Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

cơ chế bảo vệ quyền con người thông qua mô hình toà án nhân quyền và những kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 117 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI THƠNG QUA MƠ HÌNH TỊA ÁN NHÂN QUYỀN ... 6 </b>

<b>1.1 Khái quát về quyền con người và cơ chế bảo vệ quyền con người ... 6 </b>

<i>1.1.1 Khái niệm về quyền con người ... 6 </i>

<i>1.1.2 Khái niệm và phân loại các cơ chế bảo vệ quyền con người ... 8 </i>

<b>1.2 Khái quát về cơ chế bảo vệ quyền con người thông qua mô hình tịa án nhân quyền ... 17 </b>

<i>1.2.1 Khái niệm về cơ chế bảo vệ quyền con người thông qua mơ hình tịa án nhân quyền ... 17 </i>

<i>1.2.2 Đặc điểm của cơ chế bảo vệ quyền con người thông qua mơ hình tịa án nhân quyền ... 20 </i>

<i>1.2.3 Vai trò của tòa án nhân quyền cấp khu vực trong việc bảo vệ quyền con người ... 22 </i>

<i>2.1.4 Thực tiễn vận hành của cơ chế ... 32 </i>

<b>2.2 Cơ chế bảo vệ quyền con người của Toà án Nhân quyền liên Mỹ ... 37 </b>

<i>2.2.1 Cơ sở pháp lý và lịch sử hình thành ... 37 </i>

<i>2.2.2 Cấu trúc và chức năng ... 41 </i>

<i>2.2.3 Trình tự thủ tục ... 43 </i>

<i>2.2.4 Thực tiễn vận hành của cơ chế ... 45 </i>

<b>2.3 Cơ chế bảo vệ quyền con người của Toà án Nhân quyền châu Phi ... 50 </b>

<i>2.3.1 Cơ sở pháp lý và lịch sử hình thành ... 50 </i>

<i>2.3.2 Cấu trúc và chức năng ... 55 </i>

<i>2.3.3 Trình tự thủ tục ... 57 </i>

2.3.4 Thực tiễn vận hành của cơ chế ... 59

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG II... 63 </b>

<b>CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NHÂN QUYỀN Ở CHÂU Á VÀ CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN ASEAN, NHỮNG KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ... 65 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>3.1 Thực trạng nhân quyền ở châu Á ... 65 3.2 Thực trạng của cơ chế nhân quyền ASEAN ... 74 </b>

<i>3.2.1 Cơ sở pháp lý ... 74 3.2.2 Thiết chế khu vực ASEAN trong việc bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền ... 77 3.2.3 Thực tiễn vận hành của cơ chế ... 80 </i>

<b>3.3 Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện cơ chế nhân quyền ASEAN ... 84 </b>

<i>3.3.1 Chính sách chung của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người . 84 3.3.2 Một số vấn đề cần hoàn thiện trong cơ chế nhân quyền ASEAN ... 88 3.3.3 Một số đề xuất cho Việt Nam trong q trình hồn thiện cơ chế nhân quyền ASEAN ... 91 </i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG III ... 98 KẾT LUẬN ... 100 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>

5 ACJHR Tịa án Cơng lý và Nhân quyền châu Phi 6 ACMW Ủy ban ASEAN về Thực hiện Tuyên bố ASEAN về

Bảo vệ và Thúc đẩy quyền của Người lao động di cư 7 ACWC Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Phụ

nữ và Trẻ em

8 ACWC ToR Các điều khoản tham chiếu của Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Phụ nữ và Trẻ em 9 AFML Diễn đàn ASEAN về Người lao động di cư

13 AICHR Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền 14 AICHR ToR Các điều khoản tham chiếu của Uỷ ban liên Chính phủ

ASEAN về Nhân quyền

17 CEDAW Công ước Liên hợp quốc về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

19 CRC Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em

25 FORUM-ASIA Diễn đàn châu Á về Quyền con người và Phát triển

33 OHCHR Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc

35 RPAs EVAC Kế hoạch hành động khu vực về Xóa bỏ Bạo lực đối với Trẻ em

36 RPAs EVAW Kế hoạch hành động khu vực về Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ

38 TAC Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á

40 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

41 UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

43 VDPA Tuyên bố Vienna và Chương trình Hành động

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Trước hết, quyền con người có thể được hiểu là quyền vốn có, là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên và khách quan của con người và được xem là giá trị chung của toàn nhân loại. Theo đó, các giá trị về quyền con người ngày càng được nhận thức rộng rãi và hoàn thiện hơn, ngày càng được ghi nhận nhiều hơn trong các văn bản pháp luật quốc gia cũng như trong các văn kiện pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, việc ghi nhận các quyền con người trong pháp luật là chưa đủ, nếu khơng có các biện pháp hay cơ chế cụ thể để bảo vệ thì quyền con người cũng chỉ tồn tại trên lý thuyết. Do vậy, từ xưa đến nay, việc bảo vệ quyền con người vẫn luôn là một yêu cầu cấp thiết.

Hiện nay, cơ chế bảo vệ quyền con người được phân thành ba nhóm gồm: cơ chế tồn cầu, cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia.

Theo đó, cơ chế tồn cầu về bảo vệ quyền con người phổ biến nhất là cơ chế của Liên hợp quốc. Mục tiêu chính của cơ chế này là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của các quốc gia dưới một mái nhà chung là hệ thống Liên hợp quốc. Tuy nhiên, cơ chế của Liên hợp quốc hiện nay chưa thể nắm bắt kịp thời tình hình nhân quyền của từng quốc gia, khu vực trên thế giới một cách chặt chẽ, nhanh chóng; đồng thời, nhiều chủ thể bị xâm phạm nhân quyền cũng khó có thể tiếp cận được cơ chế này. Tất cả những nhân tố nêu trên đều khiến cho cơ chế toàn cầu vận hành chưa thật sự hiệu quả.

Bên cạnh đó, cơ chế quốc gia cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Cơ chế này chính là cách thức để quốc gia nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên, là cách để quốc gia thực hiện những nghĩa vụ của mình được nêu trong các văn kiện nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh phát triển và nguồn lực tự thân của mỗi quốc gia, cơ chế nhân quyền quốc gia sẽ được thực hiện ở những cấp độ khác nhau và khơng đồng đều. Theo đó, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa có các cơ quan nhân quyền quốc gia chuyên trách, khiến cho việc bảo vệ quyền con người ở các quốc gia đó cũng chưa thật sự tốt.

Từ thực tiễn nêu trên, việc hình thành cơ chế bảo vệ quyền con người ở cấp độ khu vực là một nhu cầu tất yếu. Theo đó, cơ chế khu vực thường sẽ quy định các tiêu chuẩn về quyền con người và trách nhiệm bảo vệ các quyền này một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn, tính bắt buộc thực thi trong cơ chế khu vực cũng sẽ cao hơn so với cơ chế tồn cầu. Bên cạnh đó, cơ chế khu vực cịn đóng vai trị như một cơ quan phúc thẩm nhằm xử lý, giải quyết những vấn đề vi phạm nhân quyền mà cơ chế nhân quyền của các quốc gia trong khu vực không thể đáp ứng được. Từ đó, có thể thấy, cơ chế khu vực đóng một vai trị cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người.

Hiện nay, khu vực châu Á - Thái Bình Dương lại là khu vực duy nhất trên thế giới chưa có cơ chế bảo vệ quyền con người. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

khác nhau, nhưng tựu trung, chủ yếu là do các quốc gia châu Á có q nhiều sự khác biệt về văn hóa, ngơn ngữ, tơn giáo, kinh tế, chính trị,... khiến các quốc gia khó có được tiếng nói chung trong việc thiết lập một cơ chế khu vực về bảo vệ quyền con người; trong khi đó, những vụ việc xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng ở châu lục này thì ngày càng trở nên phổ biến. Trước tình hình đó, một số quốc gia ở châu Á có những đặc điểm tương đồng nhau về địa lý, lịch sử, văn hóa,... đã hợp tác và thống nhất với nhau nhằm tạo ra những cơ chế nhân quyền tiểu khu vực (như ASEAN). Tuy nhiên, ngay cả khi đã tồn tại một cơ chế nhân quyền tiểu khu vực, cơ chế của ASEAN lại chủ yếu thực hiện chức năng thúc đẩy quyền con người, thiếu vắng đi sự bảo vệ các quyền con người trong khu vực một cách đúng mức. Sự thành công của cơ chế bảo vệ quyền con người ở các khu vực khác chủ yếu đều dựa trên hoạt động thụ lý, xét xử các khiếu kiện của tịa án nhân quyền khu vực. Do đó, để nâng cao hiệu quả của cơ chế nhân quyền tiểu khu vực, ASEAN khơng thể bỏ qua việc tìm kiếm và phát triển một mơ hình khác (cụ thể là mơ hình tịa án nhân quyền) nhằm giúp bảo vệ tốt hơn quyền con người trong khu vực.

Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế khu vực (đặc biệt là cơ chế bảo vệ quyền con người thông qua mơ hình tịa án nhân quyền khu vực); các cơng trình tập trung nghiên cứu nhiều hơn vào cơ chế nhân quyền quốc gia và cơ chế của Liên hợp quốc, hoặc chỉ nghiên cứu các cơ chế nhân quyền khu vực ở một mức độ tổng quát chứ chưa đi sâu vào mơ hình tịa án nhân quyền. Theo đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế năng động, các quốc gia càng có nhu cầu nghiên cứu đầy đủ hơn các vấn đề liên quan đến hoàn thiện cơ chế khu vực về bảo vệ quyền con người, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, với tư cách là một thành viên nòng cốt của ASEAN, Việt Nam có trách nhiệm chủ động đề xuất, tích cực hợp tác, giao lưu và đối thoại với các Quốc gia thành viên ASEAN để cùng nhau thảo luận, nghiên cứu và tiến tới việc thành lập một tòa án nhân quyền của ASEAN trong tương lai.

Xuất phát từ những phân tích trên, nhóm tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài

<i>“Cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền và những kinh </i>

<i>nghiệm cho Việt Nam” và tin rằng kết quả của cơng trình nghiên cứu sẽ có những đóng </i>

góp tích cực cho nền khoa học pháp lý Việt Nam.

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

Những năm gần đây, quyền con người ngày càng được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi, dẫn đến nhiều cơ chế bảo vệ quyền con người ở các cấp độ khác nhau trên thế giới đã được hình thành với mục đích cao nhất là nhằm tăng cường bảo vệ và thúc đẩy để con người có thể sống trong hịa bình, ổn định và thịnh vượng. Trong nền khoa học pháp lý hiện nay, đã có khơng ít các cơng trình nghiên cứu, sách, tài liệu…

<i>liên quan đến cơ chế bảo vệ quyền con người, cụ thể là: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>Nguyễn Mạnh Tường (2013), Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khu vực </b></i>

<i><b>ASEAN: Thực trạng, viễn cảnh và tác động của nó đến Việt Nam, Luận văn thạc sĩ </b></i>

luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Cơng trình chỉ mới nêu sơ nét các chuẩn mực cần phải có đối với một cơ chế nhân quyền khu vực và khai thác chủ yếu cơ chế thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tại khu vực ASEAN thơng qua việc phân tích lịch sử hình thành, các văn kiện quan trọng và các ủy ban đang hoạt động trong lĩnh vực này. Qua đó, tác giả đánh giá tác động và đưa ra giải pháp cho cơ chế trên nhằm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam.

<i><b>Nguyễn Thu Trang (2017), Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thông qua </b></i>

<i><b>cơ chế khu vực, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Cơng trình chỉ </b></i>

mới khái quát các cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á mà chưa làm bật lên được vai trò của tòa án nhân quyền. Đồng thời, tác giả đã phân tích vai trị của Việt Nam cũng như tác động của cơ chế nhân quyền ASEAN trong việc xây dựng và thúc đẩy quyền con người tại khu vực; qua đó, đúc kết một số vấn đề cần hoàn thiện cho cơ chế trên.

<i><b>Phạm Thị Thu Thuỷ (2009), Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và </b></i>

<i><b>chính sách pháp luật của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc </b></i>

gia Hà Nội. Cơng trình chỉ mới đề cập khái qt các cơ chế bảo vệ nhân quyền trên thế giới chứ chưa phân tích nhiều về mơ hình tịa án nhân quyền. Ngồi ra, tác giả phần lớn tập trung vào khía cạnh lý luận của cơ quan nhân quyền ASEAN; từ đó, chỉ ra những vấn đề Việt Nam cần phải chuẩn bị cho sự hoạt động của AICHR.

<b>Trần Văn Duy, Chử Thị Nhuần (2017), “Cơ chế đảm bảo quyền con người ở </b>

<i><b>châu Âu hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10. Bài viết đã giới thiệu về mơ hình </b></i>

tịa án nhân quyền nhưng đa phần vẫn tập trung phân tích cơ chế quốc gia về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, từ đó liên hệ đến Việt Nam trong việc thành lập một cơ

<i>chế nhân quyền quốc gia. </i>

<i><b>FIDH (2015), Demystifying Human Rights Protection in Asia, International </b></i>

Federation for Human Rights. Cơng trình chỉ đưa ra quan điểm về cơ chế bảo vệ nhân quyền khu vực, cịn lại tập trung bình luận tình hình bảo vệ nhân quyền ở các quốc gia châu Á và đánh giá vai trò của hệ thống cơ quan nhân quyền quốc tế đến châu lục này.

<b>Jukka Viljanen (2005), “The European Court of Human Rights as a </b>

<i><b>Developer of the General Doctrines of Human Rights Law”, European Journal of </b></i>

<i>International Law, tập 16, số 4. Bài viết chủ yếu phân tích vai trị của ECtHR trong </i>

mạng lưới nhân quyền quốc tế thơng qua nghiên cứu các nhóm quyền cụ thể và chỉ ra điểm hạn chế trong cách tiếp cận đối với các xu hướng mới, chưa đưa ra góc nhìn tổng qt về mơ hình tịa án nhân quyền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Thuy Linh Pham (2020), “ASEAN Human Rights Mechanism: Weaknesses </b>

<i><b>and the way to move forward”, RyD República y Derecho, tập V (2020). Bài viết chỉ </b></i>

mới cung cấp thơng tin chung về tình hình nhân quyền tại ASEAN và chủ yếu đi sâu vào cơ chế bảo vệ quyền con người ở hai uỷ ban quan trọng là AICHR và ACWC. Từ đó, tác giả phân tích những hạn chế, đưa ra một số gợi ý cải thiện ngắn hạn và dài hạn.

Nhóm tác giả đã khái qt một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nói trên. Tuy nhiên, vẫn cịn các cơng trình, báo cáo và tạp chí khoa khoa học pháp lý liên quan được sử dụng để nghiên cứu như: “Introduction to the European Convention on Human Rights ca Jean-Franỗois Renucci; Human Rights in Latin America: History and Projections for the twenty-first century” của Thomas C. Wright; “Human Rights in Africa - A New Perspective on Linking the Past to the Present” của EI-Obaid Ahmed EI-Obaid and Kwadwo Appiagyei-Atua; “Issues surrounding the creation of a regional human rights system for the Asia-Pacific” của Kelly Dawn Askin; “Cơ chế bảo vệ quyền con người ở khu vực Asean” của Phạm Xuân Hải;,...

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về cơ chế </b></i>

bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tòa án nhân quyền cấp khu vực, cũng như thực trạng bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á nói chung, khu vực Đơng Nam Á và Việt Nam nói riêng.

<i><b>Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của đề tài, nhóm nghiên cứu tập trung </b></i>

chủ yếu vào kiến thức lý luận và những vấn đề thực tiễn liên quan đến cơ chế bảo vệ quyền con người thông qua mơ hình tịa án nhân quyền của châu Âu, châu Mỹ và châu Phi; đồng thời, trình bày về tình hình cơ chế bảo vệ quyền con người ở châu Á và ASEAN hiện nay. Từ đó, nhóm nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các cơ chế đang vận hành để Việt Nam - với tư cách là một thành viên ASEAN, có thể đề xuất phương hướng thúc đẩy và hoàn thiện cơ chế bảo vệ nhân quyền khu vực.

<b>4. Mục đích nghiên cứu </b>

<i>Nhóm tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua </i>

<i>mơ hình tịa án nhân quyền và những kinh nghiệm cho Việt Nam” nhằm cung cấp nền </i>

tảng kiến thức lý luận chuyên sâu về một số mơ hình tịa án nhân quyền khu vực, từ đó gợi mở, đề xuất cho Việt Nam một số kiến nghị để góp phần hồn thiện cơ chế nhân quyền ASEAN.

<i><b>Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhóm tác giả xác định 4 nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: </b></i>

<i><b>Một là, nghiên cứu tổng quan những vấn đề cơ bản về quyền con người và cơ chế </b></i>

bảo vệ quyền con người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>Hai là, nghiên cứu các mơ hình tịa án nhân quyền khác nhau tại châu Âu, châu </b></i>

Mỹ và châu Phi trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

<i><b>Ba là, nghiên cứu thực trạng cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người tại châu </b></i>

Á nói chung và ASEAN nói riêng.

<i><b>Bốn là, đề xuất giải pháp và kiến nghị cho Việt Nam nhằm khắc phục bất cập và </b></i>

hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người của ASEAN.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Trong cơng trình này, nhóm tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý, cụ thể như sau:

<i>Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp phân tích - tổng hợp </i>

nhằm nghiên cứu quy định của các điều ước quốc tế về nhân quyền cũng như quan điểm của một số tác giả. Từ hai phương pháp nêu trên, nhóm tác giả đã xây dựng luận điểm chính cho đề tài thể hiện qua việc làm rõ vấn đề lý luận chung, từ đó chỉ ra thực tiễn vận hành cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á và ASEAN; tạo ra cái nhìn tồn diện cho đề tài nghiên cứu; là cơ sở để nhóm tác đưa ra kết luận và đề xuất kiến nghị cho ASEAN. Hai phương pháp này được vận dụng xuyên suốt cả 3 chương.

<i>Thứ hai, phương pháp thống kê và so sánh được sử dụng trên cơ sở phân tích và </i>

tổng hợp các cơ chế bảo vệ quyền con người khác nhau ở cấp khu vực. Những phân tích so sánh này được thực hiện chủ yếu ở chương II và chương III, trở thành nền tảng lý luận quan trọng cho những kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền cho ASEAN.

<i>Thứ ba, phương pháp case-study nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý thông qua </i>

đánh giá và xem xét các khía cạnh pháp lý phát sinh trong vụ án thực tế đã được các cơ chế bảo vệ quyền con người khác nhau giải quyết. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra các quan điểm và đúc kết kinh nghiệm cho Việt Nam để củng cố cơ chế bảo vệ quyền con người ASEAN dưới tư cách là một nước thành viên. Phương pháp này được vận dụng chủ yếu ở chương II và chương III.

<b>6. Kết cấu của đề tài </b>

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, cơng trình này gồm ba chương:

<b>Chương I: Cơ sở lý luận về cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI THƠNG QUA MƠ HÌNH TỊA ÁN NHÂN QUYỀN </b>

<b>1.1 Khái quát về quyền con người và cơ chế bảo vệ quyền con người </b>

<i>1.1.1 Khái niệm về quyền con người </i>

Từ lâu, quyền con người đã là trung tâm của các nền văn minh trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển đó, quyền con người ngày càng được nhận thức và ghi nhận một cách rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, quyền con người đang dần được quan tâm nhiều hơn, được công nhận rộng rãi hơn bởi tất cả các quốc gia trên thế giới và dần trở thành một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của các quốc gia nói riêng và tồn thể xã hội nói chung<small>1</small>.

Quyền con người là một phạm trù đa diện và phức tạp. Để đưa ra một định nghĩa về quyền con người một cách cô đọng mà lại nêu bật được các thuộc tính và đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất của quyền con người là một điều rất khó<small>2</small>. Từ trước đến nay, quyền con người đã được định nghĩa dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tiếp cận vấn đề từ các góc độ khác nhau và chỉ ra được hệ thống những thuộc tính nhất định, nhưng khơng định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người<small>3</small>.

Ở cấp độ quốc tế, Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc (Office of High

<i>Commissioner for Human Rights - OHCHR) định nghĩa rằng: “quyền con người là </i>

<i>những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người”</i><small>4</small><i>. Định nghĩa này nhấn mạnh tính chuẩn mực chung của quyền con </i>

người, được thừa nhận rộng rãi và có thể hữu ích trong việc vận động các quốc gia tơn trọng tiêu chuẩn chung trong hoạt động lập pháp và hành pháp liên quan đến quyền con người. Tuy nhiên, định nghĩa trên chưa phản ánh được bản chất của quyền con người là quyền vốn có, là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên và khách quan của con người. Bên cạnh

<i>đó, một định nghĩa khác về quyền con người cũng thường được nhắc đến, đó là: “Quyền </i>

<i>con người là những sự được phép mà tất cả thành viên cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tơn giáo, địa vị xã hội… đều có từ khi họ sinh ra vì họ là con người”</i><small>5</small>. Định nghĩa này mang dấu ấn học thuyết về các quyền tự nhiên, nhấn mạnh thuộc tính tự nhiên của quyền con người nhưng lại mờ nhạt yếu tố ghi nhận và đảm bảo bằng pháp luật.

<small>1</small><i><small> Phạm Xuân Hải (2016), Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực ASEAN, Học viện Khoa học xã </small></i>

<small>4</small><i><small> United Nations (2006), Human Rights: Questions and Answers, NXB United Nations, New York, tr. 4. </small></i>

<small>5</small><i><small> Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), tlđd (3), tr. 25. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Quyền con người - tổ chức đầu tiên chuyên nghiên cứu về quyền con người ở Việt Nam (nay là Viện Quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đã đưa ra khái niệm về quyền con người như sau:

<i>“Quyền con người là khả năng thực hiện các đặc quyền tự nhiên và khách quan của con </i>

<i>người, với tư cách là con người và với tư cách là thành viên xã hội, được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế về các giá trị con người trong các quan hệ vật chất, văn hóa, tinh thần, các nhu cầu tự do và phát triển”. Có thể thấy, định nghĩa này đã phản ảnh khá đầy đủ các thuộc tính cơ bản của </i>

quyền con người. Một số cơ quan nghiên cứu và các chuyên gia cũng từng nêu ra một số định nghĩa về quyền con người nhưng những định nghĩa này cũng khơng hồn tồn giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được pháp luật của quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế ghi nhận và bảo vệ<small>6</small><i>. </i>

Như vậy, dù ở góc độ và cấp độ nào, quyền con người đều được xác định là những chuẩn mực chung được quốc gia và cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này là những giá trị, những quy chuẩn được đúc kết thơng qua q trình phát triển lâu dài của nhân loại. Có thể nói, đây là sự kết tinh những giá trị nhân văn, nhân đạo của nhân loại, chỉ áp dụng với con người và cho tất cả mọi người. Nó thể hiện những giá trị cơ bản và cao cả cần được tôn trọng, bảo vệ ở cấp độ tồn cầu. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm, giá trị con người và có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận của mỗi người có những khác biệt nhất định, nhưng một điều rõ ràng rằng quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử<small>7</small>.

Dựa vào những định nghĩa về quyền con người, nhìn chung, quyền con người sẽ có các đặc điểm cơ bản như sau:

<i>Thứ nhất, quyền con người mang tính phổ biến. Bất kỳ cá nhân nào là thành viên </i>

trong cộng đồng nhân loại đều có quyền con người, do đó, quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người, được áp dụng bình đẳng cho tất cả thành viên trong gia đình nhân loại mà khơng phân biệt đối xử. Đồng thời, tính phổ biến của quyền con người cịn được thể hiện ở chỗ nó là giá trị chung của nền văn minh nhân loại, được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi tồn cầu. Có thể thấy, việc thực hiện quyền con người không thể bị giới hạn bởi sự khác biệt về văn hóa hay hoàn cảnh của bất cứ khu vực nào trên toàn

<small>6</small><i><small> Nguyễn Đăng Dung và các tác giả khác (2012), Hỏi đáp về quyền con người (tái bản lần thứ hai, có sửa chữa, </small></i>

<i><small>bổ sung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 21. </small></i>

<small>7</small><i><small> Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), tlđd (3), tr. 26. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thế giới. Cũng chính vì đây là một giá trị toàn cầu nên việc bảo vệ quyền con người càng cần phải được thực thi bởi một cơ chế chung.

<i>Thứ hai, quyền con người là không thể phân chia. Đề cập đến quyền con người </i>

là đề cập đến một hệ thống tổng hợp các quyền và tự do của con người, các quyền này có giá trị ngang nhau, khơng có quyền nào được coi là quan trọng hơn quyền nào<small>8</small>. Vậy nên, bất kỳ một hành vi nào xâm hại đến một quyền con người cụ thể đều gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các quyền con người khác. Tuy nhiên, đặc điểm này không đồng nghĩa với việc các Nhà nước phải có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện tất cả các quyền con người ở cùng một cấp độ giống nhau trong mọi hoàn cảnh. Phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể của từng quốc gia, từng khu vực mà có thể có sự ưu tiên nhất định cho một số quyền hoặc hạn chế một số quyền nhằm mục đích hướng đến bảo đảm lợi ích chung toàn xã hội. Việc ưu tiên hay hạn chế thực hiện một số quyền con người nhất định không phải dựa trên việc đánh giá giá trị hay tầm quan trọng của quyền nào cao hơn hay thấp hơn quyền nào, đó chỉ là việc bảo đảm các quyền con người một cách linh hoạt dựa trên yêu cầu thực tế của hoàn cảnh ở từng quốc gia nhất định.

<i>Thứ ba, quyền con người không thể bị tước đoạt. Đặc điểm này nói đến việc các </i>

quyền con người không thể bị tước đoạt hay phủ nhận một cách tùy tiện. Trong trường hợp chủ thể mang quyền thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, tất nhiên chủ thể đó sẽ phải chịu chế tài cho hành vi của mình và thẩm quyền thực hiện các chế tài đó là của các cơ quan Nhà nước chun mơn. Khi đó, một số quyền nhất định của chủ thể đó sẽ bị giới hạn theo luật định và sự giới hạn quyền này là hệ quả trực tiếp của hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể mang quyền.

<i>Thứ tư, quyền con người có tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Vì quyền con </i>

người là khơng thể phân chia nên tất yếu mỗi quyền con người cụ thể không thể tồn tại một cách biệt lập, tách rời với các quyền còn lại. Các quyền vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau, điều đó có nghĩa là việc đảm bảo thực hiện tốt một quyền con người là tiền đề để các quyền khác có thể được bảo đảm thực hiện. Ngược lại, khi một quyền bị xâm hại sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc bảo đảm thực

<i>hiện các quyền khác. </i>

<i>1.1.2 Khái niệm và phân loại các cơ chế bảo vệ quyền con người </i>

Sự xuất hiện của quyền con người là mang tính tất yếu trong lịch sử phát triển chung của lồi người, nó phản ánh các mong ước cũng như nguyện vọng của con người trong từng thời kỳ. Đây là thành quả của sự phát triển lịch sử nhân loại, đỉnh cao của văn minh và tiến bộ xã hội. Do vậy, việc bảo vệ quyền con người không chỉ là yêu cầu cấp thiết trong xã hội hiện nay mà còn là yêu cầu cấp thiết trong mỗi giai đoạn phát triển

<small>8</small><i><small> Phạm Xuân Hải (2016), tlđd (1), tr. 11. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

của xã hội trong từng thời kỳ lịch sử. Các giá trị về quyền con người ngày càng được nhận thức rộng rãi và hồn thiện hơn nhưng nếu khơng có cơ chế để bảo vệ thì các quyền đó chỉ tồn tại trên lý thuyết. Việc ghi nhận các quyền con người trong pháp luật là chưa đủ, cần phải có các biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người khỏi sự vi phạm trên thực tế. Có như thế mới phát huy được giá trị của việc tôn trọng, ghi nhận quyền con người thành pháp luật, mọi người mới được thụ hưởng các quyền con người của mình. Có thể thấy, bảo vệ quyền con người trở nên có giá trị đặc biệt to lớn trong việc tôn trọng, ghi nhận quyền, cũng như việc thụ hưởng quyền con người.

Việc bảo vệ quyền con người đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể bao gồm: Nhà nước, tổ chức phi chính phủ (NGOs), cá nhân… thơng qua nhiều biện pháp từ phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức đến giám sát, xử lý những hành vi vi phạm quyền con người. Điều này đã được nêu trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về Trách nhiệm bảo vệ quyền con người của mọi cá nhân, tổ chức năm 1998 cũng như nhiều văn kiện

<i>pháp lý quốc tế khác về quyền con người, trong đó Tuyên bố nhấn mạnh rằng: “việc bảo </i>

<i>vệ và thúc đẩy quyền con người và các tự do cơ bản trước hết và chủ đạo là thuộc về Nhà nước; công nhận quyền và trách nhiệm của các cá nhân, nhóm và các tổ chức trong việc thúc đẩy sự tôn trọng cũng như khuyến khích việc phổ biến các kiến thức về quyền con người và các tự do cơ bản ở cấp độ quốc gia và quốc tế”</i><sup>9</sup>.

Bảo vệ quyền con người trước hết là trách nhiệm của Nhà nước, song đây cũng là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân bởi tất cả các chủ thể trong xã hội, ít hoặc nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều tham gia các quan hệ về quyền con người. Một cách tổng quát, mọi thể nhân và pháp nhân trong xã hội đều đóng vai trị kép: vừa là chủ thể của quyền, vừa là chủ thể của nghĩa vụ trong quan hệ nhân quyền<small>10</small>. Như vậy, việc thiết lập nên một cơ chế bảo vệ quyền con người là điều không thể thiếu trong thực tế. Tuy nhiên, việc hiểu như thế nào là “bảo vệ quyền con người”, và “cơ chế bảo vệ quyền con người” cụ thể là gì thì cũng cần phải được làm rõ.

<i>Trước hết, “cơ chế” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực </i>

khoa học, tự nhiên và xã hội, cả trong lý luận lẫn thực tiễn. Khi sử dụng kết hợp với một số thuật ngữ khác, thuật ngữ “cơ chế” góp phần tạo thành các khái niệm chuyên môn của các lĩnh vực khoa học đó như: cơ chế kinh tế, cơ chế tâm lý… Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “cơ chế” cũng được sử dụng phổ biến gắn với nhiều vấn đề khác nhau như:

<i>cơ chế điều chỉnh pháp luật khi nghiên cứu về lý luận Nhà nước và pháp luật, cơ chế ba bên trong quan hệ lao động,… Tuy nhiên, ở những lĩnh vực khác nhau thì cách lý giải </i>

thuật ngữ “cơ chế” cũng có sự khác nhau. Ở phạm vi quốc tế, tiếng Anh sử dụng thuật

<small>9</small><i><small> Declaration on the Right and Responsibility of Individuals, Groups and Organs of Society to Promote and Protect </small></i>

<i><small>Universally Recognized Human Rights and Fundamental Freedoms, opened for signature 8 March 1999, </small></i>

<small>A/RES/53/144 (entered into force 8 March 1999), Preamble. </small>

<small>10</small><i><small> Nguyễn Đăng Dung và các tác giả khác (2012), tlđd (6), tr. 35-36. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

ngữ “mechanism” và tiếng Pháp có thuật ngữ “mécanisme” dịch nghĩa là cơ chế, cấu tạo, sự tổ chức bên trong và phương thức vận hành của tập hợp các yếu tố phụ thuộc

<i>nhau. Trong tiếng Việt, “cơ chế” được hiểu đơn giản là “cách thức theo đó một q trình </i>

<i>thực hiện”</i><small>11</small><i>, hoặc theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt thì “cơ chế” là “cách thức sắp xếp </i>

<i>tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện”</i><small>12</small>. Từ các định nghĩa trên, tựu trung lại, “cơ chế” có thể được hiểu là hệ thống các thành tố trong mối quan hệ biện chứng nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

<i>Tiếp đến, trong lĩnh vực quyền con người, cụm từ “bảo vệ quyền con người” </i>

được hiểu là hoạt động của các chủ thể với những quy trình, thủ tục, giúp cho giá trị tốt đẹp của quyền con người được giữ gìn ngun vẹn bằng cách phịng ngừa, răn đe để khơng bị xâm phạm, nếu có sự xâm phạm xảy ra thì phải được ngăn chặn và xử lý, khắc phục kịp thời. Theo đó, bảo vệ quyền con người là việc phải thực hiện sau khi nhà nước đã ghi nhận các quyền con người trong pháp luật.

Tuy nhiên, cũng có những luận giải cho rằng, quyền con người là tự nhiên, vốn có của con người, Nhà nước chỉ cần có quan điểm, tư tưởng tôn trọng và ghi nhận thành pháp luật các quyền đó và bảo đảm thực hiện các quyền đó cũng chính là việc giữ nguyên vẹn giá trị tốt đẹp của con người. Điều này có nghĩa, Nhà nước chỉ cần ghi nhận các quyền bằng pháp luật đã là sự bảo vệ quyền con người. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights - UDHR) cũng nêu rằng: quyền con người cần được bảo vệ bằng pháp luật và quyền con người cần được bảo vệ bằng tòa án<small>13</small> - tức pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền con người và tòa án là chủ thể tiến hành bảo vệ quyền con người. Vậy nên, bảo vệ quyền con người không chỉ là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân với những quy trình, thủ tục nhằm phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm quyền con người mà ngay từ khi có quan điểm, tư tưởng và được ghi nhận thành pháp luật đã chính là sự bảo vệ quyền con người. Bên cạnh thuật ngữ “bảo vệ quyền con người”, thuật ngữ “bảo đảm quyền con người” cũng thường xuyên được nhắc tới trong lĩnh vực về quyền con người. Hiện nay chưa có giải thích cụ thể nào về sự giống và khác nhau giữa các thuật ngữ này, hay việc sử dụng thuật ngữ nào là phù hợp hơn? Theo cuốn Từ điển tiếng Việt phổ thông, “bảo

<i>vệ” được hiểu là “chống lại sự xâm phạm để giữ lại cho luôn luôn được nguyên vẹn”</i><small>14</small>;

<i>trong khi đó, “bảo đảm” được hiểu là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được </i>

<i>hoặc có đầy đủ những gì cần thiết”</i><small>15</small>. Điểm giống nhau giữa “bảo vệ” và “bảo đảm” là

<small>11</small><i><small> Hồng Mây và các tác giả khác (2014), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh niên, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 158. </small></i>

<small>12</small><i><small> Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, tr. 464. </small></i>

<small>13</small><i><small> Universal Declaration of Human Rights (‘UDHR’), opened for signature 10 December 1948, 217 A (III) </small></i>

<small>(entered into force 10 December 1948), Article 7 and 10. </small>

<small>14</small><i><small> Chu Bích Thu và các tác giả khác (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thơng, NXB Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí </small></i>

<small>Minh, tr. 34. </small>

<small>15</small><i><small> Chu Bích Thu và các tác giả khác (2002), tlđd (14), tr. 33. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

đều chỉ sự hướng tới giữ gìn những giá trị tốt đẹp; tuy nhiên, đối với “bảo đảm” thì thường tập trung ở cả khía cạnh hỗ trợ vật chất, kỹ thuật, nhận thức, ý thức cần thiết để thực hiện các giá trị đó, giúp cho các giá trị đó được đi vào trong đời sống con người. Như vậy, trong khoa học pháp lý, “bảo đảm” chủ yếu gắn với những khía cạnh của thực hiện pháp luật hơn là vấn đề ngăn ngừa và xử lý vi phạm nếu có; cịn “bảo vệ” thì chủ yếu tập trung ở việc giữ gìn, làm cho các giá trị đó khơng thể bị vi phạm, nếu có vi phạm thì sẽ phải ngăn chặn và khắc phục. Có thể thấy, “bảo đảm” có phạm vi nội hàm rộng hơn so với “bảo vệ”, nhưng “bảo vệ” với phạm vi hẹp hơn của mình thì nó tập trung chun sâu vào khía cạnh phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý những tình huống vi phạm có thể xảy ra với quyền con người.

Một thuật ngữ khác cũng hay được đề cập là “thúc đẩy quyền con người”, với

<i>“thúc đẩy” được hiểu là “làm cho hoạt động phát triển mạnh hơn theo một hướng nhất </i>

<i>định nào đó, thường là hướng tốt”</i><small>16</small><i>. Theo đó, thuật ngữ “thúc đẩy quyền con người” là </i>

việc tạo ra những tiền đề ủng hộ cho hoạt động quyền con người nói chung được thực hiện tốt hơn, ở phạm vi rộng hơn, sâu hơn, chất lượng hơn. Và để đạt được kết quả đó thì cần phải thúc đẩy cả về vấn đề tư tưởng, quan điểm, nhận thức và cả nguồn lực vật chất. Trong khi đó, hoạt động về quyền con người bao gồm cả hoạt động “bảo đảm” và “bảo vệ”, cho nên, thuật ngữ “thúc đẩy” có thể sử dụng gắn với cả “thúc đẩy bảo đảm” hoặc “thúc đẩy bảo vệ” quyền con người.

<i>Một cách khái quát, bảo vệ quyền con người chính là hoạt động của hệ thống cơ </i>

<i>quan, tổ chức, cá nhân với trình tự, thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện mục đích phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm về quyền con người; hoạt động bảo vệ quyền con người còn mở rộng tới việc có nhận thức, quan điểm tơn trọng, bảo vệ quyền thể hiện thông qua việc ghi nhận bằng pháp luật các quyền đó. Bảo vệ quyền con người có </i>

tác động và quan hệ mật thiết với việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.

<i>Cuối cùng, từ sự phân tích khái quát các định nghĩa nêu trên, “cơ chế bảo vệ </i>

<i>quyền con người” có thể được hiểu là hệ thống gồm nhiều thành tố vận hành trong mối </i>

<i>quan hệ tác động qua lại với nhau nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm quyền con người; cơ chế bảo vệ quyền con người gồm thể chế và thiết chế cùng trình tự, thủ tục pháp lý cần thiết để đảm bảo sự vận hành của cơ chế. Trong đó, thể chế bảo </i>

vệ quyền con người gồm các quan điểm, tư tưởng và hệ thống quy định pháp luật phản ánh quan điểm, tư tưởng về bảo vệ quyền con người, làm căn cứ pháp lý ràng buộc các chủ thể trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Thiết chế bảo vệ quyền con người là hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân được lập ra cùng các trình tự, thủ tục pháp lý thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm quyền con người trong

<small>16</small><i><small> Chu Bích Thu và các tác giả khác (2002), tlđd (14), tr. 886. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

mối quan hệ tác động qua lại với nhau, nhằm để con người được thụ hưởng đầy đủ các giá trị quyền con người của mình. Thể chế và thiết chế bảo vệ quyền con người là hai thành tố trong cơ chế bảo vệ quyền con người, chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau, thể chế có vai trị là thành tố khởi đầu cho quá trình, thiết chế là thành tố tiếp theo khép lại quá trình hoạt động của cơ chế bảo vệ quyền con người.

Bên cạnh đó, cũng có luận giải cho rằng, cơ chế bảo vệ quyền con người là hệ

<i>thống các cơ quan, tổ chức cùng quy trình, thủ tục liên quan để hệ thống này hoạt động </i>

bảo vệ quyền con người. Cụ thể, cụm từ “cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người” thường được dùng để chỉ bộ máy các cơ quan chuyên trách và hệ thống các quy tắc, thủ tục có liên quan do Liên hợp quốc thiết lập để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người<small>17</small>. Đồng thời, dựa trên Tuyên bố của Liên hợp quốc về Trách nhiệm bảo vệ quyền con người của mọi cá nhân và tổ chức năm 1998 đã nêu rằng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nhằm bảo đảm hiện thực hóa các quyền con người trên thực tế trước hết là trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia nhưng cũng là quyền và trách nhiệm của tất cả cá nhân, tổ chức; theo đó, quy định này cần một cơ chế thực thi nó, đó là các cơ quan thúc đẩy, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Từ đó, thuật ngữ “cơ chế khu vực”, “cơ chế quốc gia” được đề cập tới, gồm nhiều cơ chế cụ thể, là hệ thống cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân liên quan với vai trò khác nhau tùy theo bối cảnh xã hội nhưng mục tiêu là hoạt động nhằm kiểm tra và cân bằng việc sử dụng quyền lực Nhà nước, ủng hộ hoặc giải quyết công việc liên quan đến thực hiện quyền con người. Có thể thấy rằng, với cách luận giải như vậy, cơ chế bảo vệ quyền con người là bộ máy cùng với quy trình thủ tục hoạt động của nó. Cách tiếp cận này dường như đã thu hẹp nội hàm của thuật ngữ “cơ chế”, bỏ qua yếu tố thể chế - là các chuẩn mực, văn kiện về nội dung các quyền con người. Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị quy định rằng các quốc gia cam kết tôn trọng và bảo đảm các quyền; ban hành pháp luật và các biện pháp thực hiện quyền; nếu quyền bị xâm hại thì bảo đảm biện pháp khắc phục bởi các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, mở rộng khắc phục tư pháp; bảo đảm thi hành các biện pháp<small>18</small>. Theo đó, cơ chế bảo vệ quyền con người rõ ràng mở rộng hơn so với cách hiểu là bộ máy với quy trình thủ tục của nó. Và nếu giữ nguyên cách hiểu này thì chúng ta rất dễ bị nhầm lẫn với nội hàm thuật ngữ “thiết chế”, “thiết chế quyền con người”.

Mặc dù vậy, cách hiểu trên cũng có sự hợp lý nhất định, bởi thực tế ở mọi nơi trên thế giới thì hầu như nội dung và giá trị quyền con người đều đã được nhắc đến, biết đến nhưng nó thường xuyên bị vi phạm do nhiều chủ thể với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng nếu tách riêng để nghiên cứu chun sâu thì có lẽ cần phải bổ sung thêm cơ sở

<small>17</small><i><small> United Nations (2000), Human Rights – A Basic Handbook for UN Staff, NXB United Nations, Geneva, tr. 37. </small></i>

<small>18</small><i><small> International Covenant on Civil and Political Rights (‘ICCPR’), opened for signature 16 December 1966, No. </small></i>

<small>14668 (entered into force 23 March 1976), Article 2. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

pháp lý về quyền con người, vì mục tiêu pháp lý của cơ chế bảo vệ đó chính là trên cơ sở pháp luật ghi nhận các quyền đó và giữ cho các quyền đó được nguyên vẹn; và bản thân cơ chế theo quan điểm là hệ thống các cơ quan, tổ chức và các quy định về thủ tục hoạt động của hệ thống này ln có mối quan hệ chặt chẽ và phải phù hợp với nội dung, bản chất của hệ thống pháp luật ghi nhận quyền con người.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về cơ chế bảo vệ quyền con người chứ không nghiên cứu về cơ chế bảo đảm hay thúc đẩy quyền con người. Đồng thời, nhóm nghiên cứu sẽ chủ yếu tìm hiểu về cơ chế này dưới khía cạnh là hệ thống các cơ quan, tổ chức cùng quy trình, thủ tục liên quan để hệ thống này hoạt động bảo vệ quyền con người.

Hiện nay, về cơ bản, cơ chế bảo vệ quyền con người được phân thành ba nhóm gồm: cơ chế tồn cầu, cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia.

<i>Trước hết, cơ chế toàn cầu về bảo vệ quyền con người phổ biến nhất hiện nay </i>

được thể hiện thông qua cơ chế của Liên hợp quốc. Mục tiêu chính của cơ chế này là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của các quốc gia dưới một mái nhà chung là hệ thống Liên hợp quốc. Nhìn chung, cơ chế bảo vệ quyền con người của Liên hợp quốc được chia thành hai dạng gồm:

Một là, cơ chế được hình thành dựa trên cơ sở quy định của Hiến chương Liên hợp quốc với sáu cơ quan chính, bao gồm: Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng Quản thác (hiện khơng cịn tồn tại trên thực tế), Tịa án Cơng lý quốc tế, Ban thư ký, ngồi ra cịn có các cơ quan chuyên trách về quyền con người của Liên hợp quốc<small>19</small>. Mặc dù các cơ quan này của Liên hợp quốc đều có những chức năng đa dạng, nhiệm vụ và thẩm quyền riêng; tuy nhiên, do bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, tôn trọng quyền con người là một trong những mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc nên nhìn chung, tất cả những cơ quan nêu trên đều có trách nhiệm trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người dưới những góc độ và cấp độ khác nhau.

Hai là, cơ chế được hình thành dựa trên cơng ước quốc tế về quyền con người được thể hiện thông qua hệ thống các cơ quan giám sát việc thực hiện các công ước đó. Khác với các cơ quan được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc, các cơ quan được hình thành theo cơ chế này có phạm vi chức năng, nhiệm vụ hẹp hơn, chủ yếu tập trung theo dõi, giám sát và thúc đẩy việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người tương ứng, bằng việc xem xét các báo cáo của các quốc gia thành viên, xem xét các khiếu nại của cá nhân và đưa ra những khuyến nghị chung nhằm giải thích và thực hiện cơng ước. Hiện tại có khoảng tám ủy ban giám sát được thành lập theo quy định của các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người gồm: Ủy ban về Xóa bỏ sự phân

<small>19</small><i><small> Charter of the United Nations, opened for signature 26 June 1945, 1 UNTS XVI (entered into force 24 October </small></i>

<small>1945), Article 7. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

biệt chủng tộc (thành lập theo Điều 8 Công ước quốc tế về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965); Ủy ban về Quyền con người (thành lập theo Điều 28 Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966); Ủy ban về Xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ (thành lập theo Điều 17 Công ước về Chống tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người năm 1987); Ủy ban về các Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (thành lập theo một nghị quyết của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc); Ủy ban về Quyền trẻ em (thành lập theo Điều 72 Công ước về Quyền trẻ em năm 1989); Ủy ban Bảo vệ quyền của tất cả những người lao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ (thành lập theo Điều 72 Công ước về Bảo vệ quyền của tất cả những người lao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ năm 1990); Ủy ban về Quyền của người khuyết tật (thành lập theo Điều 34 Công ước về Quyền của người khuyết tất năm 2007).

Nhìn chung, cơ chế bảo vệ quyền con người của Liên hợp quốc đóng một vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng nền tảng các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế, góp phần nâng cao đáng kể nhận thức của các quốc gia cũng như khuyến nghị, thúc đẩy các quốc gia thực hiện các quyền con người ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, cơ chế bảo vệ quyền con người của Liên hợp quốc hiện nay khá cồng kềnh, phức tạp, các cơ quan thì ơm đồm q nhiều cơng việc, đồng thời cịn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan với nhau khiến cho sự vận hành của cơ chế này diễn ra chưa thật sự hiệu quả, chưa nắm bắt kịp thời tình hình nhân quyền của từng quốc gia, khu vực trên thế giới một cách chặt chẽ và nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc cơ chế này có hoạt động tốt hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như: tình hình chính trị, sự chủ động, tự nguyện và mức độ hợp tác của các quốc gia thành viên,... Những nhân tố này đều có khả năng gây tác động xấu, khiến cơ chế này chưa thể bộc lộ hết khả năng, chưa thể hoàn thành tốt những vai trị và chức năng vốn có của nó. Từ thực tiễn nêu trên, nhu cầu về một cơ quan chuyên trách thường trực ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới được ra đời, điều này đã dẫn đến sự hình thành tất yếu của các cơ chế bảo vệ quyền con người cấp khu vực.

<i>Tiếp đến, bên cạnh cơ chế toàn cầu, tại một số khu vực trên thế giới cũng đã ban </i>

hành các văn kiện và thành lập cơ chế để bảo vệ quyền con người trong phạm vi khu vực đó. Hiện nay, trên thế giới chỉ mới có ba châu lục thiết lập được cơ chế bảo vệ nhân quyền cấp khu vực, đó là: châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Điểm chung của cả ba cơ chế khu vực này là đều tồn tại những cơ quan dưới dạng cả ủy ban và tịa án; đều có chức năng bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền trong khu vực. Trong khi đó, mặc dù được xem là châu lục rộng lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên, đến tận thời điểm bây giờ thì khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa có một ủy ban hay tòa án nhân quyền khu vực để phụ trách các vấn đề về nhân quyền trong toàn khu vực này. Tuy vậy, một

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

số tiểu khu vực ở châu Á hiện tại cũng đã nhen nhóm, thậm chí là đã thiết lập được một cơ chế riêng để đảm nhận việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Ví dụ như tại khu vực Đơng Nam Á, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã thành lập Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009. Mặc dù trên thực tế, cơ chế nhân quyền này vẫn còn khá non trẻ và mang tính hình thức.

Hiện nay, chưa có bất kỳ một chuẩn mực nhất định nào về việc thành lập và vận hành của cơ chế nhân quyền khu vực. Thậm chí, có ý kiến cịn cho rằng, một khi cơ chế của Liên hợp quốc là đầy đủ và hiệu quả trong việc bảo vệ nhân quyền thì việc thành lập các cơ chế khu vực trên thế giới là điều không cần thiết<small>20</small>. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, một số cơ chế khu vực hoạt động còn hiệu quả hơn so với cơ chế toàn cầu của Liên hợp quốc. Điều này cũng là dễ hiểu. Bởi lẽ, xuất phát từ những điểm tương đồng và mối liên hệ gần gũi về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử cũng như mức độ hợp tác khu vực thường chặt chẽ hơn so với hợp tác toàn cầu; do đó, các quốc gia trong khu vực thường sẽ dễ đạt được sự đồng thuận hơn khi quyết định thiết lập, sửa đổi và thực hiện một vấn đề cụ thể nào đó<small>21</small>. Đồng thời, ưu điểm của cơ chế khu vực là có phạm vi địa lý hẹp hơn, các quốc gia trong khu vực ở gần “nhà” hơn và có nhiều khả năng được hỗ trợ nhiều hơn<small>22</small>; họ cũng dễ dàng tiếp cận, thuận tiện cho việc đàm phán, trao đổi hơn về các vấn đề nhân quyền so với cơ chế toàn cầu của Liên hợp quốc.

<i>Cuối cùng, ngoài cơ chế toàn cầu và cơ chế khu vực, cơ chế quốc gia cũng được </i>

xem là một “khâu” quan trọng trong hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người<small>23</small>. Cơ chế quốc gia về bảo vệ quyền con người là cách thức để quốc gia nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên, đồng thời, đây cũng là cách để quốc gia thực hiện những nghĩa vụ của mình được nêu trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Để làm được điều này, các quốc gia phải thiết lập và xây dựng cho mình những cơ quan nhân quyền quốc gia (National Institution on the Protection and Promotion of Human Rights, hoặc National Human Rights Intitutions – NHRIs). Theo

<i>OHCHR, cơ quan nhân quyền quốc gia được hiểu là “những cơ quan nhà nước có thẩm </i>

<i>quyền lập hiến và/hoặc lập pháp để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Những cơ quan này là một bộ phận của bộ máy Nhà nước và được Nhà nước cung cấp kinh phí để hoạt </i>

<small>20</small><i><small> Nguyễn Mạnh Tường (2013), Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khu vực ASEAN: Thực trạng, viễn cảnh </small></i>

<i><small>và tác động của nó đến Việt Nam, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 23. </small></i>

<small>21</small><i><small> Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Cơng pháp quốc tế (Quyển 2), NXB Hồng Đức - Hội </small></i>

<small>Luật gia Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 149. </small>

<small>22 Council of Europe, “Legal protection of human rights”, [of-human-</small>

<small> (truy cập ngày 11/6/2023). </small>

<small>23</small><i><small> Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2016), tlđd (21), tr. 152. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>động”</i><small>24</small>. Từ định nghĩa nêu trên, có thể hiểu, NHRIs khơng phải là NGOs; tuy nhiên, NHRIs cũng khơng hồn tồn giống với những cơ quan thông thường trong bộ máy nhà nước vì nó phải có tính độc lập với các cơ quan nhà nước khác - đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Các nguyên tắc Paris mà việc thành lập và hoạt động của NHRIs buộc phải tuân theo<small>25</small>. Trên thực tế, các cơ quan nhân quyền quốc gia có thể tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau; tuy nhiên, hai hình thức cơ bản và phổ biến nhất được thiết lập ở nhiều quốc gia, đó là: ủy ban nhân quyền quốc gia (National Commissions of Human Rights) với chức năng chính là đảm bảo quyền con người, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tiếp nhận và điều tra các khiếu nại về quyền con người; và cơ quan thanh tra Quốc hội (Ombudsman) với chức năng chính là giám sát sự công bằng và hợp pháp của bộ máy hành chính cơng, đảm bảo quyền con người được tơn trọng và thực thi nghiêm túc.

Nhìn chung, việc bảo vệ các giá trị quyền con người đòi hỏi nghĩa vụ đầu tiên là từ các quốc gia, sau đó là trách nhiệm của từng cá nhân cũng như tồn thể xã hội. Nói khác đi, việc bảo vệ quyền con người không chỉ là nghĩa vụ của riêng từng quốc gia mà nó địi hỏi sự chung tay của tất cả mọi người trên thế giới, bởi quyền con người có tính phổ biến. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh phát triển và nguồn lực tự thân của mỗi quốc gia, cơ chế nhân quyền quốc gia sẽ được thực hiện ở những cấp độ khác nhau và khơng đồng đều. Chính vì vậy, thực tiễn địi hỏi phải xây dựng một cơ chế hợp tác, phối hợp thực hiện và điều phối các nguồn lực mang tính quốc tế, tồn cầu cũng như khu vực, về quyền con người để có thể kịp thời nhận diện và đưa ra những hỗ trợ hợp lý cho những nơi mà quyền con người có nguy cơ bị xâm hại cũng như kịp thời phục hồi quyền con người ở những nơi mà các quyền này đã bị vi phạm<small>26</small>.

Qua q trình phân tích và trình bày sơ nét về các cơ chế bảo vệ quyền con người trên thế giới hiện nay, có thể thấy rằng, dù là cơ chế toàn cầu, cơ chế khu vực hay cơ chế quốc gia, cơ chế nào cũng đều rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao nhận thức về quyền con người cũng như góp phần bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ chỉ tập trung nghiên cứu về cơ chế bảo vệ quyền con người cấp khu vực (cụ thể là cơ chế khu vực về bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền) và sẽ giới thiệu, phân tích, trình bày rõ nét hơn ở những phần tiếp theo.

<small>24</small><i><small> OHCHR (2010), National Human Rights Institutions: History, Princicles, Roles and Responsibilities, NXB </small></i>

<small>United Nations, New York and Geneva, tr. 13. </small>

<small>25 Vũ Công Giao và Nguyễn Minh Tâm (2016), “Cơ quan nhân quyền quốc gia ở một số nước Đông Nam Á và </small>

<i><small>những kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1), tr. 3. </small></i>

<small>26</small><i><small> Phạm Xuân Hải (2016), tlđd (1), tr. 25. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>1.2 Khái quát về cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền </b>

<i>1.2.1 Khái niệm về cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền </i>

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật quốc gia cũng như trong các công ước, điều ước quốc tế thì chưa có bất kỳ khái niệm hay định nghĩa cụ thể, rõ ràng nào về “tòa án nhân quyền”. Đó có thể là một cơ quan tài phán được thành lập bởi một nhóm các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế với chức năng chính là xử lý, giải quyết các vụ việc vi phạm nhân quyền nhằm mục đích bảo vệ quyền con người trong một khu vực nhất định. Cho tới thời điểm hiện nay, trên thế giới chỉ mới có ba châu lục tồn tại cơ chế bảo vệ quyền con người thông qua mơ hình tịa án nhân quyền, đó là: châu Âu với Tòa án Nhân quyền châu Âu, châu Mỹ với Tòa án Nhân quyền liên Mỹ, châu Phi với Tòa án Nhân quyền châu Phi.

Trên thực tế, bên cạnh cơ chế khu vực, tòa án nhân quyền cũng đã xuất hiện trong cơ chế nhân quyền quốc gia, ví dụ tịa án nhân quyền ở Ấn Độ và Indonesia.

<i>Đối với Ấn Độ, Tòa án Nhân quyền Ấn Độ được thành lập theo Đạo luật Bảo vệ </i>

Nhân quyền năm 1993 của Ấn Độ. Cụ thể, mục 30 của Đạo luật này quy định rằng: việc thành lập các Tịa án Nhân quyền nhằm mục đích đưa ra xét xử nhanh chóng các hành vi phạm tội phát sinh do vi phạm nhân quyền; theo đó, với sự đồng ý của Chánh án Tịa án tối cao, Chính phủ các Bang có thể chỉ định cho mỗi quận một Tòa án Phiên họp với tư cách là một Tòa án Nhân quyền để xét xử các tội danh nói trên. Về mặt lý thuyết, việc thành lập các Tòa án Nhân quyền ở mỗi quận sẽ giúp cơ quan tư pháp của Ấn Độ có cơ hội bảo vệ và thực hiện quyền con người một cách tốt hơn ở từng địa phương. Đây là một điều cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, khi mà việc vi phạm nhân quyền ngày càng trở nên nghiêm trọng và phổ biến. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật, Đạo luật Bảo vệ Nhân quyền năm 1993 của Ấn Độ đã bị nhiều người chỉ trích do vẫn cịn tồn tại khá nhiều bất cập. Dưới góc độ thực tiễn, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã từng chỉ ra rằng, ngày càng nhiều những bằng chứng được tìm thấy liên quan đến các hành vi vi phạm nhân quyền đang diễn ra phổ biến ở Ấn Độ<small>27</small>. Ủy ban Nhân quyền quốc gia ở Ấn Độ cũng cảnh báo rằng, các trường hợp tử vong do tra tấn khi bị giam giữ ngày càng gia tăng đáng kể và dường như chỉ có các tịa án giám sát nhân quyền mới có thể giải quyết tình trạng này một cách thỏa đáng<small>28</small>. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chức năng và thành phần của Tòa án Nhân quyền vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi<small>29</small>. Do đó, các Tịa án này hầu như đều hoạt động kém hiệu quả, không thể thực hiện đầy đủ chức năng

<small>27 U.S. Department of State, “2020 Country Reports on Human Rights Practices: India”, [ (truy cập ngày 10/6/2023) </small>

<small>28National Human Rights Commission India, “Annual Report 2017 - 2018”, [ (truy cập ngày 10/6/2023). </small>

<small>29 Tanya Saraswat, “The Struggle to Establish Human Rights Courts in India: An Unfulfilled Promise”, [ (truy cập ngày 10/6/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

và vai trị của mình, trừ khi các nhà lập pháp của Ấn Độ xem xét lại những bất cập hiện có và loại bỏ chúng thơng qua những lần sửa đổi, bổ sung<small>30</small>.

<i>Đối với Indonesia, Tòa án Nhân quyền Indonesia được thành lập trong bối cảnh </i>

người dân của đất nước phải chịu nhiều sự xâm phạm, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, đặc biệt là những hành vi vi phạm nhân quyền xảy ra trong thời kỳ độc tài dưới sự cai trị của Tổng thống Suharto (1966 - 1998). Kể từ khi chính quyền Suharto hồn tồn sụp đổ vào tháng 5/1998, chính quyền mới của Indonesia đã có nhiều hoạt động đổi mới đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, một trong số đó là việc thành lập các Tịa án Nhân quyền vào năm 2000, với chức năng xét xử và đưa ra phán quyết về các trường hợp vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tuy nhiên, vai trị và tính hiệu quả của Tòa án Nhân quyền trong Nhà nước và xã hội Indonesia vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Dưới góc độ pháp luật, tương tự như trường hợp của Ấn Độ, Luật số 26/2000 về Tòa án Nhân quyền Indonesia được đánh giá là vẫn còn nhiều bất cập và chưa phù hợp với luật pháp quốc tế. Dưới góc độ thực tiễn, kể từ khi được thành lập, các Tòa án này đã dẫn đến ít vụ truy tố và thậm chí ít kết án hơn vì chỉ có ba vụ việc được xét xử tại các Tịa án này; trong đó, phiên tịa gần đây nhất là vào năm 2005. Điều này có thể lý giải rằng, chính yếu tố chính trị là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của các Tòa án Nhân quyền, đặc biệt là bởi sự can thiệp quá mức của lực lượng an ninh vào các vụ án; trong khi đó, thủ phạm, những người có liên quan trực tiếp đến việc lạm dụng nhân quyền trong quá khứ phần lớn lại là quân nhân - lực lượng vũ trang của Indonesia<small>31</small>. Như vậy, trên thực tế, các Tòa án Nhân quyền ở Indonesia đã ngừng hoạt động và dường như chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa<small>32</small>.

Mặc dù đã tồn tại từ lâu, nhưng nhìn chung, cơ chế quốc gia về bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền là một cơ chế ít phổ biến, khơng được áp dụng một cách rộng rãi trên thế giới; theo đó, tịa án nhân quyền quốc gia là một mơ hình tịa án chun trách, hiện nay chỉ mới được tìm thấy ở Indonesia và Ấn Độ. Thay vào đó, một số quốc gia trên thế giới thường lựa chọn thành lập các cơ quan nhân quyền quốc gia dưới dạng ủy ban nhân quyền quốc gia hoặc cơ quan thanh tra Quốc hội và giao cho các cơ quan này đảm nhận nhiệm vụ thúc đẩy, bảo đảm lẫn bảo vệ nhân quyền; ngồi ra, các quốc gia khác thì sẽ giao nhiệm vụ bảo vệ quyền con người cho các cơ quan tư pháp có thẩm quyền chung như tịa án quốc gia; một số khác thì lựa chọn thành lập tòa bảo hiến với chức năng đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp, giải quyết và xử

<small>30 Daksha Khanna, “National court for human rights”, [rights/#References] (truy cập ngày 10/6/2023). </small>

<small> Shyama Venkateswar, “Human Rights and Law in Asia”, [law-asia] (truy cập ngày 07/6/2023). </small>

<small> Melissa Crouch (2019), The Politics of Court Reform: Judicial Change and Legal Culture in Indonesia, NXB </small></i>

<small>Cambridge University, England, tr. 291. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

lý chung những vụ việc vi phạm các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Hiến pháp, trong đó bao gồm cả những vụ án xâm phạm quyền con người. Thơng qua những tìm hiểu khái quát về Tòa án Nhân quyền Ấn Độ và Tòa án Nhân quyền Indonesia, thực tiễn chỉ ra rằng, cơ chế bảo vệ quyền con người bằng mơ hình tịa án nhân quyền quốc gia hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều thách thức ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của mơ hình này. Điều này có lẽ sẽ địi hỏi nhiều hơn so với việc chỉ thay đổi luật pháp, chính trị, cụ thể là cần phải có những nghiên cứu sâu rộng, biện pháp triệt để, tất cả để nhằm mục đích khiến mơ hình này trở nên độc lập và đảm bảo quy trình giải quyết, xử lý vi phạm nhân quyền được thực hiện một cách minh bạch và nghiêm túc.

Từ những lẽ trên, để đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi của đề tài, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền cấp khu vực (sau đây gọi chung là cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tòa án nhân quyền) - một cơ chế gần gũi, quen thuộc, phổ biến và hoạt động hiệu quả hơn so với mơ hình tịa án nhân quyền trong cơ chế quốc gia.

Cơ chế bảo vệ quyền con người là một khái niệm cần được làm rõ và đã được khái quát sơ nét ở mục 1.1.2. Trong đó, cơ chế bảo vệ quyền con người thông qua mô hình tịa án nhân quyền là một trong những cơ chế phổ biến và hữu hiệu nhất hiện nay trong việc bảo vệ nhân quyền ở cấp độ khu vực. Trong cơ chế này, tòa án nhân quyền hoạt động với tư cách là một tổ chức pháp lý, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, xử lý các vấn đề về nhân quyền trong một khu vực nhất định dựa trên cơ sở chức năng, vai trò và nhiệm vụ của mình theo các quy định của hiến chương hay công ước quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, khác với tòa án nhân quyền trong cơ chế quốc gia hay Tịa án Cơng lý quốc tế trong cơ chế của Liên hợp quốc, tòa án nhân quyền khu vực cũng hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền con người bằng con đường tài phán nhưng sẽ chỉ gói gọn trong một phạm vi địa lý nhất định - tức rộng hơn phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nhưng sẽ khơng mang tính tồn cầu như cơ chế của Liên hợp quốc. Đồng thời, tòa án nhân quyền trong cơ chế khu vực sẽ có đối tượng xét xử, chủ thể tham gia vụ kiện cũng như cách thức vận hành, hoạt động và các quy tắc, thủ tục, phạm vi xét xử khác so với tịa án nhân quyền quốc gia hay Tịa án Cơng lý quốc tế, tùy thuộc vào đặc trưng của từng khu vực cụ thể. Nhìn chung, cơ chế nhân quyền khu vực hiện hành được chia thành bốn loại như sau: (i) cơ chế mang tính chất tun ngơn; (ii) cơ chế mang tính chất thúc đẩy nhân quyền; (iii) cơ chế thực hiện; và (iv) cơ chế với đầy đủ chức năng tài phán. Trong đó, những khu vực có cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền hiện nay, như cơ chế nhân quyền châu Âu, cơ chế nhân quyền liên Mỹ hay cơ chế nhân quyền châu Phi đều có thể được xếp vào nhóm cơ chế thực hiện và tiến tới cơ chế với đầy đủ chức năng tài phán. Theo đó, loại cơ chế thực hiện vẫn sẽ có chức năng giám sát, kiểm tra các hoạt động nhân quyền tại khu vực, tuy nhiên, hầu hết các

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

kết luận đưa ra chỉ mang tính chất khuyến nghị chứ khơng có tính chất chế tài, bắt buộc thực hiện<small>33</small>.

Nói tóm lại, mặc dù chưa có một khái niệm cụ thể nào khi đề cập đến tòa án nhân quyền, tuy nhiên, căn cứ vào vị trí, vai trị và chức năng của mơ hình này thì tịa án nhân

<i>quyền có thể được khái quát như sau: tòa án nhân quyền là cơ quan tài phán quốc tế </i>

<i>hoạt động trong một khu vực nhất định và thường được thành lập bởi một nhóm các quốc gia thành viên hoặc tổ chức quốc tế trong khu vực đó; tịa án nhân quyền có trách nhiệm chính là xem xét, giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia hoặc các khiếu kiện của cá nhân đối với một quốc gia khi có sự vi phạm cơng ước về nhân quyền và có thể u cầu các quốc gia phải tuân thủ theo các quyết định, phán quyết mà tịa án đưa ra. </i>

<i>Hoặc có thể tham khảo một quan điểm khác về tòa án nhân quyền như sau: “Toà án </i>

<i>nhân quyền là cơ quan được thành lập nhằm thực hiện chức năng bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền thông qua hoạt động xét xử và đưa ra ý kiến tư vấn”</i><small>34</small>. Như vậy, cơ chế bảo

<i>vệ quyền con người thông qua mơ hình tịa án nhân quyền có thể được hiểu là: việc tòa </i>

<i>án nhân quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình dựa trên các quy tắc, thiết chế, thủ tục có liên quan được quy định trong các cơng ước nhân quyền nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền con người trong khu vực. </i>

<i>1.2.2 Đặc điểm của cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền </i>

Xuất phát từ khái niệm nêu trên, cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền sẽ có những đặc điểm cơ bản như sau:

<i>Thứ nhất, cơ chế này thuộc hệ thống cơ chế quốc tế trong việc bảo vệ quyền con </i>

người. Xuất phát từ sự ghi nhận các nguồn văn bản pháp lý đa dạng và phong phú, cơ chế bảo vệ quyền con người đã được hình thành ở phạm vi quốc tế và được phân loại thành hai cơ chế gồm: cơ chế khu vực và cơ chế tồn cầu. tịa án nhân quyền là một cơ quan tài phán quốc tế, được xây dựng dựa trên các khung pháp lý (công ước, hiến chương, nghị định thư,...) do các quốc gia trong một khu vực nhất định thỏa thuận và cam kết; tòa án nhân quyền được xem là một trong những cơ chế bảo vệ quyền con người nổi bật của cơ chế khu vực. Hiện nay, các cơ chế khu vực về bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền gồm: cơ chế châu Âu với Tòa án Nhân quyền châu Âu, cơ chế châu Mỹ với Tòa án Nhân quyền liên Mỹ, cơ chế châu Phi với Tòa án Nhân quyền châu Phi đều được xem là các cơ chế nhân quyền quốc tế.

<i>Thứ hai, cơ chế này chỉ áp dụng cho các quốc gia trong phạm vi một khu vực địa </i>

lý nhất định. Tịa án nhân quyền là một cơ chế được hình thành thông qua sự thỏa thuận của các quốc gia là thành viên trong một khu vực quốc tế nhằm mục đích tăng cường sự

<small>33</small><i><small> Nguyễn Mạnh Tường (2013), tlđd (20), tr. 27. </small></i>

<small>34</small><i><small> Phạm Thị Thu Thủy (2009), Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam, </small></i>

<small>Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 37. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong phạm vi khu vực đó. Do đó, tịa án nhân quyền chỉ hoạt động trong một khu vực xác định và các phán quyết, khuyến nghị mà tòa án nhân quyền đưa ra sẽ khơng có hiệu lực áp dụng đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ nằm ngoài phạm vi khu vực đó.

<i>Thứ ba, các tiêu chuẩn về quyền con người và trách nhiệm bảo vệ quyền con </i>

người được quy định đầy đủ, chi tiết hơn các tiêu chuẩn trong cơ chế bảo vệ quyền con người của Liên hợp quốc, đồng thời, tính bắt buộc thực hiện trong cơ chế khu vực sẽ cao hơn so với cơ chế toàn cầu. Là một cơ quan quan trọng của cơ chế khu vực trong việc bảo vệ nhân quyền, tòa án nhân quyền phải là cánh tay nối dài, có mối liên hệ thống nhất với cơ quan nhân quyền của các quốc gia trong khu vực, đồng thời, phải đóng vai trị giống như một cơ quan phúc thẩm nhằm xử lý, giải quyết những vấn đề vi phạm nhân quyền mà cơ chế nhân quyền quốc gia của các thành viên trong khu vực không thể đáp ứng được<small>35</small>. Vì thế, các tiêu chuẩn liên quan đến việc bảo vệ quyền con người trong cơ chế khu vực phải mang tính chặt chẽ, phù hợp với các quốc gia thành viên trong khu vực hơn so với cơ chế của Liên hợp quốc.

<i>Thứ tư, cơ chế này có thẩm quyền xét xử và đưa ra phán quyết, khuyến nghị đối </i>

với các vụ việc vi phạm nhân quyền trong khu vực. Tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi khu vực mà tòa án nhân quyền sẽ có những chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền cụ thể khác nhau; tuy nhiên, nhìn chung, một trong những cách thức tốt nhất để bảo vệ quyền con người trong cơ chế khu vực là giao cho tòa án nhân quyền thẩm quyền xét xử các khiếu kiện của các quốc gia, tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến các hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng xảy ra trong khu vực đó. Ngồi ra, tịa án nhân quyền khu vực cũng có thể có một số chức năng khác như: giải thích các quy định của các công ước nhân quyền khu vực; tư vấn về một vấn đề hoặc vụ kiện cụ thể;...

<i>Thứ năm, cơ chế này hoạt động dựa trên sự phối hợp chặt chẽ với một ủy ban </i>

khu vực. Tịa án nhân quyền khơng phải là cơ quan nhân quyền duy nhất có chức năng bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực. Theo đó, các cơ chế nhân quyền khu vực trên thế giới đều tồn tại song song hai mơ hình gồm: tịa án và ủy ban. Cụ thể, bên cạnh tòa án nhân quyền khu vực, cơ chế châu Âu còn tồn tại Ủy ban Bộ trưởng, cơ chế châu Mỹ có Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ, cơ chế châu Phi thì có Ủy ban Nhân quyền châu Phi. Tương tự như các tòa án nhân quyền khu vực, các ủy ban khu vực cũng sẽ có vai trị, nhiệm vụ khác nhau tùy theo đặc trưng của các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các cơ quan này được tạo ra nhằm mục đích để phối hợp và hỗ trợ nhau trong công tác bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; giúp cho hoạt động của các cơ quan nhân quyền này có thể diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn; đồng thời, các cơ

<small>35</small><i><small> Nguyễn Thu Trang (2017), tlđd (2), tr. 22. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

quan này còn giúp tuân thủ và thực thi các quyền con người trong khu vực một cách cơng bằng, nghiêm túc hơn.

<i>1.2.3 Vai trị của tòa án nhân quyền cấp khu vực trong việc bảo vệ quyền con người </i>

Dựa vào khái niệm đúc kết từ mục 1.2.1, tựu trung, toà án nhân quyền khu vực sẽ có những vai trị chủ yếu sau đây:

<i>Thứ nhất, tịa án nhân quyền khu vực có thẩm quyền xét xử các tranh chấp về </i>

quyền con người phát sinh trong khu vực thông qua các chức năng phù hợp. Ở khu vực châu Âu, đặc điểm nổi bật nhất là bảo vệ các quyền dân sự, chính trị; tuy nhiên, việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa chưa được chú trọng tương xứng với các quyền dân sự, chính trị trong cơ chế này, mặc dù trong những thập kỷ gần đây đã có những cải thiện quan trọng<small>36</small>. Ngược lại, cơ chế bảo vệ quyền con người ở châu Phi nhấn

<i>mạnh yếu tố cộng đồng vì “ở châu Phi, con người là một phần của cộng đồng và các </i>

<i>quyền con người chỉ có thể được giải thích và xem xét trong bối cảnh quyền của cộng đồng”</i><small>37</small>. Việc cơ chế hoá theo khu vực sẽ giúp giới hạn được phạm vi nhiệm vụ và chức năng của các toà án nhân quyền, để những phán quyết sau khi xét xử có giá trị hiệu lực cao hơn trong thực tế, trên cơ sở đã cân nhắc các điều kiện về đặc điểm và nhu cầu của cộng đồng dân cư trong từng khu vực.

<i>Thứ hai, tòa án nhân quyền cịn có vai trị “lấp đầy” lỗ hổng trong cơ chế bảo vệ </i>

quyền con người quốc gia. Trên thực tế, một số đất nước khơng có cơ chế quốc gia để bảo vệ đầy đủ quyền con người. Điều này xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, văn

<i>hố, xã hội khác biệt; trong khi đó, pháp luật là “hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà </i>

<i>nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”</i><small>38</small> nên không một hệ thống pháp luật nào hồn tồn giống nhau. Theo đó, một số quốc gia sẽ có cơ chế bảo vệ quyền con người hiệu quả và đầy đủ hơn các quốc gia còn lại. Đây là mối quan hệ song phương giữa hai cơ chế: sự hình thành của tịa án nhân quyền khu vực là nền tảng để các nước thuộc khu vực đó chịu sự tác động và giám sát của cộng đồng quốc tế thay vì chỉ là câu chuyện nội bộ quốc gia. Hơn thế nữa, sự tác động của tòa án nhân quyền khu vực còn thể hiện thơng qua quyền tư vấn về tính phù hợp của hệ thống văn bản và dự thảo văn bản pháp luật trong các nước. Bằng cách đưa ra ý kiến tư vấn và khuyến nghị, đây được xem là nguồn hỗ trợ cho các nước hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người trong tương lai.

<i>Thứ ba, toà án nhân quyền khu vực giúp nâng cao nhận thức về quyền con người. </i>

Vai trò này là tiền đề để giảm thiểu các vụ việc xâm phạm quyền con người. Như đã

<small>36</small><i><small> Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), tlđd (3), tr. 374. </small></i>

<small>37 Emmanuel G. Bello, “The African Charter on Human and Peoples’ Rights. A Legal Analysis (Volume 194)”, [ (truy cập ngày 11/6/2023). </small>

<small>38</small><i><small> Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, NXB Công an Nhân </small></i>

<small>dân, Hà Nội, tr. 66. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

phân tích ở mục 1.1.1, quyền con người hình thành trên cơ sở nhu cầu của cá nhân mang quyền; vì vậy, những cá nhân, NGOs khi bị xâm phạm quyền bởi chính quốc gia mà mình là cơng dân, hoặc quốc gia bị vi phạm quyền bởi một quốc gia khác trong khu vực đều có thể đưa vụ việc ra tòa án nhân quyền khu vực để lên tiếng, thể hiện mong muốn được bảo vệ khi họ không nắm trong tay vị thế ngang bằng về sức mạnh hay quyền lực. Những vụ việc đã được giải quyết là kinh nghiệm giúp cho cộng đồng trong khu vực đó nâng cao nhận thức, theo thời gian xây dựng nền tảng văn hóa nhân quyền ở cấp độ khu vực - nơi chia sẻ những hiểu biết chung về tầm quan trọng của quyền con người cũng như vai trò của tòa án trong bảo vệ quyền con người.

<i>Thứ tư, tồ án nhân quyền khu vực có cơ chế quy kết trách nhiệm các quốc gia </i>

về vi phạm quyền con người. Quy kết trách nhiệm hay trách nhiệm giải trình là thuật ngữ đề cập đến nghĩa vụ của những người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về hành động của họ, là hành vi giải thích cho những người có thẩm quyền về sai phạm gây ra cho đối tượng bị ảnh hưởng về quyền lợi và phải chịu một số hình thức xử phạt nếu hành vi hoặc lời giải thích của họ bị phát hiện là không phù hợp. Thông qua cung cấp cho các cá nhân hoặc quốc gia trong khu vực đó quyền tiếp cận một cơ chế tài phán độc lập khi bị xâm phạm, tòa án đảm bảo các quốc gia vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành động và tuân theo tiêu chuẩn bảo vệ thúc đẩy quyền con người. Cơ chế giải trình trách nhiệm quốc tế có nhiệm vụ giám sát quan trọng trong việc thúc đẩy trách nhiệm của các quốc gia bằng cách thống nhất mục tiêu và tiêu chuẩn khu vực có thể áp dụng trong nước, đồng thời cung cấp các diễn đàn bổ sung để nêu lên bất bình, và đặc biệt hữu ích cho các nhóm đối tượng mà chính phủ khơng xem trọng ý kiến của họ<small>39</small>. Có thể hiểu rằng, toà án nhân quyền khu vực là một cơ chế độc lập và giúp đảm bảo quyền con người được tơn trọng trên thực tế. Từ đó, điều này sẽ tác động đến việc cải thiện chính sách, khẳng định tinh thần thượng tôn pháp luật trong mỗi quốc gia, ngăn chặn vi phạm trong tương lai và góp phần bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Nói tóm lại, tồ án nhân quyền cấp khu vực có bốn vai trị: (i) xét xử các vụ việc về quyền con người gắn liền hay phát sinh trong một khu vực địa lý nhất định; (ii) là nguồn bổ trợ cho cơ chế bảo vệ quyền con người quốc gia; (iii) nâng cao nhận thức bảo vệ quyền con người của cộng đồng trong khu vực; (iv) cung cấp cơ chế quy kết trách nhiệm đối với các quốc gia trong khu vực về vi phạm quyền con người. Với sự tác động cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, toà án nhân quyền khu vực là một “người bảo vệ” giúp cá nhân và cộng đồng được tiếp cận với các biện pháp hiệu quả khi quyền của họ bị xâm phạm, nhằm thúc đẩy việc tôn trọng nhân phẩm và pháp quyền.

<small>39 Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights and Center For Economic & Social Rights </small>

<i><small>(2013), Who will be accountable? Human Rights and the Post-2015 Development Agenda Summary - United </small></i>

<i><small>Nations, NXB United Nations, New York and Geneva, tr. 11. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG I </b>

Với nội dung và phạm vi của chương I là cơ sở lý luận về cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án nhân quyền, nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ được các vấn đề như sau:

<i><b>Thứ nhất, khái niệm về quyền con người. Hiện nay, vẫn chưa có khái niệm thống </b></i>

nhất về quyền con người. Mặc dù đã được nhắc đến và giải thích dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên, mỗi định nghĩa lại tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra hệ thống những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người. Do đó, nhóm tác giả đã trình bày những quan điểm của các cơ quan, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước; từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra những quan điểm riêng nhằm thống nhất một khái niệm về quyền con người mang tính bao hàm và khái quát nhất.

<i><b>Thứ hai, khái niệm và phân loại các cơ chế bảo vệ quyền con người. Tương tự </b></i>

như khái niệm về quyền con người, khái niệm về cơ chế bảo vệ quyền con người cũng chưa được thống nhất trên thế giới. Nhóm tác giả đã trình bày quan điểm của một số tác giả khác, đồng thời cắt nghĩa của từ và giải thích dựa theo những định nghĩa được nêu ra trong những cuốn từ điển phổ thông. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã phân loại các cơ chế bảo vệ quyền con người trên thế giới hiện nay thành ba nhóm: (i) cơ chế tồn cầu (thể hiện thông qua cơ chế của Liên hợp quốc); (ii) cơ chế khu vực; và (iii) cơ chế quốc gia. Qua đó, nhóm tác giả đã đánh giá tính hiệu quả của từng cơ chế bảo vệ nhân quyền và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài này ở cơ chế bảo vệ quyền con người thông qua mơ hình tịa án nhân quyền cấp khu vực.

<i><b>Thứ ba, khái quát về cơ chế bảo vệ quyền con người thơng qua mơ hình tịa án </b></i>

nhân quyền. Ở phần này, nhóm tác giả đã giới thiệu sơ nét về mơ hình tịa án nhân quyền trong cơ chế quốc gia (ở Indonesia và Ấn Độ) và chỉ ra được những bất cập, hạn chế còn tồn tại của mơ hình này. Từ đó, nhóm tác giả đã xác định và chỉ tập trung nghiên cứu mơ hình tòa án nhân quyền trong cơ chế khu vực để đảm bảo tính khả thi và tính thực tiễn của đề tài. Theo đó, nhóm đã trình bày sơ lược về khái niệm của tòa án nhân quyền, các đặc điểm cũng như các vai trò cơ bản, quan trọng và nổi bật của mơ hình này trong cơ chế bảo vệ quyền con người cấp khu vực.

Việc nghiên cứu các nội dung của chương I làm tiền đề về cơ sở lý luận, để nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và trình bày cụ thể những vấn đề tiếp theo trong Chương II và Chương III của cơng trình nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>CHƯƠNG II: MỘT SỐ MƠ HÌNH BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI THƠNG QUA TỊA ÁN NHÂN QUYỀN </b>

<b>2.1 Cơ chế bảo vệ quyền con người của Toà án Nhân quyền châu Âu </b>

<i>2.1.1 Cơ sở pháp lý và lịch sử hình thành </i>

Từ thế kỷ XII, những tư tưởng về quyền con người đã bắt đầu nhen nhóm và xuất hiện ở một số quốc gia châu Âu. Một trong những dấu hiệu cho thấy điều này là Magna Carta (còn được gọi là “Đại Hiến chương”) được ban hành vào năm 1215 bởi vua John Lackland của nước Anh. Bản Hiến chương này được xem là một bước tiến lớn về nhân quyền vì nó ghi nhận nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của nhà vua trên thực tế; mặc dù trước đó có một lịch sử lâu dài cho thấy những hành động của nhà vua sẽ không phải chịu bất kỳ hậu quả nào<small>40</small>. Sau hơn 800 năm, nhiều điều khoản của văn kiện này khơng cịn phù hợp với thời hiện đại; tuy nhiên, Đại Hiến chương vẫn lưu giữ những giá trị cơ bản vượt thời gian cũng như đặt nền móng cho các văn kiện nhân quyền quốc tế tiến bộ hơn sau này. Từ thế kỷ XVI - XVIII (thời kỳ Phục Hưng), những tư tưởng triết học và pháp lý về quyền con người ở châu Âu đã phát triển mạnh mẽ hơn<small>41</small>. Trong thời kỳ này, ở châu Âu, các quyền con người cơ bản đã được ghi nhận và thể hiện dưới dạng các quyền công dân trong một số văn kiện pháp lý của nhiều nước như: Tuyên ngôn về quyền (được Nghị viện Anh thông qua năm 1688); Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền (được Quốc hội Pháp thơng qua năm 1789);... Nhìn chung, châu Âu là một trong những châu lục có lịch sử tư tưởng, lý luận về quyền con người phong phú và phát triển bậc nhất trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại thế giới.

Hiện nay, châu Âu có một hệ thống văn kiện khu vực về quyền con người rất đa dạng, trong đó, văn kiện quan trọng nhất là Công ước châu Âu về Nhân quyền (European Convention on Human Rights - ECHR) - đây là một hiệp ước nhân quyền quốc tế giữa các Quốc gia thành viên của Hội đồng châu Âu (Council of Europe - CoE). Theo đó, CoE là một tổ chức quốc tế, được thành lập vào năm 1949 bởi 10 quốc gia ở Tây Âu nhằm mục đích bảo vệ dân chủ, nhân quyền và thúc đẩy sự thống nhất châu Âu thông qua thúc đẩy hợp tác các vấn đề về pháp lý, văn hóa, xã hội. Hiện nay, CoE có 46 Quốc gia thành viên (sau khi Nga đã bị trục xuất vào tháng 3/2022 do có hành vi xâm lược Ukraine)<small>42</small>. Cần lưu ý rằng, Hội đồng châu Âu (CoE) khác với Hội đồng châu Âu (European Council) - một cơ quan hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu (European Union - EU) với 27 Quốc gia thành viên; không quốc gia nào từng gia nhập EU mà không gia nhập trước vào CoE.

<small>40 USIDHR, “How did human rights come about? A Brief History Overtime”, [of-human-rights-documents-throughout-time/] (truy cập ngày 22/6/2023). </small>

<small> Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), tlđd (3), tr. 450-451. </small></i>

<small>42 Matthew J. Gabel, “Council of Europe”, [ (truy cập ngày 11/6/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

ECHR là công ước đầu tiên của CoE và là nền tảng cho mọi hoạt động của nó. Việc phê chuẩn Cơng ước này là điều kiện tiên quyết để được gia nhập vào CoE<small>43</small>. Ý tưởng thành lập ECHR được khởi nguồn vào đầu những năm 1940 khi châu Âu vẫn đang chìm trong những cuộc khủng hoảng bởi Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào tháng 5/1948, một sự kiện lớn được tổ chức tại The Hague với sự tham gia của hơn 750 đại biểu đến từ nhiều quốc gia khắp Tây Âu. Thông qua sự kiện này, ECHR bắt đầu được hình thành. Theo đó, mùa hè năm 1949, ECHR đã được CoE soạn thảo và lấy cảm hứng dựa trên UDHR của Liên hợp quốc; Công ước đã được mở ký vào ngày 04/11/1950 và có hiệu lực đầy đủ vào ngày 03/9/1953. Theo đó, ECHR quy định một tập hợp các quyền phổ quát với mục đích đảm bảo các quyền và tự do cơ bản của con người, nghiêm cấm các hành vi xâm hại, đồng thời thiết lập các hệ thống giám sát việc thực thi nhân quyền trong khu vực. Hơn nữa, ECHR cịn góp phần nâng cao tiêu chuẩn và nhận thức về nhân quyền trong cộng đồng và giữa các Quốc gia thành viên của CoE<small>44</small>. Từ đó, có thể thấy, cơ chế nhân quyền châu Âu được ra đời từ nhu cầu ngăn chặn tình trạng vi phạm nhân quyền đến cùng cực đã xảy ra ở châu lục này trong suốt thời kỳ diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai<small>45</small>.

ECHR được các quốc gia ký kết nhằm đưa ra những cam kết pháp lý tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định về hành vi và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người dân. Đó là một hiệp ước nhằm bảo vệ pháp quyền và thúc đẩy dân chủ ở các nước châu Âu<small>46</small>. ECHR có tổng cộng gồm ba mục tương ứng với 59 điều. Mục I ECHR bao gồm các điều khoản nhằm đảm bảo các quyền và tự do cơ bản của con người như: Quyền được sống (Điều 2); Cấm tra tấn (Điều 3); Quyền tự do và an tồn (Điều 5); Quyền kết hơn (Điều 12); Quyền không bị phân biệt đối xử (Điều 14);… Theo q trình phát triển, văn kiện này cịn được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định thư khác như: Nghị định thư số 1, 4, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15 và 16. ECHR hiện được xem là thỏa ước quốc tế về nhân quyền duy nhất bảo vệ cá nhân ở mức độ cao nhất<small>47</small>. Mục II ECHR thiết lập một bộ máy thực thi quốc tế mà nòng cốt là ba cơ quan gồm: Ủy ban Nhân quyền châu Âu (European Commission of Human Rights); Ủy ban các Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu (Committee of Ministers of the Council of Europe); và Tòa án Nhân quyền châu Âu

<small>43 Council of Europe, “A Convention to protect your rights and liberties”, [rights-convention] (truy cập ngày 11/6/2023). </small>

<small> International UK, “What is the European Convention on Human Rights?”, [ (truy cập ngày 11/6/2023). </small>

<small>45</small><i><small> Nguyễn Mạnh Tường (2013), tlđd (20), tr. 23. </small></i>

<small>46</small><i><small> Amnesty International UK, tlđd (44), </small></i><small>(truy cập ngày 11/6/2023). </small>

<small>47 Trần Văn Duy và Chử Thị Nhuần, “Cơ chế bảo đảm quyền con người ở châu Âu hiện nay”, [ (truy cập ngày 12/6/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

(European Court of Human Rights - ECtHR). Điều 19 ECHR quy định việc thành lập

<i>ECtHR như sau: “Để đảm bảo việc tuân thủ cam kết của các Bên ký kết cao trong Công </i>

<i>ước và các Nghị định thư kèm theo, sẽ thành lập Tòa án Nhân quyền châu Âu”. Sau sáu </i>

năm từ khi ECHR có hiệu lực, ECtHR mới được thành lập tại Strasbourg, Pháp, chính thức đi vào hoạt động từ năm 1959. Cũng vào thời điểm này, ECtHR đã thơng qua Quy tắc của Tịa án.

Ban đầu, quyền tiếp cận ECtHR còn khá hạn chế do sự tồn tại của Ủy ban Nhân quyền châu Âu. Theo đó, các cá nhân muốn khiếu kiện thì khơng được nộp đơn trực tiếp tới Tòa án. Nhiệm vụ của Ủy ban là nhận các đơn khiếu kiện từ các cá nhân, tổ chức về những hành vi vi phạm ECHR; nếu nhận thấy khiếu kiện nào có cơ sở vững chắc, chính đáng thì trước hết, Ủy ban sẽ đứng ra làm trung gian hòa giải; nếu hòa giải khơng thành thì Ủy ban mới chuyển hồ sơ vụ việc cho ECtHR để xử lý. Điều này có nghĩa, chỉ có Ủy ban Nhân quyền châu Âu và các quốc gia có khiếu kiện mới được quyền đưa vụ việc ra ECtHR. Mặc dù đến khi Nghị định thư số 9 có hiệu lực, các cá nhân, tổ chức đã được quyền đưa vụ việc ra trước ECtHR nhưng cũng chỉ giới hạn trong một số trường hợp nhất định. Theo đó, Ủy ban này được thành lập vào năm 1954 nhưng đã chấm dứt hoạt động từ năm 1998. Mặc dù vậy, nó đã từng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ ECtHR trong suốt khoảng thời gian nó tồn tại.

Đến ngày 01/11/1998, Nghị định thư số 11 chính thức có hiệu lực thì cũng là lúc mà Nghị định thư số 9 hết hiệu lực. Nghị định thư này được ban hành nhằm quy định về việc thành lập ECtHR thường trực với các thể chế và thủ tục cụ thể. Theo đó, tồn bộ hệ thống của CoE đã trải qua một cuộc cải tổ mạnh mẽ: Ủy ban Nhân quyền châu Âu đã bị bãi bỏ, từ đây, các cá nhân hay tổ chức có đơn khiếu kiện thì có thể nộp trực tiếp lên ECtHR; bên cạnh đó, Ủy ban Bộ trưởng khơng cịn quyền ra phán quyết mặc dù nó vẫn duy trì vai trị quan trọng trong việc đảm bảo các bên chịu sự điều chỉnh của Công ước phải tuân thủ phán quyết của ECtHR. Do đó, cơ quan duy nhất có thể can thiệp vào việc xét xử các hành vi vi phạm nhân quyền là ECtHR<small>48</small>. Các quy tắc quản lý tổ chức và hoạt động của cơ quan này cho thấy mục tiêu rõ ràng của những nhà thúc đẩy cải cách, cụ thể là giới thiệu một hệ thống bảo vệ nhân quyền hiệu quả ở châu Âu<small>49</small>. Nghị định thư số 11 ra đời đã tìm cách giải quyết các hồ sơ tồn đọng thơng qua việc thiết lập một Tịa án như một cơ quan toàn thời gian, giúp đơn giản hóa thủ tục và giảm thời gian tố tụng. Tuy nhiên, Nghị định thư này vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng, vấn đề chủ yếu đến từ sự bùng nổ về khối lượng vụ việc cần được giải quyết bởi Tịa án vì số lượng khiếu kiện đã gia tng mt cỏch ỏng k.

<small>48</small><i><small> Jean-Franỗois Renucci (2005), Introduction to the European Convention on Human Rights, NXB Council of </small></i>

<small>Europe, Strasbourg, tr. 94. </small>

<small>49</small><i><small> Jean-Franỗois Renucci (2005), tlđd (48), tr. 96. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Nhằm đáp ứng tính cấp thiết về nhu cầu nâng cao hiệu quả lâu dài của bộ máy kiểm soát, Nghị định thư số 14 được soạn thảo để tiếp nối Nghị định thư số 11, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/6/2010. Đây là sự đổi mới giúp tăng tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát do ECHR thiết lập, cung cấp cho Tòa án thủ tục và sự linh hoạt để xử lý tất cả các đơn khiếu kiện nhanh chóng, đồng thời cho phép Tịa án tập trung vào các vụ việc cần xem xét chuyên sâu. ECtHR có thể đưa ra phán quyết đối với các cáo buộc vi phạm Công ước và Ủy ban Bộ trưởng giám sát việc thi hành các phán quyết của Tịa án. Sự bổ sung này nhằm đảm bảo tính hiệu quả, vì cơ quan tư pháp có quyền đưa ra các phán quyết trong khi cơ quan chính sách giám sát việc thực thi. Ngoài ra, các cải cách trong Nghị định thư số 14 cũng giúp giảm bớt thời gian mà ECtHR phải dành cho các đơn khiếu kiện rõ ràng không thể chấp nhận được và các đơn trùng lặp<small>50</small>.

Cần lưu ý rằng, Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECtHR) và Tịa án Cơng lý châu Âu (European Court of Justice - ECJ) là hai cơ quan tài phán có thẩm quyền về địa lý và vụ việc hồn tồn khác biệt nhau. Theo đó, ECtHR là cơ quan được hình thành dựa trên ECHR với những chức năng đã nêu; còn ECJ là một cơ quan thuộc EU, nhiệm vụ chính của nó là đảm bảo luật pháp của EU được giải thích và áp dụng thống nhất tại các Quốc gia thành viên - tức ECJ được thiết lập dựa trên luật pháp EU chứ không phải luật về nhân quyền, mặc dù đơi khi luật pháp của EU có thể liên quan đến các vấn đề về nhân quyền<small>51</small>. Trước đây, liên quan đến các vụ việc xâm phạm nhân quyền, ECtHR khơng có thẩm quyền giải quyết những vụ kiện nhằm chống lại EU vì EU khơng phải là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định thư số 14 có hiệu lực, EU đã được phép gia nhập vào ECHR<small>52</small>. Đồng thời, Hiệp ước về Liên minh châu Âu cũng tuyên bố rằng, EU sẽ gia nhập vào Công ước này<small>53</small>. Việc EU gia nhập và trở thành một thành viên của ECHR là một điều cần thiết nhằm ràng buộc trách nhiệm pháp lý của EU đối với những bản án, phán quyết của ECtHR; đồng thời, điều này còn giúp giảm sự mâu thuẫn giữa các án lệ của ECtHR và ECJ khi giải quyết những vấn đề về nhân quyền. Bởi lẽ, Hiệp ước về Liên minh châu Âu chỉ xem ECHR như là một trong những nguyên tắc chung của pháp luật Liên minh<small>54</small>; do đó, ECJ khi xét xử các vụ việc vi phạm nhân quyền sẽ áp dụng các quy định về quyền cơ bản theo pháp luật EU, nhiều điều khoản trong đó dựa trên nhưng khơng giống với các điều khoản của Cơng ước. Vì vậy, việc EU gia nhập

<small>50 House of Lords/House of Commons Joint Committee on Human Rights (2004), “Protocol No. 14 to the European Convention on Human Rights, First Report of Session 2004–05”, tr. 9. </small>

<small>51</small><i><small> Council of Europe, tlđd (22), (truy cập ngày 11/6/2023). </small></i>

<small>52</small><i><small> European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms, as amended by </small></i>

<i><small>Protocols Nos. 11 and 14 (‘ECHR’), opened for signature 4 November 1950, ETS 5 (entered into force 3 </small></i>

<small>September 1953), Article 59.2. </small>

<small>53</small><i><small> Consolidated version of the Treaty on European Union, opened for signature 13 December 2007, 2008/C 115/01 </small></i>

<small>(entered into force 1 December 2009), Article 6.2. </small>

<small>54</small><i><small> Consolidated version of the Treaty on European Union, tlđd (53), Article 6.3. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

vào Công ước sẽ giúp đảm bảo sự phát triển thống nhất, hài hòa trong hệ thống các án lệ giữa hai cơ quan tài phán này<small>55</small>. Tuy nhiên, do còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán, cho đến nay, EU vẫn chưa gia nhập và trở thành một thành viên chính thức của ECHR.

<i>2.1.2 Cấu trúc và chức năng </i>

<i>Về thành phần, ECtHR có tổng cộng 46 thẩm phán đến từ 46 Quốc gia thành viên </i>

của ECHR. Các thẩm phán của ECtHR phải có tư cách đạo đức cao và đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm vào chức vụ tư pháp cấp cao hoặc chuyên gia pháp lý. Theo đó, họ phải hoạt động với tư cách cá nhân - không phải là đại diện của quốc gia mà họ mang quốc tịch; đồng thời, trong nhiệm kỳ của mình, các thẩm phán cũng không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào không phù hợp với sự độc lập, vô tư của họ<small>56</small>.

<i>Về quy trình bầu cử, theo quy định của ECHR, việc bầu cử các thẩm phán của </i>

ECtHR phải trải qua hai giai đoạn<small>57</small> gồm: (i) thủ tục lựa chọn quốc gia, trong đó, mỗi Quốc gia thành viên của Công ước sẽ giới thiệu ba ứng viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Công ước trước Hội đồng Nghị viện của CoE; (ii) Hội đồng sẽ đánh giá trình độ của các ứng viên được đề xuất, đánh giá tính cơng bằng của thủ tục quốc gia và bầu chọn một trong những ứng viên đó làm thẩm phán. Theo đó, các thẩm phán được bầu ra bởi Hội đồng sẽ có nhiệm kỳ chín năm và khơng bị cách chức trừ khi các thẩm phán khác quyết định theo đa số 2/3 rằng thẩm phán đó khơng còn đáp ứng các điều kiện bắt buộc<small>58</small>. Sau khi bầu xong, các thẩm phán sẽ tiếp tục bầu ra một Chánh án và hai Phó Chánh án (với nhiệm kỳ 3 năm) và các Chánh tòa (với nhiệm kỳ 2 năm). Mỗi Phân tòa cũng phải tiến hành bầu ra một Phó Chánh tịa (với nhiệm kỳ 2 năm)<small>59</small>.

<i>Về cấu trúc, ECtHR được chia thành năm Phân tòa, được lãnh đạo bởi một Chánh </i>

án và năm Chánh tịa, trong đó có hai Chánh tịa đồng thời là Phó Chánh án của ECtHR. Mỗi Phân tịa có một Chánh tịa, một Phó Chánh tịa và một số thẩm phán khác. Mỗi Phân tòa phải bầu ra một Hội đồng; mỗi Hội đồng sẽ bao gồm Chánh tòa, một “thẩm phán quốc gia” (thẩm phán được bầu đối với bất kỳ Bên ký kết nào có liên quan) và năm thẩm phán khác do Chánh tòa chỉ định luân phiên<small>60</small>. Bên cạnh các Phân tịa cịn có các Ủy ban, mỗi Ủy ban gồm ba thẩm phán của cùng một Phân tịa<small>61</small>. Theo đó, Chánh án của Tịa án sẽ quyết định số lượng Ủy ban được thành lập.

<small>55 Council of Europe, “Accession by the European Union to the European Convention on Human Rights. Answers to frequently asked questions”, [ (truy cập ngày 25/7/2023). </small>

<small>56</small><i><small> European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms, tlđd (52), Article 21. </small></i>

<small>57</small><i><small> European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms, tlđd (52), Article 22. </small></i>

<small>58</small><i><small> European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms, tlđd (52), Article 23. </small></i>

<small>59</small><i><small> Rules of Court, 2023, Rule 8. </small></i>

<small>60</small><i><small> Rules of Court, 2023, Rule 26.1. </small></i>

<small>61</small><i><small> Rules of Court, 2023, Rule 27.1. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Bên cạnh các Phân tịa, ECtHR cịn có một Đại Hội đồng với 17 thẩm phán và có ít nhất ba thẩm phán dự khuyết, trong đó gồm Chánh án, các Phó Chánh án của Tòa án và các Chánh tòa<small>62</small>. Tòa án cũng có một Văn phịng nhằm giúp Chánh án của Tịa án thực hiện các cơng việc, nhiệm vụ của mình, đồng thời tạo điều kiện phối hợp một cách chặt chẽ và linh hoạt giữa năm Phân tòa. Văn phòng của Tòa án cũng bao gồm Chánh án, các Phó Chánh án và các Chánh tịa<small>63</small>.

<i>Về chức năng, ECtHR hiện nay có hai chức năng chính gồm: (i) tư vấn về vấn đề </i>

liên quan đến giải thích ECHR và các Nghị định thư theo yêu cầu của Ủy ban Bộ trưởng<small>64</small>; (ii) tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu kiện của các cá nhân, NGOs hoặc của các Quốc gia thành viên<small>65</small>. Suốt hơn 60 năm hoạt động, chỉ có rất ít các đơn kiện được đệ trình là tranh chấp giữa các quốc gia, hầu hết các vụ kiện còn lại đều do các cá nhân, tổ chức đệ trình nhằm chống lại một hay nhiều Quốc gia thành viên do có những hành vi vi phạm ECHR. Điều này xuất phát từ việc các cá nhân, tổ chức không thỏa mãn với những phán quyết được đưa ra bởi cấp xét xử trong nước vì những cơ quan này đã không bảo vệ các quyền con người mà đáng lẽ họ được nhận theo ECHR<small>66</small>.

Một trong những ưu điểm chính của ECtHR là hệ thống thẩm quyền bắt buộc, tức ngay khi một quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập ECHR, quốc gia đó sẽ tự động đặt mình dưới quyền tài phán của Tịa án này<small>67</small>. Khi một vụ việc đã được ECtHR thụ lý, Tòa án sẽ ra phán quyết để trả lời cho câu hỏi rằng, liệu quốc gia bị cáo buộc có vi phạm ECHR khơng. Theo đó, Tịa án được xem là cấp xét xử cuối cùng và phán quyết của Tịa có giá trị bắt buộc đối với tất cả các bên liên quan trong vụ việc. Điều này có nghĩa, khơng có bất kỳ Quốc gia nào của CoE được phép từ chối thực thi các bản án, phán quyết của ECtHR.

<i>2.1.3 Trình tự thủ tục </i>

Thủ tục khởi kiện tại ECtHR gồm ba giai đoạn: (i) nộp đơn kiện và xem xét khả năng được thụ lý; (ii) thủ tục tố tụng sau khi thụ lý đơn kiện; (iii) thi hành phán quyết.

<i>Đầu tiên, bước nộp đơn khiếu kiện trải qua hai giai đoạn chính, bao gồm: xem </i>

xét khả năng thụ lý và xem xét nội dung đơn kiện. Theo đó, ứng với từng loại khiếu kiện thì sẽ có trình tự thụ lý khác nhau.

Đối với đơn khiếu kiện cá nhân, các đơn kiện phải thỏa mãn yêu cầu quy định tại Quy tắc 47 của Quy tắc Tòa án. Khi nhận được đơn khiếu kiện, Tòa án phải xác định

<small>62</small><i><small> Rules of Court, 2023, Rule 24. </small></i>

<small>63</small><i><small> Rules of Court, 2023, Rule 9A. </small></i>

<small>64</small><i><small> European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms, tlđd (52), Article 32. </small></i>

<small>65</small><i><small> European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms, tlđd (52), Article 33 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

xem nó đã đáp ứng tất cả các yêu cầu về khả năng thụ lý hay chưa. Nếu mẫu đơn không được điền chính xác hoặc khơng đính kèm các tài liệu cần thiết thì ECtHR sẽ khơng xem xét đơn kiện này; ngược lại, Tòa án sẽ tiếp tục xem xét khả năng thụ lý, sau đó là thừa nhận giá trị khiếu kiện. Quyết định thụ lý đơn kiện sẽ được đưa ra thông qua một trong bốn chủ thể hoặc cơ quan sau: một thẩm phán duy nhất (a Single Judge), một Ủy ban (Committee), một Hội đồng (Chamber) và một Đại Hội đồng (Grand Chamber)<small>68</small>. Theo đó, một thẩm phán duy nhất chỉ đưa ra quyết định đối với những khiếu kiện thể hiện minh thị là khơng thể chấp nhận; Ủy ban có thẩm quyền đối với những vụ việc mà vấn đề nằm trong luật án lệ của Tòa án; Hội đồng đưa ra các quyết định về khả năng thụ lý, phán quyết về nội dung đối với các trường hợp chưa được xét xử nhiều lần; còn Đại Hội đồng sẽ xét xử các vụ kiện đã bị kháng cáo hoặc bị huỷ bỏ bởi một Hội đồng. Tiêu chí thụ lý đơn kiện đã thay đổi từ khi các quốc gia phê chuẩn Nghị định thư số 15. Tóm lại, phải đáp ứng các tiêu chí: (i) đã sử dụng hết biện pháp khắc phục trong nước; (ii) thời hạn nộp đơn trong vịng bốn tháng kể từ ngày có phán quyết cuối cùng trong nước; (iii) khiếu kiện nhằm chống lại một Quốc gia thành viên của ECHR; (iv) người nộp đơn phải gánh chịu một bất lợi đáng kể. Nếu không đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào nêu trên thì đơn kiện sẽ khơng được thụ lý, đồng nghĩa vụ việc kết thúc và sẽ không tiếp nhận kháng cáo đối với quyết định trên<small>69</small>.

Các quốc gia cũng có thể gửi đơn kiện nếu nhận thấy quốc gia mình đang bị xâm phạm, đây là loại đơn khiếu kiện liên quốc gia (inter-state applications). Khác với thủ tục thụ lý đơn kiện cá nhân, đơn kiện liên quốc gia trải qua một thủ tục tư pháp duy nhất là thông qua Hội đồng<small>70</small>. Hội đồng xem xét vụ việc sẽ chỉ định một hoặc nhiều thẩm phán làm Báo cáo viên Thẩm phán (Judge Rapporteur), nhiệm vụ của họ là đệ trình báo cáo về khả năng thụ lý<small>71</small>. Chánh án sẽ ngay lập tức thông báo cho bị đơn về vụ việc và đơn kiện sẽ được chuyển đến một trong các Phân tòa của ECtHR<small>72</small>. Các thẩm phán được ủy quyền bởi các bên tranh chấp sẽ mặc nhiên ngồi trong Hội đồng để xét xử vụ việc (ex officio). Điều này thể hiện nguyên tắc bình đẳng của ECHR và càng hợp lý khi có nhiều hơn một quốc gia nộp đơn khiếu kiện. Điểm khác biệt về các điều khoản xác minh khả năng thụ lý giữa khiếu kiện cá nhân và khiếu kiện liên quốc gia nằm ở chỗ: phạm vi mà Chánh tồ có thể tham vấn với đại diện của các Quốc gia về việc từ bỏ quy tắc

<small>68 International Justice Resource Center, “ECtHR: Composition & Election process”, [content/uploads/2020/07/ECtHR-EC-mini-guidefinal-1.pdf] (truy cập ngày 17/6/2023). </small>

<small> International Justice Resource Center, “European Court of Human Rights”, [court-of-human-rights/?fbclid=IwAR0O80OZA0vv-</small>

<small> (truy cập ngày 16/6/2023). </small>

<small>70European Court of Human Rights, “Q & A on Inter-State Cases”, [ (truy cập ngày 17/6/2023). </small>

<small>71</small><i><small> Rules of Court, 2023, Rule 48. </small></i>

<small>72</small><i><small> Rules of Court, 2023, Rule 51. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

bằng văn bản và xác định thủ tục bằng lời nói, cung cấp thêm bằng chứng, tiến hành phiên điều trần<small>73</small>.

<i>Tiếp đến, bước thủ tục tố tụng sau khi tiếp nhận khiếu kiện sẽ chia thành hai thủ </i>

tục. Đối với đơn khiếu kiện cá nhân, sau khi đã được thụ lý, Hội đồng hoặc Chánh tịa có thể mời các bên gửi thêm bằng chứng và văn bản quan sát. Trừ khi có quyết định khác, các bên sẽ được phép nộp các quan sát của mình trong cùng thời điểm. Theo yêu cầu của một bên hoặc theo kiến nghị của chính mình, Hội đồng có thể tổ chức một phiên điều trần về nội dung khiếu kiện<small>74</small>. Đối với đơn khiếu kiện liên quốc gia, sau khi Hội đồng đã thụ lý theo Điều 33 ECHR, Chánh toà ấn định thời hạn nộp nhận xét về nội dung bằng văn bản và nộp thêm bằng chứng sau khi tham khảo ý kiến của các bên liên quan. Các bước tố tụng khác bao gồm: yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục theo Quy tắc 39 của Quy tắc Tòa án<small>75</small>; tổ chức phiên điều trần về khả năng thụ lý hoặc về nội dung khiếu kiện<small>76</small>.

<i>Cuối cùng, tại bước thi hành phán quyết, phán quyết cuối cùng của ECtHR có </i>

hiệu lực bắt buộc đối với các bên liên quan<small>77</small>. Phần lớn các phán quyết của Tòa án chỉ xác định rằng quốc gia bị cáo buộc có vi phạm nhân quyền hay khơng, nếu có thì ECtHR có thể u cầu quốc gia đó phải bồi thường cho chủ thể bị vi phạm nhân quyền và tiến hành những sửa đổi, khắc phục cần thiết. Tuy nhiên, ECtHR sẽ không đưa ra những hướng dẫn cụ thể, chi tiết mà để quốc gia vi phạm tự mình xác định những biện pháp và cách thức để thực thi bản án; đồng thời, phán quyết cuối cùng của ECtHR sẽ được chuyển cho Ủy ban Bộ trưởng để giám sát việc thực thi của quốc gia<small>78</small>. Trường hợp Ủy ban cho rằng phán quyết của ECtHR khơng được thực thi, Ủy ban có thể nhờ ECtHR xác định xem quốc gia vi phạm có từ chối việc thực thi phán quyết đó hay khơng; nếu có thì ECtHR sẽ chuyển vụ việc lại cho Ủy ban để cân nhắc thực hiện các biện pháp cần thiết<small>79</small>. Trong nhiều trường hợp, quốc gia vi phạm có thể phải sửa đổi cả pháp luật nước mình để nó trở nên phù hợp hơn với ECHR<small>80</small>.

<i>2.1.4 Thực tiễn vận hành của cơ chế</i>

Từ năm 1959 đến năm 1988, ECtHR đã trải qua một giai đoạn hoạt động khá im ắng do chưa có nhiều quốc gia phê chuẩn ECHR, một phần cũng do sự can thiệp của Ủy ban Nhân quyền châu Âu trong hoạt động lọc và xử lý đơn khiếu kiện. Tuy nhiên, mọi thứ đã đột ngột leo thang trong những năm tiếp theo khi ngày càng nhiều quốc gia mới

<small>73</small><i><small> Rules of Court, 2023, Rule 55, 56, 57. </small></i>

<small>74</small><i><small> Rules of Court, 2023, Rule 59. </small></i>

<small>75</small><i><small> International Justice Resource Center, tlđd (68) (truy cập ngày 17/6/2023). </small></i>

<small>76</small><i><small> Rules of Court, 2023, Rule 58.2. </small></i>

<small>77</small><i><small> European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms, tlđd (52), Article 46.1. </small></i>

<small>78</small><i><small> European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms, tlđd (52), Article 46.2. </small></i>

<small>79</small><i><small> European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms, tlđd (52), Article 46.4. </small></i>

<small>80</small><i><small> European Court of Human Rights (2021), tlđd (66), tr. 10. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

gia nhập vào ECHR; thậm chí, trong một vài giai đoạn đã đặt ra tình trạng báo động vì Tịa án bị q tải. Đến tháng 11/1998, mặc dù sự ra đời của Nghị định thư số 11 đã góp phần khắc phục phần nào tình trạng tồn đọng án; tuy nhiên, hiệu quả và chất lượng của Tòa án vẫn bị đe dọa nghiêm trọng bởi số lượng lớn đơn khiếu kiện khổng lồ trước đó đang chờ được xử lý. Cụ thể, trong năm 2003, có khoảng 39.000 đơn khiếu kiện mới đã được chuyển đến Tòa án; và gần 65.000 đơn khiếu kiện trước đó vẫn chưa được giải quyết tính đến cuối năm 2003<small>81</small>. Tình trạng này tiếp tục kéo dài đến cuối những năm 2000, cụ thể: năm 2007 có 41.650 đơn<small>82</small>, năm 2008 có 49.850 đơn<small>83</small> và năm 2009 có 57.100 đơn<small>84</small> khiếu kiện mới được đưa lên ECtHR.

Đến năm 2010, Nghị định thư số 14 đem lại những sự cải thiện đáng kể cho hoạt động của ECtHR. Cụ thể, từ năm 2012 đến năm 2022<small>85</small>, số lượng đơn khiếu kiện mới được gửi đến mỗi năm đã giảm mạnh (năm 2012 có khoảng 64.900 đơn và đến năm 2022 chỉ còn khoảng 45.500 đơn); theo đó, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 thì tăng giảm liên tục, giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 thì có sự ổn định (với khoảng trên 40.000 đơn mới được nộp mỗi năm). Trong giai đoạn 10 năm này, số lượng đơn kiện được giải quyết cũng có khuynh hướng giảm (năm 2012 là 87.879 đơn và đến năm 2022 thì giảm cịn 39.570 đơn), bao gồm cả những đơn khiếu kiện không được chấp nhận và chỉ có một số ít các đơn khiếu kiện đã có phán quyết. Bên cạnh đó, số lượng đơn khiếu kiện đang chờ được xử lý mỗi năm cũng có sự suy giảm (năm 2012 có khoảng 128.100 đơn và đến năm 2022 giảm còn khoảng 74.650 đơn).

Theo dữ liệu thống kê trong bản báo cáo thường niên mới nhất của ECtHR nửa đầu năm 2023<small>86</small>, tổng số đơn kiện mới được gửi đến Tòa án là 20.550 đơn (giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022), tổng số đơn kiện đã được giải quyết là 17.170 đơn (giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022), tổng số đơn kiện cịn tồn đọng tính đến ngày 30/6/2023 là 76.750 đơn (tăng 3% so với đầu năm 2023); trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ukraine chiếm tỷ lệ số lượng đơn kiện đang chờ được xử lý nhiều nhất.

Tổng kết lại, trong suốt lịch sử hoạt động từ năm 1959 đến cuối năm 2022, ECtHR đã ban hành tổng cộng 21.784 bản án, phán quyết phát hiện ít nhất một hành vi vi phạm ECHR. Trong đó, 10 Quốc gia thành viên có số lượng phán quyết vi phạm nhân quyền lớn nhất lần lượt từ cao đến thấp là: Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Bang Nga, Ý, Ukraine,

<small>81 European Court of Human Rights (2004), “Annual Report 2003 of the European Court of Human Rights”, tr. 105. </small>

<small>82 European Court of Human Rights (2009), “Annual Report 2008 of the European Court of Human Rights”, tr. 127. </small>

<small>83</small><i><small> European Court of Human Rights (2009), tlđd (82), tr. 127. </small></i>

<small>84 European Court of Human Rights (2010), “Annual Report 2009 of the European Court of Human Rights”, tr. 139. </small>

<small>85 European Court of Human Rights (2023), “Analysis of statistics 2022”, tr. 6. </small>

<small>86 European Court of Human Rights (2023), “European Court of Human Rights Statistics”, tr. 1. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Romania, Ba Lan, Greece, Pháp, Bulgaria, Hungary<small>87</small>. 10 Quốc gia thành viên có tỷ lệ bản án, quyết định chưa được thi hành đầy đủ nhiều nhất lần lượt từ cao đến thấp là: Azerbaijan, Liên Bang Nga, Georgia, Malta, Albania, Ukraine, Armenia, Republic of Moldova, Bosnia Herzegovina, Romania; tính đến cuối năm 2022, vẫn có khoảng 6000 bản án, quyết định của ECtHR chưa được thi hành đầy đủ<small>88</small>. Ngoài ra, các quyền con người bị vi phạm nhiều nhất gồm Điều 6 (Quyền được xét xử công bằng), Điều 5 (Quyền tự do và an toàn), Điều 3 (Cấm tra tấn), Điều 13 (Biện pháp khắc phục hữu hiệu) của ECHR và Điều 1 (Bảo vệ tài sản) của Nghị định thư số 1.

Trải qua hơn 60 năm hoạt động, ECtHR đã thụ lý và xét xử hàng chục ngàn vụ kiện khác nhau. Theo đó, nhiều vụ kiện trở thành những vụ án điển hình, gây tác động và ảnh hưởng tích cực đến các Quốc gia thành viên trong việc khắc phục những hạn chế và sửa đổi luật pháp của quốc gia theo hướng bảo vệ quyền con người tốt hơn, phù hợp hơn với các phán quyết của ECtHR. Một số vụ kiện nổi bật có thể kể đến như: vụ Dudgeon kiện Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, vụ Talpis kiện Ý;...

<i>Trước hết, trong vụ Dudgeon kiện Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland </i>

vào năm 1976, ông Jeffrey Dudgeon (công dân Vương quốc Anh) là một người đồng tính, sinh sống và làm việc tại Bắc Ireland. Vào đầu những năm 1980, bất kỳ hành vi đồng tính luyến ái nào giữa những người đàn ơng trưởng thành đều có thể được xem tội phạm theo luật pháp của Bắc Ireland. Do đó, ngay từ khi cịn nhỏ, Jeffrey đã ln phải sống trong sự căng thẳng, hoang mang và lo sợ tột độ kể từ khi phát hiện mình là người đồng tính vào năm 14 tuổi. Cho đến một ngày, cảnh sát Bắc Ireland bất ngờ đột kích ngơi nhà và tịch thu tất cả những lá thư và nhật ký của Jeffrey; đồng thời, ơng cịn bị đưa về đồn và bị thẩm vấn về đời sống tình dục của chính mình trong suốt bốn tiếng rưỡi. Điều này đã khiến ông càng trở nên sợ hãi, đau khổ cùng cực và cảm thấy như mình bị sỉ nhục. Kết quả, ECtHR đã tuyên bố Bắc Ireland vi phạm Điều 8 (Quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình) theo ECHR<small>89</small>. Về sau, Bắc Ireland đã thay đổi luật hình sự của nước mình theo hướng hợp pháp hóa các hành vi tình dục đồng giới tự nguyện giữa những người đàn ông trưởng thành; bên cạnh đó, bản án cịn tạo ra một bước ngoặt lớn khi khiến nhiều quốc gia khác ở châu Âu có cái nhìn cởi mở hơn và tiến đến phi hình sự hóa đối với những hành vi đồng tính luyến ái này<small>90</small>.

<small>87 European Court of Human Rights (2023), “Violations by Article and by State 1959-2022”, tr. 1-2. </small>

<small>88 Council of Europe, “Implementing ECHR judgments and decisions”, [judgments-and-decisions-1hxr4zx1jn8mo6y?live] (truy cập ngày 24/7/2023). </small>

<small> Xem thêm: Judgment App. No(s). 7525/76 “case of Dudgeon v. The United Kingdom” of European Court of Human Rights (Plenary). </small>

<small>90 Council of Europe, “Man persecuted for his sexuality wins landmark judgment – transforming the law in Northern Ireland and beyond”, [ (truy cập ngày 24/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>Tiếp đến, trong vụ Talpis kiện Ý vào năm 2014, bà Elisaveta Talpis (công dân </i>

Romania và Moldova) đã kết hôn với chồng là A.T. (một cơng dân Moldova) và có hai người con. Đến năm 2011, cả gia đình đã chuyển đến Ý để sinh sống và làm việc; tuy nhiên, cuộc sống của họ ở đây cũng khơng mấy tốt đẹp. Theo đó, trong suốt khoảng thời gian họ ở Ý, người chồng thường xuyên say xỉn và nhiều lần tấn công bà Elisaveta cùng những đứa con một cách dã man và tàn bạo. Mọi thứ đạt đỉnh điểm vào cuối năm 2013, người chồng trong tình trạng say xỉn và phẫn nộ đã dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực của bà Elisaveta, rất may bà vẫn sống sót sau khi cố gắng trốn thoát; tuy nhiên, người con trai đã tử vong vì bị đâm trong khi đang cố gắng bảo vệ mẹ của mình. Bà Elisaveta cáo buộc chính quyền nước Ý đã không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ bà và những người con của mình trước sự đe dọa của người chồng, mặc dù bà đã nhiều lần khiếu nại và báo với chính quyền địa phương. Kết quả, ECtHR tuyên bố Ý đã vi phạm Điều 2 (Quyền được sống), Điều 3 (Cấm tra tấn), Điều 14 (Quyền không bị phân biệt đối xử) theo ECHR<small>91</small>. Sau sự kiện này, nước Ý đã thực hiện một loạt các cải cách mạnh mẽ để chống lại nạn bạo lực gia đình ngày càng phổ biến tại đất nước này như: tăng cường quyền của những nạn nhân bị bạo lực gia đình, tăng hình phạt của thủ phạm giết vợ/chồng, thực hiện nhiều chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của người dân,...; đặc biệt, Ý đã thông qua Công ước Istanbul của CoE để bảo vệ phụ nữ dưới mọi hình thức của bạo lực gia đình<small>92</small>.

Một trong số những vụ kiện nổi bật nhất trong thời gian gần đây là vụ Ukraine kiện Nga với lý do Nga đã tiến hành một cuộc tấn cơng tồn diện trên tồn bộ lãnh thổ của Ukraine vào ngày 24/02/2022. Theo đó, dựa vào Điều 8 Quy chế của CoE, Ủy ban Bộ trưởng đã quyết định trục xuất Nga khỏi CoE vào ngày 16/3/2022 vì cho rằng Nga đã đi ngược lại những mục tiêu, nguyên tắc chung của CoE trong việc bảo vệ nhân quyền; và Nga chính thức khơng cịn là thành viên của ECHR kể từ ngày 16/9/2022<small>93</small>. Câu hỏi đặt ra là: Các vụ kiện trước đó mà Nga là một Bên tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào? Liệu Nga có cịn bị ràng buộc bởi các phán quyết của ECtHR nữa không? Vấn đề này có thể được giải thích như sau: về cơ bản, tất cả những cáo buộc liên quan đến Nga trước ngày 16/9/2022 hoặc những cáo buộc khác trong tương lai liên quan đến hành vi vi phạm của Nga xảy ra khi Nga vẫn cịn là thành viên của Cơng ước thì vẫn sẽ được ECtHR thụ lý, xét xử và Nga phải có nghĩa vụ tuân thủ theo những phán quyết mà

<small>91 Xem thêm: Final Judgment App. No(s). 41237/14 “case of Talpis v. Italy” of European Court of Human Rights (First Section). </small>

<small>92 Council of Europe, “Deadly attack on woman and her son leads to ongoing reforms to combat domestic violence”, [ (truy cập ngày 24/7/2023). </small>

<small>93 Council of Europe, “Russia’s war against Ukraine: Follow up”, [ukraine/follow-up] (truy cập ngày 24/7/2023). </small>

</div>

×