doanh. Việc hợp pháp hóa vốn vaycủa nhà đầu tư trở thành VDL là hành vi lừa dao các đối tác. Mặt khác việcqui định VPĐ với các thủ tục phức tap, gây phiền hà cho các nhà đầu tư. Nếuđặt ra mức VPĐ cao thì cản trở đầu tư, ảnh hưởng đến việc thành lập cơng ty.Có những nhà đầu tư có khả năng quản lý, có bí quyết kinh doanh nhưng do

mức vốn thấp hơn VPĐ nên đã không thành lập được công ty để thực hiện ý

tưởng. đầu tư kinh doanh của mình. Ngược lại nếu qui định VPD thấp thì điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

này làm mất đi ý nghĩa thực hiện quản lý Nhà nước đối với CTCP trong thànhlập và dang ký kinh doanh va bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Mặt khác, VPD

không phản ánh giá trị thực của CTCP, khả năng kinh doanh, khả năng trả nợ

khôn# phụ thuộc vào VPD mà phụ thuộc vào năng lực tài chính thực sự của<small>công ty.</small>

Luật doanh nghiệp 1999 về cơ bản đã bỏ VPĐ đối với hầu hết các

ngành nghề kinh doanh. Đây là bước đột phá trong thủ tục thành lập và đăngký kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng, đồng

thời cũng là bước đột phá trong việc rỡ bỏ rào chắn về vốn để các nhà đầu tư

có cơ hội đầu tư vào những ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng củahọ. Việc bỏ VPĐ là hoàn toàn phù hợp với cải cách hành chính trong việc

quản lý doanh nghiệp, là bước thực hiện việc chuyển đổi từ cơ chế tiền kiểmsang cơ chế hậu kiểm. Tuy nhiên, việc bãi bỏ VPD không phải là bỏ han, cũngkhông đồng nghĩa với sự buông lỏng quản lý Nhà nước. Việc quản lý Nhà

nước về vốn sẽ tập trung vào việc theo dõi những biến động của vốn trong quá

trình hoạt động kinh doanh của CTCP. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghềkinh doanh như: tiền tệ, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh vàng vẫn cần có

qui định về VPĐ. Khi CTCP muốn kinh doanh trong những nghành nghề nàyphải có đủ VPD theo qui định của pháp luật.

Ví dụ: CTCP muốn kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán như: Bảolãnh phát hành, VPD qui định là 22 tỷ đồng; kinh doanh mơi giới, tư vấnchứng khốn VPD là 3 tỷ đồng; tự doanh VPD là 12 tỷ. (Khoản 3 - Điều 30-Nghị Định 48/1998/ ND- CP ngày 11/7/1998). Những ngành nghề kinh doanhnày phải có VPĐ, bởi vì đây là những ngành nghề kinh doanh đặc thù, chứa

đựng rủi ro cao. Để đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư, an toàn cho các đối

tác, pháp luật qui định VPĐ đối với những ngành nghề kinh doanh này. Hiện

nay, có những doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động kinh doanh pháp luậtvan qui định VPD như: DNNN, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Việt Nam. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phápluật qui định mức VPD tối thiểu là 30% trên tổng vốn đầu tư nhằm mục đích

để doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư, thực hiện các hoạt động kinh

doanh. Qui định như vậy là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngồi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.Trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp vẫn cịn nhiều bất cập,

vướng mắc xung quanh việc xác định cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền

xác nhận VPD cho doanh nghiệp. Day là vấn dé cần được co quan Nhà nướccó thẩm quyền tháo gỡ ngay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho CTCP ra đời và<small>hoạt động.</small>

* Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do các nhà đầu tư góp khi thành lập doanh nghiệp

và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp. Như trên đã phân tích, vốn bao gồm tài

sản hữu hình và cả những tài sản vơ hình. Những tài sản vơ hình này khơngthể nhìn thấy được trước mắt được nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh

nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh như quyền sở hữu trí tuệ, bíquyết ki thuật, lợi thế, uy tín của doanh nghiệp. Như vậy, tồn bộ những tài

sản hữu hình và tài sản vơ hình được các cổ đơng góp và được ghi vào điều lệ

gọi là VĐL của CTCP. Luật công ty 1990 và Luật doanh nghiệp 1999 đều quiđịnh VĐL là số vốn do các thành viên góp và ghi vào điều lệ công ty (Khoản4, Điều 3- Luật công ty 1990; Khoản 6, Điều 3 Luật doanh nghiệp 1999). Như

vậy, điểm nhất quán ở đây toàn bộ những tài sản khi được các cổ đơng góp và

ghi vào điều lệ của CTCP - gọi là VDL của CTCP.

Trong cấu trúc vốn của CTCP, VDL đóng vai trị quan trọng. VDL là

chỉ số kinh tế phản ánh năng lực tài chính (thực trạng tài chính) của CTCP.

Tuy nhiên VĐL khơng hẳn phản ánh giá trị thực của CTCP bởi vì giá trị thựccủa CTCP có thể cao hơn hoặc thấp hơn VDL. Thực tế, VDL chi phan ánh

một phần giá trị thực của CTCP, giá trị của CTCP phụ thuộc vào nhiều chỉ số

<small>ao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

khác nhau trong đó có VDL. VDL trong CTCP được chia thành nhiều phần

bằng nhau. Các cổ đơng góp vốn vào CTCP bằng cách mua cổ phần mà hình

thức thể hiện là cổ phiếu. Vốn góp của các cổ đơng có thể là tiền Việt Nam,

ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sởhữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kĩ thuật và các tài sản khác. Khi thực hiện

hành vi góp vốn các cổ đơng được ghi tên vào trong các số đăng ký cổ đông,đồng thời các cổ đơng được hưởng các quyền, lợi ích và gánh vác các nghĩa vụ

pháp lí phát sinh từ phần vốn góp của mình.

Trong CTCP, vốn nói chung và VDL nói riêng khơng phải là yếu tốtinh, nó ln biến động, nhạy cảm với thị trường. Bản than VDL không phảnánh đầy đủ năng lực tài chính của CTCP vào một thời điểm nhất định. Vậy<small>trong CTCP, VDL nào là VDL danh nghĩa? VDL nào là VDL danh chính?</small>Vấn dé này cần được lí giải một cách thấu đáo để hiểu đúng ban chất VDLcủa CTCP. Giả sử có các tình huống sau:

Tình huống một: Một CTCP có thể bắt đầu hoạt động với số vốn ít hơnsố vốn được ghi ban đầu trong bản điều lệ. Luật doanh nghiệp 1999 qui định:

“Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ

thơng được quyền chào bán ”(Khoản 1-Diéu 58-Luật doanh nghiệp). Nhu vậy

công lý khai VĐL là 10 tỷ đồng có thể đi vào hoạt động với số vốn thấp hơn

10 tỷ đồng. Thực tế trong các CTCP hiện nay số vốn thực góp của các cổ đơngthường thấp hon VDL đăng ký. Số vốn cịn lại cơng ty sẽ huy động dứt điểmkhi đi vào hoạt động. Nếu tiền thu về vừa đủ 10 tỷ đồng thì chẳng cịn gì phải

bàn thêm. Nhưng thực tế điều này rất ít xảy ra, bởi giá trị thực của công ty sẽ

biến động và được tái định ngay khi nó bắt đầu hoạt động. Tiền thu về thường

là lớn hơn 10 tỷ hoặc thấp hơn 10 tỷ. Như vậy sau khi huy động xong, tổng sốvốn thực góp của các cổ đơng có thể là lớn hơn hoặc nhỏ hơn 10 tỷ. Điều này

làm bộc lộ ngay sự khác biệt giữa vốn ghi trong điều lệ và vốn thực góp. Tiềnvốn ghi trong bản điều lệ lúc này có vẻ như đùa với chính nó khi soi mình vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

sổ sách kế toán. Số tiền ghi trên điều lệ của CTCP sẽ nhanh chóng khơng cịn

mấy giá trị thơng tin. Vì vậy vốn ghi trên điều lệ vào thời điểm đăng ký kinh

doanh chỉ là VDL trên danh nghĩa.

Tình huống hai: Một CTCP công bố VĐL là 10 tỷ đồng (trong điều lệ

đã ghi vốn 10 tỷ đồng). Số vốn này được hiểu tương đương với | triệu cổ phần

với mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng. Trong trường hop công ty cần huy động

thêm vốn, giả sử họ có thể tăng gấp đôi VĐL (tức là lượng vốn được huy động

thêm tối đa là 10 tỷ đồng). Sẽ có hai trường hợp xảy ra: hoặc là lượng cổ phần

bán ra có thể nhỏ hơn một triệu cổ phần mà số tiền thu về bằng hoặc lớn hơn

10 triệu. Như vậy, CTCP được đánh giá lạc quan và kinh doanh có hiệu quả.

Nếu lượng cổ phần bán ra sẽ lớn hơn | triệu và số tiền thu về nhỏ hơn 10 triệu,

CTCP bị đánh giá kinh doanh khơng có hiệu quả, và không lạc quan. Như vậy

với tổng số tiền là 10 tỷ bị khống chế (tức là CTCP chốt số tiền cứng thay vìchốt cổ phần) làm sao xác định được lượng cổ phần để bán tương đương với

10 triệu trong khi đó giá trị thực của cổ phần đang cịn là một ẩn số trên thị

trường. Thực tế, bản chất việc góp vốn vào CTCP của các cổ đơng là mua cổ

phần khơng phải góp một số tiền nhất định. Giả định CTCP cứ bán 1 triệu cổ

phần, giá cổ phần tăng 3 lần khi bán. Số tiền huy động được lúc này là 30 tỷ.

So lại với điều lệ thì vốn huy động đã tăng gấp ba lần chứ không phải gấp đôi,

và thực tế công ty đã cầm của cổ đông là 30 ty. Như vậy, CTCP sẽ ghi VDL

đợt huy động (được luật qui định) là 30 tỷ hay 10 tỷ? Trong trường hợp này

CTCP phải phản ánh trên sổ sách kế toán là 30 tỷ chứ khơng phải là 10 tỷ.

Nếu số sách kế tốn của CTCP chi phan ánh 20 ty thì số chênh lệch so với thịgiá cổ phần sẽ được xử lí như thế nào? Ví dụ: Cuối năm 2001 Cơng ty giấy

Hải Phòng (Hapaco) đã phát hành | triệu cổ phần, mệnh giá 10 000 đồng/cổphần để bổ xung VDL. Giá bán của lô cổ phần này 32000/ cổ phần. Thực tế

Hapaco huy động được 32 tỷ chênh lệch so với mệnh giá là 22 tỷ đồng.

<small>' Xem thêm chứng khoán Việt Nam số 2-tháng 2/2003.</small>

<small>35</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Như vậy, bản than VDL ban đầu đã không bao hàm va từ chối tiếp nhận

một lượng vốn được huy động theo điều lệ một cách hợp pháp. Nếu số sách kế

toán của CTCP, không phản ánh một cách trung thực những chi tiết này thì cổ

đơng sẽ là người phải gánh chịu thiệt hại đầu tiên.

Tình huống ba: Giả sử CTCP tăng vốn chủ sở hữu bằng hình thức trích

từ lợi nhuận để lại của công ty. Như vậy, trường hợp này có làm tang VDLhay khơng? Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của cơng ty được hìnhthành từ nguồn vốn góp của các cổ đơng và lợi nhuận để lại chưa phân phối.

Còn VDL là vốn được phi trong điều lệ của công ty. Lúc CTCP mới thành lậpthì vốn chủ sở hữu cũng đồng thời là VDL vì CTCP chưa có các qui dự trữ valợi nhuận chưa phân phối. Chỉ sau khi CTCP hoạt động một thời gian và có lợi

nhuận để lại thi VDL danh chính mới có sự phân biệt rõ ràng với VDL đăng

ký ban đầu về bản chất chứ không phải ở nội dung pháp lý. Trong quá trình

hoạt động kinh doanh, CTCP thường tăng VDL bằng cách phát hành thêm cổ

phiếu. mới. Việc tăng VDL này bắt buộc phải đăng ký với co quan Nhà nước

có thấm quyền. Tang VDL bằng phương thức này cũng đồng thời làm tang

vốn chủ sở hữu của CTCP. Trường hợp tang VDL bằng phương thức trích từ

lợi nhuận của CTCP thể hiện quyền chủ động, linh hoạt của CTCP trong hoạt

động kinh doanh. Như vậy, việc tăng vốn chủ sở hữu trong trường hợp này

khơng làm tang VDL và thực chất khơng có sự thay đổi nào đối với nguồn vốn

của CTCP. CTCP không được phản ánh trên sổ sách kế toán việc tăng VDLcủa công ty.

Theo qui định của pháp luật khi thành lập, CTCP phải lập và nộp đủ hồ

sơ đăng ký kinh doanh cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh. Vì

vậy, điều lệ của cơng ty có trước, và vốn ghi trong điều lệ mới chỉ là vốn dựkiến, nếu căn cứ vào vốn dự kiến này thì cơ cấu VĐL của CTCP sẽ bị diễn

dịch sai, gây nhầm lẫn. Khác với cơng ty TNHH, khơng có mấy biến động về

vốn và các thành viên phải góp day đủ số vốn đã cam kết ngay từ khi thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

lập. Vì vậy, giữa VĐL đăng ký và vốn góp khơng chênh lệch nhiều. Nhưngđối với CTCP, bản thân vốn và giá trị vốn đó khơng đứng n mà ln biếnđộng trong q trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc xác định bản chất

VĐL danh chính của CTCP là điều có ý nghĩa thực tiễn với công ty, với các cổđông và đối tác [49, tr. 16-18].

Như vậy, VĐL của CTCP thực chất là một đại lượng được chuẩn nhậntrong bản điều lệ. Đại lượng này căn cứ theo cổ phần gọi là VDL theo cổ

phần. Mệnh giá cổ phần chỉ là giá trị tham chiếu. Cổ phần phát hành nhiều dot

có thể có giá trị khác nhau nên tổng vốn bằng tiền của các cổ đơng trực tiếp

góp vào sẽ khác nhau. Điểm nhất qn ở đây là bất cứ tài sản nào do cổ đơng

góp thơng qua việc mua cổ phần đều phải được mặc nhiên ghi nhận đầy đủ

trong điều lệ của CTCP. Sẽ khơng có chuyện cổ đơng góp 20 đồng thơng qua

việc mua cổ phần mà điều lệ của công ty chỉ ghi 10 đồng. Vốn cổ đơng góp

gồm hai phần: Vốn góp trực tiếp (Direct payment) và lợi nhuận giữ lại(Retained earning). Phần vốn góp trực tiếp chính là VDL của CTCP. Trong cơ

cấu VDL cua CTCP cần phân biệt giữa vốn thực góp (paid-up capital) và vốn

chu sở hữu (owner’s equity).

Vốn thực góp là vốn của các cổ đơng thực góp vào CTCP thơng qua

việc mua cổ phần hoặc cổ phiếu.

Vốn chủ sở hữu là tài sản thuần của cơng ty bao gồm vốn thực góp của

các cổ đơng và lợi nhuận giữ lại hay trừ đi phần lỗ.

Nhu vậy, trong CTCP điều lệ ghi nhận VDL đăng ky ban đầu, số sách

kế tốn xem trọng vốn thực góp của các cổ đơng. Do đó chỉ khi nào lượng cổ

phần thay đổi thi công ty mới điều chỉnh điều lệ. Việc điều chỉnh VDL đượcthực hiện khi: công ty phát hành thêm cổ phần để huy động thêm vốn, chia cổ

tức bằng cổ phần, mua lại cổ phần và rút han để giảm VDL. Trong các trường

hợp này công ty cần công bố VDL điều chỉnh. VDL của CTCP là cơ sở vật

chất nhằm đảm bảo hoạt động thực tế của CTCP, nhằm thực hiện nghĩa vụ đối

<small>37</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

với chủ nợ và xác định mức độ sở hữu của các cổ đơng trong CTCP. Chính vìvậy, nếu không xác định VDL nào chỉ là trên danh nghĩa va VDL nào là danhchính sẽ gây thiệt hại cho các cổ đông và chủ nợ.

* Vốn vay

Vốn vay là nguồn vốn mà CTCP huy động, khai thác trên cơ sở các

chính sách, chế độ Nhà nước hoặc các hợp đồng giữa CTCP với các tổ chức,

các nhân khác. CTCP có quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất địnhtheo nguyên tắc hoàn trả. Vốn vay của CTCP bao gồm: Vốn vay của ngân

hàng, của các cá nhân tổ chức khác, vay thông qua kênh phát hành trái phiếuvà vay thơng qua th tài chính. Thực tế, CTCP không thể tiến hành hoạt động

kinh doanh nếu chỉ dựa vào VDL mà khơng có sự huy động vốn từ bên ngồi.Như trên đã phân tích, nguồn vốn vay của CTCP rất đa dạng và phong phú. So

<small>với các loại hình doanh nghiệp khác như: Cơng ty TNHH, DNNN, CTCP có</small>

lợi thế hơn nhiều trong việc huy động vốn nhờ cấu trúc vốn linh hoạt mềmdéo, trong đó có một bộ phận quan trọng đó là vốn vay.

Vậy vốn vay có thuộc quyền sở hữu của CTCP khơng? hiện nay có

nhiều quan điểm khác nhau về vốn vay của CTCP. Có quan điểm cho rằng vốn

vay khơng thuộc sở hữu của CTCP và đặc biệt là vay thông qua hình thức th

tài chính. Quan điểm khác cho rằng vốn vay thuộc sở hữu của CTCP, trừ vaythơng qua hình thức thuê tài chính. Để lý giải vấn đề này, vốn vay được nhìn

nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.

Dưới góc độ kinh tế, vốn vay là do CTCP huy động từ bên ngồi, vốn

vay khơng phản ánh năng lực tài chính của CTCP. Vì vậy, khó có thể nói vốn

vay thuộc sở hữu của CTCP.

Dưới góc độ tài chính, vốn vay là khoản nợ phải trả của CTCP. Vì vậy,các khoản vốn vay phải được hạch toán vào các khoản nợ và được chia thành

các khoản nợ ngắn han, nợ dai han để CTCP có phương án trả nợ. Vốn vay

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

không phản ánh năng lực tài chính thực sự của CTCP. CTCP được sử dụng vốn

vay trong mot thời hạn nhất định. Nếu sử dụng đúng mục đích có hiệu quả sélàm tăng lợi nhuận cho CTCP.

Dưới góc độ pháp lí ‘vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức

tín dung giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mụcđích và thời gian nhất định theo thoả thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốcvà lãi '” (Khoản 1- điều 3- Quyết định số 1627/2001! QĐ- NHNN). Theo quiđịnh của Bộ luật Dân sự bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay và kể từ thờiđiểm nhận tài sản đó (Điều 469 Bộ luật Dân sự ). Như vậy, vốn vay đượcCTCP chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong hoạt động kinh doanh để làm tănglợi nhuận của cơng ty. CTCP có thể sử dụng vốn vay bổ xung vào vốn lưuđộng để mở rộng phạm vi, qui mô kinh doanh hoặc mua sắm tài sản cố định.Những tài sản cố định được CTCP mua sắm bằng nguồn vốn vay như máy

móc, thiết bị, nhà xưởng sẽ thuộc quyền định đoạt của CTCP và khi các khoảnnợ đã đến kỳ đáo hạn CTCP phải có nghĩa vụ thanh tốn cả gốc và lãi. Như

vậy, dưới góc độ pháp lý vốn vay là vốn của CTCP trừ vay thơng qua hìnhthức th tài sản, th tài chính. Vốn vay phản ánh phạm vi quy mơ, ưu thế

của CTCP trên thị trường. Như vậy, dù xem xét dưới góc độ nào thì vốn vay

cũng là cơ sở cho họat động của CTCP.

Ngoài việc huy động vốn vay trực tiếp thơng qua các tổ chức tín dụng,

CTCP cịn huy động vốn vay thơng qua việc phát hành trái phiếu: “Tráiphiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ

hoặc bút tốn ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc và lãi) củatổ chức phát hành đối với người sở hữu trái phiếu '*[46].

. Bản chất của trái phiếu là chứng chỉ ghi nợ. Việc phát hành trái phiếu racông chúng là một hình thức vay nợ của CTCP. Khác với các hình thức vay

khác như vay của các tổ chức tín dụng, của các cá nhân tổ chức khác, phát

<small>! Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN-Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việcban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.</small>

<small>* Thơng tư số 01/1998/TT-UBCK ngày 13-10-1998 của Uy ban chứng khoán Nhà nước.</small>

<small>39</small>

</div>

×