Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận Văn Quyền Hành Pháp Ở Việt Nam Hiện Nay.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.32 MB, 94 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</b>

<b>NGÔ XUÂN THUẬN</b>

<b>QUYỀN HÀNH PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY</b>

<i><b>Chuyên ngành'. Luật Hiến pháp và luật hành chính Mã số: 8380101.02</b></i>

<b>LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC</b>

<i><b>Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Thái</b></i>

<b>Hà Nội - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

<i>Tôi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công hố trong hất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chỉnh xác, </i>

<i>tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghía vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.</i>

<i>Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị trường xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn.</i>

<i>Tôi xin chân thành cảm cm!</i>

<b>NGƯỜI CAM ĐOAN</b>

<b>Ngô Xuân Thuận</b>

<b><small>1</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

<i>Trang phụ bìa</i>

<b>LỜI CAM ĐOAN... i</b>

<b>DANH MỤC VIẾT TẮT...<small>V</small>MỞ ĐÀU... 1</b>

<b>Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ QUYỀN HÀNH PHÁP...9</b>

<b>1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền hành pháp... 9</b>

1.1.1. Khái niệm quyền hành pháp...9

1.1.2. Đặc điểm quyền hành pháp... 13

1.1.3. Phân biệt quyền hành pháp và quyền lực hành pháp...19

<b>1.2. Vai trò, chức năng, ý nghĩa của quyền hành pháp trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước... 22</b>

1.2.1. Vai trò của quyền hành pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước... 22

1.2.2. Chức năng của quyền hành pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước... 26

1.2.3. Ý nghĩa của quyền hành pháp trong tố chức quyền lực nhà nước... 29

<b>1.3. Mối quan hệ giũa quyền hành pháp vói quyền lập pháp và quyền tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước...</b> 30

1.3.1. Mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp trong tổ chức quyền lựCi nhà nước...30

1.3.2. Mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước...32

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.1.2. Nội dung và phạm vi quyền hành pháp của Chính phù theo Hiến pháp năm

2.3.1. Các cơ quan thực hiện hành pháp ở địa phương...49

2.3.2. Mối quan hệ giữa Chính phủ với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện quyền hành pháp... 49

2.3.3. Mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quyền hành pháp ở địa phương... 51

<b>2.4. Thành tựu và một số hạn chế trong tổ chức, thực hiện quyền hành pháp ớ Việt Nam...53</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính| phủ và hệ thống cơ

quan thực hiện quyền hành pháp ở địa phương...67

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế tổng thể về kiểm soát thực hiện quyền hành pháp... 70

3.2.4. Tiếp tục đồi mới, hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan hành pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế... 72

<b>3.3. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện quyền hành pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay...74</b>

3.3.1. Nâng cao nhận thức về quyền hành pháp và tổ chức thực hiện quyền hành pháp 743.3.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về chế độ phân công, phân nhiệm của cácchủ thể thực hiện quyền hành pháp... 75

<b>3.3.3. Thực hiện công khai, minh bạch trong bộ máy nhà nước về thực hiện quyền hành pháp... 77</b>

<b>3.3.4. Hồn thiện, tăng cường cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ trong các cơ quan hành pháp... 78</b>

<b>3.3.5. Tiếp tục đổi mói tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dụng nền hành chính nhà nưó’c phục vụ Nhân dân, chun nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả...</b> 79

<b>Kết luận chưong 3... 83</b>

<b>KÉT LUẬN...</b>84

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...</b> 86

<small>iv</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

UBTVQH ủy ban thường vụ quốc hội

<b><small>V</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

Trong nhà nước pháp quyền, quyền hành pháp (QHP) là quyền định hướng, hoạch định chính sách và có ý nghĩa tác động trực tiếp đến đời sống xã hội, đến việc hưởng thụ quyền con người, quyền công dân, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Trong cơ cấu quyền lực nhà nước (QLNN), QHP là một khái niệm chung dùng đế chỉ một bộ phận quyền lực nhà nước - quyền thi hành pháp luật. Chính phủ là chủ thể chủ yếu thực hiện QHP. Trong một nhà nước, việc thực hiện QHP hiệu quả sẽ đưa pháp luật vào cuộc sống, đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của các nhánh quyền lực nhà nước như quyền lập pháp (QLP) và quyền tư pháp (QTP) trong tổ chức quyền lực nhà nước. QHP khơng chỉ bó hẹp là quyền thi hành pháp luật mà còn cần hiểu theo nghĩa mở rộng là định hướng chính sách, hoạch định chính sách và thực thi chính sách, tố chức thực hiện pháp luật. Vì vậy, đế đáp ứng các điều kiện trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, việc nghiên cứu về QHP, trong đó đi sâu vào tổ chức thực hiện QHP là nội dung trọng tâm cần được tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo QHP được thực hiện trong việc kiểm soát của các cơ quan nhà nước và các thiết chế bên ngoài nhà nước.

Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên đã thừa nhận và khẳng định Chính phù là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thực hiện QHP [21, Điều 94], Theo đó, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện QHP, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Hiến pháp năm 2013 cũng xác định nội dung QHP cho các chủ thể (chủ yếu quy định cho Chính phủ), định ra cấc nguyên tắc cơ bản để thực thi quyền lực này và xác định mối quan hệ giữa QHP và QLP, QTP trong tổ chức QLNN. Đe việc thực hiện QHP được kiểm soát theo các thiết chế hiến định.

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Mặc dù Hiến pháp và pháp luật đã ghi nhận khá rõ về QHP, nhưng việc tố chức thực hiện QHP vừa đảm bảo tính pháp chế, vừa đảm bảo tính linh hoạt là rất khó khăn. Các cơ quan hành pháp có chức năng tổ chức thực hiện, thi hành hiến pháp và các chính sách, đạo luật do Quốc hội ban hành, trực tiếp quản lý các lĩnh vực của xã hội, có liên quan trực tiếp đến người dân. Vì vậy, trong thiết che thực hiện QLNN ở Việt Nam hiện nay, việc xác định nội hàm QHP, vị trí, chức năng, vai trị của QHP có ảnh hưởng rất lớn đến các quyền khác trong cơ cấu QLNN và tác động đến các lĩnh vực mà cơ quan hành pháp được giao quản lý. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quyền hành pháp ở Việt

<i><b>Nam hiện nay” cấp luận văn thạc sĩ luật học mang tính cấp thiết về lý luận và </b></i>

đòi hòi thực tiễn hiện nay tại Việt Nam trước yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài</b>

Đề tài về QHP được rất nhiều học giả nghiên cứu với các công bố từ sách chun khảo, các cơng trình luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các bài báo khoa học, cụ thể:

- Sách chuyên kháo “Thực hiện<i> Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013 ” của Viện </i>Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp do TS Nguyễn Văn Hiển chủ biên xuất bản tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật năm 2017. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013 và luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Cuốn sách đã làm rõ nội hàm khái niệm “quyền hành pháp của Chính phủ” cũng như phương thức thực hiện quyền này.

- <i>Sách “Kiêm soát đối với quyền lực hành pháp ở Việt Nam hiện nay’’ </i>

của tác giả Bùi Huy Tùng tại nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, năm 2021. Cuốn sách đã làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực hành pháp,

<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thực trạng hoạt động kiếm soát quyền lực hành pháp ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm hiệu quả kiểm soát quyền lực hành pháp ở Việt Nam.

Các luận văn, luận án nghiên cứu về quyền hành pháp thời gian gàn đây như:- Luận án tiến sĩ “<i>Moi quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ’’ của tác giã Nguyễn Mạnh </i>

Hùng, năm 2018 tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiếp cận chủ yếu các khía cạnh mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong nhà nước pháp quyền và trong các chính thể, qua các bản Hiến pháp của Việt Nam và thực trạng pháp luật hiện hành về sự phân công, phối hợp giữa lập pháp và hành pháp và kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp.

- <i>Luận án tiến sĩ “Moi quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền lập pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay ” của tác giả Nguyễn </i>

Thị Huyền bảo vệ năm 2020 tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam tập <sub>• </sub> <sub>8 </sub> <sub>••• </sub> <sub>s </sub> <sub>•• </sub> <sub>• 1</sub>trung về mối quan hệ giữa QTP và QHP, từ đó đưa giải pháp bảo đảm mối quan hệ này trong việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

- Luận án tiến sĩ “<i>Kiêm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay’’ của Nguyễn </i>Thị Hoài Phương tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2021 tập trung trọng tâm vào kiểm soát việc thực hiện QHP do Chính phủ thực hiện và phải chịu các hình thức kiểm sốt việc thực hiện QHP. Từ đó nêu ra thực trạng kiểm soát của Đàng, của các cơ quan nhà nước, của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện QHP của Chính phủ.

- Luận văn <i>“Quyền hành pháp và tô chức quyền hành pháp ở Việt Nam ” </i>

của tác giả Nguyễn Thị Hà tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2010. Luận văn đã đưa ra khái niệm, chức năng QHP; khái niệm và đặc điểm về QHP ở Việt Nam; về mơ hình tổ chức QHP tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh; nội dung của QHP và mơ hình tổ chức quyền lập pháp ở Việt Nam. Luận văn

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cũng phân tích tổ chức QHP ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992; đánh giá các quy định trong Hiến pháp về tổ chức thực hiện QHP.

- Luận văn “Quyền <i>hành pháp của Chính phú theo Hiến pháp năm 2013” của tác giả Phạm Thị Hồng Mai tại Khoa </i>Luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2015 lại tập trung phân tích sâu về QHP cùa Chính phủ cũng như quy định qua các bản Hiến pháp của Việt Nam. Đánh giá thực trạng bảo đàm QHP của Chính phủ đáp ứng các yêu cầu theo Hiến pháp năm 2013.

- <i>Bài viết “chế định quyền hành pháp theo Hiến pháp năm 2013 và các </i>

<i>biện pháp tố chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay ” của tác </i>

giả Lê Thị Ngọc Trâm đăng trên Tạp chí Nghề Luật số tháng 8/2015 đã trình bày chế định QHP theo Hiến pháp năm 2013 về mối quan hệ giữa QHP và QLP, tư pháp; các biện pháp tổ chức thực hiện QHP ớ Việt Nam hiện nay.

- Bài viết <i>“Cơ chế thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ theo quy định của pháp luật”</i> của tác giả Nguyễn Phước Thọ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (269), tháng 7/2014 đề cập đến cơ chế thực hiện quyền lực của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992 và đối mới cơ chế thực hiện QHP của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.

- Bài viết “<i>Bàn về quyền hành pháp trong Hiến pháp năm 2013 ” của tác </i>

giả Nguyễn Văn Cương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 12 (268) kỳ 2, tháng 6/2014 đã bàn luận về QHP của Montesquieu và của các học giả ở

Việt Nam, từ đó gợi mớ thêm từ góc nhìn so sánh về QHP trong khoa học pháp lý ở Việt Nam.

<i>Bài viết “Bảo đảm mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước” của </i>Nguyễn Thị Huyền đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 1 năm 2020 đã làm rõ một số nội dung cơ bản liên quan tới QHP, luận giải mối quan hệ giữa QHP và QTP trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bài viết ‘‘Các<i> phương thức kiêm soát quyền hành pháp của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay </i>” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hường đăng trên Tạp chí Thanh tra số 2 năm 2020 đã khái quát các phương thức kiểm soát QHP của nhà nước ta. Đưa ra đánh giá về các phương thức kiềm soát QHP.

Các đề tài trên đã làm rõ một phần nội dung của QHP như đưa ra được các khái niệm về QHP, về mơ hình tố chức QHP, về chức năng, ý nghĩa của QHP, và mối quan hệ giữa QHP với QLP và QTP. Nhưng lại chưa đề cập chuyên sâu riêng về QHP mà đặt trong mối cảnh với đối tượng nghiên cứu hẹp hơn như kiếm soát thực hiện hay tổ chức thực hiện QHP, đặc biệt là trong bối cảnh pháp luật có sự thay đổi như Luật tồ chức chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 được sửa đổi năm 2019 cũng như yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW lại các cấp thiết. Vì vậy, đề tài vẫn có tính mới cần được tiếp tục nghiên cứu.

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</b>

<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu</b></i>

Luận văn tập trung nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện lý luận về QHP và mối quan hệ giữa QHP với QLP và QTP trong tổ chức thực hiện QLNN; khái quát được các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành (chủ yếu trong Hiến pháp năm 2013) về QHP và thực hiện QHP, quy định về mối quan hệ giữa QHP và QLP, QHP và QTP trong tồ chức thực hiện QLNN để đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong pháp luật về QHP và tác động đến tổ chức thực hiện QHP, qua đó đưa ra yêu cầu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện QHP ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Hệ thông và xây dựng những vân đê lý luận chung vê QHP như khái niệm, đặc điểm QHP, phân biệt QHP và quyền lực hành pháp; vị trí, vai trị, chức năng và ý nghĩa của QHP trong cơ cấu tố chức quyền lực nhà nước và mối quan hệ với các nhánh quyền lực như QLP, QHP.

- Phân tích thực trạng pháp luật về tổ chức hiện QHP trong mơ hình tổ chức quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 và phân tích mối quan hệ giữa QHP với QLP và QTP. Qua đó đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong quy định của Hiến pháp, pháp luật về vị trí, vai trị của QHP và cách tổ chức thực hiện QHP.

- Đưa ra yêu cầu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện QHP trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

<b>4. Đổi tirợng và phạm vi nghiên cún</b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Luân văn tập trung nghiên cứu về QHP và tồ chức thực hiện QHP theo Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam, qua đỏ gợi mở hướng hoàn thiện tồ chức thực hiện QHP ở Việt Nam.

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>

- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền hành pháp, vị trí, vai trò, chức năng của quyền hành pháp trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước và mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp, quyền tư pháp và tố chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam theo quy định của pháp luật (chủ yếu trong Hiến pháp năm 2013).

- Phạm vi không gian: lý luận và thực tiễn về QHP ở Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về việc tồ chức thực hiện QHP cùa Chính phủ và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương kể từ khi ban hành Hiến pháp năm 2013.

<small>6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử về xây dựng Nhà nước pháp quyền; các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền lực nhân dân, quyền con người và mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân, về tổ chức thực hiện QLNN, kiểm soát QLNN và kiềm soát QHP. Trên cơ sở định hướng nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ the sau đây:

- Chương 1 của luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng họp, phương pháp lịch sử và logics, phương pháp khái quát hóa và so sánh đế

nghiên cứu, làm sáng tỏ lý luận về QHP và nghiên cứu mơ hình QHP theo chính thể nhà nước điển hình trên thế giới; nghiên cứu mối quan hệ giữa QHP với QLP và QTP.

- Chương 2 của luận văn sử dụng phương pháp mơ tả và phân tích quy phạm, phân tích thơng tin và tài liệu có sẵn, kết hợp với phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử đế đánh giá, phân tích những quy định pháp luật hiện hành về tổ chức thực hiện QHP, về tổ chức phân cơng, phối họp và kiểm sốt thực hiện QHP, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

- Chương 3 của luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng họp, phương pháp lịch sử để đưa ra những yêu cầu, luận chứng làm sáng tỏ phương hướng và giải pháp hồn thiện tổ chức thực hiện QHP, kiểm sốt việc

thực hiện QHP.

<b>6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn</b>

Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối tồn diện về QHP dưới cách tiếp cận về tổ chức QLNN trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. về phương diện lý luận, luận văn góp phần bồ sung, hồn thiện lý luận về QHP và thực hiện QHP ở

<small>7</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Việt Nam đã tạo cơ sở cho việc phân tích, đánh giá vị trí, vai trị của QHP cũng như của Chính phủ trong việc thực hiện QHP, từ đó hồn thiện lý luận về thực hiện và kiểm soát QLNN.

về phương diện thực tiễn, luận văn đã phân tích được các quy định pháp luật về QHP và tổ chức thực hiện QHP hiện nay tại Việt Nam trong mối tương quan với QLP và QTP. Với những luận giải trên quan điểm lãnh đạo cua Đảng và có luận cứ khoa học. Từ các giải pháp mà luận văn đưa ra, luận văn kỳ vọng góp phần thúc đẩy sự đổi mới tư duy, sự hoàn thiện pháp luật về QPH và đổi mới tổ chức thực hiện QHP cũng như kiểm soát thực hiện QHP trong thời gian tới.

Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hồn thiện thêm sự hiểu biết về QHP ở Việt Nam. Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy và cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo và những người nghiên cứu các khía cạnh về Luật Hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước, tố chức QLNN và kiểm soát QLNN.

<b>7. Bố cục của luận văn <sub>• •</sub></b>

Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, lời cảm ơn và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền hành pháp.

Chương 2: Tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay.

<small>8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>Chương 1</b>

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ QUYỀN HÀNH PHÁP</b>

<b>1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền hành pháp</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm quyền hành pháp</b></i>

Việc tách quyền lực nhà nước thành QLP, QHP và QTP được đề xướng bưởi John Locke, sau đó Montesquieu trong tác phẩm “tinh thần pháp luật” đã có sự giải thích về các quyền và phát triển học thuyết tam quyền phân lập. Theo đó, QHP là “quyền quyết dịnh việc hịa bình hay chiến tranh, phái hoặc tiếp nhận các đại sứ, thiết lập sự an ninh chung và dự phòng để chống lại sự xâm lược” [15, tr. 151 ]. Hiểu theo nghĩa này thì QHP chính là quyền thực hiện các hoạt động đối nội và đối ngoại được quy định trong khuôn khổ pháp luật quốc gia nhằm thi hành nhũng điều tốt đẹp trong pháp luật quốc tế hay chính là quyền cai trị pháp luật, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. Theo cách lý giải của Montesquieu thì QHP theo lý thuyết phân quyền chỉ là quyền ngăn cản mà khơng có quyền kiến nghị lên ngành lập pháp hay bản thảo luật cùng với ngành lập pháp [6]. Như vậy, QHP xuất hiện khi có sự ra đời của Nhà nước và pháp luật. Bởi một Nhà nước muốn tồn tại cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật và hệ thống những thiết chế đảm bảo cho hệ thống pháp luật đó được thực hiện; pháp luật muốn được thực thi hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào QHP có đủ mạnh.

Cũng có quan điểm rằng “quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật và tổ chức đời sống theo pháp luật, bao gồm quyền lập quy và quyền hành chính” [33]. Nhưng cách hiếu này theo nghĩa hẹp. Cũng có cách hiểu rằng QHP chính là quyền điều hành đất nước và được thực hiện bời các hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương [34]. Các quan niệm trên vẫn chưa đũ về QHP. Vì thế, có tác giả đưa quan điểm “QHP là

<small>9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

quyên khởi xướng, hoạch định, soạn thảo và điêu hành chính sách qc gia” [8, tr.23O] và quyền này cần được giao cho Chính phủ đảm trách. Hiến pháp của nhiều quốc gia cũng quy định QHP bao gồm cả quyền hoạch định và điều hành chính sách nhằm thực hiện mục tiêu chính trị như Điều 20 Hiến pháp của nước Cộng hịa Pháp quy định: "Chính phủ Pháp xác định chính sách và thực hiện chính sách quốc gia". Điều 64 Hiến pháp của Cộng hòa liên bang Đức quy định: "Thủ tướng Liên bang quy định đường lối chiến lược trong

lĩnh vực chính sách và chịu trách nhiệm về điều đó". <sub>• • •</sub>

Đồng tình với quan điểm trên, có học giả cho rằng “quyền hành pháp là quyền của Nhà nước, trong đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ động thi hành các chủ trương, chính sách đã được thơng qua hoặc pháp luật đã được ban hành” [12, tr.35]. Như vậy, có thể hiểu rằng QHP nhằm mục đích cuối cùng là đưa pháp luật vào cuộc sống, trong đó bao gồm cả hoạt động đề xuất chính sách, pháp luật để Quốc hội phê chuẩn, thơng qua, từ đó qua chức năng, nhiệm vụ và quyền của mình, các cơ quan hành pháp đưa pháp luật vào thực tiễn bằng cách xử lý hành vi vi phạm pháp luật (VPPL), chủ động đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định chi tiết nhằm quản lý hành chính tốt hơn.

Việt Nam thừa nhận các QLP, hành pháp và tư pháp như một nguyên lý mang tính tổ chức- kỹ thuật trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên, QHP được ghi nhận trong văn kiện Đảng, tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp với sự phân cơng rành mạch ba quyền đó”. Tiếp đó, Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, nhung không được cụ the hoá trong bất kỳ văn bản luật nào. Đen bán

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Hiến pháp năm 2013 thừa nhận QHP như là một nhánh quyền trong sự thống nhất của quyền lực nhà nước, có sự phân cơng và phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong sự thống nhất của ba quyền thì Chính phủ thực hiện QHP. Đến bản Hiến pháp năm 2013 đã xác lập rõ vị trí của Chính phủ là cơ quan thực hiện QHP [21, Điều 94] không chỉ quy định “tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội” mà còn “đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này” và “trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội” [21, Điều 96].

Từ cách tiếp cận theo hiến pháp năm 2013, có học giả cho rằng “Quyền hành pháp là bộ phận quyền lực nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành pháp luật một cách chủ động. Quyền này được thể hiện thơng qua quyền hoạch định chính sách và quyền điều hành chính sách quốc gia, qua đó hiện thực hóa quyền lực nhà nước theo pháp luật trong đời sống xã hội” [18, tr.44]. Luận văn cũng đồng tình với quan điểm “quyền hành pháp bao gồm quyền lập quy và quyền hành chính, trong đó quyền lập quy là quyền hoạch định chính sách quốc gia, ban hành các văn bản pháp quy; quyền hành chính là quyền tố chức, điều hành các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, bão đăm an ninh quốc phòng, đối ngoại theo pháp luật” [11, tr.59].

Khái niệm QHP ngày nay đã được mở rộng nhằm phản ánh thực tiễn hiện nay của các Nhà nước khơng chỉ bó hẹp trong việc chấp hành luật mà còn là quyền chủ động hoạch định chính sách quốc gia và điều hành chính sách. Bởi chính sách là phần mà hành pháp tạo lập [13, tr.752]. Nhưng có quan điềm QHP là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nước, nên việc làm rõ nội hàm của QHP phải dựa trên cốt lõi của quản lý nhà nước. Vì vậy, QHP theo cách tiếp cận này được hiểu “là một bộ phận hợp thành của QLNN, có

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

nhiệm vụ xây dựng và thực thi chính sách, quản lý, điêu hành đât nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với nội dung trọng tâm là hoạch định và điều hành chính sách quốc gia; được thực hiện bới các cơ quan trong bộ máy nhà nước” [19, tr.32].

Quyền hành pháp ngày nay không chỉ là cơng việc điều hành mà cịn hoạch định chính sách quốc gia bằng quyền lập quy độc lập hoặc lập pháp ủy quyền. Như vậy, QHP được hiểu theo nghĩa rộng vừa là quyền hành chính để tố chức, điều hành các hoạt động quản lý nhà nước trên tất các lĩnh vực, và là quyền tổ chức thi hành và áp dụng pháp luật bàng việc lập quy nhằm ban hành những vãn bản pháp luật cụ thể hóa các luật do cơ quan lập pháp ban hành và các phán quyết của Tòa án; quyền hoạch định, điều hành chính sách quốc gia nhằm thực hiện quyền lực nhà nước theo pháp luật vào trong đời

sống xã hội.

Chủ thể chủ yếu thực hiện QHP là Chính phủ (Thủ tướng và các thành viên Chính phủ) và các cơ quan cấp dưới của Chính phủ. Ở Việt Nam, do cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, QHP được giao chủ yếu cho hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và một số các cơ quan nhà nước ở địa phương tại các cấp thực hiện. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước khác cũng được giao thực hiện một số quyền mang tính chất hành pháp như Chủ tịch nước.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu <i>quyền hành pháp là một bộ phận của quyền lực nhà nước do cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan được giao quyền đế thực hiện một cách chủ động nhằm hoạch định, điều hành chính sách quốc gia, quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực và tô chức thi hành pháp luật.</i>

Như vậy QHP gồm có 03 bộ phận cơ bản gồm: (1) quyền hoạch định và điều hành chính sách quốc gia theo giới hạn của QHP được liệt kê trong Luật như chính sách về dân tộc, tơn giáo, tài chính, tiền tệ...; (2) quyền lập quy để

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

ban hành văn bản dưới luật đê thi hành pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành; (3) quyền quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực nhằm thiết lập trật tự cơng vì lợi ích cơng và duy trì trật tự cơng đó.

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

của cơ quan thực hiện QHP tác động trực tiếp đến mọi vấn đề của đời sống xã hội, quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Bên cạnh đó, việc loại trừ đi phần QLP và QTP thì trọng tâm của QLNN là quyền thực hiện các biện pháp đói nội và đối ngoại trong khn khổ luật của quốc gia hay chính là quyền thi hành luật, là “quyền cai trị theo luật” [6], Việc cai trị nhà nước không thề thiếu bộ máy hành pháp, đặc biệt trong Nhà nước dân chủ thì Nhà nước được sinh ra đe phục vụ nhân dân, khi đó sè đề cao vai trị kiếm sốt việc thực hiện QHP của các cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan được trao quyền để thực hiện một số nội dung của QHP.

<i>Thứ hai, QHP có tính độc lập tương đối với các nhánh QLNN khác nhưng vẫn trong khn khó phối hợp và có sự kiêm sốt của các QLP và </i>

QHP được hình thành khi có QLP, là nhu cầu tất yếu nhưng không phải là quyền phái sinh. Bởi QLNN phải đảm bảo tính thống nhất, có sự phân cơng, phối họp và kiểm sốt lần nhau giữa các nhánh quyền lực, trong đó pháp luật được ban hành nhàm kiềm soát giữa các cơ quan thực hiện QHP, QTP và QLP và đảm bảo không có sự lạm quyền [21, Điều 2.3]. Sự phân cơng thấm quyền rõ ràng giữa các nhánh quyền lực nhà nước nham đảm bảo cho các cơ quan nhà nước xác định rõ phạm vi thẩm quyền, không được tùy tiện “lấn sân” thẩm quyền của cơ quan khác, đồng thời có sự phối hợp giữa các cơ quan được trao quyền trong việc thực hiện các QLP, hành pháp, tư pháp mới đảm bào hiệu quả trong tố chức thực hiện QLNN. Qua việc thực hiện các hoạt động trên là cơ sở đế đảm bảo cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các nhánh quyền lực nhà nước. Và theo nguyên lý chung của sự phối hợp giữa các nhánh quyền lực nhà nước là việc ban hành các đạo luật để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội luôn phản ánh sự đồng thuận của cả cơ quan thực hiện quyền hành pháp và cơ quan thực hiện QLP [3, tr.41].

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Tính độc lập tương đối của QHP thế hiện qua phân công QLNN. Tại những quốc gia trong một chừng mực nhất định đã trao cho Chính phủ, các Bộ trưởng có quyền ban hành các văn bản pháp luật có giá trị không kém các đạo luật bằng việc ủy quyền lập pháp như theo Điều 34 Hiến pháp của Pháp năm 1958. Hay như tại Việt Nam, Chính phủ có quyền ban hành các Nghị định tiên phát hay là các Nghị định điều chỉnh các quan hệ xã hội chưa được luật định, được sự đồng ý của UBTVQH nhằm đáp ứng tính cấp thiết của nhu cầu quản lý nhà nước và thế hiện tính sáng tạo, chủ động của Chính phủ trong việc quản lý nhà nước tại lĩnh vực mới phát sinh, chưa ổn định (theo khoản 4 Điều 4 Luật ban hành VBQPPL năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Với vai trò, vị trí của mình, hành pháp khơng chỉ được tổ chức để thực thi một cách thụ động các quyết định của cơ quan lập pháp, mà còn là nhánh quyền lực có ảnh hưởng rất lớn đến các nhánh quyền lực khác. Cụ thể: hành pháp kiểm soát QTP bằng quy định người đứng đầu hành pháp (Tổng thống, Chù tịch nước) có quyền đề nghị Quốc hội (cơ quan lập pháp) bầu, phê chuẩn, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đứng đầu cơ quan tư pháp (Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) và Chủ tịch nước, Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thẩm phán. Nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập của Tịa án khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật; cơ quan hành pháp (Chính phủ) kiến nghị cơ quan lập pháp trình các Dự thảo Luật, Dự thào Luật sửa đoi, bổ sung để hoàn thiện Luật sau một thời gian thi hành.

<i>Thứ ha, QHP khi được thực hiện phải chịu sự kiêm soát của cơ quan thực hiện QLP và QTP</i>

Do có tính độc lập tương đổi và là nhánh quyền lực trọng tâm trong cơ cấu QLNN. Vì vậy, kiểm sốt thực hiện QHP cũng là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động kiểm soát QLNN. Thực hiện QHP phải chịu sự kiểm soát, giám sát tối cao của cơ quan lập pháp (Quốc hội, Nghị Viện) và cơ quan thực hiện

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

QTP. Cơ quan lập pháp có quyên giám sát tôi cao đôi với hoạt động của Nhà nước, do vậy, hoạt động của cơ quan thực hiện QHP cũng phải đặt trong sự giám sát của cơ quan lập pháp như báo cáo công tác trước cơ quan lập pháp; bãi bỏ văn bản của cơ quan hành pháp và người đứng đầu cơ quan hành pháp trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của cơ quan lập pháp; đình chỉ thi hành văn bãn của cơ quan hành pháp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của cơ quan lập pháp [21, Điều 70, 74J.

Việc thực hiện QHP chịu sự kiểm soát của cơ quan thực hiện QTP thể hiện qua quyền phán xét các hoạt động của cơ quan hành pháp và cán bộ, công chức hành pháp có đúng theo quy định của pháp luật theo thủ tục tố tụng, khơng có ngoại lệ. Tùy theo mơ hình tổ chức quyền lực nhà nước tại các quốc gia mà Tòa án (Tòa án Hiến pháp) có quyền tuyên bố hành vi, văn bản của cơ quan hành pháp là vi hiến hoặc chỉ có quyền tuyên bố một số loại văn bản như quyết định hành chính, hành vi hành chính qua hoạt động xét xử trong vụ án hành chính [27, Điều 30J hay chỉ có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản văn pháp luật của cơ quan hành pháp trái Hiến pháp và Luật [28, Điều 221],

<i>Thứ tư, QHP được tố chức khác nhau theo mơ hình chính thể nhà nước. </i>

Mỗi mơ hình chính thể nhà nước sẽ tổ chức QHP có sự khác biệt nhất định.

Quyền hành pháp trong mơ hình qn chủ đại nghị (quân chủ lập hiến) thì Thủ tướng có vai trị nổi trội đưa ra đường lối chính trị của Chính phú, bởi Thủ tướng là người đứng đầu, thủ lĩnh của Đảng chiếm đa số trong Nghị viện. Theo mơ hình này thì ngun thủ quốc gia mang tính tượng trưng và khó tách bạch giữa lập pháp và hành pháp. Mơ hình chính thể của Vương quốc Anh là tiêu biếu cho chính thế quân chủ đại nghị. Tại Vương quốc Anh, Thủ tướng là người đứng đầu đảng giành được đa số ghế trong Hạ Nghị Viện và là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo Nội các, có tồn quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm,

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

bãi nhiệm mọi thành viên của Chính phủ, xác định nhiệm vụ, trình tự hoạt <sub>• </sub> <sub>• </sub> <sub>1 </sub> <i><sub>J</sub><sub>'</sub><sub>•</sub><sub>•</sub></i>động, ban hành các văn bàn pháp luật Chính phủ thực hiện nhiều chức năng khác nhau cùa nhà nước, kể cả giải tán Nghị viện (là một trong những quyền hạn của Nừ hoàng/ Vua). Như vậy, Thủ tướng được lập ra từ Nghị viện nên phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Nghị viện có quyền giám sát Chính phủ. Nhưng sự kiềm sốt cùa Nghị viện đối với Chính phủ thực đó chính là sự tự kiếm soát trong nội bộ đảng lãnh đạo.

Quyền hành pháp trong mơ hình chính thể cộng hồ đại nghị (Cộng hòa Nghị viện) như Đức, Ần Độ, Tây Ban Nha, Singapore... được hình thành dựa trên lý thuyết tam quyền phân lập. Người đứng đầu Nhà nước (tổng thống) và người đứng đầu hành pháp có sự tách biệt. Người đứng đầu Chính phủ là thủ tướng, do Hạ viện bầu và tổng thống phê chuẩn. Thủ lĩnh của đảng đa số trong Hạ viện sẽ đúng ra thành lập Chính phủ và Đảng này kiếm sốt nhánh lập pháp và đồng thời kiểm soát nhánh hành pháp [20], Theo mơ hình này thì sự phân lập giữa QHP và QLP không triệt để bởi đều do một đảng kiểm soát nên việc kiểm soát giữa nhánh lập pháp và hành pháp cũng bị hạn chế. Cùng với đó là điều kiện bổ nhiệm Bộ trưởng trong Chính phủ thì phải là Nghị sĩ quốc hội [20], Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội/Nghị viện.

Quyền hành pháp trong mơ hình cộng hịa tổng thống. Hoa Kỳ là quốc gia điển hình cho mơ hình nhà nước cộng hòa tổng thống và áp dụng lý thuyết tam quyền phân lập triệt đế nhất. Các nhánh quyền lực nhà nước được tổ chức theo cơ chế “kiềm chế và đối trọng” nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền. Ngoài ra một số quốc gia cũng áp dụng mơ hình này như Brazil, Philippines, Indonesia... Nhưng mơ hình trên khơng phổ biến như chính thể cộng hịa đại nghị. Trong mơ hình này thì ngun thủ quốc gia đồng thời là người đứng đầu nhánh cơ quan hành pháp - Tổng thống. Như vậy, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống, QLP quốc về Nghị viện và QTP thuộc về Tịa án. Có sự độc lập

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

là do Tổng thống do người dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu, không do Nghị viện bầu nên không bị Nghị viện phế truất. Nhưng Tổng thống có thể bị luận tội nếu cố ý làm sai hoặc có hành động vi hiến. Và Tổng thống chịu trách nhiệm cá nhân trước người dân. Tổng thống được bổ nhiệm các Bộ trưởng, Thẩm phán nhưng phải được Thượng viện phê chuẩn và các Bộ trường hoạt động giống thư kỷ giúp việc cho Tồng thống, chịu trách nhiệm trước tổng thống [20]. Tống thống có quyền phủ quyết các đạo luật đã được Nghị viện thông qua.

Quyền hành pháp trong chính thế cộng hịa lưỡng tính (hay cịn gọi là chính thể cộng hịa hỗn hợp). Pháp là quốc gia đặc trưng cho mơ hình chính thế này, bên cạnh đó có các quốc gia như Phần Lan, Ba Lan... cũng đang áp dụng. Đây là mơ hình chính thể có đặc trưng của cả cộng hịa đại nghị và cộng hòa Tổng thống. Tư tưởng phân quyền được áp giữa cúng rắn và mềm dẻo với đặc trưng là sự độc lập của hành pháp với lập pháp cao hơn trong chính thể Cộng hịa đại nghị, song lại thấp hơn chính thể Cộng hịa Tổng thống. Vì vậy, bộ máy thực hiện QHP gồm Tổng thống (nguyên thủ quốc gia) và Thủ tướng Chính phủ cùng Nội các (hay còn gọi là hành pháp hai đầu). Tống thống do người dân trực tiếp bầu ra, còn Thủ tướng thường là người của Đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Chính phủ chịu trách nhiệm trước cả Nghị viện, Tổng thống - người đứng đầu nhà nước và trước cử tri. Ở Pháp, Tổng thống Pháp là người nắm QHP một cách thực chất; có nhiều quyền hành trong việc quản lý nhà nước và là đại diện hành pháp duy nhất; lãnh đạo tuyệt đối Chính phủ; có quyền phủ quyết các chính sách của Chính phủ.

<i>Thứ năm, QHP có do nhiều chủ thê thực hiện, trong đó chủ yếu là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương, trung tâm là Chính phủ. Đặc điểm đặc trưng này của mơ hình tổ chức QLNN ở Việt </i>

Nam nhằm đảm bảo yêu cầu QHP được đảm bảo tính liên tục, thống nhất

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

dưới sự điều hành từ một trung tâm là Chính phủ và chịu sự kiếm soát của cơ quan đại diện ở địa phương [34]. Quyền hành pháp cần được tổ chức thực hiện trên toàn lãnh thổ, bao trùm lên các lĩnh vực đời sống xã hội. Do đó, chủ thể thực hiện QHP càn được trao cho hệ thống cơ quan nhà nước có sự phân cấp từ trung ương (Chính phủ) đến địa phương (gồm cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tại ba cấp tỉnh, huyện, xã). Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng tham gia thực hiện QHP như thống lĩnh lực lượng vũ trang, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp [21, Điều 88.5], Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương - Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp cũng thực hiện QHP bằng chức năng ra các nghị quyết, giám sát việc tuân theo hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp [22], Tuy nhiên, Chính phủ là chủ thể quan trọng nhất trong việc thực hiện QHP

[21, Điều 94].

<i><b>1.1.3. Phân biệt quyền hành pháp và quyền lực hành pháp</b></i>

“Quyền lực hành pháp” chưa xuất hiện, chưa được tạo ra khi nó chỉ dừng lại ở “quyền hành pháp trên giấy tờ”. Quyền lực hành pháp chỉ xuất hiện khi có sự chuyển hóa từ “quyền hành pháp trên giấy tờ” thành “quyền hành pháp trong hành động”, cần có sự phân định giữa QHP và quyền lực hành pháp nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Và nhằm làm rõ QHP được quy định trong luật - trên giấy tờ, nhưng để quyền đó được thực thi trên thực tế thì cần có quyền lực hành pháp.

Quyền hành pháp bản thân trong cụm từ này đã chứa đựng yếu tố chính trị trong đó bao gồm quyền hoạch định, điều hành chính sách quốc gia, quyền lập quy (ban hành văn bàn dưới luật) và quyền quản lý nhà nước. Nhưng quyền lực hành chính được đề cập để nói về quyền điều hành, tổ chức đưa chính sách và pháp luật vào đời sống bằng các hoạt động mang tính tổ chức -

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

pháp lý khác nhau [34]. Quyên lực này tập trung vào quyên điêu hành của Thủ trướng, Chủ tịch ủy ban nhân dân. Như vậy, QHP thuộc về tập thể cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, nhưng quyền lực hành pháp thuộc về cá nhân, người đứng đầu cơ quan hành chính, và có thể coi quyền lực hành pháp là quyền lực hành chính điều hành.

Quyền lực hành pháp là quyền lực để hành động nhằm thực hiện QHP thông qua việc ban hành các quyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính đế quản lý nhà nước. Vì vậy, quyền lực hành pháp mang đặc điếm của quyền lực hành chính về tính thứ bậc, tính hệ thống và tính liên tục. Nhờ có quyền lực hành pháp mà các cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan hành chính có vị thế, vai trị trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Bởi sự ảnh hưởng của người đứng đầu cơ quan hành chính sẽ tác động đến sự phát triển, thay đổi đời sống kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương cụ thể hay trên toàn lãnh thổ của quốc gia.

Khác với quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền hành pháp ở Việt Nam được phân công tới các cơ quan nhà nước ở địa phương, tới cộng đồng lãnh thổ. Như vậy, quyền hành pháp ở Việt Nam được thực hiện bởi tồn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương và cả các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương - Hội đồng nhân dân các cấp. Từ đó xuất hiện một nhận thức rằng đề bảo đảm tính liên tục của quyền hành pháp đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước phái tạo thành một hệ thống thống nhất và chịu sự điều hành từ một trung tâm là Chính phủ, đồng thời Chính phủ cũng phải kiểm soát được cả các cơ quan đại diện ở địa phương. Quyền này khơng hồn tồn hay tuyệt đối thuộc vào hệ thống hành chính nhà nước, mà cịn thuộc vào cả các cơ quan khác của nhà nước, cả quốc hội, chủ tịch nước, tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhưng chủ yếu do hệ thống hành chính nhà nước thực hiện.

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Như vậy, khái niệm quyền hành pháp được dùng để chỉ, nhấn mạnh khía cạnh quyền, gắn với quyền đó là nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương các cấp được hiến pháp, pháp luật ghi nhận và trao cho. Nói cách khác, đề cập đến “quyền hành pháp” là muốn nhấn mạnh thứ “quyền trên giấy tờ” theo hiến định và luật định, chứ chưa quan tâm đến việc đưa quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) hành pháp vào thực thi trên thực tế. Có “quyền” mà chủ thề chưa đưa vào khai thác, sử dụng thì chưa gây được ảnh hưởng lên người khác/nhóm xã hội khác, nghĩa là chưa tạo ra “lực”. Theo logic đó, quyền hành pháp chưa được các chủ thể tổ chức thực thi trên thực tế, trong đời sống nhà nước và xã hội thì chưa tạo ra “quyền lực hành pháp”.

Nhưng điểm khó phân biệt giữa QHP và quyền lực hành pháp là vai trị của Thủ tướng chính phủ trong Chính phủ và xác định trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng. Chính phủ là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số [21, Điều 95.1] những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo Điều 96 Hiến pháp năm 2013. Điều này làm cho QHP bị gián đoạn, phụ thuộc vào kỳ họp của Chính phủ. Để khơng làm gián đoạn QHP, Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chức Chính phủ năm 2015 đã đồng nhất thẩm quyền của tập thể Chính phủ và thẩm quyền của Chính phũ nói chung (bao gồm cả tập thể Chính phủ, Thủ tướng và các thành viên khác) mà không tách biệt Thủ tướng chỉ thực hiện một số nội dung QHP ngoại trừ những nội dung buộc phải thảo luận tập thể, quyết định theo đa số trên phiên họp tồn thể của Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 115 Hiến pháp năm 1992 “Những vấn đề quan trọng thuộc thấm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thế và quyết định theo đa số”. Mặc dù việc tách các nội dung mà cần Chính phủ thảo luận và quyết định theo đa số được quy định tại Điều 4 Nghị định số

138/2016/NĐ-CP ngày 01/10/2016 ban hành kèm theo Quy chế làm việc của

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Chính phủ (Quy chế năm 2016). Nhưng điều này cần phải xem xét, bởi thẩm quyền của Chính phủ phải do Quốc hội quy định bằng Hiến pháp, Luật. Do đó, để phân biệt rõ QHP được thực hiện bởi Chính phủ (tập thể) và quyền lực hành pháp (do người đứng đầu thực hiện - Thủ tướng) thì cần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phù và xác định rõ, trách nhiệm, quyền hành điều hành của Thủ tướng, Bộ rường - thành viên Chính phủ và đứng đầu Bộ để quyết định các vấn đề thuộc quyền lực hành pháp.

<b>1.2. Vai trò, chức năng, ý nghĩa của quyền hành pháp trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước</b>

<i><b>1.2.1. Vai trò của quyền hành pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước</b></i>

Từ khái niệm, đặc điểm QHP và phân biệt QHP và quyền lực hành pháp cho thấy QHP có vai trị quan trọng, cụ thể:

<i>Một là, QHP đảm bảo sự đối trọng, kiểm sốt và cân bằng, đám bảo tính thống nhất trong tô chức QLNN.</i>

Trong tổ chức QLNN, các quốc gia đều hướng tới QLNN là thống nhất và có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều này đòi hòi các nhánh quyền lực cần có sự phối hợp và kiềm soát lẫn nhau nhằm đảm bảo QLNN là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nhằm xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh; đồng thời đảm bảo việc thực thi QLP, QHP và QTP có hiệu lực, hiệu quả.

Trong mối quan hệ với QLP. Quyền hành pháp theo thuyết phân quyền là quyền cai trị theo luật, hay chính là quyền thi hành pháp luật, là quyền chấp hành QLP bằng việc tổ chức và thực hiện trên thực tế các đạo luật của QLP. Quốc hội thực hiện QLP khơng có nghĩa là Quốc hội phải soạn thảo các dự án

luật, làm các cơng đoạn trong quy trình lập pháp. Cơ quan lập pháp làm

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nhiệm vụ chủ yếu là thẩm tra các dự án luật đế đảm bảo luật phù hợp với ý nguyện của nhân dân và thực tiễn đời sống để biểu quyết thơng qua. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp bằng việc tự mình hoặc cần đưa trình Quốc hội xem xét, thơng qua các chính sách quốc gia dưới dạng các đạo luật. Có những dự luật khơng do Chính phủ soạn thoải thì trách nhiệm kiểm tra thuộc về Chính phủ. Bởi nội dung các Dự luật bao gồm trong đó là chính sách quốc gia. Như vậy, việc soạn thảo các dự án luật là thực hiện QHP. Với cách chính sách quốc gia được Quốc hội ủy quyền việc lập pháp cho Chính phủ thì phải được thể chế dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định tiên phát) khi đó, các quy định này sẽ trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội mà không cần tiếp tục quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một lần nữa. Nhưng điều này cũng cần phải được trù liệu cho việc tránh sự lạm quyền khi ủy quyền lập pháp vượt ra ngoài phạm vi ủy quyền (như úy quyền lại hoặc Hiến pháp cần phải luật định). Vì vậy, pháp luật các quốc gia cần phái làm rõ vấn đề ủy quyền lập pháp giữa QLP của Quốc hội và QHP của Chính phủ (quyền lập quy) để đảm bảo tính thống nhất của QLNN.

Trong mối quan hệ với QTP. Mơ hình tổ chức QLNN tại các quốc gia đều yêu cầu cơ quan thực hiện QTP phải độc lập với lập pháp và hành pháp. Nhưng cơ quan thực hiện QHP như Chính phủ tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thì việc đề xuất, thẩm định các chính sách quốc gia trong lĩnh vực tư pháp hay đảm bảo QTP được thực hiện hiệu quả như việc Chính phủ đưa chính sách trong các Dự án Luật về tổ chức và hoạt động tư pháp như chính sách hình sự, chính sách dân sự; hay Chính phủ đảm bào nguồn lực cho việc thực hiện QTP; kiểm tra, thanh tra việc tổ chức và thực hiện việc quản lý nhà nước trong các cơ quan Tòa án và Viện kiểm sát, đảm bảo cho nền hành chính quốc gia thống nhất, tuân thủ nghiêm chỉnh.

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Việc tơ chức thi hành pháp luật trong đó yêu câu các chủ thê thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hoạt động tích cực, u cầu các chủ thể tuân thủ pháp luật, góp phần đảm bảo trật tự xã hội.

Ngoài ra, việc đề xuất, xây dựng chính sách quốc gia trong các Dự án luật, hay ban hành các văn bàn pháp quy đế quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, qua đó góp phần xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất và tạo ra khuôn khổ chung về quản lý nhà nước thống nhất từ cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, tương thích với tiến trình phát triển của mồi địa phương trong thực hiện mục tiêu quỏc gia.

<i>Ba là, QHP giữ vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện hóa các quy định về bảo đảm quyền con người, quyền công dân</i>

Đe thực thi các quyền con người, quyền công dân được hiến định, luật định. Thì việc tồ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, hay chính là quy định về công cụ, biện pháp để bảo đảm cho quyền con người, quyền công dân được thực thi là nhiệm vụ hiến định của Chính phú [21, Điều 96.6], Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình xác định các biện pháp

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

pháp luật, biện pháp tổ chức trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hố, giáo dục, y tế, tơn giáo, dân tộc; phòng ngừa hành vi xâm phạm từ phía cơ quan cơng quyền hay khơi phục các quyền đã bị xâm phạm như: cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế phối họp giữa các bộ ban ngành nhằm đàm bảo quyền con người toàn diện hay tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền cơng dân... Nhờ có QHP mà các quy định hạn chế quyền trong hiến pháp được thực thi bằng cách các cơ quan hành pháp phải tuân thủ việc giới hạn quyền con người, quyền công dân phải dựa trên luật, không được hạn chế tùy tiện mà không đảm bảo các điều kiện được hiến định

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>1.2.2. Chức năng của quyền hành pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước</b></i>

Chức năng của QHP hay chính là những phương diện hoạt động nhằm thực hiện QHP mà thơng qua đó QHP được triển khai để thực thi pháp luật và tiến hành các hoạt động quản lý, điều hành chính sách quốc gia. Trong tố chức quyền lực nhà nước, QHP có các chức năng cơ bản sau:

<i>1.2.2.1. Chức năng đám bảo an ninh, chính trị và trật tự an tồn xã hội</i>

Đây là chức năng sớm nhất của cơ quan nhà nước hay của bất kỳ một nhà nước nào khi thiết lập quyền lực nhà nước nhằm củng cố quyền lực cùa mình trong nhân dân, được thực hiện bởi cơ quan quân đội, cảnh sát qua đó bão đảm ý chí của giai cấp lãnh đạo. Một xã hội, thể chế có ổn định phụ thuộc vào việc đảm bảo an ninh, trật tật và an toàn của Nhà nước. Vì vậy, đây là chức năng thường trực, thường xuyên, đòi hỏi phải được thực hiện bởi cả hệ thống chính trị nhưng nịng cốt là Bộ Quốc phịng, Bộ Công an. Việc thực hiện tốt chức năng này của QHP đảm bảo các chức năng khác như chức năng quản lý điều hành, chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức... đạt hiệu quả, qua đó đảm bảo sức mạnh và uy tín của Nhà nước. Ngược lại, sự yếu kém của cơ quan hành pháp trong bảo đảm trật tự và an tồn xã hội sẽ có ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện các mặt hoạt động khác của nhà nước như quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục. Bất cứ một nhà nước nào muốn củng cố quyền lực của mình đều phái chú trọng tới việc đám bảo an ninh, chính trị và trật tự an tồn xã hội. <sub>' • • • •</sub>

<i>1.2.2.2. Chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức</i>

Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều này khẳng định rằng, trong xã hội quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

chức cần được bảo vệ. Và QHP là một trong những công cụ trực tiếp để nhà nước thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức. Với bộ máy hành pháp rộng lớn, nhà nước có thể thơng qua đó góp phần bão đảm

lợi ích cho người dân, tổ chức thông qua việc thực thi, thi hành triệt để pháp luật, chính sách của nhà nước. Chức năng này được thực hiện bằng các phương thức như: Kiềm tra, theo dõi, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi có biểu hiện vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tố chức khác [32], Các hoạt động này được tiến hành một cách chủ động, linh hoạt và thường xuyên bằng một hệ thống các cơ quan chuyên trách như cơ quan thanh tra, các ủy ban nhân dân (UBND)...

<i>1.2.2.3. Chức năng thực thì pháp luật</i>

Đây là một chức năng hết sức quan trọng và chủ yếu của QHP. Do xuất phát từ tính chất chấp hành của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp được trao thực hiện chức năng tổ chức thực thi các văn bản, chính sách pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành, đảm bảo cho pháp luật đưa vào cuộc sống, phù họp với thực tiễn và tuân thủ triệt để. Pháp luật có được thực thi hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc thực hiện chức năng thực thi pháp luật của QHP. Vì vậy chức năng này rất quan trọng trong việc xem xét, đánh giá pháp luật có phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với thực tiễn quản lý hay không. Đe thực thi pháp luật, cơ quan thực hiện QHP được trao quyền lập quy nhằm linh hoạt quy định của luật và khắc phục khoảng trống của luật, đàm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức và

nhà nước.

<i>ỉ.2.2.4. Chức năng xem xét, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật</i>

Đe đảm bảo chức năng bảo đảm an ninh, trật tự; chức năng quản lý, điều hành, chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cần phải có chức năng xem xét, xử lý các hành vi VPPL. Bởi bộ máy nhà

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

nước muốn thế hiện rõ quyền uy đổi với xã hội phải có chức năng xem xét, xử lý các hành vi vi phạm bằng việc trao quyền cho nhánh cơ quan thực hiện QHP được áp dụng chế tài hành chính như xử phạt vi phạm hành chính, kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có hành vi vi phạm. Đây là chức năng không thế thiếu của cơ quan thực hiện QHP góp phàn bảo đảm cho pháp luật được tơn trọng, đồng thịi có thể kiểm soát mọi hành vi của cá nhân, tổ chức, nhàm răn đe, phòng ngừa hành vi vi phạm, tái phạm làm cho QHP được thực thi hiệu quả.

<i>1.2.2.5. Chức năng quản lý, điều hành</i>

Chức năng này có nội dung rất rộng, xuyên suốt tất cả các lĩnh vực trongđời sống xã hội như ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội... hay các mặt hoạt động về tài chính, khoa học, cơng nghệ, dịch vụ, nơng nghiệp. Do tính chất và phạm vi quản lý rộng lớn và phức tạp của chức năng quản lý và điều hành, nên QHP không chỉ dựa trên cơ sở của các quan điềm, chính sách, nghị quyết của Đảng, bảo đảm cho các hoạt động đó phù hợp với hiến pháp và luật mà còn phụ thuộc vào năng lực và thẩm quyền của cơ quan hành pháp để giải quyết tất cả các vấn đề thuộc phạm vi quản lý, điều hành của mình đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, hiệu quả.

Quản lý, điều hành là quá trình bao gồm nhiều giai đoạn với nhiều biện pháp và hoạt động khác nhau như kế hoạch hoá, tố chức, chỉ đạo, kiểm tra, xử lý và đòi hỏi phái có đầy đủ các điều kiện như nhân sự, thơng tin, pháp luật, tài chính Vì vậy, chức năng quản lý, điều hành ln có quan hệ mật thiết với các chức năng khác và đòi hỏi cơ quan hành pháp phải chủ động tạo lập các điều kiện, đề ra chủ trương và giải pháp phù hợp; sáng tạo giải quyết các vấn đề, nhất là các vấn đề có sự biến đổi hoặc phát sinh mới (khi pháp luật chưa hoàn thiện) một các kịp thời và có hiệu quả. Thực hiện tốt chức năng này góp phần hồn thiện chính sách, pháp luật; bảo đảm tính thống nhất và phát huy sức mạnh của QLNN nói chung.

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>1.2.3. Ỷ nghĩa của quyền hành pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước </b></i>

về nguyên tắc, QLNN là thống nhất và tồn tại dưới ba hình thái: QLP, QHP và QTP. Để tránh sự tha hóa và nguy cơ lạm quyền, mồi nhà nước đều phân chia quyền lực và có sự kiểm sốt lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực. Điều này sẽ tạo ra sự cân bằng (tương đổi) giữa các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo thực thi các quyền trên. Trong đó, QHP là trung tâm của QLNN, đóng vai trị chính trong tồ chức và thực thi QLNN. Vì vậy, việc kiểm sốt của lập pháp và tư pháp đối với hành pháp cũng là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động kiểm soát QLNN. Xuất phát từ đặc điểm QLNN, việc các quốc gia phải tách riêng QHP với QLP là nhu cầu khách quan để quá trình phân cơng lao động phải được chun mơn hóa để phát huy hiệu quả cao. Đồng thời, phân định QHP với các quyền còn lại là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò của nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triến đất nước. Bới phân định QLNN là để kiểm soát QLNN, đảm bảo cho tính pháp quyền cùa nhà nước và phát huy dân chủ, mà không phải chia rẽ QLNN giữa các quyền.

Quyền hành pháp tại mỗi quốc gia được tổ chức theo mơ hình chính thể nhà nước, nhưng QHP có ý nghía tạo ra sự phân cơng QLNN và tạo ra sự đối trọng, liên quan giữa các nhánh quyền lực, trong đó mối quan hệ giữa QHP và QLP tạo nên sự khác biệt trong mơ hình tổ chức nhà nước của mồi quốc gia và hình thành nên các chính thể Cộng hịa tổng thống, hay Cộng hịa đại nghị, Cộng hịa hỗn hợp như đã phân tích trong tiểu mục 1.1.2.

Quyền hành pháp với ý nghĩa là quyền chấp hành của QLP. Các cơ quan lập pháp (Quốc hội hay Nghị viện) của mồi quốc gia đều dựa vào QHP của nhà nước để thi hành các luật, Nghị quyết của Quốc hội. Sau khi các Dự luật được thơng qua (bằng QLP) thì pháp luật đó phụ thuộc vào việc tố chức thi hành của cơ quan thực hiện QTP. Vì vậy, hiển pháp các quốc gia đều quy định cơ quan thực hiện QHP là cơ quan chấp hành của cơ quan lập pháp [21,

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Điều 94] và để chấp hành theo nghĩa thi hành pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành và cơ quan thực hiện QHP cũng được ủy quyền lập pháp bằng quyền lập quy và thẩm quyền ban hành quy định chi tiết điều luật như theo cách quy định Hiến pháp của Hoa Kỳ và ở Việt Nam.

<b>1.3. Mối quan hệ giữa quyền hành pháp với quyền lập pháp và quyền tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước</b>

Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực trong cơ cấu tố chức QLNN được xem xét dưới góc độ quan hệ phối hợp giữa QHP và QTP, QHP và QLP trong kiểm soát QLNN để đảm bảo QLNN là thống nhất, thuộc về Nhân dân [21, Điều 2]; đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước Nhân dân khi được Nhân dân ủy quyền cho các cơ quan nhà nước. Là cơ sở đế các nhánh quyền lực nhà nước hạn chế yếu tố cực đoan, thiếu trách nhiệm, đồng thời là điều kiện để hình thành cơ chế kiểm sốt QLNN từ bên trong. Cả ba QHP, QLP và QTP có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đồng thời có chung mục tiêu là “đàm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của Nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [21, Điều 3]. Vì vậy, khi thực hiện QLNN, bản thân các quyền ln có mối quan hệ với nhau, có nhu cầu phối họp với nhau để QLNN vận hành hiệu quả, chống sự tha hóa của QLNN, làm cho QLNN thực sự là quyền lực của nhân dân; đảm bào tính pháp quyền của Nhà nước được tăng cường và là phương tiện phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân và thiết lập quan hệ bình đắng của các chủ thế trong xã hội trước pháp luật.

<i><b>1.3.1. Mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước</b></i>

Trong mối quan hệ giữa QHP và QLP trong tổ chức thực hiện QLNN và do tính chất cùa QLNN cần thống nhất, nên việc Hiến pháp xác định Quốc

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất [21, Điều 69] nhưng không đồng nghĩa là QLP cao hơn QHP và QTP, mà mỗi quyền có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện các QLP, QHP và QTP. Mối quan hệ giữa QHP và QTP chủ yếu thể hiện qua: (1) việc kiểm soát tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thực hiện QTP như việc thành lập, sáp nhập, giải thế, xác lập chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, chế độ làm việc, nguyên tắc tổ chức, quy chế hoạt động công cụ....; (2) việc chấp hành của cơ quan hành pháp nhằm thi hành luật do cơ quan lập pháp ban hành.

Trong tổ chức thực hiện QLNN thì mối quan hệ giữa QLP và QHP chủ yếu thể hiện qua quyền kiểm soát hay giám sát tối cao việc chấp hành của cơ quan hành pháp nhằm tổ chức thi hành luật có tn theo các bản bản do mình ban hành hay khơng như có tn theo Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội. Hiến pháp trao quyền cho cơ quan lập pháp có quyền bãi bở văn bản của Chính phủ khi trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội [21, Điều 70.10]; quyền giám sát hoạt động của Chính phủ bằng quyền định chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hay bãi bỏ các văn bản trái với pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan thường trực của cơ quan lập pháp [21, Điều 74], Ngoài ra, cơ quan lập pháp kiềm soát việc chấp hành hay thực hiện QHP thể hiện qua hoạt động chất vấn thành viên Chính phủ với việc thực hiện luật, nghị quyết do cơ quan lập pháp ban hành. Cùng với đó là cơ quan lập pháp có quyền xem xét báo cáo cơng tác của Chính phù, bởi Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội; cơ quan lập pháp quy định tổ chức, hoạt động của Chính phủ.

Do đặc trưng của quyền hành pháp là tổ chức thi hành pháp luật. Vì vậy, để pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành có tính khả thi thì “đầu vào” của pháp luật phải đảm bào chất lượng. QHP bao gồm trong đó quyền hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, và hoạch định chính sách tầm quốc gia, áp

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

dụng trên toàn lãnh thơ nên chính sách này phải được đưa vào trong các Dự luật, trình Quốc hội thơng qua bằng QLP (quyền bấm nút thơng qua). Vì vậy, Chính phủ có trách nhiệm đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội thơng qua dưới dạng đạo luật, nhưng có loại chính sách tự Chính phủ quyết định nhưng chính sách này là nhằm thi hành pháp luật. Vì vậy, Chính phủ cần được ủy quyền đề ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật cũng như ủy quyền lập quy khi chưa có luật điều chỉnh [14, tr.983]. Như vậy, Chính phủ sử dụng quyền lập quy của mình tức là quyền ban hành những VBQPPL có giá trị pháp lý dưới luật và quyền ban hành những quyết định hành chính cá biệt. Bằng quyền điều hành chính sách mà trong mối quan hệ với quyền lập pháp, Chính phủ có vai trị là đầu ra của QLP. Bằng quyền điều khiển chính sách thơng qua quyền lập quy và quyền ra các quyết định hành chính cá biệt mà QLP trở thành hiện thực trong đời sống xã hội. Như vậy, QHP vừa là nguồn sinh ra luật, vừa là người tổ chức thi hành luật, đưa luật vào cuộc sống một cách chủ động và hiệu quà nhất.

<i><b>1.3.2. Mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước</b></i>

Mối quan hệ giữa QHP và QTP để kiểm soát QHP và kiểm soát lẫn nhau giữa QHP và QTP.

Quyền lập pháp mang tính đại diện, bời thơng qua QLP, ý chí của Nhân dân được thể hiện trên thực tế. Vì nhũng người thực hiện quyền này do nhân dân bầu ra. Tùy thuộc vào mơ hình chính thể mỗi nhà nước mà mối quan hệ giữa QHP và QTP tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, đưa pháp luật gần với thực tiễn cuộc sống, đồng thời QTP kiểm soát dảm bảo các luật không vi hiến hay bị lạm quyền bởi việc thi hành luật của QHP. Nhung trọng tâm mối quan hệ giữa QHP và QTP là nhằm kiểm soát QHP.

Trong cơ cấu QLNN thì QHP là nhánh quyền năng động nhất và là nội dung trọng tâm của thực hiện QLNN. Bởi sự phát triển của một quốc gia, vị

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

thế của quốc gia trong quan hệ quốc tế phần lớn phụ thuộc vào ỌHP được tổ chức và thực hiện như thế nào. Việc thực hiện QHP có tính quyết định đến tồn bộ việc thực hiện QLNN. Tại các quốc gia, hầu hết trao QHP cho Chính phủ, hay người đứng đầu cơ quan hành pháp - Tống thống như Hoa Kỳ hay Đức. Việt Nam cũng trong xu thế trên là QHP trao cho Chính phủ [21, Điều 94], QTP được trao cho Tịa án và được Hiến pháp quy định về sự độc lập để có đủ sức mạnh kiểm sốt các nhánh quyền lực cịn lại, trong đó trọng tâm là QHP. Tại một số quốc gia thành lập Tòa án Hiến pháp như ờ Hoa Kỳ hay Đức được trao quyền chịu trách nhiệm giám sát và kiểm soát việc thi hành pháp luật của Chính phủ, chính quyền bang có hợp hiến.

Việc kiểm sốt QHP từ QTP khơng chỉ xem xét việc tổ chức và thực hiện QHP có họp hiến, hợp pháp mà còn xem xét hiệu quả mức độ thực hiện pháp luật của cơ quan hành pháp có đảm bảo các điều kiện về tính hợp pháp (được hiến định, luật định) và tính hợp lý của quyết định, hành vi của cơ quan hành chính nhà nước. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa QHP và QTP trong kiểm soát QHP thể hiện qua nội dung [4, tr.65]: (1) kiểm soát việc thực hiện QLNN trong tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước;

(2) kiểm sốt việc thực hiện QLNN trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực thi các quyết định hành chính (bao gồm các quyết định là VBQPPL và quyết định cá biệt - cụ thể) và hành vi hành chính để thực hiện QHP. Mối quan hệ này giữa QHP và QTP cho phép người dân có quyền khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính mà họ cho là có sự VPPL khi nó xâm phạm lợi ích chính đáng của mình. Đặc biệt tại các quốc gia theo mơ hình Cộng hịa đại nghị thành lập Tịa án hành chính và Tòa án hiến pháp để xem xét giải quyết các khiếu kiện cùa công dân với cơ quan hành chính nhà nước trong thi hành cơng vụ có hành vi VPPL, gây thiệt hại hoặc chỉ xem xét tính hợp hiến của các VBQPPL do cơ quan hành pháp ban hành.

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Bên cạnh đó, từ chức năng xét xử của Tòa án, Hiên pháp trao cho Tịa án nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ nhà nước. Tòa án được trao quyền độc lập khi xét xử, nhưng để phòng ngừa sự lạm quyền của cơ quan thực hiện QTP - Tòa án vượt qua giới hạn của Hiến pháp và đảm bảo Thấm phán được bố nhiệm đúng, đủ điều kiện thì Chính phủ thực hiện QHP có mối quan hệ với cơ quan thực hiện QTP thế hiện qua: (1) công tác tổ chức cán bộ của cơ quan thực hiện QTP như việc người đứng đầu cơ quan hành pháp là Tổng thống có quyền bổ nhiệm thẩm phán. Tại Hoa Kỳ, Tổng thống bổ nhiệm Thẩm phán Tịa án liên bang khi có sự đồng ý của Thượng nghị viện như ở Hoa Kỳ; (2) nhận báo cáo và xem xét báo cáo về tình hình giải quyết các vụ án được giải quyết tại Tịa án; (3) hoạch định chính sách nhằm thực hiện ỌTP tốt hơn như soạn thảo các Dự luật về cơ cấu tổ chức ngành Tòa án để thành lập hay xóa bở một Tịa án cụ thể, thay đổi thẩm quyền của Tịa; (4) đưa chính sách pháp luật đang có vướng mắc trong q trình xét xử để bổ sung, sửa đổi hay bãi bò, thay thế; (5) quyết định ngân sách hoạt động cho hoạt động tư pháp; (6) người đúng đầu cơ quan hành pháp 1 s rp Ậ __ _ J Á _ _ z __ Ậ ___<i><small>A * __</small></i> _ 4-'*' 4-____ z <i><small>A•></small></i>

là Tơng thơng có qun ân xá tội phạm đã được Tòa án xét xử.

<small>34</small>

</div>

×