Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

lvts 2020 tính tự sự trong kiến trúc việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.85 MB, 142 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LÂM TRẦN HỒNG VŨ </b>

<b>TÍNH TỰ SỰ TRONG KIẾN TRÚC VIỆT NAM HIỆN NAY </b>

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LÂM TRẦN HỒNG VŨ </b>

<b>TÍNH TỰ SỰ TRONG KIẾN TRÚC VIỆT NAM HIỆN NAY </b>

Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 8580101

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC </b>

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

<b>TS. KTS. PHẠM PHÚ CƯỜNG </b>

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các nội dung được phân tích có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo quy định. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

<b>Học viên thực hiện luận văn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC Phần I - Mở đầu </b>

<b>1. Ý nghĩa khoa học ... 1 </b>

<b>2. Tổng quan về những nghiên cứu có liên quan đến đề tài ... 2 </b>

2.1. Các luận văn, luận án ... 2

2.2. Các công trình khoa học ... 3

2.3. Các nhận định ... 4

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ... 4 </b>

<b>4. Nội dung nghiên cứu ... 5 </b>

<b>5. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu... 5 </b>

<b>6. Phương pháp nghiên cứu ... 5</b>

<b>Phần II - Nội dung CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN</b>

<b>1.1. Giải thích các khái niệm, thuật ngữ khoa học liên quan đến đề tài .... 7 </b>

1.1.1. Các thuật ngữ về “ngơn ngữ kiến trúc” ... 7

<i>1.1.1.1. Ngơn ngữ Hình thức ... 8</i>

<i>1.1.1.2. Ngôn ngữ Cấu trúc ... 10</i>

<i>1.1.1.3. Ngôn ngữ Hiện tượng ... 10</i>

1.1.2. Các thuật ngữ về “tự sự”... 11

<i>1.1.2.1. Tự sự (Narrative) ... 11</i>

<i>1.1.2.2. Đại tự sự (Grand Narrative) ... 16</i>

<i>1.1.2.3. Tiểu tự sự (Petit Narrative) ... 16</i>

<b>1.2. Tổng quan về thực trạng Kiến trúc Việt Nam hiện nay ... 17 </b>

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ... 25</b>

<b>2.1. Cơ sở lý luận về tính tự sự trong Kiến trúc ... 25 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.1.1. Sự chuyển biến của xu hướng, trường phái kiến trúc trong bối cảnh

thời đại ... 25

<i>2.1.1.1. Chuyển biến từ Hiện đại sang Hậu hiện đại ... 25</i>

<i>2.1.1.2. Chuyển biến trong Hậu hiện đại ... 27</i>

<i>2.1.1.3. Chuyển biến sau Hậu hiện đại ... 28</i>

2.1.2. Các bài học lý luận tiêu biểu ... 28

<i>2.1.2.1. Lý luận về sự chuyển biến từ ngơn ngữ hình thức sang ngơn ngữ cấu trúc ... 28</i>

<i>2.1.2.2. Lý luận về sự chuyển biến từ ngôn ngữ cấu trúc sang ngôn ngữ hiện tượng ... 31</i>

<b>2.2. Cơ sở thực tiễn ... 32 </b>

2.2.1. Các cơng trình kiến trúc với những biểu hiện tự sự về quá khứ ... 33

<i>2.2.1.1. Tự sự về ký ức đô thị ... 33</i>

<i>2.2.1.2. Tự sự về sự kiện lịch sử ... 36</i>

<i>2.2.1.3. Tự sự về tính địa phương, bản sắc văn hố ... 37</i>

2.2.2. Các cơng trình kiến trúc với những biểu hiện tự sự về Hiện tại và Tương lai ... 39

<i>2.2.2.1. Tự sự về sự đa dạng trong Văn hoá và Kiến trúc ... 39</i>

<i>2.2.2.2. Tự sự về Công nghệ ... 40</i>

<i>2.2.2.3. Tự sự về Môi trường ... 44</i>

<b>2.3. Cơ sở hiện trạng ... 46 </b>

2.3.1. Một số kiến trúc Việt Nam mang tính tự sự những năm gần đây . 462.3.2. Các bài học về kiến trúc tự sự từ quá khứ ... 48

<b>CHƯƠNG 3. CÁC BIỂU HIỆN TỰ SỰ TRONG KIẾN TRÚC VIỆT NAM HIỆN NAY</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>3.1. Sự chuyển biến từ tư duy đại tự sự sang tư duy tiểu tự sự ... 51 </b>

3.1.1. Các biểu hiện tư duy đại tự sự ... 51

3.1.2. Những chuyển biến của biểu hiện đại tự sự sang tiểu tự sự ... 52

3.1.3. Một số nhận định ... 56

<b>3.2. Nhận dạng các biểu hiện tự sự trong kiến trúc Việt Nam hiện nay .. 59 </b>

3.2.1. Biểu hiện tiếp diễn của tư duy đại tự sự ... 59

3.2.2. Biểu hiện tự sự về ký ức đô thị ... 60

3.2.3. Biểu hiện tự sự về tính địa phương ... 62

3.2.4. Biểu hiện tự sự về sự đa dạng văn hoá ... 63

3.2.5. Biểu hiện tự sự về công nghệ ... 66

3.2.6. Biểu hiện tự sự về môi trường và tự nhiên ... 68

<b>KẾT LUẬN ... 73</b>

<b>KIẾN NGHỊ ... 75Phần III - Phụ lục </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... IDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ... VIIIDANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ... VIIIDANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢN VẼ ... IX </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Ý nghĩa khoa học </b>

<i>Kiến trúc là mợt loại hình sáng tạo mang nhiều màu sắc, nhưng trong số đó nghệ thuật và khoa học là hai màu sắc thường được biểu hiện rõ nhất. Do </i>

đó kiến trúc vừa có yếu tố khoa học kỹ thuật, vừa mang yếu tố thẩm mỹ, và đôi khi cũng mang yếu tố trừu tượng. Bên cạnh đó tại một thời điểm hay bối cảnh, kiến trúc còn mang màu sắc văn hoá của một cộng đồng gắn liền với những sự kiện và bước ngoặt phát triển.

Dần dần qua các thời kì, sau nhiều thay đổi theo quy luật vận động và phát triển, kiến trúc Việt Nam dường như lần nữa đang đến giai đoạn có nhiều chuyển biến đặc biệt biểu hiện qua những sáng tạo với cơng trình kiến trúc. Trong những năm gần đây, không riêng Việt Nam mà trên thế giới cũng xuất hiện hàng loạt các kiến trúc mới mang trên mình những câu chuyện về văn hố, lịch sử, xã hợi khác nhau của thời đại. Những điều này có thể đã khiến kiến trúc

<i>được đính kèm những 'mã hố' trong hình thức biểu hiện gắn liền với môi cảnh, </i>

con người, thời điểm, bản sắc, v.v... Qua các biểu hiện đó những báo cáo khoa

<i>học về tính đa ngơn ngữ, tính nhập nhằng, v.v... của kiến trúc ở Việt Nam đã </i>

ra đời. Nhưng trong thời kì đương đại với nhiều sự biến đổi, đời sống vật chất của mỗi con người và xã hội dần nâng cao. Giữa bộn bề những c̣c đua, c̣c tìm kiếm những giá trị vật chất hay sự tiến bộ đa phần con người đã vô tình bỏ quên, lạc mất giá trị tinh thần. Tuy nhiên không phải tất cả, những tư duy ngược dịng mang tính sáng tạo cũng x́t hiện, mang những yếu tố trừu tượng trong hình thức cùng giá trị tinh thần trở lại. Các tư duy ấy biểu hiện ngày càng rõ nét qua những kiến trúc sáng tạo hiện nay.

Sự việc này đã mang một đặc tính mới mà thật ra là mang trở lại tính tự sự cho những cơng trình kiến trúc với những tư duy của cá nhân, những sự sáng tạo trong mỗi con người được đề cao. Một yếu tố tự sự mang nhiều màu sắc,

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

nhiều sự tương tác giữa con người và kiến trúc chứ không đơn thuần về thẩm mỹ hay công năng. Bên cạnh đó cũng địi hỏi con người có những cảm nhận

<i>sâu sắc hơn về kiến trúc và văn hoá trong một công trình hơn là tính hiện đại, sự hào nhoáng hay những câu chuyện chung chung, những siêu tự sự, đại tự sự </i>

trước đó đã được phổ biến rợng khắp. Đề tài nghiên cứu như mợt góc nhìn của học viên nhằm tìm hiểu, nhận dạng, tổng hợp những biểu hiện tự sự trong kiến trúc, và mong tìm được khả năng ứng dụng vào tư duy và thực tiễn sáng tạo kiến trúc ở Việt Nam hiện nay.

<b>2. Tổng quan về những nghiên cứu có liên quan đến đề tài </b>

<i><b>2.1. Các luận văn, luận án </b></i>

<i>Luận án “Hiện tượng cộng sinh văn hóa giữa tính truyền thống và tính </i>

<i>hiện đại trong kiến trúc Việt Nam - Từ cuối thế kỷ XIX - giữa thế kỷ XX” của </i>

tác giả Lê Thanh Sơn (năm 2000) với nợi dung nghiên cứu có giá trị là cơ sở khoa học để học viên tiếp thu kiến thức và tạo nên những luận điểm so sánh để đúc kết về tính tự sự.

<i>Luận án “Duy trì và chuyển tải các giá trị kiến trúc đơ thị đặc trưng trong </i>

<i>bối cảnh phát triển mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Phú Cường (năm 2015) với mục tiêu xác định giá trị </i>

kiến trúc đô thị đặc trưng nhằm đề xuất duy trì và chuyền tải các giá trị kiến trúc bằng các giải pháp bảo tờn, cải tạo thích ứng, chỉnh trang, xây dựng mới.

<i>Luận văn “Về tính nhập nhằng trong kiến trúc” của tác giả Lê Trần Xuân </i>

Trang (năm 2005) với mục tiêu giới thiệu một sự nhận dạng mới về kiến trúc và từ đó nêu lên những nhận định cho sự sáng tạo kiến trúc.

<i>Ḷn văn “Tính đa ngơn ngữ trong cơng trình cơng cộng ở Tp. Hồ Chí </i>

<i>Minh giai đoạn 2000-2010” của tác giả Nguyễn Quốc Hưng (năm 2011) với </i>

mục tiêu tìm hiểu những tiền đề tác đợng lên việc hình thành ngơn ngữ kiến trúc công cộng TPHCM trong giai đoạn 2000-2010 và các hình thái cơ bản cấu

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thành ngôn ngữ kiến trúc; sau cùng là nhận dạng và đánh giá về ngôn ngữ kiến trúc công cộng ở TPHCM trong giai đoạn 2000-2010 và đưa ra bảng tổng kết về những ngôn ngữ biểu hiện này.

<i>Luận văn “Kiến trúc phỏng sinh học và khả năng phát triển tại Việt Nam” </i>

của tác giả Trần Anh Khoa (năm 2013) với mục tiêu làm rõ các giá trị và tiềm năng của kiến trúc Phỏng sinh học nhằm chỉ ra khả năng ứng dụng nguyên tắc sinh học với thiết kế kiến trúc, từ đó phân tích đề xuất để áp dụng cho kiến trúc Việt Nam Đương đại.

<i>Luận văn “Chủ nghĩa biểu hiện và xu hướng Hi-Tech trong kiến trúc của </i>

<i>Santiago Calatrava” của tác giả Nguyễn Thị Hà Dung (năm 2014) với mục </i>

tiêu rút ra những bài học cụ thể từ việc phân tích và nghiên cứu các cơng trình và lý luận của Calatrava.

<i>Luận văn “Ký hiệu học trong một số kiến trúc đương đại Nhật Bản” của </i>

Vũ Minh Quang (năm 2017) với mục tiêu tìm hiểu các lý thuyết ký hiệu khả thi trong kiến trúc và dựa trên đó, xác định cơ sở khoa học cụ thể để nhận dạng đặc thù trong thiết kế kiến trúc đương đại Nhật Bản; từ đó học hỏi cách truyền nghĩa vào các thành phần cấu thành nên không gian kiến trúc của người Nhật.

<i><b>2.2. Các công trình khoa học </b></i>

<i>Quyển sách “Một số xu hướng kiến trúc đương đại nước ngoài” của tác </i>

giả Lê Thanh Sơn (năm 2001) với nội dung về những xu hướng kiến trúc, các quan điểm ở thời kì Hậu hiện đại cùng với những nét đặt trưng qua những cơng trình và kiến trúc sư tiêu biểu.

<i>Quyển sách “Kiến trúc Hậu hiện đại” của tác giả Tôn Đại (năm 2005) với </i>

nội dung là các lý luận và nghiên cứu về những bối cảnh cụ thể cùng với các xu hướng trong kiến trúc trên thế giới ở giai đoạn Hậu hiện đại.

<i>Quyển sách “Narrative Architecture - Kiến trúc tự sự” (năm 2012) của </i>

Nigel Coates bằng phân tích biểu hiện kiến trúc, tác giả đặt ra những lý luận về

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

ý nghĩa gắn với văn hoá như một tiền đề cho tính tự sự trong kiến trúc.

<i>Quyển sách “Tương lai Kiến trúc” của Marc Kushner với nội dung là </i>

những kiến trúc sáng tạo trên thế giới và các luận điểm độc đáo qua bản dịch.

<i>Hai cơng trình “La Condition postmoderne” với bản dịch “Hoàn cảnh </i>

<i><b>hậu hiện đại” của Ngân Xuyên và “La Phénoménologie” với bản dịch “Hiện </b></i>

<i>tượng luận” của Phan Quang Định. Hai cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trên </i>

của tác giả Jean-Francois Lyotard là những báo cáo khoa học với những luận điểm mang nhiều ảnh hưởng đến văn học, triết học và phần nhiều cơ sở lý luận kiến trúc ngày nay.

<i>Cơng trình “Hiện tượng học là gì?” của Merleau-Ponty là nghiên cứu nhằm tìm hiểu và vận dụng những khái niệm, tư duy phổ quát như Đại tự sự, </i>

<i>Tiểu tự sự cùng các luận điểm trong Hiện tượng học tương ứng với Tính tự sự </i>

trong đề tài.

<i><b>2.3. Các nhận định </b></i>

- Những nghiên cứu có liên quan từ ḷn văn, ḷn án, các cơng trình khoa học đã cung cấp những kiến thức, cơ sở khoa học và luận điểm khoa học cần thiết cho học viên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.

- Tuy nhiên việc đi sâu phân tích, lý giải tính tự sự trong kiến trúc Việt Nam hiện nay vẫn địi hỏi cần có thêm những nghiên cứu chi tiết hơn đi cùng đối tượng nghiên cứu được cập nhật phù hợp với các công trình kiến trúc hiện nay. - Vì vậy đề tài tính tự sự trong kiến trúc Việt Nam hiện nay là đề tài có ý nghĩa và khơng trùng lẫn với các cơng trình nghiên cứu trước đó.

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài </b>

- Phân tích những chuyển biến từ tư duy đại tự sự sang tiểu tự sự trong kiến trúc Việt Nam hiện nay;

- Hệ thống hoá và nhận dạng các biểu hiện tự sự trong kiến trúc Việt Nam hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>4. Nội dung nghiên cứu </b>

Nội dung nghiên cứu gờm các vấn đề chính:

 Đúc kết cơ sở lý luận về tính tự sự trong kiến trúc;

 Đúc kết các ví dụ thực tiễn về những biểu hiện tự sự trong các cơng trình kiến trúc trong và ngoài nước;

 Tổng quan thực trạng kiến trúc Việt Nam hiện nay;

 Phân tích những chuyển biến từ tư duy đại tự sự sang tiểu tự sự qua các công trình kiến trúc thực tiễn;

 Hệ thống hố và nhận dạng mợt số biểu hiện tự sự trong kiến trúc Việt Nam hiện nay.

<b>5. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu </b>

Những cơng trình kiến trúc mang tính sáng tạo của Việt Nam trong những năm gần đây là một giới hạn phù hợp với đề tài nghiên cứu. Trong đề tài này, học viên sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ các đối tượng, giới hạn sau:

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tự sự trong Kiến trúc (Narrative in

<i>Architecture) cùng với hai khái niệm Đại tự sự và Tiểu tự sự được nhắc đến </i>

trong báo cáo của Jean-Francois Lyotard trình bày quan điểm của ông về tri thức của một xã hội phát triển làm những luận điểm cho đối tượng nghiên cứu.  Phạm vi nghiên cứu về không gian là các công trình kiến trúc với những biểu hiện tự sự tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay.

 Phạm vi nghiên cứu về thời gian giớn hạn từ thời kỳ mở cửa từ thập niên những năm 1990 đến nay.

<b>6. Phương pháp nghiên cứu </b>

Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài:

 Phương pháp thu thập tài liệu: giúp tiếp cận nguồn thông tin gián tiếp qua luận án, luận văn, sách, bài báo khoa học, tạp chí, trang web - diễn đàn về triết học và kiến trúc, v.v...

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

 Phương pháp khảo sát thực địa: được dùng khi đi khảo sát các cơng trình kiến trúc thực tế để tìm biểu hiện, dẫn chứng chứng minh cho nhận định cũng như tìm tư liệu hình ảnh minh hoạ cho các lập luận.

 Phương pháp logic - lịch sử: dùng làm khoảng lùi cần thiết để diễn giải, so sánh và đối chiếu các giá trị từ những giai đoạn trước đến nay trong phạm vi nghiên cứu, từ đó hình thành cơ sở để tiến hành các phương pháp khác và cũng là cơ sở nhận dạng mang tính khách quan cho những chuyển biến trong tính tự sự của kiến trúc.

 Phương pháp tổng hợp và phân tích: được vận dụng đề tìm ra mối liên kết giữa các biểu hiện về ngôn ngữ trong kiến trúc hiện nay từ đó đưa ra các phân tích nhằm tìm ra biểu hiện chung của đối tượng nghiên cứu.

 Phương pháp diễn dịch và quy nạp: dùng để hình thành nên những luận điểm, luận cứ giúp chứng minh giả thiết về đối tượng nghiên cứu đã đặt ra. Từ đó xây dựng nên các cơ sở lý luận để nhận dạng sự chuyển đổi và biểu hiện trong tính tự sự của kiến trúc Việt Nam hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>PHẦN NỢI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN </b>

<b>1.1. Giải thích các khái niệm, thuật ngữ khoa học liên quan đến đề tài </b>

<i><b>1.1.1. Các thuật ngữ về “ngôn ngữ kiến trúc” </b></i>

Kiến trúc hay tác phẩm kiến trúc là một sản phẩm của quá trình sáng tạo

<i>vì thế tư duy cho thiết kế kiến trúc là một hoạt động sáng tạo. Sáng tạo </i>

<i>(Creativity) ở đây được tác giả Phan Dũng định nghĩa là hoạt đợng tạo ra bất </i>

cứ thứ gì trong thế giới vật chất và tinh thần cùng hai yếu tố tương ứng với mợt

<i>tác phẩm kiến trúc là tính mới và tính lợi ích trong mợt phạm vi áp dụng cụ thể </i>

[15, tr.15-16].

<i>Kiến trúc sáng tạo trong đề tài là thuật ngữ dùng để khái quát hoá những </i>

<i>cơng trình kiến trúc mang ngơn ngữ sáng tạo trong phương thức biểu hiện và phương thức tư duy bằng các cơ sở lý luận là các học thuyết đã được nghiên cứu trước đó. Kiến trúc sáng tạo ở đây khơng nói riêng về mợt loại hình kiến </i>

trúc mà được nhìn từ lăng kính tư duy tạo hình và tư duy cảm nhận/ chất cảm để xét các mối liên kết về câu chuyện mà chính nó mang đến.

<i>Vậy nên, Ngôn ngữ sáng tạo là thuật ngữ dùng để khái quát một vài biểu </i>

<i>hiện mang tính sáng tạo trong mợt số phong cách, xu hướng, trường phái của </i>

<i>kiến trúc; những thủ pháp (style) thiết kế có tính mới, tính đợc đáo mang cả lợi </i>

ích, ý nghĩa cụ thể cho con người đi cùng những giai đoạn chuyển biến của xã hội theo các mốc thời gian.

<i>Sự chuyển đổi ấy có thể nhìn nhận như mợt sự tiến hố và thích nghi của kiến trúc với thời đại. Đặc biệt hơn hết là khả năng truyền cảm hứng bằng tính </i>

<i>kể (tự sự) thơng qua mợt kiến trúc sáng tạo; tính kể (tự sự) ấy như mợt lối tư </i>

duy, mợt sự nhìn nhận, một phương thức lý luận và cũng là một mối liên kết

<i>mà một số nhà nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tích. Ngơn ngữ sáng tạo của </i>

kiến trúc cũng được dùng làm luận điểm nghiên cứu nhằm nhận dạng một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>giá trị tiêu biểu của kiến trúc Việt Nam qua giai đoạn hình thành vả chuyển </i>

biến của xu hướng, trường phái từ không gian quốc tế đến trong nước. Cụ thể

<i>ngôn ngữ kiến trúc trong đề tài được chia thành ba nhóm ngơn ngữ phổ biến </i>

<i>dựa theo mơ thức tư duy từ những học thuyết lớn gồm: ngôn ngữ hình thức, </i>

<i>ngơn ngữ cấu trúc và ngơn ngữ hiện tượng. 1.1.1.1. Ngơn ngữ Hình thức </i>

Ở góc đợ Ngôn ngữ học và Văn học, các nhà ngữ học Nga được biết đến

<i>với một khái niệm về Chủ nghĩa hình thức (Formalism). Mợt số tác giả nổi bật tḥc nhóm hình thức luận như: Roman Jakobson, Victor Erlich, Tzvetan </i>

Todorov, v.v... [17]. Những người được xem là có cơng mở đường cho nền phê bình hiện đại. Nhiều học thuyết có tính ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác

<i>nhau cũng được khơi nguồn từ chủ nghĩa hình thức như: cấu trúc luận, giải cấu </i>

<i>trúc, hiện tượng luận... Từ mong muốn đưa văn chương trở thành ‘Khoa học văn chương’ các nhà Hình thức đề ra quan điểm phê bình văn học phải dựa vào ngữ học để khảo sát tính văn chương đồng thời không dựa vào các yếu tố khác </i>

<i>như xã hợi, lịch sử để phân tích tác giả, ngữ cảnh. Bên cạnh đó, các nhà hình </i>

<i>thức cịn quan niệm “nội dung và hình thức của tác phẩm là một và không thể tách rời” [17]. </i>

<i>Điểm qua đôi nét về sự phát triển chủ nghĩa hình thức có thể thấy sự tương đờng rõ rệt trong giai đoạn chuyển mình của Văn học và Kiến trúc. Khi nhìn vào giai đoạn cận đại và hiện đại của kiến trúc, có thể nhắc nhớ ngay đến sự chuyển biến từ những xu hướng kiến trúc cổ điển phương tây, kiến trúc phục hưng sang Kiến trúc hiện đại (Modernism). Thế nên có thể nói trường phái hình </i>

thức là mợt khái niệm khoa học, mợt khởi điểm phù hợp và có cơ sở làm một

<i>luận điểm để lý luận cho biểu hiện Kiến trúc theo tư duy hình thức. </i>

Ở góc đợ triết học, giai đoạn Kiến trúc hiện đại cho thấy những biểu hiện trong kiến trúc có nhiều nét tương đờng với sự chuyển đổi nhận thức từ học

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>thuyết Nhất nguyên luận (Monism) đã xuất hiện từ trước. Kiến trúc ở giai đoạn </i>

khoa học và lý luận còn chưa phát triển đã tập trung hướng tới giá trị biểu trưng như các quần thể Kiến trúc Ai Cập là một minh chứng. Kế đến sau khi văn hoá, xã hội dần phát triển hơn kiến trúc lại dần hướng tới giá trị thẩm mỹ sự hài hoà, Vitruvius với Tam nguyên Kiến trúc là tiêu biểu cho giai đoạn đó.

<i>Nhìn từ góc đợ Kiến trúc, Ngơn ngữ hình thức là những kiến trúc có biểu hiện sử dụng bút pháp diễn đạt theo Chủ nghĩa hình thức hay Hình thức luận </i>

<i>(Formalism). Tức hình thức phải đi liền với nội dung mà nội dung ở đây tương </i>

ứng với khái niệm công năng và chức năng trong giai đoạn kiến trúc Hiện đại. Thật vậy, công năng quyết định hình thức đã là mợt quan niệm nhất quán được sử dụng bởi các kiến trúc sư mà ngày nay người ta vẫn thường nhắc đến như Le Corbusier, Mies van der Rohe, Adolf Loos, v.v...

Về mặt lý thuyết và ứng dụng trong Kiến trúc ở Việt Nam phải kể đến tác

<i>phẩm ‘Ngơn ngữ hình thức Kiến trúc’ do Đặng Thái Hoàng biên dịch. Tác phẩm đã diễn dịch cụ thể và quy nạp các yếu tố cơ bản của kiến trúc bao gờm: Hình </i>

<i>dáng, Màu sắc, Chất cảm và Hoa văn. Đặc biệt quyển sách còn chỉ ra: Điểm - Tuyến - Diện - Khối là bốn hình thức cơ bản của kiến trúc thể hiện rõ cách nhìn </i>

nhận mợt kiến trúc qua mô hình tư duy Hình thức luận. Kiến trúc ở mô hình tư duy này xem kiến trúc là vật thể vật lý, xem hình thức là ngơn ngữ kiến trúc thiên về cảm nhận thị giác, có thể sử dụng các phương pháp mơ phỏng. Tạo hình kiến trúc dựa vào nguyên tắc mỹ học như thống nhất và biến hố, hài hồ

<i>và đa dạng [9]. Nếu ở văn chương một văn bản được khảo sát dựa trên Ngữ học thì mợt kiến trúc theo lối tư duy này được khảo sát dựa trên Hình học, Mỹ học và mợt phần Ký hiệu học. </i>

<i><b>Ngơn ngữ Hình thức trong đề tài là thuật ngữ dùng để diễn đạt những </b></i>

sáng tạo kiến trúc theo phương thức mô tả, hướng về vật thể lý tính, hình ảnh hay vẻ đẹp hiển thị nhằm tìm kiếm cái đẹp về tỉ lệ, sự hài hồ, v.v... của mợt

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>cơng trình kiến trúc. Trong những kiến trúc sử dụng ngơn ngữ hình thức ngồi </i>

cảm nhận qua yếu tố hình ảnh - thị giác có phần đơn lẻ, khơ cứng chúng ta vẫn có thể thấy trong đó một tinh thần tự sự khi xét kiến trúc qua lăng kính là một câu chuyện. Ở mô thức tư duy này kiến trúc là những câu chuyện được kể bằng đặc điểm hình thức của chính nó.

<i>1.1.1.2. Ngôn ngữ Cấu trúc </i>

<i>Ở góc độ Xã hội nhân văn và Ngơn ngữ học, sau Hình thức luận của các </i>

nhà ngữ học Nga, trong những năm 1960 nữa đầu thập niên 1970 là giai đoạn

<i>phồn thịnh của Chủ nghĩa cấu trúc hay Cấu trúc luận (Structuraism). Các nhà </i>

<i>cấu trúc ở lĩnh vực văn học, triết học đã xây dựng Cấu trúc luận từ nền tảng </i>

<i>của hình thức luận và phê bình mới trong đó phải nhắc đến tác giả Ferdinand </i>

de Saussure với nhận định ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu gồm sự kết hợp giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Về sau, phương pháp ḷn của ơng cịn tạo nên các lý thuyết làm tiền đề ứng dụng rộng sang các lĩnh vực khác trong đó có Kiến trúc như lý thuyết về các ‘mã’ (codes), ký hiệu học (semiotics), biểu tượng, ý nghĩa, v.v... [17]. Giai đoạn cho những thấy có nhiều nét tương đờng

<i>trong sự biến đổi kiến trúc với lý thuyết nhị nguyên luận (Dualism). </i>

<i><b>Ngôn ngữ Cấu trúc là thuật ngữ học viên dùng để diễn đạt những Kiến </b></i>

trúc sáng tạo theo phương thức kết hợp với tính ẩn dụ vừa mơ tả hình thức, vừa mơ tả ý nghĩa lẫn nợi dung từ hình thức của mợt cơng trình kiến trúc.

<i>1.1.1.3. Ngơn ngữ Hiện tượng </i>

Sau Chủ nghĩa hình thức với những mâu thuẫn và quan điểm trái ngược dần tạo nên nhiều nhánh phát triển khác nhau nhưng trong số đó phải kể đến

<i>nhà triết học Mikhail Mikhailovich Bakhtin. Cũng x́t thân từ nhóm hình thức </i>

nhưng với quan điểm khác biệt, ông phê phán phương pháp máy móc của chủ nghĩa hình thức chỉ chú ý đến văn bản mà bỏ quên con người. Ông là một trong những người đâu tiên nghiên cứu văn chương trên bình diện Triết học, áp

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>dụng Hiện tượng luận và Ký hiệu học vào phê bình, đi từ lối viết của nhà văn </i>

để giải thích môi trường xã hội và bản thân tác giả [17].

Ở góc độ Triết học, không thể không kể đến tác giả Edmund Husserl nhà

<i>triết học Đức, cha đẻ của trường phái Hiện tượng học. Hiện tượng học </i>

<i>(Phenomenology) cũng khởi phát từ mong muốn đưa triết học thành một ngành </i>

khoa học được công nhận, về sau phát triển mạnh mẽ và đa dạng trong cách

<i>lĩnh vực từ văn học, xã hội học, ngôn ngữ học, v.v... Và đặc biệt Hiện tượng </i>

<i>học có ảnh hưởng lớn đến Kiến trúc cả về tư duy thiết kế, nhìn nhận và lý luận </i>

<i>phê bình kiến trúc. Ở Việt Nam, tác giả Đặng Thái Hoàng với Hiện tượng học </i>

<i>Kiến trúc là một trong những tác phẩm đầu tiên được vận dụng hiện tượng học </i>

để đánh giá kiến trúc. (Ví dụ như về hồn nơi chốn, môi cảnh, v.v...)

<i><b>Ngôn ngữ Hiện tượng là thuật ngữ học viên dùng để diễn đạt những kiến </b></i>

trúc sáng tạo theo phương thức gợi mở và kết hợp nhiều yếu tố ngoại vi ngoài hình thức và ý nghĩa như: khơng gian, thời gian, bối cảnh xã hội, văn hoá, tính địa phương, v.v... của mợt cơng trình kiến trúc.

<i><b>1.1.2. Các thuật ngữ về “tự sự” </b></i>

<i>1.1.2.1. Tự sự (Narrative) </i>

<i>Trong lĩnh vực văn học, Tự sự là mợt loại hình diễn giải ngôn ngữ qua các </i>

sự kiện, câu chuyện với các chi tiết, hình ảnh, tình huống, cốt truyện, nợi dung và nhân vật trong một chuỗi liên kết các sự việc theo một bố cục nhất định [16].

<i>Trong nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ và thi pháp, Tự sự học (Narratology) được biết đến là một lĩnh vực nghiên cứu về cấu trúc kể chuyện, </i>

tường thuật/ trần thuật và những phương thức ảnh hưởng đến nhận thức của

<i>con người. Ở Việt Nam vào những năm đầu khi Tự sự học được giới thiệu, người ta còn băn khoăn khi lựa chọn sử dụng thuật ngữ tự sự hay tường thuật. </i>

Nhiều học giả trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Mỹ đa phần cũng sử dụng

<i>thuật ngữ tường thuật cho nghiên cứu trong bài viết đầu tiên của mình, nhưng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>các bài viết sau đó lại chuyển sang dùng thuật ngữ tự sự. Về sau càng có thêm </i>

nhiều học giả đờng quan điểm và nhận thấy tự sự có phần bao quát hơn tường

<i>thuật [16]. Trong quyển “Tự sự học - Lí thuyết và ứng dụng” Giáo sư Trần Đình Sử có nêu quan điểm “dịch thuật ngữ khoa học khơng thể u cầu hồn tồn </i>

<i>sát nghĩa từ, vì các ngơn ngữ có tập qn khác nhau”. Ơng cịn dẫn chứng và </i>

<i>nhận định sự quy ước là cần thiết, nếu tồn tại nhiều cách dịch một lúc, người </i>

<i>đọc rối mắt, ảnh hưởng đến tư duy, tiếp nhận. Theo đó từ narratologie dịch là tự sự hay trần thuật đều được [16]. Vì lẽ đó mà phần lớn trong nội dung đề tài </i>

<i>học viên lựa chọn thuật ngữ tự sự là chủ đạo như sự quy ước để đảm bảo tính </i>

logic. Tuy nhiên tuỳ vào nợi dung cần diễn giải mà đôi khi các thuật ngữ tường

<i>thuật, trần thuật, tự thuật hay kể chuyện có thể được sử dụng thay thế tự sự cho </i>

phù hợp với ngữ cảnh.

<i>Tự sự trong kiến trúc là luận điểm và cũng là câu hỏi được đặt ra trong đề </i>

tài. Có những câu hỏi xuất hiện hằng năm mà người ta vẫn đặt ra cho kiến trúc trên các bài báo, tạp chí từ người trong ngoài ngành như: “Kiến trúc là gì?”, “Một kiến trúc thể hiện điều gì?”, “Kiến trúc cổ điển, kiến trúc tân cổ điển, kiến trúc hiện đại là gì và tại sao có nhiều loại hình kiến trúc trên thế giới?”, “Văn hố trong kiến trúc là gì?”, v.v... Khơng thể phủ nhận kiến trúc ln có sự gắn bó mật thiết với con người vì thế yêu cầu và mối quan tâm về kiến trúc chưa bao giờ chạm điểm dừng thật sự. Từ chiếc hang đá đầu tiên ở những năm trước công nguyên phục vụ nhu cầu trú ngụ của con người đến những Kim tự tháp đồ sộ phục vụ nhu cầu tính ngưỡng, thể hiện quyền lực của các Pharaoh (Pharaon); hay những toà nhà đồ sợ mn hình, mn vẻ ngày nay đã khơng cịn gắn liền chỉ duy nhất nhu cầu được phục vụ của con người.

Những kiến trúc của con người từ thời đại trước dường như đã trở thành minh chứng lịch sử mang trên mình câu chuyện trong quá khứ; thứ mà con người ngày nay luôn muốn khám phá và trận trọng hơn so với vai trò phục vụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

của nó. Và có lẽ sẽ khó khăn khi phải tìm mợt kiến trúc khơng mang bất cứ mợt

<i>câu chuyện gì từ người sử dụng đến người tạo nên nó. Thế nên Kiến trúc và Tự </i>

<i>sự không là hai khái niệm được gắn ghép ngẫu nhiên, chỉ là dường như người </i>

ta thường đi tìm tính thẩm mỹ qua hình thức, ý nghĩa qua tạo hình kiến trúc và sự cảm thụ hơn là khía cạnh tìm hay tạo ra câu chuyện từ một kiến trúc.

<i>Ngày nay ở góc độ nghiên cứu và sử dụng đặc tính Tự sự cho Kiến trúc phải kể đến Nigel Coates với Narrative Architecture (năm 2012) tạm dịch là </i>

<i>kiến trúc tự sự. Tác giả đã đưa ra những luận điểm và phép đối chiếu với các </i>

nguồn kiến thức từ khảo cổ học đến nhân học, từ văn học hay điện ảnh đến ý

<i>tưởng và trí tưởng tượng, v.v... Kiến trúc và Tự sự không phải là hai thuật ngữ </i>

được biết đến và kết nối mợt cách tự nhiên, chúng cịn mang cả tính liên kết lẫn đối lập; Đó là quan điểm mà Nigel Coates đặt ở phần mở đầu quyển sách. Thật

<i>vậy, khi xét Kiến trúc là sự tổ hợp giữa các yếu tố kỹ thuật, khoa học, nghệ tḥt dưới góc đợ lý ḷn phê bình, có thể thấy kiến trúc địi hỏi tính khoa học cao hơn tính văn chương. Cịn Tự sự thì đơi khi lại khơng đảm bảo được u cầu về tính khoa học. Ở phần kết, ông đã đưa ra mười hai đặc trưng cần kết hợp </i>

của kiến trúc để đúc kết luận điểm về tính tự sự trong kiến trúc [41].

<i>Vậy thuật ngữ Kiến trúc tự sự trong đề tài có thể được hiểu và sử dụng như mợt giả thiết bắt nguồn từ nghiên cứu của Nigel Coates. Kiến trúc tự sự </i>

không phải là một loại hình kiến trúc, mợt xu hướng hay một sự áp đặt chủ quan lên một kiến trúc và người thiết kế mà là một lăng kính để nhận dạng, đối chiếu, phân tích, tìm hiểu nhằm tạo thêm mợt góc nhìn cho tác phẩm kiến trúc. Khác với những nghiên cứu trước đó về kiến trúc như văn hoá, truyền thống,

<i>về không gian, về cấu trúc, vật liệu, v.v... Kiến trúc trong “Kiến trúc tự sự” </i>

không đi tìm sự mô tả hay biểu hiện của giá trị hiển thị và phi hiển thị mà dựa trên các biểu hiện, sự kiện, con người, bối cảnh để nhận định giá trị của một kiến trúc thông qua câu chuyện và tư duy kết nối các sự việc mà ở đó mỗi người

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thụ hưởng sẽ có câu chuyện cùng trải nghiệm riêng từ đó giúp kiến trúc có sự kết nối, tương tác mang nhiều cảm xúc hơn với người thụ cảm kiến trúc.

<i>Bảng 1.1 Tự sự trong Văn học và Kiến trúc </i>

<b>So sánh về Tự sự Trong Văn học Trong Kiến trúc </b>

- Thân - Kết

- Khởi điểm của KT về quá trình và nguyên do sáng tạo - Diễn giải, truyền tải về các nguyên nhân, ý nghĩa của KT

- Kết quả từ quá trình hình thành và đánh giá KT

<b>Chủ đề tự sự </b> - Kể chuyện đời thường, lịch sử

- Kể chuyện tưởng tượng

- Bắt nguồn từ xã hội, cộng đồng, văn hoá, sự kiện, lịch sử

- Bắt nguồn từ tư duy sáng tạo cá nhân từ một chủ đề đơn lẻ

<b>Phương thức biểu đạt chung </b>

- Miêu tả - Biểu cảm

- Bản thân Kiến trúc - Người cảm nhận - Tác giả

<i>Tự sự trong Kiến trúc là thuật ngữ mà học viên dùng như một động từ để </i>

diễn giải hoạt động sáng tạo Kiến trúc với những thủ pháp của các Kiến trúc sư

<i>trong bối cảnh tạo ra mợt cơng trình (KTS đang tự sự qua cơng trình kiến trúc). </i>

Hay cũng như mợt tính từ để nói đến tính chất/bản chất của mợt cơng trình kiến trúc phản ánh cho người cảm thụ kiến trúc về những giá trị hiển thị và phi hiển

<i>thị (Các kiến trúc mang tính chất hay có bản chất tự sự về con người, văn hoá, </i>

<i>bối cảnh xã hội, lịch sử, v.v...). </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>Tính tự sự trong Kiến trúc (Narrative in Architecture) là một giả thiết </i>

nghiên cứu mà học viên đề ra từ các lý luận, học thuyết và các biểu hiện có liên quan trong kiến trúc rằng: Kiến trúc sáng tạo ở Việt Nam trong những năm gần đây mang tính tự sự hay nói cách khác tính tự sự ấy là một đặc tính được biểu hiện qua những ngôn ngữ kiến trúc ở Việt Nam. Trong quá trình tìm các cơ sở lý luận, có thể thấy các khái niệm và lý luận về tự sự đã không phải chí mới xuất hiện gần đây, nhiều nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực văn học, triết học, ngữ học, chính trị, v.v... Ở các thời điểm và bối cảnh khác nhau với những nội dung nghiên cứu và báo cáo khoa học không cùng nội dung nhưng vẫn có những khái niệm và luận điểm xuất hiện mang nhiều nét tương đờng về sự chuyển biến và tính tự sự trong bối cảnh xã hợi.

<i> Tính tự sự trong đề tài ban đầu được nhận dạng qua lý luận và một số biểu </i>

hiện kiến trúc trên thế giới để hình thành cơ sở, luận điểm từ đúc kết nên một vài biểu hiện sáng tạo của kiến trúc Việt Nam những năm gần đây. Cụ thể, việc sáng tạo kiến trúc trên thế giới đã có mợt số biểu hiện của tính tự sự như:

 Tự sự về ký ức, cội nguồn, sự kiện, lịch sử, bối cảnh xã hội;  Tự sự về bản sắc văn hoá, tính bản địa;

 Tự sự về công nghệ hay sự phát triển, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, về tái sáng chế, sự khám phá thiên nhiên;

 Tự sự về tự nhiên, môi trường.

Song, đa phần những nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức phát hiện mà chưa được phân tích và hệ thống rõ ràng, hầu hết các lý luận đều khởi nguồn từ trường

<i>quốc tế. Riêng ở Việt Nam các ngơn ngữ kiến trúc nhìn theo góc đợ nghiên cứu </i>

khoa học cũng đã xuất hiện từ lâu nhưng đa phần chịu ảnh hưởng mạnh từ kiến trúc thế giới. Tuy nhiên, kiến trúc Việt Nam ngày nay cũng đang trên đà phát triển khi từng bước đạt được những thành tựu trong các giải thưởng kiến trúc quốc tế. Có thể thấy những sáng tạo của kiến trúc trong nước cũng mang theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>nhiều tinh thần tự sự xuất hiện trong ngôn ngữ của một số tác phẩm. </i>

<i>1.1.2.2. Đại tự sự (Grand Narrative) </i>

<i><b>Theo Richard Appignanesi và Chris Gattat Đại tự sự là những chân lí </b></i>

được coi là phổ quát, tuyệt đối hoặc tối hậu, được dùng để hợp thức hóa hay chính đáng hóa mợt số đề án nào đó, có thể là đề án chính trị hoặc đề án khoa học [18].

<i>Đại tự sự trong Văn học có thể tạm hiểu là vấn đề chung, mang tính tổng </i>

quát là bề nổi của câu chuyện hay vấn đề mà người kể muốn gửi gắm hay áp đặt lên người nghe, người đọc.

<i>Đại tự sự trong Kiến trúc là thuật ngữ dùng để chỉ tư duy Đại tự sự như </i>

một khái niệm bắt nguồn từ những nghiên cu, lý luõn cua Jean-Franỗois

<i>Lyotard trong tập báo cáo Hoàn cảnh Hậu hiện đại (La condition postmoderne) </i>

của ông ở những giai đoạn sau khi thời kì hiện đại đã phát triển.

Theo như biểu hiện và giả thiết về tính tự sự trong kiến trúc sáng tạo đã đặt ra, học viên tiếp tục dùng khái niệm Đại tự sự như một luận cứ để tổng hợp, khái quát vấn đề nghiên cứu một cách khoa học. Tức, tư duy đại tự sự là một tư duy tổng quát, bao hàm một số biểu hiện của Kiến trúc sáng tạo.

<i>Tư duy Đại tự sự trong đề tài nghiên cứu được học viên dùng để chỉ những </i>

tự sự gắn với niềm tin tập thể, câu chuyện, huyền thoại, giá trị, quan niệm truyền thống mà một nền văn hoá hay một dân tộc tin vào. Cụ thể hơn về ngôn ngữ biểu hiện, tư duy đại tự sự thường chủ yếu sử dụng ngơn ngữ hình thức và ngơn ngữ cấu trúc [28].

<i>1.1.2.3. Tiểu tự sự (Petit Narrative) </i>

<i>Tiểu tự sự trong văn học có thể được hiểu là vấn đề riêng, sự ý thức, cảm </i>

nhận cá nhân của câu chuyện hay vấn đề mà người xem cảm thụ được từ các sự liên kết, tư duy, liên tưởng qua các mặt hay khía cạnh khác.

<i>Tiểu tự sự trong Kiến trúc là thuật ngữ mà học viên dùng để chỉ tư duy </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

tiểu tự sự như một cặp phạm trù đối lập và lý giải các Đại tự sự xuất hiện trong nhiều nghiên cứu sau ny cua Jean-Franỗois Lyotard vi cụng trinh khoa hc

<i>Hin tượng luận (La Phénoménologie) và cụ thể hơn trong bản văn nghiên cứu </i>

<i>của Merleau-Ponty qua bản dịch Hiện tượng học là gì? (Phénoménologie la </i>

<i>perception). </i>

<i>Tương tự, từ biểu hiện và giả thiết đã đặt ra, học viên dùng khái niệm Tiểu </i>

<i>tự sự như một luận cứ để tổng hợp, khái quát vấn đề nghiên cứu một cách khoa </i>

học. Tức, tư duy tiểu tự sự là một tư duy riêng biệt mang các yếu tố nội hàm của những biểu hiện trong Kiến trúc sáng tạo.

<i>Tư duy Tiểu tự sự là khái niệm học viên dùng để lý giải những biểu hiện </i>

tự sự về ký ức lịch sử, văn hoá, tự nhiên, môi trường cùng sự phát triển khoa học công nghệ. Cụ thể hơn về ngôn ngữ biểu hiện, trong biểu hiện của Kiến trúc sáng tạo tư duy tiểu tự sự chủ yếu thiên về ngôn ngữ hiện tượng [28].

<b>1.2. Tổng quan về thực trạng Kiến trúc Việt Nam hiện nay </b>

<i><b>a. Sơ lược tình hình Kiến trúc đầu thời kì mở cửa </b></i>

Bắt đầu sau nhiều thăng trầm của những năm 1945 đến 1975 lại sang những khó khăn và thách thức ở giai đoạn 1975 đến 1985, từ những mảnh vỡ với nhiều hạn chế về kinh tế, quản lý, v.v.. Giai đoạn đầu chuẩn bị cho thời kì mở cửa vừa là cơ hợi nhưng cũng vừa mang nguy cơ đẩy lùi sự phát triển của kiến trúc Việt Nam [30]. Tác giả Ngơ Dỗn Đức qua nghiên cứu về nhóm cơng

<i>trình văn hoá nhận định những năm 1975 đến 1980 ‘Kiến trúc chịu ảnh hưởng </i>

<i>từ đô thị trung tâm đến các đô thị trên toàn quốc, thiết kế mẫu và thiết kế điển hình được chú trọng cịn cái đẹp chỉ được đề cập tới trong điều kiện có thể’ </i>

<i>[21, tr.8]. Tiếp đến là ‘những năm 1981 đến 1985 có một số cơng trình văn hố </i>

<i>có khơng gian và hình thức kiến trúc mới như: Cung văn hoá thiếu nhi Hà Nội, Nhà hát Trung ương Đà Nẵng, Nhà hát Lam Sơn Thanh Hoá, Nhà văn hoá lao động Thành phố Vinh, Nhà hát Hoà Bình TPHCM, Nhà thi đấu Phan Đình </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>Phùng TPHCM, v.v... với quan điểm phát triển nghệ thuật kiến trúc theo đường lối Hiện thực xã hội chủ nghĩa’. Đặc biệt là ‘các cơng trình viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em như: Cung văn hoá hữu nghị Việt Xơ (Liên Xơ-1985), Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh (Liên Xơ-1975), Nhà văn hố cơng nhân mỏ Quảng Ninh (Nhật Bản-1978), v.v…Giai đoạn thời kì kinh tế bao cấp gặp nhiều khó khăn, kiến trúc đáp ứng mục tiêu phục vụ quảng đại quần chúng theo kiểu phân cấp tầng bậc, hệ thống kiến trúc từ lớn đến nhỏ đã được chú ý’ [21, tr.8]. </i>

<i><b>b. Tình hình Kiến trúc thời kì hội nhập và tồn cầu hố </b></i>

Bằng mợt cách âm thầm và lặng lẽ q trình toàn cầu hoá cũng đến Việt Nam giai đoạn mở cửa. Đờng thời từ giai đoạn đầu của thời kì ấy đến nay sau nhiều khó khăn thách thức, Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, Kiến trúc Việt Nam những năm gần đây là một lĩnh vực đáng tự hào cũng cần phải kể đến với nhiều thành công khác nhau từ môi trường trong nước đến ngoài nước. Những thành công ấy có thể thấy qua những lời tán thưởng của bạn bè quốc tế từ những bài báo với sự xuất hiện của cơng trình kiến trúc Việt Nam, đến các giải thưởng quốc tế trong những cuộc thi kiến trúc toàn cầu. Sự hợi nhập tồn cầu hoá đã bất ngờ mang lại những tiền đề, cơ sở và cũng là bước đệm không thể thuận lợi hơn cho sự phát triển của Kiến trúc Việt Nam.

Tồn cầu hố và thời kì mở cửa hợi nhập đã mở rợng sự phát triển trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế thúc đẩy nhiều tiềm năng ở Việt Nam phát triển trong nhiều lĩnh vực từ đó thu hút được nhiều sự chú ý và ng̀n đầu tư từ ngồi nước. Có thể thấy nhiều sự góp sức từ ngoài nước qua các dự án kiến trúc như

<i>Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Đại học RMIT, Vietcombank Tower, v.v... [23]. </i>

Việc cải tiến, học tập kinh nghiệm, những tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày càng trở nên đơn giản. Người theo ngành kiến trúc hay người có nhu cầu học vấn nói chung có thể làm việc, học tập trau dời kinh nghiệm của mình ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

bất cứ đâu; từ nhà riêng, công ty, trường học, từ trong nước đến ngoài nước mọi không gian dường như ngày càng được mở ra rợng rãi cho bất cứ ai tìm đến với tri thức mà có thể khơng bị cản trở bởi khoảng cách địa lý, khơng gian, thời gian. Ngồi học tập và tiếp thu nhanh, các vấn đề xây dựng thi cơng khơng cịn gặp trở ngại lớn với vật liệu hay kỹ thuật thi công và xây dựng do một cơng trình hiện nay có thể dễ dàng hợp tác thiết kế với quốc tế. Chưa kể đến khả năng KTS của ta được mời hợp tác với nước ngồi từ đó khơng gian làm việc của những người theo ngành kiến trúc cũng đang trở thành lời mời gọi hấp dẫn. Một điểm đáng ghi nhận tiếp theo trong tình hình hiện nay là KTS và người làm ngành kiến trúc nói chung dần có tiếng nói riêng nhiều hơn và được sự công nhận và quan tâm từ nhà nước đến xã hội. Đó là điều đã xảy ra khi sự cần thiết của nhu cầu cá nhân và xã hội được đáp ứng được nhờ việc sáng tạo các công trình kiến trúc từ đó vai trị KTS cùng các công trình kiến trúc ngày càng được đề cao từ xã hội và quan tâm từ nhà nước. Cụ thể:

 Ở phía nhà nước, có thể thấy các vấn đề được thảo luận sôi nổi trong những năm gần đây như: luật kiến trúc, luật quy hoạch, giải pháp cảnh quan và đô thị,... Bên cạnh đó cịn có các c̣c thi, giải thưởng, Nghị định, TCVN, QCVN,... liên tục được đổi mới, ban hành cập nhật đến người thiết kế.

 Ở phía xã hội, nhiều cộng đồng và sân chơi dành cho người thiết kế và người theo ngành kiến trúc trong nước như Hợi Kiến trúc sư Việt Nam, Tạp chí Kiến trúc, Diễn đàn kiến trúc sư trẻ Việt Nam (YAF), ashui, v.v... và cả từ ngoài nước như ArchDaily, Dezeen, Architizer A+, Festival kiến trúc Thế giới WAF (World Architecture Festival), WA Awards (World Architecture Community Award), v.v... Đặc biệt trong những năm gần đây nguồn lực con người tham gia lĩnh vực kiến trúc trong xã hội trở nên vô cùng phong phú. Người theo đuổi kiến trúc có nhiều lựa chọn ở các trường kiến trúc trong và ngoài nước với đội ngũ đào tạo giàu nặng lực lẫn kinh nghiệm; người thụ cảm kiến trúc có nhiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

lựa chọn từ sinh viên kiến trúc, nhà thầu xây dựng đến KTS, nhà thiết kế cả trong và ngoài nước.

<i>Về truyền thông kiến trúc, trong thời đại hội nhập và tồn cầu hố truyền </i>

thơng là mợt phương tiện có sức lan toả và ảnh hưởng trực tiếp đến Kiến trúc Việt Nam. Có thể thấy qua việc phá huỷ hay giữ lại một toà nhà cũng có thể bị ảnh hưởng bởi truyền thông. Kiến trúc ngày nay được kể và đánh giá trong một “thế giới phẳng” nơi mà truyền thông cho mỗi người quyền đưa ra ý kiến về kiến trúc. Dù là nhận định tốt hay xấu với mợt kiến trúc thì tính lan toả vẫn có thể được đảm bảo, nhờ đó mà người thiết kế và sản phẩm của họ được biết đến nhanh chóng ở khắp nơi. Trong thời đại này, truyền thơng có vai trò tương hỗ với tinh thần tự sự trong kiến trúc. Câu chuyện về mợt kiến trúc có thể truyền cảm hứng, trải nghiệm cho người thụ cảm kiến trúc; truyền thơng góp phần viết thêm những câu chuyện và mang tinh thần tự sự của kiến trúc đến với người thụ hưởng. Song, vì tính lan toả bất thường truyền thông là một yếu tố không dễ kiểm soát và địi hỏi có những chiến lược thực hiện, tránh sử dụng bất cẩn.

<i>KTS Hoàng Hữu Phê cho rằng: “Bây giờ là giai đoạn bùng nổ các phương tiện </i>

<i>truyền thông, cả trong lĩnh vực kiến trúc. Tuy nhiên cũng có nguy cơ là chúng ta tự nói và tự nghe với nhau. Theo tơi, đó là điều nguy hiểm nhất”. Ơng cịn </i>

<i>cho rằng “Dường như chúng ta chú ý nhiều đến khía cạnh tinh hoa của giới </i>

<i>nghề hơn là sứ mạng phục vụ của nó. Loại hình nhà ở xã hội, chung cư hiện nay không mấy thành công dù phần tinh hoa đã làm rất tốt, trong một thời gian ngắn, diện mạo kiến trúc nước nhà đã có những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, một số câu chuyện lan toả hơn chưa hẳn đã vì góc độ xã hội của nó” [31, tr.30]. </i>

Thật vậy, qua phương tiện truyền thông, nhờ có những quan điểm khác nhau góp phần tạo nên sự phát triển đa dạng, chỉ ra những khoảng trống của Kiến

<i>trúc Việt Nam hiện nay. KTS Phạm Hùng Cường nhận định “Chúng ta nên </i>

<i>nhìn xu hướng truyền thơng từ cả hai khía cạnh người ở và chuyên gia. Sự xung </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>đột nhiều chiều đó mới chính là bản chất của cuộc sống kiến trúc” [31, tr.31]. Về biểu hiện hình thức kiến trúc, có thể thấy mợt bợ mặt đa dạng của kiến </i>

trúc Việt Nam trong những năm gần đây. Đó là hệ quả từ sau những va chạm về văn hoá của ta với quốc tế biểu hiện qua nhiều các cơng trình kiến trúc có sự kết hợp giữa Á - Âu, truyền thống và hiện đại, bản địa và quốc tế. Một số

<i>công trình tiêu biểu như: Toà nhà Bitexco, Landmark 81, v.v... </i>

Sự giao thoa và phát triển lan toả của kiến trúc đã mang đến sự đa dạng cho đô thị. Kiến trúc dần kết nên những câu chuyện khác nhau từ xã hội, giữa cũ và mới, giữa cái tôi và cái chung, giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá ngoại nhập. Kể từ đầu giai đoạn mở cửa và hội nhập đến nay Kiến trúc Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn, những vấn đề ấy dường như khơng dừng lại mà cịn đang hứa hẹn mợt bước phát triển nữa cho Kiến trúc Việt Nam. Trong những năm gần đây, Kiến trúc Việt Nam đã có nhiều biểu hiện độc đáo, đa dạng ngôn ngữ kiến trúc, đa dạng tổ hợp phương thức biểu đạt từ truyền thống đến ngoại nhập nối tiếp nhau ra đời. Sau những quá trình suy tư, tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo trong nhiều góc độ: văn hoá, bối cảnh xã hội, con người, v.v... từ trong và ngoài nước. Đến nay, Kiến trúc Việt Nam đã dần có định hướng phát triển rõ ràng về cả quan điểm sáng tác hay hệ thống lý luận cũng dần được những KTS khai thác thể hiện khúc chiết, hiệu quả hơn và đặc biệt nhận được nhiều sự công nhận từ bạn bè quốc tế. Trong đó phải kể đến một vài xu hướng nổi bật đã được

<i>nhắc đến nhiều trong những năm gần đây như: kiến trúc xanh, kiến trúc bền </i>

<i>vững, kiến trúc thô mộc, kiến trúc tối giản, kiến trúc tiết kiệm năng lượng, v.v... </i>

<i><b>c. Một vài nhìn nhận và phần hạn chế cịn tồn đọng </b></i>

Tuy nhiên, ở giai đoạn những năm đầu thế kỷ XXI xuất hiện nhiều lo lắng của các chuyên gia từ nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau. Họ đã đưa ra nhận định về những bước tiến cùng phần hạn chế cịn tờn đợng của Kiến trúc Việt Nam trước q trình hợi nhập qua các vấn đề về giao thoa văn hoá, bản

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

sắc văn hoá, văn hoá truyền thống, tính dân tợc đến bản sắc dân tộc, rồi đến mối quan hệ giữa Văn hoá và Kiến trúc, v.v... Có nhiều nghiên cứu khác nhau

<i>như tác giả Lê Thanh Sơn với Luận án “Hiện tượng cộng sinh văn hố giữ tính </i>

<i>truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc VN từ cuối TK XIX đến giữ TK XX” (năm 2000); tác giả Trương Quang Thao với “Bản chất cộng sinh văn hố của kiến trúc hay kiến trúc là gì?”(năm 2001); tác giả Hoàng Đạo Kín với “Văn hố Kiến trúc”(năm 2012); tác giả Nguyễn Song Hoàn Nguyên với Luận án “Đặc trưng khai thác văn hoá truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam” (năm 2017), v.v... Bên cạnh đó, phải kể đến cả trên phương tiện </i>

truyền thông như tạp chí, sách báo cũng có thể thấy những mối quan tâm ấy xuất hiện thường xuyên qua những nhận xét và câu hỏi mở như trong bài viết

<i>của KTS Nguyễn Thanh Tùng “Có nền Kiến trúc Việt Nam hiện đại mang bản </i>

<i>sắc dân tộc hay không?” [32]; KTS Nguyễn Luận khẳng định “bản sắc không phải cứ muốn đặt ra là có” trong mợt bài phỏng vấn [33]; cũng tương tự trong </i>

bài phỏng vấn khác Phó chủ tịch hợi KTS Việt Nam, chủ tịch hội KTS TPHCM

<i>Khương Văn Mười đã nhận xét “Bản sắc không phải cứ muốn đặt ra là có, </i>

<i>khơng thể cứ đặt ra tiêu đề này, tiêu chí kia để u cầu các cơng trình thiết kế phải có nét này, điểm khác và khẳng định cơng trình có bản sắc. Cách lấy những chi tiết của kiến trúc truyền thống đưa vào cơng trình hiện đại hồn tồn khơng tạo ra bản sắc. Đó là chưa kể, Việt Nam chưa thể hiện rõ nét bản sắc kiến trúc riêng” [34]. Ngay từ phía nhà nước các Ủy viên Uỷ ban thường vụ </i>

<i>Quốc hội cũng đặt ra câu hỏi "Bản sắc của kiến trúc Việt Nam là gì?”. Thật </i>

vậy, có lẽ Kiến trúc Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang trong giai đoạn cần nhìn nhận và làm rõ hơn bản sắc, tính bản địa.

Mợt đặc điểm nữa là yếu tố hình ảnh và tính thực tế của mợt ngơn ngữ kiến trúc cũng góp phần thúc đẩy nhiều kiến trúc xuất hiện khơng qua sự kiểm sốt. Phần lớn trong biểu hiện những công trình kiến trúc ấy có tính hướng

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

ngoại và có phần bảo thủ trong phương thức thiết kế. Nhìn chung kiến trúc mới hiện nay có nhiều biểu hiện và chuyển biến tích cực, bên cạnh đó cũng có mợt vài biểu hiện tiêu cực cùng với nhiều quan điểm đánh giá, nhận định khác nhau từ người trong và ngồi ngành. Cụ thể, có thể thấy qua ba điểm chính:

- Kiến trúc có biểu hiện thiên về ngơn ngữ hình thức (Hình 1.1a)

 Mợt số kiến trúc thiên cịn về hình thức đi cùng với nhận định chưa xác đáng. Phần lớn các công trình không hoàn toàn được các KTS tạo nên, kiến trúc bị chi phối bởi tính trang trí dư thừa và sai lệch về tỉ lệ, v.v...  Một vài biểu hiện có phần thiếu cái nhìn bao quát, hướng ngoại, áp đặt lên người sáng tạo kiến trúc bằng những hình mẫu, phong cách, xu hướng, tính trang trí, v.v...

- Kiến trúc có biểu hiện thiếu ngơn ngữ cấu trúc (Hình 1.1a)

 Mợt số kiến trúc cịn thiếu bản sắc địa phương (Biểu hiện nhà mẫu, mẫu thiết kế kiến trúc được sử dùng tràn lan)

 Mợt số kiến trúc có biểu hiện thiếu sự chắt lọc, nhập nhằng đa nghĩa mà dẫn đến không rõ nghĩa, do phần lớn là những tổ hợp từ sự vay mượn vợi vàng và pha chế có phần kì quặc.

 Mợt vài nhận định tự ti và có cái nhìn tiêu cực về văn hoá bản địa, văn hoá truyền thống. Một số người ủng hộ quan điểm cho rằng Việt Nam đa phần là vay mượn từ nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, v.v... chưa có nét riêng hay câu chuyện riêng.

- Một số kiến trúc bắt đầu có biểu hiện chuyển biến và xuất hiện ngôn ngữ hiện tượng (Hình 1.1b)

 Xuất hiện sự quan tâm đến lịch sử, ký ức, văn hoá truyền thống, tính bản địa, bản sắc dân tợc, các sự kiện đã diễn ra;

 Kiến trúc Việt Nam hiện nay đang mau chóng ứng dụng, phát triển và

<b>tiếp thu cải tiến có chọn lọc hơn từ các xu hướng kiến trúc mới. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b> Kết luận Chương 1 </b>

Các thuật ngữ dùng trong đề tài là những thuật ngữ bắt nguồn từ những khái niệm khoa học có tính liên ngành như ngôn ngữ học, văn học, triết học, v.v... Tuy nhiên trên lý luận lẫn thực tiễn vẫn có nhiều quan điểm, nhận định khác nhau về một khái niệm khoa học. Nên các thuật ngữ trong đề tài không nêu ra khái niệm hay định nghĩa mà chỉ dừng lại ở mức tổng hợp theo mô thức tư duy. Từ đó đưa ra hai nhóm chính là các thuật ngữ liên quan đến biểu hiện

<i>kiến trúc (Ngôn ngữ kiến trúc) cùng với nhóm thuật ngữ liên quan đến đối tượng nghiên cứu (Tự sự). </i>

Chương 1 cũng làm rõ một vài vấn đề với bề nổi liên quan đến không gian nghiên cứu. Nhìn nhận về tình hình kiến trúc Việt Nam hiện nay được chia thành hai giai đoạn từ bước đầu thời kì hội nhập đến giai đoạn hiện nay. Sau đó là một vài nhận định và phần còn hạn chế đúc rút sau khi bước qua khoảng lùi thời gian từ bài viết của các nghiên cứu chuyên ngành lẫn bài viết trên sách báo, tạp chí liên ngành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Hình 1.1 Một số biểu hiện tổng quan </b>

<i><b>a. Một vài biểu hiện kiến trúc thiên về ngôn ngữ hình thức và thiếu ngôn ngữ cấu trúc </b></i>

<i>Mặt đứng theo đuổi và biến đổi hình mẫu từ thức cột cổ điển </i>

<i>Tổ hợp sử dụng mặt đứng giả từ hơi hướng Nhật Bản </i>

<i>Một số sự vay mượn và biến đổi tổ hợp có phần kì quặc </i>

<i>Một vài tổ hợp theo đuổi tính hiện đại hay tính truyền thống trong mặt đứng, hình thái </i>

<i>Mặt đứng bị ảnh hưởng từ các yếu tố ngoài thiết kế (biển quảng cáo, mái che phát sinh) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Hình 1.1 Một số biểu hiện tổng quan </b>

<i><b>b. Một vài biểu hiện chuyển biến và dần xuất hiện ngôn ngữ hiện tượng </b></i>

<i>Xuất hiện một số tổ hợp kiến trúc sử dụng hình khối đơn giản kết hợp chất liệu địa phương như tơn, gạch hoa gió, tre, ván gỗ, v.v... </i>

<i>Xuất hiện sự quan tâm đến yếu tố tự </i>

<i>nhiên nhiều hơn ở một số cơng trình <sup>Xuất hiện hiện kiến trúc tổ hợp từ vật </sup>liệu thân thuộc (giàn giáo, thuyền, v.v...) </i>

(ảnh cuối bên phải) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC </b>

<b>2.1. Cơ sở lý luận về tính tự sự trong Kiến trúc </b>

<i><b>2.1.1. Sự chuyển biến của xu hướng, trường phái kiến trúc trong bối cảnh thời đại </b></i>

<i>2.1.1.1. Chuyển biến từ Hiện đại sang Hậu hiện đại </i>

Câu chuyện khởi đầu từ các cuộc khủng hoảng và Đại khủng hoảng về Kinh tế (như thương mại, thị trường chứng khốn, v.v...) ở các nước lớn tḥc khu vực Châu Âu như Mỹ và lan rợng tồn cầu, diễn ra từ những năm 1929 kéo dài đến 1940. Trong đó phải kể đến cuộc Đại khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử năm 1930 sau rất nhiều năm từ vết thương chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất (1914-1918) và cao trào là cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ Hai (1939-1945) làm tê liệt ngành xây dựng ở nhiều nước.

Trong bối cảnh ấy, xu hướng và trường phái kiến trúc đã phải chịu sự ảnh hưởng lớn. Đầu tiên có thể thấy bắt đầu xuất hiện những sáng tạo đặt dấu ấn cho sự chuyển mình của kiến trúc. Kế đến là sự chuyển biến trong tư duy thiết

<i>kế. Kiến trúc từ niềm tin vào giai đoạn kiến trúc hiện đại trước đó là những sự </i>

đồng nhất từ hệ cấu trúc đến công năng và hình thức của mợt tồ nhà. Thì nay những kiến trúc theo tư duy hình thức luận ấy dần bị xem là tẻ nhạt, khô khan.

<i>Sự mâu thuẫn nội tại xuất hiện trong lý luận của xu hướng Kiến trúc hiện </i>

<i>đại từ chính những người tạo ra Kiến trúc hiện đại và các lý luận. Biểu hiện </i>

quan tâm về hình thức và phớt lờ về cơng năng qua những cơng trình với khơng gian đa chức năng dần xuất hiện.

Những phê phán đa chiều kích từ xã hợi ở mỗi tầng lớp đều phản ứng lại

<i>Kiến trúc hiện đại. KTS Charles Jencks trong quyển sách Language of Post Modern Architecture (Ngôn ngữ Hậu hiện đại - năm 1977) với bài viết đưa tin </i>

<i>về cái chết của Kiến trúc hiện đại và trình bày những khuyết điểm của Kiến </i>

<i>trúc hiện đại với 11 nguyên nhân nhằm đưa ra quan điểm, hệ thống lý luận về </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>ngôn ngữ mới Hậu hiện đại. Peter Blake với những chuyển biến mâu thuẫn từ cuốn sách “Hình thức đi theo cơng năng” đến cuốn “Hình thức đi theo sự thất </i>

<i>bại” đã chỉ ra 11 luận điểm về các nguyên tắc cơ bản của trào lưu Kiến trúc hiện đại và 8 giải pháp khắc phục mà đáng nói nhất là giải pháp yêu cầu tạm </i>

ngừng phát triển ngành kiến trúc lại cho đến khi có sự gần gũi hơn giữa kiến trúc và thực tế [5].

Sự chuyển biến ở bối cảnh xã hội lúc này cũng đã gắn kiến trúc với yếu tố tự sự, khi mà đời sống của con người và kiến trúc là một sự mâu thuẫn. Tiêu biểu như toà nhà trong quần thể nhà ở của Pruitt-Igoe ở Mỹ bị phá huỷ do những

<i>mâu thuẫn trong mã kiến trúc với người ở. Nhà lý luận Oscar Newman chỉ ra </i>

những lỗi như hành lang dài, thiếu những không gian kín đáo của một cơng trình nhà ở. Những nhà nghiên cứu cho rằng ngôi nhà tập thể này ảnh hưởng nặng đến đời sống tinh thần của cư dân và có tỉ lệ phạm tợi cao so với các cơng trình cùng loại.

Trong triết lý Trung Hoa thường được giới triết học biết đến Lão Tử với

<i>một thành ngữ là “Vật cực tất phản”. Những chuyển biến chung của kiến trúc trong bối cảnh xã hội giai đoạn Kiến trúc hiện đại có thể mượn thành ngữ này </i>

để khắc hoạ một số vấn đề. Trong khi Kiến trúc trước giờ vẫn giữ vai trò phục vụ con người trong xã hội; nhưng xã hội lại luôn vận động và phát triển nên

<i>Kiến trúc cũng chưa bao giờ ngừng thay đổi và thích nghi. Kiến trúc hiện đại </i>

ban đầu xuất hiện đã mang lại giá trị tích cực về kinh tế, đời sống vật chất con người trong hồn cảnh xã hợi đang đi xuống. Nhưng khi giá trị kiến trúc ấy được lan toả gần như khắp thế giới thì cũng chính là thời điểm ngưỡng giới hạn

<i>của Kiến trúc hiện đại đã đến. Khi mà xã hội dần được ổn định người ta nhận ra Kiến trúc hiện đại không mang đến cho thị dân giá trị tinh thần vì tính bản </i>

địa, tính dân tợc đang bị xố nhồ. Thế nên người ta cho rằng nghệ thuật kiến trúc đã trở nên tẻ nhạt và đơn điệu dẫn đến những tìm kiếm về sự thay đổi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>2.1.1.2. Chuyển biến trong Hậu hiện đại </i>

Ở những năm 1960 của TK XX cuộc khủng hoảng kiến trúc ở các nước phương Tây càng rõ ràng trong bối cảnh khủng hoảng chung của ý thức xã hội và những cuộc “nổi loạn” của thanh niên, sinh viên ở các nước tư bản mà nội hàm vẫn là những mâu thuẫn và khó khăn về kinh tế trong xã hội tư bản.

Gần như bỏ qua mọi chức năng khác của kiến trúc ngoài chức năng sử dụng như quan hệ với môi cảnh, con người, tổ chức khôn gian, định hướng khơng gian, tính thơng báo, mỹ học, v.v... và tập trung vào mối liên hệ giữa cơng năng và cấu trúc hình thành là mợt hướng đi của KTS Buckminster Fuller

<i>ở nước Mỹ. Ông thực hiện nguyên lý mini-max (tối thiểu-tối đa) trong thực </i>

nghiệm kiến trúc của mình và kết quả đạt được là tạo ra các loại chỏm cầu trắc địa dùng làm không gian triển lãm, những nhà chứa máy bay sau này [5].

Bên cạnh hướng đi khác biệt này còn xuất hiện quan điểm ảnh hưởng bởi nguyên tắc phủ định và phủ định tồn phần (khơng tìm sự sáng tạo cái mới nữa)

<i>từ nhà triết học Marcure. Những phản ứng với Kiến trúc hiện đại ngày càng </i>

nhiều và mạnh mẽ đòi hỏi tìm hướng giải quyết, một con đường mới cho kiến

<i>trúc khi đứng trước nhiều ngả đường tiếp diễn Kiến trúc hiện đại, hay tạm hỗn hoạt đợng kiến trúc hoặc lựa chọn mợt “kiến trúc khác”. </i>

Chuyển biến của kiến trúc đi cùng với những chuyển biến xã hợi đã khơng cịn là điều mới mẻ, những chuyển biến ấy vẫn diễn ra và đâu đó có cả sự lặp lại dù nhìn từ thời cận đại, hiện đại hay hậu hiện đại cho đến nay. Từ hiện đại sang hậu hiện đại là một bước chuyển quan trọng và thật sự đắt giá vì bước chuyển này đã để lại những câu chuyện cho kiến trúc. Những đại tự sự với vai trị như mợt nấc thang làm nền tảng giúp và định hình phát triển cho những xu

<i>hướng kiến trúc sau này ra đời như: Phi Cấu trúc, Kiến trúc Hiện đại mới, Kiến </i>

<i>trúc Công nghệ cao, Kiến trúc Sinh thái, v.v... Tuy nhiên trong giai đoạn Hậu </i>

hiện đại các phong trào kiến trúc, xu hướng, trường phái đều xuất hiện lẻ tẻ và

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

khơng ổn định. Nhìn chung có những tính chất địi hỏi về mặt hình thức lẫn nội dung. Và đặc biệt phải kể đến cơ sở lý luận của Charles Jencks với ba công cụ

<i>sử dụng để phân tích các kiến trúc bao gờm: Ngơn ngữ học, Ký hiệu học (tính </i>

<i>ẩn dụ, mật mã), Ngữ nghĩa học (mã hoá kép). 2.1.1.3. Chuyển biến sau Hậu hiện đại </i>

Trong những năm 1970 của TK XX phẫn nộ từ quần chúng dâng cao do thất nghiệp, đời sống khó khăn ở các nước tư bản cùng với chính sách dân chủ và nhiều diễn biến phức tạp trong bối cảnh xã hội của thời kì. Mợt biểu hiện

<i>chuyển biến từ giới KTS trẻ với trào lưu Hippie thể hiện phản ứng, thái độ phê phán, phủ nhận những nguyên tắc của Kiến trúc hiện đại tiêu biểu là loại hình </i>

kiến trúc mang phong cách quốc tế để quay về với thiên nhiên. Tiêu biểu và nổi bật cho trào lưu kiến trúc trong bối cảnh này là một sự sáng tạo loại hình kiến

<i>trúc mới - Phi kiến trúc (Với một số tên gọi khác như kiến trúc cấp tiến, phản </i>

<i>kiến trúc, nghệ thuật tuyệt đối, v.v...). Biểu hiện kiến trúc rõ nét và có sức ảnh </i>

hưởng rợng nhất ở giai đoạn này là nhóm SITE với các lý luận riêng qua các

<i>bài viết về nghệ thuật môi trường và kiến trúc [5]. </i>

<i>Cùng khoảng thời gian đó ở Đức một trường phái triết học mang tên Hiện </i>

<i>tượng học đã ra đời với các luận điểm về kiện tính (phản ánh, xét về bản chất </i>

<i>hay tính chất của sự kiện, sự vật), sự phản tỉnh tạo nên sức ảnh hưởng và lan </i>

toả mạnh đặc biệt trong nhiều lĩnh vực văn chương, lý luận, nghệ thuật, v.v... Lý luận về sự dang dở và đảo ngược với tun bố của nhóm SITE hồn toàn tương ứng với các luận điểm trong triết học Hiện tượng. Đây là cơ sở chuyển biến quan trọng như một bài học khởi điểm cho việc hình thành nên ngơn ngữ mới, ngôn ngữ Hiện tượng.

<i><b>2.1.2. Các bài học lý luận tiêu biểu </b></i>

<i>2.1.2.1. Lý luận về sự chuyển biến từ ngơn ngữ hình thức sang ngơn ngữ cấu trúc </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>Điển hình là tác giả Robert Venturi với quyển “Sự phức hợp và mâu thuẫn </i>

<i>trong kiến trúc” năm 1962 cùng những cơng trình kiến trúc của ông. Quyển </i>

sách của ông không hẳn là một tác phẩm lý luận kiến trúc mà như một phát biểu về các chủ thuyết kiến trúc của một KTS thực hành với 6 luận điểm chống lại

<i>ngôn ngữ hình thức của Kiến trúc hiện đại [22]. Cơng trình Ngôi nhà Vanna </i>

<i>Venturi (Vanna Venturi House) mà ông thiết kế cho mẹ sau nhiều phương án </i>

phác thảo cuối cùng kết quả cho ra là một ngôi nhà mang ngôn ngữ kiến trúc mới chứa đựng nhiều triết lý. Thốt khỏi những sự đờng nhất được áp đặt của thời kì hiện đại, ngơn ngữ cấu trúc thay cho ngơn ngữ hình thức. Về sau ngơi nhà này đã trở thành mợt cơng trình tiêu biểu cho ḷn điểm của ông và thường

<i>được các nhà lý luận nhắc đến như một dẫn chứng về sự phản ánh với Chủ </i>

<i>nghĩa thuần khiết của phong trào Kiến trúc Hiện đại. (Hình 2.1a) </i>

Ngoài ra còn phải kể đến KTS Aldo Rossi, tác giả của cuốn sách

<i>“L’Architecttura della Citta” (1966) và “The Architecture of the City” (1982) </i>

<i>với lý luận từ Chủ nghĩa duy lý (Rationalism) và các tư tưởng phục hưng đi </i>

cùng sự tiến hoá của kiến trúc ở những năm 1920. Tác phẩm với 5 luận điểm áp dụng cho cả quy hoạch và kiến trúc, dù lý ḷn của ơng có tính phản bác so

<i>với Chủ nghĩa hiện đại nhưng ở thời điểm đó sáng tạo trong kiến trúc của ơng </i>

vẫn cịn thiên về ngơn ngữ hình thức. Về sau ở những năm 1960 bằng cách sử

<i>dụng các nguyên tắc của Phong cách lịch sử, lý luận Tân duy lý </i>

<i>(Neo-Rationalism) và Tối giản (Minimalism) ông mới thật sự tạo ra những khởi điểm </i>

cho sự chuyển đổi từ ngơn ngữ hình thức sang cấu trúc. Nơi các đơ thị và cơng trình của ơng là sự hồi sinh nghiêm ngặt của chủ nghĩa cổ điển với những khám

<i>phá tuyệt vời trong giao kết giữa nghệ thuật và kỹ thuật. Vận dụng Kiến trúc </i>

<i>cổ điển Ý (Kiến trúc La Mã và Phục hưng) pha trộn với kiến trúc địa phương </i>

cho kiến trúc các toà nhà trong các thành phố. Một số công trình trong đó còn được coi là hiện tượng nghệ thuật, niềm tự hào, biểu lộ sự tự tin vào sức mạnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

của nghệ thuật truyền thống và kiến trúc hiện đại Italia [47]. (Hình 2.1b)

Cũng trong giai đoạn chuyển biến ấy, phải nhắc đến học thuyết chuyển hoá luận và về sau là hậu chuyển hoá luận của các KTS Nhật Bản. Như trong

<i>bản thiết kế Tokyo Bay (Vịnh Tokyo) dự kiến vào năm 1960 của Kenzo Tange tại Hội nghị Kiến trúc thế giới (CIAM) hay một số công trình thực tiễn của ơng như Tịa nhà Văn phịng Chính quyền tỉnh Kagawa (1958) ở Japan, hay Fuji </i>

<i>Television Building (1996) ở Tokyo (Hình 2.1b). Những thiết kế vừa mang màu </i>

sắc của kiến trúc hiện đại vừa tốt lên mợt hơi hướng Nhật Bản với lý luận về

<i>tam nguyên kiến trúc mới của Kenzo Tange (Công năng - Kết Cấu - Biểu tượng) như một sự phản ứng mạnh mẽ với Phong cách quốc tế lúc bấy giờ [22]. Ngôn </i>

ngữ hình thức trong những kiến trúc cổ điển phương Tây với lập luận về tam

<i>nguyên kiến trúc của Vitruvius (Bền vững - Thích dụng - Thẩm mỹ) ngày nào dần bị thay thế bởi Phong cách quốc tế hay Chủ nghĩa thuần khiết của Kiến </i>

trúc hiện đại. Thì nay sự phản khán từ các KTS Nhật Bản với Kiến trúc hiện đại đã cho xuất hiện thêm những ký hiệu của bản sắc địa phương trên nền tảng Kiến trúc hiện đại đang bị cho là khô cứng, tẻ nhạt. Sự sáng tạo này đã mang đến một một phong trào mới cho nền kiến trúc Nhật Bản với ngôn ngữ cấu trúc.

Bài học lý ḷn qua sự chuyển biến từ ngơn ngữ hình thức đến ngơn ngữ cấu trúc trong q trình sáng tạo kiến trúc đã bậc lên tinh thần tự sự với một vài luận điểm như sau:

 Giai đoạn Kiến trúc hình thành tập trung vào hình thức, dựa trên tỉ lệ, sự

<i>hài hồ, tính trang trí, v.v... → Kiến trúc tự sự về cái đẹp, sự lộng lẫy (Theo </i>

<i>đuổi ngơn ngữ hình thức từ các xu hướng kiến trúc từ phương Tây trước giai đoạn cận đại) </i>

 Kiến trúc hướng tới sự đơn giản, tinh khiết trong hình thức hay sự tối

<i>giản của Kiến trúc, phủ định tính trang trí → Kiến trúc tự sự về bước ngoặc </i>

cách mạng công nghiệp và sự chán ngán, bài xích tính trang trí (trang trí hay sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>cần thiết), niềm tin về tôn giáo dần bị thay đổi. (Theo đuổi ngơn ngữ hình thức, </i>

<i>ngơn ngữ quốc tế hố với các xu hướng Kiến trúc hiện đại) </i>

 Kiến trúc hoài nghi về hình thức, thiếu sự đa dạng, mất ý nghĩa và thiếu

<i>ký ức. Từ đó Kiến trúc đi tìm ý nghĩa, mang trở lại tính trang trí, về sau phát </i>

triển thêm từ các nghiên cứu về ký hiệu học, tính biểu tượng, tính nhập nhằng đa nghĩa trong ngành ngôn ngữ học, khái niệm sự cộng sinh từ lĩnh vực sinh học và yếu tố văn hoá, v.v... Từ đó tạo ra một kiến trúc đa dạng → Kiến trúc tự sự về xã hội ở giai đoạn đã phát triển, cuộc khủng hoảng dầu hoả tạo nên sự nghi ngờ về niềm tin vào hình thức, sự chán ngán và bài xích tính đơn điệu,

<i>chuyển đổi nhận thức, đi tìm ý nghĩa. (Theo đuổi ngôn ngữ cấu trúc, ngơn ngữ </i>

<i>tồn cầu hố của văn hố bản địa, văn hoá dân tộc với các xu hướng kiến trúc Hậu hiện đại) </i>

<i>2.1.2.2. Lý luận về sự chuyển biến từ ngôn ngữ cấu trúc sang ngôn ngữ hiện tượng </i>

Nhóm SITE với các KTS lãnh đạo như Alison Sky, Emilio Sousa,

<i>Michelle Stone, James Wines. Bằng triết lý về sự dang dở và đảo ngược thể </i>

hiện qua sáng tạo kiến trúc của chuỗi cửa hàng BEST ở giai đoạn những năm 1973 đến 1980. Với các phản ứng, tuyên bố về môi trường và kiến trúc bằng những quan điểm triết học cùng thiết kế mang tên gọi “Phi kiến trúc”. Họ cho

<i>rằng Kiến trúc hiện đại đơn điệu, cứng đờ trong nguyên tắc gò bó do nó đề ra, </i>

đơn giản hoá kiến trúc đến cực độ, không hài hoà với thiên nhiên, phản lại con người như những công trình "độc thoại". Qua các lý luận họ đã phản đối khái

<i>niệm hoàn thiện, cái bất biến, tính ngăn nắp, giá trị “bền vững” của Kiến trúc </i>

<i>hiện đại là khác xa với thực tế xã hội [5]. Đây là những lý luận khởi điểm và </i>

<i>như có mối liên kết tương đồng với các luận điểm của A. Husserl về phương </i>

<i>pháp hiện tượng (treo lửng, giảm trừ) hướng tới đối thoại và truyền tải, đánh </i>

<i>giá sự vật qua bản chất trong Hiện tượng học. (Hình 2.2) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Từ ngôn ngữ cấu trúc đến ngôn ngữ hiện tượng có thể đúc kết qua các bước chuyển sau:

 Kiến trúc bắt đầu đi tìm sự tiến bộ, hiện đại từ tư duy hiện đại ngày trước, phát triển dần hình thành nên những kiến trúc giải toả kết cấu, kiến trúc ứng dụng công nghệ cao → Kiến trúc tự sự về cuộc cách mạng công nghệ khoa học kỹ thuật với đa dạng các xu hướng hình thành và bắt đầu hình thành, điển

<i>hình những kiến trúc có tính chuyển đợng và sử dụng vật liệu mới. (Theo đuổi </i>

<i>ngôn ngữ hậu cấu trúc, ngôn ngữ bản địa với các xu hướng Kiến trúc hiện đại mới, Kiến trúc high-tech, Kiến trúc giải toả kết cấu, v.v... nhưng bắt đầu có ít biểu hiện về ngơn ngữ hiện tượng) </i>

 Kiến trúc đi tìm về yếu tố tự nhiên, về môi trường sống và ứng biến với những biến đổi khí hậu → Kiến trúc tự sự về những hậu quả từ trước đó, từ hệ quả phát triển của xã hội, những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên và c̣c tìm kiếm cách ứng xử của con người với

<i>tự nhiên. (Theo đuổi ngôn ngữ hiện tượng với các xu hướng Kiến trúc xanh, </i>

<i>Kiến trúc tiết kiệm năng lượng, Kiến trúc bền vững) </i>

 Kiến trúc cũng đa dạng hơn với tính khơi gợi, gợi mở, có yếu tố trừu tượng khuyến khích tư duy sáng tạo và cảm nhận sáng tạo; truy hồi ký ức, phát triển từ những giá trị khoa học, giá trị văn hoá truyền thống, tiếp biến văn hoá, giữa các dân tộc, các nền văn hoá → Kiến trúc tự sự về một thách thức cho

<i>tương lai về bản sắc văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ và tự nhiên. (Theo </i>

<i>đuổi ngơn ngữ hiện tượng và tìm tòi cái mới, phát triển thêm yếu tố ẩn dụ, gợi mở từ các xu hướng kiến trúc trước đó) </i>

<b>2.2. Cơ sở thực tiễn </b>

Kiến trúc thế giới sau khi trải qua nhiều chuyển biến đến nay về hình thức lẫn ý nghĩa của một công trình đã phát triển đa dạng theo nhiều tầng bậc khác nhau. Về tính kể hay đặc tính tự sự dần trở thành một mô thức tư duy có thể

</div>

×