Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

nghiên cứu bào chế viên aceclofenac 200 mg phóng thích kéo dài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 133 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>ĐỖ THỊ NGỌC THÚY</b>

<b>NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN</b>

<b>ACECLOFENAC 200 MG PHĨNG THÍCH KÉO DÀI</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>ĐỖ THỊ NGỌC THÚY</b>

<b>NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN</b>

<b>ACECLOFENAC 200 MG PHĨNG THÍCH KÉO DÀI</b>

<b>Ngành: Công Nghệ Dược Phẩm & Bào Chế ThuốcMã số: 8720202</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. NGUYỄN THIỆN HẢI</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tơi. Các số liệu, kết quảđược trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bấtkỳ cơng trình nghiên cứu nào.

<i>Tp. HCM, ngày……tháng……năm……..</i>

<b>Tác giả luận văn</b>

Đỗ Thị Ngọc Thúy

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TÓM TẮT</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC – KHĨA 2020 – 2022</b>

<b>Ngành: Cơng nghệ Dược phẩm và Bào chế thuốc Mã số: 8720202NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN ACECLOFENAC 200 MG</b>

<b>PHĨNG THÍCH KÉO DÀIĐỗ Thị Ngọc Thúy</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thiện HảiĐặt vấn đề</b>

Aceclofenac (ACE) là một loại thuốc kháng viêm khơng steroid (NSAID) có đặctính kháng viêm và giảm đau rõ rệt. Aceclofenac có khả năng dung nạp tốt, hiệu quảtrong việc giảm đau và cải thiện hoạt động trong các bệnh cơ xương khớp do viêmhoặc thối hóa như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, chấn thương hoặc viêmsau phẫu thuật, … Do đó, aceclofenac là một sự lựa chọn hữu ích để kiểm sốt cơnđau và chứng viêm trong nhiều tình trạng đau. Tuy nhiên, aceclofenac có thời gianbán thải ngắn (4 – 4,3 giờ), khả năng hòa tan trong nước thấp, sinh khả dụng đườnguống thấp ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu của dược chất vào cơ thể dẫn đến tác dụngcủa thuốc bị giảm, cần sử dụng thuốc nhiều lần trong ngày, … Dạng phóng thíchkéo dài (PTKD) chứa aceclofenac giúp khắc phục các nhược điểm này. Mục tiêucủa đề tài là bào chế viên aceclofenac 200 mg PTKD có độ giải phóng hoạt chất(GPHC) tương đương thuốc đối chiếu Zerodol-CR<small>®</small> 200 mg.

<b>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>Đối tượng: Viên Zerodol-CR</b></i><small>®</small> 200 mg (Ipca Laboratories Ltd., Ấn Độ), viênnghiên cứu ACE 200 mg PTKD.

<i><b>Phương pháp nghiên cứu</b></i>

Xây dựng công thức và quy trình bào chế viên nén aceclofenac 200 mg PTKDcấu trúc khung xốp có độ GPHC tương đương viên đối chiếu. Xây dựng dự thảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

tiêu chuẩn cơ sở cho viên nghiên cứu, nâng cấp cỡ lô 10.000 viên, đánh giá chấtlượng theo tiêu chuẩn xây dựng kết hợp đánh giá tương đương hòa tan ở các môitrường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8 và khảo sát động học phóng thích so với viên đốichiếu. Sơ bộ đánh giá độ ổn định của chế phẩm. Hàm lượng ACE trong các thửnghiệm độ GPHC và trong chế phẩm được định lượng bằng phương pháp UV-Visvà phương pháp HPLC.

<b>Kết quả</b>

Viên nén ACE 200 mg PTKD được bào chế thành công ở quy mô 10.000 viênbằng phương pháp xát hạt ướt với tá dược tạo khung matrix là Eudragit RS PO ở tỉlệ 10 %. Viên đạt tiêu chuẩn cơ sở đã xây dựng với độ GPHC ở ba thời điểm: 1 giờ,3 giờ và 6 giờ lần lượt là 14,89; 42,01 và 87,84 %; tương đương hòa tan với viênđối chiếu ở ba môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8 với hệ số f<small>2</small> lần lượt là 90,47;76,73; 90,27 và tuân theo động học phóng thích Korsmeyer-Peppas. Viên ổn địnhsau 3 tháng trong hai điều kiện bảo quản: dài hạn (30 ± 2 <small>o</small>C, 75 ± 5 %) và lão hóacấp tốc (40 ± 2 <small>o</small>C, 75 ± 5 %).

<b>Kết luận</b>

Viên nén ACE 200 mg PTKD đã được bào chế thành công với quy mơ cỡ lơ10.000 viên có độ GPHC tương đương viên đối chiếu, có thể nâng lên quy mơ lớnvà có nhiều triển vọng ứng dụng vào thực tiễn.

<i><b>Từ khóa: Aceclofenac, phóng thích kéo dài, sinh khả dụng, động học phóng thích</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>THE ABSTRACTof</b>

<b>Master’s thesis in pharmacy – Academic course: 2020 – 2022</b>

<b>Specialty: Pharmaceutical technology and Pharmaceutics Code: 8720202FORMULATION OF ACECLOFENAC 200 MG EXTENDED-RELEASE</b>

<b>By DO THI NGOC THUY</b>

<b>Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thien HaiIntrodution</b>

Aceclofenac (ACE) is a non-steroidal anti-inflammatory drug (NSAID) withpronounced anti-inflammatory and analgesic properties. ACE is well tolerated,effective in reducing pain and improving performance in inflammatory ordegenerative musculoskeletal diseases such as osteoarthritis, rheumatoid arthritis,post-operative trauma or inflammation, …. Therefore, ACE is a useful choice forpain and inflammation control in many painful conditions. However, ACE has ashort half-life (4 – 4,3 hours), low water solubility, low oral bioavailability, whichaffects the rate of absorption of the drug into the body, leading to a reduced effect ofthe drug & the need to use the drug several times a day, … The extended-releaseform containing ACE helps to overcome these disadvantages. The objective of thestudy was to prepare ACE tablets of 200 mg extended-release with the drug releaseequal to that of the Zerodol-CR<sup>® </sup>200 mg.

<b>Materials and methods</b>

<i><b>Materials: Zerodol-CR</b></i><small>®</small> 200 mg Tablets (Ipca Laboratories Ltd., Idian), ACE200 mg extended-release Tablets.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Retardants were investigated to formulate 200 mg aceclofenac extended-releasematrix tablets which the drug release profile equal to the reference product. Fromwhich, the studied tablets preparation was scaled up to 10,000 units, evaluated therelease kinetics, dissolution profiles in three medium pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8 andcompared to the reference product. Finally, the stability of the product wasprimarily tested. UV-Vis and HPLC method was used to determine ACE indissolution test and products respectively.

The 200 mg ACE extended-release tablets were successfully prepared in batchsize of 10.000 units by wet granulation method using Eudragit RS PO in rate of10 % as a retardant. The products showed the dissolution profile met the in-housestandards with the drug release at three time point: 1 hour, 3 hours and 6 hoursrespectively was 14.89; 42.01 and 87.84 %, and equal to the reference products in 3investigated dissolution media pH 1.2; pH 4.5; pH 6.8 with similarity factor f<small>2</small>respectively was 90.47; 76.73; 90.27 and followed the Korsmeyer-Peppas releasekinetics. The final products were stable after 3 months of two storage conditions:long-term (30 ± 2 <small>o</small>C, 75 ± 5 %) and accelerated aging (40 ± 2 <small>o</small>C, 75 ± 5 %).

The 200 mg ACE extended-release tablets were successfully prepared in thebatch size of 10,000 units with dissolution profile equal to the reference product, theability of scaling up in a large batch size and could apply in practicality.

<i><b>Keyword: Aceclofenac, extended-release, bioavailability, release kinetics</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

1.4. Thử nghiệm độ hòa tan, đánh giá tương đương hòa tan 16

3.1. Xây dựng cơng thức và quy trình bào chế viên nén ACE 200 mg PTKD có

3.2. Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cơ sở cho viên nghiên cứu 573.3. Kết quả nâng cỡ lô 10.000 viên và đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn

xây dựng kết hợp với đánh giá tương đương hòa tan so với viên đối chiếu 79

4.1. Xây dựng cơng thức và quy trình bào chế viên nén ACE 200 mg PTKD có

4.2. Nâng cấp cỡ lô và đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn xây dựng 86

TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

AIC Akaike information criterion

HPMC Hydroxypropyl methylcelluloseICH <sup>International Conference on</sup>

Hội nghị quốc tế về hài hòa các thủtục đăng ký dược phẩm cho người

KLTB Khối lượng trung bình

MCC Microcrystalline cellulose Cellulose vi tinh thể

NSAID Non-steroidal anti-inflamatoy drug Thuốc kháng viêm khơng steroid

PEG Polyethylene glycolPTKD Phóng thích kéo dàiPVA Polyvinyl alcoholPVP Polyvinyl pyrrolidone

RSD Relative Standard Deviation Độ lệch chuẩn tương đối

UV-Vis Ultraviolet-Visible (Quang phổ) tử ngoại-khả kiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG</b>

Bảng 1.1. Cơ chế phóng thích của mơ hình động học Korsmeyer-Peppas 13Bảng 1.2. Tóm tắt các mơ hình động học cho dạng thuốc PTKD 14Bảng 2.1. Các ngun vật liệu, dung mơi hóa chất dùng trong bào chế 18Bảng 2.2. Dung mơi, hóa chất, chất đối chiếu dùng trong thẩm định 19

Bảng 2.4. Điều kiện khảo sát độ GPHC của mẫu đối chiếu 21Bảng 2.5a. Thành phần CT bào chế theo phương pháp xát hạt ướt (F1 – F8) 22Bảng 2.5b. Thành phần CT bào chế theo phương pháp xát hạt ướt (F9 – F16) 23Bảng 2.5c. Thành phần CT bào chế theo phương pháp xát hạt ướt (F17 – F24) 23

Bảng 3.1a. Sự liên quan giữa nồng độ aceclofenac và độ hấp thu 35Bảng 3.1b. Phân tích phương trình hồi quy trong các mơi trường 35Bảng 3.2. Độ tan aceclofenac trong các mơi trường hịa tan ở t<sup>o</sup> 30 <sup>o</sup>C (n = 3) 37Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính chất cơ lý hóa mẫu đối chiếu 38Bảng 3.4. Kết quả GPHC viên đối chiếu trong 3 môi trường pH 1,2; pH 4,5 và

Bảng 3.5. Động học phóng thích viên đối chiếu trong mơi trường pH 6,8 41Bảng 3.6a. Kết quả khảo sát công thức xát hạt ướt (F1 – F8) 42Bảng 3.6b. Kết quả khảo sát công thức xát hạt ướt (F9 – F16) 43Bảng 3.6c. Kết quả khảo sát công thức xát hạt ướt (F17 – F24) 44

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bảng 3.7. Hệ số tương đồng f<small>2</small> của các CT F1 – F24 45Bảng 3.8. Hệ số tương quan các mơ hình động học phóng thích của viên nghiên

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH khác 6,8 lên ĐHT của CT F22 46Bảng 3.10. Hệ số tương đồng f<small>2</small> của CT F22 trong các cặp pH môi trường 47Bảng 3.11. Hệ số tương quan các mơ hình động học phóng thích của CT F22

Bảng 3.12. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tốc độ khuấy lên ĐHT của viên

Bảng 3.13. Hệ số tương quan các mơ hình động học phóng thích của CT F22

Bảng 3.15. Các thơng số quy trình và các chỉ tiêu của bán thành phẩm 52

Bảng 3.17a. Độ phân tán hàm lượng hoạt chất giai đoạn trộn bột khô 53Bảng 3.17b. Độ phân tán hàm lượng hoạt chất giai đoạn trộn hoàn tất 54Bảng 3.18. Các thơng số quy trình và các chỉ tiêu của bán thành phẩm 55Bảng 3.19a. Độ GPHC của viên nghiên cứu sau khi bao phim (lô L1) 56Bảng 3.19b. Độ GPHC của viên nghiên cứu sau khi bao phim (lô L2 – L3) 57

Bảng 3.21. Độ phân tán hàm lượng ACE giai đoạn trộn khô (10.000 viên) 59Bảng 3.22. Độ phân tán hàm lượng ACE giai đoạn trộn hoàn tất (10.000 viên) 59

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Bảng 3.24. Kết quả khảo sát quá trình dập viên 60

Bảng 3.26. Độ hấp thu của dung dịch aceclofenac chuẩn ở nồng độ khác nhau 65Bảng 3.27. Kết quả thẩm định độ đúng của quy trình định lượng aceclofenac 66

Bảng 3.29. Kết quả thẩm định độ chính xác trung gian được thực hiện bởi

Bảng 3.31. Tương quan nồng độ và tín hiệu aceclofenac 70

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ</b>

Hình 1.2. Sơ đồ biểu diễn phóng thích thuốc của hệ thống khung matrix 7Hình 1.3. Sơ đồ mơ tả q trình phân phối thuốc phóng thích có kiểm sốt

dạng khung matrix: (a) khung thân nước, (b) khung sơ nước 8Hình 2.1. Sơ đồ mô tả các giai đoạn bào chế viên nén ACE 200 mg PTKD 24Hình 3.1. Khoảng tuyến tính của aceclofenac trong các mơi trường nước;

Hình 3.3. Độ GPHC của viên đối chiếu trong các mơi trường hịa tan pH 1,2;

Hình 3.4a. Đồ thị biểu diễn độ hịa tan của aceclofenac từ CT F1 – F8 42Hình 3.4b. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của aceclofenac từ CT F9 – F16 43Hình 3.4c. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của aceclofenac từ CT F17 – F24 44Hình 3.5. Độ GPHC của CT F22 trong các mơi trường hịa tan: nước; pH 1,2;

Hình 3.6. Độ GPHC của viên nghiên cứu CT F22 ở các tốc độ khuấy khác nhau 49Hình 3.7. Viên nén aceclofenac 200 mg PTKD trước và sau khi bao phim 62Hình 3.8. Sơ đồ bào chế viên bao phim ACE 200 mg PTKD lơ 10000 viên 63Hình 3.9. Sắc ký đồ thẩm định tính đặc hiệu của quy trình định lượng ACE

bằng UV-Vis: (a) Mẫu placebo; (b) Mẫu trắng; (c) Mẫu chuẩn;

(d) Mẫu thử; (e) Mẫu chồng phổ của các mẫu trên 64

Hình 3.11. Sắc ký đồ mẫu trắng, placebo, mẫu chuẩn, mẫu thử và phổ UV củapic aceclofenac trên sắc ký đồ của mẫu chuẩn, mẫu thử 68Hình 3.12. Đồ thị mối tương quan nồng độ – diện tích pic aceclofenac 70Hình 3.13. Độ GPHC của viên nghiên cứu so với viên đối chiếu trong các

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Viêm là một phản ứng của cơ thể chống lại điều kiện bất lợi biểu hiện qua bốntriệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau. Các cơn đau do viêm tuy ít nguy hiểm nhưnglàm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày. Việc trịđau do viêm luôn là vấn đề cần thiết, đòi hỏi nhà điều trị chọn lựa thuốc tốt, hiệuquả, cắt cơn nhanh và an toàn. Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) cổđiển (indomethacin, diclofenac, ibuprofen, ketoprofen, …) có chung cơ chế ức chếcả COX-1 (cyclooxygennase) và COX-2 gây các tác dụng phụ như gây loét dạ dày,tác động lên chức năng tiểu cầu, các bệnh về thận như protein niệu, hoại tử nhúthận, viêm kẽ thận, hen suyễn, tác động lên thai kỳ. Các thuốc NSAID ức chế chọnlọc COX-2 (nimesulid, flosulid, celecoxib, rofecoxib, etoricoxib) ra đời nhằm khắcphục các tác dụng phụ này tuy nhiên vẫn có những bàn cải về tính an tồn trên hệtim mạch vì các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc các biến cố tim mạch do uống nhómnày tăng lên.<small>1,2</small> Do vậy, các thuốc NSAID cổ điển có tác động thiên về COX-2 ít táchại lên đường dạ dày – ruột và ít có tác dụng bất lợi trên hệ tim mạch thường đượclựa chọn cho điều trị đau do viêm và aceclofenac là một điển hình. Aceclofenacđược xem là dẫn chất mới của diclofenac được sử dụng phổ biến và lâu dài trongđiều trị triệu chứng đau và các bệnh xương khớp do viêm hoặc thối hóa như viêmxương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, chấn thương hoặcviêm sau phẫu thuật, .... Hiệu quả lâm sàng của aceclofenac tương tự như cácNSAID khác nhưng an toàn và đặc biệt là khả năng hấp thu tốt tại dạ dày. Tuynhiên, aceclofenac có thời gian bán thải ngắn (4 – 4,3 giờ), khả năng hòa tan trongnước thấp (khoảng 0,018 g/100 ml), sinh khả dụng đường uống thấp ảnh hưởng đếntốc độ hấp thu của dược chất vào cơ thể dẫn đến tác dụng của thuốc bị giảm, hiệuquả điều trị không ổn định, cần sử dụng thuốc nhiều lần trong ngày.<small>3,4 </small>Dạng thuốcphóng thích kéo dài (PTKD) chứa aceclofenac giúp khắc phục các nhược điểm trênvới sinh khả dụng cải thiện, nâng cao hiệu quả trị liệu. Đây cũng là dạng bào chếđang được các nhà bào chế quan tâm nghiên cứu nhằm cải thiện sinh khả dụng,khắc phục nhược điểm của dạng bào chế qui ước đặc biệt là dạng bào chế viên nén.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Nhiều sản phẩm thuốc PTKD đã ra đời trên thị trường gần đây với những dược chấtthuộc các nhóm trị liệu khác nhau như tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho thấy tiềmnăng to lớn và hiệu quả trị liệu của chúng.

Trên thế giới, có một vài nghiên cứu về viên aceclofenac PTKD cụ thểPriyankaSingh và cộng sự (2021) đã nghiên cứu bào chế viên nén ACE 200 mg PTKD sửdụng tá dược tạo khung Guar Gum tỉ lệ 40 % bằng phương pháp xát hạt ướt, kết quảthu được viên nén có độ GPHC là 99,8 % kéo dài trong 24 giờ, chứng minh rằngGuar Gum có thể là chất mang ưa nước tiềm năng trong nghiên cứu phát triển dạngbào chế PTKD này. Uzair Nagra và cộng sự (2019) đã sử dụng hỗn hợp tá dượcpolyme Carbopol 934P: Kollidon SR (2: 1) để bào chế viên nén ACE 200 mgPTKD, thu được viên nén có độ GPHC trên 98 % kéo dài trong 12 giờ, …<small>5,6 </small>Trong2 nghiên cứu trên, Guargum và Kollidon SR là 2 tá dược cho thấy sự khơng ổn địnhở mơi trường nóng ẩm, làm thay đổi phóng thích, cần có sự cải thiện thêm.

Hiện nay, một số thuốc ngoại nhập trên thị trường có chứa aceclofenac dạngPTKD như Clanza CR 200 mg (Hàn Quốc), Zerodol CR (Ấn Độ), Acenac SR 200mg (Pakistan), … còn hạn chế, đặc biệt ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về

<i><b>dạng này. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu bào chế viên aceclofenac200 mg phóng thích kéo dài” được thực hiện nhằm mục tiêu bào chế viên PTKD có</b></i>

độ giải phóng hoạt chất (GPHC) tương đương với viên đối chiếu (Zerodol<small>®</small> CR 200mg – Ấn Độ) thu thập trên thị trường.

Để giải quyết mục tiêu đề ra, các mục tiêu cụ thể cần thực hiện:

1. Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nén aceclofenac 200 mg PTKD.2. Nâng cỡ lô 10.000 viên, xây dựng quy trình bào chế, đánh giá tính chất viên vàso sánh tương đương hòa tan so với viên đối chiếu.

3. Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cơ sở cho viên nghiên cứu.4. Sơ bộ đánh giá độ ổn định của chế phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Tổng quan về aceclofenac</b>

<b>1.1.1. Công thức phân tử và tính chất lý hóa</b>

<b>Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của aceclofenac</b>

Tên khoa học: 2-[(2,6-dichlorophenyl) amino]-phenyl] acetoxy] acetic acid.Công thức phân tử: C<small>16</small>H<small>13</small>Cl<small>2</small>NO<small>4</small>

Khối lượng phân tử<small>7</small>: 354,2

<b>Tính chất lý hóa</b>

<b>+ Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng.</b>

<b>+ Tan rất ít trong nước khoảng 0,018 g/100 ml, trong ethanol 96 % độ tan khoảng</b>

1,381 g/100 ml, trong chloroform độ tan khoảng 3,365 g/100 ml, trong methanol độtan khoảng 1,063 g/100ml. Điểm chảy 149 – 150 <small>o</small>C.

+ Aceclofenac có tính acid yếu (pKa: 4 – 5), phụ thuộc vào độ pH.<sup>1,8</sup>+ Aceclofenac thuộc BCS nhóm II (độ tan thấp – tính thấm cao).

<b>Định tính</b>

+ Phổ UV-Vis

Dung dịch (dd) thử: Cân khoảng 50 mg chế phẩm vào bình định mức 100 ml, hịatan trong methanol (TT), pha lỗng bằng methanol (TT) vừa đủ 100 ml. Hút chínhxác 2 ml dd trên vào bình định mức 50 ml, pha lỗng đến vạch bằng methanol (TT).Quét phổ hấp phụ tử ngoại của dd ở dải bước sóng từ 220 – 370 nm. Dung dịch chođộ hấp thu cực đại ở bước sóng 275 nm. Đỉnh hấp thu cực đại của aceclofenac nằmtrong khoảng 271 – 281 nm. Độ hấp thu riêng từ 320 – 350 nm.<small>9,10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

+ Phổ hồng ngoại: Đối chiếu phổ IR của mẫu chuẩn và mẫu thử.<small>9</small>

+ Phản ứng hóa học: Hịa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 %.Lấy 1 ml dd thu được cho vào ống nghiệm, thêm 0,2 ml của hỗn hợp, được chuẩnbị trước khi sử dụng, thể tích tương đương của 6 (g/l) kali ferricyanid (TT) và9 (g/l) dung dịch FeCl<small>3</small>.6H<small>2</small>O (TT). Để yên tránh ánh sáng trong 5 phút. Màu xanhxuất hiện và tủa được tạo thành.<small>9</small>

<b>Định lượng</b>

+ Phương pháp chuẩn độ điện thế<small>9</small>

Cân chính xác khoảng 0,300 g chế phẩm cho vào cốc chuẩn độ, hòa tan trong40 ml methanol (TT). Chuẩn độ bằng dd NaOH 0,1 M (CĐ). Xác định điểm kếtthúc bằng phương pháp chuẩn độ điện thế.

<i>1ml dd NaOH 0,1M (CĐ) tương đương 35,42 mg aceclofenac (C<small>16</small>H<small>13</small>Cl<small>2</small>NO<small>4</small>).</i>

+ Phương pháp UV<sup>11</sup>

<i>Dd chuẩn: Cân chính xác 50 mg aceclofenac chuẩn vào bình định mức 50 ml,</i>

hịa tan trong methanol (TT), pha loãng bằng methanol (TT) vừa đủ 50 ml.

<i>Dd thử: Cân khoảng 50 mg chế phẩm cho vào bình định mức 100 ml, hịa tan</i>

trong methanol (TT), pha lỗng bằng methanol vừa đủ 100 ml. Hút chính xác 2 mldd trên cho vào bình định mức 50 ml và pha loãng đến vạch bằng methanol (TT).

Đo độ hấp thu của mẫu chuẩn và mẫu thử ở bước sóng 275 nm, dùng dd đệmphosphat pH 6,8 làm mẫu trắng. Tính tốn kết quả thu được.

+ Phương pháp HPLC<sup>12</sup>

<i>Thuốc thử: Acetonitril (HPLC) (TT).Điều kiện sắc ký:</i>

Cột: Phenomenex Gemini C18 (250 mm x 4,6 mm; 5 𝜇m)Pha động: dung dịch đệm pH 5,0 : acetonitril (60:40)Tốc độ dịng: 1 ml/ phút

Thể tích tiêm: 20 𝜇lDetector: PDA

Bước sóng phát hiện 275 nm. Thu sắc kí đồ của mẫu thử và mẫu chuẩn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>1.1.2. Tác dụng dược lý</b>

Aceclofenac là một loại thuốc giảm đau kháng viêm thuộc dẫn xuất acidphenylacetic cho thấy tác dụng tốt đối với trường hợp đau răng, đau sau phẫu thuậthoặc sinh con, ngoài các bệnh khớp mãn tính như viêm khớp dạng thấp, bệnhxương khớp hoặc viêm cột sống dính khớp. Đặc biệt, aceclofenac có khả năng thâmnhập vào mơ viêm như khớp một cách dễ dàng do đó có tác dụng ngăn chặn sự tạora prostaglandin trong mô viêm. Ngồi ra, aceclofenac có tác dụng yếu trong việcngăn chặn tạo ra prostaglandin bình thường trong niêm mạc dạ dày do đó làm giảmcác vấn đề về dạ dày. Vì vậy, aceclofenac thích hợp để sử dụng lâu dài và ngănngừa sự suy thoái của bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp nhờ cótính chất ức chế việc tạo ra interleukin phá hủy sụn trong khớp để kích thích sự tạora glycosaminoglycan, là một thành phần của sụn khớp.<small>13</small>

<b>1.1.3. Dược động học</b>

<b>Hấp thu: Aceclofenac được hấp thu nhanh chóng và hồn tồn qua đường tiêu</b>

hóa và lưu thơng chủ yếu dưới dạng khơng đổi sau khi uống. Nồng độ đỉnh tronghuyết tương đạt được tương đối nhanh (1,25 – 3 giờ) sau khi uống.<sup>14</sup>

<b>Phân bố: Thuốc phân bố đến dịch khớp có thể đạt tới 60 % nồng độ trong huyết</b>

tương. Thể tích phân bố khoảng 25 L. Khơng có sự tích lũy khi dùng liều thườngxuyên, nồng độ tối đa trong huyết tương (C<small>max</small>) và thời gian đạt nồng độ đỉnh tronghuyết tương (t<small>max</small>) sau khi dùng một lần và nhiều lần trong ngày tương tự nhau.Aceclofenac liên kết cao với protein trong huyết tương (> 99 %).<sup>14</sup>

<b>Chuyển hóa: Aceclofenac là một loại thuốc tiền chất được hấp thu vào cơ thể và</b>

sau đó được chuyển hóa chủ yếu thành 4’-hydroxyaceclofenac, chất chuyển hóachính được phát hiện trong huyết tương. Các chất chuyển hóa phụ khác bao gồmdiclofenac, 5-hydroxyaceclofenac, 5-hydroxydiclofenac và 4’-hydroxydiclofenac.<small>14</small>

<b>Thải trừ: Aceclofenac thải trừ chính là qua nước tiểu (70 – 80 %). Khoảng 2/3</b>

liều dùng được thải trừ qua nước tiểu (70 – 80 %), chủ yếu dưới dạng glucuronidhóa và các chất chuyển hóa của aceclofenac. Thời gian bán thải là 4 giờ.<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>1.1.4. Chỉ định – Chống chỉ định</b>

<b>Chỉ định: Giảm đau và kháng viêm: đau răng, chấn thương, đau lưng, viêm</b>

xương, khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cứng khớp đốt sống, …<small>15</small>

<b>Chống chỉ định: Hen suyễn. Loét đường tiêu hóa tiến triển. Có tiền sử quá mẫn</b>

với aceclofenac.<sup>15</sup>

<b>1.1.5. Liều dùng – Cách dùng</b>

<b>Liều dùng: 200 mg mỗi ngày, uống 1 lần (mỗi 24 giờ). Liều dùng và số lần dùng</b>

có thể thay đổi theo hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ.

<b>Cách dùng: Nên dùng sau bữa ăn để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày ruột.</b><small>15</small>

<b>1.1.6. Tương tác thuốc – Phản ứng phụ</b>

<b>Tương tác thuốc: Giám sát kỹ người bệnh khi phối hợp lithium, digoxin, thuốc</b>

uống trị tiểu đường, thuốc kháng đông máu, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau khác.

<b>Phản ứng phụ: Rối loạn tiêu hóa, phát ban, mày đay, đau đầu, chóng mặt, buồn</b>

ngủ, các triệu chứng của chứng đái dầm.<small>15</small>

<b>1.2. Thuốc phóng thích kéo dài dạng khung xốp</b>

<b>1.2.1. Khái niệm về thuốc phóng thích kéo dài (PTKD)</b>

Thuốc phóng thích kéo dài (PTKD) là dạng thuốc có khả năng phóng thích dượcchất một cách liên tục hoặc gián đoạn theo thời gian để duy trì nồng độ dược chấttrong phạm vi điều trị ở khoảng thời gian dài, nhằm giảm bớt số lần dùng thuốc,nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt tác dụng không mong muốn.

Thuốc PTKD thường được áp dụng đối với hoạt chất có thời gian bán thải ngắn.Có nhiều cách kiểm sốt sự GPHC trong bào chế như sử dụng tá dược polyme (loạikhông tan để tạo cơ chế khuếch tán, loại polyme có độ tan khác nhau để hịa tan ởthời điểm khác nhau, …), dùng chất tạo phức (nhựa trao đổi ion), dùng kiểu thiết kếđặc biệt (ví dụ: viên bơm thẩm thấu) để tạo cơ chế phóng thích hoạt chất.<small>16,17</small>

<b>Ưu nhược điểm của dạng thuốc PTKD</b>

Dạng thuốc PTKD tạo thuận lợi, tránh phiền phức cho bệnh nhân do giảm số lầndùng thuốc. Hiệu quả trị liệu được nâng cao do dạng thuốc PTKD cho phép duy trìnồng độ thuốc hằng định trong máu ngay cả lúc ngủ, điều này cho phép kiểm sốt

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

tình trạng bệnh tốt hơn. Bên cạnh đó, dạng thuốc này cịn giúp giảm thiểu hoặc loạibỏ tác dụng phụ, độc tính của thuốc do khắc phục được tình trạng dao động nồng độtrong huyết tương hoặc duy trì được nồng độ tối thiểu cần thiết, giúp nâng cao sinhkhả dụng của một số dược chất do cách điều chế và cấu trúc đặc biệt có thể bảo vệdược chất tránh được tác động của môi trường. Đặc biệt, kinh tế hơn do tiết kiệmđược dược chất trong một đợt điều trị, giảm thiểu thời gian điều trị, ... Để điều chếdạng thuốc PTKD, dược chất cần có các tính chất thích hợp cho việc thiết kế và sửdụng dưới hình thức phóng thích và có tác dụng kéo dài. Bên cạnh đó, trình độ cơngnghệ và trang thiết bị hiện đại u cầu phải phù hợp đảm bảo sự thiết kế chính xác,tốc độ phóng thích dược chất ổn định, đồng đều giữa các lô theo đúng hoạch định.Nếu xảy ra sai sót về kĩ thuật hoặc khơng sử dụng đúng cách thì thuốc sẽ giải phóngồ ạt dẫn đến sự q liều đối với bệnh nhân.<small>17</small>

<b>1.2.2. Thuốc phóng thích kéo dài dạng khung xốp</b>

Thuốc PTKD cấu trúc khung xốp (matrix) là hệ thống phân phối thuốc có kiểmsốt, phóng thích thuốc liên tục bởi cơ chế kiểm soát sự hịa tan, kiểm sốt sựkhuếch tán hoặc cả hai trong đó dược chất được phân tán trong khung thân nước cókhả năng trương nở, hoặc trong một khung không tan trong nước cấu tạo từ tá dượckỵ nước nhằm kiểm sốt việc phóng thích các dược chất có độ tan khác nhau.<small>18</small>

So với các cấu trúc PTKD khác (áp suất thẩm thấu, bể chứa, màng bao, …), dạngkhung xốp có nhiều ưu điểm như dễ bào chế, nâng lô với các thiết bị bào chế thôngthường. Sự phóng thích hoạt chất thường tn theo phương trình Higuchi, gần vớiđộng học phóng thích bậc 1 và khó đạt bậc 0.

<b>Hình 1.2. Sơ đồ biểu diễn phóng thích thuốc của hệ thống khung matrix<small>19</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>1.2.3. Cấu trúc và cơ chế phóng thích</b>

Dựa vào thành phần tạo khung kiểm sốt phóng thích, có thể phân thành hai loạicấu trúc khung xốp với đặc điểm phóng thích dược chất khác nhau.

<i><b>Khung thân nước</b></i>

Các tiểu phân dược chất được phân tán hoặc hòa tan trong khung polyme tantrong nước, dược chất sẽ được giải phóng khi khung được hydrat hóa, trương nở(gel hóa) và hịa tan. Dược chất hịa tan trong nước có thể được kiểm sốt bởi sự kếthợp cơ chế khuếch tán và cơ chế ăn mòn. Trong khi đó, ăn mịn là cơ chế kiểm sốtưu tiên đối với các dược chất khơng hịa tan trong nước. Để kiểm soát quá trìnhphóng thích dược chất thì sự hydrat hóa polyme và sự hình thành lớp gel bề mặtphải nhanh chóng và đồng nhất.

<i><b>Khung sơ nước</b></i>

Khung trơ (polyme, sáp) thường không tan trong dịch tiêu hóa chứa dược chấtphân tán trong khung. Các khung này có thể được bài tiết ngun vẹn sau khi dượcchất phóng thích hồn tồn. Q trình phóng thích xảy ra do sự thấm dịch lỏng quacác kênh, lỗ khung hoặc qua các kênh được hình thành bởi tá dược tạo kênh, tádược thấm ướt, dẫn đến hòa tan dược chất và khuếch tán ra ngồi. Khung xốpkhơng tan ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn và các yếu tố tại môi trường ống tiêu hóa.<small>18,20</small>

<b>Hình 1.3. Sơ đồ mơ tả q trình phân phối thuốc phóng thích có kiểm sốtdạng khung matrix: (a) khung thân nước, (b) khung sơ nước<small>21</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>1.2.4. Phương pháp bào chế viên nén PTKD có cấu trúc khung xốp</b>

Hệ thống khung xốp là lựa chọn đơn giản, hiệu quả và kinh tế cho việc phát triểncác dạng bào chế PTKD. Đa phần cấu trúc khung xốp được ứng dụng cho dạng viênnén. Quá trình sản xuất cũng gồm các công đoạn trộn, tạo hạt, dập viên và bao viêntương tự trong sản xuất viên nén quy ước và không yêu cầu thiết bị chuyên dụng.

<i><b>Với khung thân nước: Có thể áp dụng phương pháp xát hạt (ướt, khô) và dập</b></i>

thẳng để bào chế viên PTKD dạng khung xốp. Các phương pháp khác như xáthạt/đùn nóng chảy, tạo hạt xốp cũng được áp dụng. Dựa vào các tiêu chí quan trọngnhư bản chất, lưu tính và tính chịu nén của nguyên liệu, dược chất để lựa chọnphương pháp phù hợp. Với xát hạt ướt, có thể sử dụng hỗn hợp cồn – nước thay vìnước để hạn chế sự hydrat hóa ngay bề mặt polyme, giúp dịch thấm nhanh và tốthơn, hạt tạo thành đồng nhất, tránh đóng khối và ít mài mòn hơn.

<i><b>Với khung sơ nước: Xát hạt ướt và dập thẳng là những phương pháp phù hợp áp</b></i>

dụng cho cấu trúc khung xốp này. Bên cạnh đó, phương pháp ép đùn nóng chảythường được áp dụng trong thiết kế khung. Tỉ lệ GPHC khỏi khung có thể thay đổibằng cách thay đổi độ xốp của khung, độ xốp tăng giúp quá trình GPHC nhanh hơn.Thành phần và tỉ lệ tá dược tạo kênh có thể làm thay đổi độ xốp. Lực nén cao trongquá trình dập viên có thể dẫn đến giảm độ xốp và giải phóng chậm hơn.<small>18,20</small>

<b>1.2.5. Một số tá dược tạo khung xốp cho viên nén PTKD1.2.5.1. Nhóm tá dược thân nước</b>

Là các polyme thân nước, kiểm soát GPHC bằng trương nở, tạo gel, ăn mịn dần.

<b>Nhóm HPMC (Hydroxypropyl methylcellulose)</b>

Bột khơng mùi, không vị, màu trắng đến hơi trắng, dạng sợi hoặc dạng hạt, chảytự do. HPMC là dẫn chất tổng hợp của cellulose dựa trên sự biến đổi của cellulosekiềm được tạo ra khi bột gỗ tinh khiết được xử lí bằng dung dịch NaOH 18 %, mộtdẫn xuất khơng ion ete cellulose hòa tan, ổn định trong phạm vi pH 3,0 – 11.

Ngồi các đặc tính liên kết, HPMC được sử dụng rộng rãi kiểm soát sự GPHC.HPMC là một polyme bán tổng hợp, lựa chọn hàng đầu cho việc xây dựng hệ thốngnền ưa nước bởi khả năng cung cấp một cơ chế mạnh mẽ để GPHC có kiểm soát và

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

lựa chọn cấp độ nhớt. Bản chất không ion của HPMC giảm thiểu các vấn đề tươngtác khi sử dụng trong các hệ thống acid, base hoặc điện phân và cung cấp các cấuhình giải phóng có thể tái tạo. Đặc biệt, sử dụng HPMC có thể giúp giảm chi phísản xuất cũng như không bị ảnh hưởng bởi pH của môi trường. Các loại HPMCthường sử dụng để xây dựng các CT PTKD là K4M và K100M do độbền kéo cao.Trong các polyme thân nước, tốc độ trương nở quyết định sự hiện diện của các mặttrước khác nhau của chất nền và khi chuyển động các mặt trước này được đồng bộthì tốc độ giải phóng thuốc là không đổi. HPMC là hỗn hợp của ete alkylhydroxyalkyl cellulose có chứa các nhóm metoxy và hydroxypropyl. Tốc độ hydrathóa của HPMC phụ thuộc vào bản chất của nhóm thế tạo thành polyme.<sup>22-24</sup>

<b>Nhóm Carbomer</b>

<i>Tên thương mại Carbopol (còn được gọi là Carboxy polymethylen), là một loại</i>

bột có tính hút ẩm, màu trắng, có tính acid, có mùi đặc trưng. Carbomer là cácpolyme tổng hợp có trọng lượng phân tử cao của acid acrylic được liên kết chéo vớiete allyl của saccaroza hoặc ete allyl pentaerythritol. Chúng chứa từ 52 % đến 68 %nhóm acid carboxylic (-COOH) được tính theo dạng khơ. Carbomer được sử dụngtrong các công thức dược phẩm dạng lỏng hoặc bán rắn làm chất điều chỉnh sựchảy. Carbomer có lượng dư ethyl acetat thấp chẳng hạn như Carbopol 971P hoặcCarbopol 974P có thể được sử dụng trong các sản phẩm uống, hỗn dịch, viên nang,viên nén hoặc làm chất kết dính.

Các loại Carbomer liên kết ngang thấp (độ nhớt thấp) thường hiệu quả hơn trongviệc kiểm soát sự GPHC so với các loại Carbomer liên kết ngang cao (độ nhớt caohơn). Trong quy trình tạo hạt ướt, nước, dung mơi hoặc hỗn hợp của chúng có thểđược sử dụng làm chất lỏng tạo hạt. Carbomer cũng được nghiên cứu trong điều chếcác hạt PTKD dạng khung xốp, như chất ức chế enzym của proteases ruột ở dạngbào chế chứa peptid, như một chất kết dính sinh học cho miếng dán cổ tử cung.<small>25</small>

Ngoài ra một số tá dược polyme thân nước khác như gôm (Xanthan gum; Guargum), polyethylen oxid (Polyox), … cũng được dùng tạo khung xốp giúp kiểm soátkhả năng GPHC cho viên PTKD.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>1.2.5.2. Nhóm tá dược sơ nước</b>

Bao gồm các polyme sơ nước hoặc sáp. Kiểm sốt q trình GPHC bằng tạo cáckênh trong khung xốp không tan. Dược chất sẽ khuếch tán qua các kênh này.

<b>Nhóm polyme sơ nước</b>

Eudragit là tên thương mại của nhiều loại copolyme dựa trên polymethacrylat,bao gồm các chất đồng trùng hợp anion, cation và trung tính dựa trên acidmethacrylic và este methacrylic/acrylic hoặc các dẫn xuất của chúng. Eudragitkhông thể phân hủy sinh học, không thể hấp thụ, không độc hại. Anion Eudragit Lhòa tan ở pH > 6, được sử dụng cho lớp phủ ruột. Eudragit S hòa tan ở pH > 7 đượcsử dụng cho mục tiêu ở ruột kết. Các polyme này thể hiện khả năng hòa tan trongnước phụ thuộc pH, làm cho chúng trở thành tá dược bao thích hợp cho các hệ

<i>thống phân phối thuốc. Eudragit RL 100 (ammonio methacrylat copolyme, Type A),Eudragit RS 100 (ammonio methacrylat copolyme, Type B) là những polyme không</i>

bị ảnh hưởng bởi pH đường tiêu hóa, tính thấm của eudragit RL 100 cao hơneudragit RS 100, có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các tỉ lệ khác nhau giúpkiểm soát độ GPHC của thuốc, thường được sử dụng trong bào chế viên nén PTKD.Các Eudragit RL/RS 100 có sẵn dưới dạng bột mịn (PO: powder), được sử dụngtrong nhiều ứng dụng bao phim dạng PTKD khác nhau, được chứng minh là đủ linhhoạt để sử dụng như một màng bao phim PTKD cho đa số viên nén.<small>26,27</small>

<i>Nhóm Ethyl cellulose (EC)</i>

Bột khơng vị, chảy tự do, màu trắng đến nâu nhạt, sử dụng rộng rãi trong cáccông thức dược phẩm uống và bôi ngồi da, hịa tan trong dung môi hữu cơ hoặchỗn hợp dung mơi, có thể sử dụng riêng để sản xuất màng phim không tan trongnước. EC có độ nhớt cao có xu hướng tạo ra các màng bền và chắc hơn. Sự giảiphóng thuốc qua các dạng bào chế được bao bọc bởi EC có thể được kiểm sốt bằngcách khuếch tán qua lớp bao. Trong bào chế viên nén, EC cũng có thể được sử dụnglàm tá dược dính, được pha trộn dạng hạt khô hoặc ướt với dung môi như ethanol(95 %), tạo ra viên nén cứng có độ rã thấp mặc dù chúng có thể cho/có khả năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

hịa tan kém. EC là một chất ổn định, hút ẩm nhẹ, bền về mặt hóa học với dung dịchmuối, kiềm loãng và đậm đặc.<sup>25</sup> Ngoài ra một số chất như PVA, sáp (Glycerinbehenat; carnauba) cũng được dùng tạo khung sơ nước cho viên PTKD.

<b>1.2.6. Động học giải phóng hoạt chất</b>

Mơ hình động học GPHC trong các dạng thuốc PTKD là hệ thống các mơ hìnhđược mơ tả bằng toán học cho phép sự đoán lượng thuốc phóng thích ra khỏi dạngbào chế sau một khoảng thời gian nhất định trong cùng điều kiện thử nghiệm.

Mơ hình động học giúp kiểm sốt, duy trì nồng độ trong cơ thể theo mong muốn.Mỗi dạng bào chế PTKD khác nhau sẽ có cơ chế GPHC khác nhau. Việc nghiêncứu động học GPHC nhằm:

• Biết được bản chất của việc GPHC ra khỏi dạng bào chế.

• Đánh giá tương đương khả năng GPHC của viên nghiên cứu với viên đối chiếu.

<i>• Định hướng cho việc đánh giá khả năng hấp thu hoạt chất in vivo.</i>

Một số mô hình động học cho dạng thuốc PTKD<sup>28-31</sup>

<b>Mơ hình động học bậc 0</b>

Động học phóng thích bậc 0 mơ tả q trình phóng thích thuốc từ các hệ thốngphân phối thuốc như hệ thống dạng khung xốp chứa hoạt chất hòa tan thấp, hệthống thẩm thấu qua đường uống, hệ thống thẩm thấu qua da, … trong đó nồng độthuốc trong máu khơng thay đổi trong suốt thời gian vận chuyển thuốc, cách phânphối này đặc biệt quan trọng đối với một số loại thuốc: tim mạch – huyết áp, khángsinh, kiểm soát cơn đau, thuốc chống trầm cảm. Động học bậc 0 được biểu diễn

<b>dưới dạng mô hình W<small>t </small>= K<small>0</small>.t (trong đó: W</b><small>t </small>là lượng thuốc phóng thích vào thờiđiểm t, K<small>0 là hằng số động học bậc 0, t là thời gian).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Mơ hình động học Higuchi</b>

Động học Higuchi mơ tả q trình phóng thích thuốc từ hệ thống dạng khung xốpkhơng hịa tan như là một căn bậc hai của quá trình phụ thuộc vào thời gian dựa trênsự khuếch tán của định luật Fick, biểu diễn dưới dạng mô hình:

(Khuếch tán Case I)0,5 < n < 1,0 0,45 < n < 0,89 0,43 < n < 0,85 Không theo định luật Fick

<i>Khuếch tán Case I: tốc độ vận chuyển hoặc khuếch tán của dung mơi lớn hơn</i>

nhiều so với q trình nới lỏng chuỗi polyme.

Một số quy trình xảy ra được xem xét trong mơ hình này gồm: khuếch tán nướcvào viên, viên trương nở khi nước đi vào, hình thành gel, khuếch tán dược chất và tádược ra khỏi viên thuốc, sự hòa tan của polyme dạng khung xốp, …

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>Mơ hình động học Hixon-Crowell</b>

Động học Hixon-Crowell mơ tả sự phóng thích từ hệ thống có sự thay đổi vềdiện tích bề mặt và đường kính của các hạt hoặc viên nén. Đối với thuốc bột baogồm các hạt có kích thước đồng đều, có thể rút ra một phương trình biểu thị tốc độhịa tan dựa trên căn bậc ba của các hạt. Động học Hixon-Crowell được biểu diễndưới dạng mơ hình:

<b>W<sub>0</sub><sup>1/3</sup>− W<sub>t</sub></b><sup>𝟏/𝟑</sup><b>=K<sub>HC</sub>.t</b>

Trong đó:

• W<small>0</small> là lượng thuốc ban đầu có trong hệ thống• W<small>t</small> là lượng thuốc phóng thích vào thời điểm t• K<small>HC</small> là hằng số động học của Hixon-Crowell• t là thời gian

<b>Bảng 1.2. Tóm tắt các mơ hình động học cho dạng thuốc PTKD<small>32</small></b>

1 Bậc 1 <sup>ln Q</sup><sup>t</sup><sup> = ln Q</sup><sup>0</sup><sup> + K</sup><sup>1</sup><sup>.t (phóng thích tỉ</sup>lệ với lượng thuốc cịn lại)

Hệ thống dạng khungxốp chứa hoạt chất tantrong nước

2 Bậc 0 <sup>W</sup><sup>t</sup><sup> = K</sup><sup>0</sup><sup>.t (không phụ thuộc vào</sup>nồng độ thuốc)

Hệ thống thẩm thấu, hệthống thẩm thấu qua da

3 Higuchi <sup>W</sup><sup>t</sup><sup> = K</sup><sup>H</sup><sup>.t</sup><sup>1/2</sup><sup> (tỉ lệ với căn bậc hai</sup>của thời gian)

Hệ thống dạng khungxốp khuếch tán

4 Hixon-Crowell W<sub>0</sub><sup>1/3</sup>− W<sub>t</sub><sup>1/3</sup>= K<sub>HC</sub>.t <sup>Hệ thống khung cao</sup>phân tử có thể ăn mịn

5 <sup></sup>

Korsmeyer-Peppas <sup>W</sup><sup>t </sup><sup>= K</sup><sup>KP</sup><sup>.t</sup><sup>n</sup>

Hệ thống khung polymecó nhiều hoặc chưa rõ cơchế phóng thích

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>1.3. Một số nghiên cứu về aceclofenac PTKD</b>

Arindam Chatterjee và các cộng sự (2022) tiến hành nghiên cứu phát triển, đánhgiá viên nén ACE 200 mg PTKD dạng khung matrix bằng phương pháp dập thẳngsử dụng hỗn hợp polyme PTKD Eudragit RS 100 (Poly(ethyl acrylat, methylmethacrylat, methacrylic acid) 7:3:1) và Carbopol 934P (Carbomer). Viên nén đãbào chế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu vật lý (độ cứng, bề dày, độ mài mòn,độ ĐĐKL, …), độ hòa tan và độ ổn định. Kết quả quá trình khảo sát các công thứcvới tỉ lệ khác nhau, viên nén ACE dùng hỗn hợp Eudragit RS 100: Carbopol 934P(1:1) đạt được kết quả tốt nhất, độ GPHC của ACE kéo dài trong 12 giờ (> 95 %).Đồng thời, công thức tiềm năng được tiến hành nghiên cứu độ ổn định trong 3 thángở nhiệt độ 40 <small>o</small>C với RH 75 ± 5 % cho thấy khơng có sự thay đổi đáng kể nào vềhàm lượng, thơng số vật lý và độ hịa tan.<small>33</small>

Afsar C. Shaikh và các cộng sự (2011) đã tiến hành nghiên cứu viên nén ACE200 mg PTKD bằng phương pháp tạo hạt ướt sử dụng polyme ưa nước như HPMCK100. Các hỗn hợp tá dược đã được nghiên cứu tiền bào chế. Các viên nén đã được

<i>nghiên cứu hóa lý, giải phóng thuốc in vitro, nghiên cứu về động học và độ ổn định.</i>

Kết quả, về đặc tính hóa lý của ACE đã được tìm thấy trong giới hạn, việc giảiphóng thuốc từ các cơng thức tối ưu hóa được kéo dài trong khoảng thời gian 24giờ, xử lý động học của cơng thức đã chọn cho thấy việc giải phóng thuốc tn theomơ hình bậc 0, các công thức tối ưu hóa đã được nghiên cứu độ ổn định trong 1tháng ở nhiệt độ 45 <small>o</small>C với RH 75 ± 5 % cho thấy khơng có sự thay đổi đáng kể nàovề hàm lượng thuốc, các thơng số hóa lý và cả dạng phóng thích. Kết quả, nghiêncứu đã chỉ ra sự phù hợp của các polyme ưa nước trong việc điều chế viênaceclofenac PTKD dạng khung xốp.<small>34</small>

Srinivas Mutalik và các cộng sự (2008) đã nghiên cứu phát triển aceclofenacPTKD bằng cách sử dụng chitosan và một polyme bao phủ trong ruột(hydroxypropyl methylcellulose phthalat hoặc cellulose acetate phthalat). Sự PTKDtrong 24 giờ đạt được bằng cách bào chế viên nén hai lớp, trong đó lớp phóng thíchtức thời được bào chế để phóng thích thuốc nhanh chóng và lớp PTKD được thiết

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

kế để phóng thích thuốc PTKD. Kết quả, các nghiên cứu tiền bào chế như quangphổ IR và đo nhiệt lượng quét vi sai cho thấy sự khơng có tương tác thuốc – tádược. Các viên nén được tìm thấy trong giới hạn cho phép đối với các thơng số hóalý khác nhau. Sự tương đương tốt trong hồ sơ phóng thích thuốc đã được quan sátthấy khi mơ hình phóng thích thuốc của viên nén chứa chitosan và hydroxypropylmethylcellulose phtalat được so sánh với dạng viên nén trên thị trường. Qua đây,kết quả nghiên cứu đã chứng minh việc áp dụng thành công sự kết hợp của chitosanvà một polyme tan trong ruột để duy trì sự phóng thích aceclofenac lên đến 24 giờ ởcác điều kiện pH khác nhau.<small>35</small>

<b>1.4. Thử nghiệm độ hòa tan, đánh giá tương đương hòa tan1.4.1. Khái niệm về độ hòa tan</b>

Độ hòa tan (ĐHT, độ giải phóng hoạt chất) là tỉ lệ phần trăm dược chất hịa tantrong mơi trường thử so với hàm lượng ghi trên nhãn sau thời gian thử nghiệm trongnhững điều kiện quy định của Dược điển.

ĐHT phụ thuộc vào tính chất lý hóa của hoạt chất, tính chất lý hóa của tá dược,dạng bào chế, kĩ thuật bào chế. Thử nghiệm ĐHT là phương tiện chuẩn để kiểmsoát chất lượng thuốc dạng rắn trong nghiên cứu phát triển cũng như trong sản xuất.Đối với dạng thuốc PTKD, thử nghiệm độ hòa tan là một tiêu chuẩn rất quan trọngđánh giá q trình kiểm sốt sự GPHC.

<b>1.4.2. Đánh giá tương đương hòa tan</b>

Thử nghiệm ĐHT được dùng như thử nghiệm thay thế để thiết lập tương đươngsinh học với một số thuốc rắn dùng uống khi đáp ứng một số điều kiện quy định.

Dạng thuốc rắn phóng thích tức thời được phân thành 3 loại tùy theo tỉ lệ thuốchòa tan ở thời điểm và trong điều kiện thử nghiệm quy định:

• Độ hịa tan rất nhanh: khi độ hòa tan tối thiểu là 85 % trong 15 phút.• Độ hịa tan nhanh: khi độ hòa tan tối thiểu là 85 % trong 30 phút.• Độ hịa tan chậm: khi độ hịa tan ít hơn 85 % trong 30 phút.

Dạng thuốc PTKD: thời điểm thử nghiệm độ GPHC ít nhất vào 3 thời điểm nhằmkiểm sốt liều đầu, liều giải phóng 50 % hoạt chất và liều giải phóng 80 % hoạt chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Thử nghiệm đánh giá tương đương hòa tan được thực hiện ở 3 môi trường cópH 1,2; 4,5 và 6,8 cho cả 2 dạng phóng thích tức thời và PTKD với thuốc thử vàthuốc đối chiếu tiến hành đồng thời trong cùng điều kiện thường quy định như sau:

Môi trường: 500 – 1000 ml dung dịch thử ở 3 điều kiện sau:

+ Dung dịch HCl 0,1 N hoặc môi trường tương tự dịch vị khơng có enzym.+ Dung dịch đệm pH 4,5.

+ Dung dịch đệm pH 6,8 hoặc môi trường tương tự dịch ruột khơng có enzym.Thời điểm và số mẫu được chọn phù hợp và đủ để thiết lập chính xác số liệu độhòa tan theo thời gian. So sánh trung bình của tối thiểu 12 đơn vị và xác định sựtương đương bằng trắc nghiệm f<small>2</small> theo công thức:

𝑓<sub>2</sub> = 50. 𝑙𝑜𝑔 {[1 +<sup>1</sup>

𝑛<sup>. ∑(𝑅</sup><sup>𝑡</sup><sup>− 𝑇</sup><sup>𝑡</sup><sup>)</sup><small>2𝑛</small>

. 100}

Trong đó:

• n là số điểm lấy mẫu

• R<small>t</small> là trung bình phần trăm hoạt chất hịa tan từ thuốc đối chiếu tại thời điểm t• T<small>t</small> là trung bình phần trăm hoạt chất hịa tan từ thuốc thử tại thời điểm t.Tối thiểu 3 điểm lấy mẫu (không bao gồm điểm không).

12 giá trị cho mỗi điểm lấy mẫu của mỗi thuốc.

Độ lệch chuẩn của trung bình của bất kỳ thuốc nào cần phải nhỏ hơn 10 % từ thờiđiểm thứ 2 đến điểm cuối cùng, thời điểm đầu tiên nhỏ hơn 20 %.

Giá trị f<small>2</small><i> ≥ 50, hai thuốc tương tự về độ hòa tan hay tương đương in vitro.</i>

Trường hợp thuốc thử và thuốc đối chiếu có độ hịa tan lớn hơn 85 % tại các thờiđiểm không quá 15 phút (độ hịa tan rất nhanh) ở tất cả các mơi trường, sự so sánhbằng hệ số tương đương f<small>2</small> không cần thiết.

Khi f<small>2</small><i> ≥ 50, hai dạng thuốc tương tự về độ hòa tan hoặc tương đương in vitro.</i><small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

Đối tượng: Viên Aceclofenac 200 mg PTKD (viên nghiên cứu).

Viên đối chiếu: Zerodol<small>®</small> CR 200 mg (Ipca Laboratories Ltd., Ấn Độ).

<b>2.2. Nguyên vật liệu – trang thiết bị</b>

Nguyên vật liệu, trang thiết bị trong nghiên cứu được thể hiện Bảng 2.1-2.3.

<b>Bảng 2.1. Các nguyên vật liệu, dung mơi hóa chất dùng trong bào chế</b>

2 Methocel K15M Premium CR EP Colorcon Limited – Singapore Nhà sản xuất3 Methocel K100M Premium CR EP Colorcon Limited – Singapore Nhà sản xuất

9 Magnesi stearat Faci Asia Pacific – Singapore USP 43

10 Microcrystalline cellulose Mingtai Chemical – Đài Loan EP 9.0 /USP 40

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Bảng 2.2. Dung mơi, hóa chất, chất đối chiếu dùng trong thẩm định</b>

1 Chuẩn aceclofenac (99,8 %) Viện kiểm nghiệm Tp.HCM QT220 030421

<b>Bảng 2.3. Trang thiết bị dùng trong bào chế</b>

3 Máy đo độ cứng PTB-311E/PTB-111E Pharmatest (Đức)

8 Máy quang phổ UV - Vis UV –1280 Shimadzu (Nhật Bản)

14 Máy trộn lập phương Serial N<small>o</small> 6KB205 Erweka (Đức)

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu</b>

<b>2.3.1. Xây dựng công thức và quy trình bào chế viên nén aceclofenac 200 mgPTKD có độ GPHC tương đương viên đối chiếu</b>

<b>2.3.1.1. Xây dựng đường chuẩn của aceclofenac trong các mơi trường hịa tan</b>

Qt phổ UV của mẫu chuẩn và từng tá dược trong khoảng từ 200 – 400 nm, xácđịnh bước sóng hấp thu cực đại (λ<small>max</small>), tại đó độ hấp thu các tá dược khơng đáng kể.

<i>Dd chuẩn gốc (1000 µg/ml): cân chính xác 100 mg aceclofenac vào bình định</i>

mức 100 ml, hịa tan trong methanol (TT) và pha loãng đến vạch bằng methanol.

<i>Dd chuẩn (100 µg/ml): hút chính xác 10 ml vào bình định mức 100 ml, hịa tan</i>

trong mơi trường hịa tan và pha lỗng đến vạch bằng mơi trường hịa tan.

Từ dd chuẩn, tiến hành điều chế thành các dd có nồng độ khác nhau từ 0 – 20µg/ml. Định lượng bằng quang phổ UV-Vis tại bước sóng cực đại.

<b>2.3.1.2. Khảo sát độ tan của aceclofenac</b>

Tiến hành khảo sát độ tan của ACE trong các môi trường: nước; pH 1,2; pH 4,5;pH 6,8; pH 7,4 bằng phương pháp bão hòa.

<i>Cách thực hiện: cho một lượng thừa aceclofenac vào eppendorf chứa sẵn 2 ml</i>

từng loại môi trường khảo sát. Hỗn hợp thu được đem đi vortex trong 5 phút để trộnđều, siêu âm 30 phút. Sau đó, hỗn hợp được đặt vào máy lắc ngang và lắc ở nhiệt độphòng với tốc độ 100 vòng/phút trong 48 giờ. Hỗn hợp được để ổn định trong 30phút trước khi ly tâm 10.000 vòng/phút. Dịch thu được lọc qua màng lọc 0,45 µm,pha lỗng bằng dung dịch thích hợp đến nồng độ mong muốn, định lượng bằngphương pháp UV-Vis với bước sóng cực đại 275 nm. Tính tốn kết quả thu được.

Đánh giá độ tan của ACE nguyên liệu trong các môi trường theo phân loại củaBCS và EP 10.0.

<b>2.3.1.3. Thu thập mẫu đối chiếu, khảo sát tính chất cơ lý hóa làm cơ sở cho việcđiều chế viên nghiên cứu</b>

Thu thập mẫu, khảo sát cảm quan, khối lượng, kích thước, độ cứng, độ GPHC.Do chưa có tiêu chuẩn Dược điển về độ GPHC, tiến hành thực hiện theo điều kiệnkhảo sát được trình bày trong Bảng 2.4.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Bảng 2.4. Điều kiện khảo sát độ GPHC của mẫu đối chiếu</b>

Môi trường 1000 ml các môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8Thiết bị Cánh khuấy – tốc độ 50 – 100 vòng/ phútLấy mẫu Lượng mẫu lấy 5 ml, có bù mơi trườngThời điểm lấy mẫu 0; 0,5; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 8 giờ (theo thực tiễn)

Mẫu được lọc qua màng lọc 0,45 µm, pha loãng (cần thiết), đem định lượng bằngphương pháp UV-Vis.

Khảo sát độ GPHC của mẫu đối chiếu trong các môi trường khác nhau (pH 1,2;pH 4,5; pH 6,8), thiết lập đồ thị biểu diễn độ GPHC của viên đối chiếu để làm cơ sở

<i>cho việc điều chế viên nghiên cứu. Sử dụng chương trình DDSolver version 1.0 để</i>

xác định mơ hình động học phóng thích hoạt chất.<small>36</small> Các mơ hình động học được sửdụng khảo sát là bậc 0, bậc 1, Higuchi, Hixon-crowell, Korsmeyer-Peppas. Việc xácđịnh mơ hình động học phù hợp dựa trên giá trị R<small>2</small> càng lớn càng phù hợp (R<small>2</small> > 0,9)và/hoặc giá trị AIC càng nhỏ càng phù hợp.

Định lượng aceclofenac trong chế phẩm: sử dụng phương pháp UV-Vis tronggiai đoạn khảo sát công thức. Phương pháp HPLC trong giai đoạn đánh giá côngthức được lựa chọn, nâng cỡ lô, độ ổn định.

<b>2.3.1.4. Xây dựng công thức bào chế viên nén aceclofenac 200 mg PTKD có độGPHC tương đương viên đối chiếu</b>

<b>Nghiên cứu sàng lọc polyme để điều chế viên nén aceclofenac 200 mg PTKD</b>

<i><b>có cấu trúc khung xốp: sử dụng các tá dược tạo khung thân nước, thân dầu.</b></i>

<i>Khung xốp thân nước: khảo sát các polyme HPMC (HPMC 75HD100.000,</i>

HPMC K15M CR, HPMC K100M CR, HPMC 90SH 100.000SR), Retalac (50 %lactose monohydrat + 50 % HPMC)

<i>Khung xốp thân dầu: Eudragit RS/RL PO</i>

Các tá dược tạo khung matrix có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với các tỉ lệ thíchhợp nhằm kiểm sốt khả năng GPHC theo u cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Phương pháp bào chế: xát hạt ướt.</b>

+ Tốc độ GPHC được dùng làm thông số để lựa chọn công thức tiềm năng tươngđương viên đối chiếu.

+ Từ cơ sở khoa học đã thăm dò và tham khảo các nghiên cứu, lựa chọn một số tádược để xây dựng CT bào chế cơ bản cho viên nghiên cứu: tá dược tạo khung, tádược độn microcrystalline cellulose (MCC PH101), tá dược dính PVP K30, dungmơi pha tá dược dính ethanol 96 %, tá dược trơn bóng magnesi stearat, …

Thành phần CT hoạt chất với tá dược tạo khung và các tá dược khác được thểhiện ở Bảng 2.5a, Bảng 2.5b và Bảng 2.5c.

<b>Bảng 2.5a. Thành phần CT bào chế theo phương pháp xát hạt ướt (F1 – F8)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Bảng 2.5b. Thành phần CT bào chế theo phương pháp xát hạt ướt (F9 – F16)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Phương pháp bào chế cỡ lô 50 viên cho từng CT</b>

<b>(1) Phương pháp xát hạt ướt: aceclofenac được trộn đều với MCC PH101, tá</b>

dược PTKD khảo sát (trừ magnesi stearat) qua rây 0,5 mm theo nguyên tắc trộnđồng lượng, thu được hỗn hợp 1. Hịa tan tá dược dính PVP K30 trong ethanol thuđược dung dịch dính đồng nhất. Tạo cốm ướt của hỗn hợp 1 với dung dịch dính. Xáthạt qua lưới 2,0 mm. Sấy cốm ướt ở nhiệt độ 50 <small>o</small>C đến độ ẩm dưới 2,0 %. Sửa hạtqua lưới 1,0 mm thu được cốm khô. Cân và rây magnesi stearat (tá dược trơn bóng)qua rây 0,3 mm. Trộn hoàn tất cốm khô với magnesi stearat đã rây. Lắc trộn đềucốm trong túi PE trong 5 phút thu được cốm hoàn tất. Tiến hành dập viên trên máydập viên tâm sai, chày tròn 9 mm mặt khum, khối lượng 300 mg, độ cứng ≥ 80 N.Sơ đồ mô tả các giai đoạn bào chế viên ACE PTKD được thể hiện trong Hình 2.1.

<b>Hình 2.1. Sơ đồ mơ tả các giai đoạn bào chế viên nén ACE 200 mg PTKD</b>

AceclofenacMCC PH101Tá dược PTKD

Viên nén aceclofenac PTKD

<b><small>Dập viênChày Φ 9 mm</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>(2) Khảo sát thuộc tính của cốm và viên cho từng cơng thức</b>

<i>Tính chất cốm</i>

Độ ẩm của cốm sau khi xát hạt được xác định mất khối lượng do làm khô trêncân hồng ngoại. Trải đều lượng cốm cho mỗi lần đo là 2 – 4 g lên đĩa, thời gian 3phút, vận hành cân ở nhiệt độ 105 <sup>o</sup>C. Mẫu cốm đạt về chỉ tiêu độ ẩm khi kết quả đođộ ẩm của mẫu thử phải không lớn hơn 3 %.

Môi trường pH 6,8 được dùng để lựa chọn công thức tiềm năng. Thời điểm lấymẫu ở 0,5 giờ, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ và 8 giờ. Rút 10 ml mẫu, lọcqua màng lọc 0,45 µm, pha lỗng (cần thiết) và tiến hành định lượng bằng máy đoquang phổ UV-Vis.

Đánh giá hệ số tương đồng f<small>2</small> với % ACE phóng thích của các CT viên nghiêncứu so với viên đối chiếu ở mơi trường pH 6,8. Từ đó, chọn ra công thức tiềm năng.

<b>Phương pháp bào chế lô 200 viên cho công thức tiềm năng được chọn lựa</b>

<i><b>+ Phương pháp xát hạt ướt: tiến hành bào chế như mô tả (1) thuộc mục 2.3.1.4.</b></i>

<b>+ Khảo sát các thuộc tính của cốm và viên</b>

<i>Tính chất cốm</i>

+ Độ ẩm của cốm sau khi xát hạt: được thực hiện như mô tả ở trên.

+ Độ chảy của cốm: tiến hành đánh giá qua thơng số tốc độ chảy và góc nghỉ: khốilượng cốm cho mỗi lần đo là 50 g, đường kính phễu chuôi 10 mm. Đánh giá chỉ sốnén, tỉ số Hausner: cân 50 g cốm cho vào ống đong 100 ml.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Bảng 2.6. Bảng đánh giá mức độ chảy của cốm<small>7</small></b>

<b>Góc nghỉ (<small>o</small>) Chỉ số nén Tỉ số Hausner Đánh giá độ chảy của cốm</b>

<i>- Góc nghỉ: được xác định dựa trên chiều cao của hình nón khối bột và đường kính</i>

<b>đáy của khối bột, cơng thức tính góc nghỉ: tan α = 2h/d</b>

+ Cảm quan, độ cứng, bề dày: được thực hiện như mô tả ở trên.

+ Độ mài mòn: lấy ngẫu nhiên và cân khoảng 6,5 g viên nén. Ghi nhận khối lượngban đầu của mẫu thử (m<small>o</small>). Cho viên vào máy đo độ mài mòn (quay 100 vòng), vậnhành trong 4 phút x 25 vòng/phút. Lấy viên ra thổi sạch bụi bám trên bề mặt viên,cân lại viên và tính tỉ lệ khối lượng viên bị mất đi do mài mòn.<sup>37</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>F% = 100 x (m<small>o</small> – m<small>1</small>)/m<small>o</small></b>

Trong đó:

• m<small>o</small> là khối lượng ban đầu của mẫu thử (mg)• m<small>1</small> là khối lượng sau khi bị mài mòn (mg)Yêu cầu: Độ mài mòn < 1 %.

+ Độ đồng đều khối lượng (ĐĐKL): được thực hiện như mô tả ở trên.+ Độ giải phóng hoạt chất: được thực hiện như mơ tả ở trên.

Khảo sát các ảnh hưởng của pH, ảnh hưởng của tốc độ khuấy lên độ hòa tan củaviên nghiên cứu.

<b>Xây dựng quy trình bào chế lơ 1000 viên</b>

Từ kết quả sàng lọc công thức, lựa chọn được công thức tiềm năng để nâng cấpcỡ lô 1000 viên. Tiến hành trên 3 lô và đánh giá độ lặp lại trên công thức tiềm năngđã được chọn. Khảo sát một số thơng số của quy trình như thời gian sấy, thời giantrộn khơ, thời gian trộn hồn tất. Đánh giá các chỉ tiêu trong q trình liên quan đếntính chất cốm (góc nghỉ, tốc độ chảy, chỉ số nén, tỉ số Hausner) và tính chất của viênnén (đồng đều khối lượng, độ cứng, độ mài mòn). Đồng thời tiến hành đánh giá tỉ lệphần trăm phóng thích hoạt chất của viên nghiên cứu.

<i>+ Giai đoạn trộn khô: lấy mẫu ở 6 vị trí gồm 2 ở lớp trên, 2 ở giữa và 2 ở đáy của</i>

khối bột ở các thời điểm 5 phút, 8 phút, 15 phút. Yêu cầu hàm lượng hoạt chất trongcốm: 99 – 101 %. Đánh giá độ phân tán hàm lượng (CV %), yêu cầu RSD < 2 %.

<i>+ Giai đoạn trộn hoàn tất: lấy mẫu ở 6 vị trí gồm 2 ở lớp trên, 3 ở giữa và 1 ở đáy</i>

của khối bột ở thời điểm 1 phút, 3 phút, 5 phút. Yêu cầu hàm lượng hoạt chất trongcốm: 99 – 101 %. Đánh giá độ phân tán hàm lượng (CV %), yêu cầu RSD < 2 %.

Tiến hành bao phim cho viên theo quy trình và công thức bao thường quy vớipolyme là PVA, tá dược hóa dẻo sử dụng là PEG 6000, talc trong công thức làm lớpbao trơn láng, tránh dính viên trong q trình bao phim, titan dioxid tạo màu trắngvà có tính chất cảm quang. Công thức bao phim chống ẩm theo cơng thức sẵn cócủa cơ sở được thể hiện trong Bảng 2.7.

</div>

×