Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

VẤN ĐỀ XUẤT BẢN SÁCH DỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.36 KB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài </b>

Xuất bản sách dịch trong quá trình hình thành và phát triển của mình nhìn chung đã giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng, làm tốt chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời hoạt động XBSD góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, chống ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất bản sách dịch đã có tiến bộ đáng kể trong việc thỏa mãn nhu cầu thông tin, nhu cầu hưởng thụ văn hoá lành mạnh của nhân dân, có ảnh hưởng tích cực trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam, phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, sách dịch đang phát triển mạnh mẽ, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất bản sách của Việt Nam. Các nhà xuất bản và các đơn vị xuất bản tư nhân tham gia sôi nổi triển khai làm sách dịch nhiều với số đầu sách dịch cũng như bản sách dịch tăng đều đặn hàng năm. Nhiều kiệt tác trên thế giới trước đây người đọc chỉ có thể tiếp cận ở nguyên bản nay đã được dịch ra tiếng Việt. Những tác phẩm hay, đang gây tiếng vang ở nước ngoài cũng đã được xuất bản nhanh chóng.

Tuy nhiên, XBSD Việt Nam cũng đối diện với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đất nước và quốc tế có nhiều biến động mau lẹ, phức tạp, thời cơ và thách thức đan xen: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ thông tin, nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của nhân dân, nền kinh tế thị trường đặt ra nhiều thử thách khắc nghiệt, diễn biến khó lường của đại dịch tồn cầu… nhưng nhìn chung, hoạt động xuất bản sách dịch đã cố gắng phấn đấu vượt qua những khó khăn thử thách, bước đầu thích ứng với cơ chế thị trường, ứng dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật tạo nên những tiến bộ và phát triển vượt bậc của toàn ngành trên cả ba lĩnh vực: xuất bản, in và phát hành cũng như xuất nhập

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

khẩu sách báo, giữ vững định hướng chính trị, góp phần vào thành tựu chung của sự nghiệp văn hoá, đổi mới đất nước. Đặc biệt trước bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn tiến trên phạm vi toàn cầu, xuất bản nói chung và XBSD nói riêng phải đối diện với những vấn đề hết sức mới mẻ: sự xuất hiện những hình thái mới của sách, xuất bản điện tử ngày càng lấn chiếm sách in, quy trình xuất bản truyền thống có sự thay đổi… Trong q trình hội nhập mạnh mẽ hiện nay, việc tìm hiểu tri thức và các nền văn hoá của các nước trên thế giới là vơ cùng cần thiết, đi kèm theo đó là nhưng tư tưởng xấu độc tác động tới người đọc trong nước khiến công việc của XBSD cũng càng trở nên nặng nề.

Từ trước tới nay đã có những cơng trình nghiên cứu các vấn đề của hoạt động xuất bản dưới góc độ tiếp cận là cơ sở lý luận và nghiệp vụ nhưng chưa có đề tài nghiên cứu bài bản về XBSD, một dòng sách hết sức quan trọng hiện tại. Những vấn đề xoay quanh hoạt động XBSD chưa được tổng kết, so sánh, xây dựng thành lý thuyết khoa học cụ thể cần được hướng đến tìm hiểu. Bên cạnh đó, cần có sự nghiên cứu về thực trạng các vấn đề của XBSD tại Việt Nam một cách hệ thống để giúp cho người làm xuất bản và người làm công tác lý luận xuất bản có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về sách dịch, mảng sách đang được nhiều đơn vị xuất bản thực hiện và nhận được sự quan tâm từ cơng chúng.

Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Vấn đề xuất bản sách dịch ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ xuất bản với mục tiêu bổ sung những khoảng trống lý luận và thực tiễn trên.

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>2.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>

Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về xuất bản sách dịch và đánh giá thực trạng hoạt động xuất bản sách dịch ở Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xuất bản sách dịch đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.

<i><b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

<i>Một là: Tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>Hai là: Hệ thống hóa, phân tích và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về </i>

vấn đề xuất bản sách dịch.

<i>Ba là: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động xuất bản sách dịch Việt </i>

Nam thông qua kết quả khảo sát một số đơn vị xuất bản. Trên cơ sở đó rút ra vấn đề của xuất bản sách dịch, những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất bản sách dịch Việt Nam hiện nay, những vấn đề đặt ra với xuất bản sách dịch.

<i>Bốn là: Đề xuất những giải pháp góp phần giải quyết các vấn đề xuất bản </i>

sách dịch Việt Nam hiện nay.

<b>3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những </b></i>

vấn đề của hoạt động xuất bản sách dịch ở Việt Nam hiện nay.

<i><b>- Phạm vi nghiên cứu: </b></i>

Luận án khảo sát hoạt động xuất bản sách dịch tại 4 nhà xuất bản là: Thế giới, Kim Đồng, Văn học, Trẻ và Công ty cổ phần sách AlphaBooks từ 1/1/2017 đến 30/12/2019. Hoạt động xuất bản sách dịch sẽ được nghiên cứu trên các nội dung về tổ chức bản thảo gồm kế hoạch đề tài và công tác cộng tác viên, biên tập - xuất bản, truyền thông và phát hành sách dịch.

Bốn nhà xuất bản khảo sát là những đơn vị có tên tuổi trong công tác xuất bản sách dịch. NXB Thế Giới là đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ xuất bản các XBP bằng tiếng nước ngoài, song ngữ hoặc tiếng Việt để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, giao lưu quốc tế. NXB Kim Đồng là đơn vị xuất bản sách thiếu nhi hàng đầu ở Việt Nam, sở hữu số đầu sách dịch thiếu nhi có chất lượng và lượng bản in lớn, thu hút sự quan tâm của độc giả. NXB Văn học có chức năng, nhiệm vụ xuất bản những tác phẩm văn học có giá trị của Việt Nam và các nước trên thế giới. NXB Trẻ là đơn vị đi đầu trong cả nước về việc giao dịch tác quyền với nước ngoài trong giai đoạn hội nhập, giới thiệu với bạn đọc trong nước nhiều bộ sách của các tác giả thế giới có giá trị. NXB Trẻ phát hành nhiều sách dịch ngược đạt giải thưởng nước ngồi. Bên cạnh đó luận án cịn khảo sát tại Cơng ty cổ phần sách Alpha Books là một đơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

vị xuất bản tư nhân có thương hiệu về sách dịch tại Việt Nam với nhiều tựa sách giá trị lớn, đạt các giải thưởng sách quốc gia. Việc khảo sát 4 NXB và 1 ĐVXB tư nhân nhằm so sánh, tìm sự đồng thuận và khác biệt trong xuất bản sách dịch để có cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề này.

<b>4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>4.1. Cơ sở lý luận </b></i>

Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sẽ sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xuất bản. Lý thuyết về xuất bản, lý thuyết dịch thuật cũng là những nội dung khoa học làm cơ sở lý luận để nghiên cứu vấn đề xuất bản sách dịch trong bối cảnh hiện nay theo quan điểm hệ thống.

<i><b>4.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>Phương pháp nghiên cứu chung: Để nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng các </i>

phương pháp nghiên cứu như: phân tích - tổng hợp, mơ hình hóa - khái quát hóa, quy nạp - diễn dịch, logic - lịch sử.

<i>Phương pháp nghiên cứu cụ thể </i>

<i>- Phương pháp phân tích tài liệu: Được tiến hành với các cơng trình </i>

nghiên cứu khoa học, sách, giáo trình, tài liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực xuất bản, dịch thuật ở trong nước, nước ngoài.

<i>- Phương pháp khảo sát, thống kê: Khảo sát, thống kê thông tin về xuất </i>

bản sách dịch trong Thư mục Quốc gia Việt Nam 3 năm 2017, 2018, 2019. Nội dung được thống kê bao gồm: tên sách, tên tác giả, tên người dịch, quốc gia, NXB và đơn vị liên kết, năm xuất bản, lần tái bản (nếu có), số trang, kích thước, giá thành, số lượng bản in, tên sách gốc.

<i>- Phương pháp định lượng điều tra chọn mẫu: sử dụng bảng hỏi Anket để </i>

có số liệu sơ cấp thu thập ý kiến đánh giá thực trạng xuất bản sách dịch hiện nay của độc giả. Nghiên cứu đã thu về 446 phiếu trả lời đạt yêu cầu. Luận án sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

dụng phần mềm xử lý thông tin định lượng SPSS để tổng hợp kết quả từ phiếu khảo sát.

<i>- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Sử dụng để nghiên cứu trường </i>

hợp chiến dịch truyền thông Hội sách nửa giá của Alpha Books. Bên cạnh đó NCS cũng sử dụng để phân tích các vấn đề rút ra từ các trường hợp xuất bản sách dịch cụ thể tại các ĐVXB được khảo sát.

<i>- Phương pháp phỏng vấn sâu: NCS đã tiến hành phỏng vấn sâu 12 trường </i>

hợp thuộc các nhóm sau: những người làm lãnh đạo quản lý các ĐVXB, các biên tập viên sách dịch, dịch giả, những người là chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản.

<b>5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Câu hỏi nghiên cứu </b></i>

- Vì sao lại cần quan tâm đến xuất bản sách dịch Việt Nam? Phải chăng nó cịn tồn tại những vấn đề dưới sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan?

- Vấn đề xuất bản sách dịch Việt Nam hiện nay là những gì? Quy trình XBSD đã hợp lý từ tổ chức bản thảo đến biên tập, truyền thông và phát hành?

- Làm thế nào để góp phần giải quyết vấn đề xuất bản sách dịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

<i><b>5.2. Giả thuyết nghiên cứu </b></i>

Khi tiến hành thực hiện luận án, chúng tôi đặt ra các giả thuyết sau:

Giả thuyết thứ nhất: Trong nhiều thập kỷ qua, hoạt động XBSD ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, cung cấp cho độc trong nước cũng như ở nước ngoài nhiều đầu sách hay, có giá trị, số lượng bản in cũng tăng so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, XBSD Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế. Sự bùng phát của công nghệ, kỹ thuật mới và sự vận động, phát triển mạnh mẽ của xuất bản Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với XBSD.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Giả thuyết thứ hai: XBSD hiện đã có quy trình phù hợp, tuy nhiên vẫn còn vấn đề ở các đầu sách dịch liên kết xuất bản. Cơ cấu tổ chức bản thảo sách dịch cơ bản đáp ứng được nhu cầu của xã hội nhưng vẫn còn sự mất cân bằng giữa sách dịch xuôi và sách dịch ngược, thể loại, ngôn ngữ dịch… CTV và BTV sách dịch cịn để xảy ra sai sót với bản thảo dịch làm ảnh hưởng tới chất lượng nội dung sách. Vấn đề in lậu, in giả sách dịch với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó giải quyết. Hoạt động truyền thông XBSD đã hỗ trợ đắc lực cho xây dựng thương hiệu ĐVXB và tăng doanh thu, tuy nhiên vẫn còn chưa được đầu tư thích đáng.

Giả thuyết thứ ba: Trước tình hình XBSD cịn tồn tại những vấn đề nhất định cần phải xây dựng các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề XBSD, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành xuất bản tại Việt Nam xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, gắn với thực tiễn. Theo đó, các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý xuất bản đến các giải pháp từ chủ thể các ĐVXB sách dịch là những yếu tố cần được xem xét.

<b>6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn </b>

<i><b>6.1. Ý nghĩa lý luận </b></i>

Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thiết thực đối với lý luận xuất bản và xuất bản sách dịch, góp phần nâng cao chất lượng xuất bản sách dịch, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Luận án sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng khung lý thuyết về xuất bản sách dịch ở Việt Nam.

<i><b>6.2. Ý nghĩa thực tiễn </b></i>

- Luận án sẽ từ việc khảo sát, nghiên cứu các vấn đề còn tồn tại của hoạt động xuất bản sách dịch Việt Nam hiện nay để đưa ra các giải pháp nhằm góp phần giải quyết các vấn đề của hoạt động này trên các phương diện cụ thể.

- Kết quả của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy ngành xuất bản học tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về xuất bản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Bên cạnh đó, luận án còn là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm tới xuất bản Việt Nam nói chung và xuất bản sách dịch nói riêng.

<b>7. Đóng góp mới về khoa học của luận án </b>

- Thứ nhất, đây là luận án khảo sát và nghiên cứu có tính hệ thống cả về lý luận và thực tiễn về xuất bản sách dịch, những tư liệu được lựa chọn, tập hợp, đưa ra nghiên cứu là hoàn toàn mới.

- Thứ hai, hoạt động xuất bản sách dịch được khảo sát và nghiên cứu một cách hệ thống và kỹ lưỡng. Luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề trong hoạt động xuất bản sách dịch, từ đó có những nhận định để đề xuất phương hướng giải quyết.

- Thứ ba, luận án đề ra các giải pháp khoa học nhằm góp phần giải quyết các vấn đề xuất bản sách dịch, hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay.

<b>8. Kết cấu của luận án </b>

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU </b>

<b>1.1. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động xuất bản </b>

Các cơng trình nghiên cứu về ngành xuất bản cho thấy các hướng tiếp cận chủ yếu là cơ sở lý luận xuất bản và nghiệp vụ xuất bản. NCS kế thừa các nội dung của cơ sở lý luận xuất bản khi xây dựng khung lý thuyết cho luận án. Đó là các cơng trình về vai trị, vị trí, lịch sử ngành xuất bản trên thế giới và Việt Nam, quan điểm của Đảng về hoạt động xuất bản, cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất bản, quản lý hoạt động xuất bản, những vấn đề còn tồn tại ở ngành xuất bản Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu về nghiệp vụ xuất bản đã tạo nền tảng để nghiên cứu thực tiễn hoạt động XBSD Việt Nam trong từng khâu quy trình, từ kế hoạch đề tài, công tác cộng tác viên, biên tập, phát hành, truyền thông cho sách dịch.

<b>1.2. Những cơng trình nghiên cứu về dịch thuật </b>

Các cơng trình nghiên cứu về dịch thuật tập trung nghiên cứu theo các hướng: +Lý thuyết dịch, bao gồm hệ thống cơ sở lý luận từ khái niệm, đặc điểm, vai trò, lịch sử khoa học dịch đến các phương pháp dịch soi chiếu dưới góc độ ngôn ngữ.

+ Thực hành dịch, các nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động biên dịch.

Việc nghiên cứu và tổng hợp các lý luận liên quan đến định nghĩa, khái niệm về dịch thuật, phương pháp dịch, tiêu chuẩn dịch và các vấn đề liên quan đến lỗi dịch là rất quan trọng. Các cơng trình của các tác giả nước ngồi và Việt Nam là các nhà ngôn ngữ, dịch giả, giảng viên nên hầu như không đề cập tới khía cạnh XBSD. Tuy nhiên, đó là những tài liệu cung cấp cho NCS hiểu rõ thêm về lý thuyết dịch, các trường phái dịch thuật, các phương pháp dịch, các lỗi sai trong dịch để làm cơ sở cho việc tổ chức bản thảo dịch, đánh giá bản thảo dịch, phục vụ cho hoạt động XBSD.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>1.3. Những cơng trình nghiên cứu về xuất bản sách dịch </b>

Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động XBSD là không nhiều. Các công trình đã xác định được những nội dung về lý luận cơ sở như khái niệm, vai trò, vị trí, lịch sử XBSD cũng như thực trạng một vài vấn đề trong quy trình hoạt động XBSD ở các đơn vị xuất bản cụ thể hoặc của tồn ngành. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống các vấn đề mà XBSD Việt Nam hiện nay đang đối mặt cũng như đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng đó.

<b>1.4. Kết quả các cơng trình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần giải quyết </b>

Có thể nhận thấy số lượng các cơng trình nghiên cứu về hoạt động XBSD là khơng nhiều. Các cơng trình về XBSD đã xác định được những nội dung lý luận cơ bản như khái niệm, vai trị, vị trí, lịch sử xuất bản sách dịch… Về nghiệp vụ XBSD các tác giả chủ yếu tập trung ở mảng đánh giá bản thảo dịch, thực thi bản quyền sách dịch, biên tập bản thảo dịch chứ chưa cụ thể vào từng khâu của XBSD trong quy trình hoạt động như tổ chức bản thảo dịch, truyền thông cho sách dịch. Hầu như khơng có cơng trình khoa học nghiên cứu thực trạng hoạt động XBSD hiện nay ở các NXB cụ thể hoặc trong bình diện tương quan với các mảng sách khác của toàn ngành trong khi thực tiễn hoạt động XBSD đang diễn ra hết sức sôi nổi. Bên cạnh đó cũng chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống các vấn đề mà XBSD Việt Nam hiện nay đang đối mặt cũng như đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng đó.

<b>Tiểu kết chương 1 </b>

Phần Tổng quan, luận án đã tập trung vào 3 chủ đề là: những cơng trình nghiên cứu về xuất bản, nghiên cứu về dịch thuật và các cơng trình về xuất bản sách dịch trên thế giới và ở Việt Nam có giá trị lý luận cũng như giá trị thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều cơng trình bàn về xuất bản cũng như dịch thuật nhưng những cơng trình về vấn đề xuất bản sách dịch thì lại rất ít ỏi. Sách dịch là mảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

sách đang chiếm thị phần lớn trong cơ cấu xuất bản nước ta, là đối tượng hoạt động của nhiều đơn vị xuất bản tư nhân cũng như là dòng sách được nhiều độc giả u thích. Do đó, NCS nhận thấy cần phải có cơng trình nghiên cứu chun sâu về xuất bản sách dịch, nêu ra và đánh giá được những vấn đề của XBSD Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề đó. NCS sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu trên trong quá trình thực hiện luận án một cách khoa học và phù hợp với từng nội dung cụ thể để phát huy hơn nữa giá trị của những nghiên cứu trước đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>2.1.1.2. Sách dịch </i>

Sách dịch là sản phẩm văn bản của hoạt động dịch thuật sau khi được biên

<i>tập xuất bản, phổ biến rộng rãi trong xã hội. Sách dịch bao gồm sách dịch xuôi là sách được dịch từ ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ mẹ đẻ của người đọc và sách </i>

<i>dịch ngược là sách dịch từ ngôn ngữ nguyên bản sang ngôn ngữ khác, cho người </i>

đọc nước khác, dân tộc khác.

<i>2.1.1.3. Vấn đề xuất bản sách dịch </i>

Vấn đề XBSD là những điều cần được nghiên cứu giải quyết trong quá trình đưa bản thảo dịch trở thành sách dịch, từ các khâu mở đầu tổ chức bản thảo dịch cho đến tiếp nhận phản hồi của người đọc sau khi phát hành XBP. Sách dịch là mảng sách đã và đang có vai trị ngày càng cao trong hoạt động xuất bản và trong đời sống văn hóa xã hội. Q trình vận động đó của nó khơng thể tránh được những tình huống, những phát sinh cần được xem xét và nhìn nhận thẳng thắn để tìm ra phương hướng giải quyết trong tương lai.

<i><b>2.1.2. Vai trò của xuất bản sách dịch </b></i>

<i>2.1.2.1. Xuất bản sách dịch là một kênh giao lưu văn hoá Việt Nam và thế giới 2.1.2.2. Xuất bản sách dịch góp phần tác động tới hệ tư tưởng và ngôn ngữ của cả dân tộc </i>

<i>2.1.2.3. Xuất bản sách dịch làm phong phú thêm kho tàng tri thức và văn hóa của mỗi dân tộc </i>

<i><b>2.1.3. Đặc điểm của xuất bản sách dịch </b></i>

<i>2.1.3.1. Sách có sẵn là nguồn bản thảo của xuất bản sách dịch </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>2.1.3.2. Cộng tác viên xuất bản sách dịch là dịch giả </i>

<i>2.1.3.3. Xuất bản sách dịch phải có hợp đồng mua bán bản quyền 2.1.3.4. Đối chiếu bản gốc trong biên tập bản thảo dịch </i>

Xử lý phản hồi bạn đọc

</div>

×