Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.82 MB, 134 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
<b> TS.KTS TRỊNH DUY ANH </b>
TP. HỒ CHÍ MINH - 2012
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>Phần I - MỞ ĐẦU </b>
1. Lý do chọn đề tài ... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ... 3
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ... 3
<b>Phần II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU </b>Chương I <b>NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI SÀI GỊN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Tổng quan về đạo Công giáo </b>1.1.1. Nguồn gốc và lịch sử ... 5
1.2.2. Một số phong cách thiết kế chủ đạo ... 13
<b>1.3. Lược sử Giáo Hội Công giáo Việt Nam cùng với quá trình hình thành và phát triển kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Việt Nam </b>1.3.1. Thời kỳ sơ khai đến năm 1659 ... 15
1.3.2. Thời kỳ từ năm 1659 đến năm 1862 ... 16
1.3.3. Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1954 ... 16
1.3.4. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975 ... 18
1.3.5. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay ... 18
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>1.4. Vai trò chức năng và cấu trúc của nhà thờ Công giáo </b>
1.4.1. Phân loại sơ lược về chức năng nhà thờ Công giáo ... 19 1.4.2. Vị trí và cấu trúc nhà thờ Cơng giáo ... 20 1.4.3. Những cơ sở quanh nhà thờ xứ đạo ... 22
<b>1.5. Nhà thờ Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh </b>
1.5.1. Lược sử giáo phận Sài Gịn - thành phố Hồ Chí Minh ... 23 1.5.2. Sơ lược về nhà thờ giáo xứ Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh ... 24
Chương II
<b>CƠ SỞ NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ </b>
<b>HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO 2.1. Sự tương tác giữa văn hóa Việt Nam và đạo Cơng giáo </b>
2.1.1. Văn hóa Việt Nam- một nhân tố góp phần làm biến đổi đạo Công
giáo xa lạ thành một tơn giáo gần gũi với văn hóa dân tộc ... 25
2.1.2. Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến sự hình thành và phát triển con
đường “đồng hành cùng dân tộc” của Công giáo Việt Nam ... 28
2.1.3. Một số đóng góp của đạo Cơng giáo đối với văn hóa Việt Nam ... 29
<b>2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hình thức kiến trúc nhà thờ Cơng giáo tại Tp.Hồ Chí Minh từ 1975 đến nay </b>
2.2.1. Di sản kiến trúc nói chung và nhà thờ Công giáo tại Việt Nam ... 31 2.2.2. Những biến động về chính trị xã hội ... 42 2.2.3. Nhu cầu về xây dựng mới nhà thờ Công giáo ... 44 2.2.4. Sự phát triển của nền kinh tế và kiến trúc Việt Nam trong xu hướng tồn cầu hóa ... 45 2.2.5. Tính hội nhập, hỗn dung của đạo Công giáo tại Việt Nam ... 48 2.2.6. Sự tác động của các xu hướng kiến trúc trên thế giới ... 50
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>2.3. Tính thích nghi của kiến trúc nhà thờ Công giáo với thời đại và địa phương nơi xây dựng </b>
2.3.1. Tính thích nghi của kiến trúc ... 51 2.3.2. Sự thích nghi hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo phương Tây qua các giai đoạn lịch sử... 54 2.3.3. Sự thích nghi của kiến trúc nhà thờ Công giáo dưới tác động của văn hóa Việt Nam ... 59
Chương III
<b>NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TP. HCM GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY 3.1. Nhận dạng hình thức kiến trúc nhà thờ Cơng giáo thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay. </b>
3.1.1. Hình thức kiến trúc Cổ điển phương Tây ... 62 3.1.2. Hình thức kiến trúc với xu hướng Hiện đại ... 65 3.1.3. Hình thức kiến trúc với xu hướng mang sắc thái dân tộc ... 68
<b>3.2. Đánh giá hình thức kiến trúc nhà thờ Cơng giáo thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1975 đến nay. ... 73 </b>
<b>Phần III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>
KẾT LUẬN ... 77 KIẾN NGHỊ ... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>1. Lý do chọn đề tài </b>
<i>chính là cơng trình kiến trúc nhà thờ - một thành tố vật chất hữu hình, mà cho đến </i>
nay khơng thể tách rời khi nói đến Cơng giáo cùng với lịch sử hình thành và phát triển hơn hai ngàn năm. Hơn thế nữa, vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo, tại những nơi tọa lạc nhà thờ Công giáo đã góp phần tạo nên cảnh sắc chung cho quần thể kiến trúc, không gian đô thị của một địa phương, vùng đất hay của cả một đô thị.
Ở Việt Nam nhà thờ Cơng giáo có dáng vẻ riêng khó trộn lẫn bên cạnh các loại hình cơng trình kiến trúc khác. Đó là những nhà thờ được xây dựng theo phong cách Châu Âu hay kết hợp Á - Âu hoặc hoàn toàn mang phong cách Á Đông. Trong suốt các giai đoạn lịch sử của đất nước, cùng với thời gian, cũng như cung điện, hồng thành, đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm, tháp mộ.. nhà thờ Công giáo trở thành một
<i>trong những thể loại kiến trúc có giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa cần được tơn </i>
trọng và giữ gìn. Bởi vì bên cạnh giá trị tự thân phục vụ cho việc hành lễ của giáo dân, kiến trúc nhà thờ còn lưu lại biết bao nét tài hoa, công sức, ý tưởng của những
<i>người đã thiết kế, xây dựng nên nó và cũng phần nào thể hiện được sự phát triển </i>
<i>của kiến trúc Việt Nam. Nhà thờ Công giáo gắn liền với một địa danh, có khi gắn bó </i>
với một đời người trong bao buồn vui, kỷ niệm từ thuở ấu thơ vừa mới được sinh ra, cho đến lúc trưởng thành và đến khi nhắm mắt xuôi tay. Nhiều nhà thờ đã trở thành những kiệt tác kiến trúc, bền vững theo thời gian, thu hút du khách thưởng ngoạn
<i>thập phương. Một cách tự nhiên nhà thờ đã mang tầm vóc cơng trình văn hóa. </i>
Đạo Cơng giáo tại thành phố Hồ Chí Minh với hơn ba trăm năm từ khi hiện diện có một lịch sử ra đời và sự phát triển gắn liền với mảnh đất này. Trong giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay, nhất là năm 1998 khi thành phố tưng bừng kỷ niệm sự kiện lịch sử ba trăm năm thành lập và năm 2000 là thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ, nhiều hội thảo , triển lãm đã được tổ chức nhằm tổng kết và đánh giá những thành quả trong quá trình xây dựng thành phố. So với toàn bộ lịch sử phát triển của đất nước và thành phố thì giai đoạn từ năm 1975 đến nay chỉ có thể
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><i>được xem là một thời gian ngắn. Nhưng đây cũng là một giai đoạn khá đặc biệt mà </i>
hoạt động kiến trúc của thành phố trong đó có hoạt động xây dựng nhà thờ Công
<i>giáo trải qua nhiều biến động có tầm cỡ lịch sử của đất nước. Những biến cố đó </i>
đem lại những thời cơ, những thuận lợi to lớn để kiến trúc nhà thờ phát triển song những trở ngại cũng không nhỏ. Việc thống kê và đưa ra một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển kiến trúc nhà thờ Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm
<i>1975 đến nay là cần thiết và quan trọng vì kiến trúc nhà thờ đã góp phần khơng nhỏ </i>
vào gương mặt của kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh đương đại. Đã có một số luận văn nghiên cứu về thể loại kiến trúc nhà thờ Cơng giáo nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Luận văn "Sự giao thoa văn hoá trong kiến trúc quần thể thánh đường Phát Diệm - Ninh Bình" của Mai Hữu Xuân, năm 1999, đã nêu khái quát về lịch sử hình thành của Đạo Công giáo, tập trung đi sâu nghiên cứu vào quần thể thánh đường Phát Diệm tại Ninh Bình, đây là một cơng trình mang tầm vóc rất lớn về mặt kiến trúc, lịch sử và văn hóa. Gần đây hơn vào năm 2008 có luận văn "Sự hội nhập văn hoá bản địa trong kiến trúc nhà thờ Công giáo tại TP.HCM" của Nguyễn Đức Hiếu đã chỉ ra được các yếu tố tạo nên sự bản địa hóa trong kiến trúc nhà thờ Cơng giáo. Tuy nhiên vẫn chưa có một đề tài nhận dạng, phân loại và đánh giá hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1975 đến nay một cách hệ thống.
trúc nhà thờ Cơng giáo trong giai đoạn có nhiều biến động tại thành phố Hồ Chí
<i><b>Minh từ năm 1975 đến nay, chúng tôi chọn đề tài "Kiến trúc nhà thờ Công giáo tại </b></i>
<i><b>thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 1975 đến nay)". Qua đó cố gắng nhận dạng, </b></i>
<i>phân loại và đánh giá để tạo nên một cái nhìn tồn cảnh cho kiến trúc nhà thờ, đồng </i>
<i>thời rút ra những bài học và kiến nghị thiết thực cho sự phát triển của thể loại cơng </i>
trình có tầm ảnh hưởng khơng nhỏ đến bộ mặt kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
<i>kiến trúc nhà thờ Cơng giáo mang những nội hàm phức tạp trong đó có cả những </i>
vấn đề về lịch sử, văn hóa, giáo lý, đức tin, dân tộc... Do vậy, những mục tiêu cụ thể luận văn muốn hướng đến là:
• <i>Sự phát triển của kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Việt Nam và khu vực Sài </i>
<b>3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu </b>
<i>giáo xét trên những khía cạnh có tác động trực tiếp đến hình thức kiến trúc nhà thờ </i>
Cơng giáo tại thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy hướng tiếp cận của đề tài vào những nội dung cụ thể sau:
• Tổng quan về kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
• <i>Nghiên cứu các tiền đề của sự phát triển và cơ sở khoa học cho việc nhận </i>
dạng, đánh giá kiến trúc nhà thờ Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh.
thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1975 đến nay một cách hệ thống.
<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>
• Phương pháp phân tích - so sánh, phân tích - tổng hợp: được sử dụng để xây dựng các lập luận cơ bản, phục vụ cho việc nhận định, đánh giá, và tổng hợp rút ra các kết luận cho mục tiêu nghiên cứu nêu trên.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Chương I
<b>NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI SÀI GỊN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>
<b>1.1. Tổng quan về đạo Công giáo </b>
tồn cầu được chia thành nhiều giáo phận ở nhiều quốc gia, thông thường là trên cơ sở lãnh thổ hành chính, lãnh đạo mỗi giáo phận là một vị giám mục.
<i><b>1.1.1. Nguồn gốc và lịch sử </b></i>
<i>một giáo hội Kitô giáo duy nhất từ những năm đầu Thế kỷ thứ II. Chữ </i>
‘’Katholikos’’ là biến thể từ chữ ‘’καθόλου’’ (katholou) do sự kết hợp giữa hai từ
<i><b>κατό ολου (kata holou) có nghĩa là tơn giáo mà “ai cũng theo được". Từ nguyên nói trên được dịch sang tiếng Việt là “Công giáo”. Như vậy tên gọi Giáo hội Cơng </b></i>
giáo có nghĩa là “Giáo hội phổ quát”. Kể từ sau cuộc Ly giáo Đông - Tây năm 1054, một số giáo hội vẫn còn giữ lại sự hiệp thơng với Tịa Roma và vẫn dùng danh xưng là "Công giáo". Trong khi đó, các giáo hội khác ở phía Đơng bắt đầu từ chối thẩm quyền tối cao của giáo hồng và họ coi giáo hội của mình mới là giáo hội "chính thống" kế thừa nguyên thủy từ thời Chúa Giêsu, vì vậy mới xuất hiện danh
<i>xưng "Chính Thống giáo Đông Phương". Sau cuộc Cải cách Kháng Cách hồi Thế </i>
kỷ 16, các giáo hội "hiệp thông với Giám Mục Roma" vẫn tiếp tục sử dụng từ "Công giáo" để chỉ chính mình, nhằm phân biệt với các giáo hội đã tách ra, mà thường được biết đến với tên gọi là Tân giáo hay Tin Lành.
Theo sử sách, các tông đồ của Thiên Chúa Giáo đã đi truyền giảng ở Bắc Phi, Tiểu Á, Ả Rập, Hy Lạp và Rome để thành lập những cộng đồn Kitơ hữu đầu tiên. Ngay từ thời sơ khai này, các Kitô hữu bị bắt bớ, đàn áp và hành hạ, thậm chí bị giết chết
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">qua bàn tay quyền lực của Đế quốc La Mã. Đạo Cơng giáo được hợp pháp hóa vào
<i>Thế kỷ thứ 4 khi hoàng đế Constantine I ban hành "Sắc lệnh Milano" năm 313. </i>
Ngày 27 tháng 2 năm 380, Hồng đế Theodosius I cơng nhận Công giáo là quốc giáo của Đế quốc La Mã. Thời kỳ lịch sử này đánh dấu sự khởi đầu cho việc thiết lập nền tảng thần học và giáo luật của Giáo hội. Năm 386, Công đồng Roma thiết lập Quy điển Thánh Kinh, ra danh sách những quyển sách được Giáo hội chấp nhận
<i>từ Cựu Ước và Tân Ước. Đến thời Trung cổ sự suy yếu của La Mã đã tạo tiền đề </i>
thuận lợi cho Công giáo phát triển. Trong thời đại loạn lạc này, những hành động nhân đạo, cứu giúp kẻ khó khăn của các tu sĩ Cơng giáo nhanh chóng được nhân dân ủng hộ và đi theo. Năm 480, Thánh Biển Đức (Benedict) thiết lập hệ thống luật lệ cho việc ra đời các dịng tu. Sau đó, các dịng tu Cơng giáo phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào Thế kỷ thứ 9, nhất là ở Ireland, Scotland thời Phục Hưng. Đầu thế kỷ thứ 10, các dòng tu phương Tây lan rộng khắp nơi, dẫn đầu là Dòng Biển Đức. Đầu thế kỷ 11, các trường dòng phát triển thành các viện đại học như: Đại học Paris, Đại học Oxford, Đại học Bologna… trước đây chỉ dạy thần học, sau này dạy cả y học, luật pháp, triết học để rồi trở thành nền tảng cho giáo dục hiện đại của phương tây. Thời kỳ này, các cơng trình kiến trúc của Giáo hội đạt đến những tầm cao mới, cực điểm là phong cách kiến trúc Romanesque, Gothique trong các đại giáo đường ở châu Âu. Từ năm 1095, thời Giáo hoàng Urbano II, những cuộc Thập Tự Chinh bùng phát. Đó là hàng loạt chiến dịch quân sự tại khu vực Đất Thánh (Jerusalem) và những nơi khác như một nỗ lực chống lại sự bành trướng của quân Thổ Nhĩ Kỳ đại
<i>diện cho Hồi giáo. Trong giai đoạn này, Kitô giáo đã bị các thế lực phong kiến và thậm chí là các giáo hoàng đương thời lợi dụng và diễn dịch theo nghĩa phục vụ </i>
cho cuộc chiến của họ. Điều đó đã trở thành một trong các nguyên nhân biến Thập Tự Chinh trở thành một trong những vết nhơ khủng khiếp nhất của lịch sử Kitô giáo. Qua một thời kỳ từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, Giáo hội Công giáo nguyên thủy dần dần bị phân tách thành hai cực: Tây phương (Latinh), thường được gọi là Giáo hội Công giáo, và Đông phương (Hy Lạp), sau này trở thành Chính Thống
<i>giáo. Hai giáo hội này bất đồng quan điểm về cách tổ chức, nghi thức và những học </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><i>thuyết mà đặc biệt là địa vị của giáo hoàng. Năm 1492, Christopher Columbus </i>
khám phá ra châu Mỹ dẫn đến làn sóng truyền giáo tích cực của Cơng giáo Roma tại khắp lục địa này. Giáo hoàng Alexander VI trao “sứ mệnh” truyền giáo tại vùng
<i>đất mới khám phá cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Thời kỳ Phục Hưng thế kỷ 15 có một sự kiện đáng quan tâm trong cổ điển học đó là sự xét lại về học thuyết và </i>
<i>đức tin của Công giáo. Sự lan rộng khắp thế giới của Công giáo song hành cùng chủ </i>
nghĩa thực dân châu Âu vươn đến châu Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Trong năm 1521, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan thực hiện chuyến đi truyền giáo đầu tiên đến Philippines. Hơn 150 năm tiếp theo, sứ vụ được mở rộng sang tây nam Bắc Mỹ. Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha theo nhà sáng lập Dòng Tên là Francisco Javier đến Ấn Độ và Nhật Bản. Cuối thế kỷ 16, hàng chục ngàn người Nhật theo đạo Công giáo. Giáo hội tại Nhật Bản phát triển nhưng bị gián đoạn và đàn áp vào năm 1597, dưới thời Shogun (Tướng quân) Tokugawa Iemitsu. Iemitsu là vị tướng qn có nỗ lực cơ lập Nhật Bản khỏi ảnh hưởng từ ngoại bang.
Đến thời kỳ hiện đại vào thế kỷ 18 và 19, Giáo hội phải đối mặt với làn sóng truyền
<i>giáo mạnh mẽ của Tin Lành, Chủ nghĩa Khai Sáng và Chủ nghĩa Canh Tân. Chủ </i>
nghĩa Khai Sáng ra đời là một thách thức mới của giáo hội Công giáo, những vấn đề về giáo lý Kitơ giáo nói chung và Cơng giáo nói riêng đã được đưa ra bàn thảo dựa
<i>trên quan điểm khoa học. Chủ nghĩa Vô thần và bài trừ tôn giáo được đẩy mạnh lan </i>
rộng khiến giáo hội phải tự vận động để thích nghi với hoàn cảnh và chức năng. Nhiều thành phần của giáo hội trên thế giới bị đàn áp, cơng tác giáo dục, y tế vốn có của giáo hội bị chính phủ kiểm sốt.
Thời Cơng đồng Vatican II (1962-1965) do Giáo hoàng Gioan XXIII (Giovanni XXIII) triệu tập, Giáo hội Công giáo trải qua một q trình cải cách tồn diện. Cơng đồng nhấn mạnh phải nhìn thấy rõ vai trị của Giáo hội Cơng giáo trong cộng đồng Kitô hữu tin Chúa Giêsu và trong các tôn giáo khác. Công đồng được coi là mở ra thời kỳ lịch sử của Giáo hội Công giáo hiện đại. Công đồng phát hành nhiều tài liệu về tình trạng Giáo hội, sứ mạng các hội đồn và tự do tơn giáo. Ngồi ra cịn ban
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">hành những phương hướng thích nghi dành cho các nghi lễ, trong đó cho phép sử dụng tiếng bản xứ thay vì phải dùng tiếng Latin trong phụng vụ. Với việc đăng quang vào năm 2005, Giáo hoàng Biển Đức (Benedict) XVI hiện tại phần lớn vẫn tiếp nối các chính sách của người tiền nhiệm là Gioan Phaolô (Giovanni Paolo) II. Hiện tại, Giáo hội Công giáo vẫn nỗ lực cải thiện quan hệ đại kết với các Giáo hội Chính Thống giáo Đông Phương và mở các cuộc đối thoại lớn với Do Thái giáo.
<i><b>1.1.2. Tổ chức và quản trị </b></i>
<i>một vị giáo hoàng qua đời hoặc từ chức, các thành viên dưới 80 tuổi trong Hồng y </i>
Đoàn họp tại Nhà nguyện Sistine ở Roma để bầu ra giáo hoàng mới. Hồng y là một tước hiệu danh dự mà giáo hoàng ban cho một số giáo sĩ Công giáo, phần lớn là các vị lãnh đạo trong Giáo triều Roma, các giám mục của các thành phố lớn và các nhà thần học lỗi lạc.
<i>Giáo hội Công giáo tại từng quốc gia, khu vực, hoặc các thành phố lớn gọi là giáo </i>
<i>hội địa phương, được tổ chức thành giáo phận (diocese hoặc eparchies, tùy văn </i>
<i>cảnh là đông phương hay tây phương), mỗi giáo phận do một giám mục Cơng giáo </i>
lãnh đạo. Tính đến năm 2008, tồn Giáo hội Công giáo (cả Đông phương và Tây phương) gồm 2.795 giáo phận. Các giáo phận lại được phân thành rất nhiều cộng
<i>đoàn nhỏ được gọi là giáo xứ (hay xứ đạo, họ đạo), mỗi giáo xứ có một hoặc nhiều </i>
linh mục, phó tế lãnh đạo dưới quyền của giám mục. Giáo xứ là đơn vị có trách nhiệm trực tiếp cử hành thánh lễ, các bí tích và chăm sóc mục vụ cho giáo dân Công giáo. Giáo hội Công giáo có tổ chức phân cấp, mỗi cấp có người trị sự được Giáo hội chỉ định với ba chức thánh sau: giám mục, linh mục và phó tế. Ngồi ra cịn có các thừa tác viên.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i><b>1.1.3. Đức tin Công giáo </b></i>
<i>Cơng giáo, chỉ khác nhau cơ bản về vị trí, vai trị của chức giáo hồng và khái niệm </i>
<i>"đồng trinh" của Maria. Các giáo hội Tin Lành cũng có những khác biệt về đức tin </i>
với Cơng giáo, nhưng nói chung sự khác biệt chủ yếu là: vấn đề giáo hồng, giáo hội truyền thống, các Bí tích và các vấn đề liên quan đến sự cứu rỗi.
Những lời giảng dạy của Giáo hội Công giáo là những điều được trích dẫn ra từ hai nguồn: Thánh Kinh và Thánh Truyền. Danh sách và nội dung chính thức về các sách thánh kinh được Giáo hội Công giáo chấp nhận là những bản Thánh Kinh viết bằng tiếng Latin hồi thế kỷ thứ IV. Tín hữu Công giáo tin rằng Thiên Chúa là duy nhất, vĩnh hằng, thượng quyền, thơng suốt tất cả, cơng chính hồn tồn và hiện diện mọi nơi. Cơng giáo cịn tin rằng, con người là lồi thụ tạo có thân xác (hữu hình) và linh hồn (vơ hình) gắn bó mật thiết với nhau. Bên cạnh đó, cịn có thụ tạo vơ hình khác là thiên thần, làm nhiệm vụ tôn thờ và phục vụ Thiên Chúa. Một số thiên thần đã chọn chống lại Thiên Chúa, trở thành ma quỷ, và tìm cách gây hại cho nhân loại. Trong số đó, lãnh đạo thiên thần nổi loạn gọi là "Lucifer" hay "Satan".
Giáo hội phản đối những hoạt động mà họ cho rằng làm huỷ hoại giá trị cuộc sống thiêng liêng kể cả việc phá thai, tránh thai, nhân bản người, bản án tử hình, gây chết êm dịu, giết người, tự tử, sinh sản vơ tính, diệt chủng và chiến tranh. Bản án tử hình, tuy khơng bị Giáo hội chính thức kết tội nhưng càng ngày nó càng bị các nhà thần học và lãnh đạo giáo hội chỉ trích.
<i><b>1.1.4. Thống kê thành viên </b></i>
ngôn ngữ Roman (Latinh) là cái nôi lịch sử phát triển của Cơng giáo, trong khi đó, các quốc gia nhóm ngơn ngữ gốc Đức nhiều Tin Lành và các quốc gia hệ tiếng Slav lại mang sự pha trộn giữa Cơng giáo và Chính Thống giáo, mặc dù cũng có những ngoại lệ. Ở châu Á, chỉ có ba quốc gia có tỷ lệ lớn người Cơng giáo trong dân số là Philippines, Đông Timo và Việt Nam. Việt Nam tuy khơng phải là quốc gia có tỷ lệ người Cơng giáo cao nhưng có số lượng giáo dân đứng thứ hai ở Đông Nam Á, sau Philippines.
<b>1.2. Kiến trúc nhà thờ Công giáo phương Tây </b>
<i><b>1.2.1. Nguồn gốc và sự phát triển của việc xây dựng nhà thờ </b></i>
nhất đến đầu thế kỷ thứ tư) các Kitô hữu phải hành lễ bí mật trong nhà riêng hay
<i>trong những hầm mộ được gọi là hang toại đạo (Hình 1.1a). Dưới thời đế quốc </i>
Roma có hai loại nhà chính cho người dân sống trong thành phố: nhà riêng và nhà căn hộ chung cư. Những buổi hành lễ bí mật quy tụ nhiều người nên thường được tổ chức tại nhà riêng thay vì căn hộ chung cư. Căn nhà riêng điển hình của người Roma (Hình 1.1b) hướng vào bên trong và gồm nhiều phịng được sắp xếp chung quanh một sân trước và một sân sau. Ánh sáng và khơng khí đều lấy từ hai sân này. Kiến trúc nhà ở Roma có vài ảnh hưởng sau này đến kiến trúc nhà thờ kiểu basilica từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ năm sau công nguyên. Không gian sân trước của căn nhà (atrium) có hồ chứa nước mưa được dùng như một nơi cử hành nghi thức rửa tội và sau này trở thành sân trước của basilica với một hồ nước ở trung tâm. Sảnh của căn nhà (vestibulum) biến thành tiền sảnh của basilica (narthex).
Hầm mộ là những nghĩa trang nằm trong lịng đất và có những đường hầm quanh co cao khoảng 2 mét rưỡi. Những tín hữu đầu tiên được chơn cất ở đây và khơng theo tập tục thiêu xác vì họ tin rằng người chết sẽ được sống lại vào ngày phán xét cuối cùng. Lúc đầu hầm mộ được dùng cho tang lễ nhưng về sau trở thành nơi cử hành thánh lễ trong thời Kitơ giáo bị cấm đốn, và bây giờ lại trở nên những trung tâm cầu nguyện và hành hương.
Sau khi chính quyền Roma cho phép các tín hữu được theo đạo Chúa một cách cơng khai và hợp pháp, họ cần tụ họp và hành lễ ở những tịa nhà với khơng gian lớn hơn nhà riêng rất nhiều. Vào lúc đó những cơng trình duy nhất thỏa mãn được nhu cầu này là những tòa nhà hội họp lớn và công cộng của người Roma được gọi là basilica. Những tòa nhà lớn này thường tọa lạc tại những quảng trường lớn (forum) của những thành phố trong đế quốc Roma và được dùng cho những buổi họp đông người, những phiên chợ, và những vụ xử của tòa án. Bắt đầu từ đây nhiều basilica đảm nhận thêm cơng năng hành lễ Kitơ giáo. Nhờ đó chữ “basilica” về sau cịn có nghĩa là nhà thờ và kế đó là “vương cung thánh đường”. Kiến trúc nhà thờ khơng bắt chước mơ hình của những ngơi đền Roma (trong đó những thần Roma được thờ phượng, như thần chiến tranh Mars và thần biển Neptune) bởi vì những ngơi đền
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><i>này nhỏ bé hơn basilica và không chứa nổi số lượng giáo dân đông đảo. Vì số giáo </i>
dân càng ngày càng tăng, nhiều nhà thờ mới được xây dựng theo mơ hình của basilica ở các vị trí sau đây:
• Trên nền đất của các nhà ở cũ của giáo dân được dùng trước đây làm nơi hành lễ
• Ở những chỗ có mộ thánh hay di chỉ thánh tích • Ở lối vào của các hầm mộ.
Một dự án basilica tiêu biểu (Hình 1.2) gồm có những thành phần sau đây từ ngồi vào trong: sân trước (Atrium) là một sân lớn nằm phía trước tòa nhà, được bao quanh bởi hành lang với nhiều cột, và có một hồ nước ở trung tâm. Hậu thân của sân này là những sân nằm trước các nhà thờ của những thời đại sau như Sân của Basilica Sant’Ambrogio ở Milano (Ý) (Hình 1.2a) và Quảng trường vĩ đại của Basilica Saint Peter ở Roma (tức là Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại Vatican).
Thánh Đường Basilica (Hình 1.2b) là một tịa nhà lớn với các khơng gian sau đây: • Một tiền sảnh (narthex) ở lối vào
• Một đại sảnh (nave) cao hai tầng, với mỗi bên có nhiều cửa sổ trên cao và một hàng cột ở dưới
• Một hay hai gian phụ (aisles) ở mỗi bên của đại sảnh nhưng thấp hơn và cách nhau bằng những hàng cột
• Một bệ cao (bema) và rộng để có đủ chỗ cho bàn thờ và số lượng tu sĩ đông đảo. Dần dà diện tích của bệ này được mở rộng thêm ra hai bên hơng thánh đường để có thêm chỗ cho các sinh hoạt hành lễ, do đó tạo nên nhánh ngắn (transept) của cây thánh giá Latin trong mặt bằng những thánh đường Tây Phương sau này. (Thánh giá Latin là thánh giá được tạo nên bởi một nhánh dài và một nhánh ngắn, và được dùng trong nhiều nhà thờ của Tây Âu, trong khi đó thánh giá Hy-lạp gồm có hai nhánh dài bằng nhau và được dùng trong các nhà thờ Chính Thống Giáo ở Đông Âu và Nga.)
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Một trong số những ảnh hưởng trên kiến trúc nhà thờ là kiến trúc lăng mộ. Lăng mộ giới q tộc La Mã trong thời kì này có dạng hình vng hoặc trịn với mái vịm bên trên, trung tâm lăng mộ là một quan tài. Hoàng đế Constantine đã xây dựng cho con gái của mình là Costanza một lăng mộ (Hình 1.3a) với trung tâm cơng trình là khối trụ tròn, bao quanh là một dãy hành lang thấp được ngăn cách bời hàng cột, lăng mộ nơi chôn cất Santa Costanza đã trở thành nơi thờ tự sau này. Đó cũng là cơng trình
<i>nhà thờ trong giai đoạn đầu tiên có mặt bằng hướng tâm chứ không phải trải dài. </i>
Những nhà thờ cổ dạng tròn hoặc hướng tâm như thế này rất hiếm, cấu trúc nhà thờ dạng này mong muốn mọi người tập trung vào trung tâm chứ không theo trục như những loại hình nhà thờ khác.
Hầu hết các nhà thờ hay thánh đường lớn hiện nay chúng ta thấy đều có hình dạng mặt bằng là chữ thập Latin hay Hy Lạp. Kiến trúc nhà thờ dạng này phát triển dựa trên nền tảng của basilica thời cổ La mã sau đó thêm một cánh ngang thành kiểu chữ thập Latin , nếu như bốn cánh bằng nhau thì là kiểu chữ thập Hy Lạp, tại giao điểm của hai cánh chữ thập là nơi đặt tháp đèn lồng, điểm cao nhất của nhà thờ.
<i><b>1.2.2. Một số phong cách thiết kế chủ đạo </b></i>
<b>Phong cách Romanesque: Từ thế kỷ thứ V nhà thờ Công giáo mang phong cách </b>
Roman (Hình 1.4) với những vịm cuốn bán nguyệt, tường dày, cửa sổ mở rất ít và rất hẹp, kết cấu chịu lực chính là tường gạch, đá. Độ cao của sống mái gian thờ thường chỉ đạt từ 8m đến 12m. Muốn nâng cao lên mình thì tường càng phải dày và cửa sổ càng phải mở ít để tường đủ sức chịu lực nén của mái và tường phía trên. Cho nên nhà thờ phong cách Roman có nội thất tăm tối, nặng nề. Người đầu tư cho
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">việc xây dựng nhà thờ là các tu viện, về kỹ thuật xây dựng thì các phường thợ đảm nhiệm làm theo kinh nghiệm lâu đời của mình.
<b>Phong cách Gothique: Khoảng thế kỷ thứ XII, nhà thờ Công giáo được làm theo </b>
phong cách Gothique (Hình 1.5) . Kiến trúc Gothique là một bước tiến vượt bậc, là đỉnh cao khoa học kỹ thuật xây dựng đương thời. Các nhà thờ phong cách Gothique được sinh ra từ nhiệt tâm tín ngưỡng và sự giàu có của các thành thị. Do đó kiến trúc Gothique mang tính nhân dân hơn. Ngồi việc thờ phụng Chúa, nhà thờ còn là nơi hội họp, tranh luận về nghệ thuật, về các hợp đồng thương mại và biểu diễn văn nghệ. Vì vậy, bàn trong nhà thờ cần nhiều ánh sáng. Kỹ thuật xây dựng mới đã giúp nhà thờ Gothique vươn cao lên và mở được nhiều cửa sổ. Đó là phát minh ra hệ thống cuốn bay và cột bố trí bên ngồi nhà thờ, khiến tường nhà thờ ít chịu lực, có thể xây cao lên và trổ nhiều cửa sổ.
<b>Phong cách Phục hưng: đến thế kỷ thứ XVI, một số nhà thờ Công giáo được xây </b>
dựng theo phong cách Phục hưng Italia (Hình 1.6). Phong cách kiến trúc Phục hưng sử dụng ngôn ngữ kiến trúc Hy Lạp – La Mã với những chi tiết thức cột phong phú và tổ hợp hình khối đồ sộ - phức tạp. Rất nhiều nhà thờ Công giáo được xây dựng theo phong cách này.
Đạo Công giáo phát triển mạnh mẽ khắp thế giới và khắp mọi nơi đều xây dựng nhà thờ chủ yếu theo ba phong cách trên. Phổ biến nhất là phong cách Gothique, sau đến Romanesque và cuối cùng là phong cách cổ điển Hy Lạp – La Mã và Phục hưng. ở một số nước người ta cũng làm nhà thờ Công giáo theo phong cách kiến trúc địa phương nhưng không nhiều như ở Istanbul, nhà thờ Haghia Sophia được xây dựng theo phong cách Byzantine, ở Việt Nam có nhà thờ Phát Diệm (Hình 1.8a) xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam. Từ cuối thế kỷ XIX, kiến trúc sư Antonio Gaudi đã xây dựng ngôi nhà thờ Sagrada Familia (Hình 1.7a) ở Barcelona (Tây Ban Nha) theo xu hướng chủ nghĩa “biểu hiện”. Cơng trình được khởi cơng vào năm 1884 đến 1926 bị bỏ dở vì cái chết đột ngột của tác giả, đến nay vẫn chưa hồn thành. Đây là ngơi nhà thờ hoành tráng và lạ lùng nhất, theo chủ trương “thiên nhiên hóa” kiến trúc của Gaudi và nó mang tính chất tạo hình. Về đại
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">thể, Sagrada Familia vẫn là một nhà thờ Gothique nhưng đã được tạo hình như được “nặn” từ vật liệu thiên nhiên. Nó là một mắt xích trung gian giữa Gothique và nghệ thuật điêu khắc, nó mang đậm tính chất của chủ nghĩa biểu hiện. Chủ trương của Vantican đã cho phép ra đời nhiều kiệt tác kiến trúc, góp phần đẩy nghệ thuật kiến trúc tiến lên. Những sáng tạo nhà thờ theo chủ nghĩa “biểu hiện” nhiều hơn cả. Sau Sagrada Familia của Gaudi, năm 1955 Le Coibusier làm ngôi nhà thờ Ronchamp ở Pháp, rồi nhà thờ Firmini cũng ở Pháp. Năm 1960 Oscar Niemyer làm ngôi nhà thờ ở Brasilia, 1964 Kenzo Tange xây dựng nhà thờ Đức bà ở Tokyo, Mỹ và Ba Lan. Nhiều ngôi nhà thờ theo xu hướng chủ nghĩa “biểu hiện” được xây dựng rất đa dạng và phong phú.
<b>1.3. Lược sử Giáo Hội Công giáo Việt Nam cùng với quá trình hình thành và phát triển kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Việt Nam </b>
<i><b>1.3.1. Thời kỳ sơ khai đến năm 1659 </b></i>
Cơ sở tôn giáo trong thời kì này hiện có những nhận định và số liệu khác nhau. Theo cuốn “Kỷ yếu năm thánh giáo phận Vinh”(Tịa giám mục Xã Đồi , 1992 , Tr.8) viết :”Năm 1657, Đàng Ngồi có 414 nhà thờ, thì Nghệ An đã có 120, nhà nào cũng có bàn thờ ở gian giữa. Những cơ sở tôn giáo trên là hết sức nhỏ bé, dân gian
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><i>gọi các cơ sở này là “nhà giáo” bởi chúng chưa phải là nhà nguyện và càng không </i>
phải là nhà thờ xứ.
<i><b>1.3.2. Thời kỳ từ năm 1659 đến năm 1862 </b></i>
Về nhà thờ Cơng giáo thì cùng với việc lập các xứ, họ đạo là việc xây dựng các nhà thờ xứ đạo. Quy cách xây dựng nhà thờ thời kì này như thế nào thì nguồn tư liệu rất ít ỏi, đa số các nhà thờ trong giai đoạn này đã khơng cịn hiện diện vì nhiều ngun nhân: thời tiết tàn phá, sử dụng vật liệu không bền vững, chính sách cấm đạo gay gắt của chính quyền phong kiến. Về vật liệu đại đa số các nhà thờ được làm bằng gỗ hoặc tranh tre, nứa lá. Nhà thờ thường được kết cấu sao cho dễ dàng tháo dỡ mỗi khi có lệnh cấm đạo của nhà nước phong kiến. Hầu hết nhà thờ thời kì này đều làm giống như nhà dân, nhưng của được mở ra hai bên cho giáo dân đến dự lễ nếu trong nhà chật người.
<i><b>1.3.3. Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1954 </b></i>
giáo mới có điều kiện để phát triển. Nếu như cuối thế kỷ 19 có khoảng 600.000 tín đồ, 365 linh mục thì đến năm 1933 có 1.297.228 giáo dân và năm 1938 là trên 1.500.000 giáo dân với 979 linh mục.
Thời kì này là thời kì hàng loạt các cơ sở tơn giáo được xây dựng với quy mô lớn
<i>nhỏ khác nhau và hầu hết các cơ sở đó vẫn cịn hiện diện cho đến ngày nay. Ngay </i>
tại Sài Gòn, cơ sở đầu tiên của Công giáo được xây dựng một cách quy mô và to lớn là nhà thờ và tu viện của dịng thánh Phao Lơ ở đường Tơn Đức Thắng, quận I , thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Trường Tộ thiết kế và chỉ huy thi công, cơng trình hồn thành và đưa vào sử dụng giữa năm 1864. Đến ngày 07-10-1877, lễ đặt viên gạch để xây dựng nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được tiến hành. Người chỉ đạo thi công là kiến trúc sư Bourd, công nhân xây dựng là những người thợ Việt Nam khéo tay và tài hoa. Sau ba năm thi cơng ngày 14-4-1880 nhà thờ Đức Bà Sài Gịn chính thức hồn thành. Cơng trình cao 57m, rộng 28m và dài 93m. Tường nhà thờ được xây bằng gạch trần đặc biệt được chuyển từ Marseille (Pháp) sang với khả năng không ngấm nước, không phai màu, không mọc rêu. Sau năm 1954, nhà thờ Đức Bà trở thành nhà thờ chính tịa, đến tháng 3 năm 1962 thì Tịa Thánh La Mã phong tước
<i>hiệu Vương cung thánh đường cho nhà thờ Đức Bà Sài Gịn. Ở Hà Nội thì nhà thờ </i>
lớn Hà Nội cũng được khỏi công vào đầu năm 1884 và cơ bản hoàn thành vào năm 1887, nhà thờ theo lối kiến trúc Gothique với hai tháp chuông hai bên, mỗi tháp cao
<i>22m. Trong giai đoạn này không thể không nhắc đến một cơ sở tơn giáo đó là nhà </i>
<i>thờ lớn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), tác giả là linh mục Trần Lục </i>
(1825-1899). Khu quần thể gồm 3 hang đá nhân tạo, 5 nhà nguyện nhỏ, nhà thờ đá, nhà thờ lớn và phương đình. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách Á Đông như cấu trúc sáu hàng cột, diềm mái, lợp ngói vẩy, phương đình hình dáng tựa như cổng tam quan, phía trước nhà thờ là hồ nước lớn, phía sau là núi đá nhân tạo dựa trên quan niệm phong thủy Đông phương.
Như vậy kiến trúc nhà thờ Công giáo trong giai đoạn này khá đa dạng. Có rất nhiều nhà thờ theo lối kiến trúc Tây phương như Kẻ Sở, nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nhà thờ được thiết kế mang
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">phong cách Á Đông (người dân theo đạo Công giáo thường gọi là nhà thờ Nam) như nhà thờ Phát Diệm, nhà thờ thôn Đông (Nam Định).
<i><b>1.3.4. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975 </b></i>
<i>trong vòng 21 năm số giáo xứ tăng lên gấp 4 lần so với 300 năm trước đó. </i>
Giáo xứ ra đời kèm theo đó là việc xây dựng nhà thờ xứ. Kiến trúc nhà thờ thời kì này khá đa dạng, hầu hết được làm bằng vật liệu xi măng, cốt thép. Kiến trúc theo kiểu hiện đại, không theo mẫu gothique hay phong cách Á Đông như các nhà thờ xây dựng trước đó. Nhiều nhà thờ xứ đạo do xây dựng ở thành phố với không gian chật hẹp nên xây thành hai tầng, cấu trúc cũng không theo một khuôn mẫu nhất định. Những nhà thờ xây dựng thời kì này khơng có đường kiệu, nhà dãy, hội quán, và nhà kèn. Bên cạnh nhà thờ thường có nhà cha sở, phịng khách, có thêm một số phịng học giáo lý và văn hóa.
<i><b>1.3.5. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay </b></i>
được nhà nước bảo hộ, các cơ sở có nhu cầu xây dựng và sửa chữa chính đáng đều được đáp ứng.
<i>Đối với Giáo hội Cơng giáo đây là thời kì rất nhiều cơ sở tôn giáo được xây dựng </i>
và sửa chữa, các xứ đạo họ đạo tại vùng đồng bằng Bắc bộ nhiều nơi phá bỏ nhà thờ xứ đạo và xây dựng nhà thờ mới. Còn ở miền Nam thì cơng việc xây dựng và sửa chữa khơng tiến hành ồ ạt như ở miền Bắc. Đặc trưng kiến trúc của nhà thờ Công
<i>giáo trong giai đoạn này có thể nói là hơi lai tạp và hỗn loạn. Một số nhà thờ cũ </i>
theo phong cách phương Tây hoặc dân tộc khi được sửa chữa đã cố gắng duy trì theo kiến trúc cũ trước đó, song khơng ít nhà thờ nhân thể sửa chữa đã mạnh dạn đập bỏ để tái kiến trúc lại theo kiểu hiện đại, tân kỳ. Lại có một số nhà thờ tuy vẫn giữ lối kiến trúc cũ nhưng cách tân thêm một số phòng ốc theo dạng hiện đại, tạo nên một sự “kết hợp” có phần so le, lộn xộn, khơng ăn nhập gì với nhau.
<b>1.4. Vai trò chức năng và cấu trúc của nhà thờ Công giáo </b>
<i><b>1.4.1. Phân loại sơ lược về chức năng nhà thờ Công giáo </b></i>
<i>thể phân chia làm ba loại đó là : nhà thờ, nhà nguyện và các nhà nguyện tư, đền </i>
những người theo đạo có quyền lui tới để làm việc thờ phượng một cách công cộng. Phân cấp nhà thờ theo quản lý hành chính từ cao đến thấp thì có thể chia làm ba
<i>loại: nhà thờ chính tịa, nhà thờ giáo xứ, và nhà thờ họ đạo. Nhà thờ chính tịa là nhà thờ chính của một giáo phận, là nhà thờ chính thức của một giám mục có đặt ngai </i>
cố định của ngài. Giáo phận được chia ra nhiều phần riêng biệt được gọi là giáo xứ,
<i>ở mỗi giáo xứ sẽ có một nhà thờ giáo xứ được xây dựng trong địa vực của xứ đạo </i>
do một linh mục chính xứ cai quản. Nhiều giáo xứ có thể liên kết thành một nhóm riêng gọi là giáo hạt. Do điều kiện lịch sử và do Việt Nam là một xứ truyền giáo nên từ xa xưa cùng với việc thiết lập các giáo xứ là việc thành lập các họ đạo. Trong một giáo xứ có thể có vài nhà thờ họ đạo, đối với nhà thờ họ đạo không phải là nơi
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">thường xuyên diễn ra thánh lễ, đó là nơi giáo dân của họ đến đó cầu nguyện, các nhà thờ họ đạo thường nhỏ và phần lớn khơng có gác chng, vì vậy nhà thờ họ được xếp vào loại hình nhà nguyện cơng.
<i><b>1.4.2. Vị trí và cấu trúc nhà thờ Cơng giáo </b></i>
<i>một cách hài hịa tạo nên một đơ thị sinh động và phong phú. Trong thiết kế đô thị, </i>
kiến trúc tơn giáo nói chung và kiến trúc nhà thờ Cơng giáo nói riêng, cụ thể là hình thức kiến trúc nhà thờ đã tạo cho đơ thị có sự cân bằng về bố cục hình thể, cân bằng về tâm linh và làm cho đô thị ấy thêm phần phong phú giúp con người lắng đọng trong sự ồn ào và sơi động của đơ thị. Nhìn vào đơ thị có kiến trúc tơn giáo, chúng
<i>ta có cảm giác nhẹ nhàng, yên tâm và bớt đi sự ngột ngạt của những tòa nhà san sát </i>
nhau, chọc trời hiện đại được bao che bằng những vật liệu mới nhưng hình như có
<i>phần khơ cứng và vơ cảm. Kiến trúc nhà thờ Công giáo mang những nét riêng, điểm </i>
nhấn trong bức tranh đô thị sẽ làm cho không gian đô thị đó phần nào cảm nhận được sự yên ổn và bình an. Trong lịch sử hình thành đơ thị, như thành phố Hồ Chí Minh hay các nơi khác trên đất nước Việt Nam, khi các linh mục phương Tây qua Việt Nam truyền đạo thì các nhà lãnh đạo thời ấy đã cộng tác, trợ cấp kinh phí và cho xây dựng các nhà thờ rất là trang nghiêm, nguy nga và mỹ thuật thời bấy giờ.
<i>Nhà thờ công Giáo thường được xây dựng ở những vị trí đẹp và trọng điểm trong </i>
thành phố hoặc khu dân cư, tạo điểm nhấn cho không gian đô thị, tại các giao lộ trọng điểm tại các thành phố và trên các ngọn đồi để mọi người dễ dàng nhìn thấy và hướng tới được (Hình 1.9). Có những nhà thờ đã được xây dựng cách đây trên hàng trăm năm và vị trí ấy vẫn cịn làm đẹp đơ thị cho đến ngày nay. Nhiều nhà thờ cịn có diện tích khn viên rộng rãi, thống mát, ngồi cơng trình chính cịn có sân vườn và các hạng mục nhỏ khác, tạo ra những không gian cảnh quang xanh, phá vỡ sự nhộn nhịp, đơn điệu của phố phường. Nhà thờ Công giáo nguyên thủy quay mặt về hướng đông, tuy nhiên khi tiến hành truyền giáo và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam, các linh mục thường ít chú ý đến phương hướng đặt nhà thờ. Phần lớn các nhà thờ quay theo thế đất và quay ra phía mặt đường. Đặt biệt có một số nhà thờ
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Gác chng thường ở phía trước nhà thờ, có hình khối vươn cao và vượt khỏi mái, trên đỉnh là thập giá, trong lòng tháp treo một hoặc vài quả chng, chng có thường là kéo dây (chng Tây) nhưng cũng có một số nhà thờ sử dụng chuông nện vồ (chuông Nam). Tháp chng có thể xây gắn liền với nhà thờ hoặc xây rời, ở chính giữa tháp chng thường là tượng thánh của nhà thờ. Chính giữa tháp chuông thường đặt tượng thánh quan thầy của nhà thờ. Tiếp theo lối vào là gian tiền sảnh, gian tiền sảnh thường có đặt giếng rửa tội, giếng rửa tội có thể là một chum sành
<i>hoặc là những dụng cụ bằng đá đựng nước đã được làm phép. Phía trên gian tiền </i>
sảnh là gác đàn, đó là nơi để đàn và hát phục vụ cho thánh lễ, tuy nhiên một số nhà thờ khơng có gác đàn thì khu vực đàn hát này được bố trí một bên cung thánh. Lòng nhà thờ là nơi giáo dân tham dự thánh lễ với các hàng ghế xếp hai bên, thường thì hàng ghế bên trái dành cho nữ và bên phải dành cho nam. Bên trong nhà thờ trang trí ảnh tượng chủ đề Cơng giáo, đặc biệt kể cả nhà thờ chính tịa, nhà thờ xứ đạo, họ
<i>đạo phía bên trên tường có mười bốn ảnh hoặc phù điêu mơ tả những cực hình mà </i>
chúa Giêsu phải chịu (gọi là mười bốn đàng Thánh giá), nếu đứng cuối nhà thờ nhìn lên cung thánh thì đường thánh giá được xếp thứ tự số một từ bên trái đầu cung thánh. Gần cuối lòng nhà thờ giáp với cung thánh là tượng Đức mẹ Maria bên trái và thánh Giuse bên phải. Khu vực phía cuối lịng nhà thờ là cung thánh, đó là nơi linh mục cử hành thánh lễ, cung thánh thường được làm cao hơn so với lịng nhà
<i>thờ nhưng khơng được có sự ngăn cách với lịng nhà thờ ví dụ như q cao hay có </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">lan can chắn. Trên cung thánh nổi bật nhất là bàn thờ, bục giảng, bức vách ngay sau cung thánh là tượng chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá, bên dưới là nhà tạm, nơi lưu giữ bánh không men tượng trưng cho mình thánh Chúa. Đặc biệt phần nhiều nhà thờ Cơng giáo ở miền Nam thì trên cung thánh cịn có lư hương phục vụ trong các ngày lễ lớn, đây là một minh chứng rõ nét cho sự ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đối với đạo Cơng giáo. Phía sau cung thánh là một gian nhỏ, nhằm phục vụ cho việc thay y phục của linh mục khi cử hành thánh lễ, được gọi là gian mặc áo lễ. Gian mặc áo lễ cũng có thể được xây dựng kế bên cung thánh chứ không nhất thiết là ln ở phía sau.
<i>Cấu trúc nhà thờ như đã trình bày là không thay đổi và được giáo luật quy định </i>
song cấu trúc và không gian bên trong nhà thờ có nhiều biến thể tùy thuộc vào văn hóa và địa phương nơi xây dựng. Cấu trúc nhà thờ phổ biến là theo hình dọc, lối vào ở đầu hồi, đối diện là cung thánh nhưng cũng có một số nhà thờ cấu trúc theo chiều ngang kiểu như cấu trúc đình, ví dụ như nhà thờ xứ Phaolô, phường 14, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Những nhà thờ cấu trúc theo hình dọc, ngồi cửa ra vào ở đầu hồi thường có trổ thêm một số cửa bên hơng và có hành lang dọc theo hai bên, việc mở cửa và sự xuất hiện hai hành lang có thể do một phần ảnh hưởng không gian mái hiên của kiến trúc Việt Nam, một phần giúp gia tăng số lượng người tham dự thánh lễ vào các ngày lễ lớn, khi đó mọi người có thể đứng ngồi hành lang và lễ "vọng" qua các cửa sổ. Phần lớn nhà thờ Công giáo xây dựng từ sau năm 1954 thường không xây dựng gác đàn, một phần lý do có thể là hạn chế chi phí xây dựng, khi đó nơi đàn hát được bố trí gần với cung thánh, thường là bên trái cung thánh.
<i><b>1.4.3. Những cơ sở quanh nhà thờ xứ đạo </b></i>
Đức. Ngồi ra cịn có nhà hội quán, là nơi hội họp của ban hành giáo, nhà kèn dùng cho hội kèn Tây đến phục vụ, xung quanh nhà thờ ở các xứ đạo cổ thường có đường kiệu uốn lượn trong khn viên nhằm phục vụ cho một số thánh lễ lớn có nghi thức rước kiệu. Quanh nhà thờ xứ đạo thường có các cơ sở trên, tuy nhiên khơng phải
<i>nhà thờ xứ đạo nào cũng có đầy đủ ví dụ như nhà dãy, nhà kèn và nhà hội quán rất </i>
ít thấy ở các xứ đạo thuộc giáo phận thành phố Hồ Chí Minh.
<b>1.5. Nhà thờ Cơng giáo tại thành phố Hồ Chí Minh </b>
<i><b>1.5.1. Lược sử giáo phận Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh </b></i>
Đến khi Pháp chiếm Gia Định vào tháng 2 năm 1859, nhiều cơ sở được phục hồi và phát triển: nhà thờ Xóm Chiếu xây dựng năm 1861, tái lập và hình thành nhiều giáo
<i>xứ mới như: Chợ Quán, Cầu Kho, Chợ Lớn, Cầu Bơng, An Nhơn, Gị Vấp… Năm </i>
<i>1960 giáo phận Sài Gòn được nâng lên hàng tổng giáo phận gồm: Sài Gòn,Vĩnh </i>
Long, Cần Thơ, Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên. Năm 1975, Tòa Thánh lập thêm giáo phận Phan Thiết thuộc tổng giáo phận Sài Gòn. Sau 30-4-1975, giáo phận Sài Gịn đổi tên thành giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngày 2-4-1998, giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn nhận chức tổng giáo mục giáo phận Thành phố
<i>Hồ Chí Minh và đến ngày 21-10-2003 được nhận mũ đỏ Hồng Y tại Roma. Hiện </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">nay, giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh có 15 giáo hạt nằm rải rác trên địa bàn 23 quận huyện của thành phố và một số họ đạo nằm trong huyện Củ Chi.
<i><b>1.5.2. Sơ lược về nhà thờ giáo xứ Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh </b></i>
<i>hiện ghi lễ tôn giáo. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có cả thảy là 206 ngôi nhà thờ </i>
Minh và 8 nhà thờ giáo xứ ở giáo hạt Củ Chi.
Mặc dù thể loại kiến trúc nhà thờ Công giáo chỉ bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ
<i>một vài thế kỷ trở lại đây nhưng cũng đã mang lại những phong cách kiến trúc mới </i>
cũng như cách nhìn nhận về thể loại kiến trúc tôn giáo. Khi đạo Công giáo mới du nhập vào Sài Gịn thì chỉ xuất hiện những dạng kiến trúc đơn giản,chủ yếu mang tính chất hữu dụng (như những nhà nguyện nhỏ), dần dần các kiến trúc nhà thờ phương Tây đã du nhập vào, hình thành và phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên vào những ngày đầu, các dạng kiến trúc này mang phong cách hoàn tồn của phương Tây, từ hình dáng tổng thể đến các chi tiết, hoa văn trang trí. Các thức kiến trúc cổ điển sau đó dần được chuyển hóa và phát triển. Trải qua qua trình sử dụng lâu dài, một số nhà thờ đã được cải tạo mới, đơn giản hóa các chi tiết kiến trúc nhất
<i>là từ năm 1990 trở lại đây, các hình thức kiến trúc và trang trí truyền thống Việt </i>
<i>Nam </i>được đưa nhiều hơn vào nhà thờ Công giáo, tạo nên những nét đặc trưng riêng
<i>cho nhà thờ Công giáo Việt Nam. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">Hình 1.1a
<b>Hang toại đạo </b>
<i>Trong thời gian bị ngược đãi (từ thế kỷ thứ nhất đến đầu thế kỷ thứ tư) các Kitơ hữu phải hành lễ bí mật trong nhà riêng hay trong những hầm mộ được gọi là hang toại đạo </i>
<i><b><small>4. tabernae : c</small></b><small>ửa tiệm </small></i>
<i><b><small>5. atrium : sân tr</small></b><small>ước </small></i>
<i><b><small>6. compluvium : l</small></b><small>ỗ hổng trên mái để nhận nước mưa rơi xuống hồ nước ở sân bên dưới </small></i>
<i><b><small>7. impluvium : h</small></b><small>ồ nước nông, hình chữ nhật, để chứa nước mưa </small></i>
<i><b><small>8. tablinum : v</small></b><small>ăn phòng của chủ nhà, dùng để tiếp khách </small></i>
<i><b><small>9. triclinium : phòng </small></b><small>ăn </small></i>
<i><b><small>10. alae : phòng </small></b><small>ở bên cạnh </small></i>
<i><b><small>11. cubiculum : phòng ng</small></b><small>ủ </small></i>
<i><b><small>12. culina : phòng b</small></b><small>ếp </small></i>
<i><b><small>13. posticum : c</small></b><small>ửa sau </small></i>
<i><b><small>14. peristylium : sân v</small></b><small>ườn </small></i>
<i><b><small>15. piscina : h</small></b><small>ồ nước </small></i>
<i><b><small>16. exedra : phịng phía </small></b><small>đằng sau, dùng để ngồi thư giãn, nói chuyện, suy tư, hay bàn luận </small></i>
<b><small>Hình 1.1b - Kiến trúc nhà ở Roma </small></b> <i><small>[Nguồn: Internet] </small></i>
<small> </small>
<b>SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ THỜ </b>
<b><small>HÌNH 1.1 </small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><i><small>gồm có sân trước (atrium), tiền sảnh (narthex), đại sảnh (nave), hai gian phụ (aisles) ở mỗi bên của đại sảnh, bệ cao (bema) nối dài qua hai bên hông để tạo thành nhánh ngắn của cây thánh giá (transept), và hậu cung hình bán nguyệt (apse). </small></i>
<b><small>Hình 1.2c - Nội thất Basilica Sant’Apollinare </small></b>
<i><small>[Nguồn: Internet] </small></i>
<b>SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ THỜ </b>
<b><small>HÌNH 1.2 </small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><small> </small>
<small> </small>Hình 1.3a
<b>Ngoại thất và nội thất lăng mộ của Santa Costanza </b>
<b>Hình 1.3b - Sự thay đổi hình thức mặt bằng từ hướng tâm sang chữ thập Latinh </b>
<i><small>[Nguồn: Internet] </small></i>
<b>SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ THỜ </b>
<b><small>HÌNH 1.3 </small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Hình 1.4a Hình 1.4b
<b>Nhà thờ Notre Dame du Puy tại Pháp Nhà thờ theo phong cách Romanesque tại Thụy Điển </b>
<small> </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33"><b>Hình 1.5a - Thánh đường Milan tại Italia </b>
<i>Một trong những nhà thờ theo phong cách Gothique và là nhà thờ lớn thứ tư trên thế giới</i><small> </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">Hình 1.6a Hình 1.6b
<b> Nội thất Thánh đường San Giorgio Mặt đứng Thánh đường San Giorgio </b>
<small> </small>
<b>Hình 1.6c - Thánh đường San Giorgio, Venice, Italia </b>
<i>Thánh đường thiết kế bởi Andrea Palladio được xây dựng từ năm 1566 đến 1610 </i>
<i>[Nguồn: Internet] </i>
<b>HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ THEO PHONG CÁCH </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><b> Hình 1.7b - Church of the Three Crosses Vuokseniska, Phần Lan (KTS Alvar Aalto) </b>
<i><b>Hình 1.7a -Thánh đường Sagrada </b></i>
<i><b>Familia ở Barcelona (Tây Ban Nha)</b></i><small> </small>
<b> </b>
<b>Hình 1.7c - Nhà thờ Wolfsburg tại Đức </b>
<b>Hình 1.7d - Nội thất nhà thờ Wolfsburg tại Đức </b>
<i>[Nguồn: Internet] </i>
<b>HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ THEO MỘT SỐ </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><b>Hình 1.8c - Nhà thờ Vĩnh Hội (thành phố Hồ Chí Minh)</b>
<i><small> [Nguồn: Internet] </small></i>
<b>HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ THEO MỘT SỐ </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37"><i>(trước 1975) </i>
<small> </small>
<b>Hình 1.9c - Nhà thờ Đức Bà - Thành phố Hồ Chí Minh (trước </b>
<i>1975) </i>
<i><small> [Nguồn: Internet] </small></i>
<b>VỊ TRÍ NHÀ THỜ CƠNG GIÁO <sub>HÌNH 1.9 </sub></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><b>Hình 1.10a - Mặt bằng nhà thờ xứ đạo điển hình</b>
<b>Hình 1.10b - Mặt đứng chính nhà thờ xứ đạo điển hình</b>
<i><small> [Nguồn: Internet] </small></i>
<b>CẤU TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">Chương II
<b>CƠ SỞ NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ </b>
<b>HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO </b>
<b>2.1. Sự tương tác giữa văn hóa Việt Nam và đạo Cơng giáo </b>
<i><b>2.1.1. Văn hóa Việt Nam - một nhân tố góp phần làm biến đổi đạo Công giáo xa lạ thành một tơn giáo gần gũi với văn hóa dân tộc </b></i>
<i>trước. Nội dung của nó là “đưa lời Chúa vào nền văn hoá bản xứ và cũng là việc </i>
<i>dẫn nhập các nền văn hố đó vào đời sống giáo hội”. Lúc đầu nó chỉ mang tính </i>
một chiều, có nghĩa là văn hóa Việt Nam phải thay đổi cho phù hợp với đạo Công Giáo nên bắt giáo dân phải phá bàn thờ tiên tổ, cắt tóc ngắn, mang tên thánh nước ngồi... Năm 1979, nó mới thêm chiều thứ hai là chọn lọc tinh hoa văn hoá các dân tộc đưa vào sinh hoạt của đạo như dùng các làn điệu dân ca, kiến trúc, nhạc cụ, ngôn ngữ dân tộc.
<i>Những chống đối và cả thất bại buổi đầu truyền giáo đã buộc các giáo sĩ phải “nhập </i>
<i>gia tuỳ tục”. Trước tiên, để có thể giao tiếp với người dân và truyền giáo được thì </i>
phải biết tiếng Việt. Vậy là nhiều giáo sĩ đã học tiếng Việt, rồi tìm cách để ghi lại
<i>thứ tiếng này. Kết quả là chữ quốc ngữ đã ra đời. Tiếp đó, nhiều kinh, sách của đạo </i>
được dịch ra tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số như Banar, Chàm, Khơme, Cơ Ho từ khá sớm và ngày càng gần gũi với người dân. Tiếng Latin được thay thế dần bằng tiếng Việt hoặc chữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Để không trở thành xa lạ, người Công giáo Việt Nam đã sớm gọi tên các danh từ riêng hay kinh nhà đạo của mình theo ngơn ngữ Việt. Ví dụ như: Xn Bích, Biển Đức, Vinh Sơn, Đắc Lộ hay Đức Chúa Trời thay vì gọi là Sulpicien, Benedict, Vincent, Alexandre de Rhodes hay Deus.
Về phong tục, điều may mắn là đối với Việt Nam, tinh thần hội nhập văn hố đã có từ rất sớm. Thế nhưng trên thực tế, khơng hiểu vì q nhiệt thành hay vì cứng nhắc mà một số giáo sĩ đã bắt người mới gia nhập đạo phải bỏ y phục truyền thống, cắt
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">tóc ngắn, bỏ tên cúng cơm cha mẹ đặt cho, thậm chí phá bàn thờ tiên tổ... Một số giáo sĩ tiến bộ đã phản đối cách làm này và ủng hộ các tập tục làm đám ma trọng thể, cắm cây nêu ngày tết của người Việt... Tinh thần đổi mới cùng với áp lực từ chính văn hố của cộng đồng, giáo hội Việt Nam cũng dần chấp nhận cho người Công giáo được làm các nghi lễ theo truyền thống dân tộc.
Một ảnh hưởng của văn hố Việt là góp phần làm thay đổi thái độ đối với các tơn
<i>giáo khác. Văn hóa Việt Nam vốn khoan dung về tôn giáo nên chấp nhận “tam giáo </i>
<i>đồng nguyên”, “tam giáo đồng quy”. Khi đạo Công giáo xuất hiện đã coi tất cả các </i>
<i>tôn giáo khác là ma quỷ, là đạo dối. Thái độ này bị phản ứng dữ dội của các tôn giáo khác và cả cộng đồng. Đạo Công giáo đã dần dần thay đổi quan niệm. Từ chỗ </i>
chỉ chấp nhận hôn nhân cùng đạo đến chỗ gọi các tôn giáo khác “là bạn”, khuyến
<i>khích các tín đồ đối thoại, thăm viếng nhau là một bước tiến dài. Từ chỗ độc quyền </i>
“ơn cứu độ”, tranh luận để chứng minh Cơng giáo là đạo chính, lơi kéo tín đồ của
<i>các tôn giáo khác đến chỗ thừa nhận giá trị của các tôn giáo bạn, không đặt mục tiêu phát triển tín đồ thành ưu tiên hàng đầu là một thay đổi lớn trong thái độ của </i>
đạo Công giáo với các tôn giáo khác. Đây là điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn giáo trong các làng “xơi đỗ” sống chan hịa với nhau. Những hình ảnh các nhà sư ngồi cạnh các linh mục, giám mục trong các buổi mít tinh hay đồng bào các tôn giáo cùng chung nhau xây nhà thờ, dâng hương trước bàn thờ Phật là minh chứng sinh động cho tình đồn kết các tơn giáo ở Việt Nam.
Một ảnh hưởng nữa của văn hoá dân tộc là đã tạo ra một diện mạo mới, một bản sắc riêng cho đạo Công giáo ở Việt Nam trên nhiều bình diện từ nghệ thuật kiến trúc, hội hoạ, thánh nhạc đến các nghi lễ trong Phụng vụ.
Về kiến trúc, khơng ít nhà thờ Công giáo dù được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, người phương Tây cai trị cả phần đạo lẫn phần đời nhưng vẫn mang đậm phong cách Việt. Có thể kể ra kiến trúc như Cam Ly ( Đà Lạt), Bảo Nham ( Nghệ An), quần thể Phát Diệm (Ninh Bình), … Tại Phát Diệm sử dụng các vật liệu quen thuộc là gỗ, đá, các nét kiến trúc đình chùa truyền thống như cổng tam quan hay mái ngói cong, nhiều tầng. Cịn tới thăm nhà thờ Cam Ly( Đà Lạt), lại thấy thấp thống ngơi
</div>