Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

XUNG ĐỘT TÔN GIÁO, SẮC TỘC Ở INDONESIA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.65 KB, 7 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ở INDONESIA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY</b>

<b>HÀ THỊ ĐAN1*</b>

<b>1. Nguyên nhân dẫn đến xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia</b>

Các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia từ năm 1998 đến nay chịu sự tác động của nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố quốc tế, nhân tố khu vực, nhân tố trong nước (đặc điểm văn hóa, lịch sử; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội...). Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ đi sâu vào yếu tố tơn giáo, sắc tộc, vì đó là một trong<small>* Ths. Hà Thị Đan, Viện Nghiên cứu Đơng Nam Á</small>

<i><b>Tóm tắt". Ớ Đông Nam Á, </b>Indonesia không chỉ là quốc gia diện tích rộng, dân số đơng mà cịn có sự đa dạng về tôn giáo, sắc tộc. Sự đa dạng này một mặt tạo cho Indonesia bức tranh văn hóa độc đáo nhưng mặt khác, củng tiềm ẩn những nguy cơ gây nên các cuộc xung đột bạo lực dưới “vỏ bọc” của tơn giáo, sắc tộc. Trong tiến trình lịch sử của xứ vạn đảo này, năm 1998 là thời điểm diễn ra những thay đổi lớn trong đời sống. Tổng thống Suharto từ chức, kết thúc hơn 30 năm nắm quyền độc tài lãnh đạo (1965 - 1998) đã mở ra luồng gió mới trong đời sống chính trị bao gồm cả thuận lợi song củng đầy thách thức. Cùng với đó là những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ (1997-1998) trong khu vực đã làm chao đảo nền kinh tế trong nước. Sự hỗn loạn về chính trị, sự bất ổn về kinh tế đã dẫn đến sự bùng phát trở lại những cuộc xung đột tôn giảo, sắc tộc vốn đã tồn tại từ trước đó. Bài viết thơng qua trình bày nguyên nhân, thực trạng và tác động của xung đột tại quốc gia này ở một sô' khu vực như Aceh, Maluku, Tây Papua, Sulawesi, góp phần gợi mở cho việc giải quyết vấn đề xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia nói riêng và các nước Đơng Nam Á nói chung trong quả trình hội nhập và liên kết khu vực.</i>

<i><b>Từ khóa: Indonesia, sắc tộc, tơn giáo, xung đột.</b></i>

nguyên nhân chủ yếu gây nên các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia trong hơn hai thập niên trở lại đây.

<i>Về sắc tộc: Nằm </i>trên con đường thơng thương quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ân Độ Dương, lại có dân số đơng nhất ở Đông Nam Á (khoảng 280 triệu người)(1) nên Indonesia trở thành quốc gia có sự đa dạng tộc người. Hiện nay, xứ sở vạn đảo có 365 tộc người cùng sinh sống'2’.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Đa phần các tộc người ở đây thuộc loại hình Nam Á nằm giữa hai chủng Monggoloid và Australoid. Ngoài Java là tộc người chính (chiếm khoảng 46,2% dân số) thì cịn các tộc người khác như: người Sunda (chiếm 13,1% dân số), người Madura (chiếm 6%), người Malay (chiếm 5,5%), người Minangkabau (chiếm 3,9%), người Bugi (2,7%), người Ball (1,9 %), người Aceh (1,5%), người Dayak (1,5%), người Sasaba (1%)...(3). Sự phân bố tộc người ở Indonesia lại không đồng đều và theo từng nhóm lớn trên các đảo: đảo Java là địa bàn sinh sống của người Java, Sunda, Banten; đảo Sumatra là địa bàn sinh sống của người Sumatra, người Mã Lai, người Batak, người Minangkabau, người Aceh, người Lampung, người Kubu; đảo Sulawesi có người Makassar, người Bugis, người Mandar, người Minahasa, người Gorontalon, người Toraja, người Sama-Bajau; Maluku là địa bàn cư trú của người Morotai, Loda, Tidore, Makiam..(4). Mỗi tộc người với đặc trUiig riêng sẽ làm phong phú, giàu có cho nền văn hóa dân tộc Indonesia. Tuy nhiên, đây cũng là nhân tố “tiềm ẩn” gây nên sự xung đột tôn giáo, sắc tộc bởi lẽ trong số các tộc người trên, sẽ có tộc người chính chiếm đa số và trên thực tế, vãn hóa của tộc người đó thường gây nên những “xung đột văn hóa” với tộc người khác, đặc biệt những tộc người có số lượng dân cư ít hơn.

<i>Về tơn giáo:</i> Do Indonesia có vị trí nằm án ngữ trên con đường thơng thương quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ân Độ Dương nên quốc gia này sớm có sự giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, đất nước vạn đảo khơng chỉ là nơi hội tụ của các nền văn minh lớn như Ân Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư, phương Tây mà cịn nơi hội tụ của các tơn giáo lớn.

Hầu hết các tơn giáo lớn đều có mặt ở đây như: Islam giáo, An Độ giáo, Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Khổng giáo (5). Trong số các tôn giáo trên thì Islam giáo là tơn giáo quốc gia, chiếm tỷ lệ cao trong dân số (87,18%)(3).

Từ những gì đã trình bày ở trên, có thể nói, Indonesia khơng chỉ là quốc gia hải đảo lớn nhất ở Đông Nam Á về cả dân số lẫn diện tích mà cịn là quốc gia có sự đa dạng về tồn giáo, sắc tộc, hiện hữu những nguy cơ xảy ra xung đột. Chẳng thế mà phong trào ly khai, hoạt động khủng bố và chống phá của nhóm người Islam giáo cực đoan đã và đang tồn tại dai dẳng ở xứ sở này, nhất là hơn hai thập niên vừa qua.

<b>2. Thực trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia từ năm 1998 đến nay</b>

Dai dẳng, khốc liệt nhất trong lịch sử xung đột tôn giáo - sắc tộc ở Indonesia là phong trào đấu tranh của người Aceh. Trong lịch sử nước này, Aceh được ví như “hành lang của Meleka” (thế kỷ XIII - XV). Người dân nơi đây là những tín đồ nhiệt thành của Islam giáo. Tuy nhiên, về sau, do một số sai lầm của những người đứng đầu đất nước mà người Aceh cảm thấy bị phân biệt, đối xử. Họ đấu tranh quyền tự trị. Cuộc đấu tranh đòi ly khai của người Islam giáo ở tỉnh Aceh được đánh dấu từ năm 1976, khi một thương gia địa phương là Teuku Hasann Tiro đứng ra thành lập phong trào Aceh tự do (viết tắt là GAM - Gerakan Aceh Merdeka). Nhiều cuộc bạo động diễn ra với quy mô lớn, ngày càng leo thang từ những năm 1976 - 1979, 1989 - 1991 và dâng cao vào năm 1998. Trong vòng 2 năm (2003 - 2005), chiến sự ở Aceh diễn ra vô cùng ác liệt, các phần tử ly khai với 5.000 tay súng đã khôn ngoan trà trộn

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

vào dân thường để tấn cơng qn đội chính phủ, buộc Chính phủ phải ban lệnh giới nghiêm(7).

Cho đến nay, vấn đề Aceh căn bản được hóa giải nhưng Indonesia lại đối diện với vấn đề xung đột sắc tộc tôn giáo khác ở tỉnh Papua của nước này.

Tây Papua (hay còn gọi bởi các tên khác như Irian Jaya, Tây Irian Jaya, New Guinea), nằm ở cực Tây của đảo New Guinea và là nơi giàu có về tài ngun và khống sản bao gồm gỗ, đồng, vàng, dầu mỏ... Vào khoảng những năm 70, 80 của thế kỷ XX, nhằm phát triển kinh tế xã hội và cân bằng sự phát triển giữa các vùng/miền trong cả nước, Chính phủ Indonesia đã thực hiện chính sách di dân: người dân các tỉnh khác được đưa đến Tây Papua để khai thác nguồn tài ngun giàu có ở đây. Trước tình hình đó, người dân Papua cảm thấy mình bị “lạm dụng” nguồn tài ngun thiên nhiên và tỏ ra khơng hài lịng về chính sách này của Chính phủ. Ngồi ra, những người được Chính phủ cử đến đây phần lớn là “những cư dân đến từ Java mang theo Hồi giáo (Islam giáo) hoàn toàn xa lạ với họ”(8). Do vậy, người Papua muốn ly khai khỏi Indonesia. Các chiến binh du kích dưới lá cờ của phong trào tự do Papua (viết tắt là OPM) đã nổi dậy đấu tranh đòi quyền tự trị. Phong trào đấu tranh của tổ chức ly khai dân tộc Papua lên đến đỉnh cao sau khi Đông Timor giành được thắng lợi trong cuộc trưng cầu dân ý, thành lập nước Cộng hòa Timor Leste (1999). Mục tiêu của phong trào này ở giai đoạn đầu chỉ là ly khai đòi độc lập khỏi Indonesia nhưng hiện nay, hoạt động của phong trào này diễn biến phức tạp hơn nhiều khi các thành viên của họ cịn tiến hành các cuộc khủng bơ nhằm sát hại dân

thường, những người làm việc cho chính phủ và các trụ sở, sân bay, nơi công cộng. Tháng 1/2012, OPM tiến hành một cuộc tấn công vào xe buýt khiến 3 thường dân và 1 thành viên của lực lượng an ninh Indonesia thiệt mạng, 4 người khác bị thương. Tháng 4/2012, các nguồn tin truyền thông Indonesia cáo buộc các thành viên có vũ trang của OPM đã thực hiện một cuộc tấn công vào máy bay dân sự của Hãng Trigana Air sau khi hạ cánh tại sân bay Mulia ở Puncak Jaya, Papua. Tháng 12/2018, một nhóm vũ trang có quan hệ với OPM đã bắt cóc 25 cơng nhân xây dựng dân sự ở khu vực Nduga, Papua. Ngày hôm sau, họ giết chết 19 công nhân và 1 binh

khủng bố và bạo lực vẫn gia tăng. Trước những diễn biến phức tạp, chủ tịch Thượng viện Indonesia Bambang Soesatyo đề xuất đưa các nhóm phiến quân và OPM vào danh sách khủng bố vì đã đe dọa an ninh cộng đồng, gây sợ hãi cho người dân.

Hiện nay, trong khi vấn đề Papua vẫn là vấn đề nan giải đối với Chính phủ Indonesia thì ở Maluku, xung đột tơn giáo, sắc tộc vẫn tiếp tục gia tăng, biểu hiện cụ thể là xung đột giữa những tín đồ Islam giáo với Công giáo và đạo Tin lành.

Quần đảo Maluku từng nổi tiếng với tên gọi quần đảo Hương Liệu dưới thời thực dân Hà Lan. Trong suốt thời kỳ thực dân Hà Lan thống trị, người dân nơi đây chịu ảnh hưởng nhiều cua văn hóa Hà Lan, trong đó có Công giáo và đạo Tin lành.

Vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, chính sách di dân của Chính phủ Indonesia đưa người Islam giáo đến vùng đất này làm quan hệ giữa người bản địa và người di cư trở nên xung đột vì: “phong trào người Hồi giáo di cư mạnh mẽ đã đẩy

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

người theo đạo Tin lành và Công giáo vào tình cảnh khó kiếm việc làm, mất đất đai. Rất nhiều đất đai của người dân theo đạo Tin lành, Cơng giáo bị người Hồi giáo chiếm. Tín đồ theo Tin lành, công giáo bị đẩy vào các khu vực đất xấu và nằm sâu trong đất liền. Điều đó làm mâu thuẫn giữa hai cộng đồng ngày càng gia tăng và chỉ chờ cơ hội bùng lên” (10). Vậy nên kể từ cuộc xung đột tháng 2/1999, trong 3 năm (1999 - 2002) xung đột tôn giáo ở Maluku đã làm hơn 5.000 người thiệt mạng. Ngoài ra, 700 nghìn người địa phương đã phải dời bỏ nhà cửa chạy sang các vùng khác sinh sống để tránh bạo lực(11). Tháng 2/2002, cộng đồng hai tôn giáo tại Maluku đã ký một thoả thuận hồ bình dưới sự bảo trợ của Chính phủ. Song tại khu vực này vẫn thỉnh thoảng nổ ra các vụ giao tranh lẻ tẻ và biến quần đảo trở thành điểm nóng dai dẳng về xung đột tôn giáo của Indonesia. Hai năm sau đó, ngày 25/4/2004, bạo loạn lại bùng phát ở thành phố thủ phủ Ambon khi người Công giáo kỷ niệm cuộc nổi dậy đòi ly khai bất thành 50 năm trước làm hơn 10 người chết và 90 người bị thương. Ngày 11/09/2011, một vụ xung đột tôn giáo nữa lại nổ ra. Theo các nhân chứng, vụ xung đột bùng phát do tin đồn: một tài xế lái xe mơtơ taxi Islam giáo bị một nhóm cư dân Cơ đốc hành hung ở thủ phủ Maluku của tỉnh Ambon. Xung đột làm 3 người bị thiệt mạng và 103 người bị thương* 12).

Một điểm nóng xung đột tơn giáo, sắc tộc khác nữa trên đất Indonesia là xung đột ở Sulawesi, một tỉnh giáp với Maluku và Papua. Người dân bản xứ phần lớn là các tín đồ Cơng giáo. Cuộc xung đột đẫm máu giữa nhóm ngươi Islam giáo Laskar Jihad với người Công giáo ở Sulawesi đã

diễn ra vào ngày 19/7/2001. Laskar Jihad đưa tới Poso 750 chiến binh nhằm thực hiện một chiến dịch truy qt các tín đồ Cơng giáo. Nhóm Laskar Jihad do Ja'far Umar Thalib lập ra năm 2000 trên đảo Java. Cũng giống như đa số các giáo sĩ Islam giáo cấp tiến khác ở Đơng Nam Á, Thalib từng có nhiều năm hoạt động ở Pakistan và Afghanistan giữa thập niên 1980... Khi về nước, Ja’far Umar Thalib ẩn mình dưới vỏ bọc của một tu sĩ bình thường ở thành phố cổ Yogyakarta. Thalib quyết định hoạt động công khai kể từ khi cuộc chiến giữa các tín đồ Islam giáo và Công giáo bùng nổ ở quần đảo Maluku năm 1998. Ja'far Umar Thalib thường biện minh cho sự can thiệp của Laskar Jihad ở Sulawesi là để bảo vệ cho những người anh em Islam giáo và ngăn cản những tín đồ Cơng giáo tun bố ly khai(13).

<b>3. Tác động của xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia</b>

<i><b>3.1. Tác động tới Indonesia</b></i>

Kể từ năm 1998 đến nay, tại Indonesia xảy ra rất nhiều cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc dưới vỏ bọc là tôn giáo. Xung đột kéo dài hàng mấy thập kỷ làm ảnh hưởng đến nhiều phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia.

<i>Về phương diện kinh tế'. Indonesia </i>có rất nhiều lợi thế về vị trí địa lý, dân cư, tài nguyên thiên nhiên... Đất nước này không những là nền kinh tế hàng đầu Đơng Nam Á mà cịn đang phấn đấu trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2025. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, xứ sở vạn đảo phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề xung đột tơn giáo, sắc tộc. Các chuyên gia kinh tế nhận định: “Thách thức đầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

tiên là Indonesia thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bất ổn chính trị và chủ nghĩa khủng bố mà nguyên nhân một phần do sự đa dạng về sắc tộc và tôn giáo ở quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới... Trong quá khứ, nước này luôn phải đối mặt với các phong trào đòi độc lập ở một số tỉnh, nhất là sau khi Timor Leste đã thành công trong việc ly khai khỏi Indonesia vào năm 1999”(14).

Thật vậy, xung đột ở Aceh, Maluku, Tây Papua, Sulawesi với hoạt động ly khai của phong trào Tự do Aceh, Tự do Papua, những vụ đánh bom và hoạt động chống phá của các nhóm phiến quân Islam giáo, các tổ chức khủng bố đã gây thiệt hại lớn về người và của cho đất nước này. Nhiều người thiệt mạng, nhiều gia đình phải tha hương, nhiều cơ sở hạ tầng bị phá hủy, kéo theo đó là sự trì hoãn của các hoạt động kinh tế trong nước. Mỗi lần xung đột xảy ra, không chỉ người dân tại các vùng có xung đột bị thiệt hại ảnh hưởng về vật chất mà kinh tế của đất nước cũng rơi vào trì trệ khi Chính phủ phải khắc phục hậu quả của nó.

Ngồi ra, xung đột tịn giáo cũng là nguyên nhân tạo ra sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế của một quốc gia. Thực tế cho thấy, những vùng xảy ra xung đột là những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng kinh tế lại kém phát triển (Aceh là nơi giàu khí đốt và dầu lửa; Tây Papua cung cấp đồng và vàng cho ngành cơng nghiệp khai khống; Maluku giàu hương liệu). Điều này cho thấy, mặc dù Indonesia là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhưng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng/miền và các giai tầng theo các tôn giáo khác nhau trong xã hội vẫn tồn tại và kéo theo đó là hàng loạt các hệ lụy khác.

<i>Về an ninh - chính trị; Indonesia có sự </i>

đa dạng về tôn giáo, sắc tộc vào loại bậc nhất ở Đông Nam Á. Những xung đột về tôn giáo, sắc tộc là cội nguồn gây nên bất ổn chính trị và phức tạp về an ninh tại quốc gia này, đặc biệt khi các xung đột đều liên quan đến người Islam giáo ở Aceh, Tây Papua, Malulu, Sulawesi... Nếu như hoạt động ly khai làm chia rẽ nội bộ đất nước, ảnh hưởng đến sự thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của Indonesia thì hoạt động của các phần tử khủng bố làm cho an ninh đất nước luôn trong trạng thái bất ổn. Một trong những nhóm Islam giáo cực đoan hoạt động mạnh nhất Indonesia hiện nay là Laskar Jihad (có căn cứ ở Yogyakarta, miền Nam Java). Đây là lực lượng bán quân sự đang tiến hành “thánh chiến” chống người Công giáo ở quần đảo Maluku và miền trung Sulawesi. Từ năm 2000 đến nay, Laskar Jihad đã gửi hàng nghìn thành viên tới nhiều khu vực ở Indonesia để lãnh đạo người Islam giáo địa phương nổi dậy. Cuộc bạo động đẫm máu trong lịch sử Indonesia mà nhóm Laskar Jihad gây nên là vụ tấn công vào đảo Ball năm 2002 làm 202 người thiệt mạng (trong đó có 88 người Australia, 38 người Indonesia và rất nhiều khách du lịch đến từ hơn 20 quốc gia khác) cùng hơn 200 người khác bị thương, khơng ít trong số này bị bỏng nặng* 15'.

<i>Về phương diện văn hóa: ơ Đơng Nam </i>

Á, Indonesia là quốc gia có nền văn hóa nổi bật và độc đáo. Sự giao lưu tiếp xúc với các nước phương Đông lẫn phương Tây cùng với nền văn minh nông nghiệp bản địa đã tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” của một nền vàn hóa. Nói đến văn hóa Indonesia là người ta thấy được các sắc màu văn hóa, thấy được sự kết hợp hài hịa

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

giữa các tơn giáo. Không phải ngẫu nhiên mà lâu nay, Indonesia được mệnh danh là thiên đường du lịch.

Thế nhưng, sự xuất hiện của “chủ nghĩa Islam giáo cực đoan” và sự mâu thuẫn của tôn giáo này với người Công giáo và Tin lành đã phá vỡ tính liên kết và hài hịa của văn hóa. Hệ quả là, khơng những đời sống tâm linh, tinh thần của người dân bị ảnh hưởng mà hình ảnh đất nước Indonesia trong con mắt bè bạn quốc tế cũng không trọn vẹn.

Đặc biệt, trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, sự phát triển của một đất nước muốn bền vững phải dựa trên sự phát triển của văn hóa cùng những giá trị cốt lõi của nó (trong đó, sự hài hịa về văn hóa trong nội bộ quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc là quan trọng). Nếu Chính phủ Indonesia khơng sớm có biện pháp đẩy lùi xung đột thì rất khó đạt được sự hài hịa về văn hóa.

<i><b>3.2. Tác động tới khu vực</b></i>

Trong chuyên khảo “Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á”, tác giả Phạm Thị Vinh viết: “Các cuộc xung đột diễn ra dù chỉ hạn chế trong phạm vi từng nước, song không thể xem chúng là những vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia, vì ít nhiều chúng đều ảnh hưởng đến tình hình an ninh, kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của cả khu vực” (16).

Sự ảnh hưởng tới tình hình an ninh - chính trị: Quả thật,- xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia như đã trình bày ở trên, tác động đến nhiều phương diện của khu vực, đặc biệt là gây bất ổn về an ninh - chính trị. Bởi vì các cuộc xung đột này đều ít nhiều liên quan đến người Islam giáo. Những người Islam giáo này có tính cộng đồng, cố kết cao và ln tự cho mình thuộc về thế giới Melayu. Trong lịch sử, họ luôn

tự hào và bảo vệ các giá trị truyền thống. Với tính chất đó, những người theo Islam giáo ở Indoneisa ln có mối liên hệ với người Islam giáo ở các nước khác thuộc khối Mã lai - Đa đảo như Philippines, Malaysia, Brunei. Đặc điểm này của Islam giáo tạo nên sự thuận lợi trong việc tiến hành các hoạt động khủng bơ và ly khai, đồng thời khiến nó có tính chất dây chuyền. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi mạng lưới khủng bố IS ở Trung Đơng đang suy yếu thì ở Indonesia nói riêng và Đơng Nam Á nói chung, chúng lại có điều kiện trỗi dậy mạnh mẽ. Sự trỗi dậy này không chỉ làm ảnh hưởng đến quan hệ các nước mà còn gây nên những bất ổn cho cục diện an ninh chính trị khu vực, ảnh hưởng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN thống nhất, hịa bình, thịnh vượng trong thời gian tới.

Sự ảnh hướng tới kinh tế: Xung đột tôn giáo - sắc tộc ở Indonesia trong hơn 2 thập kỷ qua không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia này mà còn tác động đến các nước khác trong khu vực. Sự thay đổi do những hậu quả mà xung đột tôn giáo - sắc tộc để lại đã làm “hạn chế” nguồn đầu tư từ bên ngoài vào nội khối do nhận thấy môi trường an ninh bất ổn.

Sự ảnh hưởng tới văn hóa: Các nước ASEAN đều là các nước có sự đa dạng về tơn giáo, sắc tộc và mục tiêu chung của các nhà lãnh đạo ASEAN là luôn muốn xây dựng một cộng đồng ASEAN “đa dạng trong thống nhất” với một bản sắc chung. Tuy nhiên; các xung đột tơn giáo, sắc tộc ở Indonesia có liên quan đến Islam giáo và các tôn giáo khác đã phần nào làm “ phá vỡ” tính liên kết của văn hóa cũng như cản trở việc hiện thực hóa các mục tiêu của cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Kết luận</b>

Từ khi giành độc lập tới nay, Chính phủ Indonesia ln nỗ lực để xây dựng một quốc gia thống nhất và giàu mạnh. Không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Sukarno đề ra 5 nguyên tắc Pancasila ngay khi nhậm chức để mong gắn kết các thành phần tôn giáo, sắc tộc trong một bản sắc chung. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, mục đích này khơng đạt được và cho đến nay, Indonesia vẫn là quốc gia có nhiều điểm nóng về các cuộc xung đột tơn giáo, sắc tộc. Chính phủ Indonesia tuy đã đạt được một số thỏa thuận với các nhóm ly khai và các tổ chức khủng bố song mầm mống xung đột vẫn chưa “tiệt nọc”. Trên thực tế, các xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia vẫn có thể tái bùng phát vào bất cứ lúc nào khi gặp những tác nhân thuận lợi hoặc bị kích động từ bên ngồi. Điều này địi hỏi Chính phủ Indonesia bên cạnh các giải pháp trước mắt, phải có những mục tiêu lâu dài, trước hết là quan tâm phát triển kinh tế ở những nơi xảy ra xung đột, quyết liệt thực hiện việc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và công bằng đối với mọi người dân trên đất nước. Bởi lẽ, chỉ khi đời sống con người được đảm bảo, các quyền con người được thực thi tương đối đầy đủ thì đất nước mới n bình và có cơ hội phát triển nhanh, bền vững./.

<b>CHÚ THÍCH</b>

<small>l.https://www. worldometers.info/world- population/indonesia-population, truy cập ngày 12/07/2022.</small>

<small>2. Eric Kendrick, “Indigenous Cultures of Southeast Asia: Language”, Religion & Sociopolitical </small>

<small>rnational-programs/asia-council/documents/se- asian-cultures.pdf, truy cập ngày 12/07/2022.</small>

<small>3. Nguyễn Duy Thiệu (chủ biên, 2019), Các dân tộc </small>

<i><small>ở Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia,</small></i><small> Hà Nội, tr. 101.</small>

<small>4. Dương Văn Huy (chủ biên, 2020), Tác động của </small>

<i><small>đa dạng tôn giáo, tộc người ở Đơng Nam Á đối với cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, Nxb </small></i>

<small>Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 24.</small>

<small>5. Nhiều tác giả (1987), Tìm </small><i><small>hiểu văn hóa Indonesia, </small></i><small>Nxb Văn hóa, Hà Nội, tr. 39 - 48.6. htttp:</small>

<small>, truy cập ngày 13/07/2022.www.worldatlas.com/articles/religious- demographics-of-southeast-asian-nations-depen- dent-territories.html</small>

<small>7. Nguyễn Tiến Dũng (2008), “Vài nét về xung đột tôn giáo - sắc tộc ở Aceh những năm 1976 - 2005”, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 3/2008, tr. 76.</small>

<small>8. Bùi Huy Thành (2007), ‘Về một số nguyên nhân xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Inđônêxia trong những thập kỷ gần đây”, Tạp chi Nghiên cứu </small>

<i><small>Đông Nam Á,</small></i><small> số 3/2007, tr. 68.</small>

<small>9. Chi Anh, Indonesia </small><i><small>và cuộc chiến kéo dài chống lại phiến quân Papua, </small></i>

<small>, truy cập ngày 22/7/2022.</small>

<small> kien-Binh-luan-antg/Indonesia-va-cuoc-chien- keo-dai-chong-lai-phien-quan-Papua-i603812</small>

<small>10. Bùi Huy Thành, tlđd, tr. 68 - 69.</small>

<small>11. L. Xn, Xung</small><i><small> đột tơn giảo có nguy cơ bùng phát trở lại ở Indonesia, trang </small></i>

<small>), truy cập ngày 15/07/2022. dot-ton-giao-co-nguy-co-bung-phat-tro-lai-o- indonesia-30269.htm</small>

<small>12. Ngọc Sơn, Giao tranh giữa người Thiên chúa và </small>

<i><small>Hồi giáo Indonesia,</small></i>

<small>, truy cập ngày 15/07/2022.</small>

<small> quoc-te/giao-tranh-giua-nguoi-thien-chua-va-hoi- giao-indonesia-63267.htm</small>

<small>13. T. D. K, Điểm mặt các nhóm du kích Hồi giáo </small>

<i><small>ở Indonesia,</small></i>

<small>, truy cập ngày 15/07/2002. cac-nhom-du-kich-hoi-giao-o-ĩndonesia- 2032922.html</small>

<small>14. Nguyễn Chiến, </small><i><small>Indonesia, trên con đường trở thành cường quốc kinh tế, </small></i>

<small>, truy cập ngày 15/07/2022. sia-tren-con-duong-tro-thanh-cuong-quoc-kinh-te- 102145054.htm</small>

<small>15. Nguyễn Huy Hoàng, 1211012002:</small><i><small> Khủng bố ở Ball khiến 202 người thiệt mạng, </small></i>

<small>, truy cập ngày 15/07/2022.</small>

<small>http://nghien- cuuquocte.org/2015/10/12/khung-bo-o-bali/</small>

<small>16. Phạm Thị Vinh (chủ biên, 2007), Một số vấn </small>

<i><small>đề xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam A, </small></i>

<small>Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 9.</small>

</div>

×