Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Trách Nhiệm Của Người Sử Dụng Lao Động Đối Với Người Lao Động Bị Bệnh Nghề Nghiệp.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 99 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả: Mã số sinh viên: Năm thứ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHÓM NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả: Nam, Nữ: Mã số sinh viên: Năm thứ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ... 5</b>

<b>LỜI NÓI ĐẦU ... 6</b>

<b>CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP ... 14</b>

<b>1.1. Lý luận chung về bệnh nghề nghiệp ... 14</b>

<i>1.1.1. Khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp ... 14</i>

<i>1.1.2. Đặc điểm của bệnh nghề nghiệp ... 20</i>

<i>1.1.3. Phân biệt bệnh nghề nghiệp với ốm đau trong bảo hiểm xã hội ... 24</i>

<i>1.1.4. Thực trạng bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam ... 25</i>

<b>1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp ... 30</b>

<i>1.2.1. Khái niệm trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp ... 30</i>

<i>1.2.2. Đặc điểm trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp ... 31</i>

<i>1.2.3. Ý nghĩa của chế độ người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp ... 33</i>

<b>1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp ... 35</b>

<i>1.3.1. Chủ thể trong quan hệ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp ... 35</i>

<i>1.3.2. Nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ cơ bản trong quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp . 39</i><b>1.4. Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế và một số quốc gia trên thế giới .... 40</b>

<i>1.4.1. Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế ... 40</i>

<i>1.4.2. Quy định của một số quốc gia trên thế giới và đúc kết kinh nghiệm hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam ... 46</i>

<b>Tổng kết chương 1 ... 51</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ </b>

<b>BỆNH NGHỀ NGHIỆP, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .... 53</b>

<b>2.1. Quy định pháp luật về thanh tốn chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp ... 53</b>

<i>2.1.1. Thực trạng về thanh tốn chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp ... 53</i>

<i>2.1.2. Thực tiễn và kiến nghị về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp ... 56</i>

<b>2.2. Quy định pháp luật về tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp ... 61</b>

<i>2.2.1. Thực trạng về tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp ... 61</i>

<i>2.2.2. Thực tiễn và kiến nghị về tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp ... 64</i>

<b>2.3. Quy định pháp luật về bồi thường, trợ cấp bảo hiểm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc chết do bệnh nghề nghiệp ... 67</b>

<i>2.3.1. Thực trạng về bồi thường, trợ cấp bảo hiểm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc chết do bệnh nghề nghiệp ... 67</i>

<i>2.3.2. Thực tiễn và kiến nghị về bồi thường, trợ cấp bảo hiểm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc chết do bệnh nghề nghiệp ... 73</i>

<b>2.4. Quy định pháp luật về trình tự thủ tục áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động ... 77</b>

<i>2.4.1. Thực trạng về trình tự thủ tục áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động ... 77</i>

<i>2.4.2. Thực tiễn và kiến nghị về trình tự thủ tục áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động ... 80</i>

<b>Tổng kết Chương 2 ... 86</b>

<b>KẾT LUẬN CHUNG ... 88</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 90</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI NĨI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Hội nhập kinh tế đã trở thành một xu thế của thế giới hiện đại. Là một nước đang phát triển, Việt Nam đã chủ động tham gia, đàm phán các hiệp định thương mại, tự do. Trong sự nghiệp phát triển hội nhập của mình, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau 15 năm gia nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nước ta trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài, thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn. Việc gia nhập WTO giúp ta trở thành đối tác đáng tin cậy, đối tác chiến lược trong cộng đồng quốc tế như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản,.. Việc được hợp tác với các cường quốc mạnh giúp Việt Nam một phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà, một phần khẳng định vị trí của mình trong mắt bạn bè quốc tế. Từ đó, các doanh nghiệp nước ngồi đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam ngày càng nhiều bởi nước ta đang là một quốc gia vô cùng tiềm năng về vị trí địa lý và lực lượng lao động. Tuy nhiên, đối với nước được “trao gửi” các cơ sở sản xuất này, đây vừa là thuận lợi, cũng vừa là khó khăn.

Thuận lợi là khi thị trường lao động được nâng cao về chất lượng và số lượng; giải quyết tình trạng nhu cầu việc làm cho người dân. Khó khăn là khi các chủ thể trong quan hệ xã hội phải thay đổi để thích ứng với tiêu chuẩn, điều kiện làm việc theo xu hướng hội nhập quốc tế. Trong đó, lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong pháp luật lao động cần được cải thiện hơn bao giờ hết. Nhờ đó, mơi trường lao động được đảm bảo và người lao động (NLĐ) có cơ hội lao động trong mơi trường an tồn. Theo Báo cáo Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2016, ngành y tế mới quản lý được thơng tin tình hình vệ sinh lao động của 71.082 cơ sở lao động với hơn 4 triệu NLĐ (chiếm 31,2% tổng số lao động trong khu vực làm việc có hợp đồng). Trong đó, số cơ sở có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại là 28.747 cơ sở (40,4%) với 798.926 lao động tiếp xúc trực tiếp với yếu tố có hại, nguy hiểm trên tổng số hơn 2 triệu người làm việc tại các cơ sở này; đặc biệt, các yếu tố có hại phát sinh do điều kiện, môi trường lao động mới đem lại như yếu tố ecgonomy, tác nhân sinh học (SARS, MERSCOVI, H5N1…), dung môi, các chất gây ung thư và nhiều loại hóa chất chưa được quan tâm đánh giá và báo cáo<small>1</small>. Đánh giá thực trạng thực thi các quy định về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp có chủ đầu tư nước ngồi từ các nước phát triển, chủ doanh nghiệp thường đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động, về mơi trường vệ sinh lao động. Tuy nhiên, NLĐ Việt Nam khi tham gia vào quan hệ lao động (QHLĐ) với người sử dụng lao động

<small>1</small><i><small> Thu Trang (2017), “Thực trạng môi trường lao động tại một số cơ sở sản xuất”, Cục Quản lý môi trường y tế, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 26/10/2022). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

(NSDLĐ) nước ngồi cịn gặp nhiều hạn chế khi họ phải nâng cao tay nghề, trình độ, làm quen với nội quy, tiêu chuẩn lao động khắt khe, ràng buộc hơn. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam cùng có sự cạnh tranh trên thị trường thì các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư cải thiện điều kiện lao động để tăng khả năng cạnh tranh thu hút nguồn lao động chất lượng tốt đầu quân về doanh nghiệp của mình. Điều này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam khi họ vốn chưa thực sự xem trọng vấn đề về ATVSLĐ do lối sống sản xuất nền nơng nghiệp cịn ảnh hưởng nhiều; đa số các doanh nghiệp này là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sự đầu tư vào các vấn đề về môi trường làm việc cho NLĐ chưa cao.

Mặt khác, cuộc sống ngày càng phát triển, xã hội ngày một dân chủ hơn, quyền con người được mọi người đặc biệt quan tâm và trở thành chủ đề tốn nhiều giấy bút lý luận. Để đảm bảo sự tự do, bình đẳng, bác ái trong xã hội hiện đại thì nhu cầu được đảm bảo quyền con người được đặt ra, từ những quyền cơ bản sơ khai như quyền được sống đến quyền nâng cao như quyền được lao động, quyền sống trong môi trường trong lành. Trong đó, phạm vi lĩnh vực lao động cũng thực hiện những hành động nhằm đảm bảo quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng của NLĐ trong q trình làm việc. Tại Hiến pháp của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đặt ra nguyên tắc rằng NLĐ phải được bảo vệ khỏi ốm đau, bệnh tật và thương tích phát sinh từ công việc của họ. Tuy nhiên, thực tế theo ước tính tồn cầu gần đây nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế cho thấy 2,78 triệu ca tử vong liên quan đến công việc được ghi nhận hàng năm, trong đó 2,4 triệu ca liên quan đến bệnh nghề nghiệp (BNN)<small>2</small>. Ngoài những mất mát to lớn gây ra cho NLĐ và gia đình của họ, những tổn thất về các chi phí kinh tế liên quan cũng gây thiệt hại nặng nề cho các các doanh nghiệp, quốc gia và thế giới. Những thiệt hại về bồi thường, số ngày làm việc bị mất, sản xuất, đào tạo và chuyển đổi bị gián đoạn, cũng như chi phí chăm sóc sức khỏe, chiếm khoảng 3,94% tổng sản phẩm nội địa (GDP) hàng năm của thế giới. Đây là hoàn cảnh khách quan để buộc pháp luật Việt Nam đánh giá lại, cải thiện cơ chế chính sách, pháp luật lao động theo xu hướng quốc tế; tiến tới bảo vệ quyền lợi NLĐ tốt hơn, quyền con người được đảm bảo toàn diện; đồng thời nâng cao trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ trong những trường hợp đặc thù. Suy cho cùng, trong QHLĐ, phát triển bền vững nguồn lao động chính là yêu cầu tất yếu trong tương lai.

Tính đến nay, các bài nghiên cứu về BNN đặc biệt là khai thác trên khía cạnh pháp luật nước ngồi khơng nhiều, chủ yếu là các bài tạp chí và một số ít cơng trình luận văn. Do đó sự phổ cập kiến thức và tài liệu tham khảo về BNN còn hạn chế. Nhóm tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu, tổng hợp một cách có hệ thống lý luận về BNN;

<small>2</small><i><small> “International Labour Standards on Occupational Safety and Health”, International Labour Organization, </small></i>

<small>and-health/lang--en/index.htm] (truy cập ngày 27/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

[ thời xem xét toàn diện hệ thống pháp luật hiện hành về chế độ BNN là u cầu cấp thiết. Nhóm tác giả cịn nghiên cứu pháp luật nước ngoài, nghiên cứu nền tảng kiến thức lý luận từ những hội thảo quốc tế để học hỏi, đúc kết kinh nghiệm và đưa ra các kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt Nam. Thơng qua bài nghiên cứu tồn diện này, nhóm tác giả mong rằng bài viết có thể trở thành nguồn cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các bài nghiên cứu sau này về định chế BNN. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp” để làm đề tài nghiên cứu khoa học.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

Về lĩnh vực y học, nhiều đề tài nghiên cứu đã tập trung vào việc phân tích BNN, đánh giá, dự báo tác hại nghề nghiệp đến sức khỏe NLĐ, các giải pháp phịng ngừa, chăm sóc sức khỏe NLĐ như các đề tài: “Nghiên cứu thực trạng bệnh nhiễm độc Formaldehyde của người lao động trong ngành chế biến gỗ, góp phần đề xuất vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam”; “Nghiên cứu thực trạng phơi nhiễm bụi hữu cơ và bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai ở người lao động ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất đồ gỗ”; “Thực trạng ăn mịn răng ở cơng nhân tiếp xúc với axit”; “Mức độ phơi nhiễm niken và những triệu chứng bệnh lý đặc trưng ở người lao động trong cơ sở mạ niken”; “Ngưỡng giám sát dung môi hữu cơ trong máu và nước tiểu ở nữ cơng nhân da giày”; “Ảnh hưởng mạn tính của benzen, toluen, xylen ở NLĐ tiếp xúc với nồng độ dưới tiêu chuẩn cho phép qua xét nghiệm một số chỉ số huyết học, chỉ số mARN CYP2E1 và sự biến đổi của gen CYP2E1”…<small>3</small>;

Về lĩnh vực pháp lý, các bài nghiên cứu về các quy định pháp luật liên quan đến chế độ BNN của NLĐ còn hạn chế. Khảo sát cho thấy, đối với các bài nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào chế độ bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), BNN; quyền lợi của NLĐ khi bị BNN theo pháp luật lao động; những bất cập trong thực tiễn khi triển khai quy định Luật ATVSLĐ. Một số bài nghiên cứu tiêu biểu như:

<i>- Đặng Phương Hà (2020), Pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề </i>

<i>nghiệp và việc thực hiện của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La, luận văn thạc </i>

sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Bài nghiên cứu đề cập đến một số vấn đề lý luận về bảo hiểm TNLĐ, BNN; đồng thời, đánh giá tình hình TNLĐ, BNN nghiệp tại tỉnh Sơn La. Qua đó, bài nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế độ bảo hiểm tại tỉnh Sơn La.

<small>3 Đỗ Trần Hải (2018), “Nghiên cứu khoa học về An toàn, vệ sinh lao động những cơ hội và thách thức trong tình </small>

<i><small>hình mới”, Tạp chí An tồn vệ sinh lao động, (số 9) </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 27/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>- Đỗ Hồng Vân (2021), Pháp luật về quyền lợi của NLĐ khi bị tai nạn lao động, </i>

<i>bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. </i>

Bài nghiên cứu đề cập đến một số vấn đề lý luận về quyền lợi của NLĐ khi bị TNLĐ, BNN và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Bài nghiên cứu phân tích đồng thời chế độ từ NSDLĐ và chế độ từ bảo hiểm xã hội đối với NLĐ bị TNLĐ và BNN.

- Đỗ Thị Dung (2019), “Kiến nghị sửa đổi một số quy định về chế độ bảo hiểm

<i>tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”, Tạp chí Luật học, (12), tr. 18-25. Bài nghiên cứu </i>

tập trung phân tích những điểm bất cập liên quan đến đối tượng hưởng chế độ, điều kiện hưởng, mức trợ cấp, mức phí đóng quỹ và nguồn chi trả chế độ, từ đó đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ TNLĐ, BNN.

<i>- Trần Nguyên Cường (2016), Bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại </i>

<i>doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Viện Hàn </i>

lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Bài nghiên cứu xoay quanh các quy định pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các quan điểm mang tính lý luận và thực tiễn bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trên thế giới và ở Việt Nam. Trong đó tập trung vào Luật doanh nghiệp, Luật phá sản và đặc biệt là Bộ luật lao động. Mặt khác, luận án nêu ra các định hướng và giải pháp sửa đổi, bổ sung một số hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

- Nguyễn Tấn Hoàng Hải và Nguyễn Thị Thu Hân (2018), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

<i>tại nơi làm việc”, Tạp Chí Tịa Án, </i>

truy cập ngày 12/11/2022. Bài viết nghiên cứu các quy định pháp luật về các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ xoay quanh các khía cạnh: trách nhiệm của NSDLĐ để tạo ra mơi trường lao động an tồn lành mạnh, cơng tác huấn luyện ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe NLĐ, thiết lập hệ thống quản lý về ATVSLĐ. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đề cập đến thực trạng thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phải lập kế hoạch ATVSLĐ; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của NLĐ, hồ sơ sức khỏe của người bị BNN; sửa đổi quy định về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

<i>doanh-nghiep-trong-viec-thuc-hien-cac-bien-phap-dam-bao-an-toan-ve-sinh-lao-dong-- Bùi Sỹ Lợi (2014), “Kiến nghị hoàn thiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động từ kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 23(279), tháng 12/2014, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

truy cập ngày 12/11/2022. Bài viết tập trung khái quát hệ thống pháp luật ATVSLĐ tại Tổ chức lao động quốc tế, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bài nghiên cứu đề cao việc đảm bảo ATVSLĐ được đặt lên hàng đầu với mục đích là để đảm bảo tính mạng, an tồn cho NLĐ, nâng cao sức khỏe cho NLĐ, giảm thiểu chi phí xã hội cho những rủi ro khơng cần thiết. Qua đó, bài nghiên cứu đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về ATVSLĐ.

Nhìn chung, các bài nghiên cứu đa phần tập trung vào ba chủ đề chính: một là, chủ đề ATVSLĐ nói chung; hai là, chủ đề bảo hiểm TNLĐ, BNN; ba là, quyền lợi mà NLĐ bị TNLĐ, BNN được hưởng. Trong đó, chưa có bài nghiên cứu nào xem xét, phân tích cụ thể vào BNN như là lĩnh vực riêng. Và, cũng chưa có bài nghiên cứu nào tập trung chi tiết vào trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN (thông thường các bài nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực TNLĐ hơn). Do đó, nhóm tác giả mong muốn có thể tổng hợp vốn lý luận riêng về lĩnh vực BNN; phân tích cụ thể các trách nhiệm mà NSDLĐ phải thực hiện đối với NLĐ bị BNN. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất những kiến nghị phù hợp, khả thi để hoàn thiện hệ thống pháp luật về chế độ BNN.

<b>3. Mục đích nghiên cứu </b>

Thực hiện nghiên cứu pháp luật về quyền lợi của NLĐ tại Việt Nam khi bị BNN, trong đó tập trung đến khía cạnh trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN. Những mục tiêu đối với bài nghiên cứu được đặt ra như sau:

<i>Thứ nhất, bài nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm và thực trạng của BNN nói </i>

chung. Khi phân tích, nhóm tác giả kết hợp so sánh giữa các quy định pháp luật đã hết hiệu lực và quy định hiện hành; so sánh cách định nghĩa giữa Tổ chức lao động quốc tế (ILO), các quốc gia khác và các định nghĩa theo pháp luật Việt Nam; phân biệt giữa BNN và bệnh thông thường. Mặt khác, nhóm tác giả phân tích các vấn đề lý luận xoay quanh chủ đề nghiên cứu là trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN bao gồm các vấn đề về chủ thể, nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên. Ngoài ra, nhóm phân tích các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và quy định về BNN của Hàn Quốc, Trung Quốc, từ đó đúc kết kinh nghiệm để hồn thiện pháp luật Việt Nam.

<i>Thứ hai, nhóm phân tích các quy định pháp luật về trách nhiệm của NSDLĐ đối </i>

với NLĐ bị BNN bao gồm các vấn đề về thanh tốn chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định, tiền lương cho NLĐ phải nghỉ việc trong thời gian điều trị BNN; bồi thường, trợ cấp bảo hiểm cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động hoặc chết do BNN; trình tự thủ tục áp dụng chế độ BNN đối với NLĐ. Trong mỗi phần nội dung, nhóm trình bày thực trạng áp dụng quy định pháp luật, thực tiễn (bất cập) quy định pháp luật hiện hành và từ đó đưa ra kiến nghị để hồn thiện pháp luật. Khi phân tích các vấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đề cụ thể, nhóm tác giả kết hợp các quy định tiến bộ tại một số quốc gia và quy định pháp luật có thể học hỏi từ pháp luật Hàn Quốc, Trung Quốc (đã phân tích tại chương 1). Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng chú trọng kết hợp với thực tiễn Việt Nam để đánh giá tính khả thi của kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật.

<b>4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài </b>

Với đề tài này, nhóm tác giả khơng nghiên cứu tồn bộ quy định của pháp luật lao động điều chỉnh vấn đề bảo hộ NLĐ, mà để đảm bảo chất lượng của bài nghiên cứu,

<i><b>nhóm tác giả chỉ tập trung vào ba vấn đề chính: (i) Những vấn đề lý luận về BNN và trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ; (ii) Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới; (iii) Kiến nghị hoàn thiện. Đối với quy định của pháp luật trong </b></i>

nước, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng quy định tại Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019), Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 (Luật ATVSLĐ 2015), Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) cũng như một số Thông tư, Nghị định, Nghị quyết, văn bản hướng dẫn đi kèm.

Đối với quy định của pháp luật nước ngoài, nhóm tác giả tập trung khai thác các đạo luật có giá trị tiến bộ có thể tham khảo tại một số quốc gia phát triển hoặc quốc gia có nét tương đồng về văn hóa xã hội. Ngồi ra, nhóm tác giả cịn phân tích tài liệu, thơng tin từ Cơng ước, Nghị quyết, Khuyến nghị của ILO có liên quan đến chủ đề BNN. Xuyên suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu, nhóm tác giả chú trọng đảm bảo phân tích tồn diện trên cả hai mặt lý thuyết và thực tiễn nhằm đảm bảo nội dung bài nghiên cứu có thể đáp ứng được kiến thức trọng tâm mà không xa rời thực tế.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Nhóm tác giả sử dụng nhiều phương pháp để làm rõ, nhận diện được vấn đề. Cụ thể:

- Phương pháp lịch sử để nhóm tác giả nghiên cứu thực tiễn BNN thơng qua góc độ y học, sự thay đổi đặc điểm của BNN hiện đại so với BNN truyền thống. Đồng thời, nhóm tác giả cũng nghiên cứu chế độ BNN trong quy định pháp luật qua từng giai đoạn. - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để nhóm tác giả nghiên cứu, tìm hiểu rõ về khái niệm và các quy định hiện hành liên quan đến các vấn đề bảo hộ quyền lợi NLĐ khi bị BNN. Kinh nghiệm thực tiễn và quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Từ đó tổng hợp lại, đưa ra hướng giải quyết trên góc độ pháp lý có khả năng áp dụng thực tiễn, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.

- Phương pháp so sánh được nhóm tác giả sử dụng để nghiên cứu ưu, nhược điểm của quy định pháp luật Việt Nam so với quy định trong các đạo luật về an toàn sức khỏe, ATVSLĐ nước ngồi về chế độ BNN. Từ đó, nhóm tác giả xem xét quyền lợi của NLĐ và quyền lợi của NSDLĐ; nhận diện được những vấn đề bất cập cần hoàn thiện để đưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

ra những kiến nghị có tính khả thi, đảm bảo quyền lợi của NLĐ có khả năng được thực hiện mà khơng ảnh hưởng tiêu cực đến NSDLĐ. Ngoài ra, phương pháp so sánh cịn được sử dụng để góp phần hồn thiện các quy định pháp luật Việt Nam dân chủ, văn minh hơn theo xu hướng thế giới mà vẫn đảm bảo phù hợp bản sắc văn hóa, chính trị, pháp luật của Việt Nam.

<b>6. Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học </b>

- Về mặt tác động đối với NLĐ: bài nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền lợi của NLĐ, đánh giá thực trạng BNN và sự tác động của nó đối với NLĐ. Đồng thời, bài nghiên cứu phân tích thực trạng NSDLĐ và NLĐ trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ để phòng ngừa rủi ro, khắc phục hậu quả BNN. Qua đó, nhóm tác giả có thể đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn; hướng tới mục tiêu đảm bảo khả năng tái sản xuất sức lao động, duy trì chất lượng sức khỏe bền vững, lâu dài cho NLĐ.

- Về mặt tác động đối với NSDLĐ: nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của NSDLĐ trong vấn đề BNN đối với NLĐ. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu đề xuất phù hợp với trách nhiệm NSDLĐ tương ứng từng trường hợp; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

- Về mặt góp ý đối với chính sách, công tác quản lý của cơ quan nhà nước: bài nghiên cứu tham khảo một số mơ hình quản lý ATVSLĐ tại một số quốc gia, tổng hợp thông tin và kết hợp thực tiễn thực hiện công tác ATVSLĐ tại nước ta. Qua đó, nhóm tác giả đề xuất việc nâng cao quyền tham gia giải quyết chế độ BNN của tổ chức đại diện NLĐ, tiêu biểu là cơng đồn cơ sở. Qua đó, đảm bảo NSDLĐ thực hiện đầy đủ trách nhiệm và chấp hành quy định về ATVSLĐ, tạo điều kiện lao động an toàn, vững mạnh cho NLĐ.

<b>6.2. Tính ứng dụng </b>

Có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo về tình trạng thực tiễn và mang tính dự liệu cao đối với các quy định về BNN trong pháp luật Việt Nam. Qua đó, tạo tiền đề đưa ra phương hướng, biện pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề trong thực tế, góp phần bảo hộ NLĐ tốt hơn khi họ làm việc trong điều kiện lao động có hại.

<b>7. Dự kiến điểm mới của đề tài </b>

So với những bài nghiên cứu trước trong lĩnh vực ATVSLĐ nói chung và trong lĩnh vực BNN nói riêng, bài nghiên cứu của nhóm tác giả có những điểm mới sau đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Thứ nhất, bài nghiên cứu của nhóm tác giả phân tích một cách hệ thống về khái niệm BNN, trong đó nhóm tác giả có phân tích bệnh Covid-19 dưới góc độ BNN theo Thông tư 02/2023/TT-BYT mà Bộ Y Tế ban hành.

- Thứ hai, nhóm tác giả đề cập đến trình tự, thủ tục để NSDLĐ chịu trách nhiệm với NLĐ bị BNN. Tại Việt Nam, trình tự, thủ tục này mang nặng tính hành chính; so với các một số quốc gia thuộc hệ thống common law thì họ đề cao nguyên tắc tố tụng hơn. Qua đó, nhóm tác giả nhận thấy xu hướng cải thiện vấn đề trình tự, thủ tục có mối quan hệ chặt chẽ với trình độ phát triển của đất nước.

- Thứ ba, nhóm tác giả đề xuất các kiến nghị mới có khả năng áp dụng vào thực tiễn; đồng thời cũng là cách thức đảm bảo được quyền lợi cho cả NSDLĐ khi họ chịu trách nhiệm với NLĐ bị BNN. Qua đó, nhóm tác giả mong các kiến nghị này sẽ giải quyết được những bất cập, hạn chế về khả năng tài chính khi mà NSDLĐ phải gánh chịu áp lực trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN. Đồng thời, việc này cũng đảm bảo duy trì nguồn lực để NSDLĐ có thể hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và thực hiện các khoản chi trả cho NLĐ bị BNN xuyên suốt quá trình điều trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP </b>

<b>1.1. Lý luận chung về bệnh nghề nghiệp </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp </b></i>

Định nghĩa đầu tiên về BNN tại Việt Nam được quy định tại mục A phần II Thông

<i>tư liên bộ 08/TTLB ngày 19 tháng 5 năm 1976, theo đó “Bệnh nghề nghiệp là một bệnh </i>

<i>đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh. Những trường hợp nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hố chất độc gây nên tại nơi làm việc thì coi như tai nạn lao động”. Sau đó, tại phần I Thơng tư liên bộ số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định </i>

<i>“Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác </i>

<i>động tới người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phịng tránh được”. Hiện </i>

<i>nay, BNN được định nghĩa tại khoản 9 Điều 3 Luật ATVSLĐ như sau: “Bệnh nghề </i>

<i>nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”. Như vậy có thể thấy, nội hàm của BNN tại Luật ATVSLĐ hiện hành </i>

rộng hơn, khái quát hơn nội hàm của BNN so với quy định cũ, vì bệnh chỉ cần phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động (NLĐ) mà khơng cần xét đến tiêu chí về tính chất căn bệnh hay mức độ tiếp xúc của NLĐ tại mơi trường làm việc đó. Bên cạnh đó, nội hàm của BNN theo quy định hiện hành còn bao hàm ln cả trường hợp bệnh nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hóa chất độc gây nên tại nơi làm việc mà khơng xem đó là TNLĐ như bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng, bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp,… Thông thường, các quốc gia trên thế giới có ba cách thức để quy định thế nào là BNN. Một là quy định một danh sách các bệnh được coi là BNN. Hai là đưa định nghĩa chung về BNN đủ rộng để bao quát các trường hợp. Ba là kết hợp cả hai bao gồm quy định danh sách các bệnh phù hợp với định nghĩa chung về BNN và đưa định nghĩa để xác định các BNN khác không được liệt kê tại danh sách đó. Tại quy định của pháp luật Việt Nam, BNN được xác định theo định nghĩa chung tại Luật ATVSLĐ; danh mục BNN quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT chỉ bao hàm nhóm BNN được xem xét nhận tiền bảo hiểm từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chứ không phải danh mục bao quát tất cả các BNN được công nhận.

<i><b>● Các cách hiểu khác nhau về định nghĩa BNN </b></i>

Dựa trên định nghĩa về BNN, NLĐ được xác định mắc BNN khi BNN phát sinh có mối quan hệ nhân quả với điều kiện lao động có hại của BNN. Tuy nhiên, định nghĩa này gây ra nhiều cách hiểu khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>Thứ nhất, yếu tố gây bệnh từ điều kiện lao động là nguyên nhân trực tiếp hay là </b></i>

nguyên nhân gián tiếp gây ra BNN. Nếu yếu tố từ điều kiện lao động có hại đó khơng phải là nguyên nhân chính gây bệnh mà chỉ ra yếu tố tác động làm trầm trọng thêm căn bệnh vốn đã tồn tại thì có được xác định là BNN hay khơng. Ví dụ, cơng nhân A trong ngành may mặc thường xuyên phải ngồi làm việc liên tục trong một tư thế bên cạnh máy may công nghiệp dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Cơng nhân A tuổi tác trung niên, đã có các triệu chứng đau, nhức, mỏi xương khớp ở vùng lưng (biểu hiện của tình trạng thối hóa đốt cột sống lưng). Do tính chất cơng việc, cơng nhân A mắc bệnh gai cột sống sau một năm làm việc (nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống thường bắt nguồn từ bệnh thối hóa đốt cột sống). Trong trường hợp này, NSDLĐ có cần trách nhiệm với cơng nhân A không và chịu trách nhiệm như thế nào, điều này vẫn chưa giải quyết được nếu căn cứ vào quy định hiện hành.

Hiện nay trên thế giới, cụm từ “BNN” được diễn tả bằng nhiều tên gọi khác nhau ở các quốc gia, việc phân nhóm để đặt chế độ pháp lý tương ứng cũng rất đa dạng. Trong tiếng Anh, có hai cụm từ diễn tả BNN phổ biến, đó là “work-related disease” và “occupational disease”. Chủ đề này đã được thảo luận tại một hội nghị chuyên đề quốc tế do ILO tổ chức tại Linz, Áo vào tháng 10 năm 1992 (ILO 1993), đã phân loại các bệnh liên quan đến cơng việc thành ba nhóm bao gồm: BNN, bệnh có liên quan đến cơng việc, bệnh có ảnh hưởng đến NLĐ. Trong đó, BNN được xác định là nhóm bệnh có mối quan hệ cụ thể hoặc chặt chẽ với nghề nghiệp, thường chỉ có một tác nhân gây bệnh. Đối với các bệnh liên quan đến công việc được nhận định là căn bệnh có nhiều tác nhân gây ra, trong đó các yếu tố trong mơi trường làm việc có thể đóng một vai trị, cùng với các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến sự phát triển của căn bệnh. Cịn nhóm bệnh ảnh hưởng đến NLĐ là những bệnh không tồn tại mối quan hệ nhân quả với cơng việc nhưng có thể trầm trọng hơn do các nguy cơ nghề nghiệp đối với sức khỏe<small>4</small>. Đối với quy định pháp luật của quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Hoa Kỳ thì ba nhóm bệnh trên đều được công nhận là BNN. Tại án lệ của Tòa án tối cao Hàn Quốc ngày 19 tháng 06

<i>năm 2018, tại Quyết định 2017 du 35097, Tòa án đã đưa ra nhận định rằng: “Tuy nhiên, </i>

<i>ngay cả khi ngun nhân chính của bệnh khơng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện cơng việc, ít nhất nếu quá trình làm việc quá sức hoặc căng thẳng, làm chồng chéo lên nguyên nhân chính của bệnh và gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh, thì có thể thấy rằng cũng có một mối quan hệ nhân quả giữa cơng việc và bệnh nghề nghiệp. Ngồi ra, ngay cả khi tiềm ẩn tồn tại một căn bệnh cơ bản hoặc bệnh hiện có, mà cơng việc bình thường vẫn có thể làm được đã làm xấu đi nhanh chóng tốc độ tiến triển tự nhiên của </i>

<small>4Lesage, Michel, “Work-related Diseases and Occupational Diseases: The ILO International List”, [ (truy cập ngày 16/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>bệnh đó do làm việc q sức thì nó vẫn được đưa vào là bệnh nghề nghiệp nếu có bằng chứng”</i><small>5</small>. Tương tự, quyết định số Số E038699 ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Tòa phúc thẩm, Quận 4, Phân khu 2, California (Hoa Kỳ) trong bản án liên quan đến vụ việc Công ty Yeager Construction kiện Ban khiếu nại bồi thường cơng nhân, Tịa án đã xét rằng:

<i>“Trong trường hợp trầm trọng thêm bất kỳ căn bệnh nào tồn tại trước khi xảy ra thương </i>

<i>tật có thể bồi thường, chỉ được phép bồi thường theo tỷ lệ khuyết tật do tình trạng trầm trọng thêm của căn bệnh trước đó được cho là do chấn thương”</i><small>6</small>. Theo đó, NSDLĐ vẫn phải chịu trách nhiệm với căn bệnh đã trở nên tồi tệ hơn do q trình thực hiện cơng việc, và NSDLĐ chỉ chịu trách nhiệm với phần tăng thêm chứ không chịu trách nhiệm tồn bộ với căn bệnh đó.

Trong quy định pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có sự đề cập đến “bệnh có liên

<i>quan đến cơng việc”. Định nghĩa BNN là “bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại </i>

<i>của nghề nghiệp tác động đối với người lao động” (khoản 9 Điều 3 Luật ATVSLĐ) mà </i>

khơng có sự hướng dẫn về các tiêu chí xác định nguồn gốc gây bệnh như thế nào. Cụm từ “phát sinh do điều kiện lao động có hại” thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa việc NLĐ bị BNN và điều kiện lao động có hại. Dù là nguyên nhân duy nhất hay nguyên nhân cộng hưởng với các yếu tố khác gây nên BNN thì cũng được xem là có mối quan hệ nhân quả. Đồng nghĩa rằng, nếu NLĐ phát sinh BNN do điều kiện lao động có hại thì NSDLĐ phải chịu trách nhiệm; nếu nguyên nhân gây bệnh không xuất phát từ điều kiện lao động có hại thì NSDLĐ khơng phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu tiền sử bệnh lý của NLĐ đã mắc phải căn bệnh đó, điều kiện lao động có hại tác động thêm vào, làm trầm trọng tình trạng vốn có của NLĐ thì thiếu cơ sở để quy kết đây là BNN phát sinh từ điều kiện lao động có hại. Giả định trong điều kiện lao động có hại tại Cơng ty dệt X (nơi có tiếng ồn vượt quá giới hạn tiếp xúc cho phép) có hai cơng nhân A và B lao động; họ cùng mắc phải bệnh điếc. Qua khám phát hiện, A xác nhận bị bệnh điếc nghề nghiệp, B không được xem là bệnh điếc nghề nghiệp do bản thân B tuổi già, đã có tình trạng điếc tuổi già. Do đó, A được Cơng ty X chịu trách nhiệm theo chế độ BNN, còn B chỉ được hưởng chế độ ốm đau. Kết quả này chưa khách quan, nếu tình trạng ban đầu của B chỉ ở mức độ nhẹ, sau q trình lao động cho Cơng ty X mà B mắc bệnh ở mức độ nặng hơn thì Công ty X cũng phải chịu trách nhiệm với B. Bản chất là đã tồn tại điều

<small>5 박상옥, 이기택, 박정화 (2018), “유족급여및장의비부지급처분취소”, (Tạm dịch: Hủy bỏ Quyết định Thanh </small>

<i><small>tốn Trợ cấp cho Người sống sót và Chi phí Tang lễ), Quyết định số 30597 (2019), </small></i>

<small>[ (truy cập lần cuối lúc 15.20 ngày 30/01/2023). </small>

<small>6E.L. Yeager Construction v. Workers' Comp. Appeals Board (2006), </small> <i><small>FindLaw, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 26/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

kiện lao động có hại, Cơng ty X đã khơng đảm bảo được sự an tồn của NLĐ trong mơi trường đó, hệ quả BNN phát sinh là việc tất yếu sẽ xảy ra. NSDLĐ phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm của mình. Việc xác định “bệnh có liên quan đến cơng việc” có ý nghĩa rất quan trọng để NSDLĐ thực hiện trách nhiệm với NLĐ. Nếu có quy định pháp luật giới hạn phạm vi trách nhiệm của NSDLĐ đối với BNN phát sinh không xuất phát từ điều kiện lao động có hại mà chỉ làm trầm trọng hơn căn bệnh có sẵn thì sẽ đảm bảo quyền lợi cho NSDLĐ và NLĐ hơn; tránh trường hợp NSDLĐ viện dẫn lý do để không chịu trách nhiệm. Việc giới hạn phạm vi trách nhiệm có thể thực hiện như sau: Trách nhiệm NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN được hiểu là trách nhiệm của NSDLĐ đối với hệ quả NLĐ bị bệnh gây ra bởi điều kiện lao động có hại. Đối với bệnh có liên quan đến công việc, trong trường hợp nếu điều kiện lao động có hại khơng phải là ngun nhân gây ra nhưng có tác động làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh vốn có của NLĐ thì trách nhiệm của NSDLĐ được xác định tương ứng với phần tăng thêm.

<i><b>Thứ hai, “điều kiện lao động có hại” là gì; nó chỉ bao gồm các yếu tố có thể xác </b></i>

định được qua nghiên cứu, đã được chứng minh hay bao gồm ln cả những yếu tố mang tính chất nghi ngờ, chưa được minh chứng. Thực chất, trong ngành y học, các yếu tố gây bệnh luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi. Ví dụ đối với chất amiăng gây bệnh ung thư, trong y học tồn tại hai khuynh hướng có quan điểm trái ngược nhau, chống đối nhau về amiăng. Quan điểm của những tổ chức chống amiăng là cấm hoàn toàn sử dụng amiăng với quan điểm “dù bất kể đó là loại amiăng nào, kể cả amiăng trắng đều là vật liệu có hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của NLĐ”. Khuynh hướng thứ hai là chỉ cấm amiăng amphibole, cho phép sử dụng amiăng trắng có kiểm sốt theo Cơng ước 162 năm 1986 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khuynh hướng này có Việt Nam áp dụng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 133/2004/QĐ-TTg cho phép tiếp tục sử dụng amiăng trắng để sản xuất tấm lợp<small>7</small>. Như vậy có thể thấy rằng, ở Việt Nam, các căn cứ về BNN phải được chứng minh dựa trên nền tảng nghiên cứu của khoa học và quyết định cuối cùng thuộc về Thủ tướng. Quan điểm về “điều kiện lao động” được sử dụng phổ biến

<i>trong lĩnh vực ATVSLĐ định nghĩa rằng: “Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ </i>

<i>thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc”</i><small>8</small>. Đối với các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động thì có thể đo lường được bằng chỉ số, nếu vượt quá phạm vi cho phép thì nhận diện là yếu tố có hại.

<small>7</small><i><small> Lê Thạch (2019), “Chưa tìm ra các bệnh nghề nghiệp liên quan đến amiang”, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam </small></i>

<i><small>(VOV), [ (truy </small></i>

<small>cập lần cuối ngày 29/07/2023). </small>

<small>8</small><i><small> Trần Văn Đại (2017), “Khái niệm điều kiện lao động và các yếu tố của điều kiện lao động (Phần 1)”, Viện Y học </small></i>

<i><small>lao động và Vệ sinh môi trường, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 16/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Đối với các yếu tố tâm lý, văn hóa thì phụ thuộc vào mỗi cá nhân, khơng có cột mốc để xác định như thế nào là có hại và như thế nào là khơng có hại. Việc thực hiện đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động được hướng dẫn tại Phụ lục I Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, nhìn chung là chưa có tiêu chuẩn đánh giá về yếu tố tâm lý, văn hóa. Việc này gây hiểu lầm rằng định nghĩa BNN không bao quát các nhóm bệnh có liên quan về yếu tố tâm thần (đánh giá điều kiện lao động có hại chỉ gồm các yếu tố tác động về thể chất mà chưa đánh giá yếu tố tác động về mặt tâm thần). Vì vậy, trong tương lai, cơ quan nhà nước cần có hướng dẫn thêm về vấn đề đánh giá yếu tố tâm lý, văn hóa trong điều kiện lao động.

<i><b>Thứ ba, về góc độ mà BNN tác động đến NLĐ, có nên cơng nhận BNN đối với </b></i>

trường hợp gây tổn hại về mặt tinh thần của NLĐ hay không? Trên thực tiễn thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN và các văn bản hướng dẫn đã không đề cập đến trường hợp này. Thực tế cho thấy BNN ở Việt Nam thường liên quan đến những bệnh gây tổn hại về mặt thể chất của NLĐ mà chưa có tiền lệ nào xét trên khía cạnh tổn hại về sức khỏe tâm thần của NLĐ. Thực tiễn hiện nay trên thế giới, ở những quốc gia phát triển đã bước đầu đưa bệnh tâm thần nghề nghiệp vào hệ thống BNN của mình. Các tác động của bệnh tâm thần nghề nghiệp ảnh hưởng đến khả năng lao động của NLĐ thông qua việc làm giảm năng suất lao động và ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập xã hội của người bệnh. Trong bối cảnh nền công nghiệp hiện đại 4.0, phương thức làm việc đang thay đổi, xu hướng toàn cầu hướng tới tự động hóa và trao đổi dữ liệu đặt ra đòi hỏi hiệu suất tinh thần làm việc cao. Mặt khác, phương tiện liên lạc, truyền thông hiện đại đã thúc đẩy sự cạnh tranh trong công việc diễn ra gay gắt hơn; thông tin trao đổi không giới hạn phạm vi, thời gian, NLĐ thường phải đối mặt với áp lực công việc sau khi đã kết thúc giờ làm. Do đó, bệnh tâm thần nghề nghiệp cần được định hướng bởi các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, đảm bảo họ có trạng thái tinh thần ổn định trong quá trình lao động. Tại một số quốc gia phát triển như Hàn Quốc thì quy định pháp luật cơng nhận trường hợp BNN tâm thần về căng thẳng trong công việc. Tại khoản 2 Điều 37 Đạo luật Bảo hiểm bồi thường tai nạn công nghiệp quy định rằng các bệnh do căng thẳng tinh thần liên quan đến công việc do bắt nạt tại nơi làm việc và ngôn ngữ lăng mạ của khách hàng sẽ được xem là BNN<small>9</small>. Theo hướng dẫn toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới về sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc, khuyến nghị các hành động để giải quyết các rủi ro đối với sức khỏe tâm thần như khối lượng công việc nặng nhọc, hành vi tiêu cực và các yếu tố khác gây ra căng thẳng tại nơi làm việc. Lần đầu tiên Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị đào tạo người quản lý, nhằm xây dựng năng lực của họ để

<small>9 “산업재해보상보험법”, (Tạm dịch: Đạo luật bảo hiểm bồi thường tai nạn công nghiệp), [ (truy cập lần cuối lúc 2.30 ngày 02/02/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

ngăn chặn môi trường làm việc căng thẳng và ứng phó với những NLĐ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần<small>10</small>. Bệnh tâm thần cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến NLĐ tương tự như hệ quả do bệnh thể chất gây ra. Những trường hợp trầm cảm do áp lực công việc, căng thẳng liên tục do môi trường làm việc khắt khe có thể dẫn đến tổn thương não, tăng nguy cơ bệnh tim và tăng huyết áp. Tại nước ta, NLĐ bị căng thẳng tinh thần liên tục khi thực hiện cơng việc, nhiệm vụ là tình trạng phổ biến, dễ bắt gặp trong đời sống. Các yếu tố nghề nghiệp đóng vai trị làm ngun nhân gây ra tình trạng bệnh thường liên quan đến số ngày làm việc trên tuần, khối lượng công việc, cường độ công việc. Việc xác định BNN phải căn cứ vào việc có tồn tại yếu tố văn hóa, tâm lý “vượt mức, vượt ngưỡng” dựa trên một thước đo có hệ quy chiếu cụ thể để xác định được rằng đâu là điều kiện lao động “có hại”. Do đó, trong tương lai, việc nghiên cứu BNN tâm thần và xây dựng chuẩn mực pháp luật, quy chế pháp lý áp dụng cho BNN tâm thần là điều mà cơ quan nhà nước cần quan tâm thực hiện.

<i><b>Thứ tư, việc xác định nguyên nhân gây bệnh trong các trường hợp đặc thù liên </b></i>

quan đến bệnh truyền nhiễm. Trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua, có nhiều quan điểm đưa ra kiến nghị rằng nên đưa bệnh Covid-19 trở thành BNN được hưởng bảo hiểm, theo đó đây là BNN thuộc nhóm BNN truyền nhiễm. Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định về BNN được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) có đề cập đến bệnh Covid-19 như một loại BNN. Tại Phụ lục 35 Thông tư 02/2023/TT-BYT định

<i>nghĩa rằng: “Bệnh Covid-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do </i>

<i>người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động”. </i>

Bệnh Covid-19 nghề nghiệp quy định là thời gian tiếp xúc tối thiểu (thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong q trình lao động để có thể gây BNN): 01 (một) lần tương tự như các BNN truyền nhiễm khác như Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp,... Xét thấy, bệnh Covid-19 là nguồn bệnh truyền nhiễm phổ biến trong xã hội, điều đó gây khó khăn trong việc xác định NLĐ bị lây nhiễm do tiếp xúc nguồn bệnh tại môi trường lao động hay môi trường bên ngoài. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới cũng chia làm nhiều quan điểm đối với vấn đề bệnh Covid-19 nghề nghiệp trong lĩnh vực ATVSLĐ. Tại nước Ý và Tây Ban Nha, họ coi đây là những trường hợp thương tích liên quan đến cơng việc. Tại Bỉ, Hàn Quốc, Nam Phi và Vương quốc Anh thì coi đây là những trường hợp mắc BNN. Còn nước Đức thì có quy định cho cả hai. Theo quan điểm của nhóm tác giả, khơng nên xem bệnh Covid-19 là BNN mà chỉ xét nó là loại bệnh truyền nhiễm; vì bệnh Covid-19 phát sinh ngay cả trong điều kiện mơi trường bình thường, nó phổ biến rộng rãi trong dân số khơng phân biệt tuổi tác, tình trạng sức khỏe, điều kiện môi trường

<small>10 “WHO and ILO call for new measures to tackle mental health issues at work”, International Labour Organization, [ (truy cập ngày 08/08/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

sống. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh là rất khó khăn. Thực tiễn cho thấy để hỗ trợ cho NLĐ mắc Covid-19 thì quy định về chế độ nghỉ bệnh tại BLLĐ được NSDLĐ áp dụng phổ biến mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, thủ tục thực hiện nhanh chóng, kịp thời, khơng rườm rà như thủ tục BNN. Vì vậy, cần nghiên cứu thêm nhiều phương hướng áp dụng phù hợp cho trường hợp NLĐ bị bệnh Covid-19, qua đó, góp phần bảo vệ tốt quyền lợi của các bên trong QHLĐ.

<i><b>1.1.2. Đặc điểm của bệnh nghề nghiệp </b></i>

<i><b>Một là, BNN xuất phát từ điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp. Có thể hiểu </b></i>

là: trong q trình lao động, thực hiện cơng việc thì NLĐ mắc BNN do những yếu tố đặc thù khơng thuận lợi, có thể gây ra BNN cho NLĐ. Tác nhân gây bệnh là yếu tố có tồn tại trong điều kiện lao động của NLĐ và phải có mối quan hệ nhân quả giữa tác nhân gây bệnh đó với BNN mà NLĐ mắc phải. Điều kiện lao động có hại có thể chứa các yếu tố vật chất hoặc phi vật chất ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây BNN cho NLĐ. Điều kiện lao động có khả năng tác động đến với những người cùng lao động trong cùng điều kiện đó chứ khơng mang tính cá biệt - nguy cơ đối mặt với rủi ro của mỗi cá nhân là khác nhau như TNLĐ. Điều này giúp phân biệt giữa các bệnh xuất phát từ TNLĐ và các bệnh phát sinh bởi điều kiện lao động có hại. Yếu tố có hại trong điều kiện lao động được xác định thông qua việc thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập (khoản 1 Điều 35 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 140/2018/NĐ-CP, Nghị định số 04/2023/NĐ-CP).

<i><b>Hai là, đối tượng tác động của BNN là khả năng lao động bình thường của NLĐ. </b></i>

BNN gây tổn hại cho sức khỏe, thân thể của NLĐ bằng các đặc tính y học của nó, nghĩa là BNN không đưa đến hậu quả ngay lập tức mà phải có q trình phát bệnh, tác động vào đối tượng rồi mới dẫn đến hậu quả. Thông qua việc gây thiệt hại cho khả năng lao động, BNN tác động đến cuộc sống sinh hoạt ổn định, bình thường và chất lượng lao động của NLĐ. Quá trình khắc phục BNN, phục hồi khả năng lao động bình thường của NLĐ thường diễn ra lâu dài, phức tạp; thậm chí có trường hợp khơng thể phục hồi về trạng thái bình thường, ổn định được. Ví dụ như Bệnh bụi phổi-silic, đây là một bệnh nan y, do NLĐ hít phải bụi có chứa silic tự do. Bệnh được ghi nhận là căn bệnh tiến triển không hồi phục, thậm chí cả khi đã ngừng tiếp xúc với bụi<small>11</small>. Quá trình phát triển của bệnh có thể từ mức độ nhẹ đến mất khả năng lao động, và chết.

<small>11</small><i><small> “Bệnh bụi phổi silic phổ biến ở người trên 40”, Bộ Y tế, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 15/08/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i><b>nghiep/thong-tin-hoat-dong/-/asset_publisher/xjpQsFUZRw4q/content/benh-bui-phoi-silic-pho-bien-o-nguoi-Ba là, BNN mang tính khơng ổn định, khó lường. BNN thuộc phạm trù y học, </b></i>

việc phịng ngừa nó mang tính chun mơn cao, phụ thuộc vào trình độ phát triển của y học. Yếu tố có hại tồn tại trong điều kiện lao động thay đổi thường xuyên, liên tục, nhanh chóng; việc NSDLĐ thực hiện công tác phát hiện yếu tố có hại tồn tại diễn ra ổn định xuyên suốt quá trình lao động. Thực tiễn cho thấy nhiệm vụ quan trắc mơi trường nhằm kiểm sốt yếu tố có hại được NSDLĐ thực hiện định kỳ, qua đó phịng, chống BNN xảy ra trong điều kiện lao động. Bên cạnh đó, khi trình độ y học được nâng cao, những căn bệnh có thể được xem là BNN của ngày nay có thể trở thành căn bệnh phổ thơng của tương lai, khơng cịn được xem là BNN nữa. Ví dụ bệnh loét da, loét vách ngăn mũi tiếp xúc nghề nghiệp là BNN được hưởng bảo hiểm theo Thông tư Liên tịch 08/1998/TTLT-BYT-BLDTBXH ngày 20/4/1998 nhưng khơng cịn được ghi nhận tại Thông tư 15/2016/TT-BYT nữa. Đồng thời, q trình phát triển đó cũng làm xuất hiện những căn bệnh “mới”, khó kiểm sốt hơn, làm thay đổi đi những đặc điểm của BNN truyền thống mà NSDLĐ khơng thể lường trước được. Ví dụ, bệnh truyền nhiễm Covid-19 là BNN được hưởng bảo hiểm mới nhất được công nhận gần đây theo Thông tư 02/2023/TT-BYT ban hành ngày 09/02/2023.

<i><b>Bốn là, BNN có mối quan hệ biện chứng với quá trình phát triển của xã hội loài </b></i>

người. Khi xã hội ngày càng dân chủ thì quyền lợi của NLĐ bị BNN càng được đảm bảo. Trong quá khứ, khi NLĐ bị xem là tầng lớp thấp kém, họ đã không được bảo vệ khi bị BNN. Đến những năm sau Cách mạng tư sản thành công - khoảng thế kỉ XVIII, vấn đề dân chủ được đặt ra, khi đó những nghiên cứu về BNN mới có điều kiện thực hành và quyền lợi cho NLĐ bị BNN bước đầu được xem xét. Ngày nay, trong xu thế quyền con người được nâng cao, quyền lợi của NLĐ bị BNN đã được đảm bảo một cách cơ bản thông qua các quy định pháp luật và biện pháp, chế tài đảm bảo cho việc thực thi quy định đó. Các hội nghị quốc tế diễn ra nhằm đạt sự đồng thuận của các quốc gia về việc thực thi nghĩa vụ cơ bản đảm bảo quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho NLĐ khi bị BNN. Công ước đầu tiên của ILO đánh dấu sự ghi nhận về BNN là Công ước về Bồi thường cho Người lao động (Bệnh nghề nghiệp) năm 1925. Hiện nay, Công ước liên quan đến BNN được đặt làm khung hành động cơ bản bao gồm Cơng ước về An tồn và Sức khỏe Nghề nghiệp năm 1981 và Cơng ước Khung Thúc đẩy An tồn và Sức khỏe Nghề nghiệp năm 2006, trong đó Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 187 vào ngày 14/06/2014. Theo chương trình hành động của Cơng ước, Việt Nam phải thực hiện các bước tích cực để đảm bảo mơi trường làm việc an tồn và lành mạnh thơng qua hệ thống quốc gia và các chương trình quốc gia về ATVSLĐ bằng cách xem xét các nguyên tắc được nêu trong các văn kiện của ILO.

<i><b>Năm là, BNN có sự thay đổi tương quan với sự thay đổi của lực lượng lao động </b></i>

và phương thức sản xuất (cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người). Trong thời đại cơng nghiệp hố - hiện đại hóa, phương thức sản xuất của con người gắn liền với công nghệ, phương tiện, thiết bị, kỹ thuật vật chất và phương pháp tiên tiến, hiện đại. Sự đổi mới tạo ra năng suất lao động cao, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho quá trình lao động. Kết quả kéo theo là BNN cũng biến đổi, cách thức gây bệnh cũng đa dạng hơn. Do đó, khi xem xét đặc tính của BNN thì cần đánh giá khách quan trên hai phương diện thời gian và không gian. Việc phối hợp nghiên cứu về BNN giữa cơ quan có chun mơn trong lĩnh vực y học - khoa học và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế là việc làm cần thiết để nghiên cứu BNN trong thời đại mới nhằm kịp thời định hướng NSDLĐ và NLĐ thực hiện nhiệm vụ phịng ngừa BNN. Qua đó, NLĐ được bảo vệ sự an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể một cách tồn diện. Sự thay đổi của BNN có thể dự đốn dựa trên hệ tham chiếu về khơng gian và thời gian, cụ thể như sau:

<i><b>(i) Dưới góc độ khơng gian, q trình hội nhập quốc tế trong nền sản xuất hiện </b></i>

đại làm xuất hiện tình trạng cơ sở sản xuất bị cơ lập và phân mảnh. NLĐ có điều kiện lao động tại nhiều vị trí khác nhau, sự linh hoạt về vị trí tạo sự thuận lợi cho NLĐ trong quá trình lao động, nhất là trong những hoàn cảnh đặc biệt. Trong thời gian vừa qua, trong hoàn cảnh điều kiện lao động giữa người với người bị hạn chế do bệnh Covid-19, mơ hình làm việc từ xa (work from home) trở nên phổ biến, tạo sự tương tác đa chiều giữa NLĐ và đối tượng lao động, giúp NLĐ linh hoạt thực hiện công việc hơn mà không nhất thiết phải đến nơi làm việc truyền thống. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường ngày nay, xu hướng kết hợp lao động giữa người và máy, thiết bị tự điều khiển, thiết bị kết nối là yêu cầu tất yếu nhằm cải thiện năng suất và giảm chi phí. Q trình lao động thay đổi so với cách thức lao động truyền thống về mặt không gian (nơi làm việc) buộc NSDLĐ phải có trách nhiệm đảm bảo ATVSLĐ, phòng ngừa BNN cho NLĐ ở phạm vi rộng lớn và đa dạng hơn. Trong quản lý từ xa, NSDLĐ phải thông báo cho NLĐ về các biện pháp an tồn và sức khỏe nghề nghiệp, cung cấp khóa đào tạo cần thiết, giám sát sức khỏe và cung cấp thiết bị cần thiết. Tuy nhiên, NSDLĐ lại khó giám sát quá trình tuân thủ những quy định an tồn của NLĐ, họ khơng thể bao qt và quản lý điều kiện lao động của NLĐ một cách hiệu quả. Nguyên nhân lớn có thể kể đến tâm lý của NLĐ khi làm việc tại nhà, họ thường có tâm thế thoải mái, bng lỏng hành vi, tính kỷ luật không cao dẫn đến các hướng dẫn, quy định về lao động không được thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, việc kiểm sốt các yếu tố có hại trong quá trình lao động yêu cầu lĩnh vực chuyên mơn cao. NSDLĐ khơng có biện pháp kiểm sốt đối với tất cả các vị trí lao động khác nhau của NLĐ bởi sự hạn chế về nhân lực, nguồn lực, tài chính. Do đó, rủi ro BNN tăng lên, các yếu tố có hại phổ biến khi làm việc từ xa có thể kể đến như yếu tố ánh sáng, điều kiện nhiệt, bức xạ từ các thiết bị điện tử. Việc tiếp xúc liên tục với thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mắt, hoạt động cơ khớp của NLĐ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><b>(ii) Dưới góc độ thời gian, các đặc tính của BNN có sự thay đổi, phân hóa dựa </b></i>

trên nền tảng sự phát triển của y học. Trong những năm đầu của q trình cơng nghiệp hóa, bệnh bụi phổi là BNN phổ biến nhất trong những năm giai đoạn 2006 - 2010<small>12</small>. Sau đó, do sự tiếp xúc với nhiều yếu tố vật lý, hóa học có hại tăng lên đáng kể dẫn đến hệ quả bùng phát một loạt các BNN nhiễm độc hóa chất như nhiễm độc kim loại nặng, nhiễm độc dung môi, hen suyễn nghề nghiệp. Hiện nay, nhóm bệnh về cơ xương khớp trở thành mối quan tâm mới do hoạt động làm việc trong các dây chuyền lắp ráp trong ngành sản xuất, ngành dịch vụ, ngành văn phịng cơng sở. Mặt khác, áp lực công việc đối với NLĐ hiện đại ngày càng gia tăng bởi họ phải tăng ca liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kết hợp với áp lực đến từ nhóm khách hàng trong các ngành dịch vụ dẫn đến sự gia tăng các bệnh tâm thần liên quan đến căng thẳng công việc. Như vậy có thể nhận thấy tại mỗi giai đoạn khác nhau sẽ làm xuất hiện những BNN khác nhau về tính chất, đặc điểm. Xuất phát điểm, BNN mang những đặc trưng chứa yếu tố riêng biệt tồn tại trong điều kiện lao động của mỗi ngành nghề khác nhau, nghĩa là NLĐ làm trong lĩnh vực đó sẽ có nguy cơ mắc BNN cao hơn so với thông thường hoặc NLĐ chỉ có thể bị BNN thơng qua sự tiếp xúc với tác nhân gây bệnh trong điều kiện lao động đó. Ngày nay, BNN khơng mang đặc trưng cho ngành, nghề lao động đặc thù mà có thể là loại bệnh phổ thông trong cộng đồng, việc xác định nó là BNN hay bệnh tật thơng thường dựa vào nguyên nhân khởi phát căn bệnh đó. Đối với BNN, tác nhân gây bệnh tồn tại trong điều kiện lao động có hại; cịn đối với bệnh tật, các lý do gây bệnh đến từ thói quen sinh hoạt cuộc sống, tiền sử bệnh lý. Tuy nhiên, khi căn bệnh đó phổ biến trong cộng đồng thì rất khó khăn trong việc kiểm soát, quản lý, điều tra nguồn gốc căn bệnh đến từ đâu. Một người có thể vừa có sự tiếp xúc với điều kiện lao động có hại, vừa tiếp xúc với các yếu tố ngoại quan cũng có khả năng gây bệnh khác. Để trả lời câu hỏi cho việc NSDLĐ phải chịu trách nhiệm với căn bệnh đó như BNN hay chế độ ốm đau bình thường của NLĐ thì Hội đồng giám định phải có chun mơn cao nhằm khoanh vùng khoảng thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp xúc đủ để gây bệnh. Mặc dù là vậy nhưng khi thực hành trên thực tế, việc xác định nguồn gây bệnh rất khó khăn. Trong tình hình dịch bệnh vừa qua, nhiều quan điểm cho rằng việc lao động trong môi trường đông người sẽ làm gia tăng tỷ lệ phơi nhiễm, tạo điều kiện cho mầm bệnh dễ lây truyền. Tuy nhiên với các chỉ thị, nội quy làm việc đã hạn chế việc nhiễm bệnh đến mức tối đa. Các biện pháp phòng hộ tiên phát như yêu cầu về đồ phịng hộ, u cầu về vệ sinh được kiểm sốt, quản lý chặt chẽ. Các biện pháp tăng cường kháng thể chống lại virus Covid-19 như yêu cầu tiêm vaccine phịng ngừa, duy trì các liều vaccine nhắc lại; hiệu quả được ghi nhận về khả năng phòng ngừa của các loại vaccine ở mức trên 70% (vaccine Pfizer-BioNTech

<small>12</small><i><small> Đình Dân, “4 bệnh nghề nghiệp phổ biến”, Báo Tuổi Trẻ, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 15/08/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

hoặc vaccine Moderna trên 90%, vaccine AstraZeneca hơn 70%,..). Mặc dù các nỗ lực phòng ngừa bệnh diễn ra tích cực nhưng số ca NLĐ mắc bệnh truyền nhiễm là vẫn có. Khơng một báo cáo nào hoặc điều tra nào có thể kết luận nguyên nhân gây bệnh cho NLĐ đến từ điều kiện lao động có hại, cũng không thể kết luận được NLĐ mắc bệnh từ nguồn nhiễm nào. Nhóm tác giả cho rằng bệnh Covid-19 có thể là BNN khi xã hội đang thực hiện lệnh cách ly, giãn cách, hạn chế tiếp xúc cộng đồng. Trong hoàn cảnh đó nguồn nhiễm từ xã hội khơng gây ra tỷ lệ mắc bệnh cao như nguồn nhiễm trong môi trường làm việc đông người. Và ngược lại, tại thời điểm sau đó, khi bệnh Covid-19 được kiểm sốt tốt tại nơi làm việc thì tỷ lệ NLĐ mắc bệnh do làm việc trong môi trường đông người không khả thi bằng sự tiếp xúc cộng đồng. Việc xem xét một căn bệnh truyền nhiễm có là BNN hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm xem xét, tại mỗi thời điểm sẽ có những yếu tố hoàn cảnh khác nhau.

<i><b>1.1.3. Phân biệt bệnh nghề nghiệp với ốm đau trong bảo hiểm xã hội </b></i>

<i><b>Thứ nhất, xét về định nghĩa: Ốm đau, tai nạn trong chế độ ốm đau là những bệnh </b></i>

tật, tổn thương có thể phát sinh trong q trình sinh hoạt, đời sống hàng ngày. Nguyên nhân dẫn đến ốm đau, tai nạn không xuất phát từ môi trường lao động hoặc các yếu tố liên quan đến quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Trong trường hợp này cũng không bao gồm bệnh phát sinh từ TNLĐ hoặc từ quá trình điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do TNLĐ, BNN. Nếu NLĐ tự hủy hoại sức khỏe, say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy thì NLĐ khơng được hưởng chế độ này. Còn BNN là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với NLĐ (khoản 9 Điều 3 Luật ATVSLĐ). Nguyên nhân dẫn đến BNN là do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với NLĐ. Đây là điểm đặc thù đối với BNN, nó khơng phải căn bệnh phổ thơng có thể mắc phải trong cuộc sống hàng ngày. Khơng có ngoại lệ áp dụng cho chế độ BNN; chỉ cần đủ yếu tố xác định cấu thành BNN là được hưởng chế độ (không xét đến yếu tố lỗi của NLĐ).

<i><b>Thứ hai, xét về đối tượng được hưởng: Đối với chế độ ốm đau, NLĐ có chế độ </b></i>

hợp đồng lao động (HĐLĐ) quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau khi: NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do BNN; NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con. Đối với chế độ BNN, đối tượng được hưởng là NLĐ bị BNN. Điều kiện cần là phải có BNN phát sinh, điều kiện đủ về chủ thể phải là NLĐ. NLĐ là người làm việc cho NSDLĐ theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của NSDLĐ (khoản 1 Điều 3 BLLĐ).

<i><b>Thứ ba, xét về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ: Đối với NLĐ </b></i>

bị ốm đau chưa hồi phục khả năng lao động trong khoảng thời gian quy định thì NSDLĐ

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ đó (điểm b khoản 1 Điều 36 BLLĐ). Đối với NLĐ bị BNN thì NSDLĐ khơng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà phải có trách nhiệm cho đến khi NLĐ đã được điều trị ổn định (khoản 2 Điều 38 Luật ATVSLĐ).

<i><b>Thứ tư, xét về nguồn kinh phí chi trả cho NLĐ: Đối với NLĐ bị ốm đau, họ sẽ </b></i>

được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH. Đối với NLĐ bị BNN, kinh phí chi trả cho các khoản do pháp luật quy định đến từ quỹ bảo hiểm và NSDLĐ.

<i><b>Thứ năm, NSDLĐ trong chế độ ốm đau có quyền được đơn phương chấm dứt </b></i>

HĐLĐ khi NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị quá thời hạn quy định mà khả năng lao động chưa hồi phục theo điểm b Điều 36 BLLĐ. Nhưng trong chế độ BNN, NSDLĐ khơng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ bị BNN.

<i><b>Thứ sáu, về ý nghĩa của các chế độ đối với NLĐ: đối với chế độ ốm đau, các </b></i>

khoản trợ cấp đóng vai trị hỗ trợ để NLĐ duy trì kế sinh nhai trong đời sống thường ngày. Cịn với chế độ BNN, mục đích của quy định nhằm tạo điều kiện cho NLĐ phục hồi lại khả năng lao động, duy trì cuộc sống trong q trình điều trị, qua đó, NLĐ có cơ hội trở lại lao động lại bình thường.

Nhìn chung, việc phân biệt nhóm bệnh theo chế độ ốm đau hay chế độ BNN có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của NSDLĐ. Cách áp dụng chế độ BNN đem lại rất nhiều quyền lợi cho NLĐ; trái lại, chế độ ốm đau chỉ mang tính chất hỗ trợ NLĐ có điều kiện hồi phục sức khỏe tốt hơn mà thôi. Nếu NLĐ mắc BNN mà chỉ được xác định hưởng các quyền theo chế độ ốm đau sẽ là sự thiệt hại lớn cho họ, bởi nguồn chi trả từ quỹ BHXH không thể bù đắp sự mất mát, nguồn thu nhập, chi phí y tế trong q trình điều trị BNN. Do đó, cần vận dụng các quy định linh hoạt để phân biệt chế độ ốm đau và chế độ BNN. Qua đó, đảm bảo NLĐ bị BNN có điều kiện thuận lợi để chữa trị cũng như đảm bảo NLĐ không lợi dụng tình trạng bệnh tật để trục lợi các khoản chi trả từ NSDLĐ cho chế độ BNN.

<i><b>1.1.4. Thực trạng bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam </b></i>

<i><b>Thứ nhất, nhìn vào tình hình BNN ở Việt Nam, theo đánh giá về xu hướng BNN </b></i>

mà NLĐ thường mắc phải, BNN có tỷ lệ mắc phải phổ biến tại Việt Nam là bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn ( >50%); sau đó là các bệnh bụi phổi nghề nghiệp (khoảng 25%). Đặc điểm của các BNN này xuất phát từ các yếu tố vật lý, yếu tố hóa học trong điều kiện lao động. Năm 2018, có 3.500 trường hợp mắc BNN được phát hiện, trong đó bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn chiếm gần 67%, bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp chiếm gần 17%, bệnh bụi phổi than nghề nghiệp chiếm 9,9% và bệnh viêm phế quản

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

mạn tính nghề nghiệp chiếm 2% (Hình 1)<small>13</small>. Năm 2021, báo cáo ghi nhận tỷ lệ mắc BNN như sau: bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn (70,9%), bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp (24,3%) và bệnh khác (4,8%) (Hình 2)<small>14</small>. Theo nghiên cứu y học tại 63 tỉnh/thành phố trong giai đoạn 2016 - 2020, BNN phổ biến gồm bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn (59,5%), bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp (11,9%), bệnh bụi phổi nghề nghiệp khác (17,1%)<small>15</small>. Nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ mắc một số căn bệnh nghề nghiệp cụ thể nổi bật vượt trội hơn so với những căn bệnh khác là vì NSDLĐ chưa đảm bảo được điều kiện ATVSLĐ cho NLĐ. Trách nhiệm của NSDLĐ trong việc thực hiện phòng ngừa, hạn chế BNN chưa được thực hiện tốt, nhiều vi phạm vẫn diễn ra. Đơn cử như ngành xây dựng, đây là ngành nghề có đơng lao động, đóng góp 20% GDP của cả nước<small>16</small>. Về mặt thực tiễn, do tính chất đặc thù cơng việc mà NLĐ trong ngành xây dựng thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố có hại trong q trình thao tác phương tiện, cơng cụ, tiếp xúc tác nhân hóa học trong vật liệu xây dựng. Kết hợp với môi trường lao động ngồi trời thường xun (khí hậu khơng tiện nghi), chênh lệch áp suất, cường độ công việc nặng nhọc, các yếu tố liên quan đến quá trình mang vác và vận chuyển vật liệu nặng, tiếp xúc vật liệu công nghiệp như bụi độc, mùn cưa,.. là nguyên nhân dẫn đến NLĐ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với thông thường. Bên cạnh đó nguồn nhân lực thường khơng được đào tạo bài bản, dễ dẫn đến tính thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ các quy định ATVSLĐ; NSDLĐ thì chủ quan, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quan trắc mơi trường. Tại Bài nghiên cứu trên Tạp chí Vật liệu & Xây dựng (2022) nêu lên thực trạng rằng: các nghiên cứu về tình trạng sức khỏe của các kỹ sư, công nhân thi công tại các công trình, văn phịng cơng trình chưa nhiều và chưa được quan tâm. Theo thống kê cho thấy trên toàn cầu, công nhân xây dựng bị bệnh tật nhiều hơn gấp ba lần so với công nhân trong các ngành công nghiệp khác. BNN trong ngành xây dựng vẫn chưa có tiêu chuẩn và hệ thống đo lường điều này ảnh hưởng đến tư duy, tầm nhìn của các nhà quản lý về dự án nói chung và sức khỏe NLĐ nói riêng. Các BNN thường gặp trong ngành xây dựng bao gồm nhóm bệnh về da liễu, nhóm bệnh về cơ xương khớp và nhóm

<small>13</small><i><small> Lê Thạch (2019), “Tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp ngày càng tăng”, VTV, </small></i>

<small>[ (truy cập lần cuối ngày 05/02/2023). </small>

<small>14</small><i><small> Nguyễn Hiền (2022), “Chú trọng chăm sóc sức khỏe, phịng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động”, Tạp </small></i>

<i><small>chí Lao động và Xã hội, </small></i>

<small>[ (truy cập lần cuối lúc 2.20 ngày 03/02/2023). </small>

<small>15 Nguyễn Thị Thu Huyền, Lương Mai Anh, Trần Anh Thành (2021), “Thực trạng bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam </small>

<i><small>giai đoạn 2016 – 2020”, Tạp chí Y học dự phịng, (9), tr.303. </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 25/01/2023). </small>

<small>16</small><i><small> “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Cổng thông tin điện tử </small></i>

<i><small>Bộ Xây dựng, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 13/04/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

bệnh về đường hô hấp<small>17</small>. Tình trạng khốn cơng trình (giao khốn cho đội thợ bên ngồi), khốn ln cơng tác ATVSLĐ của các chủ đầu tư cho chủ cơng trình khá phổ biến. Nhiều chủ cơng trình đã cắt giảm chi phí trang bị bảo hộ lao động hoặc không thực hiện các biện pháp để đảm bảo an tồn cho cơng nhân. Thậm chí nhiều doanh nghiệp sử dụng các thiết bị có tuổi trung bình trên 18 năm; chỉ 54% công nhân là được cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động<small>18</small>. Đặc biệt đối với ngành khai thác và chế biến tinh bột đá, sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng... có điều kiện lao động khắc nghiệt hơn. Mỗi ca làm việc có tới hàng nghìn lao động thường xuyên phải làm việc và tiếp xúc với bụi, ồn... nhưng mức độ ảnh hưởng sức khỏe đến NLĐ thế nào thì người quản lý cũng khơng biết được, vì không giám sát được môi trường lao động nên không thể biết được các yếu tố nguy cơ gây bệnh cho NLĐ, đồng thời cũng không thể đưa ra các biện pháp can thiệp để cải thiện môi trường<small>19</small>.

Trên quy định pháp luật, các chế tài hình sự và hành chính được đưa ra nhằm trừng phạt hành vi khơng tn thủ quy định ATVSLĐ, phịng ngừa BNN cho NLĐ. Tuy nhiên, các mức phạt hành chính hiện nay còn “nhẹ nhàng”, chưa đủ để “răn đe”. Cụ thể mức phạt dao động tối đa 20.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi khơng xây dựng kế hoạch và triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về BNN (khoản 6 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP). Thêm vào đó, khối lượng công việc, phạm vi, đối tượng quản lý về ATVSLĐ ngày càng mở rộng, số lượng cán bộ làm công tác giám sát mơi trường lao động cịn mỏng so với nhu cầu thực tiễn<small>20</small>. Tại một số quốc gia phát triển như Phần Lan, xu hướng nâng cao quyền năng của đại diện cho NLĐ được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn điều kiện lao động kịp thời và khách quan cho NLĐ. Điều 36 Đạo luật về giám sát an toàn lao

<i>động và hợp tác ATVSLĐ tại nơi làm việc (Phần Lan) quy định rằng: “Nếu công việc </i>

<i>dẫn đến rủi ro ngay lập tức và nghiêm trọng đối với tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động, đại diện an toàn lao động, với các giới hạn được quy định trong phần này, có quyền tạm dừng công việc đối với người lao động mà họ đại diện…Nếu người đại diện về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp làm gián đoạn công việc theo mục này, người đại </i>

<small>17 Phạm Vũ Hồng Sơn, Hà Trần Việt Khoa (2022), “Phân tích và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng và tác </small>

<i><small>động của bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng”, Tạp chí Vật liệu & Xây dựng, Tập 12 Số 06, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 13/04/2023). </small>

<small>18</small><i><small> “Công nhân xây dựng dễ mắc bệnh, rủi ro cao”, Báo Người lao động, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 13/04/2023). </small>

<small>19</small><i><small> Nguyễn Thúy Lan (2007), “Cần quan tâm hơn đến bệnh nghề nghiệp!”, Báo Yên Bái, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 13/04/2023). </small>

<small>20</small><i><small> Thu Nguyệt (2021), “Phòng bệnh nghề nghiệp cho người lao động”, Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 13/04/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>diện đó khơng có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại mà việc gián đoạn có thể gây ra”</i><small>21</small>. Biện pháp tăng khả năng can thiệp vào điều kiện lao động có tồn tại nguy cơ rủi ro, quyền yêu cầu tạm ngừng công việc và được miễn trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là biện pháp hữu hiệu để đại diện cho NLĐ có thể thực hiện các hành động thiết thực bảo đảm an toàn kịp thời cho NLĐ. Đây là cách giải quyết có tính khả thi cao khi áp dụng tại Việt Nam, qua đó giúp NSDLĐ nâng cao ý thức thức chấp hành và thực hiện

<i>nghiêm túc các quy định pháp luật về công tác ATVSLĐ. </i>

<i><b>Thứ hai, đánh giá thực trạng NSDLĐ thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ bị </b></i>

BNN. Trên thực tế, việc NSDLĐ thực hiện trách nhiệm với NLĐ bị BNN chưa được đánh giá đầy đủ. Thông thường, các tài liệu báo cáo BNN chỉ thống kê số ca mắc bệnh, tỷ lệ được khám phát hiện BNN, tỷ lệ được chi trả bảo hiểm, chi phí khác, đánh giá chung chung việc thực hiện trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ chứ không đánh giá chi tiết, đầy đủ về các khoản mà NSDLĐ đã chi trả cho NLĐ bị BNN. Điển hình như vụ việc nhiều công nhân mắc bệnh bụi phổi và tử vong khi làm việc tại công ty sản xuất bột đá (Công ty Châu Tiến tại huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được ghi nhận gần đây. Sau khi nhận được báo cáo, đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành các bước để điều tra BNN, kiểm tra về môi trường lao động, quan trắc môi trường lao động và thực hiện các chính sách Bảo hiểm xã hội cho NLĐ tại Cơng ty Châu Tiến<small>22</small>. Tại buổi làm việc, đại diện các cơ quan tham dự đã thống nhất yêu cầu Công ty Châu Tiến Tổ chức thăm hỏi, động viên 8 gia đình có NLĐ bị mắc bệnh khi làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến; Tổ chức quan trắc mơi trường lao động tại cơng ty; Rà sốt lại NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, triển khai ngay việc đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và các loại bảo hiểm cho NLĐ<small>23</small>. Vụ việc được phản ánh trên truyền thông đại chúng vào tháng 05 năm 2023 cho thấy khi đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, họ ít quan tâm đến vấn đề NSDLĐ thực hiện trách nhiệm về chi trả tiền lương, trợ cấp, bồi thường mà họ chỉ đánh giá, yêu cầu NSDLĐ đảm bảo thực hiện chế độ bảo hiểm cho NLĐ và đảm bảo trách nhiệm chi phí y tế trong quá trình NLĐ bị BNN được điều trị. Mặt khác, NSDLĐ cũng khơng khai báo đầy đủ khi có phát hiện BNN; việc khám và phát hiện BNN vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Theo ước tính, trong tổng số khoảng 10 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội, có khoảng 1 đến 1,5 triệu người làm việc trong mơi trường có nguy cơ bị BNN. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ có hơn 200.000 người được khám BNN. Nguyên nhân

<small>21 “Lag om tillsynen över arbetarskyddet och om arbetarskyddssamarbete på arbetsplatsen”, (Tạm dịch: Đạo luật Giám sát An toàn Lao động và Hợp tác An toàn Lao động tại nơi làm việc), [ (truy cập ngày 04/08/2023). </small>

<small>22</small><i><small> Phú Hưng, Cảnh Huệ (2023), “Vụ nhóm cơng nhân mắc bệnh bụi phổi: Thêm 2 người nguy kịch”, Tiền phong, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 25/07/2023). </small>

<small>23 Phú Hưng, Cảnh Huệ (2023), “Nhiều công nhân mắc bệnh bụi phổi và tử vong khi làm việc tại công ty sản xuất </small>

<i><small>bột đá”, Tiền phong, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 25/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

dẫn đến tình trạng vướng mắc trong quá trình NSDLĐ thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN là do hạn chế về kiến thức, khả năng tài chính, trình độ nhận thức chưa cao. Để cải thiện tình trạng này, các cơ quan chuyên môn cần đặt sự quan tâm đúng mức hơn nữa để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ trợ NSDLĐ thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ bị BNN theo quy định pháp luật.

<i><b>Thứ ba, việc thực hiện công tác chỉ đạo, quản lý ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe, </b></i>

phịng chống BNN của các bộ, ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức khiến NSDLĐ có tâm lý “lơ là” các quy định phòng ngừa BNN. Cụ thể, nhiều NSDLĐ chưa nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về ATVSLĐ và phịng chống BNN, nhất là cơng tác lập hồ sơ, quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc... Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý ATVSLĐ và chăm sóc sức khỏe, phịng chống BNN cịn rất hạn chế, hầu hết các tỉnh chưa bố trí được nguồn ngân sách theo quy định tại Quyết định 05 của Thủ tướng về phê duyệt Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2016- 2020. Việc này khiến các cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước gặp nhiều trở ngại trong việc đào tạo, chuyên môn BNN; họ dần trở nên bị động, thiếu nguồn nhân lực trong cơng tác giám sát, quản lý tình hình BNN. Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), kết quả quan trắc năm 2018, các yếu tố có hại như: vi khí hậu, bụi, tiếng ồn, ánh sáng, hơi khí độc... đều vượt tỷ lệ tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó 72,63% NLĐ tiếp xúc với yếu tố có hại, nguy hiểm. Trong khi đó, cả nước hiện mới chỉ có 33 phịng khám BNN trên 17 tỉnh/ thành phố mặc dù tỷ lệ người mắc các BNN đang ngày càng tăng<small>24</small>. Giai đoạn 2016 - 2018 trên cả nước chỉ có khoảng 30 tỉnh, thành phố thực hiện và báo cáo tình hình khám phát hiện đối với 31/34 BNN<small>25</small>. Đến nay, việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động của các cơ sở y tế trực thuộc Bộ quản lý đạt 72,7%. Còn các cơ sở y tế trực thuộc các Sở Y tế địa phương việc lập hồ sơ còn quá thấp, chưa đạt 5%<small>26</small>. Việc củng cố ngân sách chi tiêu cho nguồn nhân lực quản lý ATVSLĐ, nguồn tài lực y tế chuyên ngành cần được thực hiện nhanh chóng, đúng kế hoạch để đảm bảo NLĐ có điều kiện hưởng đầy đủ chế độ BNN.

<small>24</small><i><small> Lê Thạch (2019), tlđd (11). </small></i>

<small>25 Hồ Hương (2019), “Ủy ban về các vấn đề xã hội: Công tác đảm bảo an toàn lao động và khám, phát hiện bệnh </small>

<i><small>nghề nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế”, Cộng thơng tin diện tử nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 25/07/2023). </small>

<small>26 Nguyễn Trình, “Nhận diện yếu tố có hại trong môi trường lao động: những khó khăn của doanh nghiệp”, [ (truy cập ngày 25/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp </b></i>

Trong nhiều thế kỷ trước đây, một số BNN được quan sát và nhận diện bởi các thầy thuốc cổ đại, sự kiện này được ghi nhận trong cuốn sách Dịch tễ học thứ ba tại thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Tuy nhiên, xã hội lúc bấy giờ chưa đặt sự quan tâm về BNN diễn ra ở tầng lớp lao động bởi quyền con người bị xem nhẹ; ý chí độc tài, áp bức của giai cấp cầm quyền đã hạn chế quyền bình đẳng của con người. Chỉ trong thời gian gần đây (khoảng 70 năm về trước), khi cách mạng tư sản diễn ra dẫn đến sự đổi mới về nhận thức trong xã hội, con người mới đưa ra yêu cầu về xã hội dân chủ, đảm bảo quyền con người. Trong bối cảnh đó, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bước đầu được đặt ra. Sơ khai nhận thức về BNN khởi nguồn bằng các nghiên cứu khoa học, y học. Sau đó, dựa trên tiền đề khoa học, với các bằng chứng, lý lẽ thuyết phục, các nhà lập pháp bắt đầu xây dựng khung pháp lý về BNN, thể hiện sự tiến bộ của xã hội loài người, một xã hội văn minh, dân chủ, bình đẳng. Năm 1925, Cơng ước số 18 về Bồi thường cho Người lao động (Bệnh nghề nghiệp) đánh dấu sự ghi nhận ở phạm vi quốc tế về trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN.

Tại Việt Nam, Thông tư 18-LĐTT năm 1958 về việc trang bị bảo hộ lao động đánh dấu hành động đầu tiên của Nhà nước về việc phòng ngừa BNN cho NLĐ. Trong

<i>đó, trách nhiệm của NSDLĐ được quy định như sau: “Tất cả các xưởng kỹ nghệ, hầm </i>

<i>mỏ, thương điếm đều phải trang bị bảo hộ lao động cho cơng nhân của xí nghiệp mình. Quy định này nhằm bắt buộc các ban Giám đốc xí nghiệp cơng và chủ xí nghiệp cơng tư doanh phải chú ý giữ gìn sức khỏe và bảo đảm tính mạng cho công nhân, viên chức”. </i>

Tuy nhiên, trách nhiệm này chỉ dừng lại ở bước phòng ngừa chứ chưa nêu trách nhiệm khắc phục hậu quả của NSDLĐ khi NLĐ bị BNN. Các trách nhiệm về chế độ thuốc men, điều trị, khám xét BNN cho NLĐ chủ yếu do BHXH chi trả (Thông tư liên bộ 01-TT/LB năm 1962 áp dụng cho công nhân, viên chức Nhà nước). Sự ghi nhận tối cao về chế độ BNN được quy định trong Hiến pháp, cụ thể, tại Điều 58 Hiến pháp 1980 ghi

<i>nhận “Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện các chế độ nhằm đề phòng tai nạn lao </i>

<i>động và bệnh nghề nghiệp”. Năm 1994, định chế BNN chính thức được quy định trong </i>

ngành luật riêng - ngành luật lao động, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ được cụ thể hóa tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 BLLĐ 1994 bao gồm những nội dung chính như sau: NSDLĐ phải chịu tồn bộ chi phí y tế, bồi thường cho NLĐ bị BNN; NSDLĐ đảm bảo quyền được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi NLĐ bị BNN. Hiện nay, trách

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ được quy định đa dạng hơn thông qua các văn bản luật và dưới luật.

Khi nhắc đến trách nhiệm của NSDLĐ trong định chế BNN, có nhiều cách hiểu khác nhau. Nó có thể là dạng trách nhiệm phòng ngừa của NSDLĐ đối với NLĐ nhằm ngăn chặn, hạn chế, loại loại trừ các yếu tố có hại làm phát sinh BNN. Các hành động thực hiện trách nhiệm của NSDLĐ chủ yếu bao gồm nhiệm vụ xây dựng, tổ chức bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; đóng bảo hiểm cho NLĐ; huấn luyện, hướng dẫn, trang bị vật chất nhằm bảo đảm ATVSLĐ; giám sát, kiểm tra, bố trí người có chun mơn làm cơng tác ATVSLĐ,... Trách nhiệm của NSDLĐ còn được hiểu là trách nhiệm khắc phục hậu quả khi NLĐ bị BNN nhằm điều trị ổn định, đưa trạng thái sức khỏe của NLĐ hồi phục bình thường. Trong q trình đó, NSDLĐ thực hiện các nhiệm vụ sau: trách nhiệm về mặt tài chính đối với NLĐ xuyên suốt thời gian điều trị ổn định; trách nhiệm hỗ trợ thuận lợi cho NLĐ trở lại làm việc sau khi đã được điều trị ổn định; trách nhiệm thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo BNN với cơ quan quản lý nhà nước,... Ở cách hiểu theo nghĩa mở rộng, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ cịn có thể hiểu bao gồm cả hai góc độ: trách nhiệm phịng ngừa và trách nhiệm khắc phục hậu quả đối với NLĐ. Để có cách hiểu phù hợp về nội hàm trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ thì cần căn cứ vào nội dung được đề cập đến, dựa vào đối tượng mà NSDLĐ thực hiện trách nhiệm là chủ thể nào, trách nhiệm được thực hiện ra sao. Nếu khách thể nghiên cứu là “NLĐ”, khơng có sự phân nhóm thì trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ sẽ là dạng trách nhiệm phòng ngừa hoặc dạng trách nhiệm mở rộng. Nếu khách thể nghiên cứu là “NLĐ bị BNN” thì phạm vi NLĐ bị thu hẹp lại, phân thành nhóm NLĐ khơng mắc BNN và nhóm NLĐ đã hoặc đang mắc BNN.

Trong phạm vi nghiên cứu này, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý bắt buộc đối với NSDLĐ nhằm khắc phục hậu quả phát sinh từ việc NLĐ bị BNN, thông qua đó NSDLĐ bù đắp tổn thất cho NLĐ bị BNN, giúp họ điều trị ổn định và hồi phục khả năng lao động bình thường.

<i><b>1.2.2. Đặc điểm trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp </b></i>

<i><b>Thứ nhất, các chủ thể trong quan hệ trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị </b></i>

BNN chủ yếu là NSDLĐ và NLĐ. Định nghĩa về NSDLĐ được quy định tại khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2019 là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận. Định nghĩa NLĐ được quy định tại khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2019 là người được NSDLĐ thuê, mướn để thực hiện một công việc theo thỏa thuận trong HĐLĐ. Mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ có sự tác động, phụ thuộc lẫn nhau: NLĐ nhận lương, chịu sự điều hành, quản lý, giám sát

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

từ NSDLĐ; NSDLĐ có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện lao động cho NLĐ, phải chịu trách nhiệm khi có hậu quả xảy ra.

<i><b>Thứ hai, QHLĐ chính là cơ sở để xác định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ </b></i>

bị BNN. Sự kết nối giữa NLĐ và NSDLĐ trong QHLĐ được thể hiện qua HĐLĐ mà các bên đã thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Qua đó, các bên quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ bao gồm công việc, tiền lương,... và cả về trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN. HĐLĐ chính là văn bản minh chứng rõ ràng nhất để làm cơ sở xác định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN. Theo khoản 5 Điều 3 BLLĐ 2019, QHLĐ là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ với NSDLĐ, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoảng thời gian trong QHLĐ, NSDLĐ có quyền cũng như nghĩa vụ đối với NLĐ của mình, với tư cách là chủ thể hưởng lợi từ sức lao động (một loại hàng hóa đặc biệt trong xã hội) của NLĐ (người tạo ra sức lao động đó) bằng cách quản lý sử dụng một cách có hiệu quả quá trình lao động. NSDLĐ sẽ khơng phải chịu trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN sau khi QHLĐ kết thúc, khi NLĐ khơng cịn làm việc cho NLĐ nữa thì sẽ khơng cịn được bồi thường khi bị BNN (điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH).

<i><b>Thứ ba, cơ sở lý luận xem xét trách nhiệm NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN dựa </b></i>

trên nền tảng tư tưởng Mác - Lênin. Trong QHLĐ, NSDLĐ đóng vai trị là bên mua và NLĐ đóng vai trị là bên bán; quan hệ này có nét tương tự với mối quan hệ mua bán hàng hóa thơng thường. Điểm khác biệt nằm ở chỗ đối tượng hàng hóa “sức lao động” là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Khi sử dụng nó, giá trị của nó khơng những được bảo tồn mà cịn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn, tạo ra được giá trị thặng dư hơn so với ban đầu. Để làm được điều đó, “sức lao động” phải có khả năng tái sản xuất bằng cách sử dụng các tư liệu sinh hoạt để phục hồi năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể sống, qua đó tiếp tục cơng cuộc lao động sản xuất của cải vật chất cho xã hội. QHLĐ khác với quan hệ mua bán hàng hóa ở chỗ người mua “sức lao động” khơng có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng. Do đó, NLĐ bán sức lao động của họ cho NSDLĐ nhưng khơng có nghĩa NSDLĐ có quyền định đoạt tùy ý với sức lao động đó. Các quy định pháp luật được đặt ra để ngăn ngừa NSDLĐ lạm quyền, gây hại đến sức lao động của NLĐ. Trong quá trình sử dụng sức lao động, NSDLĐ có nhiệm vụ quản lý, giám sát NLĐ và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho NLĐ. NLĐ có quyền được bảo vệ về sức khỏe cũng như tính mạng, đó là quyền cơ bản của con người khơng ai có thể xâm phạm.

<i><b>Thứ tư, căn cứ xác định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN dựa trên </b></i>

các yếu tố cấu thành bao gồm hành vi khách quan, thiệt hại thực tế, mối quan hệ nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

quả giữa hành vi và hậu quả. Hành vi khách quan là hành vi của NSDLĐ khơng phù hợp với địi hỏi của xã hội, biểu hiện dưới dạng không hành động hoặc hành động. Qua đó, dẫn đến hậu quả là NLĐ mắc BNN phát sinh do điều kiện lao động có hại trong q trình lao động. Việc đánh giá điều kiện lao động có hại được thực hiện theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH. Việc xác định NLĐ có mắc BNN hay khơng và mức độ bị suy giảm khả năng lao động là bao nhiêu dựa trên cơ sở kết quả khám phát hiện BNN và giám định BNN theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BYT. Giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả. NLĐ mắc BNN phải do điều kiện lao động có hại gây ra, gắn liền với q trình thực hiện cơng việc cho NSDLĐ. Khi đánh giá có mối quan hệ nhân quả hay không, cơ quan chuyên môn dựa vào các thơng tin tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại; thực hiện các xét nghiệm khác (khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT). Thông qua đó, cơ sở khám BNN hoặc Hội đồng hội chẩn BNN có thể đưa ra kết luận một cách khách quan, khoa học, thuyết phục.

<i><b>1.2.3. Ý nghĩa của chế độ người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp </b></i>

Khả năng lao động bình thường của NLĐ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của cải, vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, qua đó thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người. Xét phạm trù cái chung, lao động là nhân tố đóng góp vào sự phát triển hưng thịnh của đất nước, quyết định sự tồn tại của xã hội loài người. Xét phạm trù cái riêng, lao động là phương thức con người hoạt động để duy trì sự sống, lao động tạo ra nguồn vật chất dồi dào, nguồn thu nhập ổn định để nuôi sống bản thân mỗi cá nhân và gia đình của họ. Để đảm bảo khả năng lao động bền vững qua thời gian thì NSDLĐ phải tạo điều kiện lao động an tồn cho NLĐ, góp phần bảo vệ khả năng lao động và khả năng tái sản xuất sức lao động của NLĐ trong quá trình lao động. Nếu NLĐ phát sinh BNN thì khả năng lao động của họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, làm gián đoạn hoạt động lao động tạo ra của cải vật chất, sự ổn định cuộc sống của họ. Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder đã từng phát biểu nhân ngày An Toàn và Sức Khỏe Lao Động Thế Giới rằng

<i>“Cái giá lớn nhất của BNN chính là mạng sống con người. BNN làm bần cùng hóa NLĐ </i>

<i>và gia đình họ, ảnh hưởng lớn tới cả cộng đồng khi mất đi những lao động năng suất nhất…”. Trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN mang ý nghĩa quyết định đối </i>

với cuộc sống của NLĐ.

Ở góc độ vi mô, việc NSDLĐ thực hiện trách nhiệm với NLĐ bị BNN góp phần bảo vệ cuộc sống và sinh kế của NLĐ, gia đình họ. Chúng ta hay nói rằng gia đình chính là cái nơi, cái gốc phát triển của con người, là “bệ phóng” đầu đời của mỗi cá nhân. Khi “trụ cột” của ngôi nhà được gia cơng kiên cố thì những điều cịn lại sẽ có điều kiện phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

triển hơn trong mái ấm đó. Nếu NSDLĐ bảo vệ NLĐ bị BNN đóng vai trị trụ cột kinh tế trong gia đình thông qua biện pháp bồi thường, trợ cấp, chi trả phí y tế thì NSDLĐ đã gián tiếp bảo vệ sự ổn định cuộc sống của NLĐ bị BNN và gia đình của họ. Nhờ đó, mỗi cá nhân có cơ hội tiếp tục thực hiện công việc, nhiệm vụ, vai trị vốn có trong gia đình mà khơng bị ảnh hưởng, xáo trộn, người con chưa thành niên có thể tiếp tục học hành, cha mẹ bề trên có thể tiếp tục công việc nhẹ nhàng ở “tuổi xế chiều”,... Mặt khác, việc NSDLĐ tận tâm thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN sẽ tạo lợi thế cho NSDLĐ trong khả năng thu hút được nguồn nhân lực tài năng, đồng thời giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào con người là con đường đầu tư bền vững nhất, doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài chính nhờ vào những con người “cốt cán”, những người đồng hành cùng doanh nghiệp trong chặng đường dài. Ngoài ra, việc NSDLĐ đặt sự quan tâm đến phúc lợi cho NLĐ, chú trọng vào chính sách đãi ngộ cho NLĐ cịn thể hiện sự tử tế, tình người, biết đối nhân xử thế, có như vậy thì đối tác mới có thể tin tưởng vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ từ doanh nghiệp đó. Điều này là nền tảng đánh giá chất lượng nội bộ, là “gương mặt đại diện hình ảnh” cho doanh nghiệp đó. Những cơng ty hàng đầu Việt Nam, nơi có chính sách đãi ngộ cao cho nhân viên thường được đánh giá là thu hút được nguồn lao động nhiệt huyết, trung thành, tài năng, là điểm đến làm việc lý tưởng, ví dụ như Thế giới di động, Tập đồn Vingroup, Tập đồn viễn thơng qn đội Viettel, Công ty cổ phần FP, Công ty Unilever,...

Ở góc độ vĩ mơ, trên ngun tắc “dân có giàu thì nước mới mạnh”, “dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc”, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo đời sống no ấm, ăn mặc đủ đầy, hạnh phúc cho người dân. Do đó, Nhà nước thường xây dựng hệ thống quỹ an sinh xã hội mạnh mẽ nhằm hỗ trợ cho người dân có điều kiện phát triển, tránh trường hợp bần cùng hóa. Khi xảy ra tình trạng người dân khơng thể thực hiện lao động để ni sống bản thân, Nhà nước đóng vai trị là cơng cụ điều hịa giúp họ thốt khỏi cảnh khó khăn đó. Nếu NLĐ bị BNN, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chính là phương thức để Nhà nước tác động hỗ trợ đời sống cho họ. Tuy nhiên, quỹ bảo hiểm cũng chỉ mang tính dự phịng rủi ro, khơng thể đảm bảo tồn bộ cuộc sống của NLĐ bị BNN được, vì vậy nguồn lực từ NSDLĐ là điều rất cần thiết. Cơ sở ràng buộc NSDLĐ chịu trách nhiệm với NLĐ là do điều kiện có hại xuất phát từ nơi làm việc mà NSDLĐ quản lý, kiểm soát. Thông qua các khoản chi trả từ cơ chế trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN đã giúp giảm mạnh gánh nặng kinh tế xã hội do sự thiếu vắng khả năng lao động của NLĐ. Điều này giúp cho xã hội được ổn định, giảm áp lực an sinh xã hội với người bệnh, người nghèo và duy trì nhịp độ phát triển bền vững. Và, để bảo đảm thực hiện các trách nhiệm đó thì Nhà nước với vai trò quản lý sẽ thực hiện việc xây dựng, ban hành khung pháp lý quy định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị BNN và các chế tài tác động vào hành vi chủ thể một cách phù hợp, đúng ý chí của Nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp </b>

<i><b>1.3.1. Chủ thể trong quan hệ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp </b></i>

● NSDLĐ

<i>Theo khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2019, “người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ </i>

<i>quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có th mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Theo Điều 38 Luật ATVSLĐ, NSDLĐ chịu </i>

trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN.

<i><b>(i) Tuy nhiên, đối với trường hợp cho thuê lại lao động thì trách nhiệm này cịn </b></i>

có thể thuộc về bên th lại lao động. Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 65 Luật ATVSLĐ

<i>quy định rằng “doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm thỏa thuận với bên </i>

<i>thuê lại lao động trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động thuê lại nhưng không được thấp hơn so với người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng cơng việc hoặc cơng việc có giá trị như nhau; đưa các nội dung đã thỏa thuận trên vào hợp đồng cho thuê lại lao động và thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định”. Thêm vào đó, tại </i>

điểm đ khoản 1 Điều 30 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định rằng hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động phải gồm nội dung về chế độ cho NLĐ thuê lại bị BNN.

<i><b>(ii) Đối với trường hợp tại nơi làm việc có nhiều NLĐ thuộc nhiều NSDLĐ khác </b></i>

nhau thì theo Điều 66 Luật ATVSLĐ, chủ dự án hoặc chủ đầu tư phải tổ chức để những NSDLĐ cùng lập văn bản xác định rõ trách nhiệm của từng người trong việc bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ.

<i><b>(iii) Đối với trường hợp NSDLĐ là doanh nghiệp bị thay đổi cơ cấu tổ chức (hợp </b></i>

nhất, sáp nhập, chia, tách) hoặc NSDLĐ không cịn tồn tại thì trách nhiệm sẽ thuộc về chủ thể nào? Mặc dù pháp luật về lao động không quy định về trường hợp này nhưng căn cứ theo pháp luật về doanh nghiệp, sau khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu tổ chức (hợp nhất, sáp nhập, chia, tách) thì doanh nghiệp đó sẽ chấm dứt tồn tại, nhưng việc chấm dứt này có sự kế thừa nên chủ thể chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác là doanh nghiệp mới được cơ cấu lại.

<i><b>(iv) Đối với trường hợp doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại (phá sản, giải thể) thì </b></i>

các quyền lợi khác của NLĐ theo thỏa ước lao động tập thể và HĐLĐ đã ký kết sẽ được

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

xem là khoản nợ được ưu tiên thanh tốn trong q trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể. Nếu BNN được phát hiện sau q trình này thì khơng cịn thuộc trường hợp chịu trách nhiệm bồi thường nữa. Lúc này, nếu vẫn “thời gian bảo đảm vẫn cịn” thì NLĐ có thể yêu cầu các khoản trợ cấp, chi trả chi phí y tế từ quỹ bảo hiểm an sinh xã hội như BHYT, BHXH, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN. Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 15/2016/TT-

<i>BYT định nghĩa rằng “Thời gian bảo đảm là khoảng thời gian kể từ khi người lao động </i>

<i>đã thôi tiếp xúc với yếu tố có hại đến thời điểm vẫn cịn khả năng phát bệnh do yếu tố có hại đó”. Tuy nhiên, NLĐ chỉ được quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả khi đáp ứng đủ </i>

các điều kiện sau: NLĐ phát hiện bị BNN trong khoảng thời gian bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; có tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian làm nghề, công việc gây ra BNN quy định tại điểm a khoản này; bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị BNN (Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP). Bên cạnh đó, theo Điều 17 và Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, quỹ bảo hiểm cũng giới hạn mức hỗ trợ tối đa cho một NLĐ trong việc khám BNN là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần và mức tối đa không quá 800 nghìn đồng/ người/ lần khám; mức hỗ trợ kinh phí chữa BNN là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần và mức tối đa không quá 15 triệu đồng/người. Các khoản trợ cấp từ quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN thực tế không đáp ứng đủ nhu cầu phát sinh trong quá trình NLĐ điều trị BNN do căn cứ tính dựa trên mức lương cơ sở. Giả sử, với mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng, các khoản trợ cấp cơ

<i><b>bản mà NLĐ bị BNN nhận được sẽ là: (a) nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động 30% </b></i>

nhận được [5 x 1,8 + (30 - 5) x 0,5 x 1,8)] = 10,125 (mười triệu một trăm hai mươi lăm

<i><b>ngàn đồng). Khoản này chỉ chi trả một lần. (b) Nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động </b></i>

80% nhận được [30% x 1,8 + (80 - 31) x 2% x 1,8] =2,304 (hai triệu ba trăm lẻ bốn ngàn

<i><b>đồng). Khoản này được chi trả hàng tháng. (c) Nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động </b></i>

100% thì nhận được [30% x 1,8 + (100 - 31) x 2% x 1,8 + 1,8] = 4,824 (bốn triệu tám trăm hai mươi bốn ngàn đồng). Khoản này là khoản trợ cấp hàng tháng và trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở. Theo dữ liệu của Numbeo, chi phí sinh hoạt hàng tháng cho một người tại Việt Nam vào năm 2022 là khoảng 10,5 triệu đồng<small>27</small>.

Như vậy có thể thấy rằng các khoản chi trả từ quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN không đủ để đáp ứng đủ mức sống, chi tiêu sinh hoạt cho một cá nhân. Do đó, nếu NLĐ phát sinh BNN do điều kiện lao động có hại gây ra mà NSDLĐ khơng cịn “tồn tại” thì sẽ tạo ra “gánh nặng bệnh tật”, ảnh hưởng đến cuộc sống, quyền làm việc tìm kiếm thu nhập của NLĐ đó. Vì vậy, việc tìm ra biện pháp hiệu quả giúp đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong trường hợp này là cần thiết.

● NLĐ

<small>27</small><i><small> “Chi phí sống tại Việt Nam đang ở mức nào so với thế giới?”, Báo VietNamNet, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 06/08/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2019, “Người lao động là người làm </i>

<i>việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động”. Đối tượng mà NSDLĐ phải chịu </i>

<i><b>trách nhiệm khi xảy ra BNN phải có đủ các điều kiện sau: (i) có thỏa thuận, nội dung có thể về nhiệm vụ cơng việc, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên; (ii) được trả lương, NSDLĐ </b></i>

phải trả một “khoản tiền” khi NLĐ bán “hàng hóa sức lao động” thông qua việc thực

<i><b>hiện công việc, nhiệm vụ cho NSDLĐ; (iii) NLĐ phải chịu sự quản lý, điều hành, giám </b></i>

sát của NSDLĐ. Xét thấy khi đặt các cụm từ “quản lý, điều hành, giám sát” cạnh nhau và được ngăn cách bằng dấu phẩy “,” thì có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Dấu phẩy “,” đại biểu cho ý nghĩa “và” hay “hoặc”? NLĐ phải đồng thời chịu sự quản lý, điều hành và giám sát của NSDLĐ hay NLĐ chỉ cần chịu ít nhất một trong các yếu tố “quản lý” hoặc “giám sát” hoặc “điều hành”? Câu trả lời này chưa được tìm thấy trong quy định của pháp luật. Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, “quản lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định; “điều hành” là hướng dẫn cho mọi hoạt động chung diễn ra theo một đường lối, chủ trương nhất định; “giám sát” là theo dõi và kiểm tra việc thực hiện những điều đã quy định. Ba khái niệm này có nội hàm khác nhau, việc xác định NLĐ có phụ thuộc vào các yếu tố này, vậy nên việc xác định cách áp dụng các khái niệm là điều cần lưu ý, quan tâm.

Trong những trường hợp đặc biệt, quy định pháp luật có cách quy định riêng.

<i>Điển hình, đối với NLĐ nhận cơng việc về làm tại nhà thì pháp luật có quy định “người </i>

<i>sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động nhận công việc về làm tại nhà” (khoản 3 Điều 69 </i>

Luật ATVSLĐ). Điều này thể hiện rằng NSDLĐ có quyền “quản lý” NLĐ làm việc tại nhà. Tuy nhiên, Điều 69 Luật ATVSLĐ chỉ quy định trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị TNLĐ nhưng không đề cập đến trách nhiệm khi có BNN xảy ra (Điều 69 Luật

<i>ATVSLĐ). Tương tự như vậy, đối với người học nghề, tập nghề, thử việc thì “người sử </i>

<i>dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động tại Luật này, kể cả trường hợp bị tai nạn lao động” (khoản 2 Điều 70 Luật ATVSLĐ). Điều này thể hiện </i>

trách nhiệm của NSDLĐ trong việc chấp hành, tuân thủ quy định về bảo đảm điều kiện ATVSLĐ cho người học nghề, tập nghề, thử việc nhưng quy định không đề cập đến trách nhiệm của NSDLĐ khi xảy ra BNN. Thêm vào đó, khoản 3 Điều 70 Luật ATVSLĐ

<i>đề cập rằng “học sinh, sinh viên, người học nghề trong thời gian thực hành, học nghề, </i>

<i>tập phải tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề”. Như vậy, giữa NSDLĐ và “học sinh, sinh viên, người học nghề” có sự ràng </i>

buộc quyền và nghĩa vụ với nhau: một bên (NSDLĐ) phải đảm bảo thực hiện các hành động theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo ATVSLĐ như việc đặt ra quy định, nội

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

quy nơi làm việc; một bên (“học sinh, sinh viên, người học nghề”) phải tuân thủ các quy định được đặt ra đó. Việc này thể hiện mối quan hệ “quản lý”, “điều hành” giữa NLĐ với “học sinh, sinh viên, người học nghề”. Tuy nhiên, trách nhiệm của NSDLĐ khi phát sinh BNN chưa được đặt ra, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhóm “học sinh, sinh viên, người học nghề”. Bởi nếu có tồn tại yếu tố có hại trong điều kiện lao động của cơ sở giáo dục, dạy nghề thì bản thân “học sinh, sinh viên, người học nghề” cũng tiếp xúc và có khả năng mắc bệnh khi làm việc trong mơi trường đó. Hoặc, nếu đặc điểm công việc mà NLĐ nhận công việc về làm tại nhà có yếu tố gây BNN thì họ cũng có khả năng mắc bệnh. Nếu loại trừ trách nhiệm của NSDLĐ trong những trường hợp này thì sẽ khơng hợp lý. Ngồi ra, có thể thấy với nhóm đối tượng NSDLĐ chỉ có quyền “quản lý”, “điều hành” mà khơng đáp ứng đủ cả ba tiêu chí “quản lý”, “điều hành”, “giám sát” thì quy định pháp luật không đặt ra trách nhiệm đối với NLĐ bị BNN.

Mặt khác, cũng cần xem xét tại sao lại có sự khác nhau trong quy định về ATVSLĐ đối với nhóm “học nghề, tập nghề, thử việc”. NSDLĐ có trách nhiệm đảm bảo thực hiện trách nhiệm ATVSLĐ với cả nhóm “học nghề, tập nghề, thử việc” nhưng chỉ có “người học nghề” mới đặt ra nghĩa vụ tuân thủ quy định về ATVSLĐ. Để giải thích sự khác nhau thì xem xét định nghĩa của “học nghề”, “tập nghề” và “thử việc” tại

<i>BLLĐ 2019. Theo đó, quy định rằng: “học nghề để làm việc cho người sử dụng lao </i>

<i>động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc”, “tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc”, “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc” (Điều 24, Điều 61 BLLĐ 2019). Như vậy, sự khác nhau giữa </i>

“học nghề”, “tập nghề”, “thử việc” nằm ở quy chế pháp lý chứ không đề cập đến sự khác nhau ở “nơi làm việc”. Nghĩa là, NSDLĐ đều có quyền sắp xếp người “học nghề”, “tập nghề”, “thử việc” tại nơi làm việc mà NSDLĐ có quyền quản lý, giám sát, điều hành. Nếu tồn tại điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp phát sinh tác động đến họ thì xét thấy rằng NSDLĐ cũng cần phải chịu trách nhiệm bởi họ đã không đảm bảo được ATVSLĐ tại nơi làm việc. Tại pháp luật của một số quốc gia, họ cũng cơng nhận BNN đối với nhóm người “thử việc”. Cụ thể, Điều 2 Đạo luật TNLĐ và BNN bang Québec

<i>(Canada) quy định về NLĐ được bồi thường BNN như sau: “Người lao động có nghĩa </i>

<i>là một thể nhân làm việc cho người sử dụng lao động để hưởng thù lao theo hợp đồng lao động hoặc học nghề”. Ngoài ra, Điều 46 Đạo luật bang Québec (Canada) quy định </i>

<i>về bồi thường thu nhập như sau: “Một người lao động khơng cịn được tuyển dụng khi </i>

<i>xuất hiện chấn thương nghề nghiệp có quyền được bồi thường thu nhập thay thế nếu anh ta không thể tiếp tục công việc mà anh ta thường làm. Theo mục đích của Đạo luật </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>này, việc làm đó trở thành việc làm của anh ta”. Từ những vấn đề trên, xét thấy cần có </i>

cơ chế trách nhiệm của NSDLĐ đối với người học nghề, tập nghề, thử việc một cách hợp lý khi BNN phát sinh do điều kiện lao động có hại tác động tới họ.

<i><b>1.3.2. Nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ cơ bản trong quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp </b></i>

Các nguyên tắc cơ bản của chế độ BNN được xem xét dựa trên các nguyên tắc

<i><b>cơ bản của lĩnh vực ATVSLĐ, được quy định tại Điều 5 Luật ATVSLĐ. Cụ thể: (i) bảo đảm quyền của NLĐ được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ. (ii) tuân thủ đầy đủ các </b></i>

biện pháp ATVSLĐ trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phịng ngừa, loại

<i><b>trừ, kiểm sốt các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong q trình lao động. (iii) tham </b></i>

vấn ý kiến tổ chức cơng đồn, tổ chức đại diện NSDLĐ, Hội đồng về ATVSLĐ các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về ATVSLĐ. Có thể thấy rằng, bắt nguồn từ nguyên lý “việc phòng ngừa bao giờ cũng hiệu quả, ít tốn kém hơn việc khắc phục”, các nguyên tắc trong chế độ BNN luôn đề cao sự chủ động đảm bảo thực hiện quy định ATVSLĐ. Trong q trình thực hiện, việc này khơng chỉ là trách nhiệm của riêng NSDLĐ mà còn là trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành, trách nhiệm của Nhà nước với vai trị hỗ trợ, khuyến khích, hướng dẫn. Sự góp sức của các bên liên ngành nhằm hướng tới một mục tiêu chung và là mục tiêu quan trọng nhất, đó là bảo vệ sức khỏe NLĐ, tạo điều kiện để NLĐ được thực hiện quyền làm việc, quyền được sống, được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể.

Trong QHLĐ, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia. Thông thường, HĐLĐ sẽ là căn cứ để ghi nhận, xác định quyền và nghĩa của NSDLĐ và NLĐ. Các quyền và nghĩa vụ được xác lập trên cơ sở thỏa thuận của các bên, tuy nhiên cũng cần đáp ứng việc tuân thủ quy định pháp luật. Khi nhắc tới chế độ BNN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong QHLĐ cũng chính là quyền và nghĩa vụ cơ bản liên quan đến lĩnh vực ATVSLĐ. Điều 6 và Điều 7 Luật ATVSLĐ đã liệt kê một số quyền, nghĩa vụ của NSDLĐ, NLĐ, cơ bản như sau:

<i><b>Thứ nhất, đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ: (i) NLĐ có quyền được bảo đảm </b></i>

các điều kiện làm việc cơng bằng, ATVSLĐ trong q trình lao động, tại nơi làm việc. NSDLĐ có quyền yêu cầu NLĐ phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo

<i><b>đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; (ii) NLĐ có quyền được cung cấp thông tin đầy đủ về </b></i>

các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống;

<i><b>được đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ; (iii) NSDLĐ có trách nhiệm và NLĐ có quyền </b></i>

đối với việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện BNN; được đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN; được hưởng đầy đủ chế độ BNN; được trả phí khám

<i><b>giám định thương tật, bệnh tật do BNN; (iv) NLĐ được bố trí cơng việc phù hợp sau khi </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i><b>điều trị ổn định do bị BNN cho NLĐ; (v) NLĐ được khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện </b></i>

theo quy định của pháp luật.

<i><b>Thứ hai, đối với NLĐ làm việc khơng theo HĐLĐ có quyền sau đây: (i) được </b></i>

làm việc trong điều kiện ATVSLĐ và được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện

<i><b>để làm việc trong môi trường ATVSLĐ; (ii) tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục </b></i>

về công tác ATVSLĐ; được huấn luyện ATVSLĐ khi làm các cơng việc có u cầu

<i><b>nghiêm ngặt về ATVSLĐ; (iii) khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp </b></i>

luật.

<i><b>Thứ ba, đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ sẽ có quyền </b></i>

và nghĩa vụ về ATVSLĐ như hai trường hợp trên.

Như vậy có thể thấy rằng, nghĩa vụ đảm bảo điều kiện ATVSLĐ tại nơi làm việc đã trở thành nhiệm vụ xuyên suốt quá trình quản lý của NSDLĐ. Điều này là phù hợp với xu hướng của thế giới, đại diện cho sự phát triển của một xã hội dân chủ, bình đẳng, bác ái. Trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) đã khẳng định quyền con người rằng: ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể (Điều 3). Việc NSDLĐ phải tuân thủ các cam kết, quy định nhằm đảm bảo quyền con người của NLĐ được thực hiện thông qua việc bảo vệ, tạo điều kiện an toàn tối đa trong mơi trường lao động để NLĐ có thể an tâm thực hiện công việc. Trong 50 năm qua, quyền được làm việc trong điều kiện bảo đảm an tồn về sức khỏe đã được quốc tế cơng nhận là quyền cơ bản của con người. Năm 1966, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa đã cơng nhận quyền được hưởng điều kiện làm việc thuận lợi, cụ thể là làm việc trong mơi trường lành mạnh và an tồn<small>28</small>. Các quy định yêu cầu NSDLĐ thực hiện biện pháp phòng ngừa, thực hiện đảm bảo môi trường ATVSLĐ cho NLĐ hướng tới việc phát triển môi trường làm việc bền vững; bảo vệ NLĐ khỏi các nguy cơ và rủi ro nghề nghiệp.

<i><b>1.4. Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế và một số quốc gia trên thế giới </b></i>

<i><b>1.4.1. Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế </b></i>

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được thành lập vào năm 1919 nhằm liên kết các Chính phủ, giới sử dụng lao động và các Cơng đồn để thống nhất hành động vì cơng bằng xã hội và điều kiện sống tốt hơn cho mọi nơi trên thế giới. Ngày 10/5/1944, tại Hội nghị toàn thể của ILO, kỳ họp thứ 26 ở Philadelphia, Mỹ, đã thông qua Bản Tun ngơn về tơn chỉ, mục đích của ILO, khẳng định lại những nguyên tắc cơ bản, làm

<small>28 Preamble and Article 7(b) of the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, 1966. Recognition of the right to a safe and healthy working environment as a fundamental human right has been advanced by declarations adopted at the World Congress on Safety and Health at Work. The Seoul Declaration on Safety and Health at Work of 2008 recalls that the right to a safe and healthy working environment should be recognized as a fundamental human right, and this was reiterated in the Istanbul Declaration on Safety and Health of 2011. </small>

</div>

×