Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

tóm tắt: Đặc điểm hình thái thoi phân bào của noãn không thụ tinh sau tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.18 KB, 28 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ====== </b>

<b>NGUYỄN THANH HOA </b>

<b>ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI THOI PHÂN BÀO CỦA NỖN KHƠNG THỤ TINH SAU TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƯƠNG NOÃN (ICSI) </b>

Chuyên ngành : Mô Phôi thai học Mã số : 9720101

<b>TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ </b>

<b>HÀ NỘI - 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Cơng trình được hồn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI </b>

<i><b>Người hướng dẫn khoa học: </b></i>

Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 20

Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia

- Thư viện Thông tin Y học Trung ương - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ </b>

<b>1. Nguyen Thanh Hoa, Nguyen Manh Ha (2023). Unfertilized oocytes </b>

<i>after intracytoplasmic sperm injection and women’s age. Tạp Chí </i>

<i>Nghiên cứu Y học, 161(12E11), 209-218. doi:10.52852/ tcncyh. </i>

v161i12E11.1324

<b>2. Nguyen Thanh Hoa, Huynh Nguyen Khanh Trang , Nguyen Minh </b>

Duc, Nguyen Manh Ha (2023). Characteristics of oocytes that failed

<i>to fertilize after intracytoplasmic sperm injection. Clin Ter. Mar-Apr </i>

2023; 174(2):189-194. doi:10.7417/CT.2023.25

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Hiện nay, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technology – ART) đã có những bước cải tiến vượt bậc về phương tiện, kĩ thuật cũng như môi trường nuôi cấy phôi. Đặc biệt, sự ra đời của kĩ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection – ICSI) giúp tăng tỉ lệ thụ tinh nói riêng và thành cơng trong thụ tinh ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) nói chung. Mặc dù vậy nỗn khơng thụ tinh sau ICSI vẫn là một vấn đề đáng quan tâm. Tỷ lệ không thụ tinh trong ICSI hiện nay chiếm khoảng 20-30%.

Những đặc tính của nỗn chịu trách nhiệm lớn trong việc điều chỉnh các cơ chế phân tử và tế bào cần thiết cho quá trình sinh sản.Bằng cách nhuộm các thành phần trong nỗn khơng thụ tinh, ta có thể xác định được thời điểm dừng trong quá trình thụ tinh cũng như nguyên nhân không thụ tinh. Nhưng do đặc tính nhạy cảm của nỗn và những vấn đề liên quan đến đạo đức y học nên những nghiên cứu liên quan đến nỗn khơng thụ tinh cịn khá hạn chế. Với mong muốn được đóng góp thêm những hiểu biết về đặc điểm nỗn khơng thụ tinh sau ICSI và một số yếu tố liên quan,

<i><b>chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm hình thái thoi phân bào của nỗn khơng thụ tinh sau tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)” </b></i>

với các mục tiêu sau:

1. Mơ tả các đặc điểm hình thái thoi phân bào của nỗn khơng thụ tinh sau ICSI.

2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến việc nỗn khơng thụ tinh sau ICSI.

<b>Tính cấp thiết của luận án </b>

Nỗn khơng thụ tinh trong hỗ trợ sinh sản luôn là vấn đề được quan tâm. Việc biết được ngun nhân nỗn khơng thụ tinh cùng các yếu tố liên quan sẽ góp phần tạo cơ sở tìm những biện pháp giải quyết nhằm cải thiện tỷ lệ thành cơng trong ICSI nói riêng và trong hỗ trợ sinh sản nói chung.

Bằng kĩ thuật nhuộm miễn dịch huỳnh quang có thể đánh giá đặc điểm các thành phần như thoi phân bào, nhiễm sắc thể, và các bào quan trong noãn từ đó xác định ngun nhân nỗn khơng thụ tinh. Do các vấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đề liên quan đến đạo đức y học cũng như những hạn chế trong thu nhận nỗn khơng thụ tinh nên các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này không nhiều. Luận án tiến hành sẽ đóng góp, củng cố thêm các kiến thức trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm.

<b>Những đóng góp mới của luận án </b>

- Là cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá hệ thống thoi phân bào và nhiễm sắc thể trên nỗn khơng thụ tinh sau ICSI.

- Gợi ý những yếu tố như tuổi mẹ, BMI hay số lượng noãn trưởng thành ICSI có ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thoi phân bào và ngun nhân nỗn khơng thụ tinh sau ICSI.

<b>Bố cục của luận án </b>

Luận án có 137 trang, bao gồm các phần: đặt vấn đề (2 trang), tổng quan (42 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (17 trang), kết quả nghiên cứu (41 trang), bàn luận (34 trang), kết luận (1 trang), khuyến nghị (1 trang). Luận án có 31 bảng, 9 biểu đồ, 27 hình. 228 tài liệu tham khảo.

<b>Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. QUÁ TRÌNH THỤ TINH </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của sự thụ tinh </b></i>

Thụ tinh là q trình kết hợp giữa nỗn và tinh trùng tạo ra hợp tử. Thụ tinh có tính đặc hiệu cho lồi. Sự thụ tinh có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống.

<i><b>1.1.2. Các giai đoạn của q trình thụ tinh </b></i>

<i>1.1.2.1. Nỗn và tinh trùng trước khi thụ tinh </i>

Noãn đang dừng phân chia ở kỳ giữa giảm phân II. Kèm theo sự hiện diện của cực cầu 1 (first polar body – PB1) nhỏ. Tinh trùng ngay khi xuất tinh khỏi đường sinh dục của nam giới chưa có khả năng thụ tinh. Tinh trùng cần trải qua bước cuối cùng để trưởng thành chức năng gọi là năng lực hóa tinh trùng.

<i>1.1.2.2. Quá trình thụ tinh tự nhiên </i>

Quá trình thụ tinh xảy ra ở vị trí bóng của vịi tử cung với 6 hiện tượng chính (Hình 1.1).

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>Hình 1.1. Quá trình thụ tinh tự nhiên. (1) Tinh trùng vượt qua lớp tế </b></i>

<i>bào nang; (2) Tinh trùng vượt qua màng trong suốt; (3) Sự hoà màng bào tương của noãn và tinh trùng; (4) Hoạt hóa nỗn, nỗn bào 2 hồn thành q trình giảm phân và hình thành tiền nhân cái; (5) Sự hình thành tiền nhân đực; (6) Sự hòa nhập 2 tiền nhân tạo hợp tử. </i>

<i>1.1.2.3. Sự thay đổi của bộ khung tế bào và hệ thống thoi phân bào nỗn trong q trình thụ tinh </i>

<b>1.2. NỖN KHƠNG THỤ TINH SAU ICSI VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm </b></i>

Nỗn khơng thụ tinh sau ICSI là hiện tượng nỗn khơng hồn thành được q trình thụ tinh sau khi thực hiện kĩ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương nỗn, khơng tạo ra hợp tử và phôi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ tinh của noãn sau ICSI </b></i>

<i>1.2.2.1. Các yếu tố thuộc về noãn </i>

a. Hình thái nỗn

Nỗn có hình thái bất thường được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm thụ tinh.

b. Sự trưởng thành của noãn

Sự trưởng thành của nỗn là một q trình phức tạp bao gồm cả sự trưởng thành về nhân và bào tương.

Noãn trưởng thành nhân qua các giai đoạn GV (germinal versicle), GVBD (germinal versicle break down), MI (metaphase I) và MII. Sự trưởng thành của bào tương liên quan đến một loạt các sự kiện phức tạp bao gồm: tổng hợp protein và phiên mã RNA trong bào tương.

<i>1.2.2.2. Các yếu tố của tinh trùng </i>

a. Khả năng di động tiến tới của tinh trùng

Những trường hợp tinh trùng bất động tỷ lệ thất bại thụ tinh cao hơn so với sử dụng tinh trùng di động.

b. Nguồn gốc tinh trùng và mức độ trưởng thành tinh trùng

Tinh trùng thu nhận từ mào tinh, tinh hồn và tiền tinh trùng có tỷ lệ đứt gãy DNA tăng cao làm giảm tỷ lệ thụ tinh, có thai khi ICSI.

c. Khiếm khuyết cấu trúc tinh trùng

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết tinh trùng, tỷ lệ thụ tinh sau ICSI có thể suy giảm.

<i>1.2.2.3. Các tương tác khi tinh trùng gặp nỗn </i>

a. Vai trị của Ca²⁺ nội bào

Những thay đổi nhỏ trong dao động của tín hiệu Ca²⁺ có thể tác động tiêu cực đến cả quá trình hoạt hóa nỗn và biểu hiện gen và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của phôi.

b. Yếu tố PLCζ của tinh trùng

Những người thiếu hụt gen PLCζ có tình trạng khơng hoạt hóa nỗn. Thiếu protein PLCζ ở tinh trùng sẽ làm giảm tỉ lệ thụ tinh.

<i>1.2.2.4. Các tác động của thủ thuật ICSI </i>

a. Kinh nghiệm của người thực hiện ICSI

Kinh nghiệm ICSI tuân theo đường cong học tập và lỗi kĩ thuật phổ biến là không đưa được tinh trùng vào bào tương noãn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

b. Kỹ thuật xử lý tinh trùng khi tiêm

Một nguyên nhân nữa do người ICSI là tiêm tinh trùng chưa được bất động đúng cách dẫn đến tỷ lệ thụ tinh của nỗn bị giảm.

c. Vị trí đưa tinh trùng vào bào tương noãn

Việc xác định vị trí của cực cầu và vị trí của kim ICSI khơng đúng có thể phá vỡ hệ thống thoi phân bào khi đưa kim vào. Ngoài ra, rối loạn thoi phân bào có thể làm nỗn bị dị bội thể hoặc dừng trường thành. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến số phận của phôi.

<i><b>1.2.3. Phân nhóm ngun nhân nỗn khơng thụ tinh </b></i>

- Tinh trùng khơng xâm nhập được vào bào tương nỗn - Hoạt hóa nỗn thất bại

- Khiếm khuyết tạo tiền nhân và/hoặc di chuyển tiền nhân - Các nguyên nhân khác

<b>1.3. ĐÁNH GIÁ THỤ TINH SAU ICSI </b>

<i><b>1.3.1. Sử dụng kính hiển vi quang học tại thời điểm kiểm tra thụ tinh </b></i>

Quan sát nỗn dưới kính hiển vi quang học 16 đến 20 giờ sau ICSI: Một noãn được coi là thụ tinh bình thường khi có sự hiện diện của hai tiền nhân và hai cực cầu.

<i><b>1.3.2. Phương pháp hóa mơ miễn dịch </b></i>

<i>1.3.2.1. Thoi phân bào </i>

Một số đặc điểm trong thoi phân bào và nhiễm sắc thể ở nỗn có thể đánh giá gồm vị trí của thoi phân bào trong nỗn bào, hình thái thoi phân bào và sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể.

<i><b>Hình 1.15. Hình ảnh thoi phân bào và sắp xếp nhiễm sắc thể. (A) Thoi </b></i>

<i>phân bào phân cực và nhiễm sắc thể xếp thẳng hàng; (B) Thoi phân bào phân cực với nhiễm sắc thể không xếp thẳng hàng, (C) Thoi phân bào dạng đàn xếp với NST xếp thẳng hàng; (D) Thoi phân bào xáo trộn và nhiễm sắc thể không xếp thẳng hàng. (Nhuộm miễn dịch huỳnh quang với Tubulin màu xanh lá, DNA màu đỏ). </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>1.3.2.2. Đầu tinh trùng </i>

Phương pháp hóa mơ miễn dịch giúp đánh giá sự hiện diện cũng như trạng thái giải nén của tinh trùng

<i>1.3.2.3. Các thành phần khác như cực cầu hay các tiền nhân </i>

Nhuộm hóa mơ miễn dịch còn giúp đánh giá về cực cầu và các tiền nhân. Miễn dịch huỳnh quang giúp phân biệt được cực cầu bị phân mảnh hay hiện tượng đa cực cầu mà kính quang học khơng làm được.

<i><b>1.3.3. Các nghiên cứu đánh giá nỗn khơng thụ tinh và ngun nhân nỗn khơng thụ tinh </b></i>

Những nghiên cứu về nỗn khơng thụ tinh khơng nhiều thường chỉ tiến hành với số lượng cỡ mẫu nhỏ, hoặc trong một nhóm bệnh nhân đặc biệt vì sự khó khăn trong thu nhận noãn cũng như các vấn đề liên quan đến đạo đức. Ở Việt Nam chúng tơi chưa tìm được nghiên cứu tương tự về đặc điểm và nguyên nhân nỗn khơng thụ tinh.

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU </b>

<i><b>2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng </b></i>

Nỗn khơng thụ tinh thu nhận từ:

- Các chu kì thụ tinh ống nghiệm tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2023.

- Hồ sơ có đủ các thơng tin.

- Gây thụ tinh bằng phương pháp ICSI.

- Nỗn khơng thụ tinh, không tạo phôi ngày 2 được sự đồng ý của bệnh nhân thu nhận vào nghiên cứu. Thu nhận được tồn bộ nỗn khơng thụ tinh trong chu kì.

<i><b>2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ </b></i>

- Các chu kì cho nhận noãn và/hoặc sử dụng tinh trùng hiến. - Noãn khơng thụ tinh có thời gian sau ICSI q 48 giờ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Nỗn khơng thụ tinh có sử dụng các phương pháp hỗ trợ bổ sung như hoạt hóa nỗn nhân tạo (Artificial oocyte activation – AOA).

<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<i><b>2.2.1. Cỡ mẫu </b></i>

Theo cơng thức tính cỡ mẫu dựa theo tỷ lệ. Chọn tỷ lệ nỗn khơng thụ tinh trong kỹ thuật ICSI p=0,273 (Theo nghiên cứu của Lee và cs, 2017); α=0,05 tương ứng Z<small>1- α/2</small>=1,96; d=0,06. Cỡ mẫu tối thiểu 308 nỗn khơng thụ tinh. Trong nghiên cứu, chúng tơi thu nhận được 323 nỗn khơng thụ tinh của 101 chu kì ICSI.

<i><b>2.2.2. Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu mơ tả cắt ngang 2.2.3. Mơ hình nghiên cứu </b></i>

<i><b>2.2.4. Quy trình nghiên cứu </b></i>

• Thu nhận nỗn trong chu kì chọc hút trứng • Đánh giá chất lượng tinh trùng

• Kĩ thuật tách trứng và ICSI

• Đánh giá tạo phơi và thu nhận nỗn khơng thụ tinh

Thu nhận những nỗn khơng thụ tinh và không tạo phôi ngày 2 (trước 48 giờ).

• Thu thập các thơng tin lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân • Phương pháp nhuộm hóa mơ miễn dịch

Nỗn khơng thụ tinh được ủ trong môi trường ổn định thoi phân bào PHEM bổ sung 0,5% TritonX-100 trong 30 giây. Cố định bằng 2% PFA trong PBS 30 phút ở nhiệt độ phòng. Bộc lộ kháng nguyên bằng 0,5% Triton X-100 ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Block bằng NGS 5% bổ sung vào PBS trong 1 giờ . Ủ với kháng thể kháng alpha tubulin tỷ lệ 1: 200 ở 4°C qua đêm hoặc 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Ủ với kháng thể huỳnh quang tỷ lệ 1:200 trong 1 giờ ở nhiệt độ phòng. Rửa PBS 5 phút x 3 lần. Nhuộm DNA bằng Sytox Green tỷ lệ 1:10.000 trong 5 phút. Đưa lên lam có vệt lõm. Mount bằng Fluoromount-G™

• Đánh giá thoi phân bào và nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi huỳnh quang

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Thoi phân bào: Sự hiện diện của thoi phân bào: Có/Khơng; Đặc điểm thoi phân bào nỗn: lưỡng cực/xáo trộn

- Nhiễm sắc thể nỗn: thẳng hàng/khơng thẳng hàng

- Nhiễm sắc thể tinh trùng: Không giải nén/ Giải nén 1 phần/ Cô đặc sớm/ Tiền nhân

- Số lượng cực cầu: 1 cực cầu, 2 cực cầu - Sự hiện diện của tiền nhân: Có/Khơng

<b>2.3. TIÊU CHUẨN NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.4. CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU </b>

<i><b>2.4.1. Biến số nghiên cứu 2.4.2. Chỉ số nghiên cứu </b></i>

<b>2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU </b>

Số liệu được xử lý theo phần mềm SPSS 16.0. Sử dụng các test: χ², Fisher exact test, Student T test, Mann-Whitney, Kruskal Wallis, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, hồi quy logistic,...lấy giá trị p<0,05 có ý nghĩa thống kê; p<0,1 có tính xu hướng.

<b>Chương 3 </b>

<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

<b>3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI THOI PHÂN BÀO CỦA NỖN KHƠNG THỤ TINH SAU ICSI </b>

<i><b>3.1.1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu </b></i>

<i>3.1.1.2. Phân bố theo độ tuổi người vợ </i>

Nhóm tuổi 26-30 có 33 bệnh nhân chiếm 32,7%. Nhóm tuổi 31–35 chiếm 29,7% (30 người). Nhóm tuổi 21–25 chiếm 6,9% (6 người). Nhóm tuổi 36–40 chiếm 26,7% (27 người). Nhóm tuổi 41–45 chiếm 4,0% (4 người).

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>3.1.1.3. Theo loại vô sinh </i>

55 cặp (54,5%) vô sinh nguyên phát, 46 cặp (45,5%) vô sinh thứ phát

<i>3.1.1.4. Thời gian vơ sinh </i>

Thời gian vơ sinh có Me (Q1-Q3) = 3,0 (2,0-6,0) năm.

<i>3.1.1.5. Chỉ số BMI </i>

BMI trung bình của người mẹ là 21,9 ± 2,4 (kg/m²). BMI bình

<i><b>thường là 70 người chiếm 69,3%. 29 người BMI thừa cân chiếm 28,7%. </b></i>

<i>3.1.1.7. Đặc điểm về tinh trùng của người chồng a. Nguồn gốc thu nhận tinh trùng </i>

97 chu kì (96%) tinh trùng thu nhận từ tinh dịch. 4 chu kì (4,0%) tinh trùng từ PESA.

<i>b. Chất lượng tinh dịch đồ </i>

34 mẫu tinh dịch có chất lượng bình thường chiếm 35,1%.

<i>3.1.1.8. Đặc điểm của chu kì chọc hút nỗn </i>

Số nỗn thu nhận mỗi chu kì là 17,7 ± 8,2 (nỗn/chu kì).

Nỗn trưởng thành trung bình là 13,1 ± 5,4 (nỗn/chu kì). Tỷ lệ nỗn trưởng thành trung bình theo chu kì là 75,7 ± 14,4 (%/chu kì)

<i>3.1.1.9. Đặc điểm thụ tinh của nỗn sau ICSI </i>

Tỷ lệ nỗn khơng thụ tinh trung bình theo chu kì là 27,2 ± 15,9 (%/chu kì). Trong đó, 1 chu kì (1,0%) lệ thụ tinh ≤ 25%; 13 chu kì (12,9%) tỷ lệ thụ tinh 26–50%;

<i><b>3.1.2. Đặc điểm của thoi phân bào nỗn khơng thụ tinh </b></i>

<i>3.1.2.1. Thời điểm nỗn dừng trong q trình thụ tinh </i>

Nỗn có thể dừng ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình thụ tinh

<i><b>Biểu đồ 3.5. Phân bố nguyên nhân nỗn khơng thụ tinh của nỗn </b></i>

<b>sau ICSI </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>3.1.2.3. Sự hiện diện thoi phân bào noãn và tình trạng giải nén nhân tinh trùng trong nỗn không thụ tinh sau ICSI </i>

<i>a. Đặc điểm thoi phân bào và sự sắp xếp nhiễm sắc thể trong noãn không thụ tinh sau ICSI </i>

<b>Bảng 3.7. Đặc điểm thoi phân bào và nhiễm sắc thể trong nỗn khơng thụ tinh sau ICSI </b>

<small>77 176 </small>

<small>30,4 69,6 </small>

Hình thái thoi phân bào của nỗn khơng thụ tinh đa dạng

<b>Hình 3.4. Một số dạng hình thái của thoi phân bào trong nỗn </b>

<i><b>khơng thụ tinh. </b></i>

<i>b. Đặc điểm của nhân tinh trùng trong nỗn khơng thụ tinh </i>

17 nỗn (5,3%) khơng có sự hiện diện của nhân tinh trùng trong nỗn. 306 nỗn có nhân tinh trùng ở các mức độ giải nén khác nhau: 74 noãn (22,9%) nhân tinh trùng khơng giải nén. 168 nỗn (52,0%) nhân tinh trùng giải nén 1 phần. 50 noãn (15,5%) nhân tinh trùng có hiện tượng cơ đặc nhiễm sắc sớm. 14 noãn (4,3%) nhiễm sắc thể tinh trùng đã trong

<i><b>giai đoạn tiền nhân. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>3.1.2.4. Phân loại nỗn khơng thụ tinh theo hình thái thoi phân bào và sự sắp xếp nhiễm sắc thể. </i>

<i><b>Hình 3.5-8. Bốn nhóm hình thái thoi phân bào và nhiễm sắc thể </b></i>

<i>3.1.2.5. Phân bố nỗn khơng thụ tinh theo 4 nhóm hình thái thoi phân bào và nhiễm sắc thể </i>

<b>Bảng 3.8. Phân bố nỗn khơng thụ tinh theo hình thái thoi phân bào </b>

<b>3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẶC ĐIỂM NỖN KHƠNG THỤ TINH SAU ICSI </b>

<i><b>3.2.1. Tuổi mẹ </b></i>

<i>3.2.1.1. Ảnh hưởng của tuổi mẹ với đặc điểm nỗn trong chu kì chọc hút </i>

Số lượng noãn thu được, số noãn trưởng thành và số lượng nỗn thụ tinh theo chu kì của nhóm có tuổi mẹ ≤35 tuổi nhiều hơn có ý nghĩa thống kê nhóm có tuổi mẹ >35 tuổi (p<0,05).

Tỷ lệ nỗn trưởng thành, nỗn thụ tinh/ khơng thụ tinh sau ICSI theo chu kì khơng có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi (p>0,05).

</div>

×