Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Về Tên Miền Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 80 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : LUẬT QUỐC TẾ </b></i>

Trưởng nhóm: Bùi Trung Hiếu

<b>Mã số cơng trình :………. </b>

<i>( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b>THUỘC NHÓM NGÀNH : LUẬT QUỐC TẾ </b></i>

Trưởng nhóm: Bùi Trung Hiếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU ... 1</b>

<b>Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÊN MIỀN VÀ QUYỀN SỬ DỤNG TÊN MIỀN ... 5</b>

<b>1.1. Khái quát về tên miền ... 5</b>

<i>1.1.1. Định nghĩa ... 5</i>

<i>1.1.2. Cấu trúc ... 7</i>

<i>1.1.3. Đặc điểm của tên miền ... 8</i>

<b>1.2. Xác lập và chấm dứt quyền sở hữu và sử dụng tên miền ... 12</b>

<i>1.2.1. Đăng ký tên miền ... 12</i>

<i>1.2.2. Chuyển giao tên miền ... 14</i>

<i>1.2.3. Thu hồi tên miền ... 15</i>

<b>1.3. Các cơ quan trong quan hệ về tên miền ... 16</b>

<i>1.3.1. Các tổ chức quản lý về tên miền ... 17</i>

<i>1.3.2. Nhà đăng ký tên miền và nhà bán lẻ tên miền ... 18</i>

<i>1.3.3. Nhà cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp về tên miền ... 19</i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 21</b>

<b>Chương 2. CÁC VẤN ĐỀ TỐ TỤNG TRONG PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÊN MIỀN VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ... 22</b>

<b>2.1. Giới thiệu về phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền ... 22</b>

<i>2.1.1. Khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền ... 22</i>

<i>2.1.2. Lịch sử và ý nghĩa phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền ... 23</i>

<i>2.1.3. Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền ... 25</i>

<b>2.2. Nguồn luật trong giải quyết tranh chấp về tên miền ... 28</b>

<i>2.2.1. Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (UDRP) ... 28</i>

<i>2.2.2. Các biến thể của UDRP ... 29</i>

<i>2.2.3. Các nguồn khác ... 32</i>

<b>2.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp về tên miền ... 33</b>

<i>2.3.1. Khởi kiện ... 33</i>

<i>2.3.2. Thụ lý và chuẩn bị xét xử ... 36</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>2.4. Thực trạng và kiến nghị cho Việt Nam ... 41</b>

<i>2.4.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp về tên miền tại Việt Nam ... 41</i>

<i>2.4.2. Kiến nghị đối với phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền ... 43</i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 46</b>

<b>Chương 3. CÁC VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG TRONG PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÊN MIỀN VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ... 47</b>

<b>3.1. Tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu hiệu của nguyên đơn ... 47</b>

<i>3.1.1. Nhãn hiệu của nguyên đơn ... 47</i>

<i>3.1.2. Trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn ... 49</i>

<b>3.2. Bị đơn không có quyền và lợi ích chính đáng đối với tên miền ... 52</b>

<i>3.2.1. Bị đơn khơng kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ thực chất ... 52</i>

<i>3.2.2. Bị đơn không được biết đến phổ biến thông qua tên miền ... 53</i>

<i>3.2.3. Bị đơn không sử dụng hợp lý tên miền ... 54</i>

<b>3.3. Tên miền được đăng ký và sử dụng với dụng ý xấu ... 56</b>

<i>3.3.1. Dấu hiệu về dụng ý xấu ... 57</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

ACPA <sup>Đạo luật chống đầu cơ tên miền của Hoa Kỳ </sup>(Anticybersquatting Consumer Protection Act)

ccTLD <sup>Tên miền cấp cao nhất của quốc gia </sup>(country code Top-Level Domain) DNDR <sup>Phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền </sup>

(Domain Name Dispute Resolution) DRP <sup>Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền </sup>

(Domain Name Dispute Resolution Policy) DRS <sup>Chính sách dịch vụ giải quyết tranh chấp </sup>

(Dispute Resolution Service Policy)

(generic Top-Level Domain) ICANN <sup>Tập đoàn Internet Cấp Số và Tên miền </sup>

(Internet Corporation for Assigned Names and Numbers)

(Uniform Rapid Suspension System) WIPO <sup>Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới </sup>

(World Intellectual Property Organization)

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Hiện nay với sự phát triển liên tục của khoa học và công nghệ, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù các quốc gia có thể ban hành những văn bản pháp luật nhằm bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi quốc gia mình nhưng với sự hiện diện của tồn cầu hóa, biện pháp này có thể còn chưa đáp ứng hết tất cả yêu cầu đặt ra. Cụ thể, điều này đúng đối với môi trường mạng – một không gian tách biệt với địa lý tự nhiên của thế giới.

Trên không gian mạng, các chủ thể được định danh bởi một dãy số, được gọi là địa chỉ IP. Tuy nhiên do một dãy số thường khó nhớ và khó sử dụng nên để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm trên khơng gian mạng, một công cụ định danh khác được ra đời – tên miền. Một mặt, tên miền là một công cụ hữu dụng do được cấu tạo từ các từ ngữ thơng thường và có quy luật nhất định, phản ánh chủ thể kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ được cung cấp hoặc các chỉ dẫn khác. Mặt khác, tên miền lại có thể trở thành đối tượng của các tranh chấp vì khi này, nhiều chủ thể có thể cùng cho rằng mình có quyền đối với một tên miền.

Thực tế cho thấy một hiện tượng diễn ra phổ biến là hiện tượng đầu cơ tên miền. Đầu cơ tên miền là việc một chủ thể đăng ký tên miền với hy vọng bán lại tên miền đó với giá cao hơn. Mặc dù đầu cơ tên miền thuần túy không xấu nếu chỉ xảy ra với những từ ngữ chung, nhưng hiện tượng đăng ký tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu lại là một hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên khơng gian mạng. Với tốc độ phát triển của Internet và khả năng dễ dàng đăng ký tên miền, hành vi đầu cơ tên miền được thực hiện tràn lan và do đó đặt ra nhu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo vệ trước hành vi xâm phạm này.

Trước thực trạng đó, câu hỏi được đặt ra là liệu các phương thức giải quyết tranh chấp tại Việt Nam hiện tại có đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp hay không. Theo pháp luật Việt Nam, tranh chấp tên miền được giải quyết thơng qua Tịa án, trọng tài thương mại hoặc hòa giải. Tuy nhiên, phương thức trọng tài và hịa giải thường khơng phải các phương thức phù hợp để giải quyết tranh chấp đối với hiện tượng đầu cơ tên miền do bên có tên miền và bên có nhãn hiệu bị xâm phạm khơng có mối quan hệ hợp đồng. Đối với việc khởi kiện tại Tòa án thì chi phí, thời gian, thủ tục tố tụng lại khơng phù hợp với một tài sản có “thời hạn sử dụng” ngắn và dễ bị xâm phạm như tên miền. Do đó, vấn đề được đặt ra là Việt Nam cần một cơ chế để giải quyết các tranh chấp đối với tên miền “.vn” mà mình quản lý sao cho đáp ứng được sự nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, giúp các chủ thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách kịp thời. Hiện nay một mơ hình được sử dụng phổ biến là Chính sách giải quyết tranh

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

chấp về tên miền thống nhất (UDRP) mà từ đó, các quốc gia ban hành các chính sách giải quyết tranh chấp cho tên miền quốc gia của mình. Đây là những kinh nghiệm cho Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu và căn cứ vào thực tiễn tại Việt Nam để hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp tên miền.

Vì các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền và kinh nghiệm cho Việt Nam” để nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấp này. Dựa vào việc khái quát các quy định trên thế giới, tác giả hướng đến cung cấp một cái nhìn tổng quan về giải quyết tranh chấp về tên miền, đồng thời phân tích những quy định của UDRP để từ đó rút ra những kiến nghị hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

Hiện nay đã có nhiều tài liệu trong nước nghiên cứu về tranh chấp đối với tên miền nhưng số lượng các nghiên cứu tập trung về áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp ngồi tịa án cịn chưa nhiều.

<i>- Nguyễn Cao Hoàng Ngân (2016), Những vấn đề pháp lý về tên miền và mối </i>

<i>liên hệ với quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, </i>

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Bài viết đã thể hiện sự khái quát đối với các vấn đề pháp lý được đặt ra đối với tên miền, cũng như trực trạng giải quyết tranh chấp tên miền trong nước và ngoài nước. Bài viết cũng chỉ ra được sự hiện diện và tác động của UDRP trong việc giải quyết tranh chấp tên miền toàn thế giới.

<i>- Mai Đại Dương (2021), Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền, Khóa </i>

luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Bài viết đã giải quyết các vấn đề nội dung liên quan đến sự xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền dưới góc độ xét xử tại Tịa án. Bài viết khơng xốy sâu vào những quy định của UDRP mà tập trung vào pháp luật Việt Nam và đưa ra một số so sánh với UDRP.

<i>- Nguyễn Thị Hồng Linh (2014), Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến </i>

<i>nhãn hiệu, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết đã tiếp cận vấn đề tên </i>

miền từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm cả đăng ký, sử dụng và giải quyết tranh chấp. Bài viết giới hạn phạm vi chủ yếu đối với pháp luật Việt Nam nhưng đã có một số so sánh với UDRP để đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Phạm Thị Hồng Mỵ (2018), “Bình luận án: Đăng ký, sử dụng tên miền trùng

<i>hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu”, Nghề luật, 8. Bài viết đã phân tích việc áp </i>

dụng pháp luật của Tòa án Việt Nam trong trường hợp tên miền xâm phạm đến nhãn hiệu. Bên cạnh đó, bài viết cũng so sánh việc áp dụng pháp luật với UDRP để làm rõ hơn sự khác biệt trong quy định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>- Torsten Bettinger và Allegra Waddell, Domain Name Law and Practice: An </i>

<i>International Handbook, Oxford University Press, Oxford. Cuốn sách đã cung cấp </i>

toàn diện các tri thức về tên miền và giải quyết tranh chấp về tên miền từ nhiều góc độ, bao gồm cả lý thuyết và thực tiễn. Cuốn sách cũng tiếp cận vấn đề tên miền từ quá khứ đến hiện tại, từ các tên miền dùng chung đến các tên miền quốc gia.

<b>3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài </b></i>

Tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm các mục đích sau:

- Thứ nhất, hệ thống hóa về việc phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp riêng biệt, có bản chất và đặc điểm riêng biệt. Điều này đạt được thông qua việc nghiên cứu các quy định khác nhau liên quan đến tên miền có cùng một căn cứ phát sinh.

- Thứ hai, phân tích và đánh giá các quy định các vấn đề về tố tụng và nội dung của UDRP để xem xét khả năng tiếp thu giải quyết tranh chấp đối với tên miền “.vn”.

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nhóm tác giả đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hoặc các giải pháp tương ứng về vấn đề này.

<i><b>3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu </b></i>

Về phạm vi không gian, tác giả tập trung nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam nhưng có đối chiếu với các quy định nước ngồi. Trên khơng gian Internet, phạm vi đặt ra là đối với các tranh chấp về tên miền cấp cao nhất dùng chung và tên miền “.vn”.

Về phạm vi thời gian, tác giả nghiên cứu đối với giai đoạn từ 1999 đến nay. Năm 1999 là thời điểm UDRP được ban hành và áp dụng trên thế giới và nhìn chung trong suốt giai đoạn này, UDRP khơng có nhiều thay đổi.

Về phạm vi nội dung, tác giả tập trung vào UDRP mà khơng phân tích chun sâu đối với các quy định tương tự.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

Để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:

<i>Thứ nhất, phương pháp phân tích và tổng hợp: Trong quá trình thực hiện đề tài, </i>

tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích khái niệm, lý luận về tên miền. Những vấn đề khái quát này có giá trị sử dụng xuyên suốt bài viết, và nhiều lập luận được dựa trên các khía cạnh như đặc điểm của tên miền. Tác giả hướng đến cung cấp những thông tin cần thiết để người đọc hiểu rõ nhất về nội dung được đề cập tại Chương 1. Ngoài ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

tại các Chương 2 và 3, việc phân tích cịn có ý nghĩa làm rõ các quy định về tố tụng và nội dung.

<i>Thứ hai, phương pháp so sánh, đối chiếu: Tác giả đã thực hiện việc so sánh, đối </i>

chiếu UDRP với các quy định khác, bao gồm các quy định áp dụng cho tên miền cấp cao nhất dùng chung, các quy định biến thể từ UDRP, và pháp luật Việt Nam. Bên cạnh so sánh pháp luật, nhóm tác giả còn đối chiếu trong thực tiễn xét xử thông qua UDRP với các bản án của Việt Nam. Tác giả hướng đến chỉ ra không chi về sự khác biệt trong quy định mà còn các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt, để từ đó làm nổi bật lên ý nghĩa của các quy định. Từ đó, tác giả cũng làm rõ những điểm mạnh và điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam, cũng như khả năng tương thích trong việc tiếp thu phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền. Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 2 và Chương 3.

<b>5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài </b>

Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài hướng đến cung cấp cơ sở lý luận về tên miền và phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền. Thơng qua đó, người đọc có cái nhìn bao qt về đặc điểm của phương thức này.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có giá trị để kế thừa phát triển và xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp về tên miền tại Việt Nam. Bên cạnh đó, những người hành nghề cũng có thể tham khảo cách một phán quyết được xây dựng để làm phong phú thêm hiểu biết về phương thức giải quyết tranh chấp này.

<b>6. Bố cục của đề tài </b>

Đề tài được chia làm ba chương:

Chương 1: Khái quát về tên miền và quyền sử dụng tên miền.

Chương 2: Các vấn đề về tố tụng trong phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền và kinh nghiệm cho Việt Nam.

Chương 3: Các vấn đề về nội dung trong phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền và kinh nghiệm cho Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÊN MIỀN VÀ QUYỀN SỬ DỤNG TÊN MIỀN 1.1. Khái quát về tên miền </b>

<i>1.1.1. Định nghĩa </i>

Về mặt từ nguyên, “tên miền” có thể được hiểu là cách gọi (tên) một khu vực cụ thể (miền) trên không gian mạng Internet. Mặc dù cách định nghĩa này phản ánh được bản chất của tên miền, nhưng đối với người sử dụng thông thường, khái niệm “miền” cũng lại là một đối tượng cần được định nghĩa. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cần có một định nghĩa tiếp cận dưới một góc độ thơng dụng hơn để người dùng có thể dễ dàng nắm bắt.

Dưới góc độ chức năng của tên miền, Tập đoàn Internet Cấp Số và Tên miền

<i>(ICANN) đã định nghĩa: “Tên miền cơ bản là địa chỉ của một cá nhân hoặc một tổ </i>

<i>chức trên Internet. Đó là nơi mà người khác có thể tìm thấy bạn trên đó và cũng có thể trở thành định danh trực tuyến của bạn”.</i><small>1</small> Với định nghĩa này, ICANN nhấn mạnh thêm về hai chức năng cơ bản của một tên miền: công cụ định vị (địa chỉ, nơi mà người khác có thể tìm thấy bạn) và công cụ định danh (định danh trực tuyến của bạn).

Khái niệm “công cụ định vị” đặt quan hệ tên miền với các chủ thể khác trong xã hội. Khi một người trên internet tìm kiếm một ai đó thơng qua tên miền, họ sẽ được dẫn chính xác tới chủ thể đó, tương tự như khi tìm kiếm một địa chỉ nhà. Ngay cả khi ngôi nhà (trang web) được sơn hay trang trí lại thì tên miền cũng không thay đổi.<small>2</small> Bên cạnh tên miền, địa chỉ giao thức mạng (Internet Protocol address – “địa chỉ IP”) cũng là một công cụ định vị trên internet đối với các chủ thể. Địa chỉ IP là một công cụ định vị được cấu thành từ một dãy các số. Có hai phiên bản địa chỉ IP: IPv4 và IPv6. Đối với phiên bản IPv4, địa chỉ IP được cấu thành từ dãy 4 số từ 0 đến 255, mỗi số cách nhau bằng một dấu chấm (“.”). Đối với phiên bản IPv6, địa chỉ IP được cấu thành từ một dãy 8 số, mỗi số có giá trị từ 0 đến FFFF<small>3</small> theo hệ thập lục phân và các số cách nhau bằng dấu hai chấm (“:”). Về cơ bản, chức năng định vị của tên miền và địa chỉ IP là như nhau: mỗi địa chỉ duy nhất chỉ dẫn đến một chủ thể, và bất kể người dùng gõ tên miền hay địa chỉ IP vào thanh tìm kiếm thì đều đến được chủ thể mong muốn.<small>4</small>

<small>1</small><i><small> Nguyễn Cao Hoàng Ngân (2016), Những vấn đề pháp lý về tên miền và mối liên hệ với quyền sở hữu </small></i>

<i><small>trí tuệ theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 7–8. </small></i>

<small>2</small><i><small> “About Domain Names”, ICANN, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 3/8/2023). </small>

<small>3 Trong hệ thập lục phân, số FFFF tương ứng với số 65.535 trong hệ thập phân. </small>

<small>4 Thực tế, do có đồng thời hai cơng cụ định danh nên Hệ thống máy chủ tên miền (DNS) được sử dụng để chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại. Torsten Bettinger (2015), “Structure and Organization of </small>

<i><small>the Domain Name System”, trong Torsten Bettinger và Allegra Waddell, Domain Name Law and Practice: An </small></i>

<i><small>International Handbook, Oxford University Press, Oxford, đoạn IA.03. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Ngược lại với công cụ định vị, “công cụ định danh” đặt quan hệ của tên miền với bản thân người đăng ký và sử dụng tên miền đó. Cụ thể, “công cụ định danh” thể hiện qua việc người sở hữu tên miền có thể xây dựng trên đó các giá trị như thương hiệu, uy tín,… Đây cũng là điểm khác nhau giữa tên miền và địa chỉ IP. Mặc dù địa chỉ IP cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm một chủ thể, nhưng người sở hữu tên miền không được lựa chọn địa chỉ IP của mình, và người truy cập cũng khơng nhìn các giá trị như uy tín của tổ chức thơng qua địa chỉ IP. Trong một số định nghĩa khác, đặc trưng “cơng cụ định danh” cịn được thể hiện qua các cụm từ như “tên thân thiện”.<small>5</small> Do các ký tự bằng chữ thường có quy luật, giúp người tìm kiếm có thể dễ dàng nhớ và sử dụng, nên tên miền trở thành công cụ định vị “thân thiện” hơn.

Ngồi ra, định nghĩa “tên miền” cịn có thể được tiếp cận dưới góc độ hình thức thể hiện và nguồn gốc. Tên miền có thể được hiểu là “những từ ngữ và ký tự mà người sở hữu trang web đặt cho địa chỉ Internet của mình”.<small>6</small> Bên cạnh việc xác định được tên miền được thể hiện bằng từ ngữ và ký tự, định nghĩa trên còn nhấn mạnh vào đặc trưng khác của tên miền – được người sở hữu trang web đặt. So với địa chỉ IP được cấp bởi ICANN, tên miền có thể do người sở hữu lựa chọn và đăng ký, cũng như thay đổi. Mặc dù địa chỉ IP cũng có thể thay đổi nhưng điều này không ảnh hưởng đến tên miền, và vẫn đảm bảo một tên miền tương ứng với một và chỉ một địa chỉ IP.

Để đáp ứng việc điều chỉnh các vấn đề về tên miền, pháp luật của Việt Nam

<i>cũng có định nghĩa về tên miền. Theo đó, tên miền là “tên được sử dụng để định danh </i>

<i>địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm”.</i><small>7</small> Đối với quy định này, nhà làm luật nhấn mạnh vào chức năng “công cụ định danh” và biểu hiện của tên miền. Cần lưu ý rằng chức năng “công cụ định vị” thực chất vẫn được nhắc tới dưới góc độ “địa chỉ Internet” nên thực tế định nghĩa này vẫn đáp ứng đủ hai chức năng cơ bản của tên miền. Bên cạnh hai khía cạnh trên, quy định còn đặt ra vấn đề về biểu hiện của tên miền là “các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm”. Tuy nhiên, phần quy định này lại không tạo ra sự phân biệt giữa tên miền và địa chỉ IP. Bởi lẽ, địa chỉ IPv4 cũng được dùng để định danh địa chỉ internet và cũng được cấu tạo từ những dãy ký tự (vì các chữ số 0, 1, 2,… cũng là ký tự) cách nhau bằng dấu chấm.

<small>5</small><i><small> Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) tên miền là “tên thân thiện của các địa chỉ Internet và </small></i>

<i><small>thường được sử dụng để tìm các Website”. “Frequently Asked Questions: Internet Domain Names”, WIPO, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 3/8/2023). </small>

<small>6</small><i><small> Bryan A. Garner và Henry Campbell Black (2009), Black’s Law Dictionary, West, St. Paul, MN, tr. 557. Nguyên văn: “Domain name. The words and characters that website owners designate for their registered </small></i>

<i><small>Internet addresses”. </small></i>

<small>7 Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Mặc dù trên thế giới ngày nay tồn tại rất nhiều định nghĩa về tên miền, với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung ngoại diên của khái niệm này là thống nhất. Do đó, tác giả sẽ khơng đưa ra định nghĩa riêng mà dựa trên định nghĩa

<i>của WIPO rằng tên miền là “tên thân thiện của các địa chỉ Internet và thường được sử </i>

<i>dụng để tìm các trang web”. 1.1.2. Cấu trúc </i>

Tên miền có một cấu trúc có tính cấp bậc, bao gồm tên miền cấp cao nhất, tên miền cấp 2 và các tên miền cấp dưới. Tương ứng với các cấp bậc của tên miền là cấp bậc trong quyền quản lý đổi với tên miền.<small>8</small> Cụ thể, người sở hữu tên miền cấp trên có thể gán hoặc ủy quyền đối với việc tạo, sửa đổi hoặc xóa bỏ đối với tất cả các tên miền con. Cụ thể cấu tạo của tên miền như sau:

Tền miền cấp cao nhất (TLD) bao gồm hai loại cơ bản: tên miền cấp cao nhất dùng chung (generic Top-Level Domains – “gTLDs”, như “.org” và “.edu”)<small>9</small> và tên miền cấp cao nhất của quốc gia (country-code Top-Level Domain – “ccTLDs”, như “.vn”).<small>10</small> Ngoài ra, ccTLD và chỉ ccTLD mới có cấu trúc hai chữ cái (ví dụ, ngay cả khi “.ai” được sử dụng cho trang web về trí tuệ nhân tạo thì đây vẫn là ccTLD của Anguilla, hay “.tv” dành cho Tuvalu).<small>11</small> Các TLD thường được xác định trước và chủ thể khi đăng ký tên miền chỉ có thể lựa chọn trong danh mục có sẵn. Bên cạnh đó ICANN cịn trực tiếp cấp phát tên miền chung trực tiếp cho một số chủ thể nhất định (ví dụ CNN và Google lần lượt có thể sử dụng “.cnn” và “.google” thay cho “.com”).<small>12</small>

Tên miền cấp hai<small>13</small> nằm trực tiếp bên trái tên miền cấp cao nhất, được ngăn cách bởi dấu chấm “.” và tương tự, tên miền cấp dưới nằm trực tiếp bên trái tên miền cấp trên. Khác với tên miền cấp cao nhất, tên miền cấp hai và các tên miền cấp dưới thường chứa bộ phận tên do người dùng đặt, thường là tên tổ chức, cá nhân hoặc sản

<small>8</small><i><small> “About Domain Names”, tlđd 2. </small></i>

<small>9 Tại thời điểm ban đầu (trước năm 2000) chỉ có bảy gTLD, và con số này được mở rộng đến 22 gTLD </small>

<i><small>vào năm 2012. Hiện tại (năm 2023) đã có hơn 1200 gTLD do chương trình ủy quyền gTLD của ICANN. Xem </small></i>

<small>Torsten Bettinger (2015), “Original gTLDs: Registration Procedures, Registration Agreements, and Dispute </small>

<i><small>Resolution”, trong Torsten Bettinger và Allegra Waddell, Domain Name Law and Practice: An International </small></i>

<i><small>Handbook, Oxford University Press, Oxford, đoạn IC.04. </small></i>

<small>10 Thuật ngữ “tên miền con” để chỉ tên miền cấp liền dưới một tên miền cấp trên. Ví dụ, tên miền cấp hai “.edu.vn” là tên miền con của tên miền cấp cao nhất “.vn”; tên miền cấp ba “hcmulaw.edu.vn” là tên miền con của tên miền cấp hai “.edu.vn”. </small>

<small>11</small><i><small> Xem Torsten Bettinger (2015), “The European Top-level Domain ‘.eu’”, trong Torsten Bettinger và Allegra Waddell, Domain Name Law and Practice: An International Handbook, Oxford University Press, </small></i>

<small>Oxford. </small>

<small>12</small><i><small> Nguyễn Cao Hoàng Ngân, tlđd 1, tr. 10. </small></i>

<small>13 Nếu hiểu một cách nghiêm ngặt, tên miền cấp 2 trong ví dụ trên đầy đủ là “.edu.vn” vì thành phần “.edu” cần được hiểu được chứa trong tên miền cấp cao nhất “.vn”. Mặc dù cùng là “.edu” nhưng tên miền cấp 2 “.edu.vn” và “.edu.org” là hồn tồn khác nhau. Do đó, khi so sánh tên miền cấp dưới của các địa chỉ web khác nhau, cần lưu ý các tên miền cấp cao hơn của chúng phải giống nhau. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

phẩm họ cung cấp (ví dụ như “icann.org” cho ICANN). Bên cạnh đó, chủ sở hữu tên miền cấp hai có thể tạo ra các tên miền con của tên miền đó (ví dụ chủ sở hữu tên miền “google.com” có thể tạo ra “scholar.google.com”).<small>15</small> Chính vì thế, các chủ thể có thể dễ dàng nhớ và nhận dạng địa chỉ web của một tổ chức nào đó.

Cần lưu ý rằng tên miền không phải là địa chỉ web, mà chỉ là một bộ phận của địa chỉ web. Địa chỉ web, hay hệ thống định vị tài nguyên thống nhất (Uniform

<i>Resource Locator – “URL”) là một công cụ để truy xuất một tài nguyên cụ thể trên </i>

internet. URL bao gồm 3 phần chính: giao thức mạng (protocol), tên miền và thư mục con (Subdirectory). Có thể so sánh URL giống như thơng tin về vị trí của một món đồ trong căn nhà, cịn tên miền giống địa chỉ của căn nhà đó.<small>16</small> Khác với tên miền, URL không dùng để dẫn tới một chủ thể trên internet mà dẫn tới một tài nguyên.<small>17</small>

<i>1.1.3. Đặc điểm của tên miền </i>

<i>a) Tên miền tồn tại trên internet, không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia hay lĩnh vực hoạt động </i>

Xuất phát từ bản chất của tên miền là một công cụ để định vị chủ thể trên khơng gian internet thì việc sử dụng tên miền ln gắn liền với sự có mặt của internet. Thiếu đi internet, tên miền mất đi tất cả các đặc tính cịn lại. Do đó, internet là mơi trường tồn tại của tên miền. Và vì khơng gian mạng internet tồn tại tách biệt với thế giới thực, thể hiện qua việc các chủ thể ở toàn thế giới đều truy cập vào cùng một hệ thống internet nên tên miền cũng không chịu sự giới hạn như biên giới quốc gia hay lĩnh vực hoạt động.<small>18</small> Điều này dẫn đến hai ý nghĩa:

<i>Thứ nhất, các nguyên tắc trong tên miền được áp dụng một cách toàn cầu. </i>

Nguyên tắc đăng ký đầu tiên đảm bảo tại một thời điểm, khơng thể có hai tên miền giống nhau cho hai chủ thể khác nhau.<small>19</small> Điều này đúng bất kể người đăng ký tên miền đăng ký tại Nhà đăng ký của Việt Nam hay Nhật Bản. Do đó, khác với nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” trong luật sở hữu trí tuệ bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, các nguyên tắc đối với tên miền được áp dụng chung toàn cầu.

<small>14</small><i><small> Nguyễn Cao Hoàng Ngân, tlđd 1, tr. 8. </small></i>

<small>15 A. Michael Froomkin (2002), “ICANN’s Uniform Dispute Resolution Policy--Causes and (Partial) </small>

<i><small>Cures”, Brooklyn Law Review, 67(3), tr. 617. </small></i>

<small>16 Ben Duchesney (2018), “What is the Difference Between a Domain Name and a Website URL?”, </small>

<i><small>Domain.com, [ (truy cập ngày </small></i>

<small>16/8/2023). </small>

<small>17</small><i><small> Như trên. </small></i>

<small>18</small><i><small> Nguyễn Thị Hồng Linh (2014), Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, Luận văn </small></i>

<small>thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 15. 19</small><i><small> Như trên, tr. 14. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Thứ hai, tên miền có thể được truy cập hoặc sử dụng trên tồn thế giới.</i> Mặc dù một số tên miền cấp cao nhất (như “.aero”, “.int”…) đặt ra yêu cầu về lĩnh vực hoạt động, hay một số gTLD đặt ra yêu cầu về mối liên hệ đối với quốc gia, nhưng điều này khơng có nghĩa việc truy cập tên miền cũng bị giới hạn bởi lĩnh vực hay biên giới đó. Các Nhà quản lý tên miền khác nhau có thể đặt ra các điều kiện đăng ký tên miền nhưng khi đưa vào sử dụng, tên miền này vẫn sẽ nằm trong mạng lưới internet toàn cầu. Các tên miền khác nhau vẫn có thể được liên kết với nhau, tương tác, cạnh tranh với nhau mà không phụ thuộc vào tên miền cấp cao nhất. Vì vậy, tên miền cũng không bị giới hạn bởi lĩnh vực hoạt động hay biên giới quốc gia.<small>21</small>

Chính vì sự chênh lệch giữa phạm vi của tên miền và nhãn hiệu nên quy định của quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ khơng đủ để giải quyết các vấn đề liên quan đến xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền (ví dụ, hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể được thực hiện trên các ccTLD mà nhãn hiệu khơng được bảo hộ). Nếu khơng dựa trên tính tồn cầu của tên miền mà chỉ dựa vào bảo hộ sở hữu trí tuệ thì khó có thể bảo vệ được chủ sở hữu nhãn hiệu, ngay cả khi nhãn hiệu được đăng ký quốc tế. Đây cũng là lý do khiến cho việc bảo vệ nhãn hiệu đối với xâm phạm bằng tên miền tại Tòa án quốc gia trở nên khó khăn.<small>22</small> Do đó, giải quyết tranh chấp về tên miền địi hỏi một cơ chế mang tính toàn cầu.

<i>b) Tên miền là một dấu hiệu phân biệt có tính duy nhất trên tồn cầu </i>

<i>Dấu hiệu phân biệt: Giống như tên thương mại, tên miền cũng do người sở hữu </i>

tên miền đặt và thông thường chứa hai bộ phận: thành phần tên riêng, được dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ mình cung cấp với một chủ thể khác và thành phần chung. Đối với tên miền, thành phần chung có thể là TLD (“.com” trong “google.com”) – những thành tố mà chủ sở hữu khơng có tồn quyền quyết định,<small>23</small> và thành phần tên riêng có thể là SLD và tên miền cấp dưới – những thành tố mà chủ sở hữu được quyết định.<small>24</small> Song khác với tên thương mại, tính chất dấu hiệu phân biệt của tên miền mặc dù tập trung vào thành tố tên riêng nhưng điều này khơng có nghĩa các thành phần như tên miền cấp cao nhất khơng thể đóng góp vào khả năng phân biệt. Bởi lẽ, một số tên

<small>20</small><i><small> Mihaela Maravela (2021), “Applicable Law in Domain Name Arbitrations”, Romanian Arbitration </small></i>

<i><small>Journal / Revista Romana de Arbitraj, 15(1), tr. 95. </small></i>

<small>21</small><i><small> Mai Đại Dương (2021), Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền, Khóa luận tốt nghiệp, Trường </small></i>

<small>Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 31. 22</small><i><small> Mihaela Maravela, tlđd 20, tr. 96. </small></i>

<small>23 Đỗ Văn Đại và Nguyễn Ngọc Hồng Phượng (2013), “Điều kiện từ chối đăng ký, sử dụng tên miền”, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

miền như “viac.vn” của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và “viac.eu” của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Viên có thể được phân biệt dựa trên ccTLD “.vn” và “.eu”. Mặc dù tên miền cấp cao nhất thường khơng đóng góp vai trò trong xác định tên riêng của tên miền, nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu bỏ qua khả năng này. Trong một số trường hợp, các tên miền như “b.mw” vẫn có thể được coi là xâm phạm đến nhãn hiệu BMW, ngay cả khi thành phần SLD chỉ bao gồm chữ cái “b”, còn ccTLD là “.mw” của Malawi.<small>25</small> Đây cũng là lý do trong bản Tổng quan 3.0 của WIPO về UDRP, vấn đề xem xét TLD được giải thích một cách chi tiết hơn.<small>26</small>

<i>Tính duy nhất: Khác với các chuỗi ký tự thông thường để chỉ sự vật, sự việc, </i>

một tên miền là một công cụ định vị. Cụ thể, tên miền khi được tìm kiếm trên internet sẽ dẫn đến một dịch vụ cụ thể, có thể là một trang web hoặc một email… Mỗi tên miền đều dẫn và chỉ dẫn đến một địa chỉ duy nhất. Cũng chính vì lẽ đó, chủ thể quản lý về tên miền không thể để hiện tượng một tên miền gắn với hai chủ thể khác nhau. Điều này đã tạo ra tính duy nhất của tên miền. Do cách hình thành tên miền nên một khi một tên miền được đăng ký ở đâu thì mặc nhiên tên miền đó sẽ khơng thể được đăng ký ở bất cứ đâu trên thế giới nữa. Đây chính là đặc tính kỹ thuật của tên miền. Cụ thể, nếu một tên miền, ví dụ như “icann.org” đã được đăng ký thì trên thế giới khơng thể tồn tại một “icann.org” thứ hai. Tuy nhiên, điều này sẽ không loại trừ sự tồn tại của một “icann.com” hay “icann.net”.

<i>c) Tên miền là một tài sản vơ hình xuất phát từ hợp đồng dân sự </i>

Thực tiễn trên thế giới cho thấy, tính chất tài sản của tên miền hiện nay khơng hồn tồn được thống nhất.<small>27</small> Tên miền có thể được coi là tài sản “lưỡng tính”, vì một mặt, tên miền chỉ phát sinh trên cơ sở hợp đồng giữa người đăng ký với Nhà đăng ký, nhưng đồng thời, một khi tài sản này phát sinh, chủ sở hữu tên miền có quyền ngăn cản người khác sử dụng tên miền của mình theo pháp luật.<small>28</small>

<i>Tài sản vơ hình: Mặc dù bản thân “tên miền” có thể được thấy bằng mắt nhưng </i>

chỉ tồn tại trong các ký tự được mã hóa, khơng thể được chiếm hữu một cách vật lý. Theo pháp luật Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) đã có quy định “tài

<small>25</small><i><small> Phán quyết số DMW2015-0001 ngày 22/09/2015 của WIPO Arbitration and Mediation Center có tại </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 2/8/2023). 26</small><i><small> Xem Mục 1.11 Tổng quan WIPO về Quan điểm Hội đồng WIPO đối với một số câu hỏi UDRP, tái </small></i>

<small>bản lần thứ 3 (Tổng quan WIPO) [WIPO Overview of WIPO Panel Views on Selected UDRP Questions, Third Edition (“WIPO Overview 3.0”)]. Điều này được thể hiện tại vấn đề phát sinh khi Hoa Kỳ đã phải đối mặt với </small>

<i><small>tên miền cấp cao nhất “.sucks”. Xem thêm Jerome O’Callaghan và Paula O’Callaghan (2019), “Courts, Trademarks, and the ICANN Gold Rush: No Free Speech in Top Level Domains”, Loyola of Los Angeles </small></i>

<i><small>Entertainment Law Review, 40(1), tr. 142. </small></i>

<small>27</small><i><small> Xem Frederick M. Abbott (2013), “On the Duality of Internet Domain Names: Propertization and Its Discontents”, New York University Journal of Intellectual Property and Entertainment Law, 3(1), tr. 30. </small></i>

<small>28</small><i><small> Như trên. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

sản” bao gồm cả “quyền tài sản” và do đó, tên miền hồn tồn có thể được coi là một dạng quyền tài sản vì khả năng có thể được trị giá bằng tiền. Khả năng có thể được trị giá bằng tiền đã được thể hiện thông qua một số văn bản pháp luật như Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg ngày 01/7/2014, khi nhắc đến việc “chuyển nhượng tên miền”.<small>30</small>Tương tự như tên thương mại hay nhãn hiệu, người dùng có thể dựa vào tên miền để tìm đến hàng hóa, dịch vụ của một tổ chức nào đó. Trên thực tế cũng đã có các thương vụ chuyển nhượng tên miền, mà điển hình là việc Tập đồn cơng nghệ BKAV mua thành công tên miền “bkav.com” với giá 2,3 tỷ đồng.<small>31</small> Trước thời điểm Quyết định 38/2014/QĐ-TTg có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân chỉ có thể là đơn vị sử dụng tên miền dưới sự cấp phép của VNNIC mà khơng có quyền định đoạt như chuyển nhượng tên miền.<small>32</small> Song ngay cả hiện nay, các quy định liên quan đến tính chất tài sản của tên miền vẫn chưa hoàn thiện. Bởi lẽ, khi chủ thể đăng ký tên miền chết, pháp luật không quy định việc thừa kế sẽ được thực hiện như thế nào.<small>33</small> Trên thực tế, người thừa kế phải chờ tên miền hết hạn và sau đó đăng ký lại thì mới có thể sử dụng tên miền một cách chính thức.<small>34</small>

<i>Tên miền là kết quả của hợp đồng dân sự: Khác với các tài sản trí tuệ trong luật </i>

sở hữu trí tuệ, tên miền được xác lập trên cơ sở một hợp đồng dân sự mà không trên cơ sở hành chính. Đây cũng là sự khác biệt chủ yếu giữa tên miền và các quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, hợp đồng về đăng ký tên miền luôn được xác lập giữa người đăng ký và Nhà đăng ký tên miền,<small>35</small> ngay cả khi người đăng ký đã đăng ký thơng qua Nhà bán lẻ.<small>36</small> Cũng vì tên miền là kết quả của hợp đồng dân sự nên ngay cả khi một người đăng ký nhãn hiệu đối với tên miền của mình (ví dụ, đăng ký nhãn hiệu đối với “hcmulaw.vn”) thì cũng khơng có ý nghĩa đối với tên miền. Bởi lẽ, cơ quan đăng ký

<small>29 Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015. </small>

<small>30 Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg Quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet. </small>

<small>31</small><i><small> Nguyễn Cao Hoàng Ngân, tlđd 1, tr. 17. </small></i>

<small>32</small><i><small> Nguyễn Thị Hồng Linh, tlđd 18, tr. 55. </small></i>

<small>33</small><i><small> Như trên, tr. 57–58. </small></i>

<small>34 Trên thế giới, một số Nhà cung cấp cho phép những người thừa kế được nhận thừa kế đối với tên </small>

<i><small>miền khi xuất trình được những chứng từ phù hợp. Xem “If the Domain Owner Dies”, IONOS Help, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>35 Lê Thị Thu Hà và Đào Kim Anh, “Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất và những </small>

<i><small>vấn đề đặt ra với doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 15(247), tr. 44. Ngoài ra trong một số </small></i>

<small>trường hợp, Nhà quản lý tên miền cũng có thể trực tiếp làm thủ tục đăng ký. 36</small><i><small> Mai Đại Dương, tlđd 21, tr. 36. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

nhãn hiệu khơng có quyền cấp tên miền, và cơ quan đăng ký tên miền chỉ đăng ký dựa trên nguyên tắc đăng ký đầu tiên.<small>37</small>

<b>1.2. Xác lập và chấm dứt quyền sở hữu và sử dụng tên miền </b>

Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về chế độ sở hữu tên miền mặc dù pháp luật đã công nhận tên miền là một dạng tài sản. Khoản 1 Điều 68 Luật Công nghệ

<i>thông tin quy định “tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tên miền cấp dưới của tên </i>

<i>miền quốc gia Việt Nam “.vn” là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia”. Các </i>

quy định pháp luật của Việt Nam cũng thống nhất sử dụng cụm từ “sử dụng tên miền” mà không sử dụng cụm từ “sở hữu tên miền”. Song, dưới góc độ tên miền nói chung (gTLD và ccTLD nước ngồi), cá nhân, tổ chức vẫn có thể sở hữu tên miền thơng qua việc đăng ký. Do đó, trong phạm vi bài viết, tác giả sử dụng cụm từ “sở hữu tên miền” để chỉ chung các chủ thể được ghi nhận đã đăng ký tên miền.

<i>1.2.1. Đăng ký tên miền </i>

<i>Nguyên tắc: Nguyên tắc cơ bản trong đăng ký tên miền là nguyên tắc ưu tiên </i>

(đăng ký đầu tiên). Nhà đăng ký tên miền nhìn chung sẽ không xem xét sự xung đột quyền lợi giữa người đăng ký tên miền với các bên thứ ba mà chỉ quan tâm tên miền đó được đăng ký chưa.<small>38</small> Điều này phù hợp với chức năng cơ bản của Nhà đăng ký, cũng như các Nhà quản lý tên miền, bởi lẽ Nhà quản lý tên miền chỉ đảm bảo khả năng kết nối của tên miền, mà khơng nhất thiết có chức năng giải quyết tranh chấp. Nhận thức được điều này, chính sách của ICANN cũng yêu cầu các Nhà đăng ký phải thu thập và lưu giữ công khai thông tin liên lạc của những người sở hữu tên miền trên cơ sở dữ liệu WHOIS để thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết.<small>39</small>

<i>Điều kiện: Điều kiện đăng ký tên miền bao gồm tên miền phải chưa được đăng </i>

ký và các điều kiện khác được đặt ra bởi Nhà quản lý tên miền. Đối với các gTLD dùng chung như “.com”, “.net” hay “.org”, mặc dù tên gọi xuất phát từ các từ tiếng Anh liên quan đến doanh nghiệp nhưng bất kể chủ thể nào trên thế giới cũng có thể đăng ký.<small>40</small> Đối với các gTLD khác hoặc đối với các ccTLD, chủ thể đăng ký có thể bị giới hạn. Ví dụ, gTLD “.edu” chịu sự kiểm sốt của Chính phủ Hoa Kỳ và dành riêng cho các đại học, cao đẳng tại Hoa Kỳ và cùng các đối tác thương mại. Đối với ccTLD, phụ thuộc vào mức độ yêu cầu của Nhà quản lý, có thể chia các mơ hình quản lý

<small>37 Tuy nhiên vẫn cần khẳng định rằng chủ sở hữu nhãn hiệu hồn tồn có thể đăng ký nhãn hiệu đối với </small>

<i><small>tên miền. Xem thêm Phán quyết số D2000-0505 ngày 04/08/2000 của WIPO Arbitration and Mediation Center </small></i>

<i><small>có tại [ (truy cập ngày 3/8/2023). </small></i>

<small>38</small><i><small> Torsten Bettinger, tlđd 9, đoạn IC.11. </small></i>

<small>39</small><i><small> Như trên. </small></i>

<small>40</small><i><small> Như trên, đoạn IC.10. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

ccTLD làm bốn nhóm: khơng giới hạn, giới hạn một phần, giới hạn và khơng gắn với lãnh thổ.<small>41</small> Trong đó, đa phần các quốc gia lựa chọn quản lý giới hạn một phần bằng cách đặt ra yêu cầu về hiện diện (sinh sống, kinh doanh, có trụ sở,…) tại quốc gia có ccTLD, nhưng khơng u cầu về quyền sở hữu trí tuệ đối với tên miền.<small>42</small>

<i>Thủ tục đăng ký: Để đăng ký tên miền, người đăng ký chỉ cần đáp ứng các điều </i>

kiện được đặt ra, thực hiện cung cấp các thông tin cần thiết tới Nhà đăng ký hoặc nhà bán lẻ tên miền, và thanh tốn phí đăng ký.<small>43</small> Phí đăng ký ccTLD nhìn chung phụ thuộc vào giá thị trường và có thể dao động từ hồn tồn miễn phí (“.tk” của Tokelau) đến hàng trăm đơ-la hàng năm đối với các ccTLD có thể tiếp thị với một thị trường nhất định (như “.ai” của Anguilla, “.tv” của Tuvalu).<small>44</small> Người đăng ký cũng có thể lựa chọn thời hạn cho tên miền mình đăng ký, và thường thời hạn này là một năm.

Nhìn chung, thủ tục đăng ký tại Việt Nam hiện nay khá tương đồng với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam hiện nay cũng áp dụng mơ hình giới hạn một phần đối

<i>với việc đăng ký ccTLD “.vn”. Cụ thể, Việt Nam áp dụng một quy định về “không </i>

<i>xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có trước ngày đăng ký” (khoản 3 Điều 68 Luật Công nghệ thông tin 2006). Quy định này khác với một số </i>

ccTLD như “.au” của Úc khi người đăng ký phải chứng minh mối liên hệ với quốc gia.<small>45</small> Về lý thuyết, quy định trên bao hàm việc cơ quan đăng ký có thể từ chối đăng ký tên miền xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành không hướng dẫn các quy định về thủ tục từ chối mà dẫn chiếu ngược lại quy định của Luật Công nghệ thông tin<small>46</small> nên quy định này vẫn cịn chưa hồn tồn được áp dụng trên thực tế.<small>47</small> Ngoài ra, quy định sửa đổi năm 2022 của điểm d khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ (LSHTT) khơng cịn xác định hành vi đăng ký tên miền xâm phạm là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

<small>41</small><i><small> Torsten Bettinger (2015), “Country Code Top-level Domain”, trong Torsten Bettinger và Allegra Waddell, Domain Name Law and Practice: An International Handbook, Oxford University Press, Oxford, đoạn </small></i>

<small>IE.11-16. Khơng giới hạn đăng ký là mơ hình mà người đăng ký không cần đáp ứng bất kỳ điều kiện nào ngoài việc tên miền chưa được đăng ký và không vi phạm điều cấm hay trái đạo đức xã hội. Giới hạn một phần là mơ hình mà người đăng ký chỉ cần đáp ứng một số điều kiện, mà chủ yếu là mối liên hệ đối với quốc gia có ccTLD. Giới hạn đăng ký là mơ hình mà người đăng ký cần chứng minh quyền của mình đối với tên miền được đăng ký. Khơng gắn với lãnh thổ là mơ hình mà Nhà đăng ký khơng gắn với chính phủ quốc gia và do đó khơng vận hành theo cơ chế đăng ký mà theo cơ chế mua – bán như trong quan hệ hợp đồng. </small>

<small>42</small><i><small> Như trên, đoạn IE.12. </small></i>

<small>43</small><i><small> Nguyễn Thị Hồng Linh, tlđd 18, tr. 20–21. </small></i>

<small>44</small><i><small> Torsten Bettinger, tlđd 41, đoạn IE.17. </small></i>

<small>45</small><i><small> Alistair Payne và David Fixler (2015), “Australia ('.au’)”, trong Torsten Bettinger và Allegra Waddell, </small></i>

<i><small>Domain Name Law and Practice: An International Handbook, Oxford University Press, Oxford, đoạn AU.08. </small></i>

<small>46 Điều 68 Luật Công nghệ thông tin 2006. </small>

<small>47</small><i><small> Xem Điều 12 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT. Xem thêm Đỗ Văn Đại và Nguyễn Ngọc Hồng Phượng, tlđd 23. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>1.2.2. Chuyển giao tên miền </i>

Chuyển giao tên miền (transfer) là việc quyền sở hữu tên miền đồng thời chấm dứt ở chủ thể này và được xác lập bởi một chủ thể khác. Chuyển giao tên miền thường xuất phát từ hai nguyên nhân: chuyển nhượng tên miền và buộc chuyển giao tên miền.

<i>Chuyển nhượng tên miền: Chuyển nhượng tên miền là việc chủ sở hữu tên miền </i>

bán quyền sở hữu tên miền cho một bên thứ ba. Tên miền được chuyển nhượng có thể cịn hạn hoặc hết hạn, nhưng phải đã được đăng ký.<small>48</small> Theo quy định của ICANN, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký hoặc chuyển nhượng lần cuối cùng, tên miền không thể được chuyển nhượng.<small>49</small> Để chuyển nhượng tên miền, chủ sở hữu tên miền cần liên hệ với Nhà đăng ký tên miền của mình để thực hiện thơng báo và xác nhận chuyển giao. Tên miền được chuyển nhượng sẽ tiếp tục thời hạn đăng ký và được cộng thêm một năm, nhưng tổng thời hạn cịn lại của tên miền khơng được quá mười năm.<small>50</small> Một vấn đề pháp lý được đặt ra là liệu việc chuyển nhượng tên miền có cấu thành sự “đăng ký” hay không. Vấn đề này sẽ được phân tích ở Chương 2.

Chuyển nhượng tên miền là một cách để các chủ thể khai thác giá trị của tên miền. Thông thường, giá trị của hợp đồng chuyển nhượng tên miền lớn hơn rất nhiều giá trị của hợp đồng đăng ký tên miền. Như đã đề cập, tên miền “bkav.com” đã được mua lại với giá 2,3 tỷ đồng (khoảng 100.000 USD), cịn thơng thường giá đăng ký tên miền chỉ dao động trong khoảng 100 USD. Nguyên nhân là do tên miền trong mua bán thường là tên miền đẹp, cụ thể, được các chủ thể mua và bán lại với giá cao, còn giá tên miền đăng ký thì được cố định. Giá của tên miền thường cao đối với các tên miền ngắn, dễ nhớ và thường có tính chung chung. Ngồi ra các chủ thể đầu cơ tên miền nhằm bán lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu cũng đưa ra mức giá cao nhưng do hành vi này trái pháp luật và quy định của ICANN nên không được coi là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

<i>Buộc chuyển giao tên miền: Đây là một trong số các biện pháp khắc phục </i>

nguyên đơn có thể yêu cầu trong thủ tục UDRP, theo đó, theo quyết định của Hội đồng hành chính, tên miền sẽ được chuyển giao từ bị đơn sang nguyên đơn. Hiện nay, vấn đề về khả năng Tòa án buộc chuyển giao tên miền còn chưa rõ ràng trên cả phương diện quốc tế và Việt Nam. Pháp luật Việt Nam không ghi nhận về biện pháp buộc chuyển giao tên miền. Trước đây, tiểu mục 2.1 Chương IV Thông tư 10/2008/TT-

<small>48</small> <i><small> “FAQs for Registrants: Domain Name Renewals and Expiration - ICANN”, ICANN, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 31/7/2023). </small>

<small>49</small> <i><small> Mục II.C.2 Chính sách chuyển nhượng ICANN. “Transfer Policy”, ICANN, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 31/7/2023). 50</small><i><small> Như trên. Mục I.A.8 Chính sách chuyển nhượng ICANN. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

BTTTT có liệt kê các biện pháp xử lý tên miền tranh chấp nhưng trong đó khơng có buộc chuyển giao tên miền mà chỉ có thu hồi tên miền và ưu tiên nguyên đơn đăng ký lại. Mặc dù quy định trên đã hết hiệu lực và khơng có quy định thay thế nhưng thực tiễn xét cử cho thấy, Tòa án vẫn đưa ra quyết định dựa trên hướng này.<small>52</small>

<i>1.2.3. Thu hồi tên miền </i>

Thu hồi tên miền (cancellation) là việc khiến tên miền chấm dứt tồn tại, và do đó tất cả quyền sở hữu đối với tên miền sẽ bị chấm dứt. Cần phân biệt tên miền bị thu hồi và tên miền hết hạn. Khi tên miền hết hạn, chủ sở hữu tên miền có thể gia hạn tên miền trong thời hạn tạm ngừng hoạt động. Kết thúc thời hạn này, chủ sở hữu tên miền có thêm 30 ngày để chuộc lại (redeem) tên miền đó. Chỉ khi kết thúc thời hạn chuộc (Redemption Grace Period)<small>53</small>, tên miền mới có thể bị thu hồi do hết hạn. Tương tự như chuyển giao tên miền, thu hồi tên miền cũng có thể dựa trên hai căn cứ: hồn trả tên miền và buộc thu hồi tên miền.

<i>Hoàn trả tên miền: Tương tự như việc đăng ký tên miền, nếu chủ sở hữu tên </i>

miền không mong muốn tiếp tục sử dụng tên miền, họ có thể yêu cầu hoàn trả tên miền. Đối với tên miền “.vn”, người sử dụng tên miền có quyền làm đơn đề nghị hồn trả tên miền “.vn” theo Phụ lục 5 Thơng tư 24/2015/TT-BTTTT, và gửi đến Nhà đăng ký tên miền.

<i>Buộc thu hồi tên miền: Trái lại với việc chủ động hoàn trả tên miền, chủ sở hữu </i>

tên miền có thể bị buộc thu hồi tên miền. Đối với tên miền “.vn”, các trường hợp thu hồi tên miền được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT. Theo đó, tên miền có thể bị thu hồi: theo quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật; vì lợi ích quốc gia cơng cộng; theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan công an; vì khơng nộp phí duy trì đúng thời hạn u cầu…<small>54</small>

<small>51 Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT Quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. </small>

<small>52</small><i><small> Xem Bản án số 28/2019/KDTM-ST ngày 24/07/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.. Xem </small></i>

<i><small>thêm Bản án số 52/2011/KDTM-PT ngày 29/3/2011 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, có trong Đỗ Văn Đại và Nguyễn Ngọc Hồng Phượng, tlđd 23. </small></i>

<small>53</small><i><small> “FAQs for Registrants: Domain Name Renewals and Expiration - ICANN”, tlđd 48. Xem thêm điểm </small></i>

<small>d khoản 1 Điều 12 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT (sửa đổi, bổ sung 2022) về trường hợp thu hồi tên miền “.vn”: </small>

<i><small>“Sau 25 ngày, kể từ ngày tạm ngừng hoạt động tên miền quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư này, chủ thể đăng ký tên miền khơng nộp phí duy trì tên miền theo quy định”. </small></i>

<small>54</small><i><small> Nguyễn Thị Hồng Linh, tlđd 18, tr. 17–18. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>1.3. Các cơ quan trong quan hệ về tên miền </b>

<i>Hình 1: Quan hệ giữa các chủ thể<small>55</small></i>

A: ICANN giao quyền quản lý TLD cho Nhà quản lý.

B: Nhà quản lý ký hợp đồng công nhận (Registrar's Accreditation Agreement – RAA) với Nhà đăng ký (có điều khoản buộc Nhà đăng ký đưa điều khoản giải quyết tranh chấp vào mẫu hợp đồng đăng ký tên miền).

C: Nhà quản lý (hoặc ICANN) ban hành chính sách giải quyết tranh chấp về tên miền và trao quyền cho Nhà cung cấp giải quyết tranh chấp.

D: Nhà cung cấp chuyển phán quyết cho Nhà đăng ký để thi hành.

E: Người đăng ký ký hợp đồng đăng ký tên miền với Nhà đăng ký (có điều khoản giải quyết tranh chấp).

F: Nhà đăng ký thi hành phán quyết đối với bị đơn. G: Nguyên đơn lựa chọn Nhà cung cấp để khởi kiện.

<small>55</small><i><small> Xem thêm Andrew Christie (2002), “The ICANN Domain-Name Dispute Resolution System as a </small></i>

<i><small>Model for Resolving Other Intellectual Property Disputes on the Internet”, Journal of World Intellectual </small></i>

<i><small>Property, 5(1), tr. 112. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>1.3.1. Các tổ chức quản lý về tên miền </i>

<i>a) Tập đoàn Internet Cấp Số và Tên miền (ICANN) </i>

Tập đoàn Internet Cấp Số và Tên miền (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers – “ICANN”) được thành lập vào năm 1998, có nhiệm vụ quản lý và đưa ra các quy định điều chỉnh hệ thống tên miền.<small>56</small> Cụ thể, các vấn đề được quản lý bao gồm: quản lý Hệ thống máy chủ tên miền (DNS), gán địa chỉ IP, và quản lý hệ thống các gTLD và ccTLD.<small> 57</small> Mặc dù ICANN được coi là cơ quan quản lý cao nhất về tên miền nhưng chức năng hoạt động của ICANN chỉ nằm trong phạm vi việc đảm bảo khả năng kết nối toàn cầu đối với tên miền.<small> 58</small> ICANN hướng đến nguyên tắc chung trong thế giới Internet là tự điều tiết và do đó chỉ đưa ra các tiêu chuẩn ở mức tối thiểu, như việc không quy định về điều khoản và điều kiện để giao tên miền cấp quốc gia (ccTLD) mà mỗi quốc gia sẽ tự quyết định cách quản lý đối với tên miền quốc gia mình.<small>59</small> Đối với chức năng ban hành quy tắc, ICANN cũng chỉ ban hành các quy tắc đối với những vấn đề cấp thiết mang tính tồn cầu.<small>60</small> Trong số các quy tắc được ban hành,<small>61</small> Chính sách Giải quyết tranh chấp về tên miền Thống nhất (UDRP) được coi là một trong những thủ tục giải quyết tranh chấp ngồi Tịa án, đặc biệt trong giải quyết tranh chấp trực tuyến, có tác động mạnh mẽ nhất.<small>62</small>

<i>b) Nhà quản lý về tên miền khác </i>

Nhà quản lý tên miền (Registry) là các tổ chức chịu trách nhiệm cho việc ghi nhận các tên miền đã đăng ký dưới mỗi tên miền cấp cao nhất. Quyền và nghĩa vụ của Nhà quản lý tên miền bao gồm: (i) ban hành quy định đăng ký tên miền; (ii) chấp nhận yêu cầu đăng ký tên miền từ Nhà đăng ký tên miền; (iii) duy trì cơ sở dữ liệu các thông tin liên quan đến tên miền; và (iv) cung cấp máy chủ để ban hành tập tin vùng lên

<small>56 Torsten Bettinger và Volker Greimann (2015), “Organizational Structure and Functions of the </small>

<i><small>Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN)”, trong Torsten Bettinger và Allegra Waddell, </small></i>

<i><small>Domain Name Law and Practice: An International Handbook, Oxford University Press, Oxford, đoạn IB.01. </small></i>

<small>57</small><i><small> Alan Davidson (2009), “Chapter 8: Domain Names”, trong The Law of Electric Commerce, </small></i>

<small>Cambridge University Press, tr. 135. </small>

<small>58</small><i><small> Xem Mục 1.1 Nội quy ICANN. “Bylaws for Internet Corporation for Assigned Names and Numbers | </small></i>

<small>A California Nonprofit Public-Benefit Corporation” (2022), </small>

<i><small>[ (truy cập ngày 16/8/2023).. Xem thêm Alan Davidson, tlđd 57, tr. 135. </small></i>

<small>59 Harman Preet Singh (2018), “Domain Name Disputes and Their Resolution under UDRP Route: A </small>

<i><small>Review”, Archives of Business Research, 6(12), tr. 148. </small></i>

<small>60</small><i><small> Torsten Bettinger và Volker Greimann, tlđd 56, đoạn IB.01. </small></i>

<small>61 Quyền của ICANN được ban hành chính sách dựa trên quyền thực tế (de facto) đối với các tài nguyên </small>

<i><small>Internet chính yếu. A. Michael Froomkin, tlđd 15, tr. 612. </small></i>

<small>62</small><i><small> Faye Fangfei Wang (2014), Law of electronic commercial transactions: contemporary issues in the </small></i>

<i><small>EU, US and China, Routledge, New York, tr. 280. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Internet. Các Nhà quản lý tên miền đối với gTLD phải có thỏa thuận với ICANN để có quyền quản lý.<small>64</small> Một số Nhà quản lý gTLD bao gồm: VeriSign đối với “.com”, Public Interest Registry đối với “.org”… Trái lại, việc quản lý ccTLD thì khơng bắt buộc phải có thỏa thuận với ICANN mà tùy thuộc vào quy định của quốc gia có tên miền. Ngồi ra, Nhà quản lý về tên miền cũng có thể ban hành chính sách giải quyết tranh chấp về tên miền đối với tên miền mình quản lý (ví dụ, Nominet ban hành DRS, InternetNZ ban hành .nz DRS,…). Do đó, dưới góc độ này, vai trị của Nhà quản lý tên miền có tính chất “lập pháp”.

Trước đây, các Nhà quản lý tên miền thường đặt ra các yêu cầu khiến việc đăng ký tên miền trở nên kém hấp dẫn như chứng minh việc không xung đột với nhãn hiệu của chủ thể khác.<small>65</small> Mặc dù cách này làm hạn chế đáng kể các vụ tranh chấp về tên miền nhưng đến thời đại bùng nổ của Internet hiện nay, các quy định này lại trở nên không phù hợp, buộc các quốc gia nới lỏng kiểm soát.<small>66</small>

Tại Việt Nam, Nhà quản lý tên miền là Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC). VNNIC là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện quản lý ccTLD “.vn” và một số SLD như “.com.vn” hay “.edu.vn”, nhưng khơng có thỏa thuận với ICANN. Một số quốc gia cùng mơ hình này bao gồm Trung tâm Internet Trung Quốc (CNNIC) trực thuộc Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc và quản lý “.cn”. Một số Nhà quản lý tên miền khác trên thế giới không trực thuộc cơ quan nhà nước mà thay vào đó là được sự ủy quyền của ICANN, như Nominet đối với “.uk”, InternetNZ đối với “.nz”,…

<i>1.3.2. Nhà đăng ký tên miền và nhà bán lẻ tên miền </i>

Nhà đăng ký tên miền (Registrar) và nhà bán lẻ tên miền (Reseller) đều là các doanh nghiệp mà tại đó khách hàng có thể đăng ký tên miền. Cũng vì vậy nên trong thực tiễn thơng thường cụm từ “Nhà đăng ký” có thể sử dụng để chỉ bao hàm cả hai chủ thể trên. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả sử dụng cụm từ Nhà đăng ký với nghĩa hẹp được đề cập dưới đây.

<small>63 Khi Nhà quản lý tên miền tiếp nhận quản lý đối với một tên miền cấp cao nhất thì sẽ tạo tệp vùng (zone file), cho phép máy tính trên tồn thế giới có thể kết nối với tên miền cấp cao nhất đó. Nhà quản lý tên miền sau đó sẽ ký kết hợp đồng với Nhà đăng ký tên miền để cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền. Torsten </small>

<i><small>Bettinger, tlđd 4, đoạn IA.07. </small></i>

<small>64 “GAC Principles and Guidelines for the Delegation and Administration of Country Code Top Level Domains - </small> <i><small>Role of Government or Public Authority” (2005), ICANN, </small></i>

<small>country-code-top-level-domains-role-of-government-or-public-authority] (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>[ A. Michael Froomkin, tlđd 15, tr. 619. </small></i>

<small>66</small><i><small> Torsten Bettinger, tlđd 41, đoạn IE.13. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Nhà đăng ký tên miền là những doanh nghiệp có thỏa thuận với ICANN về việc cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền. Điều khoản của việc đăng ký tên miền, bao gồm các vấn đề về phí, chuyển giao tên miền và gia hạn tên miền được quy định ở trong Thỏa thuận Đăng ký giữa Nhà đăng ký và người đăng ký. Do đó, Nhà đăng ký sẽ chịu trách nhiệm trước khách hàng là người đăng ký và trước ICANN. Tính đến tháng 7/2023 có 2658 Nhà đăng ký được cơng nhận bởi ICANN trên tồn thế giới và tại Việt Nam có 6 Nhà đăng ký.<small>67</small> Trong quan hệ về giải quyết tranh chấp về tên miền, Nhà đăng ký tên miền có vai trị thi hành quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc Hội đồng hành chính.

Nhà bán lẻ tên miền là những doanh nghiệp khơng có thỏa thuận với ICANN mà có thỏa thuận với Nhà đăng ký tên miền (reseller agreement) về việc cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền. Nhà bán lẻ tên miền chỉ chịu trách nhiệm trước Nhà đăng ký tên miền theo quan hệ hợp đồng mà không chịu trách nhiệm trước ICANN hay khách hàng. Thay vào đó, Nhà đăng ký là chủ thể chịu trách nhiệm đối với các tên miền được nhà bán lẻ cung cấp. Nhà bán lẻ cũng không trực tiếp gửi yêu cầu đăng ký tên miền đến Nhà quản lý tên miền, mà công việc này thuộc về Nhà đăng ký. Hiện nay tại Việt Nam có 4 nhà bán lẻ tên miền dành cho khách hàng trong nước<small>68</small> và 6 nhà bán lẻ tên miền dành cho khách hàng nước ngoài.

<i>1.3.3. Nhà cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp về tên miền </i>

Giống như phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, trong DNDR, một bên thứ ba sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, để Nhà cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp về tên miền (Provider – Nhà cung cấp) có thể giải quyết tranh chấp thì cần có thẩm quyền áp dụng chính sách giải quyết tranh chấp, mà cơ quan ban hành chính sách giải quyết tranh chấp thường là ICANN hoặc cơ quan quản lý tên miền. Do đó, Nhà cung cấp chỉ có thể giải quyết tranh chấp (i) về một tên miền cụ thể và (ii) bằng một chính sách cụ thể (iii) khi được sự chấp thuận của ICANN hoặc cơ quan quản lý tên miền đó.

Ví dụ, hiện nay WIPO được ICANN chấp thuận giải quyết các tranh chấp về đa số các gTLD bằng Chính sách Giải quyết tranh chấp về tên miền Thống nhất (UDRP). Do đó, người có nhãn hiệu bị xâm phạm bằng tên miền “.com” có thể khởi kiện tại WIPO theo thủ tục UDRP. Tuy nhiên, nếu tên miền bị tranh chấp thuộc ccTLD “.uk”

<i>thì người bị xâm phạm không thể khởi kiện tại WIPO theo thủ tục UDRP, vì “.uk” </i>

<small>67</small><i><small> “List of Accredited Registrars”, ICANN, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>68</small><i><small> Bao gồm VNPT, Viettel,… Xem “Nhà đăng ký”, Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC), </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

không thuộc danh mục các TLD được giải quyết bằng UDRP. Người bị xâm phạm

<i>cũng không thể khởi kiện tại WIPO theo thủ tục Hệ thống Đình chỉ Nhanh Thống nhất </i>

(URS) ngay cả khi tên miền bị tranh chấp thuộc “.com”, do WIPO khơng có thẩm quyền giải quyết theo chính sách này. Thơng thường, tranh chấp đối với ccTLD thì cơ quan được giao giải quyết bằng DNDR của quốc gia đó sẽ có thẩm quyền. Tuy nhiên bên cạnh đó, các trung tâm giải quyết tranh chấp gTLD kể trên cũng có thể có thẩm quyền nếu được quốc gia đó ủy quyền giải quyết ccTLD của quốc gia họ. Hiện nay có 81 tên miền quốc gia có thể được giải quyết tại WIPO, và 39 tên miền quốc gia được áp dụng DRP của quốc gia.<small>69</small>

Khác với trọng tài, việc xác định Nhà cung cấp sẽ không dựa vào sự thỏa thuận của các bên mà dựa trên lựa chọn của bên khởi kiện. Khi đó, nguyên đơn cần lựa chọn trong số các Nhà cung cấp có thẩm quyền để khởi kiện. Nếu TLD khơng có chính sách để áp dụng thì TLD đó khơng thể được giải quyết bằng phương thức DNDR. Ví dụ, hiện nay khơng có chính sách giải quyết tranh chấp tên miền “.vn” nên các tranh chấp tên miền “.vn” không thể được giải quyết bằng DNDR. Ngoài ra trên thế giới, một số Nhà quản lý tên miền cũng đồng thời là Nhà đăng ký tên miền và cũng là Nhà cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp, như Nominet.

<small>69</small><i><small> “Domain Name Dispute Resolution Service for Country Code Top Level Domains (ccTLDs)”, WIPO, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Tên miền là tên thân thiện của các địa chỉ Internet và thường được sử dụng để tìm các trang web. Tên miền bao gồm tên miền cấp cao nhất (TLD), tên miền cấp hai (SLD) và các tên miền cấp dưới, sắp xếp theo thứ tự từ phải sang trái. Có hai loại TLD cơ bản là TLD dùng chung (gTLD) và TLD của quốc gia (ccTLD). Hiện nay trên thế giới có hơn 1200 gTLD khác nhau và hơn 200 ccTLD. Một số gTLD phổ biến nhất bao gồm “.com”, “.net” và “.org”; còn một số ccTLD có thể trở nên phổ biến do tính đa nghĩa như “.ai”, “.co”, “.tv”. Đứng trước TLD là SLD – bộ phận thường chứa tên riêng, tên doanh nghiệp,… mà chủ sở hữu tên miền đặt. Một số đặc điểm của tên miền bao gồm: (i) tồn tại trên Internet tồn cầu; (ii) có thể là dấu hiệu phân biệt; và (iii) là tài sản vơ hình được hình thành từ hợp đồng.

Tên miền có thể được đăng ký, chuyển giao hoặc thu hồi. Nguyên tắc trong đăng ký tên miền là đăng ký đầu tiên. Để đăng ký tên miền, người đăng ký cần liên hệ với một Nhà đăng ký tên miền phù hợp. Tên miền cũng có thể được chuyển giao theo ý chí của chủ sở hữu tên miền hoặc theo các quy định có thể áp dụng. Giá trị hợp đồng chuyển nhượng tên miền có thể rất lớn, tùy thuộc tên miền đó. Chủ sở hữu tên miền cũng có thể tự hồn trả hoặc bị buộc thu hồi tên miền và điều này sẽ làm tên miền chấm dứt tồn tại.

Có ba nhóm cơ quan về tên miền cần lưu ý: các cơ quan quản lý tên miền, Nhà đăng ký tên miền, và nhà bán lẻ tên miền. Tổ chức quản lý tên miền và số hiệu thống nhất trên Internet (ICANN) là tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tên miền trên internet. Nhà quản lý tên miền là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý một hoặc một số TLD. Nhà đăng ký tên miền là tổ chức giúp người dùng đăng ký và quản lý tên miền. Nhà bán lẻ tên miền là tổ chức trung gian kết nối Nhà đăng ký và người đăng ký tên miền.

Hiện nay, tên miền là một tài sản quan trọng, giúp các doanh nghiệp và cá nhân tăng sự hiện diện trên internet và tạo dựng thương hiệu của mình. Do đó, pháp luật cần hướng tới điều chỉnh các quan hệ về tên miền để quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể được đảm bảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>Chương 2. CÁC VẤN ĐỀ TỐ TỤNG TRONG PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÊN MIỀN VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM </b>

<b>2.1. Giới thiệu về phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền </b>

<i>2.1.1. Khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền </i>

Phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền (Domain Name Dispute Resolution – “DNDR”) là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (ADR) được áp dụng riêng cho các tranh chấp về tên miền. Khác với các phương thức giải quyết tranh chấp như trọng tài hay hòa giải, phương thức DNDR chỉ áp dụng cho một nội dung tranh chấp – tên miền. Cần phân biệt DNDR dưới tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp riêng biệt vì có căn cứ áp dụng và thủ tục áp dụng riêng. Trong khi cụm từ “giải quyết tranh chấp về tên miền” nói chung có thể được hiểu là việc giải quyết bất kỳ tranh chấp nào (bằng tịa án, trọng tài, hịa giải…) mà có đối tượng bị tranh chấp là tên miền, thì DNDR cần được hiểu là một thủ tục riêng biệt chỉ được áp dụng duy nhất đối với tên miền.

Do hiện nay chỉ áp dụng cho một nội dung tranh chấp duy nhất, phương thức DNDR bên cạnh việc có một thủ tục riêng thì cịn thường có một hệ thống quy định nội dung riêng. Các quy định về thủ tục và nội dung này được gọi chung là chính sách giải quyết tranh chấp về tên miền (Domain Name Dispute Resolution Policy – “DRP”).

<i>Căn cứ áp dụng: Khác với các phương thức ADR khác, DNDR không áp dụng </i>

theo sự thỏa thuận của các bên. Căn cứ để DNDR được áp dụng là việc tên miền bị tranh chấp có DRP ban hành bởi Nhà quản lý tên miền.<small>70</small> Nếu quốc gia không công nhận việc áp dụng DNDR thì tranh chấp khơng thể được giải quyết theo phương thức này, tuy nhiên điều này không loại trừ các bên trong thủ tục trọng tài dẫn chiếu đến áp dụng các quy phạm của DRP.<small>71</small> Một số quốc gia không cho phép áp dụng DNDR bao gồm Áo,<small>72</small> Nga,<small>73</small> và Việt Nam. Ngoài ra, tên miền bị tranh chấp cần phải có DRP tương ứng thì mới có thể được áp dụng, và ngun đơn phải lựa chọn DRP tương ứng.

<i>Cơ sở phát sinh: Tương tự các phương thức giải quyết tranh chấp ngồi tịa án, </i>

DNDR cũng xuất phát dựa trên ngun tắc thỏa thuận trong dân sự. Tuy nhiên, thỏa thuận giải quyết tranh chấp về tên miền không xác lập giữa nguyên đơn và bị đơn (chủ

<small>70</small><i><small> Mihaela Maravela, tlđd 20, tr. 98–99. </small></i>

<small>71</small><i><small> Iouri Kobiako von Gamm và Natalia Gulyaeva (2015), “Russian Federation (‘.ru’ and ’.рф’)”, trong Torsten Bettinger và Allegra Waddell, Domain Name Law and Practice: An International Handbook, Oxford </small></i>

<small>University Press, Oxford, đoạn RU.26. </small>

<small>72 Áo đã từng cho phép áp dụng UDRP đối với “.at” vào năm 2003 nhưng cơ chế này đã bị bãi bỏ vào </small>

<i><small>năm 2008. Peter Burgstaller (2015), “Austria ('.at’)”, trong Torsten Bettinger và Allegra Waddell, Domain Name </small></i>

<i><small>Law and Practice: An International Handbook, Oxford University Press, Oxford, đoạn AT.15. </small></i>

<small>73</small><i><small> Iouri Kobiako von Gamm và Natalia Gulyaeva, tlđd 71, đoạn RU.26. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

sở hữu tên miền), mà xác lập giữa chủ sở hữu tên miền và Nhà đăng ký tên miền. Cụ thể, khi Nhà quản lý tên miền ban hành DRP, họ có thể buộc các Nhà đăng ký tên miền phải thêm điều khoản về giải quyết tranh chấp vào thỏa thuận đăng ký tên miền.<small>74</small> Các điều khoản của thỏa thuận đăng ký tên miền sẽ được áp dụng khi gia hạn, duy trì hoặc đăng ký tên miền.<small>75</small> Trên cơ sở đó, người cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có thể khởi kiện chủ sở hữu tên miền theo DNDR theo thủ tục được ghi nhận trong thỏa thuận tại một trong các trung tâm có thẩm quyền. Điều này cũng giúp phân biệt DNDR với các phương thức ADR khác như trọng tài vì theo định nghĩa “trọng tài” thì thỏa thuận phải được lập giữa các bên.<small>76</small>

<i>Nội dung tranh chấp: Thông thường, nguyên đơn trong phương thức DNDR </i>

khởi kiện để bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ, mà đặc biệt là các chỉ dẫn thương mại như tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, một số quyền lợi khác có thể được giải quyết bao gồm lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng. Trong trường hợp đó, quốc gia hoặc địa phương cũng có thể trở thành nguyên đơn.<small>77</small> Việt Nam cũng quy định trường hợp bảo vệ quyền lợi quốc gia Việt Nam tại Điều 12a Nghị định 72/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung 2018). Do các DRP thường không phân biệt việc áp dụng dành cho đối tượng quyền nào nên nhìn chung việc bảo vệ quyền lợi quốc gia cũng tương tự như trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

<i>2.1.2. Lịch sử và ý nghĩa phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền </i>

Phương thức DNDR là phương thức giải quyết tranh chấp tương đối mới. DNDR ra đời vào năm 1999, khi ICANN ban hành UDRP – chính sách đầu tiên dành cho phương thức DNDR. Trước khi UDRP ra đời, các tranh chấp về tên miền thường được giải quyết tại Tịa án mà khơng thể áp dụng trọng tài hay các ADR khác do các bên khơng có thỏa thuận. Hiện tượng đầu cơ tên miền xảy ra tràn lan và mặc dù một tên miền trị giá không lớn nhưng việc quá dễ để đăng ký tên miền đã đẩy số lượng tên miền xâm phạm lên rất cao và khiến các chủ sở hữu nhãn hiệu mất thời gian và chi phí, đơi khi ước tính có thể lên đến hàng tỷ đơ-la.<small>78</small> Trái lại, chi phí khởi kiện cho chủ sở hữu nhãn hiệu quá lớn và thời gian xử lý quá dài nên Tịa án khó có thể là nơi phù hợp để khởi kiện tranh chấp tên miền. Hơn nữa việc xác định thẩm quyền trong tranh chấp

<small>74</small><i><small> Torsten Bettinger, tlđd 41, đoạn IE.21. </small></i>

<small>75 Đoạn 2 Chính sách giải quyết tranh chấp về tên miền (UDRP). </small>

<small>76 Trọng tài là “phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của một hay nhiều bên thứ ba trung lập được thỏa thuận bởi các bên và đưa ra phán quyết ràng buộc”. Bryan A. Garner và Henry Campbell Black, </small>

<i><small>sđd 6, tr. 119. </small></i>

<small>77</small><i><small> Xem Phán quyết số D2000-0505 ngày 04/08/2000 của WIPO Arbitration and Mediation Center. </small></i>

<small>78 Catherine A. Shultz và Courtney A. Hofflander (2012), “Reverse Domain Name Hijacking and the Uniform Domain Name Dispute Resolution Policy: Systematic Weaknesses, Strategies for the Respondent, and </small>

<i><small>Proposed Policy Reforms”, Cybaris: An Intellectual Property Law Review, 4, tr. 224. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

tên miền cũng khó khăn vì Internet kết nối tồn thế giới và chủ thể xâm phạm có thể ở bất cứ đâu. Việc thi hành bản án, quyết định của Tịa án cũng khó khăn vì Tịa án có thể có thẩm quyền với các bên nhưng khơng có thẩm quyền với Nhà quản lý hay Nhà đăng ký tên miền. ICANN đã nhận ra nhu cầu được giải quyết tranh chấp về tên miền mà nhanh, tiết kiệm chi phí và có khả năng được thi hành. Do đó WIPO đã soạn bản dự thảo UDRP vào năm 1999 và sau đó ICANN đã tiếp thu và ban hành UDRP. Các quốc gia sau đó cũng ban hành DRP riêng để giải quyết tranh chấp ccTLD của mình và ICANN cũng ban hành các chính sách khác để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người có nhãn hiệu.

Dưới góc độ tư pháp quốc tế, UDRP cịn có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo sự công bằng giữa các quốc gia. Trước khi UDRP ra đời, Đạo luật chống đầu cơ tên miền (ACPA) của Hoa Kỳ được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa người có nhãn hiệu tại Hoa Kỳ và “bị đơn”. Nếu Tịa án có thẩm quyền đối với người có tên miền thì chính họ (cá nhân, tố chức) sẽ được coi là bị đơn (in personam jurisdiction), còn ngược lại, tên miền (tài sản) sẽ là bị đơn (in rem jurisdiction).<small>79</small> Tòa án Hoa Kỳ do đó được coi là có thẩm quyền xuyên lãnh thổ.<small>80</small> Với sự ra đời của một UDRP với những quy định chung và khả năng lựa chọn Nhà cung cấp và Thành viên hội đồng, việc áp dụng có thể trở nên linh hoạt và không chịu ảnh hưởng của pháp luật một quốc gia cụ thể nào. Vì UDRP hướng đến tơn trọng nhãn hiệu tồn thế giới nên không chỉ những nhãn hiệu tại Hoa Kỳ mà nhãn hiệu khắp nơi trên thế giới đều có thể được bảo vệ, và bảo vệ có thể rộng hơn cả chính quốc gia của nguyên đơn.<small>81</small> Mặc dù UDRP vẫn chịu một số ảnh hưởng nhất định từ pháp luật Hoa Kỳ và Tịa án Hoa Kỳ cũng thường khơng tơn trọng phán quyết UDRP, nhưng nhìn chung hướng tiếp cận của UDRP đã “mở” hơn ACPA và đảm bảo tốt hơn công bằng giữa các quốc gia.<small>82</small>

Mặc dù ra đời muộn nhưng số lượng tranh chấp được giải quyết bằng DNDR vô cùng đồ sộ. Từ khi ra đời đến nay, riêng thủ tục UDRP tại WIPO đã được áp dụng cho hơn 60.000 vụ việc.<small>83</small> Trong hai năm 2021 và 2022, mỗi năm WIPO giải quyết hơn 5000 vụ việc.<small>84</small> Để so sánh, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) đạt kỷ

<small>79 Xuan-Thao N. Nguyen (2003), “The Digital Trademark Right: A Troubling New Extraterritorial </small>

<i><small>Reach of United States Law”, North Carolina Law Review, 81(2). </small></i>

<small>80</small><i><small> Như trên. </small></i>

<small>81 UDRP áp dụng cho cả nhãn hiệu đã đăng ký và nhãn hiệu chưa đăng ký. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau. </small>

<small>82 Thomas D. Halket (2009), “Choice of Law in International Intellectual Property Arbitrations: A </small>

<i><small>Three-Dimensional Chess Game?”, trong Arthur W. Rovine, Contemporary Issues in International Arbitration </small></i>

<i><small>and Mediation: The Fordham Papers 2008, Nijhoff, Leiden, tr. 222. </small></i>

<small>83</small> <i><small> “Total Number of Cases per Year”, WIPO, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). 84</small><i><small> Như trên. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>lục về số lượng tranh chấp trọng tài vào năm 2020, với 1080 vụ việc,</i> trong khi SIAC được cho là trung tâm trọng tài quốc tế được ưa chuộng nhất; Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CIETAC) có số vụ việc giải quyết trong nước và quốc tế trong năm 2021 chỉ đạt 4071 vụ. Điều đó cho thấy khối lượng tranh chấp về tên miền cần được giải quyết vơ cùng lớn. Hơn nữa, ngồi WIPO cịn có 5 trung tâm khác giải quyết tranh chấp bằng UDRP; và ngoài UDRP, ICANN và các Nhà quản lý tên miền quốc gia cịn có các chính sách khác để giải quyết tranh chấp tên miền. Như vậy, phương thức DNDR có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ đối với việc bảo vệ trật tự đối với tên miền, mà còn giúp giải tỏa một lượng lớn tranh chấp khỏi hệ thống tòa án.

<i>2.1.3. Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp về tên miền a) Phương thức áp dụng cho tranh chấp về tên miền </i>

Như tên gọi của phương thức, đối tượng của DNDR được xác định là tên miền. Nếu hiểu một cách nghiêm ngặt, DNDR khơng được áp dụng cho các tranh chấp có đối tượng là quyền sở hữu trí tuệ hay một đối tượng nào khác. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận DNDR đơn thuần chỉ là tên của một phương thức giải quyết tranh chấp vì thực tế, đã có một số nghiên cứu đề xuất việc mở rộng phạm vi của DNDR ra một số tranh chấp có đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.<small>86</small> Cơ sở của luận điểm này là việc các chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền – tương tự như cách một tên miền phải được đăng ký tại Nhà đăng ký.<small>87</small>

Hơn nữa, hiện nay việc giải quyết tranh chấp ngồi tịa án được rất nhiều quốc gia chú trọng. Một số quốc gia như Anh hiện cũng đã bắt đầu coi các phương thức ADR khơng cịn là phương thức “thay thế” nữa mà là một thành phần của hệ sinh thái các phương thức giải quyết tranh chấp.<small>88</small> Việc DNDR đóng góp vào hệ sinh thái đó theo những cách rất riêng có thể giúp phương thức này được biết đến nhiều hơn và nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Từ đó, khơng loại trừ khả năng DNDR được một

<i>quốc gia nào đó tiếp thu để giải quyết các tranh chấp khơng về tên miền. Vì vậy, mặc </i>

dù hiện nay tên gọi của DNDR có thể cho thấy tranh chấp được giải quyết là về tên miền, nhưng đặc điểm này có thể khơng hiện hữu rõ ràng trong tương lai.

<small>85</small><i><small> Singapore International Arbitration Centre (2022), Annual Report 2021, tr. 16. </small></i>

<small>86</small><i><small> Tham khảo Andrew Christie, tlđd 55; Jacques De Werra (2012), “Can Alternative Dispute Resolution Mechanisms Become the Default Method for Solving International Intellectual Property Disputes”, California </small></i>

<i><small>Western International Law Journal, 43(1). </small></i>

<small>87</small><i><small> Jacques De Werra, tlđd 86, tr. 56. </small></i>

<small>88 Jan O’Neill (2023), “UK government confirms plans for compulsory mediation in the County Court </small>

<i><small>and decides against statutory regulation of the mediation sector”, Herbert Smith Freehills: ADR notes, </small></i>

<small>court-and-decides-against-statutory-regulation-of-the-mediation-sector/] (truy cập ngày 16/8/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>[ Phương thức giải quyết tranh chấp có tính hành chính </i>

Tương tự như sự lưỡng tính của tên miền, phương thức DNDR cũng mang sự lưỡng tính khi vừa là một phương thức giải quyết tranh chấp ngồi tịa án (Alternative Dispute Resolution – ADR)<small> 89</small>, vừa là một thủ tục hành chính.<small>90</small> Mặc dù quyền lựa chọn giải quyết DNDR được phát sinh trên cơ sở hợp đồng nhưng hợp đồng này không phải giữa nguyên đơn và bị đơn mà giữa bị đơn với Nhà đăng ký. Do tính ràng buộc thông qua Nhà đăng ký nên phương thức DNDR cịn được gọi là Thủ tục Hành chính Bắt buộc.<small>91</small> Tính hành chính của DNDR cịn được thể hiện ở việc phương thức này áp dụng một hệ thống quy định nội dung riêng có giá trị ràng buộc đối với bị đơn, và cho phép nguyên đơn khởi kiện.<small>92</small> Mặc dù thực tế, chính sách giải quyết tranh chấp có thể dẫn chiếu đến luật quốc gia nhưng Nhà quản lý tên miền hồn tồn có khả năng ban hành các quy định điều chỉnh nội dung tranh chấp.

Các trung tâm giải quyết tranh chấp (như WIPO<small>93</small>, ADNDRC<small>94</small>) sau khi ban hành phán quyết đều thiết lập một cơ sở dữ liệu cho các phán quyết trong quá khứ. Đây cũng là một đặc trưng khác của phương thức DNDR, theo đó Hội đồng xét xử cơng khai một phần, cụ thể đối với nội dung phán quyết và danh tính các đương sự.<small> 95</small>Cơ sở của điều này là nhằm ngăn chặn việc một chủ thể khác tiếp tục xâm phạm của một nguyên đơn thắng kiện, hoặc khẳng định quyền đối với tên miền của một bị đơn thắng kiện.

<i>c) Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến có thời gian giải quyết nhanh và chi phí thấp </i>

Đây khơng phải một tính chất của một chính sách giải quyết tranh chấp cụ thể mà đây cịn là đặc trưng, thể hiện tơn chỉ của phương thức giải quyết tranh chấp này – sự hiệu quả về thời gian và chi phí. Bản chất của phương thức DNDR là hướng tới việc bảo vệ không gian mạng, cụ thể là trước hành vi xâm phạm nhãn hiệu thông qua tên miền. Do tên miền có thể được truy cập tồn cầu và dễ dàng được tạo ra nên cần có

<small>89</small><i><small> Ví dụ, trong một báo cáo của Herbert Smith Freehills, DNDR được xếp vào nhóm các ADR. Xem Herbert Smith Freehills (2015), ADR in Asia Pacific: Spotlight on Mediation in Hong Kong, Herbert Smith </small></i>

<small>Freehills, tr. 4. </small>

<small>90</small><i><small> Nguyễn Cao Hoàng Ngân, tlđd 1, tr. 38. </small></i>

<small>91 Kristan B. Burch (2012), “Domain Name Disputes: Why are so Many Disputes Resolved </small>

<i><small>Administratively?”, Federal Lawyer, 59, tr. 20–21. Xem thêm Đoạn 4 UDRP “Mandatory Administrative </small></i>

<small>Proceeding”. </small>

<small>92 Ví dụ, Đoạn 4(a) UDRP “Bạn được yêu cầu tuân thủ thủ tục hành chính bắt buộc trong trường hợp bên thứ ba ("nguyên đơn") khởi kiện đến Nhà cung cấp có thẩm quyền theo Quy tắc tố tụng...” </small>

<small>93</small> <i><small> “Search WIPO Cases and WIPO Panel Decisions”, WIPO, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>94</small><i><small> “UDRP Decisions”, ADNDRC, [ (truy cập ngày 30/7/2023). </small></i>

<small>95</small><i><small> Kristan B. Burch, tlđd 91, tr. 21. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

phương thức giải quyết tranh chấp đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể có nhãn hiệu. Ngoài ra, đối với UDRP, việc thực hiện toàn bộ quá trình tố tụng qua hình thức trực tuyến đã trở thành bắt buộc từ năm 2010.<small>96</small> Do đó, các bên tiết kiệm được rất nhiều chi phí liên quan.

Thời gian giải quyết nhanh là một đặc trưng cơ bản của DNDR, vì thực tế ít có thủ tục nào có thể đưa ra phán quyết trong một thời hạn ngắn như DNDR. Thông thường từ thời điểm nộp đơn đến ngày ra phán quyết chỉ kéo dài tối đa 60 ngày.<small>97</small>Trong bốn năm vừa qua, số lượng các vụ việc về tên miền được WIPO giải quyết lần lượt là 3693 (năm 2019), 4207 (năm 2020), 5128 (năm 2021), và 5764 (năm 2022).<small>98</small>Hay nói cách khác, cứ trung bình 2 giờ thì một vụ việc về tên miền lại được WIPO giải quyết. Điều này đảm bảo các nguyên đơn có thể kinh doanh mà khơng bị ảnh hưởng gián đoạn bởi tố tụng.

Hơn nữa, mặc dù các quốc gia thường có quy định để giải quyết tranh chấp về tên miền, nhưng DNDR lại áp dụng quy định riêng biệt để đảm bảo việc xem xét nội dung vụ việc có thể diễn ra nhanh chóng, tránh các tình tiết phức tạp. Ví dụ, Tịa án tại Hoa Kỳ có thể áp dụng Luật Bảo vệ Người tiêu dùng Chống chiếm dụng tên miền (Anticybersquatting Consumer Protection Act – ACPA) để giải quyết tranh chấp tên miền. Một vụ việc giải quyết tại Tòa án bằng ACPA kéo dài tối thiểu 6 tháng nhưng một vụ việc giải quyết bằng UDRP có thời hạn tối đa từ thời điểm khởi kiện đến lúc ra phán quyết là 2 tháng.<small>99</small> Điều đó cho thấy thủ tục UDRP nói riêng và phương thức DNDR nói chung có thể giữ được chi phí thấp trong thời đại gia tăng chi phí tố tụng ngày nay.

<i>d) Phán quyết được thi hành trên cơ sở hợp đồng </i>

Tương ứng với đặc điểm “xuất phát từ hợp đồng dân sự” của tên miền thì phán quyết trong phương thức DNDR cũng được thi hành như một hợp đồng dân sự. Cụ thể, phán quyết có hiệu lực ràng buộc giữa các bên nhưng các bên không bị loại trừ khỏi thủ tục tố tụng Tòa án, trọng tài đối với nội dung tranh chấp.<small>100</small> Do đó, nếu các bên khơng đồng ý với phán quyết của Hội đồng hành chính, các bên vẫn có thể khởi kiện tại Tịa án. Đối với thủ tục UDRP, trước khi phán quyết được thi hành, trong thời hạn

<small>96</small><i><small> “eUDRP Rules”, WIPO, [ (truy cập </small></i>

<small>100</small><i><small> Đây cũng là điểm khác biệt chính yếu giữa trọng tài và DNDR. Gary Born (2021), International </small></i>

<i><small>Commercial Arbitration, Kluwer Law International, Alphen aan den Rijn, The Netherlands, fn 139. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

mười (10) ngày kể từ khi ban hành phán quyết, bên thua kiện có quyền kháng cáo bằng cách khởi kiện bên còn lại tại Tòa án quốc gia.<small>101</small>

Một số tác giả cho rằng việc phán quyết khơng có tính chung thẩm là khuyết điểm chính yếu của phương thức DNDR (hay cụ thể là với UDRP).<small>102</small> Song, theo tác giả, mục đích cốt lõi của DNDR là tạo ra cơ chế để những người được cho là có nhãn hiệu bị xâm phạm có thể ngăn chặn hành vi xâm phạm kịp thời, mà khơng hướng đến giải quyết những tình huống phức tạp và có tính phức tạp. Phương thức DNDR do đó cũng thường có lợi cho ngun đơn hơn vì đại đa số các vụ việc đến từ hành vi đầu cơ của bị đơn.<small>103</small> Việc phán quyết khơng có tính chung thẩm là một cách đảm bảo tính cơng bằng giữa các bên, vì nếu tình huống phức tạp, bị đơn có thể khởi kiện tại Tịa án để vụ việc được xem xét kỹ lưỡng hơn và xét xử công bằng hơn. Số liệu thực tiễn cũng ủng hộ góc nhìn này vì thực tế chỉ có một tỷ lệ vô cùng nhỏ các vụ việc được khởi kiện lại tại Tòa án.<small>104</small> Điều này cho thấy hiện tượng lợi dụng việc khởi kiện để thoát khỏi sự thi hành phán quyết DNDR là không đáng kể.

<b>2.2. Nguồn luật trong giải quyết tranh chấp về tên miền </b>

<i>2.2.1. Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (UDRP) </i>

Văn bản quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng DNDR là chính sách giải quyết tranh chấp về tên miền (Domain Name Dispute Resolution Policy – DRP). Nổi bật nhất trong số đó là Chính sách Giải quyết tranh chấp về tên miền Thống nhất (UDRP) của ICANN. Dưới góc độ tư pháp quốc tế, UDRP có thể được coi là một tập quán quốc tế. Phạm vi áp dụng của UDRP là trong các tranh chấp đối với các tên miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD) được áp dụng UDRP<small>105</small> và các ccTLD được đăng ký áp dụng UDRP như “.la” của Lào.<small>106</small> Hiện nay có 6 trung tâm trên tồn thế giới được cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng UDRP: (i) Trung tâm Ả rập về Giải quyết tranh chấp tên miền (ACDR); (ii) Trung tâm Giải quyết tranh chấp về Tên miền Châu

<small>101 Đoạn 4(k) UDRP. </small>

<small>102 Manthan Agarwala và Simran Kang (2021), “Cybersquatting India: Genesis & Legal Scenario”, </small>

<i><small>International Journal of Law Management & Humanities, 4/2021, tr. 750. </small></i>

<small>103</small><i><small> Gerald M. Levine (2016), “Is the UDRP Biased in Favor of Trademark Owners?”, New York State </small></i>

<i><small>(IANA). Xem Torsten Bettinger, tlđd 9, tr. 48–49; Doug Isenberg (2017), “The UDRP Applies to These Level Domains”, GigaLaw, [ </small></i>

<small>Top-(truy cập ngày 1/8/2023). </small>

<small>106 Tại WIPO, có 42 ccTLD được đăng ký áp dụng UDRP. “Domain Name Dispute Resolution Service </small>

<i><small>for Country Code Top Level Domains (ccTLDs)”, tlđd 69. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Á (ADNDRC); (iii) Trung tâm Giải quyết tranh chấp mạng quốc tế Canada (CIIDRC); (iv) Trung tâm Trọng tài về Tranh chấp Internet thuộc Tòa Trọng tài Séc (CAC); (v) Diễn đàn Trọng tài Quốc gia (FORUM); và (vi) WIPO.<small>107</small>

Nếu một người cho rằng quyền của mình bị xâm phạm thì cần khởi kiện theo các quy định của quốc gia có ccTLD đó. Nếu quốc gia có DRP riêng thì DRP của quốc gia sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, đối với những quốc gia khơng có DRP riêng hay cơng nhận áp dụng UDRP thì khơng thể giải quyết bằng phương thức DNDR.<small>108</small> Thay vào đó, họ phải khởi kiện tại Tòa án và áp dụng các quy định của pháp luật như đối với các quan hệ thơng thường. Đối với những chính sách giải quyết tranh chấp về ccTLD, các quốc gia có thể linh hoạt trong việc lựa chọn mơ hình để giải quyết tên miền.<small>109</small> Cụ thể, các quốc gia có thể dẫn chiếu đến áp dụng UDRP hoặc tự xây dựng một biến thể riêng, có thể tương tự hoặc hồn toàn khác biệt UDRP.

<i>Cấu trúc của UDRP và hệ thống văn bản liên quan: UDRP bao gồm chín điều, </i>

trong đó Điều 1 đến Điều 3 giới thiệu và giải thích quyền và nghĩa vụ các bên (chủ sở hữu tên miền và Nhà đăng ký), Điều 4 giải quyết các vấn đề về thủ tục và nội dung tranh chấp, Điều 5 đến Điều 8 giải thích quan hệ của UDRP với các thủ tục liên quan, và Điều 9 nói về việc sửa đổi UDRP. Nhìn chung, các quy định của UDRP tập trung vào bao quát chung về thủ tục này nên hàm lượng quy định về thủ tục tố tụng và nội dung thực tế khơng nhiều. Do đó, có hai văn bản khác thường được sử dụng làm nguồn trong thủ tục UDRP: Quy tắc tố tụng UDRP (Rules for UDRP) để giải quyết vấn đề về tố tụng, và Tổng quan của WIPO về UDRP (WIPO Overview).<small>110</small> Mặc dù bản Tổng quan WIPO khơng được ban hành bởi ICANN và khơng có giá trị bắt buộc áp dụng nhưng thực tiễn áp dụng UDRP cho thấy Hội đồng hành chính thường dẫn chiếu đến văn bản này để giải quyết các vấn đề nội dung.

<i>2.2.2. Các biến thể của UDRP </i>

Căn cứ để áp dụng thủ tục DNDR là việc có các DRP để áp dụng cho thủ tục này, và UDRP chỉ là một trong số đó. Trên thực tế, mỗi nhà quản lý tên miền có thể quyết định áp dụng một thủ tục riêng cho tên miền mình quản lý. Nhìn chung, các thủ tục này đều dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của Nhà đăng ký tên miền và người đăng ký và tương đồng với UDRP ở hầu hết các khía cạnh cả về tố tụng và nội dung.<small> 111</small> Đối

<small>107 “List of Approved Dispute Resolution Service Providers”, </small> <i><small>ICANN, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>108 Lisa M. Sharrock (2001), “The Future of Domain Name Dispute Resolution: Crafting Practical </small>

<i><small>International Legal Solutions from within the UDRP Framework”, Duke Law Journal, 51(2), tr. 842. </small></i>

<small>109</small><i><small> Torsten Bettinger, tlđd 41, đoạn IE.21. </small></i>

<small>110 WIPO Overview of WIPO Panel Views on Selected UDRP Questions, Third Edition (2017). 111</small><i><small> Torsten Bettinger, tlđd 41, đoạn IE.23. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

với các biến thể dành cho gTLD, điểm khác biệt thường nằm ở việc các quy định mang tính cụ thể cho lĩnh vực hoạt động; còn các biến thể dành cho ccTLD thường khác UDRP ở một số vấn đề như phạm vi áp dụng, căn cứ xác định vi phạm, hay việc kháng cáo.<small>112</small>

<i>Biến thể áp dụng đối với gTLD: Như đã đề cập, đối với gTLD, ngoại trừ các tên </i>

miền “.edu”, “.gov”, “.mil”, và “.int” thì UDRP có thể được áp dụng đối với tất cả gTLD cịn lại. Tuy nhiên bên cạnh đó, do đặc thù lĩnh vực hoạt động nên một số gTLD còn áp dụng được một số thủ tục riêng trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ đối với tên miền “.aero” dành cho các hãng hàng khơng, Chính sách giải quyết tranh chấp Tiêu chuẩn điều lệ (Charter Eligibility Dispute Resolution Policy – CEDRP) có thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp đối với “.aero”.<small>113</small> Điểm khác biệt của CEDRP là không được áp dụng đối với tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu, mà áp dụng để phản đối việc phê duyệt cấp tên miền “.aero” trên căn cứ người nộp đơn không đáp ứng yêu cầu trên Thẻ thành viên hàng khơng.<small>114</small>

Bên cạnh đó, các biện pháp Bảo vệ Quyền lợi (Rights Protection measures – “RPM”) cũng là một hệ thống các biện pháp ngoài UDRP được ICANN áp dụng cho các gTLD trong một số trường hợp cụ thể để bảo vệ những người có nhãn hiệu.<small>115</small> Hai biện pháp cần kể đến bao gồm Hệ thống Đình chỉ Nhanh Thống nhất (Uniform Rapid Suspension System – URS)<small>116</small> và Biện pháp Phản đối Quyền Hợp pháp (Legal Right Objection – “LRO”).<small>117</small> Thứ nhất, URS được ICANN ban hành vào năm 2014 là thủ tục rút gọn của thủ tục UDRP thông thường và chỉ được áp dụng đối với các gTLD mới.<small>118</small> Điểm khác biệt cốt lõi của URS so với UDRP là việc áp dụng một nghĩa vụ chứng minh cao hơn, khiến hành vi của bị đơn rõ ràng là hành vi xâm phạm và cho

<small>112</small><i><small> Như trên. </small></i>

<small>113</small> <i><small> “Charter Eligibility Dispute Resolution Policy”, ICANN, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>114</small><i><small> Điều 4(a) Như trên. Thẻ thành viên hàng không (Aviation Community Membership ID) là một điều kiện để được cấp tên miền “.aero”. “Register a .aero domain name”, .aero, [o/registration] </small></i>

<small>(truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>115</small><i><small> Fahed A. Wahdani (2022), “ICANN Mechanisms: Extra Remedies Evaluation”, Zbornik Radova, </small></i>

<small>56(1), tr. 319. Ngồi ra cịn Biện pháp Trung tâm Nhãn hiệu (Trademark Clearinghouse – “TCHM”) và Cơ chế Tranh chấp Hậu ủy thác (Post-Delegation Dispute mechanism). </small>

<small>116 Hiện nay thủ tục URS chỉ được giải quyết tại ba Nhà cung cấp: ADNDRC, MFSD srl, và FORUM. “Uniform Rapid Suspension (URS)”, [ (truy cập ngày 5/8/2023). </small>

<small>117</small><i><small> Trái lại với UDRP, phần lớn vụ việc theo thủ tục LRO có kết quả có lợi cho bị đơn. Xem “Legal Rights Objections under ICANN’s New gTLD Program”, WIPO, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 5/8/2023). Một trong các vụ việc phải kể </small>

<i><small>đến là tranh chấp đối với gTLD “.weibo” . Xem Phán quyết số LRO2013-0041 ngày 28/08/2013 của WIPO </small></i>

<small>[ </small>

<small>118</small><i><small> Amanda Marston (2019), “The Effect of the GDPR on Domain Name Disputes”, Colorado Lawyer, </small></i>

<small>48, tr. 20. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

phép việc kháng cáo. Song, thủ tục URS chưa thực sự phổ biến do không áp dụng cho gTLD “.com”, mặc dù hướng đến thời gian xét xử ngắn hơn và tiết kiệm chi phí hơn.<small>120</small> Thứ hai, LRO là biện pháp dành riêng cho trường hợp một người có nhãn hiệu được phản đối việc tạo lập một gTLD mới. Như vậy hai sự khác biệt cơ bản của LRO với UDRP là đối tượng của tranh chấp (vì LRO dành cho gTLD mới, cịn UDRP dành cho tên miền cấp dưới) và biện pháp áp dụng (LRO hủy bỏ việc tạo lập gTLD mới, còn UDRP chuyển giao hoặc thu hồi tên miền).<small>121</small>

<i>Biến thể áp dụng đối với ccTLD: Để giải quyết các tranh chấp về ccTLD, các </i>

Nhà quản lý ccTLD có thể ban hành một DRP riêng thay vì áp dụng UDRP. Thơng thường điều này giúp chính sách phù hợp hơn với các điều kiện kinh tế xã hội và quốc gia có thể quản lý tốt hơn. Ngồi ra, các quốc gia có thể xây dựng cùng một lúc nhiều chính sách khác nhau. Ví dụ, tên miền “.pl” của Phần Lan có hai chính sách khác biệt có thể được áp dụng, tùy thuộc vào nơi trụ sở hoặc nơi thường trú của các bên. Nếu tranh chấp xảy ra với tên miền “.pl” mà ít nhất một bên có trụ sở hoặc thường trú tại Phần Lan thì sẽ được giải quyết tại Tòa án trọng tài về Các vấn đề liên quan đến Tên miền Internet tại Phịng Cơng nghệ Thơng tin và Viễn thơng Phần Lan.<small>122</small> Nếu tranh chấp xảy ra giữa các bên đều là pháp nhân, tổ chức có trụ sở nước ngồi hoặc cá nhân thường trú ở nước ngồi thì thủ tục Trọng tài Rút gọn của WIPO dành cho Giải quyết tranh chấp tên miền “.pl” sẽ được áp dụng.<small>123</small>

Tại Đông Nam Á, các quốc gia có một DRP riêng bao gồm: Malaysia (MyDRP), Singapore (SDRP), và Philippines (phDRP). Nhìn chung, các quy định trong DRP của các quốc gia thường có nhiều tương đồng với UDRP. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đểu có thể có những sự điều chỉnh của riêng mình. Cụ thể, MyDRP chỉ quy định hai bước thử đối với việc xem xét hành vi sử dụng tên miền xâm phạm đến nhãn hiệu, khác với phép thử ba bước của UDRP.<small>124</small> Một số nước khác trên thế giới cũng tiếp cận phương thức DNDR thơng qua việc xây dựng một chính sách giải quyết trên

<small>119 Cụ thể quyền đối với nhãn hiệu được chứng minh bằng (i) sự đăng ký tại cơ quan của quốc gia hoặc địa phương, (ii) một quyết định có hiệu lực của Tịa án hoặc (iii) một văn bản pháp luật hoặc điều ước quốc tế bảo vệ nhãn hiệu cụ thể đó tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. </small>

<small>120 Theo một thống kê, trong quý 4 năm 2022, chỉ có 42 vụ việc URS nhưng có 1963 vụ việc theo </small>

<i><small>UDRP. GigaLaw (2023), Domain Dispute Digest: Fourth Quarter, 2022, tr. 5, 8. Xem thêm Phán quyết số B170FBFC ngày 11/08/2022 của MFSD srl có tại [ </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 16/8/2023). </small>

<small>124 Zinatul A. Zainol (2010), “Domain Names Dispute Resolution Policy in ASEAN: An Appraisal of </small>

<i><small>the Position in Malaysia and Selected Member Countries”, International Journal of Law and Information </small></i>

<i><small>Technology,, 18(1), tr. 29. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

cơ sở UDRP. Cụ thể, Cơ quan Đăng ký Internet Canada (CIRA) cũng ban hành một chính sách giải quyết tranh chấp riêng vào năm…

Khác với các quốc gia khác, Vương quốc Anh lại có cách tiếp cận riêng về giải quyết tranh chấp tên miền. Hiện tại, Nominet giữ vai trị quản lý tồn diện về tên miền “.uk” của Anh. Theo Nominet, việc áp dụng UDRP hay xây dựng quy định dựa trên UDRP là khơng tối ưu vì có thể thiên vị đối với nguyên đơn. Do đó, Nominet đã xây dựng một Chính sách riêng, cụ thể là chính sách Dịch vụ Giải quyết Tranh chấp (DRS Policy). Một số khác biệt so với UDRP và các DRP khác bao gồm: (i) sự có mặt của giai đoạn hòa giải, (ii) thủ tục kháng cáo và (iii) nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn.<small>125</small> Cụ thể, nguyên đơn cần chứng minh hai yếu tố: (i) nguyên đơn có quyền đối với tên hay dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên miền và (ii) tên miền được bị đơn lạm dụng đăng ký.<small>126</small> Mặc dù có nhiều khác biệt nhưng Chính sách DRS của Nominet vẫn thuộc phương thức giải quyết bằng DNDR vì đây vẫn là một phương thức giải quyết tranh chấp có tính hành chính đối với tên miền. Bên cạnh Vương quốc Anh, New Zealand cũng sử dụng mơ hình DRS tương tự, cụ thể là “.nz DRS”. Nhà quản lý tên miền “.nz là InternetNZ, được trao quyền bởi ICANN.

Đức có cách tiếp cận riêng về giải quyết tranh chấp ccTLD “.de” bằng cách “ghi sổ tranh chấp” (dispute entry). Cụ thể, người có nhãn hiệu bị tranh chấp có thể thiết lập “ghi sổ” đối với tên miền được cho là có tranh chấp. Người sử dụng tên miền khi đó khơng thể chuyển giao tên miền cho bên thứ ba, và nếu tên miền bị hủy hoặc từ bỏ thì người ghi sổ sẽ được nhận chuyển giao tên miền.<small>127</small> Sau đó, bên có nhãn hiệu có thể khởi kiện yêu cầu hủy tên miền đã ghi sổ. Nếu nguyên đơn thắng kiện, tên miền sẽ bị hủy và người có nhãn hiệu sẽ được nhận tên miền đó dựa trên việc ghi sổ.

<i>2.2.3. Các nguồn khác a) Pháp luật quốc gia </i>

Trên lý thuyết, các cơ quan giải quyết tranh chấp về tên miền hồn tồn có thể áp dụng pháp luật quốc gia nếu pháp luật quốc gia yêu cầu hay thỏa thuận đăng ký tên miền dẫn chiếu đến pháp luật quốc gia đó. Song, điều này nhìn chung khơng xảy ra trên thực tế, mà pháp luật quốc gia chỉ được viện dẫn như một nguồn luật bổ sung trong thủ tục DNDR, mặc dù bản thân UDRP không quy định về việc áp dụng pháp luật quốc gia.

<small>125 Mục 10, 20 DRS. 126 Mục 2.1 DRS. </small>

<small>127</small> <i><small> Bardehle Pagenberg (2019), “Germany: Domain Name Law”, Mondaq, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 16/8/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Tuy nhiên so với hệ thống pháp luật quốc gia, số lượng quy định của UDRP còn rất ít, chỉ có 9 điều và chỉ Điều 4 giải quyết các vấn đề về nội dung tranh chấp nên nhìn chung, quy định của UDRP khơng đủ để điều chỉnh các vấn đề có thể phát sinh. Sở dĩ UDRP không đưa ra các quy định chi tiết là vì mạng internet có tính tồn cầu. Nếu UDRP quy định q chi tiết thì có thể khơng tơn trọng pháp luật quốc gia, nhưng đồng thời UDRP cũng không thể quá lệ thuộc vào pháp luật các quốc gia vì kết quả của các phán quyết khơng thể q khác nhau chỉ vì quốc tịch của bên tranh chấp.<small>128</small> Vì vậy trên thực tế, việc áp dụng pháp luật quốc gia mặc dù có tồn tại nhưng rất hạn chế, như để xác định việc xác lập sự bảo hộ với quyền sở hữu trí tuệ,<small>129</small> hoặc trong trường hợp các bên chung quốc tịch.<small>130</small> Trái lại, các phán quyết theo UDRP lại thường viện dẫn các vụ việc UDRP trước đó hơn mặc dù UDRP cũng khơng hướng dẫn làm điều này.<small>131</small>

<i>b) Quy định bổ sung của nhà cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp </i>

Tương tự như các trung tâm trọng tài, bên cạnh các quy định được ban hành có khả năng áp dụng rộng rãi, mỗi Nhà cung cấp có thể có thêm các quy định bổ sung để áp dụng đối với tranh chấp mình giải quyết. Ví dụ WIPO ban hành Quy tắc bổ sung WIPO cho UDRP, quy định về một số vấn đề như cách thức liên lạc, chỉ định Thành viên hội đồng, kích cỡ tệp tin và giới hạn số từ.<small>132</small> Nhìn chung, do thủ tục tố tụng đã được quy định tương đối cụ thể trong cả UDRP và Quy tắc tố tụng UDRP (hoặc các biến thể) nên các Nhà cung cấp thường quy định không nhiều như đối với quy tắc tố tụng trọng tài.

<b>2.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp về tên miền </b>

<small>131 Yun Zhao (2009), “Reflection on the Finality of Panel’s Decisions in Domain Name Dispute </small>

<i><small>Resolution Process, with Reference to China’s Practice”, John Marshall Journal of Computer and Information </small></i>

<i><small>Law, 26(3), tr. 399. Xem thêm Thomas Schultz và các tác giả khác (2020), The Oxford Handbook of International Arbitration, Oxford University Press, New York, tr. 678. </small></i>

<small>132 Quy tắc bổ sung của WIPO cho UDRP [World Intellectual Property Organization Supplemental Rules for Uniform Domain Name Dispute Resolution Policy]. </small>

<small>133 Xem Điều 4(d) UDRP, Điều 5.1 .myDRP. Tuy nhiên, điều này tạo ra khả năng nguyên đơn đơn phương lựa chọn Nhà cung cấp có lợi nhất cho mình (hiện tượng forum shopping). Pablo Cortés (2016), “The New Landscape of Consumer Redress: The European Directive on Consumer Alternative Dispute Resolution </small>

<i><small>and the Regulation on Online Dispute Resolution”, trong Pablo Cortés, The New Regulatory Framework for </small></i>

<i><small>Consumer Dispute Resolution, Oxford University Press, Oxford, tr. 36. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

trong trường hợp chỉ có một Nhà cung cấp hợp lệ, tại Nhà cung cấp đó. Đối với tranh chấp về gTLD, nguyên đơn có thể khởi kiện tại một trong 6 trung tâm được ICANN phê duyệt, bao gồm: ACDR, ADNDRP, CIIDRC, CAC, FORUM, và WIPO. Đối với tranh chấp về tên miền quốc gia (ccTLD), nguyên đơn có thể khởi kiện tại các trung tâm được phê duyệt bởi Nhà quản lý có tên miền bị tranh chấp. Các thông tin cơ bản trong đơn khởi kiện bao gồm thông tin chủ thể và đối tượng tranh chấp, yêu cầu khởi kiện, và số lượng thành viên Hội đồng hành chính.

<i>a) Chủ thể và đối tượng tranh chấp </i>

<i>Thông tin bị đơn: Để xác định danh tính của bị đơn, ngun đơn có thể truy cập </i>

vào trang cơ sở dữ liệu WHOIS của ICANN đối với gTLD hoặc WHOIS của Nhà quản lý tên miền từng quốc gia đối với các ccTLD. Tuy nhiên hiện nay, khả năng nguyên đơn tìm thấy đầy đủ thơng tin về bị đơn là tương đối khó khăn do thơng tin này chịu sự bảo vệ của dữ liệu cá nhân. Ví dụ, châu Âu đã ban hành Quy tắc Bảo vệ Dữ liệu Chung (General Data Protection Regulations – GDPR). Theo quy định của GDPR, danh tính của chủ thể trên internet sẽ được bảo mật và do đó nguyên đơn sẽ khó tiếp cận thông tin của bị đơn để khởi kiện.<small>135</small> Hơn nữa, các yếu tố còn lại được nêu trong Đoạn 4(a) UDRP lại càng khó chứng minh hơn vì ví dụ đối với yếu tố dụng ý xấu, nguyên đơn không thể tiếp cận các hoạt động của bị đơn để đưa ra lý lẽ rằng hành vi của bị đơn thể hiện một dụng ý xấu.<small>136</small> Nhận thức được điều này, một số Nhà cung cấp đã cho phép nguyên đơn không cần nêu ra thông tin người mình khởi kiện, ví dụ như khi khởi kiện theo thủ tục UDRP tại FORUM.<small>137</small>

<i>Tên miền bị tranh chấp: Đối với tranh chấp về tên miền, nguyên đơn có thể </i>

khởi kiện đối với một hoặc nhiều tên miền, nhưng tất cả các tên miền khởi kiện phải có chung một DRP áp dụng và cùng một người đăng ký.<small>138</small> Ví dụ, hai tên miền “abc.com” và “abc.uk” không thể được giải quyết trong cùng một vụ việc vì gTLD “.com” áp dụng UDRP, còn “.uk” áp dụng DRS của Nominet, Vương quốc Anh. Trong trường hợp nguyên đơn đã khởi kiện các tên miền ở nhiều vụ kiện khác nhau, theo yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn, Hội đồng có thể hợp nhất vụ kiện.<small>139</small> Vấn đề

<small>134 Điều 4.1 DRS (nguyên đơn chỉ có thể nộp đơn khởi kiện tại trung tâm Nominet tại Anh), Điều 3(a) Quy tắc tố tụng cho Singapore DRP (nguyên đơn chỉ có thể nộp đơn cho ban thư ký thành lập và hoạt động bởi Trung Tâm Hòa giải Singapore (SMC) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) để cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp về tên miền). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

được đặt ra là ngay cả một bị đơn đã khó xác định, liệu nguyên đơn có thể khởi kiện được theo nguyên tắc này hay không. Hơn nữa, những người đầu cơ tên miền thường sử dụng nhiều bí danh, mật danh cùng với thông tin liên lạc không thống nhất, khiến việc xác định bị đơn càng khó khăn hơn. Hiểu rõ thực tế này, WIPO đã chỉ ra các nhân tố có thể được sử dụng làm căn cứ để hợp nhất vụ kiện, cụ thể: danh tính của bên đăng ký, thông tin liên lạc của bên đăng ký, địa chỉ IP, trang web, tính chất của dấu hiệu, quy luật đặt tên, ngôn ngữ hoặc ký hiệu được sử dụng, hay hành vi tương tự.

<i>Chứng cứ, chứng minh: Nguyên đơn có nghĩa vụ gửi chứng cứ đến Nhà cung </i>

cấp và cùng với đó, chứng minh các căn cứ theo yêu cầu được đặt ra trong DRP. Đối với thủ tục UDRP, nguyên đơn cần chứng minh ba yếu tố: (i) tên miền giống hoặc tương đồng gây nhầm lẫn với dấu hiệu của nguyên đơn; (ii) bị đơn khơng có quyền hay lợi ích chính đáng đối với tên miền; và (iii) tên miền được đăng ký và sử dụng với dụng ý xấu. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn ở Chương 3.

<i>b) Yêu cầu khởi kiện </i>

Phụ thuộc vào thủ tục nguyên đơn khởi kiện mà nguyên đơn có thể đưa ra các yêu cầu khác nhau. Cần lưu ý rằng trong thủ tục DNDR, vấn đề bồi thường thiệt hại không được giải quyết. Đối với thủ tục UDRP, nguyên đơn có thể yêu cầu buộc chuyển giao tên miền hoặc buộc thu hồi tên miền.<small>140</small>

<i>Thu hồi tên miền: Trên thực tế, thu hồi tên miền không phải biện pháp được bên </i>

khởi kiện ưa chuộng vì đơn giản nếu tên miền lại tiếp tục có thể được đăng ký thì một chủ thể khác lại có thể xâm phạm quyền của bên có nhãn hiệu bằng việc đăng ký chính tên miền đó.<small>141</small> Điều này thể hiện rõ trong số liệu về kết quả xét xử tại WIPO theo thủ tục UDRP: nguyên đơn thắng kiện trong 88% các vụ việc, mà trong đó 86% các vụ việc đi đến kết quả bên nguyên đơn được nhận chuyển giao tên miền, trong khi chỉ có 2% các vụ việc đi đến kết quả tên miền bị thu hồi.<small>142</small> Hơn nữa, trong số các vụ việc mà tên miền bị thu hồi, có khoảng 38% các tên miền được đăng ký lại bởi một chủ thể khác.<small>143</small>

<i>Đình chỉ tên miền: Đình chỉ tên miền là một biện pháp khắc phục được cho </i>

phép bởi một số thủ tục như DRS của Nominet<small>144</small> hoặc URS của ICANN.<small>145</small> Cụ thể khi tên miền bị đình chỉ, tên miền sẽ khơng cịn có thể được sử dụng cho đến hết thời

<small>140 Đoạn 4(i) UDRP. </small>

<small>141</small><i><small> Andrew Christie, tlđd 55, tr. 111. </small></i>

<small>142 WIPO </small>

<small>143</small><i><small> GigaLaw (2022), Domain Dispute Digest: Third Quarter, 2022, tr. 9. </small></i>

<small>144 Đoạn 4.3.7 DRS. DRS cho phép nguyên đơn yêu cầu chuyển giao, đình chỉ hoặc thu hồi tên miền. 145 Đoạn 10.2 URS. </small>

</div>

×