Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Hoàn Thiện Khung Pháp Lý Về Kiểm Soát, Hạn Chế Các Hành Vi “Thao Túng Thị Trường Chứng Khoán” - Thực Tiễn Pháp Luật Nước Ngoài Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.54 KB, 62 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>1.1. Một số vấn đề cơ bản về hành vi thao túng thị trường chứng khoán</b> ... 1

<i>1.1.1. Khái niệm thao túng thị trường chứng khoán ... 1</i>

<i>1.1.2. Đặc điểm hành vi thao túng thị trường chứng khoán ... 7</i>

<i>1.1.3. Tác động của hành vi thao túng thị trường chứng khoán (đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp niêm yết và thị trường chứng khoán) ... 9</i>

<b>1.2. Các phương thức thao túng thị trường chứng khoán</b> ... 13

<b>1.3. Một số vụ án thao túng thị trường chứng khoán tiêu biểu</b> ... 18

<b>CHƯƠNG II</b>... 24

<b>THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, HẠN CHẾ HÀNH VI THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM</b> ... 24

<b>2.1. Quy định pháp luật liên quan đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam</b> ... 24

<i>2.1.1. Xác định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán ... 24</i>

<i>2.1.2. Hoạt động quản lý, giám sát nhằm hạn chế các hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán Việt Nam ... 35</i>

<i>2.1.3. Một số bất cập trong các quy định pháp luật về kiểm soát, hạn chế hành vi thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam ... 36</i>

<b>2.2. Liên hệ pháp luật nước ngoài và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát, hạn chế hành vi thao túng thị trường chứng khoán</b> ... 40

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG II</b> ... 49

<b>KẾT LUẬN CHUNG</b> ... 50

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>... 1

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI NĨI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Ngày nay, thị trường chứng khoán cung cấp một loạt các cơng cụ tài chính, tạo ra các cơ chế và đóng một vai trị quan trọng trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực. thị trường chứng khoán thực hiện chức năng kinh tế quan trọng như vậy nên trong quá trình hoạt động cần được vận hành một cách công bằng, công khai và hiệu quả. Mặt khác, các sản phẩm của thị trường chứng khốn có sự đa dạng, phức tạp, tính thanh khoản cao và giá cả biến động mạnh nên bản thân thị trường chứng khốn ln ẩn chứa những rủi ro tiềm tàng.

Trong bất kỳ thị trường chứng khoán nào cũng luôn tiềm ẩn rủi ro như các hành vi thao túng chứng khoán. Thao túng thị trường chứng khoán được mô tả là bất kỳ sự can thiệp nào vào cơ chế thị trường ngăn cản việc xác định giá hợp lý hoặc một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá của chứng khoán nhằm tạo ra cung và cầu giả tạo. Chẳng hạn, các hành vi như lan truyền thông tin sai lệch, cố ý nhập lệnh mua và bán cho cùng một mã chứng khoán ở cùng một mức giá, che giấu tỷ lệ sở hữu khi luật pháp yêu cầu báo cáo... đều được coi là thao túng thị trường chứng khoán. Ủy ban Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã xác định các hành vi thao túng thị trường như sau: hành vi cố ý và được lập sẵn để kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư. Hành vi thao túng thị trường chứng khoán ngày càng gia tăng, tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư. Cụ thể, hành vi thao túng giá chứng khoán khiến sai lệch giá trị khiến thị trường khơng hồn hảo, tăng chi phí giao dịch cho các bên tham gia thị trường, trở thành nguy cơ lớn đối với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững.

Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có một khung pháp lý hồn chỉnh để kiểm sốt và hạn chế các hành vi đó nhằm đảm bảo tính minh bạch và sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán. Bất chấp các văn bản pháp luật ngày càng chặt chẽ và các biện pháp điều tra, kiểm soát được triển khai rộng rãi, việc thao túng thị trường chứng khoán ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi. Đặc biệt, xác định đối tượng vi phạm cũng như xác định dấu hiệu tội phạm của các hành vi này để xử lý nghiêm là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cơ quan chức năng trong khi nạn thao túng thị trường chứng khoán đang ngày càng trở nên báo động hiện nay. Chính vì vậy, việc xác định đối tượng vi phạm và xác định rõ dấu hiệu tội phạm của các hành vi này để xử lý nghiêm minh là yêu cầu cấp thiết của các cơ quan chức năng, trước sự gia tăng ngày càng đáng báo động của các hành vi thao túng thị trường chứng khoán hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Đối với Việt Nam, từ năm 2011 đến nay, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp cùng với các đơn vị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai hơn 600 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán; kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với hơn 2.000 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt hơn 150 tỷ đồng. Từ năm 2020 đến tháng 9/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt 659 tổ chức và cá nhân vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt hơn 34 tỷ đồng; trong đó, xử phạt 11 tổ chức, cá nhân có hành vi thao túng, phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an xác minh, điều tra các vụ việc thao túng, vụ việc hình sự. Những con số trên cho thấy tình trạng vi phạm trong ngành chứng khốn nói chung và thao túng thị trường chứng khốn nói riêng ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường chứng khoán Việt Nam cần tiếp tục hồn thiện khung pháp lý để kiểm sốt, hạn chế các hành vi thao túng thị trường chứng khoán, bởi vì sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán gần đây, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thì việc duy trì, phát triển thị trường chứng khốn thơng qua các quy định pháp luật vẫn còn những điều chưa phù hợp, chế tài chưa đủ mạnh dẫn tới không kiểm soát được hết các hành vi thao túng thị trường chứng khốn. Điều đáng nói là mặc dù pháp luật đã quy định rõ ràng về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi thao túng thị trường chứng khoán, nhưng số vụ vi phạm bị khởi tố vẫn không nhiều mà chủ yếu chỉ dừng lại việc xử lý hành chính.

Từ các thực trạng trên, nhóm tác giả nhận thấy cần thiết có một cơng trình giúp nhận diện đúng về bản chất hành vi thao túng thị trường chứng khoán và những hậu quả mà tội phạm này gây ra, từ đó kiến nghị những quy định pháp luật trong hoạt động kiểm soát, hạn chế các hành vi thao túng thị trường chứng khốn. Do đó, nhóm tác giả lựa chọn đề tài

<i><b>“Hồn thiện khung pháp lý về kiểm sốt, hạn chế các hành vi thao túng thị trường chứng khoán - Thực tiễn pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên </b></i>

cứu khoa học để đóng góp đối với những quy định pháp luật về vấn đề này.

<i><b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b></i>

<i>2.1. Trong trường </i>

<i>Trần Văn Long (2004), Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên </i>

<i>thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ </i>

Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Trong luận văn, dựa trên nền tảng cơ sở lý luận, tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Lê Hà Diễm Châu (2009), Pháp luật về niêm yết chứng khoán tại Việt Nam – Thực </i>

<i>trạng và định hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành </i>

phố Hồ Chí Minh: Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động niêm yết chứng khoán tại hai Sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả tập trung nghiên cứu, định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề niêm yết thị trường chứng khoán.

<i>Nguyễn Thị Ngọc Anh (2020), Nghĩa vụ công bố thông tin của cơng ty niêm yết trên </i>

<i>thị trường chứng khốn Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật </i>

Thành phố Hồ Chí Minh: Trong bài viết, bên cạnh những vấn đề lý luận cơ bản, tác giả cịn dựa trên kinh nghiệm của thơng lệ quốc tế, các quy định của pháp luật nước ngồi có liên quan, từ đó làm cơ sở cho việc hồn thiện pháp luật Việt Nam.

<i>2.2. Ngồi trường </i>

Nguyễn Thị Bích Thủy (2020), Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Dựa trên những cơ sở lý luận và pháp lý về hành vi gian lận trên thị trường chứng khốn , mơ hình nghiên cứu tại một số quốc gia và những thực trạng của hành vi này, từ đó, tác giả đề ra giải pháp để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hành vi gian lận.

Hà Thị Út (2004), Các điều kiện pháp lí nhằm bảo đảm tính minh bạch của thị trường chứng khoán, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề “tính minh bạch” của thị trường chứng khốn , cụ thể là ở khía cạnh cơng bố thơng tin, kế tốn – kiểm tốn và xử lý vi phạm trong lĩnh vực này, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế, đồng thời đặt ra những phương hướng cụ thể để hoàn thiện pháp luật.

Nguyễn Phương Thảo (2021), Một số vấn đề pháp lý về công bố thơng tin trên thị trường chứng khốn, Tạp chí Nghề luật, Số 3/2021;

Nguyễn Thị Ánh Vân (2010), Về điều kiện pháp lý đảm bảo thị trường chứng khoán minh bạch, Tạp chí Luật học số 11/2010;

Đinh Dũng Sỹ (2001), Những hạn chế của pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay và u cầu hồn thiện, Tạp chí Luật học số 1/2001;

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Qingbai Liu, Chuanjie Wang, Ping Zhang, Kaixin Zheng (2021), Detecting stock market manipulation via machine learning: Evidence from China Securities Regulatory Commission punishment cases, International Review of Financial Analysis 78 (2021);

Hilal Ok Ergun, Abdullah Yalaman, Viktor Manahov, Hanxiong Zhang (2020), Stock Market manipulation in an emerging market of Turkey: How do market participants select stocks for manipulation, Applied Economics Letters.

Trong quá trình nghiên cứu, tham khảo các cơng trình khoa học trong và ngồi trường như đã viện dẫn, nhóm tác giả nhận thấy rằng, các cơng trình trên đa phần chỉ nghiên cứu một khía cạnh cơ bản của vấn đề thao túng thị trường chứng khốn, chủ yếu là nhìn từ lăng kính của lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Cịn về khía cạnh pháp lý của vấn đề, các cơng trình trên chỉ đề cập một phần khái qt cơ bản hoặc đi sâu vào phân tích một đặc điểm pháp lý nhất định của chế định thao túng thị trường chứng khốn chứ chưa có cái nhìn tổng

<b>thể, toàn diện về vấn đề đặt trong sự tương quan với chế định pháp luật hiện hành. </b>

<i><b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b></i>

Trên nền tảng vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về những hành vi thao túng thị trường chứng khốn, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ khía cạnh bản chất của các hành vi này. Đồng thời nhìn nhận, đánh giá, làm rõ vấn đề qua lăng kính thực tiễn về thị trường chứng khoán, về hành vi thao túng thị trường chứng khoán và các biện pháp kiểm soát, hạn chế hành vi này.

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra những bất cập, hạn chế còn hiện hữu đặt trong sự tương quan với chế định pháp luật về thao túng thị trường chứng khốn. Từ đó, đánh giá về ngun nhân của những hạn chế, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu pháp luật Việt Nam và các quốc gia, nhóm nghiên cứu đề ra những kiến nghị nhằm giải quyết những bất cập, nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát, hạn chế hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

<i><b>4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu </b></i>

Về phạm vi, đề tài tìm hiểu về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán” cũng như nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về vấn đề kiểm soát, hạn chế hành vi này như thế nào. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng sẽ tiếp thu, học hỏi pháp luật một số quốc gia và tìm ra bài học kinh nghiệm, hướng hồn thiện cho những bất cập trong hoạt động kiểm soát, hạn chế hành vi “thao túng thị trường chứng khoán” tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Về phương pháp, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, bình luận… Cụ thể:

- Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp lý thuyết…: được sử dụng chủ yếu để làm rõ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán” tại Chương 1 của đề tài.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, quan sát khoa học, tổng kết kinh nghiệm… được sử dụng ở Chương 2 của đề tài để tìm ra những thực trạng về hoạt động kiểm sốt, hạn chế hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Ngồi ra, nhóm tác giả cịn tiến hành so sánh để làm rõ những điểm tương đồng, sự khác biệt giữa pháp luật quốc gia và một số nước khác. Từ đó, nhóm nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, phòng ngừa

<b>các hành vi thao túng thị trường chứng khoán ở Việt Nam. </b>

<i><b>5. Bố cục của đề tài </b></i>

Ngồi phần lời nói đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài bao gồm hai chương:

<b>Chương I: Những vấn đề lý luận về hành vi thao túng thị trường chứng khoán </b>

<b>Chương II: Thực trạng pháp luật về hoạt động kiểm soát, hạn chế hành vi thao túng thị </b>

trường chứng khoán - kinh nghiệm một số nước và kiến nghị cho Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG I </b>

<b> NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN </b>

<b>1.1. Một số vấn đề cơ bản về hành vi thao túng thị trường chứng khoán </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm thao túng thị trường chứng khoán 1.1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán </b></i>

Thị trường chứng khoán (TTCK) là thị trường đặc biệt với loại hàng hóa là chứng

<i><b>khốn. Q trình nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều góc độ đã chỉ ra rằng, khó có thể đặt ra </b></i>

một định nghĩa chung thống nhất, phản ánh đầy đủ nội hàm của “chứng khoán”, bởi lẽ việc định nghĩa chứng khốn có thể tồn tại sự khác nhau nhất định ở từng quốc gia, tùy theo mục đích khi điều chỉnh loại tài sản đặc biệt này<small>1</small>. Nhìn từ góc độ ngơn ngữ học, chứng khốn được định nghĩa là một phần quyền sở hữu của một cơng ty có thể mua bởi công chúng hoặc số tiền mà mọi người đầu tư vào chính phủ, tạo ra một mức lãi suất cố định<small>2</small>. Mặt khác, dưới góc độ khoa học pháp lý, chứng khoán được ghi nhận theo nhiều cách khác nhau. Có quan điểm cho rằng chứng khốn được hiểu là công cụ chứng minh quyền sở hữu cơng ty (ví dụ như cổ phiếu), quyền chủ nợ với cơng ty hoặc chính phủ (ví dụ như trái phiếu) hoặc các quyền khác của người nắm giữ (ví dụ như quyền chọn)<small>3</small>. Quan điểm khác thì lại nhìn nhận chứng khốn dựa trên bản chất của nó, theo đó chứng khốn được định nghĩa là chứng chỉ có giá dài hạn hoặc bút toán ghi sổ xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, là hàng hóa của thị trường chứng khốn, được thể hiện dưới hình thức vật thể thơng qua các hình thức vật lý hoặc phi vật thể thơng qua nghiệp vụ ghi chép kế tốn bằng phương tiện điện tử<small>4</small>. Song, cho dù chứng khốn có được biểu hiện dưới hình thái cụ thể nào thì đều có chung đặc trưng là xác nhận quyền chủ nợ hoặc quyền sở hữu đối với chủ thể phát hành ra nó<small>5</small>

Nhìn từ góc độ quy định của một số quốc gia, đa phần các quốc gia sẽ quy định theo hướng liệt kê các loại chứng khoán theo quan điểm của quốc gia mình. Theo pháp luật Nhật

<small>1</small><i><small> Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Chứng khốn, Nxb. Cơng an nhân dân, tr. 08. </small></i>

<small>2</small><i><small> Cambridge Dictionary, Meaning of Stock, truy cập ngày </small></i>

<small>07/02/2023. </small>

<small>3</small><i><small> Bryan A. Garner (1999), Black’s Law Dictionary, Seventh Edition, ST. Paul, Minn, tr. 1358. </small></i>

<small>4</small><i><small> Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: Luật Kinh tế, Luật Môi trường, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Nxb. Cơng an nhân dân, tr. 229. </small></i>

<small>5</small><i><small> Phạm Thị Giang Thu (2002), Xây dựng và hồn thiện khung pháp luật thị trường chứng khốn ở Việt Nam, Luận án </small></i>

<small>Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 08. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bản, Luật Chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhật Bản ghi nhận chứng khoán bao gồm 11 loại cụ thể<small>6</small>, bao gồm trái phiếu chính phủ; trái phiếu chính quyền địa phương; trái phiếu công ty hoặc pháp nhân có bảo đảm hoặc khơng có bảo đảm; cổ phiếu, chứng nhận vốn đầu tư, chứng nhận quyền ưu tiên mua trước; chứng chỉ nợ; bản cam kết cho mục đích tài chính do cơng ty phát hành hoặc được chính phủ bảo đảm; biên nhận ký quỹ; chứng chỉ quỹ đầu tư; thương phiếu; chứng khốn do chính phủ nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngồi phát hành hoặc thơng qua pháp nhân nước ngồi phát hành. Có thể thấy rằng, pháp luật Nhật Bản không ghi nhận một khái niệm chung thống nhất về chứng khoán mà quy định theo hướng liệt kê, chủ yếu tập trung vào cả hình thức pháp lý và khía cạnh kinh tế của chứng khốn<small>7</small>. Tương tự như pháp luật Nhật Bản, pháp luật Hoa Kỳ cũng khơng minh thị định nghĩa về chứng khốn mà liệt kê một số loại chứng khoán được thừa nhận ở quốc

<i>gia này một cách khái quát và chi tiết, theo đó, “chứng khốn bao gồm hối phiếu, cổ phiếu, </i>

<i>cổ phiếu quỹ, trái phiếu, công trái, giấy chứng nhận nợ, tài liệu xác nhận nợ, bất kỳ chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng chỉ xác nhận quyền mua hoặc xác nhận đặt cọc góp vốn, cổ phiếu có thể chuyển nhượng, chứng chỉ quỹ có quyền biểu quyết, chứng chỉ tiền gửi, chứng nhận đặt cọc đối với chứng khoán hoặc hợp đồng tương lai chứng khoán, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc giấy chứng nhận hưởng lợi của các bên tham gia hợp đồng phân chia lợi nhuận, thương phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn mua, hợp đồng quyền chọn bán trên một chứng khốn, một nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khoán, hợp đồng quyền chọn mua, hợp đồng quyền chọn bán trên cơ sở bất kỳ công cụ nào giao dịch trên Sở giao dịch liên quan đến ngoại tệ, bất kỳ giấy chứng chỉ hưởng lợi hoặc chứng quyền, hoặc quyền mua hoặc bán bất kỳ cơng cụ nào được coi là chứng khốn”<sup>8</sup>. </i>

<i>Trong khi đó, theo quan điểm của pháp luật Việt Nam, “Chứng khoán là tài sản bao </i>

<i>gồm các loại sau đây, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khốn khác do Chính phủ quy định”<small>9</small>. Dù có quy định theo hướng liệt kê từng loại chứng </i>

khoán cụ thể và khơng có một định nghĩa chung thống nhất về chứng khoán tương tự như quan điểm của pháp luật một số quốc gia đã viện dẫn trên, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam

<small>6 Điều 2 Luật Chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhật Bản. </small>

<small>7</small><i><small> Bui Huyen (2019), Luật Chứng khoán Nhật Bản mới nhất hiện nay, </small></i>

<small> truy cập ngày 07/02/2023. 8 Điều 2(a)(1) Đạo luật Chứng khoán năm 1933 của Hoa Kỳ, truy cập ngày 07/02/2023. </small>

<small>9 Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

quy định theo hướng mở chứ không ấn định rõ ràng về số lượng các loại chứng khốn cụ thể.

Có thể thấy, dù chưa có sự thống nhất trong quan điểm khoa học về định nghĩa chứng khốn, song có thể thấy, điểm chung của các định nghĩa về chứng khoán trên đều chỉ ra rằng chứng khoán là một dạng tài sản bao gồm một số loại cụ thể, xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản.

Thực tiễn kinh tế học đã chỉ ra rằng, trong nền kinh tế, luôn tồn tại hai thái cực: một cực có vốn cần đầu tư, một cực cần vốn để thực hiện đầu tư kinh doanh. Khi kênh dẫn vốn trực tiếp giữa hai cực đó với nhau được hình thành theo nguyên tắc đầu tư, cũng đồng nghĩa với việc hình thành thị trường chứng khốn<small>10</small>. Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu về chứng khoán và thị trường chứng khoán tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường chứng khoán<small>11</small>. “Thị trường” được định nghĩa dưới góc độ ngơn ngữ học là nơi chào bán hàng hóa<small>12</small>, khơng gian lưu thơng hàng hóa, bao gồm tổng thể nói chung những hoạt động mua bán, trao đổi<small>13</small>. Soi chiếu vào thực tiễn vấn đề đang nghiên cứu, có thể khẳng định rằng, thị trường chứng khoán được định nghĩa là nơi mua bán loại hàng hóa đặc biệt là chứng từ có ghi giá hay cịn được gọi là chứng khốn<small>14</small>. Hay có thể hiểu, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch chứng khoán<small>15</small>, là thị trường có tổ chức, nơi các chứng khốn được mua bán tuân theo những nguyên tắc đã ấn định<small>16</small>. Xét về mặt hình thức, thị trường chứng khốn là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi chứng khốn<small>17</small>. Cịn xét về mặt bản chất, thị trường chứng khoán là nơi tập trung, phân phối các nguồn vốn tiết kiệm<small>18</small>.

<small>10</small><i><small> Phạm Thị Giang Thu (2002), Xây dựng và hồn thiện khung pháp luật thị trường chứng khốn ở Việt Nam, Luận án </small></i>

<small>Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 12. </small>

<small>11</small><i><small> Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Giáo trình Pháp luật về Thị trường chứng khoán, Nxb. Đại </small></i>

<small>học Quốc gia Hà Nội, tr. 41. </small>

<small>12</small><i><small> Anne H. Soukhanov (1994), The American Heritage Dictionary of the English Language, Third Edition, Nxb. </small></i>

<small>Houghton Mifflin, tr. 1685. </small>

<small>13</small><i><small> Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb. Đà Nẵng, tr. 1080. </small></i>

<small>14</small><i><small> Trần Vũ Hải (2004), Vị trí, vai trị của thị trường chứng khốn trong hệ thống thị trường tài chính, Đề tài Khoa học </small></i>

<small>Cấp trường Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy mơn “Luật Chứng khốn và Thị trường chứng khoán”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 34. </small>

<small>15</small><i><small> Học viện Tài chính (2008), Giáo trình Thị trường chứng khốn, Nxb. Tài chính, tr. 09. </small></i>

<small>16</small><i><small> J. H. Adam (1982), Longman Dictionary of Business English, Longman Publishing Group, tr. 403. </small></i>

<small>17</small><i><small> Đinh Thị Mai Phương (2011), Cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, Đề tài </small></i>

<small>Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học pháp lý, tr. 02. </small>

<small>18</small><i><small> VCCI và The ASEAN Foundation (2011), Thực tiễn tích cực về việc tăng cường tính minh bạch trong môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Việt Nam, </small></i><small> truy cập ngày 07/02/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại, có thể thấy rằng, thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế<small>19</small>. Về nguyên tắc, thị trường chứng khoán nằm ở trung tâm của hệ thống tài chính, chức năng chính của thị trường chứng khoán là phục vụ như một cơ chế chuyển đổi tiết kiệm thành tài chính trên thực tế, bởi lẽ về lý thuyết, thị trường chứng khốn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách huy động và thúc đẩy tiết kiệm trong nền kinh tế, đồng thời cải thiện số lượng và chất lượng đầu tư<small>20</small>.

<i><b>1.1.1.2. Khái niệm thao túng thị trường chứng khoán </b></i>

Hành vi “thao túng” được định nghĩa là hành vi nắm lấy và chi phối<small>21</small> nhằm kiểm sốt hoặc ảnh hưởng đến ai đó hoặc điều gì đó, thường theo cách khơng trung thực từ đó kiểm soát, sử dụng hoặc thay đổi đối tượng bị tác động<small>22</small>. Quan điểm khác thì định nghĩa thao túng là việc làm giả hoặc làm sai lệch nhằm mục đích trục lợi<small>23</small>.

Mặt khác, q trình nghiên cứu và khảo nghiệm thực tiễn cho thấy, hiện nay chưa có một khái niệm phản ánh đầy đủ nội hàm của hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Song, trên nhiều phương diện khác nhau, hành vi thao túng thị trường chứng khốn được nhìn nhận dưới những đặc trưng khác nhau.

Từ góc độ kinh tế, có tác giả chỉ ra rằng, hành vi thao túng TTCK là việc sử dụng gian lận nhằm tạo ra cung – cầu giả, từ đó tạo ra giá chứng khốn giả tạo. Thao túng thị trường là một hình thức nhằm lạm dụng thị trường, đơn cử như các hành vi lan truyền thông tin sai lệch thị trường, nhập lệnh mua và bán cho cùng một mã chứng khoán ở cùng một mức giá, che giấu tỷ lệ sở hữu khi pháp luật yêu cầu báo cáo<small>24</small>. Song cũng có quan điểm định nghĩa rằng, thao túng có nghĩa là thực hiện giao dịch với mục đích tăng hoặc giảm giá được báo cáo của chứng khốn, từ đó kiểm sốt giá chứng khốn và thu lợi nhuận<small>25</small>. Nhìn từ góc độ bản chất của sự việc một cách khái quát, một hành vi được xem là thao túng thị trường

<small>19</small><i><small> Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình Thị trường chứng khốn, Nxb. Giao thông vận </small></i>

<small>tải, tr. 29 – 30. </small>

<small>20</small><i><small> Kamal A. El-Wassal (2013), The Development of Stock Markets: In Search of a Theory, International Journal of </small></i>

<small>Economics and Financial Issues, Vol. 3, No. 3, 2013, tr. 607. </small>

<small>21</small><i><small> Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (2022), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, tr. 992. </small></i>

<small>22 Oxford Learner’s Dictionaries, truy cập ngày 07/02/2023. </small>

<small>23</small><i><small> Anne H. Soukhanov (1994), The American Heritage Dictionary of the English Language, Third Edition, Nxb. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

chứng khốn khi hành vi đó làm giảm hiệu quả kinh tế bằng cách giảm độ chính xác của giá và giảm tính thanh khoản của chứng khốn<small>26</small>.

Theo Ủy ban Thị trường Vốn của Thổ Nhĩ Kỳ (CMB), thao túng thị trường chứng khoán được định nghĩa là ý định tác động đến giá và giá trị của các công cụ thị trường vốn hoặc tác động đến quyết định đầu tư<small>27</small>. Cịn Ủy ban Chứng khốn của Malaysia lại nhìn nhận hành vi thao túng thị trường chứng khốn dưới góc độ là việc giao dịch chứng khốn của một cơng ty có khả năng tác động làm tăng, giảm hoặc duy trì giá chứng khốn nhằm mục đích lơi kéo chủ thể khác mua hoặc xử lý chứng khốn của chính cơng ty đó hoặc của một cơng ty có liên quan<small>28</small>. Có thể thấy, theo pháp luật hai quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia, để cấu thành hành vi thao túng thị trường chứng khoán, tất yếu phải xác định được mục đích, ý định của chủ thể thực hiện hành vi này. Hay nói cách khác, cần thiết phải lưu tâm đến khía cạnh ý chí của các chủ thể khi xác lập một hành vi được xem là vi phạm. Mặt khác, theo Ủy ban Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) cho rằng, thao túng thị trường là bất kỳ sự can thiệp nào trong cơ chế thị trường ngăn cản việc xác định giá hợp lý, cũng như bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu giả tạo<small>29</small>. Cũng theo đó, các thao túng thị trường có thể xác định là hành vi cố ý và được lập sẵn để kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến thị trường bảo mật đặc biệt của các nhà đầu tư. Thao túng thị trường thường đề cập đến các hoạt động có thể gây trở ngại cho cung – cầu cổ phiếu, tạo ra giá cho cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và lừa dối người tham gia thị trường<small>30</small>. Như vậy, theo pháp luật Hoa Kỳ, nội hàm của hành vi thao túng thị trường chứng khoán được khái quát tương đối rộng, là “bất kỳ sự can thiệp nào” làm sai lệch đến giá cả của chứng khốn dưới bất kỳ hành vi hay mục đích nào. Tại Hàn Quốc, Luật thị trường vốn và các dịch vụ đầu tư tài chính do Ủy ban Tài chính ban hành năm 2017 quy định hành vi bị cấm về thao túng giá chứng khoán tại Điều 176, cụ thể như sau<small>31</small>: “Không ai được gây ra hiểu lầm cho người khác rằng giao dịch của một chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán phái sinh niêm yết được giao

<small>26</small><i><small> Kyle, A.S., and S. Viswanathan (2008), How to define illegal price manipulation?, American Economic Review 98, </small></i>

<small>tr. 276. </small>

<small>27</small><i><small> Hilal Ok Ergün, Abdullah Yalaman, Viktor Manahov and Hanxiong Zhang (2020), Stock market manipulation in an emerging market of Turkey: how do market participants select stocks for manipulation?, Applied Economics Letters, </small></i>

<small>Routledge Taylor & Francis Group, tr. 01. </small>

<small>28 Đạo luật Dịch vụ và Thị trường Vốn Malaysia năm 2007. 29 Đạo luật Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ n9ônăm 1934. </small>

<small>30</small><i><small> Đào Ánh Tuyết (2022), Thực trạng pháp luật về quản lý hành vi thao túng trên thị trường chứng khốn và giải pháp hồn thiện, </small></i> <small>Cổng thơng tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, truy cập 08/02/2023. </small>

<small>31Financial Investment Services And Capital Markets Act, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

dịch trên Sở giao dịch chứng khoán đang bùng nổ hoặc vi phạm một trong những hành vi sau với mục đích nhằm gây ra hiểu lầm và có quyết định không đúng: Thông đồng để mua/bán nhằm tạo ảnh hưởng lên giá cả chứng khoán hoặc chứng khoán phái sinh; Tạo ra các giao dịch chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán phái sinh nhưng không thực sự chuyển giao về quyền lợi hoặc giá trị; Ủy thác và nhận ủy thác thực hiện các hành vi đã nêu (ở trên)”.

Bên cạnh đó, các giao dịch thao túng TTCK có thể được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau như: giao dịch bơm giá và bán tháo (pump and dump), giao dịch không dẫn đến việc thay đổi sở hữu, giao dịch tạo giá đóng cửa, giao dịch tạo ấn tượng giả tạo về tính thanh khoản, giao dịch ấn định giá…

Từ thực tiễn nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam, có thể thấy, pháp luật chứng khốn hiện hành chưa định nghĩa hồn chỉnh về hành vi thao túng thị trường chứng khoán trong Luật Chứng khoán năm 2019. Luật Chứng khoán năm 2019 chỉ đề cập đến các hành vi mang mục đích “thao túng giá”, theo đó, khoản 3 Điều 12 của Luật này xác định

<i>những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán bao gồm: 3. Sử dụng một </i>

<i>hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khốn bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra cơng chúng để thao túng giá chứng khốn. Song khoản 2 </i>

Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP lại giải thích hành vi “thao túng thị trường chứng

<i>khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị </i>

<i>trường chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả hành vi dưới đây: “a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thơng đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; b) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khốn mà khơng dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo; c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khốn đó trên thị trường; d) Giao dịch chứng khốn bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán; đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khốn đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khốn đó; e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán”. Như vậy, pháp luật chứng khốn Việt </i>

Nam đã có những nhận diện nhất định, chỉ ra cụ thể về một số hành vi được xem là thao túng giá, thao túng thị trường chứng khoán tại Luật Chứng khoán năm 2019 và Nghị định 156/2020/NĐ-CP nhưng lại không có sự phân định rạch ròi giữa hai khái niệm này và thường được dùng để thay thế cho nhau. Tuy nhiên có thể hiệu việc thao túng thị trường chứng khoán là phạm trù rộng hơn thao túng giá vì khi đó việc thao túng giá có sức ảnh hưởng trên diện rộng, tác động mạnh mẽ đến cả thị trường nói chung. Nhìn một cách tổng qt, pháp luật Việt Nam xác định các hành vi thao túng thị trường chứng khốn cụ thể có những tính chất đặc thù nhất định, tuy nhiên, điểm chung của các hành vi nói trên là những tác động có chủ đích đến cung cầu trong thị trường chứng khốn, từ đó chi phối, phản ánh sai lệch giá của chứng khoán trong thị trường.

Từ các lập luận trên, ở phạm vi nghiên cứu của đề tài, theo quan điểm của nhóm tác

<i>giả, có thể định nghĩa một cách khái quát về hành vi thao túng thị trường chứng khoán là </i>

<i>các hành vi gian lận dẫn đến phản ánh sai lệch giá chứng khoán trên thực tế nhằm thu lợi bất chính, từ đó gây thiệt hại cho nhà đầu tư. </i>

<i><b>1.1.2. Đặc điểm hành vi thao túng thị trường chứng khoán </b></i>

Từ định nghĩa về thao túng TTCK, có thể rút ra được một số đặc điểm nổi bật của hành vi thao túng TTCK:

<i>Thứ nhất, đối tượng tác động của hành vi thao túng là các tác động phản ánh sai giá, </i>

các nhu cầu và tiềm năng trong TTCK. Trong môi trường bị thao túng, giá chứng khốn sẽ khơng phản ánh đúng “sức khỏe” kinh tế hiện tại.

TTCK là thị trường năng động, có nhiều biến động và sự thay đổi giá chứng khoán thường bị chi phối mạnh mẽ bởi quy luật cung cầu. “Quy luật cung cầu là quy luật của nền kinh tế thị trường cho thấy qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng (lượng cung cấp bằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

lượng cầu) sẽ được xác định”<small>32</small>. Quy luật cung - cầu có ảnh hưởng nhanh và mạnh đối với giá chứng khoán trong ngắn hạn như qua sự dao động giá cả trong từng phiên giao dịch. Khi TTCK bị thao túng, kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành tự nhiên của quy luật cung - cầu làm thay đổi tính chất đúng của thị trường. Khi đó, giá chứng khốn khơng cịn phản ánh đúng thực tế. Việc thay đổi các xu hướng giá trị có thể làm các nhà đầu tư lầm tưởng về tính chất của thị trường, từ đó ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư. Việc điều chỉnh giá cũng rất tinh vi, giá cổ phiếu bị thay đổi lên - xuống từng đợt, xen kẽ nhau trong những phiên điều chỉnh để tránh trường hợp tăng trần hoặc giảm sàn liên tục gây sự nghi ngờ.

<i>Thứ hai, hành vi thao túng TTCK rất đa dạng, phức tạp. Các hành vi thao túng TTCK </i>

thường đa dạng, phức tạp và thường được phân loại theo ba phương thức như sau<small>33</small>: thao túng dựa trên thông tin, thao túng dựa trên giao dịch hoặc thao túng dựa trên hành động.

<i>Một là</i>, thao túng dựa trên thông tin là việc sử dụng thông tin sai lệch hoặc phổ biến “tin đồn” không phản ánh giá trị thực tế của thị trường nhằm đánh lừa các nhà đầu tư khác. <i>Hai là</i>, thao túng dựa trên giao dịch được định nghĩa là hành động thao túng giá chỉ bằng cách mua và bán chứng khốn mà khơng lan truyền bất kỳ thông tin sai lệch nào với mục tiêu tác động đến giá chứng khoán. <i>Ba là</i>, thao túng dựa trên hành động là việc sử dụng các hành động khác ngoài hoạt động giao dịch để thay đổi giá chứng khoán.

<i>Thứ ba, về chủ thể: chủ thể có hành vi vi phạm là các tổ chức, cá nhân trực tiếp liên </i>

quan đến các hoạt động chứng khoán và TTCK, thường là các bên được cung cấp thơng tin bí mật (người trong cuộc, người môi giới...). Các thao tác để tạo ra sự ảnh hưởng, kiểm soát TTCK thường nhiều nên chủ thể thường là một nhóm người (từ hai người trở lên) tham gia và thống nhất thực hiện với nhau nhằm tạo ra tín hiệu giả tạo trên thị trường để trục lợi. Hành vi này thường có yếu tố thơng đồng chia thành những nhóm người thực hiện và người hưởng lợi để trốn tránh bị phát hiện khoản “thu lợi bất chính”. Ngồi ra, các tài khoản thường được dàn trải ở nhiều cơng ty chứng khốn để tránh phát hiện bất thường.

<i>Thứ tư, mục đích của hành vi thao túng TTCK là tạo ra giá trị giả tạo của chứng khốn, </i>

kiểm sốt hồn tồn về giá hoặc gây biến động lớn lên giá cổ phiếu. Nhằm trục lợi TTCK và thu lợi bất hợp pháp là động cơ thơi thúc ý chí của các chủ thể thực hiện hành vi thao

<small>32</small><i><small> Lê Văn Tý, “Khảo luận về qui luật cung cầu”, Tạp chí Cơng Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 17, tháng 7/2020, </small></i> <small> truy cập ngày 08/5/2023. </small>

<small>33 Allen, F., Gale, D. (1992), Stock Price Manipulation, The Review of Financial Studies, Volume 5, issue 3, 503-529. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

túng. Trên thực tế, giá chứng khốn có thể thay đổi bất thường vì nhiều nguyên nhân khác (sự kiện khách quan), do đó yếu tố để xác định sự thay đổi giá là do hành vi thao túng cần thỏa mãn yếu tố về mục đích, chủ thể thực hiện có lỗi cố ý cho phép người thao túng kiếm lợi nhuận trên cơ sở thua lỗ của những người tham gia thị trường khác. Thời điểm thao túng giá thường được diễn ra khi doanh nghiệp vừa có sự kiện quan trọng như ngay sau khi cổ phiếu mới lên sàn, niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, chuyển sàn, mời đối tác chiến lược…

<i><b>1.1.3. Tác động của hành vi thao túng thị trường chứng khoán (đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp niêm yết và thị trường chứng khoán) </b></i>

Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau<small>34</small>. Hay nói cách khác, các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan phải được đặt trong sự tương quan với các sự vật, hiện tượng khác. Chính vì lẽ ấy, khi có một sự thay đổi được diễn ra liên quan đến một sự vật, hiện tượng, tất yếu sẽ có những sự tác động nhất định đến sự vật, hiện tượng khác. Nhìn nhận từ góc độ khoa học pháp lý, sẽ thiếu lăng kính tồn diện về một chế định nếu khơng nghiên cứu về tổng hịa các mối quan hệ tồn tại xung quanh chế định đó. Soi chiếu vào thực tiễn vấn đề đang nghiên cứu, hành vi gian lận trong lĩnh vực chứng khốn nói chung hay cụ thể hơn là thao túng TTCK nói riêng cũng sẽ có những tác động nhất định đến đời sống – xã hội. Về tác động của hành vi thao túng TTCK, có thể nhìn nhận dưới hai góc độ sau đây:

<i><b>1.1.3.1. Tác động trực tiếp </b></i>

Khi đánh giá về những tác động trực tiếp mà hành vi thao túng TTCK mang lại, nhóm chủ thể đầu tiên cần xem xét chính là các nhà đầu tư – nhóm chủ thể có số lượng lớn nhất và có vai trò hết mực quan trọng, là chủ thể tham gia thị trường song song với tư cách là người sở hữu chứng khoán. Khi đánh giá về những tác động trực tiếp mà hành vi thao túng TTCK mang lại, nhóm chủ thể đầu tiên cần xem xét chính là các nhà đầu tư – nhóm chủ thể có số lượng lớn nhất và có vai trị hết mực quan trọng, là chủ thể tham gia thị trường song song với tư cách là người sở hữu chứng khoán. Đối với các nhà đầu tư trên thị trường nguyên tắc hiện hữu vẫn là “mua thấp – bán cao”, hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai. Tuy nhiên, hành vi TTCK xuất hiện thì thị trường đã khơng cịn được bình thường, nó phụ thuộc hồn tồn vào ý chí của chủ thể thực hiện hành vi thao túng, đẩy giá lên để chốt lãi cổ phiếu đang có hay kìm hãm, đẩy giá thấp về gom cổ phiếu. Nhìn chung, các nhà đầu

<small>34</small><i><small> Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác Lênin, tr. 99. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

tư tùy từng trường hợp cụ thể trên thị trường mà sẽ có mức độ thiệt hại khác nhau. Nếu như nhà đầu tư gom cổ phiếu ở vùng giá thấp trước đó và bán ra khi cùng lúc cổ phiếu bị thao túng đẩy giá lên cao, nhà đầu tư lúc này may mắn khơng bị thiệt hại mà cịn thu lại lợi nhuận. Ở chiều hướng ngược lại, nếu nhà đầu tư mua ở vùng giá cao khi có hành vi thao túng đẩy giá lên đến cực điểm và không kịp bán ra khi giá cổ phiếu quay đầu, rơi tự do, mất kiểm sốt, mất tính thanh khoản, điều này sẽ gây nên sự thiệt hại lớn nhất đối với các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, sự phục hồi về giá cả trong tương lai là điều khó có thể xảy ra và hầu như là khơng có. Một ví dụ điển hình như Cơng ty Cổ phần Louis Capital, mã cổ phiếu là TGG: vào thời điểm trước khi công ty xảy ra vụ việc thao túng giá cổ phiếu thì giá cổ phiếu lúc này chỉ quanh mức giá 1.170 đồng (ngày 31/12/2020) nhưng sau đó giá của cổ phiếu này liên tục bị đẩy giá lên cao và có sự tăng bất thường, đỉnh điểm là giá cổ phiếu tăng lên đến 74.800 đồng (ngày 22/9/2021), mặc dù về phía cơng ty những giá trị và tiềm năng khơng có gì đột phá. Sau khi vụ việc thao túng giá cổ phiếu TGG bị phát hiện và khởi tố thì giá cổ phiếu của TGG rơi thẳng đứng, mất tính thanh khoản, có thời điểm chỉ còn 4.460 đồng, giảm 94% từ đỉnh (ngày 17/6/2022)<small>35</small>. Như vậy, nếu các nhà đầu tư rơi vào trường hợp này thì tài khoản của nhà đầu tư dường như là mất trắng, thua lỗ trầm trọng.

Mặc dù Điều 5 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động của TTCK, theo đó, quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh của tổ chức, cá nhân phải được đảm bảo, đồng thời nhưng thị trường cịn phải hoạt động trên ngun tắc “cơng bằng, cơng khai, minh bạch”<sup>36</sup>. Do đó, hành vi thao túng TTCK tác động, vi phạm tới quyền lợi các nhà đầu tư trước hết là ở khía cạnh tài sản của các nhà đầu tư. Từ những tài sản mà nhà đầu tư đã đầu tư, có thể nhìn nhận được phần chứng khoán tương ứng mà nhà đầu tư sở hữu, đồng thời xác định được phạm vi quyền của nhà đầu tư đối với chứng khoán. Song, không giống như các loại tài sản thông thường khác, chủ sở hữu của phần chứng khoán sẽ phần nhiều bị đặt trong tình thế “bị động”, tức là khơng được chủ động cầm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, chính tính chất này sẽ mang đến tỷ lệ rủi ro rất cao trong hoạt động chứng khoán của các nhà đầu tư. Bởi lẽ như đã phân tích trên, hành vi thao túng

<small>35 Nhật Nam: Khởi tố vụ án “Thao túng thị trường chứng khốn” xảy ra tại Cơng ty cổ phần Chứng khốn Trí Việt và Cơng ty cổ phần Louis Holdings, Báo Điện tử Chính phủ, 2022, </small>

<small>36 Khoản 1, 2 Điều 5 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động của TTCK: </small>

<i><small>“1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và TTCK; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân; </small></i>

<i><small>2. Công bằng, công khai, minh bạch” </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

TTCK là hành vi “thu lợi nhuận bất chính”, mà lợi nhuận này phần lớn bắt nguồn từ tài sản đầu tư của các nhà đầu tư. Thế nên, có thể khẳng định rằng, hành vi thao túng TTCK phần nhiều sẽ có sự tác động đến phương diện tài sản của các nhà đầu tư. Mặt khác, bên cạnh khía cạnh tài sản, theo một lẽ thơng thường, những nhà đầu tư khi đầu tư vào TTCK tất yếu sẽ kỳ vọng rằng giá chứng khoán sẽ phản ánh đúng hoạt động của thị trường<small>37</small>, đồng thời quan tâm đến khả năng mình có thể thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch và các lệnh giao dịch sẽ không bị tác động, xâm phạm để thực hiện thành công các giao dịch mua bán chứng khốn của mình<sup>38</sup>. Vấn đề này khơng chỉ là mong muốn mà cịn là những quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư được quy định tại Luật Chứng khốn năm 2019. Do đó, hành vi thao túng TTCK – hành vi được cho là tấn công vào “trung tâm của hệ thống định giá mà các nhà đầu tư dựa vào”<small>39</small> đã gây sụt giảm nghiêm trọng niềm tin của các nhà đầu tư, từ đó làm giảm khả năng huy động vốn từ thị trường<small>40</small>, đồng thời xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích cơ bản của các nhà đầu tư chứng khốn khi tham gia vào TTCK.

Một nhóm chủ thể bị khác tác động trực tiếp bởi hành vi thao túng TTCK đó chính là doanh nghiệp niêm yết chứng khốn. Nhìn nhận từ thực tiễn nền kinh tế Việt Nam hiện tại, đa phần các doanh nghiệp đều cần vốn để đầu tư, thực hiện các dự án kinh doanh. Để thực hiện việc huy động vốn, chứng khoán là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự tác động tiêu cực của hành vi thao túng trên thị trường sẽ làm cho các kế hoạch huy động vốn của các tổ chức niêm yết có thể bị tác động ít nhiều chẳng hạn như: các đợt chào bán bị trì trệ hoặc có khi là khơng chào bán được, các khoản cấp tín dụng bị giảm sút, các đợt phát hành trái phiếu cũng trở nên khó khăn hơn. Có thể thấy, với một TTCK thiếu minh bạch, có sự xuất hiện của hành vi thao túng, tỷ lệ rót vốn của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ khơng cao, khó tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cho các kế hoạch phát triển dài hạn trong tương lai, nhất là các nhà đầu tư nước ngồi có nguồn vốn dồi dào nhưng e ngại sự thiếu minh bạch của thị trường. Có thể thấy, dù sự tác động này lớn hay nhỏ nhưng hành vi thao túng cũng sẽ đẩy các công ty niêm yết vào một tình trạng khó khăn, dính nhãn “xấu” lâu dài từ các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trên TTCK.

<small>37</small><i><small> Black. A (1996), Regulating market manipulation: section 997-999 of the Corporations Law, Australian Law </small></i>

<small>Journal, tr. 95, 96. </small>

<small>38</small><i><small> Nguyễn Ngọc Anh (2021), Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên TTCK tập trung tại Việt Nam, </small></i>

<small>Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 15, 16. 39</small><i><small> Goldwasser. VR (1981), Regulating Manipulation, Above n 3, tr. 149. </small></i>

<small>40</small><i><small> House of Representatives Standing Committee on Legal Constitutional Affairs (1989), Fair Shares for All: Insider Trading in Australia, tr. 336. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>1.1.3.2. Tác động gián tiếp </b></i>

Bên cạnh những tác động trực tiếp, hành vi thao túng TTCK còn mang lại những tác động gián tiếp, có sự ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống – xã hội. Và cũng cần lưu ý rằng, tác động của thao túng TTCK phần nhiều là tác động gián tiếp, đặc biệt ở khía cạnh tác động của hành vi này đối với tăng trưởng kinh tế<small>41</small>.

Theo một lẽ thông thường, trên thị trường, quy luật cung – cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường, địi hỏi sự thống nhất giữa chúng, cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả<sup>42</sup>, hay có thể hiểu, thơng thường yếu tố cung cầu sẽ là yếu tố chi phối, phản ánh tương đối đầy đủ giá cả hàng hóa. Song, trong một TTCK bị thao túng, giá cả sẽ không phản ánh đúng thực tế nền kinh tế đặt trong sự tác động của quy luật cung – cầu. Một số nghiên cứu về thao túng TTCK ở Đài Loan đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn bị thao túng, giá chứng khoán bị đẩy lên cao, không phản ánh đúng quy luật cung cầu của thị trường. Chính vì lẽ ấy, lợi nhuận chứng khốn bất thường tích lũy bị thao túng hơn 70%, qua đó khối lượng các giao dịch tăng lên, cũng như độ biến động tăng lên, dẫn đến thanh khoản tăng lên trong thời gian thao túng. Từ đó, có thể thấy rằng, hành vi thao túng TTCK có thể gây ra một thị trường kém hiệu quả, làm tăng khối lượng các giao dịch nhưng lại làm giảm đi tính hiệu quả của thị trường<small>43</small>. Nói rõ hơn, sự kém hiệu quả thể hiện thông qua việc gây bất lợi cho các bên tham gia và cả tổng thể TTCK do ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành giá khiến khó phân tích và dự báo các khoản đầu tư tốt nhất; doanh nghiệp khó có thể huy động được vốn, trì hỗn các dự án hay hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, cuối cùng làm giảm công ăn việc làm và làm chậm hoạt động của nền kinh tế<sup>44</sup>.

Khi nghiên cứu mối tương quan giữa hành vi thao túng TTCK và những tác động tiêu cực mà nó mang lại, dễ dàng nhận thấy mục tiêu quan trọng trên tinh thần vì lợi ích của cả cộng đồng, TTCK phải thực tế và trung thực, không bị thao túng. Việc này bên cạnh việc đảm bảo niềm tin của các nhà đầu tư, bên cạnh đó cịn duy trì uy tín quốc tế của thị trường trong nước. Hay nói cách khác, việc bảo vệ thị trường khỏi hành vi thao túng còn nhằm bảo vệ danh tiếng, tính tồn vẹn, cơng bằng của thị trường và đảm bảo sự lành mạnh liên tục

<small>41</small><i><small> Babatunde Akinmade, Festus Fatai Adedoyin, Festus Victor Bekun (2020), The impact of stock market manipulation on Nigeria’s economic performance, Akinmade et al. Economic Structures (2020) 9:52, tr. 02. </small></i>

<small>42</small><i><small> Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin, tr. 56. </small></i>

<small>43</small><i><small> Bahram Moazeni, Faride Asadollahi (2013), Manipulation of stock price and its consequences, European Online </small></i>

<small>Journal of Natural and Social Sciences 2013; vol.2, No. 3(s), tr. 432. </small>

<small>44</small><i><small> Tạ Thị Thùy Trang (2022), “Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi thao túng TTCK”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, </small></i>

<small>truy cập ngày 01/02/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

của nền tài chính mà gần như tất cả chúng ta đều dựa vào đó, bằng cách này hay cách khác. Xét riêng từ khía cạnh niềm tin của các nhà đầu tư, có thể thấy rằng, hành vi thao túng TTCK một mặt tác động trực tiếp đến niềm tin của các nhà đầu tư, mặt khác cũng do chính sự sụt giảm niềm tin này đã dẫn đến các hệ lụy gián tiếp khác. Bởi lẽ, niềm tin của công chúng vào sự ổn định của thị trường làm tăng tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường, hành vi thao túng tất yếu sẽ làm tổn hại đến tính tồn vẹn của thị trường<small>45</small>, ít nhiều sẽ khiến các nhà đầu tư e ngại, chuyển hướng sang lựa chọn các kênh đầu tư khác.

Dễ dàng nhận thấy hành vi thao túng TTCK tất yếu sẽ có tác động đến nền kinh tế nói chung, đồng thời cũng có tác động đến các bộ phận cụ thể của nền kinh tế, trong đó nổi bật là hoạt động ngân hàng. Để nhìn nhận minh thị những tác động này, có thể tham chiếu từ thực tiễn vụ việc thao túng TTCK của Trịnh Văn Quyết, rõ nét ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, đặc biệt nhìn nhận từ góc độ của Bamboo Airways (BVA) và hệ thống các ngân hàng có liên quan. Ở thời điểm hiện tại, dù FLC khơng cịn là công ty mẹ của Bamboo Airways, thế nhưng cá nhân ông Quyết và FLC vẫn là chủ sở hữu của hãng hàng không này với trên 80% vốn<sup>46</sup>. BVA phải liên đới tới các ngân hàng cho vay cầm cố bổ sung tài sản đảm bảo là cổ phần BVA này như STB (1.840 tỷ đồng), OCB (1.400 tỷ đồng). Các ngân hàng sẽ phải trích lập theo chuẩn quản trị rủi ro của mình trong các trường hợp khẩn cấp như CEO hay chủ tịch bị vướng vòng lao lý; đánh giá lại toàn bộ các khoản vay cũng như yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo để nâng hệ số an tồn. Cổ phần BVA cịn được cầm cố tại NVB (Nam Việt Bank)<sup>47</sup>. Hoạt động ngân hàng là hoạt động ln tiềm ẩn rủi ro mang tính chất lan rộng và dây chuyền, chính vì vậy, việc xuất hiện một rủi ro lớn, có tác động đến một số ngân hàng nhất định như vụ việc vừa kể trên đương nhiên sẽ có sự tác động đến sự an tồn của cả hệ thống ngân hàng nói chung.

<b>1.2. Các phương thức thao túng thị trường chứng khoán </b>

Giao dịch thao túng TTCK là các hành vi mua bán chứng khoán nhằm tạo cung – cầu giả, đẩy giá tăng hoặc giảm một cách đột ngột nhằm mục đích để lừa các nhà đầu tư. Đều này không phản ánh đúng bản chất của thị trường, và nó làm mất đi tính ổn định của thị trường. Giao dịch thao túng thị trường như vậy được xem là hành vi cạnh tranh không lành

<small>45</small><i><small> Technical Committee of the International Organization of Securities Commissions (2002), Investigating and proseecuting market manipulation, tr. 02. </small></i>

<small>46</small><i><small> Quang Thắng (2021), “Ai đang sở hữu Bamboo Airways”, Tạp chí tri thức trực tuyến Zingnews, </small></i>

<small> truy cập ngày 02/02/2023. </small>

<small>47</small><i><small> Trần Chung (2022), “Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: “Cú nổ lớn” và những dư chấn”, Tạp trí điện tử Vietnamnet, </small></i>

<small> truy cập ngày 02/02/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

mạnh của một số các nhóm nhà đầu tư, mục đích là để chiếm lĩnh thị trường nhằm thu lợi bất chính từ các giao dịch này.

Trong một số các bài viết nghiên cứu cũng như tham khảo tài liệu có liên quan đến việc mục tiêu của các hành vi giao dịch thao túng trên TTCK, nhóm tác giả cho rằng những hành vi thao túng TTCK hướng đến các mục tiêu: thống lĩnh và kiểm soát thị trường, phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc các giao dịch cạnh tranh, gây ảnh hưởng đến giá đặt mua trong một đợt phát hành chứng khốn ra cơng chúng hoặc cũng có thể là phát hành riêng lẻ…

Nhằm đạt được các mục tiêu như trên, hành vi giao dịch thao túng TTCK được thể hiện thông qua một trong số các hành vi cụ thể theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP gồm một, một số hoặc tất cả hành vi dưới đây: “a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thơng đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; b) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khốn trong cùng ngày giao dịch hoặc thơng đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khốn mà khơng dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khốn, cung cầu giả tạo; c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khốn đó trên thị trường; d) Giao dịch chứng khốn bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán; đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khốn đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khốn đó; e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán”. Trên thực tế, việc thực hiện thao túng không chỉ thực hiện đơn lẻ từng hành vi mà đối tượng thao túng có thể dựa trên việc kết hợp các hành vi để việc thao túng trở nên tinh vi, tạo thành các phương thức phổ biến sau:

<i>Một là, trực tiếp hoặc gián tiếp thơng đồng thực hiện việc mua, bán chứng khốn là </i>

phổ biến nhất nhằm tạo ra cung cầu giả tạo (Phantom supply and demand) một hoặc một số loại chứng khoán trên thị trường bằng cách liên tục mua bán chứng khoán. Hoạt động gia tăng mua bán giữa các tài khoản là một cách thông dụng và tối ưu để tăng tính thanh khoản giả tạo của chứng khoán trên thị trường. Giai đoạn đầu tiên của việc thao túng là “bơm giá” hay tạo ra sự tăng nhanh về giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu bằng cách liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

tục mua bán với mức giá ngày càng được đẩy lên cao. Sau khi đối tượng thao túng đã tạo được mức giá cao như mong muốn và thu hút nhiều nhà đầu tư khác hứng thú mua bán cổ phiếu này thì nhóm đối tượng thao túng sẽ bán tháo (bơm giá rồi bán tháo) các cổ phiếu đã sở hữu khiến giá của cổ phiếu sẽ sụt giảm nhanh chóng. Dựa trên các hành vi thao túng tác động đến giá chứng khốn được biểu hiện về mặt khách quan đó là: làm tăng cung (supply side manipulation) thao túng được sử dụng làm giá chứng khoán nên làm tăng số lượng người bán, kể cả đó là bán khống; làm tăng cầu (deman side manipulation) tức là thao túng nhằm làm tăng giá chứng khoán nên sẽ làm tăng lượng người mua trên thị trường.

Trong hành vi này sẽ chứa đựng hai hành vi thao túng giá cổ phiếu độc lập khác nhau theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP đó là: (i) Thơng đồng giao dịch khơng chuyển quyền sở hữu thật sự và (ii) Đặt lệnh mua và bán liên tục cùng một mã cổ phiếu trong cùng ngày giao dịch. Hành vi này tạo ra ảo giác về cung cầu trên thị trường bằng cách thông đồng với nhau để một bên bán, một bên mua cùng một số lượng, một giá cả và cũng cùng thời điểm đặt lệnh hoặc là cũng có thể tự đặt lệnh mua, rồi tự bán chứng khốn nhưng khơng làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. Hiệu ứng của những lệnh này có thể tạo ra sự tăng giảm giá cả nhằm cho công chúng hiểu nhầm rằng giá chứng khốn đó đang biến động bình thường theo TTCK. Xét về đặc điểm này sẽ làm khó cho cơ quan chức năng xử phạt cũng như chứng minh được có hành vi phạm tội diễn ra trên thực tế hay là khơng. Ngun tắc suy đốn vơ tội theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và các thủ tục khắt khe khác của tố tụng hình sự sẽ làm cho các cơ quan chức năng muốn chứng minh được hành vi vi phạm trên thực tế của các đối tượng chưa bao giờ là dễ dàng.

Trong vụ việc ông Trịnh Văn Quyết thao túng giá cổ phiếu FLC, theo điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái là bà Trịnh Thị Minh Huế (nhân viên kế tốn tập đồn) liên hệ với các cá nhân có quan hệ họ hàng với gia đình, người thân thành lập cơng ty. Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của ông Quyết, bà Huế liên hệ cùng những người thân trong gia đình thành lập 20 cơng ty. Các bị can cịn mượn, sử dụng chứng minh nhân dân của 26 người thân để mở 450 tài khoản chứng khoán đứng tên bà Huế và các công ty, cá nhân tại 41 cơng ty chứng khốn. Trong đó có 120 tài khoản mở tại Cơng ty CP Chứng khốn BOS, 330 tài khoản mở tại các cơng ty chứng khốn khác. Mục đích là để liên tục mua bán cùng loại chứng khốn, mua bán khớp chéo (khơng dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu, mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa, đóng cửa và đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh… nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán đối với 6 mã chứng khoán. Qua vụ việc của ông

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Trịnh Văn Quyết, ta có thể dễ dàng nhận ra việc thành lập nhiều tài khoản cũng như các công ty sẽ làm tăng hiệu quả thao túng. Với một số lượng tài khoản nhiều như vậy, được giao dịch trên các địa chỉ IP (Internet Protocol) khác nhau thì rất khó để xác định được có sự thao túng ở đây hay không.

<i>Hai là, hành vi liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời </i>

điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khốn đó trên thị trường (điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP). Cách thức này thường được các đối tượng sử dụng nhằm gây ảnh hưởng giả tạo về tính thanh khoản của chứng khốn đó. Cách thức thực hiện hành vi gian lận này thường có đặc trưng là liên quan đến các cổ phiếu ít được giao dịch của cơng ty ít được biết đến hoặc mới bắt đầu hoạt vì việc nắm giữ số lượng cổ phiếu chi phối rất dễ dàng. Do đó, các đối tượng có thể sử dụng một lượng cổ phiếu lớn để tạo ra những thay đổi trong giá của chứng khốn đó.

<i>Ba là, cấu kết, lơi kéo người khác liên tục mua bán chứng khốn gây thao túng giá </i>

chứng khốn. Nhóm đối tượng thao túng thường đưa ra các ý kiến về xu hướng đầu tư để “lợi dụng” niềm tin của các nhà kinh doanh khác nhằm “lôi kéo” việc giao dịch tạo ảnh hưởng đến giá chứng khoán theo điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP. Hành vi “cấu kết” hoặc “lôi kéo” thường được các đối tượng sử dụng thực hiện theo các hội nhóm, hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội (như Zalo, Facebook, Telegram…). Đối với hành vi “lơi kéo” thường sẽ có một người dẫn đầu (leader) là những người có chun mơn trong lĩnh vực chứng khốn, hoặc cũng có thể là các mơi giới chứng khốn, các lãnh đạo, quản lý của các cơng ty chứng khốn. Họ sẽ sử dụng các kiến thức chun mơn mà mình có, đánh giá thị trường một cách có hệ thống tổ chức, đưa ra những thông tin về cổ phiếu, công ty niêm yết để các tài khoản giao dịch theo cùng hướng của mình, làm tăng/giảm cung hoặc tăng/giảm cầu có chủ đích. Mục đích của việc “lôi kéo” nhằm làm cho thị trường trở nên sôi động, khi các giá cổ phiếu tăng, giảm liên tục. Về mặt bản chất của hành vi “lôi kéo” sẽ được những leader tác động ý chí lên các nhà đầu tư thiếu hiểu biết, khơng có khả năng chuyên môn để nhận định được thị trường ngay tại thời điểm đó tin và làm theo. Phải cơng nhận rằng, hành vi “cấu kết”, “lôi kéo” đang ngày càng diễn ra một cách phổ biến, nó khiến cho các cơ quan quản lý khó mà kiểm sốt, đây cũng là một bài tốn nan giải để có thể làm trong sạch được TTCK. Mặc dù những thực tiễn hành vi này là phổ biến, nhưng ít trường hợp được điều tra.

<i>Bốn là, đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại </i>

chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán gây ra hiểu nhầm về các triển

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

vọng của công ty hoặc sản phẩm của cơng ty nhằm mục đích đẩy giá cổ phiếu lên cao và để bán một trạng thái cổ phiếu ở mức giá cao hơn sau khi đã nắm giữ vị thế đối với loại chứng khốn đó theo điểm đ khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP. Cách thức này thường xuất hiện theo kiểu người nội bộ hoặc người khởi xướng giao dịch sẽ thổi phồng hoặc quảng bá về chứng khoán hoặc tổ chức phát hành thông qua hàng loạt các phương thức như đưa ra các nhận định, khuyến nghị đầu tư trên các diễn đàn chứng khoán, chiến dịch gửi thư rác, đưa ra các thông điệp rộng rãi... nhằm tăng ra sự quan tâm của cơng chúng giúp tăng tính thanh khoản của chứng khốn đó. Việc cơng bố thơng tin sai lệch có thể dẫn đến các quyết định đầu tư và xu hướng giá cả sai lệch so với giá trị thực tế.

Thơng thường, các hình thức thao túng thị trường như trên có thể được kết hợp với các phương thức tác động đến giá chứng khoán, khối lượng chứng khoán hoặc các phương thức thao túng khác. Một vài tác động đối với giá chứng khốn thơng qua các kỹ thuật như: Giao dịch giả (painting the tape), phát tin đồn để bán chứng khoán (bait and switch), thổi phồng giá rồi bán tháo (hype and dump), thay đổi giá xong đóng cửa (ramping)… Một vài kỹ thuật được liệt kê sau đây ít nhiều tác động đến khối lượng chứng khoán:

<i>Một là, ép giá người bán khống (short squeeze): hành vi này nhằm mục đích buộc </i>

những người đang ở trong vị thế bán khống bắt buộc phải mua chứng khoán từ những người trước đó đã mua một khối lượng lớn chứng khốn làm lũng đoạn thị trường. Việc này đã gây nên áp lực giá trên thị trường, những người bị ép mua tìm cách mua chứng khốn với giá cao và ngày càng đẩy giá chứng khoán cao lên.

<i>Hai là, giao dịch phủi tay (wash sales): là giao dịch mà nhà đầu tư thực hiện để giảm </i>

thuế bằng cách bán một chứng khoán đang lỗ vào thời điểm cuối năm để xác nhận một khoản lỗ về vốn khi kê khai thuế trong năm đó. Nhà đầu tư thường sẽ mua lại chứng khốn đó vào đầu năm sau, đơi khi cịn có thể mua với một mức giá thấp hơn. Hình thức bán giả này là phương pháp mà nhà đầu tư nhận thấy rằng có thể ghi nhận một khoản lỗ về vốn mà không ảnh hưởng đến cơ hội có được khi nắm giữ cổ phiếu.

<i>Ba là, sử dụng tài khoản mượn danh (use of nominee accounts): dùng tài khoản do </i>

người khác đứng tên danh nghĩa hoặc là giả mạo để thực hiện hành vi mua bán trong phạm vi rộng tại một mức giá chỉ định, qua đó nhằm che đậy quyền kiểm sốt thật sự của kẻ thao túng vì mục đích giao dịch.

Tóm lại, mặc dù pháp luật Việt Nam quy định theo hướng liệt kê từng hành vi thao túng nhưng về mặt bản chất các hành vi trên vẫn thuộc ba nhóm phương thức lớn là: thao túng dựa trên thông tin, thao túng dựa trên giao dịch hoặc thao túng dựa trên hành động. Nhận diện được các hành vi thao túng TTCK là một trong các yếu tố quan trọng và cần

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thiết trong việc bảo vệ tính minh bạch và công bằng của thị trường. Nếu các hành vi này khơng được kiểm sốt một cách chặt chẽ và ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến sự xói mịn niềm tin của các nhà đầu tư chân chính. Do đó, pháp luật của một số quốc gia đều thể chế hóa các quy định trong luật điều chỉnh đối với các hành vi như này, chẳng hạn như trong Luật Chứng khoán Nhật Bản, Luật Chứng khoán Hoa kỳ, Luật chứng khốn của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa… Liên minh Châu Âu đã nêu lên mục tiêu chống thao túng thị trường trong Chỉ thị 2003/6/EC của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng liên minh Châu Âu ngày 28 - 01 –

<i>2003: “Mục tiêu của quy định pháp lý chống thao túng thị trường, nhằm đảm bảo tính tồn </i>

<i>vẹn của các thị trường tài chính thuộc Cộng đồng và tăng cường lòng tin của chủ thể đầu tư đối với các thị trường này. Do vậy, cần thông qua các quy tắc kết hợp để đấu tranh chống thao túng thị trường. Một chỉ thị chung sẽ bảo đảm cùng một khung pháp lý áp dụng trong cả cộng đồng trong việc phân chia trách nhiệm, thực thi và hợp tác”. </i>

Hành vi giao dịch thao túng thị trường xâm hại nghiêm trọng đến nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường, trái với các trật tự quản lý thị trường. Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến sự ổn định của TTCK và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Nó làm mất đi bản chất vốn có của TTCK, khơng có sự cơng bằng cơng khai và minh bạch trong các hoạt động giao dịch, đầu tư của các cá nhân, tổ chức trên thị trường.

<b>1.3. Một số vụ án thao túng thị trường chứng khoán tiêu biểu </b>

Ở Việt Nam, đa phần các vi hành vi thao túng trên TTCK thường phức tạp, diễn ra nhanh chóng nhưng khó phát hiện và chỉ bị xử phạt sau một thời gian dài kể từ khi có hành vi vi phạm. Các giao dịch này rất tinh vi, khó chứng minh được hành vi vi phạm, đặc biệt là các kỹ thuật thực hiện thao túng giá đang ngày càng tinh vi, có yếu tố thơng đồng, các tài khoản trong nhóm được dàn trải ra để tránh phát hiện bất thường. Việc thao túng giá còn nguy hiểm hơn trong trường hợp có sự thơng đồng của các công ty, nhân viên khiến cho việc phát hiện và xử lý của cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, các đối tượng thao túng có thể có sự cấu kết với lãnh đạo doanh nghiệp hay cổ đông lớn của doanh nghiệp để đưa giá cổ phiếu về giá mong muốn để tạo bẫy các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân thiếu hiểu biết.

Vụ án đầu tiên liên quan đến xử lý hình sự về tội “thao túng giá chứng khoán” kể từ khi tội danh này được bổ sung vào Bộ luật Hình sự, có hiệu lực từ 1/1/2010 liên quan tới Lê Văn Dũng Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Dược Viễn Đơng (mã chứng khốn DVD). Bị cáo Lê Văn Dũng đã bị TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử và kết án vào ngày 30/12/2011 về tội “thao túng giá chứng khoán” cùng 3 đồng phạm là ông Lê Minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Truyền (Tiền Giang), Lê Văn Mạnh (Thanh Hóa, em trai ơng Dũng) và Nguyễn Văn Việt (Phú Thọ).<small>48</small>. Đây là vụ đầu tiên bị khởi tố xử lý hình sự kể từ khi tội danh “thao túng giá chứng khoán” được bổ sung vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Phương thức thao túng: Lê Văn Dũng đã mượn bạn bè, người quen 12 tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán để tiến hành giao dịch mua, bán cổ phiếu DVD nhiều lần bằng cách thực hiện giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm sau đó ứng trước tiền bán chuyển sang tài khoản mua để thanh toán cho tài khoản bán. Đối tượng chọn khoảng thời gian ít có giao dịch để đảm bảo khớp trong nhóm hoặc thời gian có mức giá thấp để thực hiện khớp lệnh tạo ra mức giá cao hơn. Ngoài ra, để làm tăng tính thanh khoản, tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD để thu hút nhà đầu tư, cũng như phục vụ việc niêm yết, chào bán chứng khốn, Lê Văn Dũng cùng đồng bọn cịn đề ra mục tiêu thâu tóm, sáp nhập cơng ty Dược phẩm Hà Tây (DHT). Theo đó, đây là vụ vi phạm nghiêm trọng bởi tính chất phức tạp khiến thời gian xử lý kéo dài hàng chục năm vì: thao túng giá ngay sau khi cổ phiếu được niêm yết, thao túng kép cả cổ phiếu khác cùng ngành, thông đồng với nhân viên công ty chứng khoán… gây thiệt hại tới rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT về tội “Thao túng TTCK”, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đồn FLC, các cá nhân thuộc Cơng ty CP Tập đoàn FLC<sup>49</sup>. Từ ngày 01/12/2021 đến ngày 10/01/2022, Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Cơng ty CP Tập đồn FLC chỉ đạo Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế, Hương Trần Kiều Dung, Nguyễn Quỳnh Anh và các đối tượng có liên quan, cho mượn, sử dụng các tài khoản đã mở để mua/bán chứng khoán, thực hiện hành vi thao túng TTCK, đẩy giá cổ phiếu FLC lên giá “trần” liên tục. Sau đó, ngày 10/01/2022, đặt bán 76.769.900 cổ phiếu FLC và khớp lệnh 74,8 triệu cổ phiếu FLC giá trung bình 22.586 đồng/cổ phiếu nhưng không CBTT trước khi giao dịch, với số tiền 1.689.422.165.000 đồng<sup>50</sup>. Với quy mơ là tập đồn kinh doanh đa ngành có hàng loạt cơng ty con, hậu quả của việc thao túng cổ phiếu FLC ảnh hưởng nghiêm trọng đến

<small>48</small><i><small> Đầu tư chứng khoán (2023), “Cựu Chủ tịch Dược Viễn Đông nhận thêm tội danh mới”, Tạp chí Tài chính, </small></i>

<small> truy cập ngày 23/2/2023. 49</small><i><small> Minh Khơi (2022), “Bắt bị can Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cơng ty CP Tập đồn FLC”, Tạp chí Tịa án điện tử, truy cập ngày 12/3/2023. </small>

<small>50</small><i><small> Bộ cơng an (2022), “Tìm người bị hại trong vụ án Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây ra”, Báo điện tử Bộ công an, </small></i>

<i><b><small> truy cập ngày 12/3/2023. </small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

niềm tin, tài sản của hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán, đồng thời ảnh hưởng đến hàng loạt chủ nợ, bạn hàng, đối tác và hàng vạn người lao động. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là vụ thao túng giá có tầm ảnh hưởng rộng nhất và gây rúng động lớn nhất trên TTCK Việt Nam trong 22 năm hoạt động đến nay<small>51</small>.

Vào tháng 1/2023, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành cáo trạng xác định, xuất phát từ động cơ thực hiện hành vi thao túng TTCK để thu lợi bất chính, Đỗ Thành Nhân đã câu kết với Đỗ Đức Nam thực hiện hành vi giao dịch mua, bán thao túng giá cổ phiếu mã BII, TGG<sup>52</sup> bằng cách sử dụng 17 tài khoản chứng khoán liên tục thực hiện giao dịch đặt lệnh, khớp lệnh mua, bán cổ phiếu mã BII, TGG tạo ra cung, cầu giả tạo. Ngày 12/5/2023, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên án cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Louis Holdings Đỗ Thành Nhân và 7 đồng phạm trong vụ án “Thao túng TTCK” thu lợi bất chính 154,7 tỷ đồng. Bản án sơ thẩm xác định bị cáo Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Louis Holdings 5 năm 6 tháng tù và bị cáo Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Chứng khốn Trí Việt nhận án 4 năm tù về tội “Thao túng TTCK”<sup>53</sup>. Ngoại trừ việc xử lý hình sự theo điều 211 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, số tiền phạt vài tỉ đồng còn khá khiêm tốn so với số tiền thu lợi bất chính từ hành vi thao túng do đó nên cân nhắc tăng mức xử phạt theo phần trăm dựa trên tổng số tiền thao túng.

Trên đây chỉ là một số ít vi phạm nghiêm trọng đến mức xử lý hình sự do quy mô lớn và mức độ vi phạm ảnh hưởng đến nhiều nhà đầu tư, ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động TTCK. Tuy nhiên, với các hành vi vi phạm ở mức độ vừa và nhỏ vẫn còn xuất hiện nhiều nhưng do trình độ và cơng nghệ phục vụ cho việc phát hiện các hành vi này còn kém nên có rất nhiều vi phạm được thực hiện trót lọt. Do đó, đặt ra nhu cầu cần nâng cấp công nghệ nhằm phát hiện các hành vi thao túng giá chứng khốn nhanh chóng, hiệu quả.

Đáng nói, thời gian qua, cơ quan chức năng không chỉ phát hiện và xử lý các vụ án thao túng TTCK nói trên theo hướng hình sự mà cịn rất nhiều những vụ việc khác bị xử lý

<small>51</small><i><small> Khắc Nam (2022), “Thao túng chứng khoán: Từ những vụ rúng động thế giới đến câu chuyện Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo điện tử, </small></i><small> truy cập ngày 13/6/2023. </small>

<small>52</small><i><small> Q.Đông (2022), “Dự kiến xét xử vụ án thao túng giá chứng khốn tại Cơng ty Trí Việt”, Báo Thanh Tra Chính phủ, </small></i>

<b><small> truy cập 22/3/2023. </small></b>

<small>53</small><i><small> Thanh Thủy (2023), “Thao túng chứng khoán và chốt chặn giám sát từ tuyến đầu”, Báo đầu tư chứng khoán, </small></i>

<small> truy cập 16/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

tuy nhiên, do chưa đến mức xử lý hình sự nên các đối tượng chỉ bị xử phạt hành chính. Một số vi phạm bị xử lý hành chính như sau:

Trong khoảng thời gian từ ngày 22/08/2018 đến ngày 15/06/2021, bà Lê Thị Hải Bình đã sử dụng 46 tài khoản bao gồm 01 tài khoản của mình và 45 tài khoản của 34 NĐT để liên tục mua, bán cổ phiếu Cơng ty cổ phần Chứng khốn APG (mã chứng khoán: APG) nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu APG<small>54</small>. Do đó, ngày 01/06/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 403/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Hải Bình, phạt tiền 1.500.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm triệu đồng) theo quy định tại khoản 2 Điều 5, khoản 1 Điều 36 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP do có hành vi vi phạm thao túng TTCK Năm 2022, ông Nguyễn Ngọc Long bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt 550 triệu đồng vì đã sử dụng 54 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu TNI. Căn cứ kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính tốn số lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm, ủy ban cho biết khơng có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của ông Long<small>55</small>.

Trong các trường hợp tương tự như trên, mặc dù không chứng minh được số lợi bất hợp pháp từ các hành vi vi phạm, tuy nhiên việc thao túng giá của các cá nhân trên có thể nhằm mục đích khác như duy trì hoặc tăng giá trị tài sản đảm bảo là chứng khoán cho các khoản vay. Do không chứng minh được về mặt vật chất là số lợi bất hợp pháp, tuy nhiên về mặt dấu hiệu thao túng vẫn thỏa mãn nên chỉ bị xử phạt hành chính mà khơng thể xử lý hình sự.

Theo dõi và nghiên cứu các vụ án, vụ việc thao túng TTCK nói trên, chúng tôi nhận thấy điểm chung trong các vụ án là các đối tượng thường sử dụng nhiều tài khoản, liên tục thực hiện giao dịch mua bán; mua, bán khối lượng lớn nhằm tạo cung cầu giả mạo, đẩy giá cổ phiếu lên cao nhiều lần so với giá trị thực để tạo ra “bẫy thao túng cổ phiếu”, thu hút nhà đầu tư ưa mạo hiểm, thích lướt sóng thiếu kinh nghiệm đầu tư. Mặc dù, các kỹ thuật thao túng này không quá mới lạ, tuy nhiên do kỹ thuật phân tích các giao dịch của pháp luật Việt Nam còn kém và chậm nên việc các giao dịch thao túng vẫn diễn ra thường xuyên và ít bị

<small>54 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2022), “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường </small>

<i><small>chứng khoán đối với bà Lê Thị Hải Bình”, Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, </small></i>

<small> truy cập 15/6/2023. </small>

<small>55</small><i><small> Bông Mai, “Dùng 54 tài khoản để thao túng cổ phiếu, bị phạt hơn nửa tỉ”, Báo điện tử Tuổi trẻ, </small></i>

<small> truy cập ngày 16/6/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

phát hiện nếu không phải là những trường hợp giao dịch với khối lượng lớn, trong một thời gian dài và bị nhiều nhà đầu tư tố cáo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG I </b>

Trong Chương 1, nhóm tác giả đã làm rõ các vấn đề như: khái niệm thao túng TTCK; đặc điểm hành vi thao túng TTCK; quyền lợi của NĐT chứng khoán; ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi NĐT chứng khoán; tác động của hành vi thao túng TTCK; các phương thức thao túng TTCK cũng như một số vụ án thao túng TTCK tiêu biểu.

Việc hiểu rõ các vấn đề lý luận (các khái niệm, đặc điểm, phương thức) về thao túng TTCK ở chương này sẽ là cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu về thực tiễn hoạt động kiểm soát, hạn chế thao túng TTCK từ đó đánh giá được tính phù hợp của các quy định pháp lý hiện hành và đưa ra kiến nghị hoàn thiện ở chương tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>CHƯƠNG II </b>

<b>THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, HẠN CHẾ HÀNH VI THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - KINH NGHIỆM MỘT SỐ </b>

<b>NƯỚC VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM </b>

<b>2.1. Quy định pháp luật liên quan đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam </b>

<i><b>2.1.1. Xác định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi thao túng thị trường chứng khốn </b></i>

Dưới góc độ đời sống, trách nhiệm có thể được hiểu là những công việc, hành vi mà cá nhân, tổ chức hay cơ quan phải thực hiện do hành vi vi phạm những chuẩn mực chung được xã hội, cộng đồng cơng nhận. Trách nhiệm cũng có thể được hiểu một cách nôm na là bổn phận, là những chuẩn mực mà cá nhân, tổ chức…phải tuân thủ. Ví dụ như trách nhiệm về đạo đức, trách nhiệm về văn hóa hay như trách nhiệm đối với gia đình…

Trong khoa học pháp lý, trách nhiệm pháp lý xuất hiện do có vi phạm pháp luật hay gắn trực tiếp với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Nếu theo hướng tiếp cận này, trách nhiệm pháp lý bao gồm có sự trừng phạt của Nhà nước và sự gánh chịu của chủ thể vi phạm pháp luật. Một vài quan điểm được nhìn theo hướng nghiên cứu này là:

<i>Quan điểm thứ nhất cho rằng “trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của một người phải </i>

<i>gánh chịu các biện pháp cưỡng chế nhà nước do người đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”<small>56</small>. Hay theo quan điểm thứ hai cho rằng “trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ </i>

<i>pháp luật đặc biệt giữa cơ quan nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính trừng phạt được quy định ở các chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể và chủ thể có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra”<small>57</small></i>. Bên

<i>cạnh đó, một quan điểm khác lại cho rằng “trách nhiệm pháp lý là sự gánh chịu hậu quả </i>

<i>pháp lý bất lợi (thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế những quyền, lợi ích) của chủ thể vi phạm pháp luật hoặc có liên quan đến việc gây ra hậu quả xấu vì những nguyên nhân được pháp luật quy định”<small>58</small>. </i>

<small>56</small><i><small> Xem: Hoàng Thị Kim Quế: Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2000. </small></i>

<small>57</small><i><small> Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Sđd, tr.493. </small></i>

<small>58</small><i><small> Xem: Vũ Thư: Trách nhiệm pháp lý theo luật Hiến pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2003. </small></i>

</div>

×