Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của học viên cao học ngành quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.68 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC

HÀ NỘI, 08/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC
Học viên thực hiện: Hoàng Thị Tâm Anh / Mã học viên:18BM0101001
Nguyễn Ngọc Lân / Mã học viên:18BM0101018
Nguyễn Thảo Ly
/ Mã học viên:18BM0101020
Lớp/Khóa: Cao học 24b
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Trang

HÀ NỘI, 08/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC
1. Họ tên người đánh giá:
2. Tên đề tài, mã số:

3. Học viên thực hiện:

Mã học viên:


Chuyên ngành:

Lớp/Khóa:

4. Đánh giá đề tài:

TT

Nội dung đánh giá

Điểm

Điểm

tối đa

đánh giá


1

Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài

15

2

Mục tiêu nghiên cứu

10

3

Phương pháp nghiên cứu

15

4

Nội dung khoa học

35

5

Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an

10


ninh, quốc phòng
6

Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài

5

7

Điểm thưởng (có công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu

10

của đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài
nước)
Cộng
100
Ghi chú: Đề tài được xếp loại (theo điểm trung bình cuối cùng) ở mức xuất sắc: từ 90 điểm
trở lên; mức tốt: từ 80 điểm đến dưới 90 điểm; mức khá: từ 70 điểm đến dưới 80 điểm;
mức đạt: từ 50 điểm đến dưới 70 điểm và không đạt: dưới 50 điểm.
5. Ý kiến và kiến nghị khác:

Ngày

tháng
năm
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
(Ký tên)



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
- Tên đề tài:
- Học viên thực hiện:
- Chuyên ngành:
- Người hướng dẫn KH:
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mã HV:
Lớp/ Khóa:

3. Tính mới và sáng tạo
4. Kết quả nghiên cứu
5. Đóng góp về mặt kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài
6. Công bố khoa học của học viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí
nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày

tháng

năm

Học viên thực hiện đề tài
(ký và ghi rõ họ tên)


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của đề tài (phần này do
người hướng dẫn ghi):

Ngày

tháng

năm

Người hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ, tên)



NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
học viên cao học ngành quản trị kinh doanh.
BỐ CỤC BÀI VIẾT:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
2. Tổng quan nghiên cứu
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
4. Câu hỏi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc dự kiến
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu
2. Thu thập dữ liệu
- Chọn mẫu;

- Bảng hỏi;
- Điều tra thử;
- Điều tra công thức.
3. Phân tích dữ liệu
- Phân tích độ tin cậy;
- Phân tích thang đo;
- Kết quả hồi quy.
- Kết luận sau khi khi phân tích dữ liệu.
Chương 3: Kết luận
1. Các phát hiện chính
2. Hạn chế nghiên cứu
3. Hướng nghiên cứu trong tương lai


MỤC LỤC


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu.
Hiện nay, học viên ngành kinh tế/quản trị chiếm một tỷ lệ rất lớn và có vị trí
hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động khởi nghiệp kinh
doanh hoặc dự án kinh doanh mới của cá nhân đóng một vai trò quan trọng đối với
phát triển kinh tế của quốc gia, của cá nhân trong tương lai. Họ có khát khao khởi
nghiệp, phát triển kinh tế nhưng thực tế không biết bắt đầu từ đâu. Có những bạn có
ý tưởng kinh doanh tốt nhưng không biết làm thế nào để hành động, rồi lo lắng các
vấn đề liên quan tới nguồn lực …
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới thanh niên
việt nam trong quá trình phát triển kinh tế, nghiên cứu về ý định khởi nghiệp như:

nghiên cứu động cơ để cá nhân lập một doanh nghiệp tuy nhiên có rất ít công trình
nghiên cứu về sinh viên/học viên khởi nghiệp. Xuất phát từ những ý tưởng đó nhóm
chúng em chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của học viên cao học ngành quản trị kinh doanh” làm đề nội dung nghiên cứu
khoa học.
1.2. Tổng quan nghiên cứu.
Câu hỏi được đặt ra nguyên nhân khởi nghiệp và yếu tố, nhân tố nào ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của học viên cao học?
Do đó xác định được đề tài tiến hành nghiên cứu, sau đó sẽ xác định mục tiêu,
câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề
tài và cuối cùng là ý nghĩ của việc nghiên cứu này là gì?.
Với nghiên cứu này giúp cho bản thân học viên nhìn nhận và đánh giá đúng
vai trò của mình trong việc tìm ý tưởng kinh doanh và khởi nghiệp, đóng góp phát
triển kinh tế. Ngoài ra, giúp cho các tổ chức định hướng khởi nghiệp cho các nhóm
thanh niên có ý định khởi nghiệp.


Đúc kết từ những nghiên cứu trước đây, nhiều công trình nghiên cứu đã cho
thấy rằng, các yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường có tác động đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên.
Theo Nguyễn Thị Yến (2011), sự sẵn sàng kinh doanh, tính cách cá nhân và sự
đam mê kinh doanh là những yếu tố cá nhân tác động đến ý định khởi nghiệp của
học viên trường Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, yếu tố về nguồn
vốn cũng góp phần ảnh hưởng.
Trường hợp đối với nữ học viên MBA tại TP. Hồ Chí Minh trong nghiên cứu
của Hoàng Thị Phương Thảo (2013) cho thấy, đặc điểm cá nhân chính là yếu tố tác
động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của đối tượng này. Ngoài ra, nguồn vốn cho
khởi nghiệp, động cơ đẩy, hỗ trợ từ gia đình, động cơ kéo và rào cản gia đình cũng
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp.
Theo Zahariah Mohd Zain, et al (2010), các yếu tố: tham gia các khóa học

kinh doanh, ảnh hưởng từ truyền thống kinh doanh của các thành viên trong gia
đình, đặc điểm cá nhân đều ảnh hưởng đến khởi nghiệp của học viên kinh tế ở
Malaysia. Đối với học viên kinh tế tại Pakistan, ý định khởi nghiệp chịu tác động
bởi các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục
và công việc của gia đình; các yếu tố hành vi như sự thu hút chuyên nghiệp, năng
lực kinh doanh, đánh giá xã hội, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, giáo dục kinh
doanh có ảnh hưởng lớn đến khởi nghiệp.
Ngoài ra, nghiên cứu của Wenjun Wang (2011) đã chỉ ra rằng, sự ham muốn
kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh và kinh nghiệm làm việc có tác động trực tiếp
đến ý định khởi của học viênở Trung Quốc và Mỹ. Song song đó, nền tảng kinh
doanh của gia đình, đạo đức kinh doanh cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định
khởi nghiệp của đối tượng này.
Sau khi tiến hành lược khảo tài liệu trong và ngoài nước, nhóm đã đề xuất mô
hình nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của học
viên ở các trường ĐHTM thông qua các yếu tố: (1) thái độ, (2) quy chuẩn chủ
quan, (3) giáo dục, (4) sự đam mê kinh doanh, (5) sự sẵn sàng kinh doanh và
(6) nguồn vốn.
1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.


Xuất phát từ những lý do trình bày bên trên đề tài tập trung vào mục đích và
mục tiêu nghiên cứu như sau:
 Mục đích : Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của học
viên cao học
 Mục tiêu : Xác định danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
kinh doanh, phát triển thang đo những yếu tố này.
Xác định mức độ tác động các yếu tổ ảnh hưởng này đến ý định khởi nghiệp
của học viên.
Đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu và nhằm kích thích cá
nhân khởi nghiệp.

1.4. Câu hỏi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:
a. Các yếu tố, nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của học viên cao
học?
b. Mức độ tác động của từng nhân tố này đến ý định khởi nghiệp của học viên
như thế nào?
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố, nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của học viên cao học, ý định khởi nghiệp và các vấn đề liên quan.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu các yếu tố, nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của học viên cao học tại trường Đại Học Thương Mại.
Đối tượng khảo sát: tiến hành khảo sát học viên đang học cao học tại trường
đại học Thương Mại ở Hà nội.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được sử dụng phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp thông
tin thứ cấp có sẵn trên internet và tài liệu có sẵn.
Nghiên cứu này vận dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng: hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát bước tiếp theo sẽ
tiến hành thu thập dữ liệu.
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác xuất. Về
nguyên tắc kích thước mẫu càng lớn ta càng có nhiều thông tin cho quá trình phân
tích sau này. Theo Nguyễn Đình Thọ (2012) cho rằng để có thể phân tích nhân tố
khám phá (EFA) kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 với tỉ lệ quan


sát/biến đo lường từ 5:1, nghĩa là một biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Theo
Tabachnick và Fidell (1991) phân tích sẽ cho kết quả tốt hơn nếu kích thước mẫu
thỏa mãn: n >= 50 + 8*p. Với n là kích thước mẫu và p là số biến độc lập trong mô
hình. Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham
khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng
số biến quan sát, nghĩa là n >= 5*p (với p là số câu hỏi).

Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý và thực hiện theo các bước sau :
Bước 1: Lập bảng điều tra và thu thập dữ liệu
Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và xử lý số liệu qua sử dụng phần
mềm SPSS.
Tiến hành phân tích Cronbach’s alpha kiểm tra độ tin cậy của thang đo và loại
các biến không phù hợp.
Các biến được giữ lại sẽ xem xét tính phù hợp thông qua bước phân tích nhân
tố khám phá(EFA) để chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Phân tích hồi quy: nhằm xác định mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Bước 3: Kiểm định lại và đưa ra kết luận
1.6. Cấu trúc dự kiến
Nghiên cứu này được thể hiện 3 chương và nội dung chính như sau
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên
cứu mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quyết định khởi nghiệp, một vài mô hình nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu, các bước thực hiện, thu thập và xử lý dữ liệu, kiểm
định mô hình, kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu nghiên cứu và đưa ra kết luận.
Chương 3: Kết luận và hướng nghiên cứu trong tương lai
Kết luận chính của nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu, hạn chế của nghiên
cứu và hướng đề tài tiếp theo trong tương lai.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu. Trên cơ sở này xây dựng mô hình


nghiên cứu dựa trên các yếu tố, nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh

viên. Chia làm 2 phần chính: cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình.
2.1. Cơ sở lý thuyết.
2.1.1. Các lý thuyết về ý định khởi nghiệp.
2.1.1.1. Khái niệm về ý định.
Ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện một hành vi (Krueger,
2003). Trong một nghiên cứu của mình Aen & Fishbein đã phân tich rõ hơn về ý
định với các thành phần biểu hiện của nó. Ý định liên quan đến bốn thành phần
khác nhau: hành vi, mục tiêu – vấn đề chủ thể nhắm đến tình trạng mà hành vi đang
thực hiện, thờ điểm là hành vi đang diễn ra (Fishbein & Ajzen, 1975). Để đi đến
một hành vi bất kỳ thì cá nhân phải cảm nhận vấn đề đó trước khi thực hiện. Việc
cảm nhận này có vai trò quan trọng để quyết định làm hay không làm. Ý định đại
diện cho mức độ cam kết về hành vi sẽ thực hiện trong tương lai (Krueger, 1993).
Ngày nay thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, người ta cho rằng, ý định là một
tiền đề của hành vi dự định (ví dụ như việc chuẩn bị lập công ty cho riêng mình
(Krueger & ctg, 2000) và ý định là những dự đoán tốt nhất cho hành vi thực hiện
(Luthje & Franke, 2004).
Mọi thứ đều bắt đầu từ những ý định cho dù ý định đó có ngớ ngẩn hay một ý
định rõ ràng, được chuẩn bị kỹ càng. Sự cố gắng nỗ lực. Sự quyết tâm, ý chí, kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các yếu tố môi trường sẽ tạo nền tảng để vun đắp
những ý định. Những ý định rõ ràng và mạnh mẽ chính là động lực bên trong để
khiến con người ta dám thực hiện những gì mình muốn, dám thử thách với những
khó khắn, trở ngại.


2.1.1.2. Khái niệm về khởi nghiệp.
Khởi nghiệp thường được nhiều người hiểu theo nghĩa rộng là khởi sự doanh
nghiệp. Nó thường liên quan đến các hoạt động chuẩn bị cho cá nhân như tìm ý
tưởng kinh doanh, tìm hiểu thị trường, điều kiện có sẵn về tài chính, nhân lực,...
Khởi nghiệp là việc cá nhân tự làm chủ, tự mở công ty (Lý Thục Hiền, 2010).
“Ý định khởi nghiệp” là ý tưởng trở thành doanh nhân của một người nào đó

đã được lên kế hoạch từ trước và có mong muốn đạt được ý tưởng đó. Người có ý
định khởi nghiệp kinh doanh phải chấp nhận bỏ vốn để phát triển sự nghiệp kinh
doanh, trở thành người chủ quản lý và phải hướng đến mục đích kiếm lợi nhuận.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về ý định khởi nghiệp. Ý định khởi nghiệp là
trạng thái tâm lý cá nhân hướng đến việc hình thành, thiết lập hình thức hoạt động
kinh doanh (Bird, 1998). Ý định khởi nghiệp là cam kết khởi sự bằng việc lập
doanh nghiệp mới (Krueger, 1993). Ý định khởi nghiệp là sẵn sàng thực hiện các
hoạt động của doanh nhân (Gurbuz & Aykol, 2008). Tóm lại, ý định khởi nghiệp có
thể hiểu là dự định và cam kết khởi sự kinh doanh của cá nhân bằng cách lập công
ty riêng trong tương lai.
2.1.1.3. Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero
Shapero và Sokol (1982) cho rằng việc khởi nghiệp thành lập một doanh
nghiệp mới là một sự kiện bị tác động bởi những thay đổi trong đời sống của con
người. Theo nghiên cứu này, quyết định một cá nhân khi lựa chọn để thành lập một
doanh nghiệp mới phụ thuộc vào những thay đổi quan trọng trong cuộc sống
(displacement) của cá nhân đó và thái độ của cá nhân đó đối với việc khởi nghiệp
(thể hiện bằng 2 khía cạnh cảm nhận của cá nhân về tính khả thi; cảm nhận của cá
nhân về mong muốn khởi nghiệp).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dự định khởi nghiệp sẽ xuất hiện khi một cá
nhân phát hiện ra một cơ hội mà họ thấy có khả thi và họ mong muốn nắm lấy cơ
hội đó. Để dự định biến thành hành động mở doanh nghiệp thì cần có chất xúc tác,
đó chính là những thay đổi trong cuộc sống con người. Sự thay đổi có thể ở dưới
dạng tiêu cực như mất việc, bất mãn công việc hiện tại… hoặc dưới dạng tích cực


như tìm được đối tác tốt hoặc, có hỗ trợ tài chính...
Tuy nhiên những thay đổi đó có dẫn tới khởi nghiệp hay không thì lại phụ
thuộc vào cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp và cảm nhận về tính khả thi của cá
nhân.
Cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp thể hiện suy nghĩ của một cá nhân về

tính hấp dẫn của việc khởi nghiệp. Đây là cảm nghĩ được hình thành từ văn hóa, gia
đình, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Cảm nhận về tính khả thi khởi nghiệp thể hiện suy nghĩ của cá nhân về khả
năng thực hiện các hành vi tương ứng. Hỗ trợ tài chính, ảnh hưởng của thần tượng
doanh nhân, đối tác và sự hỗ trợ tư vấn của các thể chế trong quá trình thành lập và
vận hành có thể tăng cảm nhận của cá nhân về tính khả thi. [2]Mô hình này xem xét
việc lập doanh nghiệp mới như là một sự kiện kinh doanh (entrepreneurial event) có
thể được giải thích bằng sự tương tác giữa các yếu tố thuộc hoàn cảnh (context
factors) đó là (sáng kiến, tập trung nguồn lực, sự quản lý, quyền tự chủ một cách
tương đối và rủi ro). Quyết định xem xét, lựa chọn việc kinh doanh phụ thuộc vào
một số thay đổi bên ngoài (Peter & Kennedy, 2003) và dựa trên cảm nhận
(perceptions). Theo nghiên cứu này, sự lựa chọn cá nhân để bắt đầu khởi nghiệp phụ
thuộc vào 3 yếu tố: (a) Cảm nhận sự khát khao, (b) Xu hướng hành động và (c)
Cảm nhận tính khả thi.
2.1.1.4. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA – Theory of Reasoned Action)
Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (của Ajzen và Fishbein, 1975) cho thấy
hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Và hai yếu tố chính ảnh
hưởng đến ý định hành vi là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan. Trong đó, thái độ
của một cá nhân đối với hành vi được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá đối
với kết quả hành vi đó. Chuẩn chủ quan được định nghĩa là nhận thức của những
người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên hay không nên thực hiện hành vi
(Ajzen, 1991)


Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA
Niềm tin và sự
đánh giá

Thái độ hướng
đến hành vi


Ý định hành vi

(Nguồn David & cộng sự, 1989, trích trong Chutter, 2009)
Niềm
Tóm
lại,tin
lýquy
thuyết hành động hợp
lý chủ
được
phát triển để dự đoán và thấu hiểu
Chuẩn
quan
phạm và động lực

được những ảnh hưởng của động cơ thúc đẩy lên những hành vi thực sự, và những
hành vi thực sự này không phải chịu sự kiểm soát từ ý chí cá nhân, đây cũng là
điểm hạn chế của lý thuyết này. Đồng thời lý thuyết cũng xác định như thế nào, ở
đâu để nhắm đến thay đổi hành vi thực sự, và giải thích được hầu hết các hành vi
của con người.
Lý thuyết hành động hợp lý đã gián tiếp giải thích quá trình hình thành ý định
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Bắt đầu từ niềm tin tốt đẹp với kinh doanh,
con người sẽ hướng sự quan tâm của mình đến việc kinh doanh và mong muốn trở
thành một doanh nhân, cộng với những tác động từ những người xung quanh như
cha mẹ, bạn bè… những tác động này sẽ gián tiếp truyền tải niềm tin hay quan điểm
của những người xung quanh lên chủ thể tiếp nhận, cộng với niềm tin và sự quan
tâm hình thành từ trước, con người sẽ hình thành lên ý định khởi nghiệp kinh doanh
mà theo những phân tích có được của họ là mang lại cho họ những lợi ích cao nhất.
2.1.1.5. Thuyết hành vi dự định (TPB – Theory of Planned Behavior)

Theo Ajzen (1991) thuyết hành vi dự định TPB ra đời xuất phát từ giới hạn
của hành vi con người có ít sự kiểm soát. TPB bổ sung vào mô hình TRA yếu tố
“nhận thức kiểm soát hành vi”. Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng
hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay
độ Mối liên hệ được thể hiện như mô hình bên dưới:
hạn chế không (Ajzen,Thái
1991).
Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định TPB
Chuẩn chủ quan

Nhận thức kiểm soát hành
vi

Ý định hành vi


(Nguồn Ajzen, 1991)
Suy rộng từ lý thuyết này có thể nhận thấy rằng để hình thành ý định khởi
nghiệp kinh doanh, các học viênđều đã phải trải qua một quá trình phân tích, đánh
giá cẩn thận, kỹ lưỡng các khóa cạnh có liên quan đến ý định đó. Khác với lý thuyết
hành động hợp lý, ý định không chỉ bị ảnh hưởng bởi các đối tượng xung quanh như
cha mẹ, bạn bè… và những nhận thức của bản thân sinh viên. Nhưng ở lý thuyết
này để có một quyết định chọn lựa, việc chiến thắng hai yếu tố tác động trên, học
viênphải chiến thắng cả những ý chí thúc đẩy bên trong.
2.1.2. Một số mô hình nghiên cứu về khởi nghiệp.
2.1.2.1. Mô hình nguyên cứu của Shapero & Sokol (1982)
Mô hình này xem xét việc lập doanh nghiệp mới như là một sự kiện kinh
doanh (entrepreneurial event) có thể được giải thích bằng sự tương tác giữa các yếu
tố thuộc hoàn cảnh (context factors) đó là (sáng kiến, tập trung nguồn lực, sự quản
lý, quyền tự chủ một cách tương đối và rủi ro). Quyết định xem xét, lựa chọn việc

kinh doanh phụ thuộc vào một số thay đổi bên ngoài (Peter & Kennedy, 2003) và
dựa trên cảm nhận (perceptions). Theo nghiên cứu này, sự lựa chọn cá nhân để bắt
đầu khởi nghiệp phụ thuộc vào 3 yếu tố: (a) Cảm nhận sự khát khao, (b) Xu hướng
hành động và (c) Cảm nhận tính khả thi
Hình 2.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp

Cảm nhận sự khát khao

Xu hướng hành động
Cảm nhận tính khả thi

Ý định khởi
nghiệp


(Nguồn: Shapero & Sokol, 1982)
Cảm nhận sự khát khao và cảm nhận tính khả thi được hình thành từ môi
trường văn hóa và xã hội nơi chủ thể ý tưởng kinh doanh đang sống. Tác giả lập
luận rằng, cảm nhận sự khát khao và tính khả thi sẽ giúp cá nhân nghiêm túc xem
xét ý định khởi nghiệp như hành vi khởi nghiệp có được thực hiện hay không. Cảm
nhận sự khát khao ảnh hưởng đến “sự kiện kinh doanh” thông qua sự hấp dẫn của
công việc hay hành động sắp diễn ra và làm cho cá nhân cảm thấy thích thú. Cảm
nhận tính khả thi bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như kỹ năng của cá nhân, rủi ro có
thể xảy ra với kế hoạch kinh doanh, nguồn nhân lực hay tài chính. Những yếu tố
này có thể lôi kéo thúc đẩy cá nhân đi đến ý định khởi nghiệp. Mô hình này được
kiểm định bởi các nhà nghiên cứu như Krueger (1993), Miar & Noboa (2003).
2.1.2.2. Mô hình nghiên cứu của Robinson & ctg (1991)
Mô hình xu hướng thái độ kinh doanh: Mô hình nhấn mạnh đến thái độ của
doanh nhân và cho rằng xu hướng của thái độ sẽ giải thích ý định khởi nghiệp tốt
hơn các cách khác. Cách tiếp cận ý định khởi nghiệp bằng các khái niệm, lý thuyết

về thái độ và hành vi kinh doanh thì tốt hơn nghiên cứu theo hướng nhân khẩu học,
nhân cách, môi trường vì có nhiều hành vi cụ thể hơn là đặc tính cụ thể (Graddam,
2008). Theo mô hình này, ý định khởi nghiệp được giải thích bởi (sự thành đạt, sự
tự trọng, khả năng kiểm soát cá nhân, đổi mới) thể hiện qua ba cách phản ứng (tình
cảm, nhận thức, ý muốn) (Guerrero & ctg, 2008).
Robinson lập luận rằng việc sử dụng thái độ để dự đoán hành vi kinh doanh
thì tốt hơn là sử dụng tính cách vì ông cho rằng thái độ thay đổi thì hành vi sẽ thay
đổi, còn tính cách thì khó thay đổi hay chậm thay đổi nên hành vi cũng khó thay đổi
theo. Do đó tác giả đề nghị cần chú trọng đến việc xem xét mối tương quan giữa


thái độ (yếu tố dự báo) và ý định kinh doanh (biến phụ thuộc). mô hình này có điểm
tương đồng với mô hình của Ajzen vì cùng đề cập đến thái độ, và ở đây còn chỉ ra
rằng thái độ có được là do quá trình giáo dục tinh thần doanh nhân.
Hình 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của Robinson & ctg (1991)

Thành đạt

Đổi mới

Ý định khởi
nghiệp

Kiểm soát cá nhân

(Nguồn: Robinson & ctg, 1991)
2.1.2.3. Mô hình nghiên cứu của Krueger & Brazeal (1994)
Dựa trên các mô hình trước đây của Shapero và Ajzen nhưng Krueger &
Brazeal (1994) nhấn mạnh đến tiềm năng của việc tự kinh doanh (Entrepreneurial
Potential) như: tính khả thi, xu hướng thái độ của xã hội, tính ổn định hành vi. Tác

giả lập luận rằng trước khi là doanh nhân thì cá nhân phải có tiềm năng trong kinh
doanh. Mô hình này dung quan điểm tâm lý xã hội và xem xét các yếu tố thuộc về
môi trường, ví dụ như thái độ đối với doanh nhân hay xã hội sẽ ảnh hưởng tới quyết
định thành lập công ty mới. Tiềm năng để tạo ra một công ty mới được xác định dựa
trên ba thành phần quan trọng: sự khao khát, tính khả thi, xu hướng hành động.
Krueger & Brazeal (1994) còn đề nghị để tang cảm nhận tính khả thi cho học
viêncần phải tăng cường giáo dục tinh thần doanh nhân, tăng cường kiến thức, xây
dựng tự tin về kiến thức được cung cấp.
Hình 2.5: Các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của
Krueger & Brazcal (1994)

Thành đạt

Đổi mới

Kiểm soát cá nhân

Ý định khởi
nghiệp


(Nguồn: Krueger & Brazcal, 1994)
2.1.2.4. Mô hình nghiên cứu của Liñán (2004)
Trên cơ sở mô hình của Shapero & Sokol (1982), vào năm 2004 nhà nghiên
cứu Liñán, đã phát triển thành mô hình ý định khởi nghiệp của sinh viên. Mô hình
này đề xuất 3 yếu tố: Cảm nhận sự khát khao (Perceived Desirability), cảm nhận
tính khả thi (Perceived Feasibility) và chuẩn mực xã hội (Social Norms). Theo tác
giả, cảm nhận sự kiện bên ngoài sẽ giúp cá nhân có được suy nghĩ, định hướng về
một vấn đề cũng như lựa chọn hành vi tiếp theo (Liñán, 2004). Cũng theo tác giả có
2 dạng cảm nhận cơ bản, đó là cảm nhận tính khả thi và cảm nhận sự khát khao.

Cảm nhận này có được là do ảnh hưởng các yếu tố văn hóa, xã hội thông qua hệ
thống giá trị cả nhân (Liñán, 2004)
Kết quả nghiên cứu cho thấy chuẩn mực xã hội sẽ tác động tích cực đến ý định
khởi nghiệp. Chuẩn mực xã hội được đo lường bằng cảm nhận về mức độ quan tâm
của xã hội với hành vi khởi nghiệp kinh doanh (Liñán, 2004)
Hình 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của Linan (2004)

Cảm nhận sự khát khao

Cảm nhận tính khả thi

Chuẩn mực xã hội

Ý định khởi
nghiệp


(Nguồn: Linan, 2004)
2.1.2.5. Mô hình nghiên cứu của LÜTHJE & FRANKE (2004)
Với việc xác định rằng khuyến khích ý định khởi nghiệp của học viênlà một
yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế quốc gia phát triển, LÜTHJE & FRANKE
(2004) đã nghiên cứu và cho rằng ý định khởi nghiệp của học viênbị tác động bởi 2
tác nhân chính: Các yếu tố thuộc về nội tại (internal factors) của học viên(tính cách
của cá nhân) và các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài (external factorsenvironment) như thị trường, tài chính, môi trường giáo dục.
Trong mô hình này, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến các yếu tố thuộc bên
ngoài vì cho rằng đối với học viêncác yếu tố như điều kiện thị trường và tài chính
hay cảm nhận môi trường giáo dục Đại học sẽ tác động trực tiếp đến ý định khởi
nghiệp kinh doanh. Điều này cũng được chứng minh trong nghiên cứu của Gaddam
(2008).
Bằng việc so sánh mức độ ý định khởi nghiệp giữa hai nhóm học viênnói

tiếng Đức (thuộc Đức và Áo) và tiếng Anh (học viện MIT Hoa Kỳ), nghiên cứu đã
chỉ ra rằng ý định khởi nghiệp kinh doanh sẽ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Đặc
biệt môi trường giáo dục đại học có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên.

Hình 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp
của Luthje & Franke (2004)

Cảm nhận môi trường giáo
dục đại học

Điều kiện thị trường và tài
chính

Tính cách của cá nhân

Ý định khởi
nghiệp


(Nguồn: Luthje & Franke, 2004)
2.1.2.6. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Lý Thục Hiền (2010) đã nghiên cứu “Mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với
xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của học viênchính quy ngành quản trị kinh
doanh”. Lý Thục Hiền (2010) đã khám phá vai trò của kỹ năng chính trị (Polotical
skill) gồm các yếu tố như năng lực mạng lưới (networking ability), sự sắc sảo xã hội
(social astuteness), ảnh hưởng qua lại giữa các cá nhân (interpersonal influence) và
sự chân thật rõ ràng (apparent sincerity) ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố ảnh hưởng qua lại giữa các cá nhân (do
hai yếu tố năng lực mạng lưới và ảnh hưởng cá nhân lẫn nhau chập lại) đóng vai trò

quan trọng nhất trong khởi nghiệp kinh doanh, sự chân thật rõ ràng cũng ảnh hưởng
xu thế khởi nghiệp.
Nghiên cứu của Phạm Thành Công (2010) chỉ ra rằng các yếu tố nhu cầu
thành đạt (need for achievement), khả năng am hiểu thị trường (market awareness),
định hướng xã hội (social orientation), tính chịu đựng nhẫn nại (endurance) có ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp. Trong đó yếu tố khả năng am hiểu thị trường và định
hướng xã hội có vai trò quan trọng nhất.


Tóm lại, hai nghiên cứu tập trung yếu tố liên quan đến cá nhân (các yếu tố bên
trong chủ thể của ý định khởi nghiệp) và chưa xem xét các yếu tố thuộc môi trường
bên ngoài như xã hội, điều kiện tài chính… Kết quả của hai nghiên cứu đã khẳng
định là tại Việt Nam tính cách cũng như kỹ năng của cá nhân góp phần kích thích ý
định khởi nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Doãn Trí Luân (2012) cho rằng, các yếu tố thuộc môi
trường bên ngoài tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của học viênkhối
ngành kinh tế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố cảm nhận sự khát khao
có vai trò quan trọng nhất.
2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Kế thừa nghiên cứu của Liñán (2004), đồng thời bổ sung them ba biến (cảm
nhận môi trường giáo dục đại học, điều kiện thị trường và tài chính, tính cách cá
nhân) từ mô hình của LÜTHJE & FRANKE (2004) để làm tăng khả năng giải thích
ý định khởi nghiệp của sinh viên. Ý định khởi nghiệp không chỉ chịu sự ảnh hưởng
bởi các yếu tố bên ngoài: xã hội, điều kiện thị trường… mà tính cách cũng như kỹ
năng của cá nhân góp phần kích thích ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu các cả yếu tố
bên ngoài và bên trong cá nhân góp phần cho ta cách nhìn tổng quát hơn đến các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Như vậy, mô hình nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp bao gồm 6 yếu tố: sự đam mê kinh doanh, thái
độ, sự sẵn sàng kinh doanh, giáo dục, quy chuẩn chủ quan, và nguồn vốn. Trong đó:
I/ Sự đam mê kinh doanh.

Để thành công trong công việc, điều cần thiết và đầu tiên phải có sự khát khao
ham muốn. Nhưng sự khát khao ấy lại xuất phát từ sự hấp dẫn của công việc hay
hành động sắp diễn ra và làm cho cá nhân cảm thấy sự thích thú. Tính hấp dẫn trong
việc bắt đầu kinh doanh là tiền đề và động cơ tạo ra sự khát khao. Đặc biệt là trong
lĩnh vực kinh doanh, sự khát vọng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm giúp
những cá nhân đang muốn trở thành doanh nhân, tự mình tạo lập sự nghiệp bằng
việc lập ra doanh nhân thực hiện được ý định khởi nghiệp. Sự khát khao tạo cho cá
nhân sự quyết tâm, ý chí kiên định thực hiện hành vi nhất định mà trong bối cảnh là


ý định khởi nghiệp. Cảm nhận sự khát khao là mức độ cá nhân nhận thấy sự hấp dẫn
của việc bắt đầu kinh doanh (Krueger, 1993; L, 2004). Một doanh nhân khó có thể
thành công trên thương trường, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay
nếu chủ thể của ý tưởng không có sự thôi thúc trong bản thân hay sự khát vọng,
thích thú bởi việc được thực hiện ý tưởng đó. Sự khát khao là động lực chính để chủ
thể ý tưởng kinh doanh đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện nó theo khả năng và điều
kiện của hoàn cảnh kinh tế đặt ra. Từ đó ta có thể đưa ra giả thuyết như sau đây:
Giả thuyết H1: Sự đam mê kinh doanh ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp.
II/ Thái độ cá nhân.
Tính cách cá nhân là những phẩm chất, đặc điểm riêng của mỗi người. Từ lâu,
các nhà nghiên cứu đã nhận thấy vai trò của tính cách cá nhân trong hành động khởi
nghiệp của một người. Kirzner (1973) mô tả những người khởi nghiệp kinh doanh
là những người có đủ khả năng nhạy bén để phát hiện được các cơ hội lợi nhuận mà
trước đó chưa phát hiện ra, thế rồi tận dụng các cơ hội đó. Theo cách Kirzner mô tả,
quá trình khởi nghiệp liên quan chặt chẽ tới khả năng phát hiện và chú ý tới những
thứ mà không ai trước đó từng chú ý. Kihlstrom (1979) cho rằng “hành động khởi
nghiệp là đặc tính sẵn sàng đối mặt với những cái không chắc chắn của con người”.
Còn MeClelland (1961) thì cho rằng “đặc tính khác biệt giữa những người có ý định
khởi nghiệp với phần còn lại của xã hội là chấp nhận rủi ro và nhu cầu thành đạt”.
Tính cách cá nhân có vai trò quan trọng trong sự khởi nghiệp thành công

(Rodermund, 2003).
Giả thuyết H2: Thái độ cá nhân ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp.
III/ Sự sẵn sàng kinh doanh.
Bên cạnh cảm nhận sự khát khao đối với ý định khởi nghiệp thì cảm nhận tính
khả thi cũng cần và khá quan trọng. Cảm nhận tính khả thi là mức độ mà bản thân
cá nhân đó tin rằng có thể bắt đầu công việc kinh doanh (Li, 2004; Krueger, 1993).
Ý định tạo lập doanh nghiệp luôn đi kèm với tính khả thi của ý tưởng kinh doanh.
Nếu một ý tưởng thiếu khả thi thì ý định thực hiện nó sẽ bị giảm hay mất đi. Niềm
tin vào sự thành công, vào tính hợp lý và vào sự phù hợp của ý tưởng kinh doanh sẽ
thúc đẩy chủ nhân ý tưởng quyết tâm thực hiện nó. Cá nhân sẽ tập trung mọi nguồn


lực để thực hiện một hành vi nhằm đạt được mục tiêu đề ra dù có khó khăn xảy ra.
Ý tưởng kinh doanh sẽ bị dập tắt nếu nó không mang tính khả thi, khó thực
hiện, không thể thực thi hay mang tính hiệu quả thấp. Tính khả thi mang lại sự hy
vọng cho ý tưởng, cho lòng quyết tâm thực hiện hành vi kinh doanh. Sự hợp lý của
cách thức, mô hình kinh doanh hay kế hoạch kinh doanh của chủ thể ý tưởng sẽ tác
động đến mức độ cảm nhận tính khả thi của mỗi cá nhân (Li & ctg, 2005). Do vậy
chúng ta đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H3: Sự sẵn sàng kinh doanh ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp.
IV/ Môi trường giáo dục.
Môi trường đại học đóng vai trò quan trọng trong cảm nhận của sinh viên. Các
trường đang có vị trí là tác nhân thúc đẩy để hình thành ý tưởng kinh doanh cho học
viên(LÜTHJE & FRANKE, 2004). Ở các nước phát triển trên thế giới, môi trường
học tập tại các trường đại học có vai trò cực kỳ quan trọng trong nhận thức của học
viêncũng như thúc đẩy học viênlựa chọn ngành nghề của bản thân mai sau. Ví dụ
như ở Mỹ, khi nhắc tên một trường đại học hay khi học tại trường đó, cá nhân đó sẽ
cảm nhận không khí học tập cũng như hơi thở nghề của mình đang theo đuổi.
Chẳng hạn khi học tại học viện MIT hay Havard thì trong suy nghĩ luôn hướng về
việc phát triển ý tưởng kinh doanh, học tập và cung cách quản lý doanh nhân, môi

trường học và danh tiếng của các ngôi trường này giúp người học luôn tự tin về kiến
thức và kỹ năng có được khi tốt nghiệp. Với sự tự tin đó, các học viêndễ dàng phát
triển ý tưởng kinh doanh để trở thành những doanh nhân thành đạt. Như vậy cảm
nhận môi trường giáo dục của học viênsẽ thúc đẩy học viênhình thành nên những ý
định kinh doanh. Cảm nhận môi trường giáo dục ở đây đề cập đến các vấn đề như
khóa học bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, các môn học và không khí học
tập, sự hỗ trợ của trường trong việc xây dựng nhóm. Giáo dục tinh thần doanh nhân
khuyến khích học viênmới tốt nghiệp và bắt đầu khởi nghiệp (LÜTHJE &
FRANKE, 2004). Cảm nhận môi trường giáo dục đại học kích thích học viênkhởi
nghiệp (Gaddam, 2008).
Giả thuyết H4: Môi trường giáo dục ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp.
V/ Quy chuẩn chủ quan.


Bất cứ cá nhân hay tổ chức nào thì cũng phải tồn tại trong môi trường nhất
định tùy từng thời điểm, không gian, thời gian. Môi trường này sẽ là tác nhân có
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến các cá nhân, tổ chức đang tồn tại. Hành động
của con người được định hướng, thúc đẩy bởi hoàn cảnh xã hội, quy tắc xã hội,
chuẩn mực xã hội (Coleman, 1998).
Chuẩn mực xã hội là cảm nhận áp lực, mức độ quan tâm xã hội để đi đến
hành vi quyết định kinh doanh hay không (Liñán & ctg, 2005). Còn K & B (1994)
cho rằng chuẩn mực xã hội là cảm nhận của chúng ta về tầm quan trọng của việc trở
thành doanh nhân. Chuẩn mực xã hội gắn liền với việc bạn bè gia đình và mọi
người trong xã hội có cổ vũ ủng hộ hành vi một cá nhân tự mình kinh doanh hay
không. Môi trường sống, văn hóa xã hội có khuyến khích hay phản bác hành vi hay
ý định khởi nghiệp. Điều này xuất phát từ văn hóa tổ chức, văn hóa gia đình. Chuẩn
mực xã hội là thái độ của mọi người (thành viên gia đình, đồng nghiệp, bạn bè) về
doanh nhân (Elfving & ctg, 2009). Vì vậy, chuẩn mực xã hội sẽ định hướng ý định
khởi nghiệp, suy nghĩ và hành vi của một cá nhân. Nó là tác động tâm lý đối với
hành vi của con người và giúp con người suy xét để đi đến quyết định nào đó.

Những sự cổ vũ, lời động viên hay những ý kiến phản bác, chê trách từ xã hội sẽ
làm gia tăng hay giảm sút ý định khởi nghiệp.
Giả thuyết H5: Quy chuẩn chủ quan ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp.
VI/ Nguồn vốn.
Tình trạng thị trường và tài chính cũng có vai trò quan trọng đối với sự hình
thành ý tưởng kinh doanh. Điều kiện thị trường tốt hay xấu đều có thể khơi gợi ý
tưởng sáng tạo về một mô hình hay cách thức kinh doanh cho sinh viên. Trong thực
tế nhiều ý tưởng kinh doanh được phát triển dựa trên những lỗ hổng của nền kinh tế,
hay những hoàn cảnh thị trường xấu thúc đẩy học viêntìm cách khắc phục bằng
những giải pháp kinh doanh mới hay việc phát triển dự án mới. Còn thị trường là
thước đo để bất cứ ai muốn thành lập doanh nhân phải xem xét. Tài chính là huyết
mạch của quá trình kinh doanh, còn điều kiện tài chính cung cấp nguồn lực để đảm
bảo việc kinh doanh được bắt đầu. Yếu tố môi trường (điều kiện thị trường và tài
chính) đóng vai trò quan trọng để học viênhình thành ý định khởi nghiệp (LÜTHJE


×