Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Trách nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong pháp luật việt nam và pháp luật EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ PHÁT SINH
DO XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT EU

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Minh Phương
Mã số sinh viên:

0955050146

Lớp:

ClC34

Giáo viên hướng dẫn: Ts. Phan Ngọc Tâm

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NĂM 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT



KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
HỆ CHÍNH QUY
KHĨA 34 (2009-2013)

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ PHÁT SINH
DO XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT EU

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG
MÃ SỐ SINH VIÊN:

0955050146

LỚP:

CHẤT LƯỢNG CAO KHÓA 34

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.PHAN NGỌC TÂM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan khóa luận được viết dựa trên những nghiên cứu độc lập, trung thực
của tác giả. Mọi thơng tin, ý kiến, trích dẫn trong khóa luận đều được dẫn nguồn cụ
thể và đầy đủ.
Với mọi sự nỗ lực cho khóa luận, tơi hy vọng nhận được sự quan tâm, đánh giá

và góp ý từ quý thầy cô trong Hội đồng.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Minh Phương


BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Luật SHTT

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009

BLDS

Bộ luật Dân sự 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009

BLHS

Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009

Chỉ thị 2008/95/EC

Chỉ thị số 2008/95/EC Thống nhất quy định về nhãn
hiệu các nước thành viên EU

Quy định 207/2009

Quy định số 207/2009 về nhãn hiệu cộng đồng

Chỉ thị số 2008/95/EC Chỉ thị số 2008/95/EC về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
EU


Liên minh châu Âu – Europe Union

WTO

Tổ chức thương mại thế giới – World Trade
Organization

OHIM

Văn phịng hài hịa hóa thị trường nội địa/chung về nhãn
hiệu và kiểu dáng công nghiệp - The Office for
Harmonization in the Internal Market

TRIPs

Hiệp định các khía cạnh liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ - Agreement on trade – related
aspects of IPR

ACTA

Hiệp định thương mại chống hàng giả - The AntiCounterfeiting

Trade

Agreement


MỤC LỤC

LỜI NĨI ĐẦU ............................................................................................................1
Chương 1. QUYỀN SỞ HỮU CƠNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ VẤN
ĐỀ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ....6
1.1. Lý luận về nhãn hiệu ..........................................................................................6
1.2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ..................................................9
1.2.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ....................................10
1.2.2. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ..................................13
1.2.2.1. Chủ sở hữu ...................................................................................................13
1.2.2.2.Thời hạn bảo hộ.............................................................................................14
1.2.2.3.Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ..............................................15
1.2.2.4.Những hạn chế quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ......................18
1.3.Vấn đề xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa 20
1.3.1.Hành vi xâm phạm ...........................................................................................21
1.3.1.1.Pháp luật Việt Nam .......................................................................................21
1.3.2.2.Pháp luật EU .................................................................................................28
1.3.2. Hậu quả pháp lý của hành vi xâm phạm .........................................................30
1.3.2.1Pháp luật Việt Nam ........................................................................................30
1.3.2.2.Pháp luật EU .................................................................................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG ..............................................................................................36
Chương 2. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU...............................................................37
2.1.Lý luận về trách nhiệm pháp lý .......................................................................37
2.2. Trách nhiệm hình sự...........................................................................................39
2.2.1. Pháp luật Việt Nam ........................................................................................39
2.2.2.Pháp luật EU ....................................................................................................43


2.2.3.Nhận xét ...........................................................................................................45
2.3.Trách nhiệm hành chính ..................................................................................47
2.3.2.Pháp luật Việt Nam ..........................................................................................47

2.3.2.Pháp luật EU ....................................................................................................54
2.3.3.Nhận xét ...........................................................................................................56
2.4. Trách nhiệm dân sự .........................................................................................57
2.4.1. Pháp luật Việt Nam .........................................................................................57
2.4.1.1. Trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm ......................................................59
2.4.1.2. Trách nhiệm xin lỗi, cải chính cơng khai .....................................................60
2.4.1.3. Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự .......................................................61
2.4.1.4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại .................................................................62
2.4.1.5. Trách nhiệm tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng
nhằm mục đích thương mại hàng hố, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử
dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm .....................................64
2.4.2. Pháp luật EU ...................................................................................................64
2.4.3. Nhận xét .........................................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG ..............................................................................................69
KẾT LUẬN .................................................................................................................5


1

LỜI NÓI ĐẦU
Hàng ngày, bắt đầu từ lúc thức dậy đến khi trở lại giấc ngủ, mỗi người đều tiếp xúc
với rất nhiều vật dụng, từ những vật dụng cá nhân nhất, phục vụ cho nhu cầu cơ bản của
con người như quần áo, giày dép hay đơn giản là kem đánh răng buổi sáng, chiếc đĩa
trong cửa hàng thức ăn, đến những thứ phục vụ cho công việc, học tập như máy tính xách
tay, phương tiện đi lại hay chỉ một chiếc bút bi, quyển vở,..., tất cả hầu như đều có “dán”
nhãn hiệu. Cuộc sống hiện đại ngày nay phục vụ con người mọi thứ, đáp ứng mọi nhu
cầu. Chính từ sự tiện nghi, đầy đủ, con người ngày càng kén chọn hàng hóa, dịch vụ mình
sử dụng. Làm sao để gây ấn tượng với khách hàng, phân biệt sản phẩm của mình với
những chủ thể cạnh tranh trên thị trường, làm sao để khiến khách hàng tiếp tục chọn và
sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình? Đó cũng là lý do dẫn đến sự ra đời của nhãn hiệu.

Có thể thấy, hiện nay nhãn hiệu xuất hiện ở khắp mọi nơi, mỗi người mỗi ngày nhìn thấy
vơ vàn nhãn hiệu nhưng chỉ một ít trong số đó lưu lại được trong trí nhớ của họ.
Thơng thường, đi kèm với phát triển luôn là những hiện tượng tiêu cực, vì vậy, đi
kèm với sự nổi tiếng, danh tiếng của một nhãn hiệu sẽ là những hành vi xâm phạm nhằm
trục lợi từ công sức gây dựng dài lâu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Hiện tượng hàng hóa
mang nhãn hiệu giả, nhái khơng phải là một hiện tượng mới xuất hiện. Ngay khi nhãn
hiệu được sử dụng, hiện tượng này cũng nhen nhóm ra đời. Ngày nay, hiện tượng hàng
hóa mang nhãn hiệu giả gây đau đầu cho chủ nhãn hiệu thực sự và cho cả các cơ quan có
thẩm quyền. Cần thiết phải có một cơ chế hiệu quả, hợp lý và có tính chất răn đe cao để
xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Trước đây, vấn đề xâm phạm nhãn hiệu đã được đặt ra nhưng chưa được quan tâm
đúng mực, so với những lĩnh vực nóng bỏng khác, song với thực trạng xâm phạm nhãn
hiệu tràn lan và có phần tăng nhanh tại Việt Nam, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu cần được chú ý ngăn chặn, xử lý kịp thời hơn, góp
phần phát triền đất nước công bằng, dân chủ, văn minh.


2
1. Lý do chọn đề tài khóa luận (tính cấp thiết của đề tài khóa luận)
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, hàng loạt vấn đề pháp lý được đặt ra và
ngày càng đòi hỏi sự điều chỉnh có hiệu quả từ pháp luật. Nhà đầu tư hiện nay nhận thức
được vai trò quan trọng của tài sản doanh nghiệp, tài sản này khơng gói gọn chỉ bao gồm
những tài sản mang tính truyền thống như vốn, nhà xưởng, cơng cụ,... mà cịn các tài sản
trí tuệ, trong đó có nhãn hiệu hàng hóa.
Cũng xét trên tình hình thực tế tại Việt Nam, vấn đề xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa
nói riêng, tài sản trí tuệ nói chung rất phổ biến. Hàng hóa mang nhãn hiệu “nhái”, “giả”
tràn lan gây ảnh hưởng và tổn thất không nhỏ cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Mặc dù cơ chế
bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đã được đặt ra nhưng khả năng thực thi cũng như thực
tế thực thi cơ chế này chưa được hiệu quả cũng như chưa được quan tâm đúng mực.
Trách nhiệm pháp lý phát sinh do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

cũng trong tình trạng có ghi nhận nhưng khơng được áp dụng như mong muốn.
Trái với Việt Nam, tại các quốc gia phát triển, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đã
được đặt ra từ rất lâu. Ở quốc gia họ, trách nhiệm pháp lý đặt ra khi có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng có thời gian phát triển, điều chỉnh và
hoàn thiện dần. Liên minh châu Âu EU được xem là tổ chức khu vực thành công nhất,
pháp luật châu Âu cũng thụ hưởng thành quả của các quốc gia thành viên. Dù khơng có
lịch sử q lâu đời, pháp luật chung EU vẫn mang những điểm tiến bộ nhất định có giá trị
áp dụng cho cả 27 quốc gia thành viên. Không phải là ngoại lệ, vấn đề trách nhiệm pháp
lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, một mảng nhỏ của pháp
luật sở hữu trí tuệ được quy định trong pháp luật EU cũng mang trong mình đặc điểm
trên.
Trước những tồn tại về trách nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam cùng việc so sánh với quy định của EU,
người viết trình bày khóa luận theo hướng phân tích, so sánh, đánh giá và rút ra những
khiến nghị có thể góp phần hồn thiện pháp luật Việt Nam ở khía cạnh nhỏ này.


3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài khóa luận
Sở hữu trí tuệ khơng phải là một đề tài quá mới, so với các lĩnh vực khác, các cơng
trình nghiên cứu về đề tài này cũng khá nhiều. Các sách “Nhãn hiệu hàng hóa trong pháp
luật dân sự” của tác giả Đinh Văn Thanh –Đinh Thị Hằng xuất bản năm 2004, “Đổi mới
và hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ” của tác giả Lê Xuân Thảo năm 2006 hay gần đây
là các tác giả Phạm Tuấn Anh –Phùng Văn Hiên với quyển “Quản lý nhà nước về sở hữu
trí tuệ” đều đặt vấn đề sở hữu trí tuệ ở những khía cạnh lớn khác nhau. Ở mảng trách
nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, dựa trên sự tìm hiểu của người viết có
những cơng trình sau:
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đăng Quang: “Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo pháp
luật dân sự Việt Nam” đặt trọng tâm vào các vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật dân
sự được thực hiện vào năm 2001. Với giới hạn là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm

phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa trong pháp luật Việt Nam, Phan
Minh Nhật đã thực hiện đề tài nghiên cứu khóa luận cử nhân năm 2000. “Thực trạng vi
phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp –
các giải pháp hạn chế vi phạm” – khóa luận cử nhân Nguyễn Thị Phương Thủy năm 2002
đưa ra nhiều ý kiến nhằm hạn chế vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
hàng hóa. Các nghiên cứu trên đã được thực hiện cách thời điểm hiện nay quá lâu, khi mà
tình hình kinh tế xã hội Việt Nam khác với thời điểm hiện tại, thêm vào đó, khóa luận
dựa trên cơ sở pháp lý là Bộ luật dân sự 1995. Trong khi tại thời điểm hiện tại, Luật
SHTT đã có hiệu lực thi hành hơn 7 năm, kinh tế, xã hội cũng như nhận thức của người
Việt Nam thay đổi nhiều so với thời điểm năm 2000.
Sau khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu lực, khóa luận “Thực thi quyền sở hữu trí
tuệ bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Hoàng Ân
nghiên cứu thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung, phạm vi là biện pháp dân sự trong sự
so sánh với quy định của hiệp định TRIPS, pháp luật Pháp, Trung Quốc, Singapore
nhưng thực tiễn thực thi chỉ gói gọn tại Việt Nam. Khóa luận thạc sỹ của Phan Thị Liễu
“Giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự” mặc dù trong khóa luận
có đề cập các biện pháp hình sự, hành chính nhưng chỉ ở hướng phân tích làm nổi bật
tính tối ưu của biện pháp dân sự, tập trung vào việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp


4
dân sự. Riêng với nhãn hiệu hàng hóa, có những đề tài: “Bảo hộ nhãn hiệu- những vấn đề
lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Thị Mỹ Hiếu, “Giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu theo
pháp luật Việt Nam – thực trạng và hướng hồn thiện” – khóa luận cử nhân Nguyễn Thị
Thưởng,... Có thể thấy, các khóa luận đặt trọng tâm vào việc thực thi quyền, giải quyết
tranh chấp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung hoặc đối với nhãn hiệu chưa có đề tài
nào nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý phát sinh do xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp
đối với nhãn hiệu.
Ở góc độ so sánh, cùng phạm vi có luận án của tiến sỹ Phan Ngọc Tâm “Bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam và so sánh với pháp luật Châu Âu và

Việt Nam”, khóa luận cử nhân của Nguyễn Thị Thu Thủy “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
theo pháp luật Việt nam và so sánh với pháp luật các nước”. Góc độ nghiên cứu hai đề tài
là bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đối tượng nghiên cứu là nhãn hiệu nổi tiếng, không
bị trùng lấp với đề tài người viết chọn.
Vì vậy, đề tài người viết chọn cho khóa luận tốt nghiệp “Trách nhiệm pháp lý do xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật
EU” có sự khác biệt về phạm vi, đối tượng hay góc độ so sánh với các cơng trình nghiên
cứu trước.
3. Mục đích của khóa luận
Khóa luận đưa ra những phân tích cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý phát sinh do
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và
pháp luật EU.
Từ những hạn chế tại Việt Nam cùng các quy định tương ứng trong pháp luật EU
trên cơ sở đánh giá việc áp dụng các quy định đó mà đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam, nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm pháp lý trong việc bảo vệ quyền sở hữu công
nghiệp về nhãn hiệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Đối tượng nghiên cứu: trách nhiệm pháp lý phát sinh do xâm phạm quyền sở hữu
cơng nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, khơng nghiên cứu nhãn hiệu dịch vụ.


5
- Phạm vi nghiên cứu: pháp luật Việt Nam và pháp luật EU
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận
- Phương pháp luận: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp pháp lý truyền thống: tác giả phân tích, giải thích, đối chiếu các quy
định của pháp luật hiện hành, liên hệ các quy định đã hết hiệu lực trước đó .
Phương pháp so sánh pháp luật: đề tài của khóa luận đặt dưới góc độ so sánh giữa
pháp luật Việt Nam và pháp luật EU. Trong toàn bộ nội dung khóa luận, tác giả so sánh

từng phần, từng nội dung nhằm trực tiếp so sánh hai hệ thống pháp luật. Từ những đặc
điểm, quy định được phân tích, tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá, đồng thời rút ra những
điểm tiến bộ, quy định hợp lý từ pháp luật EU nhằm kiến nghị để hoàn thiện pháp luật
Việt Nam.
6. Ý nghĩa của đề tài
Khóa luận với đề tài “Trách nhiệm pháp lý phát sinh do xâm phạm quyền sở hữu
cơng nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa” được viết với mong muốn đưa ra một cái nhìn
tồn diện chỉ riêng về vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu quy định trong pháp luật Việt Nam và pháp luật EU.
Bằng những điểm mới trong khóa luận và kiến nghị đưa ra, tác giả hy vọng có thể góp
một phần vào cơng cuộc hồn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ nói riêng, pháp luật Việt Nam
nói chung.
7. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận có nội dung gồm 2 phần chính: (1) Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với
nhãn hiệu và vấn đề xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, (2) trách
nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.


6

Chương 1. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
VÀ VẤN ĐỀ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU
1.1. Lý luận về nhãn hiệu
Nhãn hiệu bắt đầu xuất hiện từ thời cổ đại. Chưa có sự thống nhất thời điểm
nhãn hiệu bắt đầu được sử dụng, ngay cả WIPO – tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
trong hai quyển tài liệu của mình cũng đưa ra hai thời điểm khác nhau: quyển thứ
nhất viết 4000 năm trước1, các thợ thủ công ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư đã sử
dụng chữ ký hoặc biểu tượng để đánh dấu sản phẩm của họ, quyển thứ hai ghi nhận
3000 năm về trước2, các thợ thủ công Ấn Độ khắc chữ ký của mình trên các sản

phẩm do họ làm ra. Khó có thể xác định đâu là thời điểm chính xác nhãn hiệu lần
đầu tiên được sử dụng nhưng có thể kết luận nhãn hiệu đã có lịch sử rất lâu đời.
Cho đến ngày nay, nhãn hiệu đã trở thành một khái niệm quen thuộc trong
nghiên cứu, học thuật và trong đời sống. Tuy vậy, khái niệm nhãn hiệu được hiểu
khơng đồng nhất hồn tồn ở các hệ thống pháp luật khác nhau. Phụ thuộc vào
phạm vi, đối tượng điều chỉnh mà khái niệm về nhãn hiệu cũng có sự khác biệt.
Trước đây, pháp luật sở hữu trí tuệ, bao gồm pháp luật về nhãn hiệu của Việt
Nam được quy định tại một chương trong Bộ luật dân sự 1995. Đến khi Bộ luật dân
sự 2005 ra đời, sở hữu trí tuệ vẫn cịn được xem là một phần của dân sự, chương
VIII của Bộ luật này cũng dành để quy định về sở hữu trí tuệ. Song, với yêu cầu gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Luật SHTT được ban hành năm 2005, qua
một lượt điều chỉnh toàn bộ quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu
tại Việt Nam.
Trong quy định hiện hành, nhãn hiệu được định nghĩa một cách khá gọn gàng:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá

1

“Sở hữu trí tuệ, một cơng cụ đắc lực phát triển kinh tế”, Nxb. WIPO No.888, trang 149
“Cẩm nang sở hữu trí tuệ của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO”, bản dịch của Cục Sở hữu trí tuệ, 2005,
trang 65
2


7

nhân khác nhau”3. Nhãn hiệu là dấu hiệu; mục đích của nhãn hiệu là phân biệt; đối
tượng phân biệt của nhãn hiệu là hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau. Cụ thể hóa định nghĩa nhãn hiệu, điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ quy
định:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ,
hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể
hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá,
dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hố, dịch vụ của chủ thể
khác4
Khóa luận chỉ nghiên cứu về nhãn hiệu hàng hóa, khơng đề cập đến nhãn hiệu
dịch vụ. Từ định nghĩa chung, điều kiện để nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ nói rõ
hơn : (1) dấu hiệu nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được biểu hiện ở các dạng
chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các dạng,
nhấn mạnh vào thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc ; (2) có thể phân biệt hàng
hóa của chủ thể này với các chủ thể khác. Bên cạnh khái niệm nhãn hiệu chung,
Luật SHTT còn quy định nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng
nhận. Những loại nhãn hiệu cá biệt vẫn phải đáp ứng các điều kiện chung về dấu
hiệu đặc trưng và khả năng phân biệt, bên cạnh đó là đặc điểm riêng ở chủ thể có
quyền đăng ký nhãn hiệu cũng như một số vấn đề cụ thể liên quan đến sử dụng nhãn
hiệu và yêu cầu về hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Liên minh châu Âu (EU) 5, một liên minh khu vực bao gồm 27 quốc gia thành
viên. Một đặc điểm của tài sản trí tuệ là bảo hộ trong phạm vi quốc gia, chính vì
vậy, khi EU đặt ra mục tiêu tạo ra sự thống nhất về pháp luật thì vấn đề bảo hộ
quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nói riêng, tài sản trí tuệ nói chung trở nên khó khăn.
Với yêu cầu thống nhất các quy định nhãn hiệu, EU không đặt ra một luật chung
buộc các thành viên phải áp dụng tuyệt đối, song song hoặc loại trừ pháp luật đã tồn
tại ở quốc gia thành viên. Thay vào đó, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu
3

Khoản 16 điều 1 Luật SHTT
Điều 72 Luật SHTT
5
Liên minh châu Âu được thành lập năm 1951, với phương châm là thồng nhất trong sự đa dạng (united in
diversity), thơng tin về sự hình thành, cơ cấu, tổ chức và tình hình phát triển tại website chính thức

/>4


8

ban hành Chỉ thị 2008/95/EC Thống nhất quy định về nhãn hiệu hàng hóa các nước
thành viên EU với tính chất khuyến khích các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung
pháp luật nội tại của mình cho phù hợp với chỉ thị này nhằm tạo ra một quy định
chung theo đúng mục đích thành lập EU. Chỉ thị khơng đưa ra định nghĩa chung về
nhãn hiệu như pháp luật Việt Nam mà đi vào mô tả dấu hiệu của nhãn hiệu:
Nhãn hiệu bao gồm bất kỳ dấu hiệu được thể hiện bằng từ ngữ đồ
hoạ, đặc trưng, bao gồm tên riêng, hình vẽ, ký tự, con số, hình dạng hoặc
bao bì sản phẩm với điều kiện các dấu hiệu này có khả năng phân biệt
hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể này với các chủ thể khác6.
Khả năng phân biệt và dấu hiệu đặc trưng cũng là hai yếu tố để định nghĩa nhãn
hiệu như quy định trong pháp luật Việt Nam. Song, trong pháp luật EU, dấu hiệu
của nhãn hiệu ghi nhận bằng các từ ngữ, biểu tượng trong khi ở pháp luật Việt Nam
là tính chất “nhìn thấy được”. Yêu cầu đối với nhãn hiệu trong pháp luật EU khơng
nói đến trình bày bằng một hoặc nhiều màu sắc như Việt Nam. Cuối cùng, EU cho
phép sử dụng hình dáng chính sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm làm nhãn hiệu –
một dấu hiệu có thể mang tính đặc trưng đối với các sản phẩm có hình dáng đặc
biệt, Việt Nam khơng ghi nhận hình thức biểu hiện này. Giới hạn các dấu hiệu được
xem là nhãn hiệu có thể co giãn khác nhau ở các quốc gia, nội dung khóa luận cũng
khơng bàn nhiều về khái niệm nhãn hiệu. Ba điểm khác biệt của hai định nghĩa nhãn
hiệu cho thấy cách hiểu và tiếp cận không khác nhau quá nhiều ở hai hệ thống pháp
luật: chỉ bảo hộ những nhãn hiệu là các dấu hiệu nhìn thấy được biểu hiện ra bên
ngồi bằng các hình thức nhất định, khơng bảo hộ các dấu hiệu âm thanh, mùi vị,…
Trên nền tảng đó, việc phân tích các quy định về trách nhiệm pháp lý tiếp theo sẽ
khơng bị chênh do có sự cách biệt trong việc tiếp cận vấn đề cơ bản. Song có một
điểm cần lưu ý, cả liên minh EU và Việt Nam cùng là thành viên của WTO tuân thủ

các quy định của WTO, trong đó có TRIPS, hiệp định về sở hữu trí tuệ. Khái niệm
nhãn hiệu trong TRIPS rất rộng, bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào, có thể cả âm thanh,
mùi vị. Việc giới hạn phạm vi nhãn hiệu có bao gồm âm thanh, mùi vị hay không
phụ thuộc vào từng quốc gia và điều này tuân thủ những tiêu chuẩn cơ bản đã được

6

Điều 2 Chỉ thị số 2008/95/EC


9

đặt ra trong Công ước Paris 1967, được hiệp định TRIPS cho phép. Dù khơng hồn
tồn phù hợp với TRIPS nhưng khái niệm nhãn hiệu được Việt Nam và EU quy
định vẫn đảm bảo phù hợp với WTO.
Điểm đặc biệt ở pháp luật châu Âu là sự xuất hiện của khái niệm nhãn hiệu
cộng đồng (Community trade mark) áp dụng trên tồn lãnh thổ châu Âu. Chưa có
những quy định quốc gia thành viên điều chỉnh trước đó, EU ban hành độc lập hẳn
một Quy định số 207/20097 về nhãn hiệu cộng đồng. Theo quy định này, một nhãn
hiệu được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, có hiệu lực trên toàn lãnh thổ EU
được xem là nhãn hiệu cộng đồng8. Bộ quy định về nhãn hiệu cộng đồng được ban
hành vào năm 2009, sau khi Chỉ thị 2008/95/EC9 đã được thơng qua, vì vậy, Chỉ thị,
khơng nhắc đến nhãn hiệu cộng đồng như một khái niệm nhỏ riêng biệt mà bao gồm
trong nội hàm nhãn hiệu.
1.2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Được xem như một loại tài sản, nhãn hiệu ngày càng cho thấy vai trị của mình,
ban đầu chỉ để phân biệt, nhận biết hàng hóa do chủ thể nhất định sản xuất, kinh
doanh, giờ đây nhãn hiệu đã trở thành biểu tượng cho doanh nghiệp, bảo đảm chất
lượng hàng hóa và góp phần khẳng định danh tiếng, mang về doanh thu khổng lồ.
Theo báo cáo “BrandZ top 100 most valuable global brand 2013” của Milward

Brown Optimor, Apple hiện là thương hiệu giá trị nhất hành tinh 185 071 triệu đô la
Mỹ10, xếp các vị trí sau đó là những tên tuổi lớn hàng đầu Google, IBM, McDonald,
Coca Cola,... Chính vì những giá trị to lớn của nhãn hiệu trong kinh doanh, pháp
luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu phải cho thấy được khả năng
khai thác tiềm năng to lớn từ nhãn hiệu cũng như là hành lang đầu tiên chống lại các
hành vi xâm phạm.
7

Quy định về nhãn hiệu cộng đồng được ban hành vào ngày 22 tháng 6 năm 2009. Theo lời dẫn của quy định
này, lý do bộ Quy định số 40/94 về nhãn hiệu cộng đồng ban hành ngày 20 tháng 12 năm 1993 đã bị sửa đổi
nhiều lần cùng với yêu cầu nâng cao tính phù hợp với thực tế, Quy định mới được ban hành năm 2009.
8
Điều1 Quy định 207/2009
9
Chỉ thị số 2008/95/EC ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2004 trong nỗ lực thống nhất các quy định chung của
quốc gia thành viên nhằm thực hiện mục tiêu chung của liên minh châu Âu. Chỉ thị khơng mang tính chất
ràng buộc tuyệt đối mà chủ yếu hướng dẫn các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung trong pháp luật quốc gia
mình cho phù hợp.
10
Milward Brown Optimor, “BrandZ top 100 most valuable global brand 2013”, Báo cáo nghiên cứu hàng
năm, 2013


10

1.2.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Không giống với tác phẩm văn học, nghệ thuật được bảo hộ quyền tác giả ngay
tại thời điểm sáng tác, nhãn hiệu không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp một
cách tự động. Mặc dù nhãn hiệu cũng là một loại tài sản của doanh nghiệp, cũng xác
định quyền sở hữu như tài sản thơng thường, có thể xem xét nhãn hiệu như một tài

sản vơ hình phải đăng ký quyền sở hữu tương tự các tài sản hữu hình thường gặp
như tàu xe, nhà, quyền sử dụng đất,... Việc đăng ký nhãn hiệu khơng chỉ có ý nghĩa
pháp lý giúp quản lý loại tài sản đặc biệt này hiệu quả, làm bằng chứng cho việc sở
hữu nhãn hiệu của chủ sở hữu, làm phát sinh các quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu Luật SHTT quy định, được pháp luật bảo hộ mà cịn có ý nghĩa lớn về
mặt kinh tế. Điều này thể hiện qua nhãn hiệu không đăng ký, không được bảo hộ
bởi pháp luật, các chủ thể khác có thể sử dụng nhãn hiệu gây ra những tổn thất to
lớn cho doanh nghiệp như: mất thị phần, mất doanh thu, tổn hại danh tiếng,... Văn
bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là cơ sở pháp lý phát sinh
các quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và có giá trị nhất trong việc chứng minh cũng
như giải quyết các tranh chấp, hành vi xâm phạm đối tượng tài sản đặc biệt này.
Đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam phải được thực hiện tại cơ quan có
thẩm quyền, hiện nay là Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhãn
hiệu để được bảo hộ đáp ứng các điều kiện nhất định về dấu hiệu và khả năng phân
biệt11. Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm các nhóm: tổ chức, cá nhân có
quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mình sản xuất, tổ chức cá nhân tiến hành
hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mình
đưa ra thị trường với điều kiện tổ chức, cá nhân sản xuất ra không sử dụng nhãn
hiệu cho sản phẩm đó và khơng phản đối việc đăng ký, trường hợp đăng ký cho
nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết. Bên cạnh điều kiện,
đăng ký bảo hộ tuân thủ yêu cầu về thủ tục, lệ phí. Đơn đăng ký nhãn hiệu trải qua
các giai đoạn: thẩm định hình thức, cơng bố đơn đăng ký, lấy ý kiến người thứ ba,
thẩm định nội dung nếu có yêu cầu. Giai đoạn xử lý, đơn đăng ký được thẩm định
11

Điều 72, 73 Luật SHTT


11


lại hình thức trong vịng một tháng và thẩm định nội dung trong thời gian khơng q
chín tháng. Nếu đủ các điều kiện và không thuộc các trường hợp không được cấp
văn bằng bảo hộ, chủ thể sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu12.
Việt Nam là thành viên của Nghị định thư Madrid 1989 về đăng ký nhãn hiệu
quốc tế, vì vậy Luật SHTT cũng ghi nhận đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu. Theo
đó, việc nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ tuân thủ quy định điều ước quốc tế Việt Nam
là thành viên, ở đây là Nghị định thư Madrid 1989. Hướng dẫn thủ tục này, Nghị
định 103/2006/NĐ-CP13 quy định chủ thể nước ngoài đáp ứng điều kiện và đăng ký
bảo hộ tại Việt Nam theo quy định về đơn quốc tế. Đối với nhãn hiệu, đơn quốc tế
về nhãn hiệu được gọi là đơn Madrid có yêu cầu được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt
Nam, có nguồn gốc từ các nước thành viên Thỏa ước Marid hoặc Nghị định thư
Madrid. Đơn đăng ký này sẽ được thẩm định theo pháp luật Việt Nam. Khi được
chấp nhận tại Việt Nam, chủ thể nước ngoài sở hữu nhãn hiệu được nhận Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc tế, có giá trị là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại
Việt Nam.
Song, không phải tất cả nhãn hiệu đều phải được đăng ký và được cấp văn bằng
bảo hộ nhãn hiệu mới được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam. Nhãn hiệu hàng hóa
nổi tiếng là ngoại lệ. Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng vẫn được pháp luật Việt Nam
bảo hộ quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở thực tế sử dụng, không phụ thuộc vào
thủ tục đăng ký.
Tóm lại, trong pháp luật Việt Nam, cơ chế xác lập quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu được thực hiện thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu, ngoại trừ
nhãn hiệu nổi tiếng. Đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền hoặc đăng ký
quốc tế là cơ sở pháp lý phát sinh quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu hàng
hóa. Riêng với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ thể có quyền sở hữu mà không cần thông
qua đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ.

12

Luật SHTT

Nghị định 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTTvề sở hữu
cơng nghiệp được Chính phủ ban hành hướng dẫn cho Luật SHTTban hành năm 2005. Nghị định đưa ra
những quy định về việc xác lập, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở
hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp
13


12

Cũng như hầu hết quốc gia trên thế giới, EU quy định việc xác lập quyền sở
hữu công nghiệp thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Chỉ thị 2008/95/ EC mặc dù
có phạm vi áp dụng cho việc đăng ký nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu thông thường,
nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu chứng nhận tại các quốc gia thành
viên, tại văn phòng đăng ký sở hữu trí tuệ Benelux14 hoặc một đơn đăng ký nhãn
hiệu quốc tế có hiệu lực tại bất kỳ quốc gia thành viên nào15 nhưng thực tế, chỉ thị
chỉ có giá trị áp dụng bắt buộc đối với các nhãn hiệu cộng đồng, cũng như cơ sở
pháp lý cho các tranh chấp giải quyết tại Tịa án Cơng lý châu Âu. Hầu hết quốc gia
EU và Việt Nam đều là thành viên của Công ước Paris16 về bảo hộ sở hữu công
nghiệp và Nghị định thư Madrid17. Với nguyên tắc lâu đời của pháp luật quốc tế
pacta sunt servanda, gần như pháp luật Việt Nam và luật pháp các quốc gia EU tuân
thủ các tiêu chuẩn, quy định đặt ra từ Cơng ước và Nghị định thư. Vì vậy, sự tương
đồng là điều có thể dự đốn được. Đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia, đăng ký quốc tế
trong pháp luật EU tương tự pháp luật Việt Nam.
Do đặc thù một tổ chức liên chính phủ, liên minh khu vực, EU còn đặt ra đăng
ký nhãn hiệu cộng đồng , đây là điểm riêng biệt của châu Âu ở vấn đề xác lập quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu
cộng đồng là Văn phịng hài hịa hóa thị trường nội địa/chung về nhãn hiệu và kiểu
dáng công nghiệp18 (The Office for Harmonization in the Internal Market –

14


Được thành lập năm 2005 theo Benelux Convention on Intellectual Properties ký kết ngày 25 tháng 02 năm
2005 tiếp nhận các yêu cầu đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng thay thế cho Văn phòng quản lý các thương hiệu
Benelux từ năm 1962 và Văn phòng quản lý các mẫu thiết kế Benelux từ năm 1966. Thông tin
[ />HQ0MfJ3MDTx9Hb28_Xz8jC0CDPTD9aPwKrE0hiowwAEcDfT9PPJzU_ULsrPTHB0VFQFWBxW5/dl4/
d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/ ; (truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013)
15
Điều 1 Chỉ thị số 2008/95/EC
16
Công ước Paris (Paris Convention) ký kết vào năm 1883, qua 7 lần sửa đổi vào các năm 1900, 1911, 1925,
1934, 1958, 1967, 1979, bao gồm 30 điều khoản quy định chung về sở hữu công nghiệp. Công ước Paris hiện
do tổ chức WIPO (World Intellectual Properties Organization) quản lý, hầu hết các quốc gia trên thế giới
(chủ
yếu
WTO)

thành
viên
Công
ước
lâu
đời
này.
[ (truy cập ngày 20 tháng 06 năm 2013)
17
Nghị định thư Madrid (Madrid Protocol) được ban hành năm 1989 qua 2 lần bổ sung năm 2006 và 2007,
ban đầu nghị định thư chỉ nhằm mục đich hướng dẫn cho Thỏa ước Marid (Madrid Agreement) về đăng ký
quốc tế đối với nhãn hiệu. Nhưng do có nhiều ưu điểm hơn hẳn Thỏa ước nên các quốc gia gia nhập Nghị
định thư Madrid hơn là Thỏa ước Madrid. Hiện nay Nghị định thư có 90 thành viên.
[ (truy cập ngày 20 tháng 06 năm 2013)

18
ĐIều 2 Quy định 207/2009


13

OHIM19). Chủ thể có quyền nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu cộng đồng tại một trong
ba cơ quan: nộp trực tiếp tại OHIM, nộp tại văn phòng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
của quốc gia hoặc nộp tại văn phịng sở hữu trí tuệ Benelux. Nếu nộp tại văn phịng
sở hữu trí tuệ quốc gia hoặc văn phịng Benelux, hai cơ quan này phải chuyển ngay
hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cộng đồng cho OHIM trong thời gian hai tuần, chi phí
chuyển hồ sơ này sẽ do chủ thể đăng ký chi trả ở mức hợp lý 20. Ngày nộp đơn đăng
ký được tính là ngày nộp đơn cho cơ quan đầu tiên, nếu không phải nộp trực tiếp
cho OHIM21. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu cộng đồng qua các giai đoạn:
kiểm tra (examination), rà sốt (search), cơng bố (publication), lấy ý kiến của bên
thứ 3 và phản hồi (observation by third parties and opposition). Đơn đăng ký đáp
ứng được các yêu cầu và quy trình trên sẽ được xem xét đăng ký nhãn hiệu cộng
đồng với điều kiện đã đóng đủ phí theo quy định.
1.2.2. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
1.2.2.1. Chủ sở hữu
Nhãn hiệu là một loại tài sản đặc biệt, mang tính chất của một tài sản phải đăng
ký quyền sở hữu. Với việc đăng ký nhãn hiệu, chủ thể sẽ được công nhận là chủ sở
hữu nhãn hiệu, trong khi đó, khơng đăng ký nhãn hiệu, bên cạnh những rủi ro về
xâm phạm nhãn hiệu không được bảo hộ, chủ thể buộc phải chứng minh quyền sở
hữu của mình đối với nhãn hiệu. Trong quy định pháp luật, chủ sở hữu nhãn hiệu có
thể là tổ chức cũng có thể là cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn
bằng bảo hộ hoặc có nhãn hiệu đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền cơng
nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng. Tương ứng với hình thức đăng ký tại Việt Nam,
đơn đăng ký quốc tế và ngoại lệ nhãn hiệu nổi tiếng, chủ thể có thể được cơng nhận
là chủ sở hữu nhãn hiệu. Tổ chức được quy định không giới hạn có tư cách pháp

nhân hay khơng, cá nhân theo hướng dẫn của các quy định liên quan bao gồm cả
người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Có thể kết luận, chủ sở hữu nhãn hiệu bao gồm một phạm vi rất rộng, bất kỳ tổ
19

The Office for Harmonization in the Internal Market – OHIM là văn phịng chính thức tiếp nhận các hồ sơ
đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp từ 27 quốc gia thành viên thuộc cộng đồng chung EU (đăng ký
nhãn hiệu cộng đồng và kiểu dáng cộng đồng). Thông tin và các thủ tục đăng ký xem tại website chính thức:
/>20
Điều 30 Quy định 207/2009
21
Điều 31 Quy định 207/2009


14

chức, cá nhân, không loại trừ trường hợp cụ thể nào. Đối với nhãn hiệu cộng đồng
trong pháp luật EU, thể nhân hay pháp nhân, bao gồm các cơ quan nhà nước được
thành lập dựa trên pháp luật quốc gia là điều kiện cần để có thể trở thành chủ sở hữu
nhãn hiệu22. Giới hạn chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ bao gồm thể nhân và pháp nhân, có
nghĩa là tổ chức khơng có tư cách pháp nhân khơng thể là chủ sở hữu nhãn hiệu.
Thể nhân không phân biệt quốc tịch, sắc tộc và bất kỳ một giới hạn nào có quyền sở
hữu nhãn hiệu.
1.2.2.2. Thời hạn bảo hộ
Nhãn hiệu không chỉ khác các đối tượng của quyền tác giả ở cách thức xác lập
quyền mà còn ở thời hạn bảo hộ, so với thời hạn quyền tác giả thường dài và cố
định, nhãn hiệu có thời hạn bảo hộ ngắn và có thể gia hạn. Thời hạn bảo hộ nhãn
hiệu thực chất là thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, bởi như đã phân
tích, nhãn hiệu không được bảo hộ tự động mà chỉ khi được đăng ký và được cấp
văn bằng bảo hộ, cho nên về nguyển tắc văn bằng hết hiệu lực cũng là lúc nhãn hiệu

khơng cịn được bảo hộ. Do đặc tính ứng dụng trong cơng nghiệp, thương mại mà
nhãn hiệu khi sinh ra đã chứa đựng bên trong nó một ý nghĩa kinh tế to lớn và khi ý
nghĩa đó khơng cịn nữa, sự tồn tại của nhãn hiệu sẽ trở nên vơ nghĩa, vì vậy, pháp
luật cũng khơng cần phải bảo hộ những nhãn hiệu khơng cịn được sử dụng. Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn
và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm23. Riêng với nhãn hiệu nổi
tiếng, vì khơng cần đăng ký nhãn hiệu nên cũng không phụ thuộc vào hiệu lực của
văn bằng. Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được bảo hộ vô thời hạn.
Mỗi quốc gia thành viên EU có quy định riêng về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
trên cơ sở tuân thủ Công ước Paris. Đối với nhãn hiệu cộng đồng được EU ban hành
quy định điều chỉnh, thời hạn bảo hộ cũng tương tự Việt Nam 10 năm kể từ ngày

22

Điều 5 Quy định 207/2009

23

Điều 93 Luật SHTT, sửa đổi bổ sung năm 2009


15

nộp đơn, có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần là 10 năm24. Nhãn hiệu nổi tiếng
cũng là một ngoại lệ trong pháp luật EU không giới hạn thời gian bảo hộ25.
Để được gia hạn thời hạn hiệu hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc chủ thể được ủy quyền phải nộp yêu cầu cùng với một khoản phí
nhất định. Khơng gia hạn sau khi hết thời hạn bảo hộ, nhãn hiệu sẽ khơng được bảo
hộ nữa, điều này có nghĩa là nhãn hiệu vẫn có chủ sở hữu nhưng khơng được pháp
luật bảo hộ thông qua các quy định cụ thể.

1.2.2.3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được quy định là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với nhãn hiệu do mình sở hữu và quyền chống cạnh tranh khơng
lành mạnh26. Pháp luật dân sự đưa ra định nghĩa quyền sở hữu bao gồm ba quyền
năng cơ bản: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Cũng khơng nằm ngồi ngun tắc
chung, chủ sở hữu nhãn hiệu được pháp Luật SHTT ghi nhận ba quyền: chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt cùng với quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đối với
nhãn hiệu do mình sở hữu, cụ thể như sau:
Quyền chiếm hữu và sử dụng nhãn hiệu thể hiện qua việc pháp luật cho phép
chủ sở hữu nhãn hiệu độc quyền sử dụng, khai thác các khoản lợi từ nguồn tài sản
vơ hình này:
- “Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hố, bao bì hàng hố, phương tiện
kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh”.
Mục đích và chức năng cơ bản của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa của chủ thể này
và chủ thể khác đồng thời mang đến một đặc điểm giúp người tiêu dùng nhận biết
sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh. Việc gắn nhãn hiệu lên hàng
hóa, phương tiện, giấy tờ là một việc làm thể hiện được mục đích và chức năng đó
của nhãn hiệu. Bên cạnh ý nghĩa phân biệt và nhận biết, việc này cịn giúp bản thân
doanh nghiệp có thể quản lý được hàng hóa của mình, quản lý được tài sản khác
24

Điều 46 Luật SHTT, sửa đổi bổ sung năm 2009
Pháp luật chung EU khơng có nhiều quy định chung về nhãn hiệu nổi tiếng. Luật pháp quốc gia sẽ được áp
dụng trong lĩnh vực này là chủ yếu. Theo ý kiến tại Phan Ngọc Tâm, “Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng
theo pháp luật Việt Nam và so sánh với pháp luật Châu Âu và Việt Nam”, Luận án tiến sỹ (2011), trường Đại
học luật thành phố Hồ Chí Minh
26
Khoản 4 điều 4 Luật SHTT, sửa đổi bổ sung năm 2009
25



16

như phương tiện, máy móc, thiết bị đồng thời giúp đối tác ghi nhớ về doanh nghiệp
thông qua các giấy tờ giao dịch bởi thực tế, hình ảnh dễ tác động vào bộ nhớ của
con người.
- “Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang
nhãn hiệu được bảo hộ”. Ở khía cạnh này, nhãn hiệu có thể được coi như là một cầu
nối hiệu quả được xác lập để gắn kết hang hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu với thị
trường cũng như với các bộ phận người tiêu dung có liên quan. Kinh doanh đa phần
để tìm lợi nhuận, để có lợi nhuận cao nhất, phải tìm ra phương pháp thu hút nhiều
khách hàng nhất có thể. Vì vậy, quảng cáo được xem là phương thức hiệu quả để
đạt được mục tiêu kinh doanh. Tiếp cận với khách hàng nhanh nhất hiệu quả nhất là
quảng cáo nhưng để khách hàng nhớ nhất đến hàng hóa của mình lại phải thơng qua
nhãn hiệu, những dấu hiệu đặc trưng nhất của doanh nghiệp, chỉ khi nhớ đến nhãn
hiệu của hàng hóa mình, mỗi khi có nhu cầu sử dụng, họ có xu hướng chọn hàng
hóa của doanh nghiệp. Đi kèm với lưu thông, chào bán là tích trữ. Việc tích trữ
khơng thực tế mang lại một hiệu quả kinh tế trước mắt nhưng về lâu dài, đảm bảo
một lượng tích trữ nhất định, doanh nghiệp có khả năng ứng phó với những biến cố
nhất định trong quá trình sản xuất hoặc ở khâu cung ứng hàng.
- “Nhập khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ”. Trường hợp hàng hóa
được nhập khẩu bởi chính chủ sở hữu nhãn hiệu, nhãn hiệu sẽ trở thành bảo chứng
cho chất lượng, giá trị cũng như những đặc tính nổi trội khác của hàng hóa. Chủ sở
hữu thơng qua hoạt động nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ có thể
mở rộng quy mơ kinh doanh, phát triển doanh nghiệp của mình sang một thị trường
mới. Trường hợp hàng hóa được nhập khẩu bởi chủ thể khơng phải là chủ sở hữu
nhãn hiệu mà chủ thể này đã được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng thông
qua hợp đồng li-xăng, gọi là nhập khẩu song song. Hành vi này không bị xem là
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu dù cho tại quốc gia nhập
khẩu, hàng hóa đã được cung ứng bởi một chủ thể cũng được chủ sở hữu chuyển

giao quyền sử dụng thông qua hợp đồng li-xăng.
Quyền định đoạt đối với nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam thể hiện ở việc
chủ sở hữu có quyền từ bỏ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hoặc chuyển giao quyền
sở hữu. Vấn đề chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một vấn


17

đề lớn, được quy định cụ thể trong chương X của Luật SHTT bao gồm chuyển
nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chuyển giao quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu và các trường hợp chuyển giao bắt buộc. Bên cạnh
các hình thức chuyển giao trên, nhãn hiệu cũng là một loại tài sản, do đó, chủ sở
hữu có quyền tặng, cho, để thừa kế như những tài sản khác.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu của mình được tơn trọng và thực thi
có hiệu quả, chủ sở hữu nhãn hiệu cịn có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn
hiệu đã được bảo hộ do mình sở hữu. Khơng được ghép vào ba quyền năng cơ bản
nhưng quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu có giá trị lớn trong việc bảo
vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Bên cạnh các quyền trên, chủ sở hữu nhãn hiệu cịn có quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh, một quyền chuyên biệt, quyền này được xác lập trên cơ sở hoạt
động cạnh tranh trong kinh doanh27.
Các quyền được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam trước hết đã mang đến cho
chủ sở hữu một hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ tài sản của mình, ngăn chặn
hành vi vi phạm có thể phát sinh.
Trong pháp luật EU, khơng quy định thành một điều khoản chung như trong
Luật SHTT Việt Nam, qua các quy định liên quan cho thấy EU cho phép chủ sở hữu
nhãn hiệu có quyền ngăn chặn bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu của mình, trọng tâm
nhấn mạnh vào hợp đồng li-xăng. Pháp luật chung EU không cụ thể các quyền sử
dụng nhãn hiệu bằng cách liệt kê như pháp luật Việt Nam bởi mang tính chất
khuyến khích áp dụng và phải phù hợp với 27 quốc gia thành viên, Chỉ thị

2008/95/EC chỉ đưa ra những quy định mang tính chất khn mẫu, chung nhất, điều
chỉnh các vấn đề lớn, trọng tâm, cụ thể hóa từng vấn đề là nhiệm vụ của pháp luật
quốc gia thành viên.
Với nhãn hiệu cộng đồng, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển nhượng
(transfer) nhãn hiệu của mình cho chủ thể khác. Chủ thể cũng có quyền chuyển giao
nhãn hiệu thơng qua hoạt động li-xăng. Một quyền quan trọng tiếp theo là quyền
27

Khoản 4 điều 6 Luật SHTT, trong giới hạn bài viết khơng phân tích quyền chống cạnh tranh khơng lành
mạnh bởi nó thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.s


18

được ngăn cản bên thứ ba thực hiện hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu do mình sở
hữu. Ưu điểm của cách thức không liệt kê các quyền đối với nhãn hiệu như EU ở
việc không bị giới hạn trong phạm vi đã quy định do sự biến động lớn của xã hội,
pháp luật ít bị chênh so với thực tế cuộc sống, song nhược điểm của cách thức này
(đồng thời cũng là ưu điểm cách liệt kê như Việt Nam) chủ thể biết được mình có
những quyền gì mà tuân thủ trong phạm vi đó, cơ quan có thẩm quyền cũng dễ dàng
giải quyết khi một hành vi vượt quá quyền hạn được pháp luật cho phép.
1.2.2.4. Những hạn chế quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam được thực hiện các hoạt động khai thác lợi
ích từ nhãn hiệu một cách thuận lợi thông qua các quy định quyền hạn rõ ràng trong
pháp luật. Song, khơng phải họ có quyền trong mọi trường hợp và mọi thời điểm, có
một vài ngoại lệ khiến cho quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có phần thu
hẹp lại. Điều này là do nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan trong
việc khai thác và sử dụng quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bao gồm lợi ích của chủ
thể quyền, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của cộng đồng.
Trường hợp thứ nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ buộc

phải sử dụng nhãn hiệu đó liên tục trong năm năm. Nếu không sử dụng liên tục
trong năm năm, quyền sở hữu nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực 28. Lý giải cho hạn chế
này, có thể dùng giới hạn quyền sở hữu trí tuệ quy định tại điều 7 Luật SHTT, để
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể khác những người bị ảnh
hưởng khi không được sử dụng nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký
nhưng khơng sử dụng. Thêm vào đó, hạn chế về thời gian sử dụng nhãn hiệu còn
triệt tiêu khả năng chủ sở hữu nhãn hiệu khơng có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu nhưng
đăng ký để nhằm mục đích bán lại cho chủ thể có nhu cầu, hạn chế khả năng đưa ra
thị trường của hàng hóa mang nhãn hiệu được đăng ký.
Trường hợp thứ hai chủ sở hữu không thể sử dụng quyền ngăn cản hành vi xâm
phạm khi chủ thể khác sử dụng hàng hóa mà mình đã tung ra thị trường

28

Điều 136 Luật SHTT,


19

Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị
trường, kể cả thị trường nước ngồi một cách hợp pháp, trừ sản phẩm khơng phải
do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu
đưa ra thị trường nước ngồi29
Quy định này cho phép chủ thể lưu thơng, nhập khẩu, khai thác lợi ích kinh tế
của hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ một cách hợp pháp mà không bị ngăn
cấm bởi chủ sở hữu hoặc chủ thể được phép của chủ sở hữu trừ phi những hàng hóa
đó khơng được chính những chủ thể này khơng cho phép đưa vào thị trường nước
nhập khẩu. Việc mua đi bán lại một hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ không bị
chủ sở hữu ngăn cấm. Hành vi mua bán này không xâm phạm về nhãn hiệu trừ phi
chủ thể này sửa đổi, thay thế các dấu hiệu của nhãn hiệu hoặc có bất kỳ hành vi nào

cấu thành vi phạm pháp luật.
Trường hợp thứ ba, sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả
chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc
tính khác của hàng hố khi mà các dấu hiệu này thuộc về nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Yêu cầu của việc sử dụng phải trung thực, khơng nhằm mục đích trục lợi từ danh
tiếng, uy tín, hay cạnh tranh khơng lành mạnh với nhãn hiệu đã bảo hộ và những
dấu hiệu này chỉ được trong phạm vi tên người, chủng loại, số lượng, chất lượng,
công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý,... thuộc về đặc tính của hàng hóa mà khơng thể
dùng từ ngữ khác để mô tả.
Thứ tư, các hoạt động liên quan hàng hóa mang nhãn hiệu đã đăng ký khơng
nhằm mục đích kinh doanh hoặc sử dụng trên các phương tiện quá cảnh30.
Trong khi đó, pháp luật EU đưa ra hai hạn chế ngay tại Chỉ thị 2008/95/EC đủ
cho thấy vai trò quan trọng của thống nhất các trường hợp hạn chế quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu trên phạm vi tồn châu Âu. Vì nếu muốn tạo ra một
mơi trường pháp lý thơng thống rộng rãi cho tự do giao thương, di chuyển, lao
động và nguồn vốn, thống nhất các hạn chế để chướng ngại pháp luật không mang

29

Điều 125 Luật SHTT,
Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, “Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ”, NXB.Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, tr.292.
30


×