Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐ NG THEO MÔ HÌNH CDIO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.8 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN VỀGIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THEO MÔ HÌNH CDIO ĐÁP ỨNG YÊU</b>

<b>CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY</b>

<b>ĐINH THỊ KIM LOAN <small>(*)</small></b>

<b>TÓM TẮT</b>

<i>Phát triển chương trình bồi dưỡng cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Mô hình CDIO (Conceive - Design- Implement - Operate: Hình thành ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành) là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục. Về bản chất đây là mơ hình căn cứ đầu ra đề thiết kế đầu vào nhằm đảm bảo theo một quy trình chuẩn, góp phần giảm chi phí và nguồn lực liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Việc xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận theo mơ hình CDIO sẽ giúp giáo viên được phát triển toàn diện các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi như hiện nay.</i>

<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Sự phát triển nhanh chóng về các lĩnh vực kinh tế xã hội, cùng với hội nhập quốc tế đã tạo ra những tác động đa chiều ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Trong chiến lược phát triển bền vững, giáo dục kỹ năng sống cho con người là rất quan trọng. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học thông qua dự án “Giáo dục sống khỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên” với sự hỗ trợ của Quỹ cứu trợ

nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam. Năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cơng văn số 453/KH-BGDĐT ngày 30/7/2010 về kế hoạch tập huấn và triển khai giáo dục kỹ năng sống ở các trường phổ thơng trên tồn quốc và quyết định triển khai lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào chương trình chính khố từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010). Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vấn đề rất được quan tâm tại các nhà trường, nhưng do Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành bộ chuẩn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nên mỗi trường còn thực hiện theo mỗi kiểu và kết quả giáo dục phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm cá nhân cũng như tâm huyết của giáo viên. Thực tế cho thấy, khi triển khai vấn đề này đa số giáo viên thường gặp nhiều khó khăn và thiếu chủ động nên chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh những năm qua ở các nhà trường vẫn còn nặng về lý luận và chưa đảm bảo tính hệ thống.

Năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở (Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) trong đó có nội dung: “Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua các môn học và hoạt động giáo dục”. Tuy

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

nhiên, theo kết quả khảo sát của đề tài “Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở một số trường Trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện tại trường Cán bộ quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung khảo sát thực trạng cơng tác bồi dưỡng giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho thấy: trong số 408 ý kiến trả lời, có 281 ý kiến (68.9%) cho rằng chưa bao giờ được tham gia các lớp bồi dưỡng, 97 ý kiến (23.8%) được tham gia bồi dưỡng 1 lần/1 năm học, 12 ý kiến (2.9%) được tham gia bồi dưỡng 2 lần/ 1 năm học và 18 ý kiến (4.4%) được tham gia hơn 2 lần/ 1 năm học. Số liệu trên cũng chứng tỏ, đa số giáo viên chưa được bồi dưỡng một cách bài bản về vấn đề này nên việc dạy kỹ năng sống cho học sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Bên cạnh đó, khi trao đổi về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên thì đa số giáo viên có mong muốn được tham gia các lớp bồi dưỡng về vấn đề này (Đinh Thị Kim Loan, 2012). Cho nên, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp giáo viên hoàn thành tốt việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo mục tiêu giáo dục toàn diện.

Năm 2013, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã ban hành văn bản số 890/NGCBQLGD-NG, ngày 7 tháng 10 năm 2013 về việc khai thác tài liệu bồi dưỡng thường xuyên trên mạng, trong đó có nội dung liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống và giáo dục giá trị sống cho học sinh Trung học cơ sở. Tuy nhiên, các nội dung này chỉ khái quát kiến thức lý luận chung về giáo dục kỹ năng sống mà chưa đi sâu vào hướng dẫn giáo viên cách thức tổ chức thực hiện để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Do đó, để thực hiện có hiệu quả việc này thì giáo viên cũng phải tham gia các lớp tập huấn để được hướng dẫn cụ thể hơn về phương pháp tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, một số ý kiến của các chuyên gia giáo dục cũng cho rằng: “bởi vì kỹ năng sống của các thầy cơ phần lớn có được từ sự trải nghiệm của chính họ, nhưng để biến những trải nghiệm đó thành kiến thức truyền đạt cho học sinh địi hỏi các thầy cơ phải có sự nghiên cứu để tạo ra được quy trình cụ thể thì mới dễ dàng truyền đạt cho học sinh. Việc hình thành kỹ năng sống khơng thể có được trong ngày một ngày hai mà cần có thời gian, q trình để rèn luyện. Các chuyên gia nhấn mạnh, vấn đề này ở giáo viên Việt Nam vẫn cịn thiếu, họ khơng thiếu về vốn sống mà là thiếu cách để truyền dạy lại cho học sinh”. Cho nên, việc phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên về giáo dục kỹ năng sống có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

<b>2. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỚNG THEO MƠ HÌNH CDIO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY</b>

Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau trong phát triển chương trình như: cách tiếp cận nội dung, cách tiếp cận mục tiêu, cách tiếp cận phát triển và tiếp cận theo mơ hình CDIO. Mơ hình này bắt nguồn từ bốn trường đại học: Chalmers University of Technology, Royal Institute of technology, Linkoping University của Thụy Điển,Massachusetts Institute of Technology của Mỹ và đã mở rộng và triển khai thực hiện ở hơn hai mươi lăm quốc gia. Năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo đánh giá và chia sẻ những kết quả áp dụng CDIO mà Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua (Tài liệu hội thảo, 2010). Mơ hình CDIO trên thực tế là đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội,

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

là một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo quy trình khoa học. Tiếp cận trước tiên được hiểu là về phương pháp tổng thể, tức là xuất phát từ năng lực cốt lõi của ngành để xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo. Đây chính là một phương pháp luận giúp giải quyết được hai vấn đề then chốt trong dạy học là: dạy cho người học điều gì (Dạy cái gì?) và làm thế nào để người học lĩnh hội được tri thức (Dạy như thế nào?). Sản phẩm của chương trình theo chuẩn trong mơ hình CDIO được thể hiện ở bốn cấp độ, bao gồm: các kiến thức cơ sở và kỹ thuật, các kỹ năng và thái độ cần có cho người học, cấp độ sau là sự chi tiết hóa các nội dung của cấp độ ban đầu (Phạm Cơng Bằng, 2011). CDIO là một mơ hình mở cung cấp các hướng dẫn cụ thể về quy trình xây dựng, tổ chức và đánh giá chương trình đào tạo nên mang tính chung hóa cao có thể áp dụng cho nhiều ngành khác nhau.

Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ việc tập trung cung cấp kiến thức sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học. Giáo dục kỹ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học, giúp người học có năng lực để đáp ứng những thách thức của cuộc sống. Mặt khác, các phương pháp giáo dục tích cực sẽ tạo cơ hội cho các em được thực hành, trải nghiệm kỹ năng sống trong quá

trình học tập cũng như tăng cường các mối quan hệ trong nhà trường. Do đó, cần xác định giáo dục kỹ năng sống là mục tiêu mà các hoạt động giáo dục trong nhà trường cần phải hướng đến. Cho nên, việc xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận theo mơ hình này sẽ giúp người học được phát triển toàn diện các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với mơi trường làm việc ln thay đổi. Mơ hình CDIO là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục để chúng ta nhìn nhận tồn diện hơn về phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập cũng như sự đánh giá của người học và năng lực của người dạy. Vì vậy, để đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của giáo dục thì cần phải xây dựng được một chương trình bồi dưỡng giáo viên về giáo dục kỹ năng sống một cách khoa học, hợp lý theo mơ hình CDIO.

Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở một số trường Trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh (Đinh Thị Kim Loan, 2012), chúng tơi đề xuất chương trình bồi dưỡng cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo mơ hình CDIO ở cấp độ một như sau:

(1) Hệ thống các kiến thức liên quan đến kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống

1.1. Những vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống

1.2. Tâm lí học lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

1.3. Phương pháp giáo dục học sinh

(3) Phương pháp3.1. Đóng vai

3.2. Thảo luận, học theo nhóm

3.3. Nghiên cứu trường hợp điển hình3.4. Xử lí tình huống

3.5. Sử dụng trị chơi

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.4. Đánh giá hoạt động giáo dục 1.5. Tình huống giáo dục

3.6. Động não

3.7. Dạy học theo dự án

3.8. Một số kỹ thuật dạy học khác(2) Hệ thống các kỹ năng

2.1. Kỹ năng xác định mục tiêu 2.2. Kỹ năng lựa chọn nội dung 2.3. Kỹ năng lập kế hoạch2.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề 2.5. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử 2.6. Kỹ năng hợp tác, chia sẻ 2.7. Kỹ năng quản lý thời gian2.8. Kỹ năng tổ chức các hoạt động

2.9. Kỹ năng quản lý cảm xúc, ứng phó căng thẳng

(4) Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh xã hội và giáo dục hiện nay

4.1. Bối cảnh xã hội và giáo dục hiện nay4.2. Bối cảnh tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường trung học cơ sở

4.3. Hình thành ý tưởng 4.4. Thiết kế

4.5. Vận hành 4.6. Triển khai

<b>3. KẾT LUẬN</b>

Giáo dục kỹ năng sống là một nhiệm vụ giáo dục quan trọng trong nhà trường hiện nay, ngồi việc giúp các em có được kiến thức, kỹ năng, thái độ giáo viên còn phải hình thành cho các em năng lực ứng xử phù hợp trước các tình huống trong cuộc sống. Việc tiếp cận mơ hình CDIO sẽ giúp chúng ta thiết kế và thực hiện chương trình theo một quy trình chuẩn, góp phần giảm chi phí và nguồn lực liên quan đến công tác đào tạo bồi dưỡng. Về bản chất đây là mơ hình căn cứ đầu ra đề thiết kế đầu vào và đây cũng có thể được coi như một giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội. Về phía người học, họ sẽ được đào tạo theo một quy trình bài bản và được phát triển toàn diện về tri thức, kỹ năng và thái độ. Đây chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.

Tuy nhiên, phát triển chương trình theo mơ hình CDIO địi hỏi cần có những điều kiện cơ bản: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, người học… đáp ứng tiêu chuẩn CDIO. Bên cạnh đó, CDIO địi hỏi một quy trình nghiêm ngặt từ việc thu thập thông tin, khảo sát thực tiễn về yêu cầu của đầu ra đến khâu xây dựng, thiết kế, tổ chức và đánh giá. Cho nên, nếu tiếp cận mơ hình này một cách khoa học sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục.

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

1. Phạm Công Bằng (2011), Nghiên cứu và

<i>ứng dụng mơ hình CDIO trong việc xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo, Nội </i>

san số 1, tháng 1, Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số

<i>31/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở.</i>

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số

<i>453/KH-BGDĐT ngày 30/7/2010 về kế hoạch tập huấn và triển khai giáo dục kỹ năng sống ở các trường phổ thông trên toàn quốc và quyết định triển khai lồng ghép nội dung giáo dục kỷ năng sống vào chương trình chính khố từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông.</i>

4. CDIO, The CDIO Initiaitive –.

5. Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Giáo dục

<i>giá trị sống cho học sinh - sinh viên Kỷ yếu </i>

hội thảo trường Đại học giáo dục, Hà Nội.

<i>6. Chu Shin-Kee (2003), Understanding life skills, Báo cáo t</i>ại Hội nghị “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” ngày 23 - 25/10/2003, Hà Nội.

7. Đinh Thị Kim Loan (2012), Khảo sát nhu

<i>cầu bồi dưỡng của giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở một số trường Trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, </i>

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Hồ Tấn Nhựt, Đồn Thị Minh Trinh (biên dịch) (2009), Cải cách và xây dựng chương

<i>trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí </i>

10. Tài liệu hội thảo (2012), “Đào tạo đáp

<i>ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế: Mơ hình CDIO.</i>

<i>Development of training programs for teachers on life skills education has an important role in improving the quality of teaching staff, meeting the requirements of educationrenovation.CDIOModel(Conceive - Design - Implement - Operate) is the development approach, connecting the program development with conveyance and assessment of educational effectiveness. Basically, this is a model based on the output to design the input in order to ensure a standardprocess,contributingtothereduction of cost and resources related totrainingandretraining.Theprogramconstruction -based on approach towards the CDIO model will help teachers to develop comprehensively the "hard skills" and "soft skills" to quickly adapt to the current</i>

8. Thân Văn Quân (2009), Bồi dưỡng, phát

<i>triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục trong thời kì hội nhập, Tạp chí Giáo dục </i>

số 209, kì 1 - 3/2009.

</div>

×