Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Luận án tiến sĩ luật học: Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.66 MB, 208 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHAM VĂN TUYẾT

THỪA KẾ THE0 DI PHÚC

THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT DAN SU VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật đân sự

Ma số : 5.05.07

THƯ VIỆN _.

TRƯỜNG DAI HOS LUATHA NOI

PHÒNG CV _4

<small>—_—- —</small>

<sup>bQ |</sup>

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HOC

Người hướng dan khoa học: 1. TS Dinh Van Thanh

2. TS Bùi Xuân Nhu

HÀ NỘI - 2003

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình

nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu nêu

trong luận án là trung thực. Những kết luận

khoa học của luận án chưa từng được aicông bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Pham Văn Tuyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Quyền định đoạt của người lập di chúc

Hạn chế quyền định đoạt của người lập di chúc

Chương 3: THỤC TIẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ HƯỚNG

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

THEO DI CHÚC

Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp về thừa kế theodi chúc

Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thừa kế theo

di chúc

KẾT LUẬN

NHỮNG CÔNG TRINH ĐÃ CONG BO LIÊN QUAN TỚI LUẬN AN

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO

2467

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Các quan hệ dân sự luôn vận động, thay đổi cùng với sự phát triển

phong phú của cuộc sống. Trình độ phát triển và tiến bộ xã hội càng cao, các

quyền tự do dân chủ của các cá nhân càng phải được đảm bảo. Đời sống vậtchất của các cá nhân ngày càng nâng cao, đời sống xã hội càng đa dạng,

phong phú và phức tạp thì việc làm thế nào để đảm bảo sự ổn định trật tự trong

quá trình phát triển của xã hội mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợppháp của các cá nhân là một vấn đề tương đối khó khăn.

L Sự ra đời của Bộ luật dân sự (BLDS) của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khóa IX, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 28 tháng 10 năm 1995) là một bướcngoặt của pháp luật dân sự Việt Nam. Ra đời trong thời kỳ đổi mới của đất

nước, với nhiệm vụ "bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi

ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an tồn pháp lý

trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất vàtinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội" [2, D.1], BLDSđã đáp ứng kip thời đòi hỏi bức xúc của đời sống xã hội. Tuy nhiên, luật chỉcó ý nghĩa khi được nhân dân hiểu và thực thi đúng quy định của nó. Mặc dùBLDS là kết quả cơng phu của các nhà làm luật nhưng mảng quan hệ xã hộimà Bộ luật này có nhiệm vụ điều chỉnh hết sức phong phú, đa dạng, sốngđộng và phức tạp nên cũng không thể qui định một cách chi tiết để điều chỉnh

từng trường hợp cụ thể của thực tế cuộc sống. Mặt khác, ban hành lần đầu tiên

nên nhiều điều được quy định trong BLDS còn quá chung chung. Phần thừa kếtheo di chúc cịn có nhiều điều luật quy định khơng cụ thể dẫn đến tình trạngcó nhiéu cách hiểu khác nhau. Thậm chí, có nhiều điều luật còn bất cập so với

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thực tế nên thường thiếu sự thống nhất giữa các cấp tòa án trong việc hiểu vàáp dụng luật để giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc. Vì thế,nghiên cứu những quy định nói chung và về thừa kế theo di chúc nói riêng

trong BLDS là một cơng việc cần thiết trong q trình nâng cao dân trí pháp

luật của nhân dân, mà cụ thể là nâng cao sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn vềnhững vấn đề được quy định trong BLDS, góp phần cho việc thi hành đúng

các quy định của BLDS.

Các tranh chấp về thừa kế nói chung và tranh chấp về thừa kế theo di

chúc nói riêng có xu hướng ngày càng tăng trong thực tế với tính chất ngàycàng phức tạp. Sự áp dụng pháp luật khơng thống nhất giữa các cấp tịa án, sự

hiểu biết pháp luật còn hạn chế của các cá nhân là những yếu tố làm cho tranhchấp về thừa kế theo di chúc ngày một tăng đồng thời làm cho các vụ kiện

tranh chấp về thừa kế bị kéo đài, không dứt điểm. Hơn nữa, khi đời sống vậtchất của con người càng cao, người ta càng nghĩ đến việc định đoạt tài sản nhưthế nào trước khi chết thông qua việc lập di chúc. Tuy vậy, nếu không hiểu rõ

những quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc để nhận thức được

quyền định đoạt tài sản của mình chỉ được thực hiện trong phạm vi nào, khilập di chúc cần phải tuân thủ những điều kiện gì thì việc để lại thừa kế theo di

chúc của họ lại là nguyên nhân làm bùng phát tranh chấp giữa những người

thừa kế của họ về sau này. Việc định đoạt tài sản của người lập di chúc khơngđúng phạm vi luật định có thể cịn làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi củamột số người khác dẫn đến những tranh chấp như đã và đang xảy ra trong thựctế là một trong những nguyên nhân làm tốn hại đến truyền thống đạo đức đã

có từ lâu đời của dân tộc.

Thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng là một vấn đềthuộc về đời sống dân sự đã có từ lâu đời và tương đối quen thuộc đối vớinhân dân ta. Tuy nhiên, từ trước đến nay nhân dân ta thường hiểu và thực hiệntheo thói quen, tập tục, và đa phần là vẫn chịu ảnh hưởng của quy định về thừa

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

kế mà chế độ phong kiến để lại. Việc nghiên cứu đề tài khoa học: "Thừa kếtheo di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam" là sự cần thiết trong

việc nâng cao hiểu biết pháp luật về thừa kế trong đại bộ phận nhân dân ta.2. Tình hình nghiên cứu đề tài

"Thừa kế là một hiện tượng xã hội đã có từ lâu đời trong lịch sử tồn tại

và phát triển xã hội loài người nhưng pháp luật về thừa kế chỉ ra đời kể từ khi

nhà nước xuất hiện. Cũng như thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc đềuđược các BLDS của các nước trên thế giới đề cập đến. Ngoài việc dựa vào chếđộ kinh tế, sự quy định của pháp luạt về thừa kế còn phụ thuộc rất nhiều vàophong tục, tập quán của từng dân tộc. Vì thế, thừa kế theo di chúc ở mỗi nước

đều mang nét đặc thù của mình. Ở Việt Nam, thừa kế theo di chúc đã từng

được quy định trong nhiều BLDS qua các thời kỳ. Trong chế độ phong kiến,việc quy định về thừa kế bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, vì thế

trong thừa kế, sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa bên nội, bên ngoại v.v...thể hiện hết sức rõ nét. Kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chođến trước thời điểm BLDS hiện nay được ban hành, vấn đề thừa kế mới chỉ

được qui định một cách đơn giản và chưa đầy đủ trong hai văn bản dưới luật làThơng tư 81-TATC nay 24/7/81 của Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn giảiquyết tranh chấp về thừa kế và Pháp lệnh thừa kế ngày 10/9/1990 (cùng mộtsố văn bản hướng dẫn khác). BLDS có rất nhiều điểm mới và hoàn thiện so vớicác văn bản pháp luật trước đây. Vì vậy có thể nói rằng, khi chúng tơi lựachọn đề tài này thì chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cáchcó hệ thống về thừa kế theo di chúc dựa trên quy định của BLDS hiện nay.

Trước khi BLDS được ban hành, một số sinh viên chuyên ngành luật

đã thực hiện một số dé tài khoa học có liên quan đến thừa kế theo di chúc:Nguyễn Mạnh Hùng, sinh viên Đại học Pháp lý với đề tài: "Thừa kế theo dichúc ở Việt Nam hién nay", Vũ Thi hải Yến, sinh viên Đại học Luật với dé tài:

<small>att</small>"Mot số vấn dé cơ bản về thừa kế".

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Các cơng trình kể trên được thực hiện khi Nhà nước ta chưa ban hànhBLDS nên tất cả đều dựa chủ yếu vào Pháp lệnh thừa kế. Các cơng trình nàychưa giải quyết được bản chất pháp lý dân sự của di chúc, chưa nghiên cứumột cách hệ thống về hiệu lực của di chúc và hậu quả pháp lý của nó. Về cơbản, các luận văn đó chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu pháp luật.

Có một số cuốn sách nghiên cứu về thừa kế nói chung và chỉ với gócđộ của sách pháp luật thường thức như: "Câu hỏi và giải đáp pháp luật vềthừa kế” của luật sư Lê Kim Qué, "Hoi đáp về pháp luật thừa kế” của Trần

Hữu Biển và TS Dinh Văn Thanh.

Ngoài các tác giả và các cơng trình kể trên, cuốn: "Chế độ hơn sản và

thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam" của Nguyễn Mạnh Bách (nhà xuất bảnthành phố Hồ Chí Minh) cũng là một cơng trình khoa học có liên quan đếnvấn đề thừa kế theo di chúc. Trong cơng trình khoa hoc này, tác giả có dé cập

một cách khái lược đến thừa kế theo di chúc bằng một số trang viết nhưng lạidựa vào quy định của BLDS Cộng hòa Pháp, BLDS Bắc 1931, BLDS Trung

1936 và các án lệ đã được giải quyết trong chế độ cũ để so sánh với các quy

định trong Pháp lệnh thừa kế của nước ta.

Sau ngày BLDS được ban hành, nhiều người đã chọn vấn đề thừa kế

làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình nhưng chỉ về qui địnhchung hoặc về thừa kế theo pháp luật: Thạc sĩ Nguyễn Minh Tuấn với dé tài:"Những quy định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam";thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Bắc với đề tài: "Vấn đề thừa kế theo pháp luật ở ViệtNam"; thạc sĩ Dinh Thị Duy Thanh với đề tài: "Chế định thừa kế trong Bộ luật

dan sự Việt Nam"; thạc sĩ Chế Mỹ Phương Dai với đề tài: "Thừa kế theo pháp

luật trong Bộ luật dan sự Việt Nam"; thạc sĩ Nguyễn Thị Vĩnh với dé tài:"Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam".

Gần đây nhất, NCS Phùng Trung Tập đã bảo vệ thành công luận án

tiến sĩ Luật học với dé tài: "Thita kế theo pháp luật của công dân Việt Nam tit

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

năm 1945 đến nay". Nhưng như tên gọi của đề tài, cơng trình khoa học nàynghiên cứu về thừa kế theo pháp luật và chủ yếu là về góc độ lịch sử.

Cuốn "Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam" củaTS Nguyễn Ngọc Điện là một cơng trình khá chun sâu nhưng lại nghiên cứuvề thừa kế nói chung. Trong cơng trình khoa học này, tác giả có nghiên cứu về

thừa kế theo di chúc tại chương thứ hai với tiêu đề: Di chuyển di sản theo ý chí

nhưng chỉ là một phần nhỏ so với tồn bộ cơng trình.

Với tình hình trên, có thể nói rằng kể từ khi BLDS Việt Nam được banhành, dé tài: "Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự ViệtNam" là một cơng trình khoa học nghiên cứu riêng và chuyên sâu về thừa kếtheo di chúc và là một đề tài hoàn toàn độc lập, khơng có sự trùng lặp với bấtcứ một cơng trình nào của người khác. Tuy nhiên, để hồn thành đề tài này

chúng tơi có sử dụng mot số bài viết của mình đã được đăng trên các tap chí,

đồng thời có sử dụng và phát triển một số tư tưởng trong luận văn thạc sĩ mà

mình đã thực hiện trước đây.

3. Nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu của đề tai

Mục đích của dé tài là dựa trên cơ sở lý luạn để nghiên cứu các quyđịnh của luật thực định về thừa kế theo di chúc, tìm hiểu thực tiễn áp dụng luậtthực định để giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc trong hoạt động

xét xử của tịa án. Qua đó tìm ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để

nêu phương hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo di chúc.

Với mục đích trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến thừa kế theo di chúclàm cơ sở để nghiên cứu các phần tiếp theo của luận án. Với nhiệm vụ này,chúng tôi xây dựng các khái niệm khoa học về thừa kế, quyền thừa kế, thừa kế

theo luật, thừa kế theo di chúc, di chúc, người thừa kế theo di chúc v.v... Qua

đó phân tích để tìm ra mối liên hệ biện chứng và sự khác nhau giữa chúng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế theo di

chúc. Với nhiệm vụ này, luận án phân tích các quy định của BLDS, tìm hiểu

mục đích, cơ sở của các điều luật nhằm đưa ra cách hiểu điều luật mang tínhkhoa học và phù hợp với thực tiễn nhất. Luận án cũng tìm ra những bất cập,thiếu khoa học, thiếu chính xác trong quy định của pháp luật về thừa kế làmtiêu đề cho hướng hoàn thiện các quy định của BLDS.

- Tìm hiểu thực tiễn xét xử của ngành tòa án trong việc giải quyết các

tranh chấp về thừa kế theo di chúc để tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến

việc tranh chấp thừa kế theo di chúc trong thực tế.

- Đưa ra một số kiến nghị để xuất hướng sửa đổi, bổ sung và sắp xếp

lại các điều luật nhằm hoàn thiện quy định của BLDS về thừa kế theo di chúc.Luận án không nghiên cứu thừa kế nói chung mà chỉ tập trung làm rõnội dung của thừa kế theo di chúc trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chínhcủa thừa kế theo di chúc như: Điều kiện để được hưởng di sản theo di chúc,hiệu lực của di chúc, quyền định đoạt và những hạn chế đối với quyền địnhđoạt của người lập di chúc, phương thức xác định nghĩa vụ cho từng người

thừa kế, phương thức phân chia di sản theo di chúc. Tuy nhiên, trong quá trình

nghiên cứu những vấn đề trong thừa kế theo di chúc, chúng tôi có xem xét đến

một số qui định ở phần khác nếu có liên quan tới nội dung chính của đề tài,

tìm ra mối liên quan giữa các vấn đề đó để làm rõ thêm nội dung của vấn đềcần trình bày.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Pháp luật chỉ mang tính kha thi khi quy định của nó phù hợp với thựctiễn của đời sống xã hội. Khi pháp luật phù hợp sẽ tác động tích cực vào đờisống xã hội và định hướng cho xã hội phát triển, ngăn chặn và loại trừ các mặttiêu cực của xã hội. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa trênnguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để tìm ra mối

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, bởi chúng tôiluôn nhận thức rõ pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hộiđược hình thành từ một cơ sở hạ tầng nhất định, là tấm gương phản chiếu xãhội và ngược lại, xã hội là cơ sở thực tiễn của pháp luật.

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duyvật lịch sử, trong q trình nghiên cứu đề tài chúng tơi đã sử dụng phương

pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp

tổng hợp và kết hợp các phương pháp đó để đối chiếu và so sánh những quy

định mới của BLDS về thừa kế theo di chúc với những quy định trong các vănbản pháp luật trước đây, cũng như các quy định trong pháp luật một số nướctrên thế giới nhằm làm rõ sự tương đồng của pháp luật nước ta với luật phápquốc tế.

Trong q trình nghiên cứu chúng tơi cịn dựa vào lịch sử truyền

thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam để làm rõ các nét đặc thù

của pháp luật về thừa kế ở Việt Nam.

Mặt khác, chúng tôi cũng sử dụng các số liệu thống kê về thực tiễn xét

xử tranh chấp về thừa kế của ngành tòa án và khảo sát thực tế công tác xét xửtranh chấp về thừa kế theo di chúc của các Tòa án quận, huyện trong địa bàn

Hà Nội cũng như của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để nắm bắt tình hình

áp dụng các quy định về thừa kế theo di chúc của BLDS trong thực tiễn xét xử

của các cơ quan này.

5. Điểm mới của luận án

"Thừa kế theo di chúc” là một định chế pháp lý được quy định trong

các Bộ dân luật đã từng được ban hành ở Việt Nam trong chế độ cũ. Đồngthời, vấn đề thừa kế theo di chúc cũng đã được quy định trong các văn bảnpháp luật về thừa kế của nước ta trước đây. Tuy vậy, thừa kế theo di chúc đượcquy định trong BLDS có rất nhiều điểm mới so với quy định trong pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

trước đây. Vi vay, có thể nói rang, dé tai mà chúng tơi thực hiện là một cơngtrình đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên sâu về thừa kế theo di chúc theo quyđịnh của BLDS hiện hành. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã giảithích, đối chiếu giữa những quy định về thừa kế theo di chúc với các nguyên

tắc cơ bản cũng như các quy định khác của BLDS để tìm ra mối liên quan tổngthể của BLDS đồng thời đưa ra những tình huống mà BLDS chưa đề cập đếnđể lý giải và tìm ra biện pháp khắc phục và hoàn thiện những bất cập đó.

Luận án đã đưa ra được một số điểm mới sau đây:

- Tìm ra mối liên quan biện chứng giữa các phạm trù: Thừa kế và sởhữu; thừa kế và quyền thừa kế;

- Đưa ra quan điểm mới về quan hệ thừa kế và xác định tính đặc thùcủa quan hệ thừa kế so với các quan hệ pháp luật dân sự khác.

- Mối liên quan và sự khác nhau giữa thừa kế theo pháp luật với thừakế theo di chúc.

- Phân biệt người thừa kế theo luật với người thừa kế theo di chúc vàxác định điều kiện để được coi là người thừa kế theo luật khác với người thừa

kế theo di chúc.

- Đã đưa ra được một số khái niệm khoa học như: khái niệm ngườithừa kế theo di chúc; khái niệm di chúc; khái niệm thừa kế theo di chúc; thay

thế di chúc.

- Luận án cũng phân tích, nêu ra những bất cập trong quy định của

pháp luật và đưa ra nhiều kiến nghị khắc phục những bất cập đó nhằm hồn

thiện pháp luật về thừa kế theo di chúc.

6. Ý nghĩa khoa học của luận án

Những kết quả có được sau q trình thực hiện đề tài sẽ là tài liệu phục

vụ cho việc giảng dạy và học tập ở các trường đại học chuyên ngành luật,

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

đồng thời là tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho mọi cá nhân trong việc

lập di chúc cũng như trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự củamình về lĩnh vực thừa kế.

Những kiến nghị về phương hướng hoàn thiện mà chúng tôi đưa ratrong luận án là những đóng góp khoa học có ý nghĩa thiết thực cho việc sửa

đổi, bổ sung BLDS của Nhà nước ta.

Hướng lý giải cũng như biện pháp khắc phục đối với từng tình huống

cụ thể mà chúng tơi đã đưa ra trong luận án chắc chan sé có ý nghĩa thiết thựccho những người có thẩm quyền áp dụng luật để giải quyết các tranh chấp về

thừa kế.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm

3 chương, 8 tiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Chương I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ THEO DI CHUC

1.1. QUAN NIEM VỀ THỪA KẾ

Là một thực thể trong xã hội, con người không thể tồn tại và phát triển

nếu tách rời những cơ sở vật chất nhất định. Nói cách khác, con người khơng

thể sống khi khơng có tài sản để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu. Nếu tư liệutiêu dùng là phương tiện sinh hoạt, tư liệu sản xuất là phương tiện để thực hiện

các hoạt động sản xuất kinh doanh thì tài sản nói chung là phương tiện sống

của con người. Khi sống, con người khai thác công dụng của tài sản để thỏa

mãn cho nhu cầu của mình, khi chết, tài sản còn lại của họ được dịch chuyển

cho người cịn sống. Q trình dịch chuyển đó được gọi là thừa kế.

Nhìn nhận một cách tổng quan nhất thì "thừa kế là việc dịch chuyểntài sản của người đã chết cho người cịn sống". Về mặt ngữ nghĩa thì thừa kế làthừa hưởng một cách kế tục. Theo phương diện này, Từ điển tiếng Việt đãđịnh nghĩa: "Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho" [56]. Về mặt nội dungthì thừa kế là quá trình dich chuyển di san từ người chết cho người cịn sống.

Q trình dịch chuyển di sản của người đã chết cho người cịn sống

được hình thành ở bất cứ một xã hội nào và dĩ nhiên, khi chưa có nhà nước vàpháp luật, nó được thực hiện theo tập tục xã hội nên được gọi là thừa kế. Khi

nhà nước xuất hiện, bằng pháp luật, Nhà nước tác động đến quá trình dịchchuyển di sản nói trên, trong đó, quyền để lại di sản cũng như quyền hưởng disản của các chủ thể được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng phápluật nên từ đó, q trình dịch chuyển di sản được gọi là quyền thừa kế. Nói

cách khác, khái niệm quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý mà nội dung của

nó là xác định phạm vi các quyền, các nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực

<small>( |</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thừa kế. Quyền thừa kế chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội đã có nhà nước.Bên cạnh nội dung kinh tế, quyền thừa kế cịn bao hàm ý chí của Nhà nước.

Nghĩa là việc dịch chuyển di sản của người đã chết cho người cịn sống phải

hồn tồn tn thủ sự quy định của pháp luật.

1.1.1. Thừa kế và mối quan hệ giữa thừa kế với sở hữu

Theo Từ điển Tiếng Việt: "Thừa kế là hưởng của người chết để lại

cho” thì thừa kế được hiểu là sự tiếp nối giữa việc để lại di sản của người đã

chết với việc nhận di sản của người cịn sống. Qua đó chúng ta thấy rằng, thừakế bao giờ cũng là hệ luận của quyền sở hữu, có sở hữu mới có thừa kế. Thừakế và sở hữu là hai phạm trù kinh tế tồn tại song song trong mọi hình thái kinhtế xã hội. Trong phạm vi một chế độ xã hội, hai phạm trù này gắn bó chặt chẽvới nhau, mỗi phạm trù là tiền dé và cũng chính là hệ quả đối với nhau. Nếusở hữu là yếu tố đầu tiên để từ đó làm xuất hiện thừa kế thì đến lượt mình,

thừa kế lại là phương tiện để duy trì, củng cố và xác định quan hệ sở hữu.

Với tư cách là hệ luận của vấn đề sở hữu, thừa kế xuất hiện trong xãhội loài người như một hiện tượng tất yếu. Nếu quan hệ sở hữu cho thấy tàisản trong xã hội thuộc về ai, ai có quyền chiếm hữu thì thừa kế phản ánh quá

trình địch chuyển tài sản của người đó ra sao, nếu họ chết.

Với mối quan hệ biện chứng giữa thừa kế và sở hữu, chúng ta thấyrằng, khi nào xuất hiện vấn đề sở hữu thì khi đó đồng thời xuất hiện vấn đềthừa kế. Bất cứ chế độ xã hội nào cũng đều phải tồn tại trên một cơ sở kinh tếnhất định, nghĩa là sự tồn tại của xã hội bao giờ cũng phải dựa trên một chế độsở hữu. Vì vậy, sở hữu là một quan hệ tất yếu đối với sản xuất và do đó đối với

mọi xã hội. Trong một tác phẩm của mình, C. Mác đã chỉ ra rằng: "Bất cứ nền

sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên

trong một phạm vi, một hình thái xã hội nhất định và thơng qua hình thái đó”,

"Nơi nào khơng có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng khơng thể cósản xuất và do đó cũng khơng có một xã hội nào cả” [36 tr. 247].

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

được để phục vụ cho nhu cầu của mình. Nghĩa là vấn dé sở hữu xuất hiện ngay

từ thời kỳ đó. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó "chưa có sự phân biệt rõ rệt về kháiniệm "sở hữu” đối với tư liệu sản xuất và sức lao dong" [27, tr. 19].

Như chúng ta đã biết, cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là

chế độ sở hữu cộng đồng về tư liệu sản xuất và các sản phẩm lao động. Ở thời

kỳ này, tài sản mà con người chiếm hữu được chỉ là những công cụ lao độngthô sơ và chỉ là những vật phẩm của tự nhiên mà con người thu nhận đượcthông qua việc săn bắn, hái lượm. Mặt khác, sự nhận thức của con người trongthời kỳ này còn hết sức thấp kém.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ phát triển của

lực lượng sản xuất thấp kém, công cụ lao động thơ sơ, con người chưacó sự nhận thức đúng đắn về thiên nhiên và về bản thân mình, họln ln trong tình trạng mềm yếu, hoảng sợ và bất lực trước nhữngtai họa của thiên nhiên thường xuyên xảy ra, năng suất lao động

thấp... Trong những điều kiện và hồn cảnh đó, con người khơng thể

sống riêng biệt mà phải dựa vào nhau, cùng chung sống... [57, tr. 28].Từ đó, chế độ quần hơn đã tồn tại trong giai đoạn đầu của xã hội cộngsản nguyên thủy.

Sự tồn tại của chế độ quần hôn không cho phép xác định được ai là chacủa đứa trẻ sinh ra mà chỉ có thể biết được mẹ nó mà thơi. Vì thế, những đứatrẻ sinh ra chỉ theo dòng họ mẹ. Tập hợp những người cùng chung sống theohuyết tộc mẹ qua nhiều thế hệ đã hình thành những tổ chức thị tộc nhất định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Thị tộc là tế bào của xã hội và mỗi một tổ chức thị tộc đã dần dần trở thànhmột tổ chức lao động và sản xuất. "Với một nền sản xuất và tổ chức xã hộigiản đơn nên sở hữu trong thời kỳ nguyên thủy chỉ là một khái niệm để phảnánh mối quan hệ giữa con người với nhau trong việc chiếm hữu những vật

phẩm của tự nhiên mà họ thu giữ được" [59, tr. 148]. Tuy vậy, khi mà thông

qua vấn đề sở hữu có thể phân biệt được tài sản trong xã hội thuộc về ai, tổ

chức thị tộc nào thì từ đó cũng sẽ xuất hiện q trình dịch chuyển tài sản củangười đã chết cho người còn sống. Tất nhiên, sự chuyển dịch đó chỉ hồn tồn

theo những tập tục của thừa kế nguyên thủy, nghĩa là thừa kế trong thời kỳ này

hoàn toàn do phong tục tập quán của từng thị tộc quyết định. Khi nghiên cứu

về vấn dé này, Ph.Angghen đã viết:

Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào huyết tộc chỉ kể

về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy, người trong thị tộc

mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại

trong thị tộc, vì tài sản để lại khơng có giá trị lớn nên lâu nay trongthừa kế có lẽ người ta vẫn trao những tài sản đó cho những bà conthân thiết nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc vớingười mẹ [1, tr. 58].

Kể từ khi hình thái gia đình Punaluan xuất hiện, diện những người có

quan hệ tính giao đã được hạn chế hơn nhiều nhưng huyết tộc vẫn được xácđịnh về bên mẹ. "Tuy nhiên, bắt đầu từ lúc đó, nhóm ấy ngày càng do những

thiết chế, chúng khắc có tính chất xã hội, tơn giáo mà càng trở nên vững chắc

và ngày càng có những nét phân biệt với các thị tộc khác trong cùng một bộlạc” [1, tr. 65]. Mặt khác, trong các thị tộc này người phụ nữ chiếm một địa vị

quan trọng, là lao động chính và có vai trị vinh dự trong thi toc. Ho 1a thanh

viên của những người đứng đầu thi tộc. Dia vị của người phụ nữ lúc đó độclập, vững vàng và tính chất của thị tộc lúc này là thị tộc mẫu quyền. Tất nhiên,chúng ta khơng nói đến "quyền" theo nghĩa pháp lý mà đó chỉ là những quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

lực được tạo ra từ uy tín, địa vị. Chính vì vậy mà khi so sánh địa vị của ngườiphụ nữ dưới chế độ thị tộc mẫu quyền với địa vị của người phụ nữ trong xã hộivăn minh, Ph.Angghen đã viết: "Một bà trong thời đại văn minh được tơntrọng bề ngồi và xa lạ với một lao động thực sự thì lại chiếm một địa vị xãhội thấp hơn rất nhiều so với địa vị xã hội của người đàn bà thời dã man làngười phải cực nhọc nhưng được nhân dân coi là một bà thật sự” [1, tr. 76-77].

Bằng việc chỉ ra một cách khái quát về tính chất của chế độ thị tộc

mẫu hệ, chúng ta thấy rõ thừa kế trong thời kỳ này là sự chuyển dịch tài sản

của người q cố sang người cịn sống khác nhưng khơng được vượt khỏiphạm vi một thị tộc. Trong phạm vi đó, người được giao tài sản phải là ngườicó quan hệ thân thiết nhất với người đã chết và sự thân thiết này được xác địnhtrên cơ sở huyết thống mẫu hệ. Như vậy, thừa kế trong thời kỳ này chỉ là mộttập tục xã hội thuần túy.

Ở giai đoạn tiếp thco, qua quá trình lao động sẵn xuất với những kinh

nghiệm đã được tích lũy, trình độ lao động của con người dần dân được nâng

cao, nền kinh tế ngày càng phát triển nên đã xuất hiện nhiều ngành nghề khácnhau. Người đàn ông bắt đầu đảm nhiệm những công việc chính với hiệu suấtlao động cao, tạo ra được của cải dư thừa. Trong khi đó người đàn bà vẫn chỉlàm các công việc cũ với hiệu suất lao động thấp. Bắt đầu từ đó địa vị của

người đàn bà ngày càng lu mờ. Mặt khác, do sự tác động của sự phát triểnkinh tế mà những quan hệ hôn nhân cũng thay đổi. Sự phát triển về mọi mặt

của thị tộc đã đến lúc không cho phép sự tồn tại của chế độ quần hôn. Chế độhôn nhân với hình thái gia đình đối ngẫu đã xuất hiện thay cho hình thái giađình Punaluan, nghĩa là ở thời kỳ này, chế độ quần hôn đã bị chế độ gia đìnhcap đơi thay thế. Đó là hình thái hơn nhân mà trong đó một người đàn ơng

sống với một người đàn bà. Chế độ hôn nhân này đã tạo ra các điều kiện đủ đểxác định ai là cha của đứa trẻ sinh ra, mà theo Ph.Angghen: "Con xác thực

hơn nhiều so với những người cha thời nay" [I, tr. 86] (thời tư bản chủ nghĩa).

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Sự biến đổi quan trọng trên đã chuyển từ chế độ mẫu hệ thành chế độ phụ hệ,và: "thé là huyết tộc theo họ me và quyền thừa kế mẹ bị xóa bỏ, huyết tộc theohọ cha và quyền thừa kế cha được xác lập" [1, tr. 87].

Như vậy, ngay từ chế độ cộng sản nguyên thủy đã hình thành vấn đềthừa kế. Sự phát triển kinh tế xã hội làm cho các quan hệ sở hữu thay đổi kéo

theo sự thay đổi bản chất về thừa kế. Vì vậy, có thể nói rằng thừa kế là một

hiện tượng xã hội tất yếu xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu mà nội dungkinh tế của nó chính là sự phản ánh quá trình dịch chuyển tài sản từ những

người đã chết sang những người còn sống khác.

1.1.2. Quyền thừa kế và mối quan hệ giữa quyền thừa kế với quyềnsở hữu

Trong tiến trình phát triển của xã hội lồi người, sự xuất hiện chế độ

hơn nhân với hình thái gia đình đối ngẫu làm cho kinh tế gia đình đã trở thànhmột đơn vị kinh tế độc lập trong thị tộc, khơng cịn phụ thuộc vào thị tộc vàcuối cùng làm tan rã thị tộc.

Ở thời kỳ này gia đình phát triển sang một hình thức mới hơn

(Angghen gọi là hình thức trung gian trong bước chuyển từ chế độ hôn nhân

đối ngẫu sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng), trong đó mọi quyền lựcthuộc về người chồng, với tư cách là gia trưởng nên tất cả tài sản trong gia

đình thuộc sở hữu của người chồng, và sở hữu của "gia đình cá thể đã tre

thành một lực lượng đang de dọa xã hội” [1, tr. 89].

Xét rộng ra, đo sự phân công lao động, ở thời kỳ này xã hội đã cónhiều biến đổi sâu sắc. Cùng với sự phân công lao động xã hội, chăn nuôi và

trồng trọt ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày một nâng cao đã xuấthiện sự dư thừa sản phẩm. Q trình phân hóa của cải trong xã hội được hình

thành và dẫn đến sự phân biệt kẻ giàu người nghèo trong xã hội. Những ngườicó quyền hành trong thị tộc, bộ lạc tìm mọi thủ đoạn để chiếm hữu số của cải

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

dư thừa đó làm của riêng. Chế độ tư hữu xuất hiện và từ đó chế độ thị tộc, chế

độ cộng sản nguyên thủy dần dần bị phá vỡ và hoàn toàn tan rã nhường chỗ

cho một chế độ xã hội mà trong đó đã có sự phân hóa giai cấp.

Nếu trước đây tổ chức thị tộc đã sinh ra từ một xã hội không biết đếnmâu thuẫn nội tại, trong đó mọi thành viên xã hội hầu như hồn tồn "hịa tan”vào cuộc sống cộng đồng thì xã hội mới ra đời đã có sự phân chia giai cấp.trong đó các giai cấp có quyền lợi đối lập nhau, "luôn luôn mâu thuẫn và đấutranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình" [57, tr. 38]. Trước

bối cảnh đó, di nhiên tổ chức thị tộc trở thành bất lực trước xã hội, không thể

phù hợp được nữa. Lúc này, "xã hội đó địi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức

để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng lắm là để

cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thứcgọi là hợp pháp. Tổ chức đó là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện" [57, tr. 38].

Khi chưa xuất hiện nhà nước, thừa kế được dịch chuyển theo phong tục

tập quán thì khi nhà nước xuất hiện, quá trình dịch chuyển tài sản từ một người

đã chết cho người cịn sống đã có sự tác động bằng ý chí của nhà nước. Giai cấpthống trị thơng qua quyền lực nhà nước để áp dụng các phương pháp cưỡng chế

nhằm tác động đến các quan hệ xã hội làm cho các quan hệ đó phát sinh, phát

triển theo hướng có lợi cho giai cấp mình. Nghĩa là khi có nhà nước thì mọi

quan hệ cũng như mọi sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội đều được pháp luậtđiều chỉnh. Thừa kế trong xã hội đã có nhà nước cũng khơng nằm ngồi sựđiều chỉnh của pháp luật. Vì thế, có thể nói rằng khái niệm quyền thừa kế đượcxuất hiện và chỉ xuất hiện chừng nào có sự xuất hiện nhà nước và pháp luật.

Nhu vay, nếu thừa kế phát sinh ngay cả khi xã hội chưa phân chia giai

cấp, chưa có nhà nước và pháp luật thì khái niệm quyền thừa kế chỉ ra đời vàtồn tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp và có nhà nước. Bằng việc banhành các văn bản pháp luật, nhà nước qui định quyền để lại thừa kế và nhận

thừa kế của các chủ thể, qui định trình tự và các điều kiện dịch chuyển tài sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

cũng như qui định các phương thức dịch chuyển tài sản từ người đã chết sangnhững người còn sống khác. Tuy nhiên, mỗi một chế độ xã hội khác nhau sẽcó sự khác nhau trong quy định về quyền thừa kế. Tham chí ngay trong mộtchế độ xã hội nhưng ở từng giai đoạn khác nhau sự quy định này cũng có thểkhác nhau. Điều đó có nghĩa rằng chế độ thừa kế phụ thuộc vào từng giai đoạn

phát triển kinh tế, xã hội của một nhà nước và đặc biệt là do chế độ sở hữu

quyết định. Vì vậy, trong mỗi chế độ xã hội, chế độ thừa kế thường tồn tại một

cách tương ứng với chế độ sở hữu.

Tất cả sự quy định của nhà nước nhằm tác động, điều chỉnh quá trình

dịch chuyển tài sản từ một người đã chết sang người còn sống sẽ hình thành

khái niệm quyền thừa kế theo nghĩa khách quan của nó:

Quyền thừa kế là một chế định của ngành luật dân sự bao gồm mộttổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh q trìnhdịch chuyển những lợi ích vật chất từ người chết cho những người còn sống.

Việc ghi nhận và xác định các quyền, nghĩa vụ nói trên khơng phải

hồn tồn do ý chí chủ quan tuyệt đối của giai cấp lãnh đạo xã hội, dù rằngpháp luật là ý chí của giai cấp đó. Bằng ý chí chủ quan của mình trên co sodựa vào điều kiện vật chất của xã hội, Nhà nước ta đã ghi nhận các quyền

cũng như xác định các nghĩa vụ trong lính vực thừa kế cho các cá nhân và các

chủ thể khác. Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào cũng phải xuất phát từ cơ sở

kinh tế, phù hợp với thực tế khách quan và do cơ sở kinh tế của xã hội quyết

định, khi chế độ kinh tế thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong quy

định của pháp luật. Dù rằng pháp luật là ý chí của Nhà nước (do Nhà nước đặtra) nhưng nó vẫn mang tính khách quan, vì vậy, khi xem xét quyền thừa kếdưới góc độ một chế định pháp luật thì có nghĩa là xem xét, nhìn nhận ởphương diện khách quan.

Ngồi ra, quyền thừa kế cịn được xem xét ở một phương diện khác,

phương diện chủ quan. Nhìn nhận theo phương diện này thì quyền thừa kế là

- THƯ VIÊN

<small>TRƯỜNG ĐẠI HOCLUẬT HÀ NỘIPHONG GV _ 4 AL</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

quyền năng cụ thể của mỗi một cá nhân trong việc để lại thừa kế và nhận di

sản thừa kế. Đó là những khả năng mà các chủ thể được phép xử sự theo quyđịnh của pháp luật như: được để lại thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phảituân thủ những yêu cầu gì, ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào thì bịtước quyền hưởng di sản, người lập di chúc có những quyền năng gì v.v...Trong thừa kế, các chủ thể chủ động hiện thực hóa những quyền năng màpháp luật quy định để biến các quyển đó thành những quyền dân sự cụ thể,

qua đó đáp ứng như cầu và thực hiện lợi ích cho chính mình.

Vì vậy, quyền thừa kế theo phương diện khách quan (pháp luật) là điều

kiện tiên quyết đối với quyền thừa kế ở phương diện chủ quan. Nghĩa là cá

nhân (chủ thể) có được những quyền gì, phải gánh vác những nghĩa vụ gì

trong lĩnh vực thừa kế trước hết là do pháp luật quy định.

Như đã phân tích ở phần đầu, các quan hệ sở hữu, cũng như thừa kếlúc đầu tồn tại một cách khách quan với ý nghĩa là phạm trù kinh tế nhưng khichúng tồn tại trong một xã hội đã có nhà nước thì trong những quan hệ ấy, các

chủ thể đã bị ràng buộc bởi các quy phạm pháp luật, ý chí của nhà nước đã tác

động đến chúng thông qua pháp luật.

Nếu sở hữu và thừa kế là hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau, songsong tồn tại bên nhau thì quyền sở hữu với quyền thừa kế cũng có mối quan hệhết sức mật thiết đốt với nhau. Từ chỗ pháp luật quy định chế độ sở hữu về tàisản của cá nhân và theo đó, cá nhân có được các quyền năng đối với tài sảncủa mình thì dựa theo đó pháp luật quy định cho họ những quyền năng tronglĩnh vực thừa kế. Hay nói cách khác, pháp luật về sở hữu là cơ sở cho việc banhành các văn bản pháp luật về thừa kế. Vì vậy, quyền thừa kế ln mang mộtbản chất giai cấp sâu sắc, nó ln là phương tiện để duy trì, củng cố quyền sởhữu ở những xã hội mà chính bản thân nó đang tồn tại. Nghĩa là, với mỗi mộtchế độ xã hội khác nhau, thông qua pháp luật, nhà nước quy định một chếđịnh thừa kế, coi nó là một phương tiện để bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

cũng như quyền lợi của giai cấp lãnh đạo xã hội. Ban than thừa kế không tạonên quyền thống trị cho giai cấp thống trị, "Thừa kế không sáng tạo ra khảnăng chuyển thành quả lao động từ một người này sang túi người khác, thừa

kế chỉ quan hệ đến sự thay đổi những người có khả nang đó" [1, tr. 97]. Tuy

nhiên, thừa kế là một trong những phương tiện để duy trì quyền thống trị.

Ở các nhà nước mà cơ sở kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản

xuất thì pháp luật về thừa kế là một trong những công cụ pháp lý quan trọngmà giai cấp thống trị sử dụng để duy trì và củng cố địa vị thống trị của mình.

Chẳng hạn, trong Nhà nước chủ nô, quyền để lại thừa kế về nô lệ, quyền nhận

thừa kế đối với nô lệ của những người trong giai cấp chủ nô là việc dịch

chuyển lại sự sở hữu của những người trong giai cấp này đối với những "cơngcụ biết nói" và cũng chính là truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì sự áp

bức bóc lột của giai cấp chủ nô đối với nô lệ. Tương tự như vậy, ở các kiểu

Nhà nước phong kiến và Nhà nước tư sản, giai cấp bóc lột sở hữu những tư

liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì di sản của họ để lại cho con cháu cũng là

những tài sản ấy. Và vì thế thừa kế là việc thay đổi kẻ thống trị này bằng kẻ

thống trị khác trong cùng một giai cấp.

Ở nước ta, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất quan trọng, cá

nhân sở hữu chủ yếu là tư liệu tiêu dùng, nếu là tư liệu sản xuất thì chỉ là

những tư liệu sản xuất thông thường. Những tư liệu sản xuất quan trọng như

"đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi Ởvùng biển, thềm lục địa và vùng trời" [22, D.17] đã thuộc về sở hữu của tồnthể nhân dan lao động nên khơng trở thành đối tượng thừa kế. Vì vay, pháp luật

thừa kế ở nước ta, trước hết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thànhquả lao động của bản thân họ được tơn trọng, khi họ chết, thành quả đó được

chuyển sang cho những người thừa kế của họ. Mặt khác, quyền thừa kế ở nướcta là một trong những phương tiện để củng cố và phát triển các quan hệ hôn nhângia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong lĩnh vực thừa kế,

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

qua đó góp phần bảo đảm quyền sở hữu chính đáng của mọi cá nhân trong xã

hội. Bằng các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong BLDS, pháp luật về thừa

kế ở nước ta bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi người lao động trên cơ sở bảo vệ

lợi ích chung của tồn xã hội, xóa bỏ tàn tích mà chế độ thừa kế của thực dân

phong kiến đã để lại hàng bao đời nay, nâng cao ý thức pháp luật cho mỗi ngườidân trong lĩnh vực thừa kế nói riêng cũng như trong đời sống xã hội nói chung.

Quyền thừa kế của cá nhân đã được Điều 634 BLDS của nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1.7.1996 (từ đây xin được

viết tat là BLDS) quy định như sau: "Cá nhân có quyên lập di chúc để định

đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo phápluật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Bằng việc quy định trên, pháp luật nước ta tôn trọng quyền tự định

đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trướckhi chết, họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ được

thể hiện trong di chúc đã lập. Trong những trường hợp vì một lý do nào đó màdi sản của họ không được dịch chuyển theo di chúc, thì di sản của người đó

được dịch chuyển cho những người có quan hệ hơn nhân, gia đình thân thích

nhất đối với họ. Sự quy định này chính là việc pháp luật phỏng đoán mong

muốn của người chết trong việc dịch chuyển tài sản mà họ để lại cho những ai.

Như vậy, tại điều luật trên, BLDS của nước ta trước hết ghi nhận quyền

để lại thừa kế của cá nhân. Việc để lại thừa kế đó do cá nhân định đoạt bằng ýchí trước lúc chết. Nếu người đó khơng thể hiện ý chí để định đoạt tài sản

hoặc sự định đoạt đó khơng phù hợp với u cầu của pháp luật thì di sản củahọ sẽ được phân chia theo pháp luật. Bên cạnh quyền để lại thừa kế, việchưởng di sản thừa kế cũng là một quyền năng mà pháp luật đã quy định chobất kỳ một cá nhân nào. Cho nên việc để lại thừa kế, việc nhận di sản thừa kếlà hai phạm trù khác nhau, là hai mặt đối lập nhưng lại cùng thống nhất với

nhau, là hai yếu tố cấu thành nên khái niệm quyền thừa kế. Hai yếu tố này liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

hệ mật thiết với nhau để qua đó phan ánh quá trình dich chuyển tài sản của

người đã chết sang những người cịn sống khác.

Q trình dịch chuyển tài sản từ một người đã chết cho người còn sống

được gọi là quan hệ thừa kế. Tương tự như vậy, quá trình dich chuyển tài sản

từ một người đã chết cho người cịn sống khi đã có sự tác động của pháp luật

được gọi là quan hệ pháp luật về thừa kế. Cách gọi này xuất phát từ quan điểm

cho rằng, đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ có thể là các quan hệ xã hội.Thừa kế được pháp luật điều chỉnh nên nó phải là một quan hệ xã hội. Đó làmối quan hệ giữa hai bên chủ thể, một bên là người để lại di sản và một bên làngười nhận đi sản thừa kế. Tuy nhiên, thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự

khá đặc biệt bởi lẽ, thừa kế chỉ hình thành khi một bên chủ thể (người để lại

thừa kế) đã chết.

Tính đặc biệt của quan hệ thừa kế thể hiện ở những điểm sau đây:

Thứ nhất, trong một tác phẩm của mình, C. Mác đã viết: "Xã hộibất cứ dưới hình thức nào - là gì? Nó là sự tác động lẫn nhau giữa người và

người" [34, tr. 450]. Luận điểm này của C.Mác đã chỉ cho chúng ta thấy rằng,xã hội vốn là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người.

Mặt khác, xã hội bao giờ cũng được định dạng thông qua hành vi xử

sự của con người hiện tại và sự điều chỉnh của pháp luật thực chất là điềuchỉnh hành vi của các chủ thể hiện hữu, đang sống để hướng cho họ có xử sựchuẩn mực khi tham gia các quan hệ pháp luật. Nói đến xã hội là nói đến sựcấu thành bởi những con người cụ thể - những cá nhân sống. Vì thế, nếu quan

hệ xã hội là quan hệ giữa người với người thì phải là mối quan hệ giữa những

người đang sống. Với một người đã chết, người ta chỉ có thé nói rằng người đóđã từng tham gia quan hệ này hay quan hệ khác mà tuyệt nhiên khơng thể nói

người đã chết đang tham gia một quan hệ nào đó. Thơng thường, mọi quan hệ

pháp luật đều thể hiện rõ tính chất này. Tuy nhiên, khi quan hệ thừa kế hình

thành thì một bên chủ thể của nó (người để lại thừa kế) lại khơng còn tồn tại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Vi vậy, pháp luật điều chỉnh hành vi của người này trong quan hệ thừa kếchính là điều chỉnh các hành vi khi họ còn sống.

Thứ hai, "để tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự

nói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp

luật và năng lực hành vi" [59, tr. 52]. Mặt khác, tại khoản 3 Điều 16 BLDS đã

xác định: "Năng lực pháp luật của cá nhân chấm dứt khi người đó chết". Trongcác quan hệ pháp luật dân sự khác, tư cách chủ thể được xác định khi họ thamgia quan hệ đó. Tuy nhiên, trong quan hệ thừa kế, tư cách chủ thể của người

để lại di sản được xác định khi họ còn sống.

Thứ ba, trong khoa học pháp luật dân sự, người ta thường dựa vào những

tiêu chí khác nhau để phân chia quan hệ pháp luật dân sự thành các loại:

- Nếu dựa vào tính xác định của chủ thể mang quyền và chủ thể mang

nghĩa vụ thi quan hệ pháp luật dân sự được phân thành quan hệ pháp luật dânsự tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân sự tương đối. Quan hệ pháp luật dân sự

tuyệt đối là quan hệ mà trong đó chỉ xác định được chủ thể mang quyền, tất cả

các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ. Quan hệ pháp luật dân sự tươngđối là quan hệ mà trong đó, tương ứng với chủ thể mang quyền đã được xácđịnh cụ thể là chủ thể mang nghĩa vụ cũng đã được xác định cụ thể, theo đóquyền của chủ thể bên này là nghĩa vụ của chủ thể bên kia và ngược lại. Như

vậy, theo cách phân loại trên thì sẽ khó xếp quan hệ pháp luật về thừa kế vàonhóm quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối hay tương đối. Bởi lẽ trong quan hệ

pháp luật về thừa kế bao giờ cũng đã xác định được cả hai bên chủ thể nên

không thể xếp nó vào nhóm các quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối được. Mặt

khác, trong quan hệ này không có sự tương ứng đối lập nhau về quyền, nghĩa

vụ giữa các bên chủ thể nên cũng không thể xếp nó vào nhóm các quan hệ

pháp luật dân sự tương đối.

- Nếu dựa vào cách thức thực hiện quyền dân sự của thể mang quyền

thì quan hệ pháp luật dân sự được phân chia thành quan hệ vật quyền và quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

hệ trái quyền. Quan hệ vật quyền là quan hệ pháp luật dân sự mà trong đó,quyền của chủ thể liên quan đến một vật nhất định và bằng hành vi của mình,chủ thể mang quyền tác động trực tiếp đến vật để thực hiện quyền dân sự củamình mà hồn tồn khơng phụ thuộc vào hành vi của người khác. Ví dụ: quanhệ pháp luật về sở hữu được coi là quan hệ vật quyền vì trong đó khi thực hiện

quyền dân sự của mình, chủ sở hữu (chủ thé mang quyền) bằng chính hành vicủa mình tác động trực tiếp đến vật để thực hiện việc chiếm hữu, việc sử dụng

và định đoạt tài sản của mình. Quan hệ trái quyền là quan hệ pháp luật dân sự

mà trong đó, quyền của chủ thể bên này muốn được thực hiện phải thông qua

hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Ví dụ: quan hệ nghĩa vụ vay nợ đượccoi là một quan hệ trái quyền vì quyền thu hồi nợ của bên cho vay chỉ được

thực hiện chừng nào bên vay thực hiện hành vi trả nợ.

Theo cách phân loại trên thì quan hệ pháp luật về thừa kế cũng khó có

thể xếp vào nhóm quan hệ nào. Trước hết, khơng thể xếp nó vào nhóm các quan

hệ trái quyền vì quyền nhận tài sản của người thừa kế hồn tồn khơng phụ thuộc

vào hành vi của người để lại di sản, càng khơng thể thơng qua hành vị của người

đó được vì quyền nhận di sản chỉ xuất hiện khi người để lại di sản đã chết.Mặt khác, cũng không thể xếp quan hệ thừa kế vào nhóm các quan hệ vật

quyền được bởi người thừa kế không thể tác động đến tài sản của người để lại

di sản nếu ở họ chưa xuất hiện quyền nhận di sản. Kể từ khi họ có quyền nhậndi sản thì di sản đó đã thuộc sở hữu của ho và khi họ bằng hành vi của mình

tác động trực tiếp đến di sản chính là việc họ đang thực hiện quyền của một

chủ sở hữu để chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chính mình. Thừa

kế chỉ là hệ luận của một quan hệ vật quyền và từ đó tạo ra một quan hệ vậtquyền khác. Bởi lẽ, như đã nói ở phần trước, thừa kế chi là sự tiếp nối giữa

việc để lại tài sản và việc nhận tài sản mà việc để lại tài sản của người đã chết

(dù có di chúc hay khơng) thì về bản chất, đều là quyền định đoạt tài sản củamột chủ sở hữu. Việc nhận di sản chính là việc người thừa kế tiếp nhận sựđịnh đoạt của người để lại thừa kế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Như vậy, nếu là một quan hệ pháp luật dân sự thì nó phải thuộc hoặc

nhóm này hoặc nhóm kia theo các cách phân loại trên. Trong khi về mặt lý luận,

không thể xếp quan hệ thừa kế vào bất kỳ một nhóm nào bởi quan hệ pháp luật

thừa kế có tính chất hết sức đặc biệt so với các quan hệ pháp luật dân sự khác.

1.2. THỪA KẾ THEO DI CHÚC

1.2.1. Khái niệm

Xét trong mối liên hệ biện chứng giữa sở hữu và thừa kế thì thừa kếvừa là hệ luận vừa là cơ sở của sở hữu. Nếu sở hữu là phương tiện để xác định

tài sản nào thuộc về ai và phạm vi quyền của họ đối với tài sản đó thì thừa kế

là phương tiện để xác định phương thức dịch chuyển tài san từ người này sang

người khác khi người có tài sản (chủ sở hữu) chết. Nói cách khác, thừa kế là

phương tiện để duy trì quyền sở hữu. Tuy nhiên, với vai trị của mình, thừa kếchỉ là bước trung gian trong sự tiếp nối quyền sở hữu tài sản giữa một chủ sởhữu trước đó (người để lại di sản) với một chủ sở hữu mới (người nhận đi sản).

Về mặt tâm lý, cá nhân chỉ cảm thấy được thỏa mãn nếu

quyền sở hữu vẫn tiếp tục tồn tại sau khi chủ sở hữu chết. Giả sửphải đối mặt với một viễn cảnh giao trả tài sản của mình cho nhànước (hoặc một thiết chế cơng cộng nào đó bất kỳ) sau khi chết, chủsở hữu sẽ khơng có lợi ích để chăm sóc tài sản ấy: giống như mộtngười chỉ có quyền hưởng hoa lợi trọn đời, chủ sở hữu, khi đó sẽlười đầu tư, nhưng lại tiêu dùng một cách tham lam. Công nhận

quyền sở hữu được để lại thừa kế sẽ có tác dụng kích thích sự quản

lý năng động của một người được cổ vũ bởi niềm tin rằng sự nghiệpcủa mình sẽ được kế tục bởi những người mình yêu thương.

Quyền sở hữu, bởi vậy, chỉ hồn thành được vai trị động

lực phát triển kinh tế nếu nó chuyển giao được bằng con đường thừa

kế [19, tr. 13].

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Khi một người chết để lại tài sản thì việc dịch chuyển tài sản ấy chongười còn sống theo phương thức thừa kế nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tốvà cơ bản, sẽ phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của xã hội mà thừa kế đang tồntại. Thừa kế nói chung là quá trình dịch chuyển di sản từ người đã chết cho

người cịn sống. Nếu q trình dịch chuyển này được thực hiện dựa trên ý chícủa người đã chết thể hiện trong di chúc mà họ để lại sẽ được gọi là: Thừa kế

theo di chúc. Mặt khác, nếu sự dịch chuyển trên được thực hiện "Theo hàngthừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật qui định" [2, D. 677] sẽđược gọi là: Thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, thừa kế theo di chúc là quá trình dịch chuyển di sản củangười chết cho người còn sống theo sự định đoạt tự nguyện của người để lại disản đã được thể hiện trong một di chúc có hiệu lực pháp luật.

Từ trên có thể thấy rằng, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

đều là các phương thức dịch chuyển di sản mà pháp luật đã quy định, giữachúng có sự tương đồng và ngược lại, cũng có nhiều điểm khác biệt. Tính

tương đồng thể hiện ở chổ: việc dịch chuyển di san từ người chết sang người

còn sống theo phương thức nào đều do luật qui định. Nói cách khác, phải dựavào quy định của pháp luật mới xác định được di sản của người chết được dịch

chuyển theo di chúc hay dịch chuyển theo pháp luật...

Theo quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế ở Việt Nam thì thừa

kế theo pháp luật chỉ được áp dung để dịch chuyển di sản của người đã chết

cho người còn sống trong những trường hợp đã được qui định cụ thể trong

Dié 678, BLDS. Với hai phương thức dịch chuyển di sản thì pháp luật nước talr ưu tiên phương thức dịch chuyển theo di chúc với nguyên tắc di san của

ngươi chết luôn được phân chia cho những người thừa kế theo dị chúc mà

người có tài sản để lại, chỉ phân chia theo pháp luật nếu người có tài sản khơngđể l:i di chúc hoặc có để lại nhưng di chúc khơng có hiệu lực. Ngun tắc trênchứng tỏ rằng pháp luật luôn tôn trọng quyền tự do cá nhân của người để lại di

<sub>ong quy L4 :</sub>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

sản, pháp luật ln dành cho người có tài sản được quyền tự do ý chí trong việclựa chọn và chỉ định người thừa kế hưởng di sản của mình cũng như việc phânchia di sản và cách thức phân chia di sản. Tuy nhiên, sự tự do ý chí của cá nhântrong mọi trường hợp đều có giới hạn. Bên cạnh việc tôn trọng tự do ý chí củacá nhân, pháp luật bao giờ cũng hướng tới việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của các chủ thể khác. Đặc biệt, pháp luật về thừa kế cho phép các cá nhân tự

đo ý chí trong việc định đoạt tài sản của mình nhưng cũng ln hướng tới việc

bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên khác trong gia đình của họ. Vì

thế, trước khi chết người để lại di sản được tự do ý chí để định đoạt tài sản của

mình nhưng "khơng được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơngcộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác" [2, D.2]. Có thể nói rằng, thừa

kế theo di chúc là việc pháp luật thừa nhận ý chí của người để lại di sản về việc

định đoạt tài sản của họ nên thừa kế theo di chúc cũng chính là sự quy địnhcủa pháp luật thì thừa kế theo pháp luật là việc pháp luật phỏng đốn ý chí củangười để lại di sản về việc dịch chuyển di sản của họ cho người thừa kế trongtrường hợp người để lại di sản chưa thể hiện ý chí của họ hoặc ý chí đó khơng

phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội nên ở một góc độ nhất định thì thừa kếtheo pháp luật cũng là dich chuyển di sản theo ý chí của người để lại thừa kế.

Bên cạnh sự tương đồng nói trên, thừa kế theo di chúc và thừa kế theopháp luật cũng có nhiều điểm khác biệt: trong thừa kế theo di chúc thì dịchchuyển di sản là theo ý chí đích thực, tự nguyện của người để lại thừa kế đượcthể hiện rõ trong di chúc của họ. Vì thế, người thừa kế là ai, họ được hưởng

bao nhiêu di sản, hưởng như thế nào và khi nào được hưởng di sản là những

điều không thể xác định trước cho mọi trường hợp theo một khuôn mẫu nhấtđịnh được. Ngược lại, trong thừa kế theo pháp luật thì dich chuyển di sản là

theo quy định của pháp luật trên cơ sở phỏng đoán mong muốn chung của

những người để lại di sản. Vì thế, người thừa kế và kỷ phần di sản mà mỗi

người được hưởng đã được xác định trước theo một khuôn mẫu thống nhất cho

mọi trường hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Thừa kế theo di chúc có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.Theo nghĩa khách quan: Thừa kế theo di chúc là sự quy định của pháp luật để

điều chỉnh quá trình dịch chuyển di sản của một người đã chết cho những

người khác theo ý chí đã được thể hiện trong di chúc mà người đó để lại.

Theo nghĩa chủ quan thì thừa kế theo di chúc là sự dich chuyển di sảncủa người đã chết cho những người khác theo ý chí mà người để lại di sản đã

xác định trong di chúc.

Như vậy, hiểu theo nghĩa tổng quan nhất thì thừa kế theo di chúc là sự

dung hịa hai khái niệm theo hai góc độ nói trên. Trước hết, đó là sự quy định

của pháp luật nhằm xác định khi nào thì việc dịch chuyển di sản của một

người đã chết cho người còn sống sẽ được thực hiện theo dị chúc. Sau nữa,

việc thực hiện thừa kế theo di chúc phải tuân theo ý chí của người để lại di

sam, nếu ý chí đó đã phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

Trên phương diện sở hữu, quyền định đoạt tài sản của người có di sản

ln luôn được pháp luật tôn trọng và bảo đảm. Trên phương diện đạo đức và

sự ràng buộc về nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình, quyền định đoạttài sản của người để lại thừa kế bị pháp luật hạn chế trong những trường hợpnhất định. Người có di sản chỉ có thể chuyển địch tồn bộ di sản của mình cho

một người khác theo ý chí của mình mà không bị pháp luật can thiệp (hạnchế) trong những trường hợp họ khơng cịn người mà họ có nghĩa vụ thương

yêu và nuôi dưỡng.

1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của di chúc

Thuật ngữ di chúc đã được đề cập và sử dụng nhiều trong đời sống nên `

từ lâu, đã trở thành một vấn đề hết sức quen thuộc đối với nhân dân ta. Tuy |

vậy, nó thường chỉ được hiểu một cách đơn giản, truyền thống: "Di chúc là sự

dặn lại của một người trước lúc chết với những người khác về những việc cần,

làm, nên làm” [64, tr. 254].

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Cấu trúc làng xã Việt Nam từ xa xưa đã hình thành những cộng đồngdân cư gắn bó với nhau từ đời này qua đời khác. Những người trong cùng mộtlàng, xã quá quen thuộc nhau khơng chỉ về gia cảnh, tính tình của những ngườihiện tại mà còn biết rất rõ về cội nguồn của nhau. Với kết cấu bền vững, lâuđời đó, con người Việt Nam truyền thống ln lấy chữ "tín" làm đầu trong ứngxử đối với nhau. Người ta trọng cái tâm, cái nghĩa, cái tình hơn là chú ý vào sự

chắc chắn của các chứng cứ. Vì vậy, trong giao lưu dân sự, đa phần người ta

không quan tâm đến các giấy tờ giao kèo với ý nghĩa là bằng cứ pháp lý, bởilẽ theo họ, khơng có gì đảm bảo hơn là lòng tin đối với nhau. Từ lòng tin ấymà hầu hết các quan hệ xảy ra trong cuộc sống đều được ứng xử theo tâm,theo nghĩa, theo tình. Người ta cho nhau vay mượn, dù ít hay nhiều, đến hẹnngười vay sé trả, ít khi có chuyện thất hứa, lật quyt nhau. Tham chí, ngay cảviệc mua bán các tài sản lớn như nhà cửa, nhiều khi người ta cũng không nghĩđến giấy tờ khế ước. Khi có nhu cầu, thường là hai bên bàn bạc với nhau về

giá cả và theo đó, người bán nhận tiền, người mua cứ thế sử dụng những thứ

mình đã mua mà không hề băn khoăn lo lắng.

Với lối ứng xử như vậy, người nông dân Việt Nam xưa kia đã dùng

tình cảm, tâm linh để điều chỉnh các mối quan hệ. Người ta sợ dư luận của

cộng đồng, sợ sự phán xét của lương tâm, sợ món nợ ác giả, ác báo giữa kiếptrước, kiếp sau nên không dám lừa lọc, phản lật nhau.

Trong quan hệ giữa các thành viên của một gia đình, lối ứng xử theo

tâm, theo nghĩa càng được biểu hiện đậm nét hơn bởi tư tưởng hiếu, lễ, hòa,mục giữa những người ruột thịt với nhau. Với tư tưởng này, khơng ai nghĩ rằng

sẽ có chuyện tranh chấp kiện tụng xảy ra giữa những người ruột thịt. Vì thế,một người trước khi nhắm mắt thường nghĩ rằng theo lời dặn lại của mình,những người cịn sống sé cứ thế mà thực hiện và hưởng di sản một cách hòa

thuận nên di chúc mà người chết để lại da phần chỉ là những lời trăng trối,người ta ít quan tâm đến hình thức thể hiện lời đặn đị đó phải như thế nào,

phải tn thủ những gì mà pháp luật đã quy định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Ngày nay, do kinh tế - xã hội ngày càng phát triển nên các giao lưu

dân sự không chỉ giới hạn trong phạm vi của từng làng, xã. Lối ứng xử theo

tam dù là "vi ban" nhưng đã khơng cịn đủ sức để điều chỉnh các quan hệ dansự vốn hết sức phức tạp với sự tham gia của nhiều thành phần, nhiều giai tangxã hội khác nhau. Trước sự sống động và khắc nghiệt của kinh tế thị trường,lối ứng xử truyền thống trên vẫn như còn vang vọng mà dư âm của nó thườngxen lẫn cả sự ngọt ngào và cay đắng. Nó sẽ là chất men làm đượm đà damthắm tình bằng hữu, ruột thịt, dé cao tinh thần cộng đồng, nhường nhịn và hòahợp với nhau, nếu trong các mối quan hệ mọi người đều tôn trọng chữ tín, đềutuân theo cái tâm, cái nghĩa để ứng xử. Ngược lại, sẽ là chuyện đau buồn nếu

có ai đó lợi dụng lịng tin trong các quan hệ duy tình ấy để thực hiện những

ham muốn cho lối sống thực dụng của minh.

Do ảnh hưởng của lối ứng xử đầy tính nhân bản nhưng yếu kém về trithức pháp luật nên có rất nhiều người để lại di chúc khơng có (hoặc nếu có thìcũng hết sức mong manh) về tính xác thực. Dưới sự tác động khắc nghiệt, lạnh

lùng của nền kinh tế hàng hóa, những di chúc nói trên là một trong những

nguyên nhân góp phần làm phát sinh các tranh chấp về thừa kế. Pháp luật

nước ta nói chung và pháp luật dân sự nói riêng luôn theo sát sự biến đổi theo

chiều hướng ngày một đa dạng của cuộc sống. Cuộc sống càng đa dạng, đòi

hỏi các hành vi ứng xử của các chủ thể trong mọi lĩnh vực càng phải tuân theo

một chuẩn mực chặt chẽ. Các văn bản pháp luật quy định về thừa kế theo di

chúc đã từng được Nhà nước ta ban hành đã thể hiện khá rõ nét về khía cạnh

này. Chẳng hạn, yêu cầu đối với di chúc và việc lập di chúc ngày một cao và

chặt chẽ hơn (nếu so sánh quy định trong các văn bản pháp luật: Thơng tư81-TANDTC ngày 24-7-1981 của Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn giảiquyết các tranh chấp về thừa kế, Pháp lệnh thừa kế do Hội đồng nhà nướcnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 30-8-1990, Bộ luậtdan sự 1995 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Bộ luật dân sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

của Nhà nước ta ra đời trong bối cảnh tồn cầu hóa địi hỏi những quy địnhnói chung trong Bộ luật cũng như những quy định về thừa kế theo di chúc phảitheo xu hướng hội nhập giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của các quốcgia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới trên nguyên tắc tôn trọng đạođức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nên yêu cầu của Bộ luật dân

sự để di chúc được coi là có hiệu lực pháp luật cao hơn rất nhiều. Vì vậy, bên

cạnh cách hiểu thông thường về di chúc, cần phải hiểu di chúc dưới góc độ

luật pháp qui định, phải lập di chúc như thế nào mới có tính xác thực cao, như

thế nào thì di chúc mới được coi là hợp pháp v.v...

Với thực trạng trên, tìm hiểu về khái niệm di chúc và xem xét nó dưới

góc độ pháp lý là hết sức cần thiết đối với việc nâng cao dân trí pháp luật.

Người lập di chúc muốn di chúc của mình được mọi người và cơ quan nhà

nước thừa nhận, tránh được sự tranh chấp nhau giữa những người thừa kế

trong việc hưởng di sản, cần phải hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luậtvề thừa kế.

Trong thực tế, rất nhiều người cho đến lúc hấp hối mới gọi các con đến

giường bệnh mà đặn dò rằng sau khi bố (hoặc mẹ) chết các con cố gắng uthương nhau hơn. Theo cách hiểu thơng thường thì lời đặn dò trên là một di

chúc (theo Từ điển Tiếng Việt). Tuy nhiên, bản di chúc nói trên chẳng có ý

nghĩa gì đối với việc thừa kế đi sản mà người đó để lại, vì di chúc đó khơngthể hiện được ý chí của người chết trong việc dịch chuyển di sản. Khơng thể

căn cứ vào di chúc đó mà biết những ai là người được hưởng và hưởng bao

nhiêu đối với khối di sản mà người chết để lại. Vì thế, dù người chết có để lại

di chúc nhưng việc dịch chuyển di sản của người đó cho những người còn

sống vẫn phải thực hiện theo sự quy định của pháp luật.

Trong q trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta,các nhà làm luật ln chú ý đến việc chuẩn hóa các thuật ngữ pháp lý. Đặc biệt,

với sự ra đời của BLDS, hàng loạt các thuật ngữ đã được xác định một cách cụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

thể trong các điều luật. Về thuật ngữ di chúc, Điều 649, BLDS đã định nghĩa:

"Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình chongười khác sau khi chết”. Bên cạnh đó, BLDS cịn qui định (bằng một số điềuluật khác) chỉ căn cứ vào di chúc để dịch chuyển tài sản của người chết cho người

khác nếu di chúc đó là ý chí tự nguyện và nội dung của di chúc là hợp pháp.

Dựa vào các quy định của BLDS về di chúc, có thể nêu khái niệm khoa

học về di chúc như sau: Di chúc là phương tiện phản ánh ý chí tự nguyện cuốicùng trước lúc chết của cá nhân về việc định đoạt tài sản của họ cho người

khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Di chúc thường được thể hiện thông qua một hình thức nhất định (có

thể là viết, có thể là miệng) trong đó người lập di chúc bày tỏ ý chí của mình

về việc định đoạt tồn bộ hay một phần tài sản của mình cho một người haycho nhiều người khác nhau.

Qua trên, chúng ta thấy rằng, di chúc với tư cách là căn cứ để dựa vàođó thực hiện q trình dịch chuyển di sản của người chết cho người khác luôn

luôn hàm chứa các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất: Di chúc là ý chí đơn phương của cá nhân.

Di chúc là "sự thể hiện ý chí của cá nhân" [2, Ð. 649] nên nó đượchình thành duy nhất bằng ý chí đơn phương của người để lại thừa kế (một bênchủ thể trong giao dịch dân sự về thừa kế). Qua việc lập di chúc, cá nhân đó

có ý định làm xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế. Theo đó họ quyết định

chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người đã được họ

xác định trong di chúc mà khơng cần biết người đó có nhận di sản của mìnhhay khơng. Như vậy. nếu hợp đồng (giao dịch hai bên) được hình thành bởi sựthỏa thuận ý chí của nhiều bên chủ thể thì di chúc chỉ là sự quyết định đơnphương của người lập ra nó.

Đối với những di chúc do vợ, chồng lập chung, trong đó mặc dù thể

hiện ý chí của cả hai người nhưng di chúc vẫn mang tính chất quyết định đơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Đây là nội dung quan trọng không thể thiếu được của một di chúc nếu

muốn được coi là một căn cứ để dịch chuyển tài sản của người chết cho nhữngngười khác. Thông thường, một người chỉ lập di chúc trong trường hợp họ cómột khối tài sản trước khi chết và muốn bằng ý chí của mình để định đoạt cho

ai. Mặt khác, cho đù trước lúc chết, người đó có một khối tài sản và cũng để

lại di chúc nhưng nếu di chúc không chứa đựng nội dung này thì cũng khơng

làm phát sinh việc thừa kế theo di chúc. Nghĩa là di chúc đó chẳng có ý nghĩa

gì đối với q trình dịch chuyển di sản. Nói cách khác, di chúc chỉ đem lại ýnghĩa về mặt vật chất cho những người thừa kế theo di chúc đồng thời chỉ thật

sự là một phương tiện để người để lại thừa kế thể hiện quyền định đoạt đối với

tài sản của mình chừng nào di chúc chứa đựng nội dung nói trên.

Thừa kế ở bất kỳ một nhà nước nào cũng đều là sự quy định của pháp

luật nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển di sản từ một người đã chết sangnhững người còn sống khác. Với tư cách là hệ luận của quyền sở hữu, pháp

luật về thừa kế là phương tiện để bảo đảm cho chủ sở hữu thực hiện quyềnđịnh đoạt đối với tài sản của mình. Thơng qua thừa kế, quyền sở hữu của mộtngười đối với thành quả lao động của họ được dịch chuyển từ đời này qua đời

khác. Đặc biệt, ghi nhận và tôn trọng quyền quyền định đoạt tài sản của ngườilập di chúc chính là việc pháp luật tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạtcủa chủ sở hữu đối với tài sản của họ, bao đảm cho người lập di chúc "cóquyền sử dụng tài sản ngay cả khi đã chết rồi" [38, tr. 267].

Thứ ba: Di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi chính

người xác lập ra nó đã chết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Như đã trình bày ở đặc điểm trên, việc lập di chúc và việc giao kết hợp

đồng đều là những giao dịch dân sự. Tuy nhiên, nếu hợp đồng dân sự thể hiện

ý chí của cả hai bên chủ thể thì di chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên. Sự

khác nhau nay làm cho một di chúc có tính chất khác han với một hợp đồng

dân sự. Nếu hợp đồng dân sự có hiệu lực từ thời điểm giao kết (trừ trường hợpcác bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định khác) thì thời điểm bat đầu

có hiệu lực của di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm người lập ra nó

chết. Khoản 1, Điều 670, BLDS đã quy định: "Di chúc có hiệu lực pháp luật từ

thời điểm mở thừa kế”. Nói ngược lại, khi người lập di chúc cịn sống thì di

chúc đó chưa có hiệu lực. Mặt khác, di chúc chỉ là ý chí đơn phương của

người lập ra nó nên người lập di chúc ln ln có quyền tự mình thay đổi nội

dung đã định đoạt trong di chúc hoặc hủy bỏ di chúc đã lập. Tính chất này cho

chúng ta thấy rằng, dù đi chúc đã được lập nhưng khi người lập di chúc cònsống (trong thực tế, từ thời điểm di chúc đã lập đến thời điểm người lập dichúc chết bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định về mặt thời gian) thì

người thừa kế theo di chúc khơng có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản của

người lập di chúc và họ cũng chưa chắc chắn có được hưởng di sản đó hay

khơng. Pháp luật tơn trọng quyền lập di chúc của cá nhân với hai mục đích.

Một mặt, nhằm bảo đảm quyền định đoạt của chủ sở hữu. Mặt khác, nhằm

đảm bảo cho cá nhân thông qua việc định đoạt tài sản của mình để thể hiện

tình cảm, trách nhiệm của mình đối với những người khác. Vì vậy, nếu sựđịnh đoạt trong di chúc đã lập không cịn phù hợp với điều kiện, hồn cảnh và

tình cảm hiện tại thì người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ

di chúc.

1.2.3. Hình thức của di chúc

Việc lập di chúc chỉ có thể tiến hành theo một trong hai hình thức;

Hoặc là bằng một văn bản, được gọi là di chúc viết (hay còn gọi là chúc thư)

hoặc là thơng qua lời nói, được gọi là di chúc miệng (hay cịn gọi là chúc ngơn).

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

* Hình thức việt của di chúc

Việc quy định một cách chặt chẽ về hình thức và thủ tục lập di chúckhông chỉ nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho các chủ thể mà còn hướngtới việc tạo ra tính xác thực cho những di chúc đã lập, qua đó nhằm tạo ra cơsở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể trong lĩnh vực thừa kế.

Theo quy định của pháp luật, tất cả các di chúc được thể hiện bằnghình thức văn bản phải đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung, đồng thời,

mỗi một thể thức cụ thể của di chúc viết phải tuân theo một trình tự tương ứng.Để bản di chúc viết của mình có hiệu lực pháp luật, người lập di chúc cần

quan tâm tới các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất: các yêu cầu về nội dung đối với mọi di chúc viết- Di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc

Đây là một vấn đề thủ tục đơn thuần nhưng hết sức quan trọng về mặt

nội dung, có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định tính hiệu lực của di chúc, vì

thơng qua ngày, tháng, năm lập di chúc sẽ xác định được tại thời điểm đó người

lập di chúc có năng lực hành vi dân sự, có minh mẫn, sáng suốt hay khơng, tại

thời điểm đó di chúc do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổilập ra cần phải có sự đồng ý của những ai? Hơn nữa, nếu người quá cố để lại

nhiều bản di chúc thì ngáy, tháng, năm trong di chúc sẽ cho phép chúng ta xácđịnh di chúc nào là di chúc biểu hiện ý nguyện sau cùng của người đó. Trongtrường hợp nay, tất cả di chúc lập trước đều bị hủy bỏ. Ngoài ra, ngày, tháng, nămlập di chúc còn là mốc thời gian để xác định di chúc đó có bị coi là vi phạm cácquy định của pháp luật hiện hành vào thời điểm mà di chúc được lập hay không.

- Di chúc phải ghi rõ họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc

Vì di chúc là ý chí của chủ thể duy nhất trong một giao dịch dân sự

đơn phương nên trong di chúc cần phải xác định rõ họ, tên của người có ý chíđó. Mặt khác, địa điểm mở thừa kế, nơi đăng ký từ chối nhận di sản, thẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

quyền giải quyết của Tịa án khi có tranh chấp đều được xác định thông qua

nơi cư trú của người lập di chúc. Vì vậy, trong di chúc phải xác định rõ nơi cưtrú của người lập di chúc là một việc hết sức thiết thực.

- Di chúc phải ghi rõ họ, tên người, tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản.

Nếu người thừa kế theo pháp luật luôn luôn ổn định trong một phạm vi

đã xác định vì đó là những người cụ thể có một trong ba mối quan hệ về hônnhân, nuôi dưỡng, huyết thống với người để lại thừa kế thì phạm vi những

người thừa kế theo di chúc không thể xác định được vì họ là người được xácđịnh theo ý chí của người lập di chúc. Người thừa kế theo di chúc có thể là

một cá nhân bất kỳ (có thể nằm trong diện những người thừa kế theo luật

nhưng cũng có thể nằm ngồi diện đó), có thể là cơ quan, tổ chức bất kỳ. Vì

vậy, bằng ý chí của mình, người lập di chúc định cho ai, tổ chức nào hưởng disản của mình sau khi mình chết phải được xác định rõ trong di chúc.

Với nội dung này, chúng ta cần xác định hai vấn đề sau đây:

Một là, về nguyên tắc chỉ người nào được người lập di chúc xác định

trong di chúc mới là người thừa kế theo di chúc của người đó. Vì thế, dù ngườilập di chúc có ý định cho một người hưởng di sản của mình nhưng vì nhầm lẫnhoặc sai sót nên người lập di chúc không xác định ho trong di chúc thì ngườiđó vẫn khơng phải là người thừa kế theo di chúc của người đã lập di chúc.

Hai là, đối với trường hợp trong di chúc không xác định rõ họ, tên củangười mà người lập di chúc muốn cho hưởng di sản nhưng thông qua các yếu

tố khác có thể xác định được người đó là ai thì họ vẫn là người được hưởng di

sản theo di chúc. Chẳng hạn: Người để lại di sản lập di chúc cho một đứa trẻ

chưa sinh ra hưởng di sản của mình.

- Di chúc phải ghi rõ di sản và nơi có di sản

Người lập di chúc chỉ được định đoạt những tài sản thuộc sở hữu củaminh cho những người thừa kế. Hay nói cách khác, di sản thừa kế chỉ là những

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết (di sản là quyền sử dung đất sẽ xem

xét ở phần sau). Vì vậy, việc ghi rõ di sản trong di chúc nhằm qua đó để xác

định người lập di chúc có những tài sản gì, những tài sản đó được phân địnhnhư thế nào. Tuy nhiên, sự qui định này của pháp luật với mục đích chủ yếu lànhằm hướng dẫn để các cá nhân lập di chúc được rõ ràng cụ thể nên nếu dichúc không ghi rõ, liệt kê từng loại tài sản thì cũng khơng vì thế mà coi di

chúc đó là bất hợp pháp được. Trong những trường hợp này, người có thẩm

quyền sẽ căn cứ vào pháp luật về quyền sở hữu tài sản mà xác định những gìthuộc về đi sản của người đã chết để lại.

Ngoài việc ghi rõ di sản, người lập di chúc cần xác định rõ trong di

chúc về nơi có di sản để sau khi mình chết, những người thừa kế dựa vào đódễ dàng xác định được địa điểm tồn tại của di sản. Hơn nữa, trong nhữngtrường hợp không thể xác định được nơi cư trú thì việc ghi rõ nơi có di sản là

cơ sở để việc xác định địa điểm mở thừa kế được dễ dàng.

- Di chúc phải ghi rõ việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nộidung của nghĩa vụ

Theo nguyên tắc chung, tất cả những người hưởng di sản thừa kế đềuphải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trên cơ sở tương ứng với

kỷ phần tài sản mà mình được hưởng. Mặt khác, việc giao nghĩa vụ cho nhữngngười thừa kế là một trong những quyền tự định đoạt của người lập di chúc. Vì

vậy, trong di chúc, người lap di chúc có thể giao riêng nghĩa vụ cho mỗi mộtngười trong số những người thừa kế để người đó thực hiện. Nếu người lập di

chúc có ý định đó thì dứt khốt trong di chúc phải ghi rõ người nào, cơ quan,

tổ chức nào phải thực hiện nghĩa vụ mà người chết để lại. Trường hợp trong di

chúc khơng có sự xác định này thì tất cả những người hưởng di sản thừa kế

cùng nhau thực hiện nghĩa vụ đó.

- Di chúc khơng được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồmnhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và đều phải có chữ ký hoặcđiểm chỉ của người lập di chúc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Để di chúc của mình được cụ thể rõ ràng, tránh được sự tranh cãi giữa

những người thừa kế về sau này, người lập đi chúc không nên dùng ký hiệuhoặc dùng chữ viết tắt để biểu đạt ý chí của mình. Trong trường hợp người để

lại di sản lập di chúc tại Công chứng nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân xã,

phường, thị trấn thì hướng dẫn cho người lập di chúc không viết tắt, viết bằngký hiệu là công việc cần phải làm của người có thẩm quyền chứng nhận,

chứng thực di chúc.

Nếu di chúc lập ra khơng có chứng nhận, chứng thực nhưng thỏa mãnđầy đủ các yêu cầu khác của pháp luật mà có viết tắt hoặc viết bằng ký hiệudo người lập di chúc không nắm được yêu cầu này của pháp luật thì di chúc đócó bị coi là vơ hiệu hay không?

Quy định di chúc không được viết tắt, viết bằng ký hiệu của pháp luậtchỉ mang tính hướng dẫn nên không thể căn cứ vào việc người lập di chúc đãviết tắt hoặc viết bằng ký hiệu để xác định di chúc của họ là vô hiệu. Theochúng tôi, khi xem xét vấn đề này cần phải chia thành hai trường hợp:

Một là, nếu chữ viết tất, viết bằng ký hiệu trong di chúc đều được tấtcả những người thừa kế (cần lưu ý là cả người thừa kế theo di chúc, cả người

thừa kế theo luật) của người để lại di sản thừa nhận và cùng hiểu theo một

nghĩa thì việc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu sẽ khơng ảnh hưởng gì đến hiệulực của di chúc.

Hai là, nếu mỗi người thừa kế hiểu chữ viết tắt, viết bằng ký hiệu một

cách khác nhau và họ không thể thống nhất được với nhau về cách hiểu chữ

viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đó thì coi như khơng có di chúc (di chúc khơngcó giá trị pháp lý). Tuy nhiên, nếu chữ viết tắt hoặc viết bang ký hiệu đó chỉliên quan đến một phần của di chúc mà không ảnh hưởng đến phần khác củadi chúc thi chỉ riêng phần đó khơng có hiệu lực pháp luật. Phần cịn lại của dichúc vẫn có hiệu lực pháp luật.

</div>

×