Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.45 KB, 47 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG THPT </b>

<i><b> </b></i>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC</b>

<i><b>Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

<i>Hồn thành khóa luận tốt nghiệp là mốc đánh dấu thời gian quan trọng trong 4 năm học Đại học tại trường Đại học Quảng Nam của sinh viên. Để có kết quả như ngày hôm nay, em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy cô trong khoa đã truyền cho em những kiến thức, kinh nghiệm và bài học làm người bổ ích. Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn trân trọng nhất đến thầy giáo ThsS Lê Ngọc Bảy – người đã tận tình hướng dẫn </i>

<i><b>và giúp đỡ em trong thời gian đầu bỡ ngỡ để em từng bước hồn thành </b></i>

<i>khóa luận. Cuối cùng, em cũng cảm ơn gia đình, bạn bè tạo điều kiện và giúp đỡ tơi vựợt qua mọi khó kawn để hồn thành khóa luận. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

A. PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 

1. Lý do chọn đề tài ... 1 

2. Mục đích nghiên cứu ... 3 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3 

4. Phương pháp nghiên cứu ... 3 

1.1.4. Đặc điểm của dạy học tích hợp ... 8 

1.2. Tích hợp trong dạy học mơn Ngữ văn ... 12 

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN –PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGỒI Ở TRƯỜNG THPT ... 15 

2.1. Ngun tắc tích hợp dạy học phân môn đọc văn phần văn học nước ngoài ... 15 

2.2. Tổ chức dạy học đọc văn phần văn học nước ngồi theo quan điểm tích hợp ... 18 

2.2.1. Tích hợp với giờ Tiếng Việt... 18 

2.2.2. Tích hợp với giờ Làm văn ... 20 

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.2.3. Tích hợp trong nội bộ phân mơn đọc văn ... 21 

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỌC VĂN – PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGỒI ... 24 

3.1. Bài “ Hồng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch ( Ngữ văn 10, tập 1) ... 24 

<i>3.2. Bài “ Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” của Ăng –ghen ( Ngữ văn </i>11, tập 2) ... 29 

<i>3.3. Bài “Thuốc” của Lỗ Tấn ( Ngữ văn 12, tập 2) ... 34 </i>

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 39 

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 40 

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Đổi mới quan điểm và phương pháp dạy học luôn là yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục nước ta hiện nay nhằm đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu đó thì nền giáo dục Việt Nam ln đưa ra những phương pháp phù hợp với trình độ của học sinh qua từng thời đại.

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thơng và trong xây dựng chương trình mơn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp dựa trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình day học. Vận dụng hợp lý quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học các môn học riêng lẻ. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quan điểm tích hợp có thể đem lại những hiệu quả đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.

Môn Ngữ văn là mơn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Ngoài ra, mơn Ngữ văn cịn là mơn học thuộc nhóm cơng cụ, điều đó nói lên mối quan hệ của nó với các môn học khác. Môn Ngữ văn ở trường THPT gồm 3 phân mơn đó là: phân mơn Tiếng Việt, phân môn Làm văn và phân mơn Đọc văn. Điều đáng nói ở đây là việc dạy học các phân mơn này cịn rời rạc, chưa thật sự có mối liên hệ và gắn kết với nhau. Để tu dưỡng và rèn luyện tư tưởng, tình cảm hướng đến hoàn thiện nhân cách cho học sinh THPT thì việc tích hợp các kiến thức của từng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

phân môn trong môn Ngữ văn với các phân môn khác là vô cùng quan trọng. Việc học và cảm thụ văn học nước nhà một cách sâu sắc, sử dụng tiếng Việt thành thạo trong giao tiếp sẽ giúp học sinh bồi dưỡng lịng u nước, tình u thương con người. Khơng những thế việc tích hợp Đọc văn phần văn học nước ngoài với các phân môn khác cũng giúp học sinh cảm thụ giá trị chân – thiện – mĩ.

Văn học nước ngoài ở trường THPT giữ một vị trí vơ cùng đặc biệt, số lượng bài học trong SGK khơng hề ít. So với văn học Việt Nam, việc dạy học văn học nước ngồi ở phổ thơng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Các tác phẩm được chọn lọc là các tác phẩm đỉnh cao của văn chương nhân loại. Ở đó hội tụ nhiều tri thức văn hóa, văn học được chuyển tải trong những hình thức nghệ thuật mới, lạ, độc đáo. Chúng ta không thể khai thác hết các tầng ý nghĩa của tác phẩm nhưng cần định hướng cho học sinh tìm hiểu những tinh hoa văn học thế giới. Sự tinh tế, trữ tình trong thơ Đường, sự thâm trầm đậm màu thiền trong thơ M. Basho, những phân tích tâm lý tinh tế, sắc sảo trong kịch W. Shakespeare, tiểu thuyết V. Huygo…có khả năng mang lại cho các em những rung động thẩm mĩ tinh tế, những nhận thức sâu sắc về con người và cuộc sống. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu được những tác phẩm như vậy, giáo viên phải được trang bị vốn tri thức về lịch sử, văn hóa, văn học phong phú, đa dạng. Sự tích hợp kiến thức liên mơn này giúp chúng ta lý giải được những vấn đề trong tác phẩm. Ví dụ: Làm sao giáo viên có thể giải thích cho học sinh một cách thấu đáo về cơn ghen và cách hành xử của Rama trong Rama buộc tội ( Ngữ văn lớp 10) nếu khơng hiểu gì về quan niệm người anh hùng thời đại sử thi?

Để nâng cao chất lượng dạy học văn học nước ngồi thì chúng ta cần đặt văn học nước ngoài vào mối quan hệ với văn học Việt Nam và các môn

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

học khác. Quan điểm dạy học này chính là quan điểm tích hợp, nhằm nâng cao năng lực sáng tạo và tích cực hóa hoạt động học của học sinh.

<i>Vì những lý do trên, tơi lựa chọn đề tài: “Vận dụng quan đểm tích </i>

<i>hợp vào dạy học Đọc hiểu văn bản – phần văn học nước ngồi ở trường THPT” để nghiên cứu. </i>

<i>Vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng quan đểm tích </i>

<i>hợp vào dạy học mơn Ngữ văn – phần văn học nước ngoài ở trường THPT” </i>

- Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học giáo dục

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

- Đối tượng: Nội dung quan điểm tích hợp vào dạy hoc Ngữ văn – phần văn học nước ngoài

- Phạm vi: Đọc hiểu văn bản – phần văn học nước ngoài ở trường THPT

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

- Tổng hợp lí luận: tổng hợp các bài viết, cơng trình nghiên cứu về tích hợp, về phương pháp dạy học Đọc hiểu văn bản – phần văn học nước ngoài theo quan điểm tích hợp

- Phương pháp thực nghiệm: thiết kế giáo án thể nghiệm

- Phương pháp thống kê: thống kê các bài văn học nước ngồi có trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>5. Lịch sử vấn đề </b>

Trong quá trình tìm kiếm và tham khảo tài liệu, chúng tơi đã tiếp cận được nhiều tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Có một số cơng trình nổi bật về vấn đề tích hợp, tích hợp trong dạy học nói chung và trong dạy học Ngữ văn nói riêng.

Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường. Vì vậy, có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến lý thuyết về tích hợp như: Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với dự bảo trợ của Unesco đã tổ chức tại Varna ( Bungari) “ Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học”; Hội nghị phối hợp trong chương trình của Unesco Paris 1972; Quan điểm của CEPE, Fourez, De Ketelle, Xavier Roegierf,…

Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam dạy học tích hợp cũng được quan tâm, một số tài liệu đề cập đến vấn đề này là: Thiết kế dạy học Ngữ văn THCS theo hướng tích hợp của Trương Dĩnh; Bài tập rèn luyện kỹ năng tích hợp Ngữ văn trường THCS. Đoàn Thị Kim Nhung với Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS; Luận án Hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực Ngữ văn ở trường THCS theo yêu cầu tích hợp của Nguyễn Thị Hồng Vân; Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong đọc hiểu văn bản văn học của Lê Văn Hiệp. Một số bài báo, tạp chí về tích hợp trong mơn Ngữ văn của Trần Bá Hồnh, Nguyễn Khắc Phi, Vũ Thị Sơn, Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử. Ngoài những nghiên cứu của các vị giáo sư, tiến sĩ, giáo viên thì các sinh viên cũng có những đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề tích hợp. Sinh viên Trần Thị Anh Văn với đề tài khóa luận tốt nghiệp: Nội dung và cách thức dạy học tích hợp mơn Ngữ văn ( Phần Tiếng Việt) qua một số bài học lớp 12.

Đây là tri thức đáng quý giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hon về vấn đề tích hợp khi vận dụng vào đề tài đang nghiên cứu của minh. Trong quá

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng đã học tập kế thừa trên tinh thần phát huy những hướng đi, sự gợi mở quý báu của những người đi trước.

<b>6. Đóng góp của khóa luận </b>

- Khái quát về lý thuyết liên quan đén quan điểm tích hợp.

- Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học đọc hiểu văn bản - phần văn học nước ngoài.

-Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp vào dạy học đọc hiểu văn bản - phần văn học nước ngoài là phương pháp đúng đắn và cần thiết. Đồng thời đóng góp một số ý kiến nhỏ để cụ thể hóa việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn.

- Qua việc nghiên cứu đề tài này, bản thân phần nào hiểu hơn về tích hợp cũng như quan điểm dạy học tích hợp trong nhà trường. Từ đề tài này sẽ giúp tôi vận dụng vào giảng dạy văn học khi tốt nghiệp ra trường.

<b>7. Bố cục khóa luận </b>

Gồm có 3 phần:

- Phần mở đầu - Phần nội dung

Chương 1. Lý thuyết quan điểm tích hợp và tích hợp trong môn đọc văn

Chương 2. Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học đọc hiểu văn bản – phần văn học nước ngoài ở trường THPT

Chương 3 . Thiết kế bài giảng đọc văn – phần văn học nước ngoài - Phần kết luận

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>B. PHẦN NỘI DUNG </b>

<b>CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀ TÍCH HỢP TRONG MƠN NGỮ VĂN </b>

<b>1.1. Quan điểm tích hợp 1.1.1. Khái niệm tích hợp </b>

Tích hợp là một cách tiếp cận khoa học, tích hợp ban đầu có các tên gọi là: Liên hệ (Permeantion), Kết hợp (Combinnation), Phối hợp (Coordination), Tích hợp (Intergration). Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên nhưng nét bản chất nhất định của các thành phần đối tượng chứ không phải là một phép cộng đơn giản các thuộc tính của thành phần ấy. Khơng thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, ki năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng re, khơng có sự liên kết, phối hợp vói nhau trong linh hội nội dung tri thức hay giải quyết một vấn đề, tình huống.

Như vậy, tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một thể thống nhất, phối hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các ki năng phương pháp của môn học khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu mục đích cụ thể, theo một nguyên tắc đồng tâm, đồng quy hướng tới một nội dung bao trùm cao hơn. Tích hợp là một phạm trù kiến thức rất rộng, giưa kiến thức và thực hành, giưa kiến thức với kĩ năng, giưa kinh nghiệm với thực tiễn…tích hợp theo chiều ngang_dọc, xa_gần, trong_ngoài được phối hợp nhuần nhuyễn, thống nhất với nhau.

<b>1.1.2. Nguyên tắc tích hợp </b>

Tích hợp địi hỏi sự vận động của các thao tác, biện pháp dạy học một cách khéo léo, linh hoạt mới đạt được mục tiêu dạy và học theo hướng tích cực. Trong dạy học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị bài học, một

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập. Quan điểm dạy học tích hợp kiến thức đa được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu và nhận thấy được nhiều ý nghĩa thiết thực trong nền giáo dục hiện nay.

Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, nền giáo dục cần có những đổi mới kịp thời nhằm đáp ứng nhưng yêu cầu của việc đào tạo những con người trong a hội mới. Sự đổi mới này trọng tâm là làm thế nào trang bị cho học sinh nhưng kiến thức cơ bản, những kĩ năng và năng lực tư duy cần thiết để vận dụng linh hoạt vào giải quyết những tình huống có vấn đề. Hơn nữa, kiến thức mà học sinh học ở các cấp có sự liên kết và ngày càng mở rộng, nâng cao. Kiến thức ở bậc học trước là cơ sở để học sinh tiếp thu ở bậc học tiếp theo. Do vậy việc tích hợp trong dạy học giúp học sinh biết liên kết các mảng kiến thức và kĩ năng gần nhau để lý giải một vấn đề mới, cùng với nó dạy học tích hợp cũng giúp học sinh phát triển năng lực tự học. Quan điểm tích hợp trong dạy học được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Tích hợp nhiều kĩ năng trong một mơn học.

Tích hợp kiến thức các mơn học khác qua mơn học đang dạy. Tích hợp chương trình chính khóa và ngoại khóa.

Tích hợp lý thuyết và thực hành, kiến thức và thực tiễn.

Với những khía cạnh trên, dạy học theo quan điểm mới đã đảm bảo được nguyên tắc tích hợp trong hoạt động dạy học, nó địi hỏi sự đầu tư, chú trọng của giáo viên cho mỗi bài dạy không chỉ về phương pháp, về kiến thức mà cả về hoạt động tìm hiểu học sinh. Thêm vào đó, trong q trình học tập, học sinh cần rèn luyện, phát triển năng lực tư duy để luôn biết cách giải quyết các tình huống nảy sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống. Như vậy qua việc dạy học theo quan điểm tích hợp, học sinh vừa

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

được học cách tư duy vừa được trang bị thêm kiến thức mới đồng thời cảm thấy hứng thú hơn trong việc tìm hiểu về kiến thức ấy.

<b>1.1.3. Mục đích tích hợp </b>

Chương trình dạy học truyền thống phần lớn theo quan điểm tiếp cận nội dung mà chưa có sự gắn kết giưa lý thuyết và thực hành nên nó có những mặt hạn chế nhất định:

- Quá nặng về lý thuyết, không định hướng thực tiễn và hành động - Thiếu và yếu trong phát triển kĩ năng liên hệ giữa các cá nhân (kĩ năng giao tiếp)

- Nội dung trùng lắp, học mang tính dự trữ và khơng phù hợp với xu thế học tập suốt đời.

Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục Việt Nam thì chương trình dạy học theo quan điểm tích hợp các nội dung lại với nhau nhằm thực hiện các mục đích:

- Học đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động

- Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp - Khuyến khích người học học một cách tồn diện hơn - Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ

<b>- Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn. 1.1.4. Đặc điểm của dạy học tích hợp </b>

Thứ nhất, lấy người học làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có khả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, q trình cá nhân hóa người học. Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học khơng chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thể và sinh động của nghề nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành, hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân.

Trong dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học tự thể hiện mình, phát triển năng lực làm việc nhóm,hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm việc theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào giải quyết vấn đề.

Sự hợp tác giữa người học với người học là hết sức quan trọng nhưng vẫn chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ, chủ động nổ lực tìm kiếm kiến thức của người học. Còn người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình.Người dạy phải dạy cái mà người học cần, các doanh nghiệp đang đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế- xã hội chứ khơng phải dạy cái mà người dạy có.

<b>Quan hệ giữa người dạy và người học được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy </b>

và hợp tác với nhau. Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học,người học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rútkinh nghiệm về cách học của mình. Nhận ra những sai sót và biết cách sửa sai đó chính là biết cách học. Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, đây là xu hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống. Thứ hai là định hướngđầuraĐặc điểm cơ bản nhất, có ý nghĩa trung tâm của đào tạo nghề theo năng lực thực hiện là định hướng chú ý vào kết quả đầu ra của q trình đào tạo xem người học có thể làm được cái gì vào những cơng việc thực tiễn để đạt tiêu chuẩn đầu ra. Như vậy, người học để làm được cái gì đó địi hỏi có liên quan đến chương trình, cịn để làm tốt cơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

việc gì đó trong thực tiễn như mong đợi thì liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập. Người học đạt được những đòi hỏi đó cịn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong đào tạo, việc định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo, cho phép người sử dụng sản phẩm đào tạo tin tưởng và sử dụng trong một thời gian dài, đồng thời cịn góp phần tạo niềm tin cho khách hàng.

Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng vào công việc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ. Từ những kết quả đầu ra đi đến xác định vai trò của người có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này, một vai trò tập hợp các hành vi được mong đợi theo nhiệm vụ, cơng việc mà người đó sẽthực hiện thật sự. Do đó, địi hỏi người dạy phải dạy được cả lý thuyết chuyên môn nghề nghiệp vừa phải hướng dẫn quy trình cơng nghệ, thao tác nghề nghiệp chuẩn xác, phổ biến được kinh nghiệm, nêu được các dạng sai lầm, hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, biết cách tổ chức hướng dẫn luyện tập.

Thứ ba, dạy và học các năng lực thực hiện. Dạy học tích hợp do định hướng kết quả đầu ra nên phải xác định được các năng lực mà người học cần nắm vững, sự nắm vững này được thể hiện ở các công việc nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra và đã được xác định trong việc phân tích nghề khi xây dựng chương trình. Xu thế hiện nay của các chương trình dạy nghề đều được xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần có của người lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Phương pháp được dùng phổ biến để xây dựng chương trình là phương pháp phân tích nghề (DACUM) hoặc phân tích chức năng của từng nghề cụ thể. Theo các phương pháp này, các chương trình đào tạo nghề thường được kết cấu theo các mô đun năng lực thực hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nội dung giảng dạy trong mô đun phải được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào đó hay kỹ năng hành nghề nhằm đáp ứng được mục tiêu của mô đun. Dạy học phải làm cho người học có các năng lực tương ứng với chương trình. Do đó, việc dạy kiến thức lý thuyết khơng phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các năng lực thực hành ở mỗi người học. Trong dạy học tích hợp, lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học chuyên ngành về những vấn đề cơ bản, về những quy luật chung của lĩnh vực chuyên ngành đó. Hơn nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ dẫn đến tình trạng lý thuyết sng, kiến thức sách vở khơng mang lại lợi ích thực tiễn. Do đó, cần gắn lý thuyết với thực hành trong quá trình dạy học. Thực hành là hình thức luyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giúp cho người học hiểu rõ và nắm vững kiến thức lý thuyết. Đây là khâu cơ bản để thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Thực hành phải có đủ phương tiện, kế hoạch, quy trình luyện tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừa học. Để hình thành cho người học một kỹ năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì có thể huy động được nằm ngoài cá nhân). Như vậy, người dạy phải định hướng, giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động của người học. Sự định hướng của người dạy góp phần tạo ra mơi trường sư phạm bao gồm các yếu tố cần có đối với sự phát triển của người học mà mục tiêu bài học đặt và cách giải quyết chúng. Người dạy vừa có sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt những sai lầm cho người học ở phần thực hành; đồng thời kích thích, động viên người học nẩy sinh nhu cầu, động cơ hứng thú để tạo ra kết quả mới, tức là chuyển hóa những kinh nghiệm đó thành sản phẩm của bản thân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Người học cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ vàphát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, người học vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, người dạy không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các thao tác thực hành.

Hoạt động nào cũng cần có kiểm sốt, trong dạy học cũng vậy, người dạy cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận thức chưa đúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều chỉnh. Việc đánh giá và xác định các năng lực phải theo các quan điểm là người học phải thực hành được các công việc giống như người công nhân thực hiện trong thực tế. Việc đánh giá riêng từng người khi họ hồn thành cơng việc, đánh giá không phải là đem so sánh người

<b>học này với người học khác mà đánh giá dựa trên tiêu chuẩn nghề. 1.2. Tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn </b>

Môn Ngữ văn là một môn khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Khơng những thế nó cịn là một mơn học cơng cụ, điều này nói lên mối liên hệ giữa mơn Ngữ văn với các môn học khác.

Cũng như các môn học khác tích hợp trong dạy học mơn Ngữ văn ở trường THPT không chỉ dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn

được đề cập trong các phân môn Đọc văn, Tiếng việt và Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử, xã hội, văn hóa, nghệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

thuật…mà còn uất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục xóa bỏ lối dạy theo kiểu khép kín, tách biệt nhà trường, thế giới cuộc sống cô lập giữa những kiến thức và những kĩ năng vốn có liên hệ bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa mà học sinh sẽ gặp sau này. Nói cách khác đó là lối dạy khép kín trong nội bộ phân mơn; biệt lập từng bộ phận Đọc văn, Tiếng việt, Làm văn vốn có quan hệ mật thiết với nhau về nội dung, bản chất và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân mơn.

Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được, bảo đảm cho học sinh khả năng huy động đủ kiến thức kĩ năng để giải quyết những tình huống bất ngờ chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời linh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà môi môn học hay phân môn riêng rẽ sẽ không có được.

Dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vân theo đuổi quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học, tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh. Do vậy việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý bảo đảm các yêu cầu sau:

- Giúp học sinh tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và ki năng thuộc các phân môn đã học bằng cách tổ chức, thiết kế các nội dung, tình huống tích hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân mơn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức và kĩ năng đã thụ đắc trong nội bộ các phân môn.

- Đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học để các em trực tiếp tham gia vào giải quyết vấn đề, tình huống tích hợp, biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng.

- Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh, chú trọng mối quan hệ giữa học sinh với SGK; phải buộc học sinh chủ động tự học, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của giáo viên.

Thiết kế bài dạy theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt cho học sinh từng bước thực hiện chiếm lĩnh học tập, nội dung mơn học đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp địi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên mơn để giải quyết nội dung tích hợp chứ không phải sự tác động các hoạt động riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN –PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGỒI Ở </b>

Vị trí của văn học nước ngồi trong chương trình văn học nhà trường rất quan trọng. Văn học nước ngoài được lựa chọn giảng dạy ở trường THPT chiếm một số lượng khơng nhỏ trong chương trình và là sự kết tinh tinh hoa của văn học thế giới, đủ sức vượt qua sự khắc nghiệt của không gian và thời gian. Ta bắt gặp những tên tuổi nổi tiếng như: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Sêch pia, Lỗ Tấn...với các tác phẩm tiêu biểu của họ.

Từ 2006 – 2007 đến nay, SGK Ngữ văn của cả ba khối lớp đa được thay đổi dựa trên tinh thần tích hợp của ba phân môn Tiếng Việt, Làm văn và Đọc văn. Đặc biệt phần văn học Việt Nam và văn học nước ngoài được thiết kế đan xen vào nhau, giúp học sinh khơng chỉ có cái nhìn tồn diện về nền văn học nước nhà mà cịn có sự so sánh với nền văn học thế gới.

Dạy học tác phẩm văn chương theo quan điểm tích hợp địi hỏi phải biến giờ giảng văn thành kĩ năng đọc hiểu cho HS hướng tới cho các em có năng lực đọc hiểu bất cứ một văn bản nào. Khái niệm đọc hiểu một tác phẩm văn học nói chung hay một tác phẩm văn học nước ngồi nói riêng là

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

một trong những khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc dạy học tác phẩm văn chương theo quan điểm tích hợp ở THPT. Khái niệm đọc hiểu nói lên hoạt động của học sinh phải được thay thế cho khái niệm giảng văn chỉ nói lên hoạt động của giáo viên theo quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm”. Nhưng ở đây không phải là triệt tiêu yếu tố giảng của người thầy một yếu tố có vai trị tạo hứng thú cho học sinh đọc hiểu để nhấn mạnh hoạt động đọc hiểu của trò được coi là hoạt động trung tâm của quá trình dạy học.

Hoạt động đọc văn trong nhà trường phải được thiết kế và thực hiện theo một trình tự qua các giai đoạn và ở những mức độ khác nhau: từ dể đến khó, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ đọc tích lũy đến đọc hiểu, từ đọc đánh giá đến đọc sáng tạo…

Dạy đọc hiểu các tác phẩm văn học nước ngồi theo quan điểm tích hợp địi hỏi giáo viên phải thay đổi cách dạy học.Giáo viên phải có ý thức đầy đủ về trình độ tiếng Việt đặc thù và hoạt động cảm thụ văn học của học sinh để có phương pháp phát triển nâng cao lên cho ngang tầm với việc đọc hiểu văn bản. Tất nhiên có nhiều cách đọc với nhau đối với một văn bản nhưng trong nhà trường THPT phải tập trung trước hết mức độ phổ thông không đi sâu vào những khía cạnh tâm lí phức tạp. Học sinh phải biết vai trò biểu đạt của từ ngữ, câu, đoạn mạch lạc, hình ảnh tượng trưng, những cách biểu đạt đa dạng như hàm ẩn, nghịch lí, ngữ cảnh rộng hẹp; từ đó học sinh nắm được cái chìa khóa nằm trong hệ thống biểu đạt của văn bản để mình tự đọc và tự học. Muốn vậy giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học nhằm kết hợp hữu cơ hoạt động đọc hiểu văn bản với tri thức tiếng Việt.

Dạy đọc hiểu văn học nước ngồi cần chú trọng hình thành cho học sinh cách đọc có phương pháp phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ trực tiếp khơi gợi tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo, liên tưởng hình tượng và liên tưởng ý niệm bồi dưỡng năng lực cảm thụ tinh tế nhanh nhạy,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

phát triển năng lực tư duy cắt nghĩa khái quát tránh suy diễn máy móc, tùy tiện, dung tục, sáo rỗng, thiếu màu sắc sáng tạo.

Giờ dạy đọc văn phần văn học nước ngồi cần tích hợp tri thức kĩ năng tiếng Việt và Làm văn và các tri thức từ các môn học khác để học sinh thật sự cảm được cái hay cái đẹp của văn chương. Qua đó, học sinh thấy được sự tinh tế độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác; lập luận chặt chẽ; có suy nghĩ độc lập và bày tỏ thái độ riêng của mình trước những vấn đề văn học và đời sống, tránh lối viết sáo rỗng, sao chép...

Giáo án giờ học đọc hiểu tác phẩm văn học nước ngoài phải bám chặt vào những giá trị tư tưởng và nghệ thuật vốn có của tác phẩm trong đời sống văn hóa, lịch sử - xã hội đầy biến động của nó đồng thời mở ra hướng thu nạp thị hiếu cá tính và khả năng diễn dịch của học sinh. Ngồi ra, nó cịn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng khơng gị ép vào khn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tịi sáng tạo của học sinh. Nội dung dạy học đọc văn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành tích lũy cho học sinh qua phân tích chiếm lĩnnh bài văn, mặt khác phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức lý thuyết và lịch sử văn học với tiếng Việt, Làm văn và với hiểu biết văn hóa, đời sống...Nội dung tích hợp cần chú trọng vào những điểm quy tụ liên kết nội dung ba bộ phận: Tiếng Việt – Làm văn – Đọc văn trong văn bản để xây dựng tình huống tích hợp và các hoạt động phức hợp tương ứng. Đó có thể là những từ ngữ, câu thơ, đoạn văn, những chi tiết hình tượng, các sự kiện quan hệ tình huống mà cảm hiếu cắt nghĩa đánh giá đòi hỏi phải vận dụng tri thức liên văn bản, phải tổng hợp hiểu biết nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, xã hội, tâm lí, ngơn ngữ....

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>2.2. Tổ chức dạy học đọc văn phần văn học nước ngoài theo quan điểm tích hợp </b>

Mục tiêu của việc dạy học Đọc hiểu các tác phẩm văn chương trong nhà trường là giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn chương. Từ đó, mơn học bồi dưỡng và hình thành nhân cách cho học sinh, giúp học sinh hướng đến những giá trị chân – thiện – mĩ. Qua đó, học sinh biết nhìn nhận đánh giá một vấn đề một cách khách quan, khoa học mà không phải là sự thờ ơ, vô cảm.

Không chỉ những tác phẩm văn học Việt Nam mà các tác phẩm văn học nước ngoài cung cần phải được tích hợp với những kiến thức thuộc hai phân mơn cịn lại trong mơn Ngữ văn và sự cần thiết tích hợp với những mơn học khác. Vì vậy, vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Đọc văn phần văn học nước ngoài cần bám sát mục tiêu dạy học và đáp ứng yêu cầu của mơn học Ngữ văn. Theo chương trình SGK mơn Ngữ văn gồm có ba phân mơn Làm văn – Tiếng Việt – Đọc văn, ba phân môn này có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao năng lực cảm thụ và hình thành nhân cách cho học sinh.

<b>2.2.1. Tích hợp với giờ Tiếng Việt </b>

Có nhiều cách diễn đạt về mối quan hệ giữa văn học và ngơn ngữ hay nói cách khác là Đọc văn và Tiếng Việt:

-Văn học là nghệ thuật của ngôn từ.

-Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của Văn học. ( Macxim Goorki) -Ngôn ngữ là chất liệu của văn học.

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể bao gồm nhiều yếu tố tạo thành: chủ đề, tư tưởng, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ…Trong đó, ngơn ngữ mang tính vật chất được sử dụng như một chất liệu để xây dựng văn học. Có thể xem mối quan hệ giữa văn học và ngôn ngữ là mối quan hệ khắng khít:

</div>

×