Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 12 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b><small>HỒNGHUỆ </small>ANH<small>*</small></b>
<b><small>* TS. Viện Nghiên cứu Trung Quốc</small></b>
<i><small>Tóm tắt: Trên</small></i><small> cơ sở quan niệm an ninh quốc gia của bốn thế hệ lãnh đạo trước, bao gồm “An ninh truyền thống’’ thời Mao Trạch Đông, “An ninh tổng hợp” thời Đặng Tiểu Bình, “An ninh mới” thời Giang Trạch pân và “An ninh hài hòa” thời Hồ cẩm Đào, Trung Quốc thời đại Tập Cận Bình đã đưa ra khái niệm f‘An ninh quốc gia tổng thể”, “Cộng đồng chung vận mệnh” và “Tầm nhìn an ninh châu Á” với nội hàm phong phú, thể hiện tính tồn diện, tính thời đại, nhằm thích ứng với mơi trường an ninh nhiều thách thức hơn trước và định vị lại bản thân sau cuộc trỗi dậy ngoạn mục về kinh tế, với mục tiêu cuốiị cùng là phục hưng dân tộc Trung Hoa.</small>
<i><small>Từ khóa: Trung</small></i><small> Quốc, Tập Cận Binh, Đại hội XVIII, an ninh, quan niệm</small>
bản và toàn diện trong chiến lược an ninh của Trung Quốc không chỉ làm thay đổi sâu sắc bản thân quốc giạ họ, mà còn tác động trực tiếp và sâu rộng đến cục diện an ninh khu vực và thế
giới. Từ saụ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc năm 2012, Tập Cận Bình đẩ lãnh đạo thực hiện một chương trinh cải cách tồn diện với quy mơ chưa từng có về an ninh quốc gia, từ việc cải cách hàng loạt các thể chế, cơ chế ra quyết sách như thành lập ủy ban An ninh quốc gia, thông qua khung pháp lý như Luật An ninh quốc gia mới, Luật an ninh Hồng Kông, đến việc sắp xếp lại đội ngũ nhân sự ở cấp lãnh đạo cao nhất. Những cải cách này xuốt phát từ quá trình định hình và phát triển hệ thống quan điểm mới về an ninh quốc gia củai nước này.
<b>I. <small>NHŨNG</small> quanđiểmvèanninh QUỐC <small>GIA </small>CỦATRUNGQUỐC TRƯỚC ĐẠI <small>Hôixvm</small></b>
<b><small>1. Thời kỳ Mao Trạch Đông: “An ninh truyền thống”</small></b>
Đây là giai đoạn từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tới trước khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa. Trong giai đoạn này, quan điểm an ninh của Trung
<b><small>NGHIÊN CỨU TRƯNG QUỐC số 4 (248) - 2022 --- 3</small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">Quốc thuộc phạm trù an ninh truyền thống điển hình, với mục tiêu cốt lõi là đảm bảo sự an tồn chính trị và chính thể, qn sự là cơng cụ cơ bản để đảm bảo an ninh. Chủ tịch Mao Trạch Đông đưa ra đánh giá về chủ đề của thời đại là “chiến tranh và cách mạng”, đồng thời xác định “chiến tranh là không thể tránh khỏi”. Tại Đại hội VII ĐCS Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã nhấn mạnh: Trung Quốc đang tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản, trong đó ngồi mâu thuẫn trong nước giữa giai cấp cơng nhân và giai cấp tư sản, cịn có mâu thuẫn quốc tế giữa Trung Quốc và các nước đế quốc, thể hiện ở sự cạnh tranh về mơ hình xã hội, đây có thể là căn nguyên dẫn đến chiến tranh.(1)
Chính quyền mới ra đời cịn non trẻ ln có nguy cơ bị lật đổ bởi các thế lực bên ngoài, cuộc khủng hoảng quan hệ Trung - Mỹ và chiến tranh Triều Tiên đã khiến Trung Quốc rơi vào thế bị ngăn chặn cả về kinh tế lẫn quân sự. Do vậy, tư duy an ninh đối ngoại thời đại Mao Trạch Đông thể hiện ở sự đối đầu về ý thức hệ và sự ưu tiên nguồn lực tập trung vào quá trình xây dựng lực lượng quân sự, tìm kiếm các mối liên kết đồng minh nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi trong giai đoạn này - đó là duy trì sự ổn định, bền vững của chính quyền và phịng ngừa sự tấn cơng qn sự.
<b><small>2. Thịi kỳ Đặng Tiểu Bình: “An ninh tổng hơp”</small></b>
Điếm khác biệt cơ bản giữa cơ sở định hướng chính sách an ninh thời đại Đặng Tiểu Bình so với thời đại Mao Trạch Đơng là nhận định “chiến tranh có thể tránh được”, hịa bình và phát triển là xu thế chung của kỷ nguyên mới: “Vấn đề thực sự lớn lao trên thế giới hiện nay, vấn đề mang tính chiến lược tồn cầu, một là vấn đề hịa bình và hai là vấn đề kinh tế, hay còn gọi là vấn đề phát triển”.(2) Điều này xuất phát từ môi trường an ninh của Trung Quốc ơn hịa hơn trước, khi từ những năm 70 thế kỷ trước, quan hệ Xơ-Mỹ bắt đầu có biểu hiện giảm căng thẳng, quan hệ Trung-Mỹ cũng được cải thiện đáng kể. Ket quả là về nhận thức, Trung Quốc giai đoạn này không chỉ chú trọng “an ninh chính trị” mà cịn đề cao “an ninh kinh tế”, cho rằng phát triển kinh tế là nội dung cốt lõi của chiến lược an ninh quốc gia. Do vậy quan niệm an ninh dưới thời Đặng Tiểu Bình mang tính tổng hợp, đây là một điểm mới so với trước. Nội dung chính của khái niệm an ninh tổng hợp của Đặng Tiểu Bình là ngồi an ninh chính trị, Trung Quốc cịn chú trọng đến cả sự an tồn về kinh tế, ln đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, ổn định là yếu tố quyết định và tăng trưởng kinh tế là cách duy nhất để giải quyết các thách thức.
<b><small>3. Thòi kỳ Giang Trạch Dân: “An ninh mói”</small></b>
Quan điểm về an ninh của Trung Quốc thời kỳ Giang Trạch Dân được coi như hệ tư tưởng định hướng cho chiến lược an ninh quốc gia của nước này từ sau Chiến tranh Lạnh.(3) Quan niệm “an ninh mới” của Trung Quốc được xây dựng dựa trên bối cảnh cấu trúc an ninh quốc tế trải qua những biến đổi to lớn. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><i><b>Nhũng <small>điều</small> chỉnhvề <small>quan</small> điểm...</b></i>
khiến cấu trúc lưỡng cực bị phá vỡ và dần hình thành cấu trúc “nhất siêu đa cường”. Bên cạnh đó, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ngày một gia tăng.
Giống như thời Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc nhận định xu hướng quốc tế nói chung vẫn sẽ là hịạ bình và phát triến, tuy nhiên ở thời điểm này, Trung Quốc chú trọng hơn tới mối quan hệ biện chứng giữa hịa bình và phát triển. Trong Báo cáo Chính trị Đại hội lần thứ XIV ĐCS Trung Quôc, Giang Trạch Dân đã khăng định rằng, phát triển địi hỏi hịa bình và hịa Vinh khơng thể tách rời khỏi sự phát triển.(4)
Tư duy “an ninh mới” của Giang Trạch Dân cho rằng nền an ninh quốc gia phải được xây dựng trên một hệ thống an ninh toàn diện bao gồm an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quân sự, an ninh khoa học công nghệ, an ninh môi trường và an ninh thơng tin. Từ đó kêu gọi thiết lập mơi trường hịa bình quốc tể an tồn và ổn định thông qua loại bỏ khái niệm an ninh truyền thong dựa trên các liên minh quân sự và chính trị trong Chiến tranh Lạnh. Trong xu hướng tồn cầu hóa kinh tế, đa cực hóa thế giới và dân chủ hóa quan hệ quốc tế, an ninh của các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Dù một quốc gia có mạnh đến đâu, rất khó có được nền an ninh thực sự nếu khơng có sự họp tác với các quốc gia khác/5)Tất cả các quốc gia cùng nhau giải quyết các vấn đề an ninh thông qua sự tham gia, tham vấn và hợp tác bình đẳng. Để đảm bảo an tồn, các quốc gia cần tuân thủ bốn nguyên tắc cơ bản là “tin tưởng lẫn nhau, cùng có lợi, binh đẳng và hợp tác”. Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu lên án chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền phương Tây là mối đe dọa đối với nền hịa bình và phát triển của nhân loại.
<b><small>4. Thời kỳ Hồ cẩm Đào: “An ninh hài hòa”</small></b>
Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự trồi dậy mạnh mẽ, vươn lên trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, sự an toàn của Trung Quốc đối diện với những thách thức mới, thuyết “Mối đe dọa Trung Quốc” lan tỏa khắp dư luận quốc tế. Báo cáo của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XVII DCS Trung Quốc tuy vẫn khắng định hịa bình và phát triến là dịng chảy chính, nhưng “Chủ nghĩa bá quyền vẫn tồn tại, xung đột cục bộ, các vấn đề nóng và sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu đang gia tăng, khoảng cách Bắc Nam ngày càng rõị, các vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đan xen, nền hịa bình và phát triển thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.”(6) Trung Quốc đưa ra nhận định về một môi trường an ninh bên ngồi nhiều rủi ro hơn trước, trong dó nhiều vấn đề an ninh bên ngoài và bên trong liên đới chặt chẽ với nhau, như vấn đề T&n Cương, Tây Tạng hay Đài Loan. Các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng được coị trọng hơn trước.
Trên cơ sở bảo đảm các lợi ích quốc gia cốt lõi, Hồ cầm Đào đưa ra quan điểm thiết lập một trật tự “thế giới hài hòa”, là sự nối dài của quan niệm xây dựng “xã hội hài hòa” trong lòng Trụng Quốc. Tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Liên hợp quốc vào tháng 9/2005, Chủ tịch Hồ cẩm Đào đã trinh bày một cách có hệ thống khái niệm mới về “xây dựng
<b><small>NGHIÊN CỨUịTRUNG </small>quốc<small> số 4 (248) - 2022 --- 5</small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">một thế giới hài hịa, hịa bình lâu dài và thịnh vượng chung”. Cùng với vai trò và địa vị quốc tế của Trung Quốc được tăng cường, sự an toàn của nước này ở bên ngoài gắn liền với trách nhiệm quốc tế. Hồ cẩm Đào bày tỏ mong muốn tham gia các hoạt động gìn giữ hịa bình quốc tế, thúc đẩy giải quyết các điểm nóng quốc tế, xung đột khu vực và ứng phó với các thách thức tồn cầu.
đạo từ khi thành lập nước đã có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp với môi trường an ninh chung cũng như con đường phát triển riêng của họ. Từ thời kì đầu lấy trọng tâm là các vấn đề an ninh truyền thống như an ninh chính trị và an ninh quân sự, đã dần mở rộng sang các lĩnh vực an ninh phi truyền thống, nhấn mạnh các phương thức hợp tác đa dạng và ngày càng mong muốn thể hiện vai trò, trách nhiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu.
Quan niệm an ninh quốc gia của Trung Quốc giai đoạn trước Đại hội XVIII là bước xây dựng, chuẩn bị cho thời đại Tập Cận Bình sẽ hướng tới một tư duy an ninh tham vọng hơn, thể hiện sự định vị lại bản thân và nỗ lực trở thành cường quốc số 1.
<b><small>H.</small>QUAN ĐIẺM AN NINH QUỐC GIA CỦA <small>TRUNGQUỐC</small> THỜI <small>KỲ</small> TẬP CẬN <small>BÌNH1. Quan niệm “An ninh quốc gia tổng thể”</small></b>
Quan niệm an ninh của Trung Quốc đã có nhiều thay đổi vào Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc năm 2012, khi đưa ra nhận định rằng thể chế và chính sách an ninh hiện thời của Trung Quốc chưa đáp ứng đúng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia. Xuất phát từ chủ trương đó, Hội nghị lần thứ nhất ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc (15/4/2014) đã chính thức đưa ra quan điểm “an ninh quốc gia tổng thể”, coi đây là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng quản trị đất nước thời kỳ mới của Tập Cận Binh, bao gồm ba nội dung quan trọng sau đây:
<i><b>Nãm nhân to cấu thành an ninh quốc gia tổng thể</b></i>
Tập Cận Bình khẳng định “5 nhân tố lớn” để duy trì nền an ninh quốc gia tổng thể là: 1) Lấy an ninh nhân dân làm tôn chỉ, nghĩa là an ninh quốc gia hồn tồn vì dân, dựa vào dân, theo phương châm lấy dân làm gốc. 2) Lấy an ninh chính trị làm cội gốc, vì thế phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN đặc sắc Trung Quốc, đặt an ninh chế độ và an ninh chính thể lên hàng đầu. 3) Lấy an ninh kinh tế làm cơ sở, thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, lành mạnh, nâng cao thực lực kinh tế quốc gia, nhằm cung cấp cơ sở vật chất vững vàng cho an ninh quốc gia. 4) Lấy an ninh quân sự, văn hóa, xã hội làm đảm bảo, nhằm cung cấp sức mạnh cứng và sức mạnh mềm cho an ninh quốc gia. 5) Lấy việc thúc đẩy an ninh quốc tế làm chỗ dựa, kiên định con đường phát triển hịa bình, vừa chú trọng bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, vừa chú trọng bảo vệ an ninh cộng đồng, thúc đẩy xây dựng thế giới hài hòa trong hòa bình dài lâu, cùng phồn thịnh(7). Năm nhân tố trên
<b><small>6--- NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 4 (248) - 2022</small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><i><b><small>Những</small> điềuchỉnh <small>vềquan điểm...</small></b></i>
được Trung Quốc xem là có mối quan hệ logic nội tại, khơng thể tách rời trong hệ thống an ninh quốc gia tổng thể.
<i><b>Năm cặp quan hệ trong hệ thống an ninh quốc gia</b></i>
Các nhà Ịãnh đạo Trung Quốc khẳng định hệ thống an ninh quốc gia tổng thể phải nhắm tới 5 cặp quan hệ đảm bảo duy trì an ninh cho cả Trung Quốc lẫn cộng đồng quốc tế. Cụ thể là: 1) Vừa coi trọng an ninh bên ngoài, vừa coi trọng an ninh bên trong. 2) Vừa coi trọng an ninh lãnh thổ vừa coi trọng an ninh quốc dân. 3) Vừa coi trọng an ninh truyền thống, vừa cói trọng an ninh phi truyền thống. 4) Vừa coi trọng phát triển, vừa coi trọng an ninh. 5) Vừa coi trọng an ninh riêng, vừa coi trọng an ninh chung, nhấn mạnh rằng trong bối cảnh tồn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau, an ninh Trung Quốc và nền an ninh tồn cầu gắn bó mật thiết khơng thể tách rời(8). Trung Quốc cho rằng, năm cặp quan hệ nói trên phản ánh rõ tính biện chứng, tồn diện và hệ thống trong quan niệm an ninh quốc gia tổng thể.
<i><b>Cấu trúc an ninh quốc gia mới</b></i>
Tại Hội nghị ủy ban an ninh quốc gia ngày 15/4/2014, lần đầu tiên Tập Cận Bình khẳng định: Trung Quốc “cần nắm rõ đặc điểm và xu the biến đổi mới của an ninh quốc gia tổng thể, đi theo con đường an ninh đặc sắc Trung Quốc”(9), phù hợp với mục tiêu thực hiện “giấc mộng Trung Quốc” về sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Tập Cận Bình mở rộng khái niệm an ninh quốc gia, chủ trương xây dựng cấu trúc an ninh toàn diện, đa chiều, hệ thống hơn so với trước đây. Theo đó, an ninh quốc gia tổng thể hàm chứa 11 lĩnh vực: chính trị, lãnh thổ, quart sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học cơng nghệ, thơng tin, mơi trường, tài chính và hạt Ệihân.(l0) Thực ra trong thời kỳ Giang Trạch Dân và Hồ cẩm Đào, Trung Quốc cũng đã đề cập đến phạm trù an ninh đa lĩnh vực khi đề cao yếu tố phi truyền thống trong kết cấu an ninh quốc gia, nhưng chưa được cụ thể hóa và nâng tầm thành khái niệm như “an ninh quốc gia tổng thể”.
Nội hàm (5 ịyếu tố, 5 cặp quan hệ) và cấu trúc (đa lĩnh vực) an ninh quốc gia tổng thể nói trên phản ánh rõ nét sự kết hợp chặt chẽ giữa chính sách an ninh với mục tiêu phát triển toàn diện cùa Trung Quốc. Rõ ràng, thông qua quan niệm an ninh quốc gia tổng thể, Trung Quốc dự tính sẽ khắc phục, hóa giải những trở ngại từ bên trong và bên ngoài đối với con đường trỗi dậy, “mạnlị lên” và chi phối thế giới của Trung Quốc. Theo đó, bất kỳ lực cản nào trên mọi phương diện, tác động tiêu cực hay đe dọa đến sự phát triển của Trung Quốc đều được coi là vấn đề an ninh cần được giải quyết.
<b><small>2. Quan niệm “Cộng đồng chung vận mệnh”</small></b>
Khái niệm ‘-Cộng đồng chung vận mệnh” được Trung Quốc định nghĩa rằng: “Nhân dân các quốc gia trên thế giới xuất phát từ nhận thức nhân loại chỉ có một địa cầu, các nước sinh sống chung trong một thế giới, từ đó khiến vận mệnh các quốc gia gắn chặt với
<b><small>NGHIÊN CỨU </small>trung<small> QUÓC số 4 (248) - 2022 --- 7</small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">nhau, tương lai tương quan, an nguy cùng hưởng, ‘cộng đồng chung vận mệnh’ lấy tiền đề là tư duy cộng sinh, lấy cùng hưởng làm động lực mục tiêu”.(11) Từ đó kêu gọi “trong khi mưu cầu lợi ích cho đất nước mình, cũng đồng thời phải quan tâm đến lợi ích của nước khác”.(12) Nội hàm của “Cộng đồng chung vận mệnh” chủ yếu bao gồm những phương diện sau:
đều khẳng định, sự phát triển của Trung Quốc là sự phát triển hịa bình; q trình xây dựng hiện đại hóa của Trung Quốc cần có mơi trường xung quanh và quốc tế hịa bình, Trung Quốc là lực lượng duy trì nền hịa bình thế giới.”(13) Trong một bài viết năm 2018, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì lưu ý rằng mục tiêu xây dựng một cộng đồng chung vận mệnh của Trung Quốc không chỉ nhằm đạt được sự phát triển chung của thế giới, mà còn là một chiến lược để bảo vệ hịa bình thế giới(14).
nên cổ vũ cho quan niệm an ninh tổng họp, an ninh hợp tác và cùng an tồn.”(15), “Nên tích cực đề cao quan niệm an ninh châu Á bao gồm an ninh tổng hợp, an ninh hợp tác, an ninh bền vững và cùng an toàn”(16).
về khái niệm “cùng an toàn”, Trung Quốc khẳng định “cùng an toàn” phải được thực hiện trên cơ sở đồng thuận nhận thức về một nền “an ninh phổ biến”, phải loại bỏ tư duy “một mất một còn”, “chân lý thuộc về kẻ mạnh” đã thống trị đời sống chính trị quốc tế suốt mấy thập kỷ qua; “cùng an tồn” cịn là thực hiện “tính bình đẳng” trong vấn đề an ninh: “Các quốc gia không kể lớn nhỏ, giàu nghèo, mạnh yếu, đều được hưởng quyền lợi bình đẳng về an ninh như nhau”(17),” các nước đều có quyền bình đẳng tham gia vào các sự vụ an ninh khu vực và đều có nghĩa vụ duy trì nền an ninh khu vực”.(18)
về khái niệm “an ninh tổng hợp”, Trung Quốc cho rằng không chỉ cần chú trọng tính đa diện trên các lĩnh vực an ninh, mà cịn cần quan tâm đến tính đa chiều trong phương thức thực hiện: “Trong bối cảnh quốc tế biến hóa phức tạp ngày nay, phương thức an ninh truyền thống mà cơng cụ chính là chính trị, qn sự đã khơng cịn hiệu quả, thay vào đó là các phương thức mới như kinh tế, văn hóa, sinh thái, v.v... sẽ ngày càng phát huy giá trị”.<19)
về khái niệm “an ninh hợp tác”. Thế giới ngày nay đã hình thành mơ hình “làng địa cầu”, việc quản trị an ninh vượt qua ranh giới của một quốc gia, trở thành nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các nước. Khơng có quốc gia nào có thể chỉ dựa vào mình mà có được sự an tồn tuyệt đối, cũng không thể ổn định khi các nước khác bất ổn. Vì vậy chỉ có thể thơng qua hợp tác để đạt được sự an toàn chung, nỗ lực “lấy họp tác mưu cầu hịa bình, lấy hợp tác bảo đảm an ninh, lấy hợp tác hóa giải mâu thuẫn, lấy hợp tác thúc đấy hài hòa” để thực hiện mục tiêu xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh”.(20)
về khái niệm “an ninh bền vững”, Trung Quốc lập luận, trong thế giới ngày nay an ninh toàn cầu bảo đảm cho sự phát triển kinh tế các nước, đồng thời sự phát triển kinh tế
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><i><b><small>Nhữngđiều chỉnhvềquan điểm...</small></b></i>
thế giới cũng là cơ sở quan trọng cho nền văn minh toàn cầu. Thiếu cơ sở vật chất thì nền an ninh chỉ là tạm thời, chỉ trên bề mặt, chỉ có đảm bảo một nền an ninh trên cơ sở phát triển hài hòa, cân bằng giữa các quốc gia mới thực sự bền vững.
<i>Ba lả, xây dựng một thế giới cùng phồn vinh, mở cửa, bao dung và tươi đẹp. Trung </i>
Quốc nhận định, thế giới ngày nay đang phát triển trong tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng, xây dựng một cộng đồng quốc tế cùng phồn thịnh là nguyện vọng chung của nhân dân toàn thế giới. Trung Quốc nhấn mạnh rằng “Cộng đồng chung vận mệnh” phải được xây dựng trên cơ sở tơn trọng đặc điểm đa dạng cùa văn hóa các quốc gia, dung hội được tất cả các quốc gia có nền văn minh và quy mơ kinh tế khác nhau, đây chính là “tính ưu việt” của “phương cách Trung Quốc” cho trật tự an ninh khu vực và thế giới, khác với trật tự có nhiều quy định và luật lệ khắt khe do Mỹ đứng đầu.
<b><small>3. Vấn đề quản trị an ninh châu Á</small></b>
về vấn đề quản trị an ninh châu Á, Trung Quốc kêu gọi áp dụng khái niệm an ninh châu Á chung, nhất quán, hợp tác và bền vững. Tháng 5/2014, Chủ tịch Cận Bình đã thể hiện một số ý tưởng nêu trên trong bài phát biếu tại <i>Hội nghị về Phối hợp hành động và </i>
tuyên bố về “Tầm nhìn của Trung Quốc về trật tự an ninh châu Ả”: “Chúng tôi cho rằng cần phải thúc đẩy một nền an ninh chung, mang tính bền vững, hợp tác và tồn diện ở châu Á. Chúng ta cần phải đổi mới khái niệm an ninh, thiết lập cấu trúc an ninh khu vực mới và chung tay xây dựng đường lối an ninh cho châu Á với sự tham gia của tất cả các nước và có lợi cho tất cả các nước”. Ơng Tập bổ sung: “Suy cho cùng, chính người châu Á sẽ quyết định các vấn đề của châu Á, giải quyết các vấn đề của châu Á và bảo vệ an ninh của châu Á. An ninh của châu Ả phải được duy trì bởi người châu Á. Người châu Á có năng lực và trí thơng minh để duy trì hịa binh và ổn định ở châu lục này thông qua việc tăng cường quan hệ hợp tác”(21). Trong bài phát biểu hồi tháng 3/2015 tại Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao, chủ tịch Trung Quốc đã trình bày tầm nhìn đầy đủ của mình về trật tự khu vực châu Á và tuyên bố rằng mục tiêu của Trung Quốc là thông qua xây dựng một “Cộng đồng chung vận mệnh” nhằm kiến tạo trật tự an ninh mới cho khu vực/22) Tại diễn đàn châu Á Bác Ngao 2022, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra Sáng kiến an ninh tồn cầu với các nội dung chính như tn thủ quan điểm an ninh chung, tống hợp, họp tác và bền vừng; tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, tôn trọng con đường phát triển và chế độ xã hội của các quốc gia; từ bỏ tư tưởng Chiến tranh Lạnh, phản đối chủ nghĩa đơn phương; coi trọng mối quan tâm hợp lý về an ninh của các quốc gia; giải quyết hịa bình các bất đồng và tranh chấp giữa các nước thông qua đối thoại hiệp thương; phối hợp duy trì an ninh trong các lĩnh vực truyền thống và phi truyền thống. Trên cơ sở đó, ơng nêu quan điểm về an ninh châu Á. Tập Cận Bình kêu gọi duy trì hồ bình ở châu Á, thơng qua tơn trọng lẫn
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">nhau, chung sống hồ bình, thực thi chính sách láng giềng hữu hảo và nắm giữ vận mệnh của mình; tích cực thúc đẩy hợp tác cùng thắng, mở cửa hơn nữa thị trường châu Á; tăng cường đoàn kết ở châu Á, thay thế sự cạnh tranh một mất một còn bằng con đường đối thoại, thay thế bài xích bằng bao dung, thay thế sự độc tôn bằng trao đổi và học hỏi, đồng thời kêu gọi củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.(23)
<b><small>4. Một số nhận xét về quan điểm an ninh quốc gia của Trung Quốc thời kỳ Tập Cận Bình</small></b>
Sau khi tìm hiểu quan điếm về an ninh qua bốn thế hệ lãnh đạo từ khi nước Trung Hoa mới thành lập cho đến thời kỳ Chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền, có thể thấy nhiều nguyên tắc an ninh hiện tại là sự nối dài của những quan niệm an ninh truyền thống trong lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Trung Hoa, có nguyên tắc tiếp thu và phát triển những quan điểm cốt lõi của Trung Quốc từ các thế hệ lãnh đạo trước đó, có những nguyên tắc mới được đưa ra để phù hợp với vai trò và thách thức về an ninh của Trung Quốc hiện nay.
hiện qua quan niệm “An ninh quốc gia tổng thể”, song an ninh chính trị và chính thể ln được Trung Quốc đặt lên vị trí hàng đầu. Điều này có từ truyền thống xử lý các mối bang giao Long lịch sử Trung Quốc. Duy trì sự ổn định và trường tồn của chính quyền trở thành mục tiêu căn bản của các hoạt động gìn giữ an ninh của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Mạch nước ngầm này không hề thay đổi trong chiến lược an ninh đối ngoại từ thời đại Mao Trạch Đông, trải qua năm thế hệ lãnh đạo cho đến thời kỳ của Tập Cận Bình.
<i>Thứ hai là lấy lợi ích quốc gia cốt lõi làm nền tảng định hướng cho quan điểm và mục </i>
tiêu của chiến lược an ninh quốc gia. Năm 2009, tại Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ diễn ra ở Washington, ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc lần đầu tiên đưa ra khái niệm”lợi ích quốc gia cốt lõi”. Tháng 12/2010, ơng làm rõ thêm nội dung này: “Một
<i>là </i>sự ổn định của quốc thể, chính thể và chính trị Trung Quốc, cũng chinh là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa và con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc
<i>Trung Quốc; Hai là an ninh chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước; Ba là </i>
những bảo đảm cơ bản cho sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội Trung Quốc. Những lợi ích trên đây khơng được xâm phạm và không thể phá vỡ”(24). Ngày 7/9/2011, tờ Nhân Dân nhật báo đăng Sách Trắng về Sự phát triển hịa bình của Trung Quốc, thơng qua văn kiện chính thức của chính phủ, làm rõ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc: “Lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bao gồm: Chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, những bảo đảm căn bản cho sự ổn định về đại cục của chế độ chính trị và xã hội, sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội do hiến pháp Trung Quốc quy định”(25). Ngoài những định nghĩa quan phương nêu trên về lợi ích cốt lõi, đến thời đại Tập Cận Bình, yếu tố danh dự và “quyền được tôn trọng” được xem như là một thành tố quan trọng trong cơ cấu lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Mặc dù chưa một lần xuất hiện trong 10---<b><small>NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 4 (248) - 2022</small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><i><b>Những <small>điều chỉnh </small>về <small>quan điếm...</small></b></i>
các văn kiện chính thức, nhưng giới học giả Trung Quốc đã nhiều lần đề cập đến khái niệm này: “Sáu yếu tố cấu thành khái quát lợi ích quốc gia căn bản của Trung Quốc bao gồm an ninh, lãnh thổ, chủ quyền, phát triển, ổn định và danh dự”(26).
Như vậy, lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay bao gồm 4 phương diện: chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước; sự bền vững của chính thể và chính trị; sự phát triển và thịnh vượng; danh dự và quyền được tôn trọng. Trước Đại hội XVIII, Trung Quốc chủ yếu tập trung vào 3 phương diện đầu, do nước này khi đó phải đối mặt nhiều hơn với những rủi ro từ các mối “đe dọa cứng” và khó khăn trên con đường phát triển kinh tế. Cùng với sự trỗi dậy ngoạn mục sau hơn 40 năm cải cách mở cửa và khát vọng phục hưng dân tộc Trung Hoa, lợi ích cốt lõi về danh dự, theo đó là khôi phục một nền văn minh đầy tự hào mang tính lịch sử trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất cùa chiến lược quốc gia Trung Quốc.
triển. Trung Quốc nêu rõ, thực tế ở nước này đã chứng minh phát triển chính là nền tảng của các chính sách an ninh, đồng thời đóng vai trị quan trọng đối với việc thiết lập hịa bình và an ninh quốc tế. Để có thể duy trì nền an ninh lâu dài và bền vững, Trung Quốc cần phải tập trung vào cả phát triển và an ninh. Như đã luận giải ở trên, đây là chính sách tương đối nhất quán qua nhiều thế hệ lãnh đạo Trung Quốc. Tháng 10/1980, Đặng Tiểu Bình u cầu “có thể trích một phần kinh phí chuẩn bị chiến tranh để xây dựng kinh tế”(27). Sách Trắng năm 2006 chỉ rõ: “Bảo vệ nền an ninh thống nhất quốc gia, bảo đảm lợi ích phát triển của quốc gia”. Đại hội XVII nhấn mạnh: “Bảo vệ lợi ích chủ quyền, an ninh, phát triển”(28). Như vậy, mặc dù từ lâu, các lãnh đạo Trung Quốc đã khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa an ninh và phát triển, nhưng đến thời đại Tập Cận Bình, do mơi trường an ninh khắc nghiệt hơn, đồng thời Trung Quốc coi trọng hơn lợi ích bên ngồi, nên vị thế của an ninh đối với phát triển cũng được nâng cao hơn trước.
Năm 2012, khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông tuyên bố sẽ lãnh đạo đất nước thực hiện công cuộc “phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Sau gần hai nhiệm kỳ, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới, với tài sản rịng lên tới 120 nghìn tỷ USD vào năm 2020, trong khi con số tương ứng của Hoa Kỳ chỉ là 90 nghìn tỷ.(29) Là một phần quan trọng của “Giấc mơ Trung Quốc”, Tập Cận Bình đề ra mục tiêu đưa Trung Quốc bước vào “xã hội khá giả” năm 2021- nhân kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCS Trung Quốc và trở thành một quốc gia hiện đại toàn diện vào năm 2049 - nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước. Cuối năm 2020, Trung Quốc tuyên bố đã thực hiện thành cơng xố nghèo tuyệt đối, Trung Quốc đã bước vào “xã hội khá giả”, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hồnh hành trên khắp hành tinh. Chính phủ Trung Quốc cho biết trong 8 năm qua, gần 100 triệu người đã thốt khỏi tình trạng đói nghèo, đồng thời ca ngợi đây là một “chiến thắng toàn diện” và sẽ “đi vào lịch sử”.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Ngay từ nhiệm kỳ đầu, Tập Cận Bình đã đưa ra rất nhiều sáng kiến táo bạo và những ý tưởng có tầm nhìn xa liên quan tới nhiều vấn đề cả trong và ngoài nước: Một chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt; một Chương trinh cải cách Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) được coi là cuộc cải tổ sâu rộng và có khả năng tạo ra sự thay đổi mạnh mè nhất trong lịch sử quân đội nước này, giải quyết hai “mắt xích yếu” về cơng nghệ và thế chế, với mục tiêu “hoàn thành nhiệm vụ quốc phịng và hiện đại hóa qn đội vào năm 2035”, đồng thời đưa PLA trở thành “quân đội hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ”; chiến lược địa chính trị - kinh tế “Vành đai và Con đường” đầy tham vọng và đi kèm là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á được cho là định chế tài chính do Trung Quốc dẫn dắt, có vai trị đối trọng với các định chế đa phương hiện có do Mỹ cầm trịch. Hội nghị Trung ương 6 Khoá XIX ĐCS Trung Quốc diễn ra vào tháng 11/2021 thông qua “Nghị quyết lịch sử lần 3” đã nâng “Tư tưởng Tập Cận Bình” lên ngang tầm “Tư tưởng Mao Trạch Đông” và “Lý luận Đặng Tiểu Bình”, chuẩn bị về mặt lý luận và mở đường cho Tập Cận Bình tiếp tục tại vị ở nhiệm kỳ ba. Tất cả những điều kiện thuận lợi trên đây tạo cơ sở cho Trung Quốc hiện thực hoá tầm nhìn an ninh quốc gia mới nói trên.
Mặc dù vậy, Trung Quốc ngày nay cũng đang gặp phải những thách thức chưa từng có trong q trình triển khai tầm nhìn an ninh quốc gia tổng thể. Hiện tại Trung Quốc đang đối mặt với bất ổn kinh tế lớn hơn bất cứ thời điểm nào kể từ khi Đặng Tiểu Bình thực hiện “cải cách mở cửa” bốn thập kỷ qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, và sự chậm lại này về bản chất mang tính cấu trúc, chứ khơng chỉ mang tính chu kỳ. Tập Cận Bình đang thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tài chính vì nợ đang ở mức cao hơn so với thời điểm ông nhậm chức. Các biện pháp này đã tạo ra áp lực đối với thị trường nhà ở, và cuộc khủng hoàng bất động sản bắt đầu xảy ra với China Evergrande Group và sau đó lan sang các cơng ty khác. Giá nhà vẫn tăng bất chấp những tuyên bố của chính phủ. Thêm vào đó, khoảng cách thu nhập ở Trung Quốc ngày càng nới rộng. Từ việc mạnh tay thực thi chính sách “một con”, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về nhân khẩu. Trung Quốc sẽ “già đi” trước khi “giàu lên”, thách thức về “bẫy thu nhập trung bình” trở nên trầm trọng hơn bởi q trình già hóa dân số của nước này. Trung Quốc vẫn là nguồn phát thải chính về khí mê-tan, cũng là quốc gia sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất, đồng thời lượng khí thải sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2030, trước khi giảm xuống bằng 0 vào năm 2060 như cam kết.
Trên trường quốc tế, dù đưa ra nhiều khẩu hiệu đầy màu sắc lý tường như “chân, thành, huệ, dung” đối với các nước láng giềng, “cộng đồng chung vận mệnh” đối với tồn tồn nhân loại, nhưng chính sách đối ngoại tương đối thực dụng và quyết đoán của Bắc Kinh đã khiến nhiều quốc gia lo lang, các quốc gia này có xu hướng điều chỉnh chính sách với Trung Quốc hoặc tìm sự cân bằng trong quan hệ với các cường quốc khác. Điều này vơ hình chung lại khiến Trung Quốc cảm thấy lo lắng hơn về nền an ninh của quốc gia mình.
12---<b><small>NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 4 (248) - 2022</small></b>
</div>