Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.83 MB, 102 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Chuyên ngành : Luật dân sựMã số : 5.05.07
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dinh Trung Tung
<small>^ tem 8 5</small>
<small>he sce HẠ</small>
<small>—....</small>
nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến
Nguyễn Thanh Thủy
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa của thi hành án dân sự
Vài nét về sự hình thành, phát triển của thi hành án dân sự
Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Vài nét về thi hành án dân sự ở một số nước
Thực trạng pháp luật về thi hành án dân sựThực tiễn hoạt động thi hành án dân sự
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHAP IOÀN THIỆN PHAP LUATTHI HANH ÁN DÂN SU
Những giải pháp trước mắt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc trong thi hành án dân sự hiện nay
Những giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm hoàn thiện pháp luật
về thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng
<small>101</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hang đầu của công cuộc đốimới mà Đảng ta đã đề ra là từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
hàng đầu là phải tạo ra và duy trì ý thức coi trọng pháp luật trong quản lý xã
hội, quản lý nhà nước. Đặc biệt, yêu cầu pháp chế phải được coi là một nộidung hết sức quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Pháp chế đòi hỏi phải
chấp hành nghiêm chỉnh các phán quyết nhân danh Nhà nước của Tòa án nhân
những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.
Phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước sẽ chỉ là những quyết định
Xác định đúng vai trò và ý nghĩa của hoạt động thi hành án, trước tìnhhình hoạt động thi hành án kém hiệu quả, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IXđã quyết định bàn giao cơng tác thi hành án dân sự từ Tòa án nhân dân các cấp
sang các cơ quan của Chính phủ từ tháng 6 năm 1993. Thực tiễn đã chứng
biến đáng khích lệ, làm thay đổi cục diện thi hành án sau nhiều năm trì trệ,
góp phần quan trọng vào việc thiết lập kỷ cương, nâng cao ý thức pháp luậtcủa nhân dân. Song bên cạnh những kết qua đạt được, thực tế hoạt động thi
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Các văn bản pháp luật về thi hành án, đặc biệt là Pháp lệnh thi hành ándân sự năm 1993 - van bản pháp lý có hiệu lực cao nhất trong lĩnh vực thi
tổ chức thi hành án theo cơ chế mới. Về cơ bản, pháp lệnh này vẫn giữ nguyêncác quy định về trình tự, thủ tục thi hành án của Pháp lệnh thi hành án dân sự
Mặt khác, chủ trương xây dụng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật địi hỏi phải hồn thiện phápluật về thi hành án. Nghị quyết Trung ương Dang lần thứ tám, khóa VII đã chủtrương: "sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án theo hướng tiến
tới tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành án vào Bộ Tưpháp”. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ ba, Nghị quyết Trung ương Đảnglần thứ bay, khóa VII và Báo cáo chính trị tại Đại hội Dang lần thứ IX tiếp
Chính vì vậy, việc nghiên cứu chun sâu vấn đề hoàn thiện pháp luậtthi hành án dân sự là hết sức cấp bách, cần thiết, góp phần giải quyết tìnhtrạng án tồn đọng nói riêng và hồn thiện pháp luật về thi hành án nói chung.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành án dân sự, đề tài đưa ra
3. Phạm vỉ nghiên cứu của đề tài
Thi hành án dân sự không phải chi là hoạt động có tính chất chunmơn, nghiệp vụ đơn thuần, mà cịn mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Việcnghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn thi hành án dân sự là một vấn đềrộng lớn, phức tạp không chỉ nêng đối với khoa học pháp lý, mà còn là nhiệm vụcủa các Tinh vực khoa học xã hội khác như xã hội học, lịch sử, quản lý nhà nước...
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chủ yếu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thi
hành dân sự trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước ta,
kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thi hành dân su, nâng
cao hiệu qua của hoạt động thi hành án. Luận án có những nhiệm vu sau đây:- Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự, làm
rõ khái niệm, bản chất, đặc trưng; nguyên tắc ý nghĩa thi hành án dân sự; lich
- Đánh giá đúng thực trạng tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự, cơ
chế thi hành án dân sự và thực trạng pháp luật thi hành án dân sự;
- Trên cơ sở đó, nêu lên các giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật thi
hành án nói chung và pháp luật thi hành án dân sự nói nêng.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luan án được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận củachủ nghĩa duy vat biện chứng, chủ nghĩa duy vật lich sử và phương pháp luận
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">điều tra, phương pháp phân tích, tổng hợp...
Về mặt lý luận, trong thời gian qua, việc nghiên cứu về cơng tác thihành án nhìn chung là một hoạt động còn rất mới mẻ, chưa được quan tâm đầyđủ. Trong quá trình thực hiện đề tài cải cách tư pháp, cũng như góp phần xâydựng các Nghị quyết Trung ương Đảng, vấn đề thi hành án đã được đặt ra và
triển khai nghiên cứu ở mức độ nhất định. Đề tài Thừa phát lại do Viện
Nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp thành phố Hồ ChíMinh phốt hợp thực hiện đã bước đầu đưa ra những căn cứ cho khả năng xãhội hóa một số hoạt động thi hành án dân sự. Bên cạnh đó cịn có đề tài khoahọc cấp Bộ về mơ hình quản lý thống nhất cơng tác thi hành án do Cục quảnlý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì; Luận văn Thạc sĩ Luật học "Một số
vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự Việt Nam" của tác giả Trần
Văn Quang; Luận văn Thạc sĩ luật học: "Các biện pháp cưỡng chế thi hành ándân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hồn thiện" của Nguyễn Cơng Long; đặcbiệt là đề tài khoa học cấp Nhà nước độc lập "Luận cứ khoa học và thực tiễn
mới" do Bộ Tư pháp chủ trì đang được triển khai thực hiện một cách tích cực.
Ngồi ra, trên diễn đàn sách, báo pháp lý cũng xuất hiện một số bài nghiên
cứu, trao đổi về thi hành án. Tuy nhiên, nhìn chung kết quả của những cơng
trình nghiên cứu trên đang là bước đầu, mới dừng lại ở một số khía cạnh củacác vấn đề về thi hành án. Chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu sâu,toàn diện vấn đề hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự.
Luận văn này là một trong những cơng trình nghiên cứu chun khảođầu tiên về thi hành án dân sự Việt Nam. Nội dung của luận văn đề cập mộtcách có hệ thống khái niệm, bản chất, đặc trưng, nguyên tac, ý nghĩa thi hành
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">giới và khu vực; đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật thi hành án dân sự và
thực tiễn thi hành án dân sự; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng. Những kết luận và
kiến nghị được đưa ra trong luận văn này nhằm góp phần trực tiếp vào việc sửađổi, bổ sung Pháp lệnh thi hành án dân sự hiện hành, cũng như quá trình
nghiên cứu xây dựng Luật thi hành án, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hànhán dân sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục;luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">1.1.1. Khái niệm thi hành án
Xét trong mối quan hệ với quyền lập pháp và quyền hành pháp thìquyền tư pháp thực hiện xoay quanh trục của hoạt động xét xử, là quá trình đi
tìm chân lý để áp dụng công lý, phán quyết sự công bằng theo quy định củapháp luật. Toàn bộ hoạt động điều tra, truy tố và các hoạt động bổ trợ tư pháp
tố, xét xử vụ án mới chỉ là những giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự. Kết thúc giai đoạn xét xử, Tòa án đưa ra những
phán quyết về nội dưng vụ án, kết án người phạm tội hay tuyên bố một ngườilà vô tội hoặc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Bản án của Tòa án thể
hiện quyền lực tối cao của Nhà nước trong việc quản lý xã hội nhằm mục đíchbảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và các chủ thể khác, bảo đảm trật tự, kỷ
cương. Khi những phán quyết đó của Tịa án được thực thi trên thực tế, thìquyền tư pháp của Nhà nước mới được thực hiện tron ven, công lý mới trở
thành hiện thực, trật tự pháp luật mới được khơi phục. Chính vì vậy, Điều 136
của Hiến pháp 1992 đã nêu rõ: "Các bản án và quyết định của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, các đơn vị vũ trang nhân dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan
phải nghiêm chính chấp hành".
Có thể nói. vấn đề bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án là
yêu cầu tất yếu khách quan trong hoạt động nhà nước, là nguyên tac hiến địnhchỉ đạo toàn bộ ié chức và hoạt động thi hành án ở nước ia từ nhiều năm nay.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">của Nhà nước ta. Thi hành án vừa có những đặc tính phổ biến của một dạnghoạt động nhà nước, vừa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
a) Thi hành án là một hoạt động diễn ra sau quá trình xét xử của Tịấn. Các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở để tiến
quả của hoạt động xét xử thì khơng thể có hoạt động thi hành án. Song thi
hành án là một dạng hoạt động hành chính - tư pháp, chứ không phải là hoạt
động tố tụng (hình sự, dân sự), bởi vì xét về mặt bản chất của vấn đề, thì thi
hành án hồn tồn khác với tố tụng. Bản chất và mục đích của tố tụng là xác
tự hết sức chặt chẽ, tn thủ các ngun tac bình đẳng, cơng khai, dân chủ,
tơn trọng quyền và lợi ích của người tham gia tố rụng. Khi có phán quyết của
hồn thành thì q trình tố tụng kết thúc.
Có thể nói một cách hình ảnh thì tố tụng là quá trình đi tìmchân lý để áp dụng cơng lý (pháp luật). Trong khi đó, thi hành án là
hay vơ tội, đúng hay sai đã được phân xử rõ ràng, còn thi hành án làquá trình tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện các bản án vàquyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật [49, tr. 22-23].
b) Thi hành án là hoạt động có tính chấp hành, vì thi hành án chỉ đượctiến hành trong khuôn khố pháp luật quy định nhằm thực hiện các bản án,quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy vây, tính chấp hành trongthi hành án có những nét đặc thù nêng, bởi lẽ đây là hoạt động chủ yếu do cơquan tư pháp (theo nghĩa rộng) hay đối tượng phải thi hành án tiến hành. Mặt
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">khác, cơ sở để tiến hành các hoạt động thi hành án bao gồm các quy định củapháp luật (thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật) và bản án, quyết
định của Tòa án (văn bản áp dụng pháp luật) đã có hiệu lực pháp luật. Hơnnữa, mục đích cuối cùng của hoạt động thi hành án là bao đảm cho các nộidung của các bản án quyết, định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật đượcthực thi chứ không phải là ra các văn bản áp dụng pháp luật hoặc các quyếtđịnh có tính điều hành như trong hoạt động của cơ quan hành chính.
c) Thị hành án là hoạt động có tính quản lý, vì nó địi hỏi các yếu tố kế
phải thi hành án để họ tự nguyện thi hành hoặc áp dung các biện pháp buộc ho
phải thi hành nghĩa vụ đã được xác định trong các bản án, quyết định của Tịấn. Qua đó, giáo dục họ và những người xung quanh về ý thức tơn trọng pháp
luật Nhà nước và đồn thể... Trong trường hợp này, tính chất quản lý cũng có
phương pháp quản lý...
d) Đối với thi hành án, phương pháp giáo dục, thuyết phục hết sức cầnthiết, nhưng phương pháp mệnh lệnh, bắt buộc phải thi hành lại có tính chấtđặc trưng (đặc biệt trong thi hành án hình sự đó là phương pháp chủ yếu).Ngay cả việc tự nguyện của người phải thị hành án cũng chính là trên cơ sở họnhận thức được tính bắt buộc, cưỡng chế trong việc thực thi bản án, quyết địnhcủa Tòa án.
đ) Thi hành án không chi là hoạt động chuyên mơn, nghiệp vu đơnthuần mà cịn có ý nghĩa chính trị, xã hội rộng lớn, địi hỏi phải có sự tham giacủa nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan.
Xuất phát nừ những đặc trưng trên đây, có thể hiểu thi hành án là hoại
động hành chính - tu pháp mang tinh quyền lực nhà nước, do các cơ quan nhà
nước có thấm quyền tiến hành theo trình tự, thủ lục do pháp luật quy định,
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">nhằm buộc người bị kết án phải chịu các hình phạt hoặc buộc những cá nhân,
tổ chức phải thực hiện các nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án.1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của thi hành án dân sự
Kết thúc quá trình giải quyết các tranh chấp về dân sự, Tịa án ra bảnán, quyết định trong đó xác định các quan hệ pháp lý, sự kiện pháp lý, buộcngười phải thi hành án có nghĩa vụ phải làm một việc hoặc khơng làm mộtviệc vì lợi ích của người được thi hành án. Việc thi hành bản án, quyết địnhcủa Tòa án là một giai đoạn độc lập, tiếp theo sau giai đoạn xét xử. Căn cứ
theo Pháp lệnh thi hành án dân sự hiện hành - văn bản có hiệu lực pháp lý caonhất trong lĩnh vực thi hành án dân sự, thì việc thi hành án dân sự chỉ bao gồmcác bản án, quyết định về dân sự, hơn nhân và gia đình, lao động, quyết địnhvề tài sản trong bản án, quyết định hình sự (Điều 1). Song, từ sau khi Pháplệnh thi hành án dân sự 1993 được ban hành đến nay, Nhà nước ta cũng đãban hành một loạt các văn bản pháp luật như: Bộ luật dân sự, Luật phá sản
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,
Pháp lệnh cơng nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự củaTịa án nước ngồi, Pháp lệnh cơng nhận và thi hành tại Việt Nam quyết địnhcủa trọng tài nước ngồi... trên cơ sở đó, phạm vi, nội dung của thi hành ándân sự đã mở rộng hơn nhiều so với trước. Nhiều vụ việc có tính chất khácnhau, được giải quyết theo các trình tự tố tụng khác nhau, nhưng đến giai đoạnthi hành án đều được áp dụng theo trình tự, thủ tục thi hành án dân sự. Theo
quy định tại các văn bản nêu trên, thì phạm vi của thi hành án dân sự hiện nay
gồm có: Bản án, quyết định về dân sự, kinh tế, lao động, hơn nhân và giađình; Quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự (phạt tiền, tịchthu tài sản, án phi): Quyết định về tài sản và quyền tài sản trong bản án, quyết
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">định hành chính; Bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, quyết địnhcủa Trọng tài nước ngồi được Tịa án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành ở
<small>Việt Nam.</small>
Việc ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 đã tạo ra bước
pháp lý vững chắc cho việc hình thành tổ chức và hoạt động thi hành án theo
một cơ chế mới, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan trong công tácthi hành án dân sự. Tuy nhiên, từ khi Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 và cácvan bản pháp luật có liên quan được ban hành, thì cũng phát sinh những ý kiến
khác nhau về tính chất đặc trưng của thi hành án dân sự.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, thi hành án dân sự thuộc tố tụng dân sự,
giai đoạn thi hành án là giai đoạn cuối cùng của tố tụng dân sự vì nó mang đầyđủ tính chất, đặc trưng của tố tung dân sự. Quan niệm này cho rằng, cơ quan thihành án dân sự hiện nay tuy được đặt trong hệ thống các cơ quan hành chính,nhưng nó khơng có chức năng quản lý hành chính mà chỉ có chức năng thựchiện các bản án, quyết định của Tòa án - cơ quan xét xử. "Do vậy thực chất cơquan thị hành án dân sự là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhiém vụ củatố tung dân sự là thi hành các ban án, quyết định của Tòa án” [SO, tr. 6].
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, thi hành án là tố tụng hành chính vì từ
khi cơng tác thi hành án dân sự được chuyển giao từ Tòa án sang các cơ quan
thuộc Chính phủ thi cơ quan tiến hành tố tụng thi hành án khơng phải là Tịa
Loại ý kiến thứ ba cho rằng, thi hành án là một thủ tục tố tụng đặc biệt
mang cả đặc trưng của tố tung dân sự và tố tung hành chính, nó vừa tơn trọng quyềntư định đoạt của đương sự, vừa biểu hiện tính cưỡng chế nhà nước [48, tr. 60].
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Loại ý kiến khác lại cho rằng, thi hành án thuộc loại tố tụng "hỗn hợp”
vì "thi hành án có rất nhiều trình tự, thủ tục và đặc trưng giống các loại tố tụngkhác” [51. tr. 29].
Thực ra, khó có thể "xếp" thi hành án dân sự vào bất cứ loại tố tụng
nào, vì những lẽ sau đây:
Thứ nhất, như đã trình bày ở phần khái niệm thi hành án, bản chất va
chân lý đã được sáng tỏ, nội dung quan hệ pháp luật đã được Tòa án xác định
Thứ hai, do việc Nhà nước ban hành một loạt văn bản pháp luật mới,phạm vi các loại việc mà co quan thi hành án được giao ngày càng mở rộng,
khơng cịn mang tính chất dân sự thuần túy như trước đây. Nhiều quan hệ
pháp luật trước đó đã được giải quyết theo các trình tự tố tung khác nhau, vi
dụ: tố tụng kinh tế, lao động, hành chính, trọng tài, hình sự... nhưng kết quảcủa các quá trình tố tụng đó là các phán quyết của Tịa án, cuối cùng đều được
thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Như vậy, nếu coi thi hành án dân sựlà một giai đoạn của tố tụng, thì chúng ta sẽ xếp nó vào loại tố tụng nào?
tung nào. Trong khi đó chủ thể trung tâm của hoạt động thi hành án khơng
phải là Tịa án, mà là cơ quan thi hành án thuộc hệ thống hành pháp và chấphành viên.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Thứ tw, thi hành án dân sự là dạng hoạt động mang tính hành chính - tưpháp, vì cơ sở của thi hành án dân sự là các bản án, quyết định dân sự của Tịấn, đồng thời các cơ quan tham gia vào thi hành án dân sự chủ yếu là các cơquan tư pháp (theo nghia rộng).
án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án do cơ quan thi hànhán, chấp hành viên tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
1.1.3. Các nguyên tac thi hành án dan sự
Pháp luật thi hành án dân sự là một bộ phận cấu thành trong hệ thống
và hoạt động thi hành án dân sự, phan ánh tính chất đặc thù của hoạt động này.
* Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án.
Việc thi hành nghiêm chỉnh và tơn trọng triệt để các bản án, quyết định
có hiệu lực pháp luật của Tòa án là một tất yếu khách quan trong hoạt động tưpháp của bất kỳ Nhà nước nào. Bảo đảm hiệu lực của các bản án, quyết địnhdân sự của Tòa án là một nhiệm vụ quan trọng, phải được thực hiện nghiêm chỉnhtrong hoạt động của các ngành, các cấp, trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ lợi
quyết định của Tòa án là sự phán xét nhân danh Nhà nước phải được đảm bảothực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Hiến pháp, luật cơ bản của
Nhà nước ta. tại Điều 136 đã xác định: "Cac bản án và quyết định của Tòa án
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng;
những người và đơn vi hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Day là nguyên
tac hiến định chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án nói chung và thi
hành án dân sự nói riêng, nó khơng cho phép bất kỳ một sự cản trở, chống đối nàođối với việc thị hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án.
* Ngun tắc chỉ có chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự là cóthẩm quyền thi hành án dân sự.
dân sự 1993). Trước đó, trong lịch sử xây dựng và phát triển của thi hành án
dân sự nước ta, pháp luật đã xác lập những cơ sơ pháp lý về tính chuyên tráchcủa tổ chức thi hành án dân sự. Điều 24, Luật tố chức Tòa án nhân dân 1960quy định: "Tai các Tịa án nhân dân địa phương có nhân viên chấp hành án(theo Quyết định số 186/TC, ngày 13/12/1972 của Tòa án nhân dân tối cao,chức danh này được gọi là chấp hành viên) làm nhiệm vụ thi hành những bảnán và quyết định về dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong cácbản án, quyết định về hình su". Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989 trước đây
án dân sự thuộc thẩm quyền của chấp hành viên.
* Nguyên tắc kết hop vai trò chuyên trách, chủ động của cơ quan thihành án và chấp hành viên với sự chỉ đạo, tổ chức của Chính quyền địaphương, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
nhân dân các cấp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong
việc thi hành án ở địa phương; lực lượng cảnh sát có nhiệm vụ giữ gìn trật tự,kịp thời ngăn chặn những hành vi can trở, chống đối việc cưỡng chế thi hành
thi hành án (Điều 7).
Đây là một nguyên tắc quan trọng xuất phát từ tính chất đặc thù của tổ
chức và hoạt động thi hành án dân sự ở nước ta. Hoạt động thi hành án dân sự
* Nguyên tắc kết hợp tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự với
Bản án, quyết định của Tịa án chỉ được đưa ra thi hành khi có yêu cầu
của người được thi hành, thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự. Đây làđiểm khác biệt căn bản giữa thi hành án hình sự và thi hành án dân sự. Khi
bản án hình sự có hiệu lực, việc thị hành án đó được cơ quan chức năng thựchiện theo quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào ý chí của đương sự.Đối với các vụ án dân sự nói chung, sau khi các bản án, quyết định có hiệu lực
nguyện của người được thi hành án và người phải thi hành án về thể thức,
phương pháp và những vấn đề khác liên quan đến việc thi hành bản án, quyếtđịnh của Tịa án nếu khơng trái với pháp luật, đạo đức xã hội và không làmcan trở hoạt động thị hành án.
Bên cạnh đó, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ lợi ích của Nhà nước và
chính sách nhân đạo nhằm bảo đảm quyền lợi cấp thiết của đương sự, phápluật quy định quyền chủ động ra quyết định thi hành án của cơ quan thi hànhán trong những trường hợp "bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồithường tài sản xã hội chủ nghĩa; phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí, các quyết
chủ động thi hành án của cơ quan thi hành án và chấp hành viên tạo nên cơchế đặc thù của thi hành án dân sự, bảo đảm quyền tự lựa chọn cách ứng xử
Chấp hành viên có trách nhiệm thi hành đầy đủ, đúng din phán quyết
phẩm chất đạo đức của người chấp hành viên, thì bị xử lý kỷ luật hoặc truycứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường" (Điều 14 củaPháp lệnh thi hành án dân sự 1993). Trong quá trình tổ chức thi hành án, chấphành viên phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục do pháp luật về thi hành
án quy định. Điều 12 của Pháp iệnh quy định rõ: “Khi thực hiện nhiệm vụ,
<small>= =e</small>
quyền hạn của mình, chấp hành viên phải tuân theo pháp luật và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án được giao".
Nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên đương sự, chống sự sách nhiễu, gây phiền hà trong quá trình
Bản án, quyết định của Tòa án thể hiện sự cơng bằng và cơng lý của
chế độ, do đó trước hết nó phải được thực thi một cách tự giác trên cơ sở tự
Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 thể hiện tỉnh thần kết hợp chặt chẽ
giữa yếu tố tự nguyện và cưỡng chế thi hành án. Điều 6 và Điều 12 của Pháp
nguyện thi hành án. Việc cưỡng chế chỉ được áp dụng khi đã hết thời hạn tự
Nguyên tác này đòi hỏi chấp hành viên phải biết cách giáo dục, thuyết phụcđương sự để họ nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, trên cơ sở đó
sự tự nguyện thi hành án.
với biện pháp cưỡng chế khơng những giúp cho q trình thi hành án đượcthuận lợi, đạt hiệu quả cao, mà cịn góp phần nâng cao ý thức pháp luật củanhân dân.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">* Thị hành án dân sự góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, tăng cườngpháp chế xã hội chi nghĩa.
<small>Trong hoạt động nhà nước, cơng tác thi hành án nói chung và thi hành</small>
án dân sự nói riêng, có một ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua hoạt động thị
hành án, những phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước, thể hiện ý chí
của Nhà nước được trở thành hiện thực, cơng lý xã hội được thực hiện. Qtrình giải quyết một vụ án chỉ kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án đượcthi hành kịp thời và đầy đủ. Nếu công tác thi hành án dân sự khơng được quantâm đầy đủ và khơng có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực, tác động đến toànbộ hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử; trật tự kỷ cương xã hội bị viphạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường, quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân bị xâm phạm. Thi hành án dân sự đạt hiệu qua sẽ mang lại niềm tin chonhân dân đối với tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần lập lại kỷ cương,tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
* Thi hành án dân sự góp phân nâng cao chất lượng, hiệu quả củahoạt động xét xử.
Việc điều tra, hòa giải, xét xử vụ án mới chỉ là giai đoạn đầu của quá
quyết nội dung vụ án, xác định được quyền và nghĩa vụ của các đương sự.Phán quyết của Tịa án có trở thành hiện thực hay khơng tùy thuộc vào qtrình thực thi nó trong cuộc sống. Thơng qua giai đoạn thi hành án, bản án,quyết định của Tịa án mới có hiệu lực trên thực tế, cơng lý mới được thựchiện. Với ý nghĩa đó, thi hành án dân sự là một hoạt động không thể thiếuđược của q trình bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Thông qua thi hànhán, kết quả của công tác xét xử được củng cố, hiệu lực các bản án, quyết định
của Tòa án được bảo đảm. Mặt khác, thi hành án dân sự còn là giai đoạn kiểm
nghiệm qua thực tiễn những phán quyết của Tòa án, phản ánh trung thực chất
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">lượng và hiệu quả cua hoạt động xét xử. Thông qua hoạt động thi hành án, các
thẩm phán Tịa án nhân dân có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích, nâng
cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử.
* Thi hành án dân sự góp phan nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.Đặc thù của thi hành án dân sự nước ta là sự kết hợp chặt chẽ giữa vaitrò chủ động, phát huy trách nhiệm của chấp hành viên, cơ quan thi hành án
và sự chỉ đạo sát sao cụ thể của chính quyền địa phương, sự phối hợp của cáccơ quan tổ chức có liên quan, sự đồng tình của quần chúng, tạo ra sức mạnhtổng hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong hoạt động thi
hành án dân sự. Thi hành án không chi là hoạt động nghiệp vụ riêng của cơquan thi hành án, chấp hành viên mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương, đoàn thể xã hội và mọi thành viên trong cộng đồng.
Thông qua công tác thi hành án, ý thức pháp luật của nhân dân, vai trò, trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức được nâng lên, niềm tin của mọi tầng lớp nhân
dân vào tính nghiêm minh của pháp luật và sức mạnh của Nhà nước ngày càngđược củng cố vững chắc.
Từ sau Cách mang tháng Tám (năm 1945) thành công, hệ thống chínhtrị mới được ra đời, trong đó Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (sau nàylà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã đóng vai trị lịch sử hếtsức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Cùng với sự ra đời của
hình thành và phát triển, thay thế nền tư pháp cũ của chế độ thực dân phong
kiến đã tổn tại ngót một trăm năm trước đó.
Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hịađã ra tun cáo cơng bố danh sách nội các thống nhất quốc gia, trong đó có
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đánh dấu sự ra đời của ngành tư pháp nước ta. Tiếp đó,tại Sắc lệnh số 33-SL ngày 13/9/1945 đã thành lập các Tòa án quân sự, thiếtlập hệ thống cơ quan xét xử của Nhà nước mới. Cùng với sự ra đời của Bộ Tư
Qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, cơng tác thi hành án dân sựViệt Nam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.Qua từng giai đoạn lịch sử, tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự Việt Nam
ngày càng được hoàn thiện, củng cố phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mà Nhà
1.2.1. Giai đoạn từ thang 8 - 1945 đến năm 1989
Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trước khi có Pháp lệnh
nước và hình thức tổ chức thi hành án dân sự có những thay đổi nhất định qua
các thời kỳ 1945 -1949, 1950 - 1980, 1981 - 1989.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">* Thời kỳ 1945 đến 1949
Trước Cách mạng tháng Tám, ở nước ta đã tồn tại chế định thừa phátlại. Căn cứ Luật tố tụng dân sự ban hành theo Nghị định ngày 16/3/1910 của
hiệu lực pháp luật, triệu tập đương sự, lập các vi bằng theo quy định của pháp luật(tại Nghị định 111/BTP ngày 2/2/1950 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (chính quyền
do Bảo Đại làm Quốc trưởng) đã xác định: "Thừa phát lại là những công lại
được pháp luật giao cho việc làm các truyền phiếu, các việc về tư pháp, việc
thi hành các bản án, công văn cùng là các cơng việc nội bộ trong Tịa án").Điều này cho thấy, một trong những nhiệm vụ chính của Thừa phát lạilà thi hành án dân sự. Chế định thừa phát lại đã hình thành, tồn tại ở Việt Namtrước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến năm 1950, và sau đó cịn tiếptục tồn tại dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn cho đến ngày miền Nam hồntồn giải phóng (1975).
và quản lý, hành nghề trên cơ sở quy định của pháp luật, được hưởng thù lao
có quyền từ chối thi hành nhiệm vụ khi được yêu cầu. Trong quá trình thực thi
nhiệm vụ, thừa phát lại chịu sự chỉ đạo trực tiếp của những cơng chức có trách
thơn việc thi hành án do chính quyền cơ sở đảm nhiệm.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chucộng hòa ra đời, hệ thống cơ quan tư pháp mới được thiết lập trong cả nước.
Trên cơ sở Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">việc cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ cho đến khiban hành những bộ luật chưng thống nhất cho toàn quốc, nếu những đạo luật
ấy "không trái với các nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính
thể dân chủ cộng hòa" [23]. Chế định thừa phát lại tiếp tục được duy trì. Tại
chức thừa phát lại. Cũng theo tỉnh thần Sắc lệnh ngày 10/10/1945, những quy
định về thủ tục thi hành án dân sự tiếp tục được áp dụng, đáp ứng yêu cầu củahoạt động tư pháp trong những năm đầu của chính quyền cách mạng. Tuy
quyền thực dân phong kiến như trước đây, mà trở thành công cụ đắc lực trong
việc thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực của Tịa án nhân dân.
Sac lệnh số 13, ngày 20/11/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt
Nam dân chủ cộng hịa về tổ chức các Tòa án và các ngạch thẩm phán đã đặtcơ sở pháp lý đầu tiên cho tổ chức thi hành án dân sự Việt Nam. Tại khoản 3,Điều 3 của Sắc lệnh quy định Ban Tư pháp xã (theo Điều 2 của Sắc lệnh này,
tịch, Phó chủ tịch và thư ký của ủy ban sẽ kiêm luôn cả việc tư pháp. Cả ba ủy
viên này đều có quyền quyết nghị, trong đó thư ký giữ cơng việc lục sự, lưu
trữ cơng văn, làm các giấy tờ, biên bản) có quyền "thị hành những mệnh lệnh
của thẩm phán cấp trên" bao gồm các bản án, quyết định của Tòa án.
Như vậy, tổ chức thi hành án dân sự đã được hình thành ngay trong
những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám thành cơng và tồn tại dưới hai hìnhthức là: Thừa phát lại và Ban Tư pháp xã. Tuy tồn tại hai lực lượng thi hànhán, nhưng việc thi hành án dù do thừa phát lại hay Ban Tư pháp xã tiến hành
đều thể hiện quyền lực nhà nước và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chếcủa Nhà nước. Điều này được thể hiện tại Sắc lệnh số 130 ngày 19/7/1946 của
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Điều thứ nhất của Sắc lệnh nàyquy định: “Các bản tồn sao hoặc trích sao bản án hoặc mệnh lệnh do các phòng
lục sự phát cho các người đương sự để thi hành các án, hoặc mệnh lệnh của cácTịa án hộ đều phải có thể thức thi hành, ấn định như sau: "Vậy, Chủ tịch Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa truyền cho các thừa phát lại theo yêu cầu củađương sự thi hành bản án này, các ông chưởng lý và biện lý kiểm sát việc thi
hành án, cai thị chỉ huy binh lực giúp đỡ mỗi khi đương sự chiếu luật u cầu”...
Về trình tự thi hành án, Thơng tư số 24-BK ngày 26-4-1949 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp về việc thi hành án Hình và Hộ đã quy định cụ thể nhữngnguyên tắc chấp hành, thể thức chấp hành, cách thức thi hành các bản án và
quyết định của Tòa án. Thông tư trên đã xác định trách nhiệm thi hành án củaThừa phát lại, Ban Tư pháp xã và nhấn mạnh vai trò của ủy ban xã, thị xã, khuphố va các cơ quan có liên quan trong việc hỗ trợ thi hành án. Rõ ràng Nhànước không chỉ tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự trong giao lưu
dân sự, thương sự và tố tụng mà còn đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự
Tuy còn ở những bước đi ban đầu nhưng tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự
đã có những đóng góp quan trọng vào việc hình thành và phát triển của nền tư
* Thời kỳ từ năm 1950 đến năm 1980
Ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL về "Cảicách bộ máy tư pháp và luật tố tụng” tạo nên sự thay đổi có tính chất bước
hành án dân sự nói riêng. Điều 19 của Sắc lệnh quy định: "Thẩm phán huyệndưới sự kiểm sốt của biện lý có nhiệm vụ đem chấp hành các án hình về
khoản bồi thường hay bồi hồn và các án hộ, mà chính Tịa án huyện hay Tịấn trên đã tun” [23]. Theo quy định này, việc thi hành án dân sự do thừa
phát lại và Ban tư pháp xã thực hiện trước đây được thay thế bằng thẩm phán
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án. Sự kiện nay đã làm thay đổi cănbản cơ chế, tổ chức hoạt động thi hành án dân sự. Thi hành án dân sự từ chỗ
căn cứ vào yêu cầu của đương sự đã trở thành trách nhiệm của Nhà nước. Tịa
186/TC về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên. Tên gọi "chấp
hành viên" ra đời từ và đó tồn tại cho đến ngày nay.
Nhà nước không tổ chức cơ quan thi hành án dân sự riêng mà chỉ đặtchấp hành viên tại các Tòa án nhân dân địa phương để thực hiện chuyên trách
việc thi hành án dân sự. Chấp hành viên có nhiệm vu thi hành những bản án,
quyết định về dân sự, những khoản xử phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường,
hoàn trả lại tài sản trong các bản án, quyết định hình sự; giúp Chánh án Tịa án
nhân dân đôn đốc, kiểm tra công tác thi hành án tại các Tòa án nhân dân cấp
dưới. Chấp hành viên thực thi nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Chánh án Tịa án
nhân dân nơi mình cơng tác, khơng có quyền trực tiếp chỉ đạo cơng tác của
chấp hành viên Tịa án nhân dân cấp dưới.
Trong q trình thực thi nhiệm vụ, chấp hành viên có quyền định cho
đương sự một thời hạn để tự nguyện thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế
mà pháp luật cho phép sau khi có sự thỏa thuận của Chánh án nơi chấp hànhviên công tác, yêu cầu lực lượng bảo vệ trật tự trị an giúp sức khi cần thiết, đề
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">kiểm sát nhân dân). Thơng tư số 442-TC ngày 4/7/1968 của Tịa án nhân dân
tác thi hành án từng bước đi vào nề nếp, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hànhĐiều lệ tạm thời về công tác thi hành án (kèm theo công văn số 827/CV ngày
đặc trưng trong nội dung quy định của Điều lệ tạm thời, cũng như các văn bản
* Thời kỳ từ năm 1981 đến năm 1989
Với sự ra đời của Hiến pháp 1980, hàng loạt các đạo luật về tổ chứccủa bộ máy nhà nước cũng được ban hành nhằm kiện toàn bộ máy nhà nước,
phân định rõ chức năng của từng loại cơ quan, tang cường hiệu lực quản lý
đã giao cho Bộ Tư pháp (mới được thành lập lại sau hơn 20 năm giải thể) đảmnhiệm cơng tác quản lý Tịa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức. Nghị
định số 143 -HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chínhphủ) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp đã quy định: Bộ Tư
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">pháp có chức năng quản lý Tịa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, trongđó bao gồm cả việc quan lý công tác thi hành án dân sự. Theo Nghị định nàyBộ Tư pháp có nhiệm vụ "trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành
theo thẩm quyền các quy chế chấp hành án". Tòa án nhân tối cao đã bàn giao
nhiệm vụ quản lý công tác thị hành án trong phạm vị cả nước sang Bộ Tư phápbát đầu từ ngày 1/1/1982. Ngày 18/7/1982, Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tốicao đã ký Thông tư liên ngành số 472 về "quản lý công tác thi hành án trong
thời kỳ trước mắt” quy định: ở địa phương tại các Tịa án cấp tỉnh có phòng thihành án nằm trong cơ cấu bộ máy và biên chế của Tòa án để giúp Chánh án
chỉ đạo cơng tác thi hành án; ở các Tịa án cấp huyện có chấp hành viên hoặccán bộ làm cơng tác thi hành án dưới sự chỉ đạo của Chánh án. Việc quản lý,
chỉ đạo và tổ chức thực thi nhiệm vụ của chấp hành viên vẫn do Chánh án Tòa
án nhân dân cùng cấp đảm nhiệm như đã quy định trong Quyết định 186-TCngày 13/10/1972. Biên chế của Tòa án nhân dân địa phương do Bộ Tư pháp
tỉnh xác định số lượng và bổ nhiệm chấp hành viên hoặc cử cán bộ làm cơng
tác thi hành án của Tịa án mình và Tịa án cấp dưới. Cơ chế quản lý công tácthi hành án địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp vaTòa án từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là giữa các cơ quan tư pháp vàTịa án địa phương nơi cơng tác thi hành án được trực tiếp thực hiện.
tắc hoạt của cơ quan thi hành án chưa được chú trọng. Cơ chế quản lý và tổ
chức thi hành án chưa tạo được vi trí của chấp hành viên tương xứng với yêu
cũng như việc xây dựng đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử, thi hành
án do chính quyền địa phương đảm nhiệm. Nhiều năm liền mối quan tâm chútrọng của Tòa án vẫn dành cho cơng tác xét xử, cịn thi hành án hầu như ít
quan tâm. Điều này dẫn đến tình trạng án xét xử xong không được thi hành
chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong lượng án phải thi hành hàng năm.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến tháng 6/1993
Ngày 28/8/1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự, một hình thức văn bản
pháp lý có hiệu lực cao, lần đầu tiên đã được ban hành, đặt cơ sở pháp lý cho
sở đó, quy chế chấp hành viên đã được ban hành kèm theo Nghị định số68/HDBT ngày 6/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Theo quy định của Pháp
nhiệm, miễn nhiệm chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo
quy định về thi hành án dân sự vào một hình thức văn bản pháp lý có hiệu lực
cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật trong việc thị hành
cơng dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Điểm khác biệt quan trọng nhất so với việc thi hành án trước khi có
có đơn yêu cầu thi hành án, thì Tịa án có thẩm quyền mới tiến hành việc thihành án (Điều 14). Điểm mới thứ hai không kém phần quan trọng là quy định
về thời hiệu thi hành án, có nghĩa là việc thi hành các bản án, quyết định củaTịa án cũng có thời hạn nhất định. Ngoài ra, Pháp lệnh thi hành án dân sự1989 còn quy định nhiều vấn đề mới liên quan đến q trình thi hành án nhưviệc hỗn thi hành án (Điều 18), tạm đình chỉ thi hành án (Điều 19), đình chỉ
thi hành án (Điều 20), trả lại đơn yêu cầu thi hành án (Điều 21).
Với việc ban hành Pháp lệnh năm 1989, cơ chế thi hành án đã có bước
thay đổi cơ bản. Theo Pháp lệnh này, cơ chế kết hợp quyền tự định đoạt của
đương sự với sự chủ động của Cơ quan thi hành án và chấp hành viên đã tạo ra
mới chỉ được áp dụng trong giai đoạn xét xử, thì nay đã được vận dụng trong
giai đoạn thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, Pháp lệnh năm 1989 vẫn có những quy định về quyền chủđộng thi hành án của co quan thi hành án trong những trường hợp nhất định
nhằm bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập
thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu, án phí; những bản
án,quyết định của Tịa án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay
Tiếp đó, hàng loạt văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm cụ thể
hóa, hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp lệnh, đảm bảo cho Pháp
lệnh được thi hành nghiêm chỉnh như Thơng tư liên ngành số 06-89/TTLNngày 7/12/1989 của Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Bộ Tư pháp; Thông tư liên ngành số 07- 89/TTLN ngày 10/12/1989 của Tòa án
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc bảo vệ cưỡng chế thi hành án v.v...
Đây là một bước phát triển mới trong q trình xây dựng, hồn thiện pháp luật
của Nhà nước ta nói chung và trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng, đặt
cơ sở pháp lý cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành án.
Tuy vậy, mặc dù cơ chế thi hành án đã từng bước được hoàn thiện, độingũ cán bộ làm công tác này được củng cố, tăng cường một bước, nhưng sự
nghiệp vu và chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên về kết quả của hoạt động thi
quyền của Chánh án. Chấp hành viên với trách nhiệm là "người được Nhànước giao nhiệm vu thi hành các bản án, quyết định của Tòa án”, thực ra chỉ là
dam bảo thực thi nhiệm vu của mình. Mặt khác, Chánh án với tư cách là người
đạo việc thi hành các phán quyết của Tịa án, dẫn đến tình trang q tải vềcơng việc, có nơi, có lúc chưa giải quyết kịp thời các yêu cầu thi hành án đặt
ra. Hơn nữa, Tòa án vừa là cơ quan xét xử duy nhất, vừa là cơ quan làm nhiệm
đảm bảo sự khách quan, công bằng trong hoạt động thi hành án dân sự, khólịng tránh khỏi sự băn khoăn, lo lắng trong nhân dân về hiệu quả cơng tác này.
bổ sung sang làm thẩm phán, đội ngũ cán bộ luôn luôn bị xáo trộn không được
quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xun, chế độ chính sách khơng đượcchú ý đúng mức. Lực lượng chấp hành viên, cán bộ thi hành án vừa thiếu về sốlượng, vừa yếu về chất lượng. Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạtđộng thi hành án hầu như không được trang bị. Quản lý nhà nước về công tác
thi hành án bị buông lỏng... Công tác thi hành án không nghiêm "nhiều bản
án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được tôn
trọng, không được thi hành nghiêm chỉnh, ảnh hướng xấu đến việc giữ gìn trậttự an tồn xã hội; các quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức và công dân
tiếp tục bị xâm phạm, pháp luật, kỷ cương phép nước bị coi thường, gây nênsự phản ứng của dư luận và sự bất bình trong nhân dân” [31 ].
Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Quốc hội khóa IX,
1.2.3. Giai đoạn từ 1/7/1993 đến nay
thơng qua vào tháng 10/1992, đã đặt ra những nguyên tắc nền tảng cho q
trình cải cách tư pháp, trong đó cơng tác thi hành án dân sự được đổi mới một
cách cơ bản. Khác với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 1981, Luật Tổ chức Tịa
định việc "quan lý công tác thi hành án” là một trong những nhiệm vụ vàquyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp. Đểthực hiện quy định của các đạo luật trên đây về công tác thi hành án, tại kỳhọp thứ nhất Quốc hội khóa IX ngày 6/10/1992 đã thơng qua Nghị quyết về
<small>việc bàn giao cơng tác thi hành án từ Tịa án nhân dân các cấp sang các cơ</small>
quan của Chính phủ "chậm nhất vào tháng 6/1993". Pháp lệnh thi hành án dânsự ban hành ngày 21/4/1993, có hiệu lực ngày 1/6/1993 thay thế Pháp lệnh thi
hành án dân sự ban hành ngày 28/8/1989 đã tạo ra bước ngoat về tổ chức và hoạt
động của công tác thi hành án dân sự ở nước ta, đưa công tác này sang một
Điểm khác biệt căn bản nhất của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm
1993 so với Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989 chính là ở khâu tổ chức, cơ chếthi hành án mới. Theo Pháp lệnh thi hành án dan su 1989, Tòa án có nhiệm vụthi hành án dân sự, cịn theo Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 thì nhiệm vụ
thi hành án dân sự được chuyển cho một cơ quan nhà nước mới được thành lập
và đi vào hoạt động từ 1/7/1993, đó là hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự.Việc ra các quyết định về thi hành án trước đây thuộc thẩm quyền của Chánh
án Tịa án, thì nay thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án.
thức tiến hành theo cơ chế mới. Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác thihành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự được hình thành từ Trung ươngđến các địa phương trong cả nước. So với trước đây, công tác thi hành án dân
sự đã được đổi mới căn bản từ tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động.
* Các cơ quan quản ly nhà nước về công tác thi hành án dân sự
Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, việc thi hành ándân sự được Nhà nước giao cho cơ quan thi hành án dân sự thuộc Chính phủ
đảm nhiệm. Trong việc tổ chức thi hành án dân sự, co quan thi hành án va
chấp hành viên hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">trước pháp luật, không một cơ quan, cá nhân nào được can thiệp vào quá trìnhthực thi nhiệm vu thi hành án. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức và hoạt
động, cơ quan thi hành án, chấp hành viên khơng thể thốt ly sự quản lý của
Chính phủ, cơ quan được giao chức năng thống nhất quản lý nhà nước về côngtác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước.
Theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Pháp lệnh thi hành án dân sự1993, các cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thi hành án
Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Bộ trưởng Bộ Quốcphòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý về công tác thi hành quyếtđịnh về tài sản trong các bản án hình sự của Tòa án quân sự.
Căn cứ Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ, hệ thống cơquan quản lý thi hành án dân sự đã nhanh chóng được hình thành ở cả ba cấp,bao gồm: Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Phòng quản lý thihành án thuộc Bộ Quốc phòng; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp.
Ngày 20/7/1993, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra Quyết định số 473/QDthành lập Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp với nhiệm vụ,quyền hạn: Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý nhà nước vềcông tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước; quản lý nghiệp vụ cơng tácthi hành án dân sự. Phịng quan lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng cũng đãđược thành lập nhằm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởngBộ Tư pháp thực hiện việc quản lý công tác thi hành án trong quân đội và phốihợp với Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quản lý nghiệp vucông tác thi hành án trong quân đội.
Các cơ quan Tư pháp địa phương, nhất là ở một số huyện, thị xã mà
trước đây Phòng Tư pháp bị giải thé do chủ trương sắp xếp, tinh gon bộ máy,
và cơ quan Tư pháp cấp trên trong việc quản lý nhà nước về công tác thi hànhán dân sự ở địa phương.
* Các cơ quan thi hành án dân sự
Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hànhcác bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án, được thành lập ởcấp tỉnh và cấp huyện, gồm có: Phịng thi hành án thuộc Sở Tư pháp; Phòng thihành án quân khu và cấp tương đương; Đội thi hành án thuộc Phòng Tư pháp.
Trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan thi hành án, Trưởng phòng thihành án cấp tỉnh, Trưởng phòng thi hành án thuộc quân khu và cấp tương đương,
Đội trưởng đội thi hành án cấp huyện, là chấp hành viên trưởng, đồng thời làThủ trưởng cơ quan thi hành án. Pháp lệnh thi hành án dân sự cũng quy địnhrõ: Chỉ có Thủ trưởng cơ quan thi hành án mới có quyền ra quyết định thi hànhán, quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, trả lại đơn yêu cầu thi hành án.
Cùng với việc hình thành các cơ quan quản lý nhà nước về công tác thihành án dân sự, hệ thống cơ quan thi hành án cũng đã được nhanh chóngthành lập trong cả nước và đi vào hoạt động có nề nếp. Đến nay, Phịng thihành án đã được thành lập ở tất cả 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;9 Phòng thi hành án ở 8 quân khu và quân chủng Hải quân đã được thành lập;620 Đội thi hành án được thành lập tại 623 đơn vị hành chính cấp huyện trongtồn quốc.
* Đội ngũ chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án
bộ thi hành án. Có nơi chấp hành viên lại do thẩm phán kiêm nhiệm. Phần lớnlà cán bộ chưa có nghiệp vụ tương xứng với tiêu chuẩn quy định.
Trong 8 năm qua đội ngũ chấp hành viên đã khơng ngừng được củng
cố, kiện tồn. Tính đến tháng 6 năm 2001, tổng số biên chế các cơ quan thihành án trong toàn quốc là 4.500 người, tăng gấp 4 lần so với thời điểm chuyểngiao, đã tuyển dụng được 4.179 người, trong đó có 1.747 chấp hành viên được
quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, Nghị định 30/CP ngày2/6/1993 của Chính phủ, chấp hành viên các cấp tỉnh, huyện đều phải có trìnhđộ Đại học Luật và tương đương (trước đây, theo quy định tại Thông tư số
huyện u cầu có trình độ trung học pháp lý hoặc tương đương). Hiện nay,phần lớn các chấp hành viên được bổ nhiệm đều đảm bảo tiêu chuẩn quy định,
có trình độ đại học luật và tương đương.
Việc quy định chặt chẽ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chấp
nhà nước tương xứng với nhiệm vụ được Nhà nước giao phó. Ngồi ra Pháp
lệnh thi hành án dân su 1993 ciing có những quy định nhằm xác lập cơ chế
phối hợp của các ngành, các cấp trong công tác thi hành án dân sự, đảm bảocho việc thi hành án đạt hiệu quả.
Trong những năm qua, công tác thi hành án đã đạt được những kết quả
bước đầu quan trọng, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt sau nhiều năm trì trệ. Theo
thống kê chưa đầy đủ, nếu như năm 1994 là năm đầu tiên sau khi công tác thi
Kết quả trên đây cho thấy, trong những năm qua số vụ việc phải thihành tăng lên nhanh chóng, đồng thời kết quả mà cơ quan thi hành án thu đượccũng ngày càng cao hơn. So với thời kỳ trước khi bàn giao (1/7/1993) thì đây
thực sự là một cố gắng vượt bậc của đội ngũ cán bộ thi hành án trong toàn quốc.
Kết quả, chất lượng công tác thi hành án dân sự trong những năm qua
án từ Tịa án sang các cơ quan của Chính phủ là hồn tồn đúng dan. Nó
chứng minh tính ưu việt của cơ chế thi hành án mới phù hợp với tiến trình cải
cách tư pháp ở Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc thiết lập kỷ cương,nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của
càng mở rộng và tăng cường, đồng thời thực tế hoạt động thi hành án cũng đặtra những vấn đề mới, yêu cầu mới có tính cấp bách cần giải quyết trong công
tác thi hành án dân sự hiện nay.
Trong phần này chúng tôi xin giới thiệu vai nét về tổ chức bộ máy và
thủ tục thi hành án dân sự của một số nước tiêu biểu trên thế giới và khu vực.
1.3.1. Cộng hòa Pháp
-tổ chức nghề nghiệp, không phải là cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, việc thi
hành án cần có sự giám sát của Nhà nước, đó là sự giám sát của Tòa án, trực
thực hiện sứ mệnh công, nhưng theo qui chế của người hành nghề tự do,
không an lương nhà nước, tự hạch toán.
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">* Về thu tục thi hành án:
- Quyền yêu cầu thi hành án: việc thi hành án căn cứ vào đơn yêu cầucủa người được thi hành án. Người yêu cầu phải nộp lệ phí thi hành án theo
biểu giá do Nhà nước quy định.
- Căn cứ, điều kiện để thi hành án: Mọi bản án quyết định chỉ được
đưa ra thi hành nếu đương sự xuất trình một bản sao có ghi rõ để thi hành, trừkhi pháp luật có quy định khác; bản án chỉ được thi hành khi người phải thihành đã được tống đạt, trừ trường hợp họ tự nguyện thi hành. Theo quy địnhcủa pháp luật thì các giấy tờ có hiệu lực thi hành ngồi bản án của Tịa án cịn
có các văn bản cơng chứng có ghi "để thi hành", trích lục biên bản hịa giải
thành, séc thanh toán...
- Các biện pháp cưỡng chế: Theo luật số 90-650 ngày 9/7/1991 về cải
cách thủ tục thi hành án dân sự thì mọi tài sản của người mắc nợ đều có thể bị
kê biên ngay cả khi tài sản đó do người thứ ba giữ. Các biện pháp cưỡng chếchủ yếu là:
+ Kê biên thanh toán nợ: mọi chủ nợ có trong tay một văn bản có hiệu
lực thi hành ghi nhận một khoản nợ bằng tiền mặt có thể địi được đều có thể,nhằm thu hồi tiền nợ, kê biên những khoản nợ mà người thứ ba nợ con nợ theo
những quy định riêng về tiền lương trong Bộ luật lao động;
+ Kê biên tiền lương căn cứ vào định mức có thể kê biên tiền cơng,lương, tổng số nợ và lãi suất con nợ theo yêu cầu của chủ nợ hoặc người mắc nợ;
+ Kê biên - bán: Bất kỳ một chủ nợ nào có một quyết định thi hành án
sản của người mắc nợ, dù tài sản đó khơng nằm trong tay của người mắc nợ.
Khi các tài sản bị kê biên do người thứ ba giữ và hiện đang ở trong nhà người
này thì việc kê biên chỉ được tiến hành khi có lệnh của thẩm phán thi hành án;
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">+ Phong tỏa động sản, tức là việc thừa phát lại cho phong tỏa các động
sản mà người mắc nợ phải giao hoặc trả lại cho chủ nợ theo quyết định thi
mọi chi phí;
+ Các biện pháp thi hành án đối với các phương tiện cơ giới đường bộ:
+ Kê biên các tài sản vơ hình: Mọi chủ nợ nếu có được quyết định thi
kê biên và bán các quyền tài sản vơ hình ngồi các khoản nợ bằng tiền củangười mắc nợ;
+ Các biện pháp cưỡng chế trả nhà: Trừ trường hợp có quy định đặc
biệt việc trục xuất hoặc cưỡng chế ra khỏi một tòa nhà, một nơi ở chỉ đượctiến hành nếu có quyết định của Tịa án hoặc trên cơ sở một biên bản hịa giải
có hiệu lực thi hành, sau khi đã có lệnh tống đạt giải toa nhà.
- Những tài sản không được kê biên: Pháp luật thi hành án quy định
hay xa Xi, hoặc là tài sản có số lượng lớn vượt quá nhu cầu cần thiết; những
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">động sản hữu hình của nghiệp sản thương mại; vật dụng cần thiết của ngườitàn tật hay dùng để chăm sóc người ốm...
1.3.2. Cộng hòa Liên bang Đức
* Về 16 chức: Việc thi hành án dân sự do Tòa án khu vực đảm nhiệm.
thi hành án. Chấp hành viên chịu sự giám sát trực tiếp của Chánh án Tịa áncấp khu vực. Tuy là cơng chức nhưng chấp hành viên thực hiện cơng việc của
<small>mình một cách độc lập, có con dấu riêng, được hưởng một khoản lương cố</small>
định. Chấp hành viên không làm việc tại cơ quan Tòa án mà mở văn phòngriêng và được quyền tuyển các nhân viên giúp việc. Chấp hành viên đượchưởng lương, được nhận 15% lệ phí thi hành án, các khoản tiền thanh tốn cácchi phí khác như: di lại, sao chụp tài liệu...
* Về thủ tục thi hành án:
- Quyền yêu cầu thi hành án: để tiến hành cưỡng chế thi hành án thìphải có đơn u cầu của người được thi hành án, người đệ đơn có quyền rútđơn bất cứ lúc nào nhưng phải chịu mọi chi phí.
- Lệ phí thi hành án: chi phí cưỡng chế thi hành án do con nợ chịu,
trong trường hợp con nợ khơng đủ các tài sản để chi trả chi phí thì chủ nợ
chịu. Lệ phí thi hành án được tính theo bảng biểu do Nhà nước quy định tùytheo giá ngạch của đơn yêu cầu.
- Thời hiệu thi hành án: là 30 năm kể từ ngày bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật.
- Căn cứ, điều kiện để tiến hành việc thi hành án: Để có thể cưỡng chế
thi hành án cần phải có ba điều kiện: Phải có văn bằng xác nhận quyền yêucầu được đưa ra thi hành; phải có quy định về điều khoản thi hành; phải đượcthực hiện việc tống đạt.
</div>