Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.19 KB, 6 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TRAO Pổl</b>
<b>NGUYỄN VẢN NGHIỆP NGUYỄN THỊ VÂN ANH Khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt</b>
<i>Nhận bài ngày 18/6/2021. Sửa chữa xong 25/6/2021. Duyêt đăng 01/7/2021.</i>
<i>The paper mentions the authors'viewpoints on the 3rd draft amended the Law on Inspection to contributing to completing one of the tools controlling the state power, preventing and combating against corruption in current period.</i>
<i><b>Keywords: </b>The Law on Inspection, feedback on the Law on Inspection, the draft to the Law on Inspection.</i>
<b>1. Sự cẩn thiết sửa đổi Luật Thanh tra</b>
Trước hết phải khẳng định rằng, hoạt động thanh tra là công cụ của hoạt động quản lý và là công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước, giúp phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật do vậy, việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về Thanh tra nói chung và Luật Thanh tra nói riêng là nhu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
Hiến pháp năm 2013 ra đời đặt ra vấn đề kiểm soát quyền lực Nhà nước(1) và bảo vệ quyền con người, quyển công dân(2) đặc biệt đối với quyển dân sự, chính trị là quyển khiếu nại, tố cáo. Nhằm đưa Hiến pháp năm 2013 vào thực tế cuộc sống, nhất là trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham nhũng, góp phẩn kiểm soát quyển lực nhà nước, bảo vệ quyển con người, quyền cơng dân thì việc nâng cao hiệu quả của hoạt động Thanh tra càng được đặt ra.
Năm 2017, Nghị quyết Trung ương số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 vể tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cũng yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực chỉ đạo, điểu hành và hiệu quả tổ chức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành. Đặc biệt Nghị quyết u cẩu:"fíừ sốt, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy
<i>định của Đảng, Nhà nước vể tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành, các địa phương, bảo đàm đổng bộ, thống nhất. Mạnh dạn thí điểm một số mơ hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động" và "Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định vể chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ cơng tác của Kiểm tốn Nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chổng chéo khi thực hiện nhiệm</i> vụ"<3).
Để thực hiện Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết 18/NQ-TW, lĩnh vực thanh tra cũng có những thay đổi để một mặt thực hiện hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng chống tham nhũng, góp phần kiểm sốt quyền lực nhà nước,
<small>1) Xem Điều 2 Hiến pháp năm 20132) Xem Chương 2 Hiến pháp năm 2013</small>
<small>3) tri-tinh-gon-hoat-dong-hieu-luc-365493.aspx</small>
<b>©XAHOI Tháng 7ỉ^opỵ</b>
bảo vệ quyển con người, quyển công dân; mặt khác cũng phải đổi mới nhằm phù hợp với yêu cẩu của sự phát triển và hội nhập quốc tế; góp phẩn xây dựng Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa. Do vậy ngày 08/12/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2213/QĐ-TTg về việc ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, chiến lược cũng đã khẳng định những đóng góp quan trọng của ngành Thanh tra vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời cũng khẳng định tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhìn chung vẫn chưa theo kịp những yêu cẩu ngày càng cao của quản lý nhà nước, chưa đáp ứng hết những đòi hỏi của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng của nhân dân. Hiệu lực, hiệu quả công tác của ngành trên các lĩnh vực thanh tra, tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham nhũng cịn hạn chế(4).
Bên cạnh đó, Luật Thanh tra năm 2010 vể cơ bản đã hoàn thành được sứ mạng của nó sau hơn 10 năm triển khai thực hiện. Khẳng định như vậy là vì, Luật Thanh tra năm 2010 đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hoạt động thanh tra, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, nâng cao quả quản lý nhà nước và cơng tác phịng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện, Luật Thanh tra cũng đã bộc lộ nhiểu hạn chế, gây khó khăn vướng mắc, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, khơng cịn đáp ứng được u cẩu của tình hình mới trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ!5).
Do vậy, chúng tôi cho rằng việc sửa đổi Luật Thanh tra là hoàn toàn phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.Tuy nhiên khi nghiên cứu dựthảo lần 2 Luật Thanh tra, chúng tơi có một số góp ý như sau:
<b>2. Một số ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Thanh tra lần 3</b>
<i><b>2.1. Về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1</b></i>
Điều 1 dự thảo luật quy định: <i>"Luật này quy định vể tổ chức, hoạt động thanh tra của các cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan khác của nhà nước". Tuy nhiên chúng tôi cho ràng, để rõ hơn phạm vi điều chỉnh của luật, cần tách bạch các chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra theo quy đinh của luật này. Do vậy, chúng tôi đề nghị, điều 1 của dự thảo luật nên sửa lại như sau:</i>
<i>"Điểu 1. Phạm vi điều chỉnh</i>
<i>1. Luật này quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra của các cơ quan hành chính nhà nước.</i>
<i>2. Các cơ quan khác của nhà nước được phép thực hiện hoạt động thanh tra theo quy định của luật này".2.2. Quy định tại Điều 3 về phân định hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra và Điểu 4 về trách nhiệm tổ chức và thực hiện hoạt động kiểm tra</i>
<i>Như đã trình bày ở trên, Điều 1 dự thảo luật để cập đến phạm vi điểu chỉnh của luật này là hoạt động thanh tra của các cơ quan hành chính nhà nước và của các cơ quan khác của nhờ nước. Tuy nhiên, tại Điểu 3 của dự thảo luật quy định về phán định hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra, mục đích để giải nghĩa hai hoạt động này. Bên cạnh đó, Điều 4 của dự thảo luật quy định vể trách nhiệm tổ chức và thực hiện hoạt động kiểm tra nhàm quy định thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể khi thực hiện hoạt động kiểm tra.</i>
<i>Chúng tôi cho rằng việc quy định Điểu 3 và Điều 4 trong dự thảo luật là khơng cần thiết. Do đó, chúng tơi để xuất sửa lợi như sau:</i>
<i>- Khoản 1 Điểu 3 đưa vào nội dung của Điều 2 Giải thích từ ngữ.- Bỏ Khoản 2 Điểu 3 và Điểu 4 của dự thảo luật.</i>
<small>4) tra-2015-297530.aspx</small>
<small>5) Xem Tờ trình của Thanh tra chính phủ gửi Chính phù vẽ dự thào Luật Thanh tra sửa đổi</small>
<i><b>2.2. Về nguyên tắc hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 4</b></i>
Hiện tại, Khoản 1 Điểu 4 dựthảo luật quy định một trong những nguyên tắc hoạt động thanh tra là:" 1. Tuân thủ pháp luật; dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác".
Cơng khai, minh bạch là một trong những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, đồng thời đây cũng là phương thức nhằm tăng cường khả năng giám sát của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung trong đó có cơ quan thanh tra.
Chính vì vậy, chúng tơi cho rằng cần bổ sung thêm cụm tù "minh bạch" trong nguyên tắc này và nguyên tắc này được viết lại như sau: 1. Tuân thủ pháp luật; dân chủ, công khai, minh bạch, khách
<i>quan, kịp thời, chính xác".</i>
<i>Khi hoạt động thanh tra "minh bạch" sẽ giúp đội ngủ công chức thực hiện công tác thanh tra thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, do vậy sẽ nâng cao hiệu quà hoạt động thanh tra và góp phấn vào phịng, chống các hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra.</i>
<i><b>2.3. Về các cơ quan thanh tra trong hệ thống hành chính nhà nước</b></i>
Điều 14 Dự thảo lẩn 2 Luật Thanh tra quy định:
<i>"Hệ thống hành chính nhà nước có các cơ quan thanh tra sau đây:1. Thanh tra Chính phủ.</i>
<i>2. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra Tổng cục, Cục và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục) theo quy định tại Điều 23 cùa Luật này.</i>
<i>3. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Thanh tra tỉnh); Thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi là Thanh tra sở) theo quy định tại Điều 31 của Luật này.</i>
<i>Thanh trơ quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đày gọi là Thanh tra huyện) theo quy định tại Điều 39 của Luật này".</i>
<i>Thứ nhất, </i>Khoản 4 điểu này dẫn chiếu đến quy định tại Điều 39, theo đó, Thanh tra huyện khơng được thành lập ở tất cả các huyện mà chỉ những huyện đạt được một trong số các tiêu chí ở Khoản 1 điểu này mới được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Chúng tơi cho rằng việc giảm cơ quan thanh tra huyện ở một số địa bàn sẽ đóng nghĩa với việc giảm đi số lượng biên chế, sẽ tiết kiệm ngân sách và mặt khác sẽ tăng cường tính tập trung trong chỉ đạo, điểu hành của ngành Thanh tra nói chung và của thanh tra tỉnh với thanh tra huyện nói riêng, giảm bớt sự phụ thuộc của thanh tra vào các cơ quan hành chính. Tuy nhiên chúng tơi cũng băn khoăn một số vấn đề:
1) Hoạt động thanh tra luôn gắn với hoạt động quản lý, vậy bỏ đi thanh tra cấp huyện có tác động đến hoạt động quản lý hay không, đặc biệt là hoạt động quản lý của UBND cấp huyện; UBND cấp huyện có phạm vi quản lý rộng, trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có hệ thống chính quyền cấp dưới, có nhiều đơn vị trực thuộc. Nếu khơng cịn thanh huyện ai sê thanh tra, kiểm tra. Các phòng ban chun mơn liệu có đủ lực lượng, khả năng chun mơn và tính khách quan để thay thế cho thanh tra trong việc phát hiện sai phạm, giải quyết đơn thư và đề xuất xử lý?
2) Việc tinh giảm cấp phịng, nhân sự có thực sự là giảm hay chỉ là sự giảm chỗ này và tăng chỗ khác ví như việc thành lập phòng A quản lý địa phương A, phòng B quản lý địa phương B với số biên chế được điều chuyển từ cấp huyện lên;
3) Thanh tra huyện sẽ giúp Chủ tịch giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Khơng cịn thanh tra huyện ai sẽ giúp Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi thẩm quyển?
<b>©XAHOI Tháng 7/2021</b>
Mặc dù Khoản 2 của dự thảo đã để cập đến việc những nơi khơng tổ chức Thanh tra huyện thì chức năng thanh tra do Thanh tra tỉnh thực hiện; chức năng quản lý nhà nước và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo do Ban Tiếp công dân huyện thực hiện; chức năng quản lý nhà nước và phòng chống tham nhũng do cơ quan Nội vụ thực hiện.
Và dự thảo luật cũng dự kiến sửa đổi Khoản 2 Điều 13 Luật Tiếp cịng dân: "Tại những huyện khơng được thành lập Thanh tra huyện theo quy định của Luật Thanh tra, Ban tiếp còng dân huyện thực hiện nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện. Tại những huyện được thành lập Thanh tra huyện theo quỵ định tại Điều 39 của Luật này, Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân".
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay vấn để quyển con người, quyền công dân được đặt ra và ngày càng được quan tâm hơn thì việc chuyển giao nhiệm vụ, quyển hạn của Thanh tra huyện cho 1 số cơ quan khác thực hiện có thực sự đảm bảo được quyển con người, quyền công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo khơng?
Vì thế, chúng tơi cho rằng cần phải nghiên cứu, đánh giá tác động nhiều mặt khi thay đổi chính sách này. Mặc dù biết đã có quy trình đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh® nhưng chúng tơi đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá tác động của chính sách ở nội dung này trong dự thảo luật.
<i>Thứ hai, khoản 4 Điểu 14 quy định: "Thanh tra quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Thanh tra huyện) theo quy định tại Điều 39 của Luật này." cũng chưa </i>
thống nhất với Hiến pháp năm 20136(7) 8 và Luật tổ chức chính quyền địa phương®. Theo đó cấp huyện sẽ gồm có huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Để có sự thống nhất với Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, chúng tơi đề xuất, khoản 4 nên sửa lại thành: "Thanh tra một số quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Thanh tra huyện) theo quy định tại Điều 39 của Luật này".
<small>6) Xem Điêu 35 Luật Ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật sửa đỏi, bổ sung năm 20207) Xem Khoản 1 Điẽu 110 Hiên pháp năm 2013</small>
<small>8) Xem Khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức chính quyén địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019</small>
<b>Thinn 7/PTƠI</b>
<i><b>2.4. Quỵ định về Tổng Thanh tra Chính phủ ờ Điều 18</b></i>
<i>2.4.1.</i> Điểm đ Khoản 1 Điều 18, quy định: "Xem xét xử lý những kiến nghị thanh tra mà Chánh Thanh
<i>tra bộ khơng nhất trí với chỉ đạo của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra tỉnh khơng nhất trí với chỉ đạo của Chủ tịch ủy ban nhân dán tỉnh và báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ." là chưa hợp lý vì Khoản </i>2 đang quy định về nhiệm vụ của Tổng thanh tra Chính phủ mà điểu luật quy định "báo cáo Tổng Thanh tra Chính
<i>phủ"\à </i>mâu thuẫn với nhiệm vụ của Tổng thanh tra Chính phủ. Chúng tơi để xuất, nên bỏ cụm từ"vò
<i>báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ" ở đấy.</i>
<i>2.4.2.</i> Tại điểm a Khoản 3 Điều 18 quy định Tổng Thanh tra Chính phủ có quyển hạn sau đây: "a)
<i>Trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực công tác thanh tra;"</i>
Trong khi điểm c khoản 2 điểu này đã quy định: “c) Trình Thủ tướng Chính phủ bơn hành Đinh
<i>hướng hoạt động thanh tra hắng năm; ban hành Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện". Hai quy định này có sự khơng thống nhất, vậy đây là quyền hay là nhiệm </i>
vụ của Tổng Thanh tra Chính phủ, do đó, cần xác định lạl cụ thể đối với quy định này.
<i>2.4.3. </i>Điểm g khoản 3 Điều 18 quy định Tổng Thanh tra Chính phủ “h) Yêu cầu Chủ tịch ủy ban
<i>nhân dân tỉnh hủy bỏ quy định do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra; trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh khơng hủy bỏ thì đình chỉ việc</i>
<i>thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ hủy bỏ quy định trái pháp luật của ủy ban nhân dân tình, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh". Như </i>vậy, Tổng Thanh tra Chính phủ có quyển đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ban hành là chưa phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020. Do đó, chúng tơi cho rằng, cần xem xét lại quy định này, vì Hiến pháp năm 2013(9) và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019(10) quy định Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
<small>9) Khoản 4 Điều 98 Hiến pháp năm 2013.</small>
<small>10) Khoản 8 Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 sữa đổi, bồ sung năm 2019</small>
<b>©XAHOI Tháng 7RQZỵ</b>
<i><b>2.5. Nhiệm vụ quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ ờ Điều 22</b></i>
Điểm c Khoản 2 Điều 22 quy định: "Yêu cáu Tổng cục trưởng, Cục trưởng chỉ<i> đạo cơ quan thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó; trường hợp Tổng cục trưởng, Cục trưởng khơng thực hiện thì ra Quyết đinh thanh tra và báo cáo Bộ trưởng". Xét về phạm vi quàn lý </i>
thì Chánh thanh tra Bộ cũng tương đương với Tổng cục trưởng do đó sử dụng từ"yêu cẩu" sẽ không phù hợp với phạm vi vể mặt chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động quản lý, do đó với quy định này, chúng tôi đề xuất sử dụng từ <i>“đề nghị" thay thế từ"yêu cầu".</i>
<i><b>2.6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh ờ Điều 29</b></i>
<i>2.6.1. </i>Điểm b Khoản 2 Điều 29 quy định Chánh Thanh tra tỉnh có quyển “Yêu cẩu Giám đốc sở, Chủ
<i>tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Thanh trơ sử'là chưa hợp lý. Tại sao Chủ tịch ủy ban nhân dân </i>
cấp huyện lại có quyển chỉ đạo Thanh tra sở. Vì vậy, chúng tơi đề nghị cẩn phải nghiên cứu xem xét sửa đổi điểm b khoản 2 Điểu 29 cho hợp lý hơn.
<i>2.6.2. </i>Điểm g Khoản 2 quy định Chánh Thanh tra tỉnh có quyền: "Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyển quản lý của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý vể thanh tra".Tuy nhiên chúng tôi cho rằng quy định này chưa rõ ràng, giả sử trong trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh khơng xử lý thì Chánh Thanh tỉnh sẽ làm như thế nào? Có được quyển báo cáo lên Tổng Thanh tra Chính phủ khơng? Do vậy, theo chúng tơi, quy định này cần sửa lại như sau: "Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cẩu người đứng đẩu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý vể thanh tra. Trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức không xử lý theo ý kiến của Chánh Thanh tra thì Chánh Thanh tra tỉnh có quyền báo cáo lên Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ".
<b>2.7. </b><i><b>Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra huyện tại Điều 37</b></i>
Tương tự như vậy, điểm d Khoản 2 Điểu 37 quy định: "Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cẩu người đứng đẩu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý vể thanh tra". Do vậy, chúng tôi đề nghị nên sửa lại như sau: "d) Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm, xử lý người
thuộc quyển quản lý của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đẩu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyển quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý vể thanh tra. Trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu cơ quan, tổ chức không xử lý theo ý kiến của Chánh Thanh tra thì Chánh Thanh tra huyện có quyền báo cáo lên Chánh Thanh tra Tình hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh."
<i><b>2.8. Bổ sung thêm điều luật quy định về những việc Thanh tra viên không được làm</b></i>
Thực tế vấn để tiêu cực trong hoạt động thanh tra chủ yếu là do các Thanh tra viên thực hiện. Vì vậy, chúng tơi kiến nghị nên quy định riêng một điều luật là những việc thanh tra viên khơng được làm. Theo đó, chúng tơi kiến nghị nên bổ sung Điều 49 chương IVThanh tra viên.
Điểu 49. Những việc thanh tra viên không được làm1. Thanh tra viên không được làm những việc sau đây
a. Những việc mà theo pháp luật cán bộ, còng chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật liên quan quy định không được làm;
b. Các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 13 của luật này;
c. Tiến hành thanh tra khi khơng có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyển;
d. Thơng đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;
đ. Lợi dụng chức vụ quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.2. Thanh tra viên khơng được tham gia Đồn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập hoặc phải từ chối tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập khi có vợ (hoặc chổng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chổng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
<b>3. Kết luận</b>
Lấy ý kiến đối với các dự thảo luật nóí chung và dự thảo Luật Thanh tra nói riêng là một trong những quy trình bắt buộc và có vai trị quan trọng trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định. Mong rằng những góp ý hồn thiện một số quy định của dựthảo Luật Thanh tra của chúng tôi sẽ góp phẩn vào q trình hồn thiện dự thảo luật nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và đáp ứng yêu cẩu xây dựng Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
<b>Tàiliệu <small>tham </small>khảo</b>
<small>1. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyểt Hội</small><i><small> nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII sổ số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Một sỗ vãn để vé tiếp tục đổi mới, sáp xếp tố chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quá.</small></i>
<small>2. Hiến pháp năm 2013.3. Luật Thanh tra năm 2010</small>
<small>4. Luật Tổ chức chính quyén địa phương năm 2015 sửa đổi, bồ sung năm 2019.</small>
<i><small>5. Chính phủ, Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 về tổ chức và hoạt động cùa Thanh tra ngành Tư pháp.</small></i>
<i><small>6. Thù tướng Ch ính phủ, Quyết định sỗ2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015 về việc ban hành Chiến lược phớt triền ngành Thanh tra đến năm 2020, tâm nhìn đến năm 2030.</small></i>
<small>7. Bộ Tư pháp, Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21 tháng 12 năm 2020 hướng dân chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp </small>
<i><small>thuộc ủy ban nhán dân cấp tình và Phịng Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân câp huyện.</small></i>
<b>ThÁnnT/POP!</b>