Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nguyên Tắc Giải Quyết Các Tranh Chấp Quốc Tế Bằng Biện Pháp Hoà Bình Và Thực Tiễn Áp Dụng Đối Với Tranh Chấp Biển Đông.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 86 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 5 </b>

<b>CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG BIỆN PHÁP HỊA BÌNH ... 12 </b>

<b>1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tranh chấp quốc tế ... 12 </b>

<b>1.1 Khái niệm tranh chấp quốc tế ... 12 </b>

<b>1.2 Đặc điểm của tranh chấp quốc tế ... 14 </b>

<b>1.3 Phân loại tranh chấp quốc tế ... 17 </b>

<b>2. Lịch sử hình thành ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế... 19 </b>

<b>3. Nội dung của ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp ... 22 </b>

<b>3.1 Các biện pháp hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế ... 23 </b>

<b>3.2 Quy định chung đối với các quốc gia trong giải quyết các tranh chấp quốc tế</b>... 35

<b>3.3 Nghĩa vụ và quyền của các quốc gia là các bên trong một vụ tranh chấp quốc tế ... 39 </b>

<b>4. Ý nghĩa của nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình</b> ... 44

<b>❖ TIỂU KẾT CHƯƠNG I: ... 46 </b>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG BIỆN PHÁP HỊA BÌNH ĐỐI VỚI TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG -THÁCH THỨC VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 48 </b>

<b>1. Nhận diện các tranh chấp quốc tế tại Biển Đông ... 48 </b>

<b>2. Các tranh chấp quốc tế tại biển Đông. ... 50 </b>

<b>2.1 Các tranh chấp quốc tế trên biển Đông đã được giải quyết thành công bằng biện pháp hồ bình giải quyết tranh chấp ... 50 </b>

<b>2.2 Các tranh chấp quốc tế trên biển Đông đang được giải quyết bằng phương pháp hồ bình</b> ... 64

<b>3. Thách thức và khuyến nghị trong việc áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hồ bình đối với tranh chấp biển Đông ... 74 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>3.1 Thách thức trong việc áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế </b>

<b>bằng biện pháp hồ bình đối với tranh chấp biển Đông ... 74 </b>

<b>3.2. Khuyến nghị trong việc áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hồ bình đối với tranh chấp biển Đông ... 77 </b>

<b>❖ TIẾU KẾT CHƯƠNG II: ... 83 </b>

<b>KẾT LUẬN CHUNG: ... 84 </b>

<b>DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 86 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Hiện nay, các chủ thể của luật quốc tế nói chung và quốc gia nói riêng đang trong q trình hội nhập và phát triển. Theo đó, các quan hệ quốc tế giữa các chủ thể liên tục được mở rộng trong nhiều lĩnh vực, có thể kể đến các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội, an ninh quốc phòng… Việc mở rộng mối quan hệ mang lại nhiều quyền, lợi ích lớn cho các chủ thể nhưng cũng theo đó sẽ có một số quyền, lợi ích mà các bên mong muốn thiết lập bị chồng lấn với nhau. Chính vì bị “chồng lấn” quyền, lợi ích của nhau mà các bên chủ thể phát sinh các tranh chấp, xung đột - đây là một điều tất yếu, khó tránh khỏi trong thời kì phát triển hiện đại.

Pháp luật quốc tế có quy định đối với các chủ thể về việc khi xảy ra tranh chấp quốc tế, các bên trong quan hệ cần giải quyết mà phải trong khn khổ “duy trì hịa bình và an ninh quốc tế”. Vì vậy, để có thể giải quyết các tranh chấp mang tính chất quốc tế mà khơng làm phương hại đến hồ bình an ninh quốc tế, không xâm phạm đến quyền lợi của các bên thì việc sử dụng các biện pháp hồ bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế là thật sự cần thiết. Trường hợp các bên giải quyết tranh chấp thông qua các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế như: đe dọa sử dụng vũ lực, sử dụng vũ lực để giải quyết… là không được sự công nhận của pháp luật quốc tế và sự cơng nhận của nhân dân trên tồn thế giới.

Ngun tắc hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, được ghi nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945 và được ghi nhận trong Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc được Đại hội đồng thông qua theo Nghị quyết 2625 năm 1970. Các nước thành viên của Liên hiệp quốc có nghĩa vụ phải tuân thủ và thực thi tốt nguyên tắc trong việc giải quyết các tranh chấp mang tính quốc tế. Các quốc gia không là thành viên của Liên hiệp quốc cũng có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hồ bình vì Ngun tắc hịa bình giải quyết các tranh chấp đã được ghi nhận trong văn bản pháp lý quốc tế. Các biện pháp hồ bình giải quyết tranh chấp được Hiến chương Liên hiệp quốc ghi nhận tại Điều 33, Hiến chương đã liệt kê các biện pháp mang tính tối ưu, dễ dàng tạo thuận

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

lợi cho các bên trong tranh chấp, và việc áp dụng các biện pháp này như thế nào cho phù hợp với quy định pháp luật quốc tế sẽ được nhóm trình bày cụ thể trong đề tài.

Tranh chấp quốc tế mà trong đó tranh chấp quốc tế tại biển Đông nổi cộm nhất. Biển và đại dương chính là nguồn lực tài nguyên dồi dào nhất, mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và an ninh quốc phịng cho các quốc gia. Chính vì lẽ đó, sự “chồng lấn” về quyền, lợi ích các bên được đẩy mạnh, phát sinh nhiều các vụ tranh chấp về vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, vùng đảo hoặc quần đảo… Vì vậy, việc áp dụng nguyên tắc hồ bình để giải quyết các tranh chấp là phương pháp tối ưu nhất và vẫn đảm bảo được sự hồ bình an ninh quốc tế. Đề tài này sẽ phân tích về các đặc điểm tranh chấp quốc tế trên biển, phân tích từ các vụ tranh chấp quốc tế tại biển Đơng, từ đó đưa ra các phương pháp giải quyết tranh chấp đối với vùng có nhiều tranh chấp.

Đề tài cũng sẽ đề cập đến tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam với nước trong khu vực biển Đơng. Từ đó, nhìn nhận được các thách thức mà Việt Nam sẽ gặp phải trong quá trình giải quyết tranh chấp đối với hai quần đảo đó.

<b>2. Mục tiêu của đề tài </b>

Hiểu được tồn diện nhất về loại hình tranh chấp quốc tế, tránh hiểu sai và áp dụng đúng pháp luật quốc tế trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hồ bình. Và áp dụng nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp về biển Đông hiện nay. Đưa ra các phương pháp giải quyết phù hợp để các giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.Đề tài nghiên cứu tập trung vào:

+ Lý luận chung về nguyên tắc các quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hịa bình, bao gồm những khái niệm, đặc điểm và phân loại của tranh chấp quốc tế. Khái quát về nội dung của Ngun tắc hồ bình giải quyết tranh chấp, bao gồm: các biện pháp hồ bình giải quyết, những quy định chung, quyền, nghĩa vụ các bên trong vụ tranh chấp quốc tế.

+ Nhận diện các tranh chấp trên Biển Đơng, từ đó nhìn nhận được những thách thức trong việc áp dụng Ngun tắc hồ bình giải quyết tranh chấp, từ đó đưa ra các khuyến nghị để giải

<b>quyết một cách tối ưu các tranh chấp quốc tế tại biển Đông. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước </b>

Vấn đề liên quan đến tranh chấp quốc tế, đặc biệt các tranh chấp trên biển là vấn đề thời sự, liên quan đến an ninh hồ bình trên quốc tế. Vì vậy, Ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và thực tiễn áp dụng đối với tranh chấp biển Đông hiện nay đã được nghiên cứu và phát hành trên nhiều tạp chí, sách, giáo trình chun ngành. Nhóm có tham khảo nhiều nguồn trên mạng cũng như các tài liệu giấy bên ngồi để có thể hồn chỉnh bài viết nhất. Có thể kể tên một số tài liệu cụ thể:

<b>3.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước </b>

“Giải quyết tranh chấp biển Đông bằng con đường tài phán theo công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển” - Ths.NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA Số.47 (2021): Tạp chí Khoa học Kiểm sát số chuyên đề 01 (47)/2021; Bài viết làm rõ các quy định về giải quyết tranh chấp Biển Đơng thơng qua Tịa trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Luật Biển quốc tế năm 1982 và thực tiễn giải quyết tranh chấp biển Đơng thơng qua Tịa trọng tài này, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp biển Đông thông qua cơ chế tài phán quốc tế trong thời gian mới;

“Giải quyết tranh chấp biển Đơng thơng qua Tịa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước về Luật biển quốc tế năm 1982” - Tác giả : Lê Thị Diệu Linh - Khóa luận tốt nghiệp năm 2014; Nói đến các vấn đề Biển đơng và lịch sử tranh chấp trên biển đông; Những vấn đề lý luận về các biện pháp tài phán giải quyết tranh chấp biển theo công ước liên hợp quốc về luật biển 1982; Thực tiễn tranh chấp liên quan đến Việt Nam tại Biển Đông và những kiến nghị nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến Việt Nam tại Biển Đơng;

Giáo trình Cơng pháp quốc tế tập 1 và tập 2 - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, NXB.Hồng Đức, Hội luật gia Việt Nam; - “Tập bài giảng Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế” - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ( năm học 2009 - 2010); Tập bài giảng cung cấp những kiến thức cơ bản như : Khái quát chung về giải quyết tranh chấp quốc tế; Các cơ chế giải quyết tranh chấp cơ bản trong Luật quốc tế; Trách nhiệm pháp lý;

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

“Luật biển ” - Ngô Hữu Phước - NXB.Chính trị quốc gia sự thật. Cung cấp các kiến thức lý luận, pháp lý cơ bản, thực trạng thực thi luật biển trên thế giới, cũng như quy định về luật biển ở Việt Nam hiện nay

Bài luận văn thạc sĩ học của Ngô Hải Hồn về “Áp dụng ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp Biển Đơng”. Luận văn tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp quốc tế, áp dụng Nguyên tắc hịa bình trong giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung cũng như giải quyết tranh chấp trên Biển Đơng nói riêng theo quy định của pháp luật quốc tế (cụ thể là theo Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật Biển 1982, các văn bản pháp luật quốc tế có liên quan khác…) và theo quy định của pháp luật Việt Nam;

TS. Nguyễn Bá Sơn: “Một vài suy nghĩ về vấn đề Biển Đông” - ong/;

Lê Thanh Mai, “Trọng tài và phán quyết về giải thích và áp dụng Cơng ước Luật Biển 1982”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2016;

TS. Nguyễn Văn Nam (2016), “Giải quyết tranh chấp ở biển Đơng bằng phương pháp hịa bình”, đề tài khoa học cấp sở;

Bành Quốc Tuấn, “Tòa trọng tài thường trực La Haye về vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam”, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 16, số Q1-2013;

TS. Nguyễn Công Trục, “Tìm hiểu vụ Philippines kiện Trung Quốc và phán quyết của PCA”, phân tích vụ Philippines kiện Trung Quốc, phán quyết của PCA và những hệ quả pháp lý của vụ kiện này. ( -531292.vov ); </b>

<b>3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

“Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông” - Bonnie S. Glaser & Gregory Poling, “China’s Power Grab in the South China Sea”, Foreign Affairs, 20/08/2021. Biên dịch: Phan Nguyên; - “Phe Đồng Minh có hứa trao các đảo ở Biển Đơng cho TQ hay không?”

Bill Hayton, “Did the allies promise the sea to China?”, Philippine Strategic Forum, 27/05/2021. Biên dịch: Nguyễn Thành Long; - “The principle of peaceful settlement of disputes” - By Mohit choudhary;

<b> 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>

<b>4.1 Đối tượng nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hồ bình và các tranh chấp trên thực tiễn tại biển Đông.

<b>4.2 Phạm vi nghiên cứu </b>

Thứ nhất, về phạm vi nội dung khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu về nguyên tắc hịa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế việc áp dụng nguyên tắc trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp mang tính quốc tế, đặc biệt là các loại tranh chấp tại biển , nổi cộm là tranh chấp quốc tế tại biển Đông. Và tập trung nghiên cứu các vụ việc đã diễn ra tranh chấp trong khu vực Biển Đơng từ đó đánh giá, phân tích những điều kiện thuận lợi hay những khó khăn thách thức đối với các các chủ thể trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Thứ hai, về phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nghiên cứu ngun tắc hịa bình bắt đầu từ khi nó được công nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc được Đại hội đồng thông qua theo Nghị quyết số 2625 năm 1970 và việc tranh chấp trên Biển Đông các quốc gia trong khu vực từ trước khi có Cơng ước về Luật biển năm 1982 cho đến hiện nay.

Thứ ba, về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các tranh chấp quốc tế của các quốc gia hiện nay và tranh chấp của các nước trong khu vực có Biển Đơng. Từ đó đưa ra cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp quốc tế.

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>4.1 Cách tiếp cận </b>

Đây là một đề tài mang tính cấp thiết trong trong q trình hội nhập và phát triển đất nước, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ hợp pháp của các nước đang có tranh chấp. Vì vậy nhóm đã kết hợp với nhiều cách tiếp cận để đảm bảo việc thu nhập dữ liệu được tồn diện nhất có thể.

Những cách tiếp cận nhóm sử dụng là :

+ Tiếp cận về mặt lý thuyết và các cơ sở lý luận về các tranh chấp, các tranh chấp quốc tế cũng như tranh chấp về biển. Từ đó cô đọng lại những kiến thức trọng tâm nhất để có thể áp dụng vào thực tiễn.

+ Tiếp cận về mặt thực tiễn từ những cơ sở lý thuyết nêu trên, đề tài sẽ đối chiếu với thực trạng các vụ tranh chấp quốc tế và đặc biệt là tranh chấp trên khu vực Biển Đơng. Qua đó thấy được những thành công, hạn chế và thách thức đối với ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp khi áp dụng trong các vấn đề hiện tại và cả trong tương lai.

+ Tiếp cận nghiên cứu kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, đề xuất các giải pháp hồn thiện về ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp của Liên hợp quốc và đề xuất các giải pháp hoàn

<b>thiện cơ chế pháp lý cho Việt Nam khi tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. </b>

<b>4.2 Phương pháp nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

+ Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm (Từ những kinh nghiệm của các nước khác mà đưa ra được những phương pháp tối ưu nhất cho đất nước Việt Nam);

<b>+Và một số phương pháp khác… </b>

<b>5. Bố cục của đề tài. Có 2 chương: </b>

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG BIỆN PHÁP HỊA BÌNH

Chương II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUN TẮC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG BIỆN PHÁP HỊA BÌNH ĐỐI VỚI TRANH CHẤP BIỂN ĐƠNG -THÁCH THỨC VÀ KHUYẾN NGHỊ

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG BIỆN PHÁP HỊA BÌNH </b>

<b>1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tranh chấp quốc tế 1.1 Khái niệm tranh chấp quốc tế </b>

Hiện nay nhu cầu hội nhập quốc tế , nhu cầu tham gia hợp tác quốc tế của các quốc gia ngày càng gia tăng, tất cả đều hướng đến mục tiêu mở rộng phát triển đất nước. Cũng xuất phát từ các quan hệ quốc tế đó dần dần xuất hiện những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các quốc gia. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) một tổ chức trọng tài khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần đầu tiên đạt kỷ lục 1.080 vụ tranh chấp mới trong năm 2020. Cũng trong năm 2020, Tòa án Trọng tài Quốc tế ICC ghi nhận tổng cộng 946 vụ tranh chấp mới - cao nhất kể từ năm 2016. Tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Trung tâm Trọng tài quốc tế Hồng Kông chỉ tiếp nhận thêm 483 vụ việc mới trong năm 2020<small>1</small>. Hầu hết, các tranh chấp đều xuất phát từ những mâu thuẫn, xung đột về ý chí trong việc khơng đạt được thỏa thuận chung với nhau, chẳng hạn: việc phân định vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia có đường bờ biển đối diện hoặc chồng lấn nhau khi xác định khoảng rộng theo Công ước về Luật biển 1982 hoặc xác định biên giới trên bộ như Tranh chấp về giành chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia tiếp liền nhau. Tranh chấp cũng có thể nảy sinh từ việc các quốc gia hiểu và giải thích áp dụng luật (hay văn bản pháp lý quốc tế khác) không cùng chung ý chí mà các chủ thể đã cam kết thực hiện (Ví dụ: Tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc về “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc yêu sách tại Biển Đông - tranh chấp về giải thích và áp dụng sai UNCLOS theo Điều 279, Điều 283, Điều 284 lên Tòa Trọng tài Thường trực The Haye-PCA).

Nhưng hiện nay trong các văn bản pháp lý quốc tế vẫn chưa có định nghĩa cụ thể tranh chấp quốc tế là gì? Mặc dù, trong các văn bản như: Hiến chương Liên hiệp quốc 1945, Tuyên bố 1970, Tun bố Manila về Hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế năm 1982 (Tuyên bố Manila), … đã quy định về các cách giải quyết tranh chấp quốc tế nhưng vẫn chưa đưa ra một định nghĩa

<small>1Thông tin các tranh chấp tại: t%C3%A0i-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-n%C4%83m-2020-tuan-phung-a-. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

thể để lý giải “Tranh chấp quốc tế là gì?”.

Theo Pháp viện thường trực quốc tế - cơ quan giải quyết tranh chấp của Hội quốc liên (Tổ chức tiền thân của Liên hợp quốc) cho rằng “Tranh chấp” là sự bất đồng quan điểm giữa các bên về một quy phạm pháp luật hoặc sự kiện nào đó giữa các chủ thể nhất định (trong trường hợp này là giữa các quốc gia) khi một bên đưa ra yêu sách, đòi hỏi đối với bên kia nhưng bên đó khơng chấp nhận tồn bộ hoặc chỉ chấp nhận một phần.<small>2</small>

Theo Từ điển Luật học, “Tranh chấp quốc tế là sự tranh chấp xảy ra giữa hai bên hoặc nhiều bên quốc gia có chủ quyền. Tranh chấp quốc tế có thể xảy ra trong tất cả lĩnh vực hoạt động quốc tế của các quốc gia, nhưng nổi cộm nhất, chủ yếu nhất là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ bao gồm chủ quyền trên mặt đất liền, trên hải đảo, trên biển, trên khơng…”<small>3</small>.

Trong Vụ Mavrommatis Palestine Concessions, Tịa PCIJ lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về tranh chấp và định nghĩa này cho đến vẫn được sử dụng: “Một tranh chấp là một sự bất đồng về một vấn đề pháp lý hay thực tế, một sự xung đột về quan điểm pháp lý hay lợi ích giữa hai bên”.<small>4</small>

<i><b>Từ các quan niệm khác nhau về khái niệm “tranh chấp”, có thể rút ra Tranh chấp quốc tế </b></i>

<i><b>(international disputes) chính là hồn cảnh xảy ra thực tế, theo đó các chủ thể luật quốc tế có </b></i>

những quan điểm pháp lý, quyền, lợi ích hợp pháp mâu thuẫn với nhau dẫn đến giữa các bên có những u cầu và địi hỏi đối lập nhau (tồn bộ hoặc một phần), không thể giải quyết trong một khoảng thời gian. Hay cũng có thể hiểu rằng, tranh chấp là những mâu thuẫn trong quan hệ giữa các quốc gia (hoặc các chủ thể khác của Luật quốc tế ) về các vấn đề trong lĩnh vực quốc tế là tranh chấp quốc tế).

<small>2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế , NXB Công an Nhân dân Hà Nội, 2018, Tr. 393-394 . </small>

<small>3 Theo Từ điển Luật học. NXB.Từ điển bách khoa Hà Nội 1999.Tr533. </small>

<small>4 Vụ Mavrommatis Palestine Concessions (Tranh chấp giữa Hy Lạp và Anh), Phán quyết của Tòa PCIJ, ngày 30/8/1924, tr. 11. Nguyên văn tiếng Anh: “A dispute is a disagreement on a point of law or fact, a conflict of legal views or of interests between two persons”. Trong bản tiếng Pháp, định nghĩa trên còn thêm từ “mâu thuẫn” (une contradiction), nguyên văn tiếng Pháp: “Une différence est un désaccord sur un point de droit ou de fait, une contradiction, une opposition de thèses juridiques ou d’intérêts entre deux personnes”. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Tranh chấp quốc tế không nhất thiết chỉ là hai bên mà có thể là sự tham gia nhiều bên (có thể xuất hiện trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của các quốc gia có liên quan). Và tranh chấp chỉ chấm dứt khi các bên cùng nhau đạt được tới thỏa thuận chung hoặc các xung đột và mâu thuẫn chấm dứt.

<b>1.2 Đặc điểm của tranh chấp quốc tế </b>

Theo định nghĩa về “Tranh chấp quốc tế ” để cấu thành một tranh chấp quốc tế cần có các yếu tố như: có hai hay nhiều các quốc gia; có mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ quốc tế ; quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên đối lập, khơng có tiếng nói chung... Nhưng không mặc nhiên các mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ quốc tế đều được coi là tranh chấp quốc tế và được sự điều chỉnh của Luật Quốc tế . Để các mâu thuẫn, xung đột được coi là tranh chấp quốc tế phải dựa trên một số đặc điểm như:

<i><b>Chủ thể của tranh chấp: Chủ thể của tranh chấp quốc tế chính là chủ thể của luật quốc tế </b></i>

như quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết và một số chủ thể đặc biệt khác (Tòa thánh Vaticăng, vùng lãnh thổ…). Theo đó, Quốc gia khơng phải là chủ thể duy nhất của chủ thể luật quốc tế nhưng là chủ thể chủ yếu, vì hầu hết các quan hệ hợp tác quốc tế đều là giữa các quốc gia. Vậy nên trong thực tiễn gần như các tranh chấp quốc tế xảy ra là giữa các quốc gia. Vậy những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể không phải là chủ thể của Luật Quốc tế (Ví dụ như: cá nhân, pháp nhân, tranh chấp giữa một bên là chủ thể Luật Quốc tế với bên kia không phải là chủ thể Luật Quốc tế ) sẽ không được coi là tranh chấp quốc tế<small>5</small>.

<i><b>Đối tượng của tranh chấp quốc tế : Là những đối tượng không thể có được trong mối </b></i>

quan hệ tranh chấp dân sự, kinh tế, tư pháp quốc tế … Đối tượng ở đây là lãnh thổ của các quốc gia, biên giới, chủ quyền quốc gia, vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.

<small>5 Chú ý: Khi giữa cá nhân hoặc pháp nhân có xảy ra tranh chấp có yếu tố nước ngồi ( là tranh chấp tư), việc các quốc gia đứng ra bảo hộ cho công dân (cá nhân hoặc pháp nhân) nước mình thì tranh chấp sẽ trở thành tranh chấp công, trở thành tranh chấp giữa các quốc gia và trở thành tranh chấp quốc tế . </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>Khách thể của tranh chấp quốc tế : Là quyền và lợi ích hợp pháp về tinh thần hoặc vật </b></i>

chất của các chủ thể của Luật quốc tế mong muốn đạt được. Tranh chấp quốc tế thường là các tranh chấp lớn mang tầm vĩ mô, ảnh hưởng lớn đối với các chủ thể khác (chẳng hạn: tranh chấp về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia thì khách thể ở đây chính là những cái mà quốc gia hướng đến như những lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng lãnh thổ…).

<i><b>Luật áp dụng giải quyết tranh chấp quốc tế : Các Tranh chấp quốc tế được giải quyết theo </b></i>

các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế (như Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế ,..). Ngoài ra, một số văn kiện không ràng buộc pháp lý như tuyên bố quốc tế (Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc…), nghị quyết của một số tổ chức quốc tế (Các nghị quyết xét xử của Tòa án Cơng lý quốc tế …) cũng có thể được viện dẫn. Luật quốc gia không phải là nguồn luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế . Nhưng trong trường hợp giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài Quốc tế . Trong trường hợp này, Luật quốc gia không được áp dụng, trừ trường hợp áp dụng khi có sự thỏa thuận của các chủ thể về việc áp dụng phát luật quốc gia.

Đối với các đặc điểm để nhận diện tranh chấp quốc tế trên, cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm “Tranh chấp quốc tế ” và “Tình thế tranh chấp” để tránh nhầm lẫn. Điều 34<small>6</small> và Điều 35<small>7</small> Hiến chương Liên hiệp quốc 1945 đã đề cập đến “Tình thế tranh chấp” nhưng khơng giải thích “Tình thế tranh chấp” là gì.

Theo quan điểm trước đây của Pháp viện thường trực thì “Tình thế” là trình trạng căng thẳng phát sinh khi có sự va chạm về quyền lợi các bên, không gắn liền với các yêu sách rõ ràng giữa các quốc gia với nhau<small>8</small>.

<small>6 Điều 34: </small>

<i><b><small> Hội đồng bảo an có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra dẫn đến sự bất hoà quốc tế hoặc gây </small></b></i>

<i><b><small>ra tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hịa bình và an ninh </small></b></i>

<i><small>quốc tế hay không. </small></i>

<small>7</small><i><small> Điều 35: 1. Mọi thành viên Liên hợp quốc đều có thể lưu ý Hội đồng bảo an hoặc Đại hội đồng đến một vụ tranh chấp hay </small></i>

<i><b><small>một tình thế có tính chất như ở điều 34. </small></b></i>

<small>8 Theo Giáo trình Luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân Hà Nội 2018, tr.394 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Theo Tập bài giảng Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế cho rằng “Tình thế tranh chấp” là một tình huống trong một quan hệ quốc tế trong một thời điểm và địa điểm cụ thể. Tình thế tranh chấp khơng kéo theo những u cầu và địi hỏi cụ thể của các Bên hữu quan, mặc dù sự xung đột quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên vẫn tạo ra những sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế <small>9</small>.

Qua đó có thể hiểu “Tình thế tranh chấp” là một chuỗi sự kiện pháp lý khơng có những u sách địi hỏi giữa các bên, xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các nước hữu quan. Tạo ra những căng thẳng trong quan hệ quốc tế , làm cho mối quan hệ giữa các bên trở nên tiêu cực. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quốc tế và vẫn có thể được duy trì kể cả khi các tranh chấp đã được giải quyết.

Ví dụ: Tình thế tranh chấp có thể xuất hiện do các vụ đụng độ biên giới hay sự tập trung quân đội của quốc gia này tại khu vực biên giới. Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay SU 24 của Nga đang làm nhiệm vụ (đang chống khủng bố IS) tại Syria ngày 24/11/2015. Đây là “tình thế” vì nước Nga đang thực hiện sứ mệnh diệt khủng bố, Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay của Nga có thể dẫn tới sự trả đũa của Nga. Có thể có khả năng tạo ra cuộc chiến tranh tổng lực giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thành viên của Hiệp ước Bắc đại tây dương (NATO), theo Điều 1 của Hiệp ước Bắc đại tây dương (NATO) thì “Nếu một trong bất kỳ quốc gia thành viên của NATO bị tấn cơng thì coi như cả khối NATO đang bị tấn công. NATO sẽ chống lại quốc gia tấn công quốc gia là thành viên của NATO. Đó chính là tạo ra tình thế nguy hiểm.

Việc phân biệt giữa hai khái niệm “Tranh chấp quốc tế ” và “Tình thế tranh chấp” mang ý nghĩa quan trọng. Việc phân biệt có ý nghĩa trong hoạt động xem xét và giải quyết tại Hội đồng Bảo an. Theo đó, khi các quốc gia tham gia vào vụ tranh chấp tranh chấp thì khơng được quyền biểu quyết. Còn khi xem xét đối với “tình thế tranh chấp”, các quốc gia có liên quan vẫn đảm bảo có quyền biểu quyết<small>10</small>.

<small>9 Theo Tập bài giảng Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế . Trường Đại học Luật TPHCM. Khoa Luật quốc tế , tr8 </small>

<small>10 Theo Tập bài giảng Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế . Trường Đại học Luật TPHCM. Khoa Luật quốc tế . tr8. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.3 Phân loại tranh chấp quốc tế </b>

Dựa trên tình hình tranh chấp và khoa học Luật quốc tế , việc phân loại tranh chấp quốc tế thường được dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Điển hình như:

<i><b>- Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia: Khoa học luật Quốc tế dựa vào tiêu chí chủ thể </b></i>

tham, tranh chấp được chia thành hai loại :

<i>+ Tranh chấp quốc tế song phương: Là loại tranh chấp chỉ có hai chủ thể Luật quốc tế tham </i>

gia trực tiếp vào một vụ tranh chấp. Thường tranh chấp này khơng làm ảnh hưởng đến hồ bình an ninh quốc tế mà chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao mà cả hai bên đã thiết lập.

Ví dụ : Vụ tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia về ngôi đền Preah Vihear: Do ngôi đền nằm ở một khu vực không được phân định rõ ràng trên biên giới Campuchia và Thái Lan nên tranh chấp đã xảy ra giữa 2 quốc gia trong nhiều thập niên. Sau khi Preah Vihear được công nhận là Di sản thế giới, xung đột đã nổ ra gây thương vong cho cả 2 phía. Ngày 11/11/2013, Tịa án Cơng lý Quốc tế ra phán quyết rằng khu vực quanh ngôi đền cổ này thuộc về Campuchia và tuyên bố Thái Lan phải rút quân đội và cảnh sát khỏi Preah Vihear<small>11</small>.

<i>+ Tranh chấp quốc tế đa phương khu vực/tồn cầu: Là loại tranh chấp mà trong đó có sự </i>

tham gia ít nhất ba chủ thể của Luật quốc tế trở lên. Tuỳ vào thuộc phạm vi (tranh chấp đa phương trong một khu vực hoặc tranh chấp đa phương toàn cầu) mà sự ảnh hưởng khác nhau.

Ví dụ: 1. Tranh chấp trong khu vực Biển Đông bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Indonesia<small>12</small>. Đối với trong khu vực thường không gây ra tác động và ảnh hưởng tiêu cực cho quốc gia ở khu vực, địa lý khác. Tranh chấp chỉ ảnh hưởng có phạm vi trong một khu vực địa lý nhất định ( phạm vi hẹp hơn đối với tranh chấp đa phương toàn cầu).

2. Tranh chấp giữa các nước đang phát triển và phát triển trong khuôn khổ hoạt

<small>11Thông tin chi tiết tranh chấp quyền sở hữu khốc liệt giữa Campuchia và Thái Lan tại: thang-trong-tranh-chap-quanh-den-preah-vihear-2908797.html. </small>

<small> </small>

<small>12Đọc thêm tại: Tranh chấp Biển Đông và các phương thức giải quyết hịa bình tranh chấp quốc tế trong Luật Quốc tế hiện đại. Tác giả: Nguyễn Bá Diến-Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 3 (2015) 11-25. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

động của WTO về vấn đề giá nông sản và thực phẩm . Đây là loại tranh chấp đa phương toàn cầu. Là loại tranh chấp phạm vi bao trùm lớn hơn khu vực ( có thể là tồn bộ hoặc số lớn các quốc gia trên thế giới). Loại hình này có tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng, gây hậu quả tiêu cực cho thế giới, tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm hồ bình an ninh thế giới.

<i><b>- Căn cứ vào tiêu chí mức độ nguy hại của tranh chấp quốc tế : Khoa học Luật quốc tế đã </b></i>

dựa vào mức độ nguy hại, khả năng tiềm ẩn nguy cơ gây phá hoại hồ bình và an ninh trên toàn

<i>thế giới mà phân loại thành 2 loại chính: </i>

<i>+ Tranh chấp quốc tế nghiêm trọng: Là loại tranh chấp có tiềm ẩn nguy cơ phá hoại hoà và </i>

an ninh quốc tế , gây nên những xung đột lớn giữa các nước (có thể nhiều chủ thể của Luật quốc tế tham gia), nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chiến tranh, kéo theo các chủ thể khác vào cuộc xung đột dẫn đến hậu quả khơn lường.

Ví dụ: Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine<small>14</small>. Là sự kiện gây chấn động thế giới nhất trong năm 2022, sự kiện đã gây bất ổn về an ninh ở châu Âu và trên khắp thế giới, tác động mạnh tới năng lượng, lương thực và nền kinh tế toàn cầu. Một số nhà bình luận cho rằng: chính sự kiện Nga - Ukraine chính là ngịi nổ cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba. Đây có thể được xác định là tranh chấp quốc tế mang tính đặc biệt nghiêm trọng, có thể trực tiếp gây ảnh hưởng đến nền hồ bình, an ninh thế giới.

Lưu ý: Thường để xác định có là một cuộc tranh chấp và có ảnh hưởng đến hồ bình an ninh quốc tế hay không phải dựa trên quyết định của Hội đồng Bảo an. Dựa trên cơ sở các quy định

<small>13Đọc thêm tại: </small>

<small>14Đọc thêm diễn biến xung đột giữa Nga và Ukraine tại: e586.htm. </small>

<small> quan điểm của Việt Nam: Là một quốc gia u chuộng hồ bình, Việt Nam kêu gọi các bên chấm dứt xung đột, khơi phục hịa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân và các cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vụ xung đột giữa Nga và Ukraine. Việt Nam luôn nhất quán và giữ vững ngun tắc chính sách quốc phịng “4 khơng”: Khơng tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; khơng cho nước ngồi đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế . Đó là sự khẳng định, quốc phịng Việt Nam là nền quốc phịng tồn dân, mang tính hịa bình, tự vệ; tích cực, chủ động, kiên quyết, kiên trì ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. </small>

<small>(622276.html.) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Hiến chương Liên hiệp quốc, Liên hiệp quốc đã chuyển giao trách nhiệm duy trì hồ bình an ninh cho Hội đồng Bảo an. Qua đó, Hội đồng Bảo an được quyền xác định tranh chấp quốc tế nào là tranh chấp quốc tế nghiêm trọng và việc kéo dài tranh chấp đó có đe doạ hồ bình an ninh quốc

<b>tế không. Dựa trên cơ sở này sẽ phát sinh các hệ quả pháp lý và cách tổ chức nhất định. (Điều 34 </b>

<i><b>Hiến chương Liên hiệp quốc 1945 quy định: “ Hội đồng bảo an có thẩm quyền điều tra mọi tranh </b></i>

<i>chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra dẫn đến sự bất hoà quốc tế hoặc gây ra tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế hay không”). </i>

<i> + Tranh chấp quốc tế thông thường: Là tranh chấp không dẫn đến nguy cơ đe doạ hồ </i>

bình và an ninh quốc tế . Đây là loại tranh chấp giữa hai bên ( có thể là quốc gia và tổ chức quốc tế liên chính phủ). Đối với loại tranh chấp này có thể giải quyết bằng các biện pháp hồ bình (như đàm phán trực tiếp, trung gian, hồ giải, trọng tài hay tịa án quốc tế …). Ví dụ: Vụ tranh chấp giữa Liên minh châu Âu và Indonesia về Thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm cồn béo nhập khẩu từ Indonesia<small>15</small>.

Việc phân loại các tranh chấp quốc tế không được quy định rõ trong pháp Luật quốc tế mà chỉ mang tính ước lệ. Vì vậy, trong thực tiễn, các tranh chấp quốc tế cịn được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: tranh chấp căn cứ vào thời gian tồn tại tranh chấp, quá trình diễn biến phức tạp hay đơn giản của vụ tranh chấp; tranh chấp căn cứ vào nội dung hoặc dựa vào quyền năng của chủ thể…

<b>2. Lịch sử hình thành nguyên tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế </b>

Trong giai đoạn thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin đã cho rằng “chế độ cộng sản nguyên thủy là thời kỳ chưa có nhà nước. Khi mới thoát thai khỏi động vật, con người tụ tập thành từng bầy gọi là bầy người nguyên thủy”. Ở giai đoạn này, con người sống hoà thuận với nhau, con người sống chung dựa trên “các mối quan hệ xã hội bình đẳng và quyền sở hữu chung” và khi đó con người chưa phát sinh những mâu thuẫn, xung đột với nhau về lợi ích. Khơng có giai cấp, khơng có người bóc lột và người bị bóc lột, khơng có chiến tranh. Dần

<small>15Đọc thêm tại: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

dần, chịu nhiều yếu tố xã hội, con người dần hội tụ với nhau tạo thành một nhóm người rồi trở thành một quốc gia. Khi đó, sự phát triển nhanh của cơng cụ lao động đã làm năng suất lao động càng được nâng cao, con người đã tích đủ cho tiêu dùng và đã xuất hiện dư thừa. Chính sự dư thừa đã dần dần tạo nên những cuộc xích mích, mâu thuẫn. Xã hội vận động phát triển, các quốc gia muốn phát triển thì cần những sự hợp tác của các quốc gia ngồi khác và dần dần hình thành các mối quan hệ của giữa các quốc gia nhưng cùng theo đó sự xung đột giữa các lợi ích quốc gia được hình thành - đó là điều tất yếu xảy ra.

Vậy trước khi Hiến chương Liên hiệp quốc có hiệu lực (ngày 24-10-1945), các quốc gia sẽ giải quyết những tranh chấp, xung đột như thế nào? Và việc giải quyết có phải tn theo những điều kiện hoặc tiêu chí gì? Việc giải quyết có nhất thiết phải khơng nguy hại đến hồ bình và an ninh quốc tế đồng thời đảm bảo được quyền và lợi ích của mình khơng bị xâm phạm?

Theo Công ước La-Hay 1899 và 1907 đã đề cập tới vấn đề rằng Các bên cần kiềm chế không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp và thỏa thuận cố gắng bảo đảm việc giải quyết hịa bình những bất đồng quốc tế của họ<small>16</small>. Những lúc bấy giờ, Công ước La Hay chỉ đề cập việc “kiềm chế” không dùng vũ lực, vậy các quốc gia khi xảy ra các xung đột, tranh chấp nhưng không thể kiềm chế được sẽ được quyền sử dụng vũ lực để giải quyết những xung đột, mâu thuẫn. Những nước lớn, những nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự (như: Đức Quốc xã, Liên Xơ,...) có khả năng chiến thắng bằng vũ lực trong một vụ tranh chấp thì họ sẽ sử dụng vũ lực để giải quyết. Còn các nước nhỏ, yếu thế phải chịu sự chèn ép từ các nước lớn để đảm bảo quốc gia mình khơng “bị sử dụng bạo lực”. Ngoài những biện pháp đàm phán, thương lượng,... được sử dụng phổ biến (đối với các nước có khả năng thua trong việc sử dụng vũ lực) thì các biện pháp dùng vũ lực, chiến tranh vẫn được dùng (các nước lớn có khả năng thắng trong việc sử dụng vũ lực) để giải quyết tranh chấp.

Nhưng những năm 1914-1917 đã xảy ra cuộc tranh chấp, mâu thuẫn đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nhiều các quốc gia “Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất”. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh cũng bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc (các nước

<small>16 Điều 1 Công ước La Hay 1899. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

lớn lúc bấy giờ) về thuộc địa. Nhìn nhận được tính nghiêm trọng, các quốc gia đã ký kết Hiệp ước Kellogg-Briand. Theo Hiệp ước Kellogg-Briand (hay Hiệp ước Paris, chính thức là Hiệp ước chung về từ bỏ chiến tranh với tư cách là một cơng cụ của chính sách quốc gia) là một thỏa thuận quốc tế năm 1928 có hiệu lực vào ngày 24 tháng 7 năm 1929. Trong đó các quốc gia ký kết hứa sẽ khơng sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp hoặc xung đột về bất cứ điều gì bản chất hoặc bất cứ nguồn gốc nào có thể, mà phát sinh giữa các quốc gia này<small>17</small>.

Tuy đã ký kết Hiệp ước “không sử dụng chiến tranh” nhưng những năm 1939-1945 đã xảy ra cuộc chiến tranh thế giới lần 2, nguyên nhân sâu xa cũng xuất phát từ những mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc xảy ra. Những cuộc chiến tranh đã gây ra nhiều hệ luỵ tổn thất, thiệt hại về mặt chất và về tinh thần và mang đến sự nghiêm trọng và tình hình căng thẳng trong quan hệ quốc tế <small>18</small>.

Từ hai cuộc chiến tranh “đẫm máu”, nhân dân trên toàn thế giới cùng chung một khát vọng hướng về một thế giới hịa bình, an ninh và phát triển sau các cuộc chiến tranh, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh Chiến tranh thế giới thứ I và II. Theo đó các quốc gia đã trao cho Liên hiệp quốc - Tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia) có vai trị là trung tâm điều hòa và nỗ lực quốc tế

<small>17</small><i><small> Điều 1 Hiệp ước Kellogg-Briand quy định: “... các bên ký kết, nhân danh dân tộc mà mình đại diện, trịnh trọng tuyên bố lên </small></i>

<i><small>án việc dùng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế và từ bỏ việc dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau…” </small></i>

<small>- Phiên bản cuối cùng của hiệp ước có hai điều khoản được thoả thuận: </small>

<small>+ Tất cả các quốc gia ký kết đều đồng ý cấm chiến tranh như một công cụ của chính sách quốc gia của họ. + Tất cả các quốc gia ký kết đã đồng ý giải quyết các tranh chấp của họ chỉ bằng các phương tiện hịa bình. </small>

<small>18 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vịng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ. Nhiều thành phố, làng mạc, đường xá, cầu cống, nhà máy bị hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la. Các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mỹ… </small>

<small>( </small>

<small>Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lơi cuốn vào vịng chiến (chiếm khoảng 74% dân số thế giới lúc đó), khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại… </small>

<small>( </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

để thực hiện các mục tiêu chung là duy trì hịa bình và an ninh quốc tế , thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo trên cơ sở tơn trọng các quyền và phẩm giá con người<small>19</small>.

Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945 (Gọi tắt là Hiến chương 1945) đã ghi nhận tại khoản 3 Điều 2 và Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc (Gọi tắt là Tuyên bố 1970) đã ghi nhận “Ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế ”. Và nguyên tắc này đã trở thành một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế . Khi Hiến chương Liên hợp quốc ra đời và có hiệu lực, ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế đã trở thành một quy định pháp luật quốc tế mang tính ràng buộc với các chủ thể Luật quốc tế (chủ yếu là các quốc gia), bất kể có là thành viên của Liên hợp quốc hay không phải là thành viên của Liên hiệp quốc. Nguyên tắc được ghi nhận trong Khoản 3 Điều 2 Hiến chương 1945 và Tuyên bố 1970. Ngoài ra, các điều ước quốc tế của các tổ chức khu vực quan trọng cũng ghi nhận nguyên tắc này như: Hiến chương ASEAN (ghi nhận ở Điều 1 Các mục tiêu của ASEAN), Hiến chương của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ<small>20</small>,...

<b>3. Nội dung của ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp </b>

<i>Liên hiệp quốc và Khoa học Luật quốc tế đã xác định Ngun tắc hịa bình giải quyết tranh </i>

<i>chấp quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hồ bình. Vậy các biện </i>

pháp hồ bình giải quyết tranh chấp quốc tế được hiểu như thế nào. Hiện nay, trong các văn bản pháp lý quốc tế chưa đưa ra được định nghĩa “biện pháp hồ bình giải quyết tranh chấp quốc tế ” là gì mà chỉ liệt kê các biện pháp giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 33 Hiến chương 1945. Theo khoa học Luật quốc tế , biện pháp hồ bình giải quyết tranh chấp quốc tế là việc sử

<small>19Liên hiệp quốc đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới, hỗ trợ giải quyết nhiều cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế . Liên hiệp quốc đã triển khai 71 Phái bộ gìn giữ hịa bình để giúp chấm dứt xung đột, khơi phục hịa bình, hỗ trợ cơng cuộc tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên. </small>

<small>20 Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) là tổ chức liên chính phủ khu vực Mỹ Latinh có trụ sở đặt ở Washington, DC, Hoa Kỳ, gồm 34 thành viên là các quốc gia độc lập ở châu Mỹ. Ngơn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Pháp. Tổng thư ký là ông Jose Miguel Insulza, quốc tịch Chile (từ 26 tháng Năm 2005). Đây là tổ chức quốc tế lâu đời nhất của các quốc gia trong cùng một khu vực. </small>

<small>Mục đích của OAS là củng cố hồ bình và an ninh, ngăn ngừa những mối bất đồng và giải quyết các tranh chấp bằng con đường hồ bình, hành động chung trong trường hợp bị xâm lược, thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị và pháp lý của các nước châu Mỹ. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

dụng các biện pháp và thủ tục tố tụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các quan hệ của chủ thể Luật quốc tế và việc sử dụng là dựa trên sự tự nguyện và thỏa thuận của các bên mà khơng có bất kì ràng buộc nào.

<i>Theo Điều 33 Hiến chương 1945: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc </i>

<i>kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hịa bình và an ninh quốc tế , trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”. Theo đó, Biện pháp hồ bình giải quyết tranh chấp </i>

gồm các biện pháp như: đàm phán, điều tra, trung gian, hồ giải, trọng tài, tịa án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hồ bình khác.

<i> </i>

<b>3.1 Các biện pháp hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế </b>

Theo Tuyên bố 1970 và Hiến chương 1945 quy định rõ về các biện pháp giải quyết các tranh chấp. Và đặc biệt các bên có liên quan phải tìm cách giải quyết các vấn đề về tranh chấp bằng phương pháp hịa bình và trong mọi trường hợp không được sử dụng vũ lực. Các biện pháp đã được liệt kê rõ ở Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc gồm: đàm phán, trung gian, hòa giải, điều tra, sử dụng các dàn xếp khu vực, các biện pháp tòa án, trọng tài và các biện pháp hịa bình khác. Theo đó, có thể phân loại những biện pháp này thành hai nhóm:

<i><b>Nhóm 1: Các biện pháp chính trị-ngoại giao gồm các biện pháp đàm phán, điều tra, trung gian, hồ giải, mơi giới, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực. </b></i>

Các biện pháp chính trị-ngoại giao đã xuất hiện từ lâu và mang vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp. Kết quả của các cuộc đàm phán thường là các điều ước quốc tế mà các bên tranh chấp cùng ký kết hoặc các nghị quyết, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế …

Đặc điểm chung của các biện pháp này thực chất là diễn đàn và hội nghị quốc tế , các chủ thể tự do tổ chức tùy theo đặc trưng của tổ chức, vụ việc của mình để giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng cách hồ bình nhất trên cơ sở bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Các biện pháp đều mang tính linh hoạt và mềm dẻo, vì sử dụng các mối quan hệ ngoại

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

giao, những sự tác động từ nhiều chiều giữa các bên có liên quan để giải quyết, khơng áp dụng theo đúng quy tắc trong Luật pháp quốc tế để ra một phán quyết cuối cùng như ở Toà án, Trọng tài. Kết quả các biện pháp chính trị-ngoại giao luôn trên cơ sở các bên tự nguyện, thoả thuận được với nhau, không bị ràng buộc bởi một bên là phía Tịa án hoặc Trọng tài. Và trên thực tiễn, việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp chính trị-ngoại giao thường mang lại hiệu quả cao, mang lại những cam kết chính trị, các điều ước quốc tế được ký kết, đặc biệt là các tuyên bố chung mà các quốc gia đã thoả thuận được.

<i>❖ Thứ nhất về biện pháp đàm phán là biện pháp đặc biệt quan trọng và đặc biệt hiệu quả </i>

trong giải quyết tranh chấp.

Theo Từ điển luật học Việt Nam: “Đàm phán quốc tế là một trong những loại hình cơ bản của giao tiếp giữa các đại diện của các quốc gia khác nhau nhằm trao đổi ý kiến, quyết định các vấn đề mà các bên cùng quan tâm, xử lý các vấn đề bất đồng, phát triển sự hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, soạn thảo và ký kết các điều ước quốc tế …”

Qua đó “Đàm phán” là những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ song phương hoặc đa phương giữa các bên liên quan xảy ra tranh chấp để cùng thỏa thuận, bàn bạc, thương lượng với nhau, đưa ra những quan điểm cá nhân để giải quyết vấn đề đang mâu thuẫn, bất cập trong khuôn khổ của pháp luật quốc tế <small>21</small>.

Vì “đàm phán” là sự tiếp xúc giữa các bên liên quan trong cuộc tranh chấp cùng bàn bạc thống nhất được ý chí chung để cùng gỡ nút thắt nên chủ thể đàm phán chỉ có thể là các bên tranh chấp tham gia và khơng có sự can dự của bên thứ ba vào việc đàm phán. Và sự đàm phán này cốt yếu cũng phải dựa trên “sự thỏa thuận” nên điều cơ bản nhất chính là sự tận tâm, thiện chí (Pacta sunt servanda) giữa các bên và các bên “thật tâm” muốn giải quyết, đảm bảo sự khách quan, không

<small>21 Cần phân biệt “đàm phán để giải quyết tranh chấp quốc tế ” và “đàm phán để ký kết điều ước quốc tế ”. Sự khác biệt ở đây là về mục đích, tính chất, giá trị pháp lý. </small>

<small> (Đàm phán ký kết điều ước mang mục đích nhằm xây dựng một văn bản pháp luật quốc tế (còn gọi là Điều ước quốc tế ), nguồn thành văn của Luật quốc tế . Và đây được coi là giai đoạn đầu tiên để ký kết một Điều ước quốc tế ). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

có sức ép từ bất kỳ bên nào, khơng có áp lực từ bất kỳ phía nào.

Trong một số trường hợp, biện pháp này là nghĩa vụ bắt buộc<small>22</small> của các bên tranh chấp được quy định trong các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương; hoặc trong các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế cũng có thể trực tiếp yêu cầu các bên tham gia đàm phán và các bên phải đạt được một sự thỏa thuận nào đó (Ví dụ: Trong vụ tranh chấp thềm lục địa Biển Bắc, Toà án Công lý quốc tế đã đưa ra phán quyết: Các bên phải tiến hành một cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận và họ phải có nghĩa vụ xử sự sao cho cuộc đàm phán có ý nghĩa, đó khơng phải là trường hợp mà một trong các bên khăng khăng giữ lập trường của mình khơng có bất kì một sự điều chỉnh nào<small>23</small>).

Về thẩm quyền đàm phán do chính luật pháp của các bên quyết định (loại tranh chấp nào, vụ việc nào thì quốc gia sẽ ấn định thẩm quyền đàm phán cho cơ quan, cá nhân tiến hành nhân danh quốc gia tham gia đàm phán). Đàm phán quốc tế được tiến hành thông qua đại diện của các

<i><b>quốc gia ở các cấp khác nhau, có thể là cấp nguyên thủ quốc gia hoặc đứng đầu chính phủ (Hội </b></i>

<i><b>nghị thượng đỉnh-Summit Meeting)</b></i><small>24</small>, các bộ hoặc đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. Đàm phán quốc tế cần được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế , đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng, tơn trọng chủ quyền quốc gia, khơng dùng vũ lực đe dọa, giải quyết hịa bình các tranh chấp…

Ví dụ: Cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề trên biển Đông: Cuộc đàm phán vịng 6 của nhóm chun viên về vấn đề này đã diễn ra trong hai ngày 17-18/12, tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Trong quá trình đàm phán, hai bên đã trình bày quan điểm của mỗi bên và đi

<small>22 Theo quan điểm của Tiệp Khắc (cũ): “Liên hiệp quốc cần quy định đàm phán như là một biện pháp bắt buộc mà không phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bên”. Nhưng ở một số quốc gia lại có ý kiến ngược lại, theo đó đàm phán chỉ là một trong các biện pháp giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế nằm trong nội dung của ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp, vì thế ý nghĩa pháp lý của nó khơng thể cao hơn so với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế . </small>

<small>23 TS. Trần Công Trục - Tranh chấp biển Đông pháp lý và thực tiễn - NXB Chính trị quốc gia sự thật - tr.18. </small>

<small>24 Lưu ý: Ở hội nghị thượng đỉnh thông thường chỉ là bàn bạc quyết định các vấn đề mang tính nguyên tắc. Cịn vấn đề mang tính chi tiết kỹ thuật thì đàm phán ở cấp độ thấp hơn nhưng chuyên nghiệp là đàm phán tại Hội nghị của Bộ trưởng Bộ ngoại giao ( Ví dụ: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp)). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

sâu trao đổi ý kiến về vấn đề phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Hai bên đã trao đổi ý kiến, tăng thêm hiểu biết về lập trường của nhau, nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài mà có thể chấp nhận được.

Qua ví dụ trên ta có thể thấy biện pháp “đàm phán” là biện pháp hồ bình có nhiều điểm ưu nhất.

<i>Thứ nhất, đây là biện pháp có hiệu quả nhất. Con đường ngắn nhất để đạt được thỏa thuận </i>

chung chính là “tiếp xúc, gặp gỡ”. Trong q trình đàm phán, các bên được tự do đề xuất những quan điểm, những yêu sách cho rằng có lợi một cách trực tiếp với bên kia và xem xét quan điểm của bên đối thoại. Cốt yếu ở đây cũng dựa trên sự nhân nhượng và thoả hiệp sao cho có lợi nhất và phải phù hợp nhất. Từ đó, giữa các bên cũng giảm bớt những căng thẳng, bất đồng và việc xử lý các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên cũng trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn. Vì biện pháp này là “trực tiếp bày tỏ quan điểm” nên đã loại bỏ khả năng tham gia của bên thứ ba vào tranh chấp, hạn chế được nguy cơ đưa sai lệch với ý chí của mình, không làm phức tạp thêm tranh chấp. Vậy nên khi các quốc gia trong một vụ tranh chấp có thiện chí hồ giải, trong q trình đàm phán các bên có thể dung hồ được ý chí các quan điểm cá nhân và cùng nhau thoả thuận phương thức ứng xử sao cho phù hợp với pháp luật quốc tế thì sẽ dẫn đến các bên đạt được sự thỏa thuận. Đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất.

<i>Thứ hai, về thời gian đàm phán, theo pháp luật quốc tế không quy định về thời hạn đàm </i>

phán mà phụ thuộc vào thẩm quyền giải quyết của các bên có liên quan. Do đó, thời hạn đàm phán khơng bị khống chế về mặt thời gian. Nhưng dựa trên “sự thỏa thuận” nên các bên cần thể hiện sự thiện chí trong việc muốn giải quyết nhanh gọn tranh chấp. Vậy nên các bên cần có sự nhượng bộ lẫn nhau về mặt quyền lợi, lợi ích trong vụ tranh chấp.

<i>Thứ ba, chủ động về mặt địa điểm thực hiện. Luật quốc tế hồn tồn khơng quy định bắt </i>

buộc về địa điểm thực hiện đàm phán. Nên địa điểm phụ thuộc vào sự thống nhất của các bên. Qua đó cũng cho thấy sự tự do của các bên trong thỏa thuận trong khuôn khổ của pháp luật quốc tế .

Ví dụ: Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là được Việt Nam Dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

chủ Cộng hòa đề xướng nhằm đạt được một nền hòa bình, thống nhất ở Việt Nam. Sau nhiều lần thỏa thuận, địa điểm tổ chức hội đàm được chọn là thành phố Paris, thủ đơ nước Cộng hịa Pháp. Theo đó, Cộng hồ Pháp là bên thứ ba tổ chức hội nghị đàm phán cho một bên là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, một bên là Việt Nam dân chủ Cộng hoà và một bên là Việt Nam Cộng hoà.

<i>Thứ tư, đàm phán có thể là tiền đề mở ra tiềm năng để áp dụng các biện pháp hồ bình </i>

khác để giải quyết các tranh chấp tiếp theo. Đàm phán cũng có thể là biện pháp được áp dụng để thực thi kết quả giải quyết tranh chấp khi áp dụng biện pháp khác.

Song biện pháp này vẫn có những mặt hạn chế khi áp dụng. Về mặt lý thuyết, trong quá trình các bên đàm phán trực tiếp, các bên sẽ dung hòa những quan điểm riêng của mỗi bên, cùng nhau tiến tới sự thỏa thuận và dẫn đến sự thành công của thoả thuận. Nhưng trên thực tế, khi các bên đã phát sinh tranh chấp hầu như các quan điểm của mỗi bên lúc này đã có sự đối lập, mâu thuẫn về mặt lợi ích và tình thế lúc này thường rất căng thẳng, gay gắt. Lúc này, lợi ích mà các bên đặt hàng đầu chính là lợi ích của quốc gia. Các bên có quyền đưa ra những quan điểm riêng nên những quan điểm thường trái ngược, đối lập nhau, vì vậy khó có thể để đưa ra một ý chí chung nhất. Do đó khơng thể hoặc rất khó để áp dụng như là biện pháp đầu tiên để giải quyết tranh chấp bất đồng mà các bên quá căng thẳng, quá phức tạp. Khi đàm phán bất thành, thái độ thù địch và sự bất đồng về mặt chính trị chính là nguyên nhân chủ yếu làm tình hình trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn và hậu quả chính là khơng đạt được bất kỳ sự thỏa thuận nào và kéo theo ngoại giao các bên trầm trọng hơn.

<i><b>❖ Thứ hai là các biện pháp giải quyết thông qua bên thứ ba như Mơi giới, trung gian, hồ </b></i>

giải và điều tra:

Cùng trong nhóm biện pháp Chính trị - Ngoại giao nhưng Đàm phán có một số điểm khác biệt do với các biện pháp thông qua bên thứ ba. Những biện pháp này có sự tham gia của Bên thứ ba với sự đồng thuận của các bên tranh chấp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ các bên tranh chấp giải quyết hiệu quả tranh chấp giữa họ với nhau<small>25</small>. Bên thứ ba ở đây với tư cách là bên môi

<small>25 Điều 4 Công ước LaHay Về hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế : “Điều 4: Vai trò trung gian hòa giải là để hòa hợp những yêu sách trái ngược và xoa dịu những căng thẳng giữa các nước tranh chấp”. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

giới, trung gian, hoà giải, điều tra.

Đối với các biện pháp này, bên thứ ba sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia tranh chấp xúc tiến hoạt động đàm phán, đưa ra những lời khuyên, chỉ dẫn cho các bên trong vụ tranh chấp nhằm mục đích giúp đỡ các bên cùng đạt được các thỏa thuận chung, cùng nhau đưa ra được hướng giải quyết tối ưu nhất dựa trên sự thỏa hiệp, thống nhất ý chí.

<i>Về thành phần tham gia thường là các cá nhân đại diện, nhân danh, thay mặt quốc gia, tổ </i>

chức quốc tế hoặc các cá nhân có uy tín trong quan hệ quốc tế (họ không đại diện hay nhân danh, thay mặt cho quốc gia, tổ chức quốc tế nào cả). Bên thứ ba thường là bên khách quan, vô tư trong vụ tranh chấp và có quan hệ mật thiết, hữu nghị với các bên tranh chấp.

Ví dụ: Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đã từng đứng ra để làm trung gian, hoà giải về vấn đề bắt giữ, giam người mang quốc tịch Hoa kỳ ở tại Triều tiên năm 2008. Ơng khơng nhân danh nhà nước Mỹ mà với tư cách là một cá nhân - một cựu nguyên thủ quốc gia rất uy tín trong quan hệ quốc tế <small>26</small>.

<i>Về động cơ tham gia, bên mơi giới, trung gian, hịa giải (hay cịn gọi là bên thứ ba) có thể </i>

tự mình đề xuất mình tham gia trong việc giải quyết hoặc sẽ được chính các bên trong tranh chấp đề xuất. Nhưng cũng lưu ý rằng: mặc dù các bên thứ ba tham gia bằng hình thức nào (tự mình đề xuất hoặc được các bên trong tranh chấp đề xuất) thì tư cách tham của bên thứ ba lúc này chỉ được thiết lập khi sự tham gia đó được các bên tranh chấp đồng thuận tư cách đó thì bên thứ ba mới thực sự là nhà môi giới, nhà trung gian, nhà hịa giải.

<i><b>Biện pháp Mơi giới là một biện pháp hồ bình giải quyết tranh chấp quốc tế nhưng vẫn </b></i>

chưa được quy định cụ thể trong khoản 1 Điều 33 của Hiến chương 1945. Theo Điều 33 liệt kê thì các quốc gia có thể áp dụng các biện pháp như đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài… và các biện pháp hịa bình khác. Trong Hiến chương khơng quy định các biện pháp hịa bình khác ở đây là các biện pháp nào. Nhưng trên thực tế, các quốc gia thường sử dụng một biện pháp

<small>26 Đọc thêm về cuộc giải cứu của Bill Clinton tại: </small>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

quan trọng - biện pháp môi giới để giải quyết tranh chấp. Đây là biện pháp có sự tham gia của chủ thể bên thứ ba - là bên không trực tiếp không tham gia tranh chấp. Chủ thể của bên môi giới gồm: bên tham gia tranh chấp (bên được môi giới) và bên thứ ba (bên môi giới - phải được các bên trong tranh chấp đồng thuận). Bên mơi giới có thể là cá nhân có uy tín, một nước hoặc một

<i><b>nhóm tổ chức không tham dự đàm phán với các bên tranh chấp. Chú ý: bên thứ ba ở đây chỉ có </b></i>

<i>nhiệm vụ tạo các điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp và các bên tranh chấp theo đó sẽ tiến hành các cuộc đàm phán, thương lượng. Vai trị của bên thứ ba sẽ chấm dứt hồn toàn khi các bên đã đàm phán trực tiếp với nhau. </i>

<i><b>Biện pháp trung gian cũng có sự có mặt của bên thứ 3, bên thứ ba có nhiệm vụ làm dịu </b></i>

mối quan hệ căng thẳng giữa các bên, hạn chế làm mẫu thuẫn trở nên trầm trọng. Biện pháp này có thể trung hịa được các quan điểm của các bên tranh chấp thông qua bên thứ ba. Theo Điều 3 Công ước Lahay năm 1907<small>27</small> khi các quốc gia hoặc các chủ thể khác của Luật quốc tế đang trong một vụ tranh chấp sẽ có quyền đề nghị sự giúp đỡ hoặc yêu cầu trung gian hòa giải từ một hoặc nhiều quốc gia tham gia với tư cách là bên thứ ba đóng vai trò bên trung gian để giải quyết ngay cả khi đang trong tình trạng chiến tranh. Và việc các bên không thực hiện quyền này hoặc không được xem là thực hiện quyền này sẽ coi là một hành động kém thiện chí.

Khác với mơi giới (sẽ chấm dứt khi các bên tiến hành đàm phán), trường hợp hoạt động trung gian sẽ chấm dứt được mở rộng hơn khi:

● Các bên tranh chấp tuyên bố không công nhận tư cách của bên thứ ba .

● Bên thứ ba đã góp phần giải quyết có hiệu quả vụ tranh chấp với kết quả đều các bên đồng ý.

● Vụ tranh chấp khơng cịn tồn tại - điển hình là các bên đã đạt được thỏa thuận và tiến tới việc ký kết một Điều ước quốc tế .

● Một trong các bên tranh chấp hoặc chính bên giữ vai trò hòa giải tuyên bố các

<small>27</small><i><b><small> Điều 3 Công ước Lahay năm 1907 Về hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế : “... Quyền đề nghị sự giúp đỡ và trung </small></b></i>

<i><small>gian hòa giải thuộc về các bên tranh chấp, kể cả khi đang trong tình trạng chiến tranh. </small></i>

<i><small>Một hay các bên tranh chấp không được xem việc thực hiện quyền này là một hành động kém thiện chí”. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

phương thức hòa giải được đề nghị không được chấp nhận.

Điểm khác biệt thứ hai là khi bên thứ ba tạo điều kiện cho các bên tranh chấp tiến hành đàm phán - đây là biện pháp mơi giới; sau đó bên thứ ba có thể tham gia vào q trình đàm phán, có thể đưa ra đề xuất, giải pháp để giúp giải quyết tranh chấp hoặc tham gia với tư cách là quốc gia chủ nhà tổ chức hội nghị giải quyết quyết tranh chấp, có thể với vai trị là chủ tọa hội nghị - đây là biện pháp trung gian, lúc này từ biện pháp môi giới đã chuyển sang biện pháp trung gian.

<i><b> Biện pháp Hòa giải khá giống với biện pháp trung gian. Theo khoản 1 Điều 284 Cơng </b></i>

ước về Luật Biển<small>28</small> thì các bên khi phát sinh tranh chấp có thể yêu cầu một quốc gia khác hoặc chủ thể khác của Luật quốc tế tiến hành hoạt động hoà theo đúng thủ tục quy định tại Mục 1 Phụ lục V. Biện pháp hoà giải này là biện pháp giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba nhưng chủ thể của bên thứ ba thường là một cơ quan quốc tế - Ủy ban hòa giải. Cơ quan uỷ ban hồ giải có thể là uỷ ban thường trực hoặc ad hoc (Hoà giải theo vụ việc). Nhiệm vụ của Ủy ban hòa giải là tiến hành những hoạt động nghiên cứu, đưa ra các phân tích về tình hình thực trạng tranh chấp đang xảy ra , đưa ra những đánh giá và có trách nhiệm tìm kiếm giải pháp cho các bên. Sau đó, Ủy ban tranh chấp sẽ đưa ra các khuyến nghị về phương pháp giải quyết tranh chấp nhưng những khuyến nghị này không ràng buộc các bên như một phán quyết (của Tịa án hoặc Trọng tài). Ví dụ: Tại Hội nghị chung của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc, họp tại Paris từ 9/11 - 12/12/1962, tại kỳ họp thứ mười hai đã thông qua Nghị định thư “Thiết lập một ủy ban hòa giải có trách nhiệm tìm kiếm một giải pháp cho những tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên công ước về chống phân biệt đối xử”.

Hoạt động của Ủy ban hịa giải sẽ chấm dứt thơng qua việc soạn thảo văn bản kết luận: Các bên tranh chấp đã đi đến thỏa thuận và công nhận các điều kiện đã thỏa thuận hoặc các bên không thể thoả thuận được với nhau. Kết quả của quá trình hịa giải sẽ phụ thuộc vào quyết định của các bên, Uỷ ban hồ giải chỉ có nhiệm vụ đưa ra khuyến nghị mà khơng có quyền ra quyết định có

<small>28</small><i><b><small> ĐIỀU 284 UNCLOS 1982 quy định về Việc hòa giải </small></b></i>

<i><small>1. Bất kỳ quốc gia nào thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Cơng ước đều có thể yêu cầu quốc gia khác hay các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục đã được trù định ở Mục 1 của Phụ lục V, hay theo một thủ tục hòa giải khác. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

hiệu lực ràng buộc. Vì vậy, giải pháp này quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp mặc dù chỉ mang tính chất khuyến nghị mà khơng ràng buộc.

Thông qua các đặc điểm của các biện pháp ở nhóm 1 có thể nhận thấy: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế có thể thuộc về các chủ thể là các bên tham gia trong vụ tranh chấp. Xuất phát từ bản chất pháp lý của Luật quốc tế chính là dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện của các bên nên khi tranh chấp quốc tế xảy ra các bên tranh chấp sẽ là chủ thể đầu tiên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà khơng phải thuộc về bất kì các cơ quan tài phán quốc tế hoặc các tổ chức quốc tế , cá nhân nào đứng ra khi các bên trực tiếp trong vụ tranh chấp không yêu cầu.

<i><b> Nhóm 2: Các biện pháp (thủ tục) tài phán </b></i>

Ngồi các biện pháp chính trị - ngoại giao, các bên khi phát sinh tranh chấp có thể lựa chọn biện pháp giải quyết bằng thủ tục tài phán thông qua các cơ quan tài phán quốc tế như: Toà án quốc tế , Trọng tài quốc tế . Cũng xuất phát từ nguyên tắc trong khoa học Luật quốc tế là dựa trên sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể Luật quốc tế mà các cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp.

Biện pháp này mang đặc điểm là biện pháp hồ bình giải quyết tranh chấp thơng qua một thủ tục giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng mà các bên tranh chấp phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định và do một bên thứ ba có thẩm quyền xét xử. Việc giải quyết các tranh chấp bằng thủ tục tố tụng phải diễn ra tại các phiên tòa. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp tài phán mang bản chất là hoạt động áp dụng pháp luật quốc tế (tức cơ quan tài phán sẽ căn cứ vào quy định pháp luật quốc tế để đưa phán quyết theo đúng các Tuyên bố, Điều ước quốc tế mà các bên đã ký kết - nguồn luật nội dung trong tiến trình giải quyết tranh chấp quốc tế ). Đây cũng chính là điểm để phân biệt với các biện pháp Chính trị - Ngoại giao. Kết quả của quá trình tố tụng này là các phán quyết của Tòa án, Nghị quyết xét xử của Tịa án cơng lý quốc tế , phán quyết Trọng tài. Đây là các văn bản pháp lý có hiệu lực bắt buộc, các bên tranh chấp phải tuân thủ và phải thực thi.

Trong pháp luật quốc tế , nguyên tắc giải quyết tranh chấp là dựa trên sự thỏa thuận của các bên, các bên có quyền tự do trong việc lựa chọn những phương thức giải quyết tranh chấp cho là phù hợp. Vì bản chất là dựa trên sự thỏa thuận để giải quyết nên các cơ quan tài phán quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

khơng có thẩm quyền đương nhiên trong việc giải quyết tranh chấp mà thẩm quyền chỉ được xác lập khi được các bên liên quan đồng thuận trao cho và thừa nhận. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ đối trường hợp đặc biệt - Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa trọng tài Luật biển được thành lập theo phụ lục VII của Công ước quốc tế Luật biển năm 1982. Đối với thủ tục tại Tòa trọng tài Luật biển, các bên tranh chấp có thể đưa ra giải quyết trong cả trường hợp một bên khơng đồng ý tham gia (Ví dụ: Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc).

Cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bao gồm Toà án quốc tế và Trọng tài quốc tế :

<b>● Tòa án quốc tế (International court) </b>

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy chế tòa án quốc tế 1945 quy định về khái niệm tòa án

<i>quốc tế cụ thể như sau: “Tòa án quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc là cơ </i>

<i>quan xét xử chính của Liên hợp quốc, được tổ chức và hoạt động theo đúng các nghị quyết dưới đây của bản quy chế này”. Theo đó, Toà án quốc tế là là cơ quan tài phán quốc tế , cơ quan xét </i>

xử và giải quyết các loại tranh chấp quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quốc tế . Xuất phát từ Luật quốc tế để giải quyết tranh chấp, Tòa án quốc tế mang chức năng giải quyết các tranh chấp quốc tế , đưa ra những ý kiến tư vấn, tham vấn các vấn đề pháp lý trong một số vụ việc cụ thể. Ngoài ra, Toà án quốc tế cũng là cơ quan đưa ra những giải thích với những quy phạm chưa rõ ràng và củng cố, hoàn thiện lại các quy phạm pháp luật quốc tế . Tồ án quốc tế khơng mặc nhiên có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế , Tồ án chỉ có thẩm quyền khi giữa các bên tranh chấp chấp nhận và thừa nhận sự xét xử của Tồ án.

Trong thực tiễn vẫn cịn các loại hình Tịa án quốc tế giải quyết tranh chấp đặc thù. Chẳng hạn: Tịa án Cơng lý Liên minh Châu Âu (Court of Justice of the European Union) - Nhiệm vụ của Tịa án Cơng lý Liên minh châu Âu là đảm bảo luật pháp được tuyệt đối tuân thủ các giải thích và áp dụng các hiệp ước đã ký kết giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Khi các tòa án của quốc gia thành viên u cầu, Tịa có trách nhiệm giải thích các vấn đề liên quan đến luật pháp Liên minh châu Âu; Toà án quốc tế về luật biển (ITLOS - International Tribunal for the Law of the Sea) được thành lập theo Công ước về luật biển năm 1982 và được ghi nhận trong phụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

lục VI - ITLOS có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của Cơng ước liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về luật biển 1982. ITLOS cịn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan tới việc khai thác đáy biển và đại dương nằm ngoài thẩm quyền tài phán quốc gia…

Toà án quốc tế mang những đặc điểm như:

<i>Thứ nhất, về thành phần xét xử của Toà án quốc tế là cố định, các bên khơng có quyền lựa </i>

chọn thẩm phán. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án Công lý quốc tế của Liên hiệp quốc (ICJ) có thể thành lập 3 loại Tồ đặc thù: (1) Tịa rút gọn trình tự tố tụng, theo Điều 29 quy chế Tòa án ICJ, tòa được thành lập theo yêu cầu các bên tranh chấp, gồm 05 thẩm phán. (2) Toà đặc biệt, được thành lập theo khoản 1 Điều 26 quy chế Tòa án ICJ, tòa gồm 03 thẩm phán hoặc nhiều hơn tùy vào sự suy xét của của bên phía tồ án. (3) Tồ ad hoc, toà được thành lập theo sự thỏa thuận của các bên, số lượng thẩm phán của do các bên thỏa thuận.<small>29</small>

<i>Thứ hai, về thủ tục tố tụng xét xử, Tòa án hoạt động theo quy chế riêng, quy chế được thơng </i>

qua từ trước trong quy chế Tịa án, quy định các vấn đề về trình tự thủ tục trong quá trình tố tụng. Tức các bên phải tuân theo các quy chế của mỗi Tồ án, các bên khơng có quyền thay đổi các quy tắc, các trình tự thủ tục tố tụng. Ví dụ: Đối với ITLOS sẽ hoạt động theo phụ lục VI về Quy chế của Tồ án về luật biển và Cơng ước của Liên hiệp quốc về luật biển 1982. Việc xét xử tuân theo quy chế riêng đảm bảo tính chặt chẽ và chính xác, hạn chế khả năng các bên khơng thoả thuận được trình tự giải quyết.

<i>Thứ ba, mức độ bảo mật trình tự tố tụng trong từng vụ việc. Việc giải quyết tranh chấp </i>

quốc tế thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án phải đảm bảo ngun tắc xét xử cơng khai. Qua đó, đảm bảo phán quyết của Toà án đưa ra đảm bảo được tính cơng bằng, minh bạch và khách quan. Ngồi các đặc điểm trên, việc lựa chọn giải quyết thông qua con đường Toà án cũng mang những hạn chế nhất định. Trong một số trường hợp, các chủ thể là bên yếu thế trong vụ tranh chấp có thể sẽ e ngại đối với tính khách quan của phán quyết. Do vậy, khi giải quyết bằng con đường

<small>29 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh - Giáo trình Cơng pháp quốc tế (quyển 2) - NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam - Tr36. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

tài phán này các chủ thể phải đặc biệt chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt pháp lý cũng như nhân lực. Thời gian giải quyết thường bị sẽ kéo dài lâu do việc áp dụng theo quy chế trở nên cứng nhắc khơng có sự linh hoạt, giảm thiểu sự chủ động của các quốc gia. Việc xét xử khơng đảm bảo các bí mật về mặt chính trị, quân sự, kinh tế của các chủ thể.

<b>● Toà án Trọng tài quốc tế (International Court of Arbitration) </b>

Tòa án Trọng tài Quốc tế (thường được gọi là Tòa án ICC) là cơ quan tài phán quốc tế được các chủ thể của Luật quốc tế thỏa thuận thành lập nên dựa trên cơ sở điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương hoặc điều khoản trọng tài được ghi nhận trong Điều ước quốc tế , nhằm mục đích giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên thành viên.

Toà án ICC thành lập dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế , là sự thoả thuận của đôi bên, cũng giống như Tòa án quốc tế , thẩm quyền của Tòa trọng tài là sự thoả thuận của các bên hữu quan, tức dựa trên sự thỏa thuận của các bên được ghi nhận trong các Điều ước quốc tế hoặc điều khoản trọng tài. Đồng thời, phán quyết của trọng tài mang giá trị ràng buộc các bên, bắt buộc các bên phải tuân thủ, thi hành và đặc biệt khơng có quyền kháng án nhưng vẫn có thể được xem xét lại trong trường hợp có những điều kiện mới ảnh hưởng cơ bản đến nội dung của quyết định, phán quyết và trước đó Tồ trọng tài chưa được biết đến.

Việc lựa chọn Tòa án ICC để giải quyết tranh chấp mang lại những ưu thế so với Toà án quốc tế :

<i>Thứ nhất, về thành phần xét xử, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận quyết định việc lựa </i>

chọn trọng tài viên, có thể chỉ bao gồm một trọng tài viên hoặc nhiều trọng tài viên. Các trọng tài viên được chỉ định có thể là cơng dân có uy tín của nước thứ ba hoặc là công dân của nước mình tham gia. Trường hợp các bên khơng lựa chọn được trọng tài viên thì có thể u cầu phía Chánh án Tịa án cơng lý quốc tế hoặc Tổng thư ký Liên hiệp quốc chỉ định.

<i>Thứ hai, về thủ tục tố tụng xét xử, các bên hữu quan có quyền tự thỏa thuận quy định thủ </i>

tục tố tụng. Trường hợp các bên không thoả thuận được thì có thể áp dụng các quy tắc tố tụng được quy định trong Công ước La Hay 1899 và 1907 về giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

tế hoặc trong Quy chế mẫu về thủ tục trọng tài được Liên hiệp quốc thông qua vào năm 1958.

<i>Thứ ba, về pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp, các tranh chấp ở đây là tranh chấp </i>

mang tính quốc tế , liên quan đến các chủ thể của Luật quốc tế chủ yếu đến từ các quốc gia nên pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài cũng sẽ là Luật quốc tế (bao gồm các Điều ước quốc tế , tập quán quốc tế …) trực tiếp liên quan đến vụ tranh chấp. Ngoài áp dụng Luật quốc tế , các bên hữu quan có thể sử dụng các nguồn luật khác như luật quốc gia để giải quyết tranh chấp nếu được 2 bên đồng ý nhưng vẫn sẽ phải chịu những hạn chế nhất định

<i>Thứ tư, mức độ bảo mật trình tự tố tụng trong từng vụ việc. Khác với giải quyết tại Tòa án, </i>

thủ tục xét xử của Tòa án phải đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai. Vì dựa trên sự thỏa thuận nên khi xét xử ở Tịa trọng tài, các bên tham gia có quyền xác định xét xử công khai hoặc không công khai. Qua đó, có thể đảm bảo được những bí mật quốc gia (về mặt chính trị, quân sự…), bí mật về kinh tế,... Góp phần bảo vệ danh dự, uy tín của các bên khi tham gia vào tranh chấp.

<i>Thứ năm, phán quyết của Tịa trọng tài khơng mang tính đối nghịch so với phán quyết của </i>

Tịa án quốc tế . Về thực tiễn giải quyết các tranh chấp, Tịa trọng tài khơng chỉ sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp về mặt pháp lý mà còn sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp về mặt chính trị. Về phía Tồ quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp mang tính pháp lý. Vì vậy, khi phát quyết của Trọng tài đưa ra, các bên vẫn có thể giữ được mối quan hệ hữu nghị mà các bên thiết lập.

Việc lựa chọn Tòa trọng tài mang lại những đặc điểm riêng so với Toà án quốc tế , thủ tục trọng tài sẽ mang tính linh hoạt, mềm dẻo hơn, qua đó giúp các bên có thể rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp cũng như chi phí phát sinh trong q trình tố tụng.

<b>3.2 Quy định chung đối với các quốc gia trong giải quyết các tranh chấp quốc tế </b>

Ngày 24/10/1945, Liên hiệp quốc chính thức ra đời, tên gọi “Liên hiệp quốc” được sử dụng lần đầu tiên trong bản “Tun ngơn của Liên hiệp quốc”<small>30</small>. Chính bản Tun ngơn đó, đã thể hiện

<small>30</small><b><small> Hiến chương Liên Hợp Quốc là hiến pháp của Liên Hợp Quốc, được ký kết trong Hội nghị Liên Hợp Quốc về Tổ chức </small></b>

<i><small>Quốc tế (United Nations Conference on International Organization) tại San Francisco, California ngày 26/6/1945 bởi 50 nước </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

khát vọng, mong muốn hồ bình, nói khơng với cuộc xung đột, chiến tranh. Với Tôn chỉ và Mục

<i>đích của Liên hiệp quốc chính là “Duy trì hịa bình và an ninh quốc tế ”. Theo “Khoản 3 Điều 2 </i>

<i>Hiến chương 1945: Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hồ bình, sao cho khơng tổn hại đến hồ bình, an ninh quốc tế và cơng lý”. </i>

Vì vậy, theo Hiến chương 1945 thì dùng các biện pháp hồ bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ bắt buộc của mọi quốc gia và các chủ thể khác luật quốc tế , là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế . Các chủ thể của Luật quốc tế buộc phải tuân thủ nghiêm nguyên tắc, việc làm trái với nguyên tắc chính là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng.

Trong khuôn khổ của pháp luật quốc gia, luật pháp luôn được xây dựng bởi cơ quan quyền lực cao nhất (nơi đại diện cho ý chí của nhân dân) mang tính mệnh lệnh, ràng buộc và bắt buộc đối với mọi công dân của quốc gia đó. Các chủ thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia buộc phải tuân thủ các quy định mà đã đặt ra, khi vi phạm sẽ phải chịu các chế tài pháp lý đối với hành vi vi phạm của mình. Nhưng đối với Pháp luật quốc tế thì ngược lại. Chúng được xây dựng dựa theo nguyên tắc thỏa thuận và thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Cũng vì lẽ đó, khi tham gia vào mối quan hệ pháp luật quốc tế , các chủ thể luật quốc tế có quyền tự do, có quyền tự nguyện tham gia mà khơng có sự bắt buộc hay ràng buộc. Có thể nói, các quốc gia có quyền tự do định đoạt trong các mối quan hệ, các hợp tác quốc tế hay bất kì những gì mà quốc gia muốn nhưng vẫn đảm bảo theo các quy định mà Luật quốc tế đã đề ra.

Do dựa trên cơ sở tự nguyện, tự do và bình đẳng giữa các chủ thể, khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên thì các bên có quyền tự do lựa chọn những biện pháp giải quyết hịa bình những tranh chấp.

<b>Điều 280</b><small>31</small><b> UNCLOS 1982 quy định về giải quyết các tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp </b>

<small>thành viên đầu tiên, có hiệu lực từ ngày 24/10/1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 nước thành viên sáng lập – Trung Hoa Dân Quốc, Liên Xô, Pháp, Anh, Hoa Kỳ </small>

<small>31</small><i><b><small> Điều 280. Giải quyết các tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp hịa bình nào do các bên lựa chọn: </small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

hịa bình nào do các bên lựa chọn. UNCLOS 1982 đã ghi nhận sự tự do trong việc các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp hồ bình để giải quyết các tranh chấp liên quan về giải thích và áp dụng Cơng ước. Quyền tự do lựa chọn những biện pháp giải quyết hịa bình những tranh chấp là quyền pháp lý chủ thể Luật quốc tế , cũng là nội dung quan trọng trong việc cấu thành ngun tắc hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế . Các bên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào ý chí của các bên khi tham gia tranh chấp nhưng không được trái với quy định của pháp luật quốc tế . Sự phụ thuộc vào ý chí của các bên, là việc các bên cùng nhau thoả thuận, thống nhất ý chí trong lựa chọn và quyết định biện pháp để giải quyết hịa bình tranh chấp. Các bên trong vụ tranh chấp có thể sử dụng nhiều biện pháp hay một biện pháp để tối ưu nhất sự lựa chọn phương thức giải pháp giải quyết mà khơng nhất thiết chỉ được chọn một. (Ví

<i><b>dụ: Theo Điều 279 của UNCLOS 1982 quy định: “Nếu các bên tranh chấp đã chấp nhận cùng </b></i>

<i>một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác”. Việc giải quyết tranh chấp về áp dụng hay giải </i>

thích theo UNCLOS 1982 thì các bên có quyền lựa chọn biện pháp như Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII, Toà án quốc tế ,... Nhưng phải được các bên chấp nhận thủ tục để giải quyết).

Các bên tham gia khi tranh chấp phải tuân theo Hiến chương 1945, Điều 33 quy định các biện pháp để giải quyết tranh chấp như: con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hồ giải,... Ngồi ra, các bên vẫn có quyền tìm ra những cách giải quyết mang tính hồ bình khác ngoài những

<i>biện pháp được liệt kê trong Hiến chương 1945. Chẳng hạn, trong “Tuyên bố về ứng xử của các </i>

<i>bên ở Biển Đông (DOC)” Điều 5 quy định “Trong khi chờ đợi có giải pháp hịa bình cho các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán, các bên liên quan cam kết tăng cường các nỗ lực trên tinh thần hợp tác và hiểu biết nhằm tìm ra các phương cách xây dựng sự tin cậy và lòng tin giữa các bên…”. Đây cũng được coi là biện pháp hồ bình giải quyết tranh chấp hữu hiệu khi các bên </i>

khơng có sự thống nhất chung, là biện pháp mang tính dung hịa các quyền và lợi ích hợp pháp

<i><small>“Không một quy định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hịa bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ và vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước”. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

giữa các bên. Các bên cùng hưởng lợi, cùng sử dụng, cùng chịu trách nhiệm.

Quyền tự do lựa chọn các biện pháp để giải quyết tranh chấp vẫn có nhiều trường hợp bị giới hạn trong các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà các bên thỏa thuận, xác lập về những biện pháp giải quyết tranh chấp sẽ được các bên sử dụng khi phát sinh tranh chấp. Theo

<i>Điều 287 UNCLOS 1982 thì “Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải </i>

<i>quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác”. Hay theo Điều 16 Công ước </i>

<i>trách nhiệm cấp dưỡng ở nước ngoài: “Nếu giữa các Bên tham kết phát sinh tranh chấp về giải </i>

<i>thích và áp dụng cơng ước này và nếu không thể giải quyết tranh chấp bằng biện pháp khác, khi đó vụ tranh chấp sẽ được chuyển giao cho Toà án quốc tế giải quyết”<small>32</small><b>. Hay theo Điều 19 của </b></i>

Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women)<small>33</small><i><b> : “Mọi tranh </b></i>

<i>chấp giữa hai hoặc nhiều quốc gia thành viên xung quanh việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này, nếu không giải quyết được bằng thương lượng thì một trong các quốc gia đó có thể u cầu đưa ra hồ giải. Nếu trong vịng 6 tháng kể từ khi yêu cầu hoà giải được đưa ra mà các bên vẫn không đi đến thống nhất được về cách tổ chức hịa giải thì một bên bất kỳ có thể đệ trình vấn đề tranh chấp với Tịa án Cơng lý quốc tế bằng cách nộp đơn theo đúng quy chế của Tòa án”. </i>

<i> Khi đó, trong Điều ước quốc tế giữa các Bên có quy định về biện pháp giải quyết tranh </i>

chấp thì các Bên sẽ sử dụng biện pháp đã được trù định trong Điều ước và đây cũng là nghĩa vụ pháp lý quốc tế . Khi tranh chấp phát sinh, chỉ cần có địi hỏi và u cầu của một Bên tham gia tranh chấp thì biện pháp giải quyết tranh chấp đã được lựa chọn và ghi nhận trong Điều ước quốc tế hữu quan sẽ được sử dụng.

Đặc biệt, đối với ngun tắc này khơng có trường hợp ngoại lệ nào. Trong mọi trường hợp

<small>32 Theo Tập bài giảng Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế . Trường Đại học Luật TPHCM. Khoa Luật quốc tế . tr29. </small>

<small>33 Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women): </small>

<small>1979-269872.aspx. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

ra tranh chấp, các chủ thể phải có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hồ bình. Có thể sử dụng mọi biện pháp khác nhưng không được sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực để giải quyết.

<b>3.3 Nghĩa vụ và quyền của các quốc gia là các bên trong một vụ tranh chấp quốc tế </b>

Là nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mỗi chủ thể Luật quốc tế (chủ yếu là các quốc gia tuân

<i>thủ). Đây cũng nằm trong quy định của Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp </i>

<i>quốc tế của mình bằng các biện pháp hịa bình mà khơng làm phương hại đến hịa bình, an ninh và công lý quốc tế . </i>

Tuyên bố năm 1970<small>34</small> quy định các nghĩa vụ cụ thể của các quốc gia trong ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế , cụ thể như sau:

<i>1. Nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hịa bình theo cách thức khơng gây nguy hiểm cho hịa bình, an ninh và công lý quốc tế ; </i>

Đây cũng được coi là nguyên tắc cơ bản trong pháp luật quốc tế , là nền tảng để hình thành nên Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hồ bình - một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế mà Hiến chương Liên hiệp quốc đề ra. Mục tiêu ln là giữ gìn hồ bình, an ninh thế giới, xác lập nghĩa vụ chung cho mọi chủ thể Luật quốc tế trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể. Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và trong mọi trường hợp khơng được sử dụng vũ lực, khơng nguy hiểm cho hồ bình, anh ninh quốc tế . Đây cũng là quy định trong Khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hiệp quốc 1945<small>35</small>. Việc giải quyết mọi tranh chấp, các quốc gia ln có nghĩa vụ ưu tiên giải quyết bằng phương pháp hoà bình và phải tìm cách giải quyết tranh chấp.

Nhưng một số học giả luật học lại cho rằng nghĩa vụ này chỉ có tính bắt buộc với các chủ

<small>34 Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc trong Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970. </small>

<small>35 “Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hồ bình, sao cho khơng tổn hại đến hồ bình, an ninh quốc tế và công lý” </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

thể Luật quốc tế khi các bên có tranh chấp và phải sử dụng các biện pháp hồ bình để giải quyết tranh chấp.

Theo Ian Brownlie<small>36</small> “Không có bất kỳ nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp trong luật pháp quốc tế chung”.

Malcolm N. Shaw<small>37</small> lại cho rằng “Các quốc gia khơng hề có nghĩa vụ phải giải quyết các bất đồng giữa họ và điều này đúng trong trường hợp xung đột pháp lý nghiêm trọng cũng như các bất đồng chính trị.”

Theo đó, Đại hội đồng đã thơng qua Nghị quyết 57/26 về Ngăn ngừa và Giải quyết hịa bình tranh chấp và trong nghị quyết này cũng chỉ giới hạn ở việc “khuyến khích các quốc gia giải quyết tranh càng sớm càng tốt.”

<i>2. Nghĩa vụ tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp một cách nhanh chóng và công bằng thông qua đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, biện pháp tư pháp, sử dụng các tổ chức hay dàn xếp quốc tế hoặc các biện pháp hịa bình khác theo sự lựa chọn của các bên, phù hợp với hoàn cảnh và bản chất của tranh chấp; </i>

Qua Hiến chương 1945<small>38</small> và Tuyên bố 1970<small>39</small> đều nhấn mạnh rằng khi có tranh chấp xảy ra, mọi các quốc gia (hay các bên liên quan) có nghĩa vụ phải tìm giải pháp để giải quyết tranh chấp. Vậy, có thể đặt ra câu hỏi “Liệu rằng, các chủ mặc nhiên khơng tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp, mà hồn tồn có thể để cho tranh chấp tồn tại mà không giải quyết” hay không?

<small>36 Ngài Ian Brownlie CBE QC FBA là một luật sư và học giả người Anh, chuyên về luật quốc tế . Ơng là Giáo sư Cơng pháp Quốc tế Chichele từ năm 1980 đến năm 1999. </small>

<small> Ian Brownlie, Principles of Public International Law, 5th ed. (OUP, 1998), tr. 15; Malcolm N. Shaw, International Law, 6th ed. (CUP, 2008), tr. 253; James Crawford, Brownlie’s Principles of Public International Law (CUP, 2012), tr. 193 </small>

<small>37 Malcolm Nathan Shaw KC là một học giả pháp lý, tác giả, biên tập viên và luật sư người Anh. </small>

<small>38</small><i><small> Theo Điều 33 Hiến chương 1945 thì “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp phải cố gắng tìm cách giải quyết”. </small></i>

<small>39</small><i><small> Theo đoạn 2 trong Nguyên tắc hịa bình giải quyết tranh chấp của Tun bố 1970 quy định rằng “Mọi quốc gia do vậy sẽ </small></i>

<i><small>sớm tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế ”. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Theo Alain Pellet có quan điểm cho rằng “Trong khi cho rằng nguyên tắc này không áp đặt một nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp, theo ông Điều 33 và Tuyên bố năm 1970 quy định nghĩa vụ tìm kiếm giải pháp. Tuy nhiên nghĩa vụ tìm kiếm khơng tương đương với nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp. Các quốc gia hồn tồn có thể để mặc cho tranh chấp tồn tại mà không giải quyết, trừ trường hợp tranh chấp cấu thành mối đe dọa đến hịa bình và an ninh quốc tế ”<small>41</small>.

Theo Giáo sư Christine Tomuschat cho rằng “Nếu giải thích trên được chấp nhận thì ngun tắc hịa bình giải quyết tranh chấp sẽ khơng có bất kỳ ý nghĩa gì, và chỉ như một sự nhấn mạnh lại nguyên tắc cấm can thiệp và nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực. Ông cho rằng Khoản 3 Điều 2 của Hiến chương quy định một nghĩa vụ phải nỗ lực để tìm kiếm giải pháp”<small>42</small>.

<i>Theo quan điểm của một tác giả: “Nghĩa vụ hồ bình giải quyết các tranh chấp quốc tế </i>

<i>khơng hồn tồn có nghĩa là các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tất cả các tranh chấp. Nghĩa vụ như vậy chỉ phát sinh trong trường hợp xuất hiện các tranh chấp nghiêm trọng (tranh chấp có tính đe doạ hồ bình và an ninh quốc tế ). Còn đối với tranh chấp cịn lại (tranh chấp thơng thường khơng đe doạ hồ bình và an ninh quốc tế thì dưới góc độ Luật quốc tế , các bên có thể khơng cần thiết phải giải quyết”</i><small>43</small>.

Theo quan điểm cá nhân, khi các bên xảy ra tranh chấp thì các bên phải tìm các giải pháp để giải quyết các tranh chấp, hạn chế những bất lợi về phía quốc gia và việc các bên giải quyết như thế nào là quyền của các bên lựa chọn nhưng vẫn phải nằm trong khuôn khổ của pháp Luật

<b>quốc tế , đảm bảo các ngun tắc hịa bình. Theo Khoản 3 Điều 2 của Hiến chương 1945 đã ghi </b>

<i>nhận: “Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế …”. Về </i>

mặt thực tiễn, khi cả hai bên khơng đạt được ý chí chung thì dẫn đến các mối quan hệ ngoại giao giữa các bên khơng cịn tốt đẹp dẫn đến những ảnh hưởng xấu về các lĩnh vực khác hoặc thậm chí

<small>40 Alain Pellet là một luật sư người Pháp giảng dạy luật quốc tế và luật kinh tế quốc tế tại Université de Paris Ouest - Nanterre La Défense. </small>

<small>41</small><i><small> Trích trong một bài viết của ơng Alain Pellet: Peaceful Settlement of International Disputes </small></i>

<small>42 Trích từ Christine Tomuschat, Article 2(3) in trong Bruno Simma (eds.), The Charter of the United Nations: A Commentary (OUP, 2002), đoạn 14. </small>

<small>43 Theo Tập bài giảng Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế . Trường Đại học Luật TPHCM. Khoa Luật quốc tế . tr27. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

có liên quan tới các chủ thế khác (có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích các bên nằm ngồi vụ tranh chấp).

Ví dụ: Vụ tranh chấp biển Đơng giữa Indonesia và Việt Nam, trong quá trình hai bên đàm phán nhưng không đưa ra được thỏa thuận chung. Trong thời gian đó, ngư dân Việt Nam bị lực lượng chấp pháp Indonesia bắt giữ khi đang ở hải phận nước mình (chưa phân định rõ ràng biên giới trên vùng biển tranh chấp). Vậy, nếu giữa hai bên vẫn “đóng băng” tranh chấp thì chắc chắn ảnh hưởng về mặt kinh tế và có thể về kể đến mặt quân sự). Như vậy đòi hỏi giữa các quốc gia phải chủ động hành động để giải quyết tranh chấp hoặc ít nhất phải trao đổi quan điểm lẫn nhau<small>44</small>. Nói cách khác các bên có nghĩa vụ phải tìm kiếm một giải pháp một cách thiện chí phù hợp với Hiến chương.

<i>Về mặt ngữ nghĩa, Điều 33 Hiến chương 1945 và Tuyên bố năm 1970 quy định rằng “nghĩa </i>

<i>vụ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hồ bình” nên có thể hiểu các bên có nghĩa vụ sử </i>

dụng các phương pháp hồ bình mà không dùng vũ lực hoặc các hành vi cấm Luật quốc tế để giải quyết tranh chấp phát sinh; hoặc có thể hiểu rằng nếu các bên “khơng thể” tìm ra được biện pháp giải quyết hịa bình thì các bên có quyền giữ nguyên “hiện trạng tranh chấp”, tức các bên có thể khơng giải quyết tranh chấp, giữ nguyên hiện trạng tranh chấp. Như vậy vẫn được coi là phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế . Việc giải quyết tranh chấp hay không là phụ thuộc vào quan điểm các bên có liên quan, có thể lựa chọn giữa hai phương án: giải quyết hoặc không giải quyết.

<i>3. Nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng những biện pháp hịa bình mà các bên chấp nhận trong trường hợp chưa thể giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp hịa bình nêu trên; </i>

Theo Tơn chỉ và Mục đích của Liên hiệp quốc là “Duy trì hịa bình và an ninh quốc tế ”.

<small>44 Theo Điều 283 UNCLOS 1982 quy định về nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm: </small>

<small>1. Khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Cơng ước, các bên tranh </small>

<i><small>chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp </small></i>

<small>hịa bình khác. </small>

<small>2. Cũng như vậy, các bên tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm mỗi khi kết thúc một thủ tục giải quyết đối với một vụ tranh chấp như vậy mà không giải quyết được, hay mỗi khi đã có một giải pháp và các hồn cảnh địi hỏi các cuộc tham khảo ý kiến liên quan đến việc thi hành giải pháp đó. </small>

</div>

×