Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hình tượng rồng trong kiến trúc việt nam thời lý trần (XI XIV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 101 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
--------------------

ĐẶNG THỊ HỒNG NGÂN

HÌNH TƢỢNG RỒNG
TRONG KIẾN TRÚC VIỆT NAM
THỜI KÌ LÝ - TRẦN (XI - XIV)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN VĂN VINH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất Thầy giáo Th.S
Nguyễn Văn Vinh - ngƣời đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt quá trình
nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới
các thầy, cô giáo trong khoa Lịch Sử đã cung cấp kiến thức cho tôi trong quá
trình học tập tại trƣờng. Bên cạnh đó, tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, ngƣời
thân, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi.
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của tôi và do còn nhiều hạn chế
về mặt tài liệu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy,
cô giáo cùng các bạn sinh viên đóng góp kiến để đề tài của tôi đƣợc hoàn
thiện hơn.
Hà Nội ngày 04 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận


Đặng Thị Hồng Ngân


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp“Hình tượng Rồng trong kiến trúc Việt Nam thời
kỳ Lý – Trần thế kỷ XI-XIV” đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của
Thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Vinh.
Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
trùng với bất kỳ kết quả nào của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận

Đặng Thị Hồng Ngân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ................................................. 4
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 5
5. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 6
6. Bố cục của kháo luận ................................................................................. 7
CHƢƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƢỢNG RỒNG .................................. 8
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .................................................... 8
1.1.1. Khái niệm biểu tƣợng, hình tƣợng ................................................... 8
1.1.2. Khái niệm rồng ............................................................................... 10
1.2. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ XUẤT XỨ RỒNG.................................. 11
1.2.1. Quan điểm phƣơng Đông ............................................................... 12

1.2.1.1. Quan điểm rồng xuất xứ từ Trung Hoa ................................... 12
1.2.1.2. Quan điểm rồng xuất xứ từ Đông Nam Á ............................... 15
1.2.2. Quan điểm phƣơng Tây .................................................................. 16
1.2.3. Quan điểm Việt Nam...................................................................... 18
1.3. Ý NGHĨA CỦA HÌNH TƢỢNG RỒNG TRONG TÂM THỨC
CỦA NGƢỜI VIỆT NAM .......................................................................... 22
1.3.1. Ý nghĩa nƣớc .................................................................................. 23
1.3.2. Ý nghĩa nguồn gốc dân tộc............................................................. 28
1.3.3. Ý nghĩa vƣơng quyền ..................................................................... 34
Chƣơng 2. HÌNH TƢỢNG RỒNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN
TRÚC VIỆT NAM THỜI KỲ LÝ - TRẦN (XI – XIV) ............................... 44


2.1. HÌNH TƢỢNG RỒNG TRONG MỸ THUẬT VIỆT NAM ............... 44
2.1.1. Về mô típ rồng................................................................................ 44
2.1.2. Chất liệu thể hiện hình tƣợng rồng................................................. 47
2.2. HÌNH TƢỢNG RỒNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN
TRÚC VIỆT NAM THỜI KỲ LÝ TRẦN (XI - XIV) ................................ 48
2.2.1. Hình tƣợng rồng thời Lý ................................................................ 48
2.2.1.1. Đặc điểm mỹ thuật thời Lý ...................................................... 48
2.2.1.2. Một số hình tƣợng rồng trong công trình kiến trúc thời Lý .... 51
2.2.2. Hình tƣợng rồng thời Trần ............................................................. 61
2.2.2.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Trần .................................. 61
2.2.2.2. Một số hình tƣợng rồng trong công trình kiến trúc thời
Trần ....................................................................................................... 64
2.3. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT ..................................................................... 71
2.3.1. So sánh hình tƣợng rồng Việt Nam với rồng Trung Hoa .............. 71
2.3.1.1. Nét tƣơng đồng giữa hình tƣợng rồng Việt Nam so với
hình tƣợng rồng Trung Hoa .................................................................. 71
2.3.1.2. Nét khác biệt của hình tƣợng rồng Việt Nam so với hình

tƣợng rồng Trung Hoa .......................................................................... 76
2.3.2. Kế thừa và phát huy những giá trị mỹ thuật trong hình tƣợng
rồng ........................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO …....…………………………………………… 89
PHỤC LỤC ..................................................................................................... 91


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là đất nƣớc của con Rồng cháu Tiên, bắt nguồn từ câu
chuyện huyền thoại về Lạc Long Quân (Bố Rồng) lấy Âu Cơ (Mẹ Tiên) đẻ ra
một bọc trăm trứng nở trăm con. Thủ đô Hà Nội vốn là đất cổ Thăng Long
(Rồng bay). Vùng Đông Bắc nƣớc ta có thắng cảnh Vịnh Hạ Long (Rồng
nằm), một trong những kỳ quan của tạo hóa. Đồng bằng Nam bộ phì nhiêu là
nơi hội tụ của chín con rồng uốn khúc (Cửu Long Giang)… Có thể nói hình
tƣợng con rồng ở Việt Nam đã vƣợt ra khỏi phạm vi nghệ thuật mà trở thành
một biểu tƣợng cao quý mang ý nghĩa sâu sắc và có ảnh hƣởng to lớn đối với
đời sống xã hội.
Con Rồng đƣợc coi là một con vật huyền thoại nảy sinh từ trí tƣởng
tƣợng của con ngƣời. Nó không tồn tại trong giới tự nhiên mà là sản phẩm của
sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên. Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu
các nƣớc Á Đông đã hình thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp
trong nó trí tuệ, tín ngƣỡng, lý tƣởng, nguyện vọng, sức mạnh và quyền uy.
Nằm trong khu vực của một nền văn minh lúa nƣớc lâu đời, con Rồng
Việt Nam đã trải qua rất nhiều chặng đƣờng để lột xác dần. Các từ điển cổ
giải thích Rồng là chúa tể của loài bò sát, có vẩy, sống ở nƣớc. Phải chăng
ngƣời xƣa đã lấy tên Rồng để chỉ một loài thủy tộc - có thể là thuồng luồng,
rắn nƣớc hay cá sấu, những con vật mạnh mẽ, to lớn, dữ tợn thƣờng gặp trên
sông nƣớc? Điều đó chƣa rõ, chỉ biết là ngƣời Việt cổ có tộc xăm mình (lấy

chàm vẽ hình rồng vào đùi để chống nạn thủy quái làm hại), mãi đến đời vua
Trần Anh Tông (1293 - 1314) mới bỏ tục này.
Từ một con vật huyền thoại mang ý niệm vũ trụ (gắn liền với yếu tố
sông nƣớc trong niềm mơ ƣớc mƣa thuận gió hòa) đƣợc ngƣời thời ấy tôn
sùng, con rồng khởi nguyên đã theo với dòng phát triển của lịch sử phong

1


kiến Việt Nam hoá thân từ hình vóc đến ý nghĩa để cuối cùng ngƣng đọng
trên đỉnh cao của khái niệm quyền uy: Rồng - Vua (long nhan, long thể, long
sàng...). Hơn nữa, nó còn trở thành một biểu tƣợng mỹ thuật, một mô típ trang
trí trang trọng, gắn với những gì mà tƣ duy xƣa coi là linh thiêng: quyền vua
chúa, uy thần thánh.
Trong cả một thiên niên kỷ qua, con rồng luôn là một mô típ quan
trọng, không thể thiếu, xuyên suốt nền nghệ thuật tạo hình của dân tộc. Sự hƣ
cấu trên một con vật không có thật, cùng với sự độc chiếm của vua chúa làm
vật bảo vệ và trang điểm cho uy lực của mình, đã mở ra cho nghệ thuật tạo
hình rồng Việt một con đƣờng đi phong phú và đa dạng hơn nhiều so với
những con vật khác trong nghệ thuật. Và cũng chính từ đó mà hình ảnh con
rồng - một trong bốn con vật thiêng Long, Ly, Quy, Phƣợng đã trở thành đề
tài đƣợc đƣa vào trang trí trong các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa
mang bản sắc riêng theo trí tƣởng tƣợng của ngƣời Việt.
Mặt khác, trong nghệ thuật tạo hình truyền thống, mỗi hình tƣợng nghệ
thuật bao giờ cũng là sự chuyên chở âm thầm khát vọng, hoài bão, tâm hồn
tình cảm của dân tộc. Nhiều họa tiết không đơn thuần chỉ có mục đích trang
trí làm đẹp cho công trình kiến trúc đình, đền, chùa hay các đồ gia dụng… mà
trong bố cục, cách tạo hình còn thể hiện một ý nghĩa nào đó. Khi ngƣời nghệ
sĩ sáng tạo một mô típ hoa văn thì dù muốn hay không ngoài mục đích thẩm
mỹ còn nhằm để biểu đạt một ý niệm. Nói cách khác, đó là sự hữu thể hóa

tâm thức, đời sống tinh thần của dân tộc.
Đối với mỗi ngƣời dân Việt, rồng trở thành biểu tƣợng tích tụ những
khát vọng của con ngƣời: Trời đất có rồng để mƣa thuận gió hòa, mùa màng
bội thu cuộc sống sung túc; đất nƣớc có vị minh quân trên ngai rồng để xã tắc
yên ổn, quốc thái dân an; chùa có rồng để bảo hộ và đề cao Phật pháp cứu độ
chúng sinh; đình miếu có rồng để cộng đồng làng xã ấm no hạnh phúc; từng

2


gia đình vẫn mang rồng vào kiến trúc, vật dụng nhƣ một điều lành trong cuộc
sống… Ấn tƣợng tốt đẹp của rồng bảo lƣu lâu dài và trở thành hình tƣợng cao
quý trong trang trí mỹ thuật nói chung và trong các công trình kiến trúc thời
phong kiến nói riêng. Do đó, rồng là hình tƣợng thƣờng xuyên và mang tính
tiêu biểu trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam.
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài “Hình tượng rồng
trong kiến trúc Việt Nam thời kỳ Lý – Trần thế kỷ XI-XIV” làm khóa luận tốt
nghiệp Đại học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu dƣới
nhiều dạng nhƣ sách, các bài đăng trên báo và tạp chí chuyên ngành, bài đăng
trên các kỷ yếu hội thảo, hội nghị, các bài diễn thuyết trên các diễn đàn kiến
trúc, hội họa… Cụ thể nhƣ:
Tác phẩm “Mỹ thuật thời Lý ” (1973) và “Mỹ thuật thời Trần” (1977)
của Nguyễn Đức Nùng do nhà xuất bản Văn hóa phát hành. Hai tác phẩm
này đã viết cụ thể và sâu sắc về nền mỹ thuật tạo hình của hai triều đại Lý –
Trần. Trong đó, tác giả đã đề cập và trình bày hình tƣợng rồng nhƣng chỉ nói
một cách chung chung chƣa nêu đƣợc đặc điểm nổi bật của hình tƣợng rồng
thời Lý – Trần.
Cuốn “Mỹ thuật Lý - Trần, mỹ thuật Phật giáo”, của Chu Quang Trứ

do nhà xuất bản Thuận Hóa phát hành (1998), đã đề cập đến các công trình
Phật giáo tiêu biểu của hai triều đại Lý - Trần cũng nhƣ các họa tiết, hình
tƣợng trang trí trong các công trình đó và trong có hình tƣợng của con rồng.
Hay cuốn “Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời Trần (thế kỷ
XI- XIV)”, của Tống Trung Tín do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội ban hành
năm 1997 . Cuốn sách cũng dành một phần để nói hình tƣợng con rồng trong
các công trình kiến trúc điêu khắc của thời kỳ này.

3


Bài viết “Rồng thời Lý ” của Nguyễn Đỗ Bảo đăng trên tạp chí văn hóa
nghệ thuật năm 1988. Nguyễn Lâm Bền với bài viết “Rồng thuộc thế kỉ XIIIXIV (Thời Trần )”, Tƣ liệu viện Mỹ thuật Việt Nam (1982). Đây là hai bài
viết đã đi sâu vào việc miêu tả một cách có hệ thống các đặc điểm của hình
ảnh con rồng trong hai triều đại Lý, Trần.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các tác phẩm, bài viết có liên quan đến đề tài
nay.
Các tác phẩm kể trên đã ít nhiều đề cập đến hình tƣợng con rồng trong
hai triều đại Lý – Trần. Để từ đó ngƣời viết có đƣợc nguồn tài liệu phong phú
nhằm phục vụ cho những nghiên cứu, đánh giá của mình trong quá trình thực
hiện đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận “Hình tượng rồng trong kiến trúc Việt Nam thời kỳ Lý-Trần
thế kỷ XI-XIV” tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé với một hình
tƣợng Văn hóa - nghệ thuật đặc sắc nhằm tôn vinh nền mỹ thuật Việt Nam nói
chung và tƣợng rồng trong các công trình kiến trúc thời kỳ Lý - Trần nói
riêng.
Tìm hiểu giá trị về nghệ thuật tạo hình trong hình tƣợng con rồng trong
mỹ thuật của các thế hệ ông cha là tìm về những giá trị văn hóa, tinh thần giá trị bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Nghiên cứu để biết đƣợc cách nâng niu giữ gìn di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể cha ông để lại cho kho tàng nghệ thuật dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận là “giải mã” những hình tƣợng rồng tiêu biểu của từng thời
kỳ và sự ảnh hƣởng của nó tới các nghệ thuật kiến trúc.

4


3.3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về hình tƣợng rồng kiến trúc Việt Nam thời kỳ
Lý - Trần (XI-XIV).
- Về thời gian: Từ thề kỷ XI – XIV
- Về không gian:
+) Thời kỳ nhà Lý với các công trình kiến trúc tiêu biểu nhƣ: Hoàng
thành Thăng Long, chùa Phật Tích, cột đá chùa Dặm, bia chùa Long Đọi, tháp
Chƣơng Sơn.
+) Thời kỳ nhà Trần với các công trình kiến trúc tiêu biểu nhƣ: Hoàng
thành Thăng Long, chùa Bối Khê, chùa Thái Lạc, chùa Tháp Phổ Minh.
+) Ngoài ra, còn một số công trình kiến trúc khác.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Nguồn tƣ liệu chính để thực hiện đề tài này là: Sử dụng những tri thức
liên nghành giáo dục văn hóa, văn hóa học, văn hóa dân gian, sử học, khảo cổ
học, tôn giáo học, dân tộc học, các sách báo, tạp chí viết về kiến trúc, điêu
khắc, hội họa, mỹ thuật.
Bên cạnh đó còn tham khảo và tiếp thu có chọn lọc thêm một số công
trình của các nhà nghiên cứu trƣớc đó.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp so sánh – đối chiếu, phƣơng pháp

phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp hệ thống cấu trúc, phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp phân loại, phƣơng pháp điền giã,…
- Phƣơng pháp hệ thống cấu trúc là phƣơng pháp đƣợc sử dung xuyên
suốt toàn bộ đề tài để tiếp cận về hình tƣợng rồng trong nghệ thuật kiến trúc
và điêu khắc trong các công trình kiến trúc nhƣ một hệ thống.

5


- Phƣơng pháp lịch sử giúp nhận thức đúng sự hình thành, phát triển
và đặc điểm của mỹ thuật thời kì Lý - Trần.
- Phƣơng pháp phân loại cũng đƣợc sử dụng để phân loại các công
trình kiến trúc, điêu khắc…
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu là phƣơng pháp so sánh giống và
khác nhau về hình tƣợng rồng Việt Nam - Trung Hoa, giữa nhà Lý - Trần.
- Phƣơng pháp điền dã, thực tế qua các chùa chiền, đình để có đƣợc
thông tin, tƣ liệu chính xác.
5. Đóng góp của đề tài
- Thông qua việc tìm hiểu về các quan niệm về nguồn gốc xuất xứ rồng,
ý nghĩa của hình tƣợng rồng trong tâm thức của ngƣời Việt để thấy đƣợc con
rồng trong tâm thức ngƣời Việt với ý nghĩa ban đầu nằm trong truyền thống
chung của rồng phƣơng Đông đồng thời cũng làm sáng tỏ nét văn hóa riêng
mang tính bản địa của rồng Việt.
- Tìm hiểu hình tƣợng rồng trong kiến trúc Việt Nam thời kỳ Lý - Trần
đã thể hiện con mắt thẩm mỹ và hệ thống tƣ tƣởng của từng thời đại. Nó đóng
vai trò rất quan trọng trong các nền văn hóa, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, hội
họa. Bởi vậy, muốn tìm hiểu về các hình tƣợng trong kiến trúc, điêu khắc, các
nền văn hóa, tôn giáo thì phải xem xét nó qua nghệ thuật tạo hình trong các
công trình kiến trúc nói chung và thời đại Lý - Trần nói riêng. Tìm hiểu về sự
ảnh hƣởng của hình tƣợng rồng đối với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trong

văn hóa Việt Nam thời kỳ Lý - Trần sẽ phần nào cho ta biết thêm về tƣ tƣởng,
tâm hồn của ngƣời Việt đối với các công trình kiến trúc thời kỳ đó.
- Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc quan tâm
đề và góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp dân tộc.

6


6. Bố cục của kháo luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của khóa luận này bao gồm hai chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về hình tƣợng rồng
Chƣơng 2: Hình tƣợng rồng kiến trúc Việt Nam thời kỳ Lý - Trần thế
kỷ XI - XIV

7


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƢỢNG RỒNG
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm biểu tƣợng, hình tƣợng
Biểu tƣợng: “Biểu tượng bao gồm mọi dạng thức hình ảnh, tĩnh cũng
như động (tĩnh: dáng vẻ một ngôi chùa, một pho tượng, một bức tranh…;
động: một điệu múa, một cảnh kịch, một đám rước, một chuỗi hành động trong
điện ảnh…) tác dụng đến cơ chế chức năng chủ yếu là của tai và mắt, gây
trong tâm hồn người những rung động khoái chá về chúng, tất nhiên với các
mức độ và khía cạnh khác nhau. Biểu tượng bao gồm từ các hình tượng trong
tác phẩm văn nghệ đến các biểu tượng, biểu trưng, biểu hiện, đến các khuôn

mẫu ứng xử trong đời sống nghi thức hằng ngày hoặc trong các dịp phân kỳ
tiết tấu đời sống xã hội (các Lễ - Tết - Hội là một thứ biểu tượng)” [28; tr.9].
Ngƣời Trung Hoa thì quan niệm “Biểu” có nghĩa là bày ra, trình bày,
dấu hiệu để ngƣời ta nhận biết một điều gì đó còn “Tƣợng” có nghĩa là hình
tƣợng. Còn ngƣời Việt Nam xƣa có câu “nói cây ná giá cây tre”, “nói bụi tre
bè bụi chuối”… Để cụ thể hóa một ý niệm trừu tƣợng nào đó, con ngƣời đã
chọn một hình ảnh, hay một tên gọi (cái hữu hình, hữu hạn, khả tri) để nhằm
diễn đạt điều vô hình, vô hạn, vô khả tri. Nhƣ vậy, biểu tƣợng là tín hiệu hai
mặt. Cái biểu thị là dạng thức tồn tại hình tƣợng hóa hay tên gọi là cái đƣợc
biểu thị là những giá trị của ý niệm ẩn dấu bên trong đó.
Biểu tƣợng là quá trình nâng cao của ý thức và năng lực “biểu tƣợng
hóa” của con ngƣời về thế giới ý niệm theo từng giai đoạn của lịch sử hình
thành nhân loại. Mỗi biểu tƣợng luôn mở rộng theo vốn kinh nghiệm cũng
nhƣ bề dày văn hóa của mỗi dân tộc. Chính vì thế, ta thƣờng thấy biểu tƣợng
thật khó nắm bắt, khó định nghĩa. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant nhận

8


định về biểu tƣợng: “Tự bản chất của nó, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn
và tập hợp các thái cực lạ trong cùng một ý niệm. Nó giống như mũi tên bay
mà không bay đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà lại không nắm bắt được. Ta
sẽ cần phải dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng,
nên phải luôn nhớ rằng các từ không thể diễn đạt được bằng tất cả giá trị
biểu tượng” [13; tr.15].
Biểu tƣợng là hình thái biểu hiện của văn hóa, nó đƣợc truyền từ đời
này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Biểu tƣợng ăn sâu vào
trong vô thức đến nỗi chúng trở thành một cấu trúc, nhƣ những kì tích, theo
cách nói của phân tâm học. Biểu tƣợng không chỉ biểu thị ý niệm mà nó mang
trong mình sức mạnh, khả năng quy tụ, liên kết con ngƣời. Chẳng hạn, pho

tƣợng Phật đối với tín đồ Phật giáo, không chỉ là sự thể hiện Đức Phật mà là
chính là Ngài, là niềm tin về Đức Phật và hƣớng con ngƣời tới thế giới niết
bàn, hay nhà thờ không chỉ đơn giản là một công trình kiến trúc mà đó là
không gian thiêng liêng, là biểu tƣợng tâm linh của mọi tín đồ Thiên chúa
giáo. Biểu tƣợng khơi tạo nên sự sống khi nó chứa đựng các ý nghĩa. Các giá
trị của biểu tƣợng đƣợc xác định chính trong sự chuyển từ cái đã biết sang cái
chƣa biết, từ cái đã diễn đạt sang khó tả nên lời. Đặc điểm của biểu tƣợng gợi
lên đồng thời nhiều ý nghĩa. Thí dụ, biểu tƣợng mặt trời đƣợc giải nghĩa vừa
liên quan đến nguồn năng lƣợng, vừa có ý nghĩa nhƣ một biểu tƣợng thần
linh, vừa là kẻ sáng tạo, vừa là kẻ hủy diệt; cũng nhƣ biểu tƣợng nguyệt quế
vừa có ý nghĩa quang vinh, vừa gắn với biểu tƣợng bất tử hay biểu tƣợng rồng
đối với phƣơng Đông là điềm lành, sự tốt đẹp… thì đối với phƣơng Tây lại
đƣợc xem là biểu tƣợng của sự độc ác, xấu xa… Do đó, thông qua biểu tƣợng
ta có thể thấy đƣợc văn hóa của mỗi tộc ngƣời, mỗi dân tộc khác nhau.
Hình tƣợng: Nếu biểu tƣợng là cái tƣơng đối ổn định và không nhất
thiết lúc nào cũng cần phải có một hình tƣợng để biểu hiện, mà mọi khái

9


niệm, hình ảnh, hoạt động gợi đƣợc ý niệm đều có giá trị là sự biểu đạt biểu
tƣợng; thì hình tƣợng lại có sự thay đổi tùy theo cách nhìn, lối nghĩ và
phƣơng tiện sáng tác của mỗi thời đại. Nếu biểu tƣợng có phần mơ hồ khó
nắm bắt, thì hình tƣợng lại cụ thể và có thể nhận biết đƣợc trực tiếp. Mỗi một
loại hình nghệ thuật lại có ngôn ngữ, chất liệu và thế mạnh riêng để xây dựng
hình tƣợng nghệ thuật. Nếu nghệ thuật thơ xây dựng hình tƣợng nghệ thuật
bằng ngôn từ, nghệ thuật âm nhạc xây dựng hình tƣợng nghệ thuật bằng âm
thanh thì nghệ thuật tạo hình xây dựng hình tƣợng nghệ thuật bằng nghệ thuật
đƣờng nét và hình khối…
Theo “Từ điển tiếng Việt” thì “Hình tượng là sự phản ánh hiện thực

một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hình tượng cụ thể,
sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính.” [33; tr.50]. Nhƣ
vậy, hình tƣợng nói về phƣơng thức phản ánh hiện thực một cách sáng tạo
trong nghệ thuật.
1.1.2. Khái niệm rồng
Rồng xuất hiện từ rất sớm trong huyền thoại, truyền thuyết cũng nhƣ
nghệ thuật tạo hình của nhiều dân tộc trên thế giới. Rồng đƣợc dùng để chỉ
một con vật mang đầy tính chất bí hiểm, hình dáng là sự kết hợp nhiều bộ
phận cơ thể của các con vật khác nhau nhƣ thân cá sấu, rắn hay thú, chân vuốt
chim ƣng, sừng của hƣơi, vẩy cá chép vv…; ở phƣơng Tây, La Mã cổ dùng
chữ Draco, nƣớc Đức dùng chữ Drak, và Anh, Pháp, Nga dùng chữ
Dragon…; ở phƣơng Đông nhƣ Trung Hoa dùng chữ Long, Ấn Độ dùng chữ
Makara, Việt Nam dùng chữ Rồng…. Theo Ernest Ingersoll: “Khái niệm nằm
trong chữ “rồng” có từ lúc bắt đầu những suy nghĩ được ghi lại của con
người về những điều bí ẩn của nhà tư tưởng và thế giới của anh ta. Nó gắn
liền với những quyền lực và hành động của các vị thần đầu tiên, và giống như
những quyền lực cùng hành động đó, nó mơ hồ, dễ thay đổi và mâu thuẫn

10


trong các thuộc tính của nó, chỉ duy trì từ đầu đến cuối một đặc điểm có thể
xác định - kết hợp với nước và kiểm soát nước.” [17; tr.2].
Nhƣ vậy, ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa thì Rồng lại có một khái
niệm, một tên gọi khác nhau, song tựu chung thì chúng đều xuất phát từ sinh
vật có thực nào đó và con ngƣời gắn cho nó ý nghĩa theo phƣơng pháp ẩn dụ,
rồi bằng thao tác liên tƣởng để tạo nghĩa và tƣởng tƣợng để tạo nên một hình
tƣợng rồng ngày càng trở nên thiên biến vạn hóa, thiên hình vạn trạng.
1.2. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ XUẤT XỨ RỒNG
Từ cuối thế kỷ XIX, hình tƣợng con Rồng bắt đầu đƣợc nghiên cứu ở

nhiều quốc gia kể cả phƣơng Đông và phƣơng Tây. Lúc này, sau khi phát hiện
ở các nƣớc lân cận Trung Hoa nhƣ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông
Nam Á... cũng có hình tƣợng con Rồng, ngƣời ta đã vội kết luận rằng đó là sự
sao chép từ con Rồng Trung Hoa.
Trong tác phẩm Cơ sở văn hóa Việt Nam (1995) và Tìm về bản sắc văn
hóa Việt Nam (1996), trên cơ sở tổng hợp một số tƣ liệu, Trần Ngọc Thêm
từng đã khẳng định rằng Rồng có nguồn gốc từ vùng văn hóa Bách Việt và là
sự kết hợp của hai con vật nguyên mẫu rất phổ biến ở vùng sinh thái này là
rắn và cá sấu. Song, để cho luận điểm này có sức thuyết phục thì cần có
những lập luận và chứng minh toàn diện hơn. Nghiên cứu một vấn đề phức
tạp nhƣ văn hóa Rồng, rất cần phải có sự tiếp cận từ góc độ của nhiều khoa
học khác nhau để tìm ra những bằng chứng hỗ trợ và soi sáng cho nhau.
Cách đây không lâu, từ góc độ ngôn ngữ học, GS.Nguyễn Tài Cẩn đã có
bài “Về tên gọi con Rồng của người Việt” đăng trên tạp chí Diễn đàn số 94
(Paris, tháng 3-2000). Các bài viết quan trọng này làm sáng tỏ nhiều điều liên
quan đến tên gọi Rồng trong tiếng Việt và một số ngôn ngữ Đông Nam Á,
mà nội dung cụ thể có thể quy về ba điểm chính nhƣ sau: (1) Ở thời tiền sử, tên
gọi Rồng đã có mặt trong nhiều ngôn ngữ thuộc tiểu chi Proto Việt - Chứt mà

11


dấu vết có thể tìm thấy trong các ngôn ngữ bà con xa gần với nhóm Việt Mƣờng; (2) Thìn, cũng nhƣ tên 12 chi, là tên gọi do ngƣời Hán vay mƣợn từ
một ngôn ngữ nào đó ở vùng Hoa Nam; (3) Vào thời Bắc thuộc, tiếng Việt đã
vay mƣợn thêm ba từ, đều xuất phát từ cách đọc của chữ long chỉ con Rồng
trong tiếng Hán: Rồng là tên xƣa nhất, vay vào thời Hán; (thuồng) luồng là tên
gọi mƣợn vào khoảng từ sơ đến trung Đƣờng; long là tên gọi vay mƣợn muộn
nhất, vào khoảng cuối Đƣờng. Nhƣng nếu rồng, luồng, long đều bắt nguồn từ
“long” trong tiếng Hán, vậy thì long của tiếng Hán bắt nguồn từ đâu?
Ở Trung Hoa, trong hơn 20 năm trở lại đây, việc nghiên cứu hình tƣợng

con Rồng cũng rất phát triển: Cố Phƣơng Tùng [1984] với Long phụng đồ án
nghiên cứu; Dƣ Tử Lƣu [1985] với Long đích căn; Vƣơng Thành Trứ [1985]
với Long phụng văn hóa; Từ Hoa Dƣơng [1988] với Trung Hoa đích long; Phế
Tần [1988] với Long đích tập tục; Hạo Xuân & Cao Chiếm Tƣờng [1999]
với Long phụng thành tường; Vƣơng Duy Đề [1990, 2000] với Long đích tông
tích và Long phụng văn hóa, Hà Tân [2004] với Đàm long thuyết phụng,
Dƣơng Thanh [2004] với Văn hóa rồng ở vùng hồ Động Đình... Ở phƣơng Tây
có Graeme Base với Discovery of Dragons (Khám phá Rồng); Michael Hague
với The book of dragons (Sách về Rồng)... Các tác giả đã sử dụng nhiều nguồn
tƣ liệu khác nhau (khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ - văn tự, văn hóa dân gian...)
tập trung lý giải một phần nguồn gốc thần thoại của con Rồng.
Trên cơ sở những kết quả thu lƣợm đƣợc, bài viết này phác thảo một
bức tranh tổng thề về nguồn gốc con Rồng và con đƣờng đi của Rồng.
1.2.1. Quan điểm phƣơng Đông
1.2.1.1. Quan điểm rồng xuất xứ từ Trung Hoa
Từ xa xƣa, ngƣời Trung hoa với tƣ duy độc tôn của văn minh Hoa Hạ
sẵn sàng tiếp nhận con rồng xuất phát từ trí tuệ Trung Hoa và gắn bó với nền
văn hóa Trung Hoa.

12


Trong thần thoại Trung Hoa, thần thoại về rồng khá phổ biến và chiếm
vị trí quan trọng nhƣ:Ông Cổn hóa rồng (Tích truyện về ông Cổn đƣợc vua
Nghiêu giao cho trọng trách trị thủy. Sau khi chết, ông Cổn hóa rồng); Ham
nuôi Rồng, Khổng Giáp mắc vạ, Đào ao rượi, Hạ Kiệt tiêu vong (GS.TS Trần
Kiều Hoạch cho biết, theo sách Thái Bình hoàn vũ ký và Từ nguyên,
1993:Thời Nghiêu Thuấn có Đổng Phủ, do nuôi rồng có công, đƣợc vua
Thuấn phong cho Hoán Long, “hoán” có nghĩa là nuôi súc vật. Xƣa ở huyện
Lâm Dĩnh, Húa Châu, có thành Hoán Long, tƣơng truyền đó chính là nơi

Đổng Phù đƣợc phong ấp); Nhị long hí châu (Kể về hai rồng tranh ngọc quý);
Long Vương thua cờ (Tích truyện về Đông Hải Long Vƣơng thua cờ Đông
Hải Kỳ Thánh, sau đó hàng năm phải cúng tiến cá cho dân đảo Thừa Sơn);
Truyền thuyết Cửu Long Sơn (Tích truyện về ngọn núi Cửu Long Sơn)…
Ở Trung Hoa, khu vực Trƣờng Giang và Hoàng Hà thƣờng xuyên xảy
ra lụt lội do đó ngƣời Trung Hoa xƣa tin rằng đó là do thần rồng gây nên. Do
kinh sợ mà họ đã tế thần rồng để cầu nƣớc sông phẳng lặng. GS Dƣơng Lực
trong công trình Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa đã viết: “Do từ xưa
tới nay, Trung Quốc là nước nông nghiệp, có quan hệ mật thiết với mưa gió
sông hồ cho nên đương nhiên là có sự sùng bái rồng. Vì thế, gọi rồng là thần
làm mưa gió, và đã xây miếu Long Vương thờ thần rồng” [18; tr.526]. Bộ tộc
Phuni có lễ tế rồng ở đầm lầy; lập đàn trong rừng sâu hay núi cao dùng sữa
bò, trứng gà… để làm vật tế khấn thần rồng bảo hộ cho mọi ngƣời và gia súc.
Ngƣời Hán cũng tế rồng chủ yếu xin rồng chớ dâng nƣớc lũ, chớ gây hạn hán,
luôn đƣợc mùa màng... Do đó , trong dân gian Trung Hoa có rất nhiều truyền
thuyết cho rằng rồng có khả năng hô mƣa gọi gió, có thể đội sông lật bể, gọi
mây che mặt trời. Trong sách Chu Dịch chép: “Mây theo rồng, gió theo
hổ…” hay “rồng là loại động vật ở nước, mây là hơi nước nên nói rồng có
thể gọi mây, còn mây theo rồng” [18; tr.530].

13


Sử kí Tư Mã Thiên phần “truyện Lão Tử” kể chuyện Khổng Tử đến
gặp Lão Tử lúc trở về nói với đám học trò rằng: “Con chim ta biết nó bay;
con cá ta biết nó lội; con thú ta biết nó chạy. Đối với loài chạy thì ta có thể
dùng lưới để săn; đối với loài lội thì ta có thể dùng câu để bắt; đối với loài
bay thì ta có thể dùng tên để bắn; đến như con rồng cưỡi mây, cưỡi gió lên
trời ta không sao biết được. Hôm nay gặp Lão Tử , ông ta có lẽ là con rồng
chăng ?” [33; tr.325-326]. Nhƣ vậy, có thể xem Khổng Tử là học giả sớm

nhất, ngay từ thời cổ đại đã có nhận xét về con rồng.
Rồng trong tƣ duy ngƣời Trung Hoa gắn liền với các hiện tƣợng thiên
nhiên mây mƣa, sấm, chớp, giông bão,… Một truyền thuyết cho thấy ngƣời
Trung Hoa tin vào sự linh nghiệm của rồng trong việc tạo nƣớc là câu truyện
về danh họa nổi tiếng thời Đông Ngô Tào Bất Vinh đã từng vẽ rồng đỏ cho
Tôn Quyền, tƣơng truyền rằng, bức họa này lƣu truyền đến thời Lƣơng Văn
Đế, khi ấy hạn hán lâu ngày không có cách gì cầu đƣợc mƣa, ngƣời ta đặt bức
vẽ này bên cạnh dòng nƣớc, lập tức mƣa xuống ào ào.
Rồng đối với ngƣời Trung Hoa là con vật lừng danh nhất trong số các
động vật tƣợng trƣng, vì thế, họ đã gắn nguồn gốc dân tộc mình với rồng.
Truyền thuyết của Trung Hoa cho rằng, những nhân vật lỗi lạc thời cổ đại nhƣ
Phục Hy, Viêm Đế, Hoàng đế Nghiêu, Thuấn… đều là dòng dõi nhà rồng. Thái
bình ngự lãm viết: “Trời sấm sét to đánh xuống thành vũng nước lớn, Hoa Tế
dẫm chân lên sinh ra Phục Hy”, Đế vương thế kỷ viết: “Mẹ của Viêm Đế đi
đến Hoa Dương, thụ thai với rồng thần sinh ra Viêm Đế” [3; tr.7]. Và một số
học giả Trung Hoa đƣa ra thuyết: “Các tộc người Hoa Hạ đều là dòng dõi nhà
rồng…” [3; tr.8], “Người Trung Hoa là truyền nhân của rồng” [18; tr.523].
Nhƣ vậy, với tƣ duy đề cao văn hóa dân tộc mình, trong rất nhiều sách,
nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Trung Hoa đều nhấn mạnh vai
trò, nguồn gốc của con rồng có từ Trung Hoa. Nó tƣợng trƣng cho dân tộc,
cho địa vị của vua, cho sự cao quý, điềm lành.
14


1.2.1.2. Quan điểm rồng xuất xứ từ Đông Nam Á
Bằng các cứ liệu tổng hợp của nhiều bộ môn nhƣ khảo cổ, sinh học,
ngôn ngữ, văn học nghệ thuật dân tộc, văn hóa dân gian… các nhà khoa học
đã dựng lại nền văn minh cổ Đông Nam Á. Những dấu vết tìm đƣợc đã chứng
minh con ngƣời Đông Nam Á đã bắt đầu trồng cây, làm đồ gốm, đúc đồng từ
rất sớm, trƣớc khi có sự giao lƣu với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Thành

tựu rõ nhất là việc tạo ra nền nông nghiệp lúa nƣớc. Nền văn hóa lúa nƣớc
này đƣợc quy định bởi môi trƣờng sinh thái của miền đất nhiệt đới nóng ẩm,
mƣa nhiều và hệ thống sông ngòi chằng chịt của vùng bán đảo lục địa châu Á.
Từ đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, do điều kiện địa lý, cũng nhƣ nền văn
hóa nông nghiệp lúa nƣớc mà hệ thần thoại về rồng – biểu tƣợng của thần linh
sông nƣớc là sản phẩm của văn hóa Đông Nam Á. Vì đây là khu vực bị chi
phối bởi hai con sông lớn là sông Dƣơng Tử và sông Mê kông: “Nơi mà phần
lớn các con sông và những địa danh liên quan đến sông đều được gọi bằng
những từ vốn là biến âm của cùng một từ gốc Nam Á cổ đại với nghĩa là sông
nước: Giang (Dương Tử giang, Việt giang, Chiết giang, Tam giang, Tiền
giang…); Kiang; Kung, khung (khung giang, khung bích – Thái Tây Bắc;
Mèkhủng – Lào); Kong (mekong); Krong, Krông (Tây Nguyên: Krông Púc,
Krông Pacô,…); sông (Việt ); sung (sung Lung, sung Vang – phụ lưu sông
Đà, sông Cả),…” [25; tr.67-68].
Nhìn khắp các dân tộc ở Đông Nam Á, chúng ta thấy hệ thần thoại về
rồng xuất hiện một cách khá phổ biến, dù cách gọi khác nhau, song tựu chung
chúng có ý nghĩa và vai trò tƣơng tự nhƣ nhau và hình dạng là sự kết hợp các
bộ phận cơ thể của những động vật khác nhau. Đó là con Nak trong thần thoại
Lào, con Naga trong thần thoại Khơ-me, con Nagri trong thần thoại Chàm,
con rồng trong thần thoại Việt Nam… Thần thoại rồng Đông Nam Á thoạt
nhiên gắn liền với thiên nhiên và là biểu tƣợng của sông nƣớc. Tuy nhiên, trải

15


qua thời gian rồng dần có thêm những ý nghĩa mới nhƣ thủy tổ của dân tộc,
biểu tƣợng của vƣơng quyền và những điều may mắn tốt đẹp, thịnh vƣợng…
Bà mẹ thủy tổ của dân tộc Khơ - me là con gái vua huyền thoại Naga (theo
truyền thuyết về nguồn gốc của dòng dõi vua chúa là do cuộc kết hôn giữa
một giáo sĩ Bàlamôn của Ấn Độ với Naga là con gái vua của rắn), nữ thần

Pônaga (hay còn gọi là Pô Nƣga) là bà tổ của ngƣời dân Chăm - pa; còn đối
với ngƣời Việt thì Lạc Long Quân (cha Rồng) và Âu Cơ (mẹ Tiên) là hai
đấng quốc tổ …các vị thần Naga, Poonaga, Lạc Long Quân … vừa mang ý
nghĩa biểu tƣợng của sông nƣớc, vừa mang ý nghĩa phong đăng, vừa mang ý
nghĩa về nguồn gốc dân tộc.
Khi nghiên cứu về thần thoại rồng trong cộng đồng văn hóa Đông Nam
Á, tồn tại những ý kiến cho rằng rồng là sản phẩm của Đông Nam Á, rồi sau
đó nó đã đƣợc hội nhập vào văn hóa Trung Hoa và đồng thời đƣợc đƣa đến
những vùng xa xôi nhất của châu Âu. Chẳng hạn, D.V Deopic quan niệm:
“Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó
đã đi vào văn hóa Trung Hoa”; còn Ja. V. Chesnov thì khẳng định: “hình
tượng con rồng phát sinh từ Đông Nam Á đã thâm nhập đến những vùng xa
xôi nhất của châu Âu” [26; tr.276].
Các lý giải của quan niệm này góp phần cho thấy vai trò của Đông
Nam Á trong quá trình sáng tạo nguồn gốc, hình tƣợng rồng, sự gắn bó của
con rồng với văn hóa nông nghiệp trong cộng đồng các dân tộc, các quốc gia
ở Đông Nam Á.
1.2.2. Quan điểm phƣơng Tây
Trong khi phƣơng Đông, do tính chất của nền văn hóa nông nghiệp mà
hầu hết các quốc gia ở khu vực này cho rằng rồng ra đời để làm chủ nguồn
nƣớc, canh giữ các suối, sông, biển, hồ, rồi sau này trở thành ý nghĩa nguồn
gốc dân tộc, ý nghĩa vƣơng quyền, tƣợng trƣng cho những gì cao quý tốt đẹp

16


nhất trong đời sống con ngƣời; thì ở phƣơng Tây nguồn gốc xuất xứ của nó
đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào?
Vết tích cổ xƣa nhất về rồng ở phƣơng Tây nằm trong truyền thuyết Hy
Lạp nói về Cadmus. Khi di dân đi khai khẩn đất hoang, Cadmus đã đƣợc một

con bò thần dẫn tới một địa điểm ở Boeotia . Khi ông ta phái ngƣời của mình
đi lấy nƣớc ở một con suối, tất cả mọi ngƣời bị một con rồng canh dữ ngọn
suối giết chết. Sau đó, Cudmus đã giết chết con rồng, nhổ răng của con rồng
và gieo xuống mảnh đất. Một toán ngƣời có vũ trang mọc ra từ mỗi chiếc răng
nanh đƣợc gieo. Họ đánh và giết lẫn nhau trong khi chỉ còn năm ngƣời sống
xót. Những ngƣời này giúp Cadmus xây dựng một tòa thành. Cuối cùng tòa
thành đó phát triển thành thị trấn Thebes. Năm ngƣời kia trở thành tổ tiên của
tầng lớp quí tộc Thebes. Trong số đó có một ngƣời đƣợc mệnh danh là “con
trai của rắn”, tên là Echion, cƣới con gái của Cadmus làm vợ. Sau nhiều vụ
rối loạn, vua Cadmus rút về Illyria, ở đó ông đã cùng vợ là Barmonia biến
thành rắn, về sau chết đƣợc các thần đem lên cõi cực lạc.
Hay trong câu truyện đƣợc kể trong bài Saga, một bản anh hùng ca của
Đức không rõ tên tác giả đƣợc sáng tác vào cuối thế kỉ XII viết: “Vị thần
Wotan có một kho tàng lớn. Kho tàng đó được giao cho hai gã khổng lồ canh
giữ. Một trong hai gã đó là Fafnir, giết chết người anh em của mình để chiếm
lấy của cải, rồi sau đó biến thành một con rồng để canh số của cải đó.
Wontan muốn lấy kho tàng của mình. Hiệp sĩ Siefgierd rèn một thanh gươm
thần và sau đó đã chiến đấu và giết chết con rồng bằng lưỡi gươm này”
[17; tr.71].
Khi đạo Kitô ra đời, trong huyền thoại Cơ đốc giáo, rồng phƣơng Tây
đƣợc sáng tạo ra trở thành hiện thân của quỷ dữ hoặc là đầy tớ của quỷ dữ.
Rồng đƣợc mô tả là: “Di chuyển nhanh hơn ánh sáng thần thánh đôi chút,
trước hết khạc ra tất cả lửa của địa ngục, vũ trang mạnh mẽ bằng tất cả móng

17


vuốt của hận thù và tất cả những chiếc răng nanh của ham muốn, mang bộ
giáp của lòng vị kỉ, được chắp bằng những đôi cánh hùng mạnh của dối trá và
xảo quyệt, những con rồng của Lucifer… Rít lên, thổi lên, rống lên, gầm lên,

chúng vẫn còn lao vào chúng ta từ đáy sâu của thời gian và bóng tối”
[17; tr.782].
Nhƣ vậy, nét nổi bật trong nguồn gốc rồng của phƣơng Tây đƣợc sáng
tạo ra làm hiện thân cho sự phá hủy, xấu xa, cái ác là con vật phản Chúa trong
đạo Cơ đốc giáo.
1.2.3. Quan điểm Việt Nam
Ở Việt Nam rất nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng rồng có xuất
xứ từ phƣơng Nam và thậm chí hơn thế nữa là từ Việt Nam. Quan điểm này có
thể thấy qua nhiều tập sách, công trình hoặc bài nghiên cứu của các tác giả nhƣ:
“Nguồn gốc dân tộc Việt Nam”, “Cổ sử Việt Nam” của Đào Duy Anh, “Vài ý
kiến đối với nhận định của ông Đào Duy Anh về vấn đề tô – tem của người Việt
nguyên thủy” của Văn Tân, “Trở lại vấn đề tô tem của người Việt của Hà Văn
Tấn, Bàn góp về vấn đề tô tem của người Việt nguyên thủy “của Hoàng Lƣơng,
“Một vài ý kiến về những nhận định của ông Văn Tân đối với vấn đề tô tem của
người Việt nguyên thủy” của Đỗ Xuân Trạch, “Từ hình tượng thực của con
rồng Việt Nam thủa ban đầu đến tên gọi Lạc Long Quân trong tiếng Việt” của
Nguyễn Minh Hiệu, “Con rồng Việt Nam với người Giao Chỉ” của Trần
Quang Trân, “Con rồng trong nghệ thuật Việt Nam qua các thời đại”, hay
“Rồng Lý - Biểu trưng của văn hóa Đại Việt” của Chu Quang Trứ,… Các
nghiên cứu này đều có chung quan niệm rồng có nguồn gốc từ một loại động
vật phƣơng Nam, là cá sấu, là rắn, hoặc là một loài động vật thời tiền sử nay đã
tuyệt chủng.
Một trong những ý kiến giải thích nguồn gốc rồng bắt nguồn từ cá sấu
đó là tác phẩm Nguồn gốc dân tộc Việt Nam của Đào Duy Anh viết năm

18


1950: “Những nhóm Man - Di ở miền sông Dương Tử xăm mình thành hình
trạng Giao Long rồi dần dần phát sinh mối tin tưởng rằng chính mình là

Giao Long sinh ra, thế là phát sinh quan niệm tô tem, nhận giao long là vật
tổ. Có lẽ khi người Hán tộc tiếp xúc với nhóm Man - di làm nghề đánh cá ở
miền Hồ Nam, thấy họ có tục xăm mình thành hình hình dạng Giao Long và
thờ Giao Long thành vật tổ, cho họ là người Giao Long nên gọi miền họ ở là
Giao Chỉ, tức là miền đất của giống người Giao Long” [1; tr.17].
Bảy năm sau, GS Đào Duy Anh vẫn giữ nguyên ý kiến của mình trong
công trình Cổ sử Việt Nam và chú giải về Giao Long nhƣ sau: “Cứ những sự
tình gặp Giao Long ở sông Dương Tử sách xưa chép đó và cứ hình trạng con
Giao Long theo thời xưa mô tả đó thì chúng ta thấy rằng loài Giao Long sách
xưa chép đó chính là loại cá sấu lớn đời xưa có rất nhiều ở sông Dương - Tử,
hiện nay cũng vẫn còn. Theo L.Aurousseau thì giống cá sấu lớn ấy mình dài
đến 5, 6 mét, tiếng Pháp gọi là allirator. Giống cá sấu nhỏ chỉ có ở miền Hoa
Nam và ở Ấn - Độ, Chi - Na thì chữ Hán gọi là ngạc ngư, tiếng Pháp gọi là
crocodile là thuồng luồng mà sách chữ Hán của ta gọi là Giao Long. Về sau
trong các sông ở Bắc nước ta, giống crocodile thành hiếm, thỉnh thoảng thấy
một con, người ta cũng gọi là thuồng luồng, nhưng người thường không biết
hình dạng nó như thế nào nên tưởng tượng nó là một giống thủy quái hình
dạng như rắn” [2; tr.26]. Cũng trong công trình này phần viết về ngƣời Giao
Chỉ với tổ tiên của ta, GS Đào Duy Anh còn khẳng định thêm lần nữa về nhận
định truyên thuyết con Rồng cháu Tiên hay Lạc Long Quân là ghi nhớ sự
sùng bái Giao Long làm vật tổ.
Đồng tình với quan niệm rồng có nguồn gốc từ cá sấu đó là tác giả
Nguyễn Minh Hiệu. Trong bài Từ hình tượng thực của con rồng Việt Nam
thuở ban đầu đến tên gọi Lạc Long Quân trong tiếng Việt đƣợc giới thiệu
trong cuốn Văn minh rồng và năm 2000. Tác giả đã nghiên cứu và liên hệ các

19


văn bản truyện thơ, tục ngữ, dân ca Mƣờng để từ đó khẳng định: “Con rồng

Việt Nam - vật tổ ban đầu của người Việt nguyên thủy - là con cá sấu”, và
danh hiệu Lạc Long Quân là do: Khú (cá sấu) biến thành “long” (rồng), vua
đổi thành “quân” nên vua khú (vua sấu) biến thành cha rồng và vua rồng
(Lạc Long Quân) khi tiếp xúc với văn hóa Hán [10; tr.32].
Song song với quan niệm rồng có nguồn gốc từ con cá sấu, còn tồn tại
quan niệm cho rằng rắn mới thực sự là nguồn gốc của rồng: PGS.TS Nguyễn
Đỗ Bảo trong Mỹ thuật thời Lý cho rằng: “ Hình rồng ở Việt Nam cũng chỉ là
con rắn, nhưng đã được biến hóa cho có phần linh thiêng như “rắn thần” và
đã được hư cấu trong nghệ thuật tạo hình” [4; tr.68], PGS Chu Quang Trứ
trong bài Rồng Lý biểu trưng của văn hóa Đại Việt đăng trên tạp chí mỹ thuật
số 25 năm 2000 cũng cho rằng “Rồng được bắt nguồn từ rắn - trăn - thuồng
luồng được gọi là giao long” [27; tr.26]. Lê Thanh Tịnh trong Một hướng tìm
hiểu nguồn gốc ngữ nghĩa của từ tố “lạc” viết: “ Qua dân tộc học ta thấy
nhiều đình chùa ở miền Bắc Việt Nam có tục lệ thờ “thần rắn” (hoặc thuồng
luồng , giải, rắn, hoặc rồng) được trở thành một đối tượng được nói đến
trong thần thoại và truyền thuyết của ta, cũng như trở thành một thần tượng
được khắc họa trang trí ở những nơi tôn nghiêm.” [30; tr.68]. Từ đó, tác giả
nêu lên nhận xét: “Chúng tôi cho rằng tô - tem của người Việt nguyên thủy là
một thứ rồng rắn, hoặc có thể là một giống rắn nào đó, một giống bò sát nào
đó”, “Có thể rắn lạc - huồng luồng - giải - rồng - giao long chỉ một tên gọi
loài rắn nước cổ đại” [30; tr.68].
Có thể thấy rằng, cùng một khái niệm “Giao Long” song tồn tại các giải
thích khác nhau về nguồn gốc của con rồng Việt, trƣờng hợp thứ nhất cho đó
là cá sấu, trƣờng hợp thứ hai xem đó là rắn.
Tuy nhiên, trong giới khoa học Việt Nam cũng tồn tại nhiều ý kiến cho
rằng những kết luận về nguồn gốc của rồng chƣa có đủ cơ sở và vấn đề nguồn

20



×