Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Kinh tế - Luật Trường Đại Học Thương Mại và sự
đồng ý của Cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Đỗ Hồng Quyên, em đã thực hiện đề tài: “Pháp
luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật thương mại 2005. Thực tiễn
áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT”.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận
tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại
Trường Đại Học Thương Mại.
Xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Đỗ Hồng Quyên đã hết lòng
hướng dẫn tận tình, chu đáo cho em những kiến thức quý báu để thực hiện đề tài khóa
luận tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hậu
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
1
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
MỤC LỤC
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
2
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
3
3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HĐMBHH Hợp đồng mua bán hàng hóa
LTM Luật thương mại
BLDS Bộ luật dân sự
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UCC Bộ luật Thương Mại Thống Nhất
( Uniform Commercial Code)
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
4
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống xã hội, hợp đồng là một hình thức thiết lập mối quan hệ giữa
người với người. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của hợp đồng đã chứng minh đó là
một hình thức pháp lý thích hợp và hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng
hóa và tiền tệ. Khi nền kinh tế phát triển, xã hội văn minh thì việc điều chỉnh bằng
pháp luật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coi trọng và hoàn thiện.
Trên thực tế, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân,
giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng tăng về số lượng. Vấn đề đặt ra trong việc
nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực hiện hợp đồng mau bán hàng hóa, là làm
thế nào để để hợp đồng được xác lập nhanh chóng, đảm bảo hợp đồng được thực hiện
một cách nghiêm túc đưa đến lợi nhuận tối ưu, tránh các thiệt hại không đáng có. Điều
này phụ thuộc trưỡ hết vào hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời phụ thuộc vào
nhiều khả năng nhận biết cũng như trình độ áp dụng pháp luật của từng doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH NHẬT-VIỆT, em thấy công ty hàng
năm ký kết rất nhiều hợp đồng, chủ yếu là hợp đồng mua bán hàng hóa. Do nhận thức
được vai trò to lớn của hợp đồng mua bán hàng hóa, nên việc tìm hiểu pháp luật hợp
đồng là điều cần thiết đối với công ty. Trên thực tế, việc thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa tại công ty còn nhiều thiếu sót. Do đó cần phải đưa ra giải pháp để giúp công
ty TNHH NHẬT_ VIỆT nói riêng cũng như các công ty khác nói chung trong việc
thực hiện hợp đồng để đạt được hiệu quả trong kinh doanh.
2.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ phận pháp luật có vị trí quan
trọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng
hóa được hình thành và phát triển với các quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế
năm 1989( đã hết hiệu lực) và đặc biệt sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995( đã hết hiệu
lực), Luật Thương mại 1997( đã hết hiệu lực), và hai văn bản pháp luật hiện hành là
Luật Thương mại 2005( LTM 2005) và Bộ luật Dân sự 2005( BLDS 2005). Vấn đề
pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu, dưới những góc độ khác nhau.
Trên thực tế đã có nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ… Nghiên cứu các đề tài
liên quan đến hợp đồng, như đề tài:
- “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
luận án phó tiến sỹ khoa học luật học năm 1996 của TS. Phạm Hữu Nghị.
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
5
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
- “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài- Kinh
nghiệm so sánh với luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật
Việt Nam” luân văn Thạc sỹ năm 2012 của Trương Thị Bích.
- “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, luân án tiến sỹ luật
học năm 2010 của Lê Minh Hùng.
- “Quyền tự do giao kết hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, luận án
Tiễn sĩ luật học năm 2006 của Phạm Hoàng Giang.
- “Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu”,luận án
tiến sỹ năm 2002 của TS. Lê Thị Bích Thọ.
- “Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” luận văn Thạc sỹ năm
2010 của Nguyễn Thị Hường.
Ngoài ra còn có sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, các giáo trình có đề
cập đến các khía cạnh pháp lý của hợp đồng như:
- Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam( 2001), Giáo trình Luật Thương Mại( năm 2002),
của khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Giáo trình pháp luật kinh tế( 2005), của khoa Luật kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.
- Giáo trình Luật kinh tế của đại học Luật Hà Nội.
- “Chế định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Khánh
(2007).
- “Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án” của TS. Đỗ Văn Đại(2010).
- “Chế độ hợp đồng kinh tế - Tồn tại hay không tồn tại” của GS.TS Lê Hồng Hạnh
(2005).
Cùng với các công trình nghiên cứu và các sách, giáo trình nêu trên, đã có nhiều
bài báo khoa học đăng trên các tạp trí, như:
- “Một số bất cập của chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005”, của tác giả Trần
Thị Huệ, tạp chí dân chủ và pháp luật số định kỳ tháng 6 (255) năm 2013.
- “Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng những vấn đề đặt ra khi sửa đổi Bộ
luật Dân sự năm 2005”, của tác giả Phạm Văn Bằng, tạp chí dân chủ và pháp luật Số
định kỳ tháng 4 (253) năm 2013…
Tất cả các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học, sách chuyên khảo, các
luận án, luận văn nêu trên đều có những thành công nhất định về một số khía cạnh
pháp lý của hợp đồng.
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
6
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn , em nhận thấy pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
nói chung cũng như trong luật thương mại nói riêng còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu và
làm rõ. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT, em thấy pháp luật
hợp đồng là rất quan trọng đối với công ty, tuy nhiên do hạn chế về tổ chức quản lý
của công ty nên công ty không có bộ phận pháp chế, còn chưa chú trọng chuyên sâu
tìm hiểu về vấn đề này.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu pháp luật về hợp đồng, nhưng nhu cầu
việc tiếp tục nhận thức các quy định của pháp luật hiện hành về pháp luật mua bán
hàng hóa còn nhiều. Tất cả những thành công của các công trình nghiên cứu nêu trên
đều là cơ sở cho em thực hiện nghiên cứu, nhằm hướng tới nhận thức thêm, nhận thức
sâu hơn, nhận thức đầy đủ hơn một số khía cạnh pháp luật hợp đồng, cụ thể là pháp
luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong luật thương mại.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhìn nhận cả về lý luận và thực tiễn, em chọn đề
tài: “Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại
2005.Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT”.
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề liên quan đến việc thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật Thương mại 2005, thực tiễn áp dụng tại
công ty TNHH NHẬT- VIỆT.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, khảo sát
thực trạng áp dụng pháp luật và thực tiễn áp dụng Luật Thương mại trong hợp đồng
mua bán hàng hóa tại doanh nghiệp, để có thể:
- Tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của Luật thương
mại về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên cũng như thực tiễn thi hành các quy
định trong luật này;
- Đánh giá việc thực hiện Luật thương mại 2005 trong hợp đồng mua bán hàng hóa của
doanh nghiệp;
- Lập luận đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật cũng như tính
hiệu quả của hợp đồng mua bán hàng hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung và hướng tiếp cận: Tên đề tài nghiên cứu luận văn là : “Pháp luật về
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005.Thực tiễn áp dụng
tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT”. Vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa rất rộng
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
7
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
cho nên trong giới hạn của khóa luận này, em chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn các khía cạnh pháp lý của quá trình thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa trong Luật thương mại 2005.
Đối tượng phân tích là Luật Thương mại 2005, bổ sung kèm theo như Bộ luật
Dân sự 2005 và các hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH NHẬT-VIÊT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề lý
luận và pháp lý liên quan đến các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa. Một số
phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp tổng hợp và phân tích,
phương pháp so sánh luật học, phương pháp logic…. Dưới đây là hai phương pháp em
sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp thu thập thông tin: Mục đích của việc thu thập tông tin là làm cơ sở lý
luận khoa học hay luận cứ để đi sâu vào vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa.
+ Thu thập các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu tổng
quan quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán
hàng hóa nói riêng như Luật Thương mại 2005 hay Bộ luật dân sự 2005, các văn bản
quy phạm pháp luật các nước Pháp, Anh, Mỹ về hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó
đưa ra một số nội dung pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa trong chương 1 về:
Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa.
+ Thu thập sổ sách, số liệu có liên quan đến thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT. Để làm rõ thực trạng áp dụng Luật thương mại
2005 trong quá thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty, Chương 2 của đề tài
đã thu thập các tài liệu của Công ty TNHH NHẬT- VIỆT như: Điều lệ, các Quy chế,
quy trình, Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012-
2014, các hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp: Dựa trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, em
phân tích đánh giá nội dung các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
được thực hiện trong Chương 1 và thực trạng áp dụng chúng trong giao kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH NHẬT- VIỆT.
Từ những kết quả đã phân tích, tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn,
tìm ra được bản chất, quy luật vận động của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
nói chung cũng như Luật thương mại nói riêng và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
8
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu như đã nêu ở trên, đề tài ngoài tóm lược, lời
cảm ơn, lời mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung, thì khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương 1. Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán
hàng hóa
Chương 2. Các quy định của Luật thương mại 2005 về thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH NHẬT- VIỆT
Chương 3. Một số đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua
bán hàng hóa và áp dụng quy đinh của Luật thương mại 2005 tại công ty TNHH
NHẬT- VIỆT
Kết luận
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
9
9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1.Khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa theo quan điểm của một số nước trên thế
giới: Pháp, Anh, Mỹ…
Hiện tại, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa của Mỹ bao gồm 2
phần: Phần thứ nhất là Chương 2 Bộ luật Thương Mại Thống Nhất( Uniform
Commercial Code- UCC) và phần thứ hai là Luật án lệ về hợp đồng mua bán hàng
hóa. Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa của Mỹ không phân biệt giữa giao kết
và hợp đồng. Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả giao dịch đơn phương
và hợp đồng theo cách nghĩ truyền thống của dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa.
Theo án lệ, hợp đồng được hiểu một hoặc một số lời hứa, nếu vi phạm thì pháp
luật buộc bên vi phạm phải bồi thường hoặc buộc phải thực hiện lời hứa như một
nghĩa vụ
UCC phân biệt thỏa thuận và hợp đồng; theo đó: thỏa thuận là sự mặc cả giữa các
bên trên thị trường thông được thể hiện bằng lời nói hoặc các hình thức khác ( Điều 1-
201-3). Còn “ hợp đồng là tổng hợp nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ thỏa thuận giữa các
bên do luật này xác định và được bổ sung bởi các luật khác”. (Điều 1-201-12)
[III,4,tr12-13].
Trên thực tế, do án lệ là nguồn luật quan trọng và chủ yếu trong lĩnh vực hoạt
động nên khái niệm hợp đồng theo Luật án lệ được áp dụng rộng rãi hơn. Từ hai khái
niệm trên, ta có thể thấy không phải mọi lời hứa hay thỏa thuận đều trở thành hợp
đồng; chỉ có những lời hứa hay thỏa thuận được pháp luật can thiệp khi có vi phạm
xảy ra thì mới gọi là hợp đồng.
Từ đó, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được hiểu là những lời hứa, thỏa thuận
hay là tổng hợp nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận giữa các bên do Luật UCC xác định,
được bổ sung bởi các luật diễn ra trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại…
1.1.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa theo quan điểm của Việt Nam
Có thể nói, hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng
xuất hiện từ rất lâu đời;nó được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản luật khác nhau theo
sự phát triển của đất nước
a. Lịch sử hình thành pháp luật về hợp đồng
Đầu tiên là hợp đồng trong Bộ Luật Hồng Đức- Bộ luật được coi là nổi bật nhất,
quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt
Nam. Hợp đồng thời này chủ yếu được quy định điều chỉnh trong vấn đề về hợp đồng
ruộng đất, sở hữu ruộng đất. Vấn đề này được quy định tại Chương Điền sản. Trong bộ
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
10
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền- công điền tương đối toàn diện về vấn đề
ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể
hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng ruộng đất
công: không được bán ruộng đất công( Điều 342), không được chiếm ruộng đất công
quá hạn mức( Điều 343)…… Bên cạnh đó việc bảo hộ quyền sở hữu tư nhân, hợp
đồng về ruộng đất tư cũng được quy định rõ ràng. Chẳng hạn: “ Điều 357. Nếu xâm
phạm chiếm bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ mốc giới của người khác, hay tự mình lại lập ra
mốc giới, thì xử biếm hai tư”.
“ Điều 356. Những tá điền cấy nhờ ruộng ở nhà của người khác, mà dở mặt tranh
làm của mình, thì phải phạt 60 trượng, biếm hai tư; nếu người chủ ruộng đất có văn tự
xuất trình thì người tá điền phải bồi thường gấp đôi số tiền ruộng đất, không có văn tự
thì trả nguyên tiền thôi”.
“Điều 355. Người nào ức hiếp để mua mua ruộng đất của người khác thì phải
biếm hai tư và cho lấy lại tiền mua”….[I,6, tr133]
Từ những quy định trên, có thể thấy bộ luật đã điều chỉnh ba loại hợp đồng về
ruộng đất:
• Mua bán ruộng đất: hợp đồng mua bán ruộng đất được coi là hợp pháp khi có đủ cả
hai điều kiện: ruộng đất đem ra bán là của mình và không được ức hiếp để mua ruộng
đất;
• Cầm cố ruộng đất: Đây là loại hợp đồng rất thông dụng, vì ruộng đất đối với nông dân
là nguồn sống, là máu thịt của họ. Người nông dân cho dù buộc phải bán tạm ruộng
đất do nhu cầu bức bách về tiền nong, thì họ vẫn mong có ngày được chuộc lại để canh
tác;
• Thuê mướn ruộng đất: Tùy theo sự thỏa thuận giữa chủ ruộng và người thuê ruộng mà việc
cho thuê ruộng đất là có thời hạn, hoặc có thể tiếp tục năm này qua năm khác.
Khi mà xã hội chưa phát triển, sự giao thương buôn bán chưa nở rộ thì phạm vi
quy định của hợp đồng trong Bộ luật Hồng Đức chủ yếu gói trọn trong các hợp đồng
về ruộng đất. Hình thức hợp đồng thường là văn khế( văn tự) giữa hai bên tham gia
hợp đồng, trong đó có sự chứng thực của một viên quan trong làng xã( Điều 366).
Theo sự lớn lên của đất nước qua các thời kỳ lịch sử cùng với sự phát triển của
nền sản xuất hàng hóa cũng như sự xuất hiện của tầng lớp mới trong xã hội chuyên
làm chức năng bán hàng hóa để kiếm lời, Việt Nam đã có bộ luật về hợp đồng Việt
Nam bao gồm hai bộ phận cấu thành: Pháp luật về hợp đồng dân sự và pháp luật về
hợp đồng thương mại.
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
11
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ra quyết định đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế theo hướng chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan
lieu bao cấp sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 25/9/1989, Hội đồng Nhà nước đã thông qua các pháp lệnh hợp đồng kinh
tế, bước đầu xây dựng một chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế. Theo đó “Hợp đồng
kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kí kết về việc
tham gia sản xuất, trao đổi hàng hóa dịch vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình”. (Điều 1 –
Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế)
Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 cũng đưa ra những
quy định về hợp đồng dân sự. Đến năm 1997, khi Luật Thương mại được Quốc hội
thông qua ngày 10/05/1997 cũng có những quy định về hợp đồng trong một số hành vi
thương mại.
Ngày 14/06/2005, Bộ luật Dân sự mới đã được Quốc hội khóa XI thông qua và
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Bộ luật Dân sự 2005 được ban hành thay thế
cho Bộ luật Dân sự 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989. Đây được coi là đạo
luật chung, áp dụng cho tất cả các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, tạo sự thống
nhất về pháp luật, đặc biệt trong việc điều chỉnh những quan hệ hợp đồng.
Luật Thương mại 1997 cũng được thay thế bởi Luật Thương mại mới được Quốc
hội thông qua ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Đây là nguồn luật
chính điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
b. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại 2005
Thực tế vài năm trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chế
kinh tế với sự thừa nhận đa hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Quá trình đổi
mới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, nước
ta gặp phải những vấn đề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đòi hỏi
nước ta cần phải hoàn chỉnh khung pháp lý về Thương mại để có thể điều chỉnh hoạt
động đó đúng đường lối, chính sách của Đảng cũng như theo kịp xu thế phát triển của
thời đại.
Đứng trước yêu cầu đó, ngày 14-11-2005, Quốc hội đã ban hành Luật Thương
mại( LTM) số 36/ 2005- QH 11 quy định về hoạt động thương mại( chính thức có hiệu
lực từ ngày 01/01/2006, thay thế LTM năm 1997) nhằm tạo thành một hành lang pháp
lý hoàn chỉnh cho các thương nhân trong hoạt động thương mại. Cũng giống như Luật
Thương mại năm 1997, Luật Thương mại 2005 cũng quy định khá đầy đủ và chi tiết
về mua bán hàng hóa cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa.
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
12
12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một phương tiện quan trọng phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các chủ thể
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau:
- Điều 3- Luật Thương mại 2005 có quy định: “ Mua bán hàng hoá là hoạt động thương
mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên
mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
- Điều 428- Bộ luật Dân sự năm 2005 về hợp đồng mua bán tài sản: “ Hợp đồng mua bán
tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên
mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng giao
kết giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải thương
nhân trong việc mua bán tất cả các bất động sản, kể cả động sản được hình thành trong
tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.1 Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá
nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo Luật Thương mại
2005, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết giữa các thương nhân hoặc ít
nhất một bên là thương nhân.
Theo khoản 1- Điều 6- Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.[I,3,tr12].
Các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp có thể bao gồm các doanh nghiệp
tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty nhà nước và các tổ chức kinh tế
khác. Thương nhân là cá nhân bao gồm các hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh
doanh và tiến hành hoạt động thương mại một cách thường xuyên , độc lập.
Các thương nhân này có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề tại
các địa bàn dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa còn được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân khác
hoạt động có liên quan đến thương mại.
1.2.2. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo quy định tại Điều 401 BLDS 2005: Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể
giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi vụ thể. Tại điều 24 LTM 2005 cũng
có quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng
hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
13
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Chủ yếu các hợp đồng trong hoạt
động thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa được thành lập bằng văn bản, bởi việc
giao kết hợp đồng bằng văn bản mang tính đảm bảo cao hơn so với các hình thức khác.
Và do hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra là nhằm mục đích sinh lợi nên việc ký kết
hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản.
1.2.3. Đối tượng hợp đồng mua bán hàng hóa
Căn cứ Khoản 2- Điều 3- Luật Thương mại 2005: “ Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai”.[ I,3,tr 9].
Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa được phép giao dịch,
không nằm trong đối tượng hàng hóa bị cấm. Cùng với sự phát triển của xã hội, hàng
hóa trở nên phong phú bao gồm nhiều loại, có thể là vật hữu hình hay vô hình, động
sản hay bất động sản… đều là những đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Mỗi
đối tượng đều có hình thức trao đổi khác nhau, nhưng vẫn phải tuân theo những
nguyên tắc chung trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.2.4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện
quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.
Luật Thương mại 2005 không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao
gồm nội dung bắt buộc nào. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, một hợp hợp đồng mua bán
hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả,
phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng.
Khi các bên thỏa thuận được những nội dung chủ yếu thì hợp đồng mua bán hàng
hóa coi như đã có hiệu lực pháp lý. Nội dung khác các bên có thể thỏa thuận ghi vào
hợp đồng, khi các bên không ghi vào hợp đồng thì mặc nhiên chấp nhận những quy
định chung của pháp luật về vấn đề đó hoặc chấp nhận những thói quen trong hợp
đồng thương mại.
Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những điều
khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp
luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận
trong hợp đồng.
Trên cơ sở việc xác lập mối quan hệ với BLDS 2005 có thể chia các điều khoản
của hợp đồng dân sự thành:
+ Điều khoản chủ yếu là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng
loại hợp đồng, nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì coi như hợp đồng
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
14
14
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
không được giao kết, giữa các bên không có quan hệ hợp đồng dân sự.Những điều
khoản chủ yếu của một hợp đồng thường có như: Ngày tháng năm ký kết hợp đồng,
tên,địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên người đại diện,
người đứng tên đăng ký kinh doanh; đối tượng của hợp đồng tính bằng số lượng, khối
lượng hoặc giá trị quy ước đã thỏa thuận; chất lượng chủng loại quy cách tính đồng bộ
của sản phẩm hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc; giá cả…
+ Điều khoản thường lệ là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Những nội dung này các bên có thể đưa
vào hợp đồng nhằm khẳng định lại hoặc cụ thể hóa, nhưng không được trái với quy
định của pháp luật. Trong trường hợp không đưa vào nội dung thì các bên mặc nhiên
công nhận và có trách nhiệm thực hiện những quy định đó. Ví dụ: Địa điểm giao tài
sản động sản( đối tượng của hợp đồng mua bán) là nơi cư trú của người mua nếu
người mua đã trả tiền và trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài
sản.
+ Điều khoản tùy nghi là những điều khoản được dựa vào hợp đồng, căn cứ vào
khả năng, nhu cầu và sự thỏa thuận của hai bên.
Điều 402- BLDS 2005 có quy định: “ Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có
thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phỉa làm hoặc không
được làm;
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, phương thức thanh toán;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
7. Phạt vi phạm hợp đồng;
8. Các nội dung khác”.
Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận hay
không thỏa thuận tất cả các điều ghi trên. Các bên cũng có thể bổ sung thêm vào hợp
đồng những điều khoản không có quy định nhưng các bên cảm thấy cần thiết. Ví dụ
như hiệu lực của hợp đồng hay giá trị tồn tại pháp lý của hợp đồng; một số vấn đề liên
quan đến vận chuyển hàng hóa hay giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm khi có tình
huống bất khả kháng…
Khi xem xét về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa chúng ta có thể dựa
trên các quy định của Bộ luật dân sự. Theo đó trong hợp đồng mua bán hàng hóa các
bên có thể thỏa thuận những nội dung chủ yếu sau:
Đối tượng của hợp đồng:
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
15
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo Luật Thương mại
2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại
hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản
được phép lưu thông thương mại.
Trong mua bán hàng hóa, điều khoản về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng
hóa là điều khoản cơ bản và chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa. Khi thiếu nó
hợp đồng mua bán hàng hóa không thể hình thành được do người ta không thể hình
dung được các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích gì và trao đổi cái gì. Đối tượng
của hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định thông qua tên gọi của hàng hóa, các
bên có thể ghi rõ tên hàng bằng tên thông thường tên thương mại…để tránh có sự hiểu
sai lệch về đối tượng hợp đồng.
Số lượng hàng hóa:
Điều khoản về số lượng hàng hóa xác định về mặt đối tượng của hợp đồng. Các
bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng về số lượng hàng hóa cụ thể hoặc số
lượng được xác định băng đơn vị đo lương theo tập quán thương mại như chiếc, bộ, tá,
mét vuông, mét khối hay bằng đơn vị nào khác tùy theo tính chất của hàng hóa.
Chất lượng hàng hóa:
Chất lượng hàng hóa giúp xác định chính xác đối tượng của hợp đồng, cái mà
người mua biết tường tận với những yêu cầu được tính năng, tác dụng, quy cách, kích
thước, công suất, hiệu quả…xác định cụ thể chất lượng của sản phẩm thường cũng là
cơ sở để xác định giá cả một cách tốt nhất. Trách nhiệm của các bên thường khác
nhau, tương ứng với mỗi phương pháp xác định chất lượng được thỏa thuận. Thông
thường có các biện pháp xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào các tiêu
chuẩn, dựa vào mô tả tỉ mỉ, dựa vào nhãn hiệu hàng hóa hoặc điều kiện kỹ thuật…
Giá cả hàng hóa:
Đối với giá cả của hàng hóa, các bên có quyền thỏa thuận và phải được ghi cụ thể
trong hợp đồng hoặc có thể không ghi cụ thể thì phải xác định rõ phương hướng xác
định giá. Đây được xem là điều khoản quan trọng trong các cuộc thương lượng để đi
đến ký kết hợp đồng, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Ngoài ra, các bên cũng có thể
thỏa thuận với nhau lựa chọn hình thức giảm giá phù hợp ghi trong hợp đồng như
giảm giá giao hàng sớm, do mua số lượng nhiều và quy định rõ mức giá giảm.
Phương thức thanh toán:
Phương thức thanh toán là các cách thức mà bên mua và bên bán thỏa thuận, theo
đó bên mua phải thanh toán cho bên bán tiền hàng đã mua theo phương thức nhất định.
Có nhiều phương thức thanh toán nhưng việc lựa chọn phương thức nào cũng xuất
phát từ nhu cầu của người bán là thu tiền nhanh đầy đủ và yêu cầu của người mua là
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
16
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng, thời hạn như đã thỏa thuận và không có rủi
ro vào sự thỏa thuận giữa các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.
Sự lựa chọn phương thức thanh toán cũng căn cứ vào mức độ an toàn của phương thức
thanh toán và phí tổn cho việc thanh toán.
Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng:
Thời gian thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian mà bên bán phải hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo đúng đối tượng của hợp đồng, địa điểm giao
hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên mua có nghĩa vụ và nhận hàng đúng thời gian,
địa điểm và trả tiền cho bên bán. Các bên có thể thỏa thuận với nhau sao cho hợp lý
với tình hình thực tiễn, khả năng thực hiện của mỗi bên.
Địa điểm giao hàng có thể do hai bên thỏa thuận, phù hợp với điều kiện thực tế,
thuận tiện và có lợi cho cả hai bên. Khi thỏa thuận cần thỏa thuận cụ thể địa chỉ giao
hàng, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển,
đảm bảo an toàn cho phương tiện. Theo quy định của pháp luật, địa điểm giao hàng
được thỏa thuận như sau:
Nếu như quá trình vận chuyển hàng hóa từ bên bán đến bên mua qua nhiều trung gian
vận chuyển thì bên bán phải giao hàng cho bên trung gian vận chuyển đầu tiên đúng
thỏa thuận. Và sau khi bên bán giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên, mặc dù bên
mua chưa nhận được hàng hóa nhưng nghĩa vụ giao hàng của bên bán đã thực hiện
xong và mọi trách nhiệm sự hư hỏng hàng hóa sẽ do bên trung gian gánh vác.
Nếu như lúc ký hợp đồng, bên bán biết địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng
hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa của bên mua thì bên bán phải giao hàng đến địa
điểm đó.
Nếu không thuộc hai trường hợp trên, bên mua phải đến địa điểm kinh doanh của bên
bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì đến nơi cư trú của bên bán lúc ký hợp đồng
để lấy hàng. Trường hợp này, bên bán chịu rủi ro cao cao hơn do phải bảo quản hàng
hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi giao hàng của bên bán về kho, địa điểm kinh
doanh của bên mua.
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
17
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
CHƯƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 VỀ
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT- VIỆT
2.1. Các quy định của Luật thương mại 2005 về thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa
2.1.1. Một số nguyên tắc thực hiện hợp đồng
- Nguyên tắc thực hiện đúng: Chấp hành thực hiện đúng hợp đồng là không
được tự ý thay đối tượng này bằng một đối tượng khác hoặc không được thay thế việc
thực hiện nó bằng cách trả một số tiền nhất định hoặc không thực hiện nó. Nguyên tắc
này đòi hỏi thỏa thuận cái gì thì thực hiện đúng cái đó.
- Nguyên tắc thực hiện đầy đủ: Nguyên tắc này có nghĩa là thực hiện đầy đủ tất
cả các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, tức là tất cả các quyền và nghĩa vụ phát
sinh từ quan hệ hợp đồng đều phải được thực hiện đầy đủ. Cụ thể là thực hiện đúng
đối tượng, đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng số lượng, đúng phương thức thanh
toán và các thỏa thuận khác trong hợp đồng.
- Nguyên tắc giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc này
đòi hỏi các bên phải hợp tác chặt chẽ với nhau, thường xuyên theo dõi và giúp đỡ nhau
để thực hiện đúng và nghiêm chỉnh mọi điều khoản của hợp đồng, giúp nhau khắc
phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2.1.2. Quy định của Luật thương mại 2005 về thực hiện mua bán hàng hóa
2.1.2.1. Giao hàng và chứng từ có liên quan
a. Giao hàng
- Điều 34- LTM 2005 quy định:
1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng,
chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy trình khác trong hợp đồng.
2. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và
chứng từ có liên quan theo quy định của Luật này”.
Chiếu theo Luật thì bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp
đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy trình khác
trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể thì bên bán có nghĩa vụ giao
hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật. Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa
mà phải qua người vận chuyển thì bên bán phải ký hợp đồng vận chuyển, hợp đồng
bảo hiểm rủi ro trên đường vận chuyển. Nếu hợp đồng quy định bên bán không ký hợp
đồng bảo hiểm mà bên mua ký thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin
về hàng hóa để họ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm( Khoản 3- Điều 36- LTM 2005).
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
18
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
Mọi vấn đề liên quan đến giao hàng các bên có thể thỏa thuận ghi vào hợp đồng.
Nếu những vấn đề này không được ghi vào hợp đồng thì sẽ theo quy định chung của
pháp luật.
b. Địa điểm giao hàng
Chiếu theo Điều 35- LTM 2005 có quy định: Các bên có thể thỏa thuận về địa
điểm, thời hạn và phương thức giao hàng tùy theo tính chất của hàng hóa trong hợp
đồng khi đã thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì các bên phải tôn trọng thỏa thuận và
phải thực hiện đúng thỏa thuận đó. Bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng, bên mua phải
có nghĩa vụ nhận hàng đúng địa điểm đã thỏa thuận.
Trong trường hợp không thỏa thuận địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng
được xác định theo khoản 2 điều 35 LTM: Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất
đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó; trong các trường hợp khác, bên
bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh
doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao
kết hợp đồng mua bán.
c. Thời gian giao hàng
Về thời gian giao hàng, Điều 37- LTM 2005 có quy định: Bên bán phải giao hàng
vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn
giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao
hàng vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng
trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, LTM 2005 không có
quy định cụ thể và chi tiết về thời hạn hợp lý này. Thời hạn này có thể là thời điểm mà
cả bên bán và bên mua chuẩn bị đầy đủ phương tiện để cho quá trình giao hàng xảy ra.
2.1.2.2. Nhận hàng
Tại Điều 56- LTM 2005 có quy định về việc nhận hàng như sau:
“ Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc
hợp lý để giúp bên bán giao hàng”. Trong HĐMMHH thì bên bán có nghĩa vụ giao
hàng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng. Trong quá trình nhận hàng này, bên mua tạo
điều kiện cũng như chuẩn bị kho xưởng hay bãi đỗ để bên bán có thể giao hàng theo
đúng thỏa thuận.
2.1.2.3. Thanh toán
Về Thanh toán tại Điều 50 đến Điều 55 LTM 2005 có quy định:Thanh toán tiền
hàng được coi là nghĩa vụ quan trọng mà người mua phải thực hiện. Bên mua phải có
nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo đúng thỏa thuận và các bên có thể thỏa thuận
về phương thức, địa điểm, thời hạn thanh toán, và trình tự thủ tục thanh toán, đồng tiền
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
19
19
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
thanh toán…Khi đó bên mua phải tuân thủ đúng các phương thức thanh toán và thực
hiện thanh toán theo trình tự , thủ tục theo thỏa thuận. Nếu các bên không có sự thỏa
thuận này thì sẽ tuân theo quy định của pháp luật, điều này được quy định tại LTM
2005: Xác định địa điểm thanh toán theo quy định tại Điều 54, thời hạn thanh toán
theo quy định tại Điều 55 và khoản 3 Điều 50.
Trong trường hợp bên mua hàng vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng thì
phải trả lãi trên số tiền trả chậm đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường
tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian trả chậm, khi bên vị phạm yêu cầu,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác Điều 306 LTM 2005. Khi người mua vị phạm nghĩa
vụ thanh toán thì người bán cũng có thể căn cứ vào Khoản 4 Điều 51, Điều 308 về tạm
ngưng thực hiện hợp đồng, Điều 312 về hủy bỏ hợp đồng, Điều 321về hình thức xử lý
hành vi vi phạm pháp luật thương mại.
2.1.2.4. Chuyển quyền sở hữu và quyền rủi ro đối với hàng hóa từ người bán
sang người mua
Chuyển rủi ro tại Điều 57 đến Điều 61 LTM 2005 có quy định: Vấn đề chuyển
rủi ro trong việc mua bán hàng hóa và một vấn đề cơ bản mà các bên cần nắm. Các
bên cần thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro để tránh phát sinh tranh chấp. Trong
hợp đồng không có thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro, nếu bên bán có nghĩa vụ
giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định, thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng
được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua. Nếu hợp đồng
không có quy định về việc vận chuyển hàng hóa cũng như địa điểm giao hàng nhất
định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng
hóa đã được chuyển giao cho người vận chuyển đầu tiên. Trong các trường hợp cụ thể
thời điểm chuyển rủi ro được pháp luật quy định chi tiết hơn.
Chuyển quyền sở hữu tại Điều 62 LTM 2005 có quy định: Việc chuyển quyền sở
hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua là do hai bên thỏa thuận hoặc nếu không có
thỏa thuận thì quyền sở hữu được chuyển sang người mua là tại thời điểm giao hàng.
Bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị
tranh chấp bởi bên thứ ba; hàng hóa đó phải hợp pháp; việc chuyển giao hàng hóa là
hợp pháp.
Trong trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo kiểu mẫu, công thức,
số liệu thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ.
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
20
20
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
2.1.2.5. Vi phạm hợp đồng
* Vi phạm hợp đồng khi không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy đinh của
pháp luật. Vi phạm hợp đồng gồm vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản.
Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia
đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc ký kết hợp đồng.
Với vi phạm các thỏa thuận giữa các bên thì các hình thức trách nhiệm pháp lý
căn cứ theo Điều 292- LTM 2005; theo đó các hình thức chế tài là:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng:
Khi một bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ quy định trong hợp đồng thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền yêu cầu thực
hiện đúng hợp đồng hoặc áp dụng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên
vi phạm phải chịu tổn phí phát sinh.( Điều 297- LTM 2005)
Chế tài này áp dụng trong trường hợp:
- Khi bên vi phạm giao thiếu hàng thì phải giao đủ hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp
đồng. Trong trường hợp bên vi phạm giao hàng kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết
tật của hàng hóa hoặc giao hàng khác thay thế theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm
không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại để thay thế nếu không được sự chấp
nhận của bên vi phạm.
- Khi bên vi phạm không thực hiện theo quy định nêu trên thì bên bị vi phạm có quyền
mua hàng của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa ghi trong hợp đồng và
bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền
tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
- Bên bị vi phạm phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng nếu bên vi phạm đã thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Phạt vi phạm:
Theo Điều 300- LTM 2005 quy định: “ Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu
cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có
thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của Luật thương mại”.
Theo Điều 301- LTM 2005 : “ Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc
tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không
quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy đinh tại Điều
266 của Luật này”. Như vậy, theo quy đinh của LTM 2005 thfi vấn đề phạt vi phạm
hợp đồng là do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được vượt quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ hợp đồng, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.
Buộc bồi thường thiệt hại:
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
21
21
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
Bồi thường thiệt hại là việc buộc bên vi phạm trả tiền bồi thường những tổn thất
do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn
thất thực tế, trực tiếp mà bên vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi
trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm( Điều
300 và Điều 301- LTM 2005).
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng: Tất cả những hành vi không theo đúng cam kết trong
hợp đồng đều bị coi là vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, không phải tất cả những hành vi
ấy đều dẫn đến việc áp dụng hình thức bồi thường thiệt hại. Chỉ những hành vi nào
trực tiếp dẫn đến những thiệt hại vật chất mà bên kia phải gánh chịu mới tạo thành cơ
sở của hình thức bồi thường thiệt hại.
- Có thiệt hại thực tế: Theo Điều 304- LTM 2005 thì những thiệt hại này phải là thiệt
hại về vật chất và là những thiệt hại thực tế.Bên có thiệt hại có nghĩa vụ phải chứng
minh tổn thất và mức độ tổn thất.
- Mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng của một bên và thiệt hại vật chất
của bên kia: Hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là nguyên nhân trực tiếp và cơ
bản dẫn đến thiệt hại của bên kia và thiệt hại này là kết quả không thể tránh khỏi của
hành vi vi phạm hợp đồng.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng:
Đây là một chế tài mới quy định tại Luật thương mại, theo đó một bên tạm thời
không thực hiện nghia vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện
hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng: Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì
hợp đồng đó vẫn có hiệu lực. Trong khi đó bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại theo quy định của Luật thương mại.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng:
Là một chế tài mới quy định tại Luật thương mại, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc
một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng: Trong trường hợp một hợp đồng bị đình
chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình
chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nữa. Bên đã thực hiện
nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị
vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật thương mại.
Hủy bỏ hợp đồng:
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
22
22
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
Điều 312- LTM 2005 quy định, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền tuyên bố
hủy hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy hợp đồng mà các bên
đã thỏa thuận.
Việc hủy hợp đồng sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý sau:
- Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp
đồng bị hủy sẽ không còn hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
- Mỗi bên có quyền đòi hỏi lại lợi ích cho việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình
theo hợp đồng. Nếu do việc hủy hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ bồi hoàn thì
nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời. Nếu không thể hoàn trả được bằng
chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
- Quyền đòi bồi thường thiệt hại do hủy hợp đồng thuộc về bên bị vi phạm( Điều 314-
LTM 2005).
*Vi phạm hợp đồng do tình huống bất khả kháng
Theo quy định tại điểm b, Khoản 1- Điểu 294- LTM 2005 về các trường hợp
miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, theo đó bên vi phạm hợp đồng sẽ được
miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Điều này có nghĩa là
dù hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc
vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
và khả năng cho phép.
Theo đó, để xem là bất khả kháng thì một sự kiện cần thỏa mãn 3 nội dung sau:
- Thứ nhất là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng. Tức là sự kiện nằm ngoài
phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiện tượng tự nhiên, bão lũ…
- Thứ hai là sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được.
- Thứ ba là sự kiện xảy ra mặc dù hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện mà chúng ta không thể
tránh được về mặt hậu quả.
Để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm
phải thông báo bằng văn bản cho bên kia đồng thời chứng minh được sự cố dẫn đến vi
phạm hợp đồng thỏa mãn 3 điều kiện trên.
Quy định tại Điều 296- LTM 2005: Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, các
bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; trừ các
HĐMBHH, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch
vụ. Nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
23
23
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo
dài quá các thời hạn sau:
- 5 tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cun ứng dịch vụ được thỏa
thuận không quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
- 8 tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa
thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá thời hạn nêu trên thì các bên
có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi
thường thiệt hại. Bên từ chối thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết trước
khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng trong thời hạn 10 ngày.
2.2. Thực trạng áp dụng quy định của Luật thương mại 2005 về thực hiện
HĐMBHH tại Công ty TNHH NHẬT- VIỆT
2.2.1. Khái quát chung về công ty
2.2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn NHẬT- VIỆT.
Trụ sở chính: Số 41A Đường Lương Khánh Thiện, Quận Ngô Quyền, thành phố
Hải Phòng.
Chi nhánh: Số 132 Đường Cát Bi, phường Cát Bi, Quận Hải An, thành phố Hải
Phòng.
Điện thoại: 0313.559.485/ Fax: 0313.558.413.
Email: / Website: Ventofootwear.com.
Giám đốc: Trần Đình Thăng. Công ty TNHH NHẬT- VIỆTđược chính thức cấp
chứng nhận ISO về quản lý chất lượng sản phẩm vào ngày 01/01/2000
Lấy biểu tượng làm thương hiệu cho công ty.
Công ty được thành lập theo quyết định số 073843 của sở kế hoạch đầu tư thành
phố Hải Phòng và được cấp giấy phép kinh doanh vào ngày 29/12/1999 và chính thức
đi vào hoạt động ngày 01/01/2000.
Vốn điều lệ: 35.000.000.000 đ
2.2.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, thị trường của công ty TNHH NHẬT-
VIỆT
a. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty
Công ty TNHH NHẬT- VIỆT kinh doanh vật tư và sản phẩm giầy dép, thiết bị
máy móc xây dựng và giao thông; Dịch vụ Xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại và
đầu tư trong nước và nước ngoài; Sản phẩm sản xuất giầy dép
b. Thị trường của công ty
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
24
24
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật
Về mặt thị trường, Công ty trách nhiệm hữu hạn NHẬT-VIỆT đã tham gia vào
thị trường Việt Nam và một số thị trường khác như: Nhật Bản, Bắc Mỹ,Ca-na-đa,
Trung quốc, Chủ yếu, NHẬT-VIỆT quan tâm trước hết đến thị trường nội địa.Trước
năm 2006, mỗi năm NHẬT-VIỆT sản xuất hàng triệu đôi giày,dép, túi, cặp trong đó
80% phục vụ cho thị trường trong nước. Từ năm 2007, nắm bắt được nhu cầu thị
trường NHẬT-VIỆT đầu tư mở rộng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, nâng công suất
lên hơn gấp đối so với trước. NHẬT-VIỆT đã thiết lập được mạng lưới phân phối sản
phẩm từ Bắc vào Nam, với 18 tổng đại lý, mức tiêu thụ khá lớn.
c. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Tổng diện tích đất đai: 3.934,4 m
2
gồm:
- Khu nhà A với tổng diện tích: 2.482,34 m
2
- Khu nhà B với tổng diện tích: 1.452,06 m2
+ Thiết bị văn phòng: 01 máy in, 07 máy vi tính, 01 máy fax
GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu
25
25