Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

đặc điểm sinh thiết thận định vị trước bởi siêu âm và sinh thiết thận dưới siêu âm real time tại bệnh viện nhi đồng thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 113 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>LÊ THANH BÌNH</b>

<b>ĐẶC ĐIỂM SINH THIẾT THẬN ĐỊNH VỊ TRƯỚC BỞI SIÊUÂM VÀ SINH THIẾT THẬN DƯỚI SIÊU ÂM REAL-TIME</b>

<b>TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ</b>

<b>LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PSG.TS.BS. VŨ HUY TRỤ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệuvà kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được côngbố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây.

Tác giả luận văn

<b>LÊ THANH BÌNH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC</b>

Trang phụ bìaLời cam đoanMục lục

Danh mục chữ viết tắtDanh mục bảng

Danh mục biểu đồDanh mục hình

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1</b>

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3</b>

1.1.Đại cương về kỹ thuật sinh thiết thận ... 3

1.2.Chỉ định ... 4

1.3.Chống chỉ định ... 9

1.4.Các phương pháp sinh thiết ... 10

1.5.Đánh giá bệnh nhân trước sinh thiết ... 13

1.6.Thuốc trước sinh thiết ... 14

1.7.Sinh thiết thận qua da ... 16

1.8.Xử lý mẫu sau sinh thiết ... 22

1.9.Đánh giá mẫu sinh thiết ... 22

1.10.Theo dõi sau sinh thiết ... 24

1.11.Biến chứng ... 25

<b>CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 28

2.3. Định nghĩa các biến số ... 28

2.4. Phương pháp và cơng cụ thu thập số liệu ... 34

2.5. Quy trình nghiên cứu ... 35

2.6. Phương pháp phân tích dữ liệu ... 37

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ... 37

<b>CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ... 38</b>

3.1.Đặc điểm về giới, tuổi và chỉ định sinh thiết thận. ... 38

3.2.Các yếu tố liên quan đến nguy cơ chảy máu sau sinh thiết ... 41

3.3.Tỷ lệ mẫu đạt chuẩn, số cầu thận trung bình/mẫu sinh thiết ... 42

3.4.Tỷ lệ biến chứng trong sinh thiết thận... 47

3.5.Tỷ lệ các bệnh cầu thận ở trẻ em chẩn đoán bằng sinh thiết thận ... 48

3.6.Đặc điểm biểu hiện lâm sàng tổn thương thận ... 50

<b>CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ... 52</b>

4.1.Tỷ lệ mẫu đạt chuẩn, số cầu thận trung bình/mẫu sinh thiết và tỷ lệ biếnchứng trong sinh thiết thận bằng kim tự động qua da dưới siêu âm real-time vàsinh thiết với siêu âm định vị. ... 52

4.2.Tỷ lệ các bệnh cầu thận thận ở trẻ em chẩn đoán bằng sinh thiết thận. ... 66

4.3.Đặc điểm lâm sàng tổn thương thận ... 70

<b>KẾT LUẬN</b> ... 74

<b>KIẾN NGHỊ</b> ... 76

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC VIẾT TẮTTiếng Việt</b>

aPTT <sup>Activated partial thromboplastin</sup>time

Thời gian hoạt hoá mộtphần thromboplastin

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Độ lọc cầu thận ước đoán

EULAR <sup>European Alliance of Associations</sup>for Rheumatology

Hiệp hội Thấp châu Âu

Xơ hóa cầu thận khu trútừng phần

HIV Human immunodeficiency virus <sup>Virus suy giảm miễn dịch</sup>ở người

INR International normalized ratio

IQR Interval Quartile Range Khoảng tứ phân vị

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

ISN <sup>International </sup> <sup>Society </sup> <sup>of</sup>Nephrology

Hội Thận học quốc tế

MCD Minimal change disease Sang thương tối thiểuNSAID <sup>Non-steroidal </sup> <sup>anti-inflammatory</sup>

Kháng viêm non-steroid

PAS Periodic Acid-Schiff

RPS Renal Pathology Society <sup>Hiệp hội giải phẫu bệnh</sup>Thận

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thể Giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 3.1 Đặc điểm về giới, tuổi và chỉ định sinh thiết thận 37Bảng 3.2 Các yếu tố liên quan đến nguy cơ chảy máu sau sinh

Bảng 4.1 Số lượng cầu thận trung bình trong sinh thiết thận củahai phương pháp sinh thiết thận với siêu âm real-time và

Bảng 4.2 Tỷ lệ mẫu sinh thiết không đạt trong sinh thiết thận củahai phương pháp sinh thiết thận với siêu âm real-time và

Bảng 4.3 Bảng 4.8: Chẩn đoán bệnh các trường hợp sinh thiết có

Bảng 4.4 Tỷ lệ mẫu đạt từ 10, 20 và 25 cầu thận trong sinh thiếtthận của hai phương pháp sinh thiết thận với siêu âm

Bảng 4.5 Số lượng cầu thận trung bình trong một mẫu mô thận 57Bảng 4.6 Tỷ lệ các biến chứng sau sinh thiết thận 59Bảng 4.7 So sánh biến chứng giữa hai phương pháp sinh thiết thận

với siêu âm real-time và siêu âm định vị trước 62

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Bảng Nội dung Trang</b>

Bảng 4.8 Tiêu chuẩn sinh thiết thận theo Hiệp Hội Thận Nhi Anh

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 3.3 Phân bố giới tính trong nghiên cứu 39Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ số lần xuyên kim trong một lần sinh thiết 41Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ số lượng mẫu mô lấy được trong một lần sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 1.1 Sinh thiết thận bằng kim tự động qua da tại Bệnh viện Nhi

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Lần đầu tiên được mô tả trong y văn bởi Iversen và Brun năm 1951 đến nay,sinh thiết thận vẫn được xem là cơng cụ chẩn đốn khơng thể thay thế trong chẩnđốn, quyết định điều trị và tiên lượng cho các bệnh cầu thận nguyên phát hoặc thứphát[1]. Hiện nay trên thế giới, quy trình sinh thiết thận chủ yếu thực hiện dưới sựhướng dẫn của siêu âm real-time và do bác sĩ nội thận hoặc bác sĩ chẩn đốn hìnhảnh tiến hành. Tuy nhiên, tại những nước đang phát triển như Việt Nam, việc thựchành sinh thiết thận, cũng như việc phát triển một phòng xét nghiệm chuyên vềgiải phẫu bệnh thận học vẫn còn nhiều khó khăn. Thực tế trong thực hành chuyênkhoa nhi tại khu vực phía Nam,đến năm 2022, các bệnh viện chuyên khoa nhi thựchiện sinh thiết thận bằng kim tự động qua da, định vị trước bởi siêu âm.Tuy nhiêntừ năm 2020, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã triển khai việc thực hiện sinhthiết thận qua da bằng kim tự động dưới sự hướng dẫn của siêu âm real-time. Việcsinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm real-time giúp cho việc thực hiện sinh thiếtdễ dàng hơn, lấy được nhiều cầu thận hơn cho phân tích giải phẫu bệnh, góp phầnnâng cao độ tin cậy cho kết quả phân tích. Ngồi ra, sinh thiết thận dưới hướng dẫnsiêu âm real-time còn giúp giảm thiểu các biến chứng quan trọng liên quan đếnchảy máu như tiểu máu đại thể sau sinh thiết, cắt thận, dị động tĩnh mạch.

Chẩn đốn bệnh cầu thận ban đầu dựa trên các thông tin về dịch tễ liên quanđến nhóm bệnh cầu thận thường gặp, các biểu hiện lâm sàng và cận lậm sàng.Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào thay đổi mơ học trên kết quả phân tích giảiphẫu bệnh.

Trên thế giới, nhiều báo cáo cho thấy sinh thiết thận với siêu âm real-timelấy được số cầu thận cao hơn so với siêu âm định vị trước. Cụ thể trong báo cáocủa Kalra và cộng sự thực hiện ở trẻ em cho thấy số cầu thận trung bình của sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thiết với siêu âm realtime là 21,28  12,79, cao hơn siêu âm định vị trước là 11,44 7,38 với P < 0,0001[2]. Báo cáo của Feneberg và cộng sự cũng thực hiện ở trẻem với số cầu thận trung bình ở siêu âm real-time là 33,7  12,2 và siêu âm định vịtrước là 11,44  24,8  12,1, với P < 0,05[3]. Các báo cáo về biến chứng cũng thểhiện siêu âm real-time ít ghi nhận biến chứng hơn so với siêu âm định vị trước.Biến chứng tiểu máu đại thể ở siêu âm real-time ít hơn siêu âm định vị trước với tỷlệ lần lượt là 6,25% và 33,33%, P = 0,03 trong báo cáo của Karla và cộng sự[2].Kết quả tương tư cũng thấy trong nghiên cứu của Maya và cộng sự khi ghi nhận tỷlệ truyền máu trong siêu âm định vị trước là 8% và siêu âm realtime là 0%, với P =0,02[4].

Tại Việt Nam, cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu tiến hành so sánh tỷlệ thành công và mức độ an toàn của sinh thiết thận bằng kim tự động với siêu âmreal-time và siêu âm định vị trước. Chính vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứuvới mục tiêu so sánh tính an toàn cũng như là hiệu quả của sinh thiết thận với siêuâm real-time và siêu âm định vị trước.

<b>Câu hỏi nghiên cứu: Phương pháp sinh thiết thận bằng kim tự động với hướng</b>

dẫn siêu âm real-time có tốt hơn so với siêu âm định vị trước hay không?

<b>Mục tiêu nghiên cứu</b>

1. 1. Xác định tỷ lệ mẫu đạt chuẩn, số cầu thận trung bình/mẫu sinh thiếtvà tỷ lệ biến chứng trong sinh thiết thận bằng kim tự động qua da dướisiêu âm real-time và sinh thiết với siêu âm định vị trước.

2. 2. Xác định tỷ lệ các bệnh cầu thận ở trẻ em chẩn đoán bằng sinh thiếtthận.

3. 3. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng tổn thương thận các trường hợpsinh thiết thận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

<b>1.1. Đại cương về kỹ thuật sinh thiết thận1.1.1. Khái niệm</b>

Sinh thiết thận là một kỹ thuật y khoa nhằm lấy một phần mô thận để thựchiện khảo sát mô học vi thể bằng kính hiển vi quang học, kính hiển vi huỳnhquang và kính hiển vi điện tử, phục vụ cho cơng tác chẩn đốn, điều trị vàtiên lượng bệnh[5].

Ngồi ra, hiện nay trong thực hành ghép thận, sinh thiết thận ghép là tiêuchuẩn chẩn đoán quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt thải ghép cấp hay mạn,thải ghép cấp và các bệnh thận nội khoa khác, cũng như theo dõi tổn thươngthận ghép là do tái phát của bệnh thận nguyên phát hay do bệnh thận mớixuất hiện[6].

- Năm 1951, quy trình kỹ thuật này lần đầu tiên được mô tả trong y vănbởi Iversen và Brun[9], tuy nhiên việc định vị thận phải được thực hiệnbằng phương pháp chụp cản quang đường tĩnh mạch, tỷ lệ thành côngđược báo cáo là 53%[9].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Năm 1954, Kark và cộng sự[10] đã thay đổi tư thế bệnh nhân khi sinhthiết từ ngồi sang nằm sấp với gối cát kê dưới bụng giúp làm giảm taibiến khi sinh thiết và thay đổi cấu trúc kim sinh thiết (Franklin-modified Vim-Salverman needle) nhằm tăng tỷ lệ lấy mẫu thành công.Phương pháp xác định cực dưới thận phải được thực hiện dựa trên cácmốc giải phẫu: khoảng cách giữa gai sống và xương sườn thứ 11 và 12và thực hiện sinh thiết khi bệnh nhân hít vào tối đa. Sự thay đổi nàyđưa đến tỷ lệ sinh thiết thành công lên đến 96% và khơng có biếnchứng quan trọng.

- Năm 1962, các kỹ thuật xquang bắt đầu được sử dụng để xác định vị tríthận phải và dần dần được thay thế bởi siêu âm. Từ đó, ngồi bác sĩ nộithận, việc thực hiện sinh thiết thận bắt đầu được thực hiện bởi bác sĩchẩn đốn hình ảnh. Trên thực tế, 95% các trường hợp sinh thiết thậnđược thực hiện bởi bác sĩ nội thận từ năm 1964 đến năm 1974[11], tuynhiên trong những năm 1990 tỷ lệ này giảm dần và trong năm 2011 và2014, Lane và cộng sự báo cáo tỷ lệ này lần lượt là 55% và 35%[12,13].

<b>1.2. Chỉ định</b>

Chỉ định sinh thiết thận thay đổi và khơng có sự thống nhất giữa các bácsĩ thực hành về bệnh lý thận nội khoa, mà phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàngcủa bệnh[14-17]. Kết quả sinh thiết thận có tính quyết định lên tới 60% cáctrường hợp, tuỳ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng[16, 18-21]. Giá trị của kếtquả sinh thiết thận có ý nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích của chỉđịnh sinh thiết. Nếu chỉ định sinh thiết khơng phục vụ cho lợi ích của bệnhnhân, mà chỉ phục vụ cho nghiên cứu thì phải được hội đồng y đức thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

qua và bệnh nhân đồng ý (quyết định của hội đồng đạo đức và giấy đồng ýcủa bệnh nhân).

<b>1.2.1. Hội chứng thận hƣ</b>

- Chỉ định chủ yếu ở người lớn với biểu hiện hội chứng thận hư, trẻ lớnbiểu hiện hội chứng thận hư vô căn kháng thuốc khơng có biểu hiệntriệu chứng bệnh nguyên nhân. Trong một báo cáo ở người lớn, tỷ lệthay đổi chẩn đoán và điều trị sau khi có kết quả sinh thiết thận ởngười lớn là 86%[16], chủ yếu do các bệnh lắng dọng amyloid nguyênphát, bệnh cầu thận do rối loạn miễn dịch, bệnh cầu thận màng.

- Các trường hợp hội chứng thận hư khơng có chỉ định sinh thiết tại thờiđiểm chẩn đoán:

o Bệnh nhân mắc đái tháo đường nhiều năm có tiểu albumin trướcđó

o Bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng ngoài thận của bệnh lắngđọng amyloid.

o Trẻ em từ 1-10 tuổi khởi phát hội chứng thận hư, khơng có biểuhiện viêm thận hoặc triệu chứng ngồi thận.

o Bệnh nhân hội chứng thận hư vơ căn nhạy steroid

o Có tiền căn sử dụng thuốc gây hội chứng thận hư: kháng viêmnhóm non-steroid (NSAID), pamidronate, penicillamine, vàng,lithium.

o Bệnh ác tính tiến triển. Tuy nhiên, sinh thiết thận có thể đượcchỉ định trong quá trình điều trị ung thư vì một số thuốc ung thưcó thể gây độc thận[22, 23].

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

o Tiểu đạm trước đó do béo phì

o Hội chứng thận hư có sự hiện diện của kháng thể phospholipase receptor A2 trong huyết thanh.

anti-- Chỉ định sinh thiết thận trong hội chứng thận hư ở trẻ em:o Hội chứng thận hư vô căn kháng steroid

o Trước khi điều trị thuốc ức chế calcineurin

o Hội chứng thận hư có triệu chứng viêm thận, biểu hiện ngoàithận

o Hội chứng thận hư dưới 1 tuổi khơng có yếu tố di truyền hoặc cóyếu tố gợi ý nguyên nhân thứ phát

<b>1.2.2. Hội chứng viêm thận cấp</b>

- Hội chứng viêm thận cấp bao gồm: tiểu máu kèm trụ tế bào, tiểu đạmvà thường kèm theo tăng huyết áp và tổn thương chức năng thận.Nguyên nhân thường gặp do nguyên nhân bệnh hệ thống, vì vậy sinhthiết thận giúp chẩn đoán xác định và hướng dẫn điều trị.

- Những trường hợp hội chứng viêm thận cấp có chỉ định sinh thiết thận:o Viêm mạch máu vi thể (microscopic polyangiitis), viêm mạchmáu và đa u hạt (granulomatosis with polyangiitis) và bệnhkháng thể kháng màng đáy (anti-glomerular basementmembrane disease): sinh thiết thận có thể trì hỗn, tuy nhiênviệc sinh thiết sớm giúp chẩn đoán phân biệt và tiên lượng.o Viêm thận do lupus

o Viêm cầu thận do nhiễm trùng: HIV, HBV, HCV

- Những trường hợp hội chứng viêm thận cấp không chỉ định sinh thiếtthận thường quy:

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

o Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm trùng. Ngoại trừ: tiểu máu tái phát,C3 giảm kéo dài > 6 tuần, tăng creatinine máu tiến triển.

o Viêm cầu thận kèm viêm nội tâm mạco Viêm thận do shunt

<b>1.2.3. Tổn thương thận cấp không rõ nguyên nhân</b>

- Phần lớn nguyên nhân tổn thương thận cấp là do nguyên nhân trướcthận, hoại tử ống thận cấp và tắc nghẽn sau thận. Việc chẩn đốn cóthể chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng mà không cần phải thực hiệnsinh thiết thận.

- Sinh thiết thận có thể được chỉ định trong trường hợp chẩn đốn chưarõ, nghi ngờ viêm thận mô kẽ cấp do thuốc

<b>1.2.4. Các bất thường nước tiểu không triệu chứng1.2.4.1. Tiểu máu từ cầu thận đơn độc:</b>

- Tiểu máu vi thể khơng triệu chứng là tình trạng tiểu máu vi thể kéo dàicó bất thường hình dạng hồng cầu, không kèm tiểu đạm, nồng độcreatinin trong huyết thanh bình thường và huyết áp bình thường.

- Kết quả sinh thiết thận của tiểu máu vi thể đơn độc từ cầu thận đa phầnlà bình thường hoặc là một trong ba rối loạn: bệnh thận IgA, hội chứngAlport hoặc bệnh thận màng đáy mỏng. Nhóm rối loạn này có tiênlượng tốt và khơng có điều trị can thiệp hiệu quả. Ngồi ra, xét nghiệmdi truyền có thể giúp chẩn đốn xác định bệnh mà khơng cần sinh thiếtthận.

- Sinh thiết thận chỉ được đặt ra trong trường hợp có tiểu đạm kèm theohoặc suy giảm chức năng thận[17]. Do đó, các trường hợp tiểu máu vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thể cần được theo dõi định kỳ để phát hiện tổn thương thận diễn tiến(tăng huyết áp, tiểu đạm, suy giảm chức năng thận)[24].

- Một nghiên cứu thực hiện tại Mỹ ở 276 trường hợp tiểu máu đơn độc,thay đổi điều trị xảy ra với tỷ lệ 1/36[16].

- Trường hợp tiểu máu vi thể ngoài cầu thận, sinh thiết thận được thựchiện khi:

o Người bệnh là người hiến thận

o Xét nghiệm di truyền tầm sốt khơng phù hợp với chẩn đoánhiện tại.

<b>1.2.4.2. Tiểu đạm dưới ngưỡng thận hư đơn độc</b>

- Tiểu đạm khi lượng đạm trong nước tiểu > 4 mg/m<sup>2</sup>/giờ hoặc đạmniệu/creatinin niệu > 20 mg/mmol.

- Tiểu đạm đơn độc nhẹ (< 50 mg/mmol hoặc < 1g/1,73 m<sup>2</sup>/ngày):khơng có chỉ định sinh thiết thận nếu không có tiểu máu, chức năngthận trong giới hạn bình thường theo tuổi, khơng có biểu hiện triệuchứng lâm sàng và cận lâm sàng gợi ý các bệnh hệ thống có thể gâyviêm thận (lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch máu). Kết quả sinh thiếtthận những trường hợp này có thể có kết quả là bệnh thận IgA hoặcbệnh cầu thận màng, thường có tiên lượng tốt[25]. Một số trường hợpcó thể là tiểu đạm có nguyên nhân thứ phát, do di truyền hoặc xơ hoácầu thận khu trú từng phần phản ứng do tổn tương nhồi máu (do xơhoá) hoặc mất nephron (do bệnh thận trào ngược)[26].

- Tiểu đạm trung bình (50- < 200 mg/mmol hoặc 1-<3 g/1,73 m<sup>2</sup>/ngày)chỉ định sinh thiết thận có thể được thực hiện để chẩn đốn, ngoại trừbệnh nhân có mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguyên nhân di truyền đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

được xác định. Nếu không thực hiện sinh thiết, cần phải theo dõi đểđánh giá (tiểu đạm, suy giảm chức năng thận, tăng huyết áp).

<b>1.2.5. Tổn thương thận do bệnh hệ thống</b>

Bệnh nhân có biểu hiện tổn thương thận và có kèm theo các biểu hiệnlâm sàng tổn thương ngồi thận và/hoặc có bất thường trên cận lâm sànggợi ý nhóm bệnh nguyên nhân:

- Rối loạn đông máu chưa điều chỉnh

- Tăng huyết áp nặng > 170 mmHg[28, 29] và khơng thể kiểm sốt bằngthuốc hạ áp

- Thận ứ nước

- Nhiễm trùng thận hoặc quanh thận

- Bất thường giải phẫu thận có thể tăng nguy cơ tai biến (bệnh thận đanang, thận móng ngựa)

- Nhiễm trùng da tại vị trí sinh thiết- Bệnh nhân không hợp tác

- Không có bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện hoặc khơng có bác sĩ giảiphẫu bệnh để phân tích kết quả

<b>1.3.2. Chống chỉ định tương đối</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Thận độc nhất: trước đây được coi là một chống chỉ định tuyệt đối donguy cơ cắt thận nếu như có biến chứng chảy máu nghiêm trọng dosinh thiết. Tuy nhiên việc thực hiện sinh thiết thận bằng kim qua dahiện nay có tỷ lệ thành cơng cao với biến chứng cắt thận rất thấp[14,30-32]. Tuy nhiên việc thực hiện sinh thiết thận độc nhất nên được tiếnhành chọn lọc và bởi bác sĩ có kinh nghiệm.

- U thận, thận nhiều nang 2 bên

<b>1.4. Các phương pháp sinh thiết1.4.1. Sinh thiết thận qua da</b>

- Là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất.

- Hiện nay sinh thiết thận được hiện bằng kim tự động qua da dướihướng dẫn của siêu âm real-time.

- Ngồi ra cịn có thể dùng CT scan định vị nếu khơng thể nhìn rõ thậnbằng siêu âm, béo phì nặng hoặc thận kích thước nhỏ trên siêu âm[6].- Là phương pháp sinh thiết được coi như tiêu chuẩn vàng trong sinh

thiết thận[33], với tỷ lệ mẫu đạt 99% và tỷ lệ biến chứng nặng ít hơn0,1%[34, 35].

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>1.4.2. Sinh thiết thận bằng mổ hở</b>

- Sinh thiết thận bằng phẫu thuật mở khi:

o Rối loạn đông máu không thể điều chỉnh

o Thận độc nhất và không có bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiệnbằng phương pháp sinh thiết qua da

o Thất bại với phương pháp sinh thiết thận qua da- Ưu điểm:

o Tỷ lệ biến chứng chảy máu nặng rất thấpo Hiểm khi tử vong

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

o Sẹo mổ lớn- Biến chứng có thể gặp

o Sốto Xẹp phổio Liệt ruột

<b>1.4.3. Sinh thiết thận nội soi</b>

- Là phương pháp thay thế cho sinh thiết thận bằng mổ hở cho nhữngbệnh nhân không thể hoặc không muốn sinh thiết thận qua da.

- Đây mà một phương pháp sinh thiết với tỷ lệ thành công cao và ít biếnchứng[36]

- Được coi là một phương pháp an toàn và hiệu quả thay thế cho sinhthiết mở[37]

<b>1.4.4. Sinh thiết thận bằng can thiệp mạch máu qua tĩnh mạch cảnh</b>

- Do bác sĩ can thiệp mạch máu thực hiện tại đơn vị can thiệp mạch máuvà có sử dụng thuốc cản quang tĩnh mạch

- Chỉ định[38-44]:

o Rối loạn đông máu không thể điều chỉnh

o Kết hợp sinh thiết thận với sinh thiết gan hoặc timo Bệnh nhân béo phì

o Thận độc nhất- Chống chỉ định:

o Tắc tĩnh mạch cảnh 2 bêno Dị ứng thuốc cản quang

o Bác sĩ can thiệp khơng có kinh nghiệm

- Biến chứng: tương tự với sinh thiết thận qua da[40, 41, 44]

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

o Biến chứng chảy máu trong nhu mô do tổn thương mạch máu.Một số báo cáo cho thấy có tăng tỷ lệ chảy máu do thủng baothận[38, 40, 44]

o Ít biến chứng tụ máu quanh thận- Hạn chế:

o tỷ lệ mẫu đạt chuẩn dao động 73-97%, tuỳ kinh nghiệm của bácsĩ can thiệp[45]

o Chi phí cao

<b>1.5. Đánh giá bệnh nhân trước sinh thiết1.5.1. Chuẩn bị bệnh nhân</b>

- Đánh giá nguy cơ chảy máu:

o Khai thác kỹ bệnh sử và tiền căn

o Thực hiện các xét nghiệm tầm soát nguy cơ[6]- Khám lâm sàng:

o Khám vùng da vị trí sinh thiết nhằm phát hiện nhiễm trùng

o Kiểm soát tốt huyết áp: huyết áp trước và sau sinh thiết < 140/90mmHg hoặc < 95<sup>th</sup> + 12 mmHg (trẻ < 13 tuổi).

- Xét nghiệm tầm soát bao gồm:

o Tổng phân tích tế bào máu 24 thông sốo Đông máu ngoại sinh và INR

o Đông máu nội sinh

o Thời gian chảy máu: không bắt buộc thực hiện[45-48]

o Siêu âm hoặc CT scan thận: đánh giá kích thước và các bấtthường giải phẫu thận (thận độc nhất, thận đa nang, thận lạc chổhoặc móng ngựa, thận teo hoặc ứ nước) có chống chỉ định hoặctăng nguy cơ biến chứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>1.5.2. Giảm tiểu cầu</b>

- Tiểu cầu < 140.000/mm<sup>3</sup>: tăng nguy cơ chảy máu[49, 50]

- Nguy cơ tụ máu không triệu chứng tăng đến 40% nếu tiểu cầu <100.000/mm<sup>3</sup>. Vì vậy, nên duy trì tiểu cầu > 100.000/mm<sup>3</sup> trước khithực hiện sinh thiết thận bằng kim qua da[49].

<b>1.6. Thuốc trước sinh thiết</b>

<b>1.6.1. Thuốc kháng tiểu cầu và huyết khối</b>

- Các loại thuốc:o Aspirin

o Omega-3 fatty acids

o Ức chế glycoprotein IIb/IIIao Dipyridamole

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

o Thiếu máuo Tăng huyết áp

- Hướng dẫn ngưng thuốc trước sinh thiết

o Warfarin: ngưng thuốc để INR < 1.5 và bổ sung vitamin K nếusinh thiết là khẩn. Nếu nguy cơ huyết khối hoặc thuyên tắc cao,có thể sử dụng heparin khi INR < 2 trước và sau sinh thiết.

o Heparin truyền tĩnh mạch: ngưng ít nhất 6 giờ trước sinh thiết vàcó thể sử dụng lại sau ít nhất 12-24 giờ, không tiêm tĩnh mạch.Phần lớn biến chứng chảy máu nghiêm trọng xuất hiện trong 12-24 giờ, chảy máu nhẹ có thể xuất hiện sau vài ngày[53]. Cầntheo dõi sát bệnh nhân sau sinh thiết.

o Heparin trọng lượng phân tử thấp: ngưng 1 ngày trước sinh thiếtvà sử dụng lại sau ít nhất 48-72 giờ ở bệnh nhân có nguy cơhuyết khối cao[30].

o Kháng đông uống trực tiếp (DOAC): khơng có báo cáo vềDOACs và biến chứng chảy máu.

<b>1.6.3. Sử dụng desmopressin (ddavp)</b>

- Desmopressin trước sinh thiết giúp ngăn ngừa chảy máu: được chỉ địnhchọn lọc ở những bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài (TS), đặcbiệt ở bệnh nhân có suy giảm chức năng thận < 60 ml/phút/1,73m<sup>2</sup>, tuynhiên hiệu quả còn tranh cãi.

- Mặc dù xét nghiệm TS có độ tin cậy thấp trong tiên lượng chảy máusau phẫu thuật[48, 53], nhưng nếu TS kéo dài làm tăng nguy cơ biếnchứng ( chủ yếu chảy máu) ở bệnh nhân sinh thiết thận qua da[29].

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Trong trường hợp không thực hiện được xét nghiệm TS hoặc các xétnghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu khác thì việc chỉ địnhdesmopressin cần phải cân nhắc giữa lợi ít và tác dụng phụ như huyếtkhối và hạ natri máu[54, 55].

- Một nghiên cứu báo cáo so sánh hiệu quả giảm biến chứng chảy máucủa desmopressin và giả dược ở các bệnh nhân có nguy cơ chảy máuthấp (chức năng thận > 60 ml/phút/1,73m<sup>2</sup>, huyết áp nhỏ hơn 140/90mmHg, xét nghiệm đông máu và thời gian chảy máu bình thường) chothấy: Tỷ lệ tụ máu sau sinh thiết phát hiện bằng siêu âm ở bệnh nhânsử dụng desmopressin thấp hơn giả dược, lần lượt là 13,7% và 30,5%và khơng có biểu hiện lâm sàng. Khơng có sự khác nhau về nồng độhemoglobin sau sinh thiết. Khơng có trường hợp tiểu máu đại thể ở cảhai nhóm và khơng có can thiệp truyền máu. Việc làm giảm tụ máukhơng có biểu hiện lâm sàng sau sinh thiết khơng góp phần lợi íchtrong thực hành lâm sàng. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng không báocáo tỷ lệ tác dụng phụ khi sử dụng desmopressin[54, 56].

<b>1.7. Sinh thiết thận qua da</b>

<b>1.7.1. Loại kim và kích thước kim1.7.1.1. Loại kim</b>

- Kim sinh thiết thủ công và kim sinh thiết tự động

- Phương pháp sinh thiết bằng kim tự động dưới hướng dẫn siêu âmreal-time là phương pháp được lựa chọn chủ yếu hiện nay chosinh thiết thận thường và thận ghép[6]

- Việc lựa chọn loại kim sinh thiết phụ thuộc vào kinh nghiệm củangười thực hiện sinh thiết và điều kiện kinh tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>Hình 1.2: Kim Silverman</b>

<b>Hình 1.3: Dụng cụ và kim sinh thiết tự động</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

- Khơng có sự khác biệt về hiệu quả lấy mẫu và biến chứng giữakim 14G và 16G[60, 61]. Tuy nhiên, các biến chứng nhẹ liênquan đến chảy máu thường gặp ở nhóm kim lớn 14G và 16G hơnlà kim 18G[62] và tỷ lệ truyền máu sau sinh thiết ở kim 14G caohơn kim 16G và 18G[63].

- Việc sử dụng kim sinh thiết có kích thước nhỏ hơn như 18G và20G khi người thực hiện sinh thiết thận gần đây là bác sĩ chẩnđoán hình ảnh[13, 62, 64]. Tuy nhiên, việc này khơng giúp giảmtỷ lệ biến chứng mà cịn có thể đưa đến việc không lấy đủ sốlượng cầu thận cho chẩn đoán bệnh[62, 65].

- Kim 16G tốt hơn 18G trong hiệu quả lấy mẫu với tỷ lệ biếnchứng là như nhau và kim 16G chủ yếu được sử dụng ở ngườilớn[1, 28, 30, 66-69].

<b>1.7.2. Kỹ thuật sinh thiết thận qua da bằng kim tự động1.7.2.1. Trước thủ thuật</b>

- Ký biên bản đồng thuận sinh thiết thận

- Khai thác tiền căn dị ứng thuốc an thần, gây mê và thuốc chứa ốt.

i-- Thiết lập 1 đường truyền tĩnh mạch

- Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm sấp và kê gối dưới bụng. nếubệnh nhân béo phì khơng thể nằm sấp thì sinh thiết tư thế ngồi,nằm nghiêng.

- Sử dụng thuốc an thần nếu bệnh nhân lo lắng.

<b>1.7.2.2. Kỹ thuật sinh thiết thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng ThànhPhố</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Sinh thiết được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm nhằm xácđịnh vị trí cực dưới thận phải (giúp tránh gây tổn thương mạchmáu lớn), ngồi ra cịn giúp đánh giá kích thước thận và các bấtthường khác (nang thận).

<b>Hình 1.4: Bộ dụng cụ sinh thiết</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

- Sinh thiết bằng kim tự động qua da dưới hướng dẫn của siêu âmcó thể thực hiện bằng siêu âm real-time hoặc siêu âm định vịtrước[33, 70].

- Các bước thực hiện sinh thiết thận với siêu âm định vị trước tạiBệnh viện Nhi Đồng Thành Phố:

o Thận được chọn thực hiện sinh thiết chủ yếu là thận trái.

o Thực hiện sinh thiết tại phòng thủ thuật khoa Thận- Nội tiếtvới thuốc an thần midazolam 5mg/ml. Trẻ nhỏ < 5 tuổi: sinhthiết với gây mê tại phòng mổ.

o Tư thế bệnh nhân: nằm sấp, kê gối dưới bụng

o Siêu âm đánh giá trước sinh thiết: thấy đủ hai thận, định vịcực dưới thận trái, đo khoảng cách từ da đến bao thận.

o Gây tê da tại chổ, gây tê bao thận bằng lidocain 2%.

o Thăm dò khoảng cách từ da đến thận bằng kim. Quan sát đểđảm bảo kim có di động theo nhịp thở.

o Xác định lại khoảng cách từ da đến bao thận sau thăm dị.o Rạch da tại vị trí sinh thiết, xun kim sinh thiết 16G vng

góc với da tới vị trí đã xác định, mở khố an tồn tiến hànhsinh thiết cuối thì hít vào.

o Sinh thiết tối đa 3 lần và lấy 2 mẫu mô thậno Băng ép cầm máu tại vị trí sinh thiết

o Ghi tường trình thủ thuật

<b>Hình 1.5: Hình ảnh kim sinh thiết thận trên siêu âm</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

- Các bước thực hiện sinh thiết thận với siêu âm real-time tại Bệnhviện Nhi Đồng Thành Phố: tương tự như với siêu âm định vịtrước nhưng khơng có bước thăm dò khoảng cách mà sẽ thaybằng thực hiện với siêu âm real-time.

- Bác sĩ thực hiện:

o Sinh thiết với siêu âm định vị: định vị bằng siêu âm bởi bác sĩchẩn đốn hình ảnh và thực hiện sinh thiết hoặc giám sát bởi bácsĩ có kinh nghiệm sinh thiết thận.

o Sinh thiết với siêu âm real-time: bác sĩ chẩn đốn hình ảnh điềuchỉnh đầu dò siêu âm và bác sĩ thực hiện sinh thiết có kinhnghiệm sinh thiết thận.

- Tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, mẫu sẽ được cố định trongdung dịch formalin và chuyển đến phân tích tại Khoa Giải phẫubệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1 với kính hiển vi quang học (nhộmHE, PAS, Trichrome, bạc) và huỳnh quang (nhuộm IgA, IgM,IgG, C1q và C3).

<b>1.7.2.3. So sánh sinh thiết định vị trước bởi siêu âm và dưới siêu âmreal-time</b>

- Sinh thiết real-time có hiệu quả tốt hơn và ít biến chứng quantrọng hơn so với sinh thiết định vị trước. Một báo cáo cho thấy tỷlệ mẫu đạt và tỷ lệ biến chứng quan trọng của sinh thiết dưới siêuâm real-time và sinh thiết định vị trước bởi siêu âm lần lượt là100% - 84% và 0%-11%.[4]

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

- Một báo cáo khác cũng cho thấy tỷ lệ mẫu đạt của siêu âm time cao hơn sinh thiết định vị trước bởi siêu âm, với tỷ lệ biếnchứng lần lượt là 2,1% và 6,7%.[71]

<b>real-1.8. Xử lý mẫu sau sinh thiết</b>

- Số lượng mẫu mô thận được khuyến cáo lấy trong một lần sinh thiết là2 mẫu[6, 14].

- Mẫu mô phải được đánh giá đại thể với mức phóng đại x10 bằng kínhhiển vi hoặc thậm chí bằng camera có chức năng tương tự[72].

- Mẫu sinh thiết sẽ được phân chia cho khảo sát bằng kính hiển vi quanghọc (cố định bằng formalin), kính hiển vi huỳnh quang (bảo quản trongdung dịch nước muối và làm lạnh nhanh) và kính hiển vi điện tử (cốđịnh trong dung dịch glutaraldehyde 2%-3% hoặc paraformaldehyde1%-4%)[73].

- Việc cố định mẫu cho kính hiển vi huỳnh quang có thể được thay thếbằng parafin[1].

- Phần lớn các trường hợp đều được chẩn đoán xác định bằng kính hiểnvi quang học và huỳnh quang mà khơng cần kính hiển vi điện tử.Ngoài ra, do chi phí cao nên kính hiển vi điện tử ít được triển khai thựchiện, nên việc khảo sát dưới kính hiển vi điện tử khơng được thực hiệnthường quy. Vì vậy, trong trường hợp khơng có kính hiển vi điện tử, cóthể chỉ cần 1 mẫu mơ thận cho khảo sát bằng kính hiển vi quang học vàhuỳnh quang[74]. Điều này giúp giảm biến chứng sinh thiết do giảm sốlần xuyên kim[1].

<b>1.9. Đánh giá mẫu sinh thiết</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

- Vị trí lấy mẫu: các phần mơ thận cần lấy[5]

o Vỏ thận dưới bao: bao gồm tổn thương cầu thận dạng xơ hốtồn bộ liên quan tuổi, tăng huyết áp và sẹo thận.

o Cầu thận cận tuỷ (cầu thận gần ranh giới vỏ tuỷ): các cầu thậnnày bị ảnh hưởng xơ hoá từng phần sớm nhất trong xơ hoá cầuthận khu trú từng phần (FSGS).

o Vùng ranh giới vỏ-tuỷ và tuỷ thận: khảo sát các nhóm tổnthương thận do nhiễm trùng (bệnh thận do polyoma virus, …)

<b>Hình 1.6: Phân chia mẫu mô cho các phương pháp khảo sát</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

- Mẫu đạt nếu số lượng cầu thận là khi đạt 10 cầu thận[1] hoặc từ 5 cầuthận và có thể phân tích mơ học với kết quả phù hợp[75] .

- Tuy nhiên số lượng mẫu mô thận cũng như số lượng cầu thận cần thiếtcho chẩn đoán giải phẫu bệnh khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhânkhác nhau. Đối với nhóm bệnh tổn tương khu trú (xơ hoá cầu thận khutrú từng phần, viêm thận lupus thể khu trú), chẩn đốn có thể xác địnhchỉ với 1 cầu thận có sang thương điển hình, tuy nhiên, vì là tổnthương khu trú nên để lấy được cầu thận bất thường thì phải lấy sốlượng cầu thận đủ lớn. Nếu có 10% cầu thận bị xơ hố thì khả năng bỏsót chẩn đốn là 35% nếu chỉ lấy được 10 cầu thận, 12% nếu lấy được20 cầu thận[76]. Nếu có ít nhất 25% cầu thận bị xơ hố thì mẫu sinhthiết có 10 cầu thận sẽ có tỷ lệ bỏ sót chẩn đốn là 5%. Vì vậy, để giảmtỷ lệ bỏ sót nhóm bệnh có sang thương khu trú thì số lượng cầu thậnphải đạt được ít nhất là 20[76].

- Theo một báo cáo về tiếp cận sinh thiết thận năm 2022, cần ít nhất 25cầu thận để phát hiện được 95% sang thương cầu thận khu trú[5].

<b>1.10. Theo dõi sau sinh thiết</b>

- Sau sinh thiết, bệnh nhân nên được nằm ngửa trong 4-6 tiếng và nghỉngơi tại giường đến hôm sau.

- Theo dõi kỹ sinh hiệu bệnh nhân nhằm phát hiện sớm biến chứngo Mỗi 15 phút/ giờ đầu

o Mỗi 30 phút/4 giờ tiếp theo

o Theo dõi thường quy sau đó. Nếu bệnh nhân có tiểu máu đại thểnhiều, theo dõi mỗi 4 giờ đến khi ổn định

- Kiểm soát tốt huyết áp < 140/90 mmHg, < 95<sup>th</sup> + 12 mmHg (trẻ em <

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

- Siêu âm kiểm tra sau sinh thiết không khuyến cáo thường quy vì tụmáu phát hiện sớm khơng giúp tiên lượng các biến chứng nặng[70].- Bệnh nhân cần được theo dõi và nghỉ ngơi tại giường trong ít nhất 6-24

giờ[53, 78, 79]. Một nghiên cứu cho thấy 91% các biến chứng nặng(cần truyền máu, can thiệp cầm máu, nhiễm trùng nặng, tổn thươngthận cấp do tắt nghẽn và tử vong) xuất hiện trong 24 giờ sau sinhthiết[53].

- Những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu thấp có thể theo dõi trong thờigian ngắn hơn[35, 51, 80].

- Các dấu hiệu lâm sàng giúp phát hiện biến chứngo Đau bụng hoặc đau thắt lưng

o Tiểu máu cục

o Tim nhanh và tụt huyết áp

<b>1.11. Biến chứng</b>

<b>1.11.1. Biến chứng chảy máu</b>

- Chảy máu là biến chứng quan trọng[14] và có nguy cơ cao nhấttrong sinh thiết thận so với sinh thiết các cơ quan khác ( 1,2%)[81].Tỷ lệ biến chứng chảy máu nặng ít xảy ra trong sinh thiết thận quada bằng kim tự động với siêu âm real-time với tỷ lệ 0,1%[33]. Cáckiểu chảy máu có thể gặp:

o Chảy máu vào hệ thống dẫn nước tiểu, có thể thay đổi từ tiểumáu vi thể, đại thể đến tắc nghẽn niệu quản.

o Chảy máu dưới bao thận, gây chèn ép và đau

o Chảy máu vào khoang quanh thận, gây tụ máu và có thể gâygiảm hematocrite.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

o Hiếm gặp: chảy máu do tổn thương động mạch thận, động mạchđốt sống, động mạch chủ bụng, [82]…

- Phần lớn chảy máu xuất hiện và có biểu hiện triệu chứng trong12-24 giờ sau sinh thiết[53, 83].

- Nguy cơ chảy máu thấp nếu các xét nghiệm đông máu (PT, aPTT)tiểu cầu và thời gian máu chảy bình thường[78].

- Nguy cơ chảy máu khác[33]o Tăng huyết áp

- Một tổng quan hệ thống ở 87 nghiên cứu sinh thiết thận thường ở111.604 trường hợp với phương pháp sinh thiết bằng kim quada[89], tỷ lệ các biến chứng như sau:

o Đau tại vị trí sinh thiết 4,3%o Tiểu máu đại thể thoáng qua 3,5%o Tụ máu quanh thận 11%

o Cần truyền máu 1,6%

o Cần can thiệp cầm máu 0,3%o Cắt thận cầm máu 0,01%o Tử vong 0,06%

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

- Một báo cáo khác từ 54 trung tâm tại Ý cho thấy, biến chứngnghiêm trọng là 5,1% với 1,1% nguy cơ truyền máu[84].

- Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ làm tăng biến chứng chảy máusau sinh thiết cũng được đề cập bao gồm: bệnh tự miễn, bệnhthận mạn giai đoạn cuối, hoại tử ống thận cấp và amyloidosis[34,56, 90].

- Tăng huyết áp: hiếm gặp, do tiện tượng “page kidney”[94-96]gây ra do tụ máu dưới bao thận lớn gây chèn ép và kích hoạt hệrenin-angiotensin, gây tăng huyết áp kéo dài.

- Nhiễm trùng quanh thận: thường gặp ở bệnh nhân có nhiễmtrùng nhu mơ thận[14, 97]

- Tổn thương các tạng khác: gan, tuỵ, lách, thậm chí động mạchchủ bụng, u nước tiểu do tổn thương niệu quản[98].

<b>2.1. Đối tƣợng nghiên cứu</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

- Dân số mục tiêu: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bệnh cầu thậnvà/hoặc suy giảm chức năng thận chưa rõ nguyên nhân tại Bệnh viện Nhiđồng Thành Phố.

- Dân số chọn mẫu:

o Tất cả bệnh được sinh thiết thận và có kết quả chẩn đốn mơ họctừ 06/2018 đến tháng 06/2023 tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.o Tiêu chí loại trừ: hồ sơ bệnh án theo dõi bị thiếu/thất lạc.

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1.Thiết kế nghiên cứu</b>

Mô tả loạt ca.

<b>THỐNGKÊDỊCH TỄ HỌC</b>

Trung bình/Trung vị

<b>LÂM SÀNG</b>

</div>

×