Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.72 KB, 6 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<i><b>Tôn Thanh Trà<small>1</small>, Phạm Thị Ngọc Thảo<small>2</small></b></i>
<i><b>Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của xã hội với nhiều tổn thất nặng nề trên toàn cầu </b></i>
<i>trong đó có Campuchia. Trong bối cảnh giao thơng giữa các quốc gia xung quanh hạn chế, người bệnh phải chọn các dịch vụ chăm sóc y tế tại địa phương. Vì vậy các số liệu bệnh nhân có thể không giống các quốc gia khác. </i>
<i><b>Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bệnh lý, kết quả điều trị và xác định các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân </b></i>
<i>nặng vào khoa Cấp cứu trong giai đoạn COVID-19 bùng phát tại Campuchia. </i>
<i><b>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tơi tiến hành nghiên cứu đồn hệ tiến cứu. Tất cả bệnh </b></i>
<i>nhân vào khoa Cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh được phân loại I và II theo tiêu chuẩn phân loại của Canada từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30 tháng 6 năm 2021 được đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân được theo dõi đến khi xuất viện hoặc đến 14 ngày sau nhập viện. Dùng phân tích hồi quy đa biến để xác định các yếu tố liên quan đến tử vong. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05. </i>
<i><b>Kết quả: Có 4.052 bệnh nhân vào khoa Cấp cứu trong đó có 580 bệnh nhân được phân loại I, II và 501 bệnh </b></i>
<i>nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Tuổi trung bình là 54,86±18,43 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1. Bệnh lý thần kinh trung ương chiếm đa số với 26,5%. Tỷ lệ tử vong trong 14 ngày là 29,1%. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy: Tuổi, tiền sử đái tháo đường, điểm Glasgow thấp, sốt 38,5 độ C, SpO<small>2</small> <92% tại thời điểm vào khoa Cấp cứu và nhập viện vào ban đêm là các yếu tố liên quan đến tử vong ở nhóm bệnh nhân này. </i>
<i><b>Kết luận: Bệnh nhân nặng vào khoa Cấp cứu trong giai đoạn COVID-19 chủ yếu là bệnh lý thần kinh trung </b></i>
<i>ương (chiếm 26,5%) với tuổi trung bình là 54,86±18,43 tuổi, tỷ lệ nam/nữ 1,2/1. Tỷ lệ tử vong là 29,1%. Tuổi, tiền sử đái tháo đường, bất thường dấu hiệu sinh tồn, điểm Glasgow thấp và nhập viện vào ban đêm là các yếu tố có liên quan đến tử vong ở nhóm bệnh nhân này. </i>
<i><b>Từ khóa: bệnh nhân nặng, tỷ lệ tử vong, COVID -19 </b></i>
<i>FACTORS RELATED TO MORTALITY IN CRITICAL ILL PATIENTS TO EMERGENCY DEPARTMENT, CHO RAY PHNOM PENH HOSPITAL DURING COVID-19 PANDEMIC: </i>
<i>A PROSPECTIVE COHORT STUDY </i>
Ton Thanh Tra, Pham Thi Ngoc Thao * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No 1 - 2022: 112-117
<i><b>Background: The COVID-19 pandemic has been affected to all countries in the world. Before COVID-19 </b></i>
<i>pandemic, the affordable local patients preferred to other countries to get healthcare services. During the pandemic, they may delay the healthcare or go to the local healthcare facilities. In that condition, many patients visited the Emergency department in severe conditions and needed resuscitation on arrival. We asked questions that what was the pattern of critical ill patients to Emergency department, the outcomes and related factors to mortality in these group of patients. </i>
<small>1Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh, Campuchia </small>
<small>2Bộ môn Hồi sức- Cấp cứu- Chống độc, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Việt Nam </small>
<i><small>Tác giả liên lạc: TS.BS Tôn Thanh Trà ĐT: +855948.9999 Email: </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><i><b>Objectives: To describe the pattern of critical ill patients to Emergency department at Cho Ray Phnom Penh </b></i>
<i>hospital, outcomes and identify the factors related to mortality in these group of patients. </i>
<i><b>Methods: A prospective cohort study was done at Cho Ray Phnom Penh hopspital from Januray 1</b><small>st </small>to June 30<small>th</small>, 2021. All critical ill patients to Emergency department with Emergency severity index I and II as Canadian Triage Acuity System were enrolled. Clinical presentations, vital signs, emergency procedures were collected. Patients were followed up to discharge or 14 days after admission to identify the mortality rate. Multivariates logistic regression was done to identify the factors related to mortality. The significant defference was noted when p <0.05. </i>
<i><b>Results: There were 501 patients enrolled during study period. The mean age was 54.86±18.43 years, male </b></i>
<i>to female ratio was 1.2/1. The most common disease was Central nervous system disease (26.5%). The mortality rate was 29.1%. The multivariates logistic regression showed that age, diabetes mellitus, low Glasgow coma score, high fever, low SpO2 on admission and night time admission were related factors to mortality in these group of patients (p <0.05). </i>
<i><b>Conclusions: The most common disease to ED during COVID-19 pandemic was CNS disease. The </b></i>
<i>mortality rate was 29.1%. The age, diabetes mellitus, abnormal vital signs, low Glasgow coma score on admission and night time admission were the related factors to mortality in these group of patients. </i>
<i><b>Key words: critical ill patients, mortality rate, COVID-19 </b></i>
Đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt hoạt động của xã hội với nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội. Nghiên cứu năm 2020 ở Mỹ cho thấy số lượng bệnh nhân vào khoa Cấp cứu giảm khoảng 30-43% trong khi đó nhiều bệnh nhân nặng hoặc nguy kịch<small>(1,2)</small>. Campuchia cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng của đại dịch nhưng trong bối cảnh giao thông giữa các quốc gia xung quanh hạn chế, người bệnh phải chọn các dịch vụ chăm sóc y tế tại địa phương. Vì vậy các số liệu bệnh nhân có thể khơng giống các quốc gia khác.
<b>Mục tiêu </b>
Mô tả mơ hình bệnh tật, kết quả điều trị và xác định các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân nặng vào khoa Cấp cứu trong giai đoạn COVID-19 bùng phát.
Tất cả bệnh nhân vào khoa Cấp cứu trong thời gian nghiên cứu từ ngày 01/01/2021 đến 30/6/2021 cần được hồi sức tích cực tại phòng Hồi sức khoa Cấp cứu (tương ứng với mức độ phân loại I, II theo tiêu chuẩn phân loại bệnh
nhân của Canada).
<i><b>Tiêu chuẩn loại trừ </b></i>
Bệnh nhân tử vong trước vào viện. Bệnh nhân nặng khơng có thân nhân đi cùng, không khai thác được bệnh sử, bệnh nhân tái nhập viện, bệnh nhân nhỏ hơn 15 tuổi hoặc bệnh nhân được xác định nhiễm COVID-19.
<b>Phương pháp nghiên cứu </b>
<i><b>Thiết kế nghiên cứu </b></i>
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu.
<i><b>Phương pháp lấy mẫu </b></i>
Toàn bộ.
<i><b>Định nghĩa biến số </b></i>
Các biến số được thu thập tại thời điểm bệnh nhân vào khoa Cấp cứu và được trình bày dưới dạng trung bình + độ lệch chuẩn hoặc số lượng và tỷ lệ phần trăm.
<i>Biến kết cục </i>
<b>Bệnh nhân được theo dõi trong bệnh viện </b>
đến 14 ngày sau nhập viện để ghi nhận sống hay tử vong. Các trường hợp bệnh nặng xin về được xem như tử vong. Trường hợp bệnh nhân xin chuyển đi bệnh viện khác được xem là sống khi xuất viện.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><i><b>Phương pháp xử lý số liệu </b></i>
Dùng phân tích hồi quy đa biến để xác định các yếu tố liên quan đến tử vong. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05.
<b>ngày 31/12/2020. </b>
Có 4.052 bệnh nhân vào khoa Cấp cứu trong thời gian nghiên cứu. Trong đó, có 580 bệnh nhân được phân loại I, II và 501 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn bệnh. Tuổi trung bình là 54,86. Tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1. Tỷ lệ tử vong trong 14 ngày là 29,1%.
phương tiện ô tơ cá nhân trong giờ hành chính
<i>(Bảng 1). </i>
<i><b>Bảng 2. Dấu hiệu sinh tồn, thuốc và kết quả điều trị </b></i>
<i>Cấp cứu </i>
<small>Dấu hiệu sinh tồn </small>
<small>HATT* (mmHg) </small>
<small>Trung bình: 116,89±42,93 Trung vị (TPV): 120 (80-</small>
<small>cứu </small>
<b><small>(n) </small></b>
<b><small>Tỷ lệ (%) </small></b>
<b><small>Tình trạng bệnh nhân </small><sup>Số lượng </sup><small>(n) </small></b>
<b><small>Tỷ lệ %) </small></b>
<small>180 (120-227,5) </small>
<small>Kết quả điều trị sau 14 ngày </small>
<i><small>(*) Kết quả được trình bày dưới dạng trung vị, tứ phân vị </small></i>
Bệnh nhân nặng vào khoa Cấp cứu có bất thường dấu hiệu sinh tồn (mạch nhanh, sốt, độ bão hòa oxy thấp) và điểm Glasgow thấp. Thời gian điều trị tại Cấp cứu là 178,12±77,95 phút, thời gian điều trị trong bệnh viện khoảng 6,63 ngày và tỷ lệ tử vong trong 14 ngày là 29,1%
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Bệnh lý thần kinh trung ương chiếm đa số
<i>trong nhóm nghiên cứu (Bảng 3). </i>
Kết quả phân tích hồi quy đơn biến cho thấy: Tuổi, thời điểm nhập viện, điểm Glasgow, nhiệt độ và SpO<small>2</small> có liên quan đến tử vong (p <0,05)
<i><small>(*), Kết quả được trình bày dưới dạng trung vị, tứ phân vị </small></i>
<i><b>Bảng 5. Phân tích hồi quy đa biến các biến số liên quan đến tử vong </b></i>
<i><b><small>*Trung vị (Khoảng tứ phân vị </small></b></i>
Phân tích hồi quy đa biến cho thấy: Tuổi, tiền sử đái tháo đường, nhập viện vào ban đêm, điểm Glasgow, sốt và SpO<small>2</small> thấp là các yếu tố liên quan đến tử vong trong 14 ngày. Qua đó: cứ một tuổi tăng lên làm tăng nguy cơ tử vong lên 1%, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường làm tăng nguy cơ tử vong lên 15% so với các nhóm bệnh nhân khác. Bệnh nhân vào viện vào ban đêm có nguy cơ tử vong cao hơn 46% so với những bệnh nhân vào viện trong giờ hành chính. Tương tự, cứ mỗi điểm Glasgow giảm làm tăng 4% nguy cơ tử vong, bệnh nhân có SpO<small>2</small> ≤92% có nguy cơ tử vong tăng 30% so với nhóm có SpO<small>2 </small>>92%. Bệnh nhân có thân nhiệt
≥38,5 độ C có nguy cơ tử vong cao hơn 84% so với nhóm có thân nhiệt <38,5 độ C (p <0,05)
<i>(Bảng 5). </i>
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm mô tả đặc điểm bệnh nhân, kết cục điều trị đồng thời xác định các yếu tố liên quan đến tử vong ở những bệnh nhân nặng vào khoa Cấp cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 501 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,86±18,43 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1, bệnh lý Thần kinh trung ương chiếm đa số (26,5%) với
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">nguyên nhân nhập viện là hôn mê hoặc rối loại tri giác. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là 6,63 ngày. Tỷ lệ tử vong trong 14 ngày là 29,1%. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy tuổi, tiền sử đái tháo đường, bất thường dấu hiệu sinh tồn, điểm Glasgow thấp và nhập viện vào ban đêm có liên quan đến tử vong ở nhóm bệnh nhân này.
Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh là bệnh viện tư nhân, được xếp hạng tuyến cuối tại Campuchia. Bệnh viện có 200 giường với công suất giường bệnh trong thời gian nghiên cứu đạt 86%. Khoa Cấp cứu của bệnh viện có 12 giường, trong đó có hai giường hồi sức bệnh nặng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị.
<b>Về đặc điểm bệnh nhân </b>
Nhóm tuổi của nghiên cứu chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Lily D Yan và cộng sự năm 2015 với chỉ 42 tuổi, tỷ lệ nữ cao hơn nam (nữ chiếm 64%) và phần lớn bệnh nhân vào viện vì đau bụng nên tỷ lệ bệnh lý tiêu hóa chiếm đa số <small>(3)</small>. Sở dĩ như vậy có lẽ là do bệnh viện Chợ Rẫy
Phnom Penh được xem là bệnh viện tuyến cuối, thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân nặng từ các cơ sở y tế chuyển đến. Mặt khác trong thời kỳ bùng phát dịch COVID-19, bệnh viện chúng tôi chưa được phép điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nên chỉ có những bệnh nhân khơng có triệu chứng ban đầu của nhiễm COVID-19 mới đến Cấp cứu. Mặt khác, kết quả theo dõi sau 14 ngày cho thấy tỷ lệ tử vong của nhóm nghiên cứu là 29,1%. So sánh với số liệu lưu trữ tại phòng Kế hoạch tổng hợp cho thấy số lượng bệnh nhân vào khoa Cấp cứu trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng 23,4% so với năm 2020 và tăng 49,7% so với năm 2019. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong chung trong bệnh viện là 4,7% so với 2,6% năm 2020 và 2,3% năm 2019. Nghiên cứu của Yan LD năm 2015 tại hai bệnh viện công lập Campuchia trên 1.295 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ tử vong sau 14 ngày là 3,9%<small>(3)</small>. Có lẽ là do mức độ nặng của bệnh và có thể là do trì hỗn quá trình vào Cấp cứu trong giai đoạn COVID-19 bùng phát.
<i><b>Bảng 6. So sánh số lượng bệnh nhân vào Cấp cứu và tỷ lệ tử vong với các năm 2019, 2020 tại bệnh viện Chợ </b></i>
<i>Rẫy Phnom Penh </i>
<i><small>(Số liệu thống kê từ phòng Kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh 2019-2021) </small></i>
Một nghiên cứu của Gunnerson JK năm 2019 trên 349.310 bệnh nhân vào khoa Cấp cứu trong 6 năm (2012-2017) tại Anh cho thấy tuổi trung vị của bệnh nhân vào Cấp cứu là 48,5 [19,7] tuổi với tỷ lệ nữ là 54,3%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu kết hợp khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực chung sẽ giảm được 15% bệnh nhân tử vong trong bệnh viện và giảm 20% bệnh nhân nhập khoa Hồi sức tích cực<small>(4)</small>. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân vào khoa Cấp cứu tại các bệnh viện ở Anh tăng 1,9% mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2016 với tỷ lệ nam/nữ tương đương nhau<small>(5)</small>. Tương tự, nghiên cứu của Rajathilagam T năm 2018 trên 160 bệnh nhân vào khoa Cấp cứu tại Ấn Độ cho thấy tuổi trung
bình là 54,95 ± 8,1 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 1,5<small>(6)</small>. Tuy nhiên, nghiên cứu của Butt AA năm 2020 ở Qatar trên 192.157 bệnh nhân trong thời gian bùng phát COVID-19 cho thấy số lượng bệnh nhân vào khoa Cấp cứu giảm từ 20-43% so với giai đoạn chưa có COVID-19 ở cả bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa, với tỷ lệ bệnh nhân nặng cần hồi sức là 6%<small>(2)</small>.
<b>Về các yếu tố tiên lƣợng đến tử vong </b>
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi bệnh nhân, tiền sử đái tháo đường, bất thường dấu hiệu sinh tồn khi vào Cấp cứu, đểm Glasgow thấp và nhập viện vào ban đêm là các yếu tố liên quan đến tử vong trong bệnh viện ở nhóm bệnh nhân này. Kết quả nghiên cứu cho
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">thấy tình trạng thiếu nhân lực vào ban đêm làm tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân nặng nhập viện. Tương tự, kết quả nghiên cứu Lee M năm 2018 trên 1438 bệnh nhân cho thấy bệnh nhân có một dấu hiệu sinh tồn bất thường khi vào Cấp cứu làm tăng nguy cơ tử vong lên 2,6 lần, nếu có hai dấu hiện sinh tồn bất thường làm tăng nguy cơ tử vong lên 6,4 lần. Ngoài ra, nếu điểm Glasgow ≤13 khi vào Cấp cứu làm tăng nguy cơ tử vong lên 6,3 lần so với nhóm có điểm Glasgow >13<small>(7)</small>. Như vậy, dấu hiệu sinh tồn bất thường khi vào khoa Cấp cứu và điểm Glasgow thấp là các triệu chứng cảnh báo nguy cơ tử vong của bệnh nhân nặng cần tập trung nguồn lực cứu chữa.
<b>Hạn chế của nghiên cứu </b>
Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh là một cơ sở y tế tư nhân với mức viện phí phù hợp cho những bệnh nhân có mức thu nhập từ trung bình trở lên nên khơng phản ảnh hết được tồn bộ cục diện y tế tại Campuchia. Mặt khác, số lượng cũng như mơ hình bệnh tật của cộng đồng có thể thay đổi trước, trong và sau khi dịch COVID-19. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm số liệu thực tiễn bệnh lý, các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân nặng, góp phần cung cấp dữ liệu để xây dựng chính sách y tế, kế hoạch đào tạo nguồn lực cấp cứu phù hợp trong điều kiện bình thường mới sau đại dịch.
<small>1. Baugh JJ, White AB, McEnvoy D, Yun JB BF, Raja SA, Dutta S (2020). The cases not seen: Pattern of Emergency department </small>
<i><small>visits and procedures in the era of COVID-19. America Journal of </small></i>
<i><small>Emergency Medicine, doi: 10.1016/j.ajem.2020.10.081. </small></i>
<small>2. Butt AA, Azad MA, Kartha BA, Masoodi AN, Bertollini R, Samra AA (2020). Volume and Acuity of Emergency </small>
<i><small>department visits prior and after COVID-19. Journal of </small></i>
<i><small>Emergency Medicine, 59(5):730-4. </small></i>
<small>3. Yan LD, Mahadevan VS, Pirrotta AE, Woods J, Somontha K, et al (2015). An observational study of adults seeking emergency </small>
<i><small>care in Cambodia. Bull World Health Organ, 93:84-92. </small></i>
<small>4. Gunnerson JK, Bassin SB, Havey AR, Haas LN, Sozener BC, Medlin PR, et al (2019). Association of an Emergency Department–Based Intensive Care Unit with Survival and </small>
<i><small>Inpatient Intensive Care Unit Admissions. JAMA Network Open, </small></i>
<small>2(7):e197584. </small>
<small>5. Wyatt S, Spilsbury P, Jackson S (2017). Changes in the Acuity of Patients Presenting at Emergency Departments and the Propensity of Emergency Departments to Admit Patients in </small>
<i><small>England 2010-2016. Strategy Unit - NHS, pp.5-9. </small></i>
<small>6. Rajathilagam T, Malathy R, Seethalakshmi S, Kothai G (2018). Prescription Pattern in A Medical Icu Of A Tertiary Care </small>
<i><small>Teaching Hospital Of South India. Biomedical & Pharmacology </small></i>
<i><small>Journal, 11(1):405-10. </small></i>
<b><small>7. Lee M, Taylor MD, Antony U (2018). The association between </small></b>
<small>abnormal vital sign groups and undesirable patient outcomes. </small>
<i><b><small>Hong Kong Journal of Emergency Medicine, 25(3):137-45. </small></b></i>
<i><small>Ngày nhận bài báo: 08/12/2021 Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2022 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2022 </small></i>
</div>