Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 111 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ:

2. Vương Trần Linh Linh 2053801015052 Năm thứ 3 Trưởng nhóm: Phạm Minh Thu

Lớp : CLC45A Khoá : 45 Khoa: Các chương trình đào tạo đặc biệt

<b>Mã số cơng trình :………. </b>

<i>(Phần này do Phịng QL NCKH & HTQT đánh số vào) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Nam/Nữ : Mã số SV: Năm thứ:

Trưởng nhóm: Phạm Minh Thu

Lớp : CLC45A Khố : 45 Khoa: Các chương trình đào tạo đặc biệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 2 CHƯƠNG 1 ... 7 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUNG GIAN ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU ... 7 </b>

<b>1.1. Khái niệm nhãn hiệu, quyền đối với nhãn hiệu và hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ... 7 </b>

1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu, quyền đối với nhãn hiệu ... 7 1.1.2. Khái niệm hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên mạng Internet ... 10

<b>1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu ... 23 </b>

1.2.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm nhà cung cấp dịch vụ trung gian ... 23 1.2.2. Khái niệm về một số nhà cung cấp dịch vụ trung gian cụ thể ... 26 1.2.3 Cơ sở lý luận về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu ... 29

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 32 CHƯƠNG 2 ... 34 TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUNG GIAN ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM .. 34 2.1. Khung pháp lý về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam ... 34 </b>

<b>2.1.1. Nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong pháp luật sở hữu trí tuệ ... 34 2.1.2. Nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong các văn bản pháp luật khác ... 36 2.2. Trách nhiệm pháp lý của một số nhà cung cấp dịch vụ trung gian cụ thể đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu ... 41 </b>

<b>2.2.1. Trách nhiệm pháp lý của sàn giao dịch điện tử đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu ... 41 2.2.2. Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp cơng cụ tìm kiếm đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu ... 50 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>2.2.3. Trách nhiệm pháp lý của nhà đăng ký tên miền đối với hành vi cạnh tranh </b>

<b>không lành mạnh liên quan đến tên miền ... 53 </b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 65 </b>

<b>CHƯƠNG 3 ... 66 </b>

<b>KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUNG GIAN ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU VÀ CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ... 66 </b>

<b>3.1. Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong pháp luật của một số quốc gia ... 66 </b>

3.1.1. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài về trách nhiệm pháp lý của sàn giao dịch thương mại điện tử đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu ... 66

3.1.2. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp cơng cụ tìm kiếm đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu ... 70

3.1.3. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài về trách nhiệm pháp lý của nhà đăng ký tên miền đối với hành vi cạnh tranh không lành miền liên quan đến tên miền ... 79

<b>3.2. Các đề xuất, kiến nghị về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu ở Việt Nam ... 85 </b>

3.2.1. Nhóm đề xuất, kiến nghị chung đối với khung pháp lý về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam ... 85

3.2.2. Nhóm đề xuất, kiến nghị riêng về trách nhiệm pháp lý của một số nhà cung cấp dịch vụ trung gian cụ thể đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam ... 86

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 92 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 93 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 94 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Luật SHTT Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022.

CP

105/2006/NĐ-Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010

72/2013/NĐ-CP

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018.

CP

181/2013/NĐ-Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày ngày 20 tháng 7 năm 2021.

TTLT 07 Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL ngày 19 tháng 6 năm 2012 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

TT BTTTT

24/2015/TT-Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT ngày 19 tháng 7 năm 2019 và Thông tư số 21/2021/TT-BTTTT ngày 08 tháng 12 năm 2021.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>TĨM TẮT CƠNG TRÌNH </b>

Nhãn hiệu, với chức năng cơ bản là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong thương mại điện tử và được pháp ḷt sở hữu trí tuệ cơng nhận bảo hợ. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet đã đa dạng hóa hơn bao giờ hết các hình thức tác đợng đến nhãn hiệu. Trong q trình thực hiện quyền đối với nhãn hiệu, chủ thể quyền đứng trước nguy cơ phải đối mặt với các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ với sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Trong bối cảnh đó, việc điều chỉnh trách nhiệm pháp lý của nhóm chủ thể nhà cung cấp dịch vụ trung gian là một xu thế tất yếu để đảm bảo tốt hơn quyền đối với nhãn hiệu, mặt khác tạo ra môi trường hoạt động và kinh doanh thuận lợi cho cả chủ thể kinh doanh và nhà cung cấp dịch vụ trung gian.

Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu hiện nay đã được pháp luật Việt Nam đề cập đến nhưng vẫn còn nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, chưa có sự đồng bợ và chưa bao quát được một số dạng hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên Internet.

Theo kinh nghiệm lập pháp và thực tiễn xét xử ở Hoa Kỳ và các quốc gia Liên minh Châu Âu, hành vi của nhà cung cấp dịch vụ trung gian ảnh hưởng hoặc có khả năng gây ảnh hưởng đến chức năng phân biệt, chỉ dẫn nguồn gốc của nhãn hiệu có thể cấu thành hành vi xâm phạm nhãn hiệu hoặc hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Khi đó, các chủ thể này có thể phải chịu các loại trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật. Trên cơ sở kinh nghiệm lập pháp của Hoa Kỳ và các quốc gia Liên minh Châu Âu, cơng trình đưa ra kiến nghị hồn thiện khung pháp lý về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề </b>

<i>“Nếu quy định trách nhiệm pháp lý của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian quá </i>

<i>nghiêm ngặt, chúng sẽ có nguy cơ bóp nghẹt các dịch vụ mới và hữu ích, đồng thời hạn chế sự tham gia thị trường của những nền tảng lớn nhất [...] Ngược lại, các quy định miễn trách tuyệt đối cho các nhà cung cấp dịch vụ trung gian có thể khiến chủ thể quyền không thể hoặc không hiện thực hóa được việc thực thi các quyền của mình, khuyến khích việc truyền bá thơng tin sai lệch và các thông tin độc hại khác”</i><small>1</small>.

Bảo vệ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ vẫn luôn là mối quan tâm của xã hội. Sự phổ biến của mạng internet cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử càng đặt ra yêu cầu bức thiết hơn về việc bảo vệ các đối tượng này, đặc biệt đối với nhãn hiệu. Thực trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên môi trường số ngày một tăng, xu hướng chung của pháp luật sở hữu trí tuệ trên thế giới là dời sự chú ý từ chủ thể trực tiếp xâm phạm nhãn hiệu sang nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Thoạt nhìn, đây có vẻ là cách tiếp cận hiệu quả hơn bởi so với việc phát hiện và xử lý từng hành vi xâm phạm riêng lẻ thì buộc nhà cung cấp dịch vụ trung gian phải san sẻ trách nhiệm này dường như dễ dàng và ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, mọi quy định về nội dung quyền sở hữu trí tuệ ln được xây dựng và cân nhắc trên cơ sở cân bằng lợi ích của chủ sở hữu quyền với lợi ích của xã hội. Trong trường hợp này, điểm cân bằng ấy nằm ở đâu vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Kinh nghiệm lập pháp từ các quốc gia khác cho thấy câu trả lời cho trách nhiệm pháp lý của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian không đơn thuần dừng lại ở “có” hay “khơng”, mà là mợt thước đo mức độ mà giá trị được xác định dựa trên chính hành vi của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian đó. Nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu là điều cần thiết để xây dựng khung pháp lý cho đối tượng này, góp phần hồn thiện cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trên mơi

<i>trường số. Do vậy, nhóm sinh viên lựa chọn “Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch </i>

<i>vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu” để nghiên cứu và hồn thiện. </i>

<b>2. Tởng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài </b>

Ở Việt Nam, trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khơng cịn là mợt khái niệm xa lạ. Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan. Tiêu biểu có thể kể đến là:

<small>1</small><i><small>Jaani Riordan (2016), The Liability of Internet Intermediaries, Oxford University Press, tr. 3.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>- Sách chuyên khảo Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo điều ước </i>

<i>quốc tế và pháp luật Việt Nam của tác giả Vũ Thị Phương Lan (xuất bản năm 2018, </i>

Nxb. Chính trị quốc gia);

<i>- Luận án tiến sĩ Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet của tác </i>

giả Võ Trung Hậu (công bố năm 2020, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM);

- Bài viết Tạp chí Luật học “Trách nhiệm pháp lí của nhà cung cấp dịch vụ trung gian với vi phạm quyền tác giả trên internet” của tác giả Ngô Trọng Quân, Trần Phương Anh (công bố năm 2019);

- Bài viết Tạp chí Nghiên cứu lập pháp “Hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung mợt số điều của Ḷt Sở hữu trí tuệ về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian phù hợp với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” của tác giả Nguyễn Bích Thảo (cơng bố năm 2021);

- Bài viết Tạp chí Tịa án nhân dân “Bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động phát trực tuyến (streaming) - trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian” của tác giả Nguyễn Phương Thảo (công bố năm 2022);

- Một số ít cơng trình đặt trọng tâm nghiên cứu vào vấn đề trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu bao gồm:

<i>- Nguyễn Quỳnh Trang và các tác giả khác (2019), Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong </i>

<i>thương mại điện tử – Kinh nghiệm quốc tế và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam, Đề </i>

tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội;

<i>- Mai Đại Dương (2021), Xung đợt quyền giữa nhãn hiệu và tên miền, Khóa luận tốt </i>

nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

- Đỗ Văn Đại, Nguyễn Ngọc Hồng Phượng (2013), “Điều kiện từ chối đăng ký, sử

<i>dụng tên miền”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 03(76); </i>

- Chử Bá Quyết (2022), “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm liên đới của sàn giao

<i>dịch thương mại điện tử tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, </i>

(247), tr. 62;

- Phạm Thị Hồng My (2020), “Bình luận án: đăng ký, sử dụng tên miền trùng hoặc

<i>tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu”, Tạp chí Nghề Luật, (8) </i>

Tuy nhiên, tất cả các cơng trình nghiên cứu này đều khơng xuất phát từ việc nghiên cứu khái niệm, đặc điểm và vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian, đồng thời cũng chưa có sự liên hệ đối với với quy định hiện hành trong lĩnh vực thương mại điện tử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Ở phạm vi ngồi nước, số lượng cơng trình trực tiếp nghiên cứu về vấn đề là tương đối đồ sộ. Các cơng trình này cũng có phạm vi nghiên cứu về khơng gian khá đa dạng, từ dưới góc đợ pháp luật EU, đến pháp luật Hoa Kỳ và Anh:

- Althaf Marsoof (2019), Internet Intermediaries and Trade Mark Rights, Routledge;

<i>- Irene Calboli, Jane Ginsburg (2020), The Cambridge Handbook of International and </i>

<i>Comparative Trademark Law, Cambridge University Press; </i>

<i>- Stacey Dogan (2010), “Trademark Remedies and Online Intermediaries”, Lewis & </i>

<i>Clark Law Review, 14(2). </i>

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài </b>

- Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn xét xử của pháp luật Việt Nam và nước ngoài về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hồn thiện khung pháp lý về quyền đối với nhãn hiệu và trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian ở Việt Nam.

- Mục tiêu cụ thể

Làm rõ các vấn đề chung về quyền đối với nhãn hiệu: khái niệm, chức năng của nhãn hiệu, nội dung quyền đối với nhãn hiệu, hành vi xâm phạm nhãn hiệu và hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên Internet.

Làm rõ cơ sở lý luận về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật và thực tiễn xét xử tại Việt Nam về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn xét xử ở Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu và so sánh với quy định pháp luật và thực tiễn xét xử tại Việt Nam.

Trên cơ sở những nghiên cứu trước đó và sau khi đã hồn thành phân tích, đánh giá quy định và thực trạng hiện nay, đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu ở Việt Nam.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về nhãn hiệu, hành vi xâm phạm nhãn hiệu, trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Trong đó, nhóm tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu khơng bao gồm (i) trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự; và (ii) trách nhiệm trực tiếp (direct liability) của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Về không gian, đề tài nghiên cứu pháp luật về nhãn hiệu và trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian của Việt Nam, Hoa Kỳ và các quốc gia Liên minh Châu Âu.

Về thời gian, đề tài đặt trọng tâm nghiên cứu pháp luật về nhãn hiệu và trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong giai đoạn hiện đại (từ cuối thế kỷ XX – nay).

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp chủ yếu giữa các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu, cụ thể như sau:

Phương pháp logic pháp lý, phương pháp phân tích: Được áp dụng trong tất cả các chương của cơng trình để phân tích khái niệm, chức năng, nợi dung của quyền đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu; phân tích các quan điểm và quy định về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian; phân tích mợt số hành vi xâm phạm nhãn hiệu cụ thể và trách nhiệm tương ứng của nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong trường hợp đó; phân tích các bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam, Hoa Kỳ, Tòa án Cơng lý Châu Âu và các Tịa án của các quốc gia trong liên minh Châu Âu.

Phương pháp so sánh: Được áp dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 3 của cơng trình nhằm so sánh các quy định, mà cụ thể là khái niệm, đặc điểm, phạm vi bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu; trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian và thực tiễn xét xử theo pháp luật Việt Nam, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu.

Phương pháp tổng hợp: Được áp dụng chủ yếu trong chương 3 của cơng trình nhằm tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá pháp luật và thực tiễn xét xử tại các quốc gia về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu, để từ đó đưa ra kiến nghị, kết ḷn cho cơng trình.

Phương pháp chứng minh: Được áp dụng chủ yếu trong chương 3 của công trình nhằm chứng minh tính cấp thiết của việc đưa ra các hướng dẫn chính thức, áp dụng các kiến nghị được đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Tất cả các phương pháp trên được vận dụng dựa trên nền tảng quan điểm Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối và chính sách pháp ḷt của Nhà nước Cợng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

<b>6. Kết cấu của đề tài </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Chương 1. Những vấn đề chung về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Chương 2. Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam.

Chương 3. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu và các đề xuất, kiến nghị cho Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG 1 </b>

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUNG GIAN ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU 1.1. Khái niệm nhãn hiệu, quyền đối với nhãn hiệu và hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu, quyền đối với nhãn hiệu </b></i>

<b>Khái niệm nhãn hiệu </b>

<i>Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào </i>

<i>dùng để cá biệt hóa (individualizes) hàng hóa của doanh nghiệp nhất định và phân biệt chúng với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh”</i><small>2</small>. Tương tự như vậy, khoản 1 Điều 15 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS)

<i>quy định: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng </i>

<i>hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa”. Dễ dàng thấy, khái niệm nhãn hiệu được xây </i>

dựng trên chính chức năng của nhãn hiệu.

Dựa vào khái niệm nhãn hiệu của WIPO, ta có thể xác định được hai chức năng “riêng biệt nhưng phụ thuộc lẫn nhau”<small>3</small> của nhãn hiệu: chức năng cá biệt hóa (chức năng thơng tin) và chức năng phân biệt:

- Chức năng thông tin

Trước hết, nhãn hiệu có chức năng thơng tin về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ; cho người tiêu dùng biết rằng nhãn hiệu đó được sản xuất và kinh doanh bởi một nhà sản xuất cụ thể thơng qua các dấu hiệu có tính đặc trưng cho nhà sản xuất đó. Điều này khơng có nghĩa là nhãn hiệu phải chỉ ra ai đã thực sự sản xuất ra sản phẩm hoặc ai là người kinh doanh sản phẩm đó. Chức năng thơng tin được thỏa mãn khi người tiêu dùng có thể tin tưởng vào một doanh nghiệp nhất định, mà họ không nhất thiết phải biết, là chủ thể chịu trách nhiệm cho sản phẩm được gắn nhãn hiệu<small>4</small>.

Đồng thời, nhãn hiệu cũng chứa đựng thơng điệp về chất lượng, tính năng của sản phẩm, uy tín của nhà sản xuất kinh doanh. Ví dụ, với nhãn hiệu “Coca-Cola”, người tiêu dùng sẽ không những được thông báo về xuất xứ của mợt sản phẩm nước ngọt có màu nâu nổi tiếng của nhà sản xuất Hoa Kỳ mà cịn được thơng tin và đảm bảo về hương vị và sự an tồn của sản phẩm đó. Vì vậy, nhãn hiệu chính là mợt dấu hiệu mang tính xác thực, phương thức thực tế để người tiêu dùng đánh giá chất lượng hàng hóa thơng qua việc quan sát nhãn <small>2</small><i><small> WIPO (2008), WIPO Intellectual Property Handbook, WIPO Publication, tr. 68. </small></i>

<small>3</small><i><small> WIPO (2008), sđd, tr. 68. </small></i>

<small>4</small><i><small> WIPO (2008), sđd, tr. 68. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

hiệu thay vì kiểm tra từng sản phẩm<small>5</small>. Trong trường hợp người tiêu dùng muốn tiếp cận sản phẩm mới, nhãn hiệu giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mong muốn và khả năng kinh tế của họ. Trong trường hợp người tiêu dùng đã từng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ, nhãn hiệu giúp họ tiếp tục sử dụng hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu mà họ đã trải nghiệm và hài lòng. Ở phương diện này, nhãn hiệu kích thích tiêu dùng<small>6</small> thơng qua bảo đảm cho người tiêu dùng sự hài lòng và cơ hợi để tiếp tục hài lịng<small>7</small>.

- Chức năng phân biệt

Chức năng thông tin ở trên giả định rằng nhãn hiệu có thể phân biệt hàng hóa của mợt doanh nghiệp nhất định với hàng hóa của các doanh nghiệp khác. Do đó, chức năng phân biệt và chức năng thông tin không thể tách rời nhau<small>8</small>, và chức năng phân biệt đã phần nào bao hàm chức năng thông tin. Trên thực tế, quy định của pháp luật về khái niệm nhãn hiệu có thể chỉ xác định dựa trên chức năng phân biệt, ví dụ như quy định của Hiệp định TRIPS viện dẫn ở trên hay quy định của pháp luật Việt Nam<sup>9</sup>.

Mợt mặt, do quy mơ sản xuất, mơ hình kinh doanh hiện nay, các nhà sản xuất khơng cịn trực tiếp hiện diện trong quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với khách hàng; mặt khác, do sự phát triển của nền sản xuất đã đem đến cho người tiêu dùng đa dạng các lựa chọn giữa các sản phẩm, dịch vụ khác nhau hoặc tương tự về hình dạng, dấu hiệu, màu sắc, chất lượng, đặc tính, giá cả; người tiêu dùng lúc này cần đến nhãn hiệu để giúp họ nhận biết, phân biệt được các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau dựa trên các dấu hiệu có tính đợc đáo, đặc sắc được gắn trên sản phẩm hay bao bì sản phẩm. Do đó, pháp luật về nhãn hiệu luôn nhấn mạnh đến chức năng cơ bản và quan trọng nhất, đồng thời cũng là mục tiêu của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh<small>10</small>.

- Các chức năng khác

Ngoài hai chức năng kể trên, nhãn hiệu cịn có các chức năng kinh tế, xã hội khác. Để làm cho nhãn hiệu và sản phẩm trở nên phổ biến với người tiêu dùng, chủ sở hữu nhãn hiệu phải liên tục đầu tư vào công nghệ và con người để cải thiện năng suất và chất lượng. Đồng thời, họ cũng phải giảm giá thành để cạnh tranh với các đối thủ khác, từ đó tạo điều <small>5 Frederick Mostert (2003), “Authenticity: The Timeless Quest”, Trade mark World, (156), tr. 24. </small>

<small>6</small><i><small> Frank Schechter (1927), “The Rational Basis of Trademark Protection”, Harvard Law Review, 40(6), tr. 813–833. </small></i>

<small>7</small><i><small> Jeremy Phillips (2003), Trademark Law: A Practical Anatomy, Oxford University Press, tr. 26, đoạn 2.35. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

kiện thuận lợi cho người tiêu dùng và đóng góp vào sự phát triển của xã hợi<small>11</small>. Về phía nhà sản xuất, nhãn hiệu có chức năng kiểm tra và tổ chức thị trường. Khi nhãn hiệu trở nên nổi tiếng và chiếm lĩnh thị trường, nhà sản xuất sẽ có nhiều cơ hợi để kiểm sốt và tổ chức thị trường theo lợi ích của họ<small>12</small>. Điều này mang lại lợi ích kinh tế lớn cho nhà sản xuất, góp phần vào việc phát triển sản phẩm, tăng cường cạnh tranh và nâng cao giá trị doanh nghiệp<small>13</small>.

<b>Nội dung quyền đối với nhãn hiệu </b>

Xuất phát từ chức năng và tầm quan trọng của mình, nhãn hiệu đã trở thành đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, được bảo hợ bởi pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Việc nghiên cứu nội dung quyền đối với nhãn hiệu là quan trọng bởi nó là tiền đề xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Khác với quyền sở hữu thông thường, quyền đối với nhãn hiệu (hay quyền sở hữu trí tuệ nói chung) chỉ cho phép chủ sở hữu quyền năng sử dụng và quyền năng định đoạt<small>14</small>. Quyền sử dụng của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ là quyền được tự mình khai thác cơng dụng, chuyển nhượng, cho phép hay ngăn cấm các chủ thể khác sử dụng các quyền của mình trong thời hạn bảo hộ<small>15</small>. Đồng thời, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền định đoạt đối với nhãn hiệu bằng việc dịch chuyển quyền từ một hoặc nhiều chủ thể sang một hoặc nhiều chủ thể khác, hoặc làm mất đi quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của chủ sở hữu nhãn hiệu<small>16</small>.

Quyền năng định đoạt phụ tḥc khá nhiều vào quyền năng sử dụng: có thể sử dụng nên có thể định đoạt, sử dụng như thế nào thì việc định đoạt thường sẽ tương ứng. Điều này cho thấy, quyền sử dụng tài sản trí tuệ là một trong những quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu nhãn hiệu, và việc phân tích quyền năng sử dụng sẽ cho phép hiểu đầy đủ và toàn diện nhất về bản chất của quyền này<small>17</small><i>. Chủ sở hữu có đợc quyền sử dụng nhãn hiệu, </i>

<small>11</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, tr. 279. </small></i>

<small>12</small><i><small> Nguyễn Văn Luật (2005), Bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hố ở Việt Nam, Luận án tiến </small></i>

<small>sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 19–20. </small>

<small>13 “Xác lập quyền sở hữu và quản trị nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Tài chính Online, [ (truy cập 24/12/2023); Nguyễn Thị Hoài Thanh (2018), “Xác lập quyền sở hữu và quản trị nhãn hiệu của các doanh nghiệp </small>

<i><small>Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (689), tr. 72–75. </small></i>

<small>14 Do tính chất vơ hình của tài sản trí tuệ, chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu khơng có khả năng chiếm hữu nhãn hiệu về mặt vật lý như các tài sản hữu hình khác, mà chỉ có khả năng chiếm hữu về mặt vật lý đối với vật thể chứa đựng </small>

<i><small>nhãn hiệu đó (Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2022), sđd, tr. 14–15). </small></i>

<small>15</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2022), sđd, tr. 25. </small></i>

<small>16 Theo các hình thức như chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho, từ bỏ quyền đối với nhãn hiệu, góp vốn kinh doanh, thành lập doanh nghiệp bằng quyền đối với nhãn hiệu, dịch chuyển quyền đối với nhãn hiệu theo sự sáp nhập, hợp nhất, chia, tách pháp nhân. </small>

<small>17 Trần Lê Hồng (2012), “Mợt số vấn đề về tài sản trí tuệ nhìn từ góc đợ khoa học pháp lý và vấn đề hồn thiện pháp </small>

<i><small>ḷt Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 02(69), tr. 20–24. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

thể hiện qua hai mặt: họ có quyền tự mình hoặc cho phép người khác sử dụng và có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu<small>18</small>, trừ một số trường hợp ngoại lệ<small>19</small>.

Một vấn đề cần phải lưu ý là về phạm vi bảo hộ của quyền đối với nhãn hiệu. Về mặt thời gian, chủ sở hữu quyền chỉ được thực hiện quyền của mình trong thời hạn bảo hộ. Về mặt không gian, quyền đối với nhãn hiệu có tính lãnh thổ. Về ngun tắc, khi đáp ứng điều kiện bảo hộ, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ bởi pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ đó và sự bảo hợ này khơng đương nhiên được mở rộng đến các quốc gia khác. Điều này xuất phát từ việc ban đầu quyền đối với nhãn hiệu chỉ giới hạn trong phạm vi địa lý mà khách hàng có thể nhận diện được nhãn hiệu và nhà sản xuất thông qua nhãn hiệu. Mức độ nhận thức này chỉ đạt được ở những địa điểm có mặt hàng hóa hoặc dịch vụ có gắn nhãn hiệu và do đó có phạm vi địa lý rất hạn chế<small>20</small>. Nguyên tắc này được chấp nhận rộng rãi từ rất sớm<small>21</small>, trước khi Internet trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội và thương mại quốc tế. Do đó, khi Internet xuất hiện và xóa nhịa ranh giới giữa các quốc gia thì mâu thuẫn giữa việc sử dụng Internet với bảo hộ nhãn hiệu cũng đồng thời xuất hiện, tạo ra những thách thức mới về việc bảo hộ nhãn hiệu trong môi trường kỹ thuật số.

<i><b>1.1.2. Khái niệm hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên mạng Internet </b></i>

<b>Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu </b>

Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là hành vi xâm phạm bất kỳ một quyền được bảo hộ nào của chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu<small>22</small>, trừ một số trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định. Điều 16 của Hiệp định TRIPS trao cho chủ sở hữu nhãn hiệu quyền

<i>ngăn cấm người khác “sử dụng trong hoạt động thương mại” các dấu hiệu trùng hoặc tương </i>

tự cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với những hàng hóa hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn. Về cơ bản, pháp luật của các quốc gia cũng xem xét hành vi xâm phạm nhãn hiệu dựa trên tổng thể các yếu tố xâm phạm được nêu tại Điều 16 của của Hiệp định TRIPS, tuy nhiên quy định cụ thể và việc đánh giá từng yếu tố xâm phạm của các quốc gia lại có sự khác biệt tương đối.

<small>18 Điều 16(1) Hiệp định TRIPS. Theo pháp luật Việt Nam, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, bao gồm nhãn hiệu, có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (điểm c khoản 1 Điều 123 Luật SHTT). </small>

<small>19 Xem: Điều 17 Hiệp định TRIPS, khoản 2 Điều 125 Luật SHTT. </small>

<small>20 Johnson Shontavia (2014), “Trademark Territoriality in Cyberspace: An Internet Framework for Common-Law </small>

<i><small>Trademarks”, Berkeley Technology Law Journal, 29(2), tr. 1257–1258. </small></i>

<small>21</small><i><small> Alexander Peukert (2012), “Territoriality and Extraterritoriality in Intellectual Property Law”, in Gunther Handl, Joachim Zekoll, và Peer Zumbansen, Beyond Territoriality Transnational Legal Authority in an Age of Globalization, </small></i>

<small>Brill Academic Publishing, tr. 189–190. </small>

<small>22</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, tr. 486. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Mục 32(1) Đạo luật Lanham quy định, bất kỳ người nào cũng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu nếu họ, khi không có sự cho phép của

<i>người đăng ký nhãn hiệu: “i) Sử dụng trong thương mại bất kỳ sự sao chép, giả mạo, bắt </i>

<i>chước hoặc sao chép màu của nhãn hiệu đã đăng ký liên quan đến việc bán, chào bán, phân phối, hoặc quảng cáo bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào hoặc liên quan đến việc sử dụng đó có thể gây nhầm lẫn, hiểu lầm, hoặc lừa dối; ii) Sao chép, giả mạo, bắt chước hoặc sao chép màu của nhãn hiệu đã đăng ký và áp dụng việc sao chép, giả mạo, bắt chước hoặc sao chép màu đó cho nhãn, dấu hiệu, bản in, gói, bao bì, hợp đựng hoặc quảng cáo nhằm mục đích sử dụng trong hoạt đợng thương mại có liên quan đến việc bán, chào bán, phân phối hoặc quảng cáo hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến việc sử dụng đó có khả năng gây nhầm lẫn, hiểu lầm hoặc lừa dối”. </i>

Điều 10 Trademark Directive<small>23</small> và Điều 9 Community Trade Mark Regulation (CTMR)<small>24</small>, còn được gọi là “các điều khoản nhận dạng kép” (“double identity clause”), là hai điều khoản pháp lý xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh Châu Âu.

<i>Theo Điều 10(1) và 10(2) Directive 2015/2436: “Nhãn hiệu được đăng ký sẽ trao độc quyền </i>

<i>cho chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Chủ sở hữu có quyền ngăn cản tất cả các bên thứ ba không được sự đồng ý của mình sử dụng trong quá trình kinh doanh: (a) dấu hiệu trùng với nhãn hiệu và được sử dụng liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu được đăng ký; (b) dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu và được sử dụng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu đã đăng ký, nếu có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng (...); (c) dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu thương mại bất kể nó có được sử dụng liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ trùng, tương tự hoặc không tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đó đã đăng ký hay không, trong trường hợp nhãn hiệu được đăng ký có danh tiếng ở Quốc gia Thành viên và khi việc sử dụng dấu hiệu đó mà không có lý do chính đáng lợi dụng hoặc gây bất lợi cho đặc tính phân biệt hoặc danh tiếng của nhãn hiệu”. Điều 9 Community Trade Mark Regulation cũng có quy định tương tự xác định </i>

quyền độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu và hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT Việt Nam<i><small>25</small></i> quy định về hành vi xâm phạm nhãn hiệu

<i>như sau: “Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn </i>

<small>23 Điều 5(1)(a) Directive 2008/95/EC of the European Parliament and of the Council of 22 October 2008 </small>

<small>to approximate the laws of the Member States relating to trade marks. Điều này hiện nay được thay thế bởi Article 10(1), 10(2) Directive (EU) 2015/2436 of the European Parliament and of the Council of 16 December 2015 to approximate the laws of the Member States relating to trade marks. </small>

<small>24 Regulation (EU) 2017/1001 of the European Parliament and of the Council of 14 June 2017 on the European Union trade mark. </small>

<small>25 Điều 129 Luật SHTT được hướng dẫn bởi NĐ 105/2006/NĐ-CP. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ; c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ; d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng”. </i>

Nhìn chung, theo quy định pháp luật quốc tế và quốc gia, các yếu tố cần được chứng minh đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu bao gồm: thứ nhất, nhãn hiệu được cho là bị xâm phạm phải là nhãn hiệu được bảo hợ; thứ hai, phải có hành vi sử dụng dấu hiệu trong hoạt động thương mại; thứ ba, việc sử dụng khơng có sự cho phép của chủ sở hữu; thứ ba, dấu hiệu được sử dụng phải trùng hoặc tương tư nhãn hiệu được bảo hộ, và việc sử dụng phải ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến chức năng thiết yếu của nhãn hiệu (chức năng đảm bảo cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ) do khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng; thứ tư, việc sử dụng phải liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đã được đăng ký.

(i) Nhãn hiệu được cho là bị xâm phạm phải là nhãn hiệu được bảo hộ

Đây là điều kiện đầu tiên để xem xét có hay khơng hành vi xâm phạm. Quyền đối với nhãn hiệu được xác lập và bảo hộ trên cơ sở sử dụng hoặc đăng ký<sup>26</sup>. Thông thường, các hệ thống bảo hộ nhãn hiệu sẽ kết hợp cả hai cách tiếp cận này. Trong pháp luật Việt Nam, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục được quy định tại Luật SHTT hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cợng hịa xã hợi chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; riêng nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT).

(ii) Sử dụng trong hoạt động thương mại (use in commerce)

<small>26</small><i><small> WIPO (2008), sđd, tr. 77. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Khái niệm “sử dụng trong hoạt động thương mại” hay “sử dụng trong kinh doanh” tuy là yếu tố quan trọng khi xác định hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu trong Hiệp định TRIPS và pháp luật các quốc gia, nhưng lại chưa được Hiệp định TRIPS giải thích<small>27</small>, dẫn đến cách diễn giải khác nhau trong pháp luật các quốc gia thành viên WTO và các quan điểm khác nhau trong khoa học pháp lý<small>28</small>.

Đối với Hoa Kỳ và các nước trong Liên minh Châu Âu, hành vi xâm phạm nhãn hiệu bắt ḅc phải có yếu tố sử dụng nhãn hiệu (use requirement). Không phải bất kỳ hành vi “sử dụng” nào cũng thỏa mãn yếu tố trên, mà để có hành vi xâm phạm nhãn hiệu, mợt dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của chủ sở hữu phải được bên thứ ba “sử dụng làm nhãn hiệu”, tức là dấu hiệu phải được sử dụng để chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Theo pháp luật Liên minh Châu Âu, yêu cầu này được giải thích là vì quyền đợc quyền đối với nhãn hiệu theo Điều 10 EU Trademark Directive hướng đến đảm bảo cho nhãn hiệu có thể thực hiện được chức năng của nó. Vì vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có thể sử dụng quyền đợc quyền này, mà cụ thể là quyền ngăn cấm bên thứ ba, khi việc sử dụng nhãn hiệu của bên thứ ba ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến chức năng của nhãn hiệu. Theo quan điểm của Tòa án Công lý Châu Âu, các chức năng của nhãn hiệu còn bao gồm chỉ dẫn nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, quảng cáo, truyền thông và đầu tư<small>29</small>; trong đó, quan trọng nhất là chức năng chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ mà nhãn hiệu mang lại cho người tiêu dùng. Yêu cầu về sử dụng đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu sẽ được đáp ứng khi bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu theo cách có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng về nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan<small>30</small>.

Theo pháp luật Hoa Kỳ, quan điểm về yếu tố sử dụng nhãn hiệu hiện vẫn gây tranh cãi giữa các học giả và Tịa án của Hoa Kỳ, giữa mợt bên là các học giả Graeme Dinwoodie và Mark Janis không ủng hộ học thuyết sử dụng nhãn hiệu, và bên kia là các học giả Stacey Dogan và Mark Lemley cho rằng yếu tố nhãn hiệu đóng vai trị quan trọng trong pháp luật <small>27 Ngay cả bình luận chi tiết nhất về yêu cầu “sử dụng” cũng không xác định rõ ràng hành vi sử dụng mà TRIPS cấm, và thay vào đó chỉ gợi ý rằng các thành viên WTO được tự do đưa ra các diễn giải của riêng họ (Althaf Marsoof (2019), </small>

<i><small>Internet Intermediaries and Trade Mark Rights, Routledge, tr. 25–26. </small></i>

<small>28</small><i><small> Margreth Barrett (2006), “Internet trademark suits and the demise of trademark use”, U.C. Davis Law Review, 39(2), </small></i>

<small>tr. 373; Apostolos Chronopoulos (2011), “Determining the Scope of Trademark Rights by Recourse to Value Judgements Related to the Effectiveness of Competition – The Demise of the Trademark-Use Requirement and the </small>

<i><small>Functional Analysis of Trademark Law”, International Review of Intellectual Property and Competition Law, (42), tr. 541–542; Graeme Dinwoodie, Mark Janis (2007), “Confusion Over Use: Contextualism in Trademark Law”, Iowa Law Review, 92(5), 1609–1614. </small></i>

<small>29 Arsenal Football Club plc v Matthew Reed [2002] C-206/1; L'Oréal SA, Lancôme parfums et beauté & Cie SNC and Laboratoire Garnier & Cie v Bellure NV, Malaika Investments Ltd and Starion International Ltd. [2009] C-487/07; Google France v. Louis Vuitton et al [2010] C-236/08–C-238/08, đoạn 75–77; Interflora v. Marks and Spencer [2011] </small>

<i><small>C-323/09, đoạn 60–62; Irene Calboli, Jane Ginsburg (2020), The Cambridge Handbook of International and Comparative Trademark Law, Cambridge University Press, tr. 169. </small></i>

<small>30 Google France v. Louis Vuitton et al [2010] C-236/08–C-238/08. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

nhãn hiệu. Dinwoodie và Janis cho rằng học thuyết về sử dụng nhãn hiệu khơng có cơ sở lịch sử; việc áp dụng học thuyết này sẽ ngăn pháp luật nhãn hiệu điều chỉnh các thị trường, nền tảng thông tin mới, dẫn đến sự kém hiệu quả vì phải kiểm sốt được sự nhầm lẫn (ngắn hạn) của người tiêu dùng; trong khi đó Dogan và Lemley lập luận rằng học thuyết sử dụng nhãn hiệu là mợt phần của q trình phát triển lịch sử của pháp luật nhãn hiệu. Luận điểm của họ cho rằng học thuyết sử dụng nhãn hiệu là cần thiết để một số hành vi nhất định liên quan đến “sử dụng” nhãn hiệu không bị kiểm sốt, ví dụ như cho các mục đích hợp pháp trong thương mại như quảng cáo so sánh, bán lại hàng hóa và mục đích tự do ngơn ḷn<small>31</small>. Do vậy, yếu tố sử dụng nhãn hiệu là một khái niệm quan trọng vì nó có khả năng hạn chế nội dung quyền đối với nhãn hiệu. Tuy các quan điểm này hiện này vẫn chưa thống nhất, nhưng phần lớn các Tịa án đều có sự đề cập, phân tích yếu tố này trong các vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên mạng Internet, và cũng xem xét việc “sử dụng” nhãn hiệu như mợt chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ và khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc từ hành vi sử dụng của bên thứ ba.

Việc xem xét yếu tố sử dụng nhãn hiệu là nhằm mục đích đảm bảo linh hoạt trong xét xử. Ở các chương sau của đề tài, có thể nhận thấy yếu tố sử dụng nhãn hiệu đóng vai trị rất quan trọng trong lập luận của các Tòa án Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu trong các vụ việc liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên mạng Internet. Khi đó, Tịa án cần dựa vào yếu tố này để có sự phân tích liệu hành vi của nhà cung cấp dịch vụ trung gian có phải là hành vi sử dụng dấu hiệu như nhãn hiệu hay khơng, từ đó xác lập hành vi xâm phạm và trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể này. Nếu không xem xét yếu tố sử dụng nhãn hiệu, bất kỳ việc “sử dụng” nào cũng sẽ tự động dẫn đến xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu<small>32</small>, và như vậy sẽ mở rộng quá mức quyền độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, đi ngược lại với một trong những mục tiêu của pháp luật nhãn hiệu là bảo đảm cạnh tranh công bằng.

Theo pháp luật Việt Nam, sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được hiểu là “gắn” dấu hiệu trên “hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác”<small>33</small>. Khoản 5

<i>Điều 124 Luật SHTT định nghĩa sử dụng nhãn hiệu bao gồm “a) Gắn nhãn hiệu được bảo </i>

<i>hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; b) Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; c) Nhập khẩu </i>

<small>31</small><i><small> Stacey Dogan, Mark Lemley (2004), “Trademarks and consumer search costs on the Internet”, Houston Law Review, </small></i>

<small>41(3), 777–838; Graeme Dinwoodie, Mark Janis (2007), tlđd, tr. 1597–1668. </small>

<small>32 Tobias Bednarz, Charlotte Waelde (2009), Search Engines, Keyword Advertising and Trade Marks: Fair Innovation </small>

<i><small>or Free Riding?, in Lilian Edwards, Charlotte Waelde (2009), Law and the Internet, Hart Publishing, tr. 298. </small></i>

<small>33 Khoản 1 Điều 11 NĐ 105/2006/NĐ-CP. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ”. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 124 là quy định </i>

về “sử dụng nhãn hiệu”, được áp dụng để giải thích Điều 123 về quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu; do đó khơng rõ quy định này có áp dụng để giải thích việc sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu theo Điều 129 (về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu) hay không. Và kể cả khi “sử dụng” theo Điều 129 có thể được giải thích dựa vào quy định tại khoản 5 Điều 124, hành vi “gắn” và các hành vi khác quy định tại Điều 129 dường như quá giới hạn để có thể xem xét trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Chẳng hạn, hành vi cung cấp dịch vụ quảng cáo từ khóa (keyword advertising) của nhà cung cấp cơng cụ tìm kiếm như Google, trong đó Google cho phép nhà quảng cáo mua từ khóa quảng cáo trùng hoặc tương tự nhãn hiệu của mợt bên thứ ba, khó có thể được xem là thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 129 Luật SHTT. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện khơng có u cầu về “use requirement” như pháp luật Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, và không thể sử dụng cơ chế về “sử dụng” nhãn hiệu theo Điều 124 và Điều 129 để xem xét hành vi xâm phạm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian.

(iii) Các dấu hiệu trùng hoặc tương tự (identical or similar sign) và nguy cơ gây nhầm lẫn (likelihood of confusion)

Dấu hiệu sẽ bị xem là trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự và giống với nhãn hiệu đến mức người tiêu dùng có khả năng bị nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa. Khi đó, vai trò chỉ dẫn nguồn gốc và phân biệt hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu sẽ khơng được đảm bảo<small>34</small>.

Theo pháp luật Việt Nam, để xác định mợt dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ tḥc phạm vi bảo hộ. Một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu tḥc phạm vi bảo hợ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc). Mợt dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có mợt số đặc điểm hồn tồn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu<small>35</small>.

(iv) Hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự (identical or similar goods or services)

<small>34</small><i><small> WIPO (2008), sđd, tr. 85–86. </small></i>

<small>35 Điểm a khoản 3 Điều 11 NĐ 105/2006/NĐ-CP. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Theo nguyên tắc chung, hàng hóa, dịch vụ là trùng hoặc tương tự nhau nếu khi được chào bán dưới một dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhau, khiến công chúng tiêu dùng sẽ có khả năng tin rằng chúng đến từ cùng một nguồn. Tất cả các yếu tố cụ thể của vụ việc phải được xem xét, bao gồm bản chất của hàng hóa, dịch vụ, mục đích sử dụng và kênh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, nhưng đặc biệt là nguồn gốc thông thường của hàng hóa và kênh tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ<small>36</small>.

Theo pháp luật Việt Nam, hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự là hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, cơng dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ tḥc phạm vi bảo hộ<small>37</small>.

<b>Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên mạng Internet </b>

Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số và mạng Internet một mặt tạo ra những thuận lợi nhất định trong việc bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu, mặt khác lại tạo điều kiện cho các hành vi xâm phạm quyền diễn ra dễ dàng hơn. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên mạng Internet có những điểm đặc thù nhất định so với hành vi xâm phạm nhãn hiệu thông thường và làm phát sinh một số vấn đề liên quan:

Thứ nhất, quyền đối với nhãn hiệu được xác lập và bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc khu vực, trong khi đó mơi trường Internet lại có tính chất phi biên giới, khơng có giới hạn giữa các quốc gia. Điều này làm phát sinh mâu thuẫn với việc bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu. Sự khác nhau về môi trường mạng Internet và môi trường kinh doanh truyền thống khiến cho việc xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên Internet khó khăn hơn rất nhiều so với môi trường kinh doanh truyền thống, đặc biệt là trong bối cảnh hành vi xâm phạm nhãn hiệu được đăng ký bảo hợ cịn chưa bao hàm được các hình thức xâm phạm trên mạng Internet. Việc xác định đối tượng xâm phạm, hành vi xâm phạm cụ thể, thẩm quyền xử lý, pháp luật áp dụng và biện pháp xử lý hành vi xâm phạm là những vấn đề đáng lưu tâm khi có hành vi bị nghi ngờ là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Hiện nay, hành vi xâm phạm xảy ra trên mạng Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam là hành vi xảy ra tại Việt Nam<small>38</small>, và nếu đáp ứng các yếu tố xâm phạm thì bị xem là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam<small>39</small>.

Thứ hai, nguyên tắc giới hạn lãnh thổ của nhãn hiệu cũng đặt ra vấn đề về nội dung của quyền đối với nhãn hiệu. Mạng Internet với tính chất phi biên giới giúp cho nhãn hiệu của nhà sản xuất có thể có mặt ở khắp mọi nơi; đây là hiện trang rất phổ biến trong thực <small>36 WIPO (2008), tlđd, tr. 86, đoạn 2.458. </small>

<small>37 Điểm b khoản 3 Điều 11 NĐ 105/2006/NĐ-CP. 38 Khoản 4 Điều 5 NĐ 105/2006/NĐ-CP. </small>

<small>39 Điều 10 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ–CP ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

tiễn thương mại điện tử quốc tế với sự tồn tại của các trang web thương mại điện tử như lazada, shoppee, v.v. Trong trường hợp này, chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện quyền đối với nhãn hiệu đồng thời tại các quốc gia mà các website thương mại điện tử hoạt đợng, trong khi nhãn hiệu đó có thể chưa được bảo hợ tại các quốc gia đó<small>40</small>. Hoặc mợt dạng hành vi khác là hành vi đăng ký, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hợ. Tên miền có tính chất phi biên giới, chỉ có mợt tên miền được đăng ký trên tồn thế giới; điều này mâu thuẫn với tính chất lãnh thổ của nhãn hiệu. Trong trường hợp có hành vi có thể xâm phạm đến quyền đối với nhãn hiệu thì khi này quyền đối với nhãn hiệu của nhà sản xuất, người đăng ký tên miền, chủ sở hữu nhãn hiệu có được đảm bảo hay khơng, và phương thức xử lý đối với hành vi xâm phạm như thế nào, đây là những câu hỏi có thể được đặt ra đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong không gian Internet.

Thứ ba, trong không gian mạng Internet thì vai trị và chức năng của nhãn hiệu được thể hiện rõ hơn so với trong môi trường kinh doanh thơng thường, vì chủ sở hữu nhãn hiệu là nhà sản xuất và khách hàng được kết nối thông qua nhãn hiệu trên không gian Internet; nhãn hiệu khi đó là bảo chứng quan trọng về sản phẩm của nhà sản xuất, cũng là sự hiện diện duy nhất của nhà sản xuất trong môi trường không gian mạng. Với tầm quan trọng như vậy, nhãn hiệu rất dễ bị các bên thứ ba lợi dụng để trục lợi cá nhân hoặc nhằm các mục đích khác; mà với tính chất truyền tin, lây lan nhanh chóng của mạng Internet thì khả năng cao là hành vi xâm phạm sẽ ngày càng nhiều và trầm trọng, phức tạp.

Thứ tư, hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên mạng Internet mang tính phức tạp và khó quản lý hơn do có thể liên quan đến các chủ thể trung gian. Khi đó, vai trị và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể này phải được xem xét để có cái nhìn tồn diện về tác đợng đối với nhãn hiệu và đối với môi trường kinh doanh.

<b>Một số hành vi xâm phạm nhãn hiệu, cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trên mạng Internet </b>

<i>Hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong thương mại điện tử </i>

Trong thương mại điện tử, hành vi xâm phạm nhãn hiệu phổ biến nhất là việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Theo WIPO<small>41</small>, hàng giả hay hàng nhái (counterfeiting) trước hết là sự bắt chước, giả mạo (imitation) một sản phẩm. Hàng giả khơng chỉ giống hệt hàng chính hãng mà cịn tạo ấn tượng rằng nó thật sự là hàng chính hãng, có xuất xứ từ chính chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu. Dù không phải lúc nào hàng giả cũng gắn nhãn hiệu, nhưng trong phần lớn trường hợp, hàng giả sẽ gắn trên nó nhãn <small>40</small><i><small> Trần Thị Thanh Huyền (2021), Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử, Luận án tiến </small></i>

<small>sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 38–39. 41</small><i><small> WIPO (2008), sđd, tr. 90–91. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

hiệu được bảo hộ, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng nhằm lợi dụng danh tiếng và sự ưa chuộng của những nhãn hiệu này để thu hút người tiêu dùng. Khi điều này xảy ra, hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả sẽ trở thành hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Hàng giả là một vấn nạn nghiêm trọng và để phát hiện hành vi này địi hỏi cơng c̣c điều tra lâu dài và kỹ lưỡng của các cơ quan chức năng. Hàng giả cũng là một hiện tượng tồn tại trong thương mại quốc tế, vậy nên việc kiểm tra hàng hóa ở khâu hải quan là việc khơng kém phần quan trọng. Dễ dàng thấy, việc ngăn ngừa và phòng chống hàng giả ở ngồi đời thật vốn đã rất khó khăn và tốn kém. Đối với hàng giả trên môi trường trực tuyến, công cuộc này lại càng phức tạp hơn. Trong môi trường số, nhãn hiệu dễ dàng bị sao chép và sử dụng trái phép, thêm vào đó là việc người mua không thể trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm, làm tăng nguy cơ bị kẻ xấu trục lợi và là thử thách lớn để phát hiện, xử lý hành vi vi phạm.

Trong pháp luật Việt Nam, cần phân biệt giữa thuật ngữ “hàng giả” và “hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ”. Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022), “hàng giả” gồm: a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, cơng dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa khơng có giá trị sử dụng, cơng dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất mợt trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, cơng dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật khơng có hoạt chất; khơng có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất mợt trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Trong khi đó, “hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ” được quy định tại khoản 1 Điều 213 của Luật SHTT gồm”

<i>1. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc </i>

dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà khơng được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

<i>2. Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu hoặc </i>

tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hợ dùng cho chính mặt hàng đó và việc gắn dấu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân khơng có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó.

<i>3. Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ sở hữu </i>

quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ta sẽ chỉ xem xét hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, cụ thể là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

<i>Hành vi xâm phạm nhãn hiệu liên quan đến cơng cụ tìm kiếm (quảng cáo từ khóa – keyword advertising) </i>

Với Internet mang theo vô số các tài nguyên và dịch vụ thông tin đa dạng, các cơng cụ tìm kiếm (search engines) là công cụ mạnh mẽ hỗ trợ người tiêu dùng trong các hoạt đợng trực tuyến, giúp người dùng tìm kiếm thơng tin hiệu quả hơn, và đóng vai trị trung gian giữa họ và thông tin trực tuyến<small>42</small>. Hiện nay, cơng cụ tìm kiếm cung cấp dịch vụ của họ miễn phí cho người dùng Internet. Thu nhập của các cơng cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo chủ yếu dựa vào doanh thu từ quảng cáo, được tạo nên phần lớn bằng hoạt đợng quảng cáo từ khóa (keyword advertising)<small>43</small> thông qua các dịch vụ như Google Adwords, Yahoo Search Marketing.

Cơ chế hoạt động của quảng cáo từ khóa như sau: Mỗi khi cơng cụ tìm kiếm được sử dụng để tìm mợt thơng tin cụ thể trên Internet, cơng cụ tìm kiếm khơng chỉ trả về kết quả chuẩn/kết quả tự nhiên (natural search results) phù hợp với cụm từ tìm kiếm do người dùng nhập, mà còn hiển thị các quảng cáo nhỏ, còn được gọi là liên kết được tài trợ <small>42</small><i><small> Jin Zhang, Wei Fei (2010), “Search engines’ responses to several search feature selections”, The International Information & Library Review, 42(3), tr. 212–225; Sharon Horsky (2006), “The changing architecture of advertising agencies”, Marketing Science, 25(4), tr. 367–383; StarCounter Global Stats, “Search Engine Market Share </small></i>

<small>Worldwide”, [ (truy cập 15/04/2023). </small>

<small>43 Alphabet, “Earnings”, [ (truy cập 15/4/2023). Có thể nhận thấy, AdWords và mơ hình thanh tốn trả cho mỗi lần nhấp (“PPC”) cấu thành phần lớn thu nhập của Google qua các năm. Năm 2022, tổng 224 tỷ đô la doanh thu từ quảng cáo của Google có 162 tỷ đơ la đến từ Google search thơng qua AdWords. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

(sponsored links), nằm phổ biến nhất ở trên hoặc bên cạnh kết quả tìm kiếm chuẩn. Việc hiển thị các quảng cáo này không mang tính ngẫu nhiên, mà mỗi quảng cáo được liên kết với mợt số từ khóa nhất định và được kích hoạt mỗi khi (các) cụm từ tìm kiếm khớp với mợt trong các từ khóa đó. Chính các nhà quảng cáo (người sử dụng dịch vụ quảng cáo của các cơng cụ tìm kiếm) sẽ chỉ định các từ khóa. Các nhà quảng cáo cũng có thể chỉ ra vị trí đặt những quảng cáo đó trên trang tìm kiếm (ở trên cùng hay dọc theo phía bên tay phải của trang hiển thị kết quả. Các nhà quảng cáo sẽ trả cho cơng cụ tìm kiếm mợt số tiền cụ thể mỗi khi người dùng Internet nhấp vào quảng cáo được tài trợ (click–through). Thứ hạng của các quảng cáo trên trang phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đối với Google Adwords, nó bao gồm giá được trả bởi các nhà quảng cáo khác; điểm chất lượng của quảng cáo trong bất kỳ tìm kiếm cụ thể nào được tính bằng tỷ lệ nhấp chuột; mức độ liên quan của văn bản và từ khóa của nhà quảng cáo; và lịch sử tài khoản<small>44</small>.

Vấn đề về quyền đối với nhãn hiệu phát sinh khi từ khóa quảng cáo được mua trùng hoặc tương tự nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu; khi đó kết quả tìm kiếm được liên kết với các trang web của bên thứ ba (các nhà quảng cáo) khơng liên quan đến chủ sở hữu nhãn hiệu. Ví dụ, khi người dùng nhập từ khóa “Coca Cola” vào cơng cụ tìm kiếm, quảng cáo cho “Pepsi Cola” có thể xuất hiện nếu Pepsi Cola – đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Coca Cola đã đặt mua từ khóa “Coca Cola” trùng với nhãn hiệu được bảo hợ “Coca Cola”. Lo ngại về việc một số nhà quảng cáo sử dụng từ khóa liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký của đối thủ cạnh tranh với mục đích tận dụng danh tiếng, thương hiệu của đối thủ để thu hút khách hàng<small>45</small>, gây ra sự nhầm lẫn nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến thương hiệu của đối thủ cạnh tranh đã dẫn đến nhiều vụ tranh chấp trên thực tế ở Hoa Kỳ và và các quốc gia trong Liên minh Châu Âu liên quan đến trách nhiệm pháp lý của nhà quảng cáo và nhà cung cấp cơng cụ tìm kiếm, đặc biệt đặt trong bối cảnh Chính sách bảo hộ nhãn hiệu trong quảng cáo Google Adwords hiện nay không hạn chế việc sử dụng nhãn hiệu dưới dạng từ khóa<small>46</small><i>. </i>

<i>Hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến tên miền (cybersquatting) </i>

<small>44</small><i><small> Tobias Bednarz, Charlotte Waelde (2009), sđd, tr. 284–5. </small></i>

<small>45</small><i><small> Graeme Dinwoodie, Mark Janis (2008), Trademark Law and Theory – A Handbook of Contemporary Research, </small></i>

<small>Edward Elgar Publishing, tr. 412; Benjamin Aitken (2005), “Keyword-linked advertising, trademark infringement, and </small>

<i><small>Google's contributory liability”, Duke L. & Tech. Rev., (4), tr. 231; Anindya Ghose, Sha Yang, “An empirical analysis of search engine advertising: Sponsored search in electronic markets”, Management science, 55(10), tr. 1605–1622. </small></i>

<small>[ (truy cập 20/4/2023); Google, Nhãn hiệu [ (truy cập 20/04/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Tên miền (Domain names) là một khái niệm rất phổ biến trong thời kỳ bùng nổ của Internet hiện nay. Tổ Chức Sở Hữu trí tuệ thế giới (WIPO) định nghĩa tên miền là “tên quen thuộc của các địa chỉ Internet và thường được sử dụng để tìm kiếm các trang web”<small>47</small>. Tương tự, Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN) đã định nghĩa tên miền như sau: “Một tên miền bao gồm hai hoặc nhiều phân đoạn văn bản được phân tách bằng dấu chấm, chẳng hạn như icann.org. Tên miền xác định một địa chỉ cụ thể trên Internet thuộc về một thực thể như công ty, tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân”<small>48</small>. Hiệp hội Pháp về hợp tác đặt tên miền trên Internet (AFNIC) định nghĩa tên miền là một tập hợp các chữ cái nhằm định vị và truy cập vào một địa chỉ Internet, tránh cho việc sử dụng địa chỉ IP là địa chỉ được hình thành từ mợt loạt số<small>49</small>.

Dựa trên các định nghĩa trên, có thể hiểu tên miền là sự thể hiện bằng chữ của một chuỗi số. Nguyên gốc của tên miền là các dãy số rất khó nhớ (Internet Protocol numbers, gọi tắt là IP). Ví dụ, địa chỉ IP của bkns.com là 123.30.174.652. Thay vì phải nhớ những con số dài dịng và nhập số đó vào thanh cơng cụ tìm kiếm trên mạng Internet, người dùng Internet chỉ cần nhớ tên miền bkns.com là có thể đi đến trang web của bkns một cách dễ dàng<small>50</small>. Một tên miền tối thiểu phải có hai cấp, cách nhau bởi dấu “.”. Ví dụ, tên miền samsung.com của thương hiệu Samsung có thành phần cấp cao nhất (Top–level domain) là “.com”; thành phần cấp hai là “samsung”, là thành phần có dấu hiệu trùng với nhãn hiệu Samsung sở hữu bởi thương hiệu Samsung.

Tên miền có chức năng là địa chỉ Internet, xác định các doanh nghiệp hay các hàng hóa hoặc dịch vụ trên Internet<small>51</small>. Đặc điểm này đem lại giá trị kinh tế rất lớn cho tên miền. Để đảm bảo việc định vị sản phẩm thống nhất trong thế giới thực và thế giới ảo, thống nhất sản phẩm, nhãn hiệu, tên thương mại, trang web kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ, các chủ sở hữu nhãn hiệu ln có mong <small>47</small><i><small> Nguyên văn tiếng Anh: “Domain names are the human-friendly forms of Internet addresses, and are commonly used to find websites”. </small></i> <small>WIPO, “Frequently Asked Questions: Internet Domain Names”, [ (truy cập 15/05/2023). </small>

<small>48</small><i><small> Nguyên văn tiếng Anh: “A domain name consists of two or more textual segments separated by dots, such as icann.org. A domain name identifies a specific address on the Internet that belongs to an entity such as a company, organization, institution, or individual”. </small></i> <small>ICANN, “The Domain Name System” [ (truy cập 15/05/2023). </small>

<small>49</small><i><small> Bernard Delafaye (2002), “Tên miền và vấn đề quyền sở hữu trí tuệ”, Hợi thảo Tìm hiểu tương lai cho sở hữu trí tuệ tại Châu Á, do Nhà Pháp luật Việt Pháp tổ chức ngày 13–15/5/2023 tại Hà Nội, tr. 2. </small></i>

<small>50 ICANN, “Understanding the Internet’s Domain Name System”, infographic-13sep22-en.pdf] (truy cập 15/05/2023). </small>

<small>[ Trần Thị Thanh Huyền (2019), “Một số vấn đề lý luận về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong </small>

<i><small>thương mại điện tử”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, 10(331), tr. 27–32. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

muốn là sử dụng các nhãn hiệu đã đăng ký của mình làm tên miền. Có thể lấy ví dụ như Cơng ty Samsung có nhãn hiệu Samsung lấy tên miền là samsung.com. Từ nhãn hiệu, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy trang web kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tên miền. Việc tiếp cận khách hàng thông qua mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến và được coi trọng trong chiến dịch quảng cáo của các doanh nghiệp<small>52</small>.

Tuy nhiên, việc mở rộng quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu với tên miền dường như sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước” của pháp luật về tên miền. Hiện nay theo pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia trên thế giới, tên miền là một dấu hiệu phân biệt độc lập, không được bảo hợ bằng quyền về nhãn hiệu nói riêng và quyền SHCN nói chung, mà được pháp ḷt bảo hợ thông qua việc đăng ký với nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước” (first come, first serve) và nguyên tắc duy nhất, theo đó “trong khơng gian mạng chỉ mợt chủ thể duy nhất có quyền đăng ký cho mợt tên miền cụ thể”<small>53</small>.

Lợi dụng chính sách đăng ký tên miền dễ dàng và nguyên tắc đăng ký tên miền là “duy nhất”, “nộp đơn trước, đăng ký trước”, nhiều chủ thể đã đăng ký tên miền trùng hoặc tương tự với các chỉ dẫn thương mại, mà cụ thể là nhãn hiệu, của chủ thể khác. Do vậy, thực trạng hiện nay là có người sử dụng, vận hành trang web có tên miền nhưng khơng phải là người sở hữu nhãn hiệu liên quan đến tên miền. Người đăng ký tên miền chiếm giữ tên miền nhằm trục lợi từ các chủ thể liên quan bằng cách bán lại tên miền mà mình đăng ký lại cho chủ sở hữu tên miền với giá cao, hoặc sử dụng tên miền để không cho đối thủ cạnh tranh có thể đăng ký hoặc sử dụng tên miền đó, xây dựng những nợi dung bất lợi cho đối thủ cạnh tranh trên trang web có địa chỉ tên miền đã đăng ký<small>54</small>. Tình trạng này khơng chỉ xâm phạm nghiêm trọng tới quyền sở hữu trí tuệ mà cịn cản trở sự phát triển của hoạt đợng thương mại trên Internet. Do đó, nhu cầu cấp thiết đặt ra là phải có mợt cơ chế đồng bợ và hồn thiện để ngăn chặn tình trạng chiếm dụng tên miền.

Một mặt hàng mang nhãn hiệu đáng tin cậy cho phép người mua xác định dễ dàng và nhanh chóng chất lượng, lịch sử và đợ tin cậy của mặt hàng đó. Pháp luật nhãn hiệu từ đó đảm bảo rằng nhà sản xuất, chứ không phải đối thủ cạnh tranh của họ, sẽ nhận được phần thưởng tương xứng về tài chính và danh tiếng của sản phẩm. Hành vi chiếm dụng, đầu cơ tên miền đe dọa các mục tiêu cơ bản nhất của pháp luật về nhãn hiệu, đó là giảm chi phí mua sắm và giúp khách hàng đưa ra lựa chọn mua hàng, và làm suy yếu nguyên tắc cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng của pháp luật nhãn hiệu thông qua việc cho phép các đối thủ <small>52</small><i><small> Mai Đại Dương (2021), Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật </small></i>

<small>Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 31–32. </small>

<small>53</small><i><small> Đỗ Văn Đại, Nguyễn Ngọc Hồng Phượng (2013), “Điều kiện từ chối đăng ký, sử dụng tên miền”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 03(76), tr.73–80. </small></i>

<small>54 Trần Thị Thanh Huyền (2019), tlđd, tr. 27–32. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

cạnh tranh hưởng lợi từ sự thiện chí và danh tiếng của chủ sở hữu nhãn hiệu<small>55</small>. Dễ dàng nhận thấy rằng các doanh nghiệp ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào Internet và các nền tảng thương mại điện tử thông qua việc bán sản phẩm của họ trên Internet hoặc sử dụng Internet như một nền tảng quảng cáo và thông tin, do vậy mà việc ngăn chặn hành vi xâm phạm nhãn hiệu liên quan đến tên miền ngày càng trở nên quan trọng đối với pháp luật về nhãn

<i>hiệu và tên miền. </i>

<b>1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm nhà cung cấp dịch vụ trung gian </b></i>

Nhà cung cấp dịch vụ trung gian rất hiếm khi được định nghĩa một cách rõ ràng và bao quát. Van Eecke định nghĩa nhà cung cấp dịch vụ trung gian trực tuyến là “nhà cung cấp dịch vụ trung gian giữa những người sử dụng Internet”, có vai trị “trung gian giữa người trực tiếp sáng tạo nội dung và người tiếp nhận thông tin”<small>56</small>. Stacey L. Dogan xác định

<i>họ là các chủ thể “khơng gắn nhãn hiệu lên sản phẩm của mình nhưng có hành vi sử dụng </i>

<i>nhãn hiệu bằng một cách nào đó để hỗ trợ bên thứ ba tiếp cận khách hàng tiềm năng”</i><small>57</small>. Cũng có nhiều học giả như Mark Lemley chỉ đơn thuần định nghĩa theo hướng liệt kê các nhà cung cấp dịch vụ trung gian điển hình: “Nhà cung cấp dịch vụ trung gian – nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ website, nhà cung cấp dịch vụ Internet, sàn thương mại điện tử, và cơng cụ tìm kiếm”<sup>58</sup>.

Sự khó khăn trong việc định nghĩa nhà cung cấp dịch vụ trung gian xuất phát từ sự đa dạng của các lĩnh vực hoạt đợng và mơ hình kinh doanh của chính các chủ thể này<small>59</small>. Họ có thể bao gồm các nhà bán lẻ trực tuyến và các bên phân phối lại bên thứ ba của hàng hóa và dịch vụ (Amazon, Apples iTunes, Expedia, eBay), các cổng thông tin trực tuyến (Yahoo, AOL), các cơng cụ tìm kiếm (Google, Bing), các trang tổng hợp nội dung (Alltop.com), mạng xã hợi (Facebook) và các dịch vụ âm thanh hình ảnh do người dùng tạo ra (YouTube). Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các nhà cung cấp dịch vụ trung gian mới xuất hiện ở mọi lĩnh vực thương mại, và dường như có rất ít điểm chung với nhau ngoại trừ yếu tố hoạt động trực tuyến.

<small>55 Dara Gilwit (2003), “The Latest Cybersquatting Trend: Typosquatters, Their Changing Tactics, and How to Prevent </small>

<i><small>Public Deception and Trademark Infringement”, Washington University Journal of Law & Policy, (11), tr. 274–275. </small></i>

<small>56</small><i><small> Patrick van Eecke (2011), “Online Service Providers and Liability: A Plea for a Balanced Approach”, Common Market Law Review, 48(5), tr. 1455. </small></i>

<small>57</small><i><small> Stacey Dogan (2010), “Trademark Remedies and Online Intermediaries”, Lewis & Clark Law Review, 14(2), tr. 471. </small></i>

<small>58</small><i><small> Mark Lemley (2007), “Rationalizing Internet Safe Harbors”, Journal on Telecommunications & High Technology Law, (6), tr. 101. </small></i>

<small>59</small><i><small> Hosuk Lee-Makiyama, Rositsa Georgieva (2017), “The Economic Impact of Online Intermediaries”, in Mariarosaria Taddeo, Luciano Floridi, The Responsibilities of Online Service Providers, Springer International Publishing, tr. 327–</small></i>

<small>328. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Định nghĩa tổng quát nhất được đề xuất bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), theo đó, nhà cung cấp dịch vụ trung gian (“Internet intermediaries”) là chủ thể tập hợp hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch giữa các bên thứ ba trên Internet. Họ cấp quyền truy cập (give access to), lưu trữ (host), truyền (transmit) và lập chỉ mục (index) nội dung, sản phẩm và dịch vụ do bên thứ ba tạo ra trên Internet hoặc cung cấp dịch vụ trên Internet cho bên thứ ba<small>60</small>. OECD phân loại một cách tương đối<sup>61</sup> các chủ thể này như sau:

1. Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs);

2. Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu, bao gồm cả nhà đăng ký tên miền (domain name registrars);

3. Các cơng cụ tìm kiếm (search engines) và cổng thông tin (portals);

4. Các nền tảng thương mại điện tử (e-commerce intermediaries), trong trường hợp các nền tảng này khơng có quyền sở hữu đối với hàng hóa được bán;

5. Các hệ thống thanh toán trực tuyến (Internet payment systems);

6. Các nền tảng kết nối (participative networking platforms), bao gồm các nền tảng xuất bản và phát sóng trực tuyến mà không tự tạo hoặc sở hữu nội dung được xuất bản hoặc phát sóng.

Trong mợt cách tiếp cận có hệ thống hơn, Jaani Riordan đề xuất sự phân loại nhà cung cấp dịch vụ trung gian dựa trên kiến trúc mạng và các tầng mạng<small>62</small>. Riordan đã phân nhóm các tầng mạng thành ba tầng (tầng vật lý, tầng mạng và tầng ứng dụng) và sắp xếp các nhà cung cấp dịch vụ trung gian tương ứng với từng tầng theo chức năng kỹ thuật mà chúng thực hiện và tầng mạng mà chúng hoạt động:

- Các nhà cung cấp dịch vụ trung gian ở tầng vật lý cung cấp kết nối cơ bản cần thiết cho truyền thông (trung tâm điều hành mạng, nhà cung cấp phần cứng).

- Các nhà cung cấp dịch vụ trung gian ở tầng mạng cung cấp dịch vụ định tuyến các gói dữ liệu giữa các địa chỉ IP trên Internet như nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs), nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ website (hosts), hay nhà quản lý tên miền (domain name controllers).

- Các nhà cung cấp dịch vụ trung gian ở tầng ứng dụng tiếp nhận và trình bày dữ liệu đã được xử lý ở các tầng thấp hơn đến người dùng cuối. Đây là tầng hoạt động của các nhà điều hành website, mạng xã hợi, sàn giao dịch điện tử, cơng cụ tìm kiếm,...

<small>60</small><i><small> Organisation for Economic Co-operation and Development (2010), The economic and social role of internet intermediaries, tr. 9. </small></i>

<small>61 Khơng mang tính tuyệt đối bởi lẽ trên thực tế các nhà cung cấp dịch vụ trung gian có thể có nhiều hơn mợt vai trị. 62</small><i><small> Jaani Riordan (2016), The Liability of Internet Intermediaries, Oxford University Press, 47–63. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Riordan cho rằng các chủ thể trong tầng ứng dụng là “gần nhất với người dùng cuối và thực hiện quyền kiểm soát trực tiếp nhất đối với nội dung tầng ứng dụng”<small>63</small>. Đây là yếu tố đóng vai trị quan trọng trong việc xác định mức độ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể này đối với hành vi vi phạm của bên thứ ba.

Như vậy, dù có những khác biệt nhất định trong cách tiếp cận nhưng các học giả đều đồng ý về những đặc điểm cốt lõi của một nhà cung cấp dịch vụ trung gian mà từ đó ta có thể rút ra mợt số kết luận sau:

Thứ nhất, nhà cung cấp dịch vụ trung gian là cầu nối giữa các bên thứ ba để thực hiện giao dịch trên Internet. Dựa vào loại dịch vụ cung cấp, họ có thể là chủ thể cung cấp kết nối cơ bản (như nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet), chủ thể cung cấp dịch vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu (như nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ website, nhà đăng ký tên miền), hoặc chủ thể cung cấp dịch vụ trên Internet (như nhà cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, cơng cụ tìm kiếm thơng tin số) – các loại dịch vụ này là cơ sở và điều kiện cần thiết cho các bên thứ ba tiến hành giao dịch điện tử, tuy nhiên, bản thân nhà cung cấp dịch vụ trung gian không tham gia vào giao dịch đó nhưng lại hưởng lợi từ giao dịch này (ví dụ, sàn giao dịch thương mại điện tử lấy phí dựa trên mỗi giao dịch thành cơng). Trên thực tế, có tồn tại những nhà cung cấp dịch vụ trung gian đồng thời là chủ thể cung ứng dịch vụ, hàng hóa của chính họ đến với người mua<small>64</small>, các chủ thể này nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài<sup>65</sup>.

Thứ hai, phạm vi hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian là tương đối rộng và đa dạng, tạo tiền đề để các chủ thể này thực hiện chức năng trung gian. Hiện nay, có vơ vàn các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong môi trường số với số lượng ngày mợt tăng. Đó có thể là những nhà cung cấp dịch vụ trung gian trực tuyến thực hiện chức năng tương tự những hoạt động thương mại truyền thống, ví dụ như hoạt đợng đấu giá trực tuyến, hoặc cũng có thể là sự xuất hiện của những nhà cung cấp dịch vụ trung gian hoàn toàn mới mà ở thế giới thực khơng có hoạt đợng thương mại nào tương tự, ví dụ như hoạt đợng đăng ký tên miền. Tương ứng với sự đa dạng về loại hình và phương thức hoạt đợng của nhà cung cấp dịch vụ trung gian là chức năng và vai trị ngày mợt quan trọng của các chủ thể này trong mơi trường trực tuyến. Họ có thể cấp quyền truy cập, lưu trữ, xử lý và đăng tải thông tin phục vụ cho giao dịch giữa các bên thứ ba, và do đó, các nhà cung cấp dịch vụ

<small>63</small><i><small> Jaani Riordan (2016), The Liability of Internet Intermediaries, Oxford University Press, tr. 40. </small></i>

<small>64 Ví dụ như sàn giao dịch thương mại điện tử rao bán hàng hóa của chính mình, website lưu trữ và đăng tải thơng tin của chính họ. </small>

<small>65 Khi nhà cung cấp dịch vụ trung gian đồng thời cung ứng dịch vụ, hàng hóa của chính họ có hành vi xâm phạm nhãn hiệu, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể này là trách nhiệm trực tiếp và đã được điều chỉnh rõ ràng trong pháp luật sở hữu trí tuệ và các quy định liên quan. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

trung gian cũng là chủ thể đầu tiên tiếp cận, truyền tải những nội dung liên quan trên môi trường số. Tùy thuộc vào tầng mạng và chức năng hoạt động, các nhà cung cấp dịch vụ trung gian có khả năng kiểm sốt nợi dung hoặc góp phần vào việc triển khai, quản lý nội dung một cách dễ dàng, nhanh chóng. Vì vậy, sự hợp tác của các chủ thể này là vơ cùng quan trọng trong việc phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nói riêng.

Thứ ba, nhà cung cấp dịch vụ trung gian có mối quan hệ nhân quả với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu xảy ra trên môi trường số. Hành vi của nhà cung cấp dịch vụ trung gian tuy không phải hành vi trực tiếp xâm phạm đến quyền đối với nhãn hiệu, nhưng là hành vi cần thiết để kẻ xâm phạm có điều kiện thực hiện hành vi xâm phạm. Nói cách khác, hành vi riêng lẻ của nhà cung cấp dịch vụ trung gian là yếu tố cần nhưng không phải yếu tố đủ để phát sinh thiệt hại; tuy nhiên, sự kết hợp hành vi của nhà cung cấp dịch vụ trung gian và chủ thể thứ ba gây hại thỏa mãn điều kiện cần và đủ để thiệt hại phát sinh<small>66</small>. Đây là điểm quan trọng cần xem xét khi xác định trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

<i><b>1.2.2. Khái niệm về một số nhà cung cấp dịch vụ trung gian cụ thể </b></i>

Với đặc tính xuyên biên giới và khả năng truyền tải thông tin dễ dàng, nhanh chóng, mạng Internet là mơi trường dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, hành vi xâm phạm sẽ được tập trung xem xét khi xảy ra thông qua: sàn giao dịch thương mại điện tử, cơng cụ tìm kiếm thơng tin số và nhà đăng ký tên miền.

<b>Sàn giao dịch thương mại điện tử </b>

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thuật ngữ “thương mại điện tử” (“electronic commerce” hay “e-commerce”) được hiểu là việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, mua bán hoặc giao nhận hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử<small>67</small>. Khái niệm này có nợi hàm tương đối rợng, bao gồm mọi giao dịch điện tử qua mạng viễn thơng nói chung và mạng Internet nói riêng<small>68</small>. Hoạt đợng thương mại điện tử trong pháp luật Việt Nam cũng được định nghĩa tương tự<small>69</small>. Cách cơ bản nhất để phân loại giao dịch thương mại điện tử là dựa vào bản chất thị trường của mối quan hệ – ai bán cho ai. Theo đó, giao dịch thương

<small>66</small><i><small> Jaani Riordan (2016), sđd, tr. 37. </small></i>

<small>67</small><i><small> Geneva Ministerial Declaration on global electronic commerce, 25 May 1998, WT/MIN(98)/DEC/2. </small></i>

<small>[ (truy cập 26/12/2022). </small>

<small>69 Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về thương mại điện tử, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm </small>

<i><small>2021 quy định hoạt động thương mại điện tử là “việc tiến hành một phần hoặc tồn bợ quy trình của hoạt đợng thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

mại điện tử có thể diễn ra dưới ba mơ hình: người bán và người mua đều là doanh nghiệp (B2B), người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng (B2C), hoặc người bán và người mua đều là người tiêu dùng (C2C)<small>70</small>. Những xu hướng của thương mại điện tử bao gồm thương mại di động<small>71</small> (“mobile commerce” hay “m-commerce”) và thương mại xã hội<small>72</small> (“social commerce” hay “s-commerce”).

Trong bối cảnh thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử (“online marketplace” hay “e-commerce platform”) là một nền tảng số tạo điều kiện cho việc mua bán sản phẩm, dịch vụ giữa người bán và người mua tiềm năng. Vai trò trung gian của các nền tảng này thể hiện qua việc cung cấp khơng gian ảo nơi người bán có thể đăng tải thơng tin, hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mình cung ứng, cịn người mua có thể tìm kiếm, so sánh và mua hàng trực tuyến thơng qua nền tảng, thơng qua đó kết nối người bán và người mua có nhu cầu trao đổi sản phẩm, dịch vụ. Chủ thể cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử đơn thuần là người môi giới giữa các bên thứ ba, họ không sở hữu hàng hóa, dịch vụ bày bán. Họ kiếm lợi nhuận bằng cách lấy phí dựa trên phần trăm doanh số bán hàng hoặc lấy phí người bán hoặc người mua hoặc kết hợp cả hai, ví dụ phổ biến ở Việt Nam về sàn giao dịch thương mại điện tử là Tiki.vn<small>73</small>.

So với những sàn giao dịch thương mại hoạt đợng ngồi đời thật, sàn giao dịch thương mại điện tử không phải đối mặt với những vấn đề như khoảng cách địa lý, quản lý kho bãi, chi phí bảo quản, lưu trữ hàng hóa. Thay vào đó, họ phải đối mặt với các yêu cầu đặc thù của việc duy trì và phát triển hệ thống thông tin điện tử để hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử. Các yêu cầu này bao gồm chi phí bảo trì hệ thống, duy trì tính hiệu quả và tích cực của nền tảng, cũng như đảm bảo an toàn và bảo mật cho thông tin giao dịch. Sàn giao dịch thương mại điện tử có thể tồn tại dưới hình thức trang thông tin điện tử (website), bao gồm các trang mạng xã hội, hoặc các ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động (mobile application).

<small>70</small><i><small> Kenneth Laudon, Carol Traver (2021), E-commerce 2021–2022: Business. Technology. Society, Seventeenth </small></i>

<small>Edition, Global Edition, Pearson, tr. 58. </small>

<small>71 Thương mại di động là hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ bằng thiết bị di động. Thương mại di động được xem là sự mở rộng của thương mại điện tử (Xem: Maria Ciupac-Ulici và các tác giả khác (2023), “Which Factors Contribute </small>

<i><small>to the Global Expansion of M-Commerce?”, Electronics 2023, 12(1), tr. 197–208). </small></i>

<small>72 Hiện vẫn có nhiều ý kiến về định nghĩa chính xác của thương mại điện tử. Hiểu đơn giản, đây là mợt nền tảng tích hợp các yếu tố truyền thông xã hội với các công nghệ và tính năng của thương mại điện tử (Xem: Razaz Waheeb Attar và các tác giả khác (2022), “New Trends in E-Commerce Research: Linking Social Commerce and Sharing Commerce: A Systematic Literature Review”, [ (truy cập 27/12/2022). </small>

<small>73 Tiki, “Quy chế hoạt động sàn thương mại điện tử Tiki.vn”, [ (truy cập 15/01/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Nhà cung cấp cơng cụ tìm kiếm </b>

Cơng cụ tìm kiếm có thể được định nghĩa là một dịch vụ thông tin số cho phép người dùng nhập câu hỏi để thực hiện tìm kiếm tất cả các trang web trên cơ sở câu hỏi về bất kỳ chủ đề nào dưới dạng từ khóa, yêu cầu bằng giọng nói, cụm từ hoặc đầu vào khác và trả về kết quả ở bất kỳ định dạng nào có thể tìm thấy thơng tin liên quan đến nội dung được yêu cầu<small>74</small>.Các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm chỉ liên kết người dùng Internet với nội dung được lưu trữ tại địa chỉ ngồi trang web của cơng cụ tìm kiếm; họ khơng có khả năng kiểm sốt nợi dung của trang web đó<small>75</small>. Ở đây, cần phân biệt với các sản giao dịch điện tử như eBay, Amazon là các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ website (có tích hợp cơng cụ tìm kiếm), bởi kết quả tìm kiếm trên các sàn giao dịch điện tử kết nối người dùng với danh mục sản phẩm và quảng cáo ở trên chính sản giao dịch điện tử đó<small>76</small>. Trong hoạt đợng quảng cáo từ khóa, khi người dùng sử dụng cơng cụ tìm kiếm để tìm mợt thơng tin cụ thể trên Internet, ngoài kết quả tự nhiên phù hợp với cụm từ tìm kiếm do người dùng nhập, các cơng cụ tìm kiếm cịn cho hiển thị các liên kết được tài trợ (sponsored links), kích hoạt bởi từ khóa được chọn và mua bởi các nhà quảng cáo. Như vậy, quảng cáo của nhà quảng cáo sẽ tiếp cận được người dùng cơng cụ tìm kiếm thơng qua cơng cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Yahoo, Bing. Khi đó, nhà cung cấp cơng cụ tìm kiếm đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ trung gian giữa người dùng cơng cụ tìm kiếm và nhà quảng cáo.

<b>Nhà đăng ký tên miền </b>

Việc định vị nhà đăng ký tên miền trong hệ thống về tên miền đòi hỏi phải xem xét vị trí và vai trị của hai chủ thể là Domain Registry (tạm dịch là trung tâm/tổ chức quản lý tên miền) và Domain Registrar (nhà đăng ký tên miền). Theo Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN), trung tâm quản lý tên miền có thể được định nghĩa là cơ sở dữ liệu chính, có thẩm quyền của tất cả các tên miền được đăng ký trong mỗi miền cấp cao nhất<small>77</small>. Một định nghĩa tương tự có thể được tìm thấy tại Điều 2 của Quy định (EU) 2019/517 về việc triển khai và hoạt động của .eu TLD (Regulation 2019/517), theo đó trung tâm quản lý tên miền là “thực thể được ủy quyền với việc tổ chức, quản trị và quản lý .eu TLD, bao gồm việc duy trì cơ sở dữ liệu tương ứng và các dịch vụ truy vấn công cộng liên quan, đăng ký <small>74</small><i><small> Nguyên văn tiếng Anh: “‘online search engine’ means a digital service that allows users to input queries in order to perform searches of, in principle, all websites, or all websites in a particular language, on the basis of a query on any subject in the form of a keyword, voice request, phrase or other input, and returns results in any format in which information related to the requested content can be found” (Điều 2(5) Regulation (EU) 2019/1150 of the European </small></i>

<small>Parliament and of the Council of 20 June 2019 on promoting fairness and transparency for business users of online intermediation services). </small>

<small>75</small><i><small> Althaf Marsoof (2019), Internet Intermediaries and Trade Mark Rights, Routledge, tr. 4. </small></i>

<small>76</small><i><small> Althaf Marsoof (2019), sđd, tr. 3–4. </small></i>

<small>77 ICANN, “ICANN Acronyms and Terms”, [ (truy cập 16/05/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tên miền (...)”<small>78</small>. Như vậy, trung tâm quản lý tên miền là cơ quan trung tâm về đăng ký và quản lý tên miền cấp cao nhất (TLD) trong hệ thống tên miền (DNS), thực hiện các dịch vụ thiết yếu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ tḥt số, với các hoạt đợng chính bao gồm hoạt động của máy chủ định danh và cơ sở dữ liệu WHOIS (chứa thông tin về tên miền, người đăng ký và máy chủ) cũng như thiết lập các nguyên tắc phân bổ, đăng ký, xóa và chuyển tên miền<small>79</small>. Thơng thường, cơ quan này khơng có liên hệ trực tiếp với người đăng ký tên miền cuối cùng, mà phải thông qua nhà đăng ký tên miền<small>80</small>.

Nhà đăng ký tên miền là các tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền cho công chúng trên cơ sở thỏa thuận với trung tâm quản lý tên miền có liên quan (accreditation agreement)<small>81</small>. Các nhà đăng ký tên miền chấp nhận đăng ký tên miền từ bên thứ ba, lưu trữ tên miền đó tại trung tâm quản lý tên miền có liên quan để nhận mợt khoản phí từ người đăng ký tên miền. Các nhà đăng ký tên miền, thay mặt cho người sử dụng dịch vụ của mình, có thể u cầu đăng ký, sửa đổi hoặc xóa thơng tin trong cơ sở dữ liệu đăng ký của trung tâm quản lý tên miền. Như vậy, các nhà đăng ký tên miền hoạt động như một trung gian thương mại giữa trung tâm quản lý tên miền và người đăng ký tên miền, cung cấp dịch vụ cho phép cho các bên thứ ba (người đăng ký tên miền) tiến hành giao dịch về đăng ký tên miền với trung tâm quản lý tên miền.

<i><b>1.2.3 Cơ sở lý luận về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu </b></i>

<b>Sự cần thiết phải xác định trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu </b>

Xuất phát từ đặc điểm và vai trò của nhà cung cấp dịch vụ trung gian, việc xác định trách nhiệm pháp lý của các chủ thể này có rất nhiều ưu điểm. Theo Althaf Marsoof, việc

<small>78 Regulation (EU) 2019/517 of the European Parliament and of the Council of 19 March 2019 on the implementation and functioning of the .eu top-level domain name and amending and repealing Regulation (EC) No 733/2002 and repealing Commission Regulation (EC) No 874/2004. Xem: Điều 4 nr. 16 Directive (EU) 2016/1148 of the European Parliament and of the Council of 6 July 2016 concerning measures for a high common level of security of network and information systems across the Union, OJ L 194, 19 June 2016, 1–30. </small>

<small>79 Sebastian Schwemer (2018), “On domain registries and unlawful website content: Shifts in intermediaries' role in </small>

<i><small>light of unlawful content or just another brick in the wall?”, International Journal of Law and Information Technology, </small></i>

<small>26(4), tr. 277–278. </small>

<small>80 Trong một số trường hợp, trung tâm quản lý tên miền có thể đồng thời là nhà đăng ký tên miền, mặc dù các vai trò này thường được phân chia để cho phép cạnh tranh giữa nhiều nhà đăng ký tên miền cung cấp các mức giá và hỗ trợ khác nhau cho người đăng ký tên miền (European Union Intellectual Property Office (2021), “Domain names – Challenges and good practices from registrars and registries to prevent the misuse of domain names for IP infringement activities”, Discussion paper, tr. 13. </small>

<small>81 Điều 2 Regulation 2019/517; ICANN, “About Registrars”, 03-en] (truy cập 16/05/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

[ sự chú ý từ chủ thể trực tiếp xâm phạm nhãn hiệu sang nhà cung cấp dịch vụ trung gian có thể được xem xét từ các yếu tố kinh tế và yếu tố thiết thực<small>82</small>.

Về tính kinh tế, các học thuyết và pháp luật kinh tế đề xuất rằng trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ hành vi vi phạm pháp ḷt nào phải tḥc về người có khả năng tốt nhất để chấm dứt hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm đó với chi phí thấp nhất. So với nhà cung cấp dịch vụ trung gian, chủ sở hữu nhãn hiệu khó có thể phát hiện và theo dõi được các hành vi xâm phạm riêng lẻ cũng như những kẻ thực hiện hành vi vi phạm đó (vốn được bảo vệ bởi tính chất ẩn danh của mạng Internet). Nhà cung cấp dịch vụ trung gian có khả năng kiểm sốt nhất định đối với nợi dung được truyền, lưu trữ hoặc lập chỉ mục trên nền tảng của họ, và có thể phát hiện và ngăn chặn vi phạm với chi phí thấp hơn. Về tính hiệu quả, việc kiểm soát hành vi của nhà cung cấp dịch vụ trung gian sẽ tốn ít cơng sức và thời gian hơn việc kiểm soát hành vi của một số lượng lớn những kẻ xâm phạm nhãn hiệu; đồng thời, trao cho chủ sở hữu quyền chấm dứt hành vi xâm phạm, hoặc ít nhất là giảm thiểu tác động của hành vi vi phạm.

Về tính thiết thực, những kẻ trực tiếp xâm phạm nhãn hiệu có thể là người nước ngoài cư trú tại các khu vực nơi pháp luật không điều chỉnh hành vi trên internet hoặc chỉ quy định một cách rất tối thiểu. Hơn nữa, việc thi hành các bản án đối với những người nước ngồi vẫn là mợt thách thức, do tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ.

Cuối cùng, người xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể khơng có đủ tài sản để bồi thường cho chủ sở hữu nhãn hiệu tương xứng với thiệt hại do hành vi xâm phạm của mình gây ra. Những lý do tương tự cũng được đưa ra bởi Riordan Jaani<small>83</small>.

Tất cả các lý do trên đều hợp lý, tuy nhiên, việc xác định trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu không chỉ đơn giản là câu hỏi có hay khơng, mà cịn là câu hỏi về mức độ, phạm vi trách nhiệm pháp lý. Về tổng quan, nhà cung cấp dịch vụ trung gian là chủ thể kinh doanh thực hiện hoạt động trung gian, họ không chỉ tạo điều kiện cho hành vi xâm phạm tồn tại mà còn được hưởng lợi từ các hành vi đó. Điều này khơng có nghĩa rằng họ phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi xâm phạm. Khi đề cập đến việc xác định trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian, ta không chỉ nhìn từ góc đợ của chủ sở hữu nhãn hiệu, mà cịn đứng ở phía ngược lại. Chế định này khơng chỉ bảo vệ lợi ích của chủ thể quyền mà còn hướng đển việc bảo vệ các nhà cung cấp dịch vụ trung gian thông qua các quy định miễn trách khi họ đã thực hiện các nghĩa vụ của mình mợt cách đầy đủ và nghiêm túc. Do đó, những câu hỏi tiếp theo cần được đặt ra là liệu nhà cung cấp dịch vụ trung gian có nhận biết được sự tồn tại của hành <small>82</small><i><small> Althaf Marsoof (2019), Internet Intermediaries and Trade Mark Rights, Routledge, tr. 4–7. </small></i>

<small>83</small><i><small> Jaani Riordan (2016), The Liability of Internet Intermediaries, Oxford University Press, tr. 15–17. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

vi xâm phạm hay khơng, và nếu có thì họ đã có tích cực ngăn chặn, loại bỏ hành vi xâm phạm đó hay chưa. Trả lời những câu hỏi này sẽ là cơ sở để xây dựng khung pháp lý về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

<b>Trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên cơ sở học thuyết trách nhiệm gián tiếp </b>

Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể được xem xét từ góc đợ học thuyết trách nhiệm gián tiếp. Trọng tâm của học thuyết trách nhiệm gián tiếp tập trung vào trách nhiệm của các bên liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hơn là xem xét hành vi của chủ thể nào đóng vai trò trực tiếp hay gián tiếp<small>84</small>. Chủ sở hữu quyền có thể khởi kiện người đã trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng cũng có thể khởi kiện chủ thể chịu trách nhiệm gián tiếp. Nói cách khác, người trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và người chịu trách nhiệm gián tiếp có trách nhiệm liên đới đối với hành vi xâm phạm.

Trách nhiệm liên đới là một loại trách nhiệm pháp lý nên nó có những đặc điểm: (i) là mợt loại trách nhiệm do luật pháp quy định; (ii) luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật; (iii) chủ thể phải chịu những thiệt hại về vật chất, tinh thần do vi phạm pháp luật; (iv) phát sinh khi có chủ thể vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra. Do đó, để xác định trách nhiệm liên đới của một cá nhân, tổ chức, cần xem xét hành vi đó có được quy định trong luật hoặc có sự cam kết bằng văn bản cùng chịu trách nhiệm khơng, chủ thể đó có vi phạm quy định pháp luật hoặc có lỗi, và có thiệt hại xảy ra hay khơng<small>85</small>.

<small>84 Nguyễn Phương Thảo (2022), “Bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động phát trực tuyến (streaming) - trách nhiệm của </small>

<i><small>doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, </small></i>

<small>nghiep-cung-cap-dich-vu-trung-gian6554.html] (truy cập 20/01/2023). </small>

<small>[ Nguyễn Ngọc Điện, (1999), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Trong phạm vi chương 1, đề tài đã rút ra những kết luận sau:

1. Nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào dùng để cá biệt hóa hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân nhất định và phân biệt chúng với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác. Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau và chức năng thông tin.

2. Trong phạm vi thời gian và lãnh thổ nhất định, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền định đoạt nhãn hiệu, và quyền ngăn cấm người khác sử dụng trong hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với những hàng hóa hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn.

3. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là hành vi xâm phạm bất kỳ một quyền được bảo hộ nào của chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu. Theo quy định pháp luật quốc tế và quốc gia, các yếu tố xâm phạm nhãn hiệu cần được chứng minh bao gồm: (i) có hành vi sử dụng dấu hiệu trong hoạt động thương mại; (ii) hành vi sử dụng khơng có sự cho phép của chủ sở hữu; (iii) dấu hiệu được sử dụng phải trùng hoặc tương tư nhãn hiệu được bảo hộ, và việc sử dụng phải ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến chức năng thiết yếu của nhãn hiệu (chức năng phân biệt, hay là chức năng chỉ dẫn nguồn gốc) do khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng; (iv) việc sử dụng phải liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đã được đăng ký.

4. Trong các vụ việc về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên Internet và liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ trung gian, yếu tố “sử dụng” dấu hiệu đóng vai trị rất quan trọng trong việc xác định hành vi của nhà cung cấp dịch vụ trung gian có phải là hành vi sử dụng dấu hiệu như nhãn hiệu hay không. Tuy nhiên, yêu cầu về sử dụng dấu hiệu vẫn tồn tại những cách diễn giải khác nhau trong pháp luật quốc gia và khoa học pháp lý. Nhìn chung, để xác lập hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, một dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của chủ sở hữu phải được bên thứ ba “sử dụng làm nhãn hiệu”, tức là dấu hiệu phải được sử dụng để phân biệt hoặc chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Điều kiện này được thỏa mãn khi bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu theo cách có khả năng gây nhầm lẫn cho cơng chúng về nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan. Trong khi đó, theo pháp luật Việt Nam, hành vi sử dụng được diễn giải là hành vi “gắn” lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang dấu hiệu; nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu.

5. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên Internet có những điểm đặc thù và làm phát sinh một số vấn đề liên quan đến: (i) nguyên tắc lãnh thổ của quyền đối với nhãn hiệu; (ii) vai trò và chức năng của nhãn hiệu; (iii) tính phức tạp và khó quản lý do phần lớn có sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Hiện nay, có ba nhóm hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên Internet phổ biến là hành vi xâm phạm nhãn hiệu liên quan đến công cụ tìm kiếm; hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến tên miền; và hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong thương mại điện tử.

6. Nhà cung cấp dịch vụ trung gian có những đặc điểm như sau: (i) Nhà cung cấp dịch vụ trung gian là cầu nối giữa các bên thứ ba để thực hiện giao dịch trên Internet.; (ii) Phạm vi hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian là tương đối rộng và đa dạng, tạo tiền đề để các chủ thể này thực hiện chức năng trung gian; (iii) Nhà cung cấp dịch vụ trung gian có mối quan hệ nhân quả với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu xảy ra trên môi trường số. Dựa trên yếu tố kinh tế và yếu tố thiết thực, pháp luật cần thiết phải xác định trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Trách nhiệm này có thể được thiết lập dựa trên cơ sở học thuyết trách nhiệm gián tiếp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>CHƯƠNG 2 </b>

<b>TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUNG GIAN ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1. Khung pháp lý về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam </b>

<i><b>2.1.1. Nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong pháp luật sở hữu trí tuệ </b></i>

Nhà cung cấp dịch vụ trung gian lần đầu tiên xuất hiện trong pháp luật SHTT Việt

<i>Nam dưới tên gọi “doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian” trong Thông tư liên tịch số </i>

07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL 19 tháng 6 năm 2012 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông (TTLT 07). Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư này, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian gồm: (1) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet; (2) doanh nghiệp viễn thông; (3) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số bao gồm cả dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ trang thông tin điện tử; (4) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến; (5) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm thơng tin số.

<i>Thuật ngữ “doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian” được chính thức ghi nhận </i>

trong lần sửa đổi gần nhất của Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2022) phản ánh nỗ lực hực thiện các cam kết trong EVFTA<sup>86</sup><i>. Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian là “doanh </i>

<i>nghiệp cung cấp phương tiện kỹ thuật để tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đưa nội dung thông tin số lên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet; cung cấp kết nối trực tuyến cho công chúng tiếp cận, sử dụng nội dung thông tin số trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet” (Điều 198b). Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian được định nghĩa </i>

rõ ràng hơn tại Điều 110 Nghị định 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 04 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Khoản 2 Điều 110 của nghị định này về cơ bản có nợi dung tương tự khoản 2 Điều 3 TTLT 07 viện dẫn ở trên khi quy định liệt kê các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian

<i>và có sự mở rợng đến “doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng” kèm theo một điều khoản mở: “Doanh nghiệp khác cung cấp mợt, mợt số hoặc tồn bợ các dịch </i>

<i>vụ có chức năng tương tự quy định tại khoản 1 Điều 198b của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 1 Điều này”. Như vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào thỏa mãn khoản 1 Điều 198b Luật SHTT </i>

hay cung cấp mợt, mợt số hoặc tồn bợ các dịch vụ có chức năng tương tự dịch vụ “chỉ truyền dẫn”, “lưu trữ đệm”, “lưu trữ nội dung thông tin số theo yêu cầu” đều được xem là <small>86 Điều 12.55 EVFTA yêu cầu các bên ký kết phải ghi nhận một số trường hợp miễn trách cho nhà cung cấp dịch vụ trung gian (European Union–Vietnam Free Trade Agreement, signed 30 June 2019 (entered into force 1 August 2020)). </small>

</div>

×