Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Khởi Nghiệp Qua Nền Tảng Youtube Của Sinh Viên Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.12 KB, 87 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<small>TÓM TẮT ... 3 </small>

<small>DANH MỤC CÁC BẢNG ... 5 </small>

<small>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ... 6 </small>

<small>DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ... 6 </small>

<small>1.1. Lý do chọn đề tài ... 7 </small>

<small>1.2. Mục tiêu nghiên cứu ... 8 </small>

<small>1.3. Câu hỏi nghiên cứu ... 9 </small>

<small>1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ... 9 </small>

<i><small>1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ... 9 </small></i>

<i><small>1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: ... 9 </small></i>

<small>1.5. Phương pháp nghiên cứu ... 9 </small>

<small>1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ... 10 </small>

<i><small>2.4.1. Nghiên cứu trong nước ... 14 </small></i>

<i><small>2.4.2. Nghiên cứu nước ngồi ... 20 </small></i>

<small>2.5. Đề xuất mơ hình nghiên cứu ... 22 </small>

<i><small>2.5.1. Mơ hình đề xuất... 22 </small></i>

<i><small>2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ... 24 </small></i>

<small>CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29 </small>

<small>3.1 Dữ liệu và thu thập dữ liệu ... 29 </small>

<i><small>3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu ... 29 </small></i>

<i><small>3.1.2. Mẫu nghiên cứu ... 29 </small></i>

<i><small>3.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu... 29 </small></i>

<i><small>3.1.4. Quy trình khảo sát ... 29 </small></i>

<small>3.2 Mơ hình nghiên cứu ... 30 </small>

<i><small>3.2.1. Xây dựng thang đo ... 30 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><small>3.2.2. Các biến và thang đo ... 31 </small></i>

<small>3.3. Phương pháp nghiên cứu ... 35 </small>

<i><small>3.3.1. Phương pháp định tính... 35 </small></i>

<i><small>3.3.2. Phương pháp định lượng ... 35 </small></i>

<small>CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 37 </small>

<small>4.1 Kết quả nghiên cứu ... 37 </small>

<i><small>4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ... 37 </small></i>

<i><small>4.1.2. Thống kê mô tả các biến định lượng ... 38 </small></i>

<i><small>4.1.3. Phân tích độ tin cậy thang đo – Cronbach’s Alpha ... 40 </small></i>

<i><small>4.1.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)... 43 </small></i>

<i><small>4.1.5. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh ... 51 </small></i>

<i><small>4.1.6. Phân tích tương quan (pearson) ... 52 </small></i>

<i><small>4.1.7. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mơ hình ... 56 </small></i>

<i><small>4.1.8. Thống kê mơ tả thang điểm likert các yếu tố rút ra từ kết quả phân tích hồi quy ... 64 </small></i>

<i><small>4.1.9. Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp qua Youtube của sinh viên TP. Hồ Chí Minh</small></i><small> ... 66 </small>

<small>CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 69 </small>

<small>5.1. Kết luận ... 69 </small>

<small>5.2. Khuyến nghị ... 69 </small>

<i><small>5.2.1. Khuyến nghị đối với các nhà điều hành, nhà phát triển nền tảng Youtube ... 69 </small></i>

<i><small>5.2.2. Khuyến nghị đối với Nhà trường ... 70 </small></i>

<i><small>5.2.3. Khuyến nghị đối với các khoa chuyên môn ... 71 </small></i>

<i><small>5.2.4. Khuyến nghị đối với các giảng viên ... 71 </small></i>

<i><small>5.2.5. Khuyến nghị đối với các sinh viên ... 71 </small></i>

<small>5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ... 71 </small>

<i><small>5.3.1. Những hạn chế của nghiên cứu ... 71 </small></i>

<i><small>5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ... 72 </small></i>

<small>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 73 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>TÓM TẮT </b>

Việc khởi nghiệp trên nền tảng Youtube đang trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng sinh viên hiện nay. Đây là một cách để sinh viên chia sẻ kiến thức, kỹ năng và khám phá bản thân thông qua việc tạo nội dung trên Youtube. Vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp thông qua nền tảng Youtube trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có vai trị rất lớn trong việc định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ hiện nay.

Công trình nghiên cứu này có 03 mục tiêu cơ bản:

Thứ nhất, xác định những yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên qua nền tảng Youtube trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ hai, đo lường mức độ tác động của từng yếu tố. Từ đó, xác định đâu là yếu tố tác động lớn nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên qua nền tảng Youtube trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ ba, đánh giá các tác động, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho nhà phát hành, nhà phát triển Youtube, cũng như nhà trường, thầy cô và đặc biệt là các bạn sinh viên.

Nghiên cứu đề xuất 08 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp thông qua nền tảng Youtube trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: Thái độ đối với hành vi; Quy chuẩn chủ quan; Nhận thức kiểm soát hành vi; Giáo dục khởi nghiệp; Đặc điểm tính cách; Nguồn vốn; Nhận thức tính khả thi; Kinh nghiệm.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng phân tích hồi quy đa biến thông qua phần mềm SPSS 20 với số lượng mẫu là 212. Sử dụng phương pháp định lượng, định tính, phân tích, so sánh, ... tham khảo các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước để rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp thông qua nền tảng Youtube trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng một hệ thống các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm giúp cải thiện ưu điểm cũng như khắc phục những nhược điểm hiện có.

Dựa vào phân tích cho thấy có 05 giả thuyết ( H1, H3, H4. H5, H7) được chấp nhận và có 03 giả thuyết ( H2, H6, H8) không được chấp nhận.

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp cho nhà điều hành, nhà phát triển Youtube bao gồm: tăng CPM (Cost Per 1.000 Impressions - giá mỗi 1.000 lần hiển thị) ở khu vực Việt Nam, xem xét và “hạ tiêu chuẩn” kiếm tiền cho các nhà sáng tạo nội dung, nên việc tích hợp game vào nền tảng này nhiều hơn, xây dựng cộng đồng nhà sáng tạo nội dung văn minh và phát triển. Nhóm tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cho sinh viên như sau: Sinh viên cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản bởi kiến thức là nền tảng, là bước đệm đầu tiên của hành trình cá nhân tự khởi nghiệp, sinh viên phải nắm vững kiến thức kinh doanh, quản lý, điều hành doanh nghiệp. Ngoài kiến thức, sinh viên cần phải trang bị thêm những kỹ năng mềm như kỹ

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình, … bằng việc tham gia những hội thảo chuyên đề, workshop, talkshow về khởi nghiệp, thường xuyên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức, mở rộng hơn là các cuộc thi về khởi nghiệp để rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thực tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

1 <sup>Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến </sup><sub>ý định khởi nghiệp của sinh viên </sub> 22 – 23

11 <sup>Bảng 4.9. Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho </sup><sub>thang đo Ý định khởi nghiệp trên Youtube </sub> 51

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

29 Bảng 4.27. Kiểm định sự đồng nhất phương sai biến “ tiepcan” 68

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH </b>

2 <sup>Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định </sup><sub>khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. </sub> 15

4 <sup>Hình 2.4. Mơ hình nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định </sup><sub>khởi nghiệp của sinh viên Trường đại học Nam Cần Thơ. </sub> 17 5

Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Công nghệ thông tin tại thành

<b>DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài </b>

“Khởi nghiệp” khơng cịn là cụm từ xa lạ đối với mỗi cá nhân trong những năm gần đây, việc khởi nghiệp đã trở nên tương đối phổ biến và luôn xuất hiện trong ý nghĩ của mỗi người khi muốn thử thách bản thân. Từ khoảng năm 2017 đến nay, trên đà thế giới phát triển, nền kinh tế Việt Nam cũng có những sự thay đổi rõ rệt. Nền kinh tế dần chuyển mình với xu hướng hội nhập, các chính sách phát triển kinh tế đã góp phần điều chỉnh nền kinh tế thốt khỏi những khuyết điểm trước đó. Bên cạnh đó, việc phát triển nền kinh tế kỹ thuật số cũng như sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội trên thế giới đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của thế giới trở nên nhanh chóng hơn. Tình hình khởi nghiệp ở Việt Nam có xu hướng tăng nhanh rõ rệt. Theo dữ liệu và số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam về sự gia tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký kinh doanh là một trong các điểm sáng kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2021 thì có 44.166 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 627,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% về số doanh nghiệp và tăng 41% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất trong các năm

có phần nào yếu tố khởi nghiệp tác động, nhờ vào việc khởi nghiệp thu hút được đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, nhờ những chính sách nới lỏng và khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đổi mới đã thúc đẩy tính triền phát triển kinh tế ở Việt Nam tăng nhanh.

Những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ số (Digital age) trở nên bùng nổ hơn bao giờ hết, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) chính là làn sóng tiếp theo, có thể là làn sóng mạnh mẽ nhất, làn sóng của chuyển đổi số và trực tuyến. Cuộc CMCN 4.0 này sẽ làm thay đổi cấu trúc và động lực của nhiều ngành cơng nghiệp thơng qua ứng dụng tự động hóa nhiều hơn, hệ thống không gian mạng thực tế - ảo, phân tích dữ liệu lớn, mạng lưới cảm biến, điện tốn đám mây, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật. Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube… đã thu hút ngàn triệu lượt truy cập mỗi ngày. Theo thống kê báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019 “có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017.

Trong thời điểm hiện nay, lúc tình hình dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ, khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn, các hoạt động cũng như việc làm trực tiếp hầu như rất ít người có thể đi làm. Và việc khởi nghiệp trên mạng xã hội đã trở thành phương án hữu hiệu nhất với thời điểm lúc bấy giờ. Tuy nhiên, việc khởi nghiệp trên mạng xã hội sẽ có rất nhiều khó khăn, ví dụ như lựa chọn trang mạng nào để tối ưu hóa lợi nhuận thu về, giảm tối thiểu các rủi ro xung quanh,… Có thể thấy, thành phố Hồ Chí Minh là mơi trường rất dồi dào nguồn lao động, và các bạn trẻ ở đây thường năng động, sáng tạo và dám thử sức của bản thân hơn khi khởi nghiệp và họ cũng có nhiều hiểu sử dụng mạng xã hội để có lợi với bản thân mình nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Có thể thấy lượng truy cập Youtube trải dài qua nhiều độ tuổi, nhưng các bạn ở thế hệ 1998 trở về sau là chiếm phần lớn đối với lượt truy cập mỗi ngày này. Các bạn sinh viên được tiếp nhận được lượng lớn thông tin phát triển, có cuộc sống tốt đẹp hơn thế hệ đi trước nên đã có những nhận thức sớm hơn về thế giới, có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều văn hóa khác nhau, khiến cho suy nghĩ của các bản trở nên sâu sắc hơn. Sinh ra và lớn lên trong thời đại số, cuộc sống của sinh viên đã quá quen thuộc với khái niệm “tự động hóa”, thông qua sự trợ giúp của công nghệ, các thiết bị thơng minh và mạng lưới Internet. Vì lẽ đó, ý định khởi nghiệp của các bạn trẻ sẽ trở nên rõ ràng hơn.

“Vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 77,93 triệu người dùng Internet, đạt tỷ lệ sử dụng Internet là 79,1% trên tổng dân số. Theo phân tích của Kepios, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng thêm 5,3 triệu (+7,3%) so với năm 2022.”<small>1</small> Tính riêng Youtube thì năm 2021 đã có 45 triệu người dùng truy cập vào Youtube hằng ngày và con số này vẫn có xu hướng tăng nhanh, nhất là vào thời điểm dịch bệnh bùng phát, khiến cho nhu cầu xem video ngày càng lớn. Youtube là nền tảng chia sẻ video trực tuyến của Mỹ. Hiện nay, Youtube là trang web được truy cập nhiều thứ hai sau Google Tìm Kiếm (theo xếp hạng của Alexa Internet). Và với lượng truy cập ngày này càng tăng nhanh, Youtube cũng được coi là thị trường “béo bở” đối với rất nhiều người có dự định khởi nghiệp, trong đó chủ yếu là các bạn trẻ.

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng khuyến khích nâng cao tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, đã có những bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nhưng số lượng bài không nhiều. Đó là những bài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi nhỏ như ý định khởi nghiệp của sinh viên trong một trường đại học cụ thể, hoặc là của sinh viên một chun ngành nào cụ thể nào đó mà khơng khái quát được cho cả địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc là đó là những nghiên cứu chung về ý định khởi nghiệp bằng mọi cách thức, chưa có nghiên cứu nào xét đến trường hợp cụ thể là khởi nghiệp trên nền tảng Youtube để phân tích rõ hơn về những yếu tố tác động riêng có đến sinh viên khi có ý định khởi nghiệp trên nền tảng mạng xã hội này.

Vì những lẽ trên, nhóm tác giả nhận thấy tiềm năng của khởi nghiệp cũng như sự thiếu hụt thông tin trên nền tảng mạng xã hội nên đã quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua nền tảng Youtube của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” để từ đó đề ra chính sách giúp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cũng như giúp các bạn trẻ tại TP. Hồ Chí minh có định hướng cụ thể hơn khi bắt đầu khởi nghiệp trên nền tảng Youtube, giảm thiểu các sự cố khơng đáng có và tránh các hướng phát triển không tốt khi khởi nghiệp trên nền tảng này.

<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Cơng trình nghiên cứu khoa học này có 03 mục tiêu cơ bản:

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua nền tảng Youtube của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Từ đó, xác định đâu là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

- Đánh giá tâm lý, nhu cầu của sinh viên, từ đó đưa ra những đề xuất các hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy/nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

<b>1.3. Câu hỏi nghiên cứu </b>

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Những yếu tố nào tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên nền tảng Youtube tại TP.HCM?

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên nền tảng Youtube tại TP.HCM?

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Giải pháp nào nên được đề ra nhằm giúp sinh viên tiếp cận với lý thuyết khởi nghiệp từ đó tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?

<b>1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: </b>

<i><b>1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:</b></i>

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua nền tảng Youtube của sinh viên thế hệ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

<i><b>1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: </b></i>

- Phạm vi về không gian: Khảo sát trên một số trường đại học trên địa bàn thành

<b>phố Hồ Chí Minh </b>

- Phạm vi về thời gian: Thời gian tiến hành khảo sát từ ngày 6/3-30/3/2023. Thời

<b>gian thu thập dữ liệu khảo sát. 1.5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Nghiên cứu sử dụng kết hợp 02 phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định tính: được sử dụng trong nghiên cứu khám phá, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp liên quan và sau đó tiến hành thảo luận, bằng cách phỏng vấn các chuyên gia xin ý kiến và hiệu chỉnh câu hỏi, tiếp theo phát phiếu khảo sát đến các bạn sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi đã được hiệu chính sau khi tham khảo ý kiến chun gia nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, khẳng định và bổ sung thêm những tiêu chí đánh giá, xây dựng bảng câu hỏi và điều chỉnh thang đo phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng: Sau khi nghiên cứu định tính sẽ tiến hành điều chính và

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

bằng cách khảo sát các sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua bảng câu hỏi chính thức đã được thiết kế sẵn. Dữ liệu thu thập được trong q trình phỏng vấn sẽ được mã hóa và làm sạch. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả mẫu, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định Anova. Tất cả các thao tác được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0.

<b>1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu </b>

<i><b>1.6.1. Ý nghĩa về mặt lý thuyết </b></i>

Bài nghiên cứu đóng góp một phần vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, là tài liệu dùng để tham khảo cho sinh viên, học viên trước ngưỡng cửa lựa chọn công việc, sự nghiệp, quyết định khởi nghiệp và các thầy cô tham khảo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trước khi tốt nghiệp, cũng như cung cấp cho các nhà khoa học tài liệu tham khảo cho các định hướng nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này ở nước ta.

<i><b>1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn </b></i>

Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thế, giúp sinh viên có cái nhìn sâu hơn, tồn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của các bạn trẻ ở nền tảng Youtube. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ định hướng, xây dựng nhằm đưa ra cho bản thân những suy nghĩ tích cực dám đương đầu và chấp nhận khó khăn trước mắt để có hướng đi đúng đắn đồng thời nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm khơi dậy tinh thần doanh nhân và nâng cao vai trị đóng góp vào phát triển chung của xã hội ngày một phát triển với thời đại ngày nay.

<b>1.7. Bố cục của đề tài </b>

Kết cấu của bài nghiên cứu khoa học gồm 5 chương:

<i>Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Trình bày, xác định vấn đề và mục </i>

tiêu nghiên cứu. Xác định được câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Từ đó, rút ra được ý nghĩa nghiên cứu và giới thiệu cấu trúc bài nghiên cứu.

<i>Chương 2. Cơ sở lý thuyết, tổng quan tình hình nghiên cứu: Trình bày các khái </i>

niệm, các lý thuyết – học thuyết cho việc nghiên cứu. Giới thiệu tình hình nghiên cứu của đề tài này trước đó ở trong và ngồi nước. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất.

<i>Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu gồm việc </i>

xây dựng thang đo, chọn mẫu, q trình thu nhập dữ liệu,... Sau đó, trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu đã nêu trước đó.

<i>Chương 4. Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả sau khi thu </i>

thập và phân tích dữ liệu thơng qua các kiểm định.

<i>Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Trình bày những kết luận về các yếu tố ảnh </i>

hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên qua nền tảng Youtube của sinh viên trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

địa bàn TP. Hồ Chí Minh và đưa ra giải pháp cho nhà điều hành Youtube và các bạn sinh viên.

<b>Tóm tắt chương I </b>

Trong chương đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã xác định được lý do chọn đề tài; đặt ra mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhóm đã khái quát phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa và giới thiệu cấu trúc cơ bản của bài nghiên cứu. Từ đây, giúp nhóm tác giả hiểu rõ hơn về mục tiêu, hướng đi của cơng trình nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm </b>

<i><b>2.1.1. Youtube </b></i>

YouTube là một nền tảng chia sẻ video trực tuyến của Mỹ có trụ sở chính tại San Bruno, California. Nền tảng này được tạo ra vào tháng 2 năm 2005 bởi ba nhân viên cũ của PayPal — Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim — đã được Google mua lại vào tháng 11 năm 2006 với giá 1,65 tỷ đô la Mỹ và hiện hoạt động như một trong những công ty con của Google. YouTube là trang web được truy cập nhiều thứ hai sau Google Tìm kiếm, theo xếp hạng của Alexa Internet.

Trang web cho phép người dùng tải lên, xem, chia sẻ, thêm vào danh sách phát, báo cáo và nhận xét về video, đăng ký người dùng khác và sử dụng công nghệ WebM, H.264/MPEG-4 AVC và Adobe Flash Player để hiển thị nhiều video đa phương tiện do người dùng và doanh nghiệp tạo ra. Nội dung có sẵn bao gồm video clip, đoạn chương trình truyền hình, video âm nhạc, phim tài liệu ngắn và tài liệu, bản ghi âm, đoạn giới thiệu phim và các nội dung khác như viết blog bằng video, video sáng tạo ngắn và video giáo dục.

<i><b>2.1.2. Sinh viên </b></i>

Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký vào trường hoặc cơ sở giáo dục khác tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó. Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngồi thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trị cơ bản hoặc quyết định.

<i><b>2.1.3. Khởi nghiệp </b></i>

Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình... đều được gọi là khởi nghiệp.

Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình. Qua đó bạn có thể th các nhân viên về làm việc cho bạn và bạn là người quản lý cơng ty, doanh nghiệp của mình. Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra cơng việc, thu nhập cho chính mình mà khơng phải bắt đầu từ việc đi làm thuê. Họ được tự do trong công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại.

Đối với xã hội và nền kinh tế thì các cơng ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm. Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình.

Bằng việc tạo ra lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giữ tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế ở mức an tồn, khởi nghiệp thành cơng gián tiếp góp phần ổn định xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra như trộm cắp, bài bạc, đua xe, ma túy... Khởi nghiệp cũng góp phần giảm áp lực lên nền kinh tế, trợ cấp xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển.

<b>2.3. Tổng quan lý thuyết nền tảng </b>

<i><b>2.3.1. Thuyết hành vi dự định TBP </b></i>

Theo thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi.

Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), lí thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hồn tồn do kiểm sốt lý trí.

Tương tự như lý thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định.

<i>Ba yếu tố quyết định cơ bản trong lý thuyết này là: Thứ nhất, yếu tố cá nhân là </i>

thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của việc thực hiện hành vi.

<i>Thứ hai, về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của áp lực hay sự bắt buộc có tính quy tắc nên được gọi là chuẩn chủ quan; và thứ ba là </i>

yếu tố quyết định về sự tự nhận thức hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005).

Lý thuyết cho thấy tầm quan trọng của thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi. Mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991) được thể hiện qua bảng dưới đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Hình 2.1. Mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen 1991) </b>

<i><b> 2.3.2. Mơ hình sự kiện khởi nghiệp (Krueger và cộng sự, 2000) </b></i>

Mơ hình sự kiện khởi nghiệp (Event Entrepreneur Model – EEM) là lý thuyết về sự kiện khởi nghiệp mà Krueger và cộng sự (2000) đã phát triển dựa vào mơ hình EEM của Shapero và Sokol (1982) và điều chỉnh lại bằng việc đưa ra ba yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, đó là: một là Mong muốn khởi nghiệp; hai là Cảm nhận về tính khả thi; ba là Khuynh hướng hành động. Ý định là một yếu tố dự báo trước và có ý nghĩa về hành vi khởi nghiệp của một người. Về cơ bản, mơ hình khơng có sự thay đổi nhiều so với mơ hình cũ, xu hướng hành động được thay thế cho biến thay đổi trong cuộc sống ở mơ hình của Shapero và Sokol (1982).

<b>2.4. Tình hình nghiên cứu </b>

<i><b>2.4.1. Nghiên cứu trong nước </b></i>

<i>1) Võ Văn Hiền, Lê Hoàng Vân Trang (2020), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. </i>

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh mơ hình và thang đo sơ bộ, hình thành mơ hình và thang đo nghiên cứu chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành để kiểm định độ tin cậy thang đo và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp thơng qua mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: (1) Đặc điểm tính cách, (2) Giáo dục khởi nghiệp, (3) Kinh nghiệm, (4) Nhận thức kiểm soát hành vi và (5) Quy chuẩn chủ quan. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản

Thái độ đối với hành vi

Nhận thức đối với hành

vi

Tiêu chuẩn chủ quan

Ý định hành vi

Hành vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

trị liên quan đến 5 nhân tố ảnh hưởng cũng được đưa ra nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên nhà trường, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai.

Nghiên cứu này được thể hiện qua mơ hình sau:

<b>Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. </b>

Điểm hạn chế của nghiên cứu này là chỉ thực hiện khảo sát trên đối tượng là sinh viên năm cuối mà bỏ qua các đối tượng sinh viên năm nhất hay năm hai, năm ba. Trong tương lai các đề tài nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng khảo sát thêm trên các đối tượng sinh viên này để có sự so sánh, đánh giá khách quan hơn về ý định khởi nghiệp. Thêm vào đó, các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu chỉ giải thích được 55.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa mặc dù mơ hình nghiên cứu là phù hợp nhưng vẫn còn 44.9% thuộc về các nhân tố khác chưa được đề cập trong mơ hình, chẳng hạn như chính sách địa phương.

<i>2) Tác giả Ths. Nguyễn Thị Bích Liên (2020) trong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” </i>

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với sự tham gia của 2 nhóm (1 nhóm cựu sinh viên đã khởi nghiệp năm đầu sau khi tốt nghiệp; 1 nhóm sinh viên năm cuối có ý định khởi nghiệp kinh doanh, mỗi nhóm 10 người), nhằm thẩm định mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên được đề xuất trong hình 1 và thang đo các yếu tố này. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

các khái niệm nghiên cứu; kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu; kiểm định sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố theo các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên.

Nghiên cứu của tác giả thu thập thông tin từ 424 sinh viên thuộc các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã tìm được 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp gồm: (1) Đặc điểm tính cách; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Nhận thức tính khả thi; (4) Nguồn vốn; và (5) Giáo dục khởi nghiệp thơng qua mơ hình nghiên cứu sau:

<b>Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của sinh viên tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh. </b>

Hạn chế của nghiên cứu là chưa kiểm định được mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh. Để kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu, nên sử dụng cơng cụ kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM sẽ cho kết quả nghiên cứu chính xác cao hơn. Hơn nữa, do thời gian thực hiện nghiên cứu tương đối ngắn nên số lượng cỡ mẫu nghiên cứu chưa lớn, do đó tính đại diện cho tổng thể cịn hạn chế. Các nghiên cứu trong tương lai có thể gia tăng cỡ mẫu quan sát cũng như xem xét thêm các yếu tố rào cản cản trở ý định khởi nghiệp kinh doanh.

3) Nhóm tác giả Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, Cao Thị Sen nghiên cứu

<i>“Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường đại học Nam Cần Thơ” (2022). </i>

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp và từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ trong tương lai.

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để xác định mơ hình nghiên cứu và định lượng để xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi với 310 sinh viên năm ba và năm tư của Khoa Kinh tế và Khoa Kiến trúc - Xây dựng và Môi trường. Nghiên cứu được thực hiện thơng qua mơ hình sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Hình 2.4. Mơ hình nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường đại học Nam Cần Thơ. </b>

Kết quả nghiên cứu mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy có 05 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên theo mức độ giảm dần là: đặc điểm tính cách; thái độ đối với hành vi khởi nghiệp; mơi trường giáo dục; nhận thức kiểm sốt hành vi và nguồn vốn. Tuy nhiên, kết quả cũng đã chỉ ra chuẩn chủ quan khơng có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Hạn chế của nghiên cứu này là số lượng cỡ mẫu còn hạn chế khi sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM), khơng so sánh được sự biến đổi từ lúc hình thành ý định đến khi xảy ra hành vi thực tế. Ngồi ra, cịn nhiều nhân tố khác tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chưa được tác giả chỉ ra nên việc bỏ sót yếu tố là điều khó tránh. Hơn nữa, nghiên cứu mới chỉ thực hiện ở 02 Khoa của DNC nên các nghiên cứu trong tương lai cần tăng số cỡ mẫu, khảo sát ở các Khoa khác, đồng thời đưa thêm những nhân tố mới vào mơ hình nghiên cứu.

<i>4) Ngô Thị Mỵ Châu (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Cơng nghệ thơng tin tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, </i>

trường Đại học Ngoại Ngữ Tin Học TP.HCM.

Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành công nghệ thông tin tại TP. Hồ Chí Minh; kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên theo đặc điểm cá nhân và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên ngành Cơng nghệ thơng tin tại TP. Hồ Chí Minh.

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được tiến hành được tiến hành thơng qua thảo luận nhóm nhằm khám phá các ý tưởng, thu thập thêm thông tin; xem xét lại các thang đo; bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi chính thức. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ứng dụng phương pháp nghiên cứu định

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

lượng bằng cách khảo sát 424 sinh viên Công nghệ thông tin năm cuối đang học tại các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Xử lý dữ liệu, kiểm tra độ tin cậy từng thành phần của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mơ hình hồi quy với phần mềm SPSS 20.0.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua mơ hình sau:

<b>Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Công nghệ thông tin tại thành phố Hồ Chí Minh. </b>

Từ đó, nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng cả 06 biến độc lập đều có tác động cùng chiều vào biến phụ thuộc với mức độ tác động theo thứ tự giảm dần như sau: Nhận thức tính khả thi, Mơi trường giáo dục tinh thần khởi nghiệp, Đặc điểm tính cách, Hỗ trợ khởi nghiệp, Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, Tiếp cận tài chính.

Những điểm hạn chế của nghiên cứu là: nghiên cứu chỉ được thực hiện với các đối tượng khảo sát là sinh viên công nghệ thông tin tại một số trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, chưa thể đại diện cho sinh viên CNTT toàn TP.HCM. Hơn nữa, nghiên cứu này chỉ giải thích được 74,3% sự biến thiên của Ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin bởi sự biến thiên của 06 biến độc lập. Như vậy, vẫn còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Công nghệ thông tin tại TP. Hồ Chí Minh chưa được đưa vào mơ hình nghiên cứu.

<i>5) Nguyễn Thị Liễu Điền, Nguyễn Xuân Trường, Ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh online của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh, </i>

Tạp chí nghiên cứu Tài chính-Marketing số 50, 04/2019.

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đến quyết định kinh doanh online của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó giúp cho sinh viên có định hướng đúng đắn trước khi quyết định khởi nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp giữa định tính và định lượng thơng qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Từ mơ hình đề xuất, áp dụng phương pháp hỗn hợp, thực hiện hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức để kiểm định mơ hình và các giả thuyết.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm: (1) Chuẩn chủ quan, (2) Thông tin về kinh doanh online trên Internet, (3) Mong đợi lợi ích từ khởi nghiệp kinh doanh online, (4) Xu hướng công nghệ, (5) Nền tảng kiến thức về công nghệ 4.0, (6) Trải nghiệm công nghệ 4.0, (7) Sự tự tin khi khởi nghiệp kinh doanh online, (8) Ý định khởi nghiệp kinh doanh online. Trong đó, biến độc lập là các biến Chuẩn chủ quan, Thông tin về kinh doanh online trên Internet, Xu hướng công nghệ, Nền tảng kiến thức về công nghệ 4.0, Trải nghiệm công nghệ 4.0. Biến trung gian là: Mong đợi lợi ích từ kinh doanh online, Sự tự tin khi kinh doanh online, Ý định kinh doanh online. Biến phụ thuộc là Quyết định kinh doanh online.

<b>Hình 2.6. Mơ hình nghiên cứu Ảnh hưởng của cơng nghệ 4.0 đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh online của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh. </b>

Kết quả nghiên cứu cho thấy các trọng số đều mang dấu dương, điều này có ý nghĩa như sau: Chuẩn chủ quan có mối tương quan đồng biến với Mong đợi khi khởi nghiệp kinh doanh online; Thơng tin về kinh doanh online có mối tương quan đồng biến với Mong đợi khi khởi nghiệp kinh doanh online. Xu hướng cơng nghệ 4.0 có mối quan hệ đồng biến với Sự tự tin khi khởi nghiệp kinh doanh online; Nền tảng kiến thức về cơng nghệ 4.0 có mối quan hệ đồng biến với Sự tự tin khi khởi nghiệp kinh doanh online; Trải nghiệm cơng nghệ có mối tương quan đồng biến với Sự tự tin khi khởi nghiệp kinh doanh online. Mong đợi khi khởi nghiệp kinh doanh online có mối tương quan đồng biến với Ý định khởi nghiệp kinh doanh online; Sự tự tin khi khởi nghiệp kinh doanh online có mối tương quan đồng biến với Ý định khởi nghiệp kinh doanh online. Ý định khởi nghiệp kinh doanh online có mối tương quan đồng biến với Quyết định khởi nghiệp kinh doanh online của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i><b>2.4.2. Nghiên cứu nước ngoài </b></i>

<i>1) Ambad và Damit (2016), Các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh </i>

<i><b>viên tại Malaysia. </b></i>

Mục đích của nghiên cứu là thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Malaysia thông qua 351 sinh viên đại học đến từ trường Đại học cộng đồng Malaysia. Từ kết quả nghiên cứu đã cho thấy, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, đó là: thái độ cá nhân, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Trong đó, thái độ cá nhân là yếu tố quan trọng nhất. Hạn chế của nghiên cứu là kích thước mẫu chỉ bao gồm một trường đại học ở Malaysia, kết quả này có thể không đại diện cho cho toàn bộ sinh viên đại học tại Malaysia.

<i>2) Factors related to the intention of starting a new business in El Salvador, Linda </i>

LinChin Lin, Ana Vanessa Peña, Cheng-Nan Chen (2017).

Nghiên cứu này lấp đầy khoảng trống giữa hiểu biết về doanh nhân và tinh thần kinh doanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như El Salvador. và cung cấp các giải pháp cũng như gợi ý cho sinh viên quản trị kinh doanh và những người quan tâm đến việc trở thành doanh nhân tương lai. Mẫu được lấy từ 225 sinh viên của nhiều trường học, học viện, trường đại học, tổ chức từ El Salvador. Kết quả nghiên cứu cho thấy lối sống và năng khiếu kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với nhận thức về cơ hội, năng lực nhận thức, ý định khởi nghiệp và có mối quan hệ ngược chiều với tâm lý sợ thất bại. Cơ hội nhận thức và khả năng nhận thức có liên quan đến ý định bắt đầu kinh doanh mới ở El Salvador. Các biến độc lập trong nghiên cứu: chuẩn mực văn hóa và xã hội, lối sống, năng khiếu kinh doanh, cơ hội nhận thức, năng lực nhận thức và nỗi sợ thất bại và cuối cùng là ý định khởi nghiệp.

<i>3) Nghiên cứu của Sabah (2016) về “Ý định kinh doanh” được thực hiện thông </i>

qua việc khảo sát 528 sinh viên ngành Quản trị kinh doanh (232 nam và 296 nữ) từ ba thành phố có nền kinh tế phát triển nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ đó là Istanbul, Ankara và Izmir. Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) được sử dụng để xây dựng mơ hình nghiên cứu. Qua nghiên cứu cho thấy có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đó là thái độ đối với hành vi, nhận thức kiểm soát hành vi và quy chuẩn chủ quan. Từ kết quả cho thấy các yếu tố trên đều có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu tác giả nhận thấy nên bổ sung yếu tố kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó vì nó có mối quan hệ nhân quả giữa ý định khởi nghiệp và hành vi. Thêm vào đó, việc nghiên cứu trong phạm vi không gian nhỏ và ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa nên việc nghiên cứu tượng tự với các mẫu sinh viên tại các quốc gia khác nhau sẽ có kết quả khác nhau.

4) Wong, Poh Kam và Ho, Yuen Ping Ping và Low, Pei Chin (2014) nghiên cứu:

<i>Các chương trình khởi nghiệp ở trường đại học có ảnh hưởng đến hành vi khởi nghiệp của sinh viên không? </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Bài nghiên cứu nghiên cứu thực nghiệm mối liên hệ giữa các chương trình giáo dục khởi nghiệp của sinh viên, đặc biệt tập trung vào các sự khác biệt giữa giáo dục dựa trên trải nghiệm và giáo dục trên lớp học. Bằng việc sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát 836 sinh viên tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), tác giả sử dụng các mơ hình hồi quy tuyến tính để kiểm tra khơng chỉ tác động trực tiếp của việc tham gia chương trình giáo dục khởi nghiệp đối với sự tham gia của doanh nhân mà còn cả tác động tương tác có thể có của nó với một số cấu trúc tâm lý được vẽ từ Lý thuyết hành vi có kế hoạch.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc tham gia vào các chương trình khởi nghiệp của trường đại học, đặc biệt là các chương trình học tập trải nghiệm, có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến sự tham gia khởi nghiệp của sinh viên. Hơn nữa, tác động của việc tham gia chương trình được điều chỉnh đáng kể bởi thái độ và nhận thức của sinh viên. Những phát hiện này có ý nghĩa thực tế quan trọng đối với các trường đại học trong việc thiết kế các chương trình khởi nghiệp trong khn viên trường. Nghiên cứu ủng hộ lời kêu gọi hướng tới các chương trình trải nghiệm thực hành như một cách hiệu quả hơn để các tổ chức giáo dục tác động đến hành vi kinh doanh của sinh viên và khuyến khích hoạt động tạo doanh nghiệp trong khn viên trường.

Hạn chế của nghiên cứu là phương pháp phân tích của tác giả bị hạn chế bởi sinh viên có thiên hướng về ý định kinh doanh khởi nghiệp trước khi tham gia vào các chương trình khởi nghiệp.

<i> 5) What Factors Affect the Entrepreneurial Intention to Start-Ups? The Role of Entrepreneurial Skills, Propensity to Take Risks, and Innovativeness in Open Business Models, Muhammad Farrukh Shahzad (2021). </i>

Nghiên cứu này xác định tác động của động lực bản thân, sự hỗ trợ của gia đình, ảnh hưởng của bạn bè, và hỗ trợ thể chế về ý định kinh doanh thông qua các kỹ năng kinh doanh, xu hướng chấp nhận rủi ro và tính đổi mới. Thơng qua dữ liệu được thu thập từ 416 sinh viên kinh doanh từ sáu trường đại học khu vực công và tư nhân ở Pakistan. Kết quả cho thấy động lực bản thân, sự hỗ trợ của gia đình, ảnh hưởng của bạn bè và sự hỗ trợ của thể chế ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến ý định khởi nghiệp. Vai trò trung gian của các kỹ năng kinh doanh, xu hướng chấp nhận rủi ro và tính đổi mới cũng làm tăng ý định kinh doanh của những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp. Hạn chế của nghiên cứu: Dữ liệu chỉ được lấy từ các sinh viên nghiên cứu kinh doanh. Hạn chế thứ hai của nghiên cứu là khung thời gian trong nghiên cứu cắt ngang, nơi dữ liệu được thu thập tại chỉ một thời điểm. Thứ ba, nghiên cứu này tiến hành phân tích so sánh giữa các loại khác nhau về giới tính và giáo dục từ các trường đại học hàng đầu ở Lahore bởi bảng xếp hạng HEC. Do đó, đối với các nghiên cứu trong tương lai, các nhà nghiên cứu nên mở rộng số lượng các trường đại học ở cấp độ Punjab hoặc Pakistan để phân tích ý định kinh doanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>2.5. Đề xuất mơ hình nghiên cứu </b>

<i><b>2.5.1. Mơ hình đề xuất </b></i>

Từ các nghiên cứu trước đây, các công trình nghiên cứu trong và nước đã cho thấy rằng, các yếu tố cá nhân và mơi trường có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Theo Ths Nguyễn Thị Bích Liên (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành), thì đặc điểm tính cách, chuẩn chủ quan, nhân thức tính khả thi, nguồn vốn, giáo dục khởi nghiệp hay giới tính là những yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại địa bàn tp HCM. Trong đó yếu tố nguồn vốn được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất vì thực tế cho thấy rằng, việc sinh viên sau khi ra trường gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, chưa dám mạnh dạn vay vốn để khởi nghiệp nên yếu tố về nguồn vốn ảnh hưởng sâu sắc đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Hay trong bài nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Cơng nghệ Cần Thơ đã cho thấy có 7 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: đặc điểm tính cách, thái độ cá nhân, nhận thức và thái độ; giáo dục khởi nghiệp, nhận thức điều khiển hành vi, quy chuẩn và thái độ và quy chuẩn chủ quan… Các nghiên cứu trước đây đều chỉ rõ các nhân tố đã tác động như thế nào đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tuy nhiên các vấn đề nghiên cứu trước đây khơng chỉ gói gọn trong mơ hình nghiên cứu cụ thể mà nó trải rộng khắp các lĩnh vực đời sống xã hội. Và mỗi nghiên cứu cũng đã cho thấy hướng tiếp cận cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là không giống nhau.

Sau khi tiến hành tìm kiếm tài liệu trong và ngồi nước, nhóm tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trên nền tảng Youtube của sinh viên trên địa bàn TP. HCM thông qua các yếu tố: (1) Thái độ đối với hành vi; (2) Quy chuẩn chủ quan; (3) Nhận thức kiểm soát hành vi; (4) Giáo dục khởi nghiệp; (5) Đặc điểm tính cách; (6) Nguồn vốn; (7) Nhận thức tính khả thi; (8) Kinh nghiệm.

<b>Tóm tắt các cơng trình nghiên cứu có liên quan </b>

<b>Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên </b>

Võ Văn Hiền, Lê Hoàng Vân Trang (2020)

Nguyễn Thị Bích Liên (2020)

Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, Cao Thị Sen (2022)

Ngô Thị Mỵ Châu (2018)

Nguyễn Thị Liễu Điền, Nguyễn Xuân Trường (2019)

Ambad và Damit (2016)

Linda LinChin Lin,Ana Vanessa Peña,Cheng-Nan Chen. (2017)

Sabah (2016)

Wong, Poh Kam và Ho, Yuen Ping Ping và Low, Pei Chin (2014)

Muhammad Farrukh Shahzad (2021)

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Nhận thức kiểm soát hành vi

Giáo dục khởi nghiệp

Đặc điểm tính cách

Nguồn vốn

Nhận thức tính khả thi

Kinh nghiệm

<i>Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo của nhóm tác giả. </i>

<b>Hình 2.7. Mơ hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trên nền tảng Youtube của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng </i>

<i><b>2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất </b></i>

Từ các nghiên cứu, lý thuyết đã trình bày ở trên, nhóm tác giả nhận thấy và đưa ra giả thuyết như sau:

H1: Yếu tố Thái độ đối với hành vi ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua Youtube của sinh viên.

H2: Yếu tố Quy chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua Youtube của sinh viên.

H3: Yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua Youtube của sinh viên.

H4: Yếu tố Giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua Youtube của sinh viên.

H5: Yếu tố Đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua Youtube của sinh viên.

H6: Yếu tố Nguồn vốn ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua Youtube của sinh viên. H7: Yếu tố Nhận thức tính khả thi ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua Youtube của sinh viên.

H8: Yếu tố Kinh nghiệm ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua Youtube của sinh viên. Quy chuẩn chủ quan

Nhận thức kiểm sốt hành viGiáo dục khởi nghiệp

Đặc điểm tính cáchNguồn vốn

Nhận thức tính khả thiKinh nghiệm

Thái độ đối với hành vi

Ý định khởi nghiệp qua nền tảng Youtube của sinh viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>a. Thái độ đối với hành vi </i>

Thái độ là sự thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động về những sự vật hiện tượng và con người bằng những đánh giá, nhận xét có giá trị bao gồm về sự nhận thức, ảnh hưởng và hành vi. Dựa trên lý thuyết hành vi của Ajzen (1991) định nghĩa thì thái độ đối với hành vi là nhận thức về nhu cầu cá nhân đối với việc thực hiện hành vi, giúp cá nhân đánh giá hành vi được thực hiện là có lợi hay khơng có lợi. Trong bài nghiên cứu này, hành vi được đề cập là hành vi khởi nghiệp. Trong các bài nghiên cứu trước đây, trong mơ hình nghiên cứu các tác giả như Ngô Thị Mỵ Châu (2018), Võ Văn Hiền, Lê Hoàng Vân Trang (2020), Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, Cao Thị Sen (2022), hay Ambad và Damit (2016), Sabah (2016) đều chỉ ra rằng thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong các bài nghiên cứu của họ. Do đó, nhóm tác giả nhận thấy yếu tố thái độ đối hành vi sẽ phần nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trên nền tảng Youtube của sinh viên trên địa bàn Tp. HCM và đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H1: Yếu tố thái độ đối với hành vi ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

<i>b. Quy chuẩn chủ quan </i>

Theo Ajzen (1991), chuẩn chủ quan là nhận thức về sự ảnh hưởng từ phía cộng đồng xã hội được định nghĩa là nhận thức về áp lực xã hội đến việc thực hiện hay không thực hiện hành vi. Là sự ảnh hưởng của những người quan trọng và gần gũi (gia đình, người thân, bạn bè, …) có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi của cá nhân đó. Cụ thể trong bài nghiên cứu này, quy chuẩn chủ quan sẽ ảnh hưởng đến việc cá nhân sẽ quyết định thực hiện hay không thực hiện hành vi khởi nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu của Võ Văn Hiền, Lê Hoàng Vân Trang (2020) cho rằng nếu sinh viên nhận được nhiều sự ủng hộ từ gia đình, người thân, bạn bè hay những người quan trọng khác thì ý định khởi nghiệp của sinh viên sẽ tăng lên. Điều đó có nghĩa là quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp. Quy chuẩn chủ quan là yếu tố quan trọng để sinh viên đưa ra quyết định khởi nghiệp theo Nguyễn Thị Bích Liên (2020), Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, Cao Thị Sen (2022). Hơn thế nữa, Ambad và Damit (2016) và Sabah (2016) cũng cho rằng quy chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Do đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H2: Yếu tố quy chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

<i>c. Nhận thức kiểm soát hành vi </i>

Ajzen (1991) cho rằng, nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là quan niệm của cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi; có thể bị kiểm sốt, hạn chế hay khơng khi thực hiện hành vi. Nó có thể được đánh giá thơng qua cảm nhận của cá nhân về khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp, khả năng thành công từ những kiến thức hay kinh nghiệm cá nhân hay khả năng tiếp cận

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

thông tin để làm cho việc khởi nghiệp trở khả thi và dễ dàng hơn. Theo nghiên cứu của Võ Văn Hiền, Lê Hoàng Vân Trang (2020), từ kết quả phân tích thể hiện nhận thức kiểm sốt hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp, nếu nhân thức kiểm sốt hành vi tăng thì ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng tăng theo. Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022) cũng cho rằng thái độ đối với hành vi khởi nghiệp là nhân tố có mức tác động mạnh đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước đó của Wong, Poh Kam và Ho, Yuen Ping Ping và Low, Pei Chin (2014), Ambad và Damit (2016) hay Sabah (2016). Từ những lập luận trên, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H3: Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

<i>d. Giáo dục khởi nghiệp </i>

Giáo dục khởi nghiệp là giáo dục cho người học có được nhận thức và một số kiến thức thực tế về cơ hội, thách thức, quy trình, đặc điểm, tính cách và kỹ năng cần thiết đối với người làm kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp. Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định giáo dục khởi nghiệp sẽ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nếu sinh viên càng nhận được nhiều sự giáo dục về khởi nghiệp tại trường đại học thì ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng sẽ tăng lên (Võ Văn Điền, Lê Hoàng Vân Trang (2020)). Giáo dục khởi nghiệp là nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, được xem là nhân tố quan trọng hình thành nên tư duy lập nghiệp và khơi dậy lòng ham muốn kinh doanh của sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường (Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022)). Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wong, Poh Kam và Ho, Yuen Ping Ping và Low, Pei Chin (2014). Và thực tế cho thấy, việc các trường đại học chú trọng hay gia tăng các học phần liên quan đến kiến thức khởi nghiệp nhằm gia tăng kiến thức và trang bị kỹ năng cần thiết về khởi nghiệp cho sinh viên hay quan tâm đến việc phát triển những ý tưởng kinh doanh sáng tạo trong sinh viên, tổ chức những sân chơi cho các Startup trẻ đã góp phần gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên và định hướng thái độ đúng đắn cho sinh viên về khởi nghiệp. Chính vì vậy, nhóm tác giả đề ra giả thuyết:

Giả thuyết H4: Yếu tố giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

<i>e. Đặc điểm tính cách </i>

Tính cách là tính chất, đặc điểm nội tâm của con người, từ đó dẫn tới suy nghĩ, cảm xúc, hành động và lời nói hay cịn được định nghĩa là bao hàm tâm trạng, thái độ, ý kiến và được thể hiện rõ ràng nhất trong các tương tác với người khác. Đặc điểm tính cách đc xem xét trên phương diện của tính cách chủ động, rất cần có của người muốn khởi nghiệp kinh doanh, đây là nhân tố có mức độ tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp so với các nhân tố cịn lại (Võ Văn Hiền, Lê Hồng Vân Trang (2020)). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022) cũng cho rằng đặc điểm tính cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

là nhân tố có mức ảnh hưởng quan trọng nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Hơn thế nữa, theo kết quả nghiên cứu của Ngơ Thị Mỵ Châu (2018), Nguyễn Thị Bích Liên (2020), cũng chỉ ra rằng đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Vì vậy, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H5: Yếu tố đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

<i>f. Nguồn vốn </i>

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thơng qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản đó. Có thể nói, nguồn vốn đóng vai trị quan trọng trong suốt q trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hay đối với sinh viên, khi bắt đầu khởi nghiệp, các sinh viên đều phải đối mặt với vấn đề huy động nguồn vốn để đầu tư cho ý tưởng của mình. Nếu tiếp cận nguồn vốn dễ dàng sẽ làm tăng cơ hội khởi nghiệp cho sinh viên và ngược lại. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Định và cộng sự (2022) cho rằng nguồn vốn là yếu tố ít quan trọng ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Bởi vì, cơng ty khởi nghiệp thì khơng nhất thiết cần nhiều vốn, họ có thể kêu gọi nguồn tài trợ thơng qua từng dự án cơng việc. Cịn theo kết quả nghiên cứu của Ngơ Thị Bích Liên 2020), xếp theo thứ tự mức độ quan trọng thì nguồn vốn đóng vai trị quan trọng thứ hai sau giáo dục khởi nghiệp, có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Thực tế cũng cho thấy, nếu sinh viên có nguồn vốn thì họ sẽ tự tin hơn trong việc ra quyết định khởi nghiệp hơn là những sinh viên có ý tưởng nhưng lại chưa có nguồn vốn để hiện thực hóa ý tưởng của mình. Nguồn vốn ở đây có thể đến từ sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, từ sự vay mượn, tự cá nhân tiết kiệm hoặc các nguồn hỗ trợ khác. Từ những lập luận trên, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H6: Yếu tố nguồn vốn ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

<i>g. Nhận thức tính khả thi </i>

Theo Ajzen (2006) định nghĩa nhận thức tính khả thi là mức độ cá nhân nhận thức độ dễ dàng hay khó khăn; có bị kiểm sốt, hạn chế hay khơng khi thực hiện hành vi, là mức độ tự tin của một cá nhân về khả năng thực hiện các hành vi. Trong bài nghiên cứu của Ngô Thị Mỵ Châu (2018) cho rằng Nhận thức tính khả thi là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Theo đó, ý định khởi nghiệp sẽ giảm sút khi ý định đó được nhìn nhận là thiếu tính khả thi. Tính khả thi sẽ mang lại hy vọng cho ý tưởng của cá nhân thực hiện hành vi, làm tăng quyết tâm biến ý tưởng đó thành hiện thực. Hay trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên cũng chỉ ra yếu tố nhận thức tính khả thi có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Vì vậy, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H7: Yếu tố nhận thức tính khả thi ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>h. Kinh nghiệm </i>

Kinh nghiệm được cho là trải nghiệm của một người về một sự vật, sự việc nào đó, để qua đó họ rút ra được bài học cho bản thân để có cho mình cái nhìn nhận đúng và cách làm phù hợp cho việc mà họ đang hướng tới. Trong phạm vi bài nghiên cứu, kinh nghiệm ở đây, cụ thể là kinh nghiệm làm việc hay khởi nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ kinh nghiệm đã trải qua của bản thân, họ biến kinh nghiệm thành cơ hội, thể hiện sự tự tin vào năng lực của mình và khả năng thành công trong khởi nghiệp hơn là những cá nhân chưa có kinh nghiệm. Theo nhóm tác giả Võ Văn Hiền, Lê Hoàng Vân Trang (2020) kết luận rằng những sinh viên nào đã từng trải nghiệm với các hoạt động kinh doanh như bán hàng, quản lý lớp hay câu lạc bộ,.. tại trường đại học thì ý định khởi nghiệp của họ sẽ càng mạnh mẽ. Qua đó cho thấy kinh nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ những lập luận trên, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H8: Kinh nghiệm ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

<b>Tóm tắt chương II </b>

Ở chương 2 nhóm tác giả đã trình bày các khái niệm, định nghĩa của nghiên cứu và các lý thuyết liên quan. Tiếp đến là nêu tóm tắt các nghiên cứu trước đây liên quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên của những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó, nhóm tác giả tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm 8 yếu tố và biến phụ thuộc là Ý định khởi nghiệp qua nền tảng Youtube của sinh viên trên địa bàn TP.HCM: (1) Thái độ đối với hành vi; (2) Quy chuẩn chủ quan; (3) Nhận thức kiểm soát hành vi; (4) Giáo dục khởi nghiệp; (5) Đặc điểm tính cách; (6) Nguồn vốn; (7) Nhận thức tính khả thi; (8) Kinh nghiệm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu và thu thập dữ liệu </b>

<i><b>3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu </b></i>

Dữ liệu nghiên cứu thu thập là dữ liệu sơ cấp. Nhóm tác giả sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát online sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sau đó sử dụng phương pháp định lượng để phân tích kết quả đã thu thập được.

<i><b>3.1.2. Mẫu nghiên cứu </b></i>

Mẫu nghiên cứu bao gồm các sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm tác giả xác định kích thước mẫu (Sample size) theo 02 công thức:

<i>Công thức 1: Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của </i>

phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). n= 5 x m

Trong đó: n là số mẫu cần khảo sát, m là số lượng câu hỏi trong bảng khảo sát.

<i>Công thức 2: Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa trên hồi quy đa </i>

biến.

n= 50+ 8 x m

Trong đó: n là số mẫu cần khảo sát, m là số nhân tố độc lập.

Dựa theo 2 cơng thức trên, nhóm tác giả lựa chọn khảo sát với kích thước mẫu là 200 mẫu để kết quả nghiên cứu được chính xác.

<i><b>3.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu </b></i>

Đối tượng thu thập dữ liệu là sinh viên đang học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng khảo sát sẽ được gửi trực tuyến thông qua mạng xã hội Facebook của các thành viên trong nhóm nghiên cứu. Câu trả lời sẽ được cập nhật và thống kê dưới trang tính trực tuyến một cách thường xuyên cho đến khi đạt số lượng mẫu cần thiết cho nghiên cứu.

Bảng khảo sát chính thức được nhóm nghiên cứu thiết kế dưới hình thức form khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Form.

<i><b>3.1.4. Quy trình khảo sát </b></i>

Quy trình khảo sát được tiến hành thông qua 5 bước. Đây là một giai đoạn quan trọng nhất mà từ những số liệu khảo sát, nhóm tác giả mới có thể tiến hành tổng hợp, xử lý và đi đến kết luận của đề tài.

<i>Giai đoạn 1: Xây dựng bảng khảo sát câu hỏi </i>

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên trong quá trình khởi nghiệp trên nền tảng Youtube, nhóm tác giả xây dựng ra các câu hỏi tương đồng với các biến đo lường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Khi xây dựng bảng câu hỏi, nhóm tác giả đã tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, các anh chị đã có kinh nghiệm.

Điều chỉnh phù hợp và hoàn thiện bảng khảo sát.

<i>Giai đoạn 2: Chọn mẫu khảo sát </i>

Để có thể thu thập được thơng tin có giá trị tương đối nhất, nhóm tác giả đã xác định quy mô của mẫu (số người tham gia khảo sát) là 212.

Không gian mẫu của khảo sát được khảo sát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Về đối tượng khảo sát là sinh viên đã, đang và sẽ có ý định khởi nghiệp trên nền tảng Youtube không giới hạn độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,...

<i>Giai đoạn 3: Thực hiện khảo sát </i>

Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua hình thức trực tuyến (online).

<i>Giai đoạn 4: Tổng hợp khảo sát </i>

Tổng số lượng khảo sát thu thập được là: 284.

<i>Giai đoạn 5: Xử lý và phân tích dữ liệu thơng qua phần mềm SPSS </i>

Tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu, đánh giá các số liệu liên quan cũng như các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên nền tảng Youtube tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

<b>3.2 Mơ hình nghiên cứu </b>

<i><b>3.2.1. Xây dựng thang đo </b></i>

<i>a. Thang đo định danh </i>

Thang đo biểu danh là thang đo sử dụng các con số hoặc ký tự đánh dấu để phân loại đối tượng hoặc sử dụng như ký hiệu đề phân biệt và nhận dạng đối tượng. Các con số ở đây chỉ mang tính chất mà hóa. Thang đo định danh được sử dụng như là biến giả (dummy variable) trong thống kê và phân tích hồi quy.

Thang đo này thường được sử dụng cho những câu hỏi mang tính thu thập thơng tin như giới tính, trường đang theo học, …

<i>b. Thang đo thứ bậc </i>

Thang đo thứ bậc là loại thang đo dùng các con số để định nghĩa thuộc tính dữ liệu và có sự sắp xếp về thứ bậc hay sự hơn kém của các thuộc tính nhưng khơng chỉ ra mức độ chênh lệch giữa chúng.

<i>c. Thang đo Likert </i>

Thang đo Likert được sử dụng dựa trên các câu trả lời với 05 mức độ hài lòng/đồng ý tăng dần tương ứng với từng câu hỏi. Thang đo Likert được sử dụng để nghiên cứu về ý kiến, hành vi và nhận thức của một nhóm đối tượng xác định về các vấn đề được đưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

ra. Cụ thể, người nghiên cứu sẽ đưa ra một câu hỏi, và đi kèm theo một loạt lựa chọn được phân bổ theo mức độ đồng ý của đối tượng.

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ lựa chọn số 1 nghĩa là hồn tồn khơng đồng ý với phát biểu đến lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu.

Các mức độ thang đo cụ thể như sau:

<b>Bảng 3.1. Thang đo Likert 5 mức độ </b>

Hoàn toàn không đồng ý

đồng ý

<i><b>3.2.2. Các biến và thang đo </b></i>

Các biến trong mơ hình được sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5. Thang đo trong bài nguyên cứu này được triển khai dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên và mơ hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua nền tảng Youtube của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Có 8 nhóm yếu tố được nghiên cứu là Giáo dục khởi nghiệp, Quy chuẩn chủ quan, Thái độ đối với hành vi, Nhận thức kiểm soát hành vi, Kinh nghiệm, Đặc điểm tính cách, Nguồn vốn, Nhận thức tính khả thi.

Với 8 thang đo chính thức cho 8 mơ hình được sử dụng trong phiếu điều tra với các biến quan sát. Thang đo được sử dụng trong phiếu điều tra để đo lường các biến được thể hiện như sau:

<i>a. Xây dựng thang đo về yếu tố giáo dục khởi nghiệp </i>

Thang đo “giáo dục khởi nghiệp” gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ GDKN1 đến GDKN4.

<b>GDKN1 </b> <sup>Tại trường đại học, anh/chị được cung cấp </sup>những kiến thức cần thiết về khởi nghiệp trên youtube

Võ Văn HiềnLê HoàngVân Trang

<b>GDKN4 </b> <sup>Tại trường đại học, anh/chị được khuyến </sup><sub>khích tham gia cuộc thi “khởi nghiệp” </sub>

<i>Nguồn: Nhóm tác giả dựa vào nghiên cứu trước và điều chỉnh </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>b. Xây dựng thang đo về yếu tố quy chuẩn chủ quan </i>

Thang đo “Quy chuẩn chủ quan” gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ QC1 đến QC4.

<b>MÃ </b>

Võ Văn Hiền Lê Hoàng Vân Trang

(2020)

bạn

Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, Cao Thị Sen

kinh doanh

Youtube nổi tiếng/có sức ảnh hưởng

phát triển bản thân

<i>Nguồn: Nhóm tác giả dựa vào nghiên cứu trước và điều chỉnh d. Xây dựng thang đo về yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi </i>

Thang đo “nhận thức kiểm soát hành vi” gồm 05 biến quan sát được mã hóa từ KS1 đến KS5.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>MÃ </b>

Võ Văn Hiền Lê Hoàng Vân Trang

(2020)

nền tảng youtube

doanh trên nền tảng youtube

một kênh youtube mới

doanh

Võ Văn Hiền Lê Hoàng Vân Trang

(2020)

cán bộ Đoàn,...)

doanh trong hoặc ngoài nhà trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>f. Xây dựng thang đo về yếu tố đặc điểm tính cách </i>

Thang đo “ đặc điểm tính cách” gồm 05 biến quan sát được mã hóa từ DDTC1 đến DDTC5.

<b>MÃ </b>

<b>DDTC1 Tơi khao khát có một địa vị cao trong xã hội </b>

ThS. Nguyễn Thị Bích

Liên

<b>DDTC2 Tơi muốn được mọi người tôn trọng và biết đến DDTC3 Tơi ln thích trải nghiệm những cái mới DDTC4 Tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh DDTC5 Tơi tự tin có đủ kỹ năng và khả năng để khởi nghiệp </b>

<i>Nguồn: Nhóm tác giả dựa vào nghiên cứu trước và điều chỉnh g. Xây dựng thang đo về yếu tố Nguồn vốn</i>

Thang đo “nguồn vốn” gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ NV1 đến NV4.

Văn Định, Lê Thị Mai

Hương, Cao Thị

tôi

Nguyễn Văn Định,

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>NTTKT2 Tin rằng hồn tồn có thể tự kinh doanh trong tương lai Lê Thị Mai </b>

Hương, Cao Thị

Trần Thị Ngọc Lan,

Nguyễn Xuân Quyết

của mình

<i>Nguồn: Nhóm tác giả dựa vào nghiên cứu trước và điều chỉnh </i>

<b>3.3. Phương pháp nghiên cứu </b>

Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

<i><b>3.3.1. Phương pháp định tính </b></i>

Nhóm tác giả tiến hành thảo luận và tham khảo ý kiến từ giảng viên bộ môn Quản trị kinh doanh và thống nhất đưa vào mơ hình 08 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua nền tảng Youtube của sinh viên là Thái độ đối với hành vi, Quy chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục khởi nghiệp, Đặc điểm tính cách, Nguồn vốn, Kinh nghiệm, Nhận thức tính khả thi. Từ các yếu tố đó, tiến hành xây dựng thang đo, hồn thành bảng câu hỏi sơ bộ.

<i><b>3.3.2. Phương pháp định lượng </b></i>

Nhóm tác giả tiến hành khảo sát 287 (số lượng) sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ bộ kết quả thu được từ bài khảo sát, tác giả sẽ thực hiện tổng hợp thống kê, xử lý dữ liệu và kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mơ hình hồi quy với phần mềm SPSS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Tóm tắt Chương III </b>

Trong chương III, nhóm tác giả đã đưa ra quy trình khảo sát, dữ liệu và mẫu dữ liệu, mô tả các biến và thang đo. Từ đó, nhóm đưa ra phương pháp nghiên cứu và với pháp định tính, phương pháp định lượng thì nhóm nghiên cứu sẽ kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian khảo sát, nhóm tác giả đã thu được 212 mẫu khảo sát hợp lệ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN </b>

Chương III đã trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp và kết quả nghiên cứu định tính và cỡ mẫu thích hợp cho phân tích. Chương IV sẽ trình bày kết quả nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích

<b>nhân tố khám phá EFA, nhân tố khẳng định CFA. 4.1 Kết quả nghiên cứu </b>

<i><b>4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu </b></i>

Tổng số bảng khảo sát được phát ra là 287, số thu về là 284. Trong đó có 72 phiếu không hợp lệ do không thuộc phạm vi khảo sát và khơng có ý định sử dụng Youtube như 1 công cụ kiếm tiền . Kết quả là 212 bảng khảo sát hợp lệ. Dữ liệu được nhập, mã

<b>hóa, làm sạch và phân tích thơng qua phần mềm SPSS 20.0. </b>

Thống kê mô tả các biến nhân khẩu học của đối tượng tham gia khảo sát và được

<b>tóm tắt trong bảng 4.1. như sau: </b>

Về giới tính: trong số 212 phiếu khảo sát hợp lệ, có 84 người là nam, chiếm tỉ lệ 39.6%, còn lại là 108 nữ, chiếm tỉ lệ 50.9%, có 20 người là giới tính khác, chiếm tỉ lệ

<b>9.4% </b>

Về năm học: trong số 212 phiếu khảo sát hợp lệ có 19 sinh viên năm 1, chiếm tỉ lệ 9%; sinh viên năm 2 là 24 sinh viên, chiếm tỉ lệ 11.3%; sinh viên năm 3 là 99 sinh viên, chiếm tỉ lệ 46.7%; sinh viên năm 4 là 54 sinh viên, chiếm tỉ lệ 25.5%; sinh viên

<b>năm 5 là 8 sinh viên, chiếm tỉ lệ 3.8%; sinh viên năm 6 là 8 sinh viên, chiếm tỉ lệ 3.8% </b>

Về độ tuổi tiếp cận: trong số 212 phiếu khảo sát hợp lệ có 13 sinh viên tiếp cận youtube ở độ tuổi dưới 5 tuổi, chiếm tỉ lệ 6.1%, có 53 sinh viên tiếp cận youtube ở độ tuổi từ 5 - 10 tuổi, chiếm tỉ lệ 25%, có 107 sinh viên tiếp cận youtube ở độ tuổi từ 11 - 15 tuổi, chiếm tỉ lệ 50.5%, có 33 sinh viên tiếp cận youtube ở độ tuổi 16 – 20 tuổi, chiếm

<b>tỉ lệ 15.6%, có 6 sinh viên tiếp cận youtube ở độ tuổi trên 20 tuổi, chiếm tỉ lệ 2.8%. </b>

Về ý định sử dụng Youtube như một công cụ kiếm tiền: trong số 212 phiếu khảo sát hợp lệ có 140 sinh viên có ý định, chiếm tỉ lệ 66%, có 72 sinh viên đang suy nghĩ,

<b>chiếm tỉ lệ 34%. </b>

Về đánh giá khả năng thành công: trong số 212 phiếu khảo sát hợp lệ có 46 sinh viên đánh giá khả năng thấp, chiếm tỉ lệ 21.7%, có 136 sinh viên đánh giá tương đối ổn, chiếm tỉ lệ 64.2%, có 30 sinh viên đánh giá khả năng cao, chiếm tỉ lệ 14.2%.

<b>Bảng 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i><b>4.1.2. Thống kê mô tả các biến định lượng </b></i>

<i>4.1.2.1. Thống kê mô tả các biến quan sát </i>

<b>Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả các biến quan sát </b>

nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

NTTKT3 212 1 5 3.37 .938

Theo kết quả thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, ta thấy đa số sinh viên đánh giá các yếu tố này ảnh hưởng đến ý định khởi

<b>nghiệp của họ trên mức trung bình. </b>

<i>4.1.2.2. Thống kê mơ tả các biến định lượng tạo ý định chung </i>

<b>Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả các biến tạo ý định chung </b>

nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

<i><b>4.1.3. Phân tích độ tin cậy thang đo – Cronbach’s Alpha </b></i>

Khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Giáo dục khởi nghiệp” gồm 4 biến quan sát có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha = 0,879 > 0,6 nằm trong mức đo lường tốt. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường yếu tố này đều > 0,3. Bên cạnh đó, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha (trừ biến GDKN1). Tuy nhiên việc này không ảnh hưởng lớn đến độ tin cậy nên 4 biến đo lường yếu tố này đều

<b>được sử dụng trong các phân tích tiếp theo. </b>

Khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Quy chuẩn chủ quan” gồm 4 biến quan sát có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha = 0,899 > 0,6 nằm trong mức đo lường tốt. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường yếu tố này đều > 0,3. Bên cạnh đó, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha nên 4 biến đo lường yếu tố

<b>này đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo. </b>

Khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thái độ đối với hành vi” gồm 5 biến quan sát có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha = 0,909 > 0,6 nằm trong mức đo lường tốt. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường yếu tố này đều > 0,3. Bên cạnh đó, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha nên 5 biến đo lường yếu tố

<b>này đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo. </b>

Khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Nhận thức kiểm sốt hành vi” gồm 5 biến quan sát có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha = 0,9 > 0,6 nằm trong mức đo lường tốt. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường yếu tố này đều

</div>

×