MỞ BÀI
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng, khi nào Đảng giữ vững sự
độc lập, tự chủ và sáng tạo về đường lối thì phong trào cách mạng phát triển thuận
lợi và thắng lợi, còn khi phạm sai lầm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí thì phong trào
cách mạng gặp khó khăn, thậm chí thất bại. Công tác tư tưởng luôn giữ vị trí đặc
biệt quan trọng, góp phần to lớn vào việc tạo nên sự thống nhất cao trong Đảng và
toàn thể nhân dân phấn đấu cho mục tiêu cao cả của cách mạng. Từ khi tiến hành
công cuộc đổi mới đến nay, công tác tư tưởng đã bám sát thực tiễn, tuyên truyền,
phổ biến kịp thời những quan điểm lý luận cũng như đường lối, chủ trương đổi mới
của Đảng, thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hoá, hội quốc tế đã trở nên phổ biến với
mọi người trong xã hội hiện đại ngày nay. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
đang diễn ra hết sức sôi động trên hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, mà trước
hết và rõ nét nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Cũng như các hiện tượng xã hội khác,
toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế cũng là một quá trình mang tính hai mặt, nó vừa có
mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Ở mỗi quốc gia, khi tiếp nhận quá trình toàn cầu
hoá, hội nhập quốc tế thì cả hai mặt này đều bộc lộ ra. Song, đối với Việt Nam, toàn
cầu hoá và hội nhập quốc tế đã tác động làm công tác tư tưởng của Đảng còn thiếu
sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế, chưa sát thực tế và chưa
linh hoạt. Công tác lý luận còn lạc hậu, thiếu thực tiễn trên một số mặt…
Với đề tài tiểu luận: “Tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đến
tình hình tư tưởng trong nhân dân Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải
pháp” sẽ phần nào làm rõ những nội dung trên và đưa ra những giải pháp khắc
phục.
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. Những khái niệm
I.1. Về Tư tưởng
Là sản phẩm của tư duy con người, phản ánh hiện thực khách quan, biểu hiện
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với giới tự nhiên.
I.2. Về Công tác tư tưởng
Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính
đảng, nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp trong quần
chúng, thúc đẩy quần chúng đi tới hành động.
Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận cấu thành rất
quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là hoạt động truyền bá, bổ sung và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây
dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, giá trị đạo đức đúng đắn.
Công tác tư tưởng góp phần tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận
trong nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tính chủ động
sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.
I.3. Về Toàn cầu hóa
Hiện nay, có rất nhiều cách hiều khác nhau về toàn cầu hóa, điều này phụ
thuộc vào góc nhìn, mục đích khai thác khái niệm cũng như cách thức tiếp cận vấn
đề của các nhà nghiên cứu. Nhìn chung, có thể khái quát thành nghĩa hiểu như sau:
Theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế
liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời
sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường, v.v…) giữa các
quốc gia. Nói một cách khác,“Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những
mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu
vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan
hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới.”.
Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình
thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế quốc gia. Biểu hiện của toàn cầu hoá có thể dưới dạng khu vực hoá – việc
2
liên kết khu vực và các định chế, các tổ chức khu vực, hay cụ thể, toàn cầu hoá là
“quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sự
tương tác và tuỳ thuộc lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự
gia tăng các luồng giao lưu hàng hoá và nguồn lực (resources) qua biên giới giữa
các quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các
hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế.”
I.4. Về Hội nhập quốc tế
Hiện nay, ở Việt Nam hội nhập quốc tế được giới học thuật định khác theo
hai cách như sau:
Theo nghĩa hẹp coi “Hội nhập quốc lế” là sự tham gia vào các tổ chức quốc tế
và khu vực.
Theo nghĩa rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham gia vào mọi
mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưu
quốc tế.
I.2. Vị trí, vai trò của công tác tư tưởng
I.2.1. Vị trí
Công tác tư tưởng là một bộ phận hợp thành trong hoạt động lãnh đạo của tổ
chức đảng, một mặt công tác trọng yếu của chính quyền và các tổ chức, đoàn thể
trong hệ thống chính trị.
Công tác tư tưởng có vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giữ
vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển kinh tế, chính trị,
văn hóa; xây dựng hệ thống chính trị phát triển vững mạnh, toàn diện.
I.2.2. Vai trò
- Công tác tư tưởng trước hết nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong
sạch, vững mạnh, có sức chiến đấu cao và không ngừng nâng cao năng lực lãnh
đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
- Công tác tư tưởng có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đưa đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với mỗi người dân;
khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng
tạo của quần chúng nhằm biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành
hiện thực, thành phong trào hành động cách mạng của quần chúng.
- Công tác tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thống nhất
cao trong tổ chức đảng, sự đồng thuận trong xã hội, góp phần giữ vững ổn định
chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
3
Chương II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TƯ TƯỞNG TRONG
NHÂN DÂN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
II.1. Tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đến tình hình hình tư
tưởng nước ta thời gian qua
II.11. Bối cảnh thế giới và trong nước
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam là một bộ phận
hữu cơ của thế giới đương đại. Vì lẽ đó, công tác tư tưởng cần nhận diện một cách
sâu sắc những vấn đề cơ bản của kinh tế, chính trị thế giới hiện nay.
Đó là, về tổng thể, thế giới đang giải thể cấu trúc cũ, hình thành trật tự thế
giới mới, mặc dù có những xung đột ở một số quốc gia, khu vực nhưng xu thế cơ
bản vẫn là hòa bình, hội nhập, hợp tác và phát triển; những vấn đề toàn cầu đang đặt
nhân loại trước những thách thức mới; cách mạng khoa học - công nghệ mới đang
mở ra một thời đại kinh tế thế giới mới với cơ cấu kinh tế không chỉ mang tính quốc
gia, khu vực mà còn mang tính toàn cầu; bạo lực chính trị thế giới đang diễn ra với
nhiều hình thức và xu hướng đa dạng; toàn cầu hóa tác động và làm thay đổi một
cách căn bản mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực chính trị, kinh
tế thế giới.
Đời sống tư tưởng thế giới ngày càng đa dạng, phức tạp. Trong đó, các tư
tưởng của chủ nghĩa tư bản (CNTB) vẫn chiếm ưu thế ở nhiều nơi; chủ nghĩa dân
tộc hồi sinh trên quy mô rộng lớn; phong trào dân chủ xã hội phát triển mạnh và
nhận được sự đồng tình ở nhiều quốc gia; tư tưởng XHCN sau một thời gian thoái
trào đã dần phục hồi bằng sự đổi mới, với nhiều mô hình, thử nghiệm. Công cuộc
đổi mới, cải cách, mở cửa thành công của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước
khác, cũng như sự trỗi dậy mạnh mẽ, tự tin của phong trào cánh tả Mỹ La-tinh
chính là sự khẳng định sức sống của tư tưởng XHCN trong thời đại ngày nay.
II.1.2. Những tác động của toàn cầu hóa đến công tác tư tưởng
Bối cảnh quốc tế như nêu trên đã và đang tác động hết sức mạnh mẽ đến đời
sống tinh thần của xã hội ta, đặc biệt là trong lĩnh vực tư tưởng. Có thể nêu một số
vấn đề đang nổi lên trong lĩnh vực tư tưởng ở nước ta hiện nay là:
Thứ nhất, niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta có xu
hướng suy giảm trong một bộ phận nhân dân.
4
Đó là do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu; phong trào
XHCN thế giới vẫn đang lâm vào thoái trào, trong khi sự phục hồi của nó vẫn còn
chậm; lý luận về CNXH và con đường lên CNXH ở nước ta chưa có bước đột phá,
chưa có thành tựu lý luận xây dựng CNXH đặc thù Việt Nam.
Thứ hai, trên thế giới có rất nhiều mâu thuẫn gay gắt, không thể dung hòa
được và trải qua nhiều khủng hoảng trầm trọng, triền miên, kéo dài cả về kinh tế và
xã hội nhưng CNTB vẫn tìm cách thích nghi, phục hồi để kéo dài sự tồn tại của nó.
Vào thời điểm hiện nay, sức sống của CNTB vẫn còn khá mạnh mẽ. Đây là
một thực tế không thể phủ nhận và cũng là vấn đề gây hoài nghi, dao động về tư
tưởng đối với không ít người về con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta lựa
chọn.
Thứ ba, sự phục hồi niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh có xu hướng tăng
mạnh với các hoạt động lễ hội cổ truyền gắn với du lịch tâm linh, các tín ngưỡng
dân gian hết sức đa dạng và phức tạp.
Niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay tăng mạnh.
Thứ tư, về vấn đề dân chủ, tự do, bình đẳng trong lĩnh vực truyền thông, tư
tưởng, lý luận chưa có cơ chế, chế tài cụ thể, rõ ràng, chưa được thể chế hóa có tính
chất luật định.
Trong điều kiện toàn cầu hóa, để quản lý thông tin và định hướng dư luận xã
hội, cần phải có tư duy mới phù hợp. Phát huy dân chủ, tự do ngôn luận và phản
biện xã hội đều là những nhu cầu tất yếu của một xã hội phát triển trong bối cảnh
toàn cầu hóa, “thế giới phẳng”. Ở đây, chúng ta sẽ thực hiện và “xử lý” như thế nào
để bảo đảm những nguyên tắc cơ bản của sự ổn định phát triển, đúng định hướng xã
hội chủ nghĩa, giữ vững kỷ cương, phép nước, đồng thời bảo đảm tự do, dân chủ,
nhất là tự do ngôn luận.
Bên cạnh đó, vấn đề tự do tư tưởng, bình đẳng về thông tin và quyền được
thông tin là xu hướng vận động tất yếu của xã hội hiện đại, đòi hỏi phải có những
giải pháp, phương thức phù hợp đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của nhân
dân, nhất là giới trẻ. Sẽ khó có thành tựu trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân
văn, trong nghiên cứu lý luận chính trị nếu không có một môi trường thực sự tự do,
dân chủ trong nghiên cứu, trao đổi học thuật và xã hội hóa các kết quả nghiên cứu.
Thứ năm, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ
phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền.
5
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI của Đảng đã chỉ rõ, là một vấn
đề gây bức xúc dư luận, làm mất uy tín của Đảng một cách nghiêm trọng. Đó chính
là biểu hiện một cách cụ thể của chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, của sự vị kỷ, thoái
hóa, biến chất về đạo đức, lối sống và lý tưởng chính trị.
Thứ sáu, xã hội ta đang trong thời kỳ chuyển biến hết sức mạnh mẽ từ xã hội
truyền thống sang xã hội hiện đại. Hơn thế, sự hội nhập cũng tác động đến đời sống
tinh thần của xã hội một cách toàn diện.
Thực tế cho thấy, xã hội ta đang diễn ra một đời sống văn hóa, tinh thần
phong phú, đa dạng nhưng hết sức phức tạp. Điều này được thể hiện rõ trong đạo
đức, lối sống xã hội. Những giá trị, chuẩn mực truyền thống dân tộc tồn tại đan xen
với những giá trị, chuẩn mực ngoại nhập đương đại. Thật không dễ khẳng định đâu
là giá trị, chuẩn mực đích thực, phù hợp, còn đâu là giá trị, chuẩn mực ảo, không
phù hợp. Bản thân chúng ta cũng chưa có sự nghiên cứu nhận diện, đánh giá, xếp
loại và xây dựng được hệ thống chuẩn mực, giá trị về đạo đức, lối sống của con
người Việt Nam hiện nay.
Thứ bảy, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ngày càng điên
cuồng, với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt chống phá cách mạng Việt
Nam.
Trong bối cảnh công tác tư tưởng, lý luận của chúng ta gặp nhiều khó khăn
như nêu trên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội càng lợi dụng thời cơ để ra sức
tấn công chúng ta trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, lý luận. Bên cạnh việc tung các
con bài quen thuộc về “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” nhằm thực hiện âm mưu
“diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ, các thế lực thù địch, phản động còn lợi dụng
sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để kích động, xuyên tạc,
tạo dư luận làm mất đoàn kết nội bộ trong Đảng, mất niềm tin của nhân dân vào
Đảng và chế độ. Đó chính là chúng thực hiện âm mưu kích thích “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ ta, làm cho không chỉ nhân dân, mà cả những cán bộ,
đảng viên chân chính cũng dao động, nghi kỵ lẫn nhau, mất niềm tin vào đồng chí,
tổ chức, từ đó dao động lập trường, phai nhạt lý tưởng XHCN, hoài nghi chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, băn khoăn về con đường XHCN,... Tuy nhiên, cần thấy sự “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên thời gian qua không chỉ là hậu quả
của âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, mà còn do những sai
phạm, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý.
6
II.2. Thực trạng tình hình tư tưởng của nhân dân trước tác động của
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
II.2.1. Khái quát chung về tình hình tư tưởng, tâm trạng của nhân dân
thời gian qua
II.2.1.1. Mặt thuận
- Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi nhận thấy dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, kinh tế - xã hội
nước ta tiếp tục đà phục hồi, có những chuyển biến tích cực: Lạm phát được kiểm
soát, thị trường vàng, ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, đạt mức cao nhất từ
trước đến nay, tăng trưởng GDP đạt 5,8%, là năm thứ 3 liên tục xuất siêu; ổn định
chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững; vai trò, vị thế của Việt Nam ngày
càng được nâng cao trên trường quốc tế. Ba khâu đột phá chiến lược từng bước
được triển khai tích cực. Trước thực tế tình hình bất ổn đang diễn ra ở nhiều nơi trên
thế giới, cán bộ, đảng viên và nhân dân yên tâm và quý trọng sự ổn định chính trị xã hội của nước ta, qua đó thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ ta;
tin tưởng đất nước ta sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển..
- Cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi khi thấy những năm qua, tuy đất
nước còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước ta đã rất quan tâm và có nhiều cố
gắng, nỗ lực trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo và thu
được nhiều kết quả tích cực, được quốc tế đánh giá cao. Nhiều chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội như xây dựng nông thôn mới được cán bộ, đảng viên và nhân
dân hồ hởi, phấn khởi đón nhận và tích cực triển khai, từng bước làm thay đổi bộ mặt
nông thôn nước ta theo chiều hướng tích cực.
- Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao quyết tâm và sự nỗ lực
của Đảng trong việc phát huy dân chủ, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và
nguy cơ suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong Đảng…, ghi nhận
những kết quả bước đầu trong phòng, chống tham nhũng, như: Xử lý dứt điểm một
số vụ án lớn tồn đọng, kéo dài; xét xử nghiêm những người vi phạm pháp luật
nghiêm trọng; xử lý nghiêm một số cán bộ cấp cao có sai phạm...
- Cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành
một số nghị quyết kịp thời, nội dung đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của đời sống thực
tiễn xây dựng và phát triển đất nước; ghi nhận những thành tựu bước đầu trong việc
thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, như việc triển
khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XI), Nghị quyết 28-NQ/TW về
7
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới… Đặc biệt, qua thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nhiều
vấn đề, nhiều yếu kém, khuyết điểm đã tồn tại lâu nay được “đặt lên bàn” để giải
quyết. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn với thực hiện Chỉ thị
03-CT/TW của Bộ Chính trị đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng; việc thực
hiện tự phê bình và phê bình bước đầu có tác dụng giáo dục, răn đe, khắc phục, sửa
chữa những yếu kém, khuyết điểm được chỉ ra qua kiểm điểm, tạo chuyển biến tích
cực trong nhận thức, tư duy, ý thức rèn luyện của cán bộ, đảng viên và có những tác
động tích cực với toàn xã hội.
- Cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng đánh giá cao việc thời gian qua Ban
Tuyên giáo Trung ương đã định hướng thông tin trên báo chí, phối hợp với Ban Cán
sự đảng Bộ Ngoại giao biên soạn tài liệu tuyên truyền về những sự kiện đang thu
hút sự quan tâm của dư luận xã hội, như tài liệu về các chuyến thăm, làm việc ở
nước ngoài của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trong đó có tài liệu tuyên truyền về cuộc
gặp cấp cao Việt-Trung tại thành phố Thành Đô, về chuyến thăm của Đặc phái viên
Tổng Bí thư tới Trung Quốc…, qua đó giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ
vấn đề, bác bỏ những thông tin thất thiệt, tạo sự tin tưởng, yên tâm và nhận thức rõ
hơn về thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính
trị.
- Cũng như nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng trước đây, gần đến Đại hội XII của
Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân rất quan tâm đến vấn đề nhân sự. Cán bộ,
đảng viên, nhân dân đánh giá cao và ghi nhận trong bối cảnh thế giới và đất nước có
nhiều khó khăn, đã xuất hiện một số cán bộ lãnh đạo tâm huyết, trách nhiệm, năng
nổ, làm việc hiệu quả cao; mong muốn Đảng, Nhà nước có nhiều cán bộ lãnh đạo
như vậy trong nhiệm kỳ tới.
- Cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao các hoạt động đối ngoại của
Đảng, Nhà nước ta, các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất
là tại các nước có quan hệ đối tác Chiến lược, Toàn diện với Việt Nam; đồng tình,
ủng hộ những chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước ta trước các diễn biến
phức tạp xảy ra ở quốc tế và khu vực, đặc biệt là chủ trương, ứng xử của Đảng, Nhà
nước ta trong xử lý vấn đề Biển Đông, bảo đảm yêu cầu vừa kiên quyết bảo vệ độc
lập, chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, vừa giữ gìn môi trường hòa bình,
ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.
8
II.2.1.2. Mặt không thuận
- Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được khắc phục và ngăn chặn hiệu quả đã làm ảnh
hưởng đến uy tín của Đảng, làm giảm sút niềm tin của quần chúng đối với Đảng.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn thiếu niềm tin, băn khoăn về các
giải pháp phòng, chống, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí, trong đó đặc biệt quan
tâm đến công tác đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ của Đảng, Nhà nước cũng như
giải quyết các khó khăn, bức xúc trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Còn có
tâm trạng chưa hài lòng với kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)
và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, cho rằng các Nghị quyết, Chỉ thị này “rất
đúng”, “rất trúng” và “rất cần thiết” nhưng một số nơi lại thực hiện hình thức; thực
hiện theo kiểu “phong trào”; có tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi
chuột”.
- Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân băn khoăn, lo lắng trước thực
trạng kinh tế - xã hội nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức, như: Kinh tế vĩ mô
chưa thật sự ổn định vững chắc, tổng cầu tăng chậm, xử lý nợ xấu chưa đạt hiệu
quả, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu, nợ công tăng
nhanh, bội chi ngân sách lớn; chương trình tái cơ cấu kinh tế chậm, chưa có những
bước tiến cơ bản, doanh nghiệp tiếp tục phá sản. Việc thực hiện ba khâu đột phá
chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XI còn chậm, chưa đồng bộ. Nhiều cán bộ, đảng
viên và nhân dân lo lắng về hiệu quả, chất lượng đầu tư của các khoản vay; cho rằng
thời gian qua, chúng ta phải vay nợ để chi tiêu thường xuyên, chi cho đầu tư phát
triển giảm; chất lượng đầu tư phát triển không đạt kết quả như mong muốn, nhiều
công trình đầu tư nhiều tỉ đồng nhưng không phát huy hiệu quả, gây lãng phí.
- Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân băn khoăn, cho rằng tiến độ triển
khai các Nghị quyết Trung ương còn chậm, chưa thực sự đi vào cuộc sống, do mật độ
ban hành nghị quyết quá dày (có Hội nghị Trung ương ban hành 4-5 Nghị quyết, Kết
luận), nội dung nghị quyết còn dài, chung chung, nên khi triển khai xuống từng địa
phương, từng cơ sở đảng mất rất nhiều thời gian. Có ý kiến cho rằng việc thực hiện
một số Nghị quyết, như Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo còn lúng túng, chưa có chiến lược rõ ràng.
- Chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XII, nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân băn khoăn về mục tiêu đến năm 2020
nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là khó thực hiện được.
9
Nhiều động lực của công cuộc đổi mới trước đây đã phát huy tác dụng, nay đã suy giảm,
mong muốn Đảng tiếp tục đổi mới tư duy, tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính
sách, tạo xung lực mới, động lực mới để đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa.
- Có ý kiến phản ánh rằng, trước thềm đại hội đảng bộ các cấp, một bộ phận
cán bộ chủ chốt hiện nay đang ở trong tình trạng “không dám làm”, “không dám
quyết” những công việc quan trọng. Tâm lý “chờ đợi”, “nghe ngóng” còn khá phổ
biến, dẫn đến sự trì trệ trong điều hành, quản lý. Nhiều cán bộ, đảng viên cũng lo
lắng chất lượng cũng như sự hụt hẫng về đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế cận của các
cấp ủy Đảng ở nhiều địa phương trong nhiệm kỳ tới. Nhiều người mong muốn Đảng
ta cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác cán bộ, nhất là việc xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong nhiệm kỳ Đại hội tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng, cần đặc biệt
quan tâm đến tiêu chuẩn cán bộ; kiên quyết không đưa vào cấp ủy, các cơ quan lãnh
đạo những phần tử cơ hội, năng lực yếu kém, có biểu hiện cục bộ, mất đoàn kết,
tham nhũng, tiêu cực, không dám chịu trách nhiệm, nói không đi đôi với làm.
- Nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân bức xúc, cho rằng cải cách hành chính,
tinh giản biên chế chưa đạt hiệu quả, còn nhiều thủ tục rườm rà, gây khó khăn,
phiền phức cho doanh nghiệp và nhân dân; nạn chạy chức, chạy quyền, ở chỗ này
chỗ khác còn tình trạng “con ông cháu cha” nên không chọn được người có năng
lực vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.
- Cán bộ, đảng viên và nhân dân rất lo lắng trước sự xuống cấp về đạo đức xã
hội, bất an trước tình hình các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, nhất là tình
trạng cướp giật, bạo lực xã hội, các băng nhóm tội phạm hoạt động ngày càng manh
động, cũng như tình trạng vi phạm vệ sinh, an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường,
hàng giả, hàng nhái, dịch bệnh, cháy nổ, an toàn giao thông… chưa được ngăn
chặn, khắc phục hiệu quả.
- Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân lo lắng, bức xúc trước việc Trung
Quốc ngày càng lấn tới, liên tục có các hoạt động hiện thực hóa âm mưu “độc chiếm
Biển Đông”, đặc biệt là việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong thềm lục
địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thời gian gần đây tiếp tục có các hoạt
động cải tạo, nâng cấp, mở rộng trái phép các đảo; xây dựng các đường băng sân bay,
căn cứ quân sự ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
10
II.2.2. Những nét chính về tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội của một số
giai cấp và tầng lớp nhân dân
II.2.2.1. Giai cấp công nhân
Nhìn chung năm 2014, tình hình tư tưởng công nhân tương đối ổn định. Đại bộ
phận giai cấp công nhân tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và tương lai phát triển của đất nước. Nhiều công nhân quan
tâm đến các sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội, ngoại giao của đất nước; thể hiện tinh
thần yêu nước, tinh thần lao động, sản xuất và học tập qua hưởng ứng tích cực các
phong trào thi đua yêu nước phát động ở địa phương, đơn vị.
Tuy nhiên, trong giai cấp công nhân có tư tưởng băn khoăn, cho rằng Nghị
quyết 20-NQ/TW về giai cấp công nhân đã ban hành được 5 năm nhưng chưa được
thực hiện có hiệu quả, nhiều mục tiêu đề ra chưa đạt được; nguồn lực Nhà nước đầu
tư cho giai cấp công nhân còn rất hạn chế; công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho
công nhân ở nhiều nơi bị xem nhẹ; đời sống vật chất, tinh thần của đa số công nhân
lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn; các hoạt động
vui chơi, giải trí, bảo đảm đời sống tinh thần cho công nhân còn rất nghèo nàn; kết
cấu hạ tầng ở các khu công nghiệp, như nhà ở, nhà trẻ, cơ sở y tế cho công nhân
chưa được quan tâm xây dựng. Công nhân bị thất nghiệp hoặc việc làm bấp bênh do
doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh sản xuất, tái cơ cấu hoặc giải thể. Việc
thực hiện chế độ chính sách và pháp luật lao động đối với công nhân ở một số
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân chưa tốt. Nhiều vi phạm pháp luật, xâm
phạm quyền lợi công nhân lao động chưa được xử lý nghiêm minh. Việc Quốc hội
thông qua chỉ một số đối tượng được tăng lương đã gây tâm lý kém phấn khởi, nhất
là trong công nhân trong khối doanh nghiệp nhà nước.
II.2.2.2. Giai cấp nông dân
Nhìn chung, tình hình nông dân, nông thôn cơ bản ổn định. Nông dân phấn
khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, tích cực đẩy
mạnh phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau
làm giàu và giảm nghèo bền vững; Phong trào Nông dân thi đua xây dựng nông
thôn mới... đưa các phong trào phát triển mạnh cả về bề rộng và chiều sâu. Nhiều
cán bộ, hội viên và nông dân tích cực tham gia hiến đất, đóng góp tiền của, công
sức xây dựng kết cấu hạ tầng, điện đường, trường, trạm, góp phần làm cho bộ mặt
nông thôn có nhiều đổi mới. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, tuyên truyền và thúc đẩy thực hiện trong cán bộ,
11
hội viên nông dân, nhất là Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần
thứ VI nhiệm kỳ 2013-2018...
Bên cạnh mặt tích cực, nông dân vẫn băn khoăn, lo lắng trước những yếu tố
bất ổn tác động trực tiếp đến đời sống. Thị trường tiêu thụ nông sản bị thu hẹp, giá
nhiều mặt hàng nông sản giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, thu nhập thấp, đời
sống nông dân vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và ngư dân
vùng biển. Một số chính sách của Nhà nước về thu mua, tạm trữ, tiêu thụ sản phẩm,
nhập khẩu muối, vật tư nông nghiệp, khai thác hải sản, bảo hiểm nông nghiệp chưa
mang lại quyền lợi thiết thực cho nông dân. Nông dân khó tiếp cận các chính sách
tín dụng của Nhà nước dẫn đến thiếu vốn sản xuất, kinh doanh. Chính sách về đất
đai còn nhiều bất cập, việc thu hồi đất nông nghiệp, đền bù giải phóng mặt bằng, tái
định cư chưa phù hợp dẫn đến một bộ phân nông dân mất đất sản xuất, không có
việc làm. Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
tràn lan ngoài thị trường và việc cơ quan chức năng cung cấp giống cây rau màu
kém chất lượng làm cho đời sống một bộ phận nông dân càng khó khăn thêm.
Nông dân khu vực ngư nghiệp có tâm trạng lo lắng trước các hoạt động nhằm
thực hiện âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò như xây dựng các căn cứ quân sự,
mở rộng đảo... của Trung Quốc, gây phức tạp tình hình an ninh trên biển Đông, ảnh
hưởng đến việc đánh bắt, khai thác thủy sản của ngư dân.
Giai cấp nông dân mong muốn Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm
hơn thúc đẩy khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghiên cứu, ban hành các
chính sách kịp thời, phù hợp, có lợi cho người nông dân, nhất là vùng sâu, vùng xa,
biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế khó khăn, nhất là chính sách
bảo hộ giá cả nông sản, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị máy móc, điện,
nước, thuỷ lợi...
II.2.3. Trí thức
Nhìn chung, đội ngũ trí thức tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành
của Chính phủ; quan tâm theo dõi các sự kiện diễn ra trên thế giới, khu vực và trong
nước. Trí thức đặc biệt quan tâm và đánh giá cao Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8
( khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Phần lớn trí thức cho rằng, các chủ
12
trương, giải pháp nêu trong Nghị quyết tuy không hoàn toàn mới mẻ nhưng phù hợp
và đúng lúc, tạo động lực thúc đẩy sự cống hiến và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức.
Trí thức Việt Kiều đánh giá cao việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam. Theo họ, những quy định trong Luật
đã khẳng định và cụ thể hóa chủ trương nhất quán coi trọng vị trí, vai trò đối với
người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước. Điều này đã khuyến khích,
tạo điều kiện đội ngũ trí thức Việt Kiều hướng về Tổ quốc, góp phần xây dựng quê
hương, đất nước.
Bên cạnh những điểm tích cực nêu trên, trong đội ngũ trí thức cũng bộc lộ
tâm trạng băn khoăn, lo lắng về sự phát triển kinh tế của đất nước chưa vững chắc;
năng suất lao động, hiệu quả sức cạnh tranh còn thấp, an ninh tài chính tiền tệ còn
chưa vững chắc; nợ công, nợ doanh nghiệp, cân đối ngân sách chưa có giải pháp xử
lý hiệu quả; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của một
bộ phận nhân dân còn khó khăn; tình hình tội phạm, tệ nạn, an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội tiếp tục có biểu hiện diễn biến phức tạp, làm lòng dân bất an...
Một bộ phận đội ngũ trí thức cho rằng nền giáo dục hiện nay còn nhiều bất
cập, chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, chưa thực sự gắn kết với nhu cầu của
thị trường lao động, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, chưa đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Trí thức băn khoăn, lo lắng về công tác đánh giá, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ. Không ít ý kiến cho rằng, công tác cán bộ còn mang tính chặt khúc, thiếu
những cơ chế thích hợp để phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài; việc
quy hoạch ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương còn thiếu khách quan, chưa chú trọng
đúng mức tới năng lực và trình độ, vì vậy không khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi cho trí thức chuyên tâm cống hiến, phát triển và được xã hội tôn vinh bằng chính
kết quả hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, không có việc làm ngày càng nhiều. Trí thức trẻ tha
thiết đề nghị Đảng, Nhà nước cần có những giải pháp quyết liệt để tạo công ăn việc
làm cho sinh viên sau khi ra trường, đồng thời phải có chính sách cơ cấu lại việc đào
tạo ngành, nghề trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề gắn việc đào tạo với việc
sử dụng để không làm lãng phí nguồn chất xám trong xã hội.
Một bộ phận trí thức băn khoăn, chưa hài lòng với kết quả sau 5 năm triển
khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW (khóa X) của Bộ Chính trị về "Về xây
dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
13
nước”. Không ít trí thức thấy rằng, việc khắc phục những hạn chế mà Nghị quyết
chỉ ra chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Một số chủ trương, chính sách về công
tác trí thức chậm đi vào cuộc sống; có nơi, có lúc thực hiện thiếu nghiêm túc. Vẫn
còn hiện tượng ngại tiếp xúc, đối thoại, không thực sự lắng nghe, thậm chí quy
chụp, nhất là khi trí thức phản biện những chủ trương, chính sách, những đề án, dự
án do các cơ quan lãnh đạo và quản lý đưa ra. Số lượng trí thức, kể cả người có
trình độ học vấn cao thiếu tự tin, e ngại, né tránh những vấn đề nhạy cảm ngày càng
gia tăng. Một số giảm sút đạo đức nghề nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm và lòng tự
trọng, có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực và tinh thần hợp tác.
II.2.2.4. Doanh nhân
Kỳ họp Quốc hội trong năm 2014 thông qua những điểm mới về lĩnh vực
kinh tế được nhiều doanh nhân đồng tình. Các doanh nhân Việt Nam phấn khởi khi
tiếp tục được Đảng, Nhà nước, nhân dân và các tổ chức quốc tế đánh giá cao vị trí,
vai trò và những đóng góp của doanh nhân đối với đất nước. Lãnh đạo Đảng, Nhà
nước và các bộ, ngành kinh tế, các cấp chính quyền, lãnh đạo các cơ quan truyền
thông đã tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, tích cực giải quyết khó khăn, vướng mắc cho
doanh nghiệp đã tạo môi trường dân chủ trong hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô,
môi trường sản xuất kinh doanh, có tác động tích cực và động viên doanh nghiệp.
Doanh nhân quan tâm theo dõi các vấn đề các vấn đề thời sự của đất nước,
các đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp như: Việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp
tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kiểm điểm tự phê bình và
phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); việc đổi mới hoạt động của
Quốc hội và đại biểu Quốc hội và việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với
những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc phê
chuẩn. Nhiều doanh nhân thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc,
luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo bằng những việc làm cụ
thể, bằng thái độ đầy trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Nhiều doanh nhân tích cực
tham gia các diễn đàn, đóng góp tài năng, tâm huyết, hiến kế giải pháp tháo gỡ
những khó khăn của đất nước.
Doanh nhân lo lắng về tính ổn định và bền vững của nền kinh tế đất nước; lo
lắng trước thực trạng nền kinh tế yếu kém của ta không bắt kịp với những quy định,
yêu cầu, lộ trình hội nhập các tổ chức kinh tế thế giới mà Việt Nam đã trở thành
thành viên. Nhiều doanh nhân cho rằng, quá trình tái cơ cấu kinh tế chưa đáp ứng
được mong đợi của xã hội và chưa có chuyển biến cụ thể. Tái cơ cấu DNNN còn
14
thiếu hệ thống chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là vấn đề xử lý các khoản
lỗ, dôi dư cán bộ, người lao động…
II.2.2.5. Thế hệ trẻ
Đại đa số đoàn viên, thanh niên và sinh viên tin tưởng vào các chủ trương,
đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; nêu cao tinh thần yêu nước, nhất là trước
việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cũng như có các hoạt động nhằm hiện thực
hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông. Đoàn viên, thanh niên, sinh viên đã tích cực tổ
chức nhiều hoạt động thiết thực hướng về Hoàng Sa, Trường Sa; tích cực tham gia
các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước. Các phong trào triển khai
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X,
như: Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”; phong trào“Sinh viên 5
tốt” trong các trường đại học, cao đẳng; phong trào“Khi tôi 18” trong học sinh
trung học phổ thông; phong trào “Học sinh 3 rèn luyện” trong các trường trung cấp
chuyên nghiệp; Cuộc vận động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”… tiếp
tục thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh…
Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế, xã
hội trong khu vực và trên thế giới, một bộ phận thanh niên bản lĩnh chính trị non
kém, dễ bị dao động về lập trường tư tưởng chính trị, có biểu hiện lệch lạc về giá trị
đạo đức và lối sống, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, thiếu trách nhiệm với
cộng đồng. Những hạn chế trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề chậm được khắc
phục làm cho một bộ phận thanh niên hụt hẫng kiến thức trên nhiều lĩnh vực, nhất là
kỹ năng nghề và kỹ năng sống. Chênh lệch về mức sống, cơ hội học tập, trình độ, về
điều kiện phát triển của thanh niên giữa các vùng miền ngày càng lớn. Các tệ nạn xã
hội như ma tuý, mại dâm, tội phạm gia tăng trong một bộ phận thanh thiếu niên, ảnh
hưởng xấu đến thế hệ trẻ.
Trong tư tưởng, tâm trạng của đoàn viên, sinh viên và thanh niên vẫn có biểu
hiện lo lắng về các vấn đề: việc làm, thu nhập của lớp trẻ, thái độ đánh giá của xã
hội đối với lớp trẻ, tệ nạn xã hội. Một bộ phận đoàn viên, thanh niên và sinh viên
cho rằng, thế hệ đi trước phải luôn đặt ra yêu cầu cao đối với lớp trẻ nhưng cũng
không nên xem nhẹ và đánh giá quá khắt khe mà nên động viên, tạo điều kiện, môi
trường phát huy, khuyến khích đoàn viên, thanh niên phấn đấu.
15
II.2.2.6. Phụ nữ
Tình hình tư tưởng của đại đa số phụ nữ tiếp tục ổn định, yên tâm, tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; phấn khởi khi thấy công tác phụ nữ được
quan tâm nhiều hơn; tích cực giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình
đẳng giới, hôn nhân, gia đình và các vấn đề an sinh xã hội. Phấn khởi trước những
thành tựu đổi mới của đất nước, tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích
cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, triển khai sâu rộng Cuộc vận
động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và phấn đấu rèn luyện các phẩm chất
đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam các cấp tập trung vào công tác truyền thông bảo vệ môi trường; truyền
thông phòng, chống ma túy; trao quà cho con cán bộ Hội khó khăn; đẩy mạnh
phong trào phụ nữ hướng về biển đảo quê hương; các hoạt động hướng tới phụ nữ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…
Bên cạnh đó, đại đa số phụ nữ lo lắng trước một số dịch bệnh, ảnh hưởng đến
sức khỏe, tính mạng của nhân dân, như bùng phát dịch sởi những tháng đầu năm, sự
lan rộng của đại dịch Ebola; bất bình trước vấn nạn mất vệ sinh an toàn thực phẩm,
tai nạn giao thông nghiêm trọng, tội phạm hình sự không giảm, lối sống lệch lạc của
một bộ phận giới trẻ, các vụ bạo hành, ngược đãi phụ nữ và trẻ em… Phụ nữ có con
nhỏ, đặc biệt là nữ công nhân băn khoăn, lo lắng vì hiện nay, do thực hiện phổ cập
giáo dục mầm non nên nhiều trường không nhận trẻ dưới 36 tháng tuổi để ưu tiên
nhận trẻ trong độ tuổi mẫu giáo. Chị em mong muốn Chính phủ chỉ đạo ngành giáo
dục yêu cầu các trường nhận trẻ từ 6-36 tháng tuổi, tạo điều kiện để các bà mẹ yên
tâm công việc, đồng thời chỉ đạo, quản lý chặt chẽ việc cấp phép thành lập tổ chức
hoạt động và đảm bảo chất lượng, sự an toàn tại các cơ sở nuôi dạy trẻ ngoài công
lập.
II.2.2.7. Cựu chiến binh
Đại đa số cựu chiến binh tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành
của Chính phủ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh...;
biểu lộ sự đồng tình cao với chủ trương, biện pháp xử lý của Đảng, Nhà nước ta đối
với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã kịp thời ra
Tuyên bố lên án và phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương
981 trong vùng biển Việt Nam, đồng thời bàn giao 02 tàu mang số hiệu CQ 1278,
CQ 1279 và 6 bản đồ bằng gốm sứ cho Bộ Tư lệnh Hải quân để tặng quân, dân
16
Trường Sa; tích cực tuyên truyền, vận động thanh niên làm tốt nghĩa vụ quân sự;
động viên cựu chiến binh bám biển, bám rừng, bám đảo, tham gia tuần tra bảo vệ
biên giới...
Đông đảo cựu chiến binh hoan nghênh, phấn khởi trước việc Đảng, Nhà
nước và các cấp, ngành, địa phương quan tâm tổ chức các hoạt động tri ân, đền ơn,
đáp nghĩa của toàn xã hội đối với những người có công với đất nước, nhất là trong
đợt kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; 35 năm cuộc chiến đấu bảo vệ
biên giới phía Bắc, 35 năm chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng nhân dân
Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng... Đông đảo cán bộ, hội viên phấn khởi tổ
chức Đại hội Cựu chiến binh gương mẫu toàn quốc lần thứ V và kỷ niệm 25 năm
Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (1989 - 2014), thi đua lập thành tích
chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới hiện nay,
nhất là sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, một số cựu chiến binh cũng lo lắng về nền
kinh tế nước ta phát triển không bền vững. Bên cạnh đó, cựu chiến binh cũng còn băn
khoăn về một số vấn đề tiêu cực trong quản lý đất đai, công tác đền bù, giải phóng
mặt bằng; băn khoăn về kết quả thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI; về kết quả công tác phòng, chống tham
nhũng năm 2014...
II.2.2.8. Đồng bào dân tộc thiểu số
Trong năm 2014, công tác dân tộc và chính sách dân tộc tiếp tục được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các cấp, nghành từ Trung ương tới địa phương
tiếp tục ban hành một loạt chính sách trọng tâm, quan trọng giải quyết những bức
xúc, nguyện vọng chính đáng cho đồng bào dân tộc và miền núi nhất là triển khai
thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách an sinh
xã hội; ngăn chặn và giải quyết kịp thời một số vụ việc nổi cộm phức tạp; tổ chức
các lễ hội truyền thống, ngày Tết của đồng bào dân tộc thiểu số... Nhìn chung, tư
tưởng, tâm trạng đồng bào các dân tộc thiểu số trong năm 2014 là ổn định, tin tưởng
vào Đảng và Nhà nước; phấn khởi khi thấy Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư,
giúp đỡ để nâng cao đời sống kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu,
vùng xa.
Tuy nhiên, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc còn khó khăn, các
chính sách cho đồng bào dân tộc còn có khoảng trống, người dân được hưởng chính
sách không kịp thời, việc bố trí kinh phí thực hiện chính sách còn thấp so với kế
17
hoạch... vì thế đã nảy sinh tâm trạng lo lắng trong việc đảm bảo đời sống và sinh hoạt
của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số.
II.2.2.9. Đồng bào các tôn giáo
Trong năm qua, tình hình hoạt động tôn giáo ở Việt Nam có những chuyển
biến tích cực và ổn định, nhiều hoạt động tôn giáo sôi động thu hút sự quan tâm của
đông đảo tín đồ tham gia và đã được các cấp chính quyền, đoàn thể quan tâm tạo
điều kiện, giúp đỡ, như: Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2014 được tổ chức tại
Bái Đính, Ninh Bình; Đại hội thanh niên Công giáo... Những chuyển biến tích cực
của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đã tác động tích cực, làm cho đồng bào các tôn
giáo ngày càng tin tưởng vào chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, yên tâm tu
học và hành đạo, phát huy truyền thống đại đoàn kết các dân tộc, tích cực tham gia
vào các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, các phong trào xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư, các lễ hội tôn giáo truyền thống; phát huy truyền thống đoàn kết,
tinh thần yêu nước và trách nhiệm công dân, lên tiếng phản đối việc Trung Quốc hạ
đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh
tế nước ta.
Tuy nhiên, tâm trạng, tư tưởng của một số tín đồ, chức sắc, chức việc của các
tôn giáo còn diễn biến phức tạp, như: chưa thực sự đồng tình với một số chính sách
liên quan đến tôn giáo cũng như cách thức giải quyết của chính quyền cơ sở đối với
một số vụ việc tôn giáo.
Một số tổ chức tôn giáo có biểu hiện lợi dụng những yếu kém hoặc sự buông
lỏng quản lý của chính quyền để xây dựng, cơi nới cơ sở thờ tự trái phép; kích động
khiếu kiện đông người…
Một số tôn giáo có biểu hiện khuyếch trương thanh thế, tranh giành tín đồ, đẩy
mạnh phát triển đạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tình hình tôn giáo trong vùng
dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ vẫn tiềm ẩn những vấn đề phức
tạp ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống văn hóa và sự phát
triển kinh tế, xã hội các vùng này nói riêng, cả nước nói chung.
18
Chng III
NHNG GII PHP KHC PHC S TC NG
CA TON CU HểA, HI NHP QUC T N TèNH HèNH
T TNG NC TA THI GIAN TI
III.1. D bỏo tỡnh hỡnh th gii v trong nc tỏc ng n tỡnh hỡnh t
tng nc ta trong nhng nm ti
III.1.1. D bỏo tỡnh hỡnh th gii
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức tiếp tục làm thay đổi
tận tầng sâu của nền sản xuất vật chất, tác động mạnh mẽ đến cơ cấu xã hội, làm
biến động các giá trị văn hóa, tinh thần, t tởng, làm đảo lộn tơng quan lực lợng trong
cục diện thế giới... Kinh tế thế giới sẽ có nhiều dịch chuyển, cải cách và thay đổi
trên phạm vi toàn cầu, từ cơ cấu kinh tế, đến hệ thống thị trờng và các thể chế. Hàng
loạt vấn đề kinh tế vĩ mô sẽ đợc nhận thức lại, hoặc tái khẳng định vai trò, vị trí
trong chiến lợc kinh tế của nhiều quốc gia. Quá trình toàn cầu hóa vận động ngày
càng phức tạp, vừa hớng tới xác lập một thế giới nh một chỉnh thể thống nhất, công
bằng; vừa mang nặng tính chất t bản chủ nghĩa, do chủ nghĩa t bản chi phối với mục
tiêu chiến lợc là thiết lập các quan hệ sản xuất t bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn
cầu. Sự bùng nổ của tri thức nhân loại, bao gồm cả tri thức khoa học tự nhiên, kỹ
thuật, công nghệ và tri thức khoa học xã hội, nhân văn đang kiến tạo cơ sở nhận thức
và ý thức cho con ngời đấu tranh vì những mục tiêu cao cả mang tầm vóc thời đại là
hòa bình, dân chủ, tự do và tiến bộ xã hội. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới
tiếp tục diễn ra dời hình thức vừa đấu tranh quyết liệt, vừa hợp tác rộng mở giữa các
quốc gia. Tuy còn nhiều nguy cơ đe doạ an ninh, nhng xu thế không thể đảo ngợc
vẫn là hoà bình, hợp tác và phát triển.
Đời sống t tởng thế giới tiếp tục ngày càng phức tạp trớc sự hiện diện, cạnh
tranh giữa nhiều khuynh hng t tng khỏc nhau:
T tng t bn ch ngha phng Tõy tip tc chim u th nht nh trờn
nhiu khụng gian: Bc M, Tõy u, Nht Bn, ễxtrõylia v mt s quc gia ang
phỏt trin thuc chõu , chõu Phi v khu vc M La tinh. Tuy khụng ớt ln b lõm
vo khng hong, nhng n nay h t tng t sn vn cũn c s thc tin tn
ti v din tin, trong ú quan trng nht l quỏ trỡnh iu chnh, thớch nghi cú hiu
qu ca ch ngha t bn hin i trong bi cnh cỏch mng khoa hc cụng ngh,
ton cu hoỏ, kinh t tri thc... Trong nhng thp k ti, ht nhõn ca khuynh
hng t tng t bn ch ngha tip tc c duy trỡ trờn c s cỏc giỏ tr M.
Cỏc tro lu ca ch ngha xó hi dõn ch(1) cú th thng th nhiu ni
(Bc u, Tõy u, ụng u, M La tinh...), s cú thờm nhiu lc lng, quc gia
tham gia, trong ú cú mt s quc gia xó hi ch ngha c v khụng loi tr kh
19
năng có cả một số lực lượng cộng sản hiện thời ngả theo. Dù đã từng bị đẩy vào
không ít hoàn cảnh khó khăn, nhưng chủ nghĩa xã hội dân chủ cũng đã khẳng định
sự hiện diện của mình trong thế giới đương đại, cả trên phương diện một trào lưu tư
tưởng và chế độ kinh tế- xã hội ở hàng chục quốc gia cũng như một lực lượng chính
trị quốc tế mạnh mẽ.
Chủ nghĩa dân tộc hồi sinh mạnh mẽ và hỗn tạp trên quy mô toàn cầu. Hầu
hết các chính phủ trên thế giới đều công khai tuyên bố đặt lợi ích dân tộc lên trên
hết. Các giá trị dân tộc sẽ phát huy sức mạnh và vai trò to lớn đối với sự vận động
của thế giới. Mặt khác, chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi,
nhiều khi được bao bọc bằng sắc màu tôn giáo, văn hoá, tinh thần huyền bí và nhạy
cảm, có khả năng tác động phức tạp đến đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại
của nhiều lực lượng chính trị và chủ thể quan hệ quốc tế. Tư tưởng tôn giáo nói
chung, trong đó có Hồi giáo, trở thành nhân tố cạnh tranh lợi hại trên quy mô toàn
cầu với các khuynh hướng tư tưởng khác. Thế giới quan thần học, niềm tin tôn
giáo... có khả năng tác động đến tư tưởng, tinh thần thế giới trên quy mô lớn.
Tư tưởng cộng sản tiếp tục quá trình hồi phục, đổi mới và phát triển trong
bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức. Chủ nghĩa Mác- Lênin sẽ được kết hợp
với nhiều tư tưởng chính trị tiến bộ của các dân tộc, sẽ được vận dụng theo nhiều
cách thức, cơ chế khác nhau vào từng quốc gia cụ thể. Quá trình cải cách, đổi mới
và phát triển chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, Lào,
cùng với quá trình thử nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Vênêduêla,
Êcuađo, Bôlivia, Nicaragoa sẽ tạo ra cho chủ nghĩa Mác- Lênin một khuôn khổ nội
dung, ý nghĩa rất rộng lớn trong những năm tới. Mặt khác, quá trình điều chỉnh, bổ
sung, xây dựng cương lĩnh, đường lối, chiến lược mới của các đảng cộng sản, công
nhân trên thế giới cũng sẽ làm phong phú hơn nội dung của hệ tư tưởng cộng sản
trong thời đại ngày nay. Nhờ quá trình “nội địa hoá” và nhận thức lại chủ nghĩa
Mác- Lênin ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ lịch sử mới có quy mô toàn cầu như vậy,
lý luận cộng sản có thêm sinh lực, mở rộng đáng kể cơ sở sinh tồn; đồng thời, có
khả năng xuất hiện nguy cơ tầm thường hoá và nguy cơ chủ nghĩa dân tuý, chủ
nghĩa cơ hội xét lại hữu khuynh.
III.1.2. Dự báo tình hình trong nước
Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế tiếp
tục tạo ra nhiều biến động trong đời sống xã hội Việt Nam trên mọi lĩnh vực: kinh
tế, xã hội, văn hoá, tinh thần, chính trị... Hàng loạt các mối quan hệ sẽ được đặt ra,
20
đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có giải pháp kịp thời, đúng đắn. Đó là các quan hệ
giữa ổn định và phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội; giữa mở rộng dân chủ và tăng cường kỷ cương, trật tự xã hội; giữa xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế;
giữa phát triển kinh tế với củng cố bản sắc văn hoá dân tộc và đảm bảo an ninh,
quốc phòng; giữa phát huy vai trò của nhà nước pháp quyền, các tổ chức công dân
và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng... Trên ý nghĩa rất lớn, triển vọng của đất
nước tuỳ thuộc vào hiệu quả giải quyết các mối quan hệ này.
Cơ cấu xã hội nước ta tiếp tục biến động mạnh mẽ; phân hoá và phân tầng xã
hội sẽ ngày càng phức tạp hơn, trong đó cốt lõi là phân hoá về lợi ích giữa các giai
cấp, tầng lớp xã hội. Những giai cấp, tầng lớp xã hội chủ chốt của sự nghiệp cách
mạng (công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên...) không còn là những khối thuần
khiết như trước kia, mà đều chứa đựng sự phân hoá nội bộ sâu sắc. Sự khác nhau
về lợi ích vật chất và tinh thần, suy cho cùng, là nhân tố tạo ra sự khác biệt về tư
tưởng, lập trường chính trị trước những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Về tổng thể, có thể khẳng định trong những năm tới, đất nước sẽ ra khỏi tình
trạng kém phát triển; kinh tế tăng trưởng bền vững; chính trị, xã hội ổn định; các
vấn đề xã hội bức xúc được giải quyết; công bằng và tiến bộ xã hội được quan tâm
hơn; an ninh, quốc phòng được củng cố; Đảng duy trì tốt vai trò, vị trí lãnh đạo toàn
xã hội. Tuy nhiên, cũng không thể xem thường các nguy cơ, kịch bản bất lợi: kinh
tế khó khăn, suy thoái; tình hình xã hội căng thẳng; tham nhũng, tiêu cực ngày càng
trầm trọng; chiến lược “Diễn biến hoà bình” được ráo riết triển khai; vai trò, vị trí
lãnh đạo của đảng bị thách thức...
Đời sống tư tưởng Việt Nam trong 1-2 thập kỷ tới đan xen giữa các khunh
hướng tư tưởng truuyền thống và các khuynh hướng tư tưởng mới. Những khuynh
hướng tư tưởng trên thế giới nêu trên đều có biểu hiện và ảnh hưởng ở những mức
độ khác nhau ở nước ta. Bên cạnh những nét chung như đã dự báo ở phần trên, có
thể nêu một số nét cụ thể ở nước ta như sau:
Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được kế thừa, bổ sung
và phát triển; tiếp tục duy trì vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội, duy trì vai trò là
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân. Xét từ cội
nguồn lịch sử, tư tưởng cộng sản thâm nhập vào Việt Nam một cách tự nhiên, do
nhu cầu, nhiệm vụ khách quan, sống còn của cách mạng giải phóng dân tộc quyết
định. Trên thực tế suốt từ năm 1930 đến nay, hệ tư tưởng cộng sản đã được cuộc
21
sống khẳng định là kim chỉ nam vạch đường cho quốc gia dân tộc thoát khỏi thân
phận thuộc địa, vươn tới độc lập, tự do và phát triển không ngừng. Tiếp đó, trong
bối cảnh chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào khủng hoảng, đổ vỡ nặng nề từ cuối
thập kỷ 80 đến nay, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được đổi mới kịp thời, có hiệu
quả cả về lý luận và thực tiễn, đã vượt qua thách thức lịch sử, trụ vững, phát triển và
thể hiện nhiều tiềm năng trong tương lai. Chính những hiện thực tốt đẹp này là
những nhân tố hàng đầu đảm bảo cho chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
tiếp tục củng cố vai trò, vị trí chủ đạo trong đời sống tư tưởng đất nước trong nững
năm tới.
Những tư tưởng tiến bộ của dân tộc (chủ nghĩa yêu nước, yêu quê hương; ý
chí độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc; tình đồng bào, đoàn kết dân tộc; chủ nghĩa
khoan dung; tinh thần cộng đồng; truyền thống bang giao hữu nghị, hoà hiếu với
các nước gần, xa...) sẽ phát huy sức mạnh to lớn. Những giá trị tư tưởng tiêu biểu
của thế giới sẽ được nhân dân ta hấp thụ rộng rãi. Đây là những dòng tư tưởng đồng
thuận với sự củng cố vai trò, vị trí chủ đạo của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Tuy nhiên, một số khuynh hướng tư tưởng khác sẽ cạnh trạnh ảnh hưởng với
hệ tư tưởng cộng sản. Tư tưởng xã hội dân chủ có nhiều cơ hội thâm nhập vào một
số tầng lớp xã hội, nhất là tầng lớp trung lưu, trí thức, doanh nhân, sinh viên... Có
khả năng xuất hiện khuynh hướng cải lương, tuyệt đối hoá mục tiêu, nhiệm vụ trước
mắt, thủ tiêu mục tiêu cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ở
Việt Nam. Tư tưởng tự do tư sản phương Tây, trong đó có tư tưởng tự do kiểu Mỹ,
sẽ tìm cách hiện diện trong đời sống kinh tế- xã hội, văn hoá, tinh thần và chính trị
của đất nước. Phương Tây và Mỹ có không ít lợi thế trong chiến lược “Diễn biến
hoà bình” rất lợi hại này ở nước ta: quy mô, chiều sâu của hợp tác kinh tế, văn hoá,
khoa học, giáo dục, an ninh... giữa họ và ta ngày càng rộng lớn; bộ máy tuyên
truyền, thông tin, báo chí của họ thật sự hùng hậu; cơ sở vật chất và công nghệ
tuyên truyền của họ đứng hàng đầu thế giới...
III.2. Những giải pháp khắc phục sự tác động của toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế đến công tác tư tưởng nước ta thời gian tới
1. Tổ chức nghiên cứu, tiến hành điều tra dư luận xã hội một cách tổng
thể nhằm nhận diện đúng diễn biến tình hình tâm tư, tình cảm, tâm trạng và tư
tưởng xã hội. Việc điều tra dư luận xã hội cần được thực hiện một cách nghiêm túc,
khách quan, khoa học, trung thực. Có như thế, chúng ta mới có thể hiểu được thực
22
trạng tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tâm trạng của xã hội
trong tình hình hiện nay. Từ đó, đưa ra những dự báo đúng đắn về diễn biến tư
tưởng của các tầng lớp nhân dân, sự biến đổi tâm trạng của xã hội. Trên cơ sở nhận
thức đầy đủ và dự báo đúng tình hình tư tưởng của xã hội hiện nay, chúng ta mới có
những giải pháp và phương thức tiến hành công tác tư tưởng trong thời gian tới một
cách hợp lý, có hiệu quả.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch tập trung đầu tư, tổ chức nghiên cứu
một cách toàn diện những vấn đề lý luận - thực tiễn những năm đổi mới vừa qua.
Trong đó, cần xác định rõ những vấn đề nghiên cứu cơ bản và những vấn đề nghiên
cứu ứng dụng, những vấn đề nghiên cứu trước mắt và những vấn đề nghiên cứu lâu
dài. Đặc biệt, cần tập trung nghiên cứu những vấn đề cốt yếu mà đồng chí Trưởng
Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn 30 năm đổi mới đã chỉ ra.
Qua nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới một cách khoa học,
khách quan và toàn diện, chúng ta sẽ có được cơ sở khoa học và lý luận cho việc
hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
trong giai đoạn mới. Đây cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn tin cậy để từng bước tiến
tới xây dựng lý luận tổng thể về con đường phát triển của Việt Nam trong bối cảnh
đổi mới, hội nhập và giao lưu quốc tế trong tình hình mới.
3. Gắn chặt công tác tư tưởng, lý luận với quá trình triển khai thực hiện
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác
tư tưởng, lý luận phải gắn bó hữu cơ với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, và nhất là phải kịp thời giải quyết
những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, cũng như những vấn đề bức xúc của nhân dân. Đặc biệt, riêng
công tác tư tưởng, một mặt, nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước,
tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; mặt khác, kịp thời phát hiện những giá trị mới, nhân tố mới, điển
hình tiên tiến để cổ vũ, động viên, đồng thời kịp thời phát hiện, lên án cái xấu, cái
ác, những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội. Một nhiệm vụ hết sức
quan trọng nữa là, công tác tư tưởng, lý luận phải trực tiếp tham gia dự báo, phát
hiện và giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề bức xúc nảy sinh trong đời sống
nhân dân.
4. Đổi mới một cách toàn diện phương thức đấu tranh trên mặt trận tư
tưởng, lý luận. Hiện nay, các thế lực thù địch và phản động quốc tế với nhiều âm
23
mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt và ngày càng ráo riết chống phá CNXH, Đảng
và chế độ ta. Với việc khai thác, sử dụng các thành quả của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại, các thế lực thù địch và phản động đã sử dụng các âm
mưu, thủ đoạn mới, các “con bài mới”, các phương pháp, cách thức mới, cũng như
các phương tiện hiện đại để tập trung tấn công chống phá chúng ta một cách tổng
thể, toàn diện và liên tục nhằm từng bước tác động, thúc đẩy nội bộ ta rơi vào tình
trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây là một chiến lược hết sức tinh vi và thâm
độc của các thế lực thù địch. Tự sụp đổ, tan rã - đó là bài học cay đắng của những
người cộng sản khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu tự tan rã.
Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng, nhiệm vụ của công tác lý luận, tư tưởng
trong đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù
địch ở trong nước và nước ngoài nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, lật đổ chế độ
ta là hết sức nặng nề. Chúng ta phải kiên quyết, chủ động, kịp thời phê phán trực
diện, mạnh mẽ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và phản động
hòng làm mất lòng tin của nhân dân, của cán bộ, đảng viên vào lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, vào chế độ XHCN, công cuộc đổi mới và con đường
đi lên CNXH của nước ta. Muốn thành công, chúng ta phải đổi mới một cách căn
bản, toàn diện cả phương pháp đấu tranh, cách thức đấu tranh, phương tiện đấu
tranh và đội ngũ tiến hành đấu tranh. Để đấu tranh đạt hiệu quả, chúng ta không chỉ
chủ động, kịp thời, tích cực, kiên quyết mà còn cần có sự nghiên cứu thấu đáo, nắm
chắc tình hình và dự báo được các diễn biến hoạt động chống phá của các thế lực
thù địch và phản động.
5. Chủ động, tích cực góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị vững mạnh là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận. Nhiệm
vụ này càng nặng nề hơn trong thời điểm hiện nay, khi các thế lực thù địch và phản
động không từ bất cứ thủ đoạn nào chống phá ta. Trong khi đó, tình trạng tham
nhũng, lãng phí, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu nhân dân của một bộ phận cán
bộ, công chức vẫn còn trầm trọng, gây bức xúc trong đời sống xã hội; tình trạng suy
thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ lãnh đạo, quản lý có chức, có quyền đang là nguy cơ đối với Đảng và chế
độ. Trong bối cảnh đó, rõ ràng, công tác tư tưởng, lý luận phải thực sự chủ động,
tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Trước hết,
góp phần giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên có lập trường, tư tưởng chính
24
trị vững vàng, kiên định lý tưởng XHCN, vững tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Kiên quyết chống giáo điều, chủ quan, nóng vội, dao động và
cơ hội chính trị. Nâng cao năng lực, sức chiến đấu và đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng trong tình hình mới.
6. Tích cực đổi mới công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Đây là
một nhu cầu nội tại của công tác lý luận. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tổng kết lý
luận và thực tiễn 30 năm đổi mới thì vấn đề đổi mới công tác nghiên cứu lý luận,
tổng kết thực tiễn đang trở nên cấp bách. Cần có sự tổng kết, đánh giá một cách
khách quan công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn thời gian qua, thẳng thắn
chỉ rõ những thành tựu và hạn chế; xây dựng chiến lược nghiên cứu lý luận, tổng
kết thực tiễn ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, cần có sự nghiên cứu, khảo sát, đánh
giá, tham khảo, kế thừa có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa lý luận trên thế giới
để làm giàu thêm kho tàng lý luận Việt Nam. Bên cạnh những phương pháp nghiên
cứu, cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cần tìm tòi, bổ sung, vận dụng sáng
tạo những cách tiếp cận mới, những phương pháp nghiên cứu hiện đại. Điều quan
trọng nữa là, cần tạo môi trường thực sự dân chủ trong sinh hoạt lý luận, sớm ban
hành quy chế dân chủ trong công tác nghiên cứu lý luận.
Cần đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác tư tưởng theo hướng hiện đại
hóa. Trước hết, công tác tư tưởng phải nâng cao tính thuyết phục, tính hiệu quả và
tính chiến đấu. Tăng cường thông tin chính thức, nhiều chiều, hoạt động đối thoại,
tương tác, trực tuyến. Coi trọng tính phản biện xã hội, vai trò giám sát xã hội của
các phương tiện truyền thông đại chúng, các tổ chức xã hội. Đổi mới căn bản công
tác lãnh đạo, quản lý các hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ. Nâng cao
chất lượng thông tin đối ngoại với những hình thức thông tin phong phú, đa đạng và
hấp dẫn. Qua đó, vừa quảng bá hình ảnh đất nước, vừa giúp bạn bè quốc tế thấu
hiểu về nền văn hóa và con người Việt Nam, về Đảng Cộng sản Việt Nam và những
thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới mà nhân dân ta giành được.
7. Kiện toàn các cơ quan, tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác
tư tưởng, lý luận. Trong tình hình mới, để công tác tư tưởng, lý luận thực sự đạt
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, trước hết cần rà soát, kiện toàn, hoàn
thiện, cơ cấu lại các cơ quan, tổ chức, các viện nghiên cứu, học viện, cục, các
trường đại học,... trực tiếp tham gia công tác nghiên cứu lý luận, công tác tư tưởng
theo hướng tạo hệ thống thống nhất, hiện đại, tinh gọn, linh hoạt và năng động. Bên
cạnh đó, cần xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt,
25