Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.31 MB, 200 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>HUỲNH TRUNG QUỐC HIẾU</b>

<b>NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ GIÁ TRỊTIÊN LƯỢNG KẾT CỤC BẤT LỢI CỦA</b>

<b>SUY YẾU – THIẾU CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC</b>

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>HUỲNH TRUNG QUỐC HIẾU</b>

<b>NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ GIÁ TRỊTIÊN LƯỢNG KẾT CỤC BẤT LỢI CỦA</b>

<b>SUY YẾU – THIẾU CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI</b>

<b>NGÀNH: NỘI KHOA (LÃO KHOA)MÃ SỐ: 9720107</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:1. TS. THÂN HÀ NGỌC THỂ2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN TÂN</b>

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được côngbố ở bất kỳ nơi nào, hoặc bởi tác giả khác.

<i>Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023</i>

Người viết cam đoan

<b>Huỳnh Trung Quốc Hiếu</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC</b>

LỜI CAM ĐOAN ... i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT ... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ... ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ... x

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1</b>

<b>CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4</b>

1.1. Đại cương về người cao tuổi và già hóa dân số tại Việt Nam ... 4

1.2. Đại cương về suy yếu (Frailty syndrome), đại cương về thiếu cơ ... 8

1.3. Các yếu tố liên quan đến suy yếu, thiếu cơ ...29

1.4. Mối liên quan giữa suy yếu, thiếu cơ, suy yếu – thiếu cơ với kết cụcbất lợi về sức khỏe ở người cao tuổi ...35

1.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước ...40

<b>CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 45</b>

2.1. Thiết kế nghiên cứu ...45

2.2. Đối tượng nghiên cứu ...45

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...45

2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ...46

2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc ...48

2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ...58

2.7. Quy trình nghiên cứu ...66

2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ...69

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 72</b>

3.1. Tỷ lệ suy yếu, thiếu cơ ở người cao tuổi ...72

3.2. Suy yếu, thiếu cơ và các yếu tố liên quan ...79

3.3. Suy yếu, thiếu cơ và các kết cục bất lợi ở người cao tuổi ...87

<b>CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ... 96</b>

4.1. Tỷ lệ suy yếu, thiếu cơ ở người cao tuổi ...96

4.2. Suy yếu, thiếu cơ và các yếu tố liên quan ... 108

4.3. Giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu và thiếu cơ ... 119

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾUTHUẬT NGỮ ANH VIỆT</b>

AWGS Asia Working Group onSarcopenia

Hiệp hội Thiếu cơ châu ÁADL Activities of Daily Living Hoạt động sống hàng ngàyASM Appendicular Skeletal Muscle Khối lượng cơ tứ chi

BIA Bioelectrical impedance analysis Phân tích trở kháng điện sinhhọc

CHS The Cardiovascular Health Study Nghiên cứu sức khỏe Timmạch

CES-D Center for Epidemiologic StudiesDepression Scale

Thang đo trầm cảm của Trungtâm Nghiên cứu Dịch tễ họcvề Trầm cảm

CFS Clinical Frailty Scale Thang điểm suy yếu lâm sàngCSHA The Canadian Study of Health and

Nghiên cứu về Sức khỏe vàLão hóa của Canada

CT Computer tomography Chụp cắt lớp vi tínhCRP C-reactive protein Protein C phản ứng viêmDXA Dual-energy X-ray

Hấp thụ tia X năng lượng képEWGSOP European Working Group on

Sarcopenia in Older people

Hiệp hội châu Âu về Thiếu cơở người cao tuổi

FRT Functional Reach Test Bài kiểm tra chức năng vớiFNIH Foundation for the National

Institutes of Health

Tổ chức các viện sức khỏequốc gia

tổn thương

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

GDS Geriatric Depression Scale Thang điểm đánh giá trầmcảm

IADL Instrument Activities of DailyLiving

Chức năng hoạt động hàngngày có sử dụng dụng cụICD International Classification of

Phân loại bệnh tật quốc tếIGF Insulin-like Growth Factor Yếu tố tăng trưởng giống

insulinIL Interleukin

IPAQ-SF The International PhysicalActivity Questionnaire - shortform

Bộ câu hỏi quốc tế về mức độhoạt động thể lực – bản ngắnKTC Confidence Interval Khoản tin cậy

MET Metabolic equivalent of task Năng lượng quy đổi tươngđương

MRI Magnetic Resonance Imaging Cộng hưởng từ

PEF peak expiratory flow Lưu lượng thở ra cao nhất

SARC-F SARC-F questionnaire (Strength,assistance with walking, risingfrom a chair, climbing stairs, andfalls)

Bộ câu hỏi đánh thiếu cơSARC-F (sức mạnh; hỗ trợ đibộ; đứng dậy khỏi ghế; leocầu thang; và ngã)

SCPT Stair climb power test Bài kiểm tra leo cầu thangSMI Skeletal mass index Chỉ số khối cơ

SPPB Short physical performancebattery

Bài đánh giá hoạt động chứcnăng ngắn

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

TNF Tumor Necrosis Factor Yếu tố hoại tử u

TUG Test Up and Go Bài kiểm tra đứng dậy và đi

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định thiếu cơ ... 27

Bảng 1.2. Các kĩ thuật xác định khối lượng, sức mạnh và khả năng thực hiệnđộng tác của cơ sử dụng trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng ... 28

Bảng 1.3. Tỷ lệ suy yếu ở một số nghiên cứu về suy yếu ở người cao tuổichâu Á theo tiêu chuẩn Fried ... 41

Bảng 2.1. Giá trị thời gian đi bộ hiệu chỉnh theo giới và chiều cao ... 51

Bảng 2.2. Giá trị sức mạnh bàn tay hiệu chỉnh theo giới và BMI ... 52

Bảng 2.3. Tóm tắt thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu theo mục tiêu nghiên cứu 61Bảng 2.4. Các chỉ tiêu và phương tiện nghiên cứu ... 65

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu ... 73

Bảng 3.2. Một số chỉ số về nhân trắc của quần thể nghiên cứu ... 74

Bảng 3.3. Một số đặc điểm về bệnh lý của quần thể nghiên cứu... 75

Bảng 3.4. Các tiêu chí thành phần chẩn đoán thiếu cơ theo AWGS 2019 ... 78

Bảng 3.5. Các đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu liên quan với suy yếu:phân tích hồi quy đơn biến ... 79

Bảng 3.6. Mối liên quan của BMI với suy yếu: phân tích hồi quy đơn biến .. 80

Bảng 3.7. Mối liên quan của một số bệnh lý với suy yếu: phân tích hồi quyđơn biến ... 80

Bảng 3.8. Phân tích đa biến mối liên quan giữa suy yếu với các yếu tố liên quan ... 81

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thiếu cơ và đặc điểm chung mẫu nghiên cứu:phân tích hồi quy đơn biến ... 82

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thiếu cơ và BMI: phân tích hồi quy đơn biến 83Bảng 3.11. Mối liên quan của một số bệnh lý với thiếu cơ: phân tích hồi quyđơn biến ... 84

Bảng 3.12. Mối liên quan thiếu cơ và các tiêu chí đánh giá suy yếu theo tiêuchuẩn Fried: phân tích hồi quy đơn biến ... 85

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bảng 3.14. Đặc điểm mẫu nghiên cứu giai đoạn nghiên cứu đoàn hệ tại thời

điểm bắt đầu nghiên cứu ... 87

Bảng 3.15. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về tình trạng sức khỏe của giai đoạnnghiên cứu đoàn hệ tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ... 88

Bảng 3.16. Kết cục bất lợi sau 6 tháng theo dõi ... 89

Bảng 3.17. So sánh kết cục bất lợi chung giữa nhóm chứng và nhóm phơi nhiễm ... 90

Bảng 3.18. Các tiêu chí đánh giá suy yếu và kết cục bất lợi chung ... 90

Bảng 3.19. Các mức độ suy yếu và kết cục bất lợi chung ... 91

Bảng 3.20. Suy yếu và kết cục bất lợi chung ... 91

Bảng 3.21. Các yếu tố đánh giá thiếu cơ và kết cục bất lợi chung ... 92

Bảng 3.22. Các mức độ thiếu cơ và kết cục bất lợi chung ... 92

Bảng 3.23. Thiếu cơ và kết cục bất lợi chung ... 93

Bảng 3.24. Đồng mắc suy yếu – thiếu cơ và kết cục bất lợi chung ... 93

Bảng 3.25. Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa kết cục bất lợi vàcác yếu tố liên quan ... 94

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Hình 1.1. Tháp dân số Việt Nam, 2009 và 2019 ... 5

Hình 1.2. Sự phát triển của suy yếu liên quan đến tuổi ... 10

Hình 1.3. Cơ chế bệnh học của suy yếu ... 12

Hình 1.4. Thang điểm lâm sàng đánh giá suy yếu (Clinical Fraity Scale - CFS) ... 17

Hình 1.5. Cơ chế bệnh học của thiếu cơ ... 19

Hình 1.6. Hình ảnh phân tích cơ mỡ trên DXA của một phụ nữ 84 tuổi đượcchẩn đoán thiếu cơ dựa trên DXA ... 21

Hình 1.7. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thiếu cơ ... 35

Hình 2.1. Tư thế thực hiện test đo Cơ lực tay ... 55

Hình 2.2. Test tốc độ đi bộ bình thường ... 56

Hình 2.3. Thước đo chiều cao Inbody InLab ... 63

Hình 2.4. Lực kế cầm tay Jamar TM Hidraulic Hand Dynamometer 5030 J1 ... 63

Hình 2.5. Đồng hồ Jamar Electronic Timer/Stopwatch ... 64

Hình 2.6. Máy phân tích thành phần cơ thể Inbody 770 ... 64

Hình 2.7 Người cao tuổi đang được phân tích thành phần cơ thể bằng máyInbody 770 ... 67

Hình 2.8. Sơ đồ nghiên cứu ... 68

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ % theo giới tính ... 72

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ suy yếu của quần thể nghiên cứu theo mức độ suy yếu vàtheo giới ... 76

Biểu đồ 3.3. Các tiêu chí thành phần chẩn đốn suy yếu theo tiêu chuẩn Fried ... 77

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thiếu cơ theo AWGS 2019 ... 77

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ suy yếu, thiếu cơ, đồng mắc suy yếu và thiếu cơ ... 78

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Già hóa dân số đã trở thành một trong những biến đổi xã hội quan trọngnhất của thế kỷ XXI, có tác động đến hầu hết các lĩnh vực của xã hội, bao gồmcả thị trường lao động và tài chính, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, chẳng hạnnhư nhà ở, giao thông vận tải, bảo trợ xã hội, cũng như cấu trúc gia đình, mốiquan hệ giữa các thế hệ, chăm sóc sức khỏe. Năm 2018, lần đầu tiên trong lịchsử, số người từ 65 tuổi trở lên đông hơn trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Sốngười từ 80 tuổi trở lên được dự báo sẽ tăng gấp ba lần, từ 143 triệu người vàonăm 2019 lên 426 triệu người vào năm 2050<small>1</small>.

Suy yếu – Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty syndrome) là tình trạngngười cao tuổi suy giảm cân bằng nội môi của một số hệ thống cơ thể và dễ bịtổn thương hơn đối với các yếu tố gây stress mà cuối cùng có thể dẫn đến cácbiến cố tiêu cực liên quan đến sức khỏe như tàn tật, gia tăng sử dụng dịch vụchăm sóc sức khỏe và thậm chí là tử vong<small>2</small>. Khoảng 1/4 số người trên 85 tuổimắc suy yếu do đó việc xác định những người cao tuổi suy yếu là một ưu tiênsức khỏe cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cho rằng hội chứng suy yếu được xácđịnh bằng sự mất dần nguồn dự trữ sinh học tuy nhiên có thể điều chỉnh quỹđạo của hội chứng suy yếu thông qua các biện pháp can thiệp hoạt động thểchất và dinh dưỡng<sup>3-6</sup> .

Thiếu cơ (Sarcopenia) được định nghĩa là sự mất dần khối lượng cơ vàsức mạnh, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Đó là do cấu trúc cơ mỡ của cơthể thay đổi theo sự gia tăng của tuổi. Chẩn đoán thiếu cơ bao gồm mức độgiảm của 3 đặc điểm sau: sức mạnh cơ, số lượng hoặc chất lượng cơ và hoạtđộng thể chất<small>7</small>. Sự thối hóa cơ xương như vậy, có thể cản trở các hoạt độnghàng ngày và có giá trị tiên đốn về kết cục bất lợi, gia tăng tỷ lệ biến chứng,tử vong và bệnh tật trong các thủ thuật phẫu thuật lớn<small>8</small>. Hơn nữa, cả hai tiêu chí

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

giảm khối lượng cơ hoặc chức năng cơ đều là những yếu tố nguy cơ gây mấtđộc lập ở bệnh nhân trên 90 tuổi<small>9</small>.

Trên thực tế lâm sàng, thiếu cơ và suy yếu thường được chẩn đốn muộnbởi nó được coi như một phần của “q trình lão hóa bình thường” với tốc độgiảm khối lượng và sức mạnh cơ rất chậm. Suy yếu và thiếu cơ đều dẫn đếncác kết cục bất lợi ở người cao tuổi như: té ngã, tăng tỷ lệ nhập viện, thậm chílà tử vong, vì vậy việc xác định, chẩn đoán sớm người cao tuổi mắc suy yếu vàthiếu cơ là rất cần thiết trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế cũng nhưtrong cộng đồng<small>10</small>. Đồng thời cả suy yếu và thiếu cơ là 02 yếu tố có thể phụchồi một phần, có mối quan hệ nhân quả với các tình trạng bệnh lý, dinh dưỡng,và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi<small>11</small>. Điều đó cũng đặt ra một tháchthức lớn đối với ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vì ngườicao tuổi phải đối mặt với nhiều bệnh mạn tính do suy giảm chức năng của nhiềucơ quan, tổ chức. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành nhằm xácđịnh tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ liên quan đến suy yếu, thiếu cơ ở người caotuổi<small>12</small>. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam, các nghiên cứu về suy yếu - thiếucơ đặc biệt là các nghiên cứu trên quần thể người cao tuổi sống ở cộng đồngđược cơng bố vẫn cịn khá ít. Với mong muốn tìm hiểu, xem xét tác động củacác yếu tố nhân khẩu học, lối sống và các tình trạng sức khỏe khác nhau đốivới sự phát triển của suy yếu và thiếu cơ cũng như tác động của chúng đối vớisự xuất hiện các kết quả bất lợi ở người cao tuổi ở cộng đồng, từ đó xác định,chẩn đốn sớm những đối tượng có nguy cơ cao mắc các kết cục bất lợi, giúpđiều trị và kiểm sốt, phịng ngừa các kết cục bất lợi về sức khỏe ở người caotuổi nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

<b>“Nghiên cứu các yếu tố liênquan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu – thiếu cơ ở ngườicao tuổi”.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUMục tiêu tổng quát</b>

Khảo sát tỷ lệ suy yếu (Frailty), thiếu cơ (Sarcopenia) ở người cao tuổi sốngtrong cộng đồng. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy yếu, thiếu cơ,đồng thời phân tích mối liên quan giữa tình trạng suy yếu, thiếu cơ với các kết cụcbất lợi (tử vong, nhập viện, té ngã) ở người cao tuổi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

<b>1.1. Đại cương về người cao tuổi và già hóa dân số tại Việt Nam</b>

<b>1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi</b>

Định nghĩa người cao tuổi có sự khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của lịchsử xã hội cũng như của các nền văn hóa. Các nhà quản lý xã hội hiện nay dựa vàođịnh nghĩa người cao tuổi để quy định tuổi hưu, nên tùy theo chính sách xã hội mà cónhững định nghĩa khác nhau về người cao tuổi.

Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, 60 tuổi được lấy làm điểm cắt để địnhnghĩa người cao tuổi. Trong khi tại các nước phương Tây, người cao tuổi được địnhnghĩa là người từ 65 tuổi trở lên<small>13</small>.

Tại Việt Nam, người cao tuổi được định nghĩa là công dân Việt Nam từ đủ60 tuổi trở lên<small>14</small>.

<b>1.1.2. Già hóa dân số tại Việt Nam</b>

Già hóa dân số là hệ quả của ba xu hướng nhân khẩu học - tỷ suất sinh giảm, tỷsuất chết giảm và tuổi thọ tăng nhanh<small>15</small>. Kết quả phân tích Tổng điều tra dân số năm2019 cho thấy xu hướng già hóa dân số tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh chóng ở ViệtNam, địi hỏi phải có những chính sách và chương trình thích ứng với xu hướng nhânkhẩu học này<small>13</small>.

Trong giai đoạn 2009 - 2019, dân số cao tuổi tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu,tương ứng với tăng từ 8,68% lên 11,86% tổng dân số. Dân số cao tuổi tăng thêmchiếm gần 40% tổng dân số tăng thêm. Cũng trong giai đoạn này, tổng dân số tăngtrung bình 1,14%/năm thì dân số cao tuổi tăng tới 4,35%/năm. Xét theo sắp xếp cuộcsống của hộ gia đình, tỷ lệ người cao tuổi sống một mình hoặc sống chỉ với vợ/chồngtăng lên, trong khi các nhóm khác có xu hướng giảm xuống<small>13</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Hình 1.1. Tháp dân số Việt Nam, 2009 và 2019

<i>“Nguồn: UNFPA Viet Nam, 2021”</i><small>13</small>

Dự báo dân số tới năm 2069 theo giả định mức sinh trung bình cho thấy, sốlượng người cao tuổi sẽ đạt 17,28 triệu người (chiếm 16,5% tổng dân số) vào năm2029; 22,29 triệu người (chiếm 20,21% tổng dân số) vào năm 2038; 28,61 triệu người(chiếm 24,88% tổng dân số) vào năm 2049 và 31,69 triệu người (chiếm 27,11% tổngdân số) vào năm 2069<small>1,13</small>.

<small>1.000 Người</small>

<small>2.000</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>1.1.3. Già hóa dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh</b>

Tổng số dân của thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4năm 2019 là 8.993.082 người. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đơng dân nhấtcả nước chiếm tỷ trọng 9,4% dân số cả nước và 50,4% dân số vùng Đông Nam Bộ.So với tổng điều tra dân số năm 2009 thì sau 10 năm dân số của thành phố tăng thêm1,83 triệu người, tăng 25,3% và chiếm 17,7% số dân tăng thêm của cả nước trong 10năm (10,36 triệu người)<small>16</small>. Quan sát tháp tuổi các kỳ Tổng điều tra cho thấy dân sốngày càng già hóa, các thanh ở đáy tháp dần thu hẹp và các thanh ở nhóm tuổi trêndần phình to là do mức sinh giảm và tuổi thọ trung bình của thành phố tăng làm thayđổi cấu trúc tuổi của dân số<small>17</small>.

Già hóa dân số là hệ quả của hai yếu tố: tỷ lệ sinh giảm và duy trì ở mức thấp vàtuổi thọ trung bình tăng duy trì ở mức cao và mức sinh giảm duy trì ở mức thấp, hiệntại thành phố vẫn đang tiếp tục được “dư lợi dân số” (chủ yếu do lực lượng lao độngnhập cư) nên già hóa cần quan tâm sớm để trong tương lai hạn chế các tác động đếnđời sống xã hội như thị trường lao động, chính sách an sinh xã hội, nhu cầu chăm sócsức khỏe cho người cao tuổi. Qua các kỳ Tổng điều tra cho thấy chỉ số già hóa dân sốtăng lần lượt là 1999: 31,3%, 2009: 34,5% và 2019: 49,4%, đặc biệt là dân số nữ “giàhóa” nhanh hơn dân số nam. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến hộ quá tuổi lao động sốngmột mình của thành phố cũng ở mức cao chiếm 18,9%, những hộ này dễ bị tổn thươngvà cần có chính sách hỗ trợ phù hợp trong tương lai<small>13</small>.

Nói tóm lại, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là một trong những tỉnh/thành có tỷsuất nhập cư cao của cả nước và cũng là tỉnh/thành có cơ cấu dân số vàng, điều nàymang lại cơ hội trong việc tận dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, nhưng nếukhông tận dụng được lại là áp lực và thách thức cho các vấn đề an sinh xã hội nhưviệc làm, giáo dục, y tế, an sinh xã hội. Bên cạnh đó, q trình già hóa dân số cũngđang diễn ra, hiện tại thành phố có tỷ trọng người trên 65 tuổi là 5,6% gần tới mức 7-10% tổng số dân, thành phố cũng cần chuẩn bị trước các điều kiện về an sinh xã hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

cho người cao tuổi thông qua hệ thống bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế<small>16</small>.

<b>1.1.4 Tổng quan về dân số, kinh tế, xã hội của Quận 9 (nay là thành phốThủ Đức)</b>

Quận 9 là một quận cũ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Quận được thành lậpvào năm 1997 cùng với quận Thủ Đức và Quận 2 trên cơ sở chia tách từ huyện ThủĐức cũ trước đó<small>16</small>. Quận 9 nằm ở phía đơng Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâmthành phố khoảng 13 km theo xa lộ Hà Nội, có vị trí địa lý:

• Phía đơng giáp huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa, tỉnh ĐồngNai với ranh giới tự nhiên là sơng Đồng Nai

• Phía tây giáp quận Thủ Đức với ranh giới là Xa lộ Hà Nội

• Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sơng Đồng Nai)và Quận 2

• Phía bắc giáp thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Quận 9 có 11.362 ha diện tích tự nhiên với 13 phường trực thuộc, gồm cácphường: Hiệp Phú, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu,Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng NhơnPhú B, Trường Thạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,6%/năm, mặc dùtừ đầu năm 2020 đến nay có giảm do ảnh hưởng chung của đại dịch COVID-19, nhưngvẫn đạt so với chỉ tiêu và đảm bảo theo đúng định hướng “dịch vụ – công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp và nơng nghiệp đơ thị”. Trong đó, thương mại – dịch vụ tiếp tục làngành kinh tế chủ lực, chiếm 61,5%, kế đến là công nghiệp – tiểu thủ công nghiệpchiếm 38%. Các tiềm năng, thế mạnh đã được Quận 9 tập trung phát triển như: lĩnhvực bán lẻ, dịch vụ vận tải kho bãi, may mặc, dệt, giày da, sản xuất mặt hàng gỗ…Bêncạnh đó, lĩnh vực văn hóa, xã hội, chất lượng giáo dục được nâng lên, hoạt động chămsóc sức khỏe nhân dân được thực hiện tốt từ cơ sở; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểdục, thể thao được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thần của nhân dân. Dân số năm 2019 là 397.006 người, mật độ dân số đạt 3.483người/km², chỉ số già hóa 34,5%<small>18</small>.

Vào ngày 01 tháng 01 năm 2021, Quận 9 lại sáp nhập với quận Thủ Đức vàQuận 2 để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

<b>1.2. Đại cương về suy yếu (Frailty syndrome), đại cương về thiếu cơ</b>

<b>1.2.1. Suy yếu ở người cao tuổi</b>

Suy yếu hay Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty syndrome) là một hội chứnglâm sàng thường gặp ở người cao tuổi, dự báo nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏenhư ngã, khuyết tật, tăng số lần nhập viện, đi khám cấp cứu và thậm chí tử vong. Kháiniệm về suy yếu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1968 trong một nghiên cứu cắt ngangtrên các đối tượng cao tuổi trong cộng đồng. Nghiên cứu này đã phác thảo suy yếunhư một phản ứng quá mức và không tương xứng của người cao tuổi với những sựkiện bất lợi<small>11</small>.

Người cao tuổi là những người có nguy cơ cao suy yếu nên y học lão khoa làtìm kiếm, can thiệp để phịng ngừa và giảm thấp nhất tỷ lệ bệnh tật và sự phụ thuộc.Suy yếu được biểu hiện như là sự suy giảm khả năng đương đầu với những “thửthách” sức khỏe và giảm khả năng trở về tình trạng sức khỏe ổn định, có thể liên quanđến giảm dự trữ chức năng. Mức độ suy yếu có thể thay đổi từ dưới lâm sàng tới giaiđoạn lâm sàng rõ ràng đến giai đoạn cuối đời<small>19,20</small>.

Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích trong việc phát hiện, sàng lọc và canthiệp sớm, trong hai thập kỷ gần đây đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về hội chứngnày được công bố. Sự đồng thuận giữa các nhà lão khoa và tích tuổi học cho rằng suyyếu là “tình trạng lâm sàng làm tăng khả năng dễ tổn thương và giảm khả năng duytrì nội mơ mà có đặc tính chính là giảm dự trữ hệ thống chức năng sinh lý theo tuổi”<small>21</small>.Ở người cao tuổi suy yếu, những tác động lâm sàng hay thậm chí chỉ là nhữngbệnh lý dưới lâm sàng làm lộ rõ sự giảm khả năng biến thiên của tình trạng chức năngvà sức khỏe. Càng cao tuổi càng làm tăng khả năng dễ tổn thương mà khơng có mối

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

liên hệ (bệnh học) rõ ràng<sup>22</sup>. Suy yếu là sự tích lũy của các bệnh lý tiềm tàng, các rốiloạn dưới lâm sàng, mất chức năng các cơ quan, bộ phận và hệ thống của cơ thể. Suyyếu là biểu hiện thiếu sót nguyên phát liên quan đến giảm chức năng sinh lý, thậmchí là làm phá vỡ hằng định nội môi<sup>19</sup>, đồng thời suy yếu là kết quả của thay đổi sinhlý hay sinh học, có liên quan đến tuổi, kết hợp một hay nhiều bệnh lý hay thậm chí làgiai đoạn cuối của bệnh trầm trọng. Hệ cơ xương khớp, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, quátrình viêm và hệ thần kinh trung ương – tự chủ có thể liên quan đến sự phát triểnchính đến suy yếu. Mất khối lượng cơ theo tuổi là biểu hiện chính của suy yếu. Tuynhiên, các yếu tố sinh lý như yếu tố viêm, kích thích tố, sự tồn vẹn của thần kinh,tình trạng dinh dưỡng, hoạt động thể chất giúp điều hòa một cách sâu sắc đến sứcmạnh khối cơ và khối lượng cơ bắp mà suy giảm theo tuổi tác. Rối loạn đa hệ thốngsinh lý tác động đến việc mất khối cơ bên cạnh việc thay đổi theo tuổi, kết quả là dễtổn thương và biểu hiện thành suy yếu<small>23,24</small>.

Có hai giả thuyết chính được xem như là những nguyên nhân sinh lý dễ tổnthương và làm tổn hại hằng định nội môi của suy yếu:

- Thuyết thứ nhất: suy yếu là sự tích lũy của các bệnh lý tiềm tàng, các rối loạndưới lâm sàng, mất chức năng các cơ quan, bộ phận và hệ thống của cơ thể. Rockwoodvà cộng sự đã đưa ra cách tiếp cận bằng cách làm bảng tóm tắt tất cả những biểu hiệnthiếu sót tiềm tàng: triệu chứng, dấu hiệu, bệnh lý, tình trạng lão hóa, xét nghiệm, bấtthường, mất chức năng. Tổng hợp tất cả các thiếu sót vừa đánh giá trên, người ta phânthành nhiều mức độ tình trạng sức khỏe khác nhau (chức năng, sinh lý, lâm sàng) vàtừ đó có thể dự đốn nguy cơ tử vong. Suy yếu là hình thức trung gian, hầu như tiềmẩn, tạo ra hiệu quả tổng hợp của tất cả các thiếu sót của dự trữ hằng định nội mơi vàsố lượng các thiếu sót này dẫn đến mối liên hệ đáp ứng – liều lượng liên quan đến tửvong<small>19</small>.

- Thuyết thứ hai: suy yếu là tiến trình sinh bệnh học duy nhất: giả thuyết nàycho rằng suy yếu là biểu hiện thiếu sót nguyên phát liên quan đến giảm chức năngsinh lý, thậm chí là làm phá vỡ hằng định nội mơi. Điều này có thể là do những thay

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

đổi ở một loạt các cơ chế sinh học cơ bản, sau đó dẫn đến mất điều hòa đa hệ thốngsinh lý. Các hệ thống này có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau tạo thành mạng lưới điềuhòa và giúp bù trừ hằng định nội mơi tới một mức độ mà khi có bất kỳ hệ thống bịtổn thương. Mạng lưới điều hòa và hệ thống có chức năng nguyên vẹn, chứa đựngkhả năng dự trữ và tạo khả năng hồi phục khỏi yếu tố căng thẳng. Mất điều hòa đa hệthống xảy ra theo tuổi và giảm hiệu quả của liên kết lẫn nhau đưa tới thiếu hụt dự trữvà làm hại khả năng duy trì hằng định nội mơi khi đối mặt với yếu tố căng thẳng.Cuối cùng điều này có thể dẫn đến vịng xoắn suy giảm chức năng<small>19</small>.

Hình 1.2. Sự phát triển của suy yếu liên quan đến tuổi

<i>“Nguồn: Daniel E. Forman, 2016”, “Nguồn: Pierre-Olivier Lang, 2009”</i><small>25,26</small>Lý thuyết liên quan đến sự mất điều hòa năng lượng trong điều kiện mất ổn địnhhằng định nội môi và được biểu hiện ra lâm sàng: giảm sức mạnh cơ bắp, giảm mứcdung nạp với gắng sức, giảm tốc độ vận động và xa hơn làm giảm hoạt động thể chất,

<b>BIẾN CHỨNG CỦA SUY YẾU <small>KẾT QUẢ BẤT LỢI</small></b>

<b><small>Tiền suy yếu</small></b>

<b><small>suy yếu</small></b>

<b><small>LÂM SÀNG THẦM LẶNGKIỂU HÌNH SUY YẾU Q TRÌNH LÃO HĨA</small></b>

<b><small>SUY GIẢM LÂM SÀNG</small></b>

<small>ĐÁP ỨNG VỚI YẾU TỐ CĂNGTHẲNG BÊN NGOÀI</small>

<small>ĐÁP ỨNG VỚI YẾU TỐ CĂNGTHẲNG BÊN NGOÀI</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

dễ mệt mỏi hay kiệt sức. Nên chú ý rằng tình trạng mất cơ tiến triển có thể bị che đậybởi sự gia tăng song song khối lượng mỡ, có thể dẫn đến béo phì nhưng thực chất làthiếu cơ. Về nguyên nhân, thực tế nguồn gốc mất năng lượng của suy yếu phù hợpvới các bệnh lý di truyền có đột biến ADN tại mô cơ và mô tế bào thần kinh trungương. Hậu quả sự suy giảm năng lượng có thể khởi phát từ tình trạng dị hóa và thơngthường là chứng biếng ăn do tuổi, cả hai đều giảm dinh dưỡng nhập vào mà khôngliên quan mức độ tiêu thụ năng lượng từ hoạt động thể chất. Những hoàn cảnh này,kết hợp việc mất điều hòa năng lượng như trên và thêm vào mất khối lượng cơ, sẽbiểu hiện lâm sàng là sụt cân<small>19</small>.

Theo đó, một cơ chế bệnh học duy nhất được xác định có thể giải thích cho biểuhiện lâm sàng của suy yếu. Theo Fried và Walston trình bày sự mất điều hịa nănglượng sẽ khởi phát vòng bệnh lý với biểu hiện lâm sàng của suy yếu. Hơn nữa cácbằng chứng gần đây từ Bandeen – Roche cho rằng suy yếu là một hội chứng lão khoalâm sàng, theo cách đó mà số lượng các dấu hiệu và triệu chứng trung tâm biểu hiệnnó có liên quan đến bệnh nền bên dưới<small>19,27</small>.

Trong một nỗ lực để chuẩn hóa và thực hành các định nghĩa về suy yếu, Friedvà các đồng nghiệp vào năm 2001 đã đề xuất một kiểu hình lâm sàng của suy yếunhư là một hội chứng suy yếu thể chất được xác định rõ do sự mất điều hòa nănglượng. Họ đưa ra giả thuyết rằng các biểu hiện lâm sàng của suy yếu có liên quan vớinhau tạo vịng xoắn bệnh lý: giảm sức mạnh cơ bắp, năng lượng, tốc độ đi bộ, hoạtđộng thể chất và sụt cân (trong 01 năm). Người cao tuổi có từ ba tiêu chí trở lên đượcchẩn đốn là có suy yếu. Định nghĩa này đã được cơng nhận dựa trên 05 nhóm dânsố nghiên cứu để xác định ai là nguy cơ cao của tình trạng suy giảm chức năng, téngã, nhập viện, gãy xương đùi và tử vong. Nguy cơ của các kết cục bất lợi liên quanđến nhóm những triệu chứng hơn là một hay hai triệu chứng chuyên biệt. Cách tiếpnhận này xác định đặc điểm suy yếu của người cao tuổi dựa vào giả thuyết những hộichứng chuyên biệt và xác định nguyên nhân sinh học và nguyên nhân môi trường<small>27</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Theo cách định nghĩa này thì tỷ lệ hiện mắc là 7% người cao tuổi trên 65 tuổivà tăng 3% từ người 65 đến 74 tuổi và 25% người trên 85 tuổi. Tỷ lệ này cao gấp 2lần ở người Mỹ gốc Phi. Và cũng sử dụng định nghĩa này, bệnh sử suy yếu biểu hiệnmạn tính và tiến triển, 43% chuyển sang giai đoạn nặng hơn trong 18 tháng, trong khi23% chuyển sang giai đoạn ít suy yếu hơn và khơng có trường hợp nào từ suy yếumà chuyển thành không suy yếu. Hơn nữa biểu hiện giảm sức cơ và giảm tốc độ đibộ là yếu tố dự đoán biểu hiện suy yếu lâm sàng, với biểu hiện 1-2 triệu chứng tănggấp 2 lần tiến triển thành 3-4-5 triệu chứng trong 3 năm tới, người ta đề nghị là phânvào tiền suy yếu<small>19,27</small>.

Hình 1.3. Cơ chế bệnh học của suy yếu

<i>“Nguồn: Daniel E. Forman, 2016” </i><small>25</small>

Phương pháp đánh giá này ghi lại những nhận định lâm sàng của suy yếu nộisinh (sức cơ, sự cân bằng, dinh dưỡng, sức chịu đựng, hoạt động thể lực, chức năngthần kinh vận động và di chuyển) dễ nhận thấy nhất, bệnh nội khoa phức tạp, kết cụccủa suy yếu (mất chức năng thể chất cơ bản, thiết bị hỗ trợ, chức năng cao cấp, tình

<b><small>Thiếu máu, Phù, Lỗng xương- Tăng đơng máu</small></b>

<small>- Rối loạn chuyển hóa Glucose</small>

<b><small>Viêm nhiễm- Tăng IL6</small></b>

<small>- Rối loạn miễn dịch</small>

<b><small>Rối loạn Neuroendoendorine- Giảm IGF1</small></b>

<small>- Giảm Sulfate</small>

<small>Dehydroepiandrosterone--Tăng Stress hormone</small>

<b><small>Suy giảm nhận thức</small></b>

<small>Đột biến geneStress Oxy hóaĐột biến Ty thểĐột biến mấtđoạn –TelomerePhá hủy DNALão hóa Tế bào</small>

<small>Nhiễm trùng</small>

<small>ChậmchạmYếu cơKiệt sứcHoạt động</small>

<small>thể lựckémSụt cân</small>

<b><small>SÀNG</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

trạng cảm xúc và xã hội. Những đánh giá này có tính giá trị, tin cậy và khả thi, dễchấp nhận đối với nhà lâm sàng và giúp xếp loại mức độ nặng của suy yếu<small>10,19,21,28</small>.1.2.1.1. Các giai đoạn của suy yếu

Suy yếu phát triển qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có liên quan với suygiảm dự trữ cân bằng nội mơi.

• Tiền suy yếu (Pre frailty)

Tiền suy yếu là giai đoạn lâm sàng diễn ra một cách thầm lặng, đây là một trạngthái dự trữ sinh lý đủ để cho phép cơ thể phản ứng đầy đủ với bất kỳ tác nhân gâybệnh như bệnh cấp tính, tổn thương hoặc các yếu tố căng thẳng, với một cơ hội hồiphục hồn tồn<small>21</small>.

• Suy yếu

Tình trạng suy yếu có đặc điểm là sự hồi phục chậm và khơng hồn tồn saumắc các bệnh cấp tính mới, các tổn thương hoặc yếu tố căng thẳng, cho thấy các chứcnăng dự trữ sẵn có khơng đủ để cho phép cơ thể hồi phục hoàn toàn. Nhiều tác giảcũng thống nhất suy yếu là một tập hợp bao gồm nhiều biểu hiện trên các lĩnh vựckhác nhau như suy dinh dưỡng, hoạt động chức năng bị phụ thuộc, thời gian nằm tạigiường kéo dài, loét các điểm tì đè, rối loạn dáng đi, suy nhược tồn thể, sút cân, chánăn, ngã, mất trí nhớ, gãy xương hơng, mê sảng, lú lẫn và tình trạng dùng quá nhiềuthuốc. Điểm quan trọng là suy yếu khơng phải là tình trạng khuyết tật, chỉ dưới tácđộng của các yếu tố sang chấn tâm lý, hội chứng này mới dẫn đến tình trạng khuyếttật<sup>29</sup>.

• Biến chứng suy yếu

Các biến chứng của suy yếu có liên quan trực tiếp với những tổn thương sinh lýdo sự suy giảm cân bằng dự trữ nội môi và giảm khả năng chịu đựng với các yếu tốcăng thẳng của cơ thể. Hậu quả là dẫn đến tăng nguy cơ bị ngã, suy giảm chức năngdẫn đến khuyết tật, tình trạng dùng quá nhiều thuốc, gia tăng nguy cơ nằm viện, lâynhiễm chéo và tử vong<small>24,29,30</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

1.2.1.2. Một số tiêu chuẩn đánh giá, chẩn đoán suy yếu

Hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá suy yếu trên người cao tuổi vẫn chưa được thốngnhất. Từ năm 2001, các nhà lão khoa đã nghiên cứu và xây dựng hơn 27 tiêu chuẩnkhác nhau để chẩn đốn hội chứng này, tuy nhiên mục đích cuối cùng vẫn là dự báonhững kết cục bất lợi trong sức khỏe người cao tuổi<small>31</small>. Hầu hết các công cụ, tiêu chuẩnchẩn đoán suy yếu hiện nay đều phát triển xoay quanh các kiểu hình cơ bản của tiêuchẩn Fried: sụt cân, giảm sức cơ, kiệt sức, giảm tốc độ đi bộ, mức độ hoạt động thểlực thấp. Mặc dù đã có nhiều cơng cụ sàng lọc, chẩn đốn suy yếu được phát triểnnhưng không công cụ nào trong số chúng có thể bao gồm tất cả các thơng số, đặcđiểm của người cao tuổi cùng một lúc, cũng như không đơn giản trong việc thực hiệnđánh giá suy yếu người cao tuổi. Điều phức tạp là dân số cao tuổi không đồng nhấtđể cho phép một công cụ, tiêu chuẩn chẩn đốn duy nhất có thể giải quyết vấn đề nàymột cách tổng thể<small>32</small>. Do đó, cho đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận về “Tiêu chuẩnvàng” chẩn đốn suy yếu.

• Kiểu hình của suy yếu [Fried's Frailty Phenotype – the CardiovascularHealth Study (CHS) index]

Năm 2000, Fried’s Frailty Phenotype hay thường được gọi là chỉ số CHS đãđược Fried và đồng nghiệp đề xuất gồm năm tiêu chí: sụt cân khơng chủ ý, tình trạnggiảm sức cơ, kiệt sức (sức bền và năng lượng kém), sự chậm chạp, và mức hoạt độngthể lực thấp. Suy yếu xác định theo tiêu chí của Fried ngày càng nhận được sự đồngthuận cao của các nhà khoa học, thống nhất đây là một hội chứng lâm sàng bao gồmnhiều dấu hiệu và triệu chứng. Bên cạnh đó lý thuyết của tác giả đưa ra tạo điều kiệnnghiên cứu, tìm hiểu cơ chế sự phát triển của hội chứng này<small>2</small>.

Các tiêu chí thành phần:

- Sụt cân không chủ ý 4,5 kg hoặc giảm 5% trọng lượng cơ thể so với năm trước.- Tình trạng giảm sức cơ: cơ lực tay thấp hơn so với mức cơ bản (đã điều chỉnhtheo giới và chỉ số khối cơ thể).

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

- Kiệt sức (Sức bền và năng lượng kém): tự báo cáo về tình trạng kiệt sức, xácđịnh bằng hai câu hỏi trong thang điểm tự báo cáo trầm cảm CES-D.

- Sự chậm chạp: nhỏ hơn mức cơ bản đã được điều chỉnh theo giới tính và chiềucao đứng, dựa trên thời gian đi bộ 15 feet.

- Mức hoạt động thể lực thấp: tổng số kilocalo tiêu hao trong mỗi tuần được tínhtốn dựa trên bộ câu hỏi các hoạt động trong tuần qua.

Khi đối tượng nghiên cứu đáp ứng 03 trong số 05 tiêu chí thì xác định là có suyyếu (Frailty), từ 01 đến 02 tiêu chí là tiền suy yếu (Pre-frailty), bệnh nhân khơng cótiêu chí nào là khơng có suy yếu<small>33</small>.

Đây là tiêu chuẩn được trích dẫn nhiều nhất, được sử dụng nhiều nhất trong cảthực hành lâm sàng và nghiên cứu, đồng thời đã được chứng minh là có thể tiên đốntử vong và các biến cố bất lợi bởi những nghiên cứu đoàn hệ lớn trên người cao tuổiở cộng đồng và bệnh nhân bệnh tim mạch<small>34,35</small>.

• Thang điểm suy yếu Edmonton (Edmonton Frail Scale)

Thang điểm suy yếu Edmonton được thiết lập dựa trên 09 lĩnh vực với ưu điểmlà đánh giá suy yếu trên cả lĩnh vực hỗ trợ về mặt xã hội, đây là một thang điểm cógiá trị, đáng tin cậy và khả thi để sử dụng thường xuyên bởi không cần người cóchun mơn sâu về lão khoa. Tổng điểm là 17 điểm và bệnh nhân có suy yếu khi ≥7/17 điểm<small>36</small>.

Nhiều nghiên cứu áp dụng thang điểm này trên các cộng đồng khác nhau cũngchứng minh tính khả dụng, có giá trị và đáng tin cậy để đánh giá suy yếu ở người caotuổi, đồng thời hữu ích cho các chuyên gia y tế, trong nghiên cứu và trong thực hànhlâm sàng<small>36,37</small>.

• Chỉ số suy yếu (FI) theo CSHA (The Canadian Study of Health and Aging)Chỉ số suy yếu được phát triển như là một phần của nghiên cứu CSHA, mộtnghiên cứu đoàn hệ 05 năm (n = 10.263) được thiết kế để điều tra dịch tễ học và gánhnặng của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại Canada (tuổi trung bình 82 tuổi). Chỉ số

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

suy yếu được xem là một phương pháp đơn giản để xác định sự hiện diện của suyyếu<small>38</small>.

Sự phân bố thống kê của chỉ số suy yếu là phù hợp với mơ hình xác suất thườngđược mô tả trong xây dựng các hệ thống y học dự phịng. Đây là một mơ hình tốnhọc chứng minh rằng chỉ số suy yếu ủng hộ hoàn toàn lý thuyết về giảm dự trữ cânbằng nội môi. Ý tưởng này là phù hợp với sự gia tăng tính dễ tổn thương và nguy cơmất cân bằng nội môi, cần thiết để xây dựng các khái niệm về suy yếu. Mơ hình nàycũng là cơng cụ lâm sàng hữu ích bởi vì nó cho phép phân độ suy yếu, chứ khơng chỉđơn thuần là có suy yếu hay khơng<small>28</small>.

• Thang điểm lâm sàng đánh giá suy yếu (Clinical Frailty Scale - CFS)

Thang điểm lâm sàng đánh giá suy yếu (Clinical Fraity Scale - CFS) là mộtphương pháp đánh giá rất dễ xác định suy yếu trên lâm sàng được phát triển bởi Đạihọc Dalhousie - Canada. Nó được đánh giá theo thang điểm từ 1 (rất khỏe) đến 9(bệnh giai đoạn cuối) và dựa trên đánh giá lâm sàng. Mỗi điểm về mức độ suy yếutương ứng với một mô tả bằng văn bản về đặc tính của suy yếu, bổ sung bằng mộthình ảnh trực quan để hỗ trợ việc phân loại suy yếu. Điểm số ≥ 5 được coi là suy yếu.CFS đã được xác nhận là một yếu tố tiên đoán bất lợi ở bệnh nhân cao tuổi nhậpviện<small>39</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Hình 1.4. Thang điểm lâm sàng đánh giá suy yếu

<i>(Clinical Fraity Scale - CFS) “Nguồn: Elsa Dent, 2016”</i><small>39</small>

<b>1.2.2. Đại cương về thiếu cơ (Sarcopenia)</b>

1.2.2.1. Khái niệm thiếu cơ

Mất khối lượng cơ là một vấn đề sức khỏe quan trọng liên quan đến tuổi.Khái niệm “thiếu cơ” được ghi nhận với tần suất ngày càng tăng trong thực hànhlâm sàng và nghiên cứu, không chỉ trong y học lão khoa, mà còn trong một loạtcác chuyên ngành khác. Cốt lõi của thiếu cơ là tình trạng suy giảm chức năng vềkhối lượng cũng như chất lượng cơ xương. Theo đánh giá của Hiệp hội thiếu cơchâu Âu ở người cao tuổi (EWGSOP), tỷ lệ thiếu cơ trong cộng đồng là từ 1% –29%, từ 14% - 33% ở bệnh nhân cao tuổi và chiếm khoảng 10% trong các trườnghợp cấp cứu, với những thay đổi đáng kể tùy thuộc vào độ tuổi và khu vực địalý<small>40</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Năm 1989, Irwin Rosenberg đề xuất thuật ngữ “sarcopenia” tiếng Hy Lạp"sarx" = cơ (flesh) + "penia" = mất (loss) để mô tả sự giảm khối lượng cơ liênquan đến lão hóa. Sau đó, thuật ngữ này đã được sử dụng để chỉ ra sự xuất hiệnđồng thời mất khối lượng cơ xương và sức mạnh ở người cao tuổi<small>41</small>.

Từ quan điểm sinh lý bệnh, thiếu cơ được xem như là suy cơ quan (suy cơ),có thể phát triển mạn tính (thường xuyên hơn) hoặc cấp tính (ví dụ, trong thời giannằm viện và điều trị kéo dài). Quá trình lão hóa bình thường bao gồm lão hóa cảcấu trúc và chức năng cơ bắp. Do đó, những thay đổi liên quan đến tuổi ảnh hưởngđến chất lượng và khối lượng cơ như mất sợi cơ type 2, giảm khối lượng ti thể vàtăng thâm nhập chất béo, đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Khi mất một khối lượngcơ lớn, sẽ làm ảnh hưởng đến sức mạnh và chức năng cơ bắp của người cao tuổiđể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Thực tế này có thể dẫn đến sựkhởi đầu sớm của q trình suy yếu và do đó dẫn đến sự chuyển đổi từ tình trạngsống độc lập sang phụ thuộc<small>42</small>. Từ tuổi 40 trở lên, người lớn khỏe mạnh mấtkhoảng 8% khối lượng cơ sau mỗi 10 năm. Do đó, từ 40 đến 70 năm, người lớnkhỏe mạnh mất trung bình 24% cơ bắp, tăng tốc lên 15% mỗi mười năm khi quatuổi 70<small>43</small>.

Các nghiên cứu về bệnh thiếu cơ được thực hiện ngày càng nhiều. Giúp chocác bác sĩ lâm sàng hiểu biết về bệnh hơn. Bệnh đã có mã bệnh trong danh mụcMã bệnh quốc tế ICD-10-CM (M62.84) từ tháng 9, 2016. Các nghiên cứu đã xácnhận mối liên quan của thiếu cơ và kết cục sức khỏe bất lợi, như ngã, khuyết tật,nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện, giảm chất lượng sống và tử vong, biểu thịtầm quan trọng của thiếu cơ trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Mặc dùvậy vẫn chưa có một định nghĩa và các biện pháp can thiệp được chuẩn hóa<small>44</small>.

Một định nghĩa lâm sàng về thiếu cơ được phát triển bởi EWGSOP(European Working Group on Sarcopenia in Older People). Theo đó, thiếu cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

được mô tả là: “Hội chứng đặc trưng bởi sự mất dần tổng quát về khối lượng vàsức mạnh của cơ xương với nguy cơ gây ra các kết cục bất lợi như khuyết tật vềthể chất, giảm chất lượng sống và tử vong”. Theo khuyến cáo của EWGSOP, việcxác định thiếu cơ nên dựa trên sự xuất hiện đồng thời của giảm khối lượng cơ vàgiảm chức năng cơ bắp (sức mạnh hoặc hiệu suất)<sup>40</sup>.

Hình 1.5. Cơ chế bệnh học của thiếu cơ

<i>“Nguồn: J. W. Kim, 2021”<small>45</small></i>

Hiệp hội thiếu cơ châu Á (AWGS) định nghĩa thiếu cơ là “tình trạng mấtkhối lượng cơ liên quan tới tuổi kết hợp với sức mạnh cơ và/hoặc khả năng thựchành động tác”<small>9</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Lý do để sử dụng 02 tham số xác định thiếu cơ trong thực hành lâm sàng là mặcdù khối lượng cơ và sức mạnh cơ bắp có liên quan với nhau, quỹ đạo của chúng suygiảm trong q trình lão hóa khơng trùng lặp. Thật vậy, sự suy giảm về sức mạnh cơbắp lớn hơn nhiều so với sự giảm khối lượng cơ. Do đó, có thể dự đoán rằng sự tồntại đồng thời của khối lượng cơ thấp và giảm sức mạnh/chức năng cơ bắp sẽ giúp xácđịnh một dân số người cao tuổi có nguy cơ đặc biệt cao xảy ra kết cục sức khỏebất lợi<small>40</small>.

1.2.2.2. Cách xác định khối lượng cơ

EWGSOP đã đề xuất phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DXA- dualx-ray absorptiometry), chụp cắt lớp vi tính (CT - computed tomography), chụp cộnghưởng từ (MRI - magnetic resonance imaging), và phân tích điện sinh học (BIA -bioelectric impedance analysis) để nghiên cứu về thiếu cơ<sup>46</sup>.

Công cụ chẩn đốn hình ảnh: CT và MRI được xem là phương tiện chẩn đốnhình ảnh rất chính xác để phân biệt được khối mỡ và khối cơ với những loại mô kháctrong cơ thể, điều này khiến cho CT và MRI trở thành tiêu chuẩn vàng trong việc ướctính khối lượng cơ trong các nghiên cứu. Tuy nhiên chi phí cao và phơi nhiễm với tiaphóng xạ là rào cản lớn nhất đối với phương pháp này, khiến cho nó không được xemlà một phương pháp tối ưu để dùng trong thực hành lâm sàng<small>47</small>.

DXA là một phương pháp thay thế có thể sử dụng được cho cả thực hành lâmsàng và nghiên cứu. Nó có khả năng phân biệt được mô mỡ, mô xương và mô nạckhác trong cơ thể. Phương pháp này sử dụng lượng tia phóng xạ ít hơn nhiều so vớiCT. Nhược điểm chính là thiết bị này khơng có tính di động, có thể ngăn cản việc sửdụng nó trong các nghiên cứu dịch tễ học quy mơ lớn trên cộng đồng. Ngồi ra, kỹthuật đo hấp phụ năng lượng tia X kép không thể phân biệt rõ ràng lượng mô mỡ rảirác trong cơ hoặc lượng nước được giữ trong cơ<small>48,49</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>Hình 1.6. Hình ảnh phân tích cơ mỡ trên DXA của một phụ nữ 84 tuổi được chẩn đoánthiếu cơ dựa trên DXA</small>

<i><small>“Nguồn: V. Chianca, 2022”</small><b><small>47</small></b></i>

<small>Việc áp dụng các biện pháp chẩn đoán xác định thiếu cơ theo “tiêu chuẩn vàng”một cách thường quy là ít khả thi là do: (1) Sự khơng sẵn có của các cơng cụ giúp đolường khối lượng cơ (như máy DXA - Dual-energy X-ray absorptiometry, máy chụp cắtlớp vi tính hay máy cộng hưởng từ); (2) Người bệnh và nhân viên y tế có nguy cơ phơinhiễm tia X cao hơn khi sử dụng máy DXA hoặc cắt lớp vi tính một cách thường quy đểchẩn đốn thiếu cơ49.</small>

<small>Phân tích trở kháng điện sinh học (Bioelectrical impedance analysis) hiện làphương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng để đo thành phần cơthể. Tuy nhiên, máy phân tích trở kháng điện sinh học không được thiết kế theo các quốcgia, chủng tộc và dân số cao tuổi khác nhau. Phân tích trở kháng điện sinh học là mộtphương pháp thay thế cho các phương pháp xâm lấn và tốn kém hơn như đo hấp thụ tiaX năng lượng kép, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ. Phân tích trở kháng điệnsinh học là một phương pháp dễ sử dụng và chi phí thấp cho phép ước tính khối lượngmơ mỡ và mơ nạc của cơ thể. Phương pháp có giá thành khơng cao, dễ sử dụng, dễ dàngtrang bị, có tính tin cậy, có thể dùng được cho cả bệnh nhân nằm liệt giường50. Do đó,nó dường như là phương pháp lý tưởng để đo khối lượng cơ ở quy mô lớn ở bệnh nhân</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>lão khoa nội trú, ngoại trú bao gồm cả những người bị hạn chế chức năng và dễ bị tổnthương. Phương pháp BIA đã được nghiên cứu trong vòng hơn 10 năm, kết quả của BIAcho thấy tương quan tốt với kết quả của MRI50,51. Công thức tiên đốn đã được chuẩnhóa và các giá trị tham chiếu đã được xác lập cho người trưởng thành nam và nữ da trắng,kể cả ở người cao tuổi. Vì vậy, BIA có thể là một sự thay thế tốt cho DXA. Trong mộtnghiên cứu đánh giá khối lượng cơ ở người cao tuổi so sánh hai phương pháp BIA vàDXA cho kết quả với hơn 83% được phân loại chính xác khối lượng cơ bình thường hoặcgiảm khi so sánh với DXA52. Nghiên cứu tại Đài Loan so sánh hai phương pháp BIA vàDXA khi đo thành phần cơ thể ở bệnh nhân cao tuổi ở bệnh viện lão khoa cho kết quảhệ số tương quan giữa mơ hình BIA và DXA đối với khối lượng cơ và khối lượng mỡlần lượt là 0,977 và 0,97852.</small>

<small>Baumgartner và cộng sự đã cộng khối cơ ở tứ chi được đo bằng phương pháp hấpphụ năng lượng tia X kép, ông đã đặt tên cho con số này là khối lượng cơ ngoại biên[appendicular skeletal muscle mass index (ASM)]. Đồng thời ông cũng đã định nghĩachỉ số khối cơ [skeletal mass index (SMI)] được tính bằng cơng thức ASM/chiều cao²(đơn vị kg/m²). Người có chỉ số khối cơ dưới 2 độ lệch chuẩn so với chỉ số khối cơ trungbình của người trẻ cùng giới tính thì được xem là có thiếu cơ. Đa số các nghiên cứu hiệnnay của châu Á sử dụng điểm cắt xác định giảm khối lượng cơ là nhỏ hơn 2 độ lệchchuẩn so với khối lượng cơ ở người trẻ châu Á. AWGS khuyến cáo sử dụng điểm cắt lànhỏ hơn 2 độ lệch chuẩn so với khối lượng cơ ở người trẻ hoặc ngũ phân vị cuối cùng.Hơn nữa, AWGS khuyến cáo sử dụng khối lượng cơ xương hiệu chỉnh theo chiều caothay vì hiệu chỉnh theo cân nặng, mức điểm cắt đề nghị là 7,0 kg/m² ở nam và 5,4 kg/m²ở nữ đo bằng DXA và 7,0 kg/m² ở nam và 5,7 kg/m² ở nữ đo bằng BIA9.</small>

1.2.2.3. Cách đo hoạt động chức năng của cơ

<small>Hiện nay có nhiều bài test hoạt động để đo hoạt động chức năng của cơ, bao gồmcó “Bài đánh giá hoạt động chức năng ngắn” [short physical performance battery(SPPB)], tốc độ đi bình thường, test đi bộ 6 phút và test đi lên cầu thang3.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>Tốc độ đi bộ bình thường: Cress và cộng sự đã tìm ra được mối liên quan khơngtuyến tính giữa sức cơ ở chân và tốc độ đi bình thường; điều này có nghĩa là chỉ cần mộtthay đổi nhỏ về khả năng sinh lý của cơ cũng có thể gây ra một ảnh hưởng lớn đến khảnăng hoạt động chức năng ở người cao tuổi có suy yếu53. Từ đó, Guralnik và cộng sự đãthực hiện nghiên cứu và đề nghị sử dụng tốc độ đi bình thường như một chỉ số để dự đốnkhả năng một người bị tàn phế trong tương lai54,55.</small>

<small>Thời gian đứng dậy và đi [The time get–up–and–go (TGUG)]: Test thời gian đứngdậy và đi đo lường thời gian cần thiết để một người thực hiện một loạt các hoạt độngchức năng quan trọng. Bài test TGUG yêu cầu người thực hiện đứng lên từ ghế, đi bộmột khoảng cách ngắn, sau đó xoay lại, đi về phía ghế và ngồi xuống lần nữa. Bài testnày được dùng chủ yếu để đánh giá khả năng thăng bằng khi di chuyển. Chức năng thăngbằng được quan sát và đánh giá theo thang điểm có 5 bậc. Test leo cầu thang [Stair climbpower test (SCPT)]: Leo cầu thang được sử dụng như là một test đánh giá sức cơ chidưới. Kết quả của SCPT có mối tương quan tốt với những kỹ thuật đo lường sức cơ chidưới và hoạt động chức năng chi dưới phức tạp hơn56,57</small><b><small>.</small></b>

<small>Có nhiều bài test để đánh giá hoạt động chức năng của cơ. Trong đó bài test tốc độđi bình thường đã cho thấy có mối liên quan với giảm khả năng di chuyển và tử vong.Test đứng dậy và đi cũng được sử dụng để đo chức năng của cơ. Tuy nhiên bất thườngtest TUG có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như sức khỏe thể chất, sức khỏe vềmặt tinh thần và tâm trạng chứ khơng chỉ riêng một mình tình trạng thiếu cơ. Vì vậyAWGS khơng khuyến cáo sử dụng test đứng dậy và đi để đo hoạt động chức năng củacơ. Test tốc độ đi bình thường là phương pháp được khuyến cáo55,58.</small>

<small>Hiện nay vẫn còn thiếu các nghiên cứu đồn hệ tìm điểm cắt của suy giảm hoạtđộng chức năng của cơ có liên quan với các kết cục lâm sàng. AWGS đã đưa ra khuyếncáo dựa trên tứ phân vị thấp nhất trong các khảo sát về hoạt động chức năng của cơ ởchâu Á, điểm cắt là 1 m/s cho cả nam và nữ9.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

1.2.2.4. Đo sức cơ

<small>Có khá ít cơng cụ đo sức cơ đã được chuẩn hóa. Mặc dù sức cơ chi dưới có mốiliên quan với tốc độ đi bộ và hoạt động chức năng mạnh hơn so với sức cơ chi trên, tuynhiên các nghiên cứu cho thấy Cơ lực tay được sử dụng rộng rãi hơn và tương quan tốthơn với các kết cục lâm sàng. Có những yếu tố không liên quan tới cơ như khả năngnhận thức của bệnh nhân có thể làm ảnh hưởng đến tính chính xác của bài đo sức cơ7,9.</small>

• Cơ lực tay

Cơ lực tay đẳng trường tương quan mạnh với sức cơ chi dưới, sức duỗi đầu gốivà diện tích phần cơ của thiết diện cắt ngang cẳng chân. Cơ lực tay thấp là yếu tố dựđoán kết cục lâm sàng xấu xảy ra tốt hơn so với khối lượng cơ. Trong thực hành lâmsàng, người ta còn thấy mối tương quan tuyến tính giữa Cơ lực tay và tỷ lệ suy giảmhoạt động chức năng hằng ngày (ADL). Sức cơ đo ở những vị trí khác nhau trên cơthể đều có mối tương quan với nhau, vì vậy để cho tiện lợi, chúng ta có thể sử dụngbài test Cơ lực tay và thực hiện trong những điều kiện cũng như dụng cụ đã đượcchuẩn hóa, kết hợp với các giá trị tham khảo đã được nghiên cứu. Chỉ số này sẽ trởthành chỉ số đáng tin cậy thay cho những phương pháp đo sức cơ ở chi trên cũng nhưchi dưới phức tạp hơn<small>3</small>.

• Lực gập hoặc duỗi đầu gối

Khả năng tạo ra lực của cơ chân có thể được đo theo nhiều cách khác nhau.Lực duỗi chân có thể được đo bằng vịng đeo chân. Sức cơ có thể được đo theophương pháp đẳng trường hoặc đẳng lực, tuy nhiên phương pháp đo đẳng lực phảnánh chính xác hơn hoạt động chức năng của cơ trong đời sống hằng ngày. Phươngpháp đo đẳng trường đo lực co cơ lớn nhất mà bệnh nhân có thể thực hiện đượcbằng những công cụ khá đơn giản. Thường thì lực sẽ được đo tại vị trí mắt cá chân,bệnh nhân sẽ ngồi tư thế lưng thẳng, gối gấp 90 độ và không để đụng mặt sàn.Hiện nay các dụng cụ hiện đại có thể đo được cả sức co cơ đẳng trường và đẳnglực. Một số dụng cụ có thể đo đạc tốt trên dân số người cao tuổi. Đã có một vài

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

nghiên cứu cho cơ sở dữ liệu về lực gập duỗi đầu gối ở người cao tuổi, tuy nhiêncác nghiên cứu còn tập trung tại một số nước và một vài chủng tộc, thiếu các sốliệu trên các chủng tộc khác. Bất lợi lớn nhất của các dụng cụ đo sức cơ chân làcác dụng cụ này sử dụng khá phức tạp và khó trang bị đã làm hạn chế việc sử dụngcác dụng cụ này trên lâm sàng<sup>11</sup>.

Wu và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đo lực nắm tay ở người ĐàiLoan và đã phát hiện ra rằng mức trung bình ở người châu Á thấp hơn đáng kể sovới người châu Âu (nam 25%, nữ 27%). Một số bài nghiên cứu được xuất bản ởĐài Loan sử dụng điểm cắt theo châu Âu, tuy nhiên một số nghiên cứu không xuấtbản được thực hiện ở Nhật Bản và Trung Quốc thì sử dụng điểm cắt thấp hơn sovới châu Âu là 25 kg cho nam giới và 18 hoặc 16 kg cho nữ giới đối với bài test đolực nắm tay. Ở Thái Lan, điểm cắt cho cơ tứ đầu đùi là 18 kg cho nam và 16 kg chonữ, với điểm cắt này thì các tác giả đã thấy được nó có khả năng tiên đoán sự giảmvận động. Tuy nhiên hiện nay vẫn thiếu các nghiên cứu đoàn hệ xác định điểm cắtdựa trên các kết cục lâm sàng, nên AWGS đã đề nghị sử dụng điểm cắt là thấp hơnbách phân vị thứ 2 trong dân số đang nghiên cứu. Con số cụ thể là <26 kg đối vớinam và <18kg đối với nữ cho bài test đo lực nắm tay<small>9</small>.

1.2.2.5. Chẩn đoán thiếu cơ

Năm 2010, Hiệp hội thiếu cơ châu Âu ở người cao tuổi (EWGSOP) đã đềxuất một định nghĩa lâm sàng và chiến lược chẩn đoán thiếu cơ, định nghĩa này đãtrở thành tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới trong nghiên cứucũng như thực hành lâm sàng. Định nghĩa của EWGSOP yêu cầu đo khối lượngcơ bắp, sức mạnh cơ bắp và hiệu suất vật lý để chẩn đoán thiếu cơ, tương thíchvới kiến thức hiện tại về thiếu cơ<small>40</small>.

Sự gia tăng dân số người cao tuổi trên thế giới tiếp tục tăng cường tầm quantrọng của chẩn đoán lâm sàng thiếu cơ, điều này đặc biệt quan trọng hơn ở châu Á

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

vì sự chuyển đổi nhanh chóng về nhân khẩu học ở lục địa đông dân cư này. ChâuÁ là một lục địa rộng lớn và đông dân cư với một loạt các sắc tộc, văn hóa, xã hội,nguồn gốc tôn giáo và lối sống khác nhau. Do sự già hóa dân số nhanh chóng vàquy mơ dân số lớn, tác động của thiếu cơ ở châu Á có thể mạnh hơn ở các châu lụckhác. Tuy nhiên, tình trạng già hóa dân số và trình độ phát triển kinh tế ở các nướcchâu Á có sự khác biệt rất lớn so với phần còn lại của thế giới. Do đó, phát triểnmột sự đồng thuận cho chẩn đoán thiếu cơ và các phương pháp chẩn đoán lâm sàngdựa trên những bằng chứng, số liệu có sẵn là rất quan trọng cho sự phát triển nghiêncứu về thiếu cơ trong tương lai. Hiệp hội thiếu cơ châu Á (AWGS - Asian WorkingGroup for Sarcopenia) đã thực hiện nhiều nghiên cứu và thu thập các dữ liệu đángtin cậy về nghiên cứu thiếu cơ ở các nước châu Á nhằm thúc đẩy thiết lập một sựđồng thuận cho chẩn đoán thiếu cơ<small>59</small>.

Năm 2019, AWGS đề xuất sử dụng các phương pháp tương tự của EWGSOPđể chẩn đoán thiếu cơ ở người châu Á. AWGS khuyến cáo nên đo cả sức mạnh cơbắp (cơ lực tay) và hiệu suất vật lý cơ bắp (tốc độ đi bộ bình thường) như là mộtbước chẩn đoán lâm sàng sàng lọc. Mặc dù các phương pháp chẩn đoán cận lâmsàng được khuyến cáo để đo lường khối lượng cơ, sức mạnh cơ bắp và hiệu suấtvật lý của AWGS tương tự như định nghĩa của EWGSOP, tuy nhiên giá trị ngưỡngcủa các số đo này trong quần thể châu Á có thể khác với số liệu ở người da trắngvì sự khác biệt về sắc tộc, kích thước cơ thể, lối sống và nền văn hóa<sup>9</sup>.

AWGS 2019 khuyến nghị xác định sớm những người cao tuổi có nguy cơmắc thiếu cơ, để có thể can thiệp kịp thời. Đối với những người có tình trạng lâmsàng cấp tính hoặc bệnh nền khơng được kiểm sốt tốt có thể dẫn đến thiểu cơ,AWGS khuyến nghị các biện pháp can thiệp thích hợp để ngăn tình trạng thiếu cơphát triển nặng hơn, đồng thời với việc điều trị ổn định các bệnh đi kèm. AWGS2019 kết luận những thay đổi liên quan đến tuổi trong các khía cạnh khác nhaucủa thành phần cơ thể trong đó có thiếu cơ gây những kết cục lâm sàng khác nhau

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

ở người cao tuổi, các tình trạng bệnh kèm theo như béo phì, lỗng xương, hoặc rốiloạn chuyển hóa có thể gây ra tác dụng hiệp đồng làm nặng thêm những biến cốkhông mong muốn ở người cao tuổi<small>9</small>.

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định thiếu cơ

<small>Hiệp hội Sarcopenia châu Á(AWGS - 2019)</small>

<small>* Tiêu chuẩn 1: Khối lượng cơ (ASM/ chiều cao</small><sup>2</sup><small>) giảm:- DXA: nam < 7,0 kg/m</small><sup>2</sup><small>; nữ < 5,4 kg/m2</small>

<small>* Tiêu chuẩn 1: Khối lượng cơ giảm (ASM/ chiều cao2).- DXA: nam < 7,26 kg/m</small><sup>2</sup><small>; nữ < 5,5 kg/m2</small>

<small>- BIA: nam < 8,87 kg/m2, nữ < 6,42 kg/m2</small>

<small>* Tiêu chuẩn 2: Cơ lực tay: Nam < 30 kg, nữ < 20 kg* Tiêu chuẩn 3: Khả năng thực hiện động tác giảm: tốcđộ đi bộ ≤ 0,8 m/s</small>

<small>Chẩn đoán thiếu cơ khi có tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 2hoặc 3.</small>

<small>Tổ chức các viện nghiên cứuquốc gia về sức khỏe(FNIH)</small>

<small>* Khối lượng cơ giảm: (ASM/BMI).- Nam: < 0,789</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Bảng 1.2. Các kĩ thuật xác định khối lượng, sức mạnh và khả năng thực hiệnđộng tác của cơ sử dụng trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng

<b>hành lâm sàng</b>

Khốilượng cơ

<b>- Chụp cắt lớp vi tính (CT)- Chụp cộng hưởng từ (MRI)- Đo khối lượng cơ mỡ toàn thân</b>

Sức mạnhcơ

<b>- Cơ lực tay- Phản xạ gối- PEF</b>

Cơ lực tay

Khả năngthực hiệnđộng tác

<b>- Khả năng thực hiện các hoạt</b>

</div>

×