Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

VẬN DỤNG QUAN điểm TÍCH hợp TRONG dạy học một số nội DUNG môn tự NHIÊN xã hội ở TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 81 trang )

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG
DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG MÔN TỰ
NHIÊN XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC


- Các nguyên tắc xây dựng nội dung dạy học tích hợp
- Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận
những thành tựu khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với
học sinh
Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển không
ngừng từng ngày, từng giờ. Việc xây dựng các bài học/ chủ
đề tích hợp đòi hỏi phải đảm bảo tính khoa học, tiếp cận được
những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, theo kịp xu thế
phát triển của xã hội nhưng cũng cần đảm bảo tính vừa sức,
phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh cũng như kế
hoạch dạy học.
Để làm được điều này, các bài học/ chủ đề tích hợp cần
phải tinh giản những kiến thức hàn lâm, tăng cường kiến thức
thực tiễn, tạo cơ hội cho học sinh được tìm tòi, khám phát tri
thức, hình thành kĩ năng, thái độ.
- Nguyên tắc 2: Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn,
quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa
phương


Mọi thành tựu khoa học cũng đều bắt nguồn từ thực tiễn
cuộc sống và cũng để phục vụ cho chính cuộc sống của con
người. Chính vì thế nội dung các bài học/ chủ đề tích hợp cần
tăng cường tính ứng dụng, tính thực tiễn nhằm tạo cơ hội
cũng như rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức
vào việc tìm hiểu, giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.


Bên cạnh đó cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề mang
tính xã hội của địa phương nhằm giúp cho các em có những
hiểu biết nhất định về nơi các em đang sống, chuẩn bị cho các
em tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động của địa phương.
- Nguyên tắc 3: Phù hợp chương trình, chuẩn kiến
thức, kĩ năng của các môn học tích hợp, đảm bảo mối liên
hệ giữa các bài học tích hợp
a) Phù hợp chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng
của các môn học tích hợp, đảm bảo mối quan hệ giữa các bài
học tích hợp:
Xây dựng bài học tích hợp không phải là việc xếp gộp,
đặt kề các bài học, các nội dung cạnh nhau trong chương trình
một cách cơ học, ngẫu nhiên mà thường phải có sự lồng ghép,
chọn lọc những nội dung có liên quan, giữa các bài nhằm tạo


thành nội dung dạy học mới. Vì thế, việc xây dựng bài học
tích hợp chính là cấu trúc lại toàn bộ nội dung dạy học từ một
môn học hay nhiều môn học khác nhau, nhưng có mối liên hệ
nhất định để tạo thành bài học mới (Với các mục tiêu mới, các
hoạt động mới, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
mới…). Qúa trình tái cấu trúc nội dung dạy học này luôn cần
bám sát Chuẩn Kiến thức - Kĩ năng để tránh việc sa đà vào
những nội dung không trọng tâm hay xa rời mục tiêu giáo
dục.
b) Đảm bảo mối liên hệ giữa các bài học tích hợp
Để tích hợp được các bài học thuộc một môn học hay
thuộc nhiều môn học khác nhau thì cần phải tôn trọng và khai
thác mối liên hệ giữa các bài học ấy. Mối liên hệ này có thể
được bộc lộ một cách rõ ràng, cũng có thể chỉ ở một vài khía

cạnh. Mức độ liên quan về mục tiêu hay nội dung các bài học
ít nhiều sẽ quyết định mức độ tích hợp nhiều hay ít giữa các
bài học đó.
c) Lựa chọn một bài học trong một môn học nhất định
làm "xương sống" cho bài tích hợp


Khi xây dựng bài học tích hợp, cần chọn một bài học cụ
thể ở một môn học nhất định để làm trung tâm. Các ý tưởng
thiết kế bài học tích hợp được phát triển từ nội dung chính của
bài học này.
Trong một số trường hợp, ý tưởng chính của bài học tích
hợp không nằm hoàn toàn trong một môn học mà mang đậm
tính chất của một vấn đề mang tính xã hội hay một vấn đề
khác không có nhiều liên hệ tới một môn học cụ thể. Khi thiết
kế kiểu bài học tích hợp loại này, giáo viên thường tìm ý
tưởng từ chính các sự kiện hay hiện tượng trong thế giới hiện
thực xung quanh học sinh. Tuy nhiên cách xây dựng những
bài học kiểu này không là xu thế phổ biến 33.
- Nội dung Môn TNXH lớp 3
- Đặc điểm về cấu trúc nội dung môn TNXH lớp 3
-Quan điểm chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình
môn TNXH lớp 3
- Quan điểm chỉ đạo quan trọng là tư tưởng tích hợp,
xem xét tự nhiên-con người – xã hội trong một tổng thể thống
nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau, trong đó


bao gồm cả nội dung Sức khỏe nhằm tăng tính thiết thực đồng
thời khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo của hai môn

học TNXH và Sức khỏe, góp phần làm giảm thời lượng học
tập cho học sinh.
- Lựa chọn các nội dung học tập sao cho:
+ Phù hợp với học sinh lớp 3 về nhận thức, kĩ năng, thái
độ
+Gắn với kinh nghiệm và vốn sống của học sinh.
+Đáp ứng được sở thích và nguyện vọng của học sinh.
+Thiết thực và quan trọng đối với học sinh.
- Xây dựng khung chương trình mạng tính mềm dẻo,
giúp cho GV có thể lựa chọn nội dung, PPDH phù hợp với
mục tiêu môn học và điều kiện hoàn cảnh địa phương.
-Cấu trúc nội dung chương trình môn TNXH lớp 3:
- Chương trình được cấu trúc đồng tâm từ lớp 1 đến lớp
3 theo 3 chủ đề lớn: Con người và sức khỏe, Xã hội, Tự
nhiên. Các chủ đề này được mở rộng và nâng cao theo nguyên
tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp giúp HS có cái


nhìn về con người, thiên nhiên và cuộc sống xung quanh dưới
dạng tổng thể đơn giản.
Nội dung 3 chủ đề tích hợp giáo dục sức khỏe một
cách nhuần nhuyễn: Đi từ sức khỏe cá nhân trong chủ đề
Con người và Sức khỏe đến sức khỏe cộng đồng trong chủ
đề Xã hội và sức khỏe môi trường trong chủ đề Tự nhiên.
Cụ thể là:
- Trong chủ đề con người và sức khỏe: HS được học về
cơ thể người và các cơ quan trong cơ thể, cách giữ vệ sinh
thân thể, cách ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi điều độ và an toàn,
phòng tránh một số bệnh tật.
- Trong chủ đề Xã hội: HS được học về các thành viên,

các hoạt động và mối quan hệ trong gia đình (gia đình hạt
nhân, gia đình 2 thế hệ, 3 thế hệ), trong trường học, cộng
đồng và điều kiện sống xã hội, các hoạt động sinh sống của
nhân dân, một số cơ sở hành chính, y tế, giáo dục….Cách giữ
vệ sinh nhà ở, lớp học, trường học, nơi công cộng; cách giữ
an toàn cho bản thân và người khác ở môi trường sinh hoạt và
học tập khác nhau.


- Trong chủ đề Tự nhiên: HS được học về đặc điểm cấu
tạo, môi trường sống của thực vật và động vật phổ biến; ích
lợi hoặc tác hại của chúng đối với đời sống và sức khỏe con
người, một số hiện tượng tự nhiên (ngày đêm, các mùa….), sơ
lược về Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao và Trái Đất.
- Phân tích yêu cầu HS cần đạt ở một số mạch nội
dung/ chủ đề môn TNXH lớp 3 và tìm hiểu các khả năng
có thể tăng cường tích hợp trong dạy học các mạch nội
dung/ chủ đề này .
- Yêu cầu cần đạt ở một số mạch nội dung/ chủ đề môn
TNXH lớp 3
- Ở Chủ đề Con người và Sức khỏe, HS cần:
+ Biết tên, chức năng và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp,
tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Biết tên và cách
phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần
hoàn và bài tiết nước tiểu.
- Ở chủ đề Xã hội, HS cần:
+ Biết mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. Biết phòng tránh
cháy khi ở nhà. Biết được những hoạt động chủ yếu của nhà



trường và giữ an toàn khi ở trường. Biết tên một số cơ quan
hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông
tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh
(thành phố) nơi học sinh ở. Biết một số quy tắc đối với người
đi xe đạp. Biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa
phương và giữ vệ sinh môi trường.
-Ở chủ đề Tự nhiên, HS cần:
+ Biết được sự đa dạng, phong phú của thực vật và động
vật: chức năng của thân, rễ, lá, hoa quả đối với đời sống của
cây và ích lợi đối với con người; ích lợi hoặc tác hại của một
số động vật đối với đời sống con người. Biết vai trò của mặt
trời đối với trái đất và đời sống con người; vị trí và sự chuyển
động của trái đất trong hệ mặt trời; sự chuyển động của mặt
trăng quanh trái đất; hình dạng, đặc điểm bề mặt trái đất; biết
ngày đêm, năm tháng, các mùa.
- Tìm hiểu các khả năng có thể tăng cường tích hợp
trong dạy học các mạch nội dung/ chủ đề của môn TNXH lớp
3
Sau khi rà soát toàn bộ chương trình sách giáo khoa lớp
3 hiện nay, các chuẩn kiến thức, kĩ năng , chuẩn năng lực,


chúng tôi nhận thấy trong chương trình môn TNXH lớp 3 hiện
có những nội dung dạy học gần nhau. Ví dụ: Trong chương
trình môn học, ở chủ đề Con người và sức khỏe có 5 bài nói
về cơ quan hô hấp, cách giữ vệ sinh, phòng bệnh đường hô
hấp ta có thể ghép 5 bài này vào cùng một chủ đề để thiết kế
một bài học tích hợp (tích hợp nội môn) cho học sinh; hoặc ở
chủ đề Xã hội, ta có thể ghép ba bài: “Một số hoạt động ở
trường”; “ Một số hoạt động ở trường (tiếp theo)” và bài “

Không chơi các trò chơi nguy hiểm” vào cùng một chủ đề về
Trường học…
Có những nội dung lại liên quan khá chặt chẽ với các
môn học khác, cụ thể như sau:
ST

Tên bài học

Môn học, nội dung tích hợp

T
1

-Các thế hệ trong

-Luyện từ và câu: Mở rộng

một gia đình

vốn từ: Gia đình . Ôn tập câu

-Họ nội, họ ngoại
- Thực hành: Phân
tích và vẽ sơ đồ mối

Ai Là gì?
-Tập đọc- Kể chuyện (TĐKC): Người mẹ, Chiếc áo len


quan hệ họ hàng


-TĐ: Ông ngoại, Quạt cho bà
ngủ
-Chính tả: Chị em
-Tập làm văn: Kể về gia đình
em
-Đạo đức: Quan tâm, chăm
sóc ông bà, cha mẹ, anh chị
em

2

-Một số hoạt động ở LTVC:MRVT: Trường học.
trường

Dấu phẩy

-Không chơi các trò Đạo đức: -Tích cực tham gia
chơi nguy hiểm

việc lớp, việc trường
Mĩ thuật: Vẽ tranh: đề tài
Trường em
Âm nhạc: Học hát bài: Em
yêu trường em

3

-Tỉnh (thành phố) LTVC: Mở rộng vốn từ:
nơi bạn đang sống



-Làng quê và đô thị

Thành thị, nông thôn
TLV: Nói, viết về thành thị,
nông thôn

4

-Vệ sinh môi trường
-Vệ sinh môi trường
(tiếp theo)

TLV: Nói , viết về bảo vệ môi
trường
Đạo đức: Tiết kiệm và bảo vệ
nguồn nước
Mĩ thuật: Vẽ tranh đề tài Môi
trường

5

Thực vật

Tập đọc: Bài hát trồng cây
Đạo đức: Chăm sóc cây trồng,
vật nuôi
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn
từ: Từ ngữ về cây cối. Đặt và

trả lời câu hỏi Để làm gì?
Tập làm văn: Tả ngắn về cây
cối


6

Lá cây

Toán: Làm quen với thống kê
số liệu
LTVC: MRVT: Cây cối
Mĩ thuật: Vẽ cành lá

7

Hoa

Toán: Làm quen với thống kê
số liệu
LTVC: MRVT: Cây cối
Thủ công: Gấp, cắt, dán bông
hoa
Âm nhạc: Học hát bài : Hoa lá
mùa xuân

8

Qủa


Toán: Làm quen với thống kê
số liệu
LTVC: MRVT: Từ ngữ về
Cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi
Để làm gì?
Tập làm văn: Tả ngắn về cây


cối
Âm nhạc: học hát bài Qủa
Mĩ thuật: Trái cây bốn mùa
9

Động vật

LTVC: MRVT: Động vật
Mĩ thuật: Con vật quen thuộc

Ngoài ra có những bài học còn có thể lồng ghép kiến
thức về an toàn giao thông. Ví dụ: Bài An toàn khi đi xe đạp.
Ở bài học này, học sinh sẽ phải nắm được một số quy định đối
với người đi xe đạp: đi bên phải, đúng phần đường dành cho
người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều. Đặc biệt
phải tuân thủ theo đúng đèn tín hiệu giao thông.
Có những bài học lại được lồng ghép kiến thức về giáo
dục bảo vệ môi trường. Ví dụ bài: Vệ sinh môi trường, các bài
về thực vật, động vật, giáo viên kết hợp giáo dục học sinh bảo
vệ môi trường: cần phải vứt rác đúng nơi quy định, xử lí rác
thải đúng quy trình, không hái hoa, bẻ cành, trồng nhiều cây
xanh, bảo vệ động vật hoang dã, chăm sóc vật nuôi….



Có những bài học lại được lồng ghép để giáo dục kĩ
năng sống cho HS. Ví dụ bài Phòng cháy khi ở nhà có thể
lồng ghép Giáo dục HS biết thực hiện những việc để phòng
cháy khi đun nấu ở nhà....
-Quy trình lựa chọn, xây dựng nội dung tích hợp
Hoạt động lựa chọn và xây dựng bài học tích hợp cần
thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Buớc 1: Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra
các nội dung dạy học liên quan đến nhau hoặc liên quan đến
một vấn đề của đời sống cần giáo dục cho học sinh.
Bước 2: Dựa trên kết quả bước 1 để xác định bài học chủ
đề tích hợp bao gồm môn học và tên bài học.
Bước 3: Xác định mục tiêu của bài học / chủ đề tích
hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng
lực.
Bước 4: Dự kiến thời lượng (số tiết) cho bài học tích hợp
và thời điểm thực hiện bài học tích họp.


Bưóc 5: Xây dựng nội dung cùa bài học tích hợp. Căn cứ
vào mục tiêu, thời gian dự kiến để xây dựng nội dung dạy học
tích họp.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới
các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của
người học), bao gồm cả kế hoạch và công cụ đánh giá.
Dưới đây là một số thông tin bổ sung về các bước được
trình bày ở trên.
- .Lựa chọn nội dung tích hợp

Các công việc chính mà giáo viên cần thực hiện trong
bước lựa chọn nội dung tích hợp là rà soát, đối chiếu, so sánh
chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình các môn học để tìm
kiếm và chọn lọc các bài học trong một môn học hoặc các nội
dung học vấn có liên quan từ nhiều môn học, sau đó xây dựng
thành bài học tích hợp. Để thực hiện được công việc này người
giáo viên cần phải am tường về chuyên môn (nắm chắc chuẩn
kiến thức, kĩ năng, chương trình các môn học; hiểu sâu sắc nội
dung học vấn từng môn học), đồng thời phải có ít nhiểu kinh
nghiệm nghề nghiệp (tức là năng lực sư phạm).


Tìm kiếm ỷ tưởng để xây dựng bài học tích hợp có ý
nghĩa hết sức quan trọng vì chỉ khi có ý tưởng thì mới có bài
học và ý tưởng có hay, có sáng tạo thì mới có bài học hấp dẫn
và hiệu quả. Để thực hiện thành công bước này giáo viên cần
liên kết các bài học, các nội dung đã được chọn lựa để tích
hợp với các sự kiện, hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống
xung quanh học sinh, từ đó hình thành nên ý tưởng trung tâm
về bài học tích hợp. Nếu không có ý tưởng trung tâm để triển
khai bài học thì nội dung của mỗi bài học (mỗi môn học) dù
có được đặt chung, xếp kề nhau cũng vẫn thiếu sự “kết dính”
cần thiết để tạo thành một vấn để có tính chỉnh thể và thông
suốt trong một bài học.
-Xác định mục tiêu dạy học
Khi xác định mục tiêu cho bài học tích hợp, cần xuất
phát từ các nội dung được chọn lựa để tích hợp và từ ý tưởng
trung tâm để thiết kế bài học tích hợp, cần lượng hoá được các
mục tiêu (các đích cụ thể) mà người học cần đạt được sau bài
học. Những mục tiêu này cần phải bao quát được nhiều lĩnh

vực học tập trong các bài học của một môn hoặc kiến thức của
nhiều môn học khác nhau.


Ngoài những mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và giá trị
thuộc các lĩnh vực được chọn để tích hợp, cần xác định thêm
những mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng xã
hội... cho học sinh.
Thông thường, bài học tích hợp không đặt quá cao mục
tiêu trang bị kiến thức, mà chú trọng các mục tiêu hình thành
và phát triển kĩ năng sống, năng lực hoạt động xã hội cho học
sinh.
Đối với bài học tích hợp thì mục tiêu dạy học cũng là
mục tiêu tích hợp. Sự tích hợp trong mục tiêu dạy học được
thể hiện ở việc tích hợp các kiến thức khác nhau của một môn
học, các kiến thức của nhiều môn học khác nhau, tích hợp các
kĩ năng và năng lực học sinh cần đạt được, tích hợp những giá
trị nhân văn định hướng cho sự phát triển của học sinh.
Khi thiết kế mục tiêu cho bài học tích hợp, cần lưu ý:
+ Không nên đưa quá nhiều mục tiêu về kiến thức thuộc
nhiểu lĩnh vực khác nhau mà cân chắt lọc các mục tiêu trọng
tâm nhất.


+ Nên thể hiện rành mạch nội dung đặc thù của bài học
“chính” và mục tiêu tích hợp.
+ Tập trung vào các mục tiêu phát triển năng lực cho
người học, nhất là các mục tiêu về kĩ năng sống, năng lực xã
hội.
- .Dự kiến thời lượng, thời điểm học

- Xác định thời lượng cho bài học tích hợp là việc rất
cần thiết. Bởi lẽ, dự kiến được thời lượng cho hoạt động học
tập của học sinh một cách phù hợp cũng có nghĩa là giáo viên
đã lượng hoá được các hoạt động tương úng với khả năng
thực hiện của học sinh. Công việc này đảm bảo cho học sinh
có thể thực hiện được các hoạt động học tập tích hợp đúng với
tính chất của nó chứ không phải là gắng “nhồi” cho đủ lượng
kiến thức; cũng không phải là lướt qua cho có hoạt động.
Tuy nhiên, thời lượng được xác định chỉ có tính chất dự
kiến. Trong thực tiễn triển khai hoạt động, không nên gò thời
lượng theo dự kiến một cách cứng nhắc mà cẩn linh hoạt điểu
chỉnh thời lượng này cho phù hợp với điều kiện thực tế. Như
vậy, cả giáo viên và học sinh đểu có cơ hội để phát triển bản


thân, để thử thách khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề
trong các tình huống cụ thể.
Việc dự kiến thời lượng của bài học cần căn cứ vào
những yếu tố sau:
+ Năng lực thực tế của học sinh.
+ Mục tiêu và nội dung bài học tích hợp.
+ Điểu kiện dạy học thực tế.
- Cũng cần xác định thời điểm thực hiện bài học tích
hợp, bởi vì trong nội dung bài học tích hợp có những kiến
thức, kĩ năng cần điều kiện tiên quyết là những kiến thức, kĩ
năng khác. Do vậy, cần xác định thời điểm học sao cho người
học có đủ các kiến thức, kĩ năng nển tảng để có thể tham gia
bài học tích hợp một cách hiệu quả.
- Chuẩn bị cho hoạt động dạy học
Có thể nói, sự chuẩn bị của giáo viên chính là chìa khoá

để đảm bảo cho sự thành công của mỗi bài học, mỗi hoạt
động dạy học. Đối với dạy học tích hợp thì việc chuẩn bị của
giáo viên, và đặc biệt là của học sinh còn có ý nghĩa nhiều
hơn thế; nó được xem là một phần quan trọng trong kế hoạch


học tập. Để bài học được thực hiện một cách hiệu quả, giáo
viên và học sinh không chỉ cần chuẩn bị điểu kiện, phương
tiện vật chất mà còn cẩn chuẩn bị cả tư liệu cho bài học, tái
hiện hoặc tìm kiếm những kiến thức nền tảng phục vụ cho
nhiệm vụ học tập mới. Với quan niệm sẽ chuẩn bị cho bài học
tích hợp như vậy, giáo viên cần:
- Hướng dẫn học sinh làm quen dần với việc chuẩn bị
tài liệu, nghiên cứu bài học, sưu tầm và xử lí thông tin liên
quan đến bài học.
- Hình thành cho học sinh một số kĩ năng nghiên cứu
ban đẩu như: dự đoán, phỏng vấn, quan sát, phân tích,... để
việc chuẩn bị ngày càng tốt hơn.
- Kết hợp với gia đình học sinh để trợ giúp tốt nhất cho
hoạt động chuẩn bị của các em. Nếu phối hợp tốt, gia đình
không chỉ tạo điểu kiện cho học sinh chuẩn bị các đổ dùng
hay học liệu mà còn trao đổi, thảo luận với học sinh để các em
có một nền tảng kiến thức tốt trước khi tham gia vào các hoạt
động học tập.
- Cùng học sinh dành ra một khoảng thời gian để
nghiên cứu trước mỗi bài học tích hợp để có những chuẩn bị


tốt nhất, đổng thời lường trước những khó khăn sẽ gặp trong
bài học.

- Thiết kế hoạt động học tập
Thiết kế hoạt động học tập cho người học là khâu quan
trọng nhất của quá trình thiết kế dạy học. Vì xét đến cùng,
mọi thiết kế đểu phải hướng vào việc hoạch định các chiến
lược học tập cụ thể cho người học. Xét về bản chất, thiết kế
hoạt động học tập chính là quá trình thiết kế hoạt động tìm tòi,
khám phá tri thức, thực hành luyện tập cho học sinh, thiết kế
phương pháp dạy học, thiết kế môi trường dạy học, thiết kế
phương tiện dạy học, thiết kế công cụ và lập kế hoạch đánh
giá người học
Để thiết kế được các hoạt động học tập thú vị và hiệu
quả, cần phải kết hợp được nhiều phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học, kết hợp tri thức, kĩ năng chuyên môn với vốn
sống phong phú, biết “hoạt động hoá” các mục tiêu và nội
dung dạy học...
Khi thiết kế hoạt động học tập cho học sinh, cần chú ý:
+ “Trung thành” với mục tiêu dạy học đã xác định.


+ Bao quát những đặc điểm chung vể sự phát triển của
lứa tuổi của học sinh, đổng thời chú ý tới đặc điểm riêng về tư
duy, ngôn ngữ, kinh nghiệm sống... của mỗi em.
+ Đưa vào bài học những thông tin cốt lõi của môn học,
đồng thời chú ý mối liên hệ giữa những mảng kiến thức liên
quan đến nhau; không chỉ hướng tới việc hình thành kiến
thức, kĩ năng mà còn quan tầm tới việc gây dựng, trau dổi cho
các em nhận thức và tình cảm đúng đắn, giá trị nhân văn; hình
thành ở các em những năng lực phù hợp trình độ và lứa tuổi.
+ Tạo ra môi trường hoạt động đa dạng, đa chiều cho
học sinh, kích thích tính ham hiểu biết, mong muốn khám

phá, tìm tòi của các em.
+ Chỉ dẫn cụ thể cho học sinh về phương thức hoạt
động, cách đánh giá hoạt động học tập hay sản phẩm của quá
trình hoạt động.
Mỗi hoạt động học tập thường có cấu trúc như sau:
+ Tên hoạt động.
+ Chỉ dẫn về hình thức học tập.
+ Chỉ dẫn cách thức hoạt động.


+ Chỉ dẫn đánh giá hoạt động học tập.
- Lập kế hoạch đánh giá
Trong bước Lập kế hoạch đánh giá, sau khi xác định
mục đích đánh giá, cẩn thực hiện các công việc chính sau:
a. Xác định các tiêu chí đánh giá: các tiêu chí đánh giá
đối với mọi bài học, trong đó có bài học tích hợp thường là:
kiến thức, kĩ năng, giá trị nhân văn và các năng lực cá nhân,
năng lực xã hội khác.
b. Xác định hình thức đánh giá, xây dựng bộ công cụ
đánh giá: bộ công cụ này thực chất chính là nội dung đánh giá
được cụ thể hoá từ các tiêu chí đánh giá. Thông thường các bộ
công cụ đánh giá này được trình bày hành các phiếu đánh giá
để học sinh và giáo viên tiện sử dụng trong quá trình dạy học.
c. Lập kế hoạch đánh giá: xác định các thời điểm đánh
giá và cách thức đánh giá ở mỗi thời điểm đó trong quá trình
dạy học. Thông thường, trong dạy học tích hợp chúng ta sử
dụng đánh giá thường xuyên (trong dạy học) bằng quan sát
hay các yêu cầu đơn giản và đánh giá tồng kết (sau khi kết
thúc bài học) dựa vào sản phẩm của học sinh.



Đánh giá trong dạy học nói chung và trong dạy học tích
hợp nói riêng có một số đặc trưng sau:
- Mục đích đánh giá: nhằm giúp cả thầy và trò có cơ sở
và định hướng điểu chỉnh hoạt động dạy học ngày càng hiệu
quả.
- Nội dung hay tiêu chí đánh giá: đánh giá toàn diện cả
kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Phương thức đánh giá: kết hợp đánh giá quá trình và
đánh giá kết quả của hoạt động.
-

Đối tượng tham gia đánh giá: học sinh, bạn học,

giáo viên, gia đình và xã hội.
- Tổng kết hoạt động và tiếp tục hướng dẫn học sinh học
tập
Tổng kết hoạt động là việc giáo viên tóm lược cô đọng
vấn để chính trong bài học. Tuy nhiên, tổng kết không phải là
đóng lại một quá trình học tập, đó chỉ là việc hoàn thành một
mắt xích trong một chuỗi các hoạt động đa dạng. Sau khi tổng
kết, giáo viên cần tiếp tục hướng dẫn học sinh học tập: gợi mở
thêm các vấn để mới hoặc để học sinh tự để xuất vấn đề mới


×