BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ QUẾ PHƯƠNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ QUẾ PHƯƠNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Lời đầu tiên, tôi xin cam đoan bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh” là kết quả làm việc của chính tôi với sự hướng dẫn nhiệt tình và tận
tụy của TS. Đặng Ngọc Đại. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được thu thập từ thực
tế, xử lý trung thực và khách quan.
Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đặng Ngọc Đại. Thầy đã
rất tận tình hướng dẫn cũng như động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện bài
nghiên cứu này. Bên cạnh giảng viên trực tiếp hướng dẫn, tôi cũng xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến các quý thầy cô hiện đang là giảng viên tại trường Đại học Kinh
Tế thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy những kiến thức bổ ích và cần thiết về kinh
tế, quản trị và cách thức thực hiện một luận văn để tôi có thể tự tin hoàn thành đề tài
nghiên cứu này. Ngoài ra, tôi cũng không quên cảm ơn gia đình đã hỗ trợ, những
người bạn đã luôn sát cánh và đóng góp ý kiến cho bài làm của tôi và đặc biệt là các
bạn sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi hoàn thành quá trình
khảo sát. Nếu như không có tất cả các bạn thì sẽ không có bài nghiên cứu này.
Do các giới hạn về mặt thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức của chính
tác giả nên bài nghiên cứu chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Tôi kính mong nhận được sự góp ý và hướng dẫn thêm từ quý thầy cô để bài
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày......tháng......năm 2018
TÁC GIẢ: PHẠM THỊ QUẾ PHƯƠNG
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............ 1
1.1.
Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu .................................................................................3
1.4.3.
Đối tượng khảo sát ..................................................................................3
1.5.
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3
1.5.1.
Nguồn dữ liệu ..........................................................................................3
1.5.2.
Phương pháp nghiên cứu.........................................................................3
1.6.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ....................................4
1.6.1.
Khía cạnh lý thuyết .................................................................................4
1.6.2.
Khía cạnh thực tiễn .................................................................................5
1.7.
Cấu trúc của đề tài nghiên cứu ......................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................... 7
2.1.
Giới thiệu .......................................................................................................7
2.2.
Một số khái niệm liên quan đến khởi nghiệp ................................................7
2.2.1.
Người khởi nghiệp (Doanh nhân) ...........................................................7
2.2.2.
Khởi nghiệp .............................................................................................8
2.5.1.
Ý định khởi nghiệp..................................................................................8
2.2.4.
Tinh thần khởi nghiệp .............................................................................9
2.3.
Lý thuyết nền ...............................................................................................10
2.3.1.
Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp kinh doanh............................................10
2.3.2.
Lý thuyết hành vi được lên kế hoạch ....................................................11
2.3.3.
Lý thuyết hành động hợp lý ..................................................................13
2.4.
Các nghiên cứu liên quan ............................................................................14
2.4.1.
Các nghiên cứu trong nước ...................................................................14
2.4.2.
Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................19
2.5.
Các giả thuyết của nghiên cứu .....................................................................28
2.5.1.
Ý định khởi nghiệp................................................................................28
2.5.2.
Sự chủ động cá nhân: ............................................................................29
2.5.3.
Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp .....................................................29
2.5.4.
Tiêu chuẩn chủ quan .............................................................................30
2.5.5.
Sự kiểm soát hành vi được nhận thức (PBC) ........................................31
2.5.6.
Các biến nhân khẩu học ........................................................................32
2.6.
Tóm tắt chương 2.........................................................................................35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 37
3.1.
Giới thiệu .....................................................................................................37
3.2.
Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................37
3.2.1.
Xây dựng thang đo ................................................................................37
3.2.2.
Quy trình nghiên cứu ............................................................................40
3.2.3.
Phương pháp chọn mẫu .........................................................................49
3.2.4.
Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................50
3.2.5.
Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................50
3.3.
Tóm tắt chương 3.........................................................................................53
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 54
4.1.
Giới thiệu .....................................................................................................54
4.2.
Thống kê mẫu nghiên cứu ...........................................................................54
4.3.
Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo ...........................................55
4.3.1.
Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha ......................................55
4.3.2.
thức
Phân tích khám phá nhân tố EFA trong nghiên cứu định lượng chính
...............................................................................................................56
4.4.
Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .......................................60
4.4.1.
Phân tích tương quan.............................................................................60
4.4.2.
Phân tích hồi quy...................................................................................62
4.4.3.
Kiểm tra độ phù hợp của mô hình .........................................................63
4.4.4.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ....................................................64
4.4.5.
Kiểm định quan hệ tuyến tính ...............................................................64
4.4.6.
Kiểm tra phương sai của phần dư có phân phối chuẩn .........................64
4.4.7.
Kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ............................67
4.5.
Tóm tắt chương 4.........................................................................................73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ................................................................. 76
5.1.
Giới thiệu .....................................................................................................76
5.2.
Kết luận........................................................................................................76
5.3.
Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................78
5.4.
Hàm ý quản trị .............................................................................................78
5.5.
Hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho nghiên cứu tương lai .............82
5.6.
Tóm tắt chương 5.........................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
CĐ
CQ
EEM
Nghĩa tiếng Anh
GEM
/
/
The Entrepreneurial Event Model
The Entrepreneurial Event
Theory
Exploratory Factor Analysis
Global Enterpreneurship
Congress
Global Entrepreneurship Monitor
KMO
Kaiser – Meyer – Olkin
EET
EFA
GEC
KS
NCGE
OLS
PBC
PCA
SEM
TĐ
TPB
TRA
VCCI
VIF
YĐ
/
National Council for Geographic
Education
Ordinary Least Squares
Perceived behavioral control
Principal Component Analysis
Structural Equation Modeling
/
The Theory of Planned Behavior
The Theory of Reasoned Action
Vietnam Chamber of Commerce
and Industry
Variance inflation factor
/
Nghĩa tiếng Việt
Sự chủ động cá nhân
Tiêu chuẩn chủ quan
Mô hình sự kiện kinh doanh
Lý thuyết sự kiện kinh doanh
Phân tích nhân tố khám phá
Hội nghị Thượng đỉnh Khởi nghiệp
Toàn cầu
Chỉ số kinh doanh toàn cầu
Chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp
của phân tích nhân tố
Sự kiểm soát hành vi được nhận
thức
Hội đồng quốc gia về giáo dục địa lý
Bình phương bé nhất
Kiểm soát hành vi được nhận thức
Phân tích thành phần chính
Mô hình phương trình cấu trúc
Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp
Lý thuyết hành vi được lên kế hoạch
Lý thuyết hành động hợp lý
Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
hệ số phóng đại phương sai
Ý định khởi nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 27
Bảng 3.1: Thang đo sự chủ động cá nhân ................................................................. 38
Bảng 3.2: Thang đo thái độ đối với hành vi khởi nghiệp.......................................... 38
Bảng 3.3: Thang đo tiêu chuẩn chủ quan .................................................................. 39
Bảng 3.4: Thang đo sự kiểm soát hành vi được nhận thức ....................................... 39
Bảng 3.5: Thang đo ý định khởi nghiệp .................................................................... 40
Bảng 3.6: Thang đo ý định khởi nghiệp .................................................................... 42
Bảng 3.7: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo nghiên cứu định
lượng sơ bộ (Mẫu gồm 98 sinh viên) ........................................................................ 43
Bảng 3.8: Kết quả EFA lần 1 biến độc lập trong nghiên cứu định lượng sơ bộ ....... 45
Bảng 3.9: Thang đo chính thức sau nghiên cứu sơ bộ .............................................. 47
Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu ........................................................................ 54
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo ............................................... 55
Bảng 4.3: Kết quả EFA lần 1 biến độc lập trong nghiên cứu chính thức ................. 57
Bảng 4.4: Kết quả EFA lần 1 của thang đo biến phụ thuộc ...................................... 59
Bảng 4.5: Ma trận tương quan Pearson ..................................................................... 61
Bảng 4.6: Kết quả của mô hình hồi qui..................................................................... 62
Bảng 4.7: Tóm tắt kiểm định giả thuyết................................................................... 72
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình sự kiện khởi nghiệp kinh doanh ...................................................... 11
Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi được lên kế hoạch .................................................... 12
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý .............................................................. 14
Hình 2.4: Mô hình của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) ......................... 15
Hình 2.5: Mô hình của Đỗ Thị Hoa Liên (2016) ........................................................... 16
Hình 2.6: Mô hình của Đoàn Thị Thu Trang và Lê Hiếu Học (2017) ........................... 17
Hình 2.7: Nguyễn Thị Thu Ngọc và Nguyễn Thị Kim Phụng (2018) ........................... 18
Hình 2.8: Mô hình của Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017) .................................. 19
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu động lực và ý định khởi nghiệp - Điều tra vai trò của
ngành đào tạo ................................................................................................................. 20
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của thái độ khởi nghiệp, những tiêu
chuẩn chủ quan và sự mong muốn được nhận thức đối với ý định khởi nghiệp ........... 21
Hình 2.11: Mô hình của ý định khởi nghiệp - Một ứng dụng của các phương pháp
tiếp cận tâm lý và hành vi .............................................................................................. 22
Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thống gia đình và các đặc
điểm tâm lý đối với ý định khởi nghiệp ......................................................................... 23
Hình 2.13: Mô hình nghiên cứu vai trò của việc đào tạo về kinh doanh như là một
yếu tố dự báo về ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học ........................................... 24
Hình 2.14: Mô hình sự phát triển và văn hóa chéo - Áp dụng một công cụ cụ thể để
đo lường ý định khởi nghiệp kinh doanh ....................................................................... 26
Hình 2.15: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 35
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 49
Hình 4.1: Biểu đồ tần số Histogram ............................................................................... 65
Hình 4.2: Biểu đồ Normal P – P LOT ............................................................................ 66
Hình 4.3: Mô hình hiệu chỉnh ....................................................................................... 73
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.
Lý do chọn đề tài
Khởi nghiệp có vai trò quan trọng đối với hoạt động sáng tạo, phát triển kinh
tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đây là quy luật và xu thế chung trên
thế giới. Tại Việt Nam cũng vậy. Theo thống kê của Cục phát triển Doanh nghiệp,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào thời điểm cuối tháng 8 năm 2018 cho thấy khu vực
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ đang đóng góp tới 45% vào GDP;
31% vào tổng thu ngân sách nhà nước và tạo ra hơn 5 triệu việc làm cho xã hội.
Đó là một trong những lý do mà hầu hết các nhà giáo dục và hoạch định
chính sách gần đây đã nỗ lực khuyến khích hoạt động khởi nghiệp trong xã hội. Mà
trọng tâm là những nỗ lực đặt vào tinh thần khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp của
sinh viên (Krueger và cộng sự, 2000). Các hoạt động khởi nghiệp cần được chú ý,
đặc biệt là ở các nước đang phát triển vì tinh thần khởi nghiệp là một trong những
lĩnh vực quan trọng nhất để duy trì sự phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào
(Stel và cộng sự, 2005).
Vấn đề chính là một tỷ lệ lớn sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học
thích kiếm một việc làm hưởng lương hàng tháng hơn là khám phá những cơ hội
khởi nghiệp. Tinh thần mạo hiểm của người Việt Nam vẫn ở mức thấp. Phần lớn
người dân, bao gồm giới trẻ, có xu hướng thích cuộc sống ổn định, không phiêu lưu.
Nhận thức về khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp chỉ ở mức trung bình. Theo báo
“Diễn đàn doanh nghiệp” đăng ngày 21/04/2017, trong một cuộc khảo sát, có đến
66,6% sinh viên Việt Nam hiện nay chưa hề biết đến các hoạt động khởi nghiệp. Số
lượng sinh viên biết đến các chương trình khởi nghiệp chỉ đạt 33,4% và thực tế số
lượng sinh viên hàng năm tham gia các chương trình khởi nghiệp do VCCI khởi
2
xướng chỉ đạt 0,016%. Có đến 62% sinh viên được hỏi cho rằng các hoạt động khởi
nghiệp hiện nay đang mang tính phong trào, chưa thực sự hiệu quả.
Do đó, thúc đẩy và tạo động cơ mạnh cho sinh viên khởi nghiệp rất quan
trọng. Ý định khởi nghiệp là giai đoạn đầu của hoạt động khởi nghiệp và chịu ảnh
hưởng của các nhân tố ngoại sinh (Anderson & Jack, 2002). Theo Armitage &
Corner (2011), ý định dự báo được khoảng 50% hành vi trong thực tế. Bởi vậy, việc
hiểu rõ các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp được xem là biện pháp hiệu quả
để nâng cao số lượng và chất lượng doanh nhân khởi nghiệp của quốc gia bởi doanh
nhân được tạo ra chứ không phải được sinh ra. Chính vì những lý do trên, nghiên
cứu này được thực hiện để xác định những yếu tố có thể kích thích ý định khởi
nghiệp của sinh viên. Tầm quan trọng của đề tài là rất lớn. Tuy nhiên, ở Việt Nam
số lượng các bài nghiên cứu về tinh thần khởi nghiệp còn hạn chế. Chính vì lẽ đó,
tác giả mong muốn thực hiện đề tài này nhằm khám phá sâu hơn và góp phần đa
dạng hóa nội dung nghiên cứu về mảng khởi nghiệp tại Việt Nam.
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.3. Đề xuất một số hàm ý của nghiên cứu và các chính sách nhằm thúc đẩy ý
định khởi nghiệp của sinh viên.
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ theo những mục tiêu trên, bài nghiên cứu này được thực hiện để trả
lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
1.3.1. Yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường
đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
3
1.3.2. Mức độ tác động của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
1.3.3. Cần phải làm gì để thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên?
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố tác động đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời
gian khảo sát từ tháng 07/2018 – 10/2018.
1.4.3. Đối tượng khảo sát
Sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.
Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Nguồn dữ liệu
1.5.1.1.
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Từ sách, báo, tạp chí và internet.
1.5.1.2.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Từ việc thu thập ý kiến, thảo luận nhóm
và khảo sát bằng bảng câu hỏi.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức.
1.5.2.1.
Nghiên cứu sơ bộ
Bước đầu tiên của nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính thông qua
thảo luận nhóm với 9 sinh viên gồm: 2 sinh viên đại học Kinh Tế, 2 sinh viên
đại học Bách Khoa, 2 sinh viên đại học Tài chính – Marketing, 2 sinh viên
đại học Mở và 1 sinh viên đại học Công nghệ nhằm mục đích khám phá, bổ
sung và điều chỉnh các thang đo thành phần có ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4
Thông qua nghiên cứu định tính kết hợp với thang đo kế thừa từ
những nghiên cứu trước để thiết kế nên bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng
sơ bộ.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện thông qua khảo sát trực
tiếp mẫu gồm 98 sinh viên của 05 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
gồm: Đại học Kinh Tế, đại học Tài chính - Marketing, đại học Bách Khoa,
đại học Công Nghệ và đại học Mở nhằm đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của các
thang đo, đánh giá mức độ quan trọng của các biến quan sát từ cao đến thấp,
sàng lọc của các biến quan sát và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình khởi
nghiệp tại Việt Nam.
1.5.2.2.
Nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông
tin trực tiếp từ các sinh viên đại học của 05 trường đại học tại thành phố Hồ
Chí Minh gồm: Đại học Kinh Tế, đại học Tài chính - Marketing, đại học
Bách Khoa, đại học Công Nghệ và đại học Mở, dựa trên bảng câu hỏi khảo
sát được thiết kế sẵn. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 295.
Các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Số liệu thu thập được tiến hành xử lý qua phần mềm SPSS 20. Tác giả
sử dụng một số công cụ phân tích dữ liệu như: Các thống kê mô tả, phân tích
độ tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis), xây dựng hàm hồi quy để kiểm định mối quan
hệ giữa các biến, kiểm định t-test và ANOVA để xem xét sự khác biệt giữa
các biến nhân khẩu học (Giới tính, trường đào tào, ngành đào tạo, độ tuổi,
truyền thống kinh doanh của gia đình và hộ khẩu thường trú) đối với ý định
khởi nghiệp.
1.6.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.6.1. Khía cạnh lý thuyết
Đề tài nghiên cứu củng cố và bổ sung thêm luận cứ khoa học cho mối quan
hệ giữa các biến độc lập (Sự chủ động cá nhân, thái độ đối với hành vi khởi nghiệp,
5
tiêu chuẩn chủ quan, sự kiểm soát hành vi được nhận thức) với biến phụ thuộc (Ý
định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, nghiên
cứu còn đưa ra mức độ tác động của các yếu tố trên đến ý định khởi nghiệp và tìm
hiểu xem có sự khác nhau giữa các nhóm của các biến nhân khẩu học về ý định
khởi nghiệp hay không.
1.6.2. Khía cạnh thực tiễn
Đề tài nghiên cứu góp phần cung cấp thêm cơ sở cho các nhà quản trị, các
nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam để xây dựng, điều chỉnh chính sách nhằm
thúc đẩy hoặc có các biện pháp hỗ trợ, can thiệp nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp
của sinh viên.
1.7.
Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm:
Chương 1 – Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm: Lý do chọn đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
trình bày sơ lược về phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
tài nghiên cứu, cấu trúc của đề tài nghiên cứu.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu gồm: Trình bày các cơ
sở lý thuyết, các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu, các yếu tố tác động
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, tổng hợp các nghiên cứu liên quan trong và
ngoài nước, đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu của tác
giả.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu gồm: Thiết kế nghiên cứu, xây dựng
thang đo, đánh giá sơ bộ thang đo, giới thiệu thang đo chính thức trong nghiên cứu
định lượng, trình bày phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu gồm: Phân tích và trình bày kết quả nghiên
cứu thông qua công cụ phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá
EFA, hồi quy, t – test và ANOVA.
6
Chương 5 – Kết luận và hàm ý gồm: Tóm tắt những kết quả chính của
nghiên cứu, đưa ra hàm ý cho nhà quản trị cũng những hạn chế của đề tài để định
hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo và phụ lục
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.
Giới thiệu
Chương 2 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết, các khái niệm có liên quan đến đề
tài nghiên cứu, các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, tổng hợp
các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước. Sau đó đưa ra các giả thuyết nghiên
cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu của tác giả.
2.2.
Một số khái niệm liên quan đến khởi nghiệp
2.2.1. Người khởi nghiệp (Doanh nhân)
Doanh nhân được xem là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy hợp
tác, tạo cơ hội việc làm và tạo ra sự giàu có về kinh tế và xã hội trong nền kinh tế
của một quốc gia (Wong và cộng sự, 2005).
Doanh nhân đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bằng cách
ấp ủ các đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả kinh tế và tạo việc làm mới (Shane và
Venkataraman 2000).
Mitton (1989) mô tả các doanh nhân là những người có một số đặc điểm
tâm lý nhất định như cam kết với công việc, nhu cầu kiểm soát toàn bộ và thích sự
không chắc chắn và thách thức.
Các doanh nhân là những người tiếp nhận rủi ro vừa phải và các rủi ro được
tính toán để tránh những tình huống không chắc chắn (Koh, 1996; Thomas và
Mueller, 2000).
Theo (Krueger và cộng sự, 2000), doanh nhân là những người sáng tạo, đột
phá, có tầm nhìn, người nhận ra một cơ hội mới, có khuynh hướng hành động và bắt
đầu một việc gì đó.
Doanh nhân là những người xác định các cơ hội, vì họ có nhiều khả năng
hơn trong việc nhận ra các mẫu và quan sát các mối liên hệ giữa các thay đổi, xu
hướng và tần suất xuất hiện không liên quan ở cái nhìn đầu tiên (Baron, 2006).
8
Doanh nhân là một phần quan trọng của sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường (Dana, 2000, 2005; Ramadani và cộng
sự, 2013; Robinson và cộng sự, 2001).
Theo nghĩa thông thường, doanh nhân được coi là chủ sở hữu của doanh
nghiệp thương mại hoặc công nghiệp. Những người này bắt đầu tạo ra tổ chức công
nghiệp hoặc thương mại trên cơ sở lợi nhuận hoặc thua lỗ. Các học giả khác nhau
bao gồm McClelland và Schumpeter đã giải thích nhiều hơn cho định nghĩa doanh
nhân chung này. Nói chung, các doanh nhân phát triển và thịnh vượng dần dần bằng
cách bắt đầu kinh doanh nhỏ. Nhiều nhà nghiên cứu phân biệt doanh nhân với
thương nhân, trong khi nhiều người khác xác định rằng các hoạt động của các doanh
nhân và thương nhân đều giống nhau. Trong nghiên cứu này, doanh nhân đề cập
đến một người chịu trách nhiệm về việc thành lập, quản lý và phát triển doanh
nghiệp.
2.2.2. Khởi nghiệp
Khởi nghiệp đã được xác định rõ là hành vi quản lý, khai thác đáng tin cậy
các cơ hội để tạo ra kết quả vượt ra ngoài khả năng của chính mình (Kristiansen và
Indarti, 2004).
Khởi nghiệp không phải là một sự kiện, mà là một quá trình có thể mất nhiều
năm để phát triển và thành hiện thực. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có tiềm
năng để mở một doanh nghiệp riêng (Learned, 1992). Một người khởi nghiệp tiềm
năng là người đón lấy cơ hội để thành lập công ty riêng mình ngay khi cơ hội xuất
hiện (Shapero, 1982). Theo tổ chức Global Entrepreneurship Monitor thì một doanh
nghiệp khi vừa thành lập sẽ trải qua 3 giai đoạn: Hình thành, phát triển ý tưởng đến
thành lập doanh nghiệp và cuối cùng là duy trì và phát triển doanh nghiệp.
2.2.3. Ý định khởi nghiệp
Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là cam kết để bắt đầu một doanh
nghiệp mới (Krueger 1993) và trong hầu hết các mô hình lựa chọn nghề nghiệp, nó
được coi là tiền đề của hành vi khởi nghiệp.
9
Theo Thompson (2009) và Bird (1988) ý định khởi nghiệp có thể được gọi
là việc thực hiện có chủ ý và niềm tin của một cá nhân đối với ý định của mình để
bắt đầu một doanh nghiệp kinh doanh mới trong tương lai.
Theo Molaei và cộng sự (2014), ý định khởi nghiệp là một trong những dự
đoán lớn nhất về hành vi khởi nghiệp.
Ý định khởi nghiệp là việc làm cho quá trình tổ chức các dự án trở nên ấn
tượng hoặc nói cách khác là tự làm chủ (Tkachev và Kolvereid, 1999).
Ý định khởi nghiệp sẽ là bước đầu tiên trong sự phát triển kinh doanh và đôi
khi là quá trình lâu dài của sự sáng tạo liều lĩnh và mạo hiểm (Lee & Wong, 2004).
Ý định khởi nghiệp để khởi động, sau đó sẽ là tiền đề cần thiết để thực hiện
các hành vi kinh doanh (Fayolle và cộng sự, 2006; Kolvereid, 1996b).
Ý định khởi nghiệp được coi là yếu tố dự đoán hành vi khởi nghiệp tốt nhất
(Ajzen, 1991, 2001; Fishbein & Ajzen, 1975).
Souitaris và cộng sự (2007) cho rằng ý định khởi nghiệp có nghĩa là một cá
nhân muốn bắt đầu một số hoạt động kinh doanh.
Ý định khởi nghiệp đóng vai trò phát triển các hoạt động khởi nghiệp kinh
doanh và khả năng trở thành một doanh nhân thực sự (Mohd Rosli và cộng sự,
2013).
Theo Bird (1988), ý định khởi nghiệp hướng tới tư duy chiến lược và các
quyết định, và hoạt động như một màn hình cảm ứng để xem xét các mối quan hệ,
tài nguyên và sự trao đổi.
2.2.4. Tinh thần khởi nghiệp
Tinh thần khởi nghiệp được định nghĩa là việc sở hữu doanh nghiệp nhỏ
độc lập hoặc phát triển những nhà quản lý tìm kiếm cơ hội trong doanh nghiệp
(Colton, 1990).
Tinh thần khởi nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
một quốc gia (Stel và cộng sự, 2005).
Tinh thần khởi nghiệp được định nghĩa bởi Low và MacMillan (1988, trang
141) là “tạo ra doanh nghiệp mới”. Định nghĩa này phản ánh nhận thức ngày càng
10
tăng rằng tinh thần khởi nghiệp là một "quy trình hoàn thiện dần dần hơn là trạng
thái hiện hữu ”(Bygrave, 1989, trang 21).
2.3.
Lý thuyết nền
2.3.1. Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp kinh doanh (The Entrepreneurial Event
Theory - EET)
Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp kinh doanh (Shapero và Sokol 1982) được
sử dụng để mô tả một quy trình khởi nghiệp, với ý định là trung tâm (Bird 1988).
Lý thuyết này xem xét khởi nghiệp như một sự kiện có thể được giải thích bằng sự
tương tác giữa sáng kiến, khả năng, quản lý, quyền tự chủ tương đối và sự chấp
nhận rủi ro. Lý thuyết chỉ ra rằng ý định khởi nghiệp bắt nguồn từ nhận thức về tính
khả thi và sự mong muốn, và chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh văn hóa và xã hội. Nhận
thức về sự lựa chọn của cá nhân trong môi trường văn hóa và xã hội đã được
Krueger và cộng sự chấp nhận theo kinh nghiệm. (2000), Peterman và Kennedy
(2003), Wilson và cộng sự. (2007).
Theo giả định, hành vi của con người có một quán tính có thể bị gián đoạn
hoặc thay thế bởi một thứ gì đó, Shapero lập luận rằng tính mong muốn và tính khả
thi dựa trên xác định độ tin cậy tương đối của các hành vi thay thế và ý định khởi
nghiệp phát sinh một phần từ việc tiếp xúc với hoạt động kinh doanh (Shapero và
Sokol 1982).
11
Hình 2.1: Mô hình sự kiện khởi nghiệp kinh doanh
Nguồn: Mô hình EEM của (Shapero và Sokol 1982)
2.3.2. Lý thuyết hành vi được lên kế hoạch (The Theory of Planned Behavior TPB)
Lý thuyết hành vi được lên kế hoạch được giới thiệu bởi Ajzen (1991) đại
diện cho một lý thuyết chung về hành vi xã hội, được phát triển rộng hơn từ lý
thuyết tâm lý xã hội.
TPB được xây dựng để dự đoán và giải thích hành vi của con người trong
các ngữ cảnh cụ thể. TPB khẳng định thái độ và đặc điểm nhân cách chỉ có thể có
tác động gián tiếp đến các hình thức hành vi cụ thể bằng cách ảnh hưởng đến các
yếu tố gần gũi hơn với hành động được đề cập (Ajzen, 1991). Nó bao gồm 5 yếu tố
cụ thể: thái độ đối với hành vi, các tiêu chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi nhận
thức, ý định cư xử và hành vi.
Nguyên lý cơ bản của lý thuyết này là ý định của một cá nhân để thực hiện
một hành vi nhất định là yếu tố tiên đoán chính của hành vi đó. Ý định đưa ra các
chỉ dẫn về hành động. TPB đưa ra giả thuyết rằng các ý định hành vi được xác định
bởi 3 tiền đề chính: thái độ đối với hành vi, các chỉ tiêu chủ quan và mức độ kiểm
soát hành vi nhận thức.
12
Đầu tiên là thái độ đối với hành vi, đề cập đến mức độ mà một người có một
đánh giá thuận lợi hoặc không thuận lợi về hành vi. (Tức là sự mong muốn cá nhân
được nhận thức của việc thực hiện hành vi).
Thứ hai đề cập đến các chỉ tiêu chủ quan, được định nghĩa là sự chấp thuận
(hoặc không chấp thuận) của các cá nhân tham khảo quan trọng (hoặc nhóm) như
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp có liên quan đến việc đưa ra một hành vi cụ thể (tức
là áp lực xã hội được nhận thức để thực hiện hay không thực hiện hành vi).
Thứ ba là mức độ kiểm soát hành vi nhận thức, có thể được coi là niềm tin
của con người liên quan đến việc thực hiện hành vi sẽ dễ dàng (hoặc khó khăn) như
thế nào. Tiền đề thứ ba này được giả định là phản ánh kinh nghiệm quá khứ với
hành vi tiêu điểm cũng như các chướng ngại hoặc trở ngại được dự đoán (Ajzen,
1991).
Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi được lên kế hoạch
Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi được lên kế hoạch
Nguồn: Mô hình TPB của (Ajzen, 1991)
Trong khi lý thuyết sự kiện kinh doanh cho rằng ý định khởi nghiệp phụ
thuộc vào sự mong muốn (tính hấp dẫn) và tính khả thi (khả năng cá nhân) của dự
13
án khởi nghiệp cùng với khả năng hành động kịp thời khi có cơ hội thì lý thuyết
TPB coi thái độ là yếu tố dự báo quan trọng nhất của ý định khởi nghiệp. TPB giải
thích ý định khởi nghiệp bằng cách sử dụng mức độ kiểm soát hành vi nhận thức,
thái độ đối với hành động và các tiêu chuẩn chủ quan. Hơn nữa, thái độ đối với tinh
thần khởi nghiệp có liên quan đến sự mong muốn được nhận thức, trong khi kiểm
soát hành vi nhận thức được kết hợp với tính khả thi nhận thức (Autio và cộng sự,
2001). Do đó, có thể kết luận rằng hai mô hình này khác nhau về xu hướng và các
chỉ tiêu chủ quan, cùng với vai trò của áp lực xã hội được nhận thấy có lợi hoặc
chống lại hành vi kinh doanh (Ajzen, 1991). Cả hai mô hình này đã được sử dụng
như một phương pháp tiếp cận dựa trên quy trình trong nhiều nghiên cứu (Krueger,
1993; Krueger và Brazeal, 1994; Krueger và Carsrud, 1993).
2.3.3. Lý thuyết hành động hợp lý (The Theory of Reasoned Action - TRA)
Theo TRA (Ajzen và Fishbein, 1980), ý định của một người là một chức
năng của hai yếu tố quyết định cơ bản:
Một là yếu tố cá nhân - Là đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về
việc thực hiện hành vi. Yếu tố này được gọi là thái độ đối với hành vi (Ajzen và
Fishbein, 1980).
Hai là các ảnh hưởng khác từ phía xã hội. Yếu tố này là nhận thức của một
người về áp lực xã hội đặt vào người đó để thực hiện hay không thực hiện hành vi
được đề cập và được gọi là tiêu chuẩn chủ quan (Ajzen và Fishbein, 1980).
Theo TRA, thái độ là một chức năng của niềm tin. Một người tin rằng việc
thực hiện hành vi dẫn đến kết quả tích cực sẽ giữ thái độ tích cực để thực hiện hành
vi đó. Trong khi một người cho rằng thực hiện hành vi sẽ dẫn đến kết cục tiêu cực
sẽ giữ một thái độ không thuận lợi.
14
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý
Nguồn: Mô hình TRA của (Ajzen và Fishbein, 1980)
2.4.
Các nghiên cứu liên quan
2.4.1. Các nghiên cứu trong nước
Theo nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh
nghiệp, trường hợp sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
trường đại học Cần Thơ của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên
(2015) được khảo sát trên 233 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai thuộc
khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh tại Đại học Cần Thơ đã chỉ ra các yếu tố
tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp mức độ từ thấp đến cao bao gồm:
(1) “Thái độ và tự hiệu quả” có ảnh hưởng nhiều nhất, (2) là “Giáo dục và
thời cơ khởi nghiệp”, (3) là “Nguồn vốn”, (4) là “Quy chuẩn chủ quan” và
(5) sau cùng là “Mức độ kiểm soát hành vi được nhận thức”. Bên cạnh đó,
kết quả nghiên cứu còn chỉ ra bằng chứng cho thấy ảnh hưởng điều tiết của
biến giới tính trong mối quan hệ giữa nguồn vốn và ý định khởi sự doanh
nghiệp mà cụ thể là ảnh hưởng của nguồn vốn đến ý định khởi sự doanh
nghiệp của sinh viên nữ là cao hơn so với sinh viên nam.
15
Hình 2.4: Mô hình của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015)
Nguồn: Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015)
Theo nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh
doanh của sinh viên quản trị kinh doanh tại trường đại học Lao động xã
hội của tác giả Đỗ Thị Hoa Liên (2016) được khảo sát trên 315 sinh viên.
Nghiên cứu này kế thừa và bổ sung từ các kết quả của các nghiên cứu khác
nhau trước đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên, đó là (1) Giáo dục và đào tạo tại
trường đại học, (2) Kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân, (3) Gia đình
và bạn bè, (4) Tính cách cá nhân, (5) Nguồn vốn.