Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.51 KB, 17 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Sau 05 năm tổ chức thi hành, thực hiện các quy định của Luật TNBTCNN, công tác bồi thường nhà nước đã được thực hiện bài bản và đạt hiệu quả nhất định, cụ thể như sau:
<b>I. KẾT QUẢ THI HÀNH LUẬT TNBTCNN </b>
<b>1. Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thi hành Luật TNBTCNN </b>
Ngay sau khi Luật được Quốc hội thông qua, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật TNBTCNN trên phạm vi toàn quốc (kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ). Trên cơ sở đó, ngày 10/10/2017, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch của Bộ Tư pháp về triển khai thi hành Luật TNBTCNN (ban hành kèm theo Quyết định số 1628/QĐ-BTP). Đồng thời, hằng năm, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác bồi thường và công văn hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ trọng tâm để bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN và các nhiệm vụ theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg.
Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây
<i>gọi là các Bộ) đã ban hành các chỉ thị, kế hoạch về việc triển khai thi hành Luật </i>
TNBTCNN<small>1</small>. Đồng thời, hằng năm, các cơ quan này ban hành kế hoạch cơng tác bồi thường nhà nước trong ngành mình.
Tại địa phương, 53/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thi hành Luật TNBTCNN. Đồng thời, hằng năm, 100% các địa phương đều ban hành Kế hoạch công tác bồi thường nhà nước riêng hoặc lồng ghép trong kế hoạch cơng tác tư pháp tại địa phương mình.
<b>2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN </b>
Sau khi Luật TNBTCNN được ban hành, Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 01 Nghị định, 05 Thông tư hướng dẫn thi hành và 03 Thông tư bãi bỏ. Cụ thể, Bộ Tư pháp đã phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành 01 Nghị định<small>2</small> và 06 Thông tư (trong đó 03 Thơng tư hướng dẫn thi hành, 03 Thông tư bãi bỏ một số thông tư)<small>3</small>. TANDTC đã ban hành 01 Thông tư hướng dẫn về giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính của Tịa án<small>4</small>. Bộ Cơng an đã ban hành 01 Thông tư quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động thi hành án hình sự, hoạt động quản lý hành chính trong ngành Công an<sup>5</sup>.
Bên cạnh công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã chú trọng cơng tác rà sốt văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật
<small>1 Ngành Tòa án: Công văn số 74/TANDTC-TH ngày 09/7/2018 của Chánh án TANDTC, Chỉ thị số TA ngày 26/01/2018; VKSNDTC: Kế hoạch số 90/KH-VKSTC ngày 10/8/2017 của VKSNDTC; Bộ Công an: Kế hoạch số 304/KH-BCA ngày 24/10/2017. </small>
<small>01/2018/CT-2 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. </small>
<small>3 Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018 ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước; Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; Thông tư số 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; Thông tư số 11/2018/TT-BTP ngày 30/07/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành trong lĩnh vực bồi thường nhà nước; Thông tư liên tịch số 15/2018/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 27/11/2018 của Bộ Tư pháp, TANDTC và VKSNDTC bãi bỏ Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2014 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC hướng dẫn thực hiện trách nhiệm hồn trả của người thi hành cơng vụ; Thông tư liên tịch số 17/2018/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 20/12/2018 bãi bỏ Thông tư liên tịch số 22/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 21/11/2014 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Bộ trưởng Bộ Cơng an, Bộ trưởng Bộ Quốc phịng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng. </small>
<small>4 Thông tư số 02/2023/TT-TANDTC ngày 24/8/2023. 5 Thông tư số 112/2020/TT-BCA ngày 21/10/2020. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">TNBTCNN, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà sốt<small>6</small>. Đồng thời, Bộ cũng đã chủ động rà soát các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mà Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định, các nội dung có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để kịp thời có ý kiến với cơ quan soạn thảo, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật về TNBTCNN<small>7</small>.
<b>3. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TNBTCNN, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước </b>
Tại Trung ương, Bộ Tư pháp tổ chức 02 Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Luật TNBTCNN<small>8</small>, đồng thời chuẩn hóa bộ tài liệu hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương tổ chức quán triệt, triển khai thi hành Luật tại Bộ, ngành, địa phương mình<sup>9</sup>; đã in, xuất bản 10 cuốn sách với số lượng hơn 13.150 cuốn<small>10</small>, 06 số tạp chí chuyên đề; in phát hành 6.462 tờ rơi, tờ gấp; tổ chức 09 tọa đàm trên truyền hình về pháp luật TNBTCNN<small>11</small>; xây dựng 04 video tuyên truyền về quyền yêu cầu bồi thường cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ Tư pháp tổ chức trên 40 hội nghị tập huấn chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ bồi thường nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, chương trình và cử khoảng trên 60 lượt báo cáo viên giúp Bộ, ngành, địa phương tổ chức tập huấn cơng tác bồi thường nhà nước. Trong ngành Tịa án, Kiểm sát, Công an, THADS, TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an và một số Bộ đã phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức quán triệt triển khai thi hành Luật, đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước trong ngành mình. Riêng ngành Kiểm sát đã có nhiều hình thức quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về TNBTCNN để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành mình<small>12</small>.
Các địa phương đã chủ động tổ chức quán triệt, triển khai thi hành Luật TNBTCNN; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TNBTCNN bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị, lồng ghép phổ biến, quán triệt tại các cuộc họp, hội nghị; đăng tải trên trang điện tử, bản tin tư pháp, qua hệ thống phát thanh, truyền
<small>6 Báo cáo số 188/BC-BTP ngày 10/8/2018 của Bộ Tư pháp về kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật TNBTCNN. </small>
<small>7 Bộ Tư pháp đã đề nghị: bổ sung quy định về đối tượng được khai thác hồ sơ bệnh án là người giải quyết bồi thường tại Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế chủ trì; đề nghị bỏ quy định đơn vị sự nghiệp công lập gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật TNBTCNN tại Dự thảo Nghị định về công tác xã hội do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì. </small>
<small>8 Tại Thành phố Hà Nội (04/10/2017) và Thành phố Hồ Chí Minh (20/9/2017) cho gần 700 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan: TANDTC, VKSNDTC, Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, các Bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và cấp tỉnh.</small>
<small>9 Tài liệu giới thiệu Luật TNBTCNN năm 2017 (tài liệu được đăng tải trên Trang thông tin về Phổ biến giáo dục pháp luật); Tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật TNBTCNN qua kênh truyền hình, Báo pháp luật Việt Nam. </small>
<small>10 Bộ Tư pháp đã thực hiện in, xuất bản 10 cuốn sách với số lượng hơn 13.150 sách các loại cho đối tượng là công chức làm công tác bồi thường nhà nước tại TANDTC, VKSNDTC, các Bộ, các Sở, ban, ngành, cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh, UBND cấp huyện. </small>
<small>11 Tổ chức 09 buổi phát sóng trên kênh truyền hình VTV, truyền hình Quốc hội, truyền hình Hà Nội, báo điện tử. 12 Đăng tải, giới thiệu những nội dung mới của Luật TNBTCNN trên trang Thông tin điện tử của VKSNDTC, phát hành số chuyên đề, bài viết trên các chuyên trang, chuyên mục của ngành. Trên cơ sở bộ tài liệu của Bộ Tư pháp, VKSNDTC đã tổ chức biên soạn lại hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy về pháp luật về TNBTCNN và các chuyên đề bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước phục vụ việc giảng dạy, học tập ở Trường Đại học kiểm sát và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">hình; tổ chức các buổi tuyên truyền trong nhân dân; in cấp phát tờ rơi, tờ gấp; lồng ghép trong sinh hoạt “Ngày pháp luật”, “Câu lạc bộ pháp luật”; xây dựng Tủ sách pháp luật. 54/63 địa phương đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị thuộc các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.
<b>4. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường, giải đáp vướng mắc pháp luật, cung cấp thông tin hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường </b>
Tại Trung ương, từ năm 2018 đến ngày 30/6/2023, Bộ Tư pháp đã ban hành gần 400 văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc pháp luật, hướng dẫn, hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường<small>13</small>, đồng thời lồng ghép việc hướng dẫn nghiệp vụ thông qua các hoạt động chuyên môn khác và tổ chức đồn cơng tác hỗ trợ trực tiếp người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường tại địa phương. Bộ đã phối hợp với một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức.
Trong ngành Tòa án và Kiểm sát đã ban hành 12 văn bản liên quan đến chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong ngành. Trong đó, TANDTC đã ban hành 05 văn bản<small>14</small>, VKSNDTC đã ban hành 01 Chỉ thị và 04 hướng dẫn<small>15</small>, 02 thông báo rút kinh nghiệm về việc giải quyết một số trường hợp bồi thường đối với VKSND cấp tỉnh và đã thực hiện trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường với khoảng 100 trường hợp thỉnh thị của các VKSND các cấp.
Tại địa phương, một số Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác hướng dẫn các cơ quan giải quyết bồi thường cũng như phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại địa phương mình và hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN.
Công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường, giải đáp vướng mắc pháp luật, cung cấp thông tin hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại tại cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương đã được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật, bảo đảm việc
<small>13 Gồm: 157 văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, 74 văn bản giải đáp vướng mắc pháp luật, 144 văn bản hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường. </small>
<small>14 Công văn số 74/TANDTC-TH ngày 09/7/2018; Chỉ thị số 01/2018/CT-TA ngày 26/01/2018; Chỉ thị số 01/2019/CT-CA ngày 21/01/2019; Chỉ thị số 01/2021/CT-CA ngày 05/01/2021 của Chánh án TANDTC về việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác; Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 cua Hội đồng Thẩm phán TANDTC về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.</small>
<small>15 Chỉ thị số 08/CT-VKSTC ngày 26/11/2021 Viện trưởng VKSND tối cao; (1) Hướng dẫn số 304 ngày 29/6/2018 về Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của VKSND; (2) Hướng dẫn số 34 ngày 25/10/2019 về công tác quản lý việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát; (3) Hướng dẫn số 35 ngày 07/12/2020 về việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại của Nhà nước đối với một số vấn đề cụ thể; (4) Hướng dẫn số 30 ngày 09/8/2021 về xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">thực hiện công tác bồi thường nhà nước được hiệu quả, cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, đáp ứng yêu cầu của cơ quan, tổ chức. Đến nay, nhiều vụ việc yêu cầu bồi thường phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm<small>16</small>. Công tác này cũng là một trong các biện pháp quản lý nhà nước quan trọng để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện công tác bồi thường nhà nước.
<b>5. Công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác bồi thường nhà nước </b>
Tại Trung ương, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an và một số bộ, ngành liên quan tổ chức 57 đồn kiểm tra cơng tác bồi thường nhà nước tại các tỉnh, thành phố (trong đó có 14 đồn kiểm tra liên ngành, 34 đồn kiểm tra định kỳ và 09 đoàn kiểm tra đột xuất) và chủ động tổ chức trên 40 đồn cơng tác theo dõi tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường tại địa phương trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án nhằm nắm bắt, đánh giá tình hình thực hiện cơng tác bồi thường nhà nước. Bên cạnh đó, hoạt động theo dõi cơng tác bồi thường nhà nước cịn được Bộ Tư pháp thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo nắm bắt thơng tin, tình hình cơng tác bồi thường nhà nước<small>17</small>. Trên cơ sở kết quả theo dõi vụ việc kéo dài, Bộ đã có văn bản gửi Tòa án nhân dân cấp cao, UBND cấp tỉnh của 31 tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo giải quyết các vụ việc thuộc phạm vi quản lý của mình<small>18</small>.
Trong ngành Tịa án và Kiểm sát, TANDTC và VKSNDTC đã thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước. Trong đó, TANDTC ban hành văn bản chỉ đạo TAND các địa phương thực hiện nghiêm việc xem xét, thụ lý kịp thời các vụ việc giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của ngành Tòa án, nhất là với các trường hợp oan sai xảy ra đã lâu, được dư luận xã hội quan tâm<small>19</small> và yêu cầu thực hiện nghiêm một số nhiệm vụ phối hợp quản lý nhà nước. VKSNDTC đã thực hiện 08 cuộc kiểm tra công tác bồi thường
<small>16 Trong hoạt động quản lý hành chính: vụ bà Hồng Diễm Thúy, Đắk Lắk; Cơng ty TNHH xây dựng 88 Cam Lâm, Khánh Hòa; Nguyễn Thị Kiểm, Quảng Ninh. Trong hoạt động tố tụng hình sự: vụ ông, bà Nguyễn Thị May, Trần Thị Nga, Trần Ngọc Hùng ở tỉnh Cao Bằng; Phạm Ngọc Tuân, Quảng Ngãi; Ngơ Văn Phán, Sóc Trăng. Trong hoạt động THADS: vụ Nguyễn Văn Hùng, bà Vũ Thị Hạt, Hải Dương; Nguyễn Thị Huệ, Tây Ninh, Võ Thị Hồng Nhan, Tây Ninh; Phạm Ngọc Lài, Tây Ninh; Bùi Văn Hà, Bình Phước; Vụ ơng Phạm Ngọc Tn, Quảng Ngãi; bà Hoàng Thị Vanh, Cao Bằng. </small>
<small>17 Như lập danh mục vụ việc; thông qua công tác kiểm tra, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc pháp luật, giải quyết đơn, thư, kiến nghị của người dân, tổ chức; thông tin báo chí; cơng tác báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác bồi thường nhà nước... </small>
<small>18 Công văn 3802/BTP-BTNN ngày 06/10/2022; Công văn 3803/BTP-BTNN ngày 06/10/2022; Công văn 3804/BTP-BTNN ngày 06/10/2022; Công văn 3801/BTP-BTNN ngày 06/10/2022. </small>
<small>19 Năm 2022, TANDTC đã ban hành Công văn số 90/TANDTC-TH ngày 29/4/2022 về phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, yêu cầu các Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TAND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc gửi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án liên quan đến công tác bồi thường của Nhà nước cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bồi thường nhà nước. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">nhà nước và thực hiện theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác bồi thường tại VKSND địa phương<small>20</small>.
Tại các địa phương, 32/63 Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các cuộc kiểm tra công tác bồi thường nhà nước trực tiếp hoặc lồng ghép trong kiểm tra công tác tư pháp của cơ quan, đơn vị. Hoạt động theo dõi công tác bồi thường nhà nước đã được Sở Tư pháp thực hiện trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án để hằng năm lập danh mục, báo cáo, thống kê theo quy định.
<b>6. Công tác phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước </b>
Tại Trung ương, Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, TANDTC, VKSNDTC liên quan thực hiện hiệu quả công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về TNBTCNN, quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, phối hợp thực hiện kiểm tra liên ngành và hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường bằng nhiều hình thức để bảo đảm hiệu quả cơng tác tổ chức thi hành Luật. Cụ thể là đã tổ chức 14 đoàn kiểm tra và trên 30 cuộc họp liên ngành.
Tại các địa phương, việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước đã được nhiều địa phương quan tâm thực hiện, chủ yếu thực hiện phối hợp trong công tác báo cáo, thống kê, tuyên truyền, phổ biến và hoạt động tham gia giải quyết bồi thường. Hiện nay đã có 45/63 tỉnh, thành phố ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên cơ sở công văn hướng dẫn thực hiện công tác phối hợp của Bộ Tư pháp<small>21</small>.
<b>7. Công tác thống kê, báo cáo </b>
Để bảo đảm việc tổng hợp công tác bồi thường nhà nước, xây dựng Báo cáo Chính phủ, Báo cáo Quốc hội được kịp thời, hiệu quả theo quy định của Luật TNBTCNN, các văn bản hướng dẫn thi hành và theo yêu cầu tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội về tình hình giải quyết vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước, hằng năm, Bộ Tư pháp đều có văn bản hướng dẫn, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc báo cáo, thống kê về tình hình thực hiện cơng tác bồi thường nhà nước. Trên cơ sở biểu mẫu và đề cương hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đã thực hiện nghiêm túc các thông tin đảm bảo việc tổng hợp, đánh giá công tác bồi thường nhà nước trên phạm vi toàn quốc.
Thực hiện yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp đã đưa vào Kế hoạch ứng dụng công nghệ thơng tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an tồn thơng tin mạng trong hoạt động của ngành Tư pháp giai đoạn 2021-2025 để xây dựng “Phần mềm quản lý tình hình, kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước”. Hiện nay, Phần mềm đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>8. Cơng tác kiện tồn tổ chức bộ máy và biên chế bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước </b>
Về phía Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp đã kiện toàn tổ chức, biên chế của Cục Bồi thường nhà nước. Theo đó, hiện nay, Cục Bồi thường nhà nước được giao 30 biên chế công chức và 14 biên chế viên chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ Tư pháp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án theo quy định của pháp luật<small>22</small>.
<i>Trong lĩnh vực THADS, Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp đã giao cho Vụ </i>
Nghiệp vụ 3 giúp Tổng Cục trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về TNBTCNN và chỉ đạo Cục THADS phân công bộ phận thực hiện công tác bồi thường trong hoạt động THADS. Hiện nay, 63/63 Cục THADS đã phân công bộ phận thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu công tác bồi thường nhà nước.
Tại các Bộ, ngành Trung ương, TANDTC, VKSNDTC đã quan tâm phân công 01 Lãnh đạo Bộ, ngành phụ trách và các đơn vị trực thuộc tham mưu thực hiện công tác bồi thường nhà nước. Cụ thể: TANDTC đã phân cơng 01 đồng chí Phó Chánh án chỉ đạo và 05 đơn vị trực thuộc phụ trách tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị<small>23</small>. VKSNDTC phân công đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự thuộc Viện (Vụ 7, VKSNDTC), VKSND cấp cao (Viện 1) và VKSND cấp tỉnh (Phòng 7) là đơn vị đầu mối thực hiện công tác bồi thường nhà nước<small>24</small>. Tại các bộ, ngành đã giao cho tổ chức Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác bồi thường.
Tại địa phương, đa số các Sở Tư pháp đều giao cho Phịng Hành chính tư pháp phân công công chức kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ công tác bồi thường nhà nước. Một số Sở Tư pháp giao Phòng Phổ biến và Theo dõi thi hành pháp luật, Phòng Xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và Văn phịng Sở thực hiện cơng tác bồi thường nhà nước<small>25</small>. Tại các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, bộ phận pháp chế được giao kiêm nhiệm thực hiện cơng tác này. UBND cấp huyện giao Phịng Tư pháp và UBND cấp xã giao công chức tư pháp - hộ tịch làm đầu mối thực hiện. Riêng Sở tư pháp TP. Hồ Chí Minh đã bố chí được 01 biên chế chuyên trách thực hiện công tác bồi thường nhưng vẫn phải kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ khác.
<b>9. Nguồn lực kinh phí chi cho cơng tác bồi thường nhà nước </b>
Kinh phí cho cơng tác triển khai thi hành Luật và cho công tác bồi thường nhà nước hằng năm được bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương,
<small>22 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 638/QĐ-BTP ngày 06/4/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức (được thay thế bởi Quyết định số 1222/QĐ-BTP ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). 23 Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học hướng dẫn áp dụng pháp luật, xây dựng hoặc tham gia xây dựng văn bản pháp luật về TNBTCNN; Vụ Tổng hợp theo dõi chung về công tác bồi thường nhà nước; Vụ Giám đốc kiểm tra I hướng dẫn việc giải quyết bồi thường, thẩm định kết quả giải quyết bồi thường và chuyển sang Cục Kế hoạch – Tài chính cấp kinh phí; Vụ Giám đốc kiểm tra II thực hiện cơng tác giám đốc xét xử trong lĩnh vực dân sự, trong đó có giải quyết các vụ việc bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự; Cục Kế hoạch – Tài chính thực hiện thủ tục cấp kinh phí. 24 Quyết định số 304/QĐ-VKSTC ngày 29/6/2018 của Viện trưởng VKSNDTC. </small>
<small>25 Bắc Giang, Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Hải Dương. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">chủ yếu kinh phí được cấp để chi trả tiền bồi thường, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng.
Nhằm góp phần từng bước hồn thiện pháp luật TNBTCNN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN, từ năm 2018 đến nay, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Dự án JICA, Chương trình đối tác Tư pháp (JPP), Dự án EU JULE, Dự án GIG, Chương trình hợp tác 03 năm với Bộ Tư pháp CHLB Đức và một số tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hoạt động như hội nghị, tọa đàm, khảo sát, xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường cho đội ngũ công chức làm công tác bồi thường, từ đó đã góp phần khơng nhỏ vào các hoạt động triển khai thi hành Luật cũng như hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN.
<b>10. Tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường và thực hiện trách nhiệm hồn trả </b>
a) Tình hình u cầu bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường
Theo số liệu tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương, từ khi Luật có hiệu lực ngày 01/7/2018 đến ngày 30/6/2023, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường trên toàn quốc đã thụ lý, giải quyết 168 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó, số vụ đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 103 vụ việc, đạt tỷ lệ 61,3% (tỷ lệ vụ việc đã giải quyết xong trung bình năm của 05 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 là 14,8% cao hơn so với tỷ lệ 13,2% vụ việc đã giải quyết xong trung bình năm của 06 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2009<small>26</small>), với tổng số tiền nhà nước phải bồi thường trong các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 76 tỷ 985 triệu 530 nghìn đồng, 22 vụ việc đã
<i>đình chỉ, cịn lại 43 vụ việc đang tiếp tục giải quyết (xin xem Phụ lục 01). </i>
Cụ thể về tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong từng lĩnh vực như sau:
- Trong hoạt động quản lý hành chính: Các cơ quan giải quyết bồi thường đã thụ lý, giải quyết là 64 vụ việc, số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 33 vụ việc, với số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 11 tỷ 896 triệu 782 nghìn đồng, 12 vụ việc đã đình chỉ, cịn 19 vụ việc đang được tiếp tục giải quyết. - Trong hoạt động tố tụng: Các cơ quan giải quyết bồi thường đã thụ lý, giải quyết 79 vụ việc, số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 58 vụ việc với số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật là 53 tỷ 086 triệu 433 nghìn đồng, 05 vụ việc đã đình chỉ, cịn 16 vụ việc đang được tiếp tục giải quyết, cụ thể:
Trong hoạt động tố tụng hình sự, TAND các cấp thụ lý, giải quyết 12 vụ việc, số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực là 08 vụ việc, với số tiền bồi thường trong các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là
<small>26 Theo Báo cáo số 181/BC-BTP ngày 15/7/2016 của Bộ Tư pháp tổng kết 06 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2009. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">6 tỷ 542 triệu 355 nghìn đồng, còn 04 vụ việc đang giải quyết. VKSND các cấp thụ lý, giải quyết 60 vụ việc, số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực là 48 vụ việc, với số tiền bồi thường trong các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 43 tỷ 620 triệu 752 nghìn đồng, 05 vụ việc đã đình chỉ, cịn 07 vụ việc đang giải quyết. Cơ quan Công an đã thụ lý, giải quyết 7 vụ việc, số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực là 2 vụ việc, với số tiền bồi thường trong các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 2 tỷ 923 triệu 326 nghìn đồng, còn 05 vụ việc đang giải quyết.
Trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính: không phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường.
- Trong hoạt động thi hành án: các cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự (THADS) đã thụ lý, giải quyết 25 vụ việc, số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 12 vụ việc, với số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật là 12 tỷ 002 triệu 315 nghìn đồng, 05 vụ đình chỉ, cịn 08 vụ việc đang được tiếp tục giải quyết. Trong hoạt động thi hành án hình sự khơng phát sinh vụ việc u cầu bồi thường.
Việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra được chủ động thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi cho người bị thiệt hại.
b) Tình hình cấp phát kinh phí, chi trả tiền bồi thường
Trong giai đoạn từ ngày 01/7/2018 đến ngày 30/6/2023, Bộ Tài chính đã cấp tổng số kinh phí thực hiện cơng tác bồi thường nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN cho các cơ quan TANDTC, VKSNDTC, Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp và một số cơ quan khác với hơn 66.407 triệu đồng cho 91 đối tượng<sup>27</sup> để các cơ quan thực hiện việc cấp, chi trả tiền bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tại địa phương, Sở Tài chính đã thực hiện cấp kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để các cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ chi trả số tiền bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính theo quy định của pháp luật cho 13 vụ việc với tổng số tiền 5 tỷ 950 triệu 427 nghìn đồng.
c) Tình hình thực hiện trách nhiệm hoàn trả
Trong kỳ báo cáo, theo số liệu báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương, đến nay, có 72 vụ việc đã chi trả tiền bồi thường trên 103 vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật. Các cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành cơng vụ gây thiệt hại xem xét hồn trả đối với 68/72 vụ việc, trong đó có 14 vụ việc đã có quyết định hồn trả, 30 vụ việc đang xem xét, 24 vụ không xem xét trách nhiệm hoàn trả<small>28</small>. Số vụ việc trong từng lĩnh vực cụ thể là: 14 vụ việc trong
<small>27 Theo Báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN của Bộ Tài chính. </small>
<small>28 Theo Báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN của VKSNDTC (CV số 3389/VKSTC-V7 ngày 21/8/2023 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), các trường hợp khơng xem xét trách nhiệm hồn trả là các vụ việc đã được bồi thường đa số là những vụ việc cách đây hàng chục năm, khi xem xét trách nhiệm hồn trả đều do lỗi vơ ý, khơng có mục đích, động cơ vụ lợi, khơng cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án. Mặt khác, cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên ... </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">hoạt động quản lý hành chính, 48 vụ việc trong hoạt động tố tụng hình sự, 06 vụ việc trong hoạt động THADS. Tổng số tiền phải hoàn trả theo các quyết định xem xét trách nhiệm hoàn trả có hiệu lực trong 03 hoạt động là 868 triệu 407 nghìn đồng.
<b>Bồi thường nhà nước là một lĩnh vực quan trọng, sau 05 năm thi hành Luật </b>
TNBTCNN, các quy định của Luật cùng tinh thần trách nhiệm và sự toàn diện trong việc triển khai, tổ chức thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thấy hoạt động quản lý nhà nước, giải quyết yêu cầu bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả đã được thực hiện bài bản, đồng bộ và hiệu quả, Luật đã đi vào cuộc sống. Việc ban hành và tổ chức thực hiện Luật TNBTCNN cơ bản đã đạt được mục đích khi ban hành, hồn thành vai trị, sứ mệnh trong giai đoạn vừa qua, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, đồng thời nâng cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ công chức. Luật 2017 và kết quả tổ chức thi hành đã khẳng định trách nhiệm của Nhà nước với Nhân dân, giúp củng cố niềm tin của Nhân dân vào chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, từ đó góp phần vào q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu thực thi Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
<b>II. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG THI HÀNH LUẬT TNBTCNN VÀ NGUYÊN NHÂN </b>
<b>1. Khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật TNBTCNN </b>
a) Trong công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật TNBTCNN Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TNBTCNN cịn có lúc, có nơi chưa hiệu quả. Công tác quán triệt chưa được thực hiện trực tiếp, thường được thực hiện lồng ghép với các nội dung khác<small>29</small>. Công tác tuyên truyền, phổ biến tại một số địa phương cịn mang tính hình thức, chưa thường xuyên, chưa đạt hiệu quả cao, mới tập trung vào đối tượng là cán bộ, công chức, còn hạn chế cho đối tượng là cá nhân, tổ chức<small>30</small>, dẫn đến một bộ phận người dân chưa biết đến hoặc chưa nắm rõ về quy định pháp luật, cũng như quyền và trách nhiệm của mình khi thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN<small>31</small>.
b) Trong công tác hướng dẫn nghiệp vụ, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước, hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường
Công tác này mới chỉ được thực hiện hiệu quả tại cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương. Tại địa phương, một số Sở Tư pháp chưa chủ động, kịp thời. Đa số
<small>31 Kết luận số 3636/KL-ĐKTLN ngày 29/7/2022 kiểm tra liên ngành cơng tác bồi thường nhà nước tại tỉnh Sóc Trăng. </small>
</div>