Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bài giảng quản trị sản xuất ba10 Đại học mở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 73 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 1 Trang 1 </small></b>

<b>BÀI 01: </b>

<b>GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT </b>

<b>I. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT LÀ GÌ? 1.1 Thực chất QTSX: </b>

Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất, trong đó trung tâm là hệ thống sản xuất được hình thành từ một tập hợp các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Các yếu tố ngẫu nhiên

Đầu vào Đầu ra

Thông Thông tin tin

<b>Sơ đồ Hệ thống sản xuất </b>

Trung tâm của hệ thống sản xuất là quá trình biến đổi (chuyển hố), đó là một tập hợp các hoạt động được sắp xếp theo những trình tự nhất định để chuyển hóa đầu vào thành đầu ra. Mọi nỗ lực của quản trị sản xuất đều nhằm vào việc đảm bảo sự vận hành cân bằng của quá trình này, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doạnh.

<i>Quản trị sản xuất là quản lý quá trình chuyển hóa (biến đổi) các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (sản phẩm/dịch vụ) mong muốn nhằm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. </i>

Qúa trình biến đổi

Kiểm tra Giám sát

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 1 Trang 2 </small></b>

Về bản xuất, Quản trị sản xuất:

- Là hoạt động điều hành sản xuất gắn liền với những nhiệm vụ cụ thể đã được phân công cho cả hệ thống

- Là việc tổ chức và quản lý các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh đã hoạch định.

- Là chỉ huy, điều hành, ra các quyết định trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

<b>1.2 Nhiệm vụ chủ yếu của QTSX: </b>

- Thiết kế hoạch định hệ thống sản xuất - Tổ chức điều hành hệ thống sản xuất - Giám sát kiểm tra hệ thống sản xuất - Điều chỉnh hệ thống sản xuất

Những nhiệm vụ này được thực hiện nhằm đưa các mục tiêu đã hoạch định thành hiện thực.

<b>1.3 Nội dung của QTSX: </b>

<i><b> - Xét theo quá trình: </b></i>

+ Hoạch định sản xuất + Tổ chức sản xuất + Điều độ sản xuất

+ Kiểm tra, kiểm soát hệ thống sản xuất...

<i><b> - Xét theo nội dung công việc: </b></i>

+ Dự báo cầu sản phẩm/dịch vụ + Xây dựng chiến lược sản xuất + Phát triển sản phẩm mới

+ Lựa chọn q trình sản xuất + Hoạch định cơng suất

+ Lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 1 Trang 3 </small></b>

<b>II. MỐI QUAN HỆ CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VỚI CÁC CHỨC NĂNG KHÁC </b>

Mối quan hệ giữa quản trị sản xuất với các chức năng quản trị khác (quản trị tài chính, quản trị marketing) vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.

Marketing cung cấp thông tin về thị trường cho hoạch định sản xuất tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất. Sản xuất là cơ sở cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho mục tiêu marketing.

Chức năng tài chính bảo đảm đầy đủ kịp thời tài chính cho sản xuất, đánh giá lựa chọn phương án đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ, cung cấp các thông tin về chi phí sản xuất... Kết quả của quản trị sản xuất tạo ra và làm gia tăng nguồn bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu tài chính đã đề ra.

Mâu thuẫn: về thời gian, về chất lượng, về giá cả. Trong khi marketing đòi hỏi chất lượng cao, giá thành hạ, thời gian nhanh thì sản xuất lại bị giới hạn về các khả năng đó (về cơng nghệ, về chi phí...). Cũng vì những lý do đó mà khơng phải lúc nào sản xuất cũng thực hiện được các mục tiêu tài chính đặt ra và cũng khơng phải lúc nào tài chính cũng đáp ứng hết các yêu cầu của sản xuất về đầu tư đổi mới công nghệ, sắp xếp lại hệ thống sản xuất...

Vấn đề là phải có sự phân cơng phối hợp hài hoà giữa các bộ phận để cùng nhau thực hiện tốt mục tiêu chung của doanh nghiệp

<b>III. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT </b>

<b> - Mục tiêu tổng quát: sản xuất sp/dv bảo đảm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng </b>

trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất.

<b> - Mục tiêu cụ thể: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 1 Trang 4 </small></b>

+ Về chất lượng: thoả mãn yêu cầu của khách hàng + Về chi phí: chi phí/đơn vị đầu ra thấp

+ Về thời gian: cung cấp hàng hoá đúng thời điểm yêu cầu + Về tính linh hoạt: dễ thay đổi, thời gian ngắn, chi phí ít + Về tính đổi mới: áp dụng phương pháp, phương tiện tiến bộ...

Các mục tiêu này gắn bó chặt chẽ với nhau và có vị trí khác nhau. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn mà xác định thứ tự ưu tiên trong các mục tiêu cho phù hợp.

<b>IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT </b>

<i><b>* Tiếp cận cổ điển (trường phái hiệu quả hay khoa học): coi hiệu quả là mục tiêu chủ </b></i>

yếu, là nhân tố cốt lõi của sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và của phân công theo kế hoạch; nhiệm vụ tối thượng đặt ra là nâng cao năng suất; nhấn mạnh quản lý theo nguyên tắc và theo chức năng. Mọi cách thức điều hành ở đây đều dựa trên cùng một nguyên lý chung, đó là cùng với một lượng đầu vào tạo ra nhiều sản phẩm/dịch vụ hơn hoặc để tạo nên một đơn vị đầu ra cần ít chi phí hơn. Mọi cố gắng ở đây đều hướng vào việc làm sao tăng được lợi nhuận mà không quan tâm đến các yếu tố khác (như con người...)

<i><b>* Tiếp cận hành vi: đề cao vai trò của con người, quan tâm nhiều đến mối quan hệ </b></i>

giữa con người với con người trong q trình sản xuất. Theo đó, các nhà quản trị sản xuất, khi ra quyết định phải coi trọng yếu tố tâm lý, sao cho các quyết định đưa ra phải thu hút được mọi người tự giác thực hiện, phải khuyến khích phát huy tính sáng tạo của người lao động. Điều hành phải hiểu được tâm lý nhu cầu của người lao động để có biện pháp phù hợp chứ không phải dựa trên những nguyên tắc cứng nhắc mệnh lệnh.

<i><b>* Tiếp cận hệ thống (hay tiếp cận mơ hình hố): nhấn mạnh việc ra quyết định quản </b></i>

trị sản xuất gắn liền với lý thuyết hệ thống trên cơ sở sử dụng các mô hình tốn học. Theo đó, việc xác định các mối quan hệ giữa các phân hệ (bộ phận) và sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống (doanh nghiệp) được thực hiện trên cơ sở coi tất cả các bộ phận là những phân hệ hợp thành của cả hệ thống (doanh nghiệp). Năng suất và hiệu quả của hoạt động sản xuất là kết quả của sự nỗ lực và phối hợp nhịp nhàng giữa tất cả các bộ phận này. Đòi hỏi phải xác định

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 1 Trang 5 </small></b>

rõ và xử lý tốt các mối quan hệ giữa các bộ phận trong toàn doanh nghiệp (thống nhất, đồng bộ, phối hợp).

Thực tế ngày nay, trong quản trị sản xuất tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp ở từng giai đoạn cụ thể mà kết hợp các cách tiếp cận trên sao cho phù hợp, hiệu quả.

<b>V. HỒN THIỆN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT </b>

<b>5.1 Q trình phát triển của quản trị sản xuất: </b>

Quá trình phát triển quản trị sản xuất có thể tóm lược: - Cung < cầu: sản xuất mọi thứ, càng nhiều càng tốt

- Cung ≥ cầu: quan tâm đến dự báo, dự trữ, dịch vụ đi kèm, đến người lao động, đến hệ thống sản xuất...

<b>5.2 Đặc điểm môi trường kinh doanh ngày nay: </b>

- Tồn cầu hóa, tự do trao đổi thương mại và hợp tác kinh doanh - Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học-cơng nghệ - Cạnh tranh gay gắt và mang tính quốc tế

- Vấn đề môi trường, trách nhiệm xã hội - Tăng trưởng kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ...

<b>5.3 Phương hướng hoàn thiện QTSX trong giai đoạn hiện nay: </b>

- Xây dựng hệ thống sản xuất năng động, linh hoạt

- Chú ý đến quản trị tác nghiệp, các kỹ năng quản lý sự thay đổi

- Tìm kiếm và đưa vào áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại như JIT, Kaizen, MRP, Kanban...

- Tìm mọi biện pháp khai thác tiềm năng của con người, kích thích tính tự giác sáng tạo của con người trong hoạt động sản xuất.

- Tìm biện pháp rút ngắn thời gian thực hiện cơng việc, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh về thời gian trước các đối thủ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 1 Trang 6 </small></b>

<b>5.4 Yêu cầu đối với Nhà quản trị sản xuất: </b>

- Phải có năng lực kỹ thuật: khả năng chuyên môn giỏi, am hiểu công việc quản trị được phân cơng.

- Phải có năng lực hành vi tức khả năng làm việc với người khác: nhà quản trị sản xuất giỏi phải là người có năng lực hành vi tốt, có kỹ năng quan hệ giao tiếp.

- Phải có kỹ năng nhận thức vấn đề, khả năng phân tích tổng hợp - Phải có kỹ năng ra quyết định

- Phải có kỹ năng tổ chức, phối hợp...

<i><b>Chúc Anh/Chị học tập tốt! </b></i>

<b>GỢI Ý ÔN TẬP </b>

1. Thực chất và nội dung của quản trị sản xuất?

2. Mối quan hệ của quản trị sản xuất với quản trị marketing và quản trị tài chính? 3. Các mục tiêu của quản trị sản xuất? Vận dụng?

4. Các phương pháp tiếp cận trong quản trị sản xuất? Vận dụng?

5. Phương hướng đổi mới quản trị sản xuất trong giai đoạn ngày nay? Vận dụng trong thực tiễn?

6. Các yêu cầu cơ bản đối với nhà quản trị sản xuất? Vận dụng?

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 2 Trang 1 </small></b>

<b>BÀI 02: </b>

<b> DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT SẢN PHẨM </b>

<b>I. DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT SẢN PHẨM 1.1 Thực chất : </b>

- Dự báo là việc suy luận về những gì sẽ xảy ra trong tương lai trên cơ sở sử dụng các số liệu, tư liệu đã xẩy ra trong quá khứ và được thực hiện bằng những cách thức thích hợp.

- Các lĩnh vực dự báo chủ yếu đối với doanh nghiệp: + Dự báo kinh tế

+ Dự báo công nghệ

+ Dự báo nhu cầu sản phẩm/dịch vụ

<i>Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm/dịch vụ là vấn đề cốt lõi nhất trong hoạt động dự </i>

báo của doanh nghiệp. Đó là dự đoán lượng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp phải chuẩn bị để đáp ứng trong tương lai, là dự đoán khả năng tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai.

<b>1.2 Các loại dự báo nhu cầu: </b>

- Theo phương pháp dự báo: + Dự báo định tính + Dự báo định lượng - Theo thời gian (tầm) dự báo:

+ Dự báo ngắn hạn + Dự báo trung hạn + Dự báo dài hạn

<b>1.3 Điều kiện bảo đảm độ chính xác dự báo nhu cầu </b>

Dự báo có hạn chế, ít khi được hồn hảo, do đó u cầu đối với dự báo là bảo đảm độ chính xác càng cao càng tốt.

Phải làm tốt các công việc sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 2 Trang 2 </small></b>

- Lựa chọn phương pháp dự báo - Thu thập và xử lý số liệu

- Kiểm soát dự báo

- Lựa chọn nhân lực làm dự báo...

<b>II. VAI TRÒ CỦA DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT SẢN PHẨM </b>

- Góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp.

<i><b>* Với từng loại dự báo: </b></i>

- Ngắn hạn: điều độ, phân chia công việc, kế hoach mua hàng

- Trung hạn: lập kế hoạch (sx, bán hàng, ngân sách, huy động nguồn lực,…) - Dài hạn: kế hoạch sp mới, ứng dụng công nghệ mới, lựa chọn địa điểm…

<b>III. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT SẢN PHẨM 3.1 Các nhân tố khách quan </b>

- Tình trạng của nền kinh tế (chu kỳ kinh doanh, lạm phát) - Nhu cầu của khách hàng

- Chu kỳ sống của sản phẩm

- Chính sách vĩ mơ (phát triển kinh tế, thuế, tài chính...)

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 2 Trang 3 </small></b>

- Tình hình cạnh tranh trên thị trường

- Các nhân tố khác: giá cả, chất lượng sản phẩm, lòng tin của khách hàng, thời gian trong năm…

<i><b>Với nhân tố chu kỳ sống của sản phẩm: </b></i>

Chu kỳ sống sản phẩm khơng chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu mà cịn ảnh hưởng đến lựa chọn phương pháp dự báo. Trong mỗi pha của chu kỳ sản phẩm cần có phươngpháp dự báo thích hợp. Ở giai đoạn đầu cần được dự báo dài hạn hơn, nhưng khi đã ở giai đoạn chín muồi và suy thối thì cần thận trọng hơn. Trong giai đoạn đầu khi hầu như chưa có số liệu thực tế thì dự báo mang tính định tính nhiều hơn (suy đốn), cịn khi đã ở giai đoạn chín muồi có nhiều số liệu thì có thể sử dụng phương pháp định lượng nhiều hơn. Có những sản phẩm sẽ không tồn tại nữa khi kết thúc chu kỳ, có những sản phẩm được hồn thiện sẽ tiếp tục phát triển, có những sản phẩm đến khi bão hồ sẽ khơng tăng khơng giảm.., tất cả những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp dự báo cầu.

- Sự đảm bảo chất lượng và giá cả của sản phẩmdịch vụ.

- Và một số nhân tố khác như khả năng thu thập xử lý thơng tin, cơng tác tổ chức dự báo, chi phí dành cho dự báo, ....

<b>IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT SẢN PHẨM </b>

<i><b>4.1 Phương pháp định tính: </b></i>

- Lấy ý kiến của Hội đồng điều hành (Ban lãnh đạo)

- Lấy ý kiến của người bán hàng (những người phụ trách các khu vực)

- Lấy ý kiến của khách hàng về kỳ vọng của họ trong tương lai (nghiên cứu thị trường người tiêu dùng)

- Lấy ý kiến của các chuyên gia (Phân tích Delphy)

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 2 Trang 4 </small></b>

Các phương pháp định tính mang tính chủ quan nhiều, phụ thuộc vào trình độ và trách nhiệm của cá nhân người dự báo, do đó các phương pháp này có hạn chế khi vận dụng. Để bảo đảm hiệu quả dự báo, cần phải kết hợp với các phương pháp định lượng, nghĩa là dùng mơ hình tốn học dự báo rồi sau đó dùng kinh nghiệm của nhà quản trị để điều chỉnh lại.

<i><b>+ Phương pháp san bằng mũ: Ft = Ft-1 + α.(At-1 – Ft-1) </b></i>

<i>+ Phương pháp hoạch định xu hướng: Yt = a + b.t </i>

<i>AixHi</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 2 Trang 5 </small></b>

b =

 

; a = <i>A</i><i>b</i>.<i>t</i>

<i>+ Yếu tố mùa vụ trong dự báo nhu cầu </i>

F<small>t</small><sup>mv</sup> = F<small>t</small> x I<small>iđc</small>- F<small>t</small><sup>mv</sup>: Mức dự báo có tính đến yếu tố mùa vụ - F<small>t </small>: Mức dự báo chưa tính đến yếu tố mùa vụ

- <i>I<sub>i</sub><sup>đc</sup></i>: Hệ số (chỉ số) mùa vụ điều chỉnh (theo quý, mùa/năm): Cầu bình quân 1 mùa i

<i>I<sub>i</sub></i>=

Cầu bình quân 1 mùa

Hệ số mùa vụ bình quân: <i>Ii</i> =

<b>V. GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT DỰ BÁO NHU CẦU </b>

- Độ lệch tuyệt đối trung bình:

MAD =

RSFE là tổng chênh lệch giữa cầu thực tế và cầu dự báo: RSFE = ∑ (At – Ft). TS thấp hơn và sai số âm (thực tế < dự báo) là tốt hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 2 Trang 6 </small></b>

<i>Kết quả dự báo được chấp nhận với điều kiện MAD nhỏ nhất và tín hiệu theo dõi nằm trong giới hạn kiểm sốt (GH<small>max</small> ≤ TS ≤ GH<small>min</small>) </i>

1. Dự báo doanh thu tháng 10:

* Phương pháp BQDĐ 3 tháng giản đơn:

F<small>10</small> = (150+156+160)/3 = 155,3 triệu đồng

* Phương pháp BQDĐ 3 tháng với trọng số (0,25; 0,35; 0,40): F<small>10</small> = 150.0,25+156.0,35+160.0,40 = 156,1 triệu đồng 2. Lựa chọn kết quả chính xác hơn:

Chọn kết quả có MAD =

→ min

<b>* Tính MAD theo BQDĐ 3 tháng giản đơn: </b>

F<small>4</small> = (138+132+140)/3 = 136,7 F<small>5</small> = (132+140+146)/3 = 139,3 F<small>6</small> = (140+146+138)/3 = 141,3 F<small>7</small> = (146+138+148)/3 = 144,0 F<small>8</small> = (138+148+150)/3 = 145,3 F<small>9</small> = (148+150+156)/3 = 151,3

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 2 Trang 7 </small></b>

Tổng hợp lại ta có bảng sau:

D.thu (At) 138 132 140 146 138 148 150 156 160 Dự báo (Ft) - - - 136,7 139,3 141,3 144 145,3 151,3

│At – Ft│ - - - 9,3 1,3 6,7 6,0 10,7 8,7

<b>* Tính MAD theo BQDĐ 3 tháng với trọng số (0,25; 0,35; 0,40): </b>

F<small>4</small> = (138.0,25+132.0,35+140.0,40) = 9,3 F<small>5</small> = (132.0,25+140.0,35+146.0,40) = 2,3 F<small>6</small> = (140.0,25+146.0,35+138.0,40) = 6,7 F<small>7</small> = (146.0,25+138.0,35+148.0,40) = 6,0 F<small>8</small> = (138.0,25+148.0,35+150.0,40) = 9,7 F<small>9</small> = (148.0,25+150.0,35+156.0,40) = 8,1 Tổng hợp lại ta có bảng sau:

Kết quả cho thấy, MAD<small>BQDĐTS</small> = 7,03 < MAD<small>BQDĐGĐ</small> = 7,12. Do đó, F<small>10</small> = 156,1 triệu đồng chính xác hơn.

<b>Ví dụ 2: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 2 Trang 8 </small></b>

Kết quả tiêu thụ loại sản phẩm M trong thời gian ba năm qua thống kê được như sau (sản phẩm):

Năm Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông

2. Phân bổ kết quả dự báo theo các mùa trong năm: F<small>i/4</small> = <i><sup>F</sup>xI<sub>i</sub></i>

trong đó i là mùa trong năm, <i>I<small>i</small></i> là chỉ số mùa i

<i>AAI<sub>i</sub></i>  <i><sup>i</sup></i>

trong đó <i><small>A</small></i><sub>1</sub> là cầu thực tế bình qn mùa i, <i><small>A</small></i> là cầu thực tế bình quân 1 mùa:

<small></small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 2 Trang 9 </small></b>

Kết quả dự báo theo các mùa như sau:

1. Vai trò của dự báo cầu đối với doanh nghiệp?

2. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến dự báo cầu?

3. Phân biệt phương pháp dự báo định tính với phương pháp định lượng? 4. Kết quả tiêu thụ một loại sản phẩm trong thời gian qua như sau (sản phẩm):

Năm Quý I Quý II Quý III Quý IV

<i><small>F</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 2 Trang 10 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 3 Trang 1 </small></b>

<b>BÀI 03: </b>

<b>PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI </b>

<b>VÀ LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT </b>

<b>I. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI </b>

<b>1.1 Sự cần thiết phát triển sản phẩm mới: </b>

- Đòi hỏi của khách hàng: nhu cầu ln thay đổi hồn thiện hơn

- Đảm bảo khả năng cạnh tranh và đứng vững trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Tiến bộ khoa học công nghệ: tạo khả năng sản xuất mới, làm xuất hiện nhu cầu mới.

- Chu kỳ sống sản phẩm: sản phẩm khơng tồn tại vĩnh viễn, phải có sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu.

- Sự khan hiếm tài ngun, bảo vệ mơi trường địi hỏi phải có những sản phẩm mới thích dụng thay thế sản phẩm cũ đã khơng cịn phù hợp.

<b>1.2 Vai trị của phát triển sản phẩm mới: </b>

- Tạo tiền đề để giành ưu thế cạnh tranh, giành thị phần trên thị trường, thu lợi nhuận cao.

- Định vị khách hàng cụ thể rõ ràng hơn, giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới.

- Giúp công chúng hiểu về doanh nghiệp, về sản phẩm của DN.

- Giải pháp quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường...

<b>1.3 Các giai đoạn phát triển sản phẩm mới: </b>

Quá trình phát triển SPM trải qua các giai đoạn cơ bản sau: - Ý tưởng về sản phẩm mới

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường (khả năng tiêu thụ) - Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết kế sản phẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 3 Trang 2 </small></b>

- Sản xuất thử, bán thử (giới thiệu, chào hàng, bán) - Điều chỉnh, hoàn thiện thiết kế sản phẩm

- Tổ chức sản xuất đại trà và tiêu thụ sản phẩm

<b>1.4 Phương pháp thiết kế sản phẩm mới: </b>

Có hai cách tiếp cận trong phát triển sản phẩm mới:

Theo lực kéo (sức hút) của thị trường: phát triển sản phẩm mới xuất phát từ điều tra nghiên cứu thị trường để dưa ra những sản phẩm phù hơp với nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.

Theo lực đẩy của công nghệ: xuất phát từ nghiên cứu công nghệ mới từ đó tạo ra những sản phẩm hồn toàn mới để tung ra thị trường.

<b>theo sức hút thị trường và theo lực đẩy công nghệ. </b>

<b>II. LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 2.1 Các loại QTSX: </b>

Quá trình sản xuất là phương pháp, quy trình cụ thể được sử dụng để chuyển hóa các nguồn lực đầu vào thành sản phẩm/dịch vụ đầu ra mong muốn.

Các loại quá trình sản xuất chủ yếu:

<i>- Quá trình sản xuất liên tục: </i>

Chủng loại sản phẩm ít, khối lượng mỗi loại lớn. Sản xuất mang tính chun mơn hóa cao, được bố trí thành dịng liên tục, máy móc thiết bị chuyên dùng.

Ưu điểm: năng suất cao, giá thành đơn vị sản phẩm thấp, khả năng tự động hóa cao, dễ kiểm sốt, dễ điều hành tác nghiệp...

Yếu điểm: kém linh hoạt, khó thích ứng với thay đổi của thị trường, phải dừng sản xuất khi có một khâu nào đó bị sự cố, khâu yếu quyết định năng lực sản xuất của cả dây chuyền.

Chú ý: bảo đảm cân đối năng lực sản xuất giữa các bộ phận, giữa các khâu, giữa các công đoạn, chú trọng công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên ...

<i>- Quá trình sản xuất gián đoạn: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 3 Trang 3 </small></b>

Chủng loại đa dạng nhưng khối lượng mỗi loại nhỏ thậm chí đơn chiếc. Máy móc thiết bị đa năng có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Ưu điểm: linh hoạt có khả năng thích ứng cao, kịp thời đáp ứng các đơn đặt hàng kể cả các đơn hàng đột xuất.

Yếu điểm: điều hành phức tạp, khó kiểm sốt chất lượng, khó cân bằng nhiệm vụ sản xuất, giá thành đơn vị sản phẩm cao.

Chú ý: tổ chức bố trí cơng việc sao cho giảm thiểu thời gian chuẩn bị sản xuất khi chuyển đổi mặt hàng, sắp xếp thứ tự sản xuất các loại sản phẩm sao cho tổng thời gian ít nhất.

Q trình sản xuất gián đoạn gồm có: + Sản xuất theo lô (Lost production) + Cửa hàng công việc (Job shop) + Quá trình sản xuất theo dự án

<i>- Quá trình sản xuất lặp lại: </i>

+ Quá trình sản xuất đơn chiếc: thường sản xuất theo đặt hàng, giá thành đơn vị sản phẩm cao.

+ Quá trình sản xuất hàng loạt: thường sản xuất theo dây chuyền, năng suất cao, giá thành đơn vị sản phẩm thấp.

Mỗi loại q trình sản xuất/cung cấp dịch vụ) đều có những ưu nhược điểm riêng, khơng có q trình sản xuất nào có ưu thế tuyệt đối trong mọi trường hợp, mỗi quá trình sản xuất chỉ phát huy hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể.

Cần phải lựa chọn quá trình sản xuất cho phù hợp với từng hoạt động cụ thể. Mục tiêu của lựa chọn quá trình sản xuất là làm sao bảo đảm hiệu quả của q trình sản xuất, đó là đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, bảo đảm chất lượng sản phấm/dịch vụ phù hợp yêu cầu, với chi phí hợp lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 3 Trang 4 </small></b>

<b>2.2 Lựa chọn QTSX: </b>

<b>2.2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn QTSX: </b>

- Kết cấu sản phẩm

- Trình độ chuyên mơn hóa, tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa trong sản xuất

- Quy mô doanh nghiệp và khối lượng sản xuất của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể

- Phương pháp cơng nghệ, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất

- Những yêu cầu về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động mà doanh nghiệp theo đuổi

- Khả năng kiểm sốt q trình sản xuất

<b>2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn QTSX: </b>

- Tính liên tục của quá trình sản xuất - Năng suất, chất lượng

- Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm - Tính linh hoạt của q trình sản xuất...

<i><b>Chúc Anh/Chị học tập tốt! </b></i>

<b>GỢI Ý ÔN TẬP </b>

1. Các bước trong phát triển sản phẩm mới? 2. Các phương pháp phát triển sản phẩm mới?

1. Đặc điểm của từng loại quá trình sản xuất? Cho ví dụ?

2. Vì sao và khi lựa chọn q trình sản xuất phải tính đến những vấn đề gì?

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 4 Trang 1 </small></b>

<b>BAI 04 : HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT </b>

<b>I. CƠNG SUẤT </b>

<b>1.1 Khái niệm CS: </b>

Cơng suất (hay năng lực sản xuất) là khả năng tạo đầu ra của hệ thống máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian: m<small>2</small>vải/năm, đôi giầy/ca, tấn ximăng/năm...

Cơng suất được tính cho cả doanh nghiệp, cho từng bộ phận, phân xưởng, dây chuyền sản xuất.

Cơng suất mang tính tương đối (theo thời gian, theo không gian)

Công suất được đo bằng khả năng ở khâu yếu nhất trong hệ thống máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp. Do đó trong q trình quản trị cơng suất cần quan tậm khắc phục khâu yếu: khi đầu tư phải bảo đảm cân đối, tập trung hoàn thiện khâu yếu để có thể nâng cơng suất.

<b>1.2 Các loại CS: </b>

- Công suất thiết kế - Công suất hiệu quả - Công suất thực tế

Để đánh giá trình độ quản trị cơng suất thường sử dụng 2 chỉ tiêu sau: Công suất thực tế

Mức sử dụng (H<small>sd</small>) = 100% Công suất thiết kế

Công suất thực tế

Mức hiệu quả (H<small>hq</small>) = 100% Công suất hiệu quả

Mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một khía cạnh của quản trị cơng suất. Do đó, trong quản trị công suất phải đồng thời sử dụng cả hai chỉ tiêu này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 4 Trang 2 </small></b>

<b>II. HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT 2.1 Tầm quan trọng của HĐCS: </b>

- Ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai, nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường.

- Xuất phát từ mối quan hệ giữa quy mô sản xuất và chi phí. Nếu cơng suất lớn nhu cầu ít sẽ lãng phí gây tổn thất lớn, nếu cơng suất nhỏ nhu cầu lớn sẽ bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh.

- Có quan hệ chặt chẽ với khả năng huy động vốn của chủ đầu tư, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm vốn để mở rộng sản xuất.

- Liên quan đến việc bảo đảm các nguồn lực lâu dài cho hoạt động của doanh nghiệp sau này như nguyên liệu, lao động...

<b>2.3 Các yêu cầu khi HĐCS: </b>

- tính linh hoạt: đễ điều chỉnh trong tương lai - tính tổng hợp: cân đối giữa các khâu, các bộ phận - tính mùa vụ: bảo đảm sản xuất quanh năm

- chi phí tác nghiệp: chi phí thường xuyên thấp

- khả năng bảo đảm đầu vào: vốn, nguyên liệu, lao động... - <i><b>tính hiệu quả: xây dựng nhiều phương án để lựa chọn </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 4 Trang 3 </small></b>

<i>+ công suất > cầu: quảng cáo xúc tiến, giảm giá, hoàn thiện sản phẩm phù hợp…; </i>

bố trí lại nhân sự, chuyển hướng hoạt động, bán bớt thiết bị,...

<b>III. CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT 3.1 Phân tich hồ vốn: </b>

* Trường hợp có 1 mặt hàng:

Q<small>HV</small> =

<small>Pr</small>* Trường hợp có nhiều mặt hàng:

Q<small>HV</small> =

<sub></sub><sup> </sup>1 <sub>Pr</sub> <sub></sub><sup></sup> Trong đó: i là mặt hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 4 Trang 4 </small></b>

<b>3.2 Lý thuyết quyết định: </b>

<i>- Trong điều kiện chắc chắn: </i>

Doanh nghiệp biết chắc chắn thị trường sẽ xẩy ra trong tương lai (tốt, xấu) và từ đó chọn phương án có lợi nhuận kỳ vọng lớn nhất.

<i>- Trong điều kiện không chắc chắn: </i>

Doanh nghiệp không biết được trạng thái thị trường chắc chắn sẽ xẩy ra trong tương lai như thế nào mà chỉ dự đoán được các khả năng có thể xảy ra, chẳng hạn tốt, xấu, trung bình… Tùy theo điều kiện cụ thể và tính cách của chủ doanh nghiệp mà ra quyết định lựa chọn công suất tương ứng:

+ Chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh : Maximax: max L<small>max </small>

+ Không dám mạo hiểm trong kinh doanh : Maximin: max L<small>min </small>

+ Chủ trương trung hòa trong kinh doanh : May rủi ngang nhau (MRNN): max L<small>tb </small>+ Tối thiểu hóa cơ hội bị bỏ lỡ :

Giá trị cơ hội bị bỏ lỡ thấp nhất: min CH

<i>- Trong điều kiện rủi ro: </i>

Doanh nghiệp không biết được chắc chắn trạng thái thị trường nào sẽ xẩy ra trong tương lai nhưng biết được khả năng xẩy ra (xác suất) của từng trạng thái thị trường. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ chọn phương án cơng suất nào có tổng giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 4 Trang 5 </small></b>

Công cụ thường được sử dụng là cây quyết định:

Cầu thấp

Cầu cao

Cầu thấp

Cầu trung bình

Cầu cao

<b> Cây quyết định </b>

+ Giá trị tiền tệ (lợi nhuận) mong đợi (EMV): EMV<small>i</small> = ∑ L<small>ij</small> × P<small>j </small> → max

Trong đó : L<small>ij</small> là lợi nhuận của p/a i trạng thái cầu jP<small>j</small> là xác suất của trạng thái cầu j

<small>PA có EMV max </small>

<small>EMV 2 </small>

<small>EMV2= </small>

<small>EMV 3 PA 1 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 4 Trang 6 </small></b>

<b>IV. VÍ DỤ: </b>

Có 3 phương án sản xuất với lợi nhuận dự kiến (triệu đồng) tuỳ thuộc vào trạng thái thị trường (xấu, bình thường, tốt) như sau:

Phương án mở rộng sản xuất

<i>Lợi nhuận dự kiến (triệu đồng) </i>

TT xấu TT bình thường TT tốt (1) Công suất cao

(2) Cơng suất thấp (3)Cơng suất tr/bình

-30 82 95

85 128 105

200 135 130

1. Hãy chọn phương án sản xuất theo các chỉ tiêu maximax, maximin, may rủi ngang nhau, giá trị cơ hội bỏ lỡ thấp nhất?

2. Nếu xác suất của thị trường (xấu, bình thường, tốt) là (0,20; 0,45; 0,35) thì chọn phương án nào (sử dụng cây quyết định thể hiện quá trình lựa chọn)?

<b>Bài giải: </b>

1. Maximax:

L<small>max1</small> = max {-30,85,200} = 200 L<small>max2</small> = max {82,128,135} =135 L<small>max3 </small>= max {95,105,130} =130

Max L<small>max</small> = max {200,135,130} = 200 → chọn công suất cao 2. Maximin:

L<small>min1</small> = min {-30,85,200} = -30 L<small>min2</small> = min {82,128,135} = 82 L<small>min3 </small>= min {95,105,130} = 95

Max L<small>min</small> = max {-30,82,95} = 95 → chọn công suất trung bình 3. May rủi ngang nhau:

L<small>tb1</small> = (-30+85+200)/3 = 85 L<small>tb2 </small>= (82+128+135)/3 = 115 L<small>tb3 </small>= (95+105+130)/3 = 110

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 4 Trang 7 </small></b>

Max L<small>tb</small> = max {85,115,110} = 115 → chọn công suất thấp 4. Giá trị cơ hội bị bỏ lỡ thấp nhất: CH<small>ij</small> = Lmax<small>j</small> – L<small>ij</small>

- CH<small>1ct</small> = 95 - (-30) = 125 CH<small>1ctb</small> = 128 – 85 = 43 CH<small>1cc </small>= 200 – 200 = 0

→ CH<small>max1</small> = max {125,43,0} = 125 - CH<small>2ct</small> = 95 - 82 = 13

CH<small>2ctb</small> = 128 - 128 = 0 CH<small>2cc</small> = 200 – 135 = 65

→ CH<small>max2</small> = max {13,0,65} = 65 - CH<small>3ct</small> = 95 - 95 = 0

CH<small>3ctb</small> = 128 - 105 = 23 CH<small>3cc </small>= 200 – 130 = 70

→ CH<small>max3</small> = max {0,23,70} = 70

Min CH<small>max</small> = min {125,65,70} = 65 → chọn công suất thấp 5. Nếu xác suất thị trường (xấu, bình thường, tốt) là (0,20; 0,45; 0,35):

EMV<small>1</small> = -30.0,20+85.0,45+200.0,35 = 102,25 EMV<small>2 </small>= 82.0,20+128.0,45+135.0,35 = 121,25 EMV<small>3</small> = 95.0,20+105.0,45+130.0,35 = 111,75

Max EMV = max{102,25;121,25;111,75} =121,25 → chọn CS thấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 4 Trang 8 </small></b>

Q trình lựa chọn cơng suất thể hiện bằng cây quyết định như sau:

<b> </b>

<i><b>Chúc Anh/Chị học tập tốt! </b></i>

<small>PA 2 EMV=121,25 </small>

EMV 102,25

EMV 111,75

EMV 121,25

<small>EMV1=102,25 </small>

<small>EMV3=111,75 EMV2=121,25 </small>

<small>PA 1 </small>

<small>PA 2 </small>

<small>PA 3 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 4 Trang 9 </small>GỢI Ý ƠN TẬP </b>

1. Cơng suất? Các chỉ tiêu mức sử dụng và mức hiệu quả? 2. Vai trị của hoạch định cơng suất và các yêu cầu đặt ra? 3. Các bước trong hoạch định công suất?

4. Sự cần thiết của điều chỉnh công suất và các biện pháp điều chỉnh? 5. Có 3 phương án cơng suất với lợi nhuận dự kiến như sau:

Phương án công suất Cầu thấp Cầu tr/bình Cầu cao - Phương án 1

- Phương án 2 - Phương án 3

18 -25

72

85 110 125

250 145 168

a. Nếu chủ doanh nghiệp là người có chủ trương trung hịa trong kinh doanh thì phương án cơng suất nào sẽ được lựa chọn?

b. Nếu chủ doanh nghiệp là người muốn tối thiểu hóa cơ hội bị bỏ lỡ thì phương án cơng suất nào sẽ được lựa chọn?

c. Còn bạn, bạn chọn phương án nào, vì sao?

6. Có 3 phương án mở rộng sản xuất với lợi nhuận dự kiến phụ thuộc vào cầu thị trường như sau:

Phương án mở rộng SX

Cầu thấp

Cầu Trung bình

Cầu cao

Cầu rất cao 1

2 3

-30 82 95

85 128 105

200 135 130

315 195 248

a. Chọn phương án mở rộng sản xuất theo các chỉ tiêu maximax, maximin, may rủi ngang nhau, giá trị cơ hội bị bỏ lỡ thấp nhất?

b. Nếu xác suất cầu thấp, trung bình, cao, rất cao là 0,25; 0,30; 0,25 và 0,20 thì chọn phương án nào (dùng cây quyết định thể hiện cách lựa chọn)?

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 5 Trang 1 </small></b>

<b>BÀI 05: </b>

<b>LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM </b>

Đối với những tổ chức khơng vì mục đích lợi nhuận, mục tiêu quan trọng nhất trong lựa chọn địa điểm là bảo đảm sự cân đối giữa chi phí lao động xã hội cần thiết bỏ ra và mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ cung cấp cho xã hội.

Mục tiêu cơ bản của lựa chọn địa điểm đối với mọi tổ chức là lựa chọn địa điểm sao cho thực hiện được các nhiệm vụ chiến lược, các mục tiêu đã đặt ra.

Lựa chọn địa điểm không chỉ là vấn đề riêng của từng doanh nghiệp đơn lẻ mà nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội trong từng vùng.

Không nên đưa ra quá nhiều phương án địa điểm vì sẽ khó lựa chọn nhưng cũng khơng nên chỉ đưa ra 1 ph.án vì sẽ khơng có cơ hội so sánh.

Để lựa chọn địa điểm cụ thể, trước tiên lựa chọn vùng, đến chọn khu vực trong vùng và sau cùng chọn chọn vị trí cụ thể trong khu vực.

Vấn đề lựa chọn địa điểm xuất không chỉ đặt ra đối với các doanh nghiệp mới hoạt động lần đầu mà còn khá phổ biến đối với các doanh nghiệp đang hoạt động. Đó là việc tìm thêm các địa điểm để xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, cửa hàng, các đại lý mới (nhất là với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ).

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 5 Trang 2 </small></b>

<b>1.1.2 Xu hướng: </b>

- Ở ngoại vi đô thị

- Trong các tụ điểm, công viên công nghiệp

- Chia nhỏ doanh nghiệp đưa đến đặt tại thị trường tiêu thụ - Ở nước ngoài

<b>1.1.3 Các bước: </b>

- Xác định mục tiêu, lựa chọn thứ tự ưu tiên trong lựa chọn địa điểm - Lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn phương án địa điểm. - Xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm - Xây dựng các phương án địa điểm có thể

- Lựa chọn địa điểm theo yêu cầu đặt ra

<b>1.2 Vai trò của lựa chọn ĐĐSX </b>

- Có tính chiến lược lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sau này của doanh nghiệp.

- Tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ thỏa mãn tốt hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ

- Tạo điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới

- Góp phần giảm chi phí sản xuất nhất là chi phí vận chuyển nguyên liệu nhờ sử dụng nguyên liệu tại chỗ

- Khai thác lợi thế tại chỗ như sự sẵn có tài ngun, mơi trường kinh doanh thuận lợi...

- Ảnh hưởng đến lợi ích, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và dân cư trong vùng nơi doanh nghiệp hoạt động...

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 5 Trang 3 </small></b>

<b>1.3 Phương pháp lựa chọn ĐĐSX: </b>

<b>1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn ĐĐSX </b>

- Điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu thủy văn, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.

- Điều kiện xã hội: dân số, phong tục tập quán, thái độ của dân cư, chính sách phát triển kinh tế địa phương, khả năng cung cấp lao động...

- Điều kiện kinh tế: cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ (giao thông, điện nước, thông tin, ngân hàng), thị trường, nguyên liệu, nhân công.

<i><b>Khi lựa chọn vùng cần phân tích các nhân tố sau: </b></i>

. Thị trường tiêu thụ . Tài nguyên tthiên nhiên

. Dân cư và nguồn nhân lực trong vùng

. Cơ sở hạ tầng kinh tế (hệ thống giao thông và thông tin) . Điều kiện phát triển và môi trường văn hóa xã hội . Vấn đề sản xuất hàng hoá, liên kết kinh tế…

<i><b>Để lựa chọn vị trí cụ thể cần quan tâm cân nhắc đến: </b></i>

. Diện tích mặt bằng và tính chất đất đai (có tính đến khả năng mở rộng sau này)

. Chi phí về đất đai . Tính thuận lợi của vị trí . Nguồn cung cấp điện, nước . Khả năng xử lý chất thải

. Sự sẵn có của các cơng trình, dịch vụ cơng cộng . Tình hình an ninh tại chỗ

. Quy định của chính quyền sở tại …

<b>1.3.2 Phương pháp hỗ trợ lựa chọn ĐĐSX </b>

- Trọng số đơn giản (cho điểm)

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 5 Trang 4 </small></b>

- Tọa độ trung tâm - Bài tốn vận tải

- Điểm hịa vốn (phân tích chi phí)

<i><b>Phương pháp “Điểm hịa vốn” (phân tích chi phí): lựa chọn địa điểm sao cho với </b></i>

cùng 1 khối lượng sản xuất/năm như nhau, chọn vị trí nào để có tổng chi phí hàng năm (bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi) nhỏ nhất.

<b>2.1.1 Thực chất: </b>

Bố trí mặt bằng sản xuất là tổ chức sắp xếp, định dạng về không gian các phương tiện vật chất (phương tiện sản xuất và phục vụ sản xuất) trên địa bàn doanh nghiệp sao cho mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi nhất, đảm bảo sự vận hành liên tục, đều đặn của quá trình sản xuất, giảm thiểu các chi phí phát sinh do phải di chuyển trong địa bàn khi vận hành sản xuất.

Kết quả bố trí mặt bằng sản xuất là hình thành 1 hệ thống các nơi, các bộ phận, các khu vực làm việc, đó là các phân xưởng sản xuất, các dây chuyền sản xuất, văn phòng làm việc, khu vực kho tàng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm ...

<i>* Mục đích: </i>

<b>- Tạo lưu thông thuận lợi cho sản phẩm trong quá trình sản xuất </b>

- Tiết kiệm chi phí vận chuyển giữa các bộ phận trong doanh nghiệp - Tiết kiệm không gian nhà xưởng

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 5 Trang 5 </small></b>

- Tạo tâm lý tốt cho người lao động

<b>2.1.2 Các yêu cầu: </b>

- An toàn: cho lao động, cho quá trình

- Phù hợp: với đặc điểm sản phẩm, với công nghệ thực hiện… - Linh hoạt: dễ điều chỉnh, sửa đổi

- Hiệu quả: đưa ra một số phương án để lựa chọn

<b>2.2 Các loại hình bố trí MBSX: </b>

<b>2.2.1 Bố trí theo sản phẩm (theo tuyến lưu thơng): </b>

- Đặc điểm: máy móc, thiết bị sắp xếp theo trình tự chế tạo - Ưu điểm:

+ Giảm bớt được số vật liệu phải lưu giữ.

+ Chỉ cần một lượng nhỏ công nhân trên dây chuyền. + Giảm tổng thời gian chế tạo sản phẩm

+ Đơn giản hệ thống kế hoạch sản xuất và điều độ - Nhược điểm:

+ Quy trình thiếu linh hoạt.

+ Thiếu linh hoạt trong điều chỉnh thời gian. + Đầu tư lớn.

+ Có sự lệ thuộc giữa các bộ phận với nhau.

+ Công nhân đơn điệu dễ buồn chán, thiếu sáng tạo.

<b>2.2.2 Bố trí theo q trình (theo định hướng cơng nghệ): </b>

- Đặc điểm: máy móc, thiết bị được sắp xếp theo chức năng, giống hoặc tương tự nhau về công nghệ chế tạo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 5 Trang 6 </small></b>

+ Dễ phân chia nhiệm vụ, dễ phân công… - Nhược điểm:

+ Không hiệu qủa trong sử dụng nguyên vật liệu + Khoảng cách vận chuyển giữa các bộ phận dài

+ Hiệu quả không cao trong điều hành tác nghiệp, công việc phải chờ đợi nhiều, tốn thời gian.

+ Phức tạp trong công tác kế hoạch và kiểm sốt sản xuất.

+ Có nguy cơ làm tăng chi phí, cơng nhân phải có kỹ năng rộng hơn và tiền công chi trả cao.

+ Năng suất lao động thấp hơn, bởi đòi hỏi phải thiết lập và học điều hành lâu hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b><small>Quản trị sản xuất - Bài 5 Trang 7 </small></b>

riêng, lao động riêng). Sau đó tiến hành nhóm các bước cơng việc vào từng nơi làm việc và giao cho một (một nhóm) người thực hiện.

Thiết kế mặt bằng theo sản phẩm là thiết kế q trình theo dịng chảy, là thiết kế dây chuyền sản xuất, dây chuyền lắp ráp sao cho bảo đảm cân đối giữa các nơi làm việc, giảm thiểu thời gian lãng phí (thời gian ngừng sản xuất).

<b>2.3.2 Thiết kế mặt bằng theo quá trình: </b>

<i> </i> Thiết kế mặt bằng theo q trình là tìm cách bố trí các khu vực, các bộ phận làm việc sao cho chí phí vận chuyển bán thành phẩm (sản phẩm dở dang) hoặc khoảng cách giữa các khu vực (các bộ phận) làm việc là nhỏ nhất và bảo đảm tính hợp lý (dễ chịu) khi bố trí (phương pháp Matther - sơ đồ dịng chảy).

<b>III. VÍ DỤ: </b>

<b>Ví dụ 1: Chi phí của 3 địa điểm dự kiến để xây dựng 1 nhà máy như sau: </b>

Địa điểm CP cố định (tỷ đồng/năm) CP biến đổi (ngàn đồng/sp)

</div>

×