Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

TIỂU LUẬN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU DO LỪA DỐI, ĐE DOẠ, CƯỠNG ÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.16 KB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy, trung thực. chưa từng công bố trước đây.

Tác giả

Phan Thị Minh Trân

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng ... 4

1.1.2. Khái niệm hợp đồng vô hiệu ... 5

1.2. Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. ... 6

1.2.1. Khái niệm về hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép ... 6

1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. ... 7

1.2.3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép ... 8

1.2.4. Thời hiệu yêu cầu Tồ án tun bố hợp đồng dân sự vơ hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép ... 9

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO BỊ LỪA DỐI, ĐE DOẠ, CƯỠNG ÉP. ... 10

2.1. Bình luận về thực tiễn xét xử vơ hiệu hợp đồng có hành vi lừa dối, đe doạ, cưỡng ép ... 10

2.1.1. Bản án số 314/2020/DS-PT ngày 06/8/2020 V/v “Yêu cầu huỷ hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và địi tài sản” của Tồ án nhân dân thành phố Hà Nội. ... 10

2.1.2. Nhận xét về trường hợp hợp đồng tặng cho bị vô hiệu do lừa dối ... 10

2.2. Kiến nghị của tác giả nhằm hoàn thiện hơn về pháp luật ... 11

PHẦN KẾT LUẬN ... 12

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Trong cuộc sống, mỗi ngày chúng ta đều thực hiện những giao dịch khác nhau để đảm nhu cầu riêng của mỗi người. Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, và trong sản xuất kinh doanh. Trong đó, có nhiều giao dịch được xác lập bằng một hình thức pháp lý gọi là hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế cuộc sống không phải tất cả những hợp đồng khi xác lập đều đi đến thành công cuối cùng. Khi thực hiện giao dịch dân sự, trên thực tế có rất nhiều giao dịch bị vơ hiệu vì nhiều lý do khác nhau. Để điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên khi thực hiện giao dịch dân sự, Bộ Luật dân sự 2015 ra đời là cơ sở cho nền tảng bình đẳng, tự nguyện, ứng xử chuẩn mực cho các đối tượng thuộc phạm vi dân sự. Trong đó, nhà làm luật đã ban hành những chế tài chặt chẽ để quy định về những trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu, một trong số đó điển hình là trường hợp vơ hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Áp dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, kế thừa và phát huy những đạo luật về giao dịch dân sự ra đời trước đó, Bộ Luật dân sự 2015 ra đời có những điểm mới hồn thiện hơn về mọi mặt cũng như các quy định về vô hiệu giao dịch dân sự.

Hiện nay, trong sự phát triển của xã hội, những hợp đồng dân sự được xác lập có dấu hiệu lừa dối, đe doạ bên cịn lại nhằm mục đích lợi ích cá nhân diễn ra ngày càng nhiều. Bộ luật Dân sự quy định về việc vơ hiệu những hợp đồng có dấu hiệu lừa dối, đe doạ, cưỡng ép vì việc tham gia vào những giao dịch này khơng dựa trên ý chí và bày tỏ ý chí của chủ thể. Điều này thể hiện nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng luật dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào giao dịch dân sự. Quốc Hội, Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao đã cho ra đời nhiều văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành về vô hiệu hợp đồng dân sự do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép . Tuy nhiên vẫn xảy ra nhiều vấn đề bất cập, mâu thuẫn do những quy định có sự chồng chéo, trái ngược nhau khi giải quyết về vấn đề này, bởi lẽ vì tính chất phức tạp của hợp đồng đặc biệt là về vấn đề nhận dạng dấu hiệu bị lừa dối. Ngoài ra, trên thực tế có những nhận thức, đánh giá khác nhau của cơ quan khi thực thi pháp luật. Vì vậy, dẫn đến khơng ít các bất cập khi giải quyết, kết quả tồn tại rất nhiều hợp đồng dân sự vô hiệu trên thực tế, không đem lại mục đích các bên chủ thể mong muốn.

<i>Trên cơ sở đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép” để làm đề tài nghiên cứu của mình. </i>

<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>

Xuất phát từ vai trò nền tảng của gia đình đối với xã hội nên vấn đề của dân sự luôn được chú trọng nghiên cứu. Đặc biệt về vấn đề hợp đồng cụ thể là hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép, rất nhiều tác giả đã chọn vấn đề này để nghiên cứu.

<i>Ta có những tài liệu chuyên ngành đào tào về luật chẳng hạn như: “Giáo trình những quy định chung về Luật Dân sự” của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Cần Thơ,... các giáo trình này đều đề cập đến những kiến thức pháp lý cơ bản về Luật Dân sự cũng như về </i>

hợp đồng của khi vơ hiệu. Các giáo trình cung cấp kiến thức tiền đề, bước đầu tiếp cận vào ngành luật từ đó phát triển các nghiên cứu khố luận.

<i>Luật hợp đồng Việt Nam Bản án và Bình luận bản án của tác giả Đỗ Văn Đại. Tác giả đã phân </i>

tích một cách trọng điểm về vơ hiệu hợp đồng do lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trên nền tảng Bộ Luật dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

sự 2015 và các văn bản quy pháp pháp luật khác. Đây là tác phẩm nghiên cứu về hợp đồng vô cùng cơ bản, chuyên sâu mà mỗi người khi tìm hiểu Luật học đều cần tiếp cận.

<i>Pháp luật về hợp đồng – các vấn đề pháp lý cơ bản của tác giả Trương Nhật Quang. Đây là một </i>

cuốn chun sâu và đầy thực tiễn. Trong cơng trình trên, tác giả đã đưa ra phân tích những vấn đề cốt lõi về thủ tục quy định, giải quyết hợp đồng vơ hiệu, cũng như phân tích các án lệ được xử lý trên thực tiễn để đưa ra những vướng mắc mà Toà án gặp phải khi giải quyết các vụ án giải quyết về vấn đề nghiên cứu này.

Hiện nay, trong sự phát triển của xã hội các vụ án về vô hiệu hợp đồng cũng ngày càng tăng đặc biệt là những vụ án vô hiệu hợp đồng do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép . Bộ Luật dân sự 2015 là bước phát triển vượt bậc của hệ thống pháp luật Việt Nam, định hướng về vấn đề dân sự trên tiêu chí của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, vấn đề này được rất nhiều tác giả được vào cơng trình nghiên cứu của mình, từ đó, đưa ra những phân tích đánh giá khách quan nhất về cốt lõi của vấn đề. Qua những cơng trình nghiên cứu trên, ta thấy được sự hoàn thiện dần của Bộ Luật dân sự 2015 so với trước đó. Bên cạnh đó, từ những thực tiễn rút ra được những vấn đề cịn thiếu sót, nhắm hướng đến sự hồn thiện hơn của Luật Dân sự, định hướng sự phát triển của xã hội. Trên cơ sở kế thừa thành tựu định hướng của những luận văn trước đó, luận văn tiếp tục đi sâu vào phân tích giải quyết vấn đề vô hiệu hợp đồng do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

<b>3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>

Phạm vi nghiên cứu của Bộ luật dân sự là vô cùng rộng lớn và phức tạp, trong luận văn này tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, quy định, thủ tục, căn cứ giải quyết về hợp đồng dân sự vô hiệu do lừa dối, đe doạ, cưỡng ép .

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Bộ Luật dân sự 2015 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan về vấn đề này. Đề tài tập trung nghiên cứu về khái niệm, tính chất của việc vơ hiệu hợp đồng dân sự, cụ thể là trường hợp lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Ngoài ra, những trường hợp vơ hiệu hợp đồng khác ngồi vấn đề này ví dụ do giả tạo, do nhầm lẫn,… thì đề tài khơng đề cập đến. Ngồi ra, đề tài nghiên cứu đưa ra dẫn chứng những án lệ trong thực tiễn nhằm làm rõ vấn đề trên theo chủ trương của Nhà nước và theo định hướng của Bộ Luật dân sự 2015.

<b>4. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

Đề tài tập trung hướng đến làm sáng tỏ những nhiệm vụ sau :

<i>Một là, dựa trên tinh thần nghiên cứu những vấn đề lý luận của Bộ Luật dân sự 2015 về nguyên </i>

tắc vô hiệu hợp đồng. Luận văn tập trung vào tìm hiểu nội dung, nguyên tắc, vai trò của những quy định liên quan đến việc vô hiệu hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

<i>Hai là, chính vì cuộc sống mối quan hệ của các giao dịch dân sự mang tính chất phức tạp cao đặc </i>

biệt là về vấn đề có dấu hiệu lừa dối, cộng với cái nhìn vấn đề một cách đa chiều của các cơ sở khi thực thi pháp luật đã xảy ra những điểm bất cập khi áp dụng trên thực tiễn. Bài luận hướng đến phân tích nghiên cứu về những quy định vô hiệu hợp đồng trong Bộ Luật dân sự 2015 từ đó điểm ra những bất cập còn tồn tại trên thực tiễn với mong muốn hướng đến sự hoàn thiện trong các quy định của Luật.

<i>Ba là, tìm hiểu những án lệ điển hình nhằm nghiên cứu làm rõ hơn các tiêu chuẩn của nguyên tắc </i>

về vấn đề này, từ đó, hiểu được sâu sắc giá trị pháp lý của Bộ Luật dân sự 2015 hướng đến cũng như

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thấy được những vấn khác cịn thiếu sót.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Phương pháp luận: khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản và nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh, thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và pháp luật Nhà nước điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự

Các phương pháp cụ thể: phương pháp liệt kê, so sánh và phân tích tổng hợp, thống kê để làm sáng tỏ nội dung vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu, tham luận một số bài viết của các tác giả đã nghiên cứu trước đây, đưa ra những đánh giá khách quan về vấn đề hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU DO BỊ LỪA DỐI, ĐE DOẠ, CƯỠNG ÉP </b>

<b>1.1. Những vấn đề cơ bản của hợp đồng </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng </b></i>

Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức phải tham gia nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Trong đó, việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đóng một vai trị quan trọng, là một tất yếu đối với mọi đời sống xã hội. Hợp đồng là một công cụ pháp lý rất thông dụng để các chủ thể thoả mãn nhu cầu về dân sự, đồng thời, là một chế định pháp lý có vai trị hết sức quan trọng của hệ thống pháp luật dân sự và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

<i>1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng </i>

Khái niệm “hợp đồng” được là một phạm trì đa nghĩa, có thể hiểu theo nghĩa khác quan và nghĩa chủ quan. Hợp đồng đượ chiểu là một chế định pháp lý quan trong của pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực trao đổi, dịch chuyển các lợi ích vật chất, dựa trên sự cam kết, thoả thuận tự do và tự nguyện giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng nhau<small>1</small>.

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự<small>2</small>. So với Bộ Luật dân sự 2005, Bộ Luật dân sự 2015 đã đã bỏ cụm từ “dân sự” sau hai từ “hợp đồng”. Quy định mới về khái niệm hợp đồng tại Điều 385 của Bộ Luật dân sự năm 2015 là điểm mới quan trọng, đáng chú ý khơng những về mặt kỹ thuật lập pháp và cịn làm tăng tính khả thi, minh bạch trong thực tiễn áp dụng

Về bản chất, hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên để tạo sự ràng buộc pháp lý với nhua tạo nên sự cam kết, thoả thuận. Bản chất của thoả thuận là kết quả của sự thống nhất giữa ý chí và sự bày tỏ ý chí của mỗi bên, đặt tỏng mối liên hệ thống nhất với sự ưng thuận tương ứng của một hoặc các bên khác. Thoả thuận vừa là tiền đề làm nên hợp đồng, vừa là yếu tố cơ bản cho sự tồn tại của hợp đồng. Bên cạnh đó, bản của hợp đồng là thoả thuận để tạo ra sự ràng buộc pháp lý giữa các bên. Không phải

<i>sự thoả thuận nào cũng là hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng được tạo nên từ những dấu hiệu cơ bản là “sự thoả thuận” và “sự tạo ra một ràng buộc pháp lý” </i>

<i>1.1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng </i>

<i>Một là, Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự được tạo lập bởi ý chí chung của nhiều người, đứng </i>

về nhiều bên có quyền và nghĩa vụ đối vụ đối ứng nhau. Hợp đồng tạo ra bởi sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên. Sự biểu lộ ý chí được thể hiện trong các nội dung của hợp đồng, sự thống nhất ý chí là yếu tố quan trọng của hợp đồng. Hai bên không đi đến thoả thuận thống nhất ý chí thì khơng thể có quan hệ hợp đồng. Việc tham gia xác lập hợp đồng là do ý chí đồng thuận của nhiều người, thường đứng về ít nhất là hai phía, có quyền và nghĩa vụ đối ứng nhau. Yếu tố cơ bản để tạo nên hợp đồng là sự đồng thuận của các bên.

<small> </small>

<small>1</small><i><small> Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2020), Giáo Trình Pháp Luật Hợp Đồng Và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng, Nhà </small></i>

<small>xuất bản Hồng Đức, tr. 111 2 Điều 385 Bộ Luật dân sự 2015 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Hai là, Hợp đồng là một sự kiện pháp lý tạo lập sự ràng buộc pháp lý, làm phát sinh, thay đổi, </i>

chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự dựa trên ý chí các bên tham gia. Sự thoả thuận chỉ được coi là hợp đồng nếu hợp đồng nếu hậu quả của nó tạo nên hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Yếu tố này làm nên bản chất của hợp đồng. Những thoả thuận không tạo ra sự ràng buộc pháp lý giữa các bên, hoặc nếu có sự ràng buộc pháp lý nhưng không tạo ra các quyền và nghĩa vụ mới hoặc không làm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ đã tồn tại giữa các bên, thì khơng phải là hợp đồng.

<i>Ba là, Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng là hiệu lực pháp lý mang tính tương đối. Pháp luật là tổng </i>

thể các quy tắc ứng xử chung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có giá trị bắt buộc chung với mọi người. Chính vì thế, hiệu lực của hợp đồng không thể so sánh với hiệu lực chung của pháp luật. Hiệu lực của hợp đồng khong phải là hiệu lục vượt lên trên pháp luật mà chỉ là hiệu lực được đảm bảo bởi pháp luật.

<i>Bốn là, Mỗi loại hợp đồng thường có mục đích chung xác định. Mục đích của hợp đồng là một </i>

trong những vấn đề pháp lý quan trọng của pháp luật hợp đồng. Hợp đồng được xấy dựng được xây dựng trên những mục đích xác định, nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất trong các lĩnh vực của các bên tham gia. Mục đích chung nhất của hợp đồng không chỉ là căn cứ để thẩm định tính chất hợp pháp hay trái pháp luật của hợp đồng, mà còn là dấu hiệu pháp lý quan trọng để phân biệt các loại hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhau được điều chỉnh bởi các ngành luật khác nhau.

<i><b>1.1.2. Khái niệm hợp đồng vô hiệu </b></i>

<i><b>1.1.2.1. Khái niệm về hợp đồng vô hiệu </b></i>

Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất về hợp đồng vô hiệu mà chỉ nêu căn cứ xác định hợp đồng vơ hiệu hoặc có hiệu lực.Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, một giao dịch dân sự có hiệu lực dân sự khi có đủ các điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi của chủ thể tham gia xác lập giao dịch, sự tự nguyện khi tham gia vào giao dịch, điều kiện về mục và nội dung của giao dịch, điều kiện về hình thức của giao dịch nếu pháp luật có quy định. Chính vì thế, khi giao dịch dân sự không đáp ứng đủ một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ Luật dân sự 2015 thì được xem là giao dịch vơ hiệu, trừ trường hợp Bộ luật có những quy định khác.

Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không hợp pháp, khơng có giá trị pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên <small>3</small>. Hợp đồng vô hiệu được hiểu là thoả thuận khơng có hiệu lực pháp luật kể từ khi giao kết do một hoặc các bên chủ thể khơng có thẩm quyền xác lập hoặc các bên chủ thể khơng có sự thống nhất ý chí đích thực hoặc hành vi giao kết và thực hiện thoả thuận của các chủ thể bị pháp luật cấm hoặc xâm phạm trật tự công hoặc thoả thuận không được pháp luật thừa nhận do khơng tn thủ hình thức.

Có hai cách khoa học pháp lý để phân loại hợp đồng vô hiệu. Thứ nhất, là dựa vào phạm vi nội dung bị vô hiệu gồm hợp đồng vơ hiệu tồn bộ và hợp dồng vơ hiệu tồn phần. Thứ hai, dựa vào tính chất của sự vơ hiệu có thể chia làm hai loại là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là những hợp đồng bị xem là đương nhiên vô hiệu do việc xác lập hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm tới lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích cơng cộng. Một hợp đồng vơ hiệu tuyệt đối thì khơng giải quyết theo yêu cầu của các bên. Mọi trường hợp đều giải quyết theo quy

<small> </small>

<small>3</small><i><small> Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2020), Giáo Trình Pháp Luật Hợp Đồng Và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng, Nhà </small></i>

<small>xuất bản Hồng Đức, tr. 222 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

định của pháp luật và khơng được hịa giải, khơng có quyền công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng trong quá trình thụ lý và giải quyết tranh chấp về hợp đồng hoặc các nội dung pháp lý có liên quan. HĐVH tương đối là những hợp đồng được xác lập, nhưng có thể bị Tịa án tun bố là vơ hiệu theo u cầu của người có quyền và lợi ích liên quan

<i>1.1.2.2. Căn cứ xác định hợp đồng vô hiệu </i>

Khi xác định hợp đồng vô hiệu cần căn cứ vào những điều kiện dưới đây

<i>Thứ nhất, Năng lực giao kết của các chủ thể. Chủ thể là một trong những yếu tố cấu thành quan hệ </i>

pháp luật nói chung hay quan hệ hợp đồng nói riêng, trong quan hệ hợp đồng tối thiểu phải có hai chủ thể. Chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng phải có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ. Khi tham gia giao kết hợp đồng chủ thể phải có năng lực để nhận biết về hành vi của mình, đó chính là năng lực hành vi - một trong những yếu tố căn bản để tạo lên thẩm quyền giao kết hợp đồng. Bởi lẽ, khi tham gia quan hệ hợp đồng, năng lực hành vi của chủ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Pháp luật chỉ cơng nhận và bảo vệ những thoả thuận do chủ thể có thẩm quyền giao kết. Ngược lại, thoả thuận đó sẽ khơng được cơng nhận, khơng có hiệu lực pháp luật - vô hiệu.

<i>Thứ hai, Sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể. Ý chí của các bên không thể coi là được thống nhất </i>

khi ý chí đó được tun bố hoặc chấp nhận một cách khơng tự nguyện. Các thoả thuận được hình thành một cách thiếu tự nguyện - khơng có sự thống nhất ý chí sẽ khơng được pháp luật bảo vệ. Nói cách khác thoả thuận này bị vơ hiệu và đương nhiên là không được đảm bảo thi hành

<i>Thứ ba, Hành vi giao kết và thực hiện thoả thuận của các bên xâm phạm trật tự công. Công dân có </i>

quyền được làm bất cứ thứ gì mà pháp luật không cấm. Nguyên tắc này luôn được pháp luật tôn trọng thực hiện trên cơ sở của quyền công dân.Việc áp dụng các quy định của pháp luật không làm mất đi sự tự do của công dân mà là bảo vệ quyền tự do của họ, nếu không có ranh giới đó thì quyền tự do của họ luôn bị đe doạ xâm phạm, cuộc sống con người sẽ bị đe doạ bởi những việc sai trái khi khơng có sự điều chỉnh của pháp luật. Chính vì thế, khi các bên tham gia thoả thuận thực hiện hành vi mà pháp luật cấm luôn bị coi là xâm phạm đến những giá trị mà pháp luật bảo vệ.

<i>Thứ tư, Thoả thuận không tuân thủ quy định về hình thức. quy định tuân thủ hình thức không phải </i>

là dạng quy phạm cấm, tuy nhiên, khi pháp luật khơng thừa nhận thì thoả thuận và bảo đảm thi hành thì thoả thuận khơng tn thủ hình thức bị vô hiệu kể từ thời điểm giao kết. Xét đến cùng thì có lẽ nhà làm luật đặt ra quy định này nhằm đảm bảo trật tự công, mặc dù trên thực tế quy định này thường ban phát lợi ích tư và đặc biệt hơn là quy định này có thể làm tăng chi phí giao dịch và hạn chế sự sinh lời của tài sản và quyền của chủ tài sản

<b>1.2. Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm về hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép </b></i>

Trong thực tiễn cuộc sống, không phải bất kỳ giao dịch dân sự nào cũng được xây dựng sự trên thuận tình của các bên và đi đến kết quả cuối cùng. Các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự vì quyền và lợi cá nhân riêng của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại. Điều này dẫn đến các hành vi lừa dối, đe doạ, cưỡng ép của một bên đối với bên còn lại khi tham gia vào giao dịch dân sự. Bộ Luật dân sự đề ra những quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự, cụ thể là những quy định về vơ hiệu giao dịch dân sự khi có dấu

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

hiệu lừa dối, đe doạ, cưỡng ép của một bên đối với bên còn lại. Những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao dịch dân sự.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó<small>4</small>. Cụ thể hơn, đó có thể là lừa dối về khả năng thực hiện giao dịch, điều kiện về tài sản, về chuyên môn, về kinh nghiệm của chủ thể giao dịch, đối tượng giao dịch không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hình thức, giá trị, số lượng, phạm vi cơng việc …Sự lừa dối có thể đến từ một bên của giao dịch hoặc người thứ ba khiến cho một bên của giao dịch sẽ hình dung sai về đối tượng xác lập, gây thiệt hại cho bên bị lừa dối

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba là m cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình<small>5</small>. Đe doạ là hành vi uy hiếp tinh thần của người, thông báo về một việc làm gây bất lợi về tính mạng, lợi ích của họ hoặc những người thân thích của họ nếu khơng đáp ứng đúng yêu cầu nhất định. Đe doạ có nhiều hình thức khác nhau như đe dọa dùng vũ lực, đe dọa tố giác, đe dọa hủy hoại tài sản... Hình thức đe dọa có thể trực tiếp, qua thư, qua điện thoại... Tuy nhiên, tất cả đều trên hành vi chủ quan của một chủ thể để bên còn lại phục tùng theo yêu cầu cá nhân của họ được thể hiện trong hợp. Cưỡng ép là sử dụng sức mạnh vật chất hoặc tinh thần một cách bất hợp pháp hoặc buộc người khác phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc trái với ý chí hoặc mong muốn của họ. Trong pháp luật dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia vì sợ hãi mà buộc phải xác lập, thực hiện giao dịch nhằm tránh sự thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân hoặc những người thân thích khác. Giao dịch dân sự được xác lập thực hiện do bị cưỡng ép có thể bị coi là vơ hiệu. Tại quy định về cưỡng ép, Bộ luật dân sự 2015 đã có sự cải tiến so với trước đây. Việc thêm cụm từ “cưỡng ép”, đồng thời, bỏ từ “cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình” thay thế bằng “người thân thích” đã hợp lý hơn về đối tượng mà luật bảo vệ so với trước đây. Bởi, cụm “cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình” có phạm vi hẹp hơn, đồng thời, thay bằng cụm từ “người thân thích” đối tượng được pháp luật bảo vệ không những được mở rộng hơn mà còn tránh sự dài dòng, tăng sự thuyết phục cho những quy định của pháp luật.

Chung quy lại, những hành vi lừa dối, đe doạ, cưỡng ép đều là hành vi cố ý của một bên làm bên còn lại hiểu sai lệch nội dung của giao dịch, hoặc phục tùng bất đắc dĩ khi tham gia vào giao dịch dân sự. Khi một bên tham gia xác lập giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe doạ, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu.

<i><b>1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. </b></i>

Hành vi lừa dối, đe doạ, cưỡng ép dẫn đến việc hợp đồng vô hiệu đều có đặc điểm chung là xâm phạm đến ý chí chủ quan, sự tự nguyện, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi tham gia xác lập giao dịch dân sự. Đồng thời, điều này không

<small> 4 Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015. 5 Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Có thể thấy trong lừa dối cũng có yếu tố của nhầm lẫn. Nhầm lẫn và lừa dối đều có một điểm chung là bên bị nhầm lẫn và bên bị lừa dối đều đã hiểu sai lệch về chủ thể, về tính chất của đối tượng...nên đã xác lập giao dịch. Vì vậy để tuyên bố hợp đồng dân sự do lừa dối thì phải chứng minh có một bên bị nhầm lẫn và sự nhầm lẫn này phải do hành vi cố ý của bên kia gây ra. Điều này rất khó khăn khi chứng minh sự hiểu sai lệch, nhầm lẫn của một bên là do bên kia hành vi cố ý của bên kia gây ra. Đơi khi, điều này cịn tuỳ thuộc vào ý chí chủ quan của Tồ án khi nhìn nhận, đánh giá về vụ việc.

Về mặt chủ quan, hành vi cố ý của người lừa dối thường được biểu hiện dưới dạng một thủ đoạn gian dối, lời nói dối. Khái niệm lừa dối trong dân sự và hình sự là khác nhau, song khơng có sự khác biệt bản chất. Một hành vi lừa đảo là một hành vi lừa dối song một hành vi lừa dối không nhất thiết bị coi là một hành vi lừa đảo. Sự lừa dối phải xuất phát từ một ý định và đi đến mục đích rõ ràng. Về mặt chủ quan, lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc bên thứ ba. Về mặt khách quan, hành vi lừa dối đó đã khiến cho bên kia bị nhầm lẫn về tính chất, mục đích, nội dung của hợp đồng và đã giao kết. Hành vi này phải gây ra sự nhầm lẫn cho bên kia, sự hiểu sai về vấn đề giao kết là lỗi cố ý của hành vi lừa dối. Đối với hành vi đe doạ, cưỡng ép, mặt khách quan của các hành vi này là sự đe dọa có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến ý chí của bên kia. Mặt chủ quan của hành vi là làm cho chủ thể bị đe đoạ, cưỡng ép kia sợ hãi mà phải giao kết. Việc đe doạ, cưỡng ép là hành vi cố ý và dẫn đến hậu quả khiến bên kia lo sợ về việc bị xâm phạm đến tính mạng, tài sản mà phải tham gia vào xác lập giao dịch dân sự. Sự sợ hãi phải xuất phát từ một sự đe dọa trái pháp luật, vậy nên, ví dụ trường hợp đe doạ khởi kiện ra Tồ nếu khơng trả tiền nợ thì khơng phải trường hợp đe doạ dẫn đến vô hiệu giao dịch dân sự.

<i><b>1.2.3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép </b></i>

Khi hợp đồng do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép bị Tồ án tun bố vơ hiệu thì sẽ có những hậu quả pháp lý <sup>6</sup>

<i>Thứ nhất, việc xác lập giao dịch dân sự này không xuất phát từ sự tự nguyện, ý chí của chủ thể, </i>

chính vì thế, khi hợp đồng dân sự bị tun bố vơ hiệu thì hợp đồng này khơng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt đều với các quyền và nghĩa vụ các bên đã xác lập trong hợp đồng.

<i>Thứ hai, hợp đồng vô hiệu đồng nghĩa với việc các bên phải có nghĩa vụ khơi phục lại tình trạng </i>

ban đầu, hồn trả cho nhau nhưng gì đã nhận. Ngồi ra, cụ thể hố về vấn đề này, pháp luật quy định trong điều kiện không thể hồn trả được bằng hiện vật thì quy về giá trị bằng tiền để trả.

<i>Thứ ba, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên ngay tình. Chính vì thế, bên ngay tình </i>

khơng phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức đã thu nếu lỗi thuộc về bên kia. Trường hợp ngay tình ở đây là khơng biết rằng việc mình thu được hoa lợi, lợi tức từ tài sản liên quan đến hợp đồng dân sự vô hiệu. Tuy nhiên, đối với trường hợp vô hiệu do bị đe doạ, cưỡng ép, chủ thể ngay tình biết được hành động trái pháp luật của bên kia trong giao dịch dân sự. Vì thế, trong trường đe doạ, cưỡng ép các bên cần khôi phục lại tình trạng ban đầu.

<i>Thứ tư, khi một bên có lỗi trong hợp đồng dân sự sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, thời gian, </i>

công sức của bên kia. Chính vì thế, bên có lỗi gây thiệt hại cần phải bồi thường. quy định này là hoàn toàn đúng đắn, hợp lý.

<small> 6 Điều 131 Bộ Luật dân sự 2015 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Thứ năm, Bộ Luật dân sự 2015 bổ sung quy định về hậu quả pháp lý liên quan đến nhân thân là </i>

hợp lý, bởi, quyền nhân thân cũng là đối tượng trong hợp đồng dân sự.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép được pháp luật quy định đã bao quát bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị lừa dối, đe doạ. Bởi hành vi lừa dối, đe doạ này còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh sự của chủ thể và nhữn người thân thích. Những quy định trên là hoàn toàn hợp lý, đúng đắn, dựa trên cơ sở định hướng của Bộ Luật dân sự.

<i><b>1.2.4. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép </b></i>

Đối với hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép, thời hiệu u cầu Tồ án tun bố vơ hiệu là thời hiệu xác định. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.<small>7</small>

Theo quy định của pháp luật, thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tồ án tun bố hợp đồng vơ hiệu do bị lừa dối, đe doạ xâm phạm là hai năm. Thời hiệu hai năm được tính kể từ ngày người bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị lừa dối và người có hành vi đe doạ, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe doạ, cưỡng ép<small>8</small>. Như vậy, khi hết thời hiệu hai năm mà chủ thể khơng u cầu Tồ án tun bố hợp đồng vơ hiệu thì hợp đồng có hành vi lừa dối, đe doạ, cưỡng ép vẫn có hiệu lực. Thời hiệu hai năm là hợp lý, không dài cũng không ngắn về mặt thời gian, đủ để chủ thể nhận ra hành vi trái pháp luật của bên kia, đồng thời, hai năm không đủ dài để tạo nên những thay đổi trong đời sống dân sự.

Ngồi ra, pháp luật cịn quy định thời hiệu khởi kiện u cầu tun bố vơ hiệu hợp đồng có hành vi lừa dối, đe doạ, cưỡng ép được giao kết trước ngày 01/7/1996 thì thời hạn u cầu Tồ án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là ba năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Hết thời hạn ba năm mà khơng có yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vơ hiệu, thì giao dịch dân sự đó được coi là có hiệu lực<small>9</small>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Ở chương đầu tiên của tiểu luận, tác giả đã nêu ra những vấn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm của hợp đồng. Những điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực bao gồm các điều kiện về năng lực hành vi của chủ thể, sự tự nguyện, mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự không trái với đạo đức xã hội. Bên cạnh những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, tác giả cũng đã nêu ra những vấn đề cơ bản về những căn cứ xác định hợp đồng vô hiệu

Tiếp đến, vấn đề trọng tâm của tiểu luận là nắm được nội dung khái niệm của hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Đồng thời, chỉ rõ những vấn đề về đặc điểm, hậu quả pháp lý, thời hiệu khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

<small> 7 Khoản 3 Điều 150 Bộ Luật dân sự 2015 </small>

<small>8 Điểm b, c khoản 1 Điều 132 Bộ Luật dân sụ 2015 </small>

<small>9 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO BỊ LỪA DỐI, ĐE DOẠ, CƯỠNG ÉP. </b>

<b>2.1. Bình luận về thực tiễn xét xử vơ hiệu hợp đồng có hành vi lừa dối, đe doạ, cưỡng ép </b>

<i><b>2.1.1. Bản án số 314/2020/DS-PT ngày 06/8/2020 V/v “Yêu cầu huỷ hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và địi tài sản” của Tồ án nhân dân thành phố Hà Nội. </b></i>

Nguyên đơn là ông Nguyễn Tú Đ được Binh Đồn 12- Bộ Quốc Phịng cấp cho 01 lơ đất có diện tích 150m<small>2</small>. Trong đó 100m<small>2</small> ghi trong Quyết định giao đất và 50m<small>2</small> không ghi trong Quyết định giao đất. Sau này khi nghe anh T (con trai ông Đ) và chị Lê Thị V- bị đơn đã đăng ký kết hôn và xin ông Đ cho thửa đất trên, vì tin tưởng chuyện này nên ông Đ đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng con trai xây nhà. Khoảng năm 2010-2012, do xảy ra mâu thuẫn đồng thời việc anh T và chị L đã đăng ký kết hôn là giả. Chính vì vậy, ơng Đ khởi kiện u cầu huỷ “ Giấy chuyển quyền sử dụng đất”, buộc anh T và chị V trả lại ông Đ thửa đất trên.

Toà án nhận định, tại thời điểm ông Đ lập giấy chuyển quyền sử dụng đất thì anh T và chị V không phải là vợ chồng hợp pháp. Chính vì thế, Tồ án chấp nhận yếu cầu khởi kiện của nguyên đơn- ông Nguyễn Tú Đ đối với bị đơn – anh Nguyễn Tú T và chị Lê Thị V. Xác định “Giấy chuyển quyền sử dụng đất” do ông Nguyễn Tú Đ lập vô hiệu do bị lừa dối và bị huỷ bỏ. Buộc chị V và anh T trả lại cho ông Đ thửa đất và ông Đ có nghĩa bụ thanh tốn giá trị tài sản trên thửa đất cho chị V với số tiền; 274.318.621 đồng.

<i><b>2.1.2. Nhận xét về trường hợp hợp đồng tặng cho bị vô hiệu do lừa dối </b></i>

Trên sự thống nhất lời khai của hai bên đương sự, ngày 03/10/2006 ông Đ xác lập hợp đồng tặng cho nói trên là vì ông Đ tin rằng anh T và chị V là vợ chồng hợp pháp trên pháp luật. Tuy nhiên, trong q trình xem xét, Tồ án đã xác minh khơng có sự kiện ký kết hơn của anh T và chị V tại địa phương, đồng thời địa phương cũng khơng cấp giấu xác nhận tình trạng hơn nhân đối với anh T để đi đăng ký kết hôn nơi khác. Ngồi ra, Tồ án cịn xác minh được, trước khi ông Đ xác lập hợp đồng tanwgj cho quyền sử dụng đất thì chị V đã đăng ký kết hơn với ơng Mario Gefd Willi Sambale ở Cộng hồ Liên bang Đức. Chính vì lẽ đó, việc anh T và chị V xác nhận mình đã đăng ký kết hôn với nhau để ông Đ chuyển nhượng quyền sự dụng đất là hoàn toàn sai sự thật.

Theo quy định của Bộ Luật dân sự, thì việc ơng Đ, anh T và chị V tham gia vào giao dịch dân sự này có hành vi lừa dối, vì thế Tồ án tun bố giao dịch đó là vơ hiệu.

Trong vụ việc yêu cầu huỷ hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vì bị lừa dối, cách giải quyết của Toà án là hoàn toàn hợp lý. Hợp đồng đã vi phạm vào điều kiện cơ bản để một hợp đồng có hiệu lực bởi hợp đồng đã vi phạm vào ý chí của một chủ thể đó là ơng Đ. Trên mục đích, ý chí khi xác lập hợp đồng, ơng Đ vì tin rằng anh T và chị V là vợ chồng hợp pháp nên đã chuyển quyền sử dụng đất cho anh T và chị V. Tuy nhiên, anh T và chị V thực tế đã có hành vi lừa dối về việc mình đã kết hơn và đương nhiên việc hiểu sai lệch này của ơng Đ là hồn tồn so bên bị đơn gây ra. Chính vì thế, xét về ý chí của các bên cũng như xét về thời hiệu để tun bố hợp đồng vơ hiệu là hồn tồn hợp lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Ngoài ra, Toà án cũng đã giải quyết về hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu. “ Giấy chuyển quyền sử dụng đất” khơng có hiệu lực. Đồng thời buộc các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Buộc anh T và chị V phải trả lại tồn bộ thừa đất cho ơng Đ, đồng thời, ơng Đ có nghĩa vụ thanh tốn số tiền là giá trị tài sản trên đất cho chị V.

Trong thực tiễn xét xử của vụ án trên đã cho thấy rõ mức độ hoàn thiện trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng dân sự. Pháp luật bảo vệ, hướng đến tiêu chí xây dựng dân sự trên ngun tắc bình đẳng, ý chí thống nhất giữa bên. Thực tiễn xét xử trên đã bảo vệ ý chí của ơng Đ là chủ thể bị lừa dối, đồng thời, chị V cũng được Toà án u cầu ơng Đ có nghĩa vụ thanh tốn lại tiền đã xây dựng trên thửa đất trên. Hai bên đương sự đã được Toà án giải quyết quyền lợi một cách công bằng, đúng với quy định của pháp luật.

<b>2.2. Kiến nghị của tác giả nhằm hoàn thiện hơn về pháp luật </b>

Hiện nay, các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ cưỡng ép đã hầu như bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Tuy nhiên, nhằm hướng đến sự hoàn thiện hơn nữa về pháp luật, chúng ta cần nhìn nhận lại những vấn đề để từ đó hệ thống pháp luật được đồng nhất hơn. Muốn pháp luật được áp dụng hiệu quả thì trước tiên các quy định của pháp luật phải có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, các nội dung của điều luạt rõ ràng, cụ thể, không mâu thuẫn, chồng chéo. Xây dựng pháp luật đồng bộ về hợp đồng dân sự vô hiệu, hợp đồng dân sự vô hiệu do lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và hệ thống pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức được giao chức năng thực thi pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý là điều cần thiết. Đồng thời, nhận thức của người dân đối với kiến thức pháp luật là vơ cùng quan trọng vì thế, cần phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật trong xã hội. Những điều trên , là những yếu tố cơ bản để pháp luật được trở nên hoàn thiện hơn.

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. </b>

Bản án số 314/2020/DS-PT ngày 06/8/2020 V/v “Yêu cầu huỷ hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và đòi tài sản” của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội là một ví dụ minh hoạ rõ nét cho hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối. Tại đậy, ta thấy rõ vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào giao dịch dân sự bị vô hiệu do có hành vi lừa dối.

Trên định hướng của Đảng và Nhà nước nói chung và định hướng của Bộ Luật dân sự nói riêng,luốn khơng ngừng tìm kiếm các giải pháp để hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật. Luận văn đã nêu lên những kiến nghị cá nhân nhằm hướng đến sự hoàn thiện về pháp luật. Các kiến nghị trên được nêu ra với hy vọng sẽ góp phần vào tiến trình hồn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam.

</div>

×