Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.08 KB, 12 trang )

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
Mở bài: Trong quy định của BLDS năm 2005 về trách nhiệm dân sự do vi
phạm nghĩa vụ dân sự gây ra, ta nhận thấy BLDS đã có những quy định khá
chi tiết và cụ thể về khái niệm, căn cứ phát sinh, mối quan hệ... khắc phục
được những tồn tại và hạn chế của BLDS năm 1995 trong cả lí luận và thực
tiễn. Để hiểu rõ hơn và nhận thực rõ những căn cứ giúp giải quyết những
vụ việc có liên quan xảy ra trong thực tế, ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể hơn về
vấn đề trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự trong cả lí luận và
thực tiễn.
.
I. Khái niệm:
1.1 Định nghĩa:
Quan hệ nghĩa vụ dân sự được xác lập, theo đó mối liên hệ về quyền và
nghĩa vụ dân sự của các chủ thể được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp
cưỡng chế của nhà nước. Như vậy, các bên có nghĩa vụ dân sự đối với
nhau kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng trách nhiệm dân sự
chỉ xuất hiện khi có một bên không thực hiện, thực hiện không đúng,
không đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Về nguyên tắc, người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm nghĩa vụ của mình trước người có quyền, hậu quả pháp lý của hành
vi vi phạm, đây là trách nhiệm dân sự.
Tóm lại, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, là biện
pháp cưỡng chế của nhà nước được áp dụng đối với người có nghĩa vụ khi
họ vi phạm nghĩa vụ trước người có quyền.
1.2 Đặc điểm:
 Trách nhiệm vi phạm dân sự do vi phạm nghĩa vụ cũng là một trong
Nguyễn Nhật Linh – Lớp N03. TL3 - 341907
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
những loại trách nhiệm pháp lý nói chung nên giống như các loại trách
nhiệm pháp lý khác, nó cũng có những đặc điểm chung sau:
+ Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng


đối với người có hành vi vi phạm đó.
+ Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng.
+ Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm
pháp luật.
 Ngoài ra, nó còn mang một vài những đặc điểm riêng biệt sau đây:
+ Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm pháp luật trong trách nhiệm
dân sự là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa
vụ của người có nghĩa vụ dân sự.
+ Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao giờ cũng liên quan
trực tiếp (gắn liền) với tài sản. Lợi ích mà các bên hướng tới trong các
quan hệ nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng mang tính chất tài sản, vì vậy việc vi
phạm nghĩa vụ của bên này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất
của bên kia. Vậy nên, trách nhiệm dân sự của người vi phạm là phải bù đắp
cho bên bị vi phạm những lợi ích vật chất.
+ Trách nhiệm dân sự được áp dụng với người có hành vi vi phạm
nhưng cũng có thể được áp dụng đối với người khác.
+ Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ dân sự phải gánh chịu
là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt
hại nhằm để thỏa mãn quyền lợi chính đáng của người bị vi phạm, khắc
phục hậu quả vật chất cho người bị vi phạm.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là sự cưỡng chế của nhà
nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ
Nguyễn Nhật Linh – Lớp N03. TL3 - 341907
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây
ra cho phía bên kia.
II. Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự:
Điều 302, BLDS quy định:
“1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ
dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh
được nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ không thực hiện được là
hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.”
Như vậy, căn cứ chính làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là hành vi vi phạm
nghĩa vụ của người có nghĩa vụ trước người có quyền, ngoài ra yếu tố lỗi
cùng một vài yếu tố khác cũng góp phần làm căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân
sự.
2.1 Hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự:
Yếu tố hành vi làm căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự bao gồm việc
không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng:
+ Hành vi không thực hiện nghĩa vụ được hiểu là theo quan hệ nghĩa
vụ được xác lập, người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước người có
quyền nhưng người có nghĩa vụ đã không thực hiện. Hành vi ấy được biểu
hiện thông qua một số trường hợp sau:
Nguyễn Nhật Linh – Lớp N03. TL3 - 341907
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
 Người có nghĩa vụ không thực hiện việc chuyển giao tài
sản nếu đối tượng của nghĩa vụ được các bên thỏa thuận là tài sản và
theo đó bên có nghịa vụ phải chuyển giao tài sản cho bên có quyền.
 Người có nghĩa vụ không thực hiện công việc theo thỏa
thuận với bên có quyền hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Hành vi thực hiện không đúng nghĩa vụ được hiểu là theo quan hệ
nghĩa vụ được xác định, người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo
nội dung xác định cụ thể (thực hiện đúng đối tượng, đúng thời gian, địa
điểm....) nhưng người có nghĩa vụ đã không thực hiện đúng hoặc thực hiện
không đầy đủ nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận với người có quyền

hoặc theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc, người thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không thực
hiện nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước người có
quyền hoặc phải bồi thường thiệt hại, nhưng để đảm bảo quyền lợi cho
người có nghĩa vụ, khi xác định hành vi vi phạm nghĩa vụ của người có
nghĩa vụ để buộc người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm của mình cần lưu ý:
● Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng
minh được nghĩa vụ dân sự không thực hiện được hoàn toàn là do lỗi của
người có quyền.
● Nghĩa vụ dân sự không thể thực hiện được do sự kiện bất khả
kháng. Theo Khoản 1, Điều 161 BLDS quy định, ta có thể hiểu, một sự
kiện chỉ được coi là bất khả kháng nếu đó là một sự kiện khách quan làm
cho người có nghĩa vụ không biết trước và cũng không thể tránh được.
Người có nghĩa vụ không thể khắc phục được khó khăn do sự kiện đó gây
ra dù rằng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép. Sự
Nguyễn Nhật Linh – Lớp N03. TL3 - 341907
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
kiện bất khả kháng có thể bao gồm các sự kiện liên quan đến thiên tai (lũ
lụt, động đất, núi lửa...), chiến tranh, bạo loạn...
Chẳng hạn, trường hợp kiện cáo về việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
giữa bà Nguyễn Thị Linh và ông Trần Nhật Hiển là một ví dụ cho tình
huống nghĩa vụ dân sự không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng,
đồng thời bên có quyền (bà Linh) có lỗi, dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Ngày
18 tháng 6 năm 2007, bà Linh đề nghị cơ sở gia công giày dép Hiển Hằng
của ông Hiển sản xuất 300 đôi giày bata, với giá 80.000 đồng/đôi, trong
thời hạn 2 tháng. Nguyên vật liệu để sản xuất số giày trên sẽ do bà Linh
cung cấp. Tuy nhiên, sau 1 tháng kể từ ngày hợp đồng được ký kết, bà
Linh vẫn không chuyển hết số nguyên vật liệu cho ông Hiển. Để thực hiện
hợp đồng, ông Hiển buộc phải tự mua nguyên vật liệu để gia công số sản

phẩm trên. Sau 2 tháng 2 tuần, ông Hiển đã hoàn thành hợp đồng và
chuyển số giày bata nói trên cho bà Linh. Tuy nhiên, trên đường vận
chuyển, do điều kiện thời tiết xấu nên một số sản phẩm đã bị thất thoát và
hư hỏng. Khi nhận được số hàng trên, bà Linh đã không đồng ý thanh toán
đủ số tiền như đã thỏa thuận, mà thay vào đó, bà chỉ chấp nhận thanh toán
cho số giày bà được nhận. Ông Hiển đã làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân
dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ vào các quy định về
nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự của Bộ luật dân sự 2005, Tòa án
nhân dân thành phố Vĩnh Yên đã yêu cầu bà Linh phải thanh toán đầy đủ
giá thành của toàn bộ số sản phẩm bà đã đặt, đồng thời phải hoàn trả cho
ông Hiển số tiền ông mua nguyên vật liệu. Từ vụ việc trên, có thể thấy các
quy định của pháp luật dân sự về hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự - một
trong các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm dân sự - đã góp phần giải quyết
các tranh chấp trên thực tế phát sinh trong cuộc sống hàng ngày.
Nguyễn Nhật Linh – Lớp N03. TL3 - 341907

×