Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ VỀ CHẤT LƯỢNG SUẤT ĂN VÀ DỊCH VỤ CUNG CẤP SUẤT ĂN TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.99 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ VỀ CHẤT LƯỢNG SUẤT ĂN VÀ DỊCH VỤ CUNG CẤP SUẤT ĂN </b>

<b>TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC </b>

<b>Đoàn Thị Phương Dung<small>1</small>, Nguyễn Phương Liên<small>1</small>, Đỗ Thị An Nhiên<small>1</small>, Trương Cảnh Minh Thư<small>1</small>, Đoàn Bảo Minh Qn<small>1</small>, Vũ Thị Bích Huyền<small>1</small>, Phạm Thị Phước<small>1</small>TĨM TẮT<small>60</small></b>

<b><small>Mục tiêu: Xác định tỉ lệ người bệnh nội trú </small></b>

<small>hài lòng về chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp suất ăn và các yếu tố liên quan. </small>

<b><small>Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, </small></b>

<small>đối tượng tham gia nghiên cứu là người bệnh nội trú tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học, nằm viện trong tháng 06/2022. </small>

<b><small>Kết quả: Có 272 người bệnh đồng ý tham </small></b>

<small>gia nghiên cứu, tỉ lệ người bệnh hài lòng về chất lượng suất ăn là 88,45%. Tỉ lệ người bệnh hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn là 97,83%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch giữa sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp dịch vụ suất ăn nếu thời gian điều trị kéo dài và nhập viện nhiều lần. </small>

<b><small>Kết luận: Tại Bệnh viện Truyền máu Huyết </small></b>

<small>học, sự hài lòng của người bệnh về chất lượng và dịch vụ cung cấp suất ăn tương đối cao. Việc làm hài lòng người bệnh về chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp suất ăn mang lại lợi ích trực tiếp cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người bệnh tại Bệnh viện </small>

<i><small>Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học </small></i>

<small>Chịu trách nhiệm chính: Đồn Thị Phương Dung SĐT: 0939.614.293 </small>

<small>Email: Ngày nhận bài: 01/8/2022 </small>

<small>Ngày phản biện khoa học: 01/8/2022 </small>

<small>Truyền máu Huyết học cũng như các mục tiêu quan trọng khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. </small>

<i><b><small>Từ khóa: Sự hài lịng, chất lượng suất ăn, </small></b></i>

<small>dịch vụ cung cấp suất ăn tại bệnh viện. </small>

<b>SUMMARY </b>

<b>EVALUATION OF FOOD QUALITY AND FOOD SERVICES BY THE PATIENTS – BLOOD TRANSFUSION </b>

<b>AND HEMATOLOGY HOSPITAL <small>Objectives: Determining the percentage of </small></b>

<small>patients who are satisfied with the quality of meals and catering services and related factors at Blood Transfusion and Hematology Hospital. </small>

<b><small>Methods: Study across, study participants </small></b>

<small>are inpatient at the Hospital of Blood Transfusion and Hematology, in June 2022. </small>

<b><small>Results: 272 patients agreed to participate in </small></b>

<small>the study, the rate of patients satisfied with the quality of the meal was 88.45%. The average satisfaction rate of patients about the meal service was 97.83%. The results of the study show that there is an inverse relationship between patient satisfaction with meal quality and meal delivery service if the treatment time is long and the hospital is hospitalized many times. </small>

<b><small>Conclusions: At the Hospital of Blood </small></b>

<small>Transfusion and Hematology, patient satisfaction about the quality and service of meal delivery is relatively high. Satisfying patients in terms of meal quality and meal delivery services directly </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>benefits the provision of better health care services for patients at the Hospital, as well as other important goals. of medical examination and treatment establishments. </small>

<i><b><small>Keywords: Satisfaction, meal quality, meal </small></b></i>

<small>delivery service in Hospitals. </small>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu về ăn uống thuộc bậc thang nhu cầu cơ bản thấp nhất và mạnh nhất của con người. Nhu cầu cơ bản này được đáp ứng thì con người mới có thể đạt được các nhu cầu cao hơn [14]. Dù khỏe mạnh hay mắc bệnh, cơ thể vẫn phải được đáp ứng các nhu cầu cơ bản tối thiểu để đảm bảo nhu cầu chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Ngoài ra, khi con người bị bệnh, việc ăn uống trở nên khó khăn vì có sự thay đổi khẩu vị do tình trạng bệnh gây nên khiến cơ thể mệt mỏi và gây ra cảm giác chán ăn. Do đó, một bữa ăn ngon, phù hợp khẩu vị, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian nằm viện sẽ giúp cho người bệnh vui vẻ khi ăn uống, tâm trạng thoải mái, hài lòng khi sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn của bệnh viện. Việc người bệnh nội trú sử dụng dịch vụ cung cấp khẩu phần ăn trong bệnh viện là một hoạt động rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới [1],[3],[5],[7],[9],[10],[14]. Tại các bệnh viện lớn của Việt Nam, người bệnh nội trú đang dần quen thuộc với dịch vụ cung cấp suất ăn tại giường bệnh của bệnh viện, được thực hiện bởi nhân viên khoa Dinh dưỡng, tiêt chế hoặc nhân viên của căn tin bệnh viện [2],[4],[8],[11],[12]. Tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học, từ năm 2016, khi khoa Dinh dưỡng, tiêt chế được thành lập, việc cung cấp suất ăn cho người bệnh nội trú đã được triển khai thực hiện đến hôm nay. Tuy nhiên, do đặc thù của Bệnh viện Truyền Máu Huyết

Học là người bệnh điều trị nội trú có thời gian nằm viện lâu, từ vài tuần đến vài tháng và nhập viện nhiều lần để điều trị theo phác đồ, dẫn đến người bệnh dễ bị chán ăn, một phần do bệnh lý gây ra, một phần đã quen với thực đơn tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học. Việc khảo sát đánh giá sự hài lòng người bệnh về chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp suất ăn là rất cần thiết, đồng thời tại bệnh viện chưa có nghiên cứu đánh giá về sự hài lòng của người bệnh liên quan việc cung cấp suất ăn. Do đó, để có những biện pháp cải tiến liên tục nhằm đáp ứng được với nhu cầu của người bệnh nội trú, khoa Dinh dưỡng, tiết chế đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội trú về chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp suất ăn tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học”.

<b>Mục tiêu nghiên cứu </b>

Xác định tỉ lệ NB nội trú hài lòng về chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp suất ăn và các yếu tố liên quan.

<b>II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu </b>

Tất cả người bệnh đang điều trị nội trú tại các khoa điều trị tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học trong thời gian nghiên cứu, có sử dụng suất ăn tại bệnh viện.

<b>Địa điểm </b>

Địa điểm nghiên cứu: tại các khoa điều

<b>trị nội trú. Thời gian </b>

<b>Từ ngày 23/06/2022 - 30/06/2022 Phương pháp nghiên cứu </b>

Cắt ngang mô tả

<b>Cỡ mẫu: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Trong đó

▪ n: là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu. ▪ α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 (tương ứng với độ tin cậy là 95%).

▪ Z: trị số từ phân phối chuẩn với độ tin cậy 95% (Z<small>(1-α/2)</small> =1,96).

▪ d: sai số cho phép (d =0,05) của ước lượng.

▪ p: là tỷ lệ người bệnh hài lịng mong đợi, chọn p = 0,77 (kích thước mẫu do nhóm nghiên cứu đề xuất từ kết quả khảo sát của năm 2021).

 Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là n = 272.

Tiêu chuẩn chọn vào: Lấy trọn mẫu tại thời điểm khảo sát, người bệnh hoặc thân nhân người bệnh từ 18 tuổi trở lên, không mắc các bệnh về tâm thần, nghe và hiểu rõ các câu hỏi phỏng vấn, phải biết đọc và biết viết tiếng Việt, có cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: không đồng ý tham gia nghiên cứu, người bệnh trong tình trạng cấp cứu, thở máy, thở oxy, trả lời dưới 40 câu hỏi trong bảng khảo sát (khơng tính các câu 30, 31, 32).

<b>Phương pháp thu thập số liệu </b>

Thu thập số liệu

Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát mà nhóm nghiên cứu tham khảo từ 28 câu hỏi trong Bảng câu hỏi khảo sát hài lòng (ACHFPSQ) của tác giả Vanessa A. Theurer [18] và bổ sung thêm một số câu hỏi để phù hợp với người bệnh tại Bệnh viện Truyền máu Huyết Học. Tổng câu

hỏi trong bảng khảo sát của chúng tôi là 43 câu hỏi. Độ tin cậy của bảng câu hỏi được đo lường bằng hệ số Cronbach’s alpha là 0,96 ở mức tốt. Mức độ rõ ràng của các câu hỏi đã được kiểm tra bằng cách thực hiện một số khảo sát thí điểm trên nhóm nhỏ người bệnh/ thân nhân người bệnh trước khi bắt đầu nghiên cứu.

Quản lý số liệu

Đối tượng tham gia nghiên cứu trả lời đầy đủ 43 câu hỏi trở lên trong bảng khảo sát, chỉ được bỏ qua câu hỏi 30, 31, 32 vì đây là câu hỏi mang tính tham khảo để nhóm nghiên cứu có thêm thơng tin; trong các câu hỏi từ câu 1 đến câu 29 nếu không chắc chắn câu trả lời, đối tượng tham gia nghiên cứu có thể chọn mức điểm là bình thường hoặc không chắc chắn.

<b>Phương pháp hạn chế sai số </b>

Các nghiên cứu viên phải tham gia đầy đủ buổi tập huấn về cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu và hiểu chính xác các nội dung câu hỏi của Bảng khảo sát, từ buổi tập huấn này các nghiên cứu viên sẽ trả lời thống nhất tất cả các nội dung câu hỏi khi thực hiện phỏng vấn trước mặt trưởng nhóm nghiên cứu nhằm hạn chế sai số khi lấy mẫu nghiên cứu. Trưởng nhóm nghiên cứu đã có một buổi tập huấn cho các nghiên cứu viên trước khi chính thức tiến hành khảo sát.

<b>III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng người bệnh/ thân nhân người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học.

Số phiếu phát ra là 322 phiếu, số phiếu thu về là 272 phiếu hợp lệ. Đặc tính mẫu được trình bày ở các bảng bên dưới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>Bảng 8: Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu (n=272) </b></i>

<b>> 66 tuổi </b>

170 79 23

62,5 29 8,5

<b>Nơi ở </b>

TP.HCM

<b>Các tỉnh, thành khác </b>

98 174

36 64

<b>Nghề nghiệp </b>

Lao động tay chân Lao động trí óc

137 135

50,6 49,4

<b>Trình độ học vấn </b>

THCS trở xuống THCS trở lên

58 214

21,3 78,7

<b>Thời gian nằm viện </b>

3 – 7 ngày 8 – 14 ngày 15 – 30 ngày Trên 30 ngày

41 68 70 93

15,1 25 25,7 34,2

<b>Số lần nhập viện </b>

Lần đầu Lần thứ 2 trở lên

79 193

29 70,9

<b>Chế độ ăn hiện tại </b>

Bình thường Tăng đường huyết Tăng mỡ máu/ tăng men gan

Hạn chế đạm Tiêu chảy Nhiễm khuẩn Tăng huyết áp

Viêm dạ dày

<b>Khác:… </b>

223 6 5 1 1 19

2 3 12

82 2,2 1,7 4 4 7 7 1,1 4,4

Người bệnh nội trú nằm trong độ tuổi từ 18 - 45 tuổi chiếm trên 60%, có trình độ THPT là trên 70%. Thời gian nằm viện của người bệnh chiếm đa số là trên 30 ngày và có số lần nhập viện từ 2 lần trở lên chiếm trên 70%. Hầu hết người bệnh nội trú có chế độ ăn bình thường với tỉ lệ hơn 80%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><b>Biểu đồ 1: Tỉ lệ người bệnh được cung cấp thông tin về dịch vụ cung cấp suất ăn (n=272) </b></i>

Người bệnh nội trú được cung cấp thông tin về dịch vụ cung cấp suất ăn của bệnh viện là trên 90%, như vậy vẫn còn dưới 10% người bệnh chưa được cung cấp thông tin đầy đủ

<i><b>Biểu đồ 2: Tỉ lệ người bệnh hài lòng về chất lượng suất ăn (n=272) </b></i>

Người bệnh hài lòng về hương vị món ăn, nhiệt độ, khối lượng suất ăn, chất lượng các món ăn, cảm giác ngon miệng chiếm trên 80%. Các món cháo, súp xay cũng nhận được sự ưa chuộng từ người bệnh nội trú. Tỉ lệ người bệnh hài lòng về chất lượng suất ăn do Bệnh viện Truyền máu Huyết học cung cấp chiếm 88,45%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>Biểu đồ 3: Tỉ lệ người bệnh hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn (n=272) </b></i>

Tỉ lệ người bệnh hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn là 97,83%; như vậy vẫn còn hơn 2% người bệnh chưa hài lòng về dịch vụ cung cấp suất ăn của bệnh viện.

<i><b>Biểu đồ 4: Tỉ lệ người bệnh sử dụng khẩu phần suất ăn </b></i>

Đa số người bệnh sử dụng từ 3/4 khối lượng khẩu phần ăn trở lên của một suất ăn với tỉ lệ gần 70%, còn lại hơn 30% người bệnh chỉ ăn được hơn phân nửa khẩu phần ăn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng hàng ngày cho người bệnh nội trú.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>Bảng 2. Kết quả phân tích mối tương quan giữa thời gian nằm viện, số lần nhập viện với các khía cạnh khảo sát </b></i>

Khi phân tích mối tương quan đơn biến và đa biến giữa sự hài lòng người bệnh về chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp suất ăn với các khía cạnh khảo sát, kết quả cho thấy có mối tương quan chặc chẽ giữa thời gian nằm viện, số lần nhập viện với sự hài lòng NB về chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp suất ăn thể hiện qua hệ số Sig (2-tailed) < 0,5; ngoài ra hệ số tương quan Pearson R < 0 cho thấy mối tương quan trên là mối tương quan nghịch, điều này có ý nghĩa nếu thời gian nằm viện càng dài và số lần nhập viện càng nhiều thì tỉ lệ hài lịng người bệnh về chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp suất ăn của bệnh viện sẽ giảm dần.

<b>IV. BÀN LUẬN </b>

Nghiên cứu được thực hiện trên 272 người bệnh điều trị nội trú đang điều trị tại 9 khoa lâm sàng tại bệnh viện Truyền máu Huyết học, kết quả nghiên cứu được bàn luận như sau:

Các đặc điểm về giới tính, năm sinh, nghề nghiệp, nơi ở, trình độ học vấn và chế

độ ăn hiện tại không ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh về chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp suất ăn khi người bệnh điều trị tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học.

Người bệnh có thời gian nằm viện kéo dài trên 15 ngày và số lần nhập viện trên 2 lần sẽ có xu hướng giảm sự hài lịng đối với chất lượng suất ăn bệnh viện và dịch vụ cung cấp suất ăn, tỉ lệ người bệnh hài lòng trong tuần đầu nhập viện là 51,21%, từ 8 - 15 ngày là 47%, kết quả này cao hơn nghiên cứu của tác giả Z. Stanga là 39% ở tuần nhập viện đầu tiên và giảm dần ở số ngày nhập viện sau 15 ngày ; thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Bayram Sahin là 58,2% cho tuần đầu nằm viện và giảm dần nếu thời gian kéo dài hơn 15 ngày [3],[14].

Tỉ lệ người bệnh được cung cấp thông tin về dịch vụ cung cấp suất ăn khi điều trị nội trú tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học là 93%, như vậy vẫn còn khoảng 7% người bệnh chưa được cung cấp thông tin này khi nằm viện, điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

việc đánh giá chất lượng của dịch vụ cung cấp suất ăn.

Tỉ lệ người bệnh hài lòng về chất lượng suất ăn là 88,45% tương đồng với kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (88,3%), cao hơn kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược (79%) và Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình (78,9%) [8],[11],[12]. Như vậy, chất lượng suất ăn đang cung cấp tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học đáp ứng được nhu cầu mong đợi của người bệnh nội trú.

Ngoài ra, người bệnh đánh giá cao việc giữ nhiệt độ suất ăn khi được cấp phát tại phòng bệnh, người bệnh thích món cháo, súp xay hơn hẳn các món cơm và điềm tăm có thể do mùi vị thơm, ngon và dễ sử dụng, nhất là hầu hết người bệnh nội trú hóa trị liệu đều gặp vấn đề về ăn uống do tác dụng phụ của thuốc như cảm giác chán ăn, buồn nôn, nôn và viêm loét niêm mạc miệng khiến cho việc sử dụng các suất ăn thông thường như cơm trở nên khó khăn.

Người bệnh hài lịng về hương vị món ăn (87,1%) phù hợp với kết quả nghiên cứu của Irene Mentziou [6]; Khía cạnh về khối lượng thức ăn trong mỗi suất ăn cũng đáp ứng được nhu cầu của người bệnh hài lòng, như vậy các khía cạnh liên quan đến chất lượng suất ăn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài lòng người bệnh. Để người bệnh hài lòng về chất lượng suất ăn, đánh giá cảm quan về suất ăn là rất quan trọng, việc trình bày bữa ăn bắt mắt, màu sắc đẹp, hương vị thơm ngon, nhiệt độ món ăn được giữ nóng sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn rất nhiều, từ đó giúp họ hài lòng hơn, muốn sử dụng suất ăn nhiều hơn.

Người bệnh sử dụng hết khẩu phần ăn chiếm 24%, Người bệnh sử dụng suất ăn gần hết khẩu phần ăn (3/4) của mỗi suất ăn chiếm 43,8%.

Người bệnh hài lòng về tất cả các khía cạnh lên quan đến dịch vụ cung cấp suất ăn, kết quả nghiên cứu phù hợp vói thực tế tại bệnh viện chúng tôi: nhân viên luôn mặc trang phục chỉnh tề khi đến giao suất ăn, chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi thắc mắc của người bệnh về suất ăn và dịch vụ cung cấp suất ăn; nhân viên phục vụ vui vẻ, cởi mở, nhẹ nhàng trong giao tiếp, biết thông cảm khi người bệnh chưa kịp sử dụng suất ăn do chờ lấy máu xét nghiệm,…; các suất ăn luôn được phục vụ đúng giờ mặc dù vẫn còn khoảng 2,6% người bệnh phản hồi là chưa đúng giờ. Người bệnh cũng đánh giá cao về việc trình bày món ăn; sự sạch sẽ của dụng cụ đựng suất ăn.

Người bệnh có thời gian nằm viện ngắn ngày sẽ có thái độ hài lịng tốt hơn là những người bệnh nhập viện từ 15 ngày trở lên, điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc thù của bệnh viện chúng tôi. Là bệnh viện chuyên khoa huyết học đầu ngành khu vực phía Nam, người bệnh nội trú tại bệnh viện chúng tôi đa số được điều trị hóa trị liệu liều cao hoặc ghép tế bào gốc, do đó người bệnh sẽ phải nhập viện nhiều lần cho mỗi đợt trị liệu theo phác đồ, thời gian nằm viện trung bình sẽ là từ 7 ngày trở lên cho một đợt điều trị. Việc nằm viện kéo dài và số lần nhập viện nhiều lần làm cho người bệnh trở nên quen thuộc, khơng cịn hào hứng với các món ăn do bệnh viện cung cấp như thời gian đầu nhập viện và cảm giác ngon miệng cũng giảm dần, trong khi đó do đặc thù bệnh lý,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

người bệnh cũng bị hạn chế nhiều loại thực phẩm như không ăn đồ sống, tái, trái cây tươi, đồ ngâm chua, lên men…mà chỉ được ăn chín uống sơi tất cả thực phẩm nhằm đảm bảo an tồn cho người bệnh, tăng cường sức đề kháng, tránh làm nhiễm trùng đường ruột hay vấn đề ngộ độc thức ăn ảnh hưởng đến cơng tác điều trị và chăm sóc.

Việc cung cấp suất ăn nội trú cho người bệnh đều do Cơng ty cung cấp suất ăn uy tín của nước ngoài hợp tác với Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của khoa Dinh dưỡng, tiết chế; đây là công ty cung cấp suất ăn nước ngồi, quy mơ lớn và chuyên nghiệp, có đầy đủ các chứng nhận về an toàn thực phẩm do các tổ chức Quốc tế cấp như ISO 22000:2018, ISO 14001:2015, ISO 45001:2018, ISO 9001:2015 và Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý tại Việt Nam cấp. Ngoài ra, tất cả các thực phẩm được sử dụng để chế biến suất ăn nội trú hàng ngày đề có nguồn gốc rõ ràng, nhập tươi mới mỗi ngày, được khoa Dinh dưỡng, tiết chế tiến hành kiểm tra hàng ngày và sử dụng bộ kiểm tra nhanh an tồn thực phẩm của Bộ Cơng An cấp phép để kiểm tra định kỳ hàng tuần, do đó các suất ăn nội trú ln đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dù kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ hài lòng của NB đối với chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp suất cao, có thể nói là đáp ứng kỳ vọng người bệnh nhưng chúng tôi vẫn đề xuất là phía cơng ty cung cấp suất ăn đang hợp tác với Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học sẽ ngày càng nâng cao chất lượng suất ăn và dịch vụ cung cấp suất ăn hơn nữa

cho NB nội trú đang điều trị tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học.

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<b><small>1. A. M. Abdelhafez, L. al Qurashi, R. al Ziyadi, A. Kuwair, M. Shobki, and H. Mograbi, “Analysis of Factors Affecting the </small></b>

<small>Satisfaction Levels of Patients Toward Food Services at General Hospitals in Makkah, Saudi Arabia,” American Journal of Medicine and Medical Sciences, vol. 2, no. 6, pp. 123–130, 2012, doi: 10.5923/j.ajmms.20120206.03. </small>

<b><small>2. Bộ Y Tế, “Quyết định 4858/QĐ-BYT ngày </small></b>

<small>3/12/2013 Về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện,” Cổng thông tin khám chữa bệnh của Bổ Y Tế, p. 131, 2013. </small>

<b><small>3. B. Sahin, C. Demir, Y. Celik, · A Kadir Teke, C. Demir, and · A K Teke, “Factors </small></b>

<small>Affecting Satisfaction Level with the Food Services in a Military Hospital,” J Med Syst, vol. 30, pp. 381–387, 2006, doi: 10.1007/s10916-006-9022-3. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b><small>4. Bộ Y Tế, “Thông tư 08/2011/TT-BYT ngày </small></b>

<small>26 tháng 1 năm 2011 hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện,” 2011. </small>

<b><small>5. G. Messina, R. Fenucci, F. Vencia, F. Niccolini, C. Quercioli, and N. Nante, </small></b>

<small>“Patients’ evaluation of hospital foodservice quality in Italy: What do patients really value?,” Public Health Nutrition, vol. 16, no. 4, pp. 730–737, 2012, doi: 10.1017/S1368980012003333. </small>

<b><small>6. I. Mentziou, C. Delezos, A. Nestoridou, and G. Boskou, “Evaluation of food services </small></b>

<small>by the patients in hospitals of Athens in Greece,” Health Science Journal, vol. 8, no. 3, pp. 383–392, 2014. </small>

<b><small>7. L. J. Ncube and M. E. Letsoalo, </small></b>

<small>“Foodservice quality in South African hospitals: patient experiences,” International Journal of Health Care Quality Assurance, vol. 32, no. 3, pp. 447–458, 2019, doi: 10.1108/IJHCQA-11-2017-0213. </small>

<b><small>8. L. N. T. K. Nguyễn Thành Luân, Phạm Hồng Ngọc, Truong Quang Binh, Lâm Vĩnh Niên, “Hài lòng của người bệnh nội trú </small></b>

<small>về dịch vụ cung cấp suất ăn của khoa dinh dưỡng tại một bệnh viện trường đại hôc tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017,” Y Học TP. Hồ Chí Minh, vol. 22, no. 1, pp. 44–49, 2018. </small>

<b><small>9. M. A. Al-torky, E. A. Mohamed, and F. M. A. Yousef, “Inpatients’ satisfaction with food </small></b>

<small>services in Sohag University Hospital,” The </small>

<small>Egyptian Journal of Community Medicine, vol. 34, no. 2, pp. 33–45, 2016, doi: 10.21608/ejcm.2016.651. </small>

<b><small>10. N. F. Aminuddin, R. Kumari Vijayakumaran, and S. Abdul Razak, </small></b>

<small>“Patient Satisfaction With Hospital Food service and its Impact on Plate Waste in Public Hospitals in East Malaysia,” Hospital Practices and Research, vol. 3, no. 3, pp. 90–97, 2018, doi: 10.15171/hpr.2018.20. </small>

<b><small>11. Nguyễn Văn Út, Nguyễn Văn Ngọt, Phạm Thị Hà, Sự hài lòng của bệnh nhân nội trú về </small></b>

<small>tình hình cung cấp suất ăn của khoa Dinh Dưỡng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2008, no. 1. 2008, pp. 115–121. </small>

<b><small>12. N. T. K. L. Nguyễn Thị Phương Thảo, Bùi Thị Lan and N. T. K. , Mai Thị Liên, </small></b>

<small>“Khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội trú về tình hình cung cấp suất ăn của khoa Dinh dưỡng Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2018,” Khoa học Điều dưỡng, vol. 03, no. 5, pp. 157–164, 2018. </small>

<b><small>13. S. McLeod, “Maslow’ s Hierarchy of Needs </small></b>

<small>Maslow ’ s Hierarchy of Needs,” Business, pp. 3–5, 2018. </small>

<b><small>14. Z. Stanga, Y. Zurflüh, M. Roselli, A. B. Sterchi, B. Tanner, and G. Knecht, </small></b>

<small>“Hospital food: A survey of patients’ perceptions,” Clinical Nutrition, vol. 23, no. 3, pp. 241–246, 2003, doi: 10.1016/S0261-5614(02)00205-4. </small>

</div>

×