Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

đánh giá kết quả tạo hình trong điều trị phì đại môi bé ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 109 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>---HUỲNH THỊ PHỤNG CHÂN</b>

<b>ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO HÌNH</b>

<b>TRONG ĐIỀU TRỊ PHÌ ĐẠI MƠI BÉ Ở TRẺ EM</b>

CHUN NGÀNH: NGOẠI - NHIMÃ SỐ: NT 62 72 07 35

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:</b>

<b>1. TS. LÊ THANH HÙNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>L</b>ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu vàkết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trongbất kì nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

<b>Huỳnh Thị Phụng Chân.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>TrangMỤC LỤC</b>

1.2. Giải phẫu cơ quan sinh dục ngoài của nữ ... 5

1.3. Định nghĩa phì đại mơi bé ... 7

1.10. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam ... 27

CHƯƠNG 2. <b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 30</b>

2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 30

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 30

2.3. Đối tượng nghiên cứu... 30

2.4. Phương pháp thu thập số liệu ... 31

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.5. Công cụ thu thập số liệu ... 33

2.6. Quy trình phẫu thuật ... 33

2.7. Liệt kê và định nghĩa các biến số ... 37

2.8. Phương pháp quản lí và phân tích số liệu ... 43

2.9. Vấn đề y đức và tính ứng dụng ... 43

CHƯƠNG 3. <b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 45</b>

3.1. Đặc điểm bệnh nhi ... 45

3.2. Đặc điểm lâm sàng ... 46

3.3. Đặc điểm phẫu thuật ... 51

3.4. Đặc điểm hậu phẫu ... 53

CHƯƠNG 4. <b>BÀN LUẬN... 62</b>

4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ... 62

4.2. Đặc điểm lâm sàng ... 65

4.3. Đặc điểm phẫu thuật ... 70

4.4. Đặc điểm hậu phẫu ... 75

<b>KẾT LUẬN ... 82</b>

<b>KIẾN NGHỊ ... 84</b>

<b>PHỤ LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT</b>

The edge resection technique Kĩ thuật cắt dọc rìa mơi bé

Composite reduction labiaplasty Tạo hình mơi bé cắt giảm tổng hợpThe wedge resection technique Kĩ thuật cắt hình chêm

De-epithelialization technique Kĩ thuật loại bỏ biểu mơThe Z-shaped resection Kĩ thuật cắt hình chữ ZCustom flask resection technique Kĩ thuật cắt hình thangLabia minora hypertrophy Phì đại mơi bé

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1.1. Thang điểm chỉ định phẫu thuật ... 18

Bảng 2.1. Bảng liệt kê các biến số trong nghiên cứu ... 37

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa độ rộng mơi bé và lí do nhập viện ... 51

Bảng 3.7. Liên quan giữa phương pháp phẫu thuật và bên bị phì đại ... 52

Bảng 3.8. Thời gian nằm viện sau mổ ... 53

Bảng 3.9. Liên quan giữa biến chứng và các biến số khác ... 56

Bảng 3.10. Liên quan giữa sự hài lịng và lí do nhập viện ... 59

Bảng 3.11. Liên quan giữa sự hài lòng và phương pháp phẫu thuật ... 60

Bảng 3.12. Liên quan giữa sự hài lòng và các biến số khác ... 61

Bảng 4.1. So sánh tuổi lúc phẫu thuật ... 62

Bảng 4.8. Thời gian phẫu thuật ... 70

Bảng 4.9. Lượng máu mất trong mổ ... 71

Bảng 4.10. So sánh các biến chứng ... 76

Bảng 4.11. Sự hài lòng của bệnh nhi và gia đình. ... 80

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 3.1. Tuổi xuất hiện triệu chứng đầu tiên và tuổi lúc phẫu thuật. ... 45

Biểu đồ 3.2. Độ rộng môi bé. ... 50

Biểu đồ 3.3. Phân độ rộng môi bé theo Felicio. ... 50

Biểu đồ 3.4. Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau. ... 54

Biểu đồ 3.5. Biến chứng. ... 55

Biểu đồ 3.6. Sự hài lòng của bệnh nhi và người nhà. ... 57

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH M</b>ỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu. ... 32

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 1.1. Sự biệt hóa cơ quan sinh dục ngồi của nam và nữ ... 4

Hình 1.2. Giải phẫu bộ phận sinh dục ngồi ở nữ ... 6

Hình 1.3. Sơ đồ động mạch cung cấp máu cho mơi bé ... 6

Hình 1.4. Thần kinh của mơi bé ... 7

Hình 1.5. Cách xác định kích thước mơi bé ... 8

Hình 1.6. Phì đại mơi bé độ 1 theo Cunha ... 10

Hình 1.7. Phì đại mơi bé độ 2 theo Cunha ... 11

Hình 1.8. Phì đại mơi bé độ 3 theo Cunha ... 11

Hình 1.9. Phân độ phì đại mơi bé theo Motakef ... 12

Hình 1.10. Hình thể ngồi của mơi bé theo Banwel ... 13

Hình 1.11. Bất đối xứng của mơi bé ... 13

Hình 1.12. Tương quan mơi âm hộ và đáy chậu ... 14

Hình 1.13. Phức hợp mũ âm vật-mơi bé loại I theo Banwel ... 14

Hình 1.14. Phức hợp mũ âm vật-mơi bé loại II theo Banwel ... 15

Hình 1.15. Phân độ phì đại mơi bé theo De Freitas ... 15

Hình 1.16. Kĩ thuật cắt dọc rìa mơi bé ... 19

Hình 1.17. Tạo hình mơi bé cắt giảm tổng hợp ... 20

Hình 1.18. Kĩ thuật cắt hình chêm ... 21

Hình 1.19. Kĩ thuật loại bỏ biểu mô của Choi và Kim ... 22

Hình 1.20. Kĩ thuật loại bỏ biểu mơ của Cao... 23

Hình 1.21. Kĩ thuật cắt hình chữ Z ... 24

Hình 1.22. Kĩ thuật cắt hình thang ... 25

Hình 1.23. Kĩ thuật tạo hình mũ âm vật ... 25

Hình 2.1. Các bước tiến hành phẫu thuật ... 35

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Hình 3.1. Bên bị phì đại ... 48

Hình 3.2. Phương pháp phẫu thuật ... 52

Hình 3.3. Hình sau phẫu thuật phì đại mơi bé hai bên ... 58

Hình 4.1. Màng ngăn âm đạo kèm phì đại mơi bé hai bên ... 64

Hình 4.2. Mơi bé trước và sau phẫu thuật ... 74

Hình 4.3. Phì đại mơi bé tái phát... 78

Hình 4.4. Hở vết mổ ... 79

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Phì đại mơi bé (PĐMB) là hiện tượng mơi bé một bên hoặc hai bên bị giãnrộng và lồi ra ngồi hơn so với hai mơi lớn.<small>1,2</small> Phì đại môi bé ở bệnh nhi nữ làmột trong những dị tật bẩm sinh không thường gặp của cơ quan sinh dục ngồivà có thể là biến thể giải phẫu bình thường khơng cần điều trị. Tuy nhiên, phìđại mơi bé có thể gây cho bệnh nhân nhiều sự khó chịu khác nhau về tâm lí nhưxấu hổ, lo lắng và mất tự tin. Ngoài ra bệnh nhân thường than phiền đau, khóchịu khi tham gia các hoạt động hằng ngày như chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội vàviêm nhiễm phụ khoa vì khó vệ sinh.<small>1,3-5</small> Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tạohình mơi bé có thể được chia thành 3 nhóm là phẫu thuật vì khơng thẩm mỹ,phẫu thuật vì ảnh hưởng chức năng và phẫu thuật vì cả hai vấn đề trên.<small>6</small>

Phẫu thuật thẩm mỹ bộ phận sinh dục nữ (Female Cosmetic Genital FCGS) đã được thực hiện trên toàn thế giới trong suốt những năm gần đây vàngày càng gia tăng.<small>6</small> Từ năm 2008 đến năm 2012, khoảng 297 bệnh nhi dưới14 tuổi được phẫu thuật tạo hình mơi bé trong hệ thống y tế cơng cộng củaAnh.<sup>7</sup> Nhiều kĩ thuật khác nhau đã được thực hiện để điều trị phì đại mơi bénhư kĩ thuật cắt dọc rìa mơi bé, tạo hình mơi bé cắt giảm tổng hợp, cắt hìnhchêm, cắt hình thang, cắt hình chữ W và cắt hình chữ L.<small>8</small> Mỗi kĩ thuật đều cóưu điểm và nhược điểm riêng.

Surgery-Trên thế giới, nhiều báo cáo mô tả về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trịphì đại mơi bé ở trẻ em và người lớn đã được công bố. Năm 2000, RomanRouzier và cộng sự đã báo cáo 163 trường hợp với độ tuổi trung bình là 26tuổi.<small>1</small> Báo cáo của Alter năm 2008 với 407 trường hợp có độ tuổi trung bình là32,4 tuổi.<small>9</small> Năm 2013, Gress đã báo cáo 812 trường hợp và đây là báo cáo cósố lượng bệnh nhân lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại.<small>10</small> Năm 2021, Jodoinđã báo cáo 44 trường hợp bệnh nhi từ 12 đến 18 tuổi được phẫu thuật tạo hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

mơi bé. Báo cáo của Yu Zhou được công bố tháng 2/2022 với 136 trường hợpbệnh nhân người lớn có độ tuổi từ 21 đến 53 tuổi.<small>11</small> Tháng 2/2023 Feng Quincông bố nghiên cứu được thực hiện ở 12 bệnh nhi từ 9 – 17 tuổi .<small>12</small> Kết quả củacác báo cáo cho thấy tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân nhân đạt trên 90%, tỉ lệ biếnchứng là 6,76% và khơng có một báo cáo nào cho thấy biến chứng nghiêmtrọng.<small>13</small>

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, kĩ thuật cắt dọc rìa kèm hoặc khơng kèm theo tạohình mũ âm vật điều trị phì đại mơi bé đã được thực hiện từ nhiều năm. Tuynhiên, tại Việt Nam, chúng tôi chưa ghi nhận nghiên cứu nào về phì đại mơi béở trẻ em.

Từ những thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá kếtquả tạo hình trong điều trị phì đại môi bé ở trẻ em” nhằm trả lời cho câu hỏinghiên cứu “Tỉ lệ các biến chứng trong phẫu thuật tạo hình mơi bé ở trẻ em vàtỉ lệ hài lịng của bệnh nhi cũng như gia đình trong điều trị phì đại mơi bé làbao nhiêu?”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>

2. Xác định tỉ lệ biến chứng của phẫu thuật tạo hình mơi bé.

3. Xác định tỉ lệ hài lòng của bệnh nhi và gia đình trong điều trị phì đại mơibé ở trẻ em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN</b>

Sự phát triển của cơ quan sinh dục bao gồm các tuyến sinh dục, các cơ quansinh dục bên trong và các cơ quan sinh dục bên ngoài ở cả nam và nữ đều phảitrải qua hai giai đoạn.<small>2,14,15</small> Giai đoạn trung tính (giai đoạn chưa có giới tính,giai đoạn chưa biệt hố) nhìn hình dáng bên ngồi hoặc ngay cả cấu tạo bêntrong của các cơ quan cũng không thể phân biệt được giới tính là nam hay nữ.Giai đoạn có giới tính (giai đoạn biệt hoá) được đặc trưng bởi các cơ quan pháttriển theo một trong hai hướng để có thể được xác định là nam hay nữ. Nếukhông xuất hiện các yếu tố quyết định phát triển theo hướng nam, trong mọitrường hợp cá thể sẽ phát triển theo hướng mặc nhiên là nữ.

<i>“Nguồn: Trần Công Toại, 2013”.<small>14</small></i>

Vào tuần thai thứ 5, xung quanh màng nhớp xuất hiện các cấu trúc được hìnhthành từ trung mơ và được phủ bên ngồi bởi ngoại bì bao gồm nếp niệu dục,

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

củ sinh dục và lồi mơi-bìu. Nếp niệu dục là nếp gấp kép nằm ngay bên cạnhmàng nhớp. Nếp này sẽ tạo ra niệu đạo xốp ở nam và môi bé ở nữ. Củ sinh dụclà cấu trúc đơn, nằm ở đường giữa và được tạo ra do hai nếp niệu sinh dục ởhai bên sát nhập vào nhau ở đường giữa, phía trước màng nhớp. Củ sinh dụcngày càng phát triển ra hai bên, tạo ra một rãnh ở đường dọc giữa gọi là rãnhniệu-dục. Củ sinh dục sẽ tạo ra dương vật ở nam và âm vật ở nữ. Lồi mơi-bìulà cấu trúc kép nằm ngồi nếp niệu sinh dục. Sự phát triển của cơ quan sinh dụcngoài đến tuần thứ 8 vẫn giống nhau và khơng thể phân biệt được là nam haynữ.

Sự biệt hóa cơ quan sinh dục ngồi của nữ được kích thích bởi nội tiết tốestrogen bắt đầu từ tuần thứ 11 và hồn thành vào tuần thứ 20 của thai kì.<small>16</small> Củsinh dục phát triển kém hơn tạo thành âm vật. Nếp niệu dục khác với nam giới,nếp niệu dục không sát nhập vào nhau và tạo ra môi bé. Lồi mơi-bìu phát triểnmạnh và cũng khơng nhập vào nhau để tạo thành mơi lớn (Hình 1.1).

Cơ quan sinh dục ngoài của nữ bao gồm âm hộ, âm vật và lỗ niệu đạo.<small>17</small> Âmhộ gồm có gị mu, mơi lớn, mơi bé và tiền đình. Gị mu là một mơ nổi lên ởtrước âm hộ, liên tiếp phía dưới với mơi lớn, phía trên với thành bụng và haibên với nếp bẹn. Môi lớn là hai nếp da lớn, giới hạn hai bên âm hộ, dài khoảng8 cm và rộng 2 cm ở người trưởng thành, ngăn cách với da đùi bởi một rãnhgọi là rãnh sinh dục đùi. Môi bé là hai nếp nhỏ, dài khoảng 5 cm và rộng 0,5cm nằm sau môi lớn và ngăn cách với môi lớn bởi rãnh gian môi. Đầu trướctách ra thành nếp nhỏ để bao bọc lấy âm vật gọi là mũ âm vật, đầu sau dính vớibên đối diện để thành nếp khác gọi là hãm môi âm hộ. Tiền đình âm đạo là mộtlõm giới hạn hai bên bởi mặt trong mơi bé, phía trước là âm vật và phía sau làhãm mơi âm hộ. Âm vật tương đương với dương vật ở nam nhưng kích thước

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

nhỏ hơn nhiều và là một tạng cương nằm ngay ở đầu trước khe âm hộ dướikhớp mu.

“Nguồn: Netter, 2019”.<i><small>18</small></i>

Động mạch của gị mu, mơi lớn và mơi bé là động mạch thẹn ngoài đượctách ra từ động mạch đùi. Động mạch của âm vật, hành tiền đình và tuyến tiềnđình là các nhánh của động mạch đáy chậu nông, nhánh hang và nhánh mu âmvật tách ra từ động mạch thẹn trong. Tĩnh mạch đổ vào các tĩnh mạch mu nôngvà mu sâu rồi vào các đám rối tĩnh mạch để về tĩnh mạch thẹn trong và thẹnngoài. Bạch mạch của bộ phận sinh dục ngoài đổ về các nhánh bẹn nơng. Riêngbạch mạch của âm vật thì đổ về các hạch bẹn sâu hoặc các hạch chậu.

<i>“Nguồn: Georgiou, 2015”.<small>19</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Georgiou<small>19</small> đã cung cấp thêm cái nhìn chi tiết hơn về giải phẫu mạch máucủa môi bé dựa trên nghiên cứu phân bố mạch máu tử thi được công bố năm2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi âm hộ được cung cấp máu bởi 1 độngmạch trung tâm (động mạch C), 2 động mạch sau (P1 và P2) và 1 động mạchnhỏ phía trước (Hình 1.3). Có mối liên hệ giữa hệ thống phía trước của độngmạch thẹn ngồi và hệ thống phía sau của động mạch thẹn trong. Nghiên cứucũng chỉ ra rằng kĩ thuật cắt dọc rìa mơi bé là an tồn nhất, đảm bảo cung cấpmáu tốt nhất cho phần môi bé cịn lại.<small>19,20</small>

<i>“Nguồn: Hamori, 2017”.<small>20</small></i>

Thần kinh thẹn chi phối tồn bộ cơ quan sinh dục ngồi của nữ (Hình 1.4).Thần kinh thẹn tách ra thành 2 nhánh là thần kinh đáy chậu nơng và sâu tại vịtrí cơ ngang đáy chậu nông. Nhánh nông trở thành thần kinh mu-môi âm hộ,còn nhánh sau trở thành thần kinh mu âm vật.<small>20</small>

PĐMB ở trẻ em là một trong những dị tật bẩm sinh khơng thường gặp củacơ quan sinh dục ngồi ở nữ. PĐMB là hiện tượng môi bé bị giãn rộng, mỏngvà lồi ra ngồi so với hai mơi lớn, có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên và đôi

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

khi không đối xứng.<small>1,2</small>Định nghĩa PĐMB vẫn chưa được thống nhất vì khơngcó sự đồng thuận giữa các chuyên gia trong lĩnh vực này như bác sĩ sản phụkhoa, bác sĩ ngoại nhi và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.<small>21</small> Friedrich<small>22</small> đã đề nghịchẩn đoán PĐMB khi chiều rộng của môi bé lớn hơn 5 cm. Tuy nhiên, thời giangần đây nhiều tác giả đề nghị chẩn đốn PĐMB khi chiều rộng của mơi bé từ 3đến 4 cm.<small>1,23,24</small>

<i>“Nguồn: Gulia, 2017”.<small>2</small></i>

Chiều dài của môi bé được đo theo trục trước-sau từ hãm môi âm vật đếnmép môi sau. Chiều rộng của môi bé được đo theo trục gần-xa từ đường giữađáy chậu đến cạnh xa nhất của mơi bé.<small>2</small>

PĐMB có thể chỉ là một biến thể giải phẫu bình thường. Sự bất đối xứng củacơ quan sinh dục ngoài ở nữ xuất hiện một cách tự nhiên, do đó phân biệt giữagiải phẫu bình thường và bất thường của môi bé là một thách thức.<small>2</small>

<b>1.4. Nguyên nhân</b>

Cơ chế bệnh sinh của PĐMB chưa được hiểu biết một cách rõ ràng. Tronghầu hết các trường hợp, PĐMB khơng phải là bệnh mà nó là một biến thể giảiphẫu bình thường và thường khơng có triệu chứng lâm sàng.<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

PĐMB đã được mô tả trong các trường hợp như loạn sinh tủy,<small>2,25</small> u mạchbạch huyết, phù mạch bạch huyết,<small>26</small> kích ứng mạn tính do tiểu khơng kiểm sốttrong hội chứng loạn sản tủy và liệt tứ chi, viêm nhiễm (bệnh Crohn,<small>27</small> lạc nộimạc tử cung<small>28,29</small>), sử dụng nội tiết tố androgen ngoại sinh,<small>30-32</small> nhiễm trùng âmhộ trong thai kì.<small>30</small> Trong báo cáo của Barrett cho thấy về mặt mơ bệnh học thìtất cả các mẫu mô PĐMB trong nghiên cứu của tác giả đều thỏa các tiêu chícủa phù bạch huyết mạn tính. Đây là tình trạng bệnh lí được đặc trưng bởi sựtích tụ dịch kẽ giàu protein gây viêm, tạo mỡ và xơ hóa. Q trình này gây nênsự phát triển q mức của mơ hay cịn gọi là phì đại. Yếu tố tăng trưởng giốngInsulin-1 (IGF-1) là cần thiết đối với sự phát triển của môi bé.<small>26</small> Sự dư thừaestrogen cùng với nồng độ bình thường của IGF-1 gây ra PĐMB, trong khi đósự thiếu hụt IGF-1 khơng gây ra tình trạng này mặc dù nồng độ estrogen trongmáu cao và thụ thể estrogen phong phú ở mơi bé.<small>2,26,33</small>

Martínez Pérez và Namulondo<small>34</small>đã ghi nhận tục lệ kéo dài môi bé nhân tạoở người Bangada (Uganda). Những bé gái từ 6 đến 9 tuổi bị bắt buộc thực hiệnkéo dài môi bé, đây được xem là bước chuyển tiếp cần thiết giữa thời kì thơ ấuvà thời kì phụ nữ và chỉ sau khi thực hiện tục lệ này các cô gái mới được kếthơn. Q trình kéo dãn mơi bé được thực hiện cho đến khi mơi bé đạt kíchthước ít nhất 1,5 inch (khoảng 3,8 cm). Có giả thuyết cho rằng sự kéo dãn mơibé có thể kích thích lưu lượng máu cục bộ và viêm nhiễm, làm tăng nồng độestrogen do đó làm lành vết thương trong thời gian ngắn và tăng trưởng mơi bévề lâu dài.<small>2,34,35</small> Kích thích cơ học vùng âm hộ và sự hiện diện của các yếu tốgây viêm có thể gây ra sự phát triển bất thường của môi bé.<small>36</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>1.5. Phân </b>độ

Felicio<small>37</small> đã công bố bảng phân loại PĐMB đầu tiên được đăng trên tạp chíLa Revue de Chirurgie Esthétique de Langue Franỗaise ca Phỏp nm 1992.Bng phõn ny da vào độ rộng của mơi bé tính từ đường giữa đáy chậu đếncạnh xa nhất của môi bé

Độ 1: < 2 cmĐộ 2: 2 – 4 cmĐộ 3: 4 – 6 cmĐộ 4: > 6 cm

Bảng phân độ này đơn giản và có thể được áp dụng một cách dễ dàng. Tuynhiên nó khơng đánh giá được phần mơi bé nhơ ra khỏi mơi lớn vì đây là vấnđề than phiền chính của bệnh nhân. Do đó việc so sánh và ước tính độ phì đạiở những trường hợp khác nhau là khó vì kích thước mơi bé nhơ ra ngồi phụthuộc vào kích thước mơi lớn. Ngồi ra phân độ này khơng đề cập đến sự phìđại của mũ âm vật thường đi kèm với PĐMB.<small>37</small>

Độ 1: Da thừa ở vùng sau/dưới tiếp giáp với lỗ âm đạo (Hình 1.6).

<i>“Nguồn: Cunha, 2011”.</i><small>38</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Độ 2: Da thừa kéo dài ra phía bên trên âm vật (Hình 1.7).

<i>“Nguồn: Cunha, 2011”.</i><small>38</small>

− Độ 3: Da thừa toàn bộ, bao gồm cả mũ âm vật (Hình 1.8).

<i>“Nguồn: Cunha, 2011”.</i><small>38</small>

Phân độ này đo khoảng cách phần nhơ ra ngồi của mơi bé, độ rộng của môibé được đo từ môi lớn đến cạnh xa nhất của môi bé. PĐMB không đối xứnghai bên thì thêm chữ “A”, phì đại cả mũ âm vật thì thêm chữ “C”.<small>39</small>

Độ 1: < 2cmĐộ 2: 2 – 4 cmĐộ 3: > 4 cm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Hình 1.9. Phân độ phì đại mơi bé theo Motakef</b>

<i>“Nguồn: Motakef, 2015”.</i><small>39</small>

Phân loại theo Banwel được phát triển để giúp phân nhóm các biến thể giảiphẫu chưa từng được quan sát trước đó, đồng thời đưa ra hướng điều trị phùhợp cho từng phân nhóm. Về cơ bản, phân loại này chia cơ quan sinh dục ngoàicủa nữ dựa trên vị trí giữa hãm âm vật, âm vật và mơi bé.<small>20</small>

Hình thể ngồi mơi bé tính theo độ nhơ ra nhiều nhất của mơi bé có thể nằmở (Hình 1.10)

Loại I ở đoạn 1/3 trênLoại II ở đoạn 1/3 giữaLoại III ở đoạn 1/3 dưới

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Hình 1.10. Hình thể ngồi của mơi bé theo Banwel</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

nhóm là thấp, trung bình và cao. Vị trí bám thấp đến mép mơi sau sẽ là đốitượng lí tưởng cho kĩ thuật cắt hình chêm (Hình 1.12).

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Hình 1.14. Phức hợp mũ âm vật-môi bé loại II theo Banwel</b>

<i>“Nguồn: Banwel, 2017”.<small>20</small></i>

Bảng phân độ mới theo De Freitas được mô tả năm 2018 cung cấp thơng tintồn diện về PĐMB, bao gồm kích thước và phần mơ phì đại có thể được cắtbỏ bằng phẫu thuật tạo hình mơi bé. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựachọn các phương pháp phẫu thuật.<small>37</small>

Độ phì đại là độ rộng của mơi bé được đo từ môi lớn đến cạnh xa nhất củamôi bé.

Độ 0: ≤ 1 cm

Độ 1: > 1 cm và ≤ 3 cmĐộ 2: > 3 cm và ≤ 5 cmĐộ 3: > 5 cm

Phần mơi bé phì đại

A: mơi bé phía dưới âm vật

B: mơi bé phía trên âm vật. <b>Hình 1.15. Phân độ phì đại mơi</b>

<b>bé theo De Freitas</b>

<i>“Nguồn: De Freitas, 2018”.</i><small>37</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>Độ 0: ≤ 1 cm</b>

Trong trường hợp này khơng nên phẫu thuật tạo hình môi bé.<small>39-42</small> Chúng tacần xem xét thêm vấn đề môi lớn bị teo và thiểu sản làm cho môi bé bị nhơ rangồi và phẫu thuật nên bao gồm sử dụng mảnh ghép mỡ hay vật liệu khác đểlắp đầy môi lớn bị teo.

<b>Độ 1: > 1 cm và ≤ 3 cm</b>

Mức độ phì đại này cho phép cắt bỏ 2 cm môi bé. Trong trường hợp này, kĩthuật cắt bỏ hình chêm khơng được khuyến cáo bởi hầu hết các tác giả.<small>1,39</small> Thayvào đó kĩ thuật cắt dọc rìa và kĩ thuật loại bỏ biểu mô nên được chỉ định.<small>41</small>

<b>Độ 2: > 3 cm và ≤ 5 cm</b>

Kĩ thuật cắt hình chêm được chỉ định ở độ phì đại này bởi vì phần mơ dưthừa có thể cắt bỏ từ 2 cm đến 4 cm và bảo vệ được mạng lưới mạch máu vàthần kinh phong phú. Kĩ thuật cắt dọc rìa mơi bé cũng được khuyến cáo, tuynhiên kĩ thuật loại bỏ biểu mô không nên thực hiện do nó làm dày mơi bé.<small>43</small>

<b>Độ 3: > 5 cm</b>

Với mức độ phì đại nghiêm trọng này, kĩ thuật cắt bỏ hình chêm và xoay vạtda nên được chỉ định. Kĩ thuật cắt dọc rìa mơi bé và kĩ thuật loại bỏ biểu môkhông được chỉ định trong trường hợp này vì làm cho mơi bé dài và dày.

<b>Mức độ phì đại</b>

Phì đại chỉ ảnh hưởng mơi bé.

Phì đại ảnh hưởng môi bé và mũ âm vật. Trong trường hợp này, việc cắtbỏ nên kéo dài đến mũ âm vật sẽ cho kết quả thẩm mỹ tốt hơn.

Sự bất đối xứng của môi bé là phổ biến và không nằm trong bảng phân loạinày. Trong trường hợp bất đối xứng lớn, mỗi bên môi bé nên được phân độ vàđiều trị khác nhau.<small>37</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>1.6. Chỉ định phẫu thuật</b>

Phẫu thuật tạo hình mơi bé có thể cần được thực hiện vì lí do chức năng,khơng thẩm mỹ hoặc cả hai. Chỉ định liên quan đến chức năng bao gồm khó vệsinh, khó chịu khi mặc quần bó, khó chịu trong các hoạt động hằng ngày haytham gia các hoạt động thể thao, ngứa âm hộ do kích ứng và các vấn đề liênquan đến tình dục như giao hợp đau. Nhiều bệnh nhân tìm đến phẫu thuật đểcải thiện tính thẩm mỹ của mơi bé. Vì liên quan đến cả việc phục hồi chức năngvà thẩm mỹ nên phẫu thuật này được coi là can thiệp điều trị lẫn phẫu thuậtthẩm mỹ tùy thuộc vào nhu cầu. Không có chống chỉ định tuyệt đối cho phẫuthuật này, tuy nhiên các chống chỉ định tương đối bao gồm bệnh nhiễm trùngphụ khoa đang hoạt động và bệnh ác tính.<small>1,44-50</small>

Nghiên cứu mới nhất của Feng Qin<small>12</small> được thực hiện trên trẻ vị thành niên,tác giả đã thiết kế “Thang điểm chỉ định phẫu thuật” để đánh giá mức độ nghiêmtrọng của các biểu hiện lâm sàng, sự hiểu biết của bệnh nhi và người giám hộcũng như mong muốn phẫu thuật. Bệnh nhi đạt ≥ 14 điểm và khơng có mục nàobị 0 điểm được coi là thích hợp cho phẫu thuật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>Bảng 1.1. Thang điểm chỉ định phẫu thuật</b>

<i>“Nguồn: Feng Qin, 2023”.<small>12</small></i>

1. Than phiền Thẩm mỹ

Triệuchứng nhẹ

(khó chịukhi mặcquần bó)

Triệu chứngtrung bình (khó

chịu khi thamgia hoạt động

thể thao)

Triệu chứngnặng (khóchịu với hoạt

động thườngngày)

2. Động lực

Thụ động(chủ yếudo tư vấn)

Ba mẹ khởixướng

Ba mẹ khởixướng

Ba mẹ vàbệnh nhi

3. Sự hiểu biết vềlợi ích và nguycơ của phẫuthuật

Khơng cóthơng tin

Có thơngtin một

Có thơng tin <sup>Có tồn b</sup>ộthông tin

4. Chấp nhậnbiến chứngtiềm ẩn

Khôngchấp nhận

Chấp nhậnmột phần

Chấp nhận <sub>Ch</sub><sub>ấp nhận</sub>hoàn toàn

5. Ý định phẫuthuật của bệnhnhân

Từ chối Do dự Tự nguyện Khao khát

6. Ý định phẫuthuật củangười giám hộ

Từ chối Do dự Tự nguyện Khao khát

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>1.7. Một số phương pháp phẫu thuật</b>

<i>“Nguồn: Goldman , 2017”.</i><small>51</small>

Đây là kĩ thuật tạo hình mơi bé được mơ tả đầu tiên trong y văn và cũng làkĩ thuật được sử dụng nhiều nhất, đơn giản nhất vì chỉ cần cắt đi phần mơ thừadọc theo rìa của mơi bé.

Ưu điểm của kĩ thuật này là dễ thực hiện nhưng nhược điểm là không giảiquyết được vấn đề ở mũ âm vật.<small>52</small> Một nhược điểm nữa của kĩ thuật cắt dọc rìalà phần mép ngồi tự nhiên của mơi bé bị loại bỏ và một mép mới được tạothành làm cho kết quả không tự nhiên. Đôi khi phần mép mới này không đượcđồng đều và bị lởm chởm như răng cưa khi lành lại.<small>13,51</small>

Mặc dù kĩ thuật cắt dọc rìa làm giảm chiều rộng của môi bé nhưng lại khôngthay đổi được chiều dài của môi bé. Nếu môi bé bị dư thừa theo chiều dài thìmơi bé vẫn sẽ nhơ ra bên ngồi mơi lớn sau phẫu thuật.<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b>1.7.2. Tạo hình mơi bé cắt giảm tổng hợp</b></i>

Kĩ thuật cắt giảm tổng hợp được Gress thực hiện lần đầu tiên vào năm 2006và được công bố vào năm 2013.<small>10,13</small> Nghiên cứu được thực hiện ở 812 bệnhnhân và là nghiên cứu có số lượng bệnh nhân lớn nhất tính đến thời điểm hiệntại. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng về mặt thẩm mỹ đạt điểmtrung bình là 9,4 trên thang điểm 10. Các vấn đề về triệu chứng cơ năng đượcgiải quyết hoàn toàn trong 92,3% bệnh nhân, vấn đề tâm lí được cải thiện trong89,7% bệnh nhân.<small>10</small>

Trong hầu hết các trường hợp, PĐMB liên quan với sự phì đại mũ âm vật.Việc chỉ cắt giảm mơi bé phía dưới âm vật làm cho phần da dư thừa phía trênâm vật lộ ra rõ hơn so với trước khi phẫu thuật dẫn đến kết quả thẩm mỹ khơngđược như mong đợi. Vì vậy, chúng ta cần đánh giá âm vật và mũ âm vật trướckhi đưa ra lựa chọn phương pháp phẫu thuật hợp lí nhất.<small>11</small>

<i>“Nguồn: Gress, 2013”.<small>10</small></i>

Phần mơ thừa cắt bỏ được đánh dấu màu cam như hình 1.17. Trong kĩ thuậtnày, ngồi phần mơi bé được cắt bỏ dọc rìa ở hai bên thì phần mơ thừa ở trênvà dưới âm vật cũng được loại bỏ. Khoảng cách từ âm vật đến lỗ niệu đạo khácnhau đáng kể giữa những người phụ nữ. Việc chỉnh sửa độ nhô ra của âm vậtbằng kĩ thuật này không được thực hiện nếu âm vật và lỗ niệu đạo quá gần nhau

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

vì có thể làm tổn thương niệu đạo. Vì vậy để đảm bảo an tồn thì khoảng cáchgiữa âm vật và lỗ niệu đạo ít nhất là 1,5 cm.<small>10,11,53-55</small>

Năm 1998, Alter<small>56</small>đã giới thiệu kĩ thuật cắt hình chêm hay hình chữ V. Trongkĩ thuật này, một phần mơ hình tam giác được loại bỏ khỏi mơi bé. Kĩ thuật tạohình mơi bé này có một số ưu điểm. Thứ nhất là mép tự nhiên của môi bé đượcgiữ nguyên. Thứ hai là phần đỉnh của đường cắt chữ V ở mặt ngồi có thể đượckéo dài đến tận phần trên của mũ âm vật để loại bỏ mô thừa ở bên ngồi củâm vật. Nếu chỉ đơn thuần cắt bỏ dọc theo phần rìa của mơi bé thì phần mơthừa ở mũ âm vật sẽ khơng thể được xử lí và kết quả là để lại một vùng mô lùngnhùng, nhăn nheo và không đẹp mắt trùm bên trên âm vật. Với kĩ thuật cắt hìnhchữ V thì mơ thừa ở môi bé sẽ được loại bỏ theo cả chiều ngang và chiều dọctạo nên kết quả thẩm mỹ cao và rất tự nhiên.<small>1,13,51,57,58</small>

<i>“Nguồn: Alter, 2015”.<small>57</small></i>

Kĩ thuật cắt hình chữ V có một vài nhược điểm. Thứ nhất là màu sắc củaphần bên trên và bên dưới vết khâu sẽ có sự chênh lệch nhưng vấn đề này sẽgiảm dần theo thời gian. Thứ hai là nếu vết khâu bị hở thì có thể sẽ tạo một lỗnhỏ ở giữa môi bé.<small>57,59-61</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>1.7.4. Kĩ thuật loại bỏ biểu mô</b></i>

Choi và Kim<small>41</small> đã giới thiệu kĩ thuật loại bỏ biểu mô vào năm 2000. Nghiêncứu được thực hiện ở 6 bệnh nhân với kết quả tất cả bệnh nhân đều hài lịng saukhi phẫu thuật và khơng ghi nhận biến chứng đặc biệt. Trong kĩ thuật loại bỏbiểu mơ này, một vùng da hình bầu dục ở trung tâm và phía bờ ngồi của mơibé sẽ được đánh dấu và cắt bỏ. Sau đó hai mép vết cắt sẽ được khâu lại vớinhau.

“Nguồn: Choi và Kim, 2000”.<small>41</small>

Năm 2012, Cao<small>62</small> và các cộng sự đã mô tả kĩ thuật loại bỏ biểu mô cải biên.Nghiên cứu này được thực hiện ở 167 bệnh nhân từ 20 đến 43 tuổi. Tất cả cácbệnh nhân đều được phẫu thuật thành công và khơng có tai biến xảy ra trongmổ. Biến chứng chỉ gặp ở 1 bệnh nhân bị một vết hở nhỏ ở đường khâu vàongày hậu phẫu thứ 12 và hồi phục hoàn toàn với điều trị bảo tồn sau một tháng,2 bệnh nhân khác than phiền môi bé vẫn cịn thừa nhiều, sau đó cả 2 bệnh nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

này đã được phẫu thuật lần thứ hai để cắt dọc rìa mơi bé thừa. Tất cả bệnh nhâncòn lại đều hài lòng về mặt thẩm mỹ và khơng có bệnh nhân nào u cầu phẫuthuật chỉnh sửa thêm. Ngoài ra các triệu chứng cơ năng đã được giải quyết ởtất cả bệnh nhân.

“Nguồn: Cao, 2012”.<i><small>62</small></i>

Phần mô cắt bỏ được giới hạn bởi 2 đường thẳng AB và AC. Đường thẳngAB được vẽ song song và cách bờ tự do của môi bé 10 mm. Đường thẳng ACđược vẽ song song và cách tiền đình âm đạo 10 mm. AB có độ dài bằng vớiAC. Sau đó hai mép của vết mổ sẽ được khâu lại với nhau (Hình 1.20).

Trong kĩ thuật này, hai đường chữ Z vng góc với nhau được vẽ ở 1/3 trêncủa mơi bé sẽ hội tụ ở ngang lỗ niệu đạo. Sau đó, phần mô thừa giữa hai đườngZ sẽ được cắt bỏ và khâu hai mép vết mổ với nhau (Hình 1.21).

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Hình 1.21. Kĩ thuật cắt hình chữ Z</b>

<i>“Nguồn: Goldman, 2017”.</i><small>51</small>

Kĩ thuật cắt hình chữ Z là kĩ thuật đơn giản, dễ thực hiện và an toàn. Việckhâu hai đường chữ Z lại với nhau làm giảm độ căng trên đường khâu do đóhạn chế nguy cơ hở vết mổ, ngồi ra kĩ thuật này khơng làm thay đổi hình thái,màu sắc và sẹo co rút của bờ tự do.<small>51,63</small>

Năm 2013, Gonzalez<small>64</small> và các cộng sự đã báo cáo kết quả của kĩ thuật cắthình thang ở 50 bệnh nhân. Trong số 27 bệnh nhân cung cấp thông tin theo dõisau phẫu thuật có 25 bệnh nhân hài lịng với kết quả phẫu thuật và 2 bệnh nhânkhơng hài lịng (một bệnh nhân cảm thấy phần mơ bị cắt bỏ quá nhiều, mộtbệnh nhân cảm thấy phần mô bị cắt bỏ khơng đủ).

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Hình 1.22. Kĩ thuật cắt hình thang</b>

<i>“Nguồn: Oranges, 2013”.</i><small>13</small>

Kĩ thuật tạo hình mơi bé này phù hợp cho những trường hợp có nhiều môthừa ở môi bé và âm đạo hẹp (thường ở những phụ nữ chưa quan hệ tình dục).Nếu sử dụng kĩ thuật cắt hình chữ V trong trường hợp này thì sẽ cần loại bỏ đimột phần mơ khá lớn ở mặt ngồi của mơi bé và để làm được như vậy thì phảikéo dài đỉnh của đường cắt chữ V vào sâu trong âm đạo. Điều này sẽ khiến choâm đạo càng bị thu hẹp lại đáng kể và gây khó khăn khi quan hệ tình dục. Tuynhiên, kĩ thuật cắt hình thang sẽ khơng giải quyết được phần mô thừa trùm trênâm vật mà cần phải tạo thêm đường rạch riêng biệt để loại bỏ phần mô này.<small>13,64</small>

<i>“Nguồn: Placik, 2017”.<small>65</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Mục tiêu của phẫu thuật tạo hình mũ âm vật là loại bỏ hay làm giảm phần dadư thừa phía trên âm vật, chủ yếu thực hiện cho chỉ định thẩm mỹ và chỉ giớihạn trong việc cắt bỏ da. Phẫu thuật này hiếm khi được thực hiện riêng biệt, nóthường được thực hiện khi kết hợp với phẫu thuật tạo hình mơi bé trong điềutrị PĐMB hay phẫu thuật tạo hình âm vật trong điều trị phì đại âm vật. Tạo hìnhmũ âm vật có thể được áp dụng kết hợp với hầu hết các kĩ thuật tạo hình mơibé trong cùng một lần phẫu thuật. Kĩ thuật tạo hình mũ âm bao gồm cắt hìnhdấu ngoặc đơn ngược )(, hình chữ V ngược và hình chữ H.<small>65,66</small>

Phẫu thuật tạo hình mơi bé là một phẫu thuật an toàn, tỉ lệ biến chứng thấp.<small>7</small>

Năm 2015, Oranges<small>13</small> đã nghiên cứu kĩ thuật tạo hình mơi bé bằng cách phântích 38 bài nghiên cứu từ năm 1971 đến năm 2014 với 1.981 bệnh nhân độ tuổitừ 10 đến 67 tuổi. Tất cả các báo cáo cho thấy tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân đạttrên 90%, tỉ lệ biến chứng là 6,76% và khơng có một báo cáo nào cho thấy biếnchứng nghiêm trọng.<small>13</small>

Hở vết mổ là biến chứng thường gặp nhất của kĩ thuật cắt hình chêm.<small>61</small> Hởvết mổ hình thành do vết khâu sau phẫu thuật bị hở một phần nhỏ, thường dolỗi kĩ thuật khâu. Khâu đóng vết mổ thành 3 lớp một cách cẩn thận bao gồmlớp giữa, lớp trong và lớp ngồi của mơi bé sẽ giúp tránh biến chứng này.<small>51</small>

Chảy máu và tụ máu thường xảy ra trong tuần đầu tiên sau mổ do tổn thươngcác mạch máu. Chảy máu từ động mạch phải được kiểm sốt tích cực bằng đốtđiện hay khâu cầm máu, trong khi đó chảy máu do tĩnh mạch có thể được xửtrí bằng cách băng ép tại chỗ. Khối máu tụ nhỏ có thể tự hấp thu, tuy nhiên khốimáu tụ lớn và tăng kích thước có thể địi hỏi phải được phẫu thuật để kiểm soátmạch máu đang chảy và dẫn lưu.<small>11,51,67</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Nhiễm trùng vết mổ thường ít gặp. Theo nghiên cứu của Gress, không ghinhận trường hợp nào bị nhiễm trùng sau mổ.<small>10</small> Kháng sinh dự phòng nên đượcsử dụng trước mổ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng sau mổ.<small>51</small>

Cắt bỏ q nhiều hoặc q ít mơ sẽ dẫn đến kết quả thẩm mỹ không nhưmong đợi. Roman Rouzier đã báo 11/163 (7%) bệnh nhân trải qua cuộc phẫuthuật thứ hai để tạo hình lại mơi bé do phần mơ cịn lại q nhiều.<small>1</small>

Kháng sinh tại chỗ hoặc kháng sinh đường uống được khuyến cáo sử dụngtừ 3 đến 5 ngày sau phẫu thuật. Bệnh nhân được hướng dẫn giảm tối đa cáchoạt động trong khoảng một tuần sau mổ, có thể chườm lạnh, sử dụng thuốcgiảm đau để giảm tình trạng sưng và đau sau mổ. Trong vài ngày đầu, vết mổcó thể rỉ dịch và cần dùng băng vệ sinh, nên chọn loại băng vệ sinh có bề mặtmềm mại để tránh bị đau. Có thể đi vệ sinh bình thường sau phẫu thuật. Tuynhiên khơng nên tắm bồn tắm ít nhất 3 đến 4 tuần sau phẫu thuật. Các hoạt độngnhư chạy xe đạp có thể thực hiện sau 6 tuần. Tình trạng sưng sau phẫu thuậtđặc biệt là ở bờ của mơi bé có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng.<small>2,67</small>

Năm 2000, Roman Rouzier<small>1</small> đã thực hiện nghiên cứu ở 163 bệnh nhân đượcphẫu thuật cắt giảm môi bé từ 12 đến 67 tuổi trong thời gian 9 năm. Nghiêncứu đã ghi nhận 87% trường hợp u cầu phẫu thuật vì lí do thẩm mỹ, 64%trường hợp thấy khó chịu khi mặc quần bó, 26% trường hợp thấy khó chịu khitham gia hoạt động thể thao, 43% trường hợp bị đau khi giao hợp. Kết quảnghiên cứu cho thấy 89% bệnh nhân hài lòng về kết quả thẩm mỹ, 93% bệnhnhân cải thiện các triệu chứng cơ năng và 7% bệnh nhân đã được phẫu thuậtlần thứ hai vì hở vết mổ.<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Năm 2008, Alter<small>58</small>đã thực hiện nghiên cứu ở 407 bệnh nhân được phẫu thuậttạo hình môi bé và mũ âm vật bằng kĩ thuật cắt trung tâm hình chêm mở rộng.Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 1/1/2005 đến ngày 31/12/2006, độ tuổi từ13 đến 63 năm, hầu hết bệnh nhân bị PĐMB hai bên, chỉ có 3% bệnh nhân bịmột bên. Có 166 bệnh nhân thực hiện bảng câu hỏi về sự hài lòng sau phẫuthuật với điểm số trung bình là 9,2 điểm trên thang điểm 10. Kết quả nghiêncứu cho thấy 95% bệnh nhân cải thiện về triệu chứng cơ năng, 71% bệnh nhâncải thiện đời sống tình dục, tỉ lệ các biến chứng là 4%, trong đó 2,9% bệnh nhânđược phẫu thuật lần thứ hai.<small>58</small>

Từ năm 2009 đến năm 2020 nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả của cácphương pháp phẫu thuật khác nhau đã được thực hiện. Các báo cáo với số lượngmẫu lớn như báo cáo của Cao<small>62</small>năm 2012 với 167 trường hợp tạo hình mơi bébằng kĩ thuật loại bỏ biểu mô cải biên. Báo cáo của Gress<small>10</small> năm 2013 với 812trường hợp tạo hình mơi bé bằng kĩ thuật cắt giảm tổng hợp và đây là báo cáocó số lượng bệnh nhân lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Báo cáo củaSurroca<sup>68</sup> năm 2018 với 58 trường hợp trong thời gian 2 năm. Hầu hết cácnghiên cứu trong thời gian này đều thực hiện ở bệnh nhân lớn hơn 18 tuổi vớikết quả tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân cao và tỉ lệ biến chứng thấp.

Năm 2021, Jodoin<small>69</small> đã thực hiện nghiên cứu về tỉ lệ hài lòng và tỉ lệ biếnchứng sau phẫu thuật tạo hình mơi bé ở 44 trẻ em từ 12 đến 18 tuổi. Kết quảnghiên cứu cho thấy tất cả những bệnh nhân được hỏi đều hài lòng một phần(53%) hay hoàn toàn (47%) về kết quả phẫu thuật. Tỉ lệ biến chứng là 20,5%bao gồm 14% hở vết mổ, 9,3% chảy máu và 1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ.Có 14 bệnh nhân trả lời bảng câu hỏi “Chỉ số chức năng tình dục nữ” ghi nhậncó sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giảm chất bơi trơn (p = 0,0416) và tăngcực khoái (p = 0,0495) giữa nhóm bệnh nhân và nhóm chứng.<small>69,70</small> Trong số 17

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

bệnh nhân hoàn thành bảng câu hỏi “Thang điểm tự nhận thức cơ quan sinh dụcngoài nữ” có điểm số trung bình là 21,65 điểm.<small>69,71</small>

Năm 2022, Zhou<small>11</small> báo cáo nghiên cứu ở 136 bệnh nhân từ 21 đến 53 tuổi.Chỉ định phẫu thuật vì lí do thẩm mỹ ở 28,7% bệnh nhân, rối loạn chức năng ở12,5% bệnh nhân và cả hai lí do trên là 58,8%. Kết quả cho thấy 122 bệnh nhân(91%) đạt điểm số ≥ 21 điểm với “Thang điểm tự nhận thức cơ quan sinh dụcngồi nữ”, 107 bệnh nhân (91,5%) hài lịng về kết quả thẩm mỹ và 93 bệnhnhân (95,9%) hài lòng về cải thiện chức năng.<small>11</small>

Nghiên cứu mới nhất của Feng Quin<small>12</small> công bố vào tháng 2/2023 được thựchiện ở 12 bệnh nhi từ 9 – 17 tuổi, ghi nhận 83,3% bệnh nhi rất hài lòng và16,7% bệnh nhi hài lòng về kết quả phẫu thuật. Các triệu chứng trước mổ đượccải thiện hoàn toàn trong 75% trường hợp và cải thiện đáng kể trong 25%trường hợp. Biến chứng ghi nhận là tụ máu trong 16,7% và tất cả các trườnghợp này được điều trị bằng phẫu thuật loại bỏ máu tụ và khâu lại vết mổ.<small>12</small>

Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa ghi nhận đề tài nào trong nước nghiêncứu về kết quả điều trị PĐMB ở trẻ em mặc dù nhiều trung tâm đã triển khaiphẫu thuật tạo hình mơi bé từ nhiều năm. Vì vậy chúng tơi thực hiện đề tàinghiên cứu này để khảo sát về đặc điểm lâm sàng cũng như kết quả điều trịPĐMB ở trẻ em.

</div>

×