Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 104 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
1.2. Khái niệm của chữ ký ... 10
1.3. Các trường hợp áp dụng chữ ký trong giao dịch dân sự ... 16
2.1. Những vấn đề liên quan đến chữ ký truyền thống ... 38
2.1.1. Hợp đồng thiếu chữ ký của một bên ... 38
2.1.2. Giao dịch dân sự có chữ ký của bên khơng có thẩm quyền ... 50
2.1.3. Một số vấn đề khác liên quan đến chữ ký truyền thống ... 62
2.2. Những vấn đề liên quan đến chữ ký điện tử. ... 74
2.2.1. Những bất cập trong quy định của pháp luật ... 74
2.2.2. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh chữ ký điện tử ... 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 93
KẾT LUẬN ... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 96
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Trao đổi, thương lượng nhằm thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ…là một trong các hoạt động phổ biến nhất của các cá nhân, tổ chức. Khoa học pháp lý gọi sự thỏa thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự này là giao dịch dân sự (sau đây viết tắt là GDDS) <small>1</small>. Khi nhu cầu vật chất và tinh thần của của con người ngày càng lớn, thì các GDDS được hình thành ngày càng nhiều. Theo đó, đối với những nhu cầu cơ bản phục vụ hoạt động sinh hoạt hằng ngày, thì các giao dịch thơng thường được xác lập bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Cịn đối với những GDDS có giá trị lớn thì đa số chủ thể sẽ lựa chọn những hình thức xác lập GDDS bằng văn bản như hợp đồng,... Khi lựa chọn hình thức giao kết bằng văn bản, một trong những phần không thể thiếu là chữ ký của các bên tham gia.
Chữ ký, cụ thể là chữ ký truyền thống, là một trong những dấu ấn riêng biệt, mang tính cá thể và được sử dụng trong các văn bản pháp luật, các GDDS từ rất sớm. Hiện nay, có rất nhiều vấn đề pháp lý, đặc biệt là các tranh chấp xuất hiện do tồn tại mâu thuẫn giữa các bên về hệ quả pháp lý của các giao dịch đã xác lập liên quan đến chữ ký, ví dụ như: hợp đồng thiếu chữ ký của một/các bên, hợp đồng được ký kết bởi người khơng có thẩm quyền, hoặc trường hợp có bên ký sai chữ ký,… và nhiều vấn đề khác xoay quanh mối quan hệ giữa chữ ký với hiệu lực của GDDS. Tuy nhiên, khi nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là VBQPPL) của Việt Nam, nhóm tác giả khơng tìm thấy quy định cụ thể nào chỉ ra hướng giải quyết cho các tình huống như trên và thực tiễn xét xử cũng cho thấy, còn nhiều quan điểm và hướng giải quyết khác nhau đối với những vấn đề này.
Mặt khác, việc công nghệ ngày càng phát triển đã ảnh hưởng một cách sâu sắc đến thói quen giao kết hợp đồng của cá nhân, tổ chức. Việc giao kết hợp đồng bằng các hình thức áp dụng cơng nghệ đang là xu hướng mà các nhà kinh tế hướng tới, bởi sự nhanh gọn, tiện ích, tính bảo mật cao, dễ dàng trao đổi dữ liệu, thông tin. Và dù tồn tại dưới hình thức văn bản giấy hay văn bản điện tử, thì một GDDS cũng khơng thể thiếu chữ ký. Đối với giao dịch điện tử thì chữ ký được các bên sử dụng là chữ ký điện tử (sau đây viết tắt là CKĐT). Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, các VBQPPL hiện hành điều chỉnh về giao dịch điện tử (sau đây viết tắt là GDĐT) nói chung và CKĐT nói riêng như: Luật GDĐT năm 2005, Nghị định 130/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật GDĐT về chữ ký số và dịch vụ
<small>1</small><i><small> Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">chứng thực chữ ký số; Nghị định 52/2013/NĐ-CP Quy định về Thương mại điện tử… vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Đây chính là những rào cản lớn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.
Trong thực tiễn nghiên cứu pháp luật, có nhiều bài viết về GDDS, về HĐĐT nhưng vẫn chưa có bài viết nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và bao quát các vấn đề liên quan đến vai trò của chữ ký trong GDDS, bao gồm chữ ký truyền thống và CKĐT. Vậy nên, nhóm tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một bức tranh toàn diện về mối liên hệ giữa chữ ký và hiệu lực của GDDS, đồng thời chỉ ra những bất cập còn tồn tại nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
<b>2. Câu hỏi chính của đề tài </b>
Từ tính cấp thiết của đề tài cũng như sự hạn chế trong các tài liệu nghiên cứu trước đó; trong phạm vi bài viết của mình, nhóm tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm trả lời những câu hỏi liên quan đến: khái niệm chung của chữ ký, địa vị pháp lý của chữ ký; mối quan hệ giữa chữ ký với hiệu lực của hợp đồng, giao dịch dân sự; đồng thời xác định những điểm bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật và đưa ra hướng hoàn thiện cho pháp luật dân sự Việt Nam.
<b>3. Tình hình nghiên cứu của đề tài * Sách, luận văn </b>
- Đỗ Văn Đại (2020), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (Tập 1), nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật thông qua những bản
<i>án, vụ việc trong thực tế qua các cấp xét xử, trong đó có vấn đề về vai trị của chữ ký trong </i>
<i>giao kết hợp đồng. Trên cơ sở phân tích pháp luật và hướng giải quyết của các Tòa, tác giả </i>
<i>đã nêu lên quan điểm của mình; đặc biệt đối với vấn đề vai trị của chữ ký trong giao kết </i>
<i>hợp đồng, tác giả đồng tình với xu hướng chung là chấp nhận hợp đồng thiếu chữ ký của </i>
một bên, xem chữ ký là một trong những cách thức thể hiện sự ưng thuận. Tài liệu này đã phần nào giải quyết được một số vấn đề trong thực tiễn xét xử và cả những vấn đề lý luận liên quan đến vai trò của chữ ký, đồng thời đưa ra quan điểm, hướng tiếp cận tiến bộ, phù hợp với xu hướng lập pháp hiện nay. Những nội dung này là cơ sở để nhóm tác giả đưa ra những kiến nghị hồn thiện pháp luật trong cơng trình nghiên cứu của mình, phần mà tác giả chưa đề cập đến.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">- Tưởng Duy Lượng (2020), Bình luận khoa học – Bản án và Án lệ (Tập 1), nhà xuất bản Tư pháp. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành tìm hiểu các tình tiết, sự kiện pháp lý trong các bản án, quyết định được lựa chọn là nguồn của án lệ. Từ đó, tác giả phân tích, nhận định và đưa ra quan điểm của mình nhằm giúp những người áp dụng luật vận dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn về các vấn đề còn nhiều cách hiểu, xử lý khác nhau. Trong đó, tác giả phân tích tính thuyết phục của Án lệ 07/2016/AL, về việc công nhận hợp đồng mua bán nhà thiếu chữ ký của bên mua. Bài viết của tác giả có giá trị tham khảo cho cơng trình này khi nhóm tác giả nghiên cứu các vấn đề thực tiễn liên quan đến vai trò của chữ ký truyền thống trong giao dịch dân sự.
- Nguyễn Thị Mai Hương (2009), So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ, Luận văn Thạc sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội. Cơng trình nghiên cứu phân tích điểm giống và khác nhau của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ đối với chế định giao kết hợp đồng; từ đó, tác giả nên lên quan điểm và những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết này vẫn chưa đề cập đến một số vấn đề về hợp đồng (trong đó có vai trị của chữ ký trong hợp đồng). Vì vậy, nhóm tác giả đã nghiên cứu những phân tích của tài liệu này làm cơ sở lý luận để đề cập tới những vấn đề mà tác giả cịn để ngỏ.
- Phí Mạnh Cường (2006), Một số vấn đề pháp lý về chữ ký điện tử trong thương mại điện tử, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội. Cơng trình nghiên cứu phân tích tồn diện các vấn đề về thương mại điện tử (sau đây viết tắt là TMĐT) nói chung và CKĐT nói riêng. Nổi bật là việc so sánh chế định về TMĐT, CKĐT của pháp luật Việt Nam và pháp luật các quốc gia trên thế giới. Sự giống và khác nhau trong quy định giữa các nước là nền tảng để tác giả đưa ra kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả quy định của pháp luật. Tuy vậy, bài nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2006 nên đến thời điểm hiện tại các quy định của pháp luật đã có sự thay đổi khơng nhỏ. Bài viết này là nguồn tài liệu giúp nhóm tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về CKĐT; từ đó nhóm tác giả đưa ra hướng hoàn thiện phù hợp hơn với sự phát triển của giao dịch điện tử như hiện nay.
- Phí Mạnh Cường (2022), Pháp luật về TMĐT ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội. Công trình nghiên cứu một cách tồn diện các vấn đề lý luận về TMĐT theo quy định pháp luật Việt Nam, so sánh và đối chiếu những quy định đó với quy định pháp luật thế giới (UNCITRAL) và của một số nước. Từ đó tác giả chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt, đặc biệt là phát hiện những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia. Luận án đã đưa ra được nhiều những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về TMĐT nói chung và CKĐT nói riêng, nhưng theo nhóm tác giả, các bất cập và định
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">hướng hoàn thiện đối với pháp luật về CKĐT là chưa đầy đủ và tồn diện. Do đó, trong bài viết của mình, bằng việc tổng hợp các quan điểm của các chuyên gia và nghiên cứu pháp luật nước ngồi, nhóm tác giả trình bày tổng qt về các vấn đề của CKĐT.
- Lê Văn Thiệp (2016), Pháp luật TMĐT ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Học viện khoa học xã hội. Cơng trình nghiên cứu đã phân tích những nội dung cơ bản về các quy định của pháp luật Việt Nam về TMĐT. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật, phát hiện những bất cập đang tồn tại, tác giả so sánh, đối chiếu cũng như đánh giá mức độ phù hợp của pháp luật nước ngoài để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý về TMĐT cho Việt Nam. Tuy nhiên, vì là cơng trình nghiên cứu về TMĐT nên vấn đề về CKĐT chỉ được tác giả phân tích tổng quan chứ khơng đi sâu vào chi tiết, do đó các giải pháp về CKĐT mà tác giả đưa ra chỉ mang tính định hướng. Vậy nên, trong cơng trình nghiên cứu của mình, nhóm tác giả tham khảo luận án này làm cơ sở nghiên cứu một cách cặn kẽ và chi tiết tất cả các vấn đề về CKĐT.
<b>* Tạp chí </b>
- Vũ Thị Lan Anh (2011), Chế định hợp đồng theo pháp luật Cộng hịa Liên bang Đức, Tạp chí Luật học 09/2011. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích các vấn đề về hợp đồng theo quy định của pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức, gồm các nội dung như: khái niệm hợp đồng, nguyên tắc giao kết, hình thức hợp đồng và trường hợp hợp đồng vô hiệu. Bài viết nêu được tổng quan các chế định của hợp đồng, nhưng khơng có phần so sánh với pháp luật Việt Nam nên những nhận xét của tác giả về quy định của Đức là chưa thực sự rõ ràng, khó cấy ghép các quy định một cách hợp lý các quy định của pháp luật Đức vào hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhóm tác giả tham khảo bài viết trên nhằm nghiên cứu sự khác nhau về vai trò của chữ ký đối với hợp đồng trên cơ sở phân tích nội hàm các chế định pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và của Đức; cũng như nhận xét mức độ phù hợp các quy định của Đức trong việc đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vai trò của chữ ký trong GDDS.
- Trần Thị Thu Hiền (2021), Bà Lê Thị A có mất quyền khởi kiện hủy bỏ hợp đồng thế chấp do bị giả chữ ký khơng?, Tạp chí Kiểm sát, số 13/2021. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đã tổng hợp và đưa ra những hướng giải quyết khác nhau xoay quanh vấn đề giao dịch dân sự bị giả chữ ký. Tác giả đưa ra quan điểm đồng ý với hướng giải quyết cho rằng hợp đồng bị giả chữ ký thì khơng phát sinh hiệu lực pháp luật do vi phạm điều cấm của luật. Bài viết được nhóm tác giả tham khảo khi nghiên cứu vấn đề về hiệu lực của hợp đồng có chữ ký bị giả mạo; từ đây nhóm tác giả phân tích và tổng hợp các quan điểm của
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">các tác giả khác để đưa ra hướng giải quyết xoay quanh vấn đề chữ ký bị giả mạo và hiệu lực giao dịch dân sự nói chung và của hợp đồng, di chúc nói riêng.
- Thu Linh (2019), Hậu quả pháp lý của việc ký tên người khác khi giao dịch, Thư viện bản án. Trong phạm vi bài tạp chí này, tác giả đã phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật xoay quanh vấn đề về hậu quả pháp lý của việc ký tên người khác khi giao dịch. Có thể thấy, tác giả đưa ra quan điểm nếu hợp đồng có chữ ký của người khác khi giao dịch thì vi phạm điều kiện về chủ thể giao kết; tuy vậy bài viết chỉ là những phân tích chung và cơ bản nhất về vấn đề trên. Do đó, trong cơng trình nghiên cứu của mình, nhóm tác giả lấy bài nghiên cứu này làm cơ sở lý luận, cũng như kết hợp nghiên cứu thực tiễn xét xử các bản án, quyết định của Tịa để đưa ra cái nhìn tổng qt, tồn diện về hậu quả pháp lý của việc ký tên người khác khi giao dịch.
- Trần Thăng Long – Trương Thị Nho (2020), Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chữ ký số, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4 (361)/2020. Bài viết tập trung nói về các vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến CKS; và dựa trên thực tiễn áp dụng tác giả đã chỉ ra những những bất cập và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về CKS ở Việt Nam. Bài viết đã nghiên cứu đa số các lỗ hổng trong quy định pháp luật và các kiến nghị của tác giả có giá trị tham khảo lớn vì tính thuyết phục cao. Để làm rõ hơn các vấn đề mà tác giả này đã đề cập, trong phạm vi nghiên cứu của cơng trình nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả so sánh, đối chiếu với pháp luật thế giới và các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore,… nhằm chứng minh tính phù hợp của các kiến nghị với xu hướng lập pháp trên thế giới.
- Lê Hữu Nghĩa (2021), Một số bất cập về pháp luật giao dịch bằng hợp đồng điện tử tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Khoa học xã hội, số 16(2)/2021. Dựa trên lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả rút ra được đặc trưng về giao dịch điện tử; giá trị pháp lý của chứng cứ là thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử. Từ đó, tác giả chỉ ra những bất cập cũng như nêu các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Đối với CKĐT, tác giả đề cập đến hạn chế về thiếu quy định cụ thể liên quan hình thức chữ ký hình ảnh và chữ ký scan, cũng như chưa có quy định về cơng chứng hợp đồng điện tử. Tuy vậy, các đề xuất và kiến nghị trong bài chỉ mang tính gợi mở và chưa thực sự chi tiết. Trong cơng trình nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã tìm hiểu, phân tích bài viết này kết hợp với việc tổng hợp quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới và góc nhìn của nhiều chun gia trong lĩnh vực có liên quan nhằm đưa ra hướng hồn thiện mang tính chính xác, cụ thể và rõ ràng hơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, nghiên cứu tổng hợp: nhóm tác giả sử dụng phương pháp này trong việc đưa ra các khái niệm cơ bản, phân tích quy định của pháp luật về các vấn đề xoay quanh chữ ký, cũng như thực tiễn xét xử của các Tòa án và đồng thời khai thác những bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật và hoạt động xét xử. Đây là phương pháp được áp dụng xuyên suốt q trình nghiên cứu, Chương 1 là phần phân tích các vấn đề chung mang tính lý luận về chữ ký bao gồm: khái niệm và quy định pháp luật về chữ ký và giá trị pháp lý của chữ ký trong giao dịch dân sự. Từ đó, nhóm tác giả đi sâu vào nghiên cứu những bản án, tổng hợp các hướng giải quyết đối với từng vấn đề cụ thể liên quan đến chữ ký đồng thời xác định các lỗ hổng còn tồn đọng trong quy định pháp luật tại mục 2.1 và 2.2.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: đây là phương pháp được sử dụng với mục đích giúp nhóm tác giả nhận định những điểm giống và khác nhau giữa quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Singapore,… về vai trò của chữ ký đối với hiệu lực của GDDS; nhằm xác định những điểm còn hạn chế của pháp luật Việt Nam, từ đó học tập các quy định của các quốc gia này để sửa đổi, bổ sung cho hệ thống pháp luật quốc gia. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong q trình hồn thành bài nghiên cứu, cụ thể tại các mục 1.2 để đưa ra khái niệm chữ ký theo quy định của các quốc gia, mục 1.4 nhằm so sánh giá trị pháp lý của chữ ký ở các quốc gia khác nhau; đồng thời nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp này để dẫn chiếu các quy định pháp luật nước ngoài và trên cơ sở so sánh và học hỏi, nhóm tác giả đưa ra hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam tại Chương 2.
- Phương pháp bình luận án: được nhóm tác giả sử dụng tại mục 2.1 để nêu ra hướng giải quyết tranh chấp của các Tòa (trong và ngồi nước) và so sánh hướng giải quyết đó với quy định của pháp luật nhằm xác định sự tương đồng, khác biệt giữa quy định pháp luật và hoạt động xét xử; từ đó nhận xét tính phù hợp, thuyết phục của các Tòa án.
- Phương pháp tìm hiểu các ý kiến, quan điểm từ các chun gia trong và ngồi trường thơng qua sách, tạp chí khoa học pháp lý, cơng trình nghiên cứu,… được nhóm tác giả sử dụng nhiều khi đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật tại mục 2.1.1 và mục 2.2.2. Theo đó, nhóm tác giả nghiên cứu, vận dụng cũng như tổng hợp ý kiến của các tác giả như: Đỗ Văn Đại, Tưởng Duy Lượng, Lê Văn Thiệp, Trần Thăng Long,… để bài nghiên cứu được
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">hoàn thiện một cách chuyên sâu và bao hàm nhiều góc nhìn mang tính học thuật từ các chuyên gia.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỮ KÝ TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ </b>
<b>1.1. Cơ sở hình thành chữ ký </b>
Trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của lồi người, chưa có một tài liệu nghiên cứu nào khẳng định chính xác khởi nguồn của hình thái chữ ký đầu tiên. Dựa theo những ghi chép của người cổ đại, khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, người Sumer và người Ai cập đã sử dụng hình ảnh hoặc chữ tượng hình khắc lên tảng đá đất sét để truyền đạt ý nghĩ của họ. Đến 3.100 năm trước Công nguyên, con người đã bắt đầu sử dụng chữ và ký hiệu nhằm mục đích biểu thị danh tính <small>2</small>. Sau này, đến thời Trung Cổ (hay còn gọi là Trung Đại), con người bắt đầu thêm nét và các ký tự để hình thành nên những chữ cái đơn giản, những chữ tượng hình đơn thuần, điều này đặt nền móng cho sự phát triển ngơn ngữ và là cơ sở hình thành hệ chữ cái Latin. Sự xuất hiện và phát triển của ngôn ngữ là điều kiện và là khởi nguồn tất yếu cho sự ra đời của chữ ký. Mãi đến nửa sau thế kỷ XI, khi một nhà lãnh đạo quân sự người Tây Ban Nha ký chữ ký của mình trên cuốn sách lịch sử do ơng viết, thì những nhận thức đầu tiên của con người về chữ ký mới được hình thành. Đến
<i>năm 1677, một Đạo luật về Chống gian lận và Khai man “Prevention of Frauds and </i>
<i>Perjuryes” đã được Quốc hội Anh thông qua; theo đó, đạo luật quy định hợp đồng có giá </i>
trị lớn phải được lập thành văn bản và có chữ ký kèm theo <small>3</small>. Nghĩa là, để hạn chế rủi ro, pháp luật nước Anh xem chữ ký như một cách thức thể hiện sự cam kết giữa các bên khi tham gia hợp đồng. Có thể nói, pháp luật Anh đã quy định một giá trị pháp lý nhất định cho chữ ký, điều này được ví như một cuộc cách mạng giúp cho việc sử dụng chữ ký được phát triển trong những năm tiếp theo.
Giờ đây, thế giới đang chứng kiến một cuộc cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ; điều này là cơ sở tất yếu của việc phát triển công nghệ, kỹ thuật. Từ đây, CKĐT cũng được hình thành để đáp ứng xu hướng tăng trưởng của các GDĐT. Thực chất CKĐT đã xuất hiện từ những năm 1800, vào thời điểm các tin nhắn điện tín đã bắt đầu phát triển và dần dần thay đổi thói quen của người dùng chữ ký truyền thống ở một mức độ nhất định. Năm 1989, Lotus Notes 1.0 – một dạng quản lý thông tin dưới dạng lưu trữ dữ liệu được đưa vào thị trường. Đây được xem là một trong những lý do giúp Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận việc sử dụng CKĐT trong hoạt động thương mại và Tổng thống Bill Clinton của Mỹ đã thông qua <small>2</small><i><small> Legalesign, “The history of the Signature”, (truy cập vào ngày 01/02/2023). </small></i>
<small>3</small><i><small> The Grizzly Labs, “The Signature: A Brief History”, </small></i> <small>signatures.html (truy cập vào ngày 01/02/2023). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><i> GDĐT “Uniform Electronic Transactions Act” năm 1900. Ở Anh, CKĐT cũng được </i>
công nhận từ những năm 1900 và trở nên phổ biến cũng như hợp pháp vào năm 2000 <small>4</small>.Về mặt cơng nghệ, CKĐT có khả năng đảm bảo tính xác thực và tồn vẹn của thơng điệp, tài liệu số; nghĩa là, nó có thể cung cấp nguồn gốc về danh tính và trạng thái của dữ liệu điện tử hoặc giao dịch kỹ thuật số. Có thể nói, CKĐT giúp giải quyết các vấn đề giả mạo, mạo danh trong truyền thông số mà không làm mất đi bản chất của chữ ký. Ngày này, giá trị pháp lý của CKĐT đã được khẳng định là tương tự như chữ ký truyền thống.
Tóm lại, song song với việc hình thành và phát triển của ngôn ngữ là sự xuất hiện của chữ ký truyền thống. Về phần mình, CKĐT được ra đời từ sự thay đổi về kinh tế - xã hội và sự hiện đại của công nghệ - kỹ thuật. Thế nhưng, cần hiểu rằng, cơ sở hình thành của chữ ký chính là từ nhu cầu muốn thể hiện sự đồng tình, chấp thuận hoặc sự cam kết thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo nội dung đã ký. Thực tế cho thấy, chữ ký không những mang ý nghĩa là dấu ấn riêng, một dấu hiệu riêng biệt của mỗi người mà cịn đóng vai trị quan trọng về mặt pháp lý, nhất là trong lĩnh vực thương mại.
<b>1.2. Khái niệm của chữ ký </b>
Theo từ điển tiếng Việt, chữ ký là những nét chữ viết nhanh do mỗi người tự tạo ra để
<i>làm ký hiệu cho tên của chính mình, và có dạng thức đặc biệt không thay đổi. Từ chữ ký gồm 2 từ là chữ và ký, chữ là ký hiệu bằng đường nét được đặt ra để ghi tiếng nói </i><small>5</small>; nói
<i>cách khác, chữ là thuộc cái ngơn ngữ thể hiện dưới dạng ký hiệu; còn ký là hành động một </i>
người điền tên của mình dưới dạng ký hiệu vào vật thể xác định như văn bản, giấy tờ,…
<i>Theo từ điển Oxford Dictionary, chữ ký “signature” được hiểu là một chữ hoặc một ký tự </i>
riêng biệt biểu hiện tên của một người, được ghi trên giấy bằng mực <small>6</small>. Như vậy, hiểu đơn giản chữ ký là tên riêng của mỗi người dưới dạng ký tự đặc biệt được điền trên giấy. Cách hiểu này được cho là tương đối phù hợp với bối cảnh và nhận thức của con người về chữ ký từ nhiều thập kỷ trước.
Xét đến cùng, chữ ký thực chất là ký hiệu riêng biệt của mỗi cá nhân; mà mỗi cá nhân có thể sử dụng nhiều cách thức khác nhau để tạo ra dấu ấn riêng biệt của mình. Vậy nên, hiểu theo nghĩa rộng, chữ ký là các hình thái của ký hiệu mà ở đó, nó thể hiện được danh
<small>4</small><i><small> Foxit, “Electronic Signature: A Brief History”, </small></i><small> (truy cập vào ngày 02/02/2023). </small>
<small>5</small><i><small> Phạm Văn Tình, “Từ và chữ”, Báo Lao động, (truy cập vào ngày </small></i>
<small>15/02/2023). </small>
<small>6 (truy cập vào ngày 02/02/2023). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">tính người ký. Nếu hiểu chữ ký theo cách này, thì khi nhìn lại lịch sử hình thành chữ ký, thấy rằng đã có các hình thái khác của chữ ký xuất hiện.
Cụ thể, vào khoảng thế kỷ thứ XIII, một hình thái mới của chữ ký xuất hiện ở Nhật dưới dạng con dấu, được gọi là “con dấu Hanko”. Thời điểm đó, con dấu Hanko chỉ có Thiên Hồng được sử dụng với ý nghĩa dùng để xác nhận Chỉ dụ do Thiên hoàng ban ra. Đến thời vua Minh Trị (sau năm 1867), con dấu Hanko được phổ biến rộng rãi ra toàn dân và trở thành con dấu riêng của mỗi cá nhân <small>7</small>.
Trên thực tế, có một cách thức ký tên khác ngoài việc để lại ký tự, chữ viết hoặc để lại hình ảnh con dấu, đó là “ký tên” bằng cách dùng ngón tay của mình đã có mực và lăn
<i>trên văn bản, giấy tờ cần ký. Bằng cách này, người “ký” vẫn để lại một dấu hiệu riêng biệt </i>
mang ý nghĩa xác định danh tính của họ. Như vậy, dấu vân tay mang bản chất của một chữ ký. Do đó, theo nhóm tác giả, dấu vân tay cũng được xem là một hình thái của chữ ký.
<i>Trong khoa học pháp lý, việc để lại dấu vân tay được gọi là điểm chỉ. Điểm chỉ thường </i>
được áp dụng trong trường hợp người ký là người có khiếm khuyết về thể chất (như bệnh lý làm tay run,…) hoặc người mù chữ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, không phải chỉ người biết chữ mới là chủ thể ký kết, người ký có thể là người đầy đủ năng lực hoặc người khuyết tật; có thể là người biết chữ hoặc người khơng biết chữ.
Theo nhóm tác giả, các hình thái chữ ký nói trên: chữ hoặc một ký tự riêng biệt biểu hiện tên một cá nhân, dấu vân tay, con dấu, được xem là những hình thái của chữ ký truyền
<i>thống. Chữ ký truyền thống ở đây được hiểu là chữ ký vật lý, nghĩa là chính người ký là </i>
người tác động trực tiếp lên văn bản, giấy tờ hoặc vật thể xác định để khẳng định sự hiện diện của người này và thể hiện sự đồng thuận của họ với văn bản đã ký.
Cho đến gần đây, khi trình độ cơng nghệ và kỹ thuật phát triển, thì một hình thái chữ
<i>ký hiện đại hơn đã xuất hiện, đó là chữ ký điện tử. CKĐT, là chữ ký được tạo lập dưới dạng </i>
<i>từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lơ gíc với thơng điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thơng điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thơng điệp dữ liệu được ký (Điều 21 Luật GDĐT năm 2005). Một định nghĩa khác về CKĐT được quy định </i>
<i>trong Luật CKĐT của Trung Quốc như sau “Chữ ký điện tử là dữ liệu điện tử chứa đựng </i>
<i>trong thông điệp dữ liệu hoặc đính kèm với thơng điệp dữ liệu và được sử dụng để nhận biết người ký và biểu thị sự tán thành của người ký với nội dung của thông điệp dữ liệu </i><small>8</small>. <small>7 Nguyễn Hùng, “Con dấu Hanko trong văn hóa Nhật Bản”, (truy cập ngày 16/02/2023). </small>
<small>8 Điều 2 Luật Chữ ký điện tử Trung Quốc. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i>Ngoài ra, CKĐT cũng được định nghĩa trong pháp luật Singapore, chữ ký điện tử là bất kỳ </i>
<i>một chữ, ký tự, con số hoặc biểu tượng nào dưới dạng số được gắn hoặc liên kết một cách logic với một hồ sơ điện tử với mục đích xác thực hoặc chấp nhận nội dung của hồ sơ điện tử. Tóm lại, CKĐT là một dạng thông tin gắn liền với thông tin dữ liệu đóng vai trị xác </i>
minh người ký và xác nhận sự đồng thuận của họ đối với nội dung trong GDĐT. Như vậy xét về bản chất, CKĐT vẫn mang những nét cơ bản giống với chữ ký truyền thống ở chỗ CKĐT giúp định danh và thể hiện sự chấp thuận của người ký văn bản điện tử. Điểm khác biệt lớn nhất giữa CKĐT và chữ ký truyền thống là cách thức ký, nghĩa là thay vì tác động vật lý vào văn bản như ký truyền thống thì CKĐT thực hiện việc ký kết thơng qua việc liên kết các thông điệp dữ liệu trên nền tảng mạng, kỹ thuật số.
Từ cách tiếp cận về CKĐT như trên, cho phép hiểu rằng CKĐT có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: chữ ký số, chữ ký scan, chữ ký bằng hình ảnh,... Thậm chí, CKĐT cịn có thể bao hàm các cam kết gửi bằng email, nhập các số định dạng cá nhân (PIN) vào các máy ATM, ký bằng bút điện tử với thiết bị màn hình cảm ứng tại các quầy tính tiền, chấp nhận các điều khoản người dùng khi cài đặt phần mềm máy tính, ký các hợp đồng điện tử online...<small>9</small>. Theo Quy định eIDAS được xây dựng theo quy định 910/2014 của EU, thì CKĐT được chia thành 3 dạng: CKĐT đơn giản, CKĐT tiên tiến và CKĐT đủ điều kiện <small>10</small>. Dựa theo quy định của luật quốc gia và luật quốc tế, cũng như căn cứ vào tính chất của từng loại CKĐT, nhóm tác giả chia CKĐT thành 2 hình thức: chữ ký số và các loại CKĐT khác.
<i>Chữ ký số, theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành </i>
Luật GDĐT về CKS và dịch vụ chứng thực CKS (sau đây viết là Nghị định
<i>130/2018/NĐ-CP) là: “Chữ ký số là một dạng CKĐT được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu </i>
<i>sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thơng điệp dữ liệu ban đầu và khóa cơng khai của người ký có thể xác định được chính xác: a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa cơng khai trong cùng một cặp khóa; b) Sự tồn vẹn nội dung của thơng điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.” Về phần mình, Luật GDĐT hiện hành của Singapore có hướng tiếp cận đơn giản hơn </i>
<i>khi thể hiện định nghĩa về CKS như sau: “Chữ ký số là một CKĐT bao gồm việc sử dụng </i>
<small>9</small><i><small> Sở Nội vụ Cà Mau, “Tìm hiểu về “Chữ ký điện tử” và “Chữ ký số”, Sở Nội vụ Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, </small></i>
<small> (truy cập vào ngày 26/02/2023). </small>
<small>10 Điều 48 – Điều 51 Quy định eIDAS. </small>
<small>11 Phần 2 Luật Giao dịch điện tử Singapore. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><i>Quốc, CKS được hiểu là: “Chữ ký số là thông tin dưới dạng số được gắn hoặc kết hợp một </i>
<i>cách lơ gíc với thơng điệp điện tử nhằm nhận dạng người ký và xác thực thông điệp điện </i>
<i>là CKĐT sử dụng kỹ thuật mật mã phi đối xứng làm biến đổi một thông điệp theo cách mà người nhận được thông điệp.</i><small>13</small><i> </i>
Đối với khối liên minh Châu Âu, Châu Âu chia CKĐT thành 3 loại: CKĐT đơn giản (Simple electronic seals), CKĐT tiên tiến (Advanced electronic seals) và CKĐT đủ điều kiện (Qualified electronic seals). Trong đó, CKĐT đơn giản là dữ liệu ở dạng điện tử được đính kèm hoặc liên kết logic với dữ liệu khác ở dạng điện tử và được người ký sử dụng để ký. Vì vậy, một cái gì đó đơn giản như viết tên của bạn dưới một e-mail cũng có thể tạo thành một CKĐT <small>14</small><i>. Về CKĐT tiên tiến, loại CKĐT này mang các đặc trưng như sau: liên </i>
<i>kết duy nhất với người tạo ra chữ ký; có khả năng xác định người tạo ra chữ ký; được tạo bằng cách sử dụng dữ liệu tạo con dấu điện tử mà người tạo con dấu có thể, với mức độ tin cậy cao dưới sự kiểm sốt của mình, sử dụng để tạo con dấu điện tử; và được liên kết với dữ liệu mà nó liên quan theo cách mà mọi thay đổi tiếp theo trong dữ liệu đều có thể phát </i>
tính trên, và cơng nghệ đó chính là hệ thống mật mã phi đối xứng (KPI).
Hệ thống mật mã phi đối xứng là công nghệ được áp dụng nhằm tạo lập CKS dựa trên thuật toán tạo hóa, biến đổi và mã hóa RSA. Theo Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì hệ thống này có khả năng tạo một cặp khóa an tồn, bao gồm: khóa bí mật (private key) dùng để tại CKS, và khóa công khai (public key) dùng để kiểm tra CKS được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa. Cụ thể người sở hữu CKS sử dụng khóa bí mật cùng với nội dung thông điệp dữ liệu để ký CKS và gửi cho bên nhận thông điệp dữ liệu; bên nhận khi này sẽ sử dụng khóa cơng khai cùng với thông điệp dữ liệu được gửi đi, tiến hành mã hóa thơng điệp dữ liệu được nhận trên cơ sở sử dụng khóa cơng khai để xác định việc biến đổi này có phải được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa cơng khai trong cùng một cặp khóa hay khơng, tức xác định người ký CKS là ai và nhận định được tính tồn vẹn của dữ liệu. Do vậy, dưới góc độ khoa học, CKS đảm bảo được 3 tính chất an tồn thơng tin: tính tồn vẹn của dữ liệu, tính xác thực và tính bí mật của thơng điệp dữ liệu.
<small>12 Điều 2 Luật Chữ ký điện tử Hàn Quốc. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Ngoài CKS - hình thức đặc biệt của CKĐT, thì CKĐT cịn có nhiều hình thái khác đã
<i>được đề cập phía trên như chữ ký scan, chữ ký ảnh, chữ ký tay sinh trắc học được đăng ký </i>
<i>trên thiết bị phần cứng chuyên dụng, chữ ký thể hiện bằng một đoạn âm thanh, hoặc hình thức hộp kiểm “Tơi chấp nhận”,… Hiện nay, hình thức CKĐT phổ biến sau CKS là chữ </i>
ký scan và chữ ký ảnh. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của mình, nhóm tác giả chỉ đề cập các vấn đề của 2 hình thái chữ ký nói trên.
Hiện nay, khơng có định nghĩa rõ ràng nào về chữ ký scan và chữ ký ảnh mà đa phần, chúng được hiểu thông qua cách thức tạo lập chữ ký. Cụ thể như sau: chữ ký scan (hay còn gọi là chữ ký quét) được tạo ra bằng cách người ký in dữ liệu từ tệp sau đó mỗi bên ký vào bản cứng hợp đồng mực ướt. Hợp đồng cùng chữ ký sau đó sẽ được chuyển thành dạng điện tử bằng cách quét, và bản sao quét của hợp đồng đã ký sẽ được gửi đến bên đối tác qua email. Về phần mình, chữ ký hình ảnh là CKĐT được người ký chèn hình ảnh chữ ký của mình vào mục tương ứng trên tệp dữ liệu điện tử của hợp đồng. Tệp dữ liệu sau đó, cùng với chữ ký ảnh sẽ được gửi đến đối tác qua email. Như vậy, điểm chung của hai hình thức ký này đều là từ chữ ký tay rồi chuyển chữ ký tay này thành dạng điện tử và đính kèm vào tệp dữ liệu. Theo đó, chữ ký scan là chữ ký được chuyển thành dạng điện tử sau khi ký tay trên hợp đồng giấy; còn chữ ký ảnh là chữ ký được người dùng ký tay sau đó chuyển thành hình ảnh và chèn vào dữ liệu của HĐĐT. Theo nhóm tác giả đánh giá, cách thức hình thành chữ ký scan và chữ ký ảnh là vô cùng tiện lợi, đáp ứng tiêu chí nhanh chóng mà vẫn thể hiện được danh tính người ký và sự đồng thuận của họ đối với nội dung ký kết; do đó, tùy vào tình huống, mức độ quan trọng của giao dịch mà các bên linh hoạt lựa chọn phương thức ký kết phù hợp nhất với mục đích của mình.
Trên thực tế, khi nghiên cứu các VBQPPL trong nước, khó có thể tìm kiếm một điều khoản quy định minh thị về hai loại chữ ký này. Theo nhóm tác giả đánh giá, Luật GDĐT năm 2005, Việt Nam quy định về “CKĐT” về mặt nội dung thì Luật này chỉ nhằm hướng đến điều chỉnh CKS; đến khi Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật GDĐT về CKS và dịch vụ chứng thực CKS được ban hành, quan điểm trên được cho là có cơ sở. Xét về bản chất, chữ ký scan và chữ ký ảnh mang vai trò tương tự như chữ ký thơng thường (chữ ký truyền thống) và hồn tồn phù hợp với định nghĩa về CKĐT theo pháp luật Việt Nam. Vậy nên, dù khơng được quy định thì chữ ký scan, chữ ký ảnh vẫn mang giá trị và đóng vai trị pháp lý nhất định khi được sử dụng để giao kết hợp đồng.
Hiện nay có rất nhiều trường hợp đồng nhất CKĐT với CKS hoặc nhầm lẫn giữa CKS với chữ ký scan, chữ ký ảnh. Xét về bản chất thì CKS, chữ ký ảnh, chữ ký scan là cùng thuộc một loại chữ ký, đó là CKĐT. Do đó, chúng đều có thể được cá nhân, tổ chức, doanh
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">nghiệp sử dụng trong các GDĐT hoặc các hình thức trao đổi dữ liệu khác trên nền tảng kỹ thuật số. Tuy vậy, vẫn tồn tại những điểm khác biệt giữa CKS và loại CKĐT khác (điển hình là chữ ký scan, chữ ký ảnh) như sau:
<i>Đầu tiên là về mặt kỹ thuật thì CKS được hình thành dựa trên thuật toán RSA cùng </i>
hệ thống mất mã phi đối xứng; trong khi đó các hình thức CKĐT cịn lại chỉ được tạo ra
<i>sau khi một chữ ký tay được quét hoặc chụp và gắn vào dữ liệu số. Điều này cũng chỉ ra sự </i>
<i>khác nhau thứ hai, đó là CKS mang tính bảo mật cao hơn khi đáp ứng đủ ba tiêu chí để </i>
đảm bảo an tồn thơng tin khi GDĐT; cịn các loại chữ ký cịn lại, vì cách thức tạo ra chúng đơn giản nên tính bảo mật cũng khơng cao và thực chất hồn tồn có khả năng bị giả mạo. Như vậy nhìn một cách khái qt, CKĐT có phạm vi rộng hơn CKS và cách tạo lập, sử dụng cũng có phần dễ dàng hơn; tuy nhiên CKS có tính bảo mật cao hơn. Do đó, hai khái niệm CKS và CKĐT là không thể đồng nhất với nhau.
Nhằm theo kịp sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ, cũng như thực hiện mục tiêu tồn cầu hóa trong lĩnh vực giao dịch điện tử khi hình thức xác lập hợp đồng bằng phương tiện điện tử (hay còn gọi là hợp đồng điện tử) ngày càng phổ biến, các quốc gia trên thế giới đã thích ứng với sự thay đổi này bằng cách cơng nhận và quy định về chữ ký điện tử trong VBQPPL của nước mình, điển hình là Hoa Kỳ với Luật thương mại Quốc gia
<i>và Quốc tế về CKĐT “Electronic Signature in Global and National Commerce Act” hay Đức với Đạo luật về CKĐT “Act on outlining Conditions for Electronic Signatures and </i>
<i>for the Amendment of further Regulation”. Có thể thấy, đại đa số đạo luật của các quốc gia </i>
trên thế giới đều công nhận chữ ký điện tử trong hệ thống pháp luật của mình bởi những vai trị khơng thể phủ nhận của CKĐT như nhanh chóng, tiện lợi và khơng bị giới hạn trong phạm vi của một quốc gia, tức đáp ứng được tính tồn cầu mà một giải pháp cơng nghệ cần phải có. Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng, đối với hợp đồng điện tử (sau đây viết tắt là HĐĐT) thì CKĐT là một yếu tố khơng thể thiếu mà các bên tham gia giao kết hợp đồng buộc phải có để chứng minh danh tính của mình và thể hiện sự đồng thuận đối với những nội dung đã thỏa thuận.
Tóm lại, dưới góc độ pháp lý, chữ ký không được hiểu theo quan niệm phổ biến là tên viết tay, trên giấy hay được viết bằng mực. Theo đó, chữ ký, dù tồn tại dưới hình thái là chữ ký truyền thống hay CKĐT thì chữ ký vẫn là biểu hiện của một hành vi pháp lý mà theo đó, người ký kết chấp thuận các nội dung trên tài liệu và để lại một dấu ấn khẳng định danh tính và sự đồng thuận của mình. Do đó, nội dung của các điều luật trong Luật mẫu về
<i>Thương mại điện tử “Model Law on Electronic Commerce” của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế “United Nations Commission on International Trade Law </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><i>(UNCITRAL)” thể hiện rằng, chữ ký có 3 chức năng: chữ ký giúp xác định danh tính người </i>
ký kết, chữ ký thể hiện sự chấp thuận, đồng ý của người ký với nội dung ký và ràng buộc các bên đối với những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ văn bản đã ký. Bộ luật Dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) Nga thừa nhận chữ ký đóng vai trị như một sự hồn thiện cho một hành vi pháp lý, nó thể hiện sự đồng ý của các bên đối với nghĩa vụ phát sinh từ chính việc ký kết. Tương tự Nga, pháp luật Philipines cũng quy định theo hướng chữ ký đại diện cho sự đồng ý của các bên trong hợp đồng (Điều 1318 BLDS Philippinese). Về cơ bản, pháp luật Việt Nam cũng tương đồng với các quốc gia trên thế giới, khi nội hàm của các điều luật đều thể hiện chữ ký chính là căn cứ định danh cá nhân và là cơ sở để ràng buộc các bên đối với những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đã ký. Chứng minh cho nhận định trên là quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
<i>quy định: “Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh </i>
<i>người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.” </i>
<b>1.3. Các trường hợp áp dụng chữ ký trong giao dịch dân sự </b>
Nếu hiểu đơn giản, thì chữ ký là ký hiệu riêng của mỗi người; vậy nên, trên thực tế chữ ký có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, có thể trên tấm poster, trên tấm hình,… hoặc ngay cả trên tờ giấy trắng. Tuy nhiên, thực chất chữ ký cịn đóng vai trị quan trọng và mang ý nghĩa nhất định, đó là chữ ký thể hiện sự chấp thuận ý chí về vấn đề mà các bên ký kết đã thỏa thuận và sự cam kết thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo nội dung đã ký. Như vậy, các GDDS hoặc các văn bản khác làm phát sinh quyền và nghĩa vụ sẽ là đối tượng cần có chữ
<i>ký. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, Điều 116 BLDS năm 2015 quy định: “Giao dịch dân </i>
<i>sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Điều này có nghĩa là, hợp đồng và các hành vi pháp lý đơn phương </i>
chính là đối tượng áp dụng của chữ ký.
<i>Điều 385 BLDS năm 2015 quy định như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các </i>
<i>bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Theo pháp luật Trung </i>
<i>Quốc thì “Hợp đồng là sự đồng thuận trong việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một </i>
<i>quan hệ pháp luật dân sự giữa 2 bên chủ thể” (Điều 464 BLDS Trung Quốc). Hay tại Điều </i>
<i>1101 BLDS Pháp, “Hợp đồng là một sự chấp thuận bởi 2 hoặc nhiều bên nhằm ràng buộc </i>
<i>họ hoặc bên thứ ba để chuyển giao, để thực hiện hoặc không thực hiện công việc”. Như </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">vậy, hợp đồng là sự thoả thuận của hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản và các lợi ích khác, làm hoặc khơng được làm một việc để thoả mãn lợi ích nhất định của các bên hoặc của người thứ ba được chỉ định trong hợp đồng. Do đó, bản chất của hợp đồng được tạo nên bởi 2 yếu tố pháp lý, đó là sự thỏa thuận và sự ràng buộc pháp lý giữa các bên <sup>16</sup>. Theo đó, sự thỏa thuận là kết quả của sự bày tỏ ý chí với sự thống nhất ý chí của mỗi bên, tạo thành sự đồng thuận của các bên, nhằm đạt được một mục đích chung xác định. Hơn nữa, hợp đồng cịn tạo ra một sự cam kết dẫn đến sự ràng buộc giữa các bên đối với những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Do đó, cần phải có một hành vi từ phía các chủ thể tham gia giao kết nhằm đại diện cho sự chấp thuận, đồng ý về mặt ý chí cũng như sự cam kết cùng thực hiện đối với nội dung trong hợp đồng, và chữ ký của họ đã được sử dụng với ý nghĩa và mục đích rõ ràng như vậy. Bởi lẽ chữ ký vốn mang tính cá nhân nên sự hiện diện của nó trong hợp đồng thể hiện rằng, ý chí của các bên bị ràng buộc với các nghĩa vụ trong văn bản đã ký.
Ngày nay, cá nhân và pháp nhân tham gia rất nhiều vào các quan hệ xã hội nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần, đây cũng là lý do mà các chủ thể sử dụng chữ ký để giao kết hợp đồng có xu hướng tăng lên đáng kể. Hiện nay, sự xuất hiện của CKĐT đã thay đổi cách thức ký kết của một số loại hợp đồng. Theo đó, các hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là đối với thương mại điện tử thì các HĐĐT sẽ được cá nhân hoặc người đại diện của doanh nghiệp ký bằng CKĐT, hay cụ thể là CKS. Tuy nhiên, đối với việc thỏa thuận và xác lập các hợp đồng liên quan đến chuyển giao tài sản, quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hoặc các vấn đề mà Luật GDĐT khơng điều chỉnh thì các chủ thể tham gia phải sử dụng chữ ký truyền thống (theo Điều 1 Luật GDĐT năm 2005).
Xét đến hành vi pháp lý đơn phương, hành vi pháp lý đơn phương là sự thể hiện ý chí một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Như vậy, khác với hợp đồng, cần sự thỏa thuận của ít nhất 2 chủ thể trở lên, thì hành vi pháp lý đơn phương là ý chí tự do, tự định đoạt, quyết định của một bên chủ thể mà không xem xét đến sự đồng thuận của bất kỳ chủ thể nào khác. Và lập di chúc chính là một trong những hành vi pháp lý đơn phương điển hình nhất.
Nói rõ về di chúc, một định nghĩa học thuật được đưa ra như sau: “di chúc là một phương tiện mà một người sử dụng để định đoạt tài sản của mình và chỉ có hiệu lực sau khi
<small>16</small><i><small> Lê Minh Hùng (2020), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức </small></i>
<small>– Hội luật gia Việt Nam, tr. 112. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">người đó chết, với bản chất là có thể được thay đổi hoặc hủy bỏ trong suốt thời gian mà người lập di chúc còn sống” <small>17</small> . Pháp luật dân sự Canada cũng có định nghĩa tương tự, cụ
<i>thể tại Điều 704 BLDS Québec (Canada) quy định: “Di chúc là một hành vi pháp lý đơn </i>
<i>phương được lập theo một hình thức do luật định, theo đó người lập di chúc có thể tự định đoạt một phần hoặc tất cả tài sản của họ và chỉ có hiệu lực khi người đó chết. Khơng có trường hợp nào cho phép di chúc được lập bởi hai hoặc nhiều hơn hai người.” Còn theo </i>
<i>luật dân sự Việt Nam, “di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của </i>
<i>mình cho người khác sau khi chết.” (Điều 624 BLDS năm 2015). Như vậy, di chúc chỉ có </i>
hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tại thời điểm di chúc có hiệu lực, nội dung của di chúc khơng cịn được đảm bảo bởi ý chí của người lập di chúc nữa. Vậy dựa vào đâu để xác định nội dung được ghi trong di chúc là những mong muốn và ý chí của người để lại di sản? Để đánh giá được tính xác thực của nội dung trong di chúc, người ta chỉ có thể dựa vào chữ ký đã được người chết ký trong di chúc của mình. Bởi lẽ, chữ ký là dấu ấn riêng biệt của mỗi cá nhân và nó tượng trưng cho sự đồng ý
<i>của người ký đối với nội dung đã ký. </i>
Cần lưu ý rằng, chữ ký trong di chúc không nên được hiểu theo nghĩa hẹp, rằng chữ ký là chữ viết; vì theo cách này, sẽ vơ tình làm ta hiểu sai bản chất của chữ ký (đã phân tích ở mục 1.2 bài viết này) và cũng dẫn đến nhầm lẫn rằng, những người khiếm khuyết hoặc người mù chữ không được lập di chúc. Thực tế là, mọi người đều có quyền lập di chúc nếu thỏa đủ điều kiện luật định. Người có hạn chế về thể chất hoặc người khơng biết chữ hồn tồn có thể điểm chỉ thay cho việc ký tên. Chỉ cần có một dấu ấn được người lập di chúc lưu lại, có thể là nét chữ hoặc dấu điểm chỉ thể hiện nội dung trong di chúc chính là ý chí của họ thì coi như di chúc đó đã có chữ ký và đã thỏa điều kiện cần để di chúc có hiệu lực.
<b>1.4. Giá trị pháp lý của chữ ký </b>
Điểm khác biệt lớn nhất giữa chữ ký truyền thống và chữ ký điện tử là cách thức tạo lập chữ ký. Theo đó, chữ ký truyền thống được tạo ra bằng việc một người viết, đóng dấu, hoặc lăn tay trực tiếp lên văn bản giấy, tức có hành vi tác động lên vật thể xác định. Còn CKĐT là việc một cá nhân, tổ chức sử dụng ký tự đã được một tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cung cấp và thực hiện việc gắn ký tự này vào thông điệp dữ liệu,
<i>tức ký bằng phương tiện điện tử và lưu trữ trên thơng điệp dữ liệu. Tuy có sự khác nhau về </i>
<small>17</small><i><small> Trích theo Lê Minh Hùng (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và Thừa kế, NXB Hồng Đức – Hội </small></i>
<small>luật gia Việt Nam, tr. 434. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">cách thức tạo ra chữ ký nhưng về bản chất, cả hai hình thái chữ ký này đều có cùng một vai trị, ý nghĩa pháp lý; đó là:
<i>Thứ nhất, chữ ký truyền thống và CKĐT đều có vai trị giúp định danh người ký. Về </i>
chữ ký truyền thống, hình thái chữ ký này được biểu hiện dưới các dạng chữ viết (ký tự), dấu vân tay, hoặc con dấu. Theo đó, chữ viết là một trong những đặc điểm riêng biệt của mỗi người; bởi lẽ dựa vào những đặc điểm độc đáo trong cách viết từng ký tự hoặc một số ký tự nhất định, độ nghiêng, độ đậm nhạt khi viết, độ hằn của chữ trên giấy,… người ta có thể xác định người viết là ai. Dấu vân tay cũng vậy, đây là một đặc điểm mang tính cá thể, dấu vân tay của mỗi người là duy nhất, không ai giống ai và do đó hồn tồn có thể dựa vào dấu vân tay để xác định người đã điểm chỉ trên văn bản.
Đối với chữ ký điện tử, chữ ký này mang các hình thái như: chữ ký số, chữ ký scan, chữ ký ảnh,… Trong đó, chữ ký số - CKĐT được tạo lập dựa trên hệ thống mật mã phi đối xứng do đó đảm bảo hồn tồn tính xác thực người ký khi người nhận thông điệp dữ liệu chứa CKS có thể mã hóa thơng điệp dữ liệu nhận được bằng khóa cơng khai và xác minh được người ký CKS (đã phân tích tại mục 1.2). Như vậy, CKĐT mà cụ thể là CKS có khả năng xác định danh tính người ký, bảo đảm an tồn thông tin, giúp các bên tham gia ký kết định danh được người ký. Chính nhờ đặc điểm này mà chữ ký là cơ sở ràng buộc các bên đối với văn bản đã ký.
<i>Thứ hai, chữ ký truyền thống và CKĐT đều là căn cứ thể hiện sự ưng thuận của các </i>
bên khi tham gia ký kết. Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi ký kết phải có nhận thức về nội dung của văn bản, trong trường hợp đồng ý với giao dịch, người này phải thể hiện sự đồng ý của mình thơng qua việc để lại dấu ấn của họ. Vì vậy, việc để lại chữ ký được xem là biểu hiện của sự chấp thuận. Có thể thấy, việc xác định vai trị của chữ ký trên đây chính là cơ sở xác định mối quan hệ giữa chữ ký với hiệu lực của GDDS.
<b>1.4.1. Chữ ký và hiệu lực của hợp đồng 1.4.1.1. Chữ ký truyền thống </b>
Hiệu lực của hợp đồng chính là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên, ràng buộc các bên phải tuân thủ và nghiêm túc thực hiện hợp đồng. Theo đó, hợp đồng có hiệu lực khi hợp đồng được giao kết
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">hợp pháp <small>18</small>. Nói cách khác, hợp đồng muốn có hiệu lực thì việc giao kết và xác lập hợp đồng phải tuân thủ các thủ tục và điều kiện luật định.
Theo pháp luật dân sự Việt Nam, hợp đồng là một loại GDDS. Do đó, điều kiện có
<i>hiệu lực của GDDS cũng chính là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Cụ thể, tại Điều 117 BLDS hiện hành quy định: “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau </i>
<i>đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; </i>
<i>b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; </i>
<i>c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội. </i>
<i>2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” </i>
Điều luật trên cho phép hiểu rằng, một hợp đồng để có hiệu lực buộc phải thỏa mãn đủ các điều kiện luật định, nghĩa là nếu không thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào nêu trên thì giá trị pháp lý của hợp đồng khơng được đảm bảo, hiểu đơn giản là hợp đồng có thể bị vơ hiệu. Xem xét Điều 117, thì điều kiện có hiệu lực của hợp đồng gồm: điều kiện về năng lực của chủ thể tham gia xác lập hợp đồng; điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể tham gia xác lập hợp đồng; điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch; điều kiện về hình thức.
Trước hết là điều kiện về năng lực giao kết hợp đồng của chủ thể tham gia, BLDS quy định chủ thể phải có năng lực pháp luật (sau đây viết tắt là NLPL), năng lực hành vi dân sự (sau đây viết tắt là NLHVDS) phù hợp với hợp đồng mà họ giao kết và xác lập. Về NLPL, được hiểu là khả năng chủ thể có quyền và nghĩa vụ dân sự; nghĩa là NLPL của chủ thể tham gia sẽ do pháp luật quy định. Cịn đối với NLHVDS, được giải thích là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình xác lập thực hiện GDDS; như vậy, khác với NLPL, NLHVDS phụ thuộc vào chính chủ thể là cá nhân tham gia giao dịch. Dựa vào độ tuổi, khả năng nhận thức,… mà pháp luật đã chia NLHVDS của người tham gia GDDS thành các mức độ như: đủ NLHVDS; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế NLHVDS; mất NLHVDS; và đối với mỗi mức độ năng lực đó sẽ là cơ sở nhằm xác định chủ thể có phù hợp với từng loại hợp đồng cụ thể hay không. Về phần pháp nhân, khơng có điều luật nào quy định rõ ràng về mức độ năng lực dân sự của pháp nhân nhưng có thể hiểu rằng, vì pháp nhân là một thực thể pháp lý nên hành vi của nó được thực hiện thông qua
<small>18 Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">một người đại diện, do đó, điều kiện về NLHVDS của pháp nhân sẽ phụ thuộc vào năng lực của người đại diện cho pháp nhân trong việc xác lập và giao kết hợp đồng.
Theo luật, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên; vậy nên, ý chí của các bên là điều kiện quan trọng xác định hợp đồng có hợp pháp và có giá trị pháp lý hay không. Đây cũng là một trong các nguyên tắc của pháp luật dân sự Việt Nam, cụ thể hóa nguyên tác này là:
<i>cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ </i>
sự thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia đối với nội dung, mục đích trong hợp đồng; do đó, việc tham gia hợp đồng nhưng trái với mong muốn của chủ thể tham gia là một trong những căn cứ làm hợp đồng vô hiệu.
Mặt khác, nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình, các chủ thể xác lập hợp đồng với nhiều mục đích và nội dung khác nhau; điều này không tránh khỏi việc có những hợp đồng mang nội dung, mục đích đi ngược lại với đạo đức xã hội, với ý chí của
<i>Nhà nước. Để khắc phục điều đó, điều kiện tiếp theo để hợp đồng có hiệu lực là mục đích </i>
<i>và nội dung của giao dịch dân sự khơng vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, pháp luật cho phép các chủ thể có quyền tự do trong việc bày tỏ mong muốn, </i>
ý chí của mình trong khi giao kết hợp đồng, nhưng những mong muốn và lợi ích có được từ hợp đồng phải hợp pháp, tức phải tuân thủ những quy định của pháp luật và đáp ứng được những chuẩn mực đạo đức tối thiểu.
Không những thế, vì hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên, và do đó để ý chí được thể hiện ra bên ngồi thì ý chí phải tồn tại ở dưới một hình thức biểu hiện cụ thể, có thể là lời nói, văn bản hoặc hành vi nhất định nào đó <small>20</small>. Như vậy, hình thức của GDDS nói chung và của hợp đồng nói riêng được hiểu là sự thể hiện ra bên ngoài ý chí của các chủ thể tham gia xác lập giao dịch. Đối với điều kiện về hình thức, luật quy định rõ
<i>“Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Nghĩa là, về nguyên tắc, khi tham gia giao kết và xác lập hợp đồng, </i>
các bên được tự do lựa chọn hình thức thể hiện ý chí, nhưng đối với một số trường hợp luật quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng thì hợp đồng đó phải tn thủ hình thức luật định. Nếu luật quy định điều kiện về hình thức của hợp đồng thì thơng thường hình thức đó sẽ là, văn bản, văn bản có công chứng, chứng thực,…
<small>19 Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015. </small>
<small>20 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Ngồi ra, vì hợp đồng là một loại GDDS cụ thể nên ngồi việc đáp ứng các điều kiện có hiệu lực chung của giao dịch dân sự, hợp đồng cịn phải thỏa mãn điều kiện riêng đặc thù, đó là điều kiện về đối tượng của hợp đồng. Đối tượng là một trong những nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng vì vậy nếu hợp đồng có đối tượng khơng thể thực hiện được thì hợp đồng sẽ bị vơ hiệu <sup>21</sup>.
Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng, chữ ký của các chủ thể tham gia không là một trong các điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực. Nói cách khác, chữ ký không là điều kiện quyết định hiệu lực của một hợp đồng. Vậy, tại sao khi thực hiện giao dịch, các bên lại phải ký vào hợp đồng? Khi thực hiện giao dịch, các chủ thể tham gia phải ký vào hợp đồng bởi nếu muốn xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì khơng thể bỏ qua chữ ký của các bên trong hợp đồng ấy. Nói cách khác, chữ ký giúp xác định thời điểm có
<i>hiệu lực của hợp đồng. Theo khoản 4 Điều 400 BLDS năm 2015: “4. Thời điểm giao kết </i>
<i>hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.”. Từ quy định trên, có thể thấy đối với hợp đồng </i>
được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết của hợp đồng được xác định là lúc bên sau cùng ký vào văn bản hoặc thực hiện một hình thức chấp nhận khác. Viện dẫn thêm quy
<i>định tại Điều 408 BLDS năm 2015 thì “Hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết </i>
<i>trừ trường hợp các bên tham gia có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Như vậy, </i>
trong đa số trường hợp thì hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng. Phân tích trên của nhóm tác giả nhằm làm rõ nhận định về vai trò của chữ ký đối với hiệu lực của hợp đồng, tuy không là một trong các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, nhưng chữ ký lại là một yếu tố quan trọng để xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đã giao kết trước đó.
Xét về bản chất, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia, do đó các bên có quyền bày tỏ ý chí của mình và đảm bảo có sự thống nhất về ý chí của nhau. Để sự ưng thuận được thể hiện ra bên ngồi, thì nó phải tồn tại dưới một hình thức hoặc dấu ấn nhất định. Và dưới góc độ pháp lý, chữ ký là biểu hiện của một hành vi pháp lý mà theo đó, người ký kết chấp thuận các nội dung trên tài liệu và để lại một dấu ấn khẳng định danh tính và sự đồng thuận của mình. Do đó, theo quy định của pháp luật, cần thiết phải có chữ ký của các bên để hợp đồng có hiệu lực.
Mặt khác, giao kết hợp đồng là nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần cho chủ thể tham gia; do đó các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chính là những lợi ích, những
<small>21 Khoản 1 Điều 407 và Điều 408 Bộ luật Dân sự năm 2015. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">mục đích cụ thể các bên muốn có được. Thời điểm hợp đồng có hiệu lực cũng là lúc các quyền và nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng phải được các bên thực hiện, mà chữ ký đóng vai trị là sự ràng buộc các bên tham gia đối với những nội dung mà mình đã ký kết. Do đó, khi các chủ thể tham gia cùng ký vào hợp đồng (bằng văn bản) thì có căn cứ xác định các bên đã hoàn toàn đồng thuận với toàn bộ nội dung giao kết và cam kết thực hiện đúng hợp đồng. Chính điều này sẽ là cơ sở xác định hợp đồng chính thức có hiệu lực, có giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia. Từ những phân tích trên, nhóm tác giả muốn khẳng định rằng, chữ ký thực sự có mối liên hệ mật thiết và đóng vai trị đặc biệt đối với hiệu lực của hợp đồng; theo đó, chữ ký của bên sau cùng là căn cứ xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, chữ ký thể hiện sự đồng thuận ý chí của các bên tham gia và là cơ sở ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng.
<b>1.4.1.2. Chữ ký điện tử </b>
<i>Theo Điều 33 Luật GDĐT năm 2005 thì “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết </i>
<i>lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”. Hiểu đơn giản, HĐĐT là </i>
loại hợp đồng phát sinh trong TMĐT, được hình thành dưới dạng điện tử qua Internet. Từ số liệu thống kê cho thấy, các HĐĐT hiện nay đa phần là các hợp đồng TMĐT; chính những dữ liệu nghiên cứu này cũng thể hiện rằng, xu hướng xác lập hợp đồng TMĐT ngày càng phổ biến và phát triển theo hướng gia tăng <small>22</small>. Do đó, để theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, pháp luật các nước đã thừa nhận việc xác lập hợp đồng dưới hình thức thơng
<i>điệp dữ liệu. Cụ thể, tại Điều 34 Luật GDĐT năm 2005 quy định: “Giá trị pháp lý của hợp </i>
<i>đồng điện tử khơng thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Theo Điều 7 Luật GDĐT “Uniform Electronic Transactions Act 1999” của Hoa </i>
<i>Kỳ (gọi tắt là UETA) thì “Hợp đồng khơng thể bị từ chối hiệu lực pháp lý hoặc khả năng </i>
<i>thực thi chỉ vì hồ sơ điện tử đã được sử dụng để hình thành hợp đồng”. </i>
Việc pháp luật các quốc gia thừa nhận giá trị pháp lý của HĐĐT đã đặt ra yêu cầu xem xét mối liên hệ giữa chữ ký, cụ thể là CKĐT với hiệu lực của HĐĐT. Bởi lẽ, dù tồn tại dưới hình thức là thơng điệp dữ liệu, thì HĐĐT vẫn là hợp đồng, do đó, nó vẫn mang bản chất của hợp đồng theo pháp luật dân sự. Do đó, khoản 2 Điều 35 Luật GDĐT năm <small>22 Năm 2016, mới chỉ có 31% doanh nghiệp sử dụng các hợp đồng điện tử. Email vẫn là hình thức nhận đơn đặt hàng chủ yếu qua các công cụ trực tuyến của doanh nghiệp. 85% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua email và tăng 7% so với năm 2015. Qua các năm, tỷ lệ nhận đơn đặt hàng của doanh nghiệp qua các cơng cụ trực tuyến có xu hướng tăng dần. Khá tương đồng với hình thức nhận đơn đặt hàng, hoạt động đặt hàng của doanh nghiệp với đối tác trên các công cụ trực tuyến vẫn chiếm chủ yếu là thông qua email (84% đặt hàng qua email), tiếp đến là website (46%) và sàn, mạng xã hội (32%). Tỷ lệ đặt hàng cũng đang có xu hướng tăng dần so với hai năm trước. Xem thêm: Nguyễn Duy Phương </small>
<i><small>– Nguyễn Duy Thanh (2019), “Hợp đồng thương mại điện tử: thực trạng và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Lập pháp, 08(384), tr. 44-51. </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><i>2005 thì “Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật </i>
<i>này và pháp luật về hợp đồng.” Theo đó, tại Điều 15 Luật Thương mại năm 2005 quy định </i>
<i>như sau: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu </i>
<i>chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.”; BLDS hiện hành cũng quy định rõ: “Giao dịch dân sự thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.” (Điều 119 BLDS năm 2015). Chính vì HĐĐT </i>
được pháp luật ghi nhận là có hiệu lực như giao dịch bằng văn bản nên, CKĐT được sử dụng trong HĐĐT nói trên cũng có vai trị tương tự như chữ ký truyền thống trong hợp
<i>đồng bằng văn bản giấy (đã được phân tích tại mục 1.4.1.1). </i>
Các quy định pháp luật về giao dịch điện tử cũng khẳng định rõ vai trị của CKĐT đối với HĐĐT. Theo đó, pháp luật Việt Nam ghi nhận giá trị pháp lý của CKĐT trong HĐĐT
<i>như sau: “1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì u cầu đó </i>
<i>đối với một thơng điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện…” (Điều 24 Luật GDĐT năm 2005). Còn theo </i>
<i>Điều 491 BLDS Trung Quốc ghi nhận, nếu các bên ký kết hợp đồng bằng thư từ, thông điệp </i>
<i>dữ liệu, ... và yêu cầu ký thư xác nhận thì hợp đồng được xác lập khi thư xác nhận được ký. </i>
<i>Hoặc tại Đạo luật thống nhất về GDĐT “Uniform Electronic Transactions Act 1999”, Hoa </i>
Kỳ quy định rằng khi luật yêu cầu bằng văn bản hoặc chữ ký, bản ghi điện tử hoặc CKĐT có thể đáp ứng yêu cầu đó khi các bên tham gia giao dịch đã đồng ý tiến hành bằng phương thức điện tử. Như vậy, khi xem thông điệp dữ liệu có giá trị như giao dịch bằng văn bản thì CKĐT trở thành một vấn đề vơ cùng quan trọng, đóng vai trị như một bằng chứng pháp lý, giúp cho những văn bản điện tử được ký kết bằng CKĐT có hiệu lực pháp luật.
Hiện nay, phần lớn các quốc gia đã thừa nhận giá trị pháp lý của CKĐT, theo đó “CKĐT có giá trị như chữ ký tay, thậm chí là chữ ký tay và đóng dấu” <small>23</small>, tuy nhiên vì đây là chữ ký tồn tại dưới hình thức chữ, từ, số,… bằng phương tiện điện tử và loại hợp đồng sử dụng chữ ký này cũng tồn tại dưới dạng một thông điệp dữ liệu. Vậy nên, để tránh các rủi ro về an toàn thông tin cũng như đảm bảo các HĐĐT được giao kết hợp pháp và có giá trị, thì CKĐT sử dụng trong HĐĐT phải đảm bảo các điều kiện mà pháp luật đã quy định.
<i>Cụ thể, Điều 24 Luật GDĐT năm 2005 quy định “1. Trong trường hợp pháp luật quy định </i>
<i>văn bản cần có chữ ký thì u cầu đó đối với một thơng điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu CKĐT được sử dụng để ký thơng điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây: </i>
<small>23 Phí Mạnh Cường (2022), Pháp luật về TMĐT ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội, tr. 111. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><i>a) Phương pháp tạo CKĐT cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu; </i>
<i>b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thơng điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi. </i>
<i>2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì u cầu đó đối với một thơng điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thơng điệp dữ liệu đó được ký bởi CKĐT của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và CKĐT đó có chứng thực….” </i>
Để làm rõ các điều kiện bảo đảm an tồn của CKĐT, nhóm tác giả viện dẫn Điều 22
<i>Luật GDĐT năm 2005 quy định như sau: “1. CKĐT được xem là bảo đảm an toàn nếu </i>
<i>được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an tồn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây: </i>
<i>a) Dữ liệu tạo CKĐT chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng; </i>
<i>b) Dữ liệu tạo CKĐT chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký; c) Mọi thay đổi đối với CKĐT sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện; </i>
<i>d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. </i>
<i>2. CKĐT đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực CKĐT chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn quy định tại khoản 1 Điều này. </i>
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, để đáp ứng được các điều kiện bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều luật này thì CKĐT cần được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực CKĐT chứng thực, khi đã được chứng thực bởi tổ chức này thì tức là CKĐT đó đã bảo đảm được tất cả những điều kiện về sự an toàn do pháp luật quy định, và khi ký kết một thông điệp dữ liệu bằng CKĐT này thì sẽ phát sinh giá trị pháp lý và có giá trị ràng buộc người ký với những nghĩa vụ mà thông điệp dữ liệu được ký kết đã quy định.
Tương tự như Việt Nam, pháp luật của một số quốc gia cũng thừa nhận giá trị pháp lý của CKĐT trên cơ sở CKĐT được công nhận phải là CKĐT đáp ứng đủ điều kiện an
<i>toàn theo luật định. Cụ thể, theo Điều 14 của Luật CKĐT của Trung Quốc: “CKĐT đáng </i>
<i>tin cậy có hiệu lực pháp lý tương tự như chữ ký viết tay hoặc con dấu.”, theo đó nhà làm </i>
<i>luật Trung Quốc cũng quy định rõ về CKĐT đáng tin cậy nghĩa là: “Khi dữ liệu tạo CKĐT </i>
<i>được sử dụng cho CKĐT là dữ liệu dành riêng cho người ký điện tử; Dữ liệu tạo CKĐT chỉ </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27"><i>do người ký điện tử kiểm soát tại thời điểm ký; Có thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào đối với CKĐT sau khi ký; Mọi thay đổi về nội dung và hình thức của thơng điệp dữ liệu sau khi ký đều có thể bị phát hiện.” (Điều 13 Luật CKĐT Trung Quốc). Theo pháp luật Châu Âu, quy </i>
<i>định eIDAS cho rằng: “Khơng có CKĐT nào bị từ chối hiệu lực pháp lý hoặc không được </i>
<i>chấp nhận tại tòa án chỉ vì đó khơng phải là CKĐT tiên tiến hoặc đủ điều kiện. eIDAS không ngăn cản bất kỳ quốc gia thành viên nào chấp nhận bất kỳ loại CKĐT nào”. </i>
<i>Riêng đối với chữ ký số - một trong những hình thức CKĐT được sử dụng phổ biến </i>
trong hoạt động giao kết HĐĐT, thì pháp luật các nước quy định rất minh thị và chi tiết về
<i>giá trị pháp lý của CKS. Theo đó, pháp luật Việt Nam quy định: “1. Trong trường hợp pháp </i>
<i>luật quy định văn bản cần có chữ ký thì u cầu đối với một thơng điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an tồn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. </i>
<i>2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì u cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thơng điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an tồn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.” (Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP). </i>
<i>Theo đó, Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định: “Chữ ký số được xem là chữ </i>
<i>ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau: </i>
<i>1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa cơng khai ghi trên chứng thư số đó. </i>
<i>2. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa cơng khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp: </i>
<i>a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; d) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này. </i>
<i>3. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.” </i>
Các quốc gia trên thế giới cũng có những quy định riêng về điều kiện để một CKS
<i>được công nhận giá trị pháp lý. Theo Luật CKĐT của Trung Quốc, CKĐT tin cậy có hiệu </i>
lực pháp luật ngang bằng với chữ ký viết tay hoặc con dấu. Theo quy định của pháp luật
<i>Hàn Quốc, “khi chữ ký hoặc chữ ký - con dấu được yêu cầu trong văn bản điện tử hoặc </i>
<i>trên giấy tờ bởi các luật khác, thì u cầu đó sẽ phù hợp nếu CKĐT được công nhận được </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><i>gắn vào tài liệu điện tử. Trong trường hợp chữ ký, chữ ký và con dấu, hoặc tên và con dấu được quy định trong các luật khác và các văn bản dưới luật đòi hỏi gắn liền với tài liệu trên giấy, nó sẽ được coi rằng thỏa mãn những yêu cầu đó nếu chữ ký số được chứng thực gắn liền với thông điệp dữ liệu” (Luật CKĐT Hàn Quốc). Đối với pháp luật Châu Âu, </i>
<i>eIDAS chấp nhận CKĐT hợp pháp khi quy định rằng: “CKĐT đủ điều kiện phải có hiệu </i>
<i>lực pháp lý tương tự như chữ ký viết tay.” (Điều 25 Quy định EU 910/2014). </i>
Những viện dẫn trên cho thấy, các quốc gia công nhận giá trị pháp lý của CKS khi CKS là CKĐT được đảm bảo an toàn, cụ thể CKS phải đảm bảo theo luật định (theo pháp luật Việt Nam), phải là CKĐT tin cậy (theo pháp luật Trung Quốc), là CKS được chứng thực gắn liền với thông điệp dữ liệu (theo pháp luật Hàn Quốc), là CKĐT đủ điều kiện (tức là CKS được cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực CKS theo pháp luật EU). Nói cách khác, để xác định giá trị pháp lý của CKS, cần xem xét phương pháp tạo ra chữ ký số có phù hợp với quy định của pháp luật hay khơng. Theo đó, phương pháp tạo ra CKS phải cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu, đồng thời đảm bảo độ tin cậy, phù hợp với mục đích khởi tạo và gửi đi của thông điệp dữ liệu. Hơn nữa, nội hàm các quy định nói trên cũng thể hiện rằng, hầu hết các quốc gia đều thống nhất về giá trị pháp lý của một CKS (đáp ứng điều kiện) có giá trị pháp lý như chữ ký truyền thống.
Tuy nhiên, riêng đối với CKS, cần lưu ý một điểm khác biệt giữa CKS so với chữ ký truyền thống, đó là giá trị của CKS bị giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. Cụ thể, khi giao kết HĐĐT có sử dụng CKS, các bên luôn phải quan tâm và chú trọng đến hiệu lực
<i>của chứng thư số. Chứng thư số, theo khoản 7 Điều 3 Luật GDĐT năm 2005, là “một dạng </i>
<i>chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thơng tin định danh cho khóa cơng khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng”. </i>
Hiểu đơn giản, chứng thư số chính xác là hộp chứa chiếc “khóa cơng khai” (public key) trong quan hệ với “khóa bí mật” (private key) được chứa trong CKS, cặp khóa giúp cho chủ sở hữu CKS có thể ký số một cách bảo đảm an tồn cũng như vẹn nguyên giá trị pháp lý. Như vậy, chứng thư số là minh chứng của một CKS đủ an tồn để sử dụng trong mơi trường mạng. Theo đó, chứng thư số giúp xác định danh tính hợp pháp của một cá nhân hay một tổ chức và là điều kiện để CKS được xem là một loại chữ ký an toàn. Viện dẫn
<i>khoản 2 Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì “Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng </i>
<i>khóa bí mật tương ứng với khóa cơng khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:…” cho thấy, một cá nhân hay một tổ chức muốn sử dụng CKS để xác lập giao </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">dịch, HĐĐT thì phải được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực CKS cấp cho một chứng thư số nhằm xác minh thông tin định danh của cá nhân, tổ chức này cho khóa cơng khai và từ đó xác nhận cơ quan, cá nhân đó là người ký CKS bằng việc sử dụng khóa bí mật. Nếu như khơng có chứng thư số với vai trò là chiếc hộp chứa “khóa cơng khai” thì khơng thể tạo thành cặp khóa cùng với “khóa bí mật” để chủ sở hữu có thể ký số được. Nếu thiếu chứng thư số thì CKS không thể đảm bảo về giá trị pháp lý, bởi việc đăng ký chứng thư số trước khi đăng kí CKS là thủ tục bắt buộc. Tóm lại, chứng thư số là căn cứ chứng minh tính hợp lệ, hợp pháp đích danh của CKS của một cá nhân, tổ chức. Thơng thường, chứng thư số là cặp khóa và đã được mã hóa dữ liệu gồm các thơng tin như: công ty, mã số thuế của doanh nghiệp,…
<i>Chính vì tầm quan trọng của chứng thư số mà pháp luật quy định: “1. Chữ ký số được </i>
<i>tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa cơng khai ghi trên chứng thư số đó.” (khoản 1 Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP). Theo nhóm tác giả, </i>
điều luật trên thể hiện rằng, CKS muốn có hiệu lực pháp luật thì phải thỏa 2 điều kiện, bao
<i>gồm: CKS phải kiểm tra được bằng khóa cơng khai; thứ hai, trong thời gian chứng thư số có hiệu lực. </i>
Theo đó, để được xem là CKS an tồn và có hiệu lực pháp luật thì CKS phải kiểm tra được bằng khóa cơng khai ghi trên chứng thư số. Mối liên hệ giữa chứng thư số và CKS ở đây là, chứng thư số chứa khóa cơng khai (public key) cịn CKS chứa khóa bí mật (private key), khi kết hợp lại sẽ tạo thành một cặp khóa và chủ sở hữu sẽ dùng cặp khóa này để ký số. Do đó, nếu khơng kiểm tra được bằng khóa cơng khai (public key) trên chứng thư số thì chữ ký số này khơng thể đủ điều kiện để có hiệu lực pháp lý.
Mặt khác, hiệu lực của CKS phụ thuộc vào hiệu lực của chứng thư số. Theo đó, trong thời gian chứng thư số có hiệu lực, mọi GDĐT mà chủ sở hữu CKS giao kết bằng CKS đều được bảo đảm vẹn toàn về mặt giá trị pháp lý giống như chữ ký truyền thống trên hợp đồng
<i>bằng giấy. Như vậy, để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng có giá trị pháp lý, người sử </i>
dụng nên giao kết hợp đồng trong thời hạn chứng thư số có hiệu lực nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi chứng thư số hết hạn thì đồng nghĩa với việc CKS khơng đủ cơ sở bảo đảm về mặt giá trị pháp lý khi khơng cịn đủ căn cứ xác định tính an tồn, bí mật và tồn vẹn của thơng điệp dữ liệu.
Quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP cho phép hiểu rằng, thời điểm chấm dứt hiệu lực pháp lý của CKS cũng tương ứng với thời điểm chấm dứt hiệu lực của chứng thư số. Ở thời điểm này, nếu chủ sở hữu CKS thực hiện việc giao kết HĐ ĐT thì khơng có
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">cơ sở để đảm bảo hiệu lực pháp lý cho HĐ ĐT nói trên. Bởi CKS lúc này được xem là không đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn theo luật định. Về vấn đề này, pháp luật ghi nhận chế định gia hạn hiệu lực của chứng thư số tại Điều 63 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Theo đó, khi chủ sở hữu nhận thấy chứng thư số của mình sắp hết hạn trong vịng ít nhất 60 ngày kế tiếp thì phải có văn bản đề nghị gia hạn hiệu lực của chứng thư số và được cơ quan quản lý trực tiếp phê duyệt; nếu gia hạn chứng thư số thì CKS của chủ sở hữu tiếp tục được sử dụng để ký số tối đa thêm 03 năm nữa.
Nhóm tác giả viện dẫn và phân tích các quy định của pháp luật nhằm chứng minh hiệu lực của HĐĐT khi được giao kết bằng CKĐT. Đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của chứng thư số khi đặt trong mối quan hệ với CKS nếu HĐĐT được giao kết bằng CKS - một hình thái đặc biệt và phổ biến của CKĐT. Tóm lại, những phân tích trên đây là nền tảng, cơ sở lý luận để nhóm tác giả khẳng định về vai trị của CKĐT trong HĐĐT, đó là xác định được danh tính người ký và chữ ký đó sẽ được sử dụng làm bằng chứng cho tính vẹn tồn của văn bản. Khác với chữ ký truyền thống, việc xác định người ký thông qua việc giám định tự dạng, thì CKĐT có khả năng định danh người ký xuất phát từ tính bảo mật cao của cách thức tạo ra CKĐT. Điển hình là CKS, loại CKĐT được mã hóa với hệ thống mật mã khơng đối xứng với khóa bí mật và khóa cơng khai. Cách thức tạo lập này cho phép khẳng định CKS có độ bảo mật cao, và các bên trong hợp đồng có thể dễ dàng xác định chắc chắn được bên giao kết hợp đồng với mình là chủ thể nào. Chính vì tính chất an tồn của mình, mà CKĐT cịn được xem là cơ sở, minh chứng cho tính tồn vẹn của thông điệp dữ liệu mà các bên giao kết.
Như vậy, trong HĐĐT thì CKĐT đóng vai trị rất quan trọng và không thể thiếu, trong đó CKĐT có hai chức năng chính: đầu tiên nó là một căn cứ để làm phát sinh giá trị pháp lý của HĐĐT nếu các bên có thỏa thuận sử dụng CKĐT trong HĐĐT; thứ hai nó xác định cụ thể được chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là ai bởi độ chính xác, an toàn và bảo mật cao. Nhận định trên được củng cố khi dẫn chiếu quy định của Luật mẫu về TMĐT UNCITRAL rằng mục đích của CKĐT là: 1) Chỉ ra sự liên quan của người ký; 2) Chỉ ra sự chấp thuận của người ký đối với nội dung văn bản được ký (Điều 7 Luật mẫu TMĐT).
Ở mỗi quốc gia khác nhau, việc sử dụng CKĐT cũng có sự khác biệt. Cụ thể, đối với Malaysia, việc sử dụng CKĐT trong các HĐĐT là bắt buộc <sup>24</sup>. Trong khi các quốc gia khác như Việt Nam, Trung Quốc thì cho phép chủ thể giao kết lựa chọn loại CKĐT để giao kết
<i>hợp đồng. Cụ thể, Điều 26 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 quy định như sau: “Tổ </i>
<small>24</small><i><small> Phí Mạnh Cường (2008), “Một số vấn đề pháp lý về chữ ký điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (08), tr. 3-7. </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><i>chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thơng tin điện tử.” Có thể thấy, pháp luật Việt Nam không bắt buộc sử dụng CKS </i>
(một loại CKĐT) trong GDĐT và cá nhân, tổ chức hoàn toàn được lựa chọn sử dụng hoặc không sử dụng CKS trong quá trình giao kết. Tuy nhiên, khi đã chọn sử dụng CKS thì cá nhân, tổ chức phải sử dụng CKS đảm bảo điều kiện an toàn, tin cậy như pháp luật quy định, có như vậy giao dịch mà các bên giao kết mới có hiệu lực pháp luật.
<b>1.4.2. Vai trò của chữ ký trong di chúc 1.4.2.1. Chữ ký truyền thống </b>
<i>Theo luật thực định Việt Nam, tại Điều 624 BLDS năm 2015 quy định: “Di chúc là </i>
<i>sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” </i>
Một tác giả nghiên cứu luật học cũng đưa ra định nghĩa về di chúc từ việc khái quát bản chất và mục đích của di chúc như sau: “di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân lúc còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết một cách tự nguyện, theo một hình thức, thể thức luật định, di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ bất kỳ lúc nào bởi người lập di chúc khi người đó cịn sống, và di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết” <small>25</small> . Từ đây, có thể nhận thấy rằng, di chúc mang một đặc điểm đặc biệt “di chúc là một giao dịch pháp lý trọng hình thức” <small>26</small>. Nói cách khác, nếu hình thức đối với hợp đồng và các loại GDDS khác không phải là điều kiện bắt buộc, thậm chí khi giao kết và xác lập GDDS, các chủ thể tham gia có quyền tự do lựa chọn hình thức giao dịch, và chỉ phải tuân thủ hình thức trong các trường hợp luật có quy định; thì đối với di chúc, hình thức
<i>là điều kiện bắt buộc để di chúc có hiệu lực. </i>
Về điều kiện có hiệu lực của di chúc, vì di chúc là một dạng hành vi pháp lý đơn phương, nên di chúc được xác định là GDDS, do đó, điều kiện có hiệu lực của di chúc là:
<i>Điều kiện thứ nhất, người lập di chúc phải là cá nhân và có đủ năng lực lập di chúc. </i>
Xét về NLPL, pháp luật cho phép người thành niên có quyền lập di chúc, đối với người chưa thành niên nhưng đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì vẫn được lập di chúc nếu thỏa đủ 2 điều kiện tại khoản 2 Điều 630 BLDS năm 2015. Pháp luật cũng dự trù về việc lập di chúc của những người bị hạn chế về thể chất hoặc người khơng biết chữ, theo đó, những người
<small>25</small><i><small> Lê Minh Hùng (1995), Vấn đề di chúc trong pháp luật thừa kế của nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ, tr. 23. </small></i>
<small>26</small><i><small> Lê Minh Hùng (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, NXB Hồng Đức – Hội luật gia </small></i>
<small>VIệt Nam, tr. 437. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">này vẫn được quyền lập di chúc và di chúc của họ buộc phải được người làm chứng lập bằng văn bản và có cơng chứng hoặc chứng thực. Xét về NLHVDS, người lập di chúc phải là người minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, nghĩa là người lập di chúc là cá nhân
<i>có NLHVDS đầy đủ. Điều kiện thứ hai là, người lập di chúc “không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép”. Điều kiện thứ ba, nội dung của di chúc không được vi phạm điều cấm của luật hoặc trái với đạo đức xã hội. Điều kiện thứ tư, về hình thức, di chúc có thể được lập bằng </i>
văn bản, và chỉ khi không thể lập bằng văn bản thì mới được lập di chúc bằng miệng. Như đã đề cập, di chúc là loại GDDS trọng hình thức, do đó trong phần này, nhóm tác giả tập trung phân tích vai trị của chữ ký đối với điều kiện về hình thức của di chúc.
Đối với di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng, đây là di chúc do chính
<i>người để lại di sản lập bằng việc tự viết di chúc <small>27</small></i>. Nói cách khác, đây là di chúc chỉ dành cho đối tượng: hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt và là người không bị khiếm khuyết thể chất liên quan đến các chức năng đọc, viết, nói, ký tên hoặc điểm chỉ. Người để lại di sản theo hình thức này thì phải tự mình lập di chúc và tự mình ký tên hoặc điểm chỉ vào tờ di chúc. Việc bắt buộc người lập di chúc theo cách này phải tuân thủ nghiêm ngặt 2 yêu cầu nêu trên vì đây là cách thức hữu hiệu đề phòng việc giả mạo. Theo đó, chữ viết tay và chữ ký <sup>28</sup> là dấu ấn riêng của từng người, nên việc người lập di chúc tự viết tay và tự ký được hiểu rằng, di chúc này chính là sự thể hiện ra bên ngồi ý chí đích thực mà người để lại di sản muốn định đoạt tài sản trước khi chết. Khi này, bằng việc giám định tự dạng, có cơ sở nhận biết chính xác ai là người lập di chúc, ai là người định đoạt di sản. Chữ ký khi này được xem là cơ sở chứng minh danh tính người lập di chúc và là bằng chứng thể hiện sự tương đồng giữa ý chí của người lập di chúc với các nội dung được ghi trong di chúc. Có thể thấy, vì đây là di chúc khơng có người làm chứng, do đó, khơng có chủ thể nào có thể xác định được nội dung của di chúc phù hợp với ý chí người để lại di sản. Vì vậy, sau khi người để lại di sản mất, có khơng ít trường hợp tranh chấp về tính xác thực của di chúc. Vậy nên, việc buộc người để lại di sản phải tự viết tay và tự ký (hoặc điểm chỉ) là thực sự cần thiết, do đó chữ ký trong di chúc lúc này đóng vai trò là điều kiện bắt buộc để di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng có hiệu lực.
Pháp luật cũng dự trù các trường hợp dù người lập di chúc không bị khiếm khuyết về thể chất và cũng biết đọc, biết viết nhưng vì nhiều lý do (khách quan hoặc chủ quan) mà không thể tự mình viết tay và ký tên/ điểm chỉ được thì việc lập di chúc của đối tượng này phải tuân theo hình thức di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Về hình thức, người <small>27 Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015. </small>
<small>28 Chữ ký được đề cập trong phần này được hiểu là chữ ký truyền thống. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Như vậy, pháp luật yêu cầu chữ ký từ người lập di chúc và từ (ít nhất là 2 người) người làm chứng. Theo đó, chữ ký của người lập di chúc là cơ sở xác định những gì người làm chứng ghi trong di chúc là đúng với mong muốn về việc quyết định di sản của người lập di chúc; còn chữ ký của người làm chứng là bằng chứng chứng minh danh tính của người ký tên, điểm chỉ ở mục “người lập di chúc”.
Đối với di chúc bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực thì chữ ký cũng mang giá trị tương tự. Theo đó, hình thức của loại di chúc này địi hỏi phải có chữ ký của các chủ thể: người lập di chúc, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) cấp xã, người làm chứng (trong trường hợp người lập di chúc là người không đọc được, không nghe được, không ký hoặc điểm chỉ được). Cụ thể, khi người lập di chúc đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc đến UBND cấp xã yêu cầu được công chứng, chứng thực di chúc thì người có thẩm quyền sẽ kiểm tra năng lực và sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc. Nếu thỏa đủ điều kiện thì người lập di chúc trực tiếp trình bày ý nguyện của mình cho người có thẩm quyền, người có thẩm quyền sẽ viết hoặc đánh máy lại nội dung người lập di chúc đã trình bày. Sau khi viết hoặc đánh máy xong, người có thẩm quyền đọc lại nội dung đã viết hoặc đánh máy cho người lập di chúc nghe. Trong trường hợp đã có sẵn di chúc thì người có thẩm quyền kiểm tra nội dung, hình thức của di chúc đã thỏa điều kiện luật định hay chưa và nếu đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì người lập di chúc phải tự đọc lại bản di chúc đó. Khi được đọc (di chúc được người có thẩm quyền viết/ đánh máy) hoặc tự đọc (di chúc có sẵn) và đồng ý với nội dung di chúc thì người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ. Khi này, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực sẽ chứng nhận bằng cách ghi lời chứng và ký tên trước mặt người lập di chúc. Trong trường hợp người lập di chúc có khiếm khuyết về năng lực, thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên trước khi người có thẩm quyền cơng chứng, chứng thực chứng nhận bản di chúc.
Như vậy, trình tự lập di chúc bằng hình thức văn bản có cơng chứng, chứng thực cho phép suy ra rằng, chữ ký là yếu tố khơng thể thiếu để bản di chúc có hiệu lực pháp luật. Bằng việc để lại dấu ấn riêng xác nhận sự đồng thuận và tương đồng giữa ý nguyện của mình với nội dung được ghi trong bản di chúc thông qua chữ ký, người lập di chúc chứng minh có sự đồng ý của họ với nội dung di chúc đã ký. Đối với công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã, thì việc chứng thực chữ ký của họ có ý nghĩa
<i>là, “việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực … về năng lực </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34"><i>hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, </i>
người có thẩm quyền cơng chứng, chứng thực viết hoặc đánh máy trong di chúc là đúng với nguyện vọng của người lập di chúc. Nhưng phân tích trên đây đều cho thấy, chữ ký là yếu tố bắt buộc phải có dù di chúc tồn tại dưới hình thức nào.
Xét đến cùng, di chúc mang tính tuyệt đối cá nhân, nghĩa là chỉ có thể do cá nhân tự mình trực tiếp lập ra mà khơng theo ý chí của bất kỳ chủ thể nào khác; mà thời điểm có hiệu lực của di chúc lại vào lúc người lập di chúc đã chết, tức là di chúc có hiệu lực cũng là lúc người để lại di sản khơng cịn khả năng phát biểu ý chí hay xác nhận giá trị đích thực của di chúc. Chính vì vậy, di chúc thường dễ bị giả mạo. Do đó, pháp luật cịn quy định, người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ và đánh số trang liên tục; còn trong trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Nghiên cứu một số quy định của các nước trên thế giới cho thấy, chữ ký cũng là điều kiện bắt buộc phải có trong di chúc. Cụ thể, pháp luật Nhật Bản đưa ra 3 hình thức của di chúc, gồm: di chúc viết tay, di chúc cơng chứng, di chúc niêm phong có cơng chứng. Người lập di chúc viết tay buộc phải tự mình viết bản di chúc, không được nhờ người viết hộ và cũng không được đánh máy, ghi âm. Bản di chúc theo hình thức này bắt buộc phải có con dấu cá nhân của người lập di chúc. Ở Nhật, con dấu có giá trị pháp lý như chữ ký, đặc biệt là con dấu đã được đăng ký gọi là con dấu Inkan (hay con gọi là Hanko); do đó, thay vì ký chữ ký, người lập di chúc ở Nhật có thể đóng dấu vào bản di chúc, và nếu khơng có con dấu, thì phải để lại chữ ký trong tờ di chúc. Đối với hình thức di chúc có cơng chứng, hay hình thức niêm phong và cơng chứng, thì pháp luật Nhật Bản cũng giống với pháp luật Việt Nam khi buộc phải có chữ ký của 3 chủ thể, đó là người lập di chúc, người làm chứng và công chứng viên <small>30</small>. Theo pháp luật Trung Quốc, di chúc viết tay là di chúc được viết bởi chính người để lại di sản và buộc phải được ký bởi người này; di chúc phải có ngày, tháng, năm viết di chúc; đối với di chúc được in ra, di chúc có cơng chứng, di chúc miệng thì u cầu phải có chữ ký của người lập di chúc, người làm chứng hoặc dịch vụ công chứng. Theo pháp luật Pháp, chữ ký cũng là yếu tố bắt buộc trong di chúc, đặc biệt trong di chúc viết tay, theo đó di chúc ở hình thức này sẽ khơng có hiệu lực nếu khơng được chính người lập di chúc viết và ký vào (Điều 969 Bộ luật Dân sự Pháp).
<small>29 Khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về Cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. </small>
<small>30 Điều 960 – Điều 972 Bộ luật Dân sự Nhật Bản. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><b>1.4.2.2. Đối với chữ ký điện tử </b>
Những phân tích tại mục 1.4.2.1 phía trên đã phần nào cho thấy nội hàm Chương XXII của BLDS hiện hành đề cập đến chế định thừa kế theo di chúc. Theo đó, các quy định về di chúc dường như chỉ đang đề cập đến di chúc tồn tại dưới hình thức văn bản giấy. Cụ thể,
<i>Điều 633 BLDS năm 2015 quy định: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di </i>
<i>chúc”; tại Điều 635 Bộ luật này quy định: “…Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình…” hay tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật này quy định về di chúc miệng rằng: “…ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.” Như vậy, có căn cứ hay quy định nào của pháp luật thừa </i>
nhận bản di chúc được lưu trữ dưới hình thức là một thông điệp dữ liệu hay không?
Ở đây, nếu chỉ xét riêng Chương XXII của BLDS năm 2015 thì nhận thấy rằng, đây là vấn đề mà pháp luật bỏ ngỏ, bởi lẽ khơng có một quy định minh thị nào thể hiện ý chí và hướng giải quyết của các nhà lập pháp đối với câu trả lời đang được đặt ra. Suy cho cùng, về mặt bản chất, thì di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương, nghĩa là người để lại di sản chính là người được tự do định đoạt, tự do quyết định về việc chuyển tài sản của mình cho người khác khi họ chết, đây là ý chí của cá nhân người lập di chúc mà không xem xét đến sự đồng thuận của bất kỳ chủ thể nào khác. Hơn nữa, việc lập di chúc có thể cơng khai hoặc bí mật (tùy thuộc vào yêu cầu của người lập di chúc), cũng như theo quy định tại khoản 1 Điều 643 và khoản 1 Điều 611 BLDS năm 2015 thì thời điểm di chúc có hiệu lực là thời điểm người để lại di sản chết. Những căn cứ trên cho thấy, khi di chúc có hiệu lực cũng là lúc chúng ta khơng cịn khả năng để xác định nội dung của một văn bản được cho là di chúc có thực sự đúng với ý nguyện của người để lại di sản hay khơng. Chính vì những lý do đó mà trên thực tế, di chúc thường tồn tại dưới hình thức là văn bản giấy hoặc một vật thể xác định (cầm được, nắm được) bởi lẽ như đã phân tích (mục 1.4.2.1), chữ viết và chữ ký (chữ ký truyền thống) trên bản di chúc khi này chính là căn cứ minh thị nhất để xác định chính xác ai là người lập di chúc, ai là người định đoạt di sản cũng như là bằng chứng thể hiện nội dung trên di chúc chính là ý nguyện của người để lại di sản.
Đối với việc lưu trữ tài liệu trên phương tiện điện tử, tuy nhanh chóng và tiện ích nhưng cũng kèm theo nhiều rủi ro tiềm ẩn, bởi sự phát triển của khoa học công nghệ trong việc đảm bảo tính an tồn, bảo mật của dữ liệu điện tử cũng kéo theo việc nhiều công cụ xấu phá bỏ cấu trúc bảo mật dữ liệu đã được thiết lập. Hơn nữa, tính tiện lợi trong việc soạn thảo một văn bản điện tử cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều trường hợp giả mạo giấy tờ nhằm mục đích trục lợi; và di chúc khơng phải là trường hợp ngoại lệ. Do vậy,
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">có ý kiến cho rằng, “di chúc lưu trên thiết bị điện tử (như máy vi tính,…) chưa thể chứng minh được đó có phải là ý chí của người đã khuất hay không” <small>31</small>. Như vậy, việc phát luật chưa có quy định đề cập đến hình thức di chúc bằng chứng thư điện tử tại Chương XXII về thừa kế theo di chúc cho thấy, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cơ sở pháp lý chính xác để cơng nhận di chúc bằng chứng thư điện tử. Vì khơng có di chúc tồn tại dưới hình thức thơng điệp dữ liệu nên cũng khơng đặt ra việc nghiên cứu giá trị pháp lý của CKĐT đối với hiệu lực của di chúc như chữ ký truyền thống.
Tuy vậy, nếu nhìn ở góc độ khác, thì hình thức di chúc bằng văn bản điện tử vẫn có thể có cơ sở chấp nhận. Theo đó, di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương, do đó nó cũng là GDDS theo quy định của pháp luật <small>32</small><i>. Tại khoản 1 Điều 119 BLDS năm 2015 thì “Giao </i>
<i>dịch dân sự thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.” Như vậy, nếu căn </i>
cứ vào quy định trên, thì việc công nhận di chúc được xác lập thông qua phương tiện điện tử là có cơ sở về mặt lý luận. Hơn nữa, tại Điều 634 BLDS năm 2015 quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng, thì pháp luật cho phép người lập di chúc nếu khơng thể viết thì có quyền tự đánh máy hoặc nhờ người khác đánh máy, sau đó ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người làm chứng và (ít nhất) 2 người làm chứng phải ký vào bản di chúc xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người để lại di sản. Trong trường hợp này, vì khơng có quy định rõ nên người áp dụng luật vẫn có thể hiểu rằng, trường hợp người lập di
<i>chúc đánh máy (hoặc nhờ người khác đánh máy) rồi ký lên văn bản đánh máy đó bằng </i>
CKĐT (đủ điều kiện theo pháp luật về GDĐT) và được người làm chứng sử dụng CKĐT
<i>của họ (đủ điều kiện theo pháp luật về GDĐT) để ký xác nhận, vẫn được xem là tuân thủ </i>
quy định của pháp luật. Khi này, CKĐT được người để lại di sản sử dụng trong bản di chúc sẽ có vai trò, ý nghĩa giống với chữ ký truyền thống trong di chúc (bằng văn bản) như đã phân tích (tại mục 1.4.2.1).
Tuy vậy, việc nghiên cứu pháp luật về GDĐT hiện hành (theo Luật GDĐT năm 2005 và các văn bản dưới luật có liên quan) cho thấy, các quy định về GDĐT không áp dụng đối với các văn bản về thừa kế <small>33</small>. Như vậy, pháp luật hiện nay thực sự chưa công nhận giá trị của bản di chúc bằng chứng thư điện tử. Về vấn đề này, có tác giả cho rằng, “đứng trước sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, các chủ thể có xu hướng sử dụng nhiều chứng <small>31</small><i><small> Bùi Hằng, “Di chúc lưu trên máy tính có giá trị pháp lý hay không?”, Báo VOV, (truy cập vào ngày 05/03/2023). </small>
<small>32 Điều 624 và Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015. </small>
<small>33 Điều 1 Luật Giao dịch điện tử năm 2005. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">thư điện tử và các chủ thể đều có đăng ký CKĐT; do đó pháp luật nên cần xem xét hướng đến trường hợp một di chúc được lập dưới hình thức chứng thư điện tử hay không” <small>34</small>.
<small>34 Phan Thành Nhân – Nguyễn Thị Thanh Hướng (2021), “Bàn về di chúc bị vi phạm điều kiện về hình thức và di chúc </small>
<i><small>được lập với hình thức chứng thư điện tử”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, bi-vi-pham-dieu-kien-ve-hinh-thuc-va-di-chuc-duoc-lap-voi-hinh-thuc-chung-thu-dien-</small></i>
<small>05/03/2023). </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>
Những hình ảnh và các nét chữ tượng hình được khắc trên tảng đá thời AI Cập cổ đại được xem là những dấu ấn đầu tiên về chữ ký trên thế giới. Đến khi con người sáng tạo ra chữ viết và nước Anh thông qua Đạo luật về Chống gian lận và Khai man, những nhận thức sơ khai nhất về chữ ký của con người được hình thành. Từ đó đến nay, chữ ký truyền thống khơng cịn là khái niệm xa lạ với chúng ta. Sau này, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng giao dịch của con người, làm xuất hiện các GDĐT; và để phục vụ cho nhu cầu giao kết trên phương tiện điện tử, CKĐT xuất hiện. Mỹ thông qua Luật GDĐT năm 1999 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự công nhận trên diện rộng vai trò của CKĐT.
Về mặt pháp lý, chữ ký nói chung (chữ ký truyền thống và CKĐT) không được hiểu theo quan niệm phổ biến là tên viết tay, trên giấy hay được viết bằng mực. Chữ ký, theo luật pháp, là biểu hiện của một hành vi pháp lý mà theo đó, người ký kết chấp thuận các nội dung trên tài liệu và để lại một dấu ấn khẳng định danh tính và sự đồng thuận của mình. Do đó, chữ ký có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: chữ ký truyền thống, điểm chỉ, CKĐT,…; đồng thời cũng mang một giá trị pháp lý nhất định.
Vì chữ ký là dấu ấn của một người, thể hiện sự chấp thuận ý chí về vấn đề mà người
<b>này đã thỏa thuận và sự cam kết thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo nội dung đã ký nên </b>
chữ ký được sử dụng nhiều trong các GDDS - thỏa thuận ràng buộc các bên tham gia đối với quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch. Do đó, giữa chữ ký và GDDS, có một mối liên hệ nhất định, và xét trong một chừng mực cụ thể, chữ ký có ảnh hưởng đến hiệu lực của GDDS.
Vì vậy, ở chương này, nhóm tác giả đề cập đến cơ sở hình thành chữ ký, khái niệm chữ ký truyền thống, CKĐT, chứng thư số,… cũng như vai trò của chữ ký đối với GDDS, cụ thể là mối quan hệ giữa chữ ký với hiệu lực của hợp đồng, vai trò của chữ ký trong di chúc và các văn bản khác.
Đây là tiền đề lý luận quan trọng cho nhóm tác giả trong việc nghiên cứu, đi sâu vào phân tích các những vấn đề pháp lý có liên quan cũng như chỉ ra những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật và thực tiễn xét xử.
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39"><b>CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHỮ KÝ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG CHỮ KÝ TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ. </b>
<b>2.1. Những vấn đề liên quan đến chữ ký truyền thống </b>
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên nhằm thống nhất ý chí về một vấn đề cụ thể. Sự thỏa thuận này được thể hiện ra bên ngồi dưới một hình thức nhất định, nói cách khác, “hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định” <small>35</small>. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, hợp đồng được giao kết bằng 3 hình thức: bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể <small>36</small>. Đối với các giao dịch phổ biến nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày thì các chủ thể trong giao lưu dân sự thường xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Riêng đối với những giao dịch có giá trị lớn hoặc những giao dịch đặc thù được pháp luật quy định cụ thể về hình thức giao kết là thì đa số các chủ thể sẽ xác lập GDDS bằng văn bản nhằm làm tăng độ an toàn, tin cậy và phù hợp với quy định của pháp luật. Vì đây là đề tài nghiên cứu về giá trị pháp lý của chữ ký trong GDDS mà chữ ký truyền thống là hình thức chữ ký vật lý, nghĩa là vai trị của nó chỉ thể hiện khi được viết hoặc được ghi nhận trên một vật thể xác định; do đó trong phần này, nhóm tác giả chủ yếu tập trung đề cập các vấn đề liên quan về chữ ký truyền thống với hợp đồng được xác lập bằng văn bản, và khơng nói về hai hình thức hợp đồng cịn lại (bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể). Do vậy “hợp đồng” trong phần nghiên cứu này được thống nhất hiểu là hợp đồng được xác lập bằng văn bản.
<b>2.1.1. Hợp đồng thiếu chữ ký của một bên </b>
<i>Điều 385 BLDS năm 2015 quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc </i>
<i>xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”. Nói cách khác, hợp đồng là sự </i>
chấp thuận của hai hoặc nhiều bên về việc làm hoặc không làm một việc, là sự ràng buộc pháp lý giữa các bên tham gia giao kết. Chính điều này địi hỏi trong hợp đồng phải thể hiện được sự nhận thức đầy đủ của chủ thể về nội dung của hợp đồng và sự đồng thuận của các bên với các nội dung ấy. Như đã phân tích trong Chương 1 bài nghiên cứu, chữ ký trong hợp đồng chính là cách thức thể hiện sự đồng thuận của các bên. Tại khoản 4 Điều 400
<i>BLDS năm 2015 quy định rằng “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm </i>
<i>bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.” Điều luật trên cho phép hiểu rằng, hợp đồng được giao kết hợp pháp khi hợp đồng </i>
<small>35</small><i><small> Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, </small></i>
<small> cập ngày 10/03/2023). </small>
<small>36 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">có đầy đủ chữ ký của các bên. Điều này cũng có nghĩa là, nếu thiếu chữ ký của bất kỳ bên nào thì đều là cơ sở để xem hợp đồng chưa được giao kết.
Thế nhưng trong thực tế, việc xác lập hợp đồng bằng văn bản thường diễn ra sau thời điểm các bên bàn bạc, thương lượng; nói cách khác trước khi đi đến việc ký kết, xác lập hợp đồng, thông thường các bên đã thỏa thuận trước về nội dung giao dịch. Cách thức giao kết này dẫn đến việc phát sinh bất cập khi các bên đã thống nhất với nội dung của hợp đồng nhưng (vì cố tình hoặc vơ ý) lại khơng ký vào hợp đồng. Như vậy nếu áp dụng pháp luật dân sự Việt Nam để giải quyết vấn đề nêu trên thì các hợp đồng này được xem là chưa được giao kết, xác lập. Tuy vậy, thực tiễn xét xử qua các cấp Tòa án cho thấy hướng tiếp cận ngược lại với quy định của luật. Dưới đây, nhóm tác giả trình bày tóm tắt nội dung những vụ án và hướng giải quyết của Tòa đối với các hợp đồng thiếu chữ ký của một bên.
<i>Bản án thứ nhất là vụ việc về kinh doanh thương mại. Theo đó Cơng ty bảo hiểm </i>
PJICO Đồng Nai – Công ty bảo hiểm Petrolimex (bị đơn) đã gửi cho Công ty Huada Furniture (nguyên đơn) bản báo giá chi tiết nội dung đơn bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt bao gồm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Công ty Huada Furniture đã chấp nhận thỏa thuận. Trên cơ sở đó, Cơng ty bảo hiểm PJICO Đồng Nai đã phát hành Hợp đồng bảo hiểm, theo đó thời hạn bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 06/01/2012 đến ngày 06/01/2013; việc thanh tốn phí bảo hiểm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hiệu lực của đơn bảo hiểm. Nghĩa là, thời hạn Công ty Huada Furniture thanh tốn phí bảo hiểm là 06/01/2012 đến ngày 05/02/2012. Đến ngày 12/01/2012, tại Công ty Huada Furniture xảy ra vụ cháy nhà xưởng do chập điện, tài sản thiệt hại nằm trong phạm vi được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm. Ngày 16/01/2012, Công ty Cơng ty Huada Furniture đã thanh tốn tồn bộ chi phí bảo hiểm Cơng ty bảo hiểm PJICO Đồng Nai (tức hồn tất việc thanh tốn tiền bảo hiểm trong thời hạn quy định của hợp đồng bảo hiểm). Vậy nên, theo Điều 29 Luật kinh doanh bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm. Tuy vậy, Công ty bảo hiểm Petrolimex không đồng ý bồi thường thiệt hại cho Cơng ty Huada Furniture vì cho rằng “vào lúc 18 giờ ngày 12/01/2012, PJICO Đồng
<i>Nai vẫn chưa nhận được hợp đồng bảo hiểm được ký kết hay bất cứ thông báo nào bằng văn bản của Công ty Huada Furniture liên quan đến việc ký kết hợp đồng và thanh tốn phí </i>
bảo hiểm.” Tại phần nhận định của mình, Tịa giám đốc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, theo đó khẳng định sự tồn tại của Hợp đồng bảo hiểm và nghĩa vụ của
</div>