Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận - thương mại quốc tế - đề tài - Phân tích chiến lược CNH Việt Nam chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam đến năm 2015). Nêu ảnh hưởng của cam kết mở cửa tới sự phát triển của khu vực công nghiệp chế biến.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.43 KB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Đề bài: Phân tích chiến lược cơng nghiệp hóa Việt Nam( chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2015). Nêu ảnh hưởng của cam kết mở cửa đến sự phát triểncủa khu vực cơng nghiệp chế biến.</b>

<b>Bố cục:</b>

<b>Dương Thanh Hải (Nhóm Trưởng)</b>

I) Khái niệm Cơng nghiệp hóa hiện đại hóaII) Bối cảnh trong nước và ngồi nước

III) Quan điểm cơng nghiệp hóa của một số quốc giaVI) Các chiến lược CNH của Việt Nam

<b>Nguyễn Thị Hạnh</b>

V)Mục tiêu chiến lược CNH Việt Nam trong 5 năm từ 2011- 2015VI)Kết quả bước đầu thực hiện

<b>Nguyễn Thị Thanh Hải</b>

VII)Tính hai mặt của cơng nghệp hóa

<b>Trần Thị Thái Hà</b>

VIII)Khái qt về lĩnh vực cơng nghiệp chế biến

IX)Các cam kết mở cửa có ảnh hưởng đến cơng nghiệp chế biếnX) Tình hình thực hiện các cam kết mở cửa sau 6 năm gia nhập WTO

<b>Đặng Minh Hải</b>

XI)Ảnh hưởng của cam kết mở cửa tới sự phát triển của ngành công nghiệp chế biếnXII)Thời cơ và thách thức trong giai đoạn 2011-2015

<b>Nguyễn Văn Đức</b>

XIII)Các giải pháp cơ bản để phát triển khu công nghiệp chế biến

<i><b>Thuyết trình: Dương Thanh Hải Đặng Minh Hải</b></i>

<i><b>Chỉnh sửa slide+word : Nguyễn Văn Đức</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>I) Khái niệm</b>

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học côngnghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

<b>II) Bối cảnh trong nước và ngoài nướcTrong nước</b>

-Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hồnthiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói,giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủtrong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữvững.

-Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạomơi trường hịa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triểnchưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tếthấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc.Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huyđộng, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhànước đối với doanh nghiệp nói chung cịn nhiều yếu kém.Các lĩnh vực văn hóa, xã hội cómột số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lốisống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tàinguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đấtđai có mặt chưa phù hợp. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạtầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn nhữngyếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia.

<b>Quốc tế</b>

-Sự phát triển nhảy vọt của khoa học và cơng nghệ

-Tồn cầu hóa và liên kết kinh tế ngày càng sâu rộng, thúc đẩy q trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động

-Khủng hoảng kinh tế kéo dài ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế toàn cầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>III) Quan điểm cơng nghiệp hóa của một số quốc giaTrung quốc</b>

Nội dung tổng quát của Chiến lược này là:

Bước 1:đến năm 1990 thốt nghèo khổ, GDP/người tăng gấp đơi năm 1980

Bước 2:đến năm 2000, xây dựng xã hội no đủ, GDP/người tăng gấp đơi năm 1990

Bước 3:xây dựng xã hội khá giả và trở thành nước phát triển trung bình của thế giới đến năm 2020.

<b>Nhật bản</b>

Nhật Bản luôn nhất quán một tư tưởng chiến lược là: “Chiến lược đi nhờ xe” với phương châm: “Tinh thần Nhật Bản + Kỹ nghệ phương Tây” (tức là học tập và làm chủ bằng được khoa học và công nghệ của phương Tây)

-Chiến lược thay thế nhập khẩu, tập trung phát triển công nghiệp phục vụ

nông nghiệp, giảm phụthuộc vào các mặt hàng công nghiệp nhập khẩu, tạo thêm Công ăn việc làm cho xã hội;

-Chiến lược hướng về xuất khẩu

-Điều chỉnh chính sách và tự do hố. Tạo ra một xã hội công bằng và tăng trưởng.

<b>IV) Các chiến lược cơng nghiệp hóa của Việt Nam</b>

<b>1) Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và Phát triển khoa học-công nghệ tiên tiến</b>

Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong q trình cơng nghiệp hóa của một quốc gia. Nguồn nhân lực mạnh sẽ giúp một quốc gia có thể phát triển nhanh chóng và là lợi thế cạnh tranh hiệu quả nhất đối với các quốc gia khác. Do vậy phải đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn.

<b>Giải pháp</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

-Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho khoa học và cơng nghệ khuyến khích các doanhnghiệp tích cực đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệmới

-Tập trung phát triển các sản phẩm công nghệ cho các lĩnh vực là thế mạnh của quốc gia đểcó thể cạnh tranh trên thị trương thế giới

-Xây dựng đội ngũ các nhà khoa học với trình độ, chất lượng cao và song song với đó phảiphát huy được hiệu quả, vai trò của các tổ chức khoa học cơng nghệ chủ lực

- Hình thành hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ. Thựchiện nghiêm túc các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, tập trung phát triển và khai thác tàisản trí tuệ. Mở rộng và nâng cao hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt chuẩn mực quốc tế.

<b>2)Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quảvà xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại</b>

Nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng nền kinh tế để tránh nguy cơ tụt hậu. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý( giảm tỉ trọng nông nghiệp đồng thời tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân) ; thu hút và sử dụng các nguồnlực một cách hiệu quả; nâng cao sức cạnh tranh dựa vào lợi thế so sánh

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Công nghiệp Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất</b>

lượng và sức cạnh tranh

Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm.. Ưu tiênphát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp côngnghệ cao, công nghiệp cơ khí, cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, côngnghiệp dược... Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phụcvụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi vớiáp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệpsinh học và công nghiệp môi trường.

Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mơlớn và hiệu quả cao; hồn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao

<b>Nông nghiệp Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững</b>

Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn vớinăng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao

Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phùhợp về quy mô và điều kiện của từng vùng.. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và côngnghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học

Phát triển lâm nghiệp bền vững. Quy hoạch và có chính sách phát triển phù hợp các loạirừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với chất lượng được nâng cao.

Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ, gắn vớibảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển.

<b>Dịch vụ Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn</b>

và có sức cạnh tranh

Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và cơng nghệcao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thơng tin, y tế. Hình thànhmột số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm vàcác loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện đại hóa và mởrộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán vàcác dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Phát triển mạnh dịch vụ khoa học và cơng nghệ, giáodục và đào tạo, văn hóa, thơng tin, thể thao và dịch vụ việc làm.

<b>3)Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế- xãhội</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Tập trung rà sốt và hồn chỉnh quyhoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong cả nước

Đa dạng hố hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế,kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng.

Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi, chú trọng xây dựng vàcủng cố hệ thống đê biển, đê sông, các trạm bơm, các cơng trình phịng lũ

Hồn chỉnh hệ thống lưới điện,

Hiện đại hố ngành thơng tin - truyền thơng và hạ tầng công nghệ thông tin. Phát triển hệthống cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh cho đô thị, khu công nghiệp và dân cư nông thôn.Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý nước thải ở các đơ thị.

<b> 4)Xây dựng hệ thống tài chính hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế</b>

Xây dựng các chính sách, cơng cụ tài chính hợp lí và nâng cao tính thanh khoản trên thị trường tiền tê.

Nâng cao vị thế của NHNN, đảm bảo NHNN là ngân hàng trung ương thực sự, thực hiện vai trò trong viêc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ.

Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hiệu quảCân đối ngân sách một cách tích cực, tăng dần dự trữ quốc gia

<b>5)Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước</b>

Hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chínhĐẩy mạnh cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước

<b>6)Đảm bảo an sinh xã hội</b>

Xây dựng hệ thống an sinh xã hội cơ bản toàn diện, đảm bảo cho mọi thành viên trong xãhội có mức sống trung bình, khơng bị rơi vào tình trạng bần cùng hóa, kể cả trong trường hợp rủi ro bất thường. Hạn chế chênh lệch về mức sống và trình độ phát triển giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng đất nước.

<b>7)Tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với pháttriển kinh tế-xã hội.. Các dự án đầu tư xây dựng mới phải bảo đảm yêu cầu về môi trường.Thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện hệthống luật pháp về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý cáchành vi vi phạm. Khắc phục suy thối, bảo vệ mơi trường và cân bằng sinh thái, nâng caochất lượng môi trường. Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạnphá rừng, cháy rừng; tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên. Quản lý, khai thác và sửdụng có hiệu quả tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiênkhác. Hạn chế và tiến tới không xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến. Chú trọng pháttriển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

<i><b>V)Mục tiêu chiến lược CNH Việt Nam trong 5 năm từ 2011- 2015: Các chỉ tiêu kinh tế:</b></i>

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5(2011- 2015) năm tăng khoảng 7%.Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD; cơ cấu GDP: nông nghiệp17%-18%, công nghiệp-xây dựng 41%-42%, dịch vụ 41%-42%.

6,5%-Giảm dần nhập siêu từ năm 2012 và phấn đấu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vàonăm 2015.

Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011-2015 khoảng 33,5%-35% GDP.

Bội chi ngân sách nhà nước đạt dưới 4,5% vào năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính phủ).Giảm tiêu tốn năng lượng tính trên GDP từ 2,5% đến 3%/năm.

Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 30% trong tổng giá trị sản xuất côngnghiệp; tỷ lệ đổi mới công nghệ đạt 13%/năm.

Năng suất lao động xã hội đến năm 2015 tăng 29%-32% so với năm 2010.Tỷ lệ huy động thuế và phí vào ngân sách khơng quá 22%-23% GDP/năm.

Nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ khơng q 50%GDP, dư nợ quốc gia không quá 50% GDP.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5%-7% vào năm 2015.

<i><b> Các chỉ tiêu xã hội:</b></i>

Số lao động được tạo việc làm 5 năm là 8 triệu người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị đến năm 2015 dưới 4%.Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt55% vào năm 2015.

Thu nhập thực tế của dân cư đến năm 2015 gấp 2-2,5 lần so với năm 2010.

Giảm hộ nghèo nhanh và bền vững, tỷ lệ giảm bình quân 2%/năm và giảm bình quân 4%/năm đối với các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn.

Diện tích nhà ở bình qn đến năm 2015 đạt mức 22 m2 sàn/người, trong đó: diện tíchsàn nhà ở bình qn đơ thị đạt mức 26 m2 sàn/người.

Tốc độ phát triển dân số đến năm 2015 khoảng 1%.

Ðến năm 2015 đạt 8 bác sĩ và 23 giường bệnh (khơng tính giường trạm y tế xã) trên 1 vạndân.

<i><b>Các chỉ tiêu môi trường:</b></i>

Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 đạt khoảng 42%-43%.

Ðến năm 2015 tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 85%.

<i><b>VI)Kết quả bước đầu thực hiện:1991-2000:</b></i>

<i><b>Về kinh tế:</b></i>

Sau mấy năm đầu thực hiện Chiến lược đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng hơn gấp đơi (2,07 lần). Tích lũy nộibộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm 2000 đã đạt 27% GDP. Từ tình trạng hàng hố khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, tăng xuất khẩu và có dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệptừ 38,7% giảm xuống 24,3%, công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 36,6%, dịch vụ tăng rừ38,6% lên 39,1%.

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại một bước, thích nghi dần với cơ chế mới, hình thành những tổng cơng ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt. Kinh tế tập thể có bước chuyển đổi và phát triển đa dạng theo phương thức mới. Kinh tế hộ phát huy tác dụng rất quan trọng trong nông nghiệp; kinh tế cá

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh. Cơ chế quản lý và phân phối có nhiều đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nước ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước,gia nhập và có vai trị ngày càng tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, chủ động từng bước hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới. Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp ba nhịp độ tăng GDP. Thu hút được một khối lượng khá lớn vốn từ bên ngoài cùng nhiều công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

<i><b>Về xã hội:</b></i>

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước; bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng. Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 6 lần. Đào tạo nghề được mở rộng. Năng lực nghiên cứu khoa học được tăng cường, ứng dụng nhiều cơng nghệ tiên tiến. Các hoạt động văn hố, thông tin phát triển rộng rãi và nâng cao chất lượng.

Mỗi năm tạo thêm 1,2 - 1,3 triệu việc làm mới. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) từ trên 30% giảm xuống 11%. Người có cơng với nước được quan tâm chăm sóc. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 2,3% giảm xuống 1,4%. Tuổi thọ bình quân từ 65,2 tuổi tăng lên 68,3 tuổi. Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chăm lo sức khoẻ cộng đồng, phịng, chống dịch bệnh có nhiều tiến bộ. Phong trào thể dục rèn luyện sức khoẻ phát triển; thành tích thi đấu thể thao trong nước và quốc tế được nâng lên.

=>Đánh giá tổng quát, phần lớn các mục tiêu chủ yêú đề ra trong Chiến lược kinh tế - xã hội 1991 - 2000 đã được thực hiện. Nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dânđược cải thiện rõ rệt, văn hố xã hội khơng ngừng tiến bộ; thế và lực của đất nước hơn hẳn 10 năm trước, khả năng độc lập tự chủ được nâng lên, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hóa.

<i><b>2001- 2010:Về kinh tế:</b></i>

Thời kỳ 2001 - 2005 Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm là 7,5% và hainăm 2006 - 2007 đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 8%. Các năm 2008 - 2010, do tác động

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế tồn cầu, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5,96% (năm 2009 đạt 5,3% và năm 2010 đạt 6,78%); bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 7%/năm và 10 năm 2001 - 2010 tăng trưởng 7,26%/năm, đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra.

=> Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt trên 101,6 tỉ USD, GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD.

=>Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển; bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình

Vốn đầu tư tồn xã hội tăng cao, bằng khoảng 40,5% GDP; năng lực sản xuất nhiều ngành kinh tế tăng đáng kể.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, một số cân đối lớn của nền kinh tế (ngân sách Nhà nước, cán cân thanh toán tổng thể, nợ quốc gia và dự trữ ngoại tệ,...) cơ bản được bảo đảm.

Kết cấu hạ tầng có bước phát triển quan trọng, nhiều cơng trình mới đã phát huy tác dụng. Tỷ lệ đơ thị hóa tăng từ 24,2% năm 2000 lên trên 30% năm 2010. Diện tích nhà ở tăng từ 8 m2/người lên 12,5 m2/người.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành cơng nghiệp và xây dựngtrong cơ cấu GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41,1% năm 2010; tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,5% xuống còn khoảng 21,6% và tỷ trọng dịch vụ giữ mức 38,3%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 65,1% năm 2000 xuống 57,1% năm 2005 và xuống cịn 48,2% năm 2010.

Đã hồn thành phần lớn mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên Hợp quốc đề ra cho năm 2015. Thu nhập thực tế của người dân năm 2008 so với năm 2000 tăng 2,3 lần; chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc nhóm trung bình cao của thế giới; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 26% năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

2000 cịn khoảng 10% năm 2010. Hằng năm, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho hàng nghìn xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn và hải đảo. Đang triển khai chương trình giảm nghèo cho 62 huyện nghèo nhất cả nước, Ngân hàng chính sách xã hội đã cho khoảng 75% số hộ nghèo vay vốn, chiếm khoảng 15% dân sốđược hỗ trợ tín dụng. Mạng lưới tài chính vi mô cũng đang dần khẳng định là kênh tài chínhquan trọng góp phần đắc lực vào xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân nông thơn. Mơi trường sống được quan tâm và có mặt cải thiện. Chương trình quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu được chủ động triển khai thực hiện.

Cơng tác mơi trường được quan tâm hơn và có những kết quả nhất định. Việc tuyên truyền được chú trọng, nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp xã hội được nâng lên một bước. Hệ thống pháp luật, chính sách về mơi trường từng bước được xây dựng và hồn thiện. Đầu tư cho mơi trường được tăng cường.

<b>VII)TÍNH HAI MẶT CỦA CƠNG NGHIỆP HĨAĐỐI VỚI KINH TẾ</b>

Ngay từ thời xưa, người ta đã nhận ra rằng khơng có cơng nghiệp thì kinh tế khơng giàu lên được.Lê Q Đơn có câu: “ Phi nơng bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Ngày nay, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đang là q trình mang tính tồn cầu.

Thơng qua cơng nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn cho khu vực công nghiệp là khu vực mà năng suất lao động được nâng cao nhanh chóng. Nhờ đó, kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn.

Ở Việt Nam, giai đoạn 1986-1990, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,4%/năm, đây là giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế - xã hội và giải phóng sức sản xuất.

Giai đoạn 1991-1995, nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thối, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,2%, đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

Giai đoạn 1996-2000, là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm.

Giai đoạn 2000-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,2%/năm, GDP theo giá hiện hành đạt 838 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,33%, dù khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, nhưng Việt Nam vẫn thu hút vốn đầu tư nước ngồi cao, GDP bình qn đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD.

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5,89%; giảm sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng năm 2011 có giảm sút, nhưng tổng quan nhờ CNH từ năm 1990 đến 2010, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 7,3%, thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp năm lần.

Và cùng với các chu kỳ đầu tư thiết bị, lưu kho, công nghiệp hóa làm cho chu kỳ kinh tế trở nên rõ nét hơn. Khi công nghiệp với đặc trưng sản xuất quy mơ lớn (sản xuất hàng loạt) phát triển, nó sẽ cần nhiều đầu vào hơn và cần thêm thị trường tiêu thụ, nên cơng nghiệp hóa làm cho thương mại nội địa lẫn thương mại quốc tế phát triển. Trong điều kiện cơng nghiệp hóa, khuyến khích tiêu thụ (kích cầu) chính là một trong những động lực trực tiếp để phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập xã hội. Hơn thế, trên bình diện cá nhân, kích cầu nghĩa là khuyến khích tiêu dùng cho phát triển thể chất cũng như phát triển tinh thần tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất trong điều kiện hiện đại, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách đạo đức. Nhưng cùng với vai trị và ý nghĩa đó, việc khuyến khích tiêu thụ từ chỗ chỉ là một u cầu có tính tất yếu về mặt kinh tế lại dẫn tới sự hình thành lối sống tiêu thụ đặc trưng cho xã hội hiện đại.

Trong các xã hội tiền thị trường, kể cả phương Đông và phương Tây, do sự kém phát triển về kinh tế và công nghệ, thu nhập thấp, nên nhìn chung, con người khơng thể có mức sống cao được. Do vậy, tiết dục và tiết kiệm là yêu cầu phổ biến của lối sống. Trong các xã hội truyền thống, tiết kiệm được coi là đức tính, hoang phí bị coi là thói xấu về mặt đạo đức.Ngược lại, trong xã hội hiện đại, lối sống tiêu thụ đã thay thế cho lối sống tiết kiệm. Lối sống tiêu thụ dựa trên nguyên lý: cái gì mới, hợp mốt là cái có giá trị; cái gì cũ, khơng hợp mốt là khơng cịn giá trị. Dưới tác động của nguyên lý này, người ta đua nhau tiêu dùng, mua sắm, xài sang để khẳng định sự sành điệu. Càng tiêu thụ, con người càng thấy thiếu, càng khát tiêu thụ. Việc khẳng định sự sành điệu qua tiêu thụ trước hết được thực hiện ở những người giàu có, những người có quyền lực, ở giới trẻ. Điều đó dẫn đến sự đối lập giữahọ với tầng lớp nghèo khó của xã hội, nghĩa là dẫn đến tâm lý bất bình ở tầng lớp nghèo khó. Nhưng với tư cách là một đặc trưng của xã hội hiện đại, lối sống tiêu thụ với những độ khác nhau cũng ảnh hưởng tới toàn xã hội, kể cả người nghèo. Khi nhu cầu tiêu dùng, dưới áp lực của lối sống tiêu thụ, vượt quá khả năng kinh tế thì trong khơng ít trường hợp, người ta sẽ vi phạm pháp luật và đạo đức, thực hiện những hành vi tiêu cực, như làm ăn phi pháp, biển thủ công quỹ, trộm cướp,…

Công nghiệp phát triển thu hút nhiều lao động hơn, làm tăng thu nhập cho họ nhưng cũngdễ làm họ mất việc hơn vào những lúc suy thối kinh tế hay xí nghiệp phá sản. Công nghiệpphát triển, các khu công nghiệp mọc lên cần nhều lao động hơn. Tuy nhiên, khoa học- công nghệ phát triển đòi hỏi tay nghề cao cũng lại là một thách thức cho lao động Việt Nam khi nước ta là một nước Nông nghiệp. Điều này lại làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>ĐỐI VỚI XÃ HỘI</b>

Cơng nghiệp hóa nảy sinh những vấn đề của riêng nó. Những áp lực của đời sống hiện đại gồm ơ nhiễm tiếng ồn, khơng khí, nước, dinh dưỡng nghèo nàn, máy móc nguy hiểm, cơng việc cộng đồng, sự cô đơn, vô gia cư và lạm dụng vật chất. Những vấn đề sức khỏe ở các quốc gia công nghiệp gây ra bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa.

Nói đến Cơng nghiệp hóa là nói đến tiến bộ khoa học - công nghệ. Trong điều kiện hiệnnay không thể không kể đến những thành tựu trong lĩnh vực sinh học, sinh học người, yhọc,… Nhân bản vơ tính, biến đổi gien, sinh sản nhân tạo, cấy ghép các cơ quan, các phủtạng người,… mỗi thành tựu như vậy đều mở ra những triển vọng lớn đối với sản xuất vàbảo vệ sức khoẻ con người; nhưng mỗi thành tựu như vậy lại đặt ra những nan giải, nhữngtranh luận về đạo đức. Chính vì vậy mà khi cừu Dolly ra đời bằng nhân bản vơ tính vàonăm 1997 thì nhân loại đón nhận thành tựu này với những tâm trạng khác nhau: vừa mừng,vừa lo. Watson - một trong hai người nhận giải Noben với phát hiện cấu trúc ADN, chorằng, khi được thực hiện ở lồi người thì nhân bản vơ tính sẽ có hậu quả ghê gớm, nếu nhưngười ta theo đuổi mục tiêu tạo ra nòi giống của những nhân vật kiệt xuất. Khi đó lấy gì bảođảm cho quyền sống, phẩm giá của con người và các dân tộc khác nhau trên thế giới.

Cùng với quá trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa sẽ phát triển. Điều này được thể hiện rõ nét nhất ở mức độ gia tăng tỷ lệ dân số đô thị. Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đơ thị (tỷ lệ đơ thị hố vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và đến năm 2012 nước ta đã có hơn 760 đơ thị, tỷ lệ đơ thị hóa đạt trên 31% và dự báo trong 10 năm tới sẽ đạt khoảng 45%.

Sự gia tăng dân số đô thị là kết quả của sự phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ. Sản xuất công nghiệp lôi cuốn lao động nông thôn vào các khu công nghiệp, đô thị; các khu công nghiệp, đô thị được mở rộng hoặc xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu của phát triển sản xuất, của công nghiệp hố. Dân số đơ thị tăng lên q nhanh và thông thường là nhanh hơn khả năng cung ứng những dịch vụ hạ tầng, chẳng hạn giao thông, điện nước, cơ sở giáodục, y tế,… Hơn thế, con người lại bị cách biệt với thiên nhiên và bị dồn nén vào những khu dân cư đông đúc và thường là chật hẹp. Điều đó dẫn đến tình trạng gia tăng áp lực cuộcsống, kích thích bạo lực và các tệ nạn xã hội. Đối với những quốc gia phát triển, q trình đơ thị hố mang tính tự giác hơn, nghĩa là được quy hoạch một cách hợp lý nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa việc đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất với việc đáp ứng các nhu cầu sống ngày càng cao của con người. Điều đó làm giảm bớt đi áp lực cuộc sống. Ngược lại, với những quốc gia chậm phát triển, quá trình gia tăng đơ thị hố thường là mang tính tự phát. Đơ thị hố tự phát là q trình gia tăng và mở rộng đô thị một cách tự phát, thiếu quy hoạch khoa học, là hệ quả của sự gia tăng dân số cơ học và những làn sóng nhập cư ồ ạt, cũng như sự quản lý yếu kém của các cấp chính quyền. Điều đó dẫn tới sự gia tăng tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội.

Q trình đơ thị hố cịn dẫn đến tình trạng xáo trộn cư dân, sự ly hương cư dân nông thôn. Khi con người rời bỏ quê hương vào thành phố, vào các khu công nghiệp với nghề

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nghiệp mới, cuộc sống mới thì mối dây liên hệ với gia đình, quê hương bị suy yếu đi. ở các khu công nghiệp, các thành phố mới, con người từ tứ xứ không thể ứng xử với nhau theo những chuẩn mực văn hóa, đạo đức thuần tuý của quê hương mình nữa. Học giả phương Tây nổi tiếng - E.Fromm đã đưa ra cách nhìn nhận tiêu cực về hiện tượng này. Theo ông, trong điều kiện như vậy, định hướng lối sống, đạo đức của họ khơng có gì khác hơn là những định hướng từ truyền thông đại chúng (mass communication). Công nghiệp hố, đơ thị hóa, truyền thơng đại chúng với tư cách kết quả của tiến bộ công nghệ đã biến những con người vốn có một truyền thống văn hố thành những kẻ nặc danh, trống rỗng, không bản sắc, chỉ biết trông cậy vào truyền thông đại chúng để định hướng cho các ứng xử của mình. Họ trở thành những khối đại chúng (masses), yếu tố cấu thành hệ thống truyền thông đại chúng và là đối tượng phục vụ của truyền thơng đại chúng. Cách nhìn nhận có phần thái q như vậy chắc là khơng hồn tồn hợp lý. Nhưng đơ thị hố với việc làm suy yếu đi mối dây liên hệ của con người với gia đình và q hương chính là một trong những tác nhân làmsuy giảm các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống.

Sau cùng, đặc trưng của xã hội hiện đại là sự thay đổi nhanh chóng các thế hệ công nghệ và sản phẩm công nghệ. Chẳng hạn, một kiểu ti vi hoặc máy vi tính nào đó, khi mới xuất hiện thì nó là kiểu hiện đại nhất; nhưng chỉ sau dăm năm nó đã có thể bị thay thế bởi kiểu hiện đại hơn, với những chức năng đa dạng hơn. Như vậy, một thế hệ cơng nghệ hay một sản phẩm cơng nghệ đang có giá trị thậm chí, đang là thời thượng, mốt, thì chỉ trong tương lai không xa đã trở thành lạc hậu hoặc hết mốt, nghĩa là khơng cịn giá trị nữa. Sự thay đổi nhanh chóng ấy khuyên người ta khơng nên nhìn nhận giá trị của sự vật một cách bất biến, trường tồn. Đồng thời, trong quan hệ thị trường, cơ hội không nhiều mà dễ mất, rủi ro không muốn nhưng nhiều khi không tránh khỏi, mặc dù đã được tính tốn kỹ lưỡng. Tất cả những điều đó dạy người ta khơng nên trở thành nơ lệ cho các nguyên tắc, các quy phạm của quá khứ mà cần tìm ra giá trị có thể biện hộ được bằng lý tính trong đời sống hiện thực. Điều này có tính hợp lý của nó, nhưng nó lại là tác nhân làm nảy sinh xu hướng thực dụng mà trong điều kiện kinh tế thị trường, có người gọi đó là phương thức tìm kiếm giá trị tiền mặt (cash value). Hơn thế, trong đời sống tinh thần, cái lối tìm kiếm giá trị tiền mặt đó khiến cho người ta khó tin vào những chân giá trị, những giá trị tinh thần, đạo đức trường tồn. Trong các xã hội nông nghiệp, công nghệ không phát triển, xã hội tĩnh lặng, đời sống tinh thần của con người được an bài bởi những giá trị, những định hướng được coi là vĩnh hằng. Các giá trị đạo đức của Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Nho giáo,… đã định hướng tinh thần cho con người hàng ngàn năm; và hàng ngàn năm, con người yên tâm nương gửi tâm hồn vào những giá trị đó. Nhưng, với sự biến động của kinh tế và công nghệ,con người khơng cịn những giá trị trường tồn để mà tin tưởng, để mà noi theo. Vì thế, trongxã hội hiện đại, thường xuất hiện tâm trạng hoài nghi, bất an về mặt tinh thần, chủ nghĩa hư vô về mặt đạo đức. Những tập quán truyền thống cũng mai một dần.

Một mặt nữa, cơng nghiệp hóa đẩy mạnh quá trình cạnh tranh kinh tế. Những người đi tiên phong trong việc đổi mới công nghệ sẽ thu được nhiều lợi nhuận, lợi nhuận siêu ngạch so với những người khác. Vì vậy mà mặc dù, tổng thu nhập xã hội tăng lên nhanh chóng, nhưng phân phối lại không đồng đều. Cùng với tiến bộ khoa học - cơng nghệ là sự phân hóa

</div>

×