Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT "MIỀN HOANG" CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.97 KB, 60 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b> </b></i>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC</b>

<i><b>Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là những thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn & CTXH đã tận tình dạy bảo em suốt thời gian học tập tại trường và tạo nhiều điều kiện tốt để em có thể hồn thành chương trình đại học.

Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Th.s Trịnh Minh Hương, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ em hồn thành khố luận tốt nghiệp.

Đồng thời, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

<i>Tam Kỳ, tháng 05 năm 2016 </i>

Sinh viên thực hiện

<b> Huỳnh Thị Diễm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>A. MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài ... 1 </b>

<b>2. Lịch sử vấn đề ... 2 </b>

2.1. Nhiều bài giới thiệu về Sương Nguyệt Minh và tác phẩm Miền hoang ... 2

2.2. Một số bài nghiên cứu thân phận con người trong tiểu thuyết Miền hoang ... 3

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 4 </b>

3.1. Đối tượng nghiên cứu... 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 4

4. Mục đích cứu ... 4

5. Phương pháp nghiên cứu ... 5

6. Đóng góp của khóa luận ... 5

7. Cấu trúc của khóa luận ... 5

<b>B. NỘI DUNG ... 6 </b>

<b>CHƯƠNG 1. THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT ... 6 </b>

<b>MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH ... 6 </b>

1.1. Sương Nguyệt Minh và tiểu thuyết “Miền hoang” ... 6

1.1.1. Nhà văn Sương Nguyệt Minh ... 6

1.1.2. Tiểu thuyết “Miền hoang” ... 6

1.2. Hiện thực đời sống chiến trường trong tiểu thuyết “Miền hoang” ... 7

1.2.1. Cuộc chiến đấu ác liệt ... 7

1.2.2. Cảnh chết chóc tang thương ... 9

1.2.3. Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn ... 10

1.3. Thân phận con người được khắc họa rõ nét, đầy đau đớn. ... 13

1.3.1. Thân phận lạc loài ... 13

1.3.2. Thân phận bị chà đạp thể xác lẫn tâm hồn ... 16

1.3.3. Thân phận bị xô đẩy ... 18

1.3.4. Thân phận kẻ biến thái ... 22

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT LÀM NỔI BẬT THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN </b>

<b>HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH ... 30 </b>

2.1. Không gian nghệ thuật ... 30

2.1.1 Khơng gian tích hợp ... 30

2.1.2. Không gian hiểm trở ... 33

2.1.3. Không gian yên bình ... 36

2.2. Thời gian nghệ thuật ... 40

2.2.1. Thời gian tuyến tính ... 40

2.2.2 Thời gian hồi tưởng ... 43

2.2.3. Thời gian tâm lí ... 46

<b>C. KẾT LUẬN ... 51 </b>

<b>D. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ... 54 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là những thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn & CTXH đã tận tình dạy bảo em suốt thời gian học tập tại trường và tạo nhiều điều kiện tốt để em có thể hồn thành chương trình đại học.

Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Th.s Trịnh Minh Hương, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ em hồn thành khố luận tốt nghiệp.

Đồng thời, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã ln tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

<i>Tam Kỳ, tháng 05 năm 2016 </i>

Sinh viên thực hiện

<b> Huỳnh Thị Diễm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Chiến tranh - nỗi đau xác thịt và linh hồn, đã lùi vào dĩ vãng nhưng vẫn ám ảnh những người lính thời bình và thế hệ mai sau. Đây cũng chính là điều trăn trở của các nhà văn thời hậu chiến. Và, đề tài về con người trong chiến tranh đã được các nhà văn dành nhiều ưu ái cho các sáng tác của mình. Các nhà văn đã dồn hết bút lực của mình để dựng lại cho thế hệ mai sau thấy được bối cảnh hiện thực cuộc sống của xã hội trong những năm tháng chiến tranh cũng như nỗi thống khổ của con người thời chiến. Cuộc đời và số phận của con người được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn đa dạng với những cung bậc cảm xúc mới mẻ, chân thật.

Sương Nguyệt Minh là một trong những nhà văn thời hậu chiến có đa số tác phẩm viết về đề tài chiến tranh và con người. Ông cùng lớp tác giả trẻ vừa là người lính cầm súng, vừa làm thơ, viết văn ở mặt trận như: Lê Minh Quốc, Đoàn Minh Tuấn, Nguyễn Thành Nhân, Phạm Sỹ Sáu, Bùi Thanh Minh, Nguyễn Quốc Trung, … Ông đến với văn chương khá muộn. Tuy nhiên, bằng tài năng của mình ơng đã khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ các nhà văn giai đoạn

<i>đổi mới. Nhắc đến Sương Nguyệt Minh, bạn đọc nghĩ ngay đến tác phẩm “Người về bến sông Châu” (truyện ngắn, 1997) đã được chuyển thể thành phim “Người trở về”. Bên cạnh thể loại truyện ngắn ơng cịn viết bút kí, tùy bút và tiểu thuyết... Cuốn tiểu thuyết “Miền hoang” (2014) là cuốn tiểu thuyết đầu tay của </i>

ơng, nó đã đem lại cho nhà văn người Ninh Bình “GIẢI THƯỞNG SÁCH HAY – 2015 ” ở hạng mục sách Văn học. Đây là giải thưởng thường niên về sách do Viện IRED và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức vào ngày 27/09/2015 tại thành phố Hồ Chí Minh.

<i>Với đề tài chiến tranh và người lính, Miền hoang của Sương Nguyệt Minh </i>

đã tái hiện lại toàn cảnh cuộc chiến của quân tình nguyện Việt Nam với quân Pol pot, cũng như cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường biên giới Campuchia năm 1979. Cụ thể đó là cánh đồng Miên hoang dã với thú dữ đang rình rập, là cái nắng cháy da cháy thịt, là cảnh chết chóc tang thương…. Ở đó, bốn con người, vừa địch, vừa ta sống sót sau một cuộc càn quét, bị lạc đường rồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

trơ trọi trong hành trình tìm ra con đường về nhà nhưng để cuối cùng khi thoát ra được khu rừng ấy họ lại rơi vào trạng thái lạc loài giữa cuộc sống hiện tại của đồng loại. Bốn con người đại diện của mỗi tầng lớp khác nhau mang trên mình những thân phận khác nhau, qua đó người đọc sẽ hình dung ra được bộ mặt của xã hội Campuchia lúc bấy giờ khi bị bọn diệt chủng Khmer Đỏ nắm quyền. Bằng tài năng cũng như phong cách riêng của mình, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã cho người đọc những cảm nhận thực tế như đang tham gia vào hành trình ấy của bốn con người lưu lạc để hồi hộp, sợ hãi, hoang mang đến vui sướng vỡ òa rồi lại thất vọng tràn trề. Với ngôn ngữ sắc bén, nghệ thuật miêu tả nhân vật qua dịng kí ức cũng như dịng tâm lí nhân vật trong khơng gian, thời gian nghệ thuật đã làm nổi bật lên thân phận con người bị lơi kéo vào vịng xốy của chiến tranh. Từ đó, làm sáng lên cái tứ của tác phẩm mà tác giả muốn người đọc tìm ra.

<i>Như chính tác giả đã nói: “Xét đến cùng, văn chương là thân phận con người” trong phần giới thiệu tiểu sử của tác giả đầu cuốn tiểu thuyết Miền hoang. </i>

Chính nhà văn đã một lần nữa khẳng định điều đó trong tác phẩm của mình để

<i>thấy rõ cái được gọi là “thân phận con người” mà họ phải gánh chịu trong chiến </i>

tranh. Những hình ảnh, những thân phận đó đã ám ảnh tôi khi đọc tác phẩm để tôi phải trăn trở khơng ngi. Đây chính là lí do, là động lực khiến tôi lựa chọn

<i>đề tài: Thân phận con người trong tiểu thuyết “Miền hoang” của Sương Nguyệt Minh làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. </i>

Hi vọng khóa luận sẽ đem lại cho bạn đọc nhận thức mới, rõ ràng, đa chiều hơn về cuộc sống của những người lính trong chiến tranh biên giới Tây Nam-Campuchia .

<b>2. Lịch sử vấn đề </b>

<i><b>2.1. Nhiều bài giới thiệu về Sương Nguyệt Minh và tác phẩm Miền hoang </b></i>

<i>Tiểu thuyết “Miền hoang” của nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh được </i>

in vào tháng 10 năm 2014 do nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Trong thời gian gần đây, tác phẩm đã đạt được giải thưởng “Sách Hay - 2015” ở hạng mục sách Văn học. Giải Thưởng Sách Hay (Good Books Award) là giải thưởng thường niên về sách do Viện IRED và Qũy Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức vào ngày 27/09/2015

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tiểu thuyết Miền hoang là một trong những </i>

cái tên được nhắc đến khá nhiều lần trong giới các nhà nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay.

<i>Đã có nhiều bài đánh giá, nhận xét về giá trị của tác phẩm Miền hoang sau khi nó chính thức được nhận giải thưởng “Sách Hay - 2015”: “Miền hoang của Sương Nguyệt Minh nhận giải thưởng Sách Hay - 2015” của Thoại Hà trên báo điện tử VNExpress số đăng ngày 28.9.2015, “Tiểu thuyết “Miền hoang” của Sương Nguyệt Minh đoạt GIẢI THƯỞNG SÁCH HAY - 2015” trên trang Tôn vinh văn hóa đọc, hoặc “Miền hoang đoạt giải thưởng Sách hay 2015: Nỗi ám ảnh từ những mất mát chiến tranh” của Phạm Hoa Quỳnh trên báo Thể thao & </i>

Văn hóa đăng ngày 29.9.2015 và còn nhiều bài đánh giá khá nhưng tất cả đều

<i>hướng đến nội dung là tôn vinh tác phẩm Miền hoang của nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh và một phần nhỏ khái quát sơ lượt về tác phẩm Miền hoang. </i>

<i>“Nhà văn Sương Nguyệt Minh: Tiểu thuyết từ ám ảnh của “người lính lạc rừng” của Việt Quỳnh trên báo Thể thao và Văn hóa, số đăng ngày 17.12.2014. </i>

Trong bài này, tác giả đã giới thiệu khá nhiều về tiểu sử của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Từ cái bút danh Sương Nguyệt Minh ra đời như thế nào cho đến nghề nghiệp của nhà văn sau những trang viết. Từ những thể loại chính mà nhà

<i>văn đang theo đuổi đến cái duyên với tiểu thuyết và xoáy vào tác phẩm Miền hoang của ông. Ở tác phẩm Miền hoang tác giả đã nói khái quát về tác phẩm và </i>

cảm hứng để viết nên cuốn tiểu thuyết dày hơn 600 trang. Bài viết chỉ thiên về cảm nhận tác phẩm chứ chưa thật sự đi sâu vào phân tích nhân vật.

<i>“Vẫn cịn “Miền hoang” dù đã qua chiến tranh” của Nam Điền trên trang lamdien.wordpress.com. Đây là một bài phỏng vấn nhưng nó đã xốy ngay vào </i>

cảm hứng chính của nhà văn khi viết nên tiểu thuyết. Nó được viết bằng chính cái hiện thực, cái ám ảnh mà nhà văn đã từng trải qua trong những năm tháng chiến đấu tại chiến trường K.

<i><b>2.2. Một số bài nghiên cứu thân phận con người trong tiểu thuyết Miền hoang </b></i>

<i>“Tôi đọc Miền hoang của Sương Nguyệt Minh” của nhà nghiên cứu và dịch </i>

thuật Lã Nguyên. Trong cơng trình nghiên cứu này, Lã Nguyên đã đi sâu vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

nghiên cứu nghệ thuật chuyển đổi điểm nhìn trần thuật mà Sương Nguyệt Minh đã xây dựng để tạo nên một cốt truyện lí thú, thu hút người đọc. Ở cơng trình trình, tác giả đã đi sâu nghiên cứu nghệ thuật chuyển đổi điểm nhìn trần thuật và một phần nhỏ đề cập đến nội dung của tác phẩm, đó là thân phận con người. Thân phận con người trong đề tài này chưa thật sự được nhìn nhận rõ.

<i>“Miền hoang”- thắp sáng niềm tin lẽ sống, khát vọng của con người của </i>

Ngọc Hiên trên báo Đất Việt chuyên mục “Góc nhìn văn hóa”, số đăng ngày 17.12.2014. Trong bài viết này tác giả đã cho người đọc thấy được bối cảnh chung của nền văn học Việt Nam sau năm 1975 và đi vào nghiên cứu tác phẩm. Tác phẩm được soi rọi dưới góc độ khác nhau, từ nội dung cho đến nghệ thuật. Những thân phận con người lần lượt được hiện lên qua phân tích về tính cách, số phận, nhưng bài viết vẫn chỉ ở tầm khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu cặn kẽ từng vấn đề để làm nổi bật lên thân phận con người.

Qua những bài giới thiệu cũng như nghiên cứu, khảo luận về tác phẩm, tôi thật sự chưa thấy bài nào tập trung nghiên cứu vào vấn đề thân phận của con

<i>người trong tiểu thuyết “Miền hoang” của Sương Nguyệt Minh . </i>

<b>3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối với đề tài này, người viết tập trung đi sâu vào phân tích cuộc đời, tính cách và tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm để làm nổi rõ thân phận của từng kiểu con người trong tác phẩm. Từ đó có thể nhận ra được mỗi nhân vật đại diện cho một thân phận khác nhau và thông điệp tác giả muốn gửi đến với bạn đọc về khát vọng, lẽ sống của con người.

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

Để phục vụ cho việc nghiên cứu chính của đề tài, người viết xin giới hạn phạm

<i>vi nghiên cứu trong tiểu thuyết “Miền hoang” của nhà văn Sương Nguyệt Minh. </i>

<b>4. Mục đích cứu </b>

Qua cơng trình nghiên cứu, mục đích của người viết là khắc họa, phân tích nhân vật để đi đến làm rõ từng thân phận con người trong tác phẩm. Đồng thời góp phần cung cấp một cái nhìn khá tồn diện về những giá trị hay thông điệp mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

chính tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Đặc biệt, người viết muốn khẳng định những đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm, góp phần làm phong phú thêm phong cách của nhà văn Sương Nguyệt Minh.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp so sánh

<b>6. Đóng góp của khóa luận </b>

Khóa luận sau khi hoàn thành sẽ giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ, đa chiều, sâu sắc về thân phận của những con người trong chiến tranh. Dù địch hay ta đều chung số phận bị lạc loài trong chiến tranh cũng như hòa bình. Qua đó giúp người đọc thêm hứng thú với những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh và người lính, hiểu rõ hơn về sự tàn khốc của chiến tranh biên giới Tây Nam - Campuchia và yêu hơn những người lính trong thời bình.

Bài viết cịn muốn đóng góp một phần nhỏ vào cơng trình nghiên cứu tác

<i>phẩm Miền hoang của nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh. Đó là thân phận </i>

con người trong chiến tranh khi về với đời thường.

<b>7. Cấu trúc của khóa luận </b>

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận được chia làm hai chương:

<i>Chương 1: Thân phận con người trong tiểu thuyết Miền hoang của Sương </i>

Nguyệt Minh

Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật làm nổi bật thân phận con

<i>người trong tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>B. NỘI DUNG </b>

<b>CHƯƠNG 1. THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT </b>

<i><b> MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH 1.1. Sương Nguyệt Minh và tiểu thuyết “Miền hoang” 1.1.1. Nhà văn Sương Nguyệt Minh </b></i>

Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh ngày 15.9.1958, tại Ninh Bình. Trước đây, Sương Nguyệt Minh từng tham gia chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam và Campuchia. Tháng 1.1998, Sương Nguyệt Minh chuyển về làm biên tập viên tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông đã xuất bản 7 tập truyện ngắn và 1 bút ký.

Sương Nguyệt Minh bắt đầu nghiệp viết văn từ những năm cuối cùng của thời kì bao cấp. Từ sự siêng năng, cần cù cày trên giấy, ông đã đoạt các giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 1996 với tác phẩm Bản kháng án bằng văn; Giải thưởng cuộc thi tập truyện ngắn của Nhà xuất bản Thanh niên 2004 với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2003-2004 với tác phẩm Mười ba bến nước. Và cuốn tiểu thuyết Miền hoang vinh dự được nhận giải thưởng “Sách Hay - 2015” ở hạng mục sách Văn học. Ngồi ra ơng cịn đạt được nhiều giải thưởng văn chương và báo chí khác.

<i>Về sự nghiệp văn chương, ơng đã có các tác phẩm đã xuất bản: Đêm làng Trọng Nhân (Tập truyện ngắn, 1998); Người ở bến sông Châu (Truyện ngắn) , Trong cơn đại hồng thủy (Tập bút ký, 2003); Đi qua đồng chiều (Tập truyện ngắn, 2004); Mười ba bến nước (Tập truyện ngắn, 2005, 2006); Truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (Tập truyện ngắn 2006); Giếng cạn (Tập truyện ngắn, 2007); Miền hoang (Tiểu thuyết, 2014)... </i>

<i><b>1.1.2. Tiểu thuyết “Miền hoang” </b></i>

Được nhà xuất bản Trẻ ấn hành vào tháng 10.2014, cuốn tiểu thuyết đầu

<i>tay Miền hoang của nhà văn Sương Nguyệt Minh đã đến với đông đảo bạn đọc. </i>

Đây là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường K năm 1979

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Sương Nguyệt Minh từng tâm sự: trước và trong khi viết tiểu thuyết Miền hoang, ông không muốn quay lại nơi ngày xưa từng là chiến trường, bởi “tôi sợ không gian, con người, hình ảnh bây giờ đã đổi khác sẽ “giết” chết kỉ niệm, cảm xúc, và sức tưởng tượng sẽ khơng cịn bay bổng nữa”. Thế nhưng cuốn tiểu thuyết Miền hoang vẫn cứ ngồn ngộn chi tiết ám ảnh người đọc, tạo ra sợi dây </i>

liên kết giữa tác phẩm – tác giả - công chúng như một chất keo dính vơ hình nhưng bền chặt.

<i>Miền hoang có khoảng 88 cái phụ đề (đề từ) đặt trên đầu 88 chương, chủ </i>

yếu trích từ báo, tạp chí và của các hãng thơng tấn trong nước và nước ngoài về tấn bi kịch diệt chủng, về cuộc chiến khốc liệt ở Campuchia. Cuốn tiểu thuyết vừa đoạt giải thưởng “SÁCH HAY” ở hạng mục sách Văn học do Viện IRED và Qũy Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức vào ngày 27/09/2015 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung chính của tác phẩm xoay quanh cuộc hành trình của nhóm “lữ hành” kỳ quái trong vùng rừng núi miền Tây Bắc Campuchia. Nhóm “lữ hành” gồm bốn người: Lục Thum- viên chỉ huy quân Polpot; Rô - tên áo đen bặm trợn ; Saly- y tá câm của quân Polpot, và Tùng - chiến sĩ tình nguyện Việt Nam. Sau cuộc chiến đấu, cả địch và ta chỉ còn bốn người. Mất bản đồ,la bàn, họ bị lạc giữa rừng sâu, lâu đến mức mất cả ý niệm về thời gian. Những nguy hiểm từ phía khu rừng như “thiên la địa võng” vây lấy họ. Sống trong cảnh thiếu thốn về mọi mặt, họ dần trở về cách sống của người nguyên thủy. Khi thoát ra khỏi khu rừng, chỉ còn lại ba người “dã nhân” với hình thù kỳ quái sống giữa những con người hiện đại.

<i><b>1.2. Hiện thực đời sống chiến trường trong tiểu thuyết “Miền hoang” 1.2.1. Cuộc chiến đấu ác liệt </b></i>

Tình huống truyện kể: một cuộc chiến tranh du kích giằng co, tưởng

<i>khơng có hồi kết “Qn tình nguyện Việt Nam tác chiến ở chiến trường K tựa hồ như cuộc chiến trên cái đầm lầy khổng lồ miền nhiệt đới.Càng về cuối chiến tranh, hình thái tác chiến càng thay đổi, các đại quân dần dần rút về nước (…) chiến tranh du kích nhùng nhằng, nhỏ lẻ, cị cưa dai dẳng, quân số hai bên cứ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>hao hụt dần, để rồi lại bổ sung lính, lại chết … lại bổ sung” [15; 6]. Đó là những </i>

hình ảnh đầu tiên của cuộc chiến để tiếp cho những cuộc chiến ác liệt phía sau:

<i>“Lựu đạn chày Trung Quốc nổ chát chúa. Cối tép chóc chóc. Đạn AK47”, “trận địa mìn KP2, và 65-A2” [15;10]. Cuộc chiến càng lúc càng gây cấn, ác liệt: “Bọn tàn quân Pol pot bắn rát quá. Một nhúm lính bọn tơi sống sót vẫn cị cưa chống cự, vừa bắn vừa rút sâu” [15;12]. Nơi diễn ra trận chiến ác liệt nhất là </i>

khu đền tháp đổ nát. Nó vừa là vật cản, vừa là công sự cho cả hai bên chiến đấu. Tại nơi giao chiến này, khi kết thúc hai bên chỉ cịn có bốn con người vừa địch, vừa ta. Cuộc chiến ác liệt đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mệnh để lại bốn con người lưu lạc kia. Và chiến tranh chưa bao giờ bỏ sót bất cứ người nào. Nó lơi kéo khơng chỉ là thanh niên trai trẻ mà những cô gái mười lăm, mười bảy và cả

<i><b>những người phụ nữ già cũng bị kéo vào: “Chiến tranh hao người tốn của, quân </b></i>

<i>lính cứ hụt dần. Tiếp tế khó khăn. Lính Khmer Đỏ phải bắt cả các cô gái mười lăm tuổi đi làm dân binh. Mụ Dên chồng chết, con chết mà vẫn bị sung vào đội đánh xe bò kéo làm nhiệm vụ chở súng đạn, mìn, gạo, nhu yếu phẩm…”[15;300]. </i>

Không cần phải trải qua trường lớp, không cần huấn luyện kĩ càng, chỉ cần biết

<i>dùng súng là có thể ra chiến trường: “Tập tành chỉ vài tuần biết bị tồi, đâm lê, biết ngắm mục tiêu qua khe đầu ruồi, biết bóp cị là lại tống bọn này đi đánh nhau. Gần mười năm quân Khmer Đỏ quần với bọn Duol và quân đội cách mạng CPC, lính cũ chết gần hết, đứa nào sống sót thì cũng thành Ông Lớn, thành cán bộ” [15;396]. Và cái hậu quả của những cuộc chiến mang lại là sự </i>

chết sống, là kẻ mạnh giành mạng sống với kẻ yếu, là đồng loại giẫm lên nhau mà sống, tồn tại.

Cuộc chiến cũng tạo ra những quy luật nghịch đời nhưng tại thời điểm đó,

<i>người nào nắm quyền, họ có thể đưa ra chân lí mới, dù phi lí: “Lục Thum bảo: Quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua. Đôi khi man rợ, bạo tàn thắng văn minh, nhân ái. Chân lý bao giờ cũng thuộc vào kẻ mạnh” [15; 315]. Theo </i>

như viên chỉ huy nói thì chiến tranh không tạo ra những con người văn minh, mà những con người văn minh sẽ trở thành những kẻ đớn hèn. Và văn minh, nhân ái chưa bao giờ thắng được cái lừa lọc, tàn bạo trong chiến tranh. Trong chiến tranh

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thì những điều phi lý đều trở thành có lý, bởi sức mạnh nằm trong tay người nào thì người đó có quyền lực nhất. Mọi lời nói, hành động đều trở thành chân lý, đúng đắn.

chân thật như cuộc sống khắc nghiệt tại cánh đồng Miên. Những cái chết rất ghê rợn của con người nhưng chính họ cũng khơng có cách nào lí giải được. Chỉ có sự im lặng sau những cảnh tượng ấy. Chẳng có ai có thể thốt lên lời khi chứng

<i>khiến cảnh đồng đội mình chết: “Mặt cơ y tá câm bợt bạt. Miệng vẫn câm. Cả khối người… câm lặng. Rừng Miên cũng câm lặng” [15;215]. Như thấu hiểu </i>

được nỗi đau của con người, khu rừng cũng câm lặng, thay lời chia buồn cùng người đã mất. Chiến tranh không chỉ gây mất mác, đau thương lên con người mà nó cịn trực tiếp giáng lên thiên nhiên những vết thương không bao giờ lành. Những con người cứ thay phiên nhau nằm lại chốn rừng hoang, thây người này

<i>chất lên thây người khác, ruồi bâu đen khi chưa kịp đưa về chôn cất: “ Ban ngày ruồi bâu đen trên những xác chết, những mẫu thịt xương của lính Pol Pot chưa kịp chơn cất, hoặc của lính ta chưa kịp đưa về phía sau.”[15;237]. Chiến tranh </i>

là thế! Nó đi liền với mất mác và thương đau. Những con người nằm lại nơi chiến trường có mấy ai được nguyên vẹn, được đồng đội đưa về an nghỉ. Bởi có quá nhiều người hi sinh. Những thây người cứ chồng chất lên nhau tại chiến trường. Đem được một người đi thì sẽ còn nhiều người nằm lại. Họ sẽ bị thời gian vùi trong dáng hình đất nước.

<i>“Tỉnh lại. Tao ngạc nhiên nhận ra mình đang ngồi dưới đáy hố sâu. Hố để chôn người tập thể mà chưa kịp hành hình: Khơng chỉ ở những nơi có dân mới </i>

có hố chơn tập thể mà trong rừng hoang cũng có. Chính quyền Khmer Đỏ đã xây

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

dựng biết bao nhà tị nạn và cả các hố chôn người tập thể nhằm trấn áp quân phản động. Khơng may tên Rơ lại rơi chính cái hố ấy. Điều đó cho thấy sự man rợn, dã man của chế độ diệt chủng lên chính đồng bào mình. Ở thời điểm này, sống quá nhỏ bé. Ở những nơi con người ta nghĩ sẽ lẫn tránh được cái chết đeo bám, nhưng ai ngờ nơi đó lại là nơi sự sống khó tồn tại nhất. Dần dần thì những thảm

<i>cảnh mà chế độ diệt chủng Khmer đã gây ra hiện lên: “Cịn một bộ xương khơ trong bộ quần áo đen mủn nát, nằm dài trên bàn inox”, hay “Biển Hồ chứa bao nhiêu xác người trôi lập lờ rồi chìm hẳn xuống đáy sâu, xương cốt rục xuống bùn, biệt tích những kiếp người nhỏ bé lầm than. Bọn Tùng thả lưới,kéo lên cả sọ dừa trắng đen lốc nhốc, xương dài xương ngắn lẫn cá tươi vảy trắng lấp lánh… Lính trận mạc ngủ bên xác đồng đội, ăn nhầm thịt người cứ tưởng thịt lợn rừng thì có gì đáng sợ”[15;410]. Những cảnh ấy trở nên bình thường trong hồn cảnh </i>

chiến tranh xảy ra. Con người đng sống trong giây phút này, một lát sau có thể chết khơng rõ một lí do. Cũng chẳng ai có thời gian đi hỏi lí do tại sao người thân mình mất. Đơn giản trong suy nghĩ của họ nghĩ một từ “chiến tranh”.

<i>Khơng có nơi nào có thể tồn tại sự sống trong thời điểm lúc bấy giờ. “Tôi vục mũ cối sâu xuống, múc lên một cái sọ trẻ con… Ngó kĩ vào trng chum lại thấy thêm một sọ người lớn, và tóc đen chìm dưới đáy”. Sự sống nó hiếm hoi quá mà </i>

cái chết cứ bủa vây. Người đọc được tác giả đưa từ những khung cảnh hãi hùng này đến tang thương và nhận ra sự ác liệt của cuộc chiến chống quân Khmer Đỏ lúc bấy giờ. Qua những khung cảnh ấy, tác giả cũng đồng cảm với nhân dân Campuchia, đồng thời lên án, tố cáo tội ác của bọn diệt chủng Khmer Đỏ.

<i><b>1.2.3. Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn </b></i>

Thời bình hay thời chiến cũng có sự gian khổ, thiếu thốn nhưng để khắc họa rõ hơn về sự gian khổ của người lính trong chiến tranh, tác giả đã vẽ nên một bức tranh về cuộc sống cũng như hành trình của bốn con người lưu lạc trong rừng

<i>Miên. “Chẳng có cái gì để ăn. Nước khơng có để uống, nên tôi chẳng buồn đi tiểu.”: đây là lời than trách của Tùng sau khi chạy trốn khỏi đám tàn quân Pôn </i>

Pốt. Cuộc sống nơi chiến trường là cuộc sống cam go bởi thiếu thốn trăm bề.

<i>Không chỉ trong Miền hoang mà ta còn thấy trong hầu hết các tác phẩm về đề tài </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

chiến tranh và người lính. Cuộc sống ấy khơng ngoại lệ cho bất cứ ai, cả những

<i>phụ nữ cũng phải chịu chung hoàn cảnh ấy: “Viên chỉ huy bị thương được chất lên đôi vai gầy của cô gái câm… đi trước. Như con nhái bén cõng con ễnh ương. Thân mảnh mai gồng lên cõng cái bị thịt đang đến ngày thối hoắc”. Sa Ly là nạn </i>

nhân được tác giả khắc họa thành hình tượng tiêu biểu cho những thân phận chung của những người phụ nữ trong cuộc chiến.

<i>“Kinh nghiệm cánh lính cựu cho tôi biết rằng lạc đường mà đụng phải rừng chuối thì coi như sống”: Đó chỉ là kinh nghiệm thực tế trong rừng Miên hoang dã, nắng suốt một mùa. Các lồi cây có nước cũng khơng có “quanh đây khơng một bóng dáng thứ cây có bẹ mềm thân toàn nước ấy”. Thực tế hoàn toàn </i>

khác xa với suy nghĩ, và kinh nghiệm được học của những người lính. Rừng Miên hoang dã đã tạo ra cơ hội cho con người phải tôi luyện bản năng sống cịn. Có thể nói, bốn con người kia phải cố gắng vượt qua chính mình, vượt qua cái đói, cái khát để duy tr sự sống tại nơi quái ác. Và trong hoàn cảnh ngặt nghèo, tìm được thức ăn là điều quan trọng giúp con người chiến thắng cái đói đang

<i>hành hạ . Để có được miếng ăn, họ phải giành giật với thú rừng: “Chó cắn áo rách. Miếng ăn đến miệng cịn mất. Đói cồn cào. Đói tốt mồ hơi”[15;225]. </i>

Nhưng cuối cùng con người mệt lả, khơng có một chút sức lực làm sao có thể thắng nổi sự hung dữ của bầy sói. Đành nhường miếng thịt khó khăn kiếm được cho thú rừng. Họ phải tìm trái ngọt để duy trì sự sống. Nhưng ở cái đất cao Miên

<i>nắng như thiu như đốt, trái dại cịn khó kiếm lấy ra đâu quả ngọt:“Gắng nuốt trôi qua cổ họng mà nước mắt nước mũi chảy tràn ra. Cha mẹ ơi! Sao con cực thân thế này!” [15;227]. Đói khát quá, cứ quơ đại mà ăn chẳng biết trái đó ăn được khơng, và hậu quả là: “ Chỉ ít phút sau thì bụng đau dữ dội. Ruột non ruột già lềnh lên. Co cứng. Sờ ta cảm nhận được cả từng đoạn ruột rắn đanh trồi trụt”. </i>

Cơn đau đến quá bất ngờ đến lúc này Tùng mới biết mình đã ăn phải trái độc. Trong những hoàn cảnh con người thiếu thốn, bị dồn đến cái chết thì những hành động nào có thể cứu họ sống sót. Họ đều thử. Dù nó có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng họ bất chấp tất cả để được sống, dù cơ hội sống rất ít. Đó là hy vọng mong manh cuối cùng có thể cứu họ. Đó là hy vọng đưa họ trở về nhà. Họ

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

phải làm. Họ khơng có sự lựa chọn khác. Chiến tranh đã bắt con người phải chọn con đường ấy.

Cuộc sống mà họ trải qua còn phải đối diện với những thử thách khác.

<i>Không chỉ thiếu cái ăn, cái uống mà họ còn sống trong nỗi lo nơm nớp: “Ban đêm, muỗi như trấu vãi, vừa gác vừa đạp muỗi, sáng ra nhìn bàn tay đỏ máu cứ nghĩ là bị thương(...) Đêm đêm, chuột lần mị vào cắn cả chân lính ta đang ngủ” [15;237]. Con người trong hoàn cảnh như thế phải quay về cuộc sống của ông cha ta thời tiền sử: “Mớ giẻ te tua quấn, khoác trên người rồi cũng mục nát. Lá cây, hoặc vỏ cây sẽ thay quần áo. Có khi chẳng cần cả vỏ cây, để truồng nồng nỗng thì đã sao?”[15;325]. Ở chiến trường, ba lơ người lính chỉ là mớ lương </i>

khơ, ít nước và đạn dược, khơng có chỗ cho quần áo. Quần áo mặc đến lúc khơng cịn chỗ nào để vá, buộc họ phải lấy vỏ cây làm thứ che thân. Cuộc sống này chẳng khác cuộc sống thời tiền sử. Dụng cụ y tế cũng khơng có khi cái chân của viên chỉ huy bị hoại tử, mùi hôi thối bốc ra không chịu nổi. Giòi đã chui ra nhung nhúc từ vết thương, bò lên tận háng, tận ngực ông. Không còn cách nào khác buộc phải cưa chân ơng. Khơng có giường để mổ, bắt buộc phải mổ dưới nền đất

<i>trong cảnh rừng khô khốc không có một chút nước, dụng cụ y tế chỉ có: “Cơ y tá câm móc dao mổ, phanh, kéo… Cịn cái cưa sắt cùn gỉ sét đã được lau chùi qua loa nữa”. Bây giờ khi phải đem sự sống con người mà cụ thể là tính mạng Lục </i>

Thum lên bàn mổ, mọi vật chất về sơ cứu cũng khơng có. Với chiếc cưa sắt cùn gỉ sét được lau chùi bằng lá cây rừng qua loa, liệu rằng tính mạng của ông có được giữ hay không? Đến khi khớp gối cũng bị ngoại tử, bắt buộc phải tháo khớp háng. Thiếu dụng cụ, không có thuốc men, ơng phải chịu cơn đau giày vị

<i>khơng có thuốc gây mê. Lúc này con người phải dựa vào thiên nhiên: “Kĩ thuật tối quan trọng là cầm máu và chống nhiễm trùng bằng việc đắp cỏ mực, lá cà kheo và thuốc dấu đã được giã nhuyễn vào đầu khớp gối vừa bị tháo, rồi băng chặt lại”. Và đúng là “Chỉ có nơi hoang dã mới có chuyện phẫu thuật, cứu thương rị mọ, quái đản thế này”. Sống trong hồn cảnh như thế buộc họ phải tìm </i>

cách sống chung với nó. Con người phải hịa mình vào thiên nhiên mà sống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i><b>1.3. Thân phận con người được khắc họa rõ nét, đầy đau đớn. 1.3.1. Thân phận lạc loài </b></i>

Kết thúc trận đánh, bốn kẻ sống sót bị lạc đường, cả “địch” lẫn “ta” đều

<i>“Mệt dỉu dả. Các khuôn mặt hốc hác. Thân hình tàn tạ. Bước thấp bước cao thất thểu” [15;5]. Lạc đường và hành trình tìm đường một cách vô vọng của những kẻ thân tàn ma dại giữa “Miền hoang”, rừng rậm, đầm lầy, giữa đói khát và cái chết rình rập trên từng bước đi:“Chả lẽ tao cũng là con cọp bị chính đồng loại đánh bẫy! Rô ơi là Rô!”[15;251] Đây là lời than trách của Rơ sau khi đi tìm tên </i>

tù nhân Tùng nhưng không gặp. Hắn vơ tình lại rơi xuống cái hố chôn người “kh‟la”. Rơ khơng nghĩ mình sẽ rơi chính cái bẫy của đồng loại, cái bẫy chôn người tập thể do chính đồng loại của mình đào và đã chôn biết bao tánh mạng đồng loại khác khơng chút thương tiếc, chua xót. Bằng giọng cười hả hê, những con người phía trên miệng hố, trong đó có cả Rơ, trước kia đã đứng nhìn biết bao sự , sống đến miệng tử thần không chút xao lịng. Con người khơng phải dã thú, sao có thể sát hại chính đồng loại của mình một cách dã man như thế. Đến một lúc nào đó, như Rơ bây giờ, lại rơi vào chính cái bẫy mà mình giăng ra, mới thấu hiểu cảm giác bị đồng loại đánh bẫy, bị đồng loại cắt đi cái dây sự sống. Chính vì cái dây sự sống có thể bị cắt đứt bất cứ lúc nào nên bốn con người lạc đường phải

<i>biết dựa vào nhau mà sống: “Định mệnh đã đẩy chúng ta và tên tù binh Duol vào một tình huống rất trớ trêu và khốn nạn. Tồn tại hay không tồn tại sẽ phụ thuộc vào sự liên kết của bốn con người khốn khổ ở đây, bứt ra riêng lẻ thì khơng sống nổi hai ngày đâu”[15;324]. Một bài học dành cho những con người bị lạc đường </i>

là phải dựa nhau mà sống. Bởi trong khu rừng quái ác này, biết bao nguy hiểm đang rình rập. Nếu tách ra, họ phải chết. Dù địch hay ta buộc phải gắn bó lại với nhau mà duy trì sự sống. Và bốn con người, ba nam, một nữ sẽ sống như thế nào

<i>trong khu rừng hoang dã này:“Ôi! Lạy thần Shiva! Hãy thương xót chúng con. Năm tháng trơi đi, chúng tui già yếu, con cái lớn lên sẽ buộc lấy nhau để duy trì nịi giống. Thời gian mãi miết trơi, hai cá thể đực cái từ cái hang động này sinh sôi ra một bộ tộc mới chỉ biết lấy lá cây làm quần áo, săn bẫy chim thú và hái lượm củ quả để sinh sống”[15;327]. Khi con người ta sống lâu trong rừng, cuộc </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

sống của một con người trước kia dần mất đi và hình thành nên một nếp sống mới. Nếp sống lúc này họ chọn là nếp sống của những con người tiền sử. Những hình ảnh về cuộc sống, về cách duy trì nòi giống dần hiện lên trong suy nghĩ của bốn người bọn họ. Từ nếp suy nghĩ ấy, dần đưa họ rời xa cuộc sống của một người hiện đại và trở thành một người lạc loài giữa đồng loại.

<i>Lạc trong rừng quá lâu sẽ làm cho họ vô thức về thời gian: “...cả bọn đã đi lạc lung tung ở trong rừng bao nhiêu ngày. Gã bảo chịu không nhớ. Hỏi cô y tá câm, cô cũng lắc đầu. Tùng ang áng chừng đời mình bị cột với kẻ thù như hình với bóng khoảng ngày thứ hai mươi, hoặc ba mươi là cùng”. Từ đó kéo theo những thứ khác cũng dần mất đi sự tự ý thức: “Chẳng ai dám chắc họ đã bị cách ly thế giới loài người bao lâu, chỉ ang áng khi bất ngờ nhận ra thằng nào cũng râu tóc dài ra rũ rượi. Một khi chẳng nhớ đến ngày đêm nữa, và cũng chẳng biết đang ở chỗ nào thì đầu óc đã bấn loạn, u u minh minh lẫn lộn rồi”. </i>

Đó là sự mất ý thức về suy nghĩ. Đầu óc bấn loạn, khơng cịn nhớ được gì và sự nhận biết về thế giới quan cũng dần dần mất đi. Để cuối cùng nhận định một câu:

<i>“Hóa ra, cả lũ đang mất dần ý thức về thời gian”. Từ sự mất ý thức về thời gian, bốn con người dần dần mất bản năng của một con người. Họ đều thốt lên: “Thật kỳ lạ! Nếu như cả bọn ăn lông ở lỗ trong rừng đã sáu tháng, một năm thì cịn nhầm lẫn thời gian, chứ đằng này quần nhau chí mạng, chết chóc và vết thương cịn tươi ngun, mà khơng nhớ đã bao nhiêu ngày lạc rừng”. Chính vì cơn đói, </i>

cơn khát, sự rình rập của thú hoang, nguy hiểm vây tứ bề khiến cả bốn con người đều sống trong nỗi lo sợ khơng biết khi nào mình chết. Liệu rằng mình có tìm được đường về để thốt khỏi khu rừng Miên qi ác này khơng, đã làm cho họ quên bén đi mình đã lạc trong khu rừng này bao nhiêu ngày. Cuộc sống của bốn con người dường như đã thay đổi hoàn toàn. Từ những con người hiện đại họ dần trở về cuộc sống của người tiền sử với nếp sống ăn lơng ở lỗ qua cuộc hành trình

<i>mà họ trải qua: “Chả lẽ, rừng Miên hoang dã đã đánh bại liệt cảm xúc và ý chí đám người khốn khổ. Nhìn thấy đồ dùng văn minh mà dửng dưng khơng cần thiết thì có lẽ cả bọn đã trở thành người rừng man rợ rồi”, “Khơng cịn cảm giác xấu hổ, ý tứ, đàn ông đàn bà lẫn lộn, hở mông hở đùi, va quệt cứ như cùng một giới, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>cứ như người nguyên thủy”[15;485]. Khi con người ta sống lâu trong một môi </i>

trường biệt lập, họ sẽ quên hết những gì mình đã sống trước kia để hịa nhập với mơi trường mới. Và tại mơi trường mới này, họ sẽ thay đổi tồn bộ nếp sống của họ. Từ việc mặc quần áo, ăn uống và cả cảm xúc sẽ bị chai lì như bốn con người bị lưu lạc trong rừng kia. Sống quá lâu với nó sẽ bị nó chi phối, giống như bốn con người ấy bị lạc trong rừng quá lâu, họ đã mất ý thức về thời gian, bản năng thú trong người họ được đánh thức. Những cảnh chết chóc, mới đầu họ thấy sợ hãi, kinh tởm nhưng cứ thấy mãi, nó trở thành điều bình thường và kết quả là bốn

<i>con người bị trơ cảm xúc, khơng cịn biết đồng cảm, sẻ chia: “Cơ y tá câm vẫn chưa có động thái biểu cảm gì, cứ trơ trơ như kẻ bị trút hết hồn vía. Tên lính áo đen cứ lì lợm, cơ mặt không động đậy, khơng biểu cảm… Có điều lạ kì là cái cười khơng dứt của gã Người rừng?” </i>

Bị mất bản đồ, mất la bàn trong khu rừng hoang miền nhiệt đới thì khó có thể phân biệt được hướng bằng mặt trời. Họ lạc đường và càng lạc đường hơn. Họ cứ đi lòng vòng mãi, cứ hết dãy núi này sang dãy núi khác, rồi một vài cái Phum bỏ hoang, chạm phải con đường. Tưởng chừng việc họ chạm phải con đường mòn là được trở về nhà. Khơng ai trong bốn người bọn họ biết mình sắp

<i>lại chỗ cũ: Ôi! Sau bao nhiêu ngày đêm khơng nhớ nữa, cả bọn lính bên thắng cuộc và cả bên thua cuộc loanh quanh trong rừng lại quay về chỗ đánh nhau cũ”. Cái hành trình đi tìm sự sống của họ gian nan như thế, bây giờ lại quay về </i>

điểm bắt đầu. Họ dần dần bị mất niềm tin cho hành trình này vì đói khát, vì quay lại điểm ban đầu nhưng họ vẫn cố gắng, cứ đi, đi mãi. Và cuối cùng bốn con người kia cũng thoát khỏi khu rừng Miên hoang dã, đầy rẫy những hiểm nguy,

<i>chết chóc. Bốn con người trong hành trình chung ấy giờ lại chỉ còn ba: “Một người rừng nữa!? Một dã nhân nữa!? Một người rừng nữa!”. Và ra khỏi rừng </i>

những tưởng sẽ về với cuộc sống hiện tại của đồng loại mình nhưng họ lại mang

<i>dáng vóc của người rừng, của những con người nguyên thủy: “...tóc đã dài quá vai, râu ria lồm xồm, mặt mũi đần độn lơ ngơ, im lìm khơng nói”, và cả nếp sống </i>

của họ bây giờ đã đổi khác, khơng cịn là nếp sống của một con người hiện đại. Vậy là, mặc dù sống sót trở về nhưng bọn họ đã quá rời xa cuộc sống hiện tại. Họ

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

chỉ là những con người mang dáng vóc và nếp sống của người nguyên thủy trong cuộc sống hiện đại. Và họ trở thành những con người bị lạc lồi trong chính đồng loại của mình.

Kết thúc, nút “mở”, nhân vật trung tâm tìm được lối về với thế giới của con người, nhưng vừa thoát khỏi “lạc rừng”, anh liền nhận ra, mình đã trở thành kẻ “lạc lồi” rồi bị bỏ “rơi”, bỏ “quên” giữa đồng loại. Cái “tứ” lớn của tiểu thuyết mà tác giả muốn hướng người đọc tìm đó chính là nói về thân phận bi hài của con người hiện đại.

<i>trong một lúc: “Cái đau sinh ra từ động từ đâm, sau đó là cái buốt giá của động từ xé”, “thêm một cú thúc vào cửa mình nữa. Thêm một lần đau ran ran… lan tỏa. Thêm một cú thúc nữa” [15; 46]. Sa Ly đã bị ba tên lính hiếp dâm tập thể </i>

nhưng cơ khơng thể lên tiếng, không thể chạy trốn hay than trách được nên đành câm lặng bị giày vò thể xác. Sa Ly thấy mình biến thành con thỏ bị vặt trụi lông, thịt da trần truồng, không mảnh vải che thân giữa cái nắng trưa. Khơng những thế, cơ cịn bị kéo lê tấm thân trần trên nền đất cứng nóng. Đau từ thể xác đến

<i>linh hồn, cô cứ ám ảnh chuyện này mãi: “Chỉ muốn quên đi ký ức đau đớn, bẽ bàng nhưng nỗi ám ảnh kinh hoàng cứ theo đuổi bám rít lấy tui” [15; 113]. Nhưng mà sau khi làm chuyện “mây mưa” với tên Rô cô chợt nghĩ: “Cái thân gái đã nát rồi, có giày vị thêm cũng chẳng nát tan hơn”. Chính vì thể thể xác bị </i>

giày vị nhiều lần đã khiến cơ khơng cịn bận tâm nhiều về việc mình có bị làm nhục thêm nữa, nó có quan trọng hay khơng? Đối với cơ, điều đó cũng khơng cịn ý nghĩa gì. Bởi con người khi đối diện với nỗi đau nhiều lần, họ sẽ chai lì cảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

xúc, tình cảm. Khơng chỉ có ba tên lính áo đen hãm hiếp cơ, chà đạp cô mà lần lượt những ba người đàn ông đi cùng hành trình với cô cũng chà đạp lên thân xác

<i>cô: “Chả lẽ trên lưng cô gái câm, mà Ơng Lớn cịn thị tay khua khoắng vần vò cào cấu cặp vú người con gái đang cõng mình?” [15;222]. Đây là lời suy ngẫm </i>

của Rơ sau khi thấy gương mặt cô gái câm nhăn nhó, đau đớn và hành động

<i>:“Cô trật áo ra, hở cả mảng lưng và ngực trần. Cơ xoa tay lên đơi vai nóng và tím bầm. Cơ xoa tay lên hai vú còn in hằn đỏ vết các ngón tay người…” [15;221]. Đối với một cô gái như Sa Ly, khi bị làm nhục, bị hãm hiếp thì cũng </i>

khơng thể làm gì khác được. Bởi cơ đã bị hành hạ thân xác đến nỗi bị câm, khơng thể cất thành lời. Những lời nói cơ có thể hét lên được chỉ đến những lúc nguy hiểm nhất. Bất chợt vang một tiếng rồi tắt câm. Khơng nói được nữa. Khi xây dựng hình tượng nhân vật Sa Ly, tác giả đã cố tình xây dựng hình tượng Sa Ly vừa nhẫn nhục, vừa chịu đựng và lớn hơn nữa là bị câm. Bởi tính cách của một người phụ nữ là nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng đến một lúc nào đó, nếu họ khơng thể chịu đựng được nữa họ có thể la lên để nói lên tiếng nói của mình. Đằng này, tác giả lại xây dựng nên hình tượng cơ gái câm để người đọc nhận ra sự đớn hèn, đau khổ của người phụ nữ trong hoàn cảnh chiến tranh đành phải bất lực, phó

<i>mặt tất cả:“Thì đây. Tấm thân trần đây”[15;312]. Bởi người phụ nữ trong hoàn </i>

cảnh ấy họ khơng cịn sự lựa chọn nào khác. Một tiếng nói đối với họ lúc này cũng khơng được thực hiện. Chính việc bị làm nhục q nhiều, khiến cơ khơng

<i>cịn cảm giác e thẹn hay xấu hổ trước mắt kẻ khác giới:“Cũng chẳng ý tứ ra khuất sau lùm cây trút bỏ mớ giẻ rách đang khoác trên người, rồi mặc quần áo mới, cô cứ điềm nhiên thay đồ trước mặt ba con đực dặt dẹo”[15;485]. Còn gì </i>

đâu mà xấu hổ, ý tứ khi cái cao quý nhất của đời con gái đã bị cướp mất bởi chính những con người ấy. Cảm xúc chai lì, khơng ân hận, khơng trách móc cũng chẳng xấu hổ là cảm xúc của sa Ly trong trường hợp này.

Chiến tranh đã lấy đi của cô gái trẻ kia người thân, tuổi thơ tươi đẹp, ước mơ trở thành bác sĩ và cả giọng nói ngọt ngào kia cũng bị chiến tranh đánh cắp. Nhưng có một thứ quý giá nhất bị đánh mất đó là trinh tiết để rồi cái hình hài

<i>cuối cùng sau khi thốt khỏi khu rừng Miên mà Sa Ly phải mang đó là : “người </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>đàn bà giống như Ma Lai bụng to kềnh kệch”. Không quyền lợi, không danh </i>

phận, người con gái đành bất lực trước số phận. Cái giá của những năm tháng nơi chiến trường, cái giá của của chiến tranh gây ra mà người phụ nữ như sa Ly phải gánh trên vai đó là cái bụng to kềnh kệch. Không biết bố đứa trẻ là ai trong ba người đàn ơng đi chung hành trình với cơ. Qua hình ảnh cơ gái Sa Ly mang cái bụng tơ kềnh kệch bước ra từ con đường mòn xe bị đi, làm cho bạn đọc khơng khỏi hoang mang, tò mò. Đánh động đến tâm lí người đọc về một hình ảnh những cô gái tham gia chiến đấu tại các chiến trường trở về với cuộc sống thường nhật với dáng người to bụng kềnh kệch như nhân vật Sa Ly. Để làm được điều đó, tác giả đã thể hiện khá thành công ý đồ nghệ thuật của mình: khám phá, khai thác những đam mê, khát vọng được sống, từ đó làm nổi rõ bi kịch thân phận người phụ nữ bị chà đạp về thể xác lẫn tâm hồn trong chiến tranh. Nghĩa là, tác giả không khai thác yếu tố tình dục trong tác phẩm vì mục đích câu khách rẻ tiền mà trên tất cả là sự thể hiện sự đồng cảm, nỗi niềm xót thương trước bi kịch thân phận người phụ nữ trong chiến tranh.

<i><b>1.3.3. Thân phận bị xơ đẩy </b></i>

Tùng nhìn tất cả những gì đang diễn ra, đang chứng kiến bằng tâm trạng

<i>bất an, hoang man, hốt hoảng và đôi mắt ngơ ngác: “Trong con mắt anh chàng tân binh người Hà Nội như tơi, ở Campuchia cái gì cũng xa lạ. Đất nước xa lạ. Đường đi xa lạ”[15;229] Hai chữ “xa lạ” được lặp đi lặp lại trong một đoạn </i>

ngắn diễn tả sự bỡ ngỡ của một người Việt khi đến với đất nước Campuchia. Và

<i>trong con mắt của anh tân bình này nhiều lần hiện lên câu hỏi: “Rất nhiều lần tơi tự vấn: Vì sao mình lại phải có mặt ở cái đất nước xa xơi man rợ tối tăm này? Hỏi rồi trả lời. Trả lời rồi lại hỏi. Chưa khi nào tơi có lời đáp thỏa mãn” [15;229]. Việc đến một đất nước xa lạ, cầm súng chiến đấu để rồi lại lưu lạc tại </i>

một khu rừng hoang mà khơng biết liệu mình có sống sót để trở về quê hương hay không? Tùng cứ hỏi, rồi tự trả lời nhưng trong suy nghĩ của một chàng sinh

<i>viên tuổi đơi mươi, nó q mơ hồ. Những câu hỏi liên tiếp được đưa ra nhằm giải </i>

thích những thắc mắc đang dằn xé bản ngã của Tùng, nhưng càng hỏi Tùng lại

<i>mơ hồ, càng cố tìm lối thốt Tùng càng bị xơ ngược lại:“Đại khái, tơi cũng hiểu </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>phần nào tôi và đồng đội đang làm việc đại nghĩa cứu cả dân tộc Khmer thoát khỏi nạn diệt chủng của đồng bọn Pol Pot - Ieng Sary. Nhưng, tại sao lại là Quân tình nguyện Việt Nam, chứ không phải là Quân đội Thái Lan, hay Qn đội Liên Xơ chẳng hạn…, có mặt tại vùng đất chùa tháp này để quét sạch bọn diệt chủng đồng bào mình?” [15;230]. Chính chiến tranh, chính hồn cảnh hiện </i>

tại xơ đẩy người thanh niên đang trên ghế giảng đường phải vào trận mạc, không giải thích cho anh ta hiểu lí do tại sao mình phải làm như thế. Tùng cứ đi và cứ lưu lạc mãi trong cái thế giới mà anh tạo ra. Có lẽ cho đến bây giờ, vẫn cịn nhiều người mơ hồ, hồi nghi về sự có mặt của Qn đội Việt Nam ở đất nước chùa Tháp suốt 10 năm (1979 – 1989). Nhà văn Nguyễn Trí Huân đã viết hẳn chương

<i>- Chứng tích - chương đầu tiên của tiểu thuyết “Dịng sơng của Xơ Nét” kể về tội ác tàn bạo của tập đoàn Pol Pot để lý giải câu hỏi này. Qua “Dịng sơng của Xô Nét”ta thấy: Dân tộc Khmer đang chịu thảm họa diệt chủng Pol Pot gây ra; </i>

lính tình nguyện Việt Nam bất đắc dĩ mới phải vượt biên giới sang Campuchia, nếu chậm ngày nào thì ngày ấy người Khmer cịn đầu rơi máu chảy. Vì thế, hình tượng người lính qn tình nguyện Việt Nam được tác giả xây dựng thông qua nhân vật Tùng.

<i>Đến câu chuyện giữa Tùng và anh Du - người đội trưởng:“Cũng chẳng phải! Tại anh mày. Xét đến cùng là do chiến tranh. Chú mày tính, anh từ chiến trường K ra Bắc, học đằng đẵng 3 năm sĩ quan, rồi lại quay trở lại. Anh không muốn người ta làm đàn bà góa bụa” [15;230]. Cuối cùng các nhân vật cũng biết </i>

chẳng phải tại ai cả mà chỉ tại chiến tranh. Chiến tranh đã kéo họ đến nơi “khỉ ho, cị gáy” này. Chiến tranh, nó đã cướp đi của người cha, người mẹ đứa con; vợ mất chồng và cả những người yêu thương cũng không kịp đến với nhau. Anh Du cũng vậy. Và Tùng cũng còn một người con gái Hà thành chờ đợi anh ngày trở về. Liệu rằng, cơ ấy có đủ sức đợi anh về hay không? Hay lại vội đi lấy chồng như vợ sắp cưới của anh Du. Những mong muốn nhỏ nhoi là được sống trong bầu trời hịa bình để nhận tình thương, hạnh phúc của mỗi con người bây giờ nó quá khó khăn. Những số phận xui rủi, họ lại bị cướp đi cái quyền bình thường nhưng linh thiêng ấy. Chính chiến tranh đã xô đẩy họ xa những điều giản dị ấy,

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>để nhận lấy thương đau, mất mác. “Nghĩ cũng tội: Chẳng lẽ anh mày xin về nước, rồi tất cả mọi người lính Việt Nam ai cũng muốn trở về nhà thì bọn Pol Pot quay trở lại Phnom Pênh ngay. Người Khmer sẽ sống ra sao với bọn man rợ ấy”[15;231]: Chiến tranh đã lơi kéo khơng ít người vào trận chiến sinh tử, trong </i>

đó có Tùng, anh Du, đồng đội của Tùng và cả những người tham gia trong cuộc chiến này, họ phải chiến đấu cùng quân đội Campuchia bởi vì người Việt Nam và người Campuchia là anh em. Nếu một trong hai đất nước gặp khó khăn thì đồng nghĩa bên kia phải giúp đỡ, khơng thể bỏ mặc. Đó là đạo lí. Dù khác màu da, khác sắc tộc, khác tôn giáo và khác cả tiếng nói nhưng đã kết nghĩa anh em, nghĩa là chung một dịng thì phải tương trợ lẫn nhau. Vì thế biết bao lớp thanh niên Việt Nam đã sang nước bạn vì nghĩa cử cao đẹp ấy.

Là một người bị chiến tranh xô đẩy đến con đường này, trở thành một kẻ lạc đường rồi lạc lồi. Những ngày tháng sống trong mơi trường qn đội đã tôi luyện anh sinh viên tay cầm bút, suy nghĩ mơ mộng mà giờ phải lăn lộn nơi chiến trường K đầy khắc nghiệt để sự sống bị treo ngược. Đến khi bị bắt làm tù

<i>binh: “Tôi đã là một tên tù binh thực thụ”, bị hành hạ thể xác một cách kiệt quệ </i>

thì có đơi lần Tùng yếu lòng, sợ sệt trước họng súng của kẻ thù. Mọi hành động, suy nghĩ của Tùng đều bị khống chế. Mọi việc anh đều phải nghe, kể cả khi viên chỉ huy đến bên bờ vực giữa sự sống và cái chết thì anh vẫn phải chịu cảnh một

<i>tên tù binh, phải nghe, phải tuân lệnh mọi điều ông ta đưa ra: “Ta dặn thêm: Con Sa Ly cầm dao mổ lên tay thì thằng Duol phải đàn hát ngay. Đặc biệt là lúc cưa xương ấy, cứ rống lên, càng to càng át tiếng kêu la của ta càng tốt!”. Thế là với tâm trạng lo lắng, sợ hãi, Tùng làm theo: “Tơi lóng ngóng, chưa nghĩ ra sẽ đàn bài gì”, “Cuống quýt chẳng nhớ đếch bài hát nào, bổng loáng thoáng bài thơ “Những liệt sĩ trinh tiết” của Lê Minh Quốc trong đầu:Bạn trẻ quá tuổi 18/ đầu đội ba lô chân lội bùn non/ trên vai vác nắng hồng hơn/ ………../ bạn ơi, tuổi 18 trang nghiêm trong binh phục/ xin cúi đầu chào thế hệ của tôi/ quá khứ bừng lên như chiếc gương soi/ lấp lánh nụ cười những người chết trẻ”. Bài thơ như âm </i>

vang vọng về của nỗi niềm xót thương đồng đội của mình đã hi sinh tại chiến trường K khi tuổi đời chưa trịn đơi mươi. Khi các anh, có người chưa một lần

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

được yêu, các anh vẫn còn cái trinh của người con trai, chưa một lần được làm người đàn ông thực sự. Thế mà, chiến tranh xô đẩy các anh đến với chiến trường K khắc nghiệt này, để rồi phải nằm lại nơi này mãi mãi trong niềm tiếc nuối. Khi đọc bài này lên Tùng cũng mang tâm trạng đồng cảm, xót thương cho các anh

<i>nhưng cũng thương xót cho chính bản thân mình. Cuối cùng, hành trình dài của </i>

Tùng, của anh lính binh nhì đã qua nước bạn chiến đấu để rồi bị bắt làm tù binh cho bọn Pol pot, bị hành hạ thể xác, tinh thần kiệt quệ. Có đơi lần anh nao núng

<i>về điều mình đang làm để anh phải thốt lên câu: “Sự thực, tôi không có phẩm chất của người tráng sĩ, có những lúc tơi bng lơi số phận. Tình cảnh tró trêu đẩy tôi vào tay bọn tàn quân Pol pot ở trong rừng Miên hoang dã mịt mùng, khó có thể tìm về cố hương”. Sang một đất nước xa lạ để chiến đấu, bị lạc đồng đội, </i>

bị rơi vào tay quân thù và sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn như thế làm sao khơng khỏi những lúc anh bng lơi tất cả. Nhưng đó cũng chỉ là một lúc yếu mền, khơng tìm được chỗ dựa, khơng đồng tiếng nói. Anh thấy mình lạc lõng, bị

<i>bỏ rơi. Có những lúc anh đã nghĩ đến cái chết: “Làm sao các bạn biết nỗi phấp phỏng lo sợ và tuyệt vọng đến cùng cực, muốn chết quách đi cho xong đời mà không thể nào chết được khi bị lạc rừng như Tùng?”. Đây có lẽ là tâm trạng </i>

chung của nhiều người lính chứ khơng riêng gì Tùng. Đừng nên nghĩ lính là phải lúc nào cũng dũng cảm khơng yếu mềm. Lính cũng là một con người cũng biết đau khi đồng đội mình bị sát hại trước mắt, cũng biết lo sợ, cũng biết yêu thương và cũng cần quan tâm, đồng cảm như bao người. Nhưng đó là tâm trạng những lúc khó khăn nhất, họ mới nghĩ còn khi vào trận chiến ta ln thấy hình ảnh người lính hiện lên với tư thế kiên cường, bất khuất. Điều này ta cũng thấy trong

<i>tiểu thuyết Mùa xa nhà của Nguyễn Thành Nhân. người lính phải chịu vơ vàn </i>

khó khăn gian khổ ở chiến trường K. Một trong những nỗi khổ là thiếu nước vào

<i>mùa khô, mỗi người chỉ một bi đông nước để tắm: “họ đặt sát cái bi đông lên đầu, dốc ngược, để cho nước chảy rỉ rả vừa đủ ướt toàn thân. Rồi kỳ cọ. Rồi lấy khăn lau”. Sau nhiều cái chết của đồng đội, họ cũng u uẩn, nghĩ ngợi: “Cái chết đến dễ dàng như vậy hay sao?” Câu hỏi như một mũi khoan cứ xốy mãi, xốy mãi trong tâm trí của Trung”. Nhưng, vượt qua những u uất đó là tâm trạng của </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>người lính lạc quan, hi vọng: “Cánh rừng lại xơn xao khơng khí của những ngày vào chiến dịch... Từng đoàn quân, quần áo bạc màu nắng gió, ba lơ, súng ống, gạo nước trĩu nặng trên thân bước những bước dài mạnh mẽ.”. Đó chính là tinh </i>

thần của những người lính tình nguyện Việt Nam.

Anh sinh viên Hà Nội ở cái tuổi đôi mươi bị chiến tranh xô đẩy vào cái hành trình này cuối cùng cũng thốt ra được. Nhưng anh trở về với hình dạng:

<i>“anh sờ lên đầu, anh nhận ra tóc đã dài quá vai, râu ria lồm xồm” và dưới ánh mắt tị mị, xa lạ của những người xung quanh: “Người đi bộ, người ngồi vắt vẻo trên xe cà cộ đi ngược chiều nhìn anh lạ lẫm, soi mói”. Chiến tranh đã lấy đi của </i>

anh cái hình hài của một chàng thư sinh Hà Nội với vẻ đẹp trai, phong độ. Bây giờ tạo cho hình thù của một tên người rừng chui ra giữa cái xã hội hiện đại. Anh trở thành một sinh vật lạ trong mắt mọi người để họ soi mói, nhưng khơng ai biết được anh đã chịu những cảnh gì trong qng thời gian sống trong mơi trường ấy. Ra khỏi cái khu rừng, Tùng vui nhưng anh lại buồn vì mình quá khác xa với mọi người. Khơng ai cịn nhớ đến anh là ai, khơng ai cịn nhớ tới những gì anh đã làm. Tác giả đã xây dựng nhân vật Tùng để nói lên tiếng nói của những người lính tình nguyện Việt Nam tham gia chiến đấu tại chiến trường K sau khi trở về với cuộc sống đã bị bỏ quên giữa đồng loại.

<i><b>1.3.4. Thân phận kẻ biến thái </b></i>

Lục Thum, người được nhân vật Tùng miêu tả với dáng người hơi quái

<i>đản: “Viên chỉ huy lùn tịt. Lưng hơi gập. Hình dong cổ quái xấu xí, khó coi, phảng phất giống thân xác họ nhà hầu. Tướng ngũ lộ. Mắt khỉ. Hai tròng con người lồi ra”[15;33]. Với việc miêu tả kì dị của Tùng đã làm lộ ra dáng ngoài </i>

của một tên biến thái. Hơn nữa qua cảm nhận về vẻ bề ngồi đó, Tùng đã nhận

<i>xét đích xác về tính cách Lục Thum: “lạnh lùng, cô độc, không dễ gần. Tính đa nghi… đặc biệt là háo sắc”[15;34]. Chính vẻ bề ngồi đã gắn kết nên tính cách </i>

con người. Từ đó ta cũng thấy được tại sao Lục Thum lại có những cách hành hạ người khác quái dị, độc địa như thế. Khi biết tên thuộc hạ đã hiếp dâm cơ y tá của mình, khơng cần hỏi Sa Ly, ơng liền có những trị trừng phạt khơng ai nghĩ

<i>ra: “Trói hai thằng chó này lại, treo chúng nó lên trời (…) lần lượt xẻ cạp quần </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>tụt khỏi mông (...) hai con đực bị trật mông, hở háng, lộ cả hạ bộ mềm oặt”[15;114]. Qua hành động, người đọc đã hình dung ra được Lục Thum là </i>

một kẻ như thế nào. Cũng thơng qua đó, ta thấy được sự dã man của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Và để cho người đọc hiểu rõ hơn về sự tàn bạo ấy, Nhà văn Bùi Thanh Minh đã dựng lại hình ảnh tàn bạo, mơng muội, dã man ở tiểu thuyết

<i>“Bên dịng sơng Mê”: lính Pol Pot đập đầu đồng loại mà chúng cho là “có tội” bằng cuốc, xẻng; rồi gạt xuống hố chôn tập thể; đứa trẻ hai tuổi bị tung lên trời và chọc mũi lê lên đón; những xác chết bị băm vằm, bắn đến nát bét; 12 cô giáo ở Tây Ninh bị lột trần truồng, hãm hiếp tập thể, rồi bị cắt xẻo vú”. Hay tàn bạo </i>

đến mức vô cảm, tận dụng xác đồng loại làm thức ăn cho cá sấu, đọc rợn cả

<i>gáy:“Suốt ba năm thời Pol Pot, chúng cho cá sấu ăn tồn thịt người. Cá lớn thì bảy ngày ăn một bữa, mỗi bữa hai con ăn một người. Một người chặt ra làm ba bốn... Còn cá sấu con, ba ngày ăn một bữa, thức ăn là thịt người róc xương và băm nhỏ.” trong “Em bé câm trước đền Angko” của Lê Lựu. Từ đó, ta thấy không chỉ trong Miền hoang mới có những con người biến thái, man rợ mà đa số </i>

tác phẩm viết về chiến tranh ở biên giới Tây Nam cũng cùng chung dòng viết ấy. Dã man như thế, man rợ và biến thái như thế nhưng những con người ấy, dù ở thân phận nào đi chăng nữa, một khi đã rơi vào cảnh cận kề cái chết thì bản tính lương thiện lại trỗi dậy thay cho cái bản tính biến thái, mất nhân tính. Có lẽ, khi họ sắp rơi vào cái chết họ mới thấu hiểu toàn bộ nỗi đau khổ mà họ đã từng gây ra cho đồng đội. Lúc ấy, phần lương thiện trỗi dậy và xé tan lớp vỏ man rợ bao bọc bên ngoài. Lục Thum cũng vậy. Là người chỉ huy, ông phải lạnh lùng,

<i>phải sắt đá, phải dã man nhưng có lúc yếu mền:“Ơng Lớn hạ giọng, tha thiết bảo: “ Nghỉ chút đi các em. Đã đến nước khốn khổ khốn cùng này thì có chửi bới, đánh đập, bắn giết nhau, cũng chẳng tốt hơn mà càng tệ hại.” [15;219]. </i>

Chính nỗi đau, nỗi sợ cái chết có lẽ đã làm thay đổi sự tàn bạo của Lục Thum, đưa ông về con đường với bản chất lương thiện. Đó là sự thay đổi một cách nhanh chóng từ thái độ vênh váo, đắt ý thành tha thiết qua cách xưng hô cấp bậc trong quân đội thành anh em trong một nhà. Chính sự thay đổi của Ông Lớn -

<i>Lục Thum đã làm cho tên lính áo đen phải ngỡ ngàng: “Gã lính áo đen ngớ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>người ra, ngạc nhiên. Chưa bao giờ gã nghe được cái giọng ngọt ngào, năn nỉ như thế từ Ơng Lớn” [15;219]. Rồi có sự dằn vặt, có lỗi với những con người đi </i>

cạnh mình, Lục Thum đã có ý định từ bỏ tất cả mọi thứ, trong đó có sự từ bỏ bản

<i>thân mình lại để mong giải thoát gánh nặng cho đồng đội:“Có lẽ tại ta cả mà thơi. Các em khốn khổ q vì cái thân tàn ngắc ngoải của ta. Vứt ta xuống đất, quẳng ta giữa rừng. Mặc cái thân ta cho chó sói ăn, cho mối xơng xương cốt…”[15;219]. Con người ấy đã biết nghĩ cho người khác ở giây phút cuối: “Các em còn trẻ. Các em cần phải sống”. Đây là câu nói chắc hẳn ơng đã ấp ủ </i>

từ lâu mà chưa có cơ hội nói. Có lẽ, bây giờ chính là giây phút ơng được nói tất cả những gì ơng giấu kín trong sâu thẳm con người ơng. Những lời tâm sự chân thành khiến người ta phải thay đổi suy nghĩ về con người ấy. Ông nhận ra con đường cùng của mình và khơng muốn lơi kéo thêm ai vào con đường ấy nên ông cố đẩy họ ra xa, càng xa càng tốt với mong muốn họ sẽ khác ông, họ sẽ được

<i>sống, được hưởng tự do và hạnh phúc: “Các em phải cưới vợ lấy chồng sinh con đẻ cái. Đừng vì ta mà cả lũ chết mục xương giữa rừng hoang…”.Và khi cơn đau hành hạ thể xác, khi mê man trong giấc mộng để khi về với hiện thực: “Ta thấy mình cụt chân. Ta rờ rẫm đơi tay vào chỗ ống chân bị cắt cụt. Máu vẫn còn đỏ thấm đẫm băng gạc trắng”, “Trời phật ơi! Cái chân ta đâu? Máu thịt của ta đâu?”[15;401].Nỗi đau đớn khi bị bom mìn của cuộc chiến tranh sát phạt lên </i>

thân thể ông mà cụ thể là ông bị dập nát cái chân trái. Khơng có dụng cụ y tế đầy đủ, khơng có thuốc sát trùng. Cái chân của ơng đã bị hoại tử, buộc phải cưa, cắt tháo khớp gối rồi đến khớp háng. Nỗi đau thể xác, sự mất mác lớn nó đè lên tâm lí ơng khiến ơng không thể vượt qua được cú sốc này. Đối với một người lính chỉ huy như ơng bị mất đôi chân là mất tất cả: danh dự, phẩm chất một người chỉ huy. Mọi thứ với ơng bây giờ coi như sụp đổ hồn tồn. Ý nghĩa về cuộc sống đối với ơng cũng lụi dần, ơng khơng cịn ham muốn làm một vị tướng tài ba chỉ huy đội quân Pol pot hùng mạnh. Những suy nghĩ ấy tắt dần trong con người

<i>ông:“Ta bị loại ra khỏi cuộc chiến rồi. Về thôi! Về cái phum ta đã từng sống bên dịng Tơnlê Sáp ấy. Thả lưới. Đánh cá. Làm mắm bị hóc. Nhưng, chiến tranh lưu lạc ngay cả cái phum ấy cũng mất tích trên thực địa. Ta đi đâu về đâu bây giờ?. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Một viễn cảnh về tương lai không xa hiện ra dần dần sau khi cuộc phẫu thuật cắt bỏ cái chân trái của ông diễn ra. Một ông lớn, một viên chỉ huy mà sau khi cuộc chiến kết thúc không trở thành cán bộ của một dân tộc mà lặng lẽ trở về làng, về lại cái phum đã sinh ra mình, gắn bó với công việc hằng ngày là ra bờ sông thả lưới, đánh cá. Một điều giản dị ấy, liệu có trở thành hiện thực với ông hay không khi chiến tranh đã gây ra bao nhiêu nỗi đau cho con người trong đó có ơng, khơng có nơi để về, khơng có người để u thương chăm sóc. Điều đó quả là một sự đớn đau tột cùng của một con người. Thân người thì tháo khớp dần dần. Từ khớp xương đùi đến khớp háng. Người chỉ còn một đống thịt nhão trong ba lơ, nhưng cuối cùng ơng cũng thốt ra khỏi khu rừng quái ác này với cái hình dạng:

<i>“Một chân bị cụt, tay chống đoạn cây rừng và lặc chân cà nhắc bước. Anh ta mặc quân phục Tô Châu cũ xỉn te tua, râu ria xồm xịa, tóc dài xõa vai, mặt mũi đần độn lơ ngơ như người rừng, nhu dã nhân và im lìm khơng nói”. Chiến tranh </i>

đã lùi xa nhưng bây giờ ông mới trở về được. Vậy mà phải trở về trong hình hài của một tên dã nhân cụt chân giữa đồng loại.

Để khắc họa chân dung tên mặt bợm Rơ ta có thể hình dung qua hình ảnh bọn lính Pol Pot, những tên lính du kích, nơng dân, ít học có phần mơng muội,

<i>nhưng rất lì lợm qua tác phẩm “Đường vào Phnom Penh” của Bùi Cát Vũ: “Lính Pơnpốt là những thằng lính mình trần trùng trục, miệng ngậm ngãi, vai vác súng, quấn quanh mình tồn là đạn, lựu đạn và một giỏ lá thốt nốt đựng cơm với một con mắm bị hóc nhỏ hơn ngón tay út. Nó chui nó rúc như dịi, nằm nước phơi nắng như trâu”. Qua việc khắc họa chân dung những người lính Pol pot ta có thể nhận diện nhân vật Rô. Rô là đứa mở mồm là chửi thề, văng tục: “Thèm cái giống cái này đéo chịu được. Giá mà đ** được một cái?”,“Đ** mẹ! Cứ để nồng nỗng thế để bầy người nguyên thủy. Đã đến nước này thì cần đéo gì che với đậy”. Hắn ăn nói cục cằn:“Tao đéo biết chân lí với văn minh là cái cục cứt gì, chỉ biết lúc này, tao đang là kẻ mạnh, thằng tù binh Duol là kẻ yếu”, chỉ biết chuyện chém giết, đánh đập: “Tên lính tàn quân Pol pot này đánh Tùng bất cứ lúc nào nó muốn. Đào cơng sự chạm là đạp. Khiêng cáng chồn gối là tát (...) Ngứa mắt là quẳng luôn cái giầy thối vào mặt anh”[15;155], “nó cầm dao quắm </i>

</div>

×