Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ NGÀNH BÁN LẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.57 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ NGÀNH BÁN LẺ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>3 Tiếp thị số giúp cải thiện đáng kể hiệu suất kinh doanh ... 5 </b>

<b>4 Xu hướng tiếp thị số tương lai ... 6 </b>

<b>5. SWOT ngành bán lẻ ... 7 </b>

<b>Phần III: Triển vọng ngành bán lẻ Việt Nam 2022 ... 8 </b>

<b>1 Ngành bán lẻ Việt Nam đang trên đà phục hồi ... 8 </b>

<b>2 Ba xu hướng chính góp phần tăng trưởng của ngành bán lẻ trong năm 2022 ... 9 </b>

<b>3 Xu hướng mua sắm trực tuyến ... 10 </b>

<b>Phần IV: Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Trong Ngành ... 11 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Phần I: Tóm Tắt </b>

Hai năm COVID-19 khiến nhiều quốc gia trên thế giới lâm vào cảnh thiếu hụt lương thực, nhu yếu phẩm trầm trọng, nhưng cuộc xung đột ở Ukraine gần đây lại khiến các nước phát triển lâm vào cảnh khó khăn khi nguồn cung đứt gãy. Nhưng những con số trong báo cáo gần đây của cho thấy sự khơi phục ấn tượng và tín hiệu tích cực cho ngành bán lẻ Việt Nam.

Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1318 nghìn tỷ đồng, tăng 4.4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 5.8% YoY. Đặc biệt trong tháng 3, hoạt động thương mại và dịch vụ khá sôi động ước đạt 438 nghìn tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kì. Điều này là tín hiệu tích cực cho một năm đầy triển vọng.

Trong đó nhóm ngành lương thực, thực phẩm, may mặc, chiếm tỉ trọng lớn trong ngành bán lẻ và dịch vụ đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này chủ yếu là do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và tâm lí tăng mua dự trữ của các nhà phân phối, đại lý bán lẻ trước khi giá tiếp tục leo thang.

Đối với doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ lữ hành quý I năm 2022 cũng tăng nhưng không đáng kể chưa tới 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng kì vọng bùng nổ là có, khi giữa tháng 3 Việt Nam đã mở cửa du lịch trở lại.

Ngành bán lẻ được dự đoán là tiếp tục tưng trưởng mạnh Xu hướng chung trong tương lai gần ngành bán lẻ là thương mại điện tử. Xu hướng này mang theo nhiều cơ hội mới, sau một thời gian dịch đầy thử thách. Nhiều mô hình logistic truyền thống đã thay đổi qua các hình thức chuyển phát nhanh hiện đại hình thức để thích nghi. Tuy nhiên, thương mại điện tử không thể thay thế cửa hàng vật lý, do nhu cầu trải nghiệm người dùng ở một số ngành hàng. Mà sẽ kết hợp để tạo nên một xu hướng bán hàn đa kênh

Ngồi ra, hình thức thanh tốn khơng tiền mặt (ví điện tử,chuyển khoản, thanh tốn thẻ, các ứng dụng fintech,…) cũng là yếu tố hiện đại hóa ngành bán lẻ, tạo ra nhiều điểm chạm giữa người bán và người mua, tạo cú huých lớn để phục hồi hoàn toàn ngành bán lẻ và dịch vụ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Phần II: Tổng Quan Ngành Bán Lẻ 2022 1 Phục hồi và kỳ vọng </b>

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2020, thị trường bán lẻ toàn cầu đạt 24.2 nghìn tỷ USD, sụt giảm 2.4% so với năm 2019. Năm 2021, khi tình hình dịch bắt đầu ổn định, thị trường bán lẻ có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực. Các kênh bán lẻ trực tuyến đang có sự bứt phá mạnh mẽ khi tỷ lệ bán hàng trực tuyến so với bán hàng truyền thống tăng từ ~13% năm 2018 lên ~27% trong năm 2021, tăng gấp 2 lần và dự kiến đạt đến ~40% vào năm 2025 (Đường màu cam ở hình bên).

Tại Việt Nam, với các chính sách trợ giúp nhiều mặt của Chính phủ, ngành bán lẻ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ổn định trở lại từ 2022

Năm 2021 tăng trưởng của thị trường bán lẻ thế giới đạt 6.1% và theo dự báo của Statista, thị trường bán lẻ sẽ giữ tốc độ tăng trưởng khoảng 6% trong giai đoạn 2021 – 2025. Tại thị trường Việt Nam, các chuyên gia dự báo tốc độ phục hồi của ngành bán lẻ sẽ từ 5%-7% trong giai đoạn 2021 - 2025. Theo các khảo sát của CBRE, Việt Nam vẫn là thị trường mục tiêu hàng đầu mà các nhà bán lẻ được khảo sát lựa chọn để mở rộng kinh doanh cho giai đoạn 2022 - 2030. Sự bùng nổ của hình thức kinh doanh trực tuyến đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Trong tương lai, ngành bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ phát triển theo hướng tập trung vào kinh doanh hợp kênh với sự kết hợp giữa kênh truyền thống và thương mại điện tử.

<b>2 Ngành bán lẻ thời đại số </b>

Tiến bộ công nghệ đã trao quyền lựa chọn nhiều hơn cho người tiêu dùng, khiến gia tăng cạnh tranh giữa các nhãn hàng trong thị trường bán lẻ. Với vô số các thông tin được cung cấp, người tiêu dùng có thể tìm hiểu rồi mua các sản phẩm và dịch vụ theo những cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc mở rộng thị trường bán lẻ trên kênh số với quy mô vượt ra khỏi giới hạn địa lý đã khiến ngành này trở nên cạnh tranh và thách thức hơn rất nhiều. Để cải thiện lợi thế cạnh tranh của mình, nhà bán lẻ hiện đại cần sử dụng các kỹ thuật tiếp thị số ưu việt nhằm đem lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Sự đa dạng về thông tin trên các kênh bán hàng cũng như việc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau trong quá trình mua hàng đã làm đa dạng hóa hình thức tiếp cận người tiêu dùng đối với các công ty bán lẻ. Trước đây khách hàng chỉ có một cách duy nhất để mua hàng là đến trực tiếp các cửa hàng thực tế thì hiện nay, có rất nhiều cách để khám phá và mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nghiên cứu cho thấy trong vài năm qua, nhiều người dùng thích mua sắm trực tuyến hoặc kết hợp hơn là chỉ ghé thăm một cửa hàng vật lý. Như vậy, để tận dụng tối đa tiềm năng của mình, các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng họ đang hoạt động và được tối ưu hóa trên từng kênh và thiết bị trực tuyến.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Với nhiều nền tảng thương mại điện tử đa dạng, khách hàng hiện đại mong muốn các nhà bán lẻ có một quy trình mua hàng liền mạch, có thể được thực hiện từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Một thách thức lớn đối với các nhà bán lẻ hiện đại là quyền lựa chọn mua hàng ngày càng gia tăng về phía người tiêu dùng, thể hiện ở việc nếu khách hàng gặp khó khăn khi mua hàng, họ dễ dàng khơng hài lịng và quay sang đối thủ cạnh tranh rất nhanh. Để vượt qua những thách thức này, các nhà tiếp thị bán lẻ phải cải thiện hành trình khách hàng của họ để phù hợp với kỳ vọng của khách hàng.

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều và quy mô mở rộng ngày càng lớn của các nhà bán lẻ kỹ thuật số toàn cầu như Amazon, Lazada, Shopee, Taobao,… sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Trước đây, các công ty có thể chỉ có một vài đối thủ cạnh tranh nội địa thì hiện nay, do tồn cầu hóa, có thể xuất hiện hàng trăm đối thủ từ các quốc gia khác nhau tham gia vào thị trường nội địa. Các đối thủ nước ngồi có thể dễ dàng thâm nhập thị trường nội địa bằng phương tiện internet, truyền thông mạng xã hội, bán hàng trực tuyến,…và liên kết chặt chẽ với hệ thống các công ty tạo thành chuỗi cung ứng toàn cầu.

<b>3 Tiếp thị số giúp cải thiện đáng kể hiệu suất kinh doanh </b>

Mối liên hệ chặt chẽ giữa tiếp thị và doanh thu là không thể phủ nhận trong ngành bán lẻ. Thực tế hàng năm có hàng nghìn nhà bán lẻ trên tồn cầu đã bỏ lỡ cơ hội mở rộng kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường do thiếu hiện diện trên các nền tảng kỹ thuật số. Khách hàng ghé thăm và mua hàng trên các nền tảng trực tuyến đang gia tăng nhanh chóng.

Do đó, các nhà bán lẻ hiện đại ngày càng sử dụng tiếp thị kỹ thuật số nhiều hơn trong chiến lược tiếp thị, như một công cụ cạnh tranh mạnh mẽ trong thời đại mới. Với việc mua sắm trực tuyến ngày càng chiếm ưu thế, sử dụng kết hợp cả kênh ngoại tuyến và kênh trực tuyến trong chiến lược tiếp thị giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, thu hút, chuyển đổi và giữ chân khách hàng cao hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

42% khách hàng đã tìm kiếm thông tin trực tuyến bằng điện thoại thông minh khi mua sắm tại cửa hàng.

<i>Nguồn: Google Research, 2021 </i>

Nghiên cứu của Google năm 2021 cho thấy 42% khách hàng đã tìm kiếm thông tin trực tuyến bằng điện thoại thông minh khi mua sắm tại cửa hàng. Người mua hàng thường tìm kiếm thơng qua các Cơng cụ tìm kiếm (64%) và trang web hoặc ứng dụng di động của nhà bán lẻ (46%). Điều này tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ tăng doanh thu tại cửa hàng bằng cách tạo ra các quảng cáo thân thiện trên thiết bị di động và tối ưu hóa kết quả tìm kiếm trên các trang web.

<b>4 Xu hướng tiếp thị số tương lai </b>

Tập trung vào video marketing: Cùng với thời lượng sử dụng các thiết bị di động ngày càng tăng và các gói cước di động giảm do lợi thế về quy mô sử dụng, việc phát trực tuyến video trở nên dễ dàng. Đó cũng là điều kiện cơ bản giúp các ứng dụng như Tiktok trở nên phổ biến mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Video marketing sẽ là một trong những xu hướng lớn nhất của Tiếp thị số 2022.

Phân tích cảm xúc trên mạng xã hội: Phân tích cảm xúc dựa trên cơng nghệ AI - NLP (Natural Language Processing) giúp nhận biết được phát ngơn có liên quan đến cơng ty hay nhãn hàng là tiêu cực, tích cực hay trung lập. Xu hướng này đã có từ một vài năm trước nhưng đang được củng cố và cải thiện chất lượng kết quả dự báo, từ đó mang lại lợi ích trong việc kiểm sốt các chiến dịch tiếp thị.

Tìm kiếm bằng giọng nói: Tìm kiếm bằng giọng nói được dự đoán là xu hướng tiếp thị số sử dụng rộng rãi hơn trong năm 2022. Việc tối ưu hoá tìm kiếm bằng giọng nói là một bước phát triển của hình thức tìm kiếm cũ sử dụng văn bản để hiển thị kết quả. Các công cụ truyền thống như Google Analytics hay Google Search Console vẫn chưa phát triển khả năng phân tích dữ liệu từ tìm kiếm bằng giọng nói. Do đó, việc bổ sung các cơng cụ tìm kiếm bằng giọng nói sẽ giúp gia tăng đáng kể trải nghiệm khách hàng.

Cá nhân hố thơng điệp: Các nhân hố trải nghiệm vẫn ln là một đích đến các doanh nghiệp mong muốn nhưng không dễ dàng đạt được. Tương tự với marketing, các thông điệp quảng cáo, email, nội dung số truyền tải đến người xem đúng lúc, đúng chỗ, đúng người chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cực lớn giúp CTR (Click Through Rate) tăng vọt.

Tận dụng khoảnh khắc bất chợt: Một nghiên cứu gần đây của Microsoft đã phát hiện ra rằng khoảng thời gian chú ý của của người dùng đã giảm từ 12 giây vào năm 2000 xuống chỉ còn 8 giây. Những khoảnh khắc nhỏ có liên quan chặt chẽ đến cá nhân hóa và quảng cáo nhắm mục tiêu. Các nhãn hàng cần hiện diện đúng lúc đúng chỗ, đầu tư vào các quảng cáo ngắn, đáp ứng chính xác câu hỏi được đặt ra trong thời điểm chính xác đó.

Tìm kiếm “khơng click”: Tính năng tìm kiếm trên Google đang ngày càng được cải thiện và sẽ trở thành cơ hội đối với những người làm tiếp thị số. Việc đưa ra một phần nội dung được hiển thị ở trang kết quả tìm kiếm (SERP) có thể làm giảm lượng “click” trực tiếp vào trang web của các doanh nghiệp. Việc hiển

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thị nội dung phù hợp để thu hút người dùng sẽ là một vấn đề cần lưu tâm. Điều này sẽ giúp giảm thao tác của người dùng, giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình tìm kiếm và tạo ra các trải nghiệm mới thú vị.

Thông qua các nhân vật có tầm ảnh hưởng: Xu hướng tiếp thị thơng qua nhóm người có tác động ảnh hưởng đang bùng nổ trong những năm gần đây. Với các chiến dịch truyền thông trên các kênh số giúp các nhãn hàng có thể tăng gắn kết với người dùng tiềm năng. Các nhãn hàng cần lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp trong hàng chục kênh mạng xã hội như FB, Instagram, Tiktok, Youtube, Twitter,... để tăng cường hiệu quả của các nhóm nhân vật này

Tiếp thị số trên Metaverse và sử dụng AR/VR: Không chỉ với tuyên bố của Facebook thành Meta, xu hướng Metaverse có thể trở thành thế hệ tiếp theo của phương tiện truyền thông số mới. Việc lập ra các chiến lược, kế hoạch tiếp thị phù hợp với Metaverse sẽ giúp cho các doanh nghiệp đi trước, và có lợi thế hơn. Bên cạnh đó, có thể nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật từ AR/VR cho chiến lược của mình.

Trách nhiệm xã hội và hoạt động phi lợi nhuận: Các chiến dịch hoạt động xã hội (CSR) đang trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu trong ngành tiếp thị. Các chiến dịch liên quan đến hoạt động này khơng chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà còn giúp cho các nhãn hàng, doanh nghiệp nâng cao hình ảnh, trở nên nhân văn hơn trước người dùng mục tiêu của mình.

Gắn kết với Membership Program: Xu hướng chương trình khách hàng thân thiết đang có xu hướng giảm và được thay thế bằng việc phát triển các cộng đồng thành viên có tính chất tương tác cao hơn. Vào năm 2022, các thương hiệu sẽ tập trung vào các chương trình khách hàng thân thiết chuyển đổi thành thành viên thực sự. Cụ thể là thu hút khách hàng tham gia các mơ hình thành viên và gia tăng giá trị thông qua tương tác cộng đồng, thay vì các lợi ích 1-1 như các chương trình cũ trước đó.

<b>5. SWOT ngành bán lẻ </b>

Điểm mạnh:

Thị trường bán lẻ tạp phẩm đại chúng (MGR), với quy mô tiềm năng, đang trở thành mục tiêu hấp dẫn các nhà bán lẻ nước ngoài khi những điều khoản về thị trường sửa đổi được thông qua. Dự báo thị trường này còn phát triển mạnh hơn nữa, nhất là ở phân khúc siêu thị.

Các đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng bách hoá hiện đang rất phổ biến ở Việt Nam, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau vào các mùa mua sắm.

Hiện tượng đa quốc gia trong lĩnh vực bán lẻ phát triển đã hình thành các phương thức bán lẻ hiện đại tối ưu nhất tại Việt Nam, nhất là các dịch vụ giá trị gia tăng.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt tốc độ trung bình là 7,5%/năm trong mười năm qua đã khiến tầng lớp trung lưu nổi lên mạnh mẽ cùng với nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt tăng cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Sự hình thành các tập đồn mua hàng là yếu tố tích cực giúp tiến trình mở rộng quy mô ngành MGR diễn ra dễ dàng hơn.

Điểm yếu

Mạng lưới phân phối bán lẻ của Việt Nam vẫn cịn kém phát triển và các cơng ty có xu hướng mở rộng quy mô cần phải đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cũng như mở các cửa hàng mới.

Các quy định liên quan đến việc tham gia của các yếu tố quốc tế trong ngành bán lẻ hiện đại tại Việt Nam khiến tỉ lệ mở rộng diễn ra chậm chạp, các điều khoản trong chính sách của chính phủ vẫn cịn gây khó khăn cho các cơng ty nước ngồi. Tỷ lệ người nghèo ở nơng thơn cịn rất cao làm hạn chế quy mô khách hàng tiềm năng của thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.

Lợi thế lớn về giá cả của các công ty dẫn đầu khiến cho các cơng ty quy mơ nhỏ khó cạnh tranh hơn để cung cấp hàng hóa với giá thấp.

Những khái niệm bán lẻ hiện đại, như chiết khấu và ghi nhãn tư nhân, cần được phổ biến cho người tiêu dùng Việt Nam.

Q trình đơ thị hóa nhanh chóng và sự phát triển nhiều khu tổ hợp nhà mới là điều kiện thuận lợi hình thành những địa điểm hay cửa hàng bán lẻ hiện đại với khả năng đáp ứng một lượng lớn khách hàng.

Thách thức:

Do các tập đoàn lớn như Tesco, Carrefour và Wal-Mart đã phát triển rất mạnh ở Việt Nam nên cánh cửa cơ hội cho các cơng ty khác có thể sẽ nhanh chóng đóng lại.

Do thương trường cạnh tranh ác liệt khi Việt Nam là thành viên của WTO nên rủi ro cho các công ty nhỏ và các cửa hàng truyền thống có thể bị phá sản hoặc đóng cửa là rất cao.

Chi phí hoạt động tăng sẽ làm giảm lợi nhuận bán lẻ; giá cả tăng cần phải thông báo cho người tiêu dùng, nhưng điều này sẽ rất bất lợi trong thị trưịng có nhận thức về giá như hiện nay.

Tập trung vào video marketing: Cùng với thời lượng sử dụng các thiết bị di động ngày càng

<b>Phần III: Triển vọng ngành bán lẻ Việt Nam 2022 1 Ngành bán lẻ Việt Nam đang trên đà phục hồi </b>

Năm 2022, ngành bán lẻ Việt Nam được kỳ vọng sẽ vươn lên tầm cao mới nhờ kinh nghiệm ứng phó linh hoạt với đại dịch và sự phục hồi kinh tế khi bước vào trạng thái bình thường mới. Các doanh nghiệp bán lẻ quy mơ lớn được đánh giá là có nhiều triển vọng trong năm 2022.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Nhiều công ty trong ngành bán lẻ Việt Nam đã điều chỉnh kế hoạch mở rộng kinh doanh. Cùng với các chính sách mở cửa thị trường du lịch, đảm bảo thích ứng và an tồn trước đại dịch, các chun gia cho rằng đây là thời điểm vàng để ngành bán lẻ phục hồi.

Theo báo cáo của Savills Việt Nam, doanh thu của nhiều doanh nghiệp bán lẻ đang phục hồi từ 50 – 80%. Nhu cầu của người tiêu dùng cũng đang phục hồi mạnh mẽ.

Ngoài ra, chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% và Chương trình phục hồi kinh tế vừa được Quốc hội thông qua cũng sẽ tác động tích cực đến ngành bán lẻ Việt Nam.

Ngành bán lẻ luôn là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19. Hàng Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống phân phối, tạo đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó góp phần quảng bá sản phẩm, đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn.

Bán lẻ được coi là một trong những ngành bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch. Kể từ khi bùng phát từ cuối tháng 4 năm 2021, thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến nhiều công ty đóng cửa hoặc phải thu hẹp mơ hình kinh doanh.

Tuy nhiên, ngành bán lẻ cũng được đánh giá sẽ có sự phục hồi tích cực với mức tăng trưởng vượt bậc. Doanh thu của một số công ty bán lẻ đã bắt đầu tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2021 sau khi các hoạt động kinh doanh dịch vụ dần thích nghi với bình thường mới

Năm 2021, các doanh nghiệp nước ngoài như Aeon , Lotte , hay các doanh nghiệp bán lẻ có vốn nhà nước như Saigon CO.OP , hoạt động không mấy sôi động do đại dịch. Trong khi đó, Masan và Thế Giới Di Động gấp rút tái cấu trúc và đẩy mạnh M&A để nhanh chóng định hình lại thị trường bán lẻ Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng từ COVID-19 đã trở thành cơ hội cho các doanh nghiệp quy mô lớn, đặc biệt là các nhà bán lẻ niêm yết có thương hiệu và hệ thống quản lý mạnh trên thị trường. Các doanh nghiệp lớn sẽ giảm thiểu rủi ro cạnh tranh, giúp họ có lợi thế chiếm được nhiều thị phần hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh chính của họ.

Do đó, các cơng ty phân phối và bán lẻ quy mô lớn được dự báo sẽ nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng mạnh vào năm 2022.

<b>2 Ba xu hướng chính góp phần tăng trưởng của ngành bán lẻ trong năm 2022 </b>

Đầu tiên, đa kênh và trực tuyến sẽ trở thành động lực chính cho các công ty bán lẻ trong điều kiện bình thường mới. Việc lướt web và nghiên cứu các sản phẩm hiện nay chủ yếu được thực hiện trực tuyến thay vì ngoại tuyến. Đồng thời, tỷ trọng chi tiêu cho các kênh ngoại tuyến đang thu hẹp lại, theo nghiên cứu của Facebook và Bain & Company.

Đối với các công ty bán lẻ niêm yết, phát triển chiến lược đa kênh là bước đi đúng đắn để tăng doanh thu. Đưa các cửa hàng lên các trang thương mại điện

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

tử sẽ giúp các nhà bán lẻ và nhà phân phối mở rộng cơ sở khách hàng và tăng doanh thu từ những khách hàng mới này.

Thứ hai, nhu cầu ngày càng tăng đối với điện thoại thông minh và các sản phẩm làm việc tại nhà sẽ tiếp tục sau đại dịch.

Nhu cầu về các sản phẩm cao cấp ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong khi đó, việc thắt chặt các quy định đối với hàng hóa xách tay giúp các nhà bán lẻ được ủy quyền có thêm thị phần.

Riêng đối với sản phẩm dùng tại nhà, chỉ có 30,7% hộ gia đình Việt Nam có máy tính, cho thấy thị trường máy tính vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn trong và sau đại dịch khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm máy tính sẽ tăng mạnh. nhờ nhu cầu làm việc tại nhà và giải trí.

Thứ ba, các chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch sau đại dịch từ tiêu dùng sang thương mại hiện đại.

Theo Kantar Worldpanel, đến giữa tháng 10 năm 2021, thị phần của các kênh trực tuyến và siêu thị nhỏ đã giảm trở lại khoảng 6-10% sau khi đạt đỉnh từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2021. Tuy nhiên, thị phần vẫn còn cao so với trước đại dịch, khoảng 3% đối với kênh trực tuyến và 5% đối với kênh siêu thị nhỏ, cho thấy khả năng duy trì hoạt động của các kênh này trong thời gian xã hội xa lánh và sự thay đổi xu hướng tiêu dùng sau đại dịch.

Bộ Công Thương dự báo đến năm 2025, giá trị gia tăng của ngành thương mại Việt Nam sẽ đóng góp khoảng 13,5% GDP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 9-9,5% / năm từ năm 2021 đến năm 2025. Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của kênh thương mại hiện đại đến năm 2025 đạt khoảng 35-40%.

Với dự báo này, ngành thương mại hiện đại có thể duy trì đà tăng trưởng trên hai con số trong suốt giai đoạn 2021-2025. Do đó, doanh nghiệp có chuỗi bán hàng hiện đại sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt hơn thị trường chung.

<b>3 Xu hướng mua sắm trực tuyến </b>

Theo số liệu Statista, tỷ trọng thương mại điện tử xuyên biên giới trung bình của Đơng Nam Á tăng từ 74 tỷ USD năm 2020 lên 120 tỷ USD năm 2021. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 37,7%/năm, cao hơn mức trung bình tồn cầu 27,4%/năm. Dự báo, doanh thu thương mại điện tử năm 2025 tại khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt 234 tỷ USD.

Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD. Cùng thời điểm này Google và Bain & Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Ngày 12/7, Cơng ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) Ninja Van đã công bố Báo cáo nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới. Theo đó, Việt Nam là quốc gia đứng đầu với số lượng mua hàng trực tuyến trung bình lên đến 104 đơn hàng/năm, 73% đáp viên cho biết họ thường

</div>

×