MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quan niệm Latinh, vật quyền được hiểu là quyền được chủ
thể (người có quyền) thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà không
cần vai trò trung gian của một người khác. Trong chừng m ực đó, v ật quy ền
đối lập với trái quyền, tức là quyền được thực hiện chống l ại m ột ng ười
nhằm đòi hỏi một lợi ích về tài sản, cụ thể là m ột số ti ền.Tính ch ất tr ực
tiếp và tức thì của việc thực hiện vật quyền được thể hiện ngay trong cách
thức tác động bằng hành vi vật chất (và cả hành vi pháp lý) c ủa ch ủ th ể
lên đối tượng của quyền. Chẳng hạn, chủ sở hữu một chiếc xe máy t ự
mình đem cho mượn, cho thuê mà không cần có, cũng không bu ộc ph ải
nhờ đến vai trò trung gian của người nào khác. Tương t ự, người h ưởng hoa
lợi đối với một miếng vườn tự mình thu hoa lợi mà không c ần xin phép
chủ sở hữu cũng không cần sự hỗ trợ pháp lý của ai khác.Tuy nhiên v ấn đ ề
vật quyền được quy định khác nhau ở các thời kì, để hi ểu rõ h ơn v ề v ấn
đề này nhóm em đi tìm hiểu về đề tài: “ So sánh và đánh giá các vật quyền (
ngoại trừ quyền sở hữu) trong Tư Pháp La Mã và pháp luật Vi ệt Nam hi ện
hành. Từ đó nêu kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vật quyền"
[1]
B.PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬT QUYỀN
1.Khái niệm
Vật quyền là quyền của chủ thể đối với vật, chủ th ể có quy ền chi
phối, sử dụng, khai thác và định đoạt bằn hành vi của mình theo ý chí phù
hợp với pháp luật.
2.Đặc điểm
Thứ nhất: Quyền trực tiếp, là quyền năng của chủ thể có th ể khai
thác thác vật.
Thứ hai: Quyền tuyệt đối, là quyền yêu cầu bảo vệ ( quy ền ưu tiên),
chủ của vật có quyền quyết định đối với vật quyền
Thứ ba: Quyền đeo đuổi, được thể hiện qua việc chủ sở h ữu có
quyền bán trả chậm hay làm vật thế chấp.
II. SO SÁNH CÁC VẬT QUYỀN ( TRỪ QUYỀN SỞ HỮU) TRONG PHÁP
LUẬT LA MÃ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH.
1.Điểm giống nhau.
Hiện nay, theo quy định của bộ luật dân sự (BLDS) hiện hành (năm
2005), vật quyền không được các nhà làm luật đ ề c ập m ột cách tr ực ti ếp
mà thông qua các quy định cụ thể về quyền tài sản, được quy định t ừ
chương X đến chương XVI. Theo đó, quyền tài sản bao gồm quy ền s ở h ữu
và các quyền phái sinh là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền đ ịnh
đoạt và quyền đối với tài sản của người khác.
Do đề bài yêu cầu không cầu so sánh quy ền sở h ữu, vì vậy ở đây ta
chỉ xem xét sự giống nhau giữa vật quyền trong tư pháp La Mã và pháp
luật Việt Nam ở các khía cạnh chiếm hữu và quyền đối v ới tài s ản c ủa
người khác.
Thứ nhất, về quyền chiếm hữu, cả tư pháp La Mã và Luật Việt Nam
đều chia chiếm hữu thành các hình th ức: chiếm h ữu h ợp pháp và chi ếm
hữu bất hợp pháp. Trong chiếm hữu bất hợp pháp lại tiếp tục đ ược chia
[2]
thành hai dạng: chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và chiếm h ữu bất
hợp pháp không ngay thẳng.
Thứ hai, sự tương đồng giữa các quy định về vật quyền của La Mã và
pháp luật Việt Nam là các quy định về quyền đối với tài sản của ng ười
khác, bao gồm quyền địa dịch và quyền dụng ích cá nhân. Luật La Mã quy
định quyền địa dịch là quyền của người không phải là ch ủ sở h ữu của bất
động sản liền kề có quyền dẫn nước, thoát n ước, có l ối đi … ; còn quy ền
dụng ích cá nhân là quyền đối với tài sản của người khác đ ược xác l ập cho
một chủ thể xác định được hưởng đối với tài sản đó. Dụng ích cá nhân
được xác lập cho một chủ thể xác định và chỉ người đó được hưởng (có
thời hạn hoặc được hưởng suốt đời) và không được coi là di s ản th ừa k ế
của người đó sau khi họ chết. Quyền địa dịch giống với các quy đ ịnh v ề
quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (từ điều 273 đến điều 278
BLDS 2005) và quyền dụng ích cá nhân có nét t ương đồng v ới quy ền s ử
dụng (điều 194 BLDS 2005).
Các vật quyền được quy định trong pháp luật La Mã và pháp lu ật
Việt Nam bao gồm: Quyền địa dịch, quyền dụng ích cá nhân, quy ền bề
mặt, quyền cầm cố và quyền thế chấp.Tuy nhiên trong pháp luật La Mã và
pháp luật Việt Nam có những quy định khác nhau về các vật quyền này.
2.Điểm khác nhau
2.1. Quyền địa dịch.
Việc tồn tại sở hữu tư nhân đối với đất đai có th ể dẫn dến tình
trạng có khoảng đất không có những điều kiện c ần thi ết, t ối thi ểu đ ể s ử
dụng một cách bình thường. Ngoài ra quyền địa dịch còn đ ược hình thành
thông qua sự thỏa thuận của các bên. Quy ền đ ịa d ịch trong Pháp lu ật La
Mã được chia thành hai loại: địa dịch nông thôn và địa dịch thành th ị.
- Địa dịch nông thôn bao gồm: Quyền địa dịch đường đi (đi qua mảnh
đất liền kề, chuyên chở tài sản qua, chăn dẫn gia súc đi qua…); Quy ền c ấp
nước (được dẫn nước qua đất hàng xóm, được múc nước từ nguồn n ước
của hàng xóm); Quyền chăn thả gia súc trên bãi cỏ của hàng xóm.
- Địa dịch thành thị gồm: Quyền xây dựng sát t ường nhà hàng xóm,
được tựa rầm vào tường nhà hàng xóm, được yêu cầu hàng xóm không che
mất ánh sáng và phá vỡ nét xây dựng của nhà mình. Mảnh đ ất lúc này
[3]
được hiểu là đất của chính chủ và người sử dụng, người sử dụng có trách
nhiệm tu bổ mảnh đất được chủ sở hữu cho phép sử dụng, không đ ược
gây hại cho mảnh đất đó.
Quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong quá trình sử dụng tài sản, đặc biệt là bất động sản, nhi ều khi
chủ sở hữu phải sử dụng bất động sản liền kề không thuộc s ở h ữu c ủa
mình thì mới có thể khai thác được công dụng của tài sản thuộc quy ền s ở
hữu của mình. Điều 273 Bộ luật Dân sự quy định: “Chủ s ở h ữu nhà, ng ười
sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc s ở h ữu của
người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát n ước,
cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu c ần thi ết
khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thu ận khác”.
Theo truyền thống và theo thông lệ, đây là một trong nh ững quy ền quan
trọng và có ý nghĩa của chủ sở hữu. Nhờ có quy định này của pháp lu ật nên
trong thực tế các bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các ch ủ
sở hữu khác đều có lối đi ra. Bộ luật Dân sự không sử dụng thuật ng ữ đ ịa
dịch mà sử dụng khái niệm quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề bao gồm:
•
- Quyền về lối đi qua: (Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005)
- Quyền mắc đường dây tải điện, đường dây thông tin liên l ạc: (Đi ều
276 Bộ luật Dân sự 2005)
- Quyền về cấp thoát nước: (Điều 277 Bộ luật Dân sự 2005)
- Quyền về nước tưới, tiêu nước: (Điều 278 Bộ luật Dân sự 2005)
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề có thể bị chấm dứt khi
các chủ sở hữu nhập làm một hoặc không còn nhu cầu sử d ụng h ạn ch ế
bất động sản liền kề. Quyền sở hữu của các chủ sở h ữu được Nhà n ước
bảo hộ, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho chủ s ở h ữu th ực hiện t ốt
quyền sử dụng tài sản của mình thì chủ sở hữu cũng ph ải có nghĩa v ụ đ ối
với các chủ thể khác khi họ thực hiện quyền sở hữu tài sản của h ọ mà
phải nhờ đến sự giúp đỡ của chủ sở hữu bất động sản liền kề hoặc vì
mục đích chung phục vụ lợi ích cho Nhà n ước, xã h ội, ch ủ s ở h ữu ph ải có
nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội.
2.2. Quyền dụng ích cá nhân.
[4]
Dụng ích cá nhân được xác lập cho một chủ thể xác đ ịnh và ch ỉ có
người đó được hưởng, không được coi là di sản th ừa k ế c ủa ng ười đó sau
khi họ chết. Người được hưởng dụng ích có quy ền khai thác tài s ản, s ử
dụng tài sản đúng mục đích, công dụng của tài sản đó, đ ược h ưởng hoa l ợi,
lợi tức từ tài sản. Người được hưởng dụng ích phải sử dụng tài s ản đúng
mục đích, đảm bảo tài sản đó không làm xấu đi tình tr ạng tài s ản.
Luật La Mã quy định: cha mẹ luôn có quyền dụng ích cá nhân đối với
tài sản của con cái, chủ nô cũ luôn có quy ền d ụng ích cá nhân đ ối v ới tài
sản của nô lệ cũ (đã được chủ nô cho thành người tự do). Ng ười đ ược
hưởng dụng ích phải bồi thường thiệt hại cho ch ủ s ở h ữu n ếu không s ử
dụng tài sản đúng mục đích hoặc lạm quy ền trong vi ệc s ử dụng tài s ản.
Trong trường hợp vật thay đổi mục đích sử dụng do điều kiện tự nhiên mà
không do lỗi của người được hưởng dụng ích thì h ọ không ph ải ch ịu trách
nhiệm trong việc thay đổi bản chất của vật đó. Tuy nhiên, do việc thay đ ổi
này nên mục đích dụng ích cũng không c ần tồn t ại vì v ậy d ụng ích cũng
chấm dứt. Quyền dụng ích cá nhân bao gồm 4 loại như sau:
- Ususfructus: Quyền được sử dụng và thu hoa lợi suốt đời (bắt
nguồn từ hai từ: usu – sử dụng và fructus – hoa l ợi), trong đó bao g ồm c ả
quyền cho thuê và quyền bán hoa lợi đi.
- Usus: Quyền hạn chế hơn, chỉ được sử dụng chứ không được
hưởng hoa lợi (đôi khi chỉ được hưởng hoa lợi trong phạm vi nhu c ầu cá
nhân của chính người sử dụng).
- Habitatio: Quyền được sống trong ngôi nhà thuộc sở hữu của người
khác.
- Operae servorum vel animalium: Quyền được sử dụng nô lệ và gia
súc của người khác.
Quyền dụng ích được xác lập theo ý chí của chủ s ở h ữu tài s ản
thông qua hành vi pháp lý đơn ph ương của h ọ ho ặc theo h ợp đ ồng gi ữa
chủ sở hữu tài sản với người được hưởng dụng ích. Quyền dụng ích có th ể
được xác lập theo quy định của pháp luật thông qua tòa án, ho ặc theo th ời
hiệu. Việc sử dụng này phải công khai, không sử dụng bạo l ực. Quy ền
dụng ích chấm dứt khi đối tượng dụng ích không còn hoặc ng ười đ ược
hưởng dụng ích chết, hoặc sự cần thiết của dụng ích không còn t ồn t ại.
[5]
So với Quy định của pháp luật Việt Nam.
Bộ luật Dân sự 2005 của Viêt Nam không có khái niệm quy ền d ụng ích cá
nhân và cũng không có quy định liên quan đến vấn đề này.
•
2.3.Quyền bề mặt
Trong pháp luật La Mã quy định quyền bề mặt gồm quyền sử dụng
đất nông nghiệp của người khác để canh tác, lĩnh canh theo diện th ừa k ế
đất của Nhà nước hoặc phường hội và trả tiền thu đ ất hàn năm bao g ồm
như:
Quyền thu hoạch hoa màu.
Quyền cầm cố, nếu người nhận cầm cố sẽ trở thành người lĩnh canh
mới.
Quyền thoái thác ( từ bỏ quyền sử dụng đất) thì sẽ có nghĩa vụ thông
báo cho chủ sở hữu đất biết.
Trả tức ( tiền thuê) chủ sở hữu: đó là nghĩa vụ nộp tô ( thuế) cho
Nhà nước.
Bên cạnh đó còn được thể hiện bằng quyền sử dụng đất của người
khác để xây dựng theo chuyển nhượng, thừa kế.Điều đó được th ể hiện
bằn việc sở hữu công trình xây dựn, tài sản trên công trình xây d ựng, vi ệc
chuyển nhượng, cầm cố công trình hay bằng việc người nh ận ti ếp t ục
thuê đất.
•
So với pháp luật Việt Nam
quyền bề mặt là quyền của chủ thể được sử dụng mặt đất, khoảng không
trên mặt đất và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc v ề ng ười khác
(Trong trường hợp bề mặt là mặt nước cũng áp d ụng theo quy đ ịnh này).
Quyền bề mặt được xác lập theo thỏa thuận, theo cam kết đơn ph ương
hoặc theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. Đ ối t ượng c ủa
quyền bề mặt có thể là vật cụ thể gắn với đất hoặc là ph ần không gian,
theo đó vật gắn với đất sẽ được tạo lập. Vật cụ th ể gắn v ới đ ất có th ể là
vật nằm trên bề mặt đất, nằm dưới mặt đất hoặc phần không gian trên
mặt đất. Chủ thể quyền bề mặt có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của chủ sở
hữu đối với vật đó. Trong trường hợp đối tượng của quy ền là ph ần không
gian mà trong đó các vật gắn với đất có th ể được tạo l ập thì ch ủ s ở h ữu
[6]
phần không gian có quyền xây dựng, trồng cây, canh tác và có đ ầy đ ủ các
quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với vật mới được tạo ra
2.4. Quyền cầm cố.
Nghĩa vụ là quan hệ trái quyền, quan hệ tương đối trong đó ch ủ n ợ
chỉ có thể yêu cầu con nợ phải thực hiện nghĩa v ụ c ủa h ọ. Trong tr ường
hợp con nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa v ụ, ch ủ n ợ
có thể buộc người đó thực hiện nghĩa vụ và buộc phải chịu trách nhiệm do
đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa v ụ. Điều đó ch ỉ có
thể thực hiện được khi con nợ có tài sản, trong tr ường h ợp họ không có tài
sản khoặc không đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì quy ền l ợi c ủa ch ủ
nợ không được bảo đảm. Để bảo đảm quyền lợi của chủ nợ trong trường
hợp con nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa v ụ của h ọ,
khi tham gia vào quan hệ nghĩa vụ con nợ phải dùng tài s ản c ủa mình đ ể
bảo đảm trong trường hợp con nợ không thực hiện hoặc không th ực hiện
đúng nghĩa vụ, chủ nợ có thể thỏa mãn quyền của mình thông qua tài s ản
của con nợ- dùng vật quyền để bảo đảm việc thực hiện trái quy ền.
Quyền cầm cố trong luật La Mã có đặc điểm sau:
- Vật cầm cố (đối tượng cầm cố) luôn luôn là đối tượng cầm c ố cho
dù thay đổi chủ sở hữu đối với vật cầm cố (quyền cầm cố đ ược bảo v ệ
đối với bất cứ hành vi nào xâm phạm đối tượng cầm cố).
- Quyền cầm cố chỉ tồn tại khi có nghĩa vụ chính, nhằm bảo đảm
nghĩa vụ chính được thực hiện và chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
- Chủ nợ luôn có quyền ưu tiên thanh toán từ tài sản cầm cố (quy ền
thanh toán khoản nợ trước tiên so với các chủ nợ khác).
Các hình thức cầm cố:
- Bán đợ (Fiducia cum creditore)
- Cầm cố trao tay (Pignus)
- Thế chấp (Hypotheca)
Để thiết lập quyền cầm cố pháp luật La Mã không yêu cầu phải th ực
hiện dưới hình thức nhất định nào, điều này dẫn đến tính không ổn đ ịnh
[7]
của chế định cầm cố. Vào thời kỳ quân chủ việc cầm cố phải thực hiện
theo hình thức viết có sự chứng kiến của 3 người làm ch ứng nh ằm bảo
đảm hiệu lực của hợp đồng cầm cố. Quyền cầm cố được chấm d ứt trong
các trường hợp sau: - Đối tượng cầm cố bị tiêu hủy; - Sáp nh ập tài s ản là
đối tượng cầm cố thành tài sản của bên nhận cầm cố; - Nghĩa vụ được
bảo đảm bằng cầm cố đã được thực hiện.
So với Quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo pháp luật La Mã và quy định của một số nước ch ịu ảnh h ưởng
của pháp luật La Mã như Pháp, Đức, Nhật Bản, quy định về cầm cố và thế
chấp được cho vào mục Quyền tài sản. Tuy nhiên trong Bộ luật Dân s ự
Việt Nam, quy định về cầm cố, thế chấp nằm trong Phần Nghĩa vụ dân sự
và Hợp đồng dân sự, Mục Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. V ề bản
chất, cầm cố, thế chấp… đều là các biện pháp nh ằm bảo đ ảm th ực hiện
nghĩa vụ chính thông qua tài sản của bên có nghĩa vụ, tuy nhiên có sự khác
biệt trong cách quy định giữa pháp luật La Mã và pháp lu ật Vi ệt Nam cho
thấy sự khác biệt trong quan điểm lập pháp về tính chất v ật quy ền c ủa
cầm cố. theo pháp luật La Mã, quyền cầm cố được coi là m ột d ạng quy ền
đối với tài sản của người khác nhằm bảo đảm thực hiện một nghĩa v ụ
đang tồn tại. Như vậy có thể thấy pháp luật La Mã chú trọng đến quy đ ịnh
về đối tượng trong cầm cố, thế chấp, hay nói cách khác cầm cố trong pháp
luật La Mã mang tính vật quyền (chú trọng đến quyền dõi theo v ật). Trong
khi đó, pháp luật Việt Nam coi cầm cố, thế chấp là biện pháp bảo đ ảm
thực hiện nghĩa vụ - là một quan hệ phụ so với quan hệ nghĩa vụ chính
(nghĩa vụ được bảo đảm) do đó cầm cố mang tính chất trái quy ền, chú
trọng đến hành vi của bên có nghĩa vụ.
•
Nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ đã th ực hiện đúng, đầy đ ủ
nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đó cũng đ ược coi là
chấm dứt. Về nguyên tắc, các giao dịch dân sự được xác lập và th ực hiện
trên cơ sở tự do giao dịch, thỏa thuận, do đó các biện pháp b ảo đ ảm kèm
theo cũng được xác lập trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Điều 318 Bộ
luật Dân sự 2005 quy định các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự bao
gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo
lãnh; Tín chấp.
- Cầm cố tài sản: Đối tượng của cầm cố tài sản là những tài sản mà
bên có nghĩa vụ dùng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản
[8]
đó phải thuộc sở hữu của bên cầm cố (bên có nghĩa vụ), khi bên có nghĩa
vụ giao tài sản cầm cố cho bên có quyền, từ th ời đi ểm đó h ọ b ị h ạn ch ế
một số quyền năng đối với tài sản của mình. Bên nhận cầm cố chiếm h ữu
tài sản đó, đồng thời có quyền định đoạt tài sản cầm cố khi đến th ời h ạn
thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố khong thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ (nếu có thỏa thuận). Vì vậy, tài sản là đối tượng của c ầm c ố
phải thuộc sở hữu của người cầm cố, nếu tài sản thuộc sở h ữu chung của
nhiều người thì việc cầm cố tài sản đó phải được sự đồng ý của tất cả các
đồng chủ sở hữu.
Bên nhận cầm cố sẽ là người chiếm hữu tài sản trong một khoảng
thời gian nhất định, theo quy định của pháp luật dân sự, bên nh ận cầm c ố
có nghĩa vụ phải bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, nếu bên nh ận cầm c ố
làm mất hoặc làm hư hỏng tài sản cầm cố thì họ phải bồi th ường thiệt h ại
cho bên cầm cố tài sản. Bên nhận cầm cố không được bán, trao đổi, t ặng,
cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không đ ược đem tài s ản c ầm c ố
để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác. Tuy người nhận cầm cố là
người chiếm hữu tài sản, nhưng họ không phải là người sở h ữu tài sản, do
đó nếu họ thực hiện các hành vi trên là bất h ợp pháp tr ừ tr ường h ợp có
thỏa thuận hoặc thực hiện việc xử lý tài sản theo thỏa thuận của các bên.
Bên nhận cầm cố không được khai thác công dụng, h ưởng hoa l ợi, l ợi t ức
từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý và ph ải tr ả l ại tài
sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt hoặc được thay thế
bằng biện pháp bảo đảm khác. Người nhận cầm cố cũng có một số quy ền
hạn nhất định đối với tài sản cầm trong quá trình chiếm h ữu tài s ản đó.
Cụ thể: người cầm cố có quyền yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật tài sản cầm cố hoàn trả tài sản đó; yêu cầu xử lý tài sản cầm cố
theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật đ ể th ực
hiện nghĩa vụ; được khai thác công dụng tài sản cầm cố và h ưởng hoa l ợi,
lợi tức từ tài sản cầm cố nếu có thỏa thuận; được thanh toán chi phí h ợp
lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cầm cố cho bên cầm cố. Nh ư
vậy có thể thấy, người nhận cầm cố tài sản là người chiếm h ữu tài sản
hợp pháp trong thời gian biện pháp bảo đảm này có hiệu l ực. Ng ười nh ận
cầm cố có thể thực hiện quyền năng của người chiếm hữu tài sản hợp
pháp và chỉ có quyền sử dụng tài sản nếu có thỏa thuận tr ước v ới ng ười
cầm cố. Tuy nhiên, đến thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm c ố
tài sản không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa v ụ thì bên nh ận
[9]
cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức mà các bên đã
thỏa thuận trước (ví dụ: bên nhận cầm cố có thể trực tiếp bán tài sản
cầm cố) hoặc đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Hình thức này gần giống với hình thức bán đợ (Fiducia cum
creditore) và cầm cố trao tay (Pignus) của pháp luật La Mã xét v ề ph ương
diện cầm giữ tài sản là đối tượng của cầm cố, tuy nhiên quyền sở h ữu tài
sản theo pháp luật Việt Nam vẫn thuộc về bên cầm c ố và bên nh ận c ầm
cố được bảo hộ với tư cách là người chiếm hữu tài sản h ợp pháp. Đây là
một vấn đề quan trọng vì theo đó, trong thời gian cầm giữ v ật, bên nh ận
cầm cố không có quyền định đoạt tài sản trong khi đó theo Luật La Mã đ ối
với hình thức Fiducia cum creditore chủ n ợ có quy ền đ ịnh đo ạt tài s ản và
con nợ chỉ có thể yêu cầu chủ nợ bồi thường thiệt hại. Còn ph ương th ức
cầm cố trao tay (Pignus) của luật La Mã thì có nh ược đi ểm lãng phí do
trong thời gian cầm cố không ai được sử dụng tài sản cầm cố. Nh ư vậy có
thể thấy quy định về cầm cố theo pháp luật Việt Nam đã có nh ững đi ểm
tiến bộ hơn so với luật tư La Mã.
- Thế chấp tài sản: Quy định về thế chấp tài sản giống như quy
định về thế chấp (hypotheca) của Luật La Mã. Chế định cầm cố và th ế
chấp bao hàm hai tính chất vật quyền và trái quy ền. Tính ch ất v ật quy ền
được thể hiện ở quyền dõi theo vật là đối tượng của cầm cố, th ế ch ấp:
bao gồm quyền truy đòi tài sản hoặc quyền xử lý tài sản trong trường h ợp
nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện hoặc th ực hiện không
đúng, không đầy đủ. Tính chất trái quy ền của cầm cố, thế chấp đ ược th ể
hiện qua việc: là nghĩa vụ phụ bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ chính
và việc xử lý tài sản: bán tài sản để trả cho các chủ nợ.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ VẬT QUYỀN TRONG TƯ PHÁP LA MÃ VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN HÀNH
1. Giá trị về mặt luật học:
Luật La Mã là một trong những bộ luật tiêu biểu , kinh đi ển trong
lịch sử pháp luật nhân loại. Nó không chỉ có giá trị lịch sử , mà h ệ th ống
pháp luật của nhiều quốc gia ngày nay, vẫn dựa trên Luật La Mã đ ể ti ếp
tục hoàn thiện và phát triển. Các quan hệ xã hội mà Luật La Mã điều chỉnh
đều là những quan hệ xã hội quan trọng trong đời sống của các qu ốc gia
[10]
dù ở bất kỳ thời đại nào, trong đó có quan hệ về vật quy ền. Vật quy ền có
giá trị về mặt luật học được thể hiện ở một số khía cạnh như sau:
- Chế định về vật quyền của pháp luật La Mã có tính d ự báo và ổn đ ịnh rất
cao, tồn tại qua nhiều thời kì văn minh của con người t ừ th ời đế ch ế La Mã
của người Giec man cho tới thời hiện đại. Các luật gia c ổ đại La Mã đã có
sự phân biệt khá rõ ràng các khái niệm về chiếm hữu ,sở h ữu và quy ền đối
với tài sản của người khác.
Trong mỗi nhóm vấn đề này , Luật La Mã cũng rạch ròi được r ất
nhiều lĩnh vực như: các hình thức chiếm hữu, xác lập và ch ấm dứt ; nội
dung ,căn cứ phát sinh chấm dứt quyền sở hữu , quyền s ở h ữu chung b ảo
vệ quyền sở hữu, các quyền của các chủ thể với tài sản của ng ười khác…
Cho tới ngày nay, các quan hệ xã hội trên vẫn còn hiện h ữu trong h ệ th ống
pháp luật của các quốc gia dù là tư bản hay bất kì m ột th ể ch ế chính tr ị
nào khác. Thậm chí ngày, nay các phương pháp điều chỉnh ,các quy ph ạm
pháp luật La Mã vẫn được giữ nguyên cho tới hiện tại , đ ược nhiều qu ốc
gia thừa nhận trong pháp luật nước mình, không nh ững không b ị g ạt b ỏ
mà còn được tiếp tục hoàn thiện thêm.
- Chế định về vật quyền trong pháp luật La Mã th ể hiện sự phát tri ển
trong sản xuất , buôn bán thời trung cổ. Đó đã là một xã h ội r ất coi tr ọng
sản xuất kinh doanh, đi kèm với kết quả tất yếu là sự coi tr ọng quy ền tài
sản của mỗi chủ thể của con người. Quan hệ sản xuất kinh doanh phát
triển thể hiện qua sự rạch ròi , tính toán rất chi li các quan hệ xã hội liên
quan đến tài sản như cầm cố , quyền đối với tài sản của người khác ,
chiếm hữu hợp pháp ngay thẳng và không ngay th ẳng...Các vấn đ ề này th ể
hiện một trình độ pháp luật đã rất phát triển , để có th ể bắt k ịp v ới n ền
kinh tế đương thời.
Như vậy, qua phân tích trên ta có thể thấy Luật La Mã cho đến nay v ẫn
còn nhiều giá trị, một sô quốc gia vẫn dựa vào Luật La Mã đ ể hoàn thi ện
và phát triển thêm.
2. Giá trị thực tiễn những quy định về vật quyền trong pháp lu ật La Mã và
sự vận dụng trong pháp luật Việt Nam.
Trong thực tiễn, khả năng áp dụng trong cuộc sống của luật La Mã là
rất cao, khi đủ sức duy trì trật tự của một xã hội trung c ổ, v ới ch ế đ ộ tài
[11]
sản còn nhiều điều phức tạp như: tài sản có th ể là con ng ười , m ối quan
hệ tài sản dễ dàng thay đổi khi chiến tranh loạn lạc xảy ra liên miên, đ ịa v ị
pháp lý của người dân liên tục thay đổi từ giai cấp này sang giai cấp khác
qua các thời kì biến động của đế chế La Mã,… Nh ưng lu ật La mã v ẫn đ ủ
sức làm quy chuẩn để cho mọi đối tượng trong xã hội noi theo. Tính th ực
tiễn, ứng dụng cao của Luật La mã , thậm chí còn thể hiện ngay trong th ời
hiện đại, khi hầu hết các quốc gia ngày nay vẫn học h ỏi t ừ Lu ật La mã ở
những mức độ ít nhiều khác nhau.
Với lý do như vậy, nền lập pháp của Việt Nam học hỏi rất nhi ều t ừ
chế định vật quyền trong Luật La Mã . Hệ thống pháp luật dân s ự Việt
Nam hiện đại đều được học hỏi từ pháp luật của Pháp , Liên Xô cũ , Nh ật
Bản…Điều này có liên quan ít nhiều đến lịch sử cận đại th ể k ỉ XX. Nh ư vậy,
ta có thể thấy pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng gián tiếp t ừ pháp lu ật
La mã được thể hiện ở một số điểm như sau:
- Xây dựng lại định nghĩa tài sản, trong pháp luật dân sự Việt Nam , ở góc
độ pháp lý, tài sản được hình dung như một quyền. Tuỳ theo quy ền có th ể
được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua vai trò của một chủ thể khác,
người ta phân biệt giữa vật quyền và trái quyền.Ý tưởng này đã đ ược đ ặt
ra từ thời La Mã.
- Xây dựng lại quan niệm về địa dịch, trong luật La Mã, địa địch đ ược hình
dung là quan hệ giữa hai bất động sản trong đó m ột bất đ ộng s ản (g ọi là
bất động sản chịu địa dịch) chấp nhận vai trò phục vụ cho việc khai thác
một bất động sản khác (gọi là bất động sản thụ hưởng) thuộc về một chủ
sở hữu khác. Trong luật Việt Nam hiện hành, địa dịch mang một tên r ất dài
mà lại không tải được toàn bộ nội hàm kỹ thuật c ủa nó - “quy ền s ử d ụng
hạn chế bất động sản liền kề”. Vấn đề này được coi là phát triển d ựa trên
khái niệm vật quyền từ thời La Mã .
- Vật quyền và bảo đảm nghĩa vụ, pháp luật Việt Nam hi ện đại ngoài ghi
nhận các biện pháp đảm bảo từ thời La Mã đã có nh ững hình th ức ghi
nhận các hình thức khác mở rộng hơn phù hợp với quan hệ xã h ội th ức tế .
Như vậy, xuyên suốt thời kỳ trung cổ, pháp luật La Mã là hệ th ống pháp
luật lớn có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Pháp luật La Mã đã là
chuẩn mức để điều chỉnh các quan hệ xã hội của một đế chế lớn m ạnh
trong lịch sử văn minh loài người trong đó pháp luật Việt Nam.
[12]
IV. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ V ẬT QUY ỀN.
1.Hoàn thiện BLDS theo hướng xây dựng được một hệ thống “vật quyền”
Tại các nước trên thế giới, thuật ngữ “vật quyền” được xuất hiện
cách đây 1.500 năm, tại Bộ luật Napoléon (1804) - Bộ luật Dân s ự đầu tiên
trên thế giới đã quy định “vật quyền”; đến thời hiện đại, Bộ luật Dân s ự
của Nhật Bản cũng quy định “vật quyền” tại Phần hai; Bộ Luật Dân s ự của
Đức, quy định chung về “vật quyền” tại Phần một. Tại Việt Nam việc đ ưa
thuật ngữ “vật quyền” vào Bộ luật Dân sự là rất cần thiết:
- Một là, vận dụng lý thuyết vật quyền giúp chúng ta có cơ sở khoa h ọc
vững chắc để xác định đúng bản chất pháp lý của nh ững quy ền đối v ới tài
sản đã và đang tồn tại trong nền kinh tế nước ta, khắc ph ục nh ững t ồn t ại
hạn chế trong các quy đinh hiện hành liên quan đến quy ền s ở h ữu, trên c ơ
sở đó xây dựng được một hệ thống vật quy ền phù hợp v ới yêu cầu của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hai là, việc áp dụng lý thuyết vật quyền giúp chúng ta xây d ựng đ ược
một hệ thống các quyền đối với vật một cách đầy đủ, tạo c ơ s ở pháp lý
cho viêc sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài sản, tài nguyên thiên
nhiên của đất nước, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Ba là, việc sử dụng thuật ngữ vật quyền còn đem lại nhiều lợi ích cho
hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta.
Như vậy, việc hoàn thiện Bộ luật Dân sự theo hướng xây dựng được
một hệ thống “vật quyền”, bao gồm quyền sở hữu và các loại vật quy ền
phái sinh, vừa thể hiện cái chung của thế giới, v ừa th ể hiện đ ặc thù c ủa
nền kinh tế Việt Nam là điều có ý nghĩa rất lớn không chỉ về m ặt đ ối n ội
mà còn về mặt đối ngoại.
2.Về vật quyền bảo đảm
Nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện kết cấu trong Bộ luật Dân sự khi
quy định về vật quyền bảo đảm. Tham khảo kỹ thuật lập pháp của một s ố
nước thuộc hệ thống pháp luật Civil law (ví dụ: Cộng hòa Pháp, CHLB
Đức), kết cấu chế định về vật quyền bảo đảm trong Bộ luật Dân s ự có th ể
được xây dựng theo hướng: Quy định chung về vật quy ền, trong đó có v ật
[13]
quyền bảo đảm và quy định cụ thể về những vấn đề đặc biệt, có tính
riêng biệt của vật quyền bảo đảm, trong đó tập trung vào các vấn đ ề nh ư:
- Cách thức xác lập vật quyền bảo đảm;
- Nội dung, phạm vi của vật quyền bảo đảm;
- Các nguyên lý được áp dụng đối với vật quyền bảo đảm;
- Căn cứ chấm dứt vật quyền bảo đảm.
Bộ luật Dân sự cần khẳng định rõ các nguyên tắc pháp lý phản ánh
bản chất của vật quyền bảo đảm
- Quyền theo đuổi: Nghĩa là người có quyền đối vật (trong đó bao g ồm c ả
vật quyền bảo đảm) được phép thực hiện quy ền của mình trên vật, mà
không phụ thuộc vào chủ thể chiếm hữu tài sản.
- Quyền ưu tiên: Nghĩa là người có quyền đối vật đ ược ưu tiên th ực hi ện
quyền của mình trên vật trước tất cả những người khác. Trong tr ường
hợp nhiều người có quyền đối vật cùng loại trên cùng một tài s ản, thì
người có quyền đối vật được xác lập trước có quy ền ưu tiên so v ới nh ững
người có quyền đối vật được xác lập sau.
Để quyền theo đuổi và quyền ưu tiên được th ực hiện một cách có
hiệu quả thì hệ thống đăng ký tài sản phải được thiết lập để công khai
hóa, cung cấp thông tin về các quyền đối với tài sản cho ng ười th ứ ba.
[14]
C.PHẦN KẾT BÀI.
Từ những phân tích trên có thể thấy ở mỗi thời kì lại có sự quy định
khác nhau về vật quyền cho thấy vật quyền là một vấn đ ề quan tr ọng, là
một quyền năng của chủ thể đối với vật qua đó chủ thể có th ể chi phối, s ử
dụng… cũng như định đoạt vật quyền đó bằng hành vi c ủa mình trên n ền
tuân thủ pháp luật.
[15]
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Vật quyền bảo đảm - Những vấn đề lý luận đặt ra trong quá trình
cải cách pháp luật dân sự ở nước ta
2. />ItemID=4446)
3.Thuật ngữ “vật quyền” trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi
/>ItemID=7033)
4. />5.Giáo trình Luật La Mã – Đại học Luật Hà Nội
6.Bài viết “Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quy ền đối v ới vi ệc
hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản”:
/>p_page_id=&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=6180489
7. />8.
/>
[16]
[17]