Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận Văn Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Lĩnh Vực An Toàn, Vệ Sinh Thực Phẩm Ở Việt Nam Hiện Nay.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.19 MB, 112 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</b>

<b>Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYÊN TRỌNG ĐIỆP</b>

<b>HÀ NỘI - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

<i>Tơi xin cam đoan Luận vãn là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Cảc kêt quả nêu trong Luận văn chua được công hổ trong hất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, vỉ dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chỉnh xác, tin cậy và trung </i>

<i>thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.</i>

<i>Vậy tói viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật - Đại học Quốc</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

Trang phụ bìaLời cam đoanMục lục

Danh mục các từ viết tắtDanh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

<b>MỞ ĐẦU... 1CHƯƠNG 1: NHŨNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ BẢO VỆ QUYÈN LỢI </b>

<b>NGƯỜI TIÊU DỪNG TRONG LĨNH vục AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ PHÁP LUẬT VÈ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH vực AN TOÀN, VỆ SINH THỰC PHẨM... 7</b>

<b>1.1.</b>

<b>Khái quát về bảo vệ </b>

<b>quyền</b>

<b> lợi </b>

<b>người</b>

<b> tiêu </b>

<b>dùngtrong</b>

<b> lĩnh </b>

<b>vực</b>

<b> an </b>

vực an toàn vệ sinh thực phẩm...14

<b><small>sinh thực phẩm...</small></b> 16

trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.2.5. Pháp luật vê bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam..

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phấm trên địa bàn Thành phố Hà Nội...Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phấm tại địa bàn thành phố Hà Nội...

<b><small>Kêt luận Chưong 2...</small></b>

<b>CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÈ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG </b>

<b>LĨNH Vực AN TOÀN, VỆ SINH THựC PHẨM Ở VIỆT NAM... 85</b>

<b>3.1. </b>

<b>Địnhhướng</b>

<b> hoàn thiện pháp </b>

<b>luật</b>

<b> về </b>

<b>bảovệquyền</b>

<b> lợi </b>

<b>ngườitiêu</b>

<b>dùngtrong</b>

<b> lĩnh vực an </b>

<b>toàn,vệ</b>

<b> sinh </b>

<b>thực</b>

<b> phẩm</b>

<b>...</b>

85

<b>3.2. </b>

<b>Giải pháphoàn</b>

<b> thiện</b>

<b> pháp luật</b>

<b> về bảovệ</b>

<b> quyềnlọingười</b>

<b> tiêu</b>

<b>dùngtronglĩnh</b>

<b> vực an toàn, </b>

<b>vệ</b>

<b> sinh </b>

<b>thực</b>

<b> phẩm</b>

<b>...</b>

913.2.1. Hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng... 913.2.2. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... 91

trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm... 92

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>9 9 9</small></b>3.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiêm tra, hậu kiêm, kiêm nghiệm việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm<small>A </small> <b><small>9</small></b>vê an toàn thực phâm...96

<b><small>9 </small></b> <i><b><small>\ rr</small></b></i>3.3.3. Đây mạnh công tác giáo dục, tuyên truyên, phô biên kiên thức, phápluật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệsinh thực phẩm... 96

<b><small>Kết luận Chưong 3...</small></b><small>98</small>

<b>KÉT LUẬN...99</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...101</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẤT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG</b>

<i><b>c</b></i>

<i><b> Ặ</b></i>

<b><small>I-• -A</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC BIÉU ĐỒ</b>

<i><b>V</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>MỞ ĐẦƯ</b>

<b><small>Irr/__1 A___41- •A^______'ù —-> Ay•__ __1- • A__ ______</small></b>

Pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam chủ yếu điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể là người tiêu dùng (NTD), cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các tố chức xã hội. Trong đó, NTD được coi là chủ thể giữ vị trí trung tâm, sức mua của NTD là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đồng thời cũng là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế trong quan hệ này, NTD lại luôn đứng ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thòi, do nhóm này thường nhận thức chưa đầy đủ các quyền lợi của mình và ln nằm trong tình trạng bất cân xứng về thông tin, hiểu biết, cũng như khả năng kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Luật BVQLNTD được thông qua ngày 17/11/2010 nhưng đến nay, những hành vi xâm phạm quyền lợi của NTD vẫn đã và đang diễn ra ngày càng nhiều. Việc nước ta ban hành Luật BVQLNTD được đánh giá là có nhiều sự tiến bộ, song vì nhiều lý do khác nhau, Luật BVQLNTD năm 2010 vẫn chưa thực sự là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NTD hiện nay. Đen tháng 06/2023, Luật BVQLNTD năm 2023 đã chính thức được ban hành, trong đó có những nội dung điều chỉnh sửa đổi mới nhằm khắc phục các bất cập vướng mắc trong quy định cũ và sắp tới sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/07/2024 kỳ vọng sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho NTD được tốt hơn. Trong giai đoạn này, Luật BVQLNTD năm 2010 vẫn còn hiệu lực, các vấn đề khó khăn, vướng mắc vẫn đang xảy ra và

một trong các lĩnh vực mà NTD bị vi phạm quyền và lợi ích rất đáng quan tâm đó là an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), bởi lể đây là lĩnh vực thiết yếu trong đời sống cùa mỗi cá nhân.

Mặc dù trong những năm gần đây, các tỉnh thành trên cả nước đều triển khai thi hành pháp luật về ATVSTP và được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm, coi trọng, tuy nhiên, tình hình mất vệ sinh an tồn thực phẩm vẫn cịn diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, trong 10 tháng đầu năm 2021, cả

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nước xảy ra 77 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 1.900 người mắc. Trong 10 tháng đầu năm 2021, các đoàn thanh tra, kiểm tra của Trung ương và địa phương đã tiến hành kiểm tra 342.621 cơ sở thực phẩm, phát hiện 39.563 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP). Các vi phạm chủ yếu về điều kiện vệ sinh cơ sở, khơng có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức ATTP hoặc tập huấn không đầy đủ; thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng. Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, khơng có nhãn phụ tiếng Việt trong các cơ

sở kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể, nhà hàng vẫn còn tồn tại...

Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên đó là điều chỉnh pháp luật vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về BVQLNTD trong khi quyền lợi của họ đã và đang bị xâm phạm. Thực trạng cơng tác BVQLNTD nói chung và trong lĩnh vực ATTP nói riêng cho thấy, mặc dù đã có Luật BVQLNTD, Luật ATVSTP và nhiều văn bản quy định liên quan nhưng việc thực thi vẫn chưa hiệu quả, chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử phạt, bồi thường thoa đáng cho NTD. Vai trò của các thiết chế Nhà nước và tồ chức xã hội tham gia BVQLNTD còn tương đối mờ nhạt, chưa xác định rõ ràng được vai trò, chức năng cụ thế trong công tác quản lý. Khi có vụ việc vi phạm xảy ra khơng xác định rõ được thẩm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước cho nhau.

Từ các phân tích trên cho thấy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVQLNTD nói chung và trong lĩnh vực ATVSTP nói riêng là cần thiết và cấp bách. Pháp luật về BVQLNTD và ATTP là công cụ pháp lý bảo vệ, định hướng chủ thế sản xuất kinh doanh, tạo ra mơi trường kinh doanh an tồn, bảo vệ quyền lợi cùa các bên, đặc biệt là NTD. Vì những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, học viên đã

<i><b>lĩnh </b></i>

<i><b>vựcan </b></i>

<i><b>toàn, </b></i>

<i><b>vệsinh thựcphẩmỏ'Việt</b></i>

<i><b> Nam</b></i>

<i><b> hiện nay</b></i>

Qua tìm hiểu đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này, cụ thể:Một trong những đề tài bàn trực tiếp vào Vấn đề bảo vệ NTD là luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Thư năm 2013: “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ

<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, tại </i>Học viện khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Luận án là một cơng trình nghiên cứu tồn diện và đầy đủ, đà trỉnh bày các lý luận chung, sự hình thành và phát triển cũng như tình hình nghiên cứu pháp luật BVQLNTD trong nước và thế giới, phân tích thực trạng quy định pháp luật và áp dụng pháp luật về BVQLNTD vào cuộc sống, bảo vệ thiết thực các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận án đã đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về việc áp dụng pháp luật, qua đó tạo điều kiện thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề pháp lý trong quan hệ pháp luật bảo vệ NTD nói chung.

Đe tài nghiên cứu về vấn đề “Tăng cường năng lực các thiết chế thực thỉ pháp

<i>luật hảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam ” của Viện Khoa học pháp lý - Bộ </i>

Tư pháp thực hiện tháng 11/2013, do TS. Nguyễn Thị Vân Anh làm chù nhiệm;

Đe tài nghiên cứu về vấn đề “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm

<i>bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ỏ' Việt Nam ”, của </i>

Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp do ThS. Định Thị Mai Phương làm chủ nhiệm năm 2008;

Bên cạnh đó, có các bài viết, chuyên đề nghiên cứu về vấn đề này như:

Một số vấn đề lý luận liên quan đến Luật BVQLNTD, PGS.TS Nguyễn Như Phát được đăng trên website của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) - Bộ Công Thương: tác giả đề cập tới các vấn đề lý luận trọng tâm của pháp luật về BVQLNTD như: lý luận về quan hệ tiêu dùng, triết lý về ngoại lệ so với các nguyên tắc dân sự truyền thống, kiểm soát giao dịch chung, họp đồng

<i>mẫu, ... PGS.TS Nguyễn Như Phát cho rằng “pháp luật về bảo vệ quyền lợi người </i>

<i>tiêu dùng là loại pháp luật mang tính can thiệp vào quyền tự do của các nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ”.</i>

Bài viết về “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng theo

Ths. Huỳnh Thị Minh Hải, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, tháng 11/2022.

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Bài viêt vê “Câu trúc Luật BVQLNTD Việt<i> Nam - so sánh với Luật Người tiêudùng Ưc ”, TS Lừ Lâm Uyên, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp sơ 14 (462), tháng 07/2022.</i>

Hưng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp sơ 10 (171), tháng 5/2010.

Báo cáo đánh giá các vân đê khiêu nại liên quan đên NTD nữ của Bộ Công Thương, Cục cạnh tranh và Bảo vệ NTD...

Nhìn chung, đên thời điêm hiện tại vân chưa có cơng trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống chủ đề pháp luật và thực hiện pháp luật vê BVQLNTD trong lĩnh vực vệ sinh ATVSTP.

Bài viêt đặt ra mục tiêu nghiên cứu nhăm làm rõ các vân đê lý luận và thực tiễn của pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay. Thơng qua tìm hiểu thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam chỉ ra những điểm thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật và trong thực tế thi hành những quy định pháp luật hiện hành. Từ đó, đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của NTD trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phâm.

<b>4.</b>

<b>Nhiệmvụ</b>

<b> nghiên cứu</b>

Nghiên cứu làm rõ nhừng vấn đề lý luận chung về pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực an tồn, vệ sinh thực phâm.

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật, việc thực thi pháp luật về bảo vệ NTD trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay.

Kiên nghị, đê xuât các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam.

<b>5.7.</b>

<i><b>Đôi </b></i>

<i><b>tượngnghiên cứu</b></i>

Đôi tượng nghiên cứu đê tài là những quy định pháp luật liên quan đên vân đề BVQLNTD trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm; thực tiễn xây dựng và thực thi các quy định pháp luật ở Việt Nam.

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>5.2. </b></i>

<i><b>Phạm vinghiên </b></i>

<i><b>cún</b></i>

Luận văn tập trung nghiên cứu các Vấn đề chung về cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP. Do đó, các đề xuất, kiến nghị sẽ tập trung để hướng tới bảo vệ quyền lợi NTD thực phẩm.

về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu từ thời điểm Luật BVQLNTD năm 2010, Luật ATTP năm 2010 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này được ban hành cho đến nay.

về địa điểm nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật: tại địa bàn thành phố Hà Nội.

<b>6.</b>

<b>Phươngpháp </b>

<b>nghiên cứu</b>

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp mà tác giả sẽ sử dụng đế làm rõ các khía cạnh lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề BVQLNTD trong lĩnh vực

an toàn, vệ sinh thực phẩm.

kê các dữ liệu thực tế của thực trạng liên quan đến vấn đề BVQLNTD trong lình vực an toàn, vệ sinh thực phẩm.

- Phương pháp so sánh: Từ những quy định của pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm, tác giả sẽ so sánh các điểm khác biệt trong quy định của pháp luật hiện hành với thực tiễn của vấn đề đang nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.

<b>7.</b>

<b>Ýnghĩakhoahọcvà</b>

<b> thực tiễn </b>

<b>của</b>

<b> đề tài nghiên cứu</b>

Luận văn được viết trong bối cảnh các hành vi xâm phạm quyền lợi NTD vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều cấp độ và ngày càng diễn biến phức tạp, nguyên nhân là do cơ chế, biện pháp BVQLNTD chưa đủ mạnh, hệ thống quy định pháp luật chưa đủ bao quát, kịp thời, làm chỗ dựa tin cậy cho NTD đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó tháng 06/2023 Luật BVQLNTD năm 2023 đã ban hành có nhiều điểm mới thay đổi để phù hợp với thực tế phát sinh và sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/07/2024, hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn thi hành liên quan. Việc đánh

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

giá khách quan hệ thống pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm, nghiên cứu chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của quy định pháp luật và khó khăn trong công tác thực thi quy định này, đồng thời đề ra nhừng biện pháp khả thi, hữu hiệu sẽ là việc thiết thực giúp ích cho các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong xây dựng chính sách pháp luật và bổ sung các hướng dẫn thi hành pháp luật về BVQLNTD, ATVSTP trong thời gian tới.

<i><b>Chương</b></i>

<b>7:</b> Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm.

<i><b>Chương 2:</b></i>

Thực trạng pháp luật và thực tiền áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

<i><b>Chương3:</b></i>

Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm.

<small>6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>1.1.1.Kháiniệmngườitiêu dùng</b></i>

“Tiêu dùng” được định nghĩa theo Từ điển kinh tế học là hành vi sử dụng hồng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu hiện tại [45, tr.543]. Tiêu dùng chính là động lực của q trình sản xuất, kích thích cho sản xuất phát triến.

Tiêu dùng là mục đích cuối cùng mà quá trình sản xuất hướng tới, là cầu nối kết nối giữa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với người sử dụng các sản phẩm mà nhà sản xuất cung cấp. Chủ thể của những hành vi tiêu dùng, sử dụng sản phẩm, dịch vụ được gọi là NTD.

Trong mọi nền kinh tế, NTD luôn là lực lượng đông đảo, là động lực để phát triền sản xuất, kinh doanh. NTD được xem là có tác động vơ cùng to lớn đến q trình vận hành, phát triển của thị trường. Trong tuyên bố đưa ra trước Thượng viện Mỹ ngày 15/3/1962, Cựu Tổng thống Mỹ John Kennedy đã từng nhấn mạnh: “NTD

<i>theo định nghía, bao gồm tất cả chúng ta. Họ là nhóm kỉnh tế lớn nhất gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi hầu hết các quyết định kinh tế Nhà nước và tư </i>

Liên quan đến việc xác định khái niệm NTD, hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau:

<i>(tức là cá nhân) tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này... vì mục đích khơng liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình ” (theo </i>

Chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/05/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các

<small>7</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

bảo đảm có liên quan). Quan điểm này tương đối đồng nhất với quan điểm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản,...cụ thể:

Theo Điều 2 Luật BVQLNTD năm 1993 của Trung Quốc quy định:

Trường hợp NTD, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ thì các quyền và lợi ích họp pháp cùa mình sẽ được bảo vệ theo quy định của Luật này và trường hợp Luật này khơng quy định thì sẽ được bảo vệ theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Như vậy có thể hiểu, NTD theo quan điểm của pháp luật Trung Quốc là cá nhân mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ vì nhu cầu sinh hoạt của mình chứ khơng phải vì mục đích kinh doanh.

Theo Điều 2(1) Luật về Họp đồng tiêu dùng của Nhật Bản năm 2000 quy

<i>tham gia hợp đồng với mục đích kinh doanh ”.</i>

Bên cạnh đó, ở Canada, quy định về bảo vệ NTD thường được quy định trong các đạo luật về bảo vệ NTD của các bang ở quốc gia này. Trong các đạo luật này, NTD được giải thích là các cá nhân, như: Luật Bảo vệ NTD của Bang Quebec:

<i>Điều 1(e) giải thích rồ “NTD là tự nhiên nhân (cá nhân) nhưng không phải là </i>

về bảo vệ NTD và các hành vi kinh doanh của Bang British Columbia cũng quy

tức là tham gia giao dịch mua sắm hàng hóa, dịch vụ với mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sinh hoạt gia đình.

Tại Malaysia, Luật Bảo vệ NTD năm 1999 định nghĩa:

NTD là người mua hoặc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích sinh hoạt cá nhân hoặc sinh hoạt gia đình... và khơng gồm việc mua hoặc sử dụng hàng hóa vì mục đích chính đế bán lại hoặc đưa vào q trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ khác hoặc để dùng cho việc sừa chữa, gắn thêm vào hàng hóa khác.

<small>8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Như vậy, hâu hêt các quôc gia đêu quy định NTD là cá nhân, nhưng cũng có một số quốc gia ghi nhận NTD bao gồm cả tổ chức, đơn cử là pháp luật của Àn Độ. Luật Bảo vệ NTD của Ấn Độ năm 1986 quy định như sau (Điều 2(1 d) và 2(lm)): Điều 2(ld):

NTD là bất kỳ người nào mua bất kỳ loại hàng hóa nào hoặc thuê hay sử dụng bất kỳ dịch vụ nào bao gồm cả nhũng người sử dụng hàng hóa hoặc được hưởng lọi từ dịch vụ khác với người mua hàng hóa hoặc thuê sử dụng dịch vụ đó, khơng bao gồm người mà có được hàng hóa hoặc sử dụng dịch

vụ như vậy để bán lại hoặc để cho bất kỳ mục đích thương mại nào

Điều 2(lm) giải thích chữ “người” trong khái niệm trên được hiều là: hãng (doanh nghiệp), cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ chức xã hội.

Mặc dù có một số sự khác biệt về khái niệm NTD giữa các quốc gia, nhưng có thể thấy, đa số đều thống nhất ở mục đích của hành vi mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ là phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, gia đình, khơng nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

Tại Việt Nam, khái niệm NTD được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật

BVQLNTD, có hai luồng quan điểm trái chiều về việc sửa đổi khái niệm NTD, cụ thể:

vì: thực tế, việc mua, sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khơng chỉ là hoạt động của cá nhân mà cịn có cả tồ chức để phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Bên cạnh đó, khơng phải chỉ NTD là cá nhân mới thuộc nhóm yếu thế khi xét trong mối quan hệ với chủ thế sản xuất kinh doanh hàng hóa, mà trong nhiều trường hợp NTD là tổ chức cũng khơng có đủ khả năng tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm từ phía các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Quan điểm thứ hai lại cho ràng không cần đưa “tố chức” vào khái niệm NTD vì theo báo cáo của Bộ Cơng Thương, trong nhiều năm thực hiện chính sách, pháp luật về BVQLNTD, số lượng khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến vấn đề BVQLNTD của tổ chức phát sinh rất ít. Bên cạnh đó, NTD là tổ chức cũng nhiều

<small>9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

lợi thê hơn so với NTD là cá nhân khi tham gia các giao dịch tiêu dùng hay trong quá trình giải quyết tranh chấp tiêu dùng.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp từ Đoàn Đại biểu quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các Bộ, Ban, Ngành liên quan, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam,... và kế thừa khái niệm NTD theo Luật BVQLNTD năm 2010, Luật mới bố sung tiêu chí “khơng vì mục đích thương mại” vào khái niệm NTD, cụ thế:

<i>“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sình hoạt của cả nhân, gia đình, cơ quan, tơ chức và khơng vì mục đích </i>

nếu mục đích mua, sử dụng có liên quan tới mục đích thương mại, chú thề liên quan sẽ không được coi là NTD. Việc khái niệm NTD quy định vẫn bao gồm tồ chức sẽ tạo cơ chế bảo vệ trong trường hợp số đông NTD bị thiệt hại do có vi phạm từ phía nhà sản xuất, kinh doanh, nhất là với các trường hợp như nhà trẻ, trường học, doanh nghiệp mua hàng tiêu dùng cho trẻ em, học sinh, cho công nhân sử dụng.

Bên cạnh đó, Luật quy định thêm đối tượng “NTD dễ bị tổn thương" - đây là chủ trương, chính sách rất nhân văn của Đảng và Nhà nước nhằm bảo vệ tồn diện quyền lợi chính đáng của NTD. Theo đó, tại Điều 8 Luật BVQLNTD năm 2023 xác định 7 nhóm NTD dễ bị tổn thương, đó là:

thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tể - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

Cùng với đó, quy định thêm về cách thức thực hiện bảo vệ quyền lợi cho

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

NTD dễ bị tốn thương và trách nhiệm của tố chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi cho nhóm NTD này.

<i><b>1.1.2.</b></i>

<i><b>Khái </b></i>

<i><b>niệm an </b></i>

<i><b>toàn</b></i>

<i><b> thựcphẩm</b></i>

Thực phẩm là là nguồn cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho con người, nhưng đồng thời cũng có thế là nguồn gây bệnh nếu thực phẩm mà con người sử dụng khơng đảm bảo vệ sinh, an tồn, về lâu dài thực phẩm bẩn, không đảm bảo chất lượng không những gây ra tác động tiêu cực, thường xuyên tới sức khỏe mỗi người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống cùa dân tộc.

Vệ sinh ATTP là việc đảm bảo các điều kiện và biện pháp cần thiết để thực phẩm khồng bị hư hỏng, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, vật lý quá giới hạn cho phép, đảm bảo cho thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người [24, tr.4]. Pháp luật Việt Nam cũng quy định khái niệm này như sau: Theo Khoản 1, Điều 2, Luật ATTP năm 2010 quy định "ATTP là việc bảo đảm đê thực

<i>phẩm khơng gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người1'. Theo đó, ATVSTP khơng </i>

chỉ là điều kiện của vệ sinh thực phẩm, dụng cụ chế biến hay bao bì, mà cịn là biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không trở thành nhân tố gây hại cho sức khỏe con người. Do vậy, ATVSTP đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế và NTD.

<i><b>1.1.3.</b></i>

<i><b>Sự </b></i>

<i><b>cần </b></i>

<i><b>thiết của</b></i>

<i><b> bảo</b></i>

<i><b> vệ</b></i>

<i><b> quyền</b></i>

<i><b> lợi</b></i>

<i><b> ngườitiêu </b></i>

<i><b>dùng</b></i>

<i><b> trong</b></i>

<i><b> lĩnh </b></i>

<i><b>vực antồn,</b></i>

<i><b> vệ </b></i>

<i><b>sinh thựcphẩm</b></i>

Trong q trình phát triển và hội nhập kinh tế, thị trường tràn ngập các mặt hàng với nhiều nguồn gốc, mẫu mã, chất lượng, giá cả, đồng thời với đó, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân ngày càng cao và đa dạng, do vậy vấn đề BVQLNTD trong ATVSTP ngày càng trở nên cấp thiết. Sự cần thiết của việc BVQLNTD thể hiện ở một số lý do, cụ thể như sau:

người nói chung và quyền an tồn tính mạng, sức khỏe cùa NTD nói riêng. Hiến pháp

<i>năm 2013 quy định tại Điều 20 như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về </i>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>thân thế, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe...; không bị tra tấn, bạo lực, truy hức, nhục hình hay hất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thế, sức khỏe,...” Do </i>

đó, việc BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP để ngăn ngừa những tác động tiêu cực của thực phẩm khơng an tồn tới sức khoe NTD là điều đương nhiên phải thực hiện. BVQLNTD thực phâm là việc bảo đảm cho NTD được sử dụng các thực phấm an toàn và nếu quyền của họ bị xâm hại phải có cơ chế đề khơi phục quyền lợi đó một cách tương xứng. Pháp luật về BVQLNTD và ATTP là công cụ pháp lý quan trọng để phòng ngừa, chống lại những hành vi xâm hại đến quyền lợi NTD.

thế yếu hơn trong mối quan hệ với nhà sản xuất do khả năng hạn chế khi tiếp cận, xử lí, hiểu các thơng tin về hàng hóa, dịch vụ và giao dịch; hạn chế trong đàm phán; hạn chế về tiềm lực tài chính, địa vị xã hội và khả năng theo đuối các công cụ giải quyết tranh chấp. BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP sẽ góp phần bảo đảm sự cơng bằng, bình đẳng trong quan hệ tiêu dùng thực phẩm, trước hết là xây dựng hành lang pháp lý nhằm buộc các chủ thế phải tuân thủ các quy định pháp luật trong

lĩnh vực ATVSTP và tơn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp của NTD.

tế thị trường lành mạnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, NTD có vai trị đặc biệt quan trọng, là trung tâm của các quan hệ kinh tế, quyết định sự tồn tại của các nhà sản xuất kinh doanh. Các quốc gia trên thế giới cũng dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề này và đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe về nguồn gốc, kỹ thuật, chất lượng, mẫu mã, thương hiệu... của hàng hóa tiêu dùng. Việc hội nhập quốc tế địi hỏi hàng hóa của Việt Nam muốn tiêu thụ ở thị trường nước ngồi thì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn trên. Theo bài viết tại Thời báo kinh doanh ngày 14/12/2022: Mỗi năm, Việt Nam nhận khoảng 1.000 thông báo từ các thành viên WTO thay đổi về các biện pháp ATTP. Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sẽ ngày càng khó khăn hơn trước những yêu cầu thay đổi liên tục từ thị trường nhập khẩu. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng ATVSTP theo tiêu chuẩn quốc tế, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại hóa chất

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

trong nuôi trồng, chế biến, bảo quản thực phẩm, xây dựng nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu cùa Việt Nam sang thị trường quốc tế.

<i><b>1.1.4. </b></i>

<i><b>Các quyền lọi</b></i>

<i><b> của</b></i>

<i><b> ngườitiêu </b></i>

<i><b>dùng </b></i>

<i><b>thựcphẩm </b></i>

<i><b>cầnđượcbảovệ</b></i>

Trọng tâm của pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực vệ sinh ATTP là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Theo đó, quyền của NTD được quy định như sau: Theo quy định tại Điều 4 Luật BVQLNTD năm 2023, NTD nói chung có

những quyền như sau:

tín, tài sản, bảo vệ thơng tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phấm, hàng hóa, dịch vụ do tố chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.

thơng tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh.

doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết.

- Được góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.- Được yêu cầu tồ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khơng phù họp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, khơng bảo đảm an tồn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Được tham gia xây dựng chính sách, pháp luật vê bảo vệ quyên lợi người tiếu dùng.

- Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tồ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định pháp luật.

- Được tư vấn, hồ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ nàng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

- Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững.- Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định pháp luật.

NTD thực phẩm ngoài các quyền được quy định tại Luật BVQLNTD, cịn có các quyền quy định cụ thể hơn tại Điều 9 Luật ATTP 2010 như sau:

chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an tồn, cách phịng ngừa khi nhận được thơng tin cảnh báo đối với thực phẩm;

- Yêu cầu tô chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của minh theo quy định pháp luật;

- Yêu cầu tổ chức BVQLNTD bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định pháp luật về BVQLNTD;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định pháp luật;

phẩm khơng an tồn gây ra.

<i><b>1.1.5.</b></i>

<i><b>Các </b></i>

<i><b>yếu </b></i>

<i><b>tốtác</b></i>

<i><b> động</b></i>

<i><b> đến</b></i>

<i><b> bảo</b></i>

<i><b> vệ</b></i>

<i><b> quyền </b></i>

<i><b>lợi </b></i>

<i><b>ngườitiêu </b></i>

<i><b>dùng </b></i>

<i><b>trong</b></i>

<i><b> lĩnh vực</b></i>

<i><b> an </b></i>

<i><b>toàn vệ </b></i>

<i><b>sinh </b></i>

<i><b>thực</b></i>

<i><b> phẩm</b></i>

việc bảo vệ quyền lợi của NTD. Cơ quan nhà nước có vai trò điều tiết, giám sát, trọng tài, giúp đảm bảo sự bình đẳng, tạo ra sự cân bằng trên thực tế về lợi ích giữa NTD và tố chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Sự can thiệp của nhà nước vào quan hệ giữa NTD và cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

một mặt giúp bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của NTD trước sự xâm hại, lạm dụng, khai thác thu lợi bất chính của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, thông qua việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với hành vi gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của NTD, nhà nước đồng thời cũng hạn chế được những tác động tiêu cực từ mặt trái của sự phát triển kinh tế thị trường, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của NTD từ phía các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua đó, giúp củng cố niềm tin của NTD và hình thành nên mơi trường kinh doanh văn minh.

khẳng định, nguy cơ tiềm ần về mất vệ sinh ATTP sè luôn tồn tại nếu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm không tuân thủ quy định pháp luật về ATVSTP, không cải thiện ý thức, hành vi của mình trong quá trình sản xuất thực phẩm. Bởi lè, dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nỗ lực trong việc kiểm sốt ATVSTP cũng không thể đảm bảo tất cả thực phẩm được bán trên thị trường đều đáp ứng tiêu chuẩn an tồn vệ sinh. Bên cạnh đó, NTD cũng khơng thể có đầy đủ thơng tin hoặc u cầu kiếm định từng thực phấm tiêu dùng hàng ngày, mà chỉ có thể đặt niềm tin vào nhà sản xuất với những thông tin đà được công bố về thực phẩm. Do đó, ý thức của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và ATTP. Do đó, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh trong sản xuất, chế biến, cung ứng thực phẩm sẽ góp phần thúc đẩy việc bảo vệ quyền lợi của NTD.

mua, sử dụng các sản phẩm, thực phấm đảm bảo an toàn vệ sinh, bản thân NLĐ phải có kiến thức, kỹ năng khi mua hàng. NTD cần tìm hiểu kỹ chất lượng, xuất xứ, thông tin của sản phẩm, để nhờ đó NTD có thể bảo vệ chính mình, tránh các rủi ro, thiệt hại tính mạng, sức khỏe có thể xảy ra khi tiêu dùng sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc thay đối các thỏi quen tiêu dùng cũng đặc biệt quan trọng. Đa số NTD Việt Nam trước đây thường có thói quen mua hàng hóa ở những điềm bán lẻ, chợ nhỏ lẻ mà khơng thích mua sắm tại siêu thị hoặc các trung tâm thương

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

mại, do giá cả rẻ hơn so với siêu thị, trung tâm thương mại. Tuy nhiên, mua thực phẩm ở chợ có nguy cơ mất an tồn vệ sinh cao hơn, bởi hầu như tại các chợ, thực phẩm không được kiểm tra chất lượng, nguồn gốc xuất xứ. Cá biệt tại các vùng ven đô, gần các khu cơng nghiệp, chợ cóc, chợ tạm bn bán thực phấm đà qua chế biến, thức ăn chín bán cho cơng nhân có nguy cơ mất vệ sinh ATTP rất cao. Khơng ít cửa hàng bn bán thực phẩm ở chợ được chế biến từ gia súc, gia cầm đã chết, rau củ, quả chứa chất bảo quản... Do đó, việc thay đổi thói quen mua hàng của NTD là rất quan trọng. Ngày nay xu hướng tiêu dùng thực phẩm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh, an toàn trong chế biến và xác định rõ nguồn gốc cũng đã phổ biến hơn, thực phẩm được bán tại siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch cũng đang được nhiều người lựa chọn hơn.

<b>1.2.Pháp</b>

<b> luật bảo</b>

<b> vệquyền</b>

<b> lợi </b>

<b>ngườitiêudùng trong lĩnh </b>

<b>vựcantoàn, </b>

Pháp luật về BVQLNTD là cơ sở pháp lý quan trọng để BVQLNTD trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực ATVSTP. Sự gắn kết giữa lĩnh vực pháp luật về BVQLNTD và pháp luật về ATVSTP đã tạo nên hệ thống quy phạm pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP. Có thể thấy, pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP là một nội dung của pháp luật BVQLNTD nói chung. Tuy nhiên ngoài các đặc điểm chung, pháp luật BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP cũng có những đặc điểm riêng, cụ thế như sau:

<i>Thứ nhất, pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP có liên quan trực </i>

tiếp đến hoạt động sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm. Luật BVỌLNTD là cơ sở pháp lý quan trọng để các quyền của NTD được đảm bảo thực

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

hiện, nhưng đây chỉ mới là khung pháp lý cơ bản, việc thực thi trong mỗi lĩnh vực còn liên quan đến pháp luật mỗi chuyên ngành. ATVSTP hàm chứa trong đó nhiều hoạt động, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều khâu và quá trình. Do vậy, Pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP có mục đích: đảm bảo việc sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn vệ sinh trong từng khâu sơ chế, chế biến, đóng gói, bày bán kinh doanh thực phẩm, đảm bảo thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, khơng gây hại đến sức khỏe, tính mạng của NTD.

cơ chế phịng ngừa. Như đã phân tích, ATVSTP ln gắn liền với sức khoe và tính mạng NTD, vậy nên không phải chỉ khi quyền lợi của NTD bị xâm hại mới yêu cầu bên vi phạm khắc phục thiệt hại, bồi thường hoặc khôi phục quyền mà việc BVQLNTD cần phải làm là cảnh báo, ngăn chặn từ trước nguy cơ mất ATTP. Chính bởi vậy Pháp luật ATTP đã quy định về hoạt động thanh tra, kiềm tra ATTP, trách nhiệm của các cơ quan tổ chức có liên quan và quy định sẽ xử lý vi phạm nếu phát hiện thực phẩm khơng an tồn.

bảo vệ kép với NTD. Theo đó, lớp bảo vệ thứ nhât là hệ thông quy định pháp luật về trách nhiệm nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế giám sát, xử lý vi phạm của các cơ quan Nhà nước có thấm quyền. Theo đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, ƯBND các cấp... có nhiệm vụ quyền hạn cụ thể trong việc xây dựng hoàn thiện cơ chế đảm bảo ATVSTP, xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đối với thực phẩm nhằm BVQLNTD.

Lớp bảo vệ thứ hai là hệ thống quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của NTD và các chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật mà chủ thể vi phạm có thể bị áp dụng xử lý. Theo đó, NTD có quyền yêu cầu tổ chức BVQLNTD bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình theo quy định của pháp

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

luật; khiêu nại, tô cáo, khởi kiện đên cơ quan có thâm qun nêu qun lợi ích hợp pháp cùa mình bị xâm hại.

thiết giữa hệ thống pháp luật về BVQLNTD và ATVSTP, đồng thời cũng có sự liên quan đến các lĩnh vực luật khác.

Hệ thống pháp luật về BVQLNTD và ATVSTP có sự bồ sung, hỗ trợ lẫn nhau và đều có mục đích cuối cùng là BVQLNTD. Các nội dung về BVQLNTD nói chung được quy định trong pháp luật về BVQLNTD: trong đó bao gồm các nguyên tắc cơ bản về BVQLNTD, quyền và nghĩa vụ của NTD nói chung và của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; trách nhiệm BVQLNTD của tồ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng; các hành vi bị cấm và các chế tài áp dụng... Còn phấp luật về ATVSTP quy định chi tiết hơn về quyền và nghĩa vụ của NTD, tồ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong đảm bảo ATVSTP; các điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm; kiếm nghiệm thực phẩm, ngăn chặn phòng ngừa và khắc phục sự cố về ATTP; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong đảm bảo ATVSTP... Khi phát sinh các hành vi xâm hại đến quyền lợi cúa NTD thực phấm hoặc các tranh chấp liên quan, các chủ thể khi áp dụng pháp luật cần phải xem xét các chuẩn mực pháp luật về BVQLNTD nói chung và ATVSTP nói riêng đế xác định hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, từ đó làm cơ sở xác định trách nhiệm nghĩa vụ của bên vi phạm đối với NTD.

Bên cạnh đó, hệ thống quy phạm pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP cũng có mối liên hệ với nhiều hệ thơng pháp luật khác như: pháp luật hình sự, pháp luật hành chính, pháp luật cạnh tranh, pháp luật về trách nhiệm sản phẩm, pháp luật về nông nghiệp và thú y, pháp luật về xuất nhập khẩu,.... Ví dụ như: khi NTD bị ngộ độc do ăn thực phẩm của cơ sở kinh doanh, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả nguy hiếm sức khoe đối với NTD, người bán có thế bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về ATTP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017...

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Có thể thấy, pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP là một lĩnh vực đặc thù, vừa có những điểm chung của hệ thống pháp luật về BVQLNTD, vừa có những điểm riêng biệt trong lĩnh vực ATVSTP. Hai hệ thống pháp luật trên cùng với các hệ thống pháp luật khác phối hợp chặt chẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho NTD, đảm bảo nền kinh tế phát triển ngày càng văn minh, hiện đại, phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới, đặt NTD là trung tâm.

<i><b>1.2.2.</b></i>

<i><b>Vai </b></i>

<i><b>trò </b></i>

<i><b>củapháp</b></i>

<i><b> luật</b></i>

<i><b> về bảovệ </b></i>

<i><b>quyềnlọi ngườitiêu </b></i>

<i><b>dùngtrong </b></i>

<i><b>lĩnh</b></i>

<i><b>vực</b></i>

<i><b> an </b></i>

<i><b>toàn, vệ </b></i>

<i><b>sinh thực phẩm</b></i>

lang pháp lý quan trọng bảo vệ quyền lợi cho NTD nói chung và NTD thực phẩm nói riêng. Nhà nước xây dựng hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho NTD, ATVSTP nhằm đảm bảo sự cân bằng trong giao dịch dân sự giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh; đảm bảo việc sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo an tồn tính mạng, sức khỏe cho NTD.

xây dựng một hệ thống pháp lý bao gồm các quy phạm pháp luật mang tính tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo ATTP. Theo đó quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh đối với từng loại thực phẩm như: thực phẩm tươi sống, thực phẩm đà qua chế biến, thực phẩm chức năng,... cần phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và cấc chất khác trong thực phấm có thề gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Bên cạnh đó pháp luật quy định về tiêu chuẩn đảm bảo ATVSTP của cơ sở sản xuất kinh doanh, của hoạt động chế biến, đóng gói, vận chuyện, kinh doanh thực phẩm... Nhờ đó, cơ quan quản lý Nhà nước phần nào có thế kiếm sốt được chất lượng của thực phẩm cung cấp đến NTD và NTD có thể cơ bản phân biệt được thực phẩm an tồn và thực phẩm khơng an tồn, các địa chỉ tin cậy nên mua thực phấm cho gia đình.

phịng ngừa để ngăn chặn từ trước nguy cơ mất ATTP. Bằng cách quy định về các hành vi bị cấm, hình thức xử lý với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ATVSTP,

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

pháp luật vê BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP đã tạo nên những cảnh báo trước với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm về những hành vi không được làm. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn giúp hạn chế thấp nhất nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của nhiều NTD.

phần giúp cho NTD nâng cao nhận thức về ATVSTP và nhận thức được sâu sắc hon vai trò của việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho mình. Nhìn chung hiện nay, NTD chưa nắm hết được quyền lợi và nghía vụ của mình, chưa tự chủ động tìm hiểu quy định pháp luật đề bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, một số NTD “nhẹ dạ, cả tin”, ham mua đồ rẻ, mua theo phong trào, thậm chí biết hàng nhái vẫn mua, đến khi xảy ra hậu quả lại ngại thủ tục kiện cáo rườm rà, đa phần NTD thường sẽ bỏ qua hoặc chấp nhận hậu quả. Việc ra đời pháp luật về BVQLNTD và luật ATTP, đồng thời có sự tuyên truyền phổ biến rộng rãi của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội mà NTD tiếp cận và ý thức hon về quyền lợi của mình, nắm được cách thức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. NTD cần nâng cao nhận thức về lựa chọn thực phẩm sạch, an tồn, cần tìm hiểu quy định pháp luật về các tiêu chuẩn an tồn của thực phẩm đề có sự lựa chọn đúng đắn, bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình.

<i><b>1.2.3.Các </b></i>

<i><b>nguyên </b></i>

<i><b>tắc</b></i>

<i><b> pháp</b></i>

<i><b> luật</b></i>

<i><b> về bảo vệ </b></i>

<i><b>quyền</b></i>

<i><b> lợi</b></i>

<i><b> ngườitiêu </b></i>

<i><b>dùngtrong lĩnh </b></i>

<i><b>vựcan toàn,vệsinh thực phẩm</b></i>

Việc bảo vệ quyền lợi của NTD trong lĩnh vực ATVSTP nói riêng và bảo vệ quyền lợi của NTD nói chung đều phải tuân thủ các nguyên tắc, cụ thể:

toàn xã hội. Theo đó, Nhà nước đóng vai trị trung tâm trong hoạt động BVQLNTD thông qua ban hành các chính sách, pháp luật, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa NTD. Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng tham gia bảo vệ quyền lợi cho NTD.

<i>Thứ hai, quyền lợi của NTD được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ </i>

theo quy định pháp luật. Như đã phân tích ở trên, NTD thường ở vị thế yếu và chịu

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nhiêu thiệt thòi hơn so với người sản xuât kinh doanh, do nhóm này thường nhận thức chưa đầy đủ về các quyền lợi của mình và ln nằm trong tình trạng bất cân xứng về thông tin cũng như khả năng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Do vậy, việc BVQLNTD là rất quan trọng. Quyền lợi của NTD được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật không chỉ thể hiện ở Luật BVNTD năm 2023 mà còn thể hiện tại nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Cạnh tranh, Luật ATTP, Luật Giá, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và BVQLNTD, ... Với nhừng quy định trên, quyền lợi của NTD được pháp luật đảm bảo đầy đủ, rõ ràng và cụ thể.

bạch, đúng pháp luật. Ngày nay các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của NTD ngày càng phức tạp và gia tăng ở hầu hết các lĩnh vực, tình trạng đầu cơ, bán hàng không rõ nguồn gốc, các vi phạm liên quan tới hoạt động thương mại điện tử cũng ngày càng gia tăng. Do đó việc BVQLNTD cần phải được các cơ quan thẩm quyền, tố chức xã hội chủ động thực hiện kịp thời, công bàng, đúng pháp luật và công khai đại chúng để nhiều NTD tiếp cận được thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, lừa đảo,., tránh việc mua phải những hàng hóa khơng đạt tiêu chuẩn, hàng giả, hàng nhái, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, thiệt hại về tài chính của NTD.

quyền, lợi ích họp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tố chức, cá nhân khác. Pháp luật BVQLNTD ngoài quy định về quyền lợi của NTD cũng quy định về nghĩa vụ của họ, theo đó Điều 5 Luật BVNTD năm 2023 quy định NTD có nghĩa vụ:

lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

- Tiêu dùng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

công cộng, không gây nguy hại đên tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác.

- Tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định pháp luật.

- Thơng tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khơng bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản cùa NTD; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của NTD.

về thông tin liên quan đến giao dịch giữa NTD và tố chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ khác theo quy định.

NTD được pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp tuy nhiên cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định pháp luật nói chung và luật BVQLNTD nói riêng. Do đó, khơng được xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

<i>“bảo đám cơng bằng, bình đằng, khơng phân biệt về giới, tự nguyện, không vỉ phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tỏ chức, cá nhân kinh doanh”, Việc lồng ghép bình đẳng giới </i>

trong quy định của Luật BVQLNTD năm 2023 giúp bảo vệ quyền lợi cho NTD nữ được tốt hon, nhất là phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là nhóm NTD yếu thế, chịu nhiều bất lợi hơn trong việc thực hiện quyền của NTD. Họ có thế bị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lợi dụng xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp trong q trình thực hiện giao dịch. Bên cạnh đó, Luật BVQLNTD năm 2023 cũng quy định giao dịch giữa NTD và cơ sở sản xuất kinh doanh không được vi phạm pháp luật, không trái thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, tương ứng với quy định pháp luật dân sự về việc giao dịch dân sự không được vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b>1.2.4. </b></i>

<i><b>Nội </b></i>

<i><b>dung pháp </b></i>

<i><b>luật </b></i>

<i><b>vềbảo vệ</b></i>

<i><b> quyềnlọi ngươi tiêu</b></i>

<i><b> dùng </b></i>

<i><b>trong lĩnh</b></i>

<i><b>vực</b></i>

<i><b> an </b></i>

<i><b>toàn, vệ </b></i>

<i><b>sinh </b></i>

<i><b>thực</b></i>

<i><b> phẩm</b></i>

Pháp luật BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP có đầy đù những nội dung của pháp luật BVQLNTD nói chung và quy định riêng tại pháp luật chuyên ngành về đảm bảo ATVSTP, các nội dung cơ bản cụ thể như sau:

<i>ỉ.2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm</i>

Quyền của NTD thực phẩm là nội dung quan trọng của pháp luật BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP. Trong Hướng dẫn cùa Liên Hợp Quốc về BVQLNTD năm

1985 cũng quy định nguyên tắc BVQLNTD nói chung. Trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế, Luật BVQLNTD năm 2023 của Việt Nam cũng ghi nhận 11 quyền của NTD. về cơ bản, các quyền của NTD theo quy định pháp luật Việt Nam

là tương ứng với Hướng dẫn cùa Liên Hợp Quốc nhưng có sự cụ thế hóa, phù hợp với thực tiễn nước ta.

Các quyền của NTD thực phẩm được quy định tại Luật ATTP năm 2010 tương đối thống nhất với quyền của NTD nói chung, nhưng được cụ thể hóa hơn trong lĩnh vực ATVSTP. Quyền và lợi ích hợp pháp của NTD là cơ sở pháp lý quan trọng đề hình thành các quy định pháp luật với mục đích BVQLNTD.

<i>ỉ. 2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của tô chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm</i>

Quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với NTD có thể coi là một trong những quy định trọng tâm của Luật BVQLNTD và Luật ATTP. Đe NTD được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, hàng hóa chất lượng an tồn thì ý thức, trách nhiệm tuân thủ quy định ATTP và BVQLNTD của các cơ sở sản xuất kinh doanh phải được đặt lên hàng đầu. Nếu các cơ sở này thực hiện đúng trách nhiệm, tuân thủ quy định pháp luật trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thì sẽ tạo nên một mơi trường kinh doanh an toàn, văn minh và quyền lợi của NTD sẽ được bảo đảm tốt hơn. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng được pháp luật bảo vệ và trao quyền, đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi cho NTD nhưng không được xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh này.

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>ỉ.2.4.3. Điều kiện đảm bảo an toàn với thực phấm và quá trĩnh sản xuất, kinh doanh thực phẩm</i>

Pháp luật về ATVSTP quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh đối với thực phẩm nói chung và quy định riêng với từng loại thực phẩm như: thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm tãng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ và quy định điều kiện đảm bảo ATVSTP đối với cả phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm. Theo đó, thực phẩm phải đáp ứng các quy chuấn kỹ thuật theo quy định pháp luật về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm, chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Đối với chất phụ gia thực phẩm, chất hồ trợ chế biến thực phấm ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn trên cịn phải có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm, đồng thời phải thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. Đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

<b><small>Ạ _ 1_ 2 • _ 2 _ </small></b><i><b><small>A</small></b></i><b><small> a Y. Ạ. </small></b><i><b><small>* A</small></b></i><b><small> 1 • _ </small></b><i><b><small>A</small></b></i><b><small> _ s 1 2 4-2 1 1- • 1 • Ạ / _ 1. </small></b><i><b><small>A</small></b></i>

cân phải san xuât từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiêm các chat độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phấm trong thời hạn sử dụng, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật pháp luật quy định tương ứng với từng loại dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm...

Bên cạnh đó, các tồ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh cũng phải đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật. Các quy định này gồm: quy định về việc thành lập, điều kiện hoạt động của tồ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm; quy định về sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; quy định về kiểm nghiệm, phân tích và cảnh báo nguy cơ mất ATVSTP đã tạo khuôn khổ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền thơng qua các biện pháp kỹ thuật xác định nguy cơ thực phấm mất an toàn và cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động kiểm soát ATVSTP.

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>ỉ.2.4.4. Quy định về kiêm sốt các hoạt động sản xuất và kình doanh thực phẩm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng</i>

Kiểm soát ATVSTP là hoạt động quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm nhằm BVQLNTD thực phẩm. Nội dung pháp luật về kiểm soát ATVSTP bao gồm: quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt Luật ATTP nhấn mạnh quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật ATTP và BVQLNTD của các cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời cảnh báo NTD về nguy cơ mất vệ sinh an tồn thực phẩm để NTD có lựa chọn đúng đắn hơn khi quyết định mua các sản phẩm thực phẩm.

<i>ỉ.2.4.5. Quy định về giáo dục, trợ giúp người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của mình</i>

Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng được coi là quyền cơ bản của NTD, được ghi nhận trong Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ NTD năm 1985, đồng thời cũng được Pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Luật BVNTD năm 2023. Luật ATTP nãm 2010 mặc dù không quy định trực tiếp về quyền được giáo dục về tiêu dùng tuy nhiên đà dành một Chương đế quy định về thông tin, giáo dục truyền thông về ATTP: Mọi tổ chức cá nhân đều được quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP và ưu tiên tiếp cận đối với NTD thực phẩm. Việc trang bị kiến thức cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân với cương vị NTD là việc rất cần thiết, không chỉ với mỗi cá nhân mà với toàn xã hội.

<i>ỉ.2.4.6. Phương thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm</i>

- Phương thức khiếu nại tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

Khi tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh có hành vi xâm hại đến quyền lợi ích hợp pháp của mình thì NTD có quyền sử dụng các biện pháp nhằm tự bảo vệ quyền lợi của mình. Việc pháp luật quy định quyền khiếu nại là của NTD, giúp NTD có thể nâng cao khả năng tự vệ đối với nhừng vi phạm quyền lợi từ nhà sản

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

xuât, kinh doanh. Tuy nhiên, việc khiêu nại của NTD phải phù hợp với tính chât, mức độ xâm phạm đến quyền của NTD đà được pháp luật ghi nhận và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

- Phương thức khởi kiện tại cơ quan tài phán

Phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD và tố chức cá nhân sản xuất kinh doanh là trọng tài và tòa án đã được ghi nhận tại Luật BVQLNTD năm 2023. Theo đó, đây là giải pháp cuối cùng được các bên sử dụng khi tranh chấp phát sinh không thể giải quyết thông qua phương thức thương lượng hoặc hòa giải.

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài cũng được quy định riêng, cụ thể tại Luật trọng tài thương mại 2010, theo đó: “Tranh chấp được giải quyết

<i>bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thê được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp” (theo Điều 5); Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại tịa án thì </i>

thực phẩm và tổ chức sản xuất kinh doanh ít khi có điều khoản thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp. Do đó, NTD thực phẩm phải thỏa thuận bằng văn bản riêng với thương nhân sau khi có tranh chấp phát sinh về việc lựa chọn phương thức trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài cũng có nhiều ưu điểm để các bên lựa chọn như: thủ tục nhanh gọn, thời gian linh hoạt; Tự do chọn trọng tài viên và về cả số lượng; Tính bảo mật cao...

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức khởi kiện tại tịa án, thơng qua trình tự, thủ tục tố tụng dân sự cũng được coi là phương thức hữu hiệu để BVQLNTD. Phương thức này có ưu điểm là phán quyết của tịa có tính cưỡng chế cao, buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật, nhờ đó quyền lợi của NTD thực phẩm sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục giải quyết thiếu linh hoạt, ngun tắc xét xử cơng khai của tịa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại gây cản trở đối với tô chức cá nhân sản xuất, kinh doanh do các bí mật kinh doanh có thể bị tiết lộ.

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>1.2.5.Pháp luậtvề bảovệ </b></i>

<i><b>quyền lọingườitiêu </b></i>

<i><b>dùng </b></i>

<i><b>tronglĩnh vực an </b></i>

<i><b>toàn, vệ </b></i>

<i><b>sinh</b></i>

<i><b> thực </b></i>

<i><b>phẩm mộtsố</b></i>

<i><b> quốc </b></i>

<i><b>giatrên </b></i>

<i><b>thếgiới và kinhnghiệmcho </b></i>

<i><b>ViệtNam</b></i>

Tại Hoa Kỳ, chế định pháp luật trách nhiệm sản phẩm là một trong những chế định thể hiện tính chặt chẽ, nghiêm ngặt nhất với những quy định cụ thể, rạch ròi, đặc biệt là về mức bồi thường thiệt hại, trong đó đưa ra các nguyên tắc cụ thề cho việc áp dụng chế định trách nhiệm sản phấm, đặc biệt quan trọng là nguyên tắc trách nhiệm nghiêm ngặt: xác định trách nhiệm bồi thường của nhà sản xuất đối với thiệt hại do sản phẩm khuyết tật gây ra không phụ thuộc vào yếu tố lỗi. Bên cạnh đó, pháp luật cũng xác định được mối quan hệ, nguyên tắc áp dụng giữa luật chung về trách nhiệm sản phẩm và luật chuyên ngành, giữa luật liên bang và luật của các bang góp phần đồng nhất, đồng bộ hóa việc ban hành và áp dụng luật.

Pháp luật về BVQLNTD của Cộng đồng Châu Âu quy đinh về BVQLNTD trong Chỉ thị 85/374/EEC và Chỉ thị 1999/34/EC sửa đổi một số điều của Bản Chỉ thị 85/374/EEC. Trong đó nghiên cứu nội dung chú yếu gồm: các nguyên tắc; mục tiêu của các Chỉ thị; chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý; phạm vi sản phẩm (scope of products); sản phẩm khuyết tật (defective products); thiệt hại do các sản phẩm khuyết tật gây ra; hậu quả pháp lý do vi phạm và giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Đặc biệt, các quy định pháp luật của Cộng đồng Châu Âu về giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm sản phẩm khá cụ thể và chi tiết. Quy định này tạo điều kiện cho các nước thành viên giải quyết các vấn đề xung đột pháp luật, đồng thời tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại dễ dàng khởi kiện theo pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất. Chính vì lý do này, pháp luật về bảo vệ NTD, trong đó có pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Cộng đồng Châu Âu được coi là nghiêm khắc và có khả năng thực thi nhất và hệ quả của nó là NTD Châu Âu được bảo vệ rất hiệu quả.

Pháp luật BVQLNTD của một số nước Châu Á như: Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Philippin và Thái Lan đều có những quy định tương đối đặc thù về vấn đề bảo vệ NTD. về hình thức, các nước đều đưa ra những quy định này vào thành một phần của đạo luật về BVQLNTD hoặc quy định trong một đạo luật riêng, về

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

nội dung, Philipines đã tạo ra sự khác biệt lớn nhất vì khơng chỉ luật hóa các nguyên lý về trách nhiệm sản phẩm mà còn mở rộng chúng sang cả các sản phảm dịch vụ. Đây là vấn đề mà cả quốc gia phát triển là Hoa Kỳ và Cộng đồng Châu Âu cho đến nay vẫn chưa thực hiện. Trong khi đó, quy định về BVQLNTD của Thái Lan tương đối chi tiết và đặc biệt, thiệt hại được mở rộng đến cả những thiệt hại về tinh thần. Không những thế, pháp luật của Thái Lan không sử dụng sản phấm khuyết tật mà sử dụng khái niệm sản phẩm khơng an tồn. Qua đó ta thấy, pháp luật về BVQLNTD của một số nước Châu Á đã thế hiện sự tiếp cận tương đối đầy đủ với các quy định của pháp luật của các nước phát triển, thể hiện yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm đối với xã hội.

Nhìn chung pháp luật về BVQLNTD được hình thành và phát triển ở hầu hết các nước. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia có tính tiên phong trong việc hoàn thiện quy định này theo hướng cho phép quy kết trách nhiệm đối với nhà sản xuất ngay cả khi nhà sản xuất khơng có lồi trong việc gây ra khuyết tật của sản phẩm. Việc quy định như thế đã nhanh chóng tạo cảm hứng cho các nhà lập pháp, NTD, các Hội BVQLNTD ở nhiều quốc gia trên thế giới. Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm - công cụ pháp lý BVQLNTD của Hoa Kỳ đã ảnh hường sâu sắc và lan rộng ra các khu vực và quốc gia khác trên thể giới như các quốc gia Châu Âu và Nhật Bản. Hiện nay, quy định này cũng được quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có các quốc gia thuộc khổi ASEAN như: Indonesia, Malaysia và Philipines. Mơ hình xây dựng các quy định này dựa trên một giả định về thực tế là NTD luôn ở vị trí yếu thế so với nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm trong việc phòng ngừa, khắc phục, gánh chịu những rủi ro phát sinh từ quá trình tiêu dùng sản phẩm khi những rủi ro đó có nguyên nhân trực tiếp từ tình trạng khuyết tật trong sản phấm được tiêu dùng. Trong xu hướng chung, việc xây dựng và hoàn thiện quy định về BVQLNTD trong tương lai theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng và chi tiết là điều hết sức cần thiết. Đây là điều có lẽ, các quốc gia Châu Á đẫ xác định được và đã đi theo hướng này.

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Dựa trên các kêt quả có được từ nghiên cứu quy định pháp luật vê BVQLNTD trong lĩnh vực VSATTP, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

<i>Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện các vướng mắc trong pháp luật về BVQLNTD </i>

trong lĩnh vực VSATTP vì đây là hành lang pháp lý, là cơ sở quan trọng cho hoạt động này trên thực tiền, cần thiết có sự tham khảo các quy định pháp luật các quốc gia phát triển trên thế giới về BVQLNTD trong lĩnh vực VSATTP trong giới hạn đối tượng, chủ thể và các quyền cần bảo vệ.

vực VSATTP, đặc biệt là sự phối hợp giữa các chủ thể này. Đồng thời hình thành cơ chế giám sát đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực VSATTP của các chủ thể được giao thẩm quyền.

kinh doanh thực phẩm khơng đảm bảo vệ sinh an tồn. Đó là một trong những giải pháp giải quyết được vấn đề từ gốc thay vì chỉ chủ trọng ngăn ngừa sự phát tán của thực phẩm bẩn trên thị trường

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Kêt </b>

<b>luận </b>

<b>Chuong 1</b>

Qua phân tích tại Chương 1, phần nào ta có thể hiểu rõ hơn các vấn đề lý luận chung về BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP cũng như sự cần thiết cùa quy định pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực ATVSTP. Đây là hành lang pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ cho những NTD yếu thế trước khả năng bị xâm phạm quyền và lợi ích họp pháp ln thường trực từ các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm. Mặc dù pháp luật hiện hành quy định tương đối đầy đủ về vấn đề BVQLNTD cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên một số quy định vẫn còn bất cập, việc thực thi pháp luật trên thực tế vẫn cịn nhiều khó khăn, vướng mắc. Nội dung này sẽ được phân tích cụ thể hơn tại Chương 2 Luận văn.

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i><b>2 </b></i>

<i><b>.1.1.Thực</b></i>

<i><b> trạngpháp</b></i>

<i><b> luật</b></i>

<i><b> về quyền,nghĩa </b></i>

<i><b>vụcủa ngườitiêudùng</b></i>

<i><b> và </b></i>

<i><b>chủ thể sản</b></i>

<i><b> xuất kỉnh</b></i>

<i><b> doanh tronglĩnh</b></i>

<i><b> vực</b></i>

<i><b> an </b></i>

<i><b>toàn, </b></i>

<i><b>vệsinh thực phẩm</b></i>

<i>2.1.1.1. Quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm</i>

Như đã phân tích tại Chương 1 trọng tâm của pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phấm là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Do vậy, để hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi NTD được tốt hơn, Luật BVQLNTD năm 2023 đã ghi nhận thêm 03 quyền của NTD so với Luật BVQLNTD năm 2010, đó

<i>vững; Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định; Quyền khác theo quy định pháp luật. ”</i>

Theo đó, có thể thấy trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng bền vững với các sản phâm thân thiện với môi trường ngày càng được quan tâm. NTD Việt Nam đã và đang dành sự quan tâm lớn đối với các sản phẩm bền vừng, được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, có thể tái chế hoặc tái sử dụng. Theo số liệu ghi nhận tại báo cáo gần đây của BigC, có 31 % khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho những sản phẩm hỗ trợ bảo vệ môi trường [12]. Bến cạnh đó, NTD cũng có xu hướng lựa chọn thực phẩm chứa ít chất béo, đường, chủ yểu là giàu chất xơ và dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Việc luật quy định thêm quyền cho NTD được “tạo điều kiện lựa chọn mỏi trường tiêu dùng lành mạnh và bền

đổi tư duy, chuyển mình để phù họp với xu hướng tiêu dùng bền vững, hướng tới

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

việc sản xuất và kinh doanh các sản phấm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe NTD và không đe dọa tới hệ sinh thái tự nhiên. Đồng thời quy định trên cũng góp phần nâng cao nhân thức của cộng đồng trong việc hướng tới tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trường.

về việc pháp luật ghi nhận thêm quyền của NTD được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công là một quy định đúng đắn, phù hợp, giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD được tốt hơn. Bởi dịch vụ công là dịch vụ thiết yếu với đời sống kinh tế- xã hội của đất nước, cộng đồng dân CU' và do Nhà nước tố chức thực hiện. Việc cung cấp dịch vụ công cũng phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, đồng thời bảo đảm quyền và trách nhiệm của hai bên theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, để đảm bảo cân bằng giữa quyền, nghĩa vụ của NTD với quyền, nghĩa vụ của tố chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, Luật BVQLNTD năm 2023 cũng quy định thêm nghĩa vụ của NTD, theo đó NTD cũng có nghĩa vụ:

<i>“Tuân thủ quỵ định về kiêm định, hảo vệ mỏi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật; Chịu trách nhiệm về việc cung cấp khơng chính xác hoặc khơng đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tô chức, cá </i>

phần phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức của NTD, giúp NTD có trách nhiệm hơn đối với hoạt động mua, bán và sử dụng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.

Trên cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của NTD nói chung, các quyền và nghĩa vụ của NTD thực phấm được cụ thể hóa hơn trong quy định tại Điều 9 Luật ATTP năm 2010 như sau:

1. NTD thực phẩm có các quyền sau đây:

- Được cung cấp thơng tin về ATTP, nguy cơ gây mất ATTP, cách phòng ngừa, được hướng dẫn sử dụng, vận chuyến, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn,

sử dụng thực phẩm phù hợp;

- Được yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định pháp luật;

của mình theo quy định pháp luật;

<small>32</small>

</div>

×