Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Trách Nhiệm Dân Sự Phát Sinh Do Vi Phạm Nghĩa Vụ Trong Quá Trình Thực Hiện Hợp Đồng Thông Minh Và Đề Xuất Hướng Hoà.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.62 KB, 92 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHĨM NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả: Mã số SV: Năm thứ:

Trưởng nhóm: Trần Nguyễn Thế Nhân

Lớp : 127-DS46B Khoá: 46 Khoa: Luật Dân sự

<b>Mã số cơng trình :………. </b>

<i>( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>ĐỀ XUẤT HƯỚNG HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM</b>

<i><b>THUỘC NHÓM NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả: Nam/Nữ: Mã số SV: Năm thứ:

Trưởng nhóm: Trần Nguyễn Thế Nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ... 1 </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 2 </b>

<b>CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH ... 4 </b>

<b>1.1 Khái quát về hợp đồng thông minh. ... 4 </b>

1.1.1 Khái niệm hợp đồng thông minh. ... 4

1.1.2 Tính ứng dụng của hợp đồng thơng minh trong đời sống hiện nay. ... 7

<b>1.2 Quy định pháp luật về hợp đồng thông minh. ... 10 </b>

1.2.1 Quy định về hợp đồng thông minh theo pháp luật Việt Nam. ... 10

1.2.2 Quy định của pháp luật một số quốc gia về hợp đồng thông minh. ... 12

<b>CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ PHÁT SINH DO VI PHẠM NGHĨA VỤ TRONG Q TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƠNG MINH ... 19 </b>

<b>2.1 Trách nhiệm dân sự do lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh. ... 19 </b>

2.1.1 Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm. ... 19

2.1.2 Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự và hậu quả pháp lý. ... 26

<b>2.2 Trách nhiệm dân sự do lỗi trong logic của hợp đồng thông minh. ... 39 </b>

2.2.1 Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm. ... 39

2.2.2 Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự và hậu quả pháp lý ... 44

<b>2.3 Trách nhiệm dân sự do sự cố liên quan đến dữ liệu hoặc dịch vụ của bên thứ ba. 51 </b>2.3.1 Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm. ... 51

2.3.2 Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự và hậu quả pháp lý. ... 59

<b>CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THÔNG MINH ... 75 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

Bộ luật Dân sự Bộ luật Dân sự

(Decentralized Autonomous Organization)

(The UK Jurisdiction Taskforce)

(Application Programming Interface)

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỞ ĐẦU </b>

Hợp đồng thông minh đã và đang dần trở thành một xu thế mới của nhân loại, có thể thấy được rằng đây chính là bước tiến vượt bậc nhằm tối ưu hóa cũng như đảm bảo cho các bên có thể thuận lợi trong việc giao kết hợp đồng và tiết kiệm thời gian, chi phí, cơng sức cũng như tài sản cũng như đảm bảo các thỏa thuận được thực hiện một cách xuyên suốt thông qua q trình vận hành chương trình hợp đồng đồng thơng minh và đảm bảo tính bảo mật chặt chẽ khi thực hiện hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, không phải lúc nào, hợp đồng thông minh cũng thực hiện lập trình và vận hành một cách ổn định mà khơng gặp sự cố, không thể phủ nhận rằng hợp đồng thông minh làm giảm khả năng tối đa về việc vi phạm cũng như sự cố tuy nhiên không đồng nghĩa tất cả mọi vi phạm cũng như sự cố sẽ không xảy ra mà trên thực tế, việc xảy ra sự cố hoặc vi phạm là điều khó có thể tránh khỏi mặc dù xác suất diễn ra là rất thấp. Chính những sự cố hoặc vi phạm trong hợp đồng thông minh đã gây ra những tranh chấp pháp lý khó có thể có lời giải bởi lẽ hiện nay, chưa một pháp luật của một quốc gia nào thực sự điều chỉnh và quy định chi tiết, cụ thể về vấn đề vi phạm hoặc sự cố từ hợp đồng thơng minh này. Vì lẽ đó, nhóm nghiên cứu muốn hướng đến câu hỏi liệu rằng khi xảy ra sự cố hoặc tranh chấp trong hợp đồng thơng minh, với những tình huống giả định cụ thể thì việc áp dụng pháp luật sẽ được thực hiện như thế nào? Chủ thể nào sẽ gánh chịu trách nhiệm do sự cố hoặc vi phạm do hợp đồng thơng minh gây ra và từ đó, tìm ra những giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan trong trường hợp hợp đồng thông minh phát sinh sự cố hoặc vi phạm và tạo tiền đề thúc đẩy cho việc xây dựng cũng như áp dụng pháp luật một cách chuẩn xác, hướng đến xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như đưa ra giải pháp cho các bên trong việc giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng thông minh hiện nay đang là một trong những hợp đồng mang tính chất tiên tiến, nó có sự kế thừa từ hợp đồng truyền thống và mang bản chất hiện đại xuất phát từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, hợp đồng thông minh vẫn là một trong những “khái niệm” mới đối với đa số các quốc gia, chỉ một số ít các quốc gia để cập đến hợp đồng thông minh tuy nhiên việc đề cập này trên thực tế vẫn còn khá hạn chế. Hơn thế nữa, pháp luật về điều chỉnh hợp đồng thông minh dường như khá ít ỏi và khơng muốn nói là hạn chế tối đa. Đồng thời, trong hợp đồng thông minh, khi xảy ra sự cố hoặc vi phạm thì pháp luật điều chỉnh thực không tồn tại cũng như việc giải quyết tranh chấp khá phức tạp khi khơng có một đạo luật hoặc văn bản quy định cụ thể, chính vì vấn đề đó đã dẫn đến những hệ quả pháp lý bất lợi cho các bên, cũng giống như đa số các quốc gia trên thế giới, Việt Nam hiện nay cũng chưa có sự đề cập và cơng nhận một cách chính thức hợp đồng thơng minh là một trong những hợp đồng mang tính chất hợp pháp và có giá trị pháp lý, việc giải quyết tranh chấp cũng như giải pháp thực sự không tồn tại, trong bối cảnh hợp đồng thông minh đang ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ và tiếp cận đến người dùng, nếu chúng ta khơng có sự điều chỉnh hoặc quy định chắc chắn rằng sẽ khó có thể phát triển về mặt khoa học kỹ thuật cũng như khoa học pháp lý, tính cấp thiết đặt ra đó là việc cần phải phân tích cũng như soạn thảo và xây dựng một cách khái quát các điều kiện, đặc trưng của hợp đồng thông minh và hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan tại Việt Nam, góp phần xây dựng và hồn thiện cơ chế pháp lý đang ngày càng hoàn thiện tại Việt Nam.

Hiện nay, rất ít các cơng trình nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thông minh, bởi lẽ về mặt lý thuyết, hợp đồng thông minh được xây dựng trên một nền tảng công nghệ (blockchain) và được vận hành xuyên suốt cũng như khó có thể xảy ra sự cố hoặc vi phạm. Tuy nhiên trên thực tế, xác suất xảy ra sự cố hoặc vi phạm trong hợp đồng thơng minh có thể diễn ra và chính vì lẽ đó, đây là một đề tài khá mới mẻ cũng như phức tạp trong việc giải quyết. Các đề tài nghiên cứu trước đây chỉ thực sự phân tích cũng như đề cập đến hoàn thiện cơ chế pháp lý về hợp đồng thơng minh, trong đó có một số ít lồng ghép về việc hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp hoặc quy định về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thông minh mà không thực sự đề cập đến các trường hợp cụ thể nhằm xác định rõ việc giải quyết cũng như áp dụng pháp luật. Điều này đã dẫn đến việc khó xác định trong từng trường hợp cụ thể nếu xảy ra sự cố hoặc vi phạm trong hợp đồng thơng minh, cụ thể đó là nếu các bên xảy ra sự cố hoặc vi phạm trong từng trường hợp, đơn cử như trường hợp vi phạm xuất phát từ lỗi lập trình, câu hỏi đặt ra là việc áp dụng pháp luật sẽ được thực hiện như thế nào, những căn cứ nào để áp dụng quy định đó và chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm? Nhìn chung, những tồn đọng cũng như hạn chế của các đề tài nghiên cứu trước đây sẽ được giải quyết và đề cập qua từng trường hợp cụ thể nhằm làm sáng tỏ vấn đề và thúc đẩy cho việc nghiên cứu cũng như hoàn thiện hướng nghiên cứu trong tương lai.

Phương pháp nghiên cứu trong cơng trình là một trong những vấn đề vô cùng quan

<i>trọng. Trong cơng trình nghiên cứu về Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong quá trình </i>

<i>thực hiện hợp đồng thơng minh và đề xuất hướng hồn thiện cho pháp luật Việt Nam, nhóm </i>

nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích và đặt giả thiết để làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết trong cơng trình nghiên cứu này. Việc áp dụng phương pháp phân tích và đặt giả thiết là bước đi đầu nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cần giải quyết khi phát sinh sự cố hoặc vi phạm trong hợp đồng thơng minh và góp phần thúc đẩy, làm nền tảng cơ sở để áp dụng các phương pháp nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Trong cơng trình nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ thực hiện trình tự nghiên cứu bắt đầu từ việc khái quát chung về hợp đồng thơng minh, phân tích các quy định của pháp luật các quốc gia có quy định của hợp đồng thơng minh cũng như phân tích lợi ích. Sau đó, nhóm tác giả sẽ thực hiện phân tích và đặt giả thiết khi xảy ra từng trường hợp sự cố hoặc vi phạm cụ thể và xác định rõ trách nhiệm cũng như làm sáng tỏ các chủ thể đó có nghĩa vụ chịu trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhìn chung, trình tự nghiên cứu sẽ được thực hiện xuyên suốt và liên kết, bắt đầu từ những vấn đề chung nhất và tiếp đến làm rõ những vấn đề cụ thể về những sự cố và vi phạm trong hợp đồng thơng minh cũng như đề xuất hướng hồn thiện cho pháp luật Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH </b>

Trong Chương I, nhóm nghiên cứu muốn hướng đến việc tìm hiểu, đánh giá, cũng như làm rõ khái quát chung nhất về hợp đồng thông minh cũng như quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật các quốc gia trên thế giới về hợp đồng thông minh. Trong Chương I, nhóm tác giả sẽ bắt đầu từ những khái quát chung nhất về hợp đồng thông minh bao gồm khái niệm, lợi ích; sau đó làm rõ các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật thế giới trong việc xây dựng cơ chế và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về hợp đồng thơng minh. Từ đó, có thể rút ra được những nhận xét, kiến nghị, đưa ra những đề xuất từ những phân tích và đánh giá trong Chương I để từ đó có cái nhìn khách quan và chi tiết về hợp đồng thông minh và đặt nền móng cho những phân tích chun sâu liên quan đến hợp đồng thông minh trong những chương phân tích tiếp theo.

<b>1.1 Khái quát về hợp đồng thông minh. 1.1.1 Khái niệm hợp đồng thông minh. </b>

Dưới ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hàng loạt xu thế mới dần hình thành, phát triển và trở nên phổ biến cũng như rộng khắp, các xu thế đó ngày càng trở nên phổ cập rộng rãi và trở thành một trong những bộ phận không thể tách rời trong đời sống con người, có thể kể đến như các phần mềm ứng dụng, trí tuệ nhân tạo hay chính các phương tiện liên lạc, kết nối đang hiện hữu hiện nay. Có thể thấy, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao chính là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển hàng loạt của những ứng dụng công nghệ mới với mục đích đáp ứng tốt nhất các yêu cầu căn bản và cấp thiết của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực. Cùng với xu thế đó, nhu cầu về giao kết hợp đồng giữa các bên với mục đích đảm bảo việc tn thủ ngun tắc, khơng xảy ra tranh chấp, thuận tiện, nhanh chóng và ứng dụng công nghệ hiện đại cũng là một trong những nhu cầu không thể tách rời khỏi sự vận động và phát triển của xã hội nói chung và cơng nghệ nói riêng. Từ chính những nhu cầu cấp thiết về việc giao kết hợp đồng một cách tiện lợi, nhanh chóng nhưng đảm bảo việc bảo mật, tính chính xác, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các bên đã dẫn đến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các loại hợp đồng tiến bộ, có thể kể đến như hợp đồng được giao kết bằng phương thức điện tử hay giao kết bằng thông điệp dữ liệu cũng là một trong những đại diện tiêu biểu cho sự phát triển của hợp đồng xu thế mới. Hiện nay, bên cạnh các hợp đồng mang tính chất truyền thống và hợp đồng xu thế mới, hợp đồng thông minh dần hình thành, phát triển và trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho các bên trong việc giao kết thuận tiện, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, bảo mật và thực hiện cơ chế tự động, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ các bên trong giao kết hợp đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Hợp đồng thông minh trải qua một quá trình hình thành và phát triển tương đối phức tạp, xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX tuy nhiên mãi đến hiện nay hợp đồng thông minh mới thực sự phổ cập và tạo sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Hiện nay, hợp đồng thông minh vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm cụ thể mà chỉ dựa trên những quan điểm của những nhà nghiên cứu chuyên ngành. Tiêu biểu nhất là quan điểm về hợp đồng thông minh của Nick Szabo - một trong những nhà nghiên cứu tiên

<i>phong về hợp đồng thông minh, theo Nick Szabo, hợp đồng thông minh nếu hiểu theo nghĩa rộng thì có thể được ứng dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng, đàm phán, giao kết, thực hiện hợp đồng đến giải quyết tranh chấp; trong khi nghĩa hẹp thì chỉ xoay quanh việc thực hiện hợp đồng.</i><small>1</small><i> Có thể thấy được rằng, quan điểm của Nick Szabo là một </i>

trong những quan điểm đặt nền móng sơ khai cho việc định nghĩa và giới thiệu khái quát về hợp đồng thông minh. Nhìn một cách tổng quát, chúng ta thấy được rằng quan điểm của Nick Szabo về hợp đồng thông minh mang tính chất khái quát chung, chưa chỉ rõ các đặc tính cơ bản, nổi bật của hợp đồng thông minh và trên một phương diện cụ thể, hợp đồng thơng minh theo quan điểm của Nick Szabo có rất nhiều điểm tương đồng so với hợp đồng truyền thống cũng như gây ra những khó khăn cho các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về hợp đồng thông minh ẩn chứa trong các máy bán hàng tự động và hợp đồng thông minh hoạt động trên nền tảng Blockchain. Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách cụ thể, có thể thấy được rằng định nghĩa của Nick Szabo là một trong những quan điểm đầu tiên và định hướng cho sự phát triển về việc khái quát chi tiết, cụ thể và những đặc điểm nổi bật về hợp đồng thông minh.

Năm 2013, trên cơ sở sự phát triển tiếp nối của hợp đồng thông minh với sự ra đời của thế hệ hợp đồng Ethereum xây dựng và hoạt động trên nền tảng Blockchain và hiện nay dạng hợp đồng này ngày càng được phổ cập rộng rãi trên toàn thế giới, đây được xem là sự kết thừa của hợp đồng thông minh thế hệ cũ và được nhà sáng lập -

<i>Vitalik Buterin đưa ra khái niệm về hợp đồng thông minh này như sau: “Hợp đồng thông minh là một chương trình máy tính, trực tiếp kiểm sốt mọi loại tài sản kỹ thuật số và gần như có thể thay thế cho hợp đồng pháp lý thông thường. Khi ứng dụng này chuyển đổi tài sản kỹ thuật số thành một chương trình máy tính, chương trình này sẽ tự động mã hóa thơng qua những điều kiện nhất định và phân định ai sẽ là người nhận được tài sản đó”.</i><small>2</small><i> Nhìn chung, khái niệm về hợp đồng thông minh về Vitalik Buterin là một </i>

trong những bước đột phá mới khi đưa ra quan điểm về hợp đồng thông minh thông qua

<small>1 Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thơng minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

<small> Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thức làm rõ cấu trúc hợp đồng thông minh, tuy nhiên cách đưa ra khái niệm về hợp đồng thông minh của Vitalik Buterin vẫn còn một số hạn chế liên quan đến việc chưa chỉ rõ những đặc trưng của hợp đồng thông minh chưa thật sự bao quát và toàn vẹn về hợp đồng thông minh mà chỉ tập trung vào khâu mã hóa của hợp đồng thơng minh. Chính những hạn chế đó dẫn đến việc định nghĩa khái niệm chưa thực sự rõ ràng mà chỉ tập trung trên một phương diện và chưa đảm bảo được những đặc trưng cơ bản của hợp đồng thông minh.

Trên cơ sở quan điểm của Vitalik Buterin, tập đoàn IBM - một tập đồn về cơng nghệ máy tính đa quốc gia đã đưa ra những bổ sung cho định nghĩa của Vitalik Buterin

<i>và đưa ra quan điểm về hợp đồng thông minh như sau: “hợp đồng thông minh là các chương trình được lưu trữ trên một hệ thống blockchain và hoạt động khi đáp ứng các điều kiện xác định trước. Chúng thường được sử dụng để tự động hóa việc thực hiện một thỏa thuận để tất cả những người tham gia có thể chắc chắn ngay lập tức về kết quả mà khơng có sự tham gia của bên trung gian cũng như tiết kiệm được lượng lớn thời gian. Hợp đồng cũng có thể giúp con người tự động hóa quy trình làm việc, kích hoạt các hành động tiếp theo khi các điều kiện của hợp đồng được đáp ứng”.</i><small>3</small><i> Có thể thấy </i>

được rằng, việc bổ sung cũng như đưa ra quan điểm của tập đoàn IBM đã làm rõ khái niệm về hợp đồng thông minh, quan điểm nêu trên tương đối đầy đủ, tập trung phân tích trên cả mảng hoạt động của hợp đồng thông minh, mảng hoạt động trên nền tảng blockchain, hoạt động của các chủ thể khi tham gia giao kết và đặc trưng về việc tự động hóa trong q trình giao kết và thực hiện hợp đồng thông minh.

Tuy nhiên, hiện nay các khái niệm về hợp đồng thông minh chưa được cơng nhận một cách chính thức mà vẫn chỉ là những quan điểm của những cá nhân, tổ chức nghiên cứu chun sâu. Chính vì lẽ đó đã gây nên những bất cập vô cùng lớn trong việc xác định hợp đồng thông minh cũng như xem xét như thế nào là một hợp đồng thông minh và đảm bảo tính chính xác khi xem xét hợp đồng thông minh so với hợp đồng truyền thống, bởi lẽ đây là một trong những đặc trưng căn bản giúp nhà làm luật cũng như mọi người phân biệt và xem xét trên các khía cạnh trong q trình giao kết, thực hiện cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan. Từ những hạn chế đó, nhóm nghiên cứu xin đưa ra khái niệm liên quan đến hợp đồng thơng minh trên cơ sở phân tích những đặc trưng của loại hợp đồng này cũng như thông qua việc tổng hợp, nghiên cứu và chọn lọc

<i>các quan điểm của cá nhân, tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này như sau: “Hợp đồng thông minh là một dạng hợp đồng được xây dựng trên nền tảng blockchain, do các bên trong hợp đồng thỏa thuận bằng phương thức kỹ thuật số, không trái với quy định </i>

<small>3 Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thơng minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i> pháp luật và đáp ứng các điều kiện sau đây: (1) được thực hiện bằng việc thơng qua mã hóa máy tính và được thực hiện trên nền tảng blockchain hoặc các phần mềm tương tự khác; (2) do các bên trong hợp đồng thỏa thuận và khơng có sự tham gia của bên trung gian; (3) hợp đồng được thực hiện thông qua cơ chế tự động khi đáp ứng đủ các điều kiện mà các bên thỏa thuận và khơng có sự can thiệp của con người vào cơ chế tự động đó”. Có thể thấy được rằng, hợp đồng thơng minh chính là sự phát triển cao hơn </i>

của hợp đồng truyền thống, bên cạnh có những đặc trưng cơ bản của hợp đồng truyền thống, hợp đồng thơng minh có những đặc trưng rất riêng và được định nghĩa thơng qua những đặc trưng đó, việc đưa ra định nghĩa cụ thể có ý nghĩa rất lớn trong việc phân loại cũng như đảm bảo cơ chế phân biệt giữa hợp đồng thông minh và hợp đồng thông thường cũng như giúp các cá nhân, tổ chức khi thực hiện giao kết có thể có những cái nhìn chính xác, đảm bảo lợi ích trong q trình giao kết và lựa chọn phương thức phù hợp trong q trình giao kết hợp đồng.

<b>1.1.2 Tính ứng dụng của hợp đồng thông minh trong đời sống hiện nay. </b>

Hiện nay, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại nhiều khái niệm mới và được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực cùng với những phát minh mang tính ứng dụng vào thực tiễn cũng như cuộc sống thường ngày đang ngày càng gia tăng và đạt được hiệu quả cao, trong đó nổi bật nhất có thể nói đến sự ra đời của hợp đồng thông minh đã giúp cho việc giao kết hợp đồng giữa các bên trở nên thuận lợi và có tính bảo mật tốt hơn. Cơng nghệ Blockchain đã loại bỏ đi đơn vị trung gian để cho phép mọi người có thể giao dịch trực tiếp với nhau, tự kiểm soát giao dịch cũng như

<i>phải tự có trách nhiệm đối với nó. “Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là một giao thức giao dịch dựa trên cơng nghệ Blockchain. Mục đích của hợp đồng này là thực hiện các điều khoản của hợp đồng mà khơng cần thơng qua bên thứ ba. Nó tự động thực hiện, ghi nhớ lại hành động pháp lý của các bên giúp việc truy dấu dễ dàng hơn.”</i><small>4</small>. Nói cách khác, hợp đồng thơng minh có thể được hiểu là một bộ giao thức dựa trên công nghệ Blockchain nhằm thực hiện các điều khoản hay thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng. Không chỉ như vậy, bản chất của hợp đồng thông minh là sự hoạt động trên nền tảng của công nghệ blockchain được tồn tại dưới dạng tập hợp các mã hóa và thuật toán nên sự tồn tại các đặc điểm này là vơ cùng nổi bật như: (1) hình thức xác lập bằng cách

<i>mã hóa bởi các câu lệnh “If…then…”, nhưng nếu không thỏa mãn một trong các điều </i>

kiện được lập trình sẵn, quá trình thực thi hợp đồng sẽ tự động ngừng lại và hợp đồng thông minh sẽ loại bỏ đi quá trình thỏa thuận giữa các bên khi được xác lập dựa trên các bộ giao thức có sẵn; (2) khả năng vận hành tự động thực hiện các điều khoản được xác lập sẵn trên hệ thống nếu thỏa mãn đầy đủ các yếu tố được đặt ra ngay từ đầu khi các <small>4 Mai Anh, 2023, Smart Contract là gì? Cách thức hoạt động và ứng dụng của Smart Contract, </small>

<small> truy cập ngày. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

bên đã đồng ý với các điều khoản của hợp đồng nhằm bảo đảm chắc chắn họ bị ràng buộc và không thể vi phạm hợp đồng; (3) tính bảo mật được xác lập dựa trên nền tảng của Blockchain, các bên trực tiếp tham gia không cần thơng qua bên trung gian nào cả; (4) tính bất biến về dữ liệu, không thể bị thay đổi hoặc sửa chữa bởi bất kỳ chủ thể nào do sự hoạt động của thuật toán đồng thuận và các mã lệnh, nếu muốn thay đổi theo hướng gây bất lợi cho bên nào đều phải đối mặt với hệ thống bảo mật cao gây ra sự khó khăn và tốn thời gian cho bên có ý định gây bất lợi. Có thể thấy, từ khái niệm cơ bản của hợp đồng thông minh là thực hiện giao dịch không cần thơng qua bên trung gian, có khả năng tự động thực hiện các điều khoản, các thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng cùng với những bản chất của hợp đồng thơng minh sẽ tạo nên tính ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn vô cùng hợp lý, có thể kể đến như sau:

Đầu tiên, phải đề cập đến hợp đồng thơng minh có tính tự động hóa mang đến hiệu quả cao. Hợp đồng thơng minh có khả năng tự thực hiện một cách tự động, không cần đến sự tác động cũng như can thiệp của con người quá nhiều khi các điều kiện đã được định nghĩa trước được mã hoá trong hợp đồng được thỏa mãn. Sự tự động hoá này nhằm mục đích loại bỏ đi sự can thiệp của bên trung gian, giảm bớt đi một phần công việc quản lý và tối ưu quá trình thực hiện hợp đồng để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí thực hiện. Ví dụ như hợp đồng thơng minh có thể được sử dụng để tự động hoá trong việc quản lý sự kiện (hoạt động bán vé, đặt phòng khách sạn,...), quản lý tài sản (bất động sản, chứng khoán và các loại tài sản hợp pháp khác),... dữ liệu thông qua việc hợp đồng thông minh được lưu trữ trên nền tảng Blockchain có dấu hiệu về thời gian cho tất cả các hoạt động được thực thi vì khi dữ liệu được nhập trực tiếp vào các khối của Blockchain thì nó khơng thể bị thay đổi hoặc sửa chữa bởi bất kỳ ai do sự hoạt động.

Thứ hai, xét đến tính đáng tin cậy và minh bạch của hợp đồng thơng minh. Vì hợp đồng thơng minh hoạt động dựa trên công nghệ Blockchain sẽ tạo ra một số cái phân tán và phi tập trung nên dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng Blockchain mang dấu hiệu về thời gian đối với tất cả các hoạt động được thực thi. Chính điều đó, trong mỗi giao dịch nếu có sự thay đổi trong hợp đồng đều sẽ được ghi lại và xác minh bởi nhiều bên tham gia, đảm bảo tính minh bạch và công bằng. Sự không thể thay đổi của blockchain giúp tạo niềm tin bằng cách giảm rủi ro gian lận, thao túng hoặc thay đổi không được ủy quyền trong hợp đồng, hạn chế được ảnh hưởng của lợi ích cá nhân. Ví dụ như hợp đồng thơng minh có thể được ứng dụng trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp trên thế giới có thể tham gia vào mơi trường hoạt động tài chính để thực hiện hợp đồng thông minh mà trong khi đó, việc các doanh nghiệp khi tham gia hợp đồng đều yêu cầu tính minh bạch rõ ràng và phải có tính tin cậy cao nhằm hạn chế thay đổi của các bên hay của người lập trình với mục đích bất hợp pháp hoặc thay đổi nội dung hợp đồng không được chia sẻ công khai với các bên tham gia hợp đồng. Mạng tài chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thương mại we.trade do IBM Blockchain điều hành cho phép các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thơng minh được tiêu chuẩn và đơn giản hố.

Thứ ba, hợp đồng thơng minh cịn được ứng dụng vào thực tế nhờ tính chính xác và nhất quán. Hợp đồng thông minh hoạt động dựa trên các quy tắc và điều kiện được định trước, ít trường hợp không để lại chỗ cho sự hiểu sai hoặc mơ hồ mà thường các bên sẽ thỏa thuận và chỉ ra hướng đi của hợp đồng một cách rõ ràng nhất để lập trình viên có thể áp dụng các điều khoản khoản đấy vào việc thiết lập nên hợp đồng thông minh. Các điều khoản và điều kiện sẽ được viết trực tiếp vào mã nhằm đảm bảo tính chính xác và nhất quán trong việc thực thi hợp đồng. Điều này giảm thiểu rủi ro sai sót, hiểu lầm và tranh chấp phát sinh từ việc hiểu sai trong các hợp đồng truyền thống. Thông thường, một số hoạt động kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi do phải đợi sự đồng thuận hay giải quyết các vấn đề bên ngồi và nội bộ. Ví dụ như năm 2015, tập đoàn Trust & Clearing (DTCC) sử dụng một sổ cái Blockchain để lưu trữ thông tin về tài sản chứng khốn trị giá 1.500 nghìn tỷ USD, đồng nghĩa với 345 triệu giao dịch.

Thứ tư, có thể kể đến khả năng tốc độ và khả năng truy cập của hợp đồng thơng minh có thể làm giảm đáng kể thời gian thực hiện hợp đồng. Chúng sẽ loại bỏ bớt đi các giai đoạn như việc làm thủ công, đàm phán và trung gian mà hợp đồng thông minh cho phép các bên thực hiện giao dịch trực tiếp và ngay lập tức. Tốc độ và khả năng truy cập này có thể hữu ích đặc biệt trong các giao dịch yêu cầu thời gian như thanh tốn tài chính hoặc quản lý chuỗi cung ứng. Ví dụ như thanh tốn tiền bản quyền: tác giả của tác phẩm nghệ thuật có thể thiết lập quyền sở hữu của mình trên hệ thống của hợp đồng thơng minh rằng khi ai đó sử dụng tác phẩm này thì sẽ phải tn thủ các chính sách kèm theo điều khoản sử dụng của bên cung cấp yêu cầu đảm bảo thực hiện, nếu bên mua đồng ý các điều khoản thì giao dịch sẽ được diễn ra ngay lập tức và đồng thời tác giả có thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tác phẩm của mình một cách hợp pháp và thu về các lợi nhuận kinh tế.

Thứ năm, hợp đồng thơng minh cịn đặc biệt được nhiều chủ thể lựa chọn ứng dụng vì có tính bảo mật và tính toàn vẹn ở mức độ tương đối cao. Bản chất Blockchain là một chuỗi khối liên kết với nhau bằng các hàm, các mã lệnh có yếu tố bảo mật có tính chất tương đối khá cao mà hợp đồng thơng minh lại sử dụng các tính năng bảo mật này của cơng nghệ Blockchain, chẳng hạn như thuật tốn mật mã và cơ chế đồng thuận phi tập trung nhằm mục đích đảm bảo tính tồn vẹn và khơng thể thay đổi của hợp đồng, hạn chế các thay đổi bất hợp pháp khiến các bên bị ảnh hưởng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến các chủ thể tham gia hợp đồng hay những sự cố không mong muốn xảy ra như giả mạo danh tính, xâm nhập bất hợp pháp vì khi xác lập hợp đồng thơng minh và hợp đồng cũng đạt được độ tin cậy vượt trội. Ví dụ như việc thao túng kết quả của các cuộc thi, cuộc bầu cử là trường hợp xảy ra khá thường xuyên. Tuy nhiên, khi áp dụng hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

đồng thơng minh thì sẽ khơng thể thao túng được kết quả vì những phiếu bình chọn sẽ được bảo vệ bởi sổ cái, muốn thay đổi được số liệu hay tỷ lệ bình chọn cần phải giải được các mã lệnh khó và cần phải có một quyền truy cập đủ mạnh để tiếp cận nó dựa trên cơng nghệ Blockchain. Dù vậy, nhưng trên thực tế do cơng nghệ về Blockchain hiện vẫn cịn nhiều bất cập và vẫn còn một số sự hạn chế cho nên ưu điểm này chưa được bộc lộ rõ ràng.

Cuối cùng, hợp đồng thơng minh có một ưu điểm vượt trội mà các chủ thể thường dựa vào nó để xem xét khả năng ứng dụng của nó vào đời sống, đó chính là hợp đồng thơng minh sẽ giúp các bên tham gia giảm chi phí. Bằng cách tự động hóa việc thực thi hợp đồng và loại bỏ trung gian, hợp đồng thơng minh có thể giảm chi phí liên quan đến các quy trình hợp đồng truyền thống. Thay vì các hợp đồng truyền thống sẽ tốn nhiều chi phí như chi phí liên quan đến cơng việc quản lý, chi phí để thoả thuận hay xác minh danh tính của bên thứ ba cùng với dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp (nếu có trong một vài trường hợp) của bên trung gian đứng ra thiết lập,... thì hợp đồng thơng minh sẽ giảm thiểu các chi phí đó do nó là giao dịch trực tiếp giữa các bên mà không cần thông qua bên trung gian mà được tự giải quyết bằng các thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Như vậy, có thể thấy được rằng sự quan tâm đối với hợp đồng thông minh đang càng càng được biết đến nhiều hơn nhưng hợp đồng thông minh ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống vẫn còn gặp nhiều mặt hạn chế vì hiện chưa có pháp luật quy định cụ thể về hợp đồng thông minh. Từ phần khái niệm cơ bản của hợp đồng thông minh là giao dịch trực tiếp giữa các bên tham gia hợp đồng, không cần qua bên trung gian thôi cũng đã đủ tạo ra các ưu điểm, hạn chế được các rủi ro khơng đáng có khiến cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng sẽ chú ý và xem xét lựa chọn ứng dụng nhiều hơn so với hợp đồng thông thường. Không chỉ vậy, hợp đồng thơng minh cịn có những bản chất đặc trưng và riêng biệt như hình thức xác lập hợp đồng thơng qua mã hóa câu lệnh; khả năng tự động vận hành; tính bảo mật; tính bất biến của dữ liệu khiến cho nó trở nên có giá trị hơn và có thể áp dụng vào đời sống thường ngày cũng như các hợp đồng khác một cách gần gũi, tiện lợi nhất.

<b>1.2 Quy định pháp luật về hợp đồng thông minh. </b>

<b>1.2.1 Quy định về hợp đồng thông minh theo pháp luật Việt Nam. </b>

Trong pháp luật Việt Nam hiện nay, cụ thể trong Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành quy định khá cụ thể và chi tiết về những nội dung cơ bản của hợp đồng thông thường, tại Mục VII, tiểu mục 1 đã thể hiện rõ khái niệm, hiệu lực, thời điểm giao kết, điều kiện giao kết… của một hợp đồng thông thường tại Việt Nam. Đối với một quốc gia theo hệ thống Civil Law như Việt Nam thì những vấn đề quy định về hợp đồng thơng minh cịn khá ít và gặp rất nhiều bất cập trong cách thực hiện và giải

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

quyết, chưa có một quy định cụ thể nào thật sự tập trung, điều chỉnh chi tiết về những vấn đề của hợp đồng thông minh trong thời đại ngày nay. Tại Luật giao dịch điện tử 2005, thì đã có những thuật ngữ tuy khơng gọi tên trực tiếp là hợp đồng thông minh mà

<i>các nhà làm Luật đã sử dụng các tên gọi khác: thông điệp dữ liệu, chứng thư điện tử. Cụ </i>

thể, tại Luật giao dịch điện tử 2005 sẽ cho chúng ta hiểu được những vấn đề, nguyên tắc cơ bản như: hình thức, giá trị pháp lý, chủ thể thực hiện, tính bảo mật… của thơng điệp dữ liệu, chữ ký số, chứng thư điện tử của các vấn đề về giao dịch điện tử. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng tại Điều 2 Luật giao dịch điện tử 2005 chỉ dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn bằng phương tiện điện tử, điều đó có thể chứng minh được rằng, hợp đồng thông minh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật giao dịch điện tử. Ngoài ra, điều quan trọng hơn cả, chỉ với 54 Điều thì Luật Giao dịch điện tử hiện hành không đủ cơ sở để giải quyết tất cả những vấn đề phát sinh của hợp đồng thông minh. Đây là một loại hợp đồng mới, nó chỉ xuất hiện vào những năm gần đây và được phổ biến tương đối rộng rãi đối với các nước phát triển như Anh, Mỹ… nên cần phải có những quy định mới mẻ, mang tính phù hợp và kịp thời đối với việc điều chỉnh các vấn đề nảy sinh của hợp đồng thơng minh, nó khơng thể được điều chỉnh, giải quyết và xử lý theo hướng của một hợp đồng thơng thường, sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh đối với loại hợp đồng này như: chủ thể tham gia thực hiện, thời điểm hợp đồng có hiệu lực hoặc nếu phát sinh tranh chấp thì cơ quan nào có thẩm quyền đứng ra để giải quyết? Đối với Pháp luật Việt Nam chưa thật sự điều chỉnh được vấn đề này.

Chúng ta không thể phủ nhận được việc hợp đồng thơng minh xuất hiện chính là một bước phát triển mới của hợp đồng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, nó mang những tính năng, đặc điểm mang tính tiến bộ và kế thừa những đặc điểm nổi bật của hợp đồng truyền thống. Hợp đồng thơng minh đang có sự phát triển mạnh mẽ và phổ cập trong đời sống và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cuộc sống. Bởi vì sự phát triển “bứt phá” của nó nên việc các quốc gia theo kịp để có thể ban hành những Điều luật để điều chỉnh là việc hết sức khó khăn và thử thách mà Việt Nam cũng không phải là một quốc gia ngoại lệ. Qua những phân tích đã nêu trên chúng ta dễ dàng thấy được những thiếu sót của pháp luật Việt Nam đối với các vấn đề này khi khơng hồn tồn được quy định chi tiết trong Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành, Luật Giao dịch điện tử hiện hành hay những pháp luật có liên quan khác. Ngay cả Luật Giao dịch điện tử hiện hành cũng không thể khai thác triệt để liên quan đến vấn đề giao dịch điện tử trong đó có các loại hợp đồng mang tính chất đột phá mới và khơng thể điều chỉnh hết phạm vi của những vấn đề này trong đó hợp đồng thơng minh là một trong những phạm trù đáng để xem xét, Luật Giao dịch điện tử hiện hành được ban hành vào năm 2005 nhưng hiện tại là năm 2023, có nghĩa là đã 18 năm kể từ khi Luật giao dịch điện tử được ban hành, dù vậy nó chưa trải qua một

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

lần sửa đổi, bổ sung nào đến từ cơ quan lập pháp, đáng lẽ ra Luật Giao dịch điện tử hiện hành phải là một vấn đề được bổ sung và hoàn thiện qua các năm bởi lẽ hiện nay thế giới càng phát triển với những bước tiến rất lớn và những vấn đề về việc giao kết, thi hành các hợp đồng mang tính chất hiện đại giữa những chủ thể với nhau lại càng phức tạp. Chưa kể, Việt Nam ta vừa mới trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế về mặt tài chính khi Covid 19 xuất hiện, tất cả các giao dịch, cuộc gặp mặt, hội họp của các doanh nghiệp đã diễn ra trên hình thức trực tuyến khơng gian mạng, thế nhưng Luật giao dịch điện tử hiện hành vẫn khơng có những bước phát triển hoặc bổ sung kịp thời để có thể dễ dàng điều chỉnh và áp dụng các biện pháp chế tài phù hợp.

Hợp đồng thông minh được Nick Szabo mô tả lần đầu tiên vào những năm 1990. Vào thời điểm đó, ơng định nghĩa hợp đồng thông minh là một công cụ để chính thức hóa và bảo mật mạng máy tính bằng cách kết hợp các giao thức với giao diện người dùng, các nước phát triển đã có những bước tiến về việc ban hành và điều chỉnh pháp luật về hợp đồng thơng minh để phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia mình ví dụ như Anh, Pháp, Mỹ… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này và chúng ta hiện nay vẫn theo hình thức là hợp đồng mang tính truyền thống với những cách thức thực hiện được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành và các pháp luật khác có quy định liên quan.

<b>1.2.2 Quy định của pháp luật một số quốc gia về hợp đồng thông minh. </b>

Với sự phát triển mạnh mẽ của hợp đồng thông minh trong những năm trở lại đây cộng với sự lớn mạnh của cuộc cách mạng chuyển đổi số đã dẫn đến một vấn đề pháp lý đặt ra đối với mọi quốc gia đó là việc cần phải có cơ chế điều chỉnh liên quan đến hợp đồng thông minh. Hiện nay, hợp đồng thông minh ngày càng được nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi sự tiện lợi, nhanh chóng, đảm bảo tính bảo mật cao và phạm vi phủ sóng của hợp đồng thơng minh ngày càng trở nên rộng khắp và cùng với đó là việc hợp đồng thông minh đang dần thay thế hợp đồng truyền thống bởi những tiện ích như đã nêu ở trên. Với mức độ phủ sóng và ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy, địi hỏi phải có một cơ chế quản lý được đặt ra bởi nhà nước nhằm đảm bảo việc kiểm sốt hợp đồng thơng minh một cách chặt chẽ, đảm bảo các điều kiện cho việc giao kết và phù hợp với pháp luật của quốc gia sở tại. Hơn thế nữa, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng chuyển đổi số, nếu khơng có cơ chế điều chỉnh và quy định phù hợp thì nguy cơ lạm dụng, đánh cắp dữ liệu hay xảy ra tranh chấp trên hợp đồng thơng minh là hồn tồn có thể xảy ra và lúc đó khơng có một cơ chế điều chỉnh nào đảm bảo cho việc giải quyết những vấn đề này. Chính vì điều đó đã dẫn đến một u cầu cấp thiết đối với các quốc gia là việc cần phải nhanh chóng ban hành các khung pháp lý liên quan đến hợp đồng thông minh nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các bên trong việc giao kết và đặt dưới sự quản lý của nhà nước thông qua các quy định của pháp luật và dựa trên các cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

chế nhằm đảm bảo việc giao kết, thực hiện hợp đồng đúng với quy định của pháp luật nước sở tại cũng như đảm bảo tính thực tế và cơng nhận về sự hiện hữu của hợp đồng thông minh.

Nhận thức được vấn đề đó trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cũng như yêu cầu cấp thiết đặt ra là việc cần phải có một khung pháp lý tiến bộ nhằm đảm bảo cho việc hợp đồng thông minh được công nhận là một trong những dạng hợp đồng hợp pháp. Ngay từ năm 2016, chính phủ Vương quốc Anh đã vô cùng quan tâm và giao cho Uỷ ban Pháp luật Vương quốc Anh nghiên cứu vấn đến này trong quá trình khởi động dự án cải cách pháp luật lần thứ 13. Trong khoảng thời gian sau đó, Uỷ ban Pháp luật Vương quốc Anh đã công bố một số vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp luật cần phải bổ sung trong đó vấn đề về hợp đồng thông minh là một trong những vấn đề chú trọng và đáng được quan tâm. Đến năm 2019, dự án của Uỷ ban Pháp luật Vương quốc Anh đã được chuyển sang cho Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh (The UK Jurisdiction taskforce - UKJT) và trong tháng 11 cùng năm,

<i>Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh (UKJT) đã ban hành Bản tuyên bố pháp lý về tính pháp lý của tiền điện tử và hợp đồng thông minh theo pháp luật của Vương quốc Anh và xứ Wales (Legal statement on cryptoassets and smart contract).</i><small>5</small><i> Đây là một trong </i>

những quốc gia tiên phong trong việc nghiên cứu và ban hành khung pháp lý liên quan đến hợp đồng thông minh, mặc dù bản tuyên bố pháp lý này vẫn đang trong quá trình sửa đổi, hồn thành tuy nhiên nhìn chung, bản tun bố nêu trên đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết xong việc ban hành khung pháp lý và các cơ chế liên quan đến hợp đồng minh và được thể hiện thông qua các quy định sau đây:

<i>Một là, Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh xác định đặc trưng của hợp đồng thông minh so với hợp đồng thông thường<small>6</small>: theo Điều 18 về Bản Tuyên bố pháp lý của tiền </i>

điện tử và hợp đồng thông minh theo pháp luật của Vương quốc Anh và xứ Wales, hợp đồng thông minh được nhận diện thông qua thỏa thuận của hai hay nhiều bên dựa trên những cơ sở lợi ích mà các bên thỏa thuận đạt được và hợp đồng thơng minh có khả năng đáp ứng các yêu cầu đó tương tự như một hợp đồng truyền thống và đây được xem là một trong những khả năng có hiệu lực của hợp đồng thơng minh. Đồng thời việc đáp ứng được các yêu cầu đó phụ thuộc vào lời nói hay hành vi của các bên và tương tự như các loại hợp đồng khác. Có thể thấy được rằng, tại Điều 18 của Bản tuyên bố nêu trên, <small>5 Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thơng minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

<small> Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thơng minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

ban Tư pháp Anh đã đề cập đến những đặc trưng của hợp đồng thông minh và những điểm tương đương so với hợp đồng truyền thống thông thường, hợp đồng thông minh cũng được thực hiện thông qua việc thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên trên cơ sở lợi ích của các bên trong hợp đồng, đồng thời với đó là khả năng có hiệu lực của hợp đồng thông minh cũng được ghi nhận một cách cụ thể thông qua các cơ chế được quy định tại Điều 18, đó là lời nói hay hành vi và nó có hiệu lực tương đương như hợp đồng truyền thống khác. Có thể thấy được rằng, Điều 18 của Bản tuyên bố nêu trên sơ lược những đặc trưng về hiệu lực của hợp đồng thông minh, nhìn chung xét trên góc độ lý luận, hợp đồng thông minh là sự phát triển và là phiên bản cao hơn của hợp đồng truyền thống và có sự kế thừa từ hợp đồng truyền thống vì xuất phát từ những bản chất đặc trưng của hợp đồng nói chung. Tuy nhiên, hợp đồng thơng minh cũng có những đặc trưng rất riêng được thể hiện thông qua các quy định sẽ được phân tích tại mục tiêu tiếp theo.

<i>Hai là, Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh xác định về hình thức của hợp đồng thơng minh<small>7</small>: theo đó, hợp đồng thơng minh theo quy định được xác định và lập trình </i>

bằng một dạng mã trong một chương trình máy tính. Cụ thể, trong hợp đồng thơng minh, các lập trình viên sẽ xây dựng và khởi tạo một mã trong một chương trình máy tính nhất định nhằm vận hành cũng như xác lập việc thực hiện của hợp đồng thông minh, việc xây dựng và khởi tạo mã lập trình này được thực hiện một cách xuyên suốt và gắn bó chặt chẽ với chương trình máy tính, là bộ phận cấu tạo nên hợp đồng thơng minh và khơng thể tách rời. Chính vì lẽ đó, hợp đồng thơng minh được xác định là một hợp đồng khá đặc trưng so với các loại hợp đồng truyền thống trước đây, đó là thành quả và là sự kết tinh của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, là sản phẩm trí tuệ nhân tạo của loài người trong nước phát triển mới. Nếu các hình thức trước đây của hợp đồng truyền thống được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và được pháp luật ghi nhận thì đối với hợp đồng thơng minh, hình thức của hợp đồng thơng minh được xác lập dựa trên một mã lập trình trong một chương trình máy tính cụ thể, được vận hành hồn tồn bằng cơng nghệ và khơng có sự can thiệp ngang của con người khi chương trình máy tính đang được vận hành. Đây là đặc trưng rất riêng của hợp đồng thông minh so với các loại hợp đồng truyền thống trước đây. Hình thức của hợp đồng thơng minh khá đặc thù so với các loại hợp đồng truyền thống, nó khơng tồn tại dưới một dạng hình thức nhất định mà có thể tồn tại bằng nhiều hình thức khác nhau. Chính điều này đã dẫn đến một trong những quy định cực kỳ quan trọng mà Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh xác định, cụ thể Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh xác định hợp đồng thơng minh có thể được thể hiện dưới dạng văn bản trong hai trường hợp: (I) Mã liên <small>7 Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

có thể được cho là đại diện hoặc sao chép từ hợp đồng chính; (II) Mã liên được hiển thị trên màn hình hoặc bản in, và khả năng đáp ứng yêu cầu về “văn bản” trong luật định.<small>8</small> Nhìn chung, việc quy định về hình thức hợp đồng thơng minh trong Tun bố của Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh là khá linh hoạt khi cho phép sự tồn tại về nhiều hình thức của hợp đồng thơng minh mà khơng “áp đặt” hợp đồng thông minh phải tồn tại dưới một hình thức nhất định. Chính điều này đã tạo nên một bước đi tiến bộ cũng như mạnh mẽ trong việc xác định hình thức hợp đồng thơng minh trong bối cảnh hợp đồng thông minh tồn tại vô cùng đa dạng trên một chương trình máy tính và đảm bảo sự linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật và là sự kết tinh của một quá trình đánh giá chặt chẽ và lâu dài của Uỷ ban tư pháp Vương quốc Anh liên quan đến Tuyên bố về hợp đồng thơng minh nói chung và hình thức hợp đồng thơng minh nói riêng.

<i>Ba là, Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh xác định giá trị pháp lý của hợp đồng thơng minh<small>9</small>: theo đó, để được xem là một hợp đồng có hiệu lực, pháp luật Anh quy định </i>

về ba yếu tố cấu thành một hợp đồng mang tính chất giá trị pháp lý bao gồm: (I) Thoả thuận đạt được một cách khách quan giữa các bên về các điều khoản: (II) Các bên dự định một cách khách quan rằng họ sẽ bị ràng buộc về pháp lý bởi thỏa thuận và (III) Các bên tham gia hợp đồng có nghĩa vụ trao đổi (consideration).<small>10</small> Nhìn chung, có thể thấy được rằng ba điều kiện nêu trên là điều kiện tiên quyết và là tiền đề để một hợp đồng theo quy định của pháp luật Vương quốc Anh có hiệu lực, đồng thời những điều kiện này được xem xét để áp dụng có tính chất pháp lý của hợp đồng thông minh. Cũng giống như hợp đồng truyền thống, hợp đồng thơng minh cũng phải có sự thỏa thuận giữa các bên, các bên phải tồn tại ý chí về mặt giao kết và các nghĩa vụ trong hợp đồng; đây là quy luật tất yếu và tồn tại trong hợp đồng nói chung và trong hợp đồng thơng minh nói riêng. Chính vì lẽ đó, giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh cũng phải tồn tại và gắn kết với ba điều kiện này, nếu một trong ba điều kiện không tồn tại, chắc chắn rằng hợp đồng thơng minh sẽ khó có giá trị pháp lý và lúc này, nguy cơ không được công nhận sẽ rất cao khi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, việc xác định về giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh tương tự về điều kiện giá trị pháp lý của hợp đồng truyền thống là rất hợp lý, bởi lẽ, hợp đồng thông minh cũng là <small>8 Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thơng minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

<small> Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

<small> Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

tinh và là sự kế thừa từ hợp đồng truyền thống, có sự tương đồng về một số điều kiện của hợp đồng truyền thống. Do đó, hình thức của hợp đồng thơng minh được xác định dựa trên ba điều kiện mà Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh xác định là hợp lý cũng như đảm bảo về tính pháp lý mà hợp đồng thông minh mang lại.

<i>Bốn là, Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh xác định vấn đề bảo mật thông tin trong hợp đồng thông minh: cũng tương tư như các loại hợp đồng khác, việc bảo mật thông </i>

tin là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đặt ra cho hợp đồng thông minh, đối với hợp đồng thông minh, việc bảo mật thông tin là rất cao trong bối cảnh hợp đồng thông minh tồn tại trên không gian mạng, cụ thể là chương trình máy tính, ở đó có những nguy cơ khó có thể lường trước được và địi hỏi phải có sự bảo mật chặt chẽ nhằm ngăn chặn tin tặc hoặc các dữ liệu nguy hiểm khác có thể xâm nhập và gây ra lỗ hổng khiến vấn đề bảo mật thông tin gặp trục trặc. Trong hợp đồng thơng minh, một trong những đặc trưng lớn nhất đó là chữ ký điện tử trong hợp đồng thông minh, theo đó chữ ký điện tử trong hợp đồng thơng minh là một dạng thông tin được đi kèm theo dữ liệu, dữ liệu đó có thể là văn bản, video hoặc hình ảnh.<small>11</small> Việc xây dựng cũng như xác định chữ ký điện tử là một vấn đề vô cùng quan trọng khi nó quyết định đến các yếu tố cũng như sự vận hành và phát triển của hợp đồng thơng minh. Nhìn chung, theo quan điểm của Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh, yêu cầu về “chữ ký” theo luật định có thể được đáp ứng bằng cách sử dụng khóa riêng (private - key) nhằm xác thực một tài liệu đã được xác nhận của các bên, bên cạnh đó cũng nhằm xác định danh tính của các bên.<small>12</small> Ngồi ra, Uỷ ban Tư pháp Anh cũng xác định rõ ràng việc chữ ký điện tử đang tranh chấp sẽ không được sử dụng để xác thực trong hợp đồng thông minh bởi chữ ký điện tử thuộc về một cá nhân duy nhất, có khóa riêng, nên nếu có tranh chấp mà bên đang tranh chấp chữ ký số vẫn dùng để xác thực trong hợp đồng dễ gây rủi ro cho bên còn lại.<small>13</small> Nhìn chung, việc quy định rõ ràng về việc bảo mật trong hợp đồng thông qua chữ ký điện tử là một trong những vấn đề hợp lý mà Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh xác định cũng như đảm bảo cho các bên các quyền lợi trong hợp đồng thông minh khi đã được xác lập. Điều này góp phần thúc đẩy cũng như hồn thiện cơ chế về tính bảo mật trong hợp đồng thơng minh khi việc bảo mật là khá phức tạp và Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh chưa <small>11 Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thơng minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

<small> Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thơng minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

<small> Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

sự quy định bao quát mà chỉ xác định một trong vô số những vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin trong hợp đồng thông minh.

<i>Năm là, Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh xác định giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thông minh<small>14</small>: đây là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong hợp </i>

đồng thông minh, nhìn chung, về mặt lý thuyết hợp đồng thơng minh sẽ tối ưu hóa các thỏa thuận cũng như hạn chế tối đa tranh chấp, tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa hợp đồng thơng minh sẽ khơng xảy ra tranh chấp. Trong một số trường hợp, do chủ quan hoặc khách quan, hợp đồng thông minh sẽ phát sinh tranh chấp và câu hỏi đặt ra là cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết cũng như việc xác định giải quyết sẽ được thực hiện như thế nào? Trong tuyên bố về hợp đồng thông minh, Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh đã có bước đi lớn khi xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thông minh sẽ thuộc về Tịa án và Tịa án sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thông minh, điều này đã tạo bước đi đột phá khi giải quyết vấn đề nan giải liên quan đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thông minh. Đồng thời liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, việc áp dụng pháp luật và giải quyết là vô cùng quan trọng, đây là một trong những vấn đề đang được nghiên cứu cũng như xác định nhằm làm rõ các nguyên tắc giải quyết cũng như áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng thơng minh.

Nhìn chung, việc xác định các nguyên tắc của hợp đồng thông minh thông qua tuyên bố của Uỷ ban Tư pháp Vương quốc Anh là một trong những bước đi lớn và tiến bộ, điều đó tạo nên những viên gạch đầu tiên cho các quốc gia khác tham khảo và học hỏi trong đó có Việt Nam. Các quy định của tuyên bố nhìn chung đã khái quát sơ lược cũng như đảm bảo về mặt pháp lý, hợp đồng thông minh đã được ghi nhận tuy nhiên đây chỉ là những quy định chung, chưa thực sự chuyên sâu và chi tiết, điều đó địi hỏi phải có sự hồn thiện, hoàn chỉnh cũng như nghiên cứu chuyên sâu nhằm xây dựng cơ chế hợp đồng thông minh một cách chi tiết, liên kết, liền mặt về các quy định chung cũng như quy định chi tiết nhằm đảm bảo hợp đồng thơng minh có một giá trị pháp lý nhất định cũng như có chỗ đứng trong việc xây dựng và hoàn thiện quy chế pháp luật của các quốc gia.

<small>14 Đồng Phú Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dung, Trần Trang Nhung, “Bản chất pháp lý của hợp đồng thơng minh dưới </small>

<i><small>góc nhìn của Uỷ ban Tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam”, </small></i>

<small>UKJT-va-bai-học-cho-Việt-Nam, truy cập ngày 10/01/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b> LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Trong chương đầu tiên của đề tài nghiên cứu khoa học, nhóm tác giả khái quát sơ lược các vấn đề chung của hợp đồng thông minh. Cụ thể nhóm tác giả đã đề cập đến khái niệm của hợp đồng thông minh từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nhìn chung có thể hiểu rằng hợp đồng thơng minh là một dạng hợp đồng được xây dựng trên nền tảng Blockchain do các bên trong hợp đồng thỏa thuận một cách hợp pháp. Nhóm nghiên cứu dựa vào đấy để có thể hiểu được bản chất của hợp đồng thơng minh để tìm ra các ưu điểm của hợp đồng thơng minh và xem xét được tính ứng dụng của hợp đồng thông minh vào đời sống xã hội con người hiện nay diễn ra như thế nào để đem lại hiệu quả mang tính tương đối cao thơng qua các khả năng như tính tự động hố và hiệu quả, tính đáng tin cậy và minh bạch rõ ràng, tính chính xác và nhất quán, tốc độ và khả năng truy cập, bảo mật và tính tồn vẹn, giảm chi phí hơn so với hợp đồng thơng thường. Chính từ các vấn đề cơ bản đấy, mà từ đó nhóm tác giả xem xét và tìm hiểu kỹ được các vấn đề xảy ra trong hợp đồng thông minh được pháp luật dân sự Việt Nam nói riêng và pháp luật thế giới nói chung quy định để có thể đặt ra các vấn đề về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng thông minh sẽ được giải quyết như thế nào cho phù hợp và công bằng đối với các chủ thể tham gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ PHÁT SINH DO VI PHẠM NGHĨA VỤ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƠNG MINH </b>

Hợp đồng thơng minh (HĐTM) đã và đang đóng vai trị vơ cùng quan trọng và là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Có thể thấy được rằng, hợp đồng thông minh với những ưu điểm tiến bộ đã và đang trở thành một trong những xu thế tất yếu và đang dần thay thế những hợp đồng truyền thống trước đây, cụ thể đó là việc bắt kịp với xu thế tiến bộ của công nghệ, được thiết lập dựa trên những mã lập trình và dựa trên nền tảng blockchain, và khi tiến hành thực hiện các thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thông minh thì khơng thể bị can thiệp ngang bởi con người và hơn hết đó là sự bảo mật tuyệt đối về các thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thông minh, đảm bảo sự hoạt động và thực hiện thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thông minh không bị vi phạm một cách tuyệt đối. Với những ưu điểm và tiến bộ của mình, hợp đồng thông minh sẽ giúp làm giảm tới mức tối đa khả năng các bên tham gia hợp đồng thông minh vi phạm các nghĩa vụ giao kết trong hợp đồng, cải thiện những hạn chế cũng như những rủi ro so với hợp đồng truyền thống, tiêu biểu như khả năng giao kết hợp đồng, khả năng thực hiện hợp đồng giữa các chủ thể giao kết, xử lý vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi phát sinh hành vi vi phạm của một bên trong hợp đồng đã được giao kết và thực hiện. Với những ưu thế của mình, hợp đồng thông minh đã và đang dần trở thành một xu hướng mới cuả q trình hiện đại hóa và là điểm sáng nổi bật của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng thơng minh cũng thể hiện được sự tuyệt đối hóa của mình, có thể thấy được rằng trong thực tế, khi thực hiện hợp đồng thơng minh vẫn có những sự kiện pháp lý đặc biệt làm căn cứ làm phát sinh trách nhiệm dân sự cho các bên có liên quan trong hợp đồng thông minh, những sự kiện đó xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, tiêu biểu nhất là do lỗi lập trình, lỗi logic và xuất phát từ việc quản lý kiểm soát dữ liệu của bên thứ ba khi tiến hành xây dựng và quản lý hợp đồng thơng minh. Có thể thấy được rằng, những sự kiện pháp lý nếu trên làm xuất hiện trách nhiệm dân sự và trong những trường hợp cụ thể đó, cần có những cơ chế cũng như những căn cứ nhằm xác định rõ những chủ thể và những yếu tố nhằm xác định trách nhiệm dân sự của các bên có liên quan trong hợp đồng thơng minh và góp phần ngăn ngừa, khắc phục những hạn chế cũng như có cơ chế phù hợp nhằm làm rõ trách nhiệm và áp dụng pháp luật đối với những trường hợp phát sinh trách nhiệm nếu có trong tương lai.

<b>2.1 Trách nhiệm dân sự do lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh. 2.1.1 Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm. </b>

Khác với các hợp đồng thông thường khác, hợp đồng thông minh được xây dựng trên cơ chế tự động hóa, cụ thể là việc hợp đồng thông minh được xây dựng và lập trình dựa vào cơng nghệ Blockchain, về bản chất hợp đồng thông minh ngày nay là một bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

giao thức máy tính, các hợp đồng này được viết bằng mã máy tính và hoạt động trên nền tảng blockchain hoặc một số phân tán tương tự nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giúp xác minh hay đảm bảo thực hiện các đàm phán hoặc các điều khoản hợp đồng. Bộ giao thức này có khả năng tự đưa ra các điều khoản thỏa thuận của các bên và tự động thực thi những thỏa thuận đó, tức là cho phép thực hiện các giao dịch một cách tự động mà không cần đến bên thứ ba trung gian hay sự can thiệp của con người. Những giao dịch được thực hiện một cách minh bạch, có thể truy xuất dễ dàng và không thể bị can thiệp hoặc đảo chiều. Hợp đồng thơng minh cũng có thể được thiết lập riêng để thực hiện các điều khoản cụ thể. Có thể thấy được rằng, hợp đồng thông minh được thực hiện và xây dựng trên nền tảng blockchain, đó là một hợp đồng được lập trình bằng mã máy tính, được thiết kế và xây dựng hồn tồn dựa trên cơng nghệ và khác biệt hồn toàn so với hợp đồng truyền thống được xây dựng và giao kết bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong hợp đồng thơng minh, mã lập trình máy tính là cơng cụ quan trọng và là yếu tố quyết định cho sự hoạt động trơn tru, hiệu quả và đảm bảo việc thực hiện có hệ thống và xuyên suốt nhằm đảm bảo quyền, lợi ích cho các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp mã lập trình đều được đảm bảo an tồn một cách tuyệt đối, một số trường hợp đã xuất hiện lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh và dẫn đến những hệ quả pháp lý trái ngược với ý chí của các bên trong hợp đồng thông minh, đây là vấn đề đáng lưu tâm khi mã lập trình được ví như “chiếc chìa khóa” quyết định đến sự vận hành có hiệu quả của hợp đồng thơng minh, khi xuất hiện lỗi lập trình thì hợp đồng thơng minh sẽ kho đảm bảo vận hành một cách hiệu quả và nguy cơ phát sinh trách nhiệm đối với các bên cũng như những chủ thể có liên quan là vơ cùng lớn.

Hiện nay, lỗi lập trình đang có nhiều định nghĩa khác nhau, có thể hiểu một cách đơn giản lỗi lập trình là một lỗi hoặc hỏng hóc trong chương trình được xây dựng hoặc lỗi xuất phát từ hệ thống máy tính của máy chủ khiến nó tạo ra kết quả khơng mong muốn và đi ngược lại với ý chí ban đầu của các bên khi xây dựng mã lập trình. Lỗi lập trình sẽ gây ra những bất lợi và những tiêu cực cho các bên khi tham gia xây dựng lỗi lập trình và dẫn đến những hệ quả khơng thể lường trước được nếu không được khắc phục một cách cụ thể. Trong hợp đồng thơng minh, lỗi lập trình được hiểu là việc các chủ thể trong hợp đồng khi xây dựng hoặc thiết lập mã lập trình vì một lý do chủ quan hoặc khách quan không thực hiện việc xây dựng hoặc thiết lập mã đúng như ý chí ban đầu của các bên hoặc khơng kiểm tra mã một cách đúng đắn và đầy đủ sau khi thực hiện việc xây dựng hoặc thiết lập mã lập trình dẫn đến việc mã lập trình chữa những lỗi lập trình mà các bên khơng thể biết được hoặc có những lỗ hổng khó có thể phát hiện trong quá trình thực hiện những thỏa thuận. Cũng giống như lỗi lập trình của các phần mềm hoặc chương trình khác, lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh nếu không được phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

hiện kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khơng mong muốn, đó là việc hợp đồng thực hiện sai với ý chí của các bên hoặc nguy hiểm hơn là việc mở ra các lỗ hổng tạo điều kiện thuận lợi cho những tội phạm mạng có thể khai thác, lợi dụng những lỗ hổng của mã lập trình để thực hiện các hành vi trái pháp luật và dẫn đến những hậu quả xấu cho các chủ thể trong hợp đồng thơng minh khi xuất hiện lỗi lập trình và nguy hiểm hơn có thể là việc gây thiệt hại về tài chính, gây thiệt hại về tính bảo mật của hợp đồng thơng minh và những thiệt hại khác có thể xảy ra đối với các chủ thể trong hợp đồng thơng minh.

Có thể thấy được rằng, lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh khá hiếm gặp tuy nhiên khơng phải là khơng có trên thực tế, xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan, lỗi lập trình xuất hiện và đưa đến cho các chủ thể trong hợp đồng những bất lợi không thể lường trước được và dẫn đến những hậu quả khó có thể xác định được khi chiều hướng diễn biến và hậu quả của lỗi lập trình có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy vào từng cách thiết lập mã lập trình và từng sự thỏa thuận trong cách xây dựng mã lập trình nhằm thực hiện những thỏa thuận giữa các chủ thể trong hợp đồng thông minh. Không thể phủ nhận rằng hợp đồng thông minh được xây dựng dựa trên những mã lập trình là một điểm tiến bộ trong cơ chế vận hành, khi mã lập trình được thiết lập thì hợp đồng thông minh sẽ được vận hành đúng theo những cách thức đã được thiết lập và không thể bị thay đổi hoặc điều chỉnh bởi các bên, kể cả những chủ thể thiết lập mã lập trình. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những điểm bất cập mà hợp đồng thông minh mang lại, không phải lúc nào mã lập trình được thiết lập cũng sẽ chắc chắn ổn định và không xảy ra hiện tượng lỗi. Trong thực tế, nếu các bên trong hợp đồng thông minh chưa thực sự nắm nếu không thực sự nắm kỹ bản chất của mã lập trình và khơng kiểm tra hoặc có những biện pháp cần thiết nhằm phát hiện lỗi thì nguy cơ xuất hiện khả năng lập trình có nguy cơ lỗi là khá cao và khi phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn do phần mềm hay lập trình gây ra, đó được xem là sự hỏng hóc do phần mềm lập trình gây ra hoặc ngắn gọn hơn đó chính là lỗi lập trình và đây cũng chính là một trong những nguyên do gây nên những “hoạt động hợp đồng” trái ý muốn của các chủ thể giao kết trong hợp đồng thông minh và gây ra những hệ quả pháp lý phát sinh, trong đó quan trọng nhất là việc xác định trách nhiệm của các bên trong hợp đồng thông minh cũng như những chủ thể có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện hoạt động của hợp đồng thông minh và những biện pháp khắc phục, ngăn ngừa trong tương lai.

Lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh có thể dẫn đến những hoạt động khác biệt so với hoạt động thông thường mà các bên trong hợp đồng thơng minh mong muốn thực hiện, trong đó hậu quả nguy hiểm nhất là việc mở ra các lỗ hổng có thể khai thác được và nguy cơ xuất hiện khả năng các tội phạm mạng lợi dụng lỗ hổng để thực hiện các hoạt động khai thác là vơ cùng lớn và nguy cơ rị rỉ các thỏa thuận cũng như nguy

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

cơ tổn thất về tài chính, tổn thất về bí mật cá nhân giữa các bên trong hợp đồng thông minh cũng như nguy cơ khác có thể hiện hữu. Việc sai sót về lỗi lập trình trong các hệ thống phần mềm nói chung và trong hợp đồng thơng minh nói riêng cịn có tên gọi khác

<i>là “Missing parameter or precondition checks”, vấn đề lỗi lập trình này nếu không được </i>

các bên khắc phục một cách kỹ càng bằng việc kiểm tra chặt chẽ quá trình thiết lập và xây dựng phần mềm hoặc đưa ra các biện pháp hạn chế thì khả năng cao lỗi lập trình sẽ là một trong những lỗi phổ biến và rất dễ gặp phải trong hợp đồng thông minh. Việc mắc phải sai sót này sẽ làm cho một trong các bên hoặc tất cả các bên trong việc giao kết hợp đồng sẽ phải “trả giá” rất đắt, theo Blog cystalk - đây là một trang Blog chính thống, cung cấp cho người đọc những xu hướng và cảnh báo mới nhất về ngành công

<i>nghệ bảo mật các sản phẩm, hợp đồng giữa các bên đã cho rằng “Một trong những lỗi lập trình đơn giản nhất mà chúng ta thường mắc phải là không xác thực các đối số của hàm hoặc quên thực hiện các kiểm tra cần thiết cho một hoạt động hợp lệ. Điều này thường bao gồm việc không kiểm tra tham số địa chỉ của tham số địa chỉ hoặc ví dụ: khơng xác minh rằng người dùng có đủ số dư mã thông báo để thực hiện một giao dịch nhất định. Một ví dụ điển hình khác là kiểm sốt truy cập, trong đó chỉ một loại người dùng nhất định được phép gọi một chức năng nhưng việc kiểm tra này không bao giờ được thực hiện. Những lỗi này thường là kết quả của quá trình thiết kế cẩu thả. Bạn nên có một nhật ký chi tiết về tất cả các chức năng, nêu rõ các tham số, điều kiện tiên quyết và các thao tác sẽ được thực hiện. Bám sát các phương pháp hay nhất về thiết kế, chẳng hạn như Kiểm tra Tương tác Hiệu ứng cũng có thể giúp ngăn chặn loại lỗ hổng này.” </i>

<i><small>15</small> Có thể thấy được rằng, lỗi lập trình hiện nay đã được cảnh báo rất nhiều bởi các </i>

chuyên gia và các lời khuyên đang được đưa ra dựa trên những vấn đề thực tế đã và đang càng phổ biến. Cũng giống như các phần mềm khác, vấn đề phát sinh lỗi lập trình trong giao kết hợp đồng thơng minh giữa các bên có thể bao gồm các yếu tố khác nhau như: không xác thực các đối số của hàm hoặc quên thực hiện các kiểm tra cần thiết cho một hoạt động hợp lệ; viết sai mã lập trình; kiểm tra thiếu mã dữ liệu để khai thác… Nhìn chung, về mặt lý thuyết, đây khơng phải là vấn đề nan giải nếu các bên hiểu được bản chất hoạt động của các phần mềm lập trình và có sự tìm hiểu kỹ càng nhằm xây dựng cũng như vận hành hợp đồng thông minh một cách phù hợp. Tuy nhiên, về mặt thực tế, vấn đề lỗi lập trình là đang là “cơn đau đầu” giữa các bên trong các hệ thống phần mềm nói chung và trong hợp đồng thơng minh nói riêng, bởi lẽ không phải trong mọi trường hợp các bên trong một hệ thống phần mềm hay trong hợp đồng thông minh đều am hiểu cách hoạt động phức tạp của lập trình, những chủ thể liên quan thường ít quan tâm hoặc thường bỏ qua giai đoạn quan trọng này hoặc thậm chí, mặc dù đã có sự <small>15 nhivh, “5 Common Vulnerabilities in Smart Contract”, truy cập ngày 14/4/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

kiểm tra nhưng cũng khó có thể phát hiện được những lối lập trình này. Thực tế đã chứng minh, không phải lúc nào việc lập trình cũng diễn ra sn sẻ và thậm chí, ngay cả một hệ thống lớn với đội ngũ nhân viên thành tạo và khả năng phát hiện sớm các nguy cơ về lỗ hổng phần mềm vẫn gặp phải những lỗi lập trình này. Tiêu biểu nhất đó là sự kiện Vụ hack quỹ DAO (Decentralized Autonomous Organization) vào năm 2016 tạo nên những bất cập trong quá trình xây dựng, thiết lập và vận hành các phần mềm lập trình và hệ quả tất yếu là những thiệt hại và rủi ro do lỗi lập trình mang lại mà đội ngũ lành nghề cũng khó có thể đo lường được.

<i>Quỹ DAO là từ viết tắt của “Tổ chức tự trị phi tập trung” (Decentralized </i>

Autonomous Organization) là một quỹ đầu tư dựa trên hợp đồng thông minh được xây dựng dựa trên nền tảng blockchain Ethereum và bắt nguồn từ Cộng hòa Liên bang Đức, DAO hoạt động như một quỹ đầu tư mạo hiểm sử dụng đồng tiền Ethereum và được tạo nên từ một mã nguồn mở được viết bởi Slock.it.<small>16</small> Hoạt động của DAO dựa trên việc quyết định đầu tư của các thành viên dựa vào sự yêu thích hoặc được cho là sinh lời từ việc đầu tư các dự án đó. Có thể hiểu một cách đơn giản, DAO là một tổ chức tự điều hành bởi các dịng code và chương trình máy tính, có khả năng tự hoạt động mà không cần một cơ quan trung ương bằng cách sử dụng các hợp đồng thơng minh, một DAO có thể làm việc với thơng tin bên ngoài và thực hiện các lệnh dựa trên các hợp đồng - tất cả những công việc này không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người, một DAO thường được vận hành bởi một cộng đồng gồm các cổ đông. Thông thường, cách thức các quyết định trong DAO là thông qua các đề xuất. Nếu một đề xuất được đa số các cổ đông bỏ phiếu thuận (hoặc đáp ứng một số quy tắc khác trong bộ quy tắc đồng thuận của mạng), thì đề xuất sẽ được thực hiện.<small>17</small> Cơ chế hoạt động của DAO được hoạt động dựa trên nền tảng blockchain và được thực hiện chủ yếu bởi các mã lập trình được xây dựng một cách tỉ mỉ bởi các lập trình viên. Hoạt động của DAO dựa trên việc các thành viên đầu tư vào các sở thích và được cho là có khả năng sinh lời, đồng thời DAO cũng mở rộng thêm hệ thống tính năng chia nhỏ DAO thành các child DAO để thành viên có thể tìm hiểu những người có chung chí hướng đầu tư, sau hơn một tháng từ việc kêu gọi đầu tư, DAO đã thu về được số Ether có giá trị khoảng 162 triệu UDS. <small>18</small> Tuy nhiên, đang trong giai đoạn phát triển nở rộng thì ngày 12/6/2016, Stephen Tual - một trong những người xây dựng DAO đã công bố phát hiện “lỗi đệ quy” nhưng cũng khẳng định <small>16 Hồng Phong, “Coin68 Blog: “The DAO” và Ethereum Classic - 2 năm nhìn lại”, truy cập ngày 01/7/2023. </small>

<small>17“Giải Thích Về Các Tổ Chức Tự Tri Phi Tập Trung (Các DAO)”, </small>

<small> truy cập ngày 5/5/2023. </small>

<small>18Hồng Phong, “Coin68 Blog: “The DAO” và Ethereum Classic - 2 năm nhìn lại”, blog-the-dao-va-ethereum-classic-2-nam-nhin-lai/, truy cập ngày 10/7/2023</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

“khơng gây nguy hại cho quỹ DAO”.<small>19</small> Có thể thấy được rằng, trong quá trình vận hành và phát triển quỹ DAO, lỗi lập trình đã xuất hiện tuy nhiên trong giai đoạn đầu tiên, các nhà lập trình đã khá chủ quan trong việc lỗi phần mềm sẽ không gây ảnh hưởng đến hệ thống và đây là “báo động đỏ” cho những hệ quả nặng nề về sau mà quỹ DAO phải gánh chịu do hệ thống phần mềm mang lại trong quá trình hoạt động.

Trong bối cảnh các nhà lập trình và xây dựng hệ thống quỹ DAO đang cố khắc phục những lỗ hổng mà lỗi lập trình của DAO mang lại. Trong khi các nhà lập trình đang tìm cách khắc phục những lỗ hổng khi xây dựng quỹ DAO thì một tin tặc trên khơng gian mạng đã phát hiện và tiến hành khai thác lỗ hổng mà quỹ DAO đang gặp phải, tin tặc trên không gian mạng đã lợi dụng những lỗ hổng mà DAO đang gặp phải để lấy cắp số Ether trong quỹ DAO và sau đó đem giao dịch bằng những token DAO, theo thống kê đến ngày 18/6/2016, tin tặc trên không gian mạng đã lợi dụng lỗ hổng mà quỹ DAO đang gặp phải và tiến hành hành vi bất hợp pháp trên không gian mạng với thống kê ước tính khoảng 3.6 triệu Ether (tương đương 70 triệu USD tại thời điểm thực hiện hành vi bất hợp pháp) và được chuyển đến một tài khoản con của DAO được gọi là “DAO Child”. Chính hành vi này đã dẫn đến việc một số nhà đầu tư của quỹ DAO tìm cách bỏ phiếu thực hiện việc Soft Fork nhằm vơ hiệu hóa tính năng rút Ether ra khỏi quỹ DAO và đây được xem là biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn những hành vi tương tự có thể tiếp diễn. <small>20</small>Liên quan đến lỗ hổng khi tiến hành xây dựng mã lập trình quỹ DAO, các nhà lập trình và xây dựng quỹ DAO đã khơng thể lường trước được hai vấn đề bao gồm việc khả năng quá trình lặp lại liên tục trong quỹ DAO khi hoạt động và trên thực tế, hợp đồng thơng minh sẽ tiến hành gửi Ether trước sau đó mới tiến hành cập nhật cân bằng token nội bộ.<small>21</small> Đây chính là lỗ hỏng vơ cùng nguy hiểm mà các nhà lập trình và xây dựng quỹ DAO đã bỏ sót khi việc khơng tính đến khả năng q trình lặp lại liên tục sẽ dẫn đến hệ quả các thành viên trong DAO có thể thực hiện quá trình lặp lại của một hoạt động mà khơng bị giới hạn và nguy cơ khi xuất hiện lỗ hổng, khả năng tin tặc sẽ lợi dụng và tiến hành hoạt động bất hợp pháp dựa trên lỗ hổng của q trình lặp lại liên tục mà khơng có giới hạn hoặc sự cho phep hay thậm chí là thơng báo từ chính máy chủ. Giả sử, khi một tin tặc phát hiện Ether của một thành viên trong quỹ DAO thì tin tặc đó có thể dễ dàng chuyển Ether cho một thành viên khác trong quỹ DAO đang thực hiện hành vi bất hợp pháp cùng với tin tặc đó mà chủ sở hữu khơng hề hay biết về việc chuyển Ether của mình sang cho người khác, chỉ khi tiến hành cập nhật cân bằng token nội bộ thì lúc này thành viên sở hữu Ether mới biết được rằng mình đã bị tấn cơng <small>19 Hồng Phong, “Coin68 Blog: “The DAO” và Ethereum Classic - 2 năm nhìn lại”, truy cập ngày 10/7/2023. </small>

<small>20 Hồng Phong, “Coin68 Blog: “The DAO” và Ethereum Classic – 2 năm nhìn lại”, blog-the-dao-va-ethereum-classic-2-nam-nhin-lai/, truy cập ngày 10/7/2023. </small>

<small> Hồng Phong, “Coin68 Blog: “The DAO” và Ethereum Classic – 2 năm nhìn lại”, blog-the-dao-va-ethereum-classic-2-nam-nhin-lai/, truy cập ngày 10/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

hành vi bất hợp pháp của một tin tặc. Đây chính là lỗ hổng vơ cùng nguy hiểm và tin tặc nêu trên đã lợi dụng lỗ hổng này để tiến hành hành vi bất hợp pháp đối với lượng Ether của các thành viên trong quỹ DAO. Đây là một điều đáng báo động đối với các nhà xây dựng và lập trình quỹ DAO và là “cú shock” khi trước đó các nhà xây dựng và lập trình quỹ DAO đều nhận định rằng lỗ hổng này sẽ không ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của quỹ DAO và sẽ được khắc phục trong một khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên, điều đáng tiếc đã diễn ra với sự chủ quan của các nhà xây dựng và lập trình quỹ DAO là sự thất thốt vơ cùng đáng tiếc và kéo theo việc giá Ether giảm thê thảm từ 20 USD xuống dưới 13 USD<small>22</small> và các tranh cãi liên quan đến các giải pháp nhằm giải quyết triệt để những lỗ hổng hiện tại mà quỹ DAO đang mắc phải, những đề xuất liên tục xuất hiện tuy nhiên đã gặp phải những ý kiến trái chiều khác nhau và dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường.

Về mặt lý thuyết, có thể chắc chắn rằng lỗi lập trình khó có thể xảy ra nếu các lập trình viên có đầy đủ sự hiểu biết và am hiểu tường tận về vấn đề mã lập trình mà mình đang vận hành và thiết kế. Tuy nhiên trên thực tế, lỗi lập trình vẫn có tần suất xuất hiện do những ngun nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khác nhau. Điều đó dẫn đến những hệ quả pháp lý mà chủ thể phải gánh chịu. Về mặt lý luận, khi phát sinh lỗi lập trình, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm đối với các chủ thể sẽ xuất hiện, cụ thể khi lỗi lập trình xuất hiện làm phát sinh thiệt hại hoặc gây ra các hậu quả không mong muốn và trái ngược với ý chí của các bên trong hợp đồng thông minh sẽ là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm dân sự. Hiện nay, pháp luật dân sự của Việt Nam không đưa ra định nghĩa về trách nhiệm dân sự tuy nhiên có thể hiểu đơn giản, trách nhiệm dân sự là việc một bên phải có trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình khi có các căn cứ cấu thành trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Có thể thấy được rằng, khi lỗi lập trình xuất hiện và gây ra những hậu quả bất lợi hoặc có thể xuất hiện những hậu quả bất lợi cho các bên về mặt tài sản, nhân thân và trái với ý chí của các bên khi giao kết hợp đồng thơng minh thì trong trường hợp này, căn cứ phát sinh trách nhiệm sẽ hiện hữu khi xuất hiện các yếu tố lỗi và trái với ý chí của các bên, đây được xem là căn cứ quan trọng làm phát sinh trách nhiệm khi xảy ra lỗi lập trình trong hợp đồng thông minh được giao kết bởi các chủ thể dựa trên nền tảng blockchain và được thiết lập dựa trên mã lập trình được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận về nội dung thực hiện hợp đồng giữa các bên và được vận hành một cách liên tục, khơng có sự can thiệp hoặc ngắt qng từ con người. Tóm lại, khi lỗi lập trình xuất hiện và gây ra những hệ quả bất lợi cho các bên liên quan thì căn cứ phát sinh trách nhiệm sẽ hiện hữu và là căn cứ quan trọng nhằm xác định chủ

<small>22 Hồng Phong, “Coin68 Blog: “The DAO” và Ethereum Classic – 2 năm nhìn lại”, blog-the-dao-va-ethereum-classic-2-nam-nhin-lai/, truy cập ngày 10/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chịu trách nhiệm và các hậu quả về sau mà các chủ phải gánh chịu đối với lỗi lập trình xuất hiện trong hợp đồng thông minh.

<b>2.1.2 Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự và hậu quả pháp lý. </b>

Hiện nay trong quy định pháp luật dân sự của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới chưa có quy định cụ thể về chủ thể chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ lỗi lập trình hợp đồng thơng minh. Do đó, để có thể xác định chủ thể chịu trách nhiệm dân sự trong trường hợp này, hiện nay ta phải áp dụng tương tự quy định của pháp luật.

Khi có đủ các yếu tố và căn cứ làm phát sinh trách nhiệm dân sự do lỗi lập trình gây ra, câu hỏi đặt ra xuyên suốt và quan trọng nhất đó là việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm dân sự do lỗi lập trình gây ra. Có thể thấy được rằng, đối với những hợp đồng truyền thống việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm dân sự căn cứ vào những chủ thể tham gia vào hợp đồng đã được giao kết và xác định các căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự của các bên khi có một bên trong hợp đồng vi phạm những thỏa thuận đã thống nhất, nhìn chung viết xác định chủ thể chịu trách nhiệm dân sự trong hợp đồng truyền thống là “khá đơn giản” khi xác định rõ các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng và khả năng chịu trách nhiệm của các bên khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng và các trường hợp phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và các trường hợp được loại trừ trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra. Tuy nhiên, trái ngược với hợp đồng truyền thống, hợp đồng thơng minh lại “phức tạp hóa” và “cường điệu hóa” về chủ thể chịu trách nhiệm dân sự, đặc biệt là việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm dân sự do lỗi lập trình gây ra trong hợp đồng thơng minh. Sở dĩ như vậy là vì xuất phát từ đặc trưng về mặt cấu trúc của hợp đồng thông minh, khác với các hợp đồng truyền thống được thiết lập dựa trên văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và được pháp luật cơng nhận thì đối với hợp đồng thông minh, cấu trúc của hợp đồng thông minh được xây dựng dựa trên một nền tảng công nghệ vô cùng đồ sộ và được thiết lập bởi hệ thống mã hóa trên một cuốn sổ cái chung và chia sẻ trên tồn mạng nên nó khơng thể bị thất lạc, đồng thời giúp mọi người có thể theo dõi, giám sát các nội dung trên hợp đồng (1). Có thể thấy được rằng, đối với hợp đồng thơng minh, cấu trúc cùng với dữ liệu phức tạp đã dẫn đến những hệ quả khó xác định đối với hợp đồng thông thường, không thể phủ nhận rằng hợp đồng thông minh là sự tiến bộ và kế thừa về bản chất của hợp đồng truyền thống tuy nhiên, “góc khuất” của hợp đồng thơng minh cũng thật sự đáng lưu tâm. Như đã đề cập, khác với hợp đồng truyền thống dễ dàng xác định được chủ thể chịu trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm của mình gây ra thì đối với hợp đồng thơng minh, xuất phát từ đặc trưng cấu trúc mã hóa và được xây dựng trên nền tảng blockchain cho nên việc xác định trách nhiệm dân sự khá phức tạp, đó là một quy trình từ việc “bóc tách từng lớp, từng mảng” khi hợp đồng thông minh gặp vấn đề, cụ thể là vấn đề về lỗi lập trình. Trong hợp đồng thơng minh, khơng chỉ có

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

các chủ thể giao kết trong hợp đồng tồn tại (được gọi bằng chủ thể sử dụng máy tính) mà cịn tồn tại của lập trình viên - người đóng vai trị quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mã lập trình trong hợp đồng thơng minh và đảm bảo cho việc xây dựng hệ thống lập trình hoạt động trơn tru cũng như bảo trì chương trình máy tính hoạt động có hiệu quả và hướng đến sự thuận tiện cho các chủ thể sử dụng. Bên cạnh sự tồn tại của người sử dụng máy tính và lập trình viên, trong hợp đồng thơng minh cịn có sự xuất hiện của người vận hành chương trình máy tính với mục đích chính là chuyển đổi, lưu trữ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin nhằm đảm bảo việc vận hành máy tính được diễn ra tối ưu nhất và sự xuất hiện của chủ sở hữu chương trình máy tính đóng vai trị trực tiếp trong việc tham gia xây dựng chương trình máy tính. Như vậy, trong hợp đồng thơng minh xuất hiện bốn chủ thể cùng tồn tại và hiện diện, điều đó đặt ra thách thức khi hợp đồng thơng minh xuất hiện lỗi lập trình, chủ thể nào phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại nêu trên? Liệu rằng tất cả các chủ thể trong hợp đồng thông minh phải chịu trách nhiệm đối với lỗi lập trình phát sinh trong hợp đồng thông minh hay bằng việc “bóc tách”, xác định từng giai đoạn thực hiện và từng yếu tố cũng như căn cứ để xác định chủ thể phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm dân sự do lỗi lập trình gây ra ở hợp đồng thơng minh? Đây là một trong những khó khăn lớn nhất và thách thức để xác định chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình gây ra trong hợp đồng thông minh.

Trong bối cảnh sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những thách thức pháp lý đang ngày càng diễn ra một cách phổ biến đòi hỏi pháp luật các quốc gia trên thế giới phải có sự điều chỉnh cũng như nắm bắt phù hợp nhằm có sự điều tiết cũng như năm bắt phạm vi một cách phù hợp, đảm bảo cho các hoạt động công nghiệp mới tuân thủ những điều chỉnh của quy định pháp luật các nước sở tại. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào pháp luật cũng có thể “đi tắt đón đầu” mà phụ thuộc vào sự chuyển biến của xã hội, của công nghệ và các điều kiện khác phát sinh trong thực tiễn. Trong đó, vấn đề xác định trách nhiệm dân sự trong hợp đồng thông minh là một trong những minh chứng cụ thể về việc pháp luật khó có thể “đi tắt đón đầu” nhằm điều chỉnh kịp thời sự phát triển của công nghệ mà cần có sự áp dụng của việc “tương tự pháp luật”. Hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam nói riêng và pháp luật các quốc gia khác trên thế giới, tiêu biểu như những quốc gia có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ và đi đầu như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc,... cũng chưa có pháp luật cụ thể để điều chỉnh vấn đề chủ thể chịu trách nhiệm từ lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh. Do đó, biện pháp tốt nhất trong giai đoạn này mà các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam hướng đến là việc áp dụng “tương tự pháp luật”.

Đối với Việt Nam, việc áp dụng tương tự pháp luật đã được cơng khai hịa và được ghi nhận cụ thể trong Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành. Theo đó, tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>hiện hành đã đề cập đến việc áp dụng tương tự pháp luật, cụ thể như sau: “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định và khơng có tập qn được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự”. Như vậy, để xác định việc </i>

áp dụng tương tự pháp luật đối với trường hợp chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh, cần phải đáp ứng các điều kiện căn bản sau đây theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam:

Một là, lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh phải thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự Việt Nam: căn cứ vào Điều 1 Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành quy định về phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự cụ thể

<i>như sau: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Như vậy, để xem hợp </i>

đồng thơng minh nói chung và xác định chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh nói riêng chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự Việt Nam, cần phải xác định được rằng hợp đồng thông minh và chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình trong hợp đồng thông minh là quan hệ giữa các cá nhân hoặc pháp nhân được hình thành dựa trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Cụ thể, trong hợp đồng thơng minh nói chung và chủ thể chịu trách nhiệm trong hợp đồng thơng minh nói riêng xuất phát từ lỗi lập trình, quan hệ giữa các bên phải được hình thành dựa trên sự thỏa thuận, các bên có sự bình đẳng tuyệt đối và khơng phụ thuộc vào nhau, các bên có quyền tự do về ý chí, độc lập về tài sản và khơng bị ép buộc cũng như có đủ các điều kiện cụ thể về năng lực và khả năng chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.

Hai là, lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh phải thuộc trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định và khơng có tập quán được áp dụng: đây là một trong những vấn đề quan trọng nhằm áp dụng tương tự pháp luật trong pháp luật dân sự và là điều kiện đủ để xác định việc có hay khơng áp dụng pháp luật dân sự trong trường hợp này. Đối với hợp đồng thơng minh nói chung và xác định chủ thể chịu trách nhiệm trong hợp đồng thông minh do lỗi lập trình gây ra, các bên trong hợp đồng thơng minh khơng có sự thỏa thuận về trường hợp giải quyết những tranh chấp do hợp đồng thông minh gây ra và khơng có tập qn là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được xác định theo quy định của pháp luật dân sự cũng như khơng có quy định pháp luật điều chỉnh về những trường hợp phát sinh trách nhiệm do hợp đồng thơng minh gây ra thì trong trường hợp này, việc áp dụng tương tự pháp luật sẽ được áp dụng và là căn cứ quan trọng nhằm chỉ rõ việc hợp đồng thông minh thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

luận dân sự và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự nhằm áp dụng tương tự pháp luật một cách phù hợp và đảm bảo việc xác định các chủ thể chịu trách nhiệm trong hợp đồng thông minh do lỗi lập trình gây ra đối với các bên trong loại hợp đồng vô cùng phức tạp này.

Tóm lại, trong bối cảnh pháp luật các quốc gia vẫn chưa có sự nắm bắt và điều chỉnh kịp thời đối với các tranh chấp trong hợp đồng thông minh trong đó có vấn đề liên quan đến việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm trong lỗi lập trình do hợp đồng thơng minh gây ra thì việc áp dụng tương tự pháp luật là một trong những giải pháp “tình thế” nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan, trong đó việc áp dụng tương tự pháp luật theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam được xem là một trong những ví dụ điển hình cho việc áp dụng tương tự pháp luật đối với việc xác định lỗi lập trình do hợp đồng thông minh gây ra. Khi việc áp dụng tương tự pháp luật đã được làm sáng tỏ, câu hỏi đặt ra là việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm dân sự có thực sự dễ dàng khi phạm vi điều chỉnh khá “đan xen” và “giao thoa” với nhau giữa các chủ thể liên quan trong hợp đồng thông minh, cụ thể là việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình trong hợp đồng thông minh gây ra thuộc phạm vi điều chỉnh của “trong hợp đồng” hay “ngồi hợp đồng”, đó là vấn đề đáng lưu tâm khi áp dụng tương tự pháp luật nhằm điều chỉnh việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình do hợp đồng thông minh gây nên và việc xác định các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của “trong hợp đồng” hay “ngoài hợp đồng” là một vấn đề pháp lý vơ cùng quan trọng, bởi lẽ nó sẽ dẫn đến những hệ quả pháp lý khác nhau cho từng trường hợp và từng chủ thể. Đây là vấn đề vô cùng “phức tạp” nhằm chỉ rõ và phân tích mối quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng thông minh và các yếu tố cấu thành “trong hợp đồng” hay “ngoài hợp đồng” nhằm xác định trách nhiệm cụ thể cho từng chủ thể đối với lỗi lập trình do hợp đồng thông minh gây ra. Việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình trong hợp đồng thông minh sẽ được áp dụng theo phương pháp “bóc tách” và được áp dụng dựa trên quy định tương tự pháp luật đối với trường hợp chương trình máy tính gây thiệt hại và chủ thể phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật một số quốc gia điển hình trên thế giới về vấn đề cụ thể này.

Như đã phân tích ở trên, hiện nay pháp luật dân sự Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới chưa thực sự đề cập cụ thể hoặc thậm chí vẫn chưa có những điều luật cụ thể quy định về việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình gây ra, do đó trong trường hợp này việc áp dụng “tương tự pháp luật” là một giải pháp trước mắt và hữu hiệu nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan đến hợp đồng thông minh. Câu hỏi đặt ra là việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm sẽ được dựa trên những căn cứ nào và những điều kiện nào để xác định chủ thể đó chịu trách nhiệm đối với lỗi lập trình trong hợp đồng thông minh. Đây là một vấn đề nan giải và cần xác

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

định từng trường hợp cụ thể đối với từng chủ thể có liên quan đến lỗi lập trình trong hợp đồng thơng minh. Hiện nay, trong chương trình máy tính nói chung và trong hợp đồng thơng minh nói riêng, tồn tại chủ yếu bốn chủ thể đóng vai trị cho sự hoạt động cũng như vận hành của hợp đồng thông minh bao gồm lập trình viên, người vận hành chương trình máy tính, người sử dụng chương trình máy tính và chủ sở hữu chương trình máy tính. Khi xác định chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình thì một vấn đề khá phức tạp là việc xác định liệu rằng chủ thể chịu trách nhiệm đối với lỗi lập trình tồn tại với quan hệ “trong hợp đồng” hay “ngồi hợp đồng” nhằm đảm bảo tính khách quan cũng như thực tế trong việc xác định các chủ thể chịu trách nhiệm một cách tuyệt đối và đảm bảo quyền lợi cho các bên theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành trên nguyên tắc áp dụng “tương tự pháp luật”.

Về mặt lý luận, chương trình máy tính là một hệ thống được xây dựng xuyên suốt và chặt chẽ dựa trên những nguyên tắc và những bộ phận riêng biệt. Trong đó, bộ phận đóng vai trị thiết yếu và là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chương trình máy tính đó là sự hiện diện của chủ sở hữu chương trình máy tính, về lý thuyết, nếu khơng có sự tồn tại của chủ sở hữu chương trình máy tính thì chắc chắn rằng chương trình máy tính sẽ khơng hiện hữu và sẽ khơng dẫn đến những hệ quả pháp lý kéo theo. Trong chương trình máy tính, chủ sở hữu chương trình máy tính là nguyên nhân và là điều kiện cần cho sự ra đời của một chương trình máy tính hiện hữu và toàn diện. Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, tác giả của chương trình máy tính gồm tất cả các cá nhân trực tiếp tham gia xây dựng chương trình. Các tác giả đều có quyền nhân thân đối với chương trình máy tính như quyền đặt tên, quyền đứng tên, quyền công bố và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Bên cạnh chủ sở hữu chương trình máy tính, lập trình viên với tư cách là một bộ phận là một bộ phận không thể tách rời với tư cách là những kỹ sư phần mềm, những người thiết kế, xây dựng và bảo trì chương trình máy tính hoặc chương trình phần mềm, cùng với đó là người vận hành chương trình máy tính cũng đóng vai trị khơng nhỏ trong việc duy trì hoạt động của hệ thống máy tính nhằm đảm bảo chương trình máy tính có thể đạt đến hiệu quả tối đa và hoạt động một cách tối ưu. Ngồi ra, người sử dụng chương trình máy tính cũng đóng một vai trị quan trọng và một bộ phận không thể tách rời. Như vậy, trên thực tế một chương trình máy tính sẽ bao gồm chủ yếu bốn chủ thể hiện diện, khi chương trình máy tính xuất hiện lỗi lập trình, điều quan trọng nhất là việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm và hệ quả pháp lý liên quan nếu liên quan đến các chủ thể đó.

Hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam khá hạn chế, thậm chí là chưa có sự đề cập đến chủ thể chịu trách nhiệm trong trường hợp do lỗi lập trình gây ra trong chương trình máy tính. Do đó, về mặt lý luận chúng ta cần xem xét đối với từng chủ thể và từng trường hợp cụ thể gắn với từng chủ thể liên quan cũng như đối chiếu với pháp luật nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

ngoài nhằm làm sáng tỏ vấn đề chủ thể nào có vai trị cũng như trách nhiệm trong việc xuất hiện lỗi lập trình trong chương trình máy tính nói chung và trong hợp đồng thơng minh nói riêng. Có thể thấy được rằng, trong chương trình máy tính và trong hợp đồng thơng minh xuất hiện sự đan xen giữa các chủ thể trong mối quan hệ “trong hợp đồng” và “ngoài hợp đồng”, để xác định từng chủ thể chịu trách nhiệm liên quan đến lỗi lập trình do chương trình máy tính nói chung và trong hợp đồng thơng minh nói riêng cần phải có sự “bóc tách” và làm rõ các điều kiện cũng như các căn cứ nhằm xác định rõ mối quan hệ về mặt lý luận và mặt pháp lý.

Đầu tiên, khi pháp luật dân sự chưa có sự điều chỉnh cụ thể liên quan đến vấn đề này đồng thời với sự phức tạp của từng chủ thể trong chương trình máy tính nói chung và trong hợp đồng thơng minh nói riêng, chúng ta cần phải có sự kết hợp hài hịa về mặt lý luận và căn cứ pháp lý để xác định chủ thể chịu trách nhiệm trong chương trình máy tính và trong hợp đồng thơng minh. Theo đó, trong trường hợp này, áp dụng lý thuyết về quyền sở hữu, có thể thấy được rằng chủ thể chịu trách nhiệm đối với lỗi lập trình gây ra trong trường hợp này thuộc về chủ sở hữu chương trình máy tính và tồn tại trong mối quan hệ “ngồi hợp đồng”. Theo đó, về mặt lý luận, nguyên tắc quyền sở hữu được dựa trên việc chủ sở hữu là chủ thể đóng vai trị quan trọng trong việc tạo nên chương trình máy tính và có trách nhiệm đầu tiên trong việc phát hiện chương trình máy tính phát sinh lỗi lập trình và khơng phân biệt việc phát sinh lỗi lập trình này bắt nguồn từ chủ thể nào, bởi lẽ ở một góc độ nhất định, chương trình máy tính cũng được xem xét là một “tài sản” khi có thể đáp ứng một số điều kiện về tài sản theo quy định của pháp luật dân sự và đáp ứng các điều kiện về quyền đối với tài sản đó. Trong trường hợp này, nếu lỗi lập trình phát sinh thì chủ sở hữu sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm về mặt lý luận. Từ những lý thuyết nêu trên, đối chiếu với quy định của pháp luật dân sự hiện hành, cụ thể tại khoản 3 Điều 54 Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành, có

<i>thể thấy được rằng: “Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”, như vậy có thể thấy được rằng thơng thường trong </i>

chương trình máy tính, chủ sở hữu với tư cách là chủ thể đầu tiên và đóng vai trị quan trọng cho sự ra đời của chương trình máy tính sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm trong trường hợp này. Đồng thời, như đã nêu ở trên, trách nhiệm của chủ sở hữu chương trình máy tính thơng thường sẽ thuộc mối quan hệ “ngồi hợp đồng” và loại trừ trường hợp các bên trong chương trình máy tính có sự thỏa thuận khác, do đó trong trường hợp này nhằm dễ xác định cũng như đảm bảo phân biệt rạch ròi các yếu tố làm căn cứ phát sinh trách nhiệm do lỗi lập trình gây ra, chúng ta sẽ căn cứ áp dụng “tương tự pháp luật” và

<i>áp dụng chế tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” nhằm xác định rõ </i>

trong trường hợp lỗi phần mềm phát sinh, chủ thể chịu trách nhiệm đầu tiên sẽ thuộc về

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

chủ sở hữu chương trình máy tính. Theo đó, về mặt lý luận như đã phân tích ở trên, chủ sở hữ chương trình máy tính với tư cách là chủ sở hữu một “tài sản” hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam sẽ là chủ thể đầu tiên chịu trách nhiệm đối với lỗi lập trình do chương trình máy tính gây ra, bởi lẽ chủ sở hữu chương trình máy tính về mặt lý thuyết là chủ thể sở hữu, quản lý, vận hành cũng như đảm bảo cho một chương trình máy tính diễn ra một cách ổn định. Hơn thế nữa, chủ sở hữu với tư cách là người tạo ra và “đại diện cho chương trình máy tính” là chủ thể hưởng lợi trực tiếp khi các bên thực hiện và sử dụng chương trình máy tính. Do đó, sẽ là hợp lý khi chủ sở hữu chương trình máy tính phải có trách nhiệm đối với lỗi lập trình trong chương trình máy tính. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào chủ sở hữu chương trình máy tính cũng phải chịu trách nhiệm đối với lỗi lập trình trong chương trình máy tính, cụ thể trường hợp lỗi lập trình chương trình máy tính xuất phát từ sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của các chủ thể khác trong chương trình máy tính thfi trong trường hợp này, chủ sở hữu chương trình máy tính sẽ khơng phải chịu trách nhiệm đối với ỗi lập trình chương trình máy tính nêu trên do xuất hiện yếu tố loại trừ. Đồng thời, không phải lúc nào chủ sở hữu chương trình máy tính cũng phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm do lỗi lập trình do chương trình máy tính gây ra mà phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm do lỗi lập trình do chương trình máy tính gây ra bao gồm:

(1) Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: đây là điều kiện tiên quyết và quan trọng, là tiền đề đánh dấu cho các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm của chủ thể khi xảy ra thiệt hại, cụ thể trong trường hợp này, khi lỗi lập trình chương trình máy tính xuất hiện và gây ra thiệt hại về tài sản hoặc nhân thân nói chung và xuất phát từ việc chủ sở hữu chương trình máy tính gây ra thiệt hại thì trong trường hợp này, việc xảy ra thiệt hại trên thực tế là căn cứ quan trọng và tiên quyết nhằm đảm bảo cũng như đánh giá chủ sở hữu chương trình máy tính sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm do hành vi của mình gây ra.

(2) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái với quy định của pháp luật: cùng với việc xảy ra thiệt hại trên thực tế là điều kiện tiên quyết và quan trọng thì việc gây thiệt hại phải trái với quy định của pháp luật hiện hành, giả sử việc gây thiệt hại nêu trên xuất phát từ sự kiện bất khả kháng hoặc các trường hợp đặc thù được pháp luật loại trừ thì trong trường hợp này, chủ sở hữu chương trình máy tính sẽ khơng chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình gây ra bởi lẽ hành vi nêu trên đã được pháp luật loại trừ là hành vi không trái với quy định của pháp luật. Do đó, việc xác định hành vi gây thiệt hại là hành vi trái với quy định của pháp luật là một căn cứ không thể tách rời và là một trong ba điều kiện đủ nhằm xác định chủ sở hữu chương trình máy là chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình do chương trình máy tính gây ra.

(3) Hành vi gây thiệt hại là nguyên nhân dẫn đến hậu quả: có thể thấy được rằng, một hành vi gây thiệt hại sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu và trong chương trình máy tính,

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

hành vi gây thiệt hại cũng không phải ngoại lệ và phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Trong chương trình máy tính, khi lỗi lập trình xuất hiện thì lỗi lập trình phải là nguyên nhân gây ra những hậu quả thực tế về mặt tài sản hoặc nhân thân cho người sử dụng máy tính và thiệt hại đó bắt buộc xảy ra trên thực tế. Đồng thời, hành vi gây thiệt hại (lỗi lập trình) phải là ngun nhân chính dẫn đến hậu quả thực tế cho các chủ thể trong chương trình máy tính và cần kết hợp các điều kiện để chứng minh được rằng hành vi lỗi lập trình đã đáp ứng các điều kiện đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành và chủ sở hữu máy tính là chủ thể gây ra các hành vi gây thiệt hại đó hoặc với tư cách là “chủ sở hữu tài sản”, chủ sở hữu chương trình máy tính phải chịu trách nhiệm đối với chương trình máy tính do lỗi lập trình gây ra đồng thời loại trừ các trường hợp liên quan đến sự kiện bất khả kháng và lỗi của các chủ thể khác trong hệ thống chương trình máy tính.

Nhìn chung, nếu “bóc tách” chủ sở hữu chương trình máy tính là chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình của chương trình máy tính gây ra khi đáp ứng đủ các điều kiện về mặt căn cứ làm phát sinh trách nhiệm và loại trừ các trường hợp được pháp luật miễn trừ trách nhiệm theo quy định thì việc xác định chủ sở hữu chương trình máy tính là chủ thể chịu trách nhiệm phát sinh và thuộc trường hợp “ngoài hợp đồng” khá đơn giản khi đáp ứng đủ các căn cứ cũng như chủ sở hữu chương trình máy tính với tư cách là “người hưởng lợi từ tài sản” sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm đầu tiên dựa trên lý thuyết về quyền sở hữu cũng như áp dụng căn cứ xác định chủ thể chịu trách nhiệm và điều kiện phát sinh trách nhiệm theo trường hợp “ngồi hợp đồng”. Tuy nhiên, khơng phải mọi trường hợp chủ sở hữu chương trình máy tính sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm “ngồi hợp đồng”, trong một số trường hợp chủ sở hữu chương trình máy tính có sự thỏa thuận với các bên trong chương trình máy tính và xác lập các quyền, nghĩa vụ giữa các bên thì trong trường hợp này, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm sẽ phụ thuộc vào việc các bên trong chương trình máy tính thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ của mình và trường hợp các bên thỏa thuận chủ sở hữu chương trình máy tính là chủ thể chịu trách nhiệm khi lỗi lập trình phát sinh thì trong trường hợp này, chủ sở hữu chương trình máy tính sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm dựa trên nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận giữa các bên và không trái với quy định của pháp luật hiện hành. Như vậy, có thể thấy trường hợp các bên trong chương trình máy tính khơng phát sinh thỏa thuận thì chủ sở hữu với tư cách là “người hưởng lợi từ tài sản” sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm khi đáp ứng các điều kiện như đã phân tích nêu trên, trường hợp các bên trong chương trình máy tính có sự thỏa thuận thì trong trường hợp này, nếu các bên thỏa thuận chủ sở hữu chương trình máy tính là chủ thể chịu trách nhiệm thì trong trường hợp này, chủ sở hữu chương trình máy tính sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm xuất phát từ lỗi lập trình do chương trình máy

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

tính gây ra và áp dụng các quy định “trong hợp đồng” để giải quyết nhằm phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Như đã phân tích nêu trên, khơng phải lúc nào chủ sở hữu chương trình máy tính cũng là chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình trong chương trình máy tính gây ra. Trong trường hợp xuất phát từ mối quan hệ “ngồi hợp đồng” và lỗi lập trình trong chương trình máy tính một phần xuất phát từ lập trình viên hoặc người vận hành chương trình máy tính thì trong trường hợp này, về mặt lý luận thì những chủ thể gây thiệt hại phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, cụ thể căn cứ vào Điều 587 Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành quy định cụ thể như sau:

<i>“Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.” Có thể thấy được rằng, trong chương trình máy tính, nếu lỗi lập </i>

trình xuất phát một phần từ lập trình viên hoặc người vận hành chương trình máy tính và chủ sở hữu chương trình máy tính cũng có lỗi thì trong trường hợp này, các chủ thể bao gồm chủ sở hữu chương trình máy tính, lập trình viên hoặc người vận hành chương trình máy tính phải có trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường thiệt hại khi đáp ứng đủ các điều kiện về căn cứ phát sinh trách nhiệm đối với trường hợp “ngoài hợp đồng”. Sở dĩ trong trường hợp này, việc xác định trách nhiệm liên đới giữa chủ sở hữu chương trình máy tính, lập trình viên hoặc người vận hành chương trình máy tính xuất phát từ việc chủ sở hữu chương trình máy tính là người hưởng lợi trực tiếp từ tài sản do mình tạo lập, do đó khi xuất hiện thiệt hại, chủ sở hữu chương trình máy tính là “chủ thể đầu tiên” phải có nghĩa vụ đối với tài sản của mình và là trách nhiệm chung đối với chủ sở hữu tài sản, bên cạnh đó lỗi lập trình do chương trình máy tính gây ra xuất phát từ một phần hoặc tồn bộ do lỗi của lập trình viên hoặc người vận hành chương trình máy tính thì việc xác định trách nhiệm liên đới là khá hợp lý. Sở dĩ việc xác định trách nhiệm liên đới là khá hợp lý bởi lẽ hiện nay pháp luật dân sự chưa thực sự điều chỉnh cũng như quy định cụ thể về vấn đề này, do đó có lẽ là hợp lý nếu chúng ta quy trách nhiệm cho chủ sở hữu cũng như lập trình viên hoặc người vận hành chương trình máy tính nếu một phần hoặc tồn bộ do lỗi của họ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại cũng như tạo nên sự mật thiết về trách nhiệm giữa các bên cũng như tạo nên cơ chế ràng buộc đối với vai trò của chủ sở hữu chương trình máy tính và các chủ thể liên quan nhằm giúp đảm bảo một hệ thống thống nhất trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình trong chương trình máy tính gây ra. Tuy nhiên, để xác định các chủ thể nêu trên chịu trách nhiệm liên đới do lỗi lập trình gây ra cần phải đáp ứng đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm cũng như chứng minh các yếu tố liên đới trong trường hợp này. Ngoài ra, khơng phải lúc nào khi xuất hiện lỗi lập trình trong chương trình máy tính thì các chủ thể nêu trên cũng liên đới chịu trách nhiệm, trong trường hợp một trong các chủ thể chứng minh được hành vi gây thiệt hại nêu trên khơng do lỗi của mình hoặc do các

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

trường hợp loại trừ miễn trách nhiệm theo quy định thì trong trường hợp này, các chủ thể sẽ không phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành là việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm sẽ được ác định dựa trên các nguyên nhân cũng như chủ thể gây ra hành vi thiệt hại và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, trong trường hợp các chủ thể có sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ trong chương trình máy tính và có thỏa thuận trường hợp lập trình viên hoặc người vận hành chương trình máy tính là chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình gây ra trong chương trình máy tính thì trong trường hợp này, thỏa thuận đó sẽ được áp dụng nếu không trái với quy định của pháp luật hiện hành cũng như phù hợp các nguyên tắc về quyền bình đẳng và thỏa thuận giữa các bên.

Nhìn chung, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa thực sự có một quy định cụ thể về các chế tài đối với chương máy tính, do đó giải pháp cấp thiết là việc áp dụng “tương tự pháp luật”. Tuy nhiên, có thể thấy được rằng việc áp dụng “tương tự pháp luật” chưa thực sự là giải pháp lâu dài bởi lẽ trong chương trình máy tính, xuất hiện cũng như tồn tại nhiều chủ thể, do đó việc áp dụng tương tự pháp luật sẽ tạo nên sự khó phân định về việc áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ cũng như tạo nên sự “chồng chéo” giữa các điều luật để áp dụng. Đây không chỉ là vấn đề đối với Việt Nam mà còn là nhiều quốc gia trên thế giới trong việc xác định vấn đề đang còn nhiều tranh cãi và khá phức tạp này. Để có góc nhìn đa chiều cũng như đối chiếu và học hỏi pháp luật các quốc gia khác cần có sự dẫn chiếu và so sánh nhằm xác định các chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình gây ra trong chương trình máy tính, cụ thể đó là các quy định của Bộ luật Dân sự Cộng hòa Liên bang Đức hiện hành liên quan đến việc xác định các chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình gây ra trong chương trình máy tính. Theo đó, hiện nay Bộ luật Dân sự Cộng hịa Liên bang Đức hiện hành có hướng đi “khá tương đồng” như pháp luật Việt Nam tuy nhiên khá nổi bật và làm rõ vấn đề trách nhiệm hơn so với pháp luật Việt Nam. Cụ thể, tại Điều 2 Mục 823 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Bộ luật Dân

<i>sự Cộng hòa Liên bang Đức hiện hành quy định như sau: “Nghĩa vụ tương tự áp dụng cho bất kỳ ai phạm luật nhằm bảo vệ người khác. Nếu theo nội dung của luật, việc vi phạm điều này có thể xảy ra mà khơng có lỗi thì nghĩa vụ bồi thường chỉ phát sinh trong trường hợp có lỗi”. Như vậy, có thể thấy được rằng đối với pháp luật Đức, “nghĩa vụ tương tự” sẽ được áp dụng tuy nhiên phải phù hợp với quy định của pháp luật và trong </i>

trường hợp có lỗi, như vậy đây là quy định khá khác so với pháp luật Việt Nam khi pháp luật Việt Nam cũng áp dụng tương tự pháp luật tuy nhiên chế tài về xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường là khác khác biệt theo quy định của Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành. Đối với Bộ luật Dân sự Cộng hòa Liên bang

<i>Đức hiện hành, việc áp dụng “nghĩa vụ tương tự” sẽ được xác định khi có quy định của </i>

pháp luật và phát sinh tình trạng lỗi. Trong chương trình máy tính hiện nay theo quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

định của pháp luật Cộng hịa Liên bang Đức, nhà sản xuất nói chung phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba, không bắt buộc phải tồn tại hợp đồng. Đồng thời, áp dụng quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp luật Đức liên quan đến chương trình máy tính thì trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất ngoài hợp đồng dựa trên việc một sản phẩm bị lỗi ra thị trường và được Án lệ Đức xác định bao gồm:

(1) Lỗi xuất phát từ lỗ hổng thiết kế: khi chương trình máy tính nói chung và hợp đồng thông minh không đáp ứng được kỳ vọng về bảo mật hợp pháp của người sử dụng chương trình máy tính nói chung và người sử dụng hợp đồng thơng minh bình thường. Có thể thấy được rằng, đối với Bộ luật Dân sự Cộng hòa Liên bang Đức hiện hành cũng như Án lệ Đức xác định khi xuất hiện tình trạng về lỗi xuất phát từ lỗ hổng thiết kế và khơng đảm bảo an tồn cũng như kỳ vọng về chương trình máy tính nói chung và hợp đồng thơng minh nói riêng cũng như xuất hiện tình trạng lỗi mà pháp luật Đức quy định thì trong trường hợp này, nhà sản xuất phải có trách nhiệm theo quy định của pháp luật dân sự Đức hiện hành.

(2) Lỗi sản xuất: có thể thấy, quy trình sản xuất là chính xác tuy nhiên vẫn có sự sai lệch ngồi ý muốn ở một số bộ phận và trong trường hợp phần mềm, ddiefu này khá hiếm xuất hiện, chẳng hạn như trong trường hợp bộ mạng dữ liệu bị hỏng. Có thể thấy được rằng, đối với lỗi sản xuất là một lỗi hiếm gặp trong chương trình máy tính và trong hợp đồng thông minh, tuy nhiên pháp luật dân sự Đức đã đề cập và dự trù đến tình huống này nhằm xác định trách nhiệm cũng như khi xảy ra tình trạng lỗi sản xuất, người sản xuất phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình nhằm có trách nhiệm khắc phục cũng như các trách nhiệm liên quan theo quy định của pháp luật dân sự Đức. (3) Lỗi hướng dẫn và nghĩa vụ giám sát sản phẩm: khi nhà sản xuất bỏ quan các cảnh báo cũng như hướng dẫn sử dụng cần thiết và sau khi sản phẩm được đưa ra thị trường, hà sản xuất phải giám sát sản phẩm và nếu cần thiết phải tiến hành thu hồi để ngăn ngừa rủi ro phát sinh từ sản phẩm. Trong chương trình máy tính nói chung và trong hợp đồng thơng minh nói riêng, điều này là khó xảy ra tuy nhiên nhìn nhận thực tế, xác suất xảy ra vẫn có thể và pháp luật cũng như Án lệ Đức đã vạch rõ nhằm đảm bảo cho sự an toàn cũng như rách nhiệm của người sản xuất.

Trong ba trường hợp đã được đề cập, trách nhiệm đối với những trường hợp nêu trên theo quy định của pháp luật Đức cũng như Án lệ Đức được xem xét cho nhà sản xuất. Đồng thời đối chiếu với quy định tại Mục 4 Đạo luật về Trách nhiệm đối với các sản phẩm bị lỗi 1989, nhà sản xuất được hiểu là người đã sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nguyên liệu thô hoặc bộ phận cấu thành. Nhà sản xuất cũng là bất kỳ ai, bằng cách đặt tên, nhãn hiệu hoặc đặc điểm phân biệt khác của mình trên sản phẩm, tự giới thiệu mình là nhà sản xuất. Và trong trường hợp không thể xác định được nhà sản xuất sản phẩm, mỗi nhà cung cấp được coi là nhà sản xuất và trừ các trường hợp loại trừ theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

quy định của Đạo luật về Trách nhiệm đối với các sản phẩm bị lỗi 1989. Như vậy, có thể thấy được rằng, nhà sản xuất chỉ được hiểu theo nghĩa chung và tùy vào từng trường hợp để xác định. Trong chương trình máy tính nói chung và trong hợp đồng thơng minh nói riêng, nhà sản xuất tùy vào từng mối quan hệ trong hợp đồng thông minh để xác định, có thể là chủ sở hữu nếu chủ sở hữu nhân danh mình với tư cách là nhà sản xuất hoặc cũng có thể là lập trình viên, người vận hành chương trình máy tính nếu những chủ thể này với tư cách là nhà sản xuất. Như vậy, có thể thấy được rằng tùy vào từng mối quan hệ cụ thể để xác định chủ thể nào chịu trách nhiệm do lỗi lập trình gây ra và tùy vào từng mối quan hệ đối với “nhà sản xuất” theo quy định của Đạo luật về Trách nhiệm đối với các sản phẩm bị lỗi 1989; Bộ luật Dân sự và Án lệ Cộng hòa Liên bang Đức. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà sản xuất cũng phải chịu trách nhiệm đối với lỗi lập trình trong chương trình máy tính nói chung và trong hợp đồng thơng minh nói riêng. Trong trường hợp có thiệt hại xảy ra do áp dụng sai hợp đồng cụ thể như trường hợp chuyển sai tham số trong hợp đồng thơng minh thì trong trường hợp này, nếu trong hợp đồng quy định rõ ràng ai là đối tượng của nghĩa vụ thì việc xảy ra thiệt hại sẽ dễ dàng hơn bằng việc truy ngược lại chủ thể nào vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm. Có thể thấy được rằng, đây là một điểm nổi bật nếu các bên có thỏa thuận thì việc áp dụng sẽ khá đơn giản và thuận tiện trong việc áp dụng các quy định liên quan đến việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm. Tóm lại, pháp luật Đức khá đặc thù và có những điểm tương đồng so với pháp luật Việt Nam về việc xác định áp dụng pháp luật, tuy nhiên về mặt chủ thể thì pháp luật Đức có sự rõ ràng hơn so với pháp luật Việt Nam khi xác định rõ các trường hợp nhà sản xuất phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm do lỗi gây ra và các căn cứ khi chịu trách nhiệm. Có thể thấy được rằng, đây là mọt bài học kinh nghiệm cho Việt nam khi xác định rõ các trường hợp nhà sản xuất là chủ thể chịu trách nhiệm và các trường hợp xác định khi có mối quan hệ giữa các bên cũng như trường hợp các bên khơng có quan hệ liên quan nhằm đảm bảo việc xác định phù hợp cũng như đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan trong vấn đề này.

Khi xác định rõ chủ thể chịu trách nhiệm do lỗi lập trình gây ra bằng việc áp dụng tương tự pháp luật thì vấn đề quan trọng là việc các chủ thể được xác định có nghĩa vụ chịu trách nhiệm gì? Khi phát sinh lỗi lập trình, các căn cứ phát sinh trách nhiệm đã đủ và chủ thể chịu trách nhiệm nhìn chung phải có hai nghĩa vụ căn bản bao gồm: nghĩa vụ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ chỉnh sửa lỗi lập trình.

Như đã phân tích khi áp dụng tương tự pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu chủ thể chịu trách nhiệm là chủ sở hữu và khơng có thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự thì trong trường hợp này, chủ sở hữu phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chỉnh sửa lỗi lập trình. Theo đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

</div>

×