Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Công Nghiệp Giải Trí Quốc Tế – Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam Trong Phát Triển Du Lịch.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 119 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1.2. Tính cấp thiết của đề tài ...9

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...9

1.3.1. Mục tiêu chung ...9

1.3.2. Mục tiêu cụ thể ...10

1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...10

1.5. Đối tượng nghiên cứu ...10

1.6. Phạm vi nghiên cứu ...11

1.7. Đóng góp mới của đề tài ...11

1.8. Phương pháp nghiên cứu ...13

1.9. Ý nghĩa và mục đích của nghiên cứu ...13

1.10. Bố cục của bài nghiên cứu ...14

<i><b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...16 </b></i>

2.1. Công nghiệp giải trí ...16

2.1.3. Đặc điểm cơng nghiệp giải trí quốc tế ...32

2.1.4. Vai trị của ngành cơng nghiệp giải trí quốc tế ...35

2.2. Du lịch ...43

2.2.1. Khái niệm ...43

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2.2.2. Đặc điểm ...45

2.2.3. Lịch sử ...47

2.2.4. Cơ hội và thách thức của ngành du lịch quốc tế ...49

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...53

<i><b>CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ ...54 </b></i>

3.1. Tác động của nền cơng nghiệp giải trí tới du lịch ...54

3.1.1. K-pop ...56

3.1.2. K-drama ...60

3.1.3. K-movie ...68

3.1.4. Chương trình thực tế ...69

3.1.5. Cơ hội và thách thức của ngành cơng nghiệp giải trí Hàn Quốc ...72

3.2. Tác động của nền cơng nghiệp giải trí tới du lịch Thái Lan ...74

3.2.1. Boy love ...78

3.2.2. Những buổi hòa nhạc của nghệ sĩ quốc tế tổ chức tại Thái Lan ...81

3.2.3. Cơ hội và thách thức của ngành cơng nghiệp giải trí Thái Lan ...83

3.3. Thực trạng ngành cơng nghiệp giải trí Việt Nam hiện tại và đánh giá sự ảnh hưởng của ngành công nghiệp này đến nền du lịch nước nhà ...85

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 110 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>

<b>Kí hiệu chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt </b>

<b>Organization Tổ chức Du lịch thế giới </b>

Organization

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc

3 KOFICE

Korea Foundation for International Culture Exchange

Quỹ giao lưu văn hóa quốc tế Hàn Quốc

9 K-pop Korean popular music Nhạc pop Hàn Quốc

Quốc

13 J-pop Japanese popular music Nhạc pop Nhật Bản

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Danh mục hình </b>

Hình 1. BTS làm ra được bao nhiêu tiền cho Hàn Quốc? ...60 Hình 2. 10 địa điểm du lịch tốt nhận được công nhận năm 2018 ...76 Hình 3. Số lượng khách du lịch đến Thái Lan từ 1995 đến 2021. ...77

<b>Danh mục bảng </b>

Bảng 1. Tổng quan về đóng góp kinh tế của ngành điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc năm 2018 ...35 Bảng 2. Đóng góp trực tiếp của ngành điện ảnh và phim truyền hình vào tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc năm 2018 ...36 Bảng 3. Tổng quan về đóng góp kinh tế của ngành điện ảnh và truyền hình Thái Lan năm 2015 ...38 Bảng 4. Kim ngạch xuất khẩu nội dung văn hóa của Hàn Quốc từ năm 2016 đến năm 2019 ...42 Bảng 5. Du lịch Hàn Quốc trong và ngoài nước ...51 Bảng 6. Triển vọng thị trường du lịch âm nhạc 2022-2032 ...55 Bảng 7. Sự ảnh hưởng của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc lên số lượng khách du lịch ...61 Bảng 8. Lượng khách du lịch quốc tế đến Hàn Quốc theo quốc gia ...66 Bảng 9. Lý do người Nhật Bản chọn Hàn Quốc để đi du lịch ...66 Bảng 10. Số lượng khách du lịch, doanh thu và phần trăm GNP ở Thái Lan từ năm 2010 đến 2021 ...75

<b>Danh mục biểu đồ </b>

Biểu đồ 1. Số việc làm được trực tiếp tạo ra bởi ngành điện ảnh và truyền hình Thái Lan vào năm 2015 so với các ngành được chọn khác ...39 Biểu đồ 2. Lượng khách du lịch tới Hàn Quốc từ năm 1997 đến năm 2019 ...40 Biểu đồ 3. Số lượng người Trung Quốc đi du lịch đến Hàn Quốc từ năm 2005 đến năm 2015 ...63 Biểu đồ 4. Số lượng khách nam và nữ đi du lịch đến Hàn Quốc từ năm 2005 đến năm 2015 ...65

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU </b>

<b>1.1. Đặt vấn đề </b>

Những năm gần đây, ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam, với các tài nguyên thiên nhiên tuyệt đẹp và di sản văn hóa đa dạng, đã nhận ra tiềm năng của mình trong việc phát triển ngành du lịch như là một nguồn tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Tuy nhiên, để phát triển du lịch một cách bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần tìm kiếm những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đã thành công trong lĩnh vực này. Trong số đó, ngành cơng nghiệp giải trí quốc tế, cụ thể là Hàn Quốc và Thái Lan, đã chứng minh được sự hiệu quả của mình trong việc thúc đẩy ngành du lịch và quảng bá hình ảnh của một quốc gia. Với vai trị của một quốc gia xuất khẩu văn hóa hàng đầu, Hàn Quốc đã xây dựng một ngành công nghiệp giải trí mạnh mẽ, đặc biệt là thơng qua K-pop và phim truyền hình. Sự phát triển này đã thu hút sự quan tâm của hàng triệu người hâm mộ trên tồn thế giới và tạo ra một tác động tích cực đến ngành du lịch Hàn Quốc. Tương tự, Thái Lan đã sử dụng ngành cơng nghiệp giải trí để tạo ra sự hấp dẫn với du khách quốc tế, đặc biệt là thông qua hiện tượng "Boy love" trong phim truyền hình. Từ những thành cơng của Hàn Quốc và Thái Lan trong việc sử dụng ngành công nghiệp giải trí để thúc đẩy ngành du lịch, Việt Nam có thể rút ra những bài học quan trọng và áp dụng vào việc phát triển ngành du lịch của mình. Tuy nhiên, để đạt được điều này, cần có một sự hiểu biết sâu sắc về cách các quốc gia khác đã xây dựng và phát triển ngành công nghiệp giải trí của mình, cũng như những thách thức và cơ hội mà Việt Nam đang đối mặt.

Vì vậy, trong bối cảnh này, nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát vai trị của ngành cơng nghiệp giải trí quốc tế trong việc thúc đẩy ngành du lịch và quảng bá hình ảnh của một quốc gia. Bài nghiên cứu cung cấp một phân tích so sánh giữa Hàn Quốc và Thái Lan, hai quốc gia đã thành công trong việc sử dụng ngành công nghiệp giải trí để tạo ra giá trị kinh tế và thu hút du khách quốc tế. Đồng thời, nghiên cứu này cũng tìm hiểu những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng để phát triển ngành du lịch của mình. Qua việc nghiên cứu này, nhóm tác giả hy vọng sẽ đưa ra được các khuyến nghị và giải pháp cụ thể để Việt Nam có thể tận dụng và phát triển ngành cơng nghiệp giải trí quốc tế nhằm thúc đẩy ngành du lịch và nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Bằng cách học hỏi từ các quốc gia có kinh nghiệm thành cơng, Việt Nam có thể tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

ra một sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa, giải trí và du lịch, từ đó thu hút du khách quốc tế và tạo ra một lợi ích kinh tế bền vững cho đất nước.

<b>1.2. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch năm 2017, bối cảnh ngành du lịch Việt Nam dù có sự tăng trưởng vượt bậc nhưng chưa đến 10% lượng khách du lịch quyết định quay trở lại Việt Nam du lịch, địi hỏi cần có những biện pháp, hướng phát triển mới, dựa trên những cơ sở nghiên cứu phù hợp với bối cảnh.

Việt Nam tuy có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc sắc nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ khai thác tự nhiên, chưa được đầu tư xây dựng gây sự hấp dẫn và do sự nghèo nàn về sản phẩm cũng như giải trí, khơng có sự thay đổi lớn lao về trải nghiệm khiến du khách phải quay lại. Các yếu tố tác động đến ý định quay lại Việt Nam của khách du lịch nước ngoài phức tạp, cần được làm sáng tỏ sự ảnh hưởng trong thực tiễn. Trong tình hình đối mặt với nhiều hậu quả do dịch bệnh Covid-19 gây ra, nhiều nước đang cố gắng phục hồi nền kinh tế bằng cách phát triển ngành du lịch, mở cửa trở lại để thu hút khách du lịch. Ngành công nghiệp giải trí đã và đang trở thành yếu tố mũi nhọn giúp cho ngành du lịch của các nước trên thế giới có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực như Hàn Quốc, Thái Lan. Hai nước Hàn - Thái đã tận dụng rất tốt sức ảnh hưởng của nền âm nhạc, những nhân vật, bộ phim hay các chương trình thực tế nổi tiếng để quảng bá văn hóa, hình ảnh, thương hiệu đến khách du lịch nước ngồi. Đối với Việt Nam, về mặt nghiên cứu, khía cạnh này còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm và khai thác triệt để.

<b>1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu chung </b>

Đề tài nghiên cứu “Công nghiệp giải trí quốc tế - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển du lịch” nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về sự phát triển của ngành cơng nghiệp giải trí thế giới thơng qua các cường quốc giải trí quốc tế (Hàn Quốc, Thái Lan,...) và những tác động to lớn của nó đối với du lịch, từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp để áp dụng ngành công nghiệp này một cách hợp lý để phát triển du lịch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>1.3.2. Mục tiêu cụ thể </b>

Để thực hiện được mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:

a) Nghiên cứu, đánh giá khái quát về sự phát triển của ngành cơng nghiệp giải trí và ngành du lịch, vai trị của hai ngành cơng nghiệp này đối với nền kinh tế.

b) Nghiên cứu, đánh giá tác động của ngành cơng nghiệp giải trí quốc tế đối với du lịch thông qua hai đất nước Hàn Quốc và Thái Lan, đồng thời chỉ ra những cơ hội, thách thức của ngành giải trí tại hai quốc gia này trong việc phát triển du lịch.

c) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng của ngành công nghiệp giải trí đối với du lịch Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp liên quan đến việc áp dụng ngành hình cơng nghiệp giải trí để phát triển du lịch nước nhà.

<b>1.4. Câu hỏi nghiên cứu </b>

<i>Thứ nhất, các yếu tố của ngành công nghiệp giải trí... có ảnh hưởng đến việc phát triển </i>

ngành du lịch hay khơng?

<i>Thứ hai, du khách có lựa chọn du lịch vì sự u thích đối với ngành cơng nghiệp giải trí </i>

hay khơng?

<i>Thứ ba, phát triển cơng nghiệp giải trí có đem lại tác động đáng kể đến việc lôi kéo du </i>

khách đến với Việt Nam như thế nào?

<i>Thứ tư, sự hài lòng của du khách có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc quyết định đầu tư </i>

phát triển ngành công nghiệp giải trí nhằm phát triển du lịch ở nước ta hay không?

<b>1.5. Đối tượng nghiên cứu </b>

Những yếu tố thuộc ngành cơng nghiệp giải trí tác động đến quyết định lựa chọn Việt Nam là điểm đến du lịch nhiều lần của du khách thông qua việc nghiên các mô hình giải trí mà Hàn Quốc và Thái Lan đã áp dụng thành công như phim ảnh, âm nhạc hay các chương trình thực tế;

Ngồi ra cịn có các du khách từng lựa chọn đi du lịch vì xem qua phim ảnh, âm nhạc, các chương trình thực tế;

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Cuối cùng là nghiên cứu về vai trị của nền cơng nghiệp giải trí đối với ngành du lịch.

<b>1.6. Phạm vi nghiên cứu </b>

Không gian: Toàn thế giới, cụ thể ở Hàn Quốc và Thái Lan Thời gian: từ trước đến tháng 5 năm 2023

Lĩnh vực thực hiện nghiên cứu: Ngành giải trí - du lịch.

<b>1.7. Đóng góp mới của đề tài </b>

Với hoạt động tìm hiểu phát triển ngành cơng nghiệp giải trí thế giới và tác động tích cực của nó đối với nền du lịch quốc gia. Đặc biệt tại hai quốc gia Hàn Quốc - Thái Lan thúc đẩy ngành du lịch - kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam.

Vào năm 2013, tại Hội nghị quốc tế lần thứ 10 về hệ thống dịch vụ và quản lý dịch vụ tại Hong Kong, JoongHo Ahn, Sehwan Oh và Hyunjung Kim đã trình bày các bài học về cách quản lý chiến lược truyền thông xã hội thơng qua làn sóng Hàn Quốc với bài nghiên cứu “Thành công của Nhạc pop Hàn Quốc! Chiến lược truyền thơng xã hội của ngành giải trí Hàn Quốc”. Bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào Sự thành cơng trên tồn thế giới của K-Wave góp phần cải thiện hình ảnh Hàn Quốc và tác động tích cực đến nền kinh tế Hàn Quốc <small>1</small>.

Vào năm 2012, Thạc sĩ Tâm lý học tại Đại học Quốc gia Seoul, SEO Min-Soo đã phân tích sự thành cơng của Kpop trên toàn thế giới và tập trung vào chiến lược sử dụng nền công nghiệp Kpop thu hút du lịch <small>2</small>. Năm 2017, Joe Trolan cũng có bài viết liên quan đến sự ảnh hưởng của Kpop và phim ảnh đến với ngành du lịch Hàn quốc với tiêu đề

<small>1 J. Ahn, S. Oh and H. Kim. (2013). Korean pop takes off! Social media strategy of Korean entertainment industry. 10th International Conference on Service Systems and Service Management, Hong Kong, China, tr. 774-777, doi: 10.1109/ICSSSM.2013.6602528. Link: </small>

<small> </small>

<small>2 S, Min-Soo. (2012). Lessons from K-pop’s global success. Seri Quarterly, 5(3), tr. 60-66. Link: s/download/lessons-from-k-pop-s-global-success </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

“Lợi ích văn hóa đại chúng Hàn Quốc và đối với ngành du lịch du lịch” đăng trên Tạp chí Quốc tế Nghiên cứu và Đánh giá Chính sách Giáo dục Tập 4 <small>3</small>.

Ngoài Kpop, tại Thái Lan, du lịch về phim ảnh cũng đang được chú ý trong 2-3 năm trở lại đây. Phomsiri, S vào năm 2015 cũng nghiên cứu về “Du lịch điện ảnh và Tiếp thị điểm đến: Nghiên cứu điển hình du lịch nội địa ở Thái Lan tại Tạp chí Đánh giá Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Tích hợp <small>4</small>.”

Nhìn vào tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của cơng nghiệp giải trí tác động tích cực đến ngành du lịch trên thế giới đang thực sự được quan tâm nhiều trong 20 năm trở lại đây. Đặc biệt tại Hàn Quốc, việc nghiên cứu về ngành cơng nghiệp giải trí và du lịch rất được chú trọng. Tuy nhiên, những nghiên cứu đa số sẽ tập trung vào một khía cạnh như Kpop, Kdrama, Kmovie, chương trình thực tế, các buổi hịa nhạc thay vì một nghiên cứu tổng quan về cả ngành cơng nghiệp giải trí. Bên cạnh đó, những bài nghiên cứu sẽ phân tích tổng quan lợi ích của cơng nghiệp giải trí tác động đến cả nền kinh tế mà ít khi có một nghiên cứu đề cập đến chưa thực sự có nhiều nghiên cứu về việc vận dụng ngành cơng nghiệp giải trí tác động đến du lịch. Hiện nay, cũng chưa thực sự có nhiều nghiên cứu về việc vận dụng ngành công nghiệp giải trí tác động đến du lịch tại Thái Lan. Do đó, tại nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra các phân tích về tác động tích cực cơng nghiệp giải trí quốc tế phát triển ngành du lịch:

<i>Thứ nhất, góp phần hồn thiện hơn cơ sở lý thuyết về phát triển ngành công nghiệp giải </i>

trí, tác động của nền cơng nghiệp giải trí đến ngành du lịch, từ đó, trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu khác;

<i>Thứ hai, về giá trị thực tiễn, đề tài đánh giá theo phương pháp định lượng để phân tích </i>

hiện trạng, các yếu tố của ngành cơng nghiệp giải trí ảnh hưởng đến ngành du lịch trên thế giới, đặc biệt là hai quốc gia Hàn Quốc và Thái Lan để từ đó có đủ cơ sở để đề xuất các kiến nghị nhằm góp phần phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam;

<small>3 J, Trolan. (2017). A look into Korean popular culture and its tourism benefits. International Journal of </small>

<small>Educational Policy Research and Review. 4(9), tr. 203-209. Link: s-global-success </small>

<small>s/download/lessons-from-k-pop-4 S, Phomsiri. (2015). Du lịch điện ảnh và tiếp thị điểm đến: Nghiên cứu các vấn đề về inbound và outbound tại Thái Lan. Đánh giá Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Tích hợp , 4(3), tr. 241. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Thứ ba, thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài bổ sung thông tin về ngành công nghiệp </i>

giải trí ảnh hưởng nhiều đến ngành du lịch hiện nay để du khách cũng như các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch bắt kịp xu hướng thị trường, phát triển du lịch;

<i>Thứ tư, đưa ra những ý tưởng, giải pháp, đặc biệt là du lịch văn hóa cho du lịch nước </i>

<b>nhà trong bối cảnh phục hồi và phát triển du lịch ở Việt Nam. 1.8. Phương pháp nghiên cứu </b>

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính để thực hiện bài nghiên cứu này. Theo đó, phương pháp định tính gồm những phương pháp nghiên cứu sau:

<i>Thứ nhất, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được nhóm tác giả sử dụng để </i>

xây dựng cơ sở nghiên cứu cho đề tài thông qua các nguồn tài liệu chính thống và có giá trị khoa học như: các bài báo khoa học, sách chuyên ngành, các báo cáo hội nghị khoa học, thơng cáo báo chí,... Từ đó, phân tích thực trạng cũng như những biến đổi về ngành cơng nghiệp giải trí tác động đến việc phát triển du lịch của các nước Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

<i>Thứ hai, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp khi sử dụng các dữ liệu </i>

có sẵn đã được cơng bố trước đó để khái quát hóa và rút ra nhận định và giải pháp giúp phát triển du lịch Việt Nam bằng cách thúc đẩy ngành cơng nghiệp giải trí.

<b>1.9. Ý nghĩa và mục đích của nghiên cứu </b>

<i>Thứ nhất, nhận diện ngành cơng nghiệp giải trí, xác định vai trò và đánh giá tác động </i>

của ngành cơng nghiệp giải trí ảnh hưởng đến ngành du lịch. Cụ thể, mục đích của nghiên cứu này là chứng minh tác động tích cực của ngành cơng nghiệp giải trí thế giới đến nền du lịch, đặc biệt là trường hợp của hai quốc gia Hàn Quốc và Thái Lan thơng qua q trình kiểm tra hiệu ứng Làn sóng Hàn Quốc, ngành cơng nghiệp giải trí Thái Lan và bên cạnh đó là một vài nước nổi bật đối với nhu cầu du lịch.

<i>Thứ hai, bài nghiên cứu cịn phân tích mối liên kết giữa ngành cơng nghiệp giải trí và </i>

nền du lịch qua thực trạng ở các quốc gia. Qua đó, làm nổi bật lên sự quan trọng trong việc đầu tư, phát triển ngành cơng nghiệp giải trí lớn mạnh như Hàn Quốc hay gần đây là Thái Lan đã làm và áp dụng lên nền du lịch. Từ đó, học hỏi các kinh nghiệm quý giá

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

về quá trình hình thành và phát triển trong lĩnh vực giải trí từ các nước đã rất thành công như Hàn Quốc và Thái Lan, để chọn lọc, áp dụng cho Việt Nam.

<i>Thứ ba, đưa ra những kiến nghị góp phần phát triển một loại hình du lịch mới - du lịch </i>

văn hóa - một thị trường du lịch tiềm năng và mở rộng nhanh chóng, mặc dù hiếm khi được các nhà địa lý hoặc học giả du lịch thừa nhận, cho thấy mức độ lựa chọn địa điểm du lịch của du khách khi có sự tác động của cơng nghiệp giải trí. Cùng với đó là các phương pháp được ủng hộ cho các nghiên cứu toàn diện hơn về mối liên hệ giữa ngành cơng nghiệp giải trí, du lịch và địa điểm.

<b>1.10. Bố cục của bài nghiên cứu </b>

Bài nghiên cứu bao gồm 4 chương:

<i><b>Chương 1: Giới thiệu </b></i>

Trình bày các vấn đề về tính cấp thiết, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi, đóng góp mới, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa, điểm khác biệt, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm làm rõ lý do nhóm tác giả lựa chọn Hàn Quốc và Thái Lan là hai quốc gia tiêu biểu cho sự tác động của ngành cơng nghiệp giải trí lên du lịch để thực hiện đề tài.

<i><b>Chương 2: Cơ sở lý thuyết </b></i>

Hệ thống cơ sở lý thuyết, đặc điểm, vai trị và lịch sử hình thành về các thuật ngữ trong ngành cơng nghiệp giải trí và du lịch của cả hai quốc gia là Hàn Quốc và Thái Lan, tổng hợp các đề tài nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước liên quan đến các thuật ngữ của ngành cơng nghiệp giải trí và du lịch ở Hàn Quốc và Thái Lan nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu.

<i><b>Chương 3: Thực trạng về vấn đề phát triển du lịch quốc tế ở Hàn Quốc và Thái Lan </b></i>

Sử dụng phương pháp định tính để làm rõ các nội dung về thực trạng về tác động của ngành cơng nghiệp giải trí tới du lịch của Hàn Quốc, Thái Lan trong thời gian qua (giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2023), xem xét mối quan hệ giữa việc phát triển ngành cơng nghiệp giải trí và du lịch ở địa phương của hai quốc gia trên. Cơ hội và thách thức của ngành cơng nghiệp giải trí khi tác động đến ngành du lịch ở Hàn Quốc, Thái Lan. Phân tích rõ thực trạng của ngành cơng nghiệp giải trí Việt Nam tác động tới ngành du lịch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>Chương 4: Thực trạng và một số giải pháp liên quan đến việc áp dụng ngành công nghiệp giải trí để phát triển du lịch ở Việt Nam </b></i>

Từ những cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng và làm rõ cơ hội, thách thức bằng phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với những định hướng, quan điểm, mục tiêu của đề tài sẽ đề xuất những giải pháp hiệu quả nhằm áp dụng ngành công nghiệp giải trí như một ngành kinh tế mũi nhọn cho việc phát triển du lịch ở Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT </b>

Ngành công nghiệp giải trí và du lịch là hai ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần khơng thể thiếu trong việc tạo ra việc làm, đóng góp vào GDP cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, để phát triển bền vững ngành công nghiệp này cần dựa trên cơ sở lý luận và khoa học.

Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về ngành công nghiệp giải trí và du lịch gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trị, quy mơ, các lĩnh vực chính và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Qua đó cung cấp các cơ sở lý luận cơ bản để phân tích và đánh giá ngành cơng nghiệp này một cách khoa học hơn trong những chương tiếp theo.

<b>2.1. Cơng nghiệp giải trí </b>

<b>2.1.1. Lịch sử hình thành </b>

Nói đến hoạt động giải trí, học giả Đồn Văn Chúc đã nêu ra ý kiến của mình trong tác phẩm “Xã hội học văn hóa” như sau: Có bốn dạng hoạt động mà con người phải thực hiện, thứ nhất đó là lao động sản xuất để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi người và xã hội; thứ hai là hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân như chăm sóc gia đình, trị chuyện với bạn bè nhằm gắn kết người với người; thứ ba là hoạt động phục vụ cho đời sống vật chất như ăn uống, nghỉ ngơi, học tập và cuối cùng chính là hoạt động thuộc đời sống tinh thần của mỗi cá nhân bao gồm thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi hay sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo <small>5</small>. Dù hoạt động giải trí được nhắc đến cuối cùng trong số bốn hoạt động thường nhật của con người nhưng khơng vì thế mà cho rằng đây là hoạt động kém quan trọng nhất, bởi lẽ vì khơng gắn với nhu cầu sinh học nào nên nó khơng hề mang tính cưỡng bức, tức con người có quyền được chọn lựa theo mong muốn, ý thích của mình miễn khơng vượt q khn khổ chuẩn mực của xã hội. Hoạt động giải trí khơng mang tính vụ lợi mà nhằm giải tỏa sự căng thẳng về mặt tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn của mỗi người và cao hơn, đó là sự rung cảm về thẩm mỹ. Chính vì chiếm một vị trí quan trọng như vậy trong cuộc sống của mỗi con người nên khơng có gì lạ khi đã từ rất lâu, hoạt động này đã biến thành một ngành công nghiệp cực kỳ thịnh vượng, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội loài người.

<small>5</small><i><small> Đ, Chúc. (1997). Xã hội học văn hóa, tr. 224-225. NXB Văn Hóa Thơng Tin. Link: </small></i>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Tuy rằng cho đến nay vẫn còn rất nhiều bằng chứng gây tranh cãi về nguồn gốc của việc giải trí bắt đầu từ khi nào, ở đâu hay do ai sáng tạo ra nhưng có một sự thật chắc chắn rằng kể từ sau khi phát hiện ra lửa, cuộc sống của con người đã bước qua một tầm cao mới khi họ biết cách tận dụng nguồn năng lượng ấy để nấu ăn, sưởi ấm, phát sáng, phòng vệ trước thú dữ và giải trí. Một số nhà nhân chủng học cho rằng hình ảnh ví như vũ điệu thơi miên của ngọn lửa làm say đắm bầy người nguyên thuỷ ngồi quây quần trong đêm tối, giúp hình thành sớm kỹ năng tư duy và phát triển trí tưởng tượng của con người. Đến một thời điểm khi tư duy được xây dựng nên bởi trí tưởng tượng cũng là lúc xuất hiện những người kể chuyện cả bằng ngơn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể lẫn thông qua các bài hát, điệu nhảy hay hình vẽ trên tường của các hang động <small>6</small>. Đó có thể là câu chuyện về cuộc sống hàng ngày hay cả những câu chuyện đậm chất phóng đại, hư cấu đem lại niềm vui, sự thư giãn cho mọi người. Có thể nói, đây chính là hình thức sơ khai nhất của các loại hình giải trí, tạo tiền đề cho sự ra đời của âm nhạc, phim ảnh, mỹ thuật sau này.

Đến thời kỳ cổ đại, ở một trong những nền văn minh lâu đời nhất của loài người - Hy Lạp cổ đại - trong điều kiện trình độ phát triển của xã hội còn thấp đã sản sinh ra các loại hình giải trí như Thần thoại Hy Lạp được thể hiện dưới hình thức truyền thuyết, những câu chuyện hoang đường về giới tự nhiên, xã hội và con người, phản ánh quá trình nhận thức của con người về thế giới xung quanh. Khơng có sự khác biệt q lớn với quốc gia láng giềng Hy Lạp - La Mã cổ đại - cũng tồn tại nhiều loại hình giải trí mang đậm tính lịch sử đến tận ngày hơm nay. Người La Mã cịn tập trung phát triển những môn nghệ thuật khác như kiến trúc, hội họa và điêu khắc để phục vụ cho nhu cầu văn thể mỹ của xã hội. Tóm lại, đến thời điểm này, hoạt động giải trí đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân cổ đại, nó khơng chỉ dừng lại ở mức thỏa mãn đời sống tinh thần của con người như ở thời kỳ ngun thủy mà nó cịn đem lại tiền bạc và địa vị trong xã hội cho những người làm việc trong lĩnh vực này. Với đặc tính kế thừa và phát huy, các hoạt động giải trí ở thời kỳ trung đại tiếp tục thể hiện sự đa dạng và phong phú hơn thời kỳ trước đó. Bên cạnh các loại hình giải trí như nghe nhạc opera, xem kịch, thưởng thức hội họa thường dành cho giới thượng lưu thì ở

<small>6 M, Stuart. (2010). The Entertainment Industry, tr. 6-9. Link: </small>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

thời kỳ này còn xuất hiện một trò tiêu khiển khá mới mẻ của giới trung lưu và hạ lưu là chơi cờ hoặc đánh bài <small>7</small>. Bước qua thời kỳ Phục hưng, con người khơng cịn chỉ quan tâm vào cuộc sống cộng đồng mà họ đã bắt đầu tìm kiếm sự khác biệt trong cái tôi của mỗi cá nhân và họ thể hiện nó qua các hoạt động thường ngày, nhất là trong khi giải trí và cơng nghệ. Cũng chính nhờ những thay đổi về công nghệ trong thời kỳ Phục hưng, nền giải trí nhân loại tiến gần hơn với thời kỳ cận đại. Năm 1800, đây là thời điểm mà sân khấu nhà hát là loại hình đầu đời của ngành cơng nghiệp giải trí, khi ấy các diễn viên sẽ di chuyển qua lại giữa các thành phố, khu vực để trình diễn ở các sân khấu. Bên cạnh sân khấu nhà hát thì thế kỉ XIX cũng đã đánh dấu sự phát triển không hề nhỏ của các chương trình tạp kỹ - một loại chương trình kết hợp âm nhạc, hài kịch và khiêu vũ. Sang giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay, kết hợp với đà phát triển vượt bậc của ngành công nghệ, năm 1905, rạp chiếu phim đầu tiên trên thế giới được mở ra ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, phát thanh bắt đầu vào năm 1920 và truyền hình bắt đầu vào năm 1939. Thập niên 70, 80 và 90 đã chứng kiến sự trỗi dậy của trò chơi điện tử, rạp chiếu phim tại nhà, phim bom tấn với kinh phí lớn, máy nghe nhạc cá nhân, điện thoại để phục vụ nhu cầu giải trí và hơn hết là cơng nghệ vệ tinh để phát sóng truyền hình. Chính những điều này đã mang nền cơng nghiệp giải trí vươn xa ra cả thế giới, đánh dấu cho sự bắt đầu của một ngành công nghiệp thịnh vượng như ngày nay. Giờ đây, đó khơng cịn đơn thuần là hoạt động giải trí mà là một ngành cơng nghiệp đóng góp to lớn đến mọi mặt trong xã hội từ kinh tế đến lĩnh vực văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Có thể kể đến những đất nước có nền giải trí lớn mạnh tồn cầu như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và trong hơn chục năm trở lại đây, nổi bật trên bản đồ giải trí thế giới chính là hai đất nước đến từ Châu Á - Hàn Quốc và Thái Lan.

Khi nhìn vào các thành tích vơ cùng thành cơng trên của nền giải trí Hàn Quốc thời điểm hiện tại như sự nổi tiếng tồn cầu của nhóm nhạc nam Bangtan Sonyeondan, gọi tắt là BTS hay bộ phim “Ký sinh trùng” của đạo diễn Bong Joon Ho - phim Hàn Quốc đầu tiên đạt giải bốn giải Oscar, thì có lẽ khơng nhiều người biết rằng đất nước này đã kỳ

<small>7</small><i><small> C, Albrecht. (2019). Pleasure and Leisure in the Middle Ages and Early Modern Age: Cultural-historical Perspectives on Toys, Games, and Entertainment, tr. 1-11. Link: </small></i>

<small>l9bs&redir_esc=y#v=onepage&q=entertainment%20in%20middle%20ages&f=false </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

công chuẩn bị cho sự vươn lên của ngành công nghiệp giải trí từ hàng chục năm về trước và mở đầu chính là làn sóng Hàn Quốc hay cịn gọi là Hallyu.

Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, Hàn Quốc đã triển khai nhiều kế hoạch và chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành văn hóa, đưa lĩnh vực này trở thành ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia. Dưới sự hỗ trợ hết mức từ phía Chính phủ, làn sóng Hàn Quốc hình thành từ q trình tự do hóa văn hóa Hàn Quốc vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Các cuộc cải cách kinh tế và xã hội do Cựu Tổng thống Kim Young-Sam đề ra vào đầu những năm 1990 đã từ bỏ chế độ quân sự cũ để ủng hộ quyền tự do của người dân trong nước. Tới đây, Hàn Quốc đã thật sự mở cửa cho công cuộc tồn cầu hóa của mình thơng qua phương tiện chính là Hallyu. Làn sóng Hallyu bắt đầu với việc xuất khẩu phim truyền hình Hàn Quốc vào cuối những năm 1990, nổi tiếng nhất là bộ phim “What is love all about”. Tuy nhiên, việc tự do hóa chính sách kinh tế đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 khiến nền kinh tế xứ sở kim chi sự sụp đổ. Vậy nhưng nền tảng của làn sóng Hàn Quốc lại được tiếp tục hình thành ngay trong cuộc khủng hoảng này, khi nhà nước buộc phải đánh giá lại văn hóa của chính mình, chú trọng hơn vào nó và dần tránh xa văn hóa của ngoại quốc. Sự thay đổi này như một phép hồi sinh cho nền văn hóa Hàn Quốc để họ có thể phát triển một nền văn hóa hiện đại của riêng mình, khơng bị trộn lẫn với bất kỳ nền văn hóa nào như ở Nhật Bản hoặc phương Tây. Không để lỡ đà phát triển, năm 1998, trong bài phát biểu nhậm chức, Cựu Tổng thống Kim Dae-Jung khẳng định rằng mọi nỗ lực sẽ được thiết lập nhằm hướng tới việc tồn cầu hóa văn hóa Hàn Quốc. Năm 1999, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng chú trọng khâu xuất khẩu văn hóa chủ yếu dựa vào Hallyu như một khía cạnh chính của phát triển kinh tế <small>8</small>.

Nếu làn sóng Hàn Quốc bắt đầu với việc xuất khẩu phim truyền hình và điện ảnh vào cuối những năm 1990 thì giữa những năm 2000 làn sóng này lại chứng kiến thêm sự bùng nổ của ngành công nghiệp âm nhạc và khái niệm Hallyu 2.0, tức nhạc pop Hàn Quốc ra đời. Khái niệm này lần đầu tiên được sử dụng bởi các phương tiện truyền thông Nhật Bản khi họ đưa tin rộng rãi về buổi giới thiệu của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, nghệ sĩ đã phát hành đĩa đơn kỹ thuật số đầu tiên của họ ở Tokyo. Mục tiêu

<small>8</small><i><small> Gnedash I.A., Ivanov N.S., Khaimina A.D.. (2021). The Korean wave as a tool of South Korea's soft power in 1990-2020, tr. 46-48. Link: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

của Hallyu 2.0 là kết hợp văn hóa Hàn Quốc truyền thống và đương đại để quảng bá toàn cầu loại hình văn hóa này thơng qua ngành cơng nghiệp âm nhạc và nhờ có cơng nghệ kỹ thuật số, sự quan tâm đến âm nhạc Hàn Quốc đã dần tăng lên trên phạm vi toàn thế giới và đã lan rộng ra ngồi khu vực Đơng Á như ở Trung Đông, hay xa hơn là Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi. Ngay sau làn sóng Hallyu 2.0 chính là sự ra đời của làn sóng Hallyu 3.0, có nghĩa là văn hóa Hàn Quốc với mục đích nhằm truyền bá và mở rộng văn hóa truyền thống Hàn Quốc ra khắp thế giới, cũng từ đó kể từ đầu năm 2010, làn sóng Hallyu khơng chỉ giới hạn trong phim truyền hình Hàn Quốc hay nhạc Kpop mà bao gồm tất cả các thể loại văn hóa Hàn Quốc. Cuối cùng, thế hệ Hallyu 4.0 giờ đây đã và đang tiếp tục kế thừa, phát huy mọi tinh túy của làn sóng 3.0. Làn sóng Hallyu 4.0 có tiềm năng phát triển thành “K-style” - phong cách Hàn Quốc với sự liên kết chặt chẽ hơn bao giờ hết với những ngơi sao Hallyu. Bởi vì khi người hâm mộ yêu mến thì những người này sẽ có xu hướng bắt chước theo hình ảnh của các ngơi sao Hallyu, họ sẽ thích mọi phong cách mà các ngơi sao thể hiện hay cịn quan tâm đến lối sống bao gồm cách ăn, mặc hay ở của các ngôi sao Hallyu <small>9</small>. Như vậy, Hallyu 4.0 đã trở thành một thước đo cho sự thành công của ngành giải trí Hàn Quốc trên quy mơ tồn cầu, đánh giá sức hấp dẫn lớn của văn hóa Hàn Quốc ở nước ngồi. Qua chặng đường hình thành và phát triển của làn sóng Hàn Quốc, có thể thấy rằng nhờ vào việc sớm nhận thức và đánh giá chính xác về vai trị của “sức mạnh mềm” đối với sức mạnh tổng hợp quốc gia, trên cơ sở đó đưa ra chiến lược kết hợp “sức mạnh mềm” với tầm nhìn dài hạn với “sức mạnh cứng” mà Hàn Quốc giờ đây đã thành một trong những quốc gia “xuất khẩu” văn hóa hàng đầu thế giới.

Tuy làng giải trí chưa có sức ảnh hưởng lan tỏa đến tầm châu lục hay xa hơn là thế giới giống như Hàn Quốc, thế nhưng quốc gia đến từ Đông Nam Á - Thái Lan, từ lâu vẫn được bạn bè quốc tế biết đến là đất nước có ngành du lịch vơ cùng nổi tiếng với nền văn hóa, ẩm thực và phim ảnh đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức được vấn đề này, từ chục năm về trước, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra những định hướng và đầu tư bài bản cho ngành giải trí, ưu tiên mảng phim ảnh và nhất là thể loại Boy Love nhằm phát triển nó

<small>9</small><i><small> K, Bok-rae. (2015). Past, Present and Future of Hallyu (Korean Wave), tr. 155-159. Link: </small></i>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

trở thành một yếu tố thu hút du lịch và cao hơn là một dạng “quyền lực mềm” của quốc gia này trong tương lai.

Nghiên cứu ghi nhận rằng sự xuất hiện của những cặp đôi là các chàng trai trên phương tiện truyền thơng ở Thái Lan có sự cộng hưởng từ nền văn hóa bishōnen ở Nhật Bản. Ảnh hưởng văn hóa này xuất hiện vào những năm 1990 với làn sóng văn hóa đại chúng Nhật Bản (JPop). Hiện tượng này ở Thái Lan cũng được hình thành bởi “flower boys” (tiếng Hàn là kkonmimam) nổi lên từ cuối những năm 1990 ở Hàn Quốc và được du nhập vào Thái Lan thời điểm những năm 2000 nhờ Hallyu. Như vậy, văn hóa Yaoi ở Thái Lan có thể bắt nguồn từ những năm 1990. Lúc bấy giờ, các bộ truyện tranh Boy Love lưu hành đầu những năm 2000 có nội dung khơng q phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước này vậy nên trong mắt chính quyền Thái Lan, văn hóa Yaoi thường bị dán nhãn là “sue lamok”, tức là truyền thông tục tĩu. Vào cuối những năm 2000, cộng đồng người hâm mộ Yaoi chuyển sang sử dụng các nền tảng kỹ thuật số, đặc biệt là thông qua các trang Web để tiếp cận đến văn hóa này nên các hoạt động giám sát của nhà nước không thể chặt chẽ và nghiêm ngặt như ngày xưa, kết quả là họ không thể ngăn cản được sự thành công của văn hóa Yaoi trực tuyến <small>10</small>. Sự nổi tiếng này cũng dần mở rộng sang các phương tiện truyền thơng chính thống như qua các chương trình truyền hình và phim bom tấn trong một khoảng thời gian ngắn. Thông qua việc sử dụng hình ảnh của những ngơi sao Yaoi hoặc các cặp đôi nam nam trong các chiến dịch tiếp thị rộng rãi, cơn sốt kịch tính của văn hóa Yaoi ở Thái Lan đã có thể được đo lường bằng số lượng ngày càng tăng của các cặp đôi Yaoi và hàng loạt phim Yaoi được sản xuất và cơng chiếu trên các nền tảng truyền hình và kỹ thuật số.

Cặp đôi nam nam dần có chỗ đứng trên phim ảnh với tư cách là cặp đơi phụ. Năm 2013, xuất hiện bộ phim đình đám “Tuổi nổi loạn” của Thái Lan gây tiếng vang lớn trong khu vực, trong đó nổi bật nhất là cặp đơi phụ Phu - Thee đã giúp cho dịng phim Boy Love bắt đầu có những bước chuyển mình tiếp theo. Nắm bắt được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ các nước trong khu vực, vào năm 2014, nền giải trí Thái Lan tiếp tục phát hành bộ phim “Love Sick” - trở thành bộ phim đầu tiên tại Thái Lan chính thức lấy câu chuyện tình cảm của hai nam sinh làm chủ đề chính. Lần lượt theo sau là những tên tuổi như “SOTUS The Series”, “Make It Right” được sản xuất, biến phim Boy Love trở thành

<small>10</small><i><small> P, Natthanai. (2019). The Yaoi Phenomenon in Thailand and Fan/Industry Interaction, tr. 64-67. Link: </small></i>

<small>SkGTeW2YpnmuTa9dPPMUVg3jtdAbXmYFPdqHd1NW4sMg_7gBRZNXA </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

phim chính thống, được chiếu trên các đài lớn cũng các nền tảng chiếu phim trực tuyến với nội dung được đầu tư cả về kịch bản lẫn chất lượng diễn viên. Đánh dấu cho sự chuyển mình tiếp theo này là từ năm 2015 khi chỉ có năm phim truyền hình có nội dung Yaoi nhưng con số này đã tăng vọt lên 26 bộ phim vào năm 2016, tiếp tục tăng thêm 34 phim vào năm 2017, 20 vào năm 2018 và lên đến 25 phim vào năm 2019. Dù phải trải qua thảm họa dịch bệnh Covid 19, thế nhưng trong giai đoạn đầu năm 2020, nền giải trí Thái Lan lại ghi nhận sự tăng trưởng chóng mặt của nhiều bộ phim đề tài Boy Love công chiếu trên nền tảng chiếu phim trực tuyến trên toàn thế giới hay trên chính nền tảng YouTube, cho thấy sức ảnh hưởng tương đối rõ rệt đến với thị hiếu quốc tế về dòng phim này của Thái Lan <small>11</small>. Tóm lại, chiến lược xuất khẩu dịng phim Boy Love của Chính phủ Thái Lan mới chỉ đang ở giai đoạn đầu tiên nhưng nhờ có sự hỗ trợ và đầu tư từ Chính phủ mà trong suốt những năm gần đây, phim Boy Love đã đạt được nhiều thành tựu và sức ảnh hưởng không hề nhỏ sau gần 10 năm phát triển. Với nỗ lực đầu tư chỉn chu và bài bản như thế này, có thể ngành cơng nghiệp giải trí của đất nước Thái Lan sẽ sớm vươn tầm châu lục, chinh phục khán giả trên toàn thế giới.

<b>2.1.2. Khái niệm a. Hallyu </b>

Hàn Quốc đã trở thành một điểm đến vô cùng phổ biến trong nhiều năm trở lại đây cả trong khu vực và quốc tế. "Làn sóng Hàn Quốc hay Hallyu" đã được chính phủ Hàn Quốc sử dụng để tăng cường nỗ lực du lịch. Việc quảng bá các bộ phim truyền hình Hàn Quốc, các ngơi sao nhạc pop Hàn Quốc và các vận động viên Hàn Quốc đã dẫn đến mong muốn đi du lịch đến Hàn Quốc ngày càng tăng và sự chú ý ngày càng tăng đối với văn hóa Hàn Quốc. Khái niệm về làn sóng Hàn Quốc đã làm tăng khả năng xuất khẩu văn hóa của thương hiệu “Hàn Quốc” và tăng lượng khách du lịch đến Hàn Quốc. Cho dù đó là ở Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản hay Singapore, các ngơi sao K-pop đều có

<small>11</small><i><small> Thanh Thanh. (2022). Ngành công nghiệp phim Boy’s Love – quyền lực mềm của truyền thông Thái Lan. </small></i>

<small>Link: SkGTeW2YpnmuTa9dPPMUVg3jtdAbXmYFPdqHd1NW4sMg_7gBRZNXA </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cầu cao và do đó, chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng quảng bá hình ảnh các ngơi sao như một thành tựu tích cực của văn hóa Hàn Quốc <small>12</small>.

Khoảng giữa những năm 1990, thuật ngữ “Hallyu” đã bắt đầu xuất hiện khi các bộ phim truyền hình và âm nhạc đại chúng của Hàn Quốc bắt đầu nổi tiếng ở Trung Quốc. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1992, các tác phẩm nghệ thuật điện ảnh và âm nhạc của Hàn Quốc tiến vào thị trường Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ hơn. Một trong những phim truyền hình đầu tiên thành cơng là bộ phim “Tình u là gì?” được phát sóng trên đài CCTV Trung Quốc (Đài truyền hình trung ương Trung Quốc) năm 1997. Khi đó bộ phim có tỷ lệ người xem 4,2%, tương đương với 150 triệu khán giả Trung Quốc đã xem bộ phim này <small>13</small>.

Theo nghĩa hẹp, "Làn sóng Hàn Quốc" (hallyu: 한류 trong tiếng Hàn) thể hiện sự quan tâm của quốc tế vào văn hóa Hàn Quốc. Bắt đầu ở Đơng Á vào những năm 1990 và gần đây đã phủ sóng nhiều hơn ở Hoa Kỳ, Mỹ Latinh, Trung Đơng và một phần của Châu Âu. Làn sóng này chủ yếu bao gồm hai hình thức: truyền hình dài tập (K-drama) và nhạc pop (K-pop). Bên cạnh đó, các bộ phim điện ảnh, chương trình thực tế và các hình thức âm nhạc khác cũng là một phần của hiện tượng này.

Có thể nói rằng, làn sóng Hàn Quốc liên quan đến việc “xuất khẩu" văn hóa Hàn Quốc, bởi lẽ nó vốn dĩ vừa là một hiện tượng quốc gia vừa là một hiện tượng xuyên quốc gia. Sự xuất hiện của một thuật ngữ giải trí phổ biến của Hàn Quốc và tác động của thuật ngữ đó đối với các hoạt động văn hóa khác của Hàn Quốc là vấn đề được quan tâm nhất trong bối cảnh hiện nay. Sự thành cơng của Làn sóng Hàn Quốc là một vấn đề xuyên quốc gia, đặt ra hai vấn đề: Tại sao và làm thế nào văn hóa đại chúng Hàn Quốc lại được đón nhận một cách nhiệt tình ở nước ngồi. Hai câu hỏi này có mối quan hệ trực tiếp với nhau: khi các nhà quảng bá hoặc quan chức chính phủ đo lường độ thành cơng của Làn sóng Hàn Quốc bằng doanh số bán hàng ở nước ngoài, họ đang biến người tiêu dùng nước ngoài trở thành “thước đo” của các giá trị văn hóa. Tuy nhiên, dự đốn này có mặt trái của tác động là đo lường được mức độ u thích của người nước ngồi đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

với văn hóa Hàn Quốc nhưng là khơng đánh giá được mức độ u thích của người Hàn Quốc đối với Làn sóng Hallyu <small>14</small>.

<b>b. K-pop </b>

K-pop là một hiện tượng văn hóa tồn cầu, thu hút người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới. K-pop không chỉ là một thể loại âm nhạc, mà cịn là một biểu tượng của văn hóa Hàn Quốc. K-pop đã giúp quảng bá hình ảnh của Hàn Quốc ra thế giới và đã tạo ra một thị trường âm nhạc khổng lồ cho các nghệ sĩ Hàn Quốc. Theo Lie, J (2015), “K-pop có thể được coi là một sản phẩm cơng nghiệp – nó là một ngành kinh doanh nhiều hơn là một loại hình nghệ thuật. Theo cách này, K-pop trở thành biểu tượng cho cách thức Hàn Quốc tổ chức sản xuất phi vật chất.”<small>15</small>. Theo ông, K-pop đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong những năm gần đây và đã có tác động đáng kể đến nền văn hóa đại chúng thế giới. Bên cạnh đó, nhóm tác giả Ingyu Oh Đại học Hàn Quốc (Korea University) và Hyo-Jung Lee Đại học Yonsei (Yonsei University) cũng có cái nhìn khách quan hơn về khái niệm này: "K-pop là một thể loại nhạc được u thích trên tồn cầu. Nó được sáng tác và biểu diễn bởi các nghệ sĩ Hàn Quốc nhưng cũng được nghe và đón nhận bởi người hâm mộ đến từ nhiều quốc gia khác nhau." <small>16</small>. Họ cho rằng sự nổi tiếng của K-pop là do một số yếu tố, bao gồm giai điệu hấp dẫn, vũ đạo phức tạp và hình ảnh bắt mắt, họ cũng chỉ ra vai trị của ngành cơng nghiệp giải trí Hàn Quốc trong việc quảng bá K-pop trên tồn thế giới. Định nghĩa của Oh và Lee về K-pop là điểm khởi đầu hữu ích để hiểu thể loại này. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là K-pop là một thể loại không ngừng phát triển và các xu hướng mới ln xuất hiện. Do đó, rất khó để đưa ra một định nghĩa chính xác có thể nắm bắt được tất cả các khía cạnh khác nhau của K-pop.

K – pop (viết tắt của Korean Pop, Nhạc Pop Hàn Quốc) là một dòng nhạc của Hàn Quốc, hiện đang rất phổ biến trên các khu vực và thế giới và xu hướng K – pop là những trào lưu âm nhạc của các nhóm nhạc/thần tượng K-pop đang thịnh hành và được nhiều người

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

quan tâm trong một khoảng thời gian nhất định<small>17</small>. Như vậy, theo nhóm tác giả, K-pop là một thể loại âm nhạc phổ biến của Hàn Quốc, đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới trong những năm gần đây. K-pop là một sản phẩm công nghiệp, được sản xuất và quảng bá bởi các công ty giải trí Hàn Quốc. Các cơng ty này có hệ thống đào tạo bài bản cho các thần tượng K-pop, từ thanh nhạc, vũ đạo, đến hình ảnh. K-pop thường có giai điệu tươi sáng, vũ đạo đẹp cùng hình ảnh bắt mắt, thu hút người hâm mộ từ mọi lứa tuổi. Một trong những thuật ngữ không thể khơng nhắc đến ở K-pop chính là “idol”. Theo Wang, Z (2022), idol là “là những người nổi tiếng có khả năng diễn xuất, quảng cáo, làm người mẫu và quảng cáo ngồi ca hát. <small>18</small>”. Bên cạnh đó, Choi, S. (2023) đã có định nghĩa cụ thể hơn về khái niệm idol “Idol là những thanh thiếu niên được chọn để trở thành thần tượng K-pop, được đào tạo để đạt được một loạt kỹ năng và cách cư xử, được đánh giá thường xuyên và buộc phải tuân thủ về ngoại hình, hành vi và các mối quan hệ của họ. <small>19</small>”.

Cần phân biệt rõ giữa idol K-pop với idol theo định nghĩa bình thường. Idol K-pop là một thuật ngữ chỉ các nghệ sĩ thần tượng trong ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc, được đào tạo bài bản về thanh nhạc, vũ đạo, diễn xuất và các kỹ năng khác để trở thành những người biểu diễn toàn diện. Idol K-pop thường hoạt động trong các nhóm nhạc có từ 2 đến 13 thành viên - điều này đòi hỏi họ phải có sự phối hợp nhịp nhàng và khả năng làm việc nhóm tốt. Hơn thế nữa, idol K-pop thường được quản lý chặt chẽ bởi công ty chủ quản, họ phải tuân theo các quy tắc về trang phục, hành vi,... để duy trì hình tượng. Trái ngược với những tiêu chuẩn trên, idol theo định nghĩa bình thường là những người được công chúng yêu mến và ngưỡng mộ. Họ có thể là ca sĩ, diễn viên, vận động viên, người mẫu,... và có thể được biết đến với tài năng, vẻ đẹp, sự nổi tiếng hoặc bất kỳ điều gì khác khiến họ trở nên khác biệt. Mặc dù vậy, bất chấp những khác biệt đó, idol K-pop và idol theo định nghĩa bình thường đều là những người được công chúng yêu mến

<small>19 Choi, S. (2023, March 2). K-Pop Idols: Media Commodities, Affective Laborers, and Cultural Capitalists. In The Cambridge Companion to K-Pop. Cambridge University Press. 1st ed., pp. 139-153. Link: </small>

<small>doi: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

và ngưỡng mộ. Họ đều có tài năng, vẻ đẹp và sự nổi tiếng. Tuy nhiên, idol K-pop thường có những yêu cầu và áp lực cao hơn so với idol theo định nghĩa bình thường.

Mặc dù có lịch sử lâu đời, bắt đầu từ những năm 1990, tuy nhiên, K-pop chỉ thực sự trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Điều này là do sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông xã hội, đã giúp K-pop tiếp cận được với nhiều người hâm mộ hơn trên toàn thế giới. K-pop đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, thu hút người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới. Không chỉ là một thể loại âm nhạc, K-pop cịn là một biểu tượng của văn hóa Hàn Quốc, giúp quảng bá hình ảnh của Hàn Quốc ra thế giới và đã tạo ra một thị trường âm nhạc khổng lồ cho các nghệ sĩ Hàn Quốc.

<b>c. K-drama </b>

Theo từ điển tiếng Việt, phim truyền hình hay cịn được gọi là phim truyện hoặc phim bộ được định nghĩa là một thể loại phim ảnh được sản xuất để phát sóng rộng rãi trên các kênh truyền hình. Nó được thể hiện dưới nhiều dạng như phim truyện, phim tài liệu và phim hoạt hình. Đặc điểm chung của thể loại phim này đó là khn hình hẹp, cỡ cảnh lớn hơn phim điện ảnh chiếu rạp do giới hạn về độ lớn và cả chiều sâu cũng như độ nét của màn ảnh tivi. Về chi phí sản xuất thì phim truyền hình có chi phí rẻ hơn phim điện ảnh chiếu rạp bởi nó địi hỏi kỹ thuật chế tác đơn giản, ngắn gọn và nhanh hơn bởi vậy nên có thể đánh giá rằng phim truyền hình có những hạn chế nghệ thuật thẩm mỹ nhất định so với phim điện ảnh.

Cịn theo từ điển tiếng Hàn thì cụm từ “K-drama” có hai thành phần là “K” viết tắt cho chữ “Korean” - một tính từ miêu tả những thứ liên quan đến đất nước Hàn Quốc, và “drama” được hiểu là phim truyền hình hoặc phim bộ. Vậy “K-drama” là cụm từ viết tắt của “phim truyền hình Hàn Quốc” nói về một bộ phim truyền hình ở dạng ngắn tập được sản xuất tại Hàn Quốc.

Vậy nên có thể định nghĩa chung nhất về “K-drama” đó là một từ viết tắt chỉ phim truyền hình Hàn Quốc, được sản xuất tại Hàn Quốc với sự đóng góp và tài trợ chủ yếu bởi người Hàn Quốc, nói về đời sống xã hội ở đất nước này. Phim truyền hình Hàn Quốc thường được sản xuất dưới dạng ngắn từ 16 đến 24 tập, trừ các thể loại phim cổ trang hoặc dịng phim gia đình thì có thể kéo dài tới 50 tập, mỗi tập phim khoảng 45 phút đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

1 tiếng. Phần lớn phim truyền hình Hàn Quốc kết thúc trong vòng một mùa hoặc một phần duy nhất, khác với đa số các sê-ri nhiều mùa của phim truyền hình Hoa Kỳ. K-drama là một trong những loại hình quan trọng của làn sóng Hallyu, góp cơng to lớn vào việc đưa làn sóng này lan tỏa ra tồn thế giới. Có thể nhận định như vậy là bởi vì các lý do sau, thứ nhất là nhờ vào chủ đề đa dạng, cốt truyện thu hút. Thật vậy, mặc dù tính đặc trưng nhất của hầu hết các bộ K-drama là yếu tố tình cảm, lãng mạn quen thuộc nhưng nó ln được thể hiện theo nhiều cách sáng tạo kết hợp khéo léo với các đề tài khác như học đường, kinh dị, quân nhân, cổ trang cho tới y khoa hay ngoại cảm. Thứ hai là nhờ vào bối cảnh được dàn dựng cơng phu, hồnh tráng, là những bản nhạc phim xuất sắc cùng dàn diễn viên với ngoại hình bắt mắt lẫn vơ cùng tài năng. Cuối cùng phải kể đến là sự đầu tư chỉn chu và kỳ công đến từ các nhà đài trong nước lẫn nền tảng trực tuyến nổi tiếng như Netflix đã giúp cho phim truyền hình Hàn Quốc nhanh chóng được

<b>cơng chiếu rộng rãi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có thể truy cập được. d. Movie </b>

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến cơng chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật <small>20</small>. Trong tiếng Việt, điện ảnh còn được gọi là Xi-nê, xuất phát từ “cinéma” (điện ảnh trong tiếng Pháp), là từ rút gọn của “cinématographe”.

Điện ảnh ra đời xuất phát từ nhu cầu giải trí của con người, là hình thức giải trí mới mẻ và đa dạng. Cho đến hiện nay, điện ảnh vẫn đóng một vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của con người với các tác phẩm kinh điển.

Phim điện ảnh là một phần khơng thể thiếu trong làn sóng Hallyu, đóng vai trị to lớn trong việc quảng bá văn hóa Hàn Quốc ra thế giới. Với những bộ phim có nội dung nhẹ nhàng, lấy bối cảnh chính từ xã hội hiện đại, giải quyết những mâu thuẫn gần gũi với cuộc sống đời thường, xoay quanh chữ hiếu, tình yêu chung thủy và các giá trị gia đình

<small>20 Khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất Luật Điện ảnh 2020. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

châu Á, điện ảnh Hàn Quốc đã và đang phát triển mạnh mẽ, vươn lên trở thành một trong những nền điện ảnh đứng đầu châu Á <small>21</small>.

Hàn Quốc có một nền điện ảnh lâu đời với những bộ phim đầu tiên xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nền điện ảnh còn khá mờ nhạt và chưa để lại dấu ấn đặc sắc. Đến đầu thế kỷ 21, chiến lược “Xuất khẩu văn hóa” được đề ra, đưa Hallyu thâm nhập sang thị trường quốc tế cùng với việc tăng ngân sách đầu tư cho ngành cơng nghiệp giải trí, tạo ra bước đệm cho ngành điện ảnh Hàn Quốc phát triển. Vào năm 2001, bộ phim “Friend” ra đời làm nên bước ngoặt đầu tiên trong lịch sử điện ảnh nước nhà với việc thu hút hơn 8,1 triệu lượt người xem. Sau cơn sốt “Friend” là sự thành công của hàng loạt các bộ phim điện ảnh sau này như “Simido”, “Taegukgi”. Kể từ đó, điện ảnh Hàn Quốc liên tục phát triển với tốc độ chóng mặt <small>22</small>.

Thái Lan cũng là một trong những quốc gia có nền điện ảnh đứng đầu châu Á. Lịch sử điện ảnh Thái Lan bắt đầu từ rất sớm, khởi nguồn từ chuyến viếng thăm đến Bern, Thụy Sĩ của vua Chulalongkorn vào năm 1897 được ghi hỡnh li bi Franỗois-Henri Lavancy-Clarke v sau ú c mang về Bangkok triển lãm.

Công nghiệp điện ảnh Thái Lan chính thức mở ra từ năm 1920. Bộ phim “Lễ hội hoành tráng được cử hành tưng bừng ở miền Bắc” - bộ phim đầu tiên của Thái Lan được công chiếu vào năm 1922 và nhận được thành công vang dội, đưa Thái Lan bước vào thời kỳ hồng kim đầu tiên của mình trong nền cơng nghiệp điện ảnh vào đầu những năm 1930. Từ năm 1928, phim nói nước ngồi bắt đầu được du nhập vào Thái Lan và dần áp đảo phim nội địa. Điều này đặt ra vấn đề đổi mới cho nền điện ảnh nước nhà. Chính vì thế, ngày 01/04/1932, bộ phim nói đầu tiên của Thái Lan với tiêu đề “Đi lạc” được cơng chiếu, khích lệ một số người tâm huyết với nghệ thuật thứ bảy đầu tư vào thế hệ phim mới này <small>23</small>.

Vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, điện ảnh Thái Lan phát triển mạnh, trở thành một trong những nước sản xuất phim nhiều nhất ở Đông Nam Á. Chịu ảnh hưởng từ những

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

giai đoạn phim Hollywood thâm nhập, ngành điện ảnh Thái Lan phát triển chất thương mại theo kiểu Hollywood. Không chú trọng vào một thể loại nhất định, điện ảnh nơi này phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực, từ phim ngắn, phim hài, phim kinh dị, đến cả những bộ phim tuổi vị thành niên hay phim đồng tính, mang đến cho người xem nhiều sự lựa chọn với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau <small>24</small>.

Nhắc đến điện ảnh không thể không nhắc đến Hollywood - nền công nghiệp điện ảnh lâu đời nhất, nơi các hãng phim và công ty sản xuất phim xuất hiện sớm nhất và cũng là nơi sản sinh ra nhiều thể loại điện ảnh khác nhau. Từ đầu thế kỷ 20, nền điện ảnh Hoa Kỳ đã tạo nên những thành tựu to lớn cho ngành điện ảnh và đang dẫn đầu ngành cơng nghiệp điện ảnh trên tồn thế giới.

Lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ có thể bắt nguồn từ Bờ Đông, Pháo đài Lee, Jersey - thủ đô điện ảnh của Hoa Kỳ. Ngành công nghiệp điện ảnh nơi này hình thành vào cuối thế kỷ 19 với việc xây dựng Black Maria của Thomas Edison. Năm 1927, Hoa Kỳ đã sản xuất bộ phim âm nhạc đồng bộ đầu tiên trên thế giới với tên gọi "The Jazz Singer", từ đó đã đi đầu trong sự phát triển của phim âm thanh trong nhiều thập kỷ.

Trong giai đoạn tiếp theo (1913 - 1969), điện ảnh Hoa Kỳ phát triển theo một đặc điểm kỹ thuật và phong cách tường thuật. Hầu hết các bộ phim Hollywood đều tuân thủ chặt chẽ một phương pháp - phương Tây, Hài kịch, Nhạc kịch, Hoạt hình, Phim tiểu sử. Thành tựu lớn nhất của thời kỳ này là nhờ công ty hoạt hình Walt Disney với sự thành cơng của bộ "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" vào năm 1937. Đây được coi là thời kỳ Điện ảnh Hollywood cổ điển hay Kỷ nguyên vàng của Hollywood.

Với sự suy thóai của hệ thống Studio, điện ảnh Hollywood phát triển theo hướng hiện đại và hậu cổ điển trong giai đoạn 1960 - 1980. Bộ phim "Bonnie and Clyde" (1967) được coi là bộ phim nổi bật nhất trong thời kỳ này - đánh dấu sự khởi đầu phục hồi của nền điện ảnh Hoa Kỳ. Đồng thời là bước đệm cho một thế hệ phim hiện đại thành cơng sau đó <small>25</small>.

<small>24</small><i><small> V, Lèng. (2016). [Tóm tắt báo cáo] Ảnh hưởng của phim điện ảnh Thái Lan đến giới trẻ hiện nay. Link: </small></i>

<small>lan-den-gioi-tre-viet-nam-hien-nay-446.html </small>

<small> M, Daniel., T, Vasil., S, Peter. (2015). Ngành công nghiệp điện ảnh của Hoa Kỳ. Link: </small></i>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>e. Y Series (Boy’s Love) </b>

Phim Boy’s Love (Y Series) hay còn được gọi là dòng phim Y tại Thái Lan vài năm trở lại đây đang ghi dấu những bước phát triển mạnh mẽ và được người Thái kỳ vọng sẽ trở thành “quyền lực mềm” tiếp theo của truyền thông Thái Lan.

Y Series là từ viết tắt dùng để chỉ một dịng phim về đồng tính. Về cơ bản, chữ “Y” bắt nguồn từ hai từ tiếng Nhật: “やおい” (Yaoi), được dùng để chỉ phương tiện giải trí mơ tả các mối quan hệ và tình u giữa nam và nam với nhau <small>26</small>.

Nó bắt đầu xuất hiện trên nhiều phương tiện như tiểu thuyết, phim hoạt hình, truyện tranh hoặc trị chơi và đang nhận được sự yêu thích của cả khán giả Thái Lan và nước ngồi. Chính phủ Thái Lan kỳ vọng rằng phương tiện giải trí "Y" sẽ có thể phát triển trên thị trường toàn cầu với tư cách là một sản phẩm văn hóa, là nguồn sức mạnh mềm cho Thái Lan <sup>27</sup>.

Y Series ở Thái Lan còn được định nghĩa là “Truyền thơng giải trí của phụ nữ dành cho phụ nữ” (Khảo sát thị trường truyền thông giải trí tại Thái Lan 2020 cho thấy 72% người xem là phụ nữ). Tuy nhiên theo quan điểm của Tiến sĩ Krittapol Wiphaweekul thì cụm từ “Truyền thơng giải trí <small>28</small> làm bởi phụ nữ cho phụ nữ” có thể là một quan điểm q hẹp. Vì nó bỏ qua sự thay đổi của văn hóa boy love đã hịa vào văn hóa truyền thơng mỗi địa phương cho đến khi có thể phát triển thành một nền văn hóa xuyên quốc gia khác với Nhật Bản.

<b>f. Truyền hình thực tế </b>

Hiện nay, các tài liệu nghiên cứu về truyền hình và chương trình truyền hình dưới góc độ pháp lý khá hạn chế, chủ yếu là các nghiên cứu về truyền hình và chương trình truyền

<small>26</small><i><small> N, Prasannam. (2019, December). The Yaoi Phenomenon in Thailand and Fan/Industry Interaction. Plaridel, </small></i>

<small>16(2), 63-89. doi:1656-2534. Link: and-fan-industry-interaction/ </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

hình dưới góc độ báo chí truyền thơng. Các nghiên cứu này có thể được sử dụng để tiếp tục phát triển và nghiên cứu nhằm đưa ra khái niệm chương trình truyền hình và làm rõ những đặc trưng cơ bản của chương trình truyền hình dưới góc độ là đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan <small>29</small>.

Dưới góc độ là sản phẩm truyền thông, theo tác giả PGS.TS Dương Xuân Sơn <small>30</small>, “chương trình truyền hình là sản phẩm truyền hình và sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả”. Theo từ điển tiếng Anh Oxford <small>31</small>, chương trình truyền hình (television program) được định nghĩa là một hệ thống chuyển đổi hình ảnh trực quan cùng với âm thanh thành tín hiệu điện, truyền tải hình ảnh và âm thanh bằng radio hoặc các phương tiện khác và hiển thị hình ảnh và âm thanh dưới dạng điện tử trên màn hình. Bên cạnh đó, truyền hình thực tế được định nghĩa là chương trình mà những người trong chương trình được quay hình liên tục, mang tính giải trí nhiều hơn việc cung cấp thơng tin cho người xem. Truyền hình thực tế là thể loại chương trình truyền hình chú trọng vào việc phơ bày các tình huống xảy ra khơng theo kịch bản diễn xuất với nội dung mang chất liệu thực tế mà không hư cấu. Để một chương trình thực tế được lên sóng là một cơng việc khó khăn và gian nan hơn so với các game show có sẵn kịch bản cụ thể, nhưng cũng vì lẽ đó mà chương trình thực tế lại có thể dễ dàng chỉnh sửa điều chỉnh những thiết sót, khiếm khuyết của mình sau khi nhận được phản hồi từ khán giả hơn. Đó cũng là điểm đặc biệt giúp thể loại truyền hình này có được sự hưởng ứng nhiệt tình và sự quan tâm theo dõi của nhiều tầng lớp khán giả <small>32</small>.

<small>31 A, Varios., F, Ben., L, Diana., T, Joanna., A, Michael., P, Patrick., W, Suzanne., </small>

<i><small>B, Victoria.. (2011). Oxford Advanced Learner's Dictionary, 1206, 1579. NXB Oxford University Press. Link: </small></i>

<small> </small>

<small>32</small><i><b><small> B, Vân. (2015). Truyền hình thực tế của Hàn Quốc và những gợi mở cho Việt Nam trong việc quảng bá hình </small></b></i>

<i><small>ảnh quốc gia. Link: </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Truyền hình thực tế Hàn Quốc rất được đầu tư cả về nội dung kịch bản lẫn hậu kỳ thực hiện. Chính vì sự chỉnh chu của ekip chương trình cũng như sự tham gia của những người nổi tiếng đã thu hút một lượng người xem vơ cùng lớn khơng chỉ trong nước mà cịn có ngồi nước và khơng phải ngẫu nhiên chính phủ Hàn Quốc chọn phương tiện truyền thông để quảng bá văn hóa Hàn lồng ghép quảng bá hình ảnh quốc gia vào các chương trình truyền hình thực tế rất hợp lý và hiệu quả <small>33</small>. Các chương trình nổi tiếng đáng được kể đến như: 2 days & 1 night, Running Man, Family Outing, Infinity Challenge...

Bên cạnh đó, từng bị coi là một thể loại mốt nhất thời hoặc bắt chước, truyền hình thực tế hiện đang thống trị các chương trình truyền hình của Mỹ và trở thành một yếu tố chủ lực lâu dài. Các chương trình thương hiệu lâu đời như American Idol hay Dancing With the Stars đứng đầu bảng xếp hạng. American Idol là chương trình được đánh giá cao nhất trên truyền hình mỗi năm kể từ năm 2003, thu hút trung bình hơn 20 triệu người xem, trong khi Dancing With the Stars nằm trong số năm chương trình hàng đầu theo xếp hạng của Nielsen, thu hút trung bình hơn 18 triệu người xem. Trong khi đó, các chương trình mới hơn của thời điểm này, chẳng hạn như Keeping Up with the Kardashians, trở thành hiện tượng được bàn tán xôn xao dư luận <small>34</small>.

<b>2.1.3. Đặc điểm công nghiệp giải trí quốc tế Đối với Hàn Quốc </b>

Ngành cơng nghiệp giải trí ở Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và hiện đang là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp này bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phim ảnh, âm nhạc, truyền hình, trị chơi điện tử và thời trang.

<small>O_&sig=UMbCwdYDlI81e46SQVfhm140fXE&redir_esc=y#v=onepage&q=How%20did%20the%20American%20reality%20show%20develop%3F&f=false </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ngành cơng nghiệp giải trí ở Hàn Quốc phát triển là sự hỗ trợ của chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp này, tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cơng ty giải trí phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã có nhiều hoạt động quảng bá văn hóa Hàn Quốc ra thế giới, giúp các sản phẩm giải trí Hàn Quốc tiếp cận với nhiều người hơn. Một số trang web được Chính phủ lập ra nhằm quảng bá giao lưu văn hóa quốc tế của Hàn Quốc như KOFICE và KOCIS. Nhờ những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc, K-pop và Hallyu đã trở thành một hiện tượng tồn cầu, giúp quảng bá văn hóa Hàn Quốc ra thế giới và góp phần tăng cường vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế.

Một yếu tố khác giúp ngành cơng nghiệp giải trí ở Hàn Quốc phát triển là sự sáng tạo của các nghệ sĩ Hàn Quốc. Họ liên tục tìm tịi và đổi mới, tạo ra những sản phẩm giải trí hấp dẫn và độc đáo bằng cách kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Điều này thể hiện rõ trong mỗi sản phẩm âm nhạc, phim ảnh và truyền hình thực tế: Phim ảnh Hàn Quốc thường có nội dung hấp dẫn, kịch tính và được đầu tư kỹ lưỡng về mặt hình ảnh; K-pop có giai điệu bắt tai, vũ đạo đẹp mắt và hình ảnh đẹp; truyền hình Hàn Quốc thường có nội dung tươi sáng, hài hước và được sản xuất chất lượng cao. Điều này đã giúp sản phẩm giải trí Hàn Quốc thu hút được sự chú ý của khán giả toàn cầu.

Một nhân tố khác thúc đẩy ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc phát triển là nhờ sự tham gia của các tập đoàn lớn và chiến dịch quảng bá hiệu quả của họ. Các tập đoàn lớn như Samsung, LG và Hyundai đã đầu tư mạnh vào công nghiệp giải trí. Nhiều diễn viên trong phim sử dụng điện thoại Samsung nhằm nâng cao hiệu ứng thương hiệu đến với cả khán giả trong và ngoài nước. Điều này làm tăng niềm tự hào dân tộc của người Hàn. Bên cạnh đó, các cơng ty giải trí đã áp dụng chiến lược quảng bá hiệu quả, giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều quốc gia. Nhiều ứng dụng được ra mắt để kết nối người hâm mộ và idol Kpop như Bubble, weverse, kakaotalk. Tất cả góp phần nâng cao nhận diện Hàn Quốc với cộng đồng yêu mến ảnh hưởng văn hóa Hàn trên tồn cầu.

Tất cả những yếu tố này đều có sự hỗ trợ hết mình từ chính phủ Hàn Quốc, tồn thể nghệ sĩ, doanh nhân cũng như người dân Hàn Quốc. Nỗ lực hợp tác này đã đưa Hallyu trở thành một hiện tượng văn hóa bền vững thay vì chỉ là một mốt nhất thời.

<b>Đối với Thái Lan </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Sự vươn lên của Thái Lan trong ngành giải trí châu Á là kết quả của những thành cơng liên tiếp của ngành cơng nghiệp phim, ví dụ như "Cơ gái đến từ hư khơng", "Trị chơi tình ái" và "Sự báo thù vĩnh cửu" đứng đầu các bảng xếp hạng ở nhiều quốc gia. Các bộ phim này đã tạo nên dấu ấn đặc biệt trong ngành điện ảnh Thái Lan. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ truyền thông và internet đã giúp phim Thái Lan dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, được chiếu tại các rạp và thu hút hàng nghìn khán giả. Ngồi ra, phim cũng có sự hiện diện mạnh mẽ trên nhiều nền tảng trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho giới trẻ tiếp cận.

Một trong những yếu tố làm nên thành công của ngành công nghiệp giải trí Thái Lan là sự chủ động sản xuất các bộ phim giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch và di sản văn hóa của đất nước. Thái Lan là một quốc gia có nhiều cảnh đẹp và văn hóa độc đáo. Tận dụng những điều kiện trên, Chính phủ Thái Lan đã chủ động đầu tư làm các phim giới thiệu điểm đến và văn hóa của đất nước. Điều này giúp quảng bá Thái Lan đến với nhiều người hơn và đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái đã thành lập các quỹ hỗ trợ tài chính cho các nhà làm phim quay phim tại Thái Lan. Đây là cách hiệu quả để thu hút khách du lịch và giới thiệu với thế giới về tiềm năng du lịch của Thái Lan.

Một yếu tố giúp ngành công nghiệp giải trí ở Thái Lan phát triển là cho phép các đoàn làm phim lớn như Hollywood thuê địa điểm để quay phim, các nghệ sĩ nổi tiếng thuê địa điểm để tổ chức các buổi hịa nhạc, qua đó giới thiệu hình ảnh điểm đến. Sau khi trở thành bối cảnh cho các phim bom tấn như "007" và "Chúa tể những chiếc nhẫn" và là địa điểm quen thuộc để tổ chức các buổi concert như “Justice World Tour” và “Born Pink”, Thái Lan được biết đến nhanh chóng và thu hút nhiều du khách. Kinh nghiệm của quốc gia này cho thấy, một mặt, họ có phong cảnh tự nhiên đẹp và di tích phù hợp, nhưng mặt khác, thành cơng này đến từ chính sách và nỗ lực của quốc gia này trong việc kết hợp ngành điện ảnh, ca nhạc quốc tế để quảng bá và thu hút du lịch. Họ nhận thấy lợi ích và hiệu quả to lớn từ việc quảng bá du lịch mà không cần đầu tư nhiều nguồn lực về ngân sách, nhờ việc cho thuê địa điểm để quay phim hoặc tổ chức concert. Vì thế, Thái Lan đã áp dụng những chính sách đặc biệt để thu hút các đoàn làm phim và các nghệ sĩ quốc tế.

Trong suốt thời gian qua, chính phủ Thái Lan đã nỗ lực mạnh mẽ để quảng bá văn hóa, ẩm thực và ngành công nghiệp phim ảnh của đất nước, coi đây như một công cụ truyền thông và quảng bá với khán giả trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây,

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

dòng phim Boy's Love đã được xác định là mục tiêu đầu tư và phát triển tiếp theo của truyền thơng và chính phủ Thái Lan, tương tự như cách người Hàn Quốc đã chinh phục thế giới với K-pop và K-drama. Chính phủ Thái Lan đã khéo léo tận dụng đặc điểm này để biến từng diễn viên trong phim Boy's Love trở thành đại sứ văn hóa và truyền thông, giới thiệu về đất nước, con người và văn hóa Thái Lan đến người hâm mộ của họ. Có thể nói, đầu tư vào dịng phim Boy's Love là một chiến lược quảng bá hiệu quả, giúp Thái Lan không chỉ thu hút người hâm mộ đến gặp gỡ thần tượng mà còn thu hút du khách quốc tế đến tham quan.

Khơng thể phủ định, văn hóa giải trí Thái Lan đang dần len lỏi tới từng quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Giữa nền văn hóa đa dạng và phong phú hịa trộn nhiều bản sắc, ngành cơng nghiệp giải trí của Thái Lan đã và đang thể hiện được cái chất rất riêng, làm nên “thương hiệu” khó phai mờ về xứ sở chùa Vàng.

<b>2.1.4. Vai trị của ngành cơng nghiệp giải trí quốc tế </b>

Như đã đề cập ở trên, ngành cơng nghiệp giải trí giờ đây đã trở thành một lĩnh vực cực kỳ phát triển, có sự tác động mạnh mẽ và liên kết chặt chẽ tới tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội và đời sống con người. Trong đó, những lĩnh vực được lợi nhất từ ngành cơng nghiệp giải trí có thể kể đến là lĩnh vực kinh tế, du lịch và xuất khẩu văn hóa của các quốc gia.

<i>Thứ nhất, xét về mặt kinh tế, ngành cơng nghiệp giải trí ở Hàn Quốc và Thái Lan đã </i>

tham gia đóng góp một phần khơng hề nhỏ tới sự phát triển kinh tế của hai nước này.

Thuế (triệu Won) Ngành sản xuất

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Triển lãm phim 2,89 19,37 340 420 Các loại phim

<i>Bảng 2. Đóng góp trực tiếp của ngành điện ảnh và phim truyền hình vào tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc năm 2018 </i>

Cung cấp nược và quản lí rác thải 12,09 0.6%

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Ngành chế tạo dụng cụ đo lường chính xác 10,03 0.5%

Khí đốt và máy điều hồ khơng khí 5,68 0.3%

Nhìn tổng quan vào số liệu thống kê được đăng trên trang Oxford Economics trong năm 2018 <small>35</small>, có thể thấy rằng các ngành cơng nghiệp điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc có tác động trực tiếp đáng kể đến nền kinh tế của đất nước này thông qua tổng số lượng các doanh nghiệp làm việc trực tiếp trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình đã đóng góp vào GDP của Hàn Quốc trị giá 8.280 tỷ Won vào năm 2018, chiếm 0,4% tổng GDP. Đây là con số ấn tượng khi đứng vị trí thứ ba trong các ngành nghề năm 2018 với phần trăm ngành này đóng góp trực tiếp vào GDP lên tới 0,4 lớn hơn ngành nông nghiệp chăn nuôi đạt 6.110 tỷ Won chiếm 0,3% và ngành cung cấp khí đốt và điều hịa khơng khí với 5.680 tỷ Won chiếm 0,3%, gấp gần bốn lần so với khai thác mỏ và khai thác đá với chỉ 2.250 tỷ Won chiếm 0,1%.

Cùng năm đó, ngành cơng nghiệp điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc đã tạo ra 78.010 việc làm với việc sử dụng 34.600 người trong các hoạt động của phim điện ảnh, chủ yếu thông qua việc triển lãm phim và ngay tại các rạp chiếu phim với con số là 19.370 người. Cơng việc ở mảng truyền hình được ghi nhận sử dụng tổng cộng 43.140 nhân công, với truyền hình cáp chiếm gần một nửa số này (20.940 việc làm). Hai con số này vượt quá hoạt động của các nhà phân phối OTT vốn chỉ tuyển dụng trực tiếp 270 người. Tóm lại, ngành điện ảnh và truyền hình đã đóng góp tổng cộng là 51.180 tỷ Won, với 14.750 tỷ Won ở mảng điện ảnh và 36.430 tỷ Won ở mảng truyền hình, tương đương 18.450 tỷ USD, ước tính tăng trưởng 241% so với báo cáo tương tự được nghiên cứu vào 3 năm trước.

<b>Tại Thái Lan: </b>

<small>35</small><i><small> T, Matthew. (2018). The Economic Contribution of Film and Television in South Korea in 2018, tr. 5-6. Link: </small></i>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>Bảng 3. Tổng quan về đóng góp kinh tế của ngành điện ảnh và truyền hình Thái Lan năm 2015 </i>

Loại hình Tỷ Bạt % của GDP Số việc làm Tỉ lệ việc làm

Dựa vào số liệu được công bố trên trang Oxford Economics <small>36</small>, ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình của Thái Lan, cũng giống như Hàn Quốc, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước vào năm 2015. Cụ thể, ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình của Thái Lan đã đóng góp trực tiếp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 60.3 tỷ Baht vào năm 2015, tương đương với hơn 0,4% GDP của quốc gia này. Trong khi truyền hình phát sóng của Thái Lan chiếm phần lớn trong GDP trực tiếp của ngành với 32.5 tỷ Baht thì hình thức chiếu trực tuyến lại góp chiếm phần nhỏ nhất trong bảng này với vỏn vẹn 0.3 tỷ Baht chiếm gần như 0% cho GDP, đây là một khoảng cách chênh lệch tương đối lớn, gấp tới hơn 100 lần giữa ngành chiếm tỷ trọng cao nhất và ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất. Những phim khác được phân phối bởi truyền hình cáp với doanh số 11.3 tỷ

<small>36</small><i><small> T, Matthew. (2018). The Economic Contribution of Film and Television in Thailand in 2015, tr. 4-6. Link: </small></i>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Baht, sản xuất và phân phối trên tivi với 7.6 tỷ Baht. Phần cịn lại của ngành truyền hình (bao gồm truyền hình vệ tinh và truyền hình trực tuyến) đạt tổng cộng 4.5 tỷ Baht.

<i>Biểu đồ 1. Số việc làm được trực tiếp tạo ra bởi ngành điện ảnh và truyền hình Thái Lan vào năm 2015 so với các ngành được chọn khác </i>

Bên cạnh đó, tồn bộ ngành điện ảnh và truyền hình Thái Lan đã trực tiếp hỗ trợ tạo ra khoảng 55.200 việc làm trong năm 2015. Trong đó, mảng phát sóng truyền hình một lần nữa là phân ngành chiếm ưu thế, sử dụng tới 24.300 nhân công. Đứng thứ hai là ngành công nghiệp điện ảnh với số lượng 11.000 việc làm, chiếm 20% tổng số việc làm của tồn ngành. 36% việc làm cịn lại thuộc về các ngành như triển lãm phim, giải trí tại gia. Về mặt tổng thể, tuy khơng tạo ra nhiều việc làm như các ngành công nghiệp lớn khác nhưng ngành phim ảnh vẫn giúp nền kinh tế Thái Lan giải quyết được vấn đề thất nghiệp hơn các nhóm ngành về hoạt động bán lẻ và cho thuê (bao gồm cho thuê phương tiện đi lại, đồ gia dụng và máy móc khác).

<i>Thứ hai, nhờ có ngành cơng nghiệp giải trí mà nền du lịch đã trở thành trụ cột quan </i>

trọng của kinh tế Hàn Quốc, còn đối với một đất nước mới nổi ở mảng giải trí như Thái Lan thì dù đây khơng phải yếu tố trọng điểm phát triển du lịch nhưng nó cũng góp phần nào vào việc thúc đẩy du khách đến với đất nước này.

<b>Tại Hàn Quốc: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>Biểu đồ 2. Lượng khách du lịch tới Hàn Quốc từ năm 1997 đến năm 2019 </i>

Theo như thống kê tổng quát của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc từ năm 1997 - thời điểm làn sóng Hallyu bắt đầu - đến năm 2019 - thời kỳ thịnh vượng của làn sóng này <small>37</small> - thì du lịch của Hàn Quốc đã thật sự tăng trưởng đáng kể nhờ vào hưởng lợi mạnh mẽ bởi làn sóng Hallyu và sự quan tâm ngày càng tăng mà nó mang lại cho đất nước và nền văn hóa của Hàn Quốc. Nhìn vào số liệu từ bảng trên, năm 1997, lượng du khách tới Hàn Quốc là 4 triệu người nhưng tới năm 2019, con số này đã đạt tới gần 18 triệu lượt, tức gấp khoảng 5 lần trong vòng 22 năm. Trên thực tế, khách du lịch bị tác động bởi Hallyu không chỉ đến thăm xứ sở kim chi mà họ còn tham gia vào các hoạt động như tham dự các buổi hòa nhạc của nhóm nhạc Kpop u thích, đến thăm phim trường của bộ phim họ hâm mộ hay đăng ký một khóa học tiếng Hàn. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2004 bởi KTO về những ảnh hưởng khiến khách du lịch chọn đến tham quan đất nước này, trong đó 47% bình chọn là từ những thước phim truyền hình Hàn Quốc. 15 năm sau, tức vào năm 2019, đã có sự thay đổi khi Tổng cục Du lịch Hàn Quốc công bố kết quả khảo sát về việc Hallyu có tác động như thế nào đến ngành du lịch xứ kim chi thì yếu tố lớn nhất được chọn thúc đẩy khách du lịch Hallyu tới Hàn Quốc đó chính là Kpop <small>38</small>. Tổng cục Du lịch Hàn Quốc chia sẻ rằng nhiều du khách Hallyu cho biết nghệ

<small>37</small><i><small> B, Ogando. (2019). The Hallyu Wave and tourism in South Korea, tr. 6. Link: </small></i>

<small> </small>

<small>38 Tổng cục Du lịch Hàn Quốc. (2020). Link: </small>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

sĩ Hàn nổi tiếng nhất ở đất nước họ là nhóm nhạc BTS và cũng chính BTS là lý do khiến họ muốn đến đây để du lịch.

<b>Tại Thái Lan: </b>

Tổng cục Du lịch Thái Lan đặc biệt coi trọng hoạt động xúc tiến, quảng bá thông qua cho du lịch nước nhà bằng hàng loạt chiến dịch cũng như hoạt động giải trí với nguồn kinh phí trung bình hàng năm từ 80 triệu đến 150 triệu USD. Hiện nay, nhờ sự vào cuộc của tổng cộng 36 văn phòng đại diện trong nước và 21 văn phòng đại diện ở nước ngoài, Tổng cục Du lịch Thái Lan đã tích cực xúc tiến, quảng bá du lịch đất nước ở cả trong và ngoài nước. Một trong những đặc điểm nổi bật trong các chính sách du lịch ở Thái Lan chính là việc Chính phủ trực tiếp làm tiếp thị du lịch. Cụ thể, các quan chức ở đây ln đặt mục tiêu tìm kiếm khách du lịch cho nước nhà. Thêm vào đó, các phái đồn cấp cao của Chính phủ Thái Lan thường xun tiếp xúc với các cơng ty nước ngồi, tổ chức các buổi hội thảo để thảo luận về cơ hội kinh doanh du lịch, đưa ra các giá chào tour hấp dẫn. Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế, được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thương mại, đang đóng vai trị tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phim nước ngoài ở Thái Lan, khi quốc gia này mong muốn trở thành một trung tâm sản xuất và hậu kỳ của khu vực. Các ưu đãi về thuế mạnh mẽ được đưa ra, bao gồm giảm 15% tiền mặt cho các hãng phim nước ngoài cho mỗi 50 triệu Baht (tương đương 1.4 triệu USD) chi cho các bộ phim được quay tại địa phương, cùng với 5% phụ thuộc vào việc đạt được các tiêu chuẩn liên quan đến việc thuê người địa phương trong quá trình sản xuất và việc xúc tiến du lịch.

Để phát triển du lịch nhờ hoạt động giải trí, Thái Lan đã thực hiện hàng loạt chiến dịch quảng bá thương hiệu quốc gia như: Bangkok Fashion City, Health Hub of Asia… Bên cạnh đó, nơi đây cũng đang nổi lên một phong trào khá thu hút du khách đó là những màn trình diễn của “Ladyboy Cabaret” Show tại tỉnh Phuket <small>39</small>. Buổi trình diễn “Ladyboy Cabaret” có nhiều kênh để tiếp cận khách du lịch quốc tế như các trang web chính thức bằng tiếng Anh và các ngơn ngữ nước ngồi khác. Những chương trình này cũng được đảm bảo bởi những người đánh giá trên Trip Advisors hoặc các trang web du lịch khác. Khách du lịch có một số kênh để đặt vé như liên hệ trực tiếp, đại lý du lịch

<small>39</small><i><small> M, Thirachaya. (2014). Overview of Entertainment Management of Tourism Destinations: A Case Study of the Ladyboy Cabaret Show market in Phuket, Thailand, tr. 773-775. Link: </small></i>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

hoặc đặt chỗ trực tuyến với giá cả phải chăng và hợp lý bởi vì chính họ là những người có kỳ vọng và ln tìm kiếm những trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến đi của họ. Do đó, điều quan trọng là phải xác định từng phần chính của thị trường “Ladyboy Cabaret” để phát triển các hướng dẫn quản lý Ladyboy Cabaret ở Phuket.

<i>Thứ ba, một trong các thành phần giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu </i>

văn hóa chính là ngành cơng nghiệp giải trí, điển hình Hàn Quốc đã thành cơng khi kết hợp với mơ hình làn sóng Hallyu.

<i>Bảng 4. Kim ngạch xuất khẩu nội dung văn hóa của Hàn Quốc từ năm 2016 đến năm 2019 </i>

Ngành công

Tỉ lệ tăng trưởng (2019)

Xuất khẩu các nội dung

giúp bởi Hallyu

</div>

×